Tin tức & Sự kiện
Việc học các câu thành ngữ trong tiếng Anh chắc chắn sẽ là một mảng kiến thức quan trọng nếu như bạn muốn cải thiện trình độ tiếng Anh của mình. Trong bài viết này, Pantado xin giới thiệu tới các bạn về những câu thành ngữ tiếng Anh thông dụng hay trong cuộc sống của người bản ngữ.
>> Xem thêm: 10 thành ngữ tiếng Anh với ‘Money' cực kỳ thú vị
1. Crunch Time: Giai đoạn nước rút
Crunch Time là gì? Đó chính là khoảng thời gian mà ngay trước khi một sự kiện, công việc, dự án,.,gì đó phải được hoàn thành và mọi người phải làm việc thật thận trọng và chăm chỉ.
Ví dụ:
May is crunch time for many students. It’s when they have their final exams.
Tháng 5 là thời gian gấp rút đối với nhiều học sinh. Đó là khi họ có bài kiểm tra cuối cùng.
>> Tham khảo : Học Tiếng Anh online 1 kèm 1 với giáo viên nước ngoài
2. Easier said than done: Nói thì dễ làm thì khó
Ví dụ:
Being the best student in the class is easier said than done.
Trở thành học sinh giỏi nhất trong lớp là một việc nói dễ hơn làm.
3. Judge a book by its cover: Nhìn mặt mà bắt hình dong
Ví dụ:
Don’t judge a book by its cover. He is very rich despite his appearance.
Đừng trông mặt mà bắt hình dong. Khác với vẻ bề ngoài, anh ta là một người rất giàu.
4. A friend in need is a friend indeed: Hoạn nạn mới biết chân tình
Ví dụ:
John helped me so much when I lost my job. A friend in need is a friend indeed.
John giúp đỡ tôi rất nhiều khi tôi mất việc. Đúng là hoạn nạn mới biết chân tình.
5. Let your freak flag fly: Tự do thể hiện nét độc đáo của ai đó
Có nghĩa là để cho người khác thấy sự độc đáo của bạn
Ví dụ:
My colleagues were surprised at the birthday party - I let my freak flag fly and showed them a break dance routine.
Đồng nghiệp của tôi đã rất ngạc nhiên tại bữa tiệc sinh nhật – tôi đã thể hiện bản thân và biểu diễn cho họ xem một tiết mục break dance.
6. Get out of hand: Vượt khỏi tầm kiểm soát
Câu này có nghĩa là khi bạn mất đi quyền kiểm soát về vấn đề gì đó, thì câu nói này sẽ thể hiện cho cảm xúc của bạn lúc đó mọi việc đã ra khỏi tầm tay của bạn.
Ví dụ:
In my first year at college, my drinking got a bit out of hand.
Năm đầu đại học, vấn đề uống rượu của tôi hơi ngoài kiểm soát.
7. Can't get your head around something: Không thể hiểu được cái gì đó
Cụm từ này có thể hiểu nó thể hiện một điều gì đó rất khó hiểu hoặc mơ hồ, thường mang nghĩa tiêu cực.
Ví dụ:
I just can't get my head around these tax forms.
Tôi chỉ không thể hiểu được những biểu mẫu thuế này.
8. Dig in your heels/ Stick to your guns: Giữ vững lập trường, không thỏa hiệp
Hai cụm từ này có thể hiểu đó là việc bạn không thỏa hiệp, giữ vững lập trường, quan điểm mình - từ chối thỏa hiệp hoặc không thay đổi suy nghĩ của bạn.
Ví dụ:
Despite harsh criticism, she's sticking to her guns on this issue.
Bất chấp những lời chỉ trích gay gắt, cô ấy vẫn kiên quyết ủng hộ vấn đề này.
9. Pound the pavement: Đi khắp nơi tìm việc
Ví dụ:
He was fired last year and he's been pounding the pavement ever since.
Anh ấy đã bị sa thải vào năm ngoái và anh ấy đã đi khắp nơi để tìm việc kể từ đó.
10. Pull a rabbit out of the hat: Bất ngờ làm việc gì đó và đạt được kết quả
Câu này có nghĩa là việc mà ai đó làm được một điều mà không thể ngờ tới để giải quyết vấn đề một cách khéo léo và đạt được thành quả nào đó.
Ví dụ:
I thought we were going bankrupt, but my partner pulled a rabbit out of his hat and we landed a major contract.
Tôi từng nghĩ rằng chúng tôi sẽ phá sản, nhưng người cộng sự của tôi đã bất ngờ làm một việc dường như là không thể và chúng tôi đã giành được một hợp đồng lớn.
>> Tham khảo: Tiếng Anh giao tiếp 1 thầy 1 trò online
11. Leave no stone unturned: Dùng đủ mọi cách
Câu này có nghĩa là tìm mọi cách, mọi thủ đoạn để làm một điều gì đó mà bạn muốn đạt được.
Ví dụ:
The police leave no stone unturned to find the missing child.
Cảnh sát sẽ tìm mọi cách để tìm kiếm đứa trẻ mất tích.
12. Get something out of your system: Quyết định hành động để không phải bận tâm nữa
Nghĩa là bạn sẽ thực hiện việc mà bạn muốm làm từ lâu, và không muốn trì hoãn thêm nữa để sau có thể gạt bỏ nó ra khỏi đầu, chấm dứt việc đó .
Ví dụ:
I wasn’t sure how she was going to react, but I had to get it out of my system, so I told her I had found another woman.
Tôi không chắc cô ấy sẽ phản ứng ra sao, nhưng tôi không thể trì hoãn thêm được, nên tôi nói với cô ấy rằng tôi đã tìm được một người phụ nữ khác.
13. Step up your game: Nâng cao trình độ
Có nghĩa là hãy bắt đầu thể hiện một điều gì đó tốt hơn, nâng cao, cải thiện kỹ năng của mình lên
Ví dụ:
If you want to win this competition, you’ll have to step up your game.
Nếu bạn muốn giành chiến thắng trong cuộc thi này, bạn sẽ phải cải thiện kỹ năng của mình.
14. Once bitten, twice shy: Bài học nhớ đời
Câu này được sử dụng để nói về trải nghiệm không tốt trước đó để lại ấn tượng không tốt, khiến bạn phải cân nhắc kĩ hơn với chính thứ đó sau này.
Ví dụ:
I'm afraid of using elevator since I was stuck into for an hour. Once bitten, twice shy.
Tôi rất sợ khi đi thang máy vì tôi đã từng bị kẹt trong thang máy cả tiếng đồng hồ. Thật là bài học nhớ đời.
15. When in Rome (do as the Romans do): Nhập gia tùy tục
Câu này được hiểu rằng, khi bạn tới đâu hoặc làm việc tại đâu thì nên học theo cách mà người bản địa vẫn thường hay làm.
Ví dụ:
I don't drink wine usually at the party, but today, when in rome.
Tôi không thường xuyên uống rượu trong các bữa tiếc đâu, nhưng mà hôm nay thì nhập gia tùy tục thôi.
16. Honesty is the best policy: Thật thà là thượng sách
Đây là câu được sử dụng để khuyên người khác tốt nhất là nên thật thà, thành thật vẫn là cách tốt nhất, đừng nên nói dối.
Ví dụ:
A good thing I leant when I was a kid, honesty is the best policy.
Một điều hay mà tôi được học ngay từ khi còn nhỏ đó là thành thật là cách tốt nhất.
17. A woman gives and forgives, a man gets and forgets: Đàn bà cho và tha thứ, đàn ông nhận và quên
Ý nghĩa của cây này là người phụ nữ luôn là người cho đi và biết tha thứ, trong khi đàn ông luôn là người được nhận nhưng lại quên đi mọi thứ.
Ví dụ:
I know a woman gives and forgives, a man gets and forgets, but you can't stand like that anymore.
Mình biết là phụ nữ luôn phải cho đi và tha thứ, đàn ông luôn là người được hơn nhưng lại hay quên đi. Nhưng mà bạn cũng không thể chịu đựng như thế mãi được nữa.
18. No rose without a thorn: Việc nào cũng sẽ có khó khăn riêng
Câu này nghĩa là hoa hồng nào mà chẳng có gai, cũng giống như khi làm bất cứ việc gì cũng sẽ có khó khăn của riêng nó.
Ví dụ:
This is a well-paid job but it's too far from my house. Well, there is no rose without a thorn.
Công việc này có mức lương khá cao nhưng lại rất xa nhà của tôi. Thôi thì bông hồng nào mà chẳng có gai, việc nào mà chẳng có vài khó khăn.
19. Save for a rainy day – Làm khi lành để dành khi đau
Ý của câu này chính là đi làm cần phải tiết kiệm để đến lúc ốm đau có tiền mua thuốc thang, trả viện phí.
Ví dụ:
Luckily, my mother had saved some money for a rainy day.
Thật may là mẹ tôi đã tiết kiệm được một khoản tiền để dùng khi ốm đau.
20. It’s an ill bird that fouls its own nest: Chẳng hay ho gì khi vạch áo cho người xem lưng
Ý nói rằng, đây là hành động không có gì hay ho khi tự tiết lộ những khuyết điểm của mình cho người khác thấy.
Ví dụ:
Not only does he never mow his lawn, he covers it with all kinds of trash. It's an ill bird that fouls its own nest.
Anh ta không những không bao giờ cắt cỏ mà còn phủ rác lên nó. Thật chẳng hay ho gì khi tự vạch áo cho người xem lưng cả.
>> Xem thêm: Tiếng Anh giao tiếp cho lễ tân và thư ký văn phòng
Trên đây chỉ là một phần nhỏ về các câu thành ngữ trong tiếng Anh. Với bài viết này chúng tôi cũng mong rằng bạn sẽ hiểu hơn về các câu thành ngữ, cũng như tăng thêm vốn từ vựng của mình trong quá trình học tiếng Anh.
Thành ngữ tiếng Việt hay tiếng Anh đều mang đến những từ ngữ phong phú và thú vị. Bạn có thể nói về màu sắc, về bộ phận cơ thể con người, về cuộc sống, tình yêu hay liên quan đến trái cây,… Trong bài viết này Pantado xin chia sẻ tới các bạn về 10 thành ngữ Tiếng Anh với ‘Money' (tiền bạc) cực kỳ thú vị. Hãy theo dõi nhé!
>> Mời tham khảo: Các loại mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh bạn cần biết
1. Money doesn’t grow on tree: Tiền không mọc trên cây
Trong tiếng Việt chúng ta thường dùng câu “tiền đâu phải lá mít” để nói về việc tiền không phải tự nhiên mà có, do đó bạn không nên tiêu phung phí, cần phải cân nhắc khi sử dụng.
Ví dụ:
My daughter Mai wants a car for her 17th birthday, but I can't afford it, but you know, money doesn’t grow on tree.
Con gái tôi, Mai muốn có một chiếc ô tô cho sinh nhật lần thứ 17 của nó, nhưng tôi không đủ tiền mua. nhưng bạn biết đấy, tiền đâu mọc trên cây.
>> Xem thêm: Học tiếng anh online cho trẻ em
2. Easy money: Tiền kiếm được dễ dàng
Câu này có nghĩa là việc bạn muốn kiếm được đồng tiền rất dễ dàng mà bạn không phải lao động cận lực.
Số tiền kiếm được dễ dàng mà không phải lao động cật lực.
Ví dụ:
Gambling added spice to people’s lives, for it offered the hope of making easy money.
Cờ bạc khiến đời sống người ta thêm hương vị với hy vọng kiếm tiền dễ dàng.
3. Money is no object: Tiền không thành vấn đề
Câu này ý nói rằng bạn có rất nhiều tiền có thể tiêu xài xả láng và có thể làm những gì bạn thích.
Ví dụ
Phuong Anh travels around the world as if money were no object.
Phương Anh đi du lịch vòng quanh thế giới như thể tiền bạc chẳng là vấn đề gì với cô ấy.
4. Money talks: Có tiền là có quyền
Theo nghĩa đen thì chính là đồng tiền biết nói, có nghĩa là bạn có tiền thì sẽ có quyền, tiền càng nhiều thì quyền lực của bạn càng lớn, và có sức ảnh hưởng đến những người khác.
Ví dụ:
Money talks in today’s harsh economic climate.
Trong tình hình kinh tế căng thẳng hiện nay thì ai có tiền kẻ đó có quyền.
5. Have money to burn: Có rất nhiều tiền
Ý nói ở đây là ai đó có nhiều tiền đến nối không thèm quan tâm đến việc chi tiêu của mình, tiêu sài một cách thoải mái không suy nghĩ.
Ví dụ
She has just buy a Cadilac. I don't know what her job is but she certainly seems to have money to burn.
Cô ta vừa mua một chiếc Cadilac. Tôi không biết cô ta làm nghề gì nhưng có vẻ như cô ta có rất nhiều tiền để tiêu xài..
6. Throw your money around / about: Ném tiền qua cửa sổ
Câu này có nghĩa gần tương tự như câu nói thành ngữ của Việt Nam là “ ném tiền qua cửa sổ”, đều ám chỉ đến việc tiêu tiền phung phí và bất cẩn.
Ví dụ:
We have to pay lots of bills honey. Please don't throw your money around.
Anh yêu chúng ta phải thanh toán rất nhiều hóa đơn. Anh đừng phung tiền vào những thứ không cần thiết nữa.
7. Time is money: Thời gian là tiền bạc
Câu này nó nhấn mạnh đó chính là thời gian là vàng bạc, vô cùng quý giá, do đó bạn không nên lãng phí thời gian.
Ví dụ:
I can’t afford to spend a lot of time standing here and talking. Time is money, you know!
Tôi không đủ khả năng để dành nhiều thời gian đứng đây và nói được. Cậu biết đấy, thời gian là vàng bạc.
8. Spend money like water: Tiêu tiền như nước
Như câu nói của nó đó chính là việc ai đó sử dụng tiền bạc một cách hoang phí.
Ví dụ:
I can't stand you anymore. You spend money like water.
Anh không chịu nổi em nữa. Em tiêu tiền như nước vậy.
9. To have more money than sense: Lãng phí tiền bạc
Câu này có nghĩa là việc tiêu tiền vào một việc không cần thiết, cũng chỉ ra việc một người tiêu xài tiền bạc một cách phung phí.
Ví dụ:
He just bought another camera - he has more money than sense.
Anh ấy vừa mua một cái máy ảnh khác - anh thật lãng phí tiền bạc
10. Money for old rope: Làm chơi ăn thật
Ngụ ý là kiếm tiền một cách rất dễ dàng.
Ví dụ:
He sells bunches of flowers he has grown himself. It's money for old rope.
Ông bán mấy bó hoa tự trông. Đúng là làm chơi mà ăn thật.
Trên đây là 10 thành ngữ tiếng Anh với Money được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Ngoài ra, có nhiều bạn thắc mắc Kiếm tiền trong tiếng là gì, đó là cụm từ Earn money. Nhắc đến "money" chúng ta có rất nhiều câu liên quan đến nó để ví von về một ai đó. Mong rằng với 10 cụm từ trên sẽ giúp bạn có thêm vốn từ tiếng Anh vận dụng trong cuộc sống. Cảm ơn bạn!
>> Mời bạn quan tâm: Từ vựng, mẫu câu giao tiếp Tiếng Anh trong siêu thị
Một trong những ngữ pháp quan trọng trong việc học tiếng Anh chính là mệnh đề trạng ngữ. Khi bạn học, giao tiếp bạn sẽ gặp các mệnh đề trạng ngữ ơ khắp mọi nơi. Tuy nhiên, đối với người mới bắt đầu học tiếng Anh thì việc mệnh đề trạng ngữ chắc chắn bạn sẽ cảm thấy rất khó. Trong bài viết này Pantado xin chia sẻ về các mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh để bạn hiểu về cách dùng, làm bài tập và giao tiếp.
>> Xem thêm: 7 nguyên tắc quan trọng để bạn nói tiếng Anh trôi chảy
1. Mệnh đề trạng ngữ là gì?
Mệnh đề trạng ngữ bạn có thể hiểu một cách đơn giản là nó một trạng ngữ dùng để bổ sung ý nghĩa cho mệnh đề khác. Trạng ngữ có rất nhiều mệnh đề khác nhau như chỉ kết quả, nguyên nhân, nơi chốn, thời gian,…
Nói một cách khác thì mệnh đề trạng ngữ chính là mệnh đề phụ và không thể đứng riêng biệt vì nó sẽ không diễn đạt được hết ý nghĩa, vì vậy nó cần phải đi cùng với mệnh đề chính.
Ví dụ:
When I finish studying, I will go abroad. (Khi tôi học xong, tôi sẽ ra nước ngoài.)
Nếu chỉ để mệnh đề trạng ngữ ‘When I finish studying’, thì câu sẽ không rõ nghĩa.
>> Mời tham khảo: học tiếng Anh online với người nước ngoài
2. Các loại mệnh đề trạng ngữ
Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian
Mệnh đề này thường bắt đầu bằng các từ sau:
Once (Một khi) |
Once you understand this problem, you will find no difficulty. (Một khi bạn hiểu được vấn đề này, bạn sẽ không thấy nó khó nữa.) |
When (Khi) |
When she stops crying, you can take her to the park. (Khi cô nhóc ngừng khóc, bạn có thể bế em ấy đi chơi công viên. |
As soon as (Ngay sau khi) |
As soon as we were told the news, we burst with joy. (Ngay khi mà chúng tôi được nghe tin tức, chúng tôi vỡ òa trong hạnh phúc.) |
While (Khi/Trong khi) |
While I was in Korea, I went out a lot. (Khi tôi ở Hàn Quốc, tôi đi chơi rất nhiều.) |
By the time (Tính cho tới lúc) |
he’s already married by the time he found her. (Tới lúc anh tìm ra cô, cô đã kết hôn mất rồi.) |
As (Khi) |
I came in as they were ready to leave. (Tôi đã đến nơi khi họ đang chuẩn bị rời đi.) |
Since (Từ khi) |
I have lived here since I was 10 years old. (Tôi sống ở đây từ khi tôi 10 tuổi.) |
Before (Trước khi) |
Before entering the building, please wash your hands. (Trước khi bước vào tòa nhà, bạn nên rửa tay trước.) |
After (Sau khi) |
He came after the train had left. (Anh ấy tới sau khi con tàu rời đi.) |
Till/Until (Cho tới khi) |
I will eat until I am stuffed. (Tôi sẽ ăn cho đến khi no căng bụng) |
During + N/V-ing (Trong suôt) |
During my stay, I find him very naughty. (Trong suốt thời gian tôi ở đây, tôi thấy cậu bé rất nghịch.) |
Just as (Ngay khi) |
Just as the baby cried, her parents came rushing in. (Ngay khi em bé khóc òa lên, bố mẹ em ấy chạy ngay đến.) |
Whenever (Bất cứ khi nào) |
She likes to complain whenever she confronts the slightest inconvenience. (Cô ấy thích than phiền bất cứ khi nào cô ấy gặp một sự bất tiện nhỏ nhất.) |
No sooner …. than …. (Vừa mới…. thì đã…) |
No sooner had he gone out than he came back. (Anh ta vừa mới ra ngoài thì đã đi về.) |
Hardly/Scarcely … when …. (Vừa mới …thì đã…) |
Hardly/Scarcely had she had a shower when the phone rang. (Cô ấy vừa mới đi tắm thì điện thoại reo.) |
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn
Where (Ở đâu) |
Where flowers bloom, the bees come. (Ở đâu có hoa nở, đàn ong bay đến đấy.) |
Anywhere (Bất cứ đâu) |
I do not like to go anywhere there is a swimming pool. (Tôi không thích đi bất cứ nơi nào mà có bể bơi.) |
Wherever (Bất cứ đâu) |
Wherever she goes, people look with her with admiration. (Bất cứ nơi nào cô ấy đi qua, mọi người nhìn cô với ánh mắt ngưỡng mộ.) |
Everywhere (tất cả mọi nơi) |
He looked for his cat everywhere they went together. (Anh ấy đã tìm kiếm con mèo của mình tất cả mọi nơi mà họ đã đi cùng nhau.) |
Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức
Mệnh đề này thường dùng bắt đầu từ các từ như:
As/ Just as: như là/ giống như là
Ví dụ:
The event went smoothly as/Just as we planned.
(Sự kiện đã diễn ra một cách suôn sẻ, y như chúng ta đã lên kế hoạch.)
As if/As though: như thể là
- Điều kiện có thật: As if/As though + S + V (hiện tại)
It looks as if/as though it is going to rain.
(Trông như thể là trời sắp mưa.)
- Điều kiện không có thật ở hiện tại: As if/As though + S + Were/V (quá khứ)
He dresses as if/as though it were in winter even in the summer.
(Anh ta mặc cứ như là mùa đông dù đang là mùa hè.)
- Điều kiện không có thật ở quá khứ: As if/As though + S + had + PII
He looked as if/as though he had collected the money.
(Anh ta nhìn cứ như thể là anh ta bắt được tiền.)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân
Dùng để trình bày nguyên dẫn đến sự vật hiện tượng trong câu. Loại mệnh đề này thường được bắt đầu bằng các từ:
- Because/Since/As: vì
Because/since/as I love her, I’d do anything for her. .
(Vì tôi yêu cô ấy, tôi có thể làm mọi thứ vì cô ấy)
- Now that/ In that/Seeing that: vì rằng
Now that I am in a foreign country, I visit my home once a year.
(Vì rằng giờ tôi đang ở nước ngoài, tôi thăm nhà chỉ một lần một năm.)
- On account of the fact that/ because of the fact that/ due to the fact that: vì sự thật là/ vì thực tế là
On account of the fact that his leg is broken, he cannot play football.
(Vì thực tế là chân anh ta bị gãy, anh ấy không thể chơi đá bóng.)
- For: vì
They cannot go out, for it rains heavily.
(Họ không thể ra ngoài vì trời mưa to.)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả
Thường dùng khi nói về kết quả, hậu quả do một việc, hành động, sự kiện nào đó gây ra. Mệnh đề này thường dùng với các cấu trúc:
- So + Adj/Adv + that: quá ……đến nỗi mà…
- So + many/much/ (a) few/ (a) little + N + that
Ví dụ:
It is so hot that I can’t go outside.
(Nóng đến nỗi tôi không thể ra ngoài được)
There are so many students that there are not enough chairs.
(Có nhiều học sinh tới mức mà không có đủ ghế để ngồi.)
- Such + (a/an) + Adj + N + that: quá ….đến nỗi mà…
It was such an interesting performance that I couldn’t take my eyes off the stage.
(Màn trình diễn thú vị đến nỗi tôi đã không thể rời mắt khỏi sân khấu)
- So: vì vậy
I do not have any money, so I cannot buy a television.
(Tôi không có tiền vì vậy tôi không thể mua được một cái ti vi.)
- Therefore/Consequently/As a result/As a consequence/With the result that: vì vậy
I got up late, with the result that I missed my bus.
(Tôi dậy muộn vì vậy tôi bị lỡ xe buýt.)
Lưu ý: Với các trạng từ chỉ kết quả ‘Therefore/Consequently/As a result/ As a consequence’, ta dùng giữa dấu chấm phẩy (;) và dấu phẩy (,) hoặc đứng đầu câu rồi dùng dấy phẩy (,).
Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích
Đây là mệnh đề dùng chỉ mục đích cho mệnh đề chính trong câu, và nó bắt dầu bằng các từ như:
- So that/ in order that/ in case/ for fear that: để mà, trong trường hợp, phòng khi
I take an umbrella with me so that I don’t get wet.
(Tôi mang theo ô để không bị mưa ướt.)
Lưu ý: Nếu chủ ngữ của cả hai mệnh đề giống nhau, ta có thể giản lược:
So as (not) to/In order (not) to/ (not) to + V
Ví dụ:
- He works hard so that he can buy a new house.
>> He works hard so as to/in order to/to buy a new house.
(Anh ấy làm việc chăm chỉ để mà anh ấy có thể mua được một ngôi nhà mới.)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản
Mệnh đề này còn được biết đến là mênh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ.
- Though/Even though/ Although: mặc dù
Ví dụ:
Although he is tired, he goes to work.
(Mặc dù anh ấy mệt, anh ấy vẫn đi làm.)
- In spite of the fact that /In spite of + V-ing/N: mặc dù
Ví dụ:
In spite of the fact that his leg is broken, he goes out.
(Mặc dù chân anh ấy bị gãy, anh ấy vẫn đi chơi.)
- Despite the fact that/ Despite of + V-ing/N: mặc dù
Ví dụ
Despite of the fact that it is raining, they play soccer.
(Mặc dù trời mưa, họ vẫn đá bóng.)
- Adj/Adv + As/Though + S + V: mặc dù
Carefully as/though he drives, he has an accident.
(Mặc dù anh ta lái xe cẩn thận, anh ấy vẫn gặp tai nạn.)
- No matter + what/who/when/where/why/how (+adj/adv) + S + V: mặc dù, bất kể
- Whatever/ whoever/ whenever/ wherever/ however + S + V: mặc dù, bất kể
Ví dụ:
- No matter who you are, I love you.
(Cho dù em là ai, anh cũng vẫn yêu em.)
- Whatever you said, I believe you.
(Cho dù em nói gì, anh cũng tin em.)
- While (trong khi), Whereas, Meanwhile (trong khi đó)
Ví dụ:
I’m good at Maths, while/whereas/meanwhile my sister is good at English.
(Tôi giỏi toán trong khi chị gái tôi lại giỏi tiếng Anh.)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự so sánh
- So sánh bằng: As + adj/adv + as
Ví dụ
He is as tall as his brother.
(Anh ấy cao như anh trai anh ấy.)
- So sánh hơn kém:
Tính từ ngắn: short Adj/Adv + er + than
Ví dụ:
Today is colder than yesterday.
(Hôm nay lạnh hơn hôm qua.)
Tính từ dài: more/less + long Adj/Adv + than
Ví dụ
This watch is more expensive than that one.
(Chiếc đồng hồ này đắt hơn chiếc đồng hồ kia)
- So sánh hơn nhất: the most/least + Adj/Adv
Ví dụ:
My father drives the most carefully in my family.
(Bố tôi lái xe cẩn thận nhất trong gia đình tôi)
Mệnh đề trạng ngữ chỉ điểu kiện
- Bắt đầu bằng: if, unless, as/so long as
Ví dụ:
If you don’t come, I will go without you.
(Nếu bạn không đến, tôi sẽ đi.)
Unless you learn hard, you can’t pass your exam.
(Nếu bạn không học chăm chỉ, bạn sẽ không vượt qua kì thi được.)
As long as you are hardworking, you will finish it.
(Miễn là bạn chăm chỉ, bạn sẽ hoàn thành nó.)
Trên đây là 9 mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh, mong rằng qua bài viết sẽ giúp các bạn có nhiều thông tin bổ ích hơn trong việc học ngữ pháp tiếng Anh. Hãy chăm chỉ học hỏi và tìm hiểu để nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình nhé!
>> Xem thêm: Học anh văn trực tuyến
Bạn đã học tiếng Anh trong nhiều năm, nhưng vẫn không thể nói một cách dễ dàng và trôi chảy?
Nhiều người không có vấn đề gì về kỹ năng đọc hoặc viết, nhưng khi nói tiếng Anh, họ chỉ cảm thấy lúng túng và bế tắc. Trong bài viết này, tôi muốn chia sẻ với bạn về cách nói tiếng Anh trôi chảy bằng phương pháp học khoa học hơn.
1. Học các cụm từ, không phải các từ đơn lẻ
Học các từ riêng biệt là một lỗi rất phổ biến mà người học thường mắc phải. Và tất nhiên, nó không phải là một phương pháp thích hợp để học bất kỳ ngôn ngữ nào, không chỉ tiếng Anh.
Nếu như bạn biết 1000 từ vựng, nhưng bạn lại không nói thể nói được một câu trọn vẹn, tuy nhiên nếu như bạn học và biết nhiều về các cụm từ thì bạn có thể tạo ra hằng trăm câu chính xác. Và khả năng nói của bạn cũng được cải thiện lên với khả năng nói chính xác về các câu.
Khi bạn biêt nhiều cụm từ thì khi cần nói, các cụm từ sẽ tự động xuất hiện trong đầu bạn. Bạn càng có nhiều thông tin đầu vào, giao tiếp của bạn càng dễ dàng hơn.
>> Xem thêm: Tổng hợp các ngày lễ trong năm trên thế giới bằng tiếng Anh
2. Ít chú ý đến ngữ pháp
Ý tôi là bạn nên tập trung vào việc nói lưu loát, thay vì ngữ pháp. Một số chuyên gia thậm chí còn nói rằng bạn không cần phải học ngữ pháp để có thể nói tiếng Anh trôi chảy.
Chỉ cần nhìn vào cách trẻ em học nói tiếng Anh. Mặc dù họ hiếm khi học bất kỳ quy tắc ngữ pháp nào, nhưng khả năng nói tiếng Anh của họ có thể được coi là trôi chảy, tự nhiên như người bản xứ.
Ngữ pháp chỉ là một khía cạnh của tiếng Anh. Có những thứ khác, quan trọng hơn nhiều trong việc nói.
Tập trung quá nhiều vào ngữ pháp khiến bạn không thể mở miệng nói chuyện. Nỗi sợ hãi bị mất mặt khiến bạn lo lắng khi nói.
Vì vậy, hãy bắt đầu với các câu tiếng Anh đơn giản, và sau đó là những câu dài với những từ phức tạp hơn. Và hãy nhớ rằng người nghe của bạn không phải là giám khảo IELTS sẽ phân tích ngôn ngữ của bạn. Người nghe của bạn chỉ muốn nhận được thông tin nội dung mà bạn nói mà thôi.
Có quá nhiều quy tắc để học trong ngữ pháp, điều này có thể gây trở ngại cho người mới bắt đầu. Vì vậy, ý tưởng chính là đặt ngữ pháp sang một bên, việc nói của bạn sẽ bớt căng thẳng và vui vẻ hơn.
3. Nghe nhiều tiếng Anh hơn
Nếu bạn muốn cải thiện khả năng nói tiếng Anh của mình, hãy tập trung nhiều hơn vào việc nghe hơn là đọc. Học bằng tai, không phải bằng mắt.
Nghe giúp xây dựng vốn từ vựng và ngữ pháp của bạn. Kiến thức và hiểu biết về một số chủ đề cũng được mở rộng nếu bạn thường xuyên đọc và nghe.
Một lần nữa, các tài liệu đầu vào phải xác thực. Một số tài nguyên dễ tìm mà tôi muốn giới thiệu là các bài nói chuyện trên các kênh tiếng Anh, tin tức BBC tiếng Anh, phim hoạt hình và phim, bài hát, sách nói và hàng nghìn tài nguyên khác.
Khi bạn nghe những câu tiếng Anh đúng, chúng sẽ lưu lại trong trí nhớ của bạn, và sau đó bạn sẽ có thể tự mình xây dựng những câu tương tự một cách dễ dàng.
4. Luyện tư duy bằng tiếng Anh
Bạn có đang dịch từ tiếng mẹ đẻ sang tiếng Anh khi nói không?
Nếu có, hãy dừng nó lại ngay bây giờ. Bắt đầu suy nghĩ bằng tiếng Anh khi bạn nói tiếng Anh.
Rất nhiều người có thể nghe và hiểu 99% những gì người nói tiếng Anh nói nhưng lại không diễn đạt được một suy nghĩ đơn giản vì họ không tìm được từ phù hợp. Đó là lý do tại sao bạn phải suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh.
Tôi biết nó có thể không dễ dàng cho người mới bắt đầu vì bạn còn khá mới với ngôn ngữ này. Nhưng một khi bạn đã quen thuộc với quy trình này, mọi thứ sẽ ổn thôi.
Suy nghĩ trực tiếp bằng tiếng Anh giảm thời gian suy nghĩ xuống một nửa. Bạn sẽ mất gấp đôi thời gian khi tạo ra các ý tưởng bằng ngôn ngữ đầu tiên của mình và sau đó tìm kiếm các từ tương đương bằng tiếng Anh.
Một lý do khác tại sao bạn nên suy nghĩ bằng tiếng Anh là có nhiều từ trong ngôn ngữ của bạn mà bạn không thể tìm thấy bản dịch sang tiếng Anh hoặc bản dịch không chuyển tải đầy đủ ý nghĩa mà bạn muốn. Việc dịch sai đôi khi cũng xảy ra.
Hạn chế dịch càng nhiều càng tốt. Bắt đầu sử dụng từ điển Anh - Anh. Cố gắng giải thích các từ tiếng Anh bằng tiếng Anh. Đó là một thói quen tốt cho người học tiếng Anh.
Trong giao tiếp, đoán xem người nói sẽ nói gì tiếp theo có thể hữu ích. Giữ cho bộ não của bạn bận rộn bằng cách xử lý thông tin và chuẩn bị những gì cần nói khi đến lượt. Điều này cũng giúp tránh bị mắc kẹt khi bạn không thể nghĩ ra bất cứ điều gì để nói trong một cuộc trò chuyện.
5. Nói chuyện với chính mình
Không cần phải nói, tự luyện tập đóng một vai trò quan trọng trong việc học ngoại ngữ. Bạn cần chuẩn bị trước cho mình trước khi bắt chuyện với người khác bằng ngoại ngữ.
Bạn càng thực hành nhiều, bạn càng cảm thấy thoải mái hơn khi sử dụng ngôn ngữ. Cũng giống như tiếng mẹ đẻ của bạn, bạn được sinh ra với nó, vì vậy việc nói không phải là một vấn đề lớn đối với bạn.
Làm thế nào để nói chuyện với chính mình?
Có rất nhiều cách. Chọn những tình huống phổ biến nhất trong cuộc sống hàng ngày của bạn để bạn có những bối cảnh thực tế. Bạn có thể nói về sở thích, gia đình, niềm yêu thích, trường học, ngày nghỉ hoặc công việc của bạn.
Khi bạn ở nhà một mình, hãy đứng trước gương và luyện tập. Sẽ tốt hơn nếu bạn có thể sử dụng một số ngôn ngữ cơ thể cùng với bài nói.
Trong cuộc sống hàng ngày, có thể nảy sinh những tình huống mới mà bạn chưa từng trải qua. Hãy nghĩ về điều gì đó bạn có thể nói trong trường hợp này. Sau này, khi bạn gặp lại các tình huống, bạn có thể thấy mình đã sẵn sàng để giao tiếp.
Trước khi đi ngủ, hãy cố gắng tóm tắt lại những việc bạn đã làm được và chưa làm được trong ngày và nói về kế hoạch cho ngày mai. Điều đó thực sự hữu ích.
6. Tiếp xúc với môi trường nói tiếng Anh
Nói chuyện với chính mình có thể là không đủ. Nên tham gia các câu lạc bộ nói tiếng Anh, nói tiếng Anh với bạn bè, kết bạn với người nước ngoài hoặc tham gia vào bất kỳ nơi nào sử dụng tiếng Anh để giao tiếp.
Những gì bạn cần cho kỹ năng nói của mình là luyện tập hàng ngày. Hãy biến nó thành một thói quen. Việc nói của bạn sẽ không trở nên tốt hơn nếu bạn chỉ lấy đầu vào và để nó ở đó mà không có bất kỳ đầu ra nào.
Sau tất cả quá trình chuẩn bị tự luyện tập, môi trường để ngôn ngữ được nói ra là cần thiết. Nếu bạn không mở miệng để nói một từ, bạn sẽ không bao giờ là một người nói tiếng Anh giỏi. Bạn muốn nói trôi chảy, bạn phải bắt buộc mình phải nói trước. Dần dần bạn sẽ trở nên trôi chảy hơn.
7. Tìm hiểu sâu
Bạn không thể nói tiếng Anh một cách dễ dàng và trôi chảy khi bạn không nhớ từ, cụm từ và các mẫu câu ngay lập tức.
Một vấn đề phổ biến của người học tiếng Anh là họ chỉ cố gắng học càng nhiều mục ngôn ngữ càng tốt, nhưng không bao giờ xem lại chúng sau này.
Bạn đã bao giờ nghe một câu nói rằng sự lặp đi lặp lại là mẹ của việc học? Điều đó có nghĩa là mọi thứ đều có thể học được thông qua đào tạo, và nói tiếng Anh không phải là một ngoại lệ.
Tôi đoán bây giờ bạn có thể cảm thấy quá tải vì có nhiều việc cần phải làm. Điều đó hoàn toàn ổn, việc học cần thời gian và nỗ lực. Nhưng nếu bạn áp dụng 7 phương pháp này vào thực tế và dần dần biến nó thành thói quen hàng ngày, bạn sẽ sớm thấy khả năng nói tiếng Anh của mình được cải thiện đáng kể. Chúc bạn thành công!
>> Mời quan tâm: Học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1 tại nhà
Mỗi một quốc gia trên thế giới đều có những ngày lễ riêng biệt theo từng nét văn hóa của những quốc gia đó. Vậy trong tiếng Anh các tên gọi các ngày lễ lớn trong năm như thế nào? Hãy cùng Pantado tìm hiểu về bộ từ vựng về các ngày lễ trong tiếng Anh nhé.
Trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập đến các ngày lễ lớn trong năm của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.
>> Xem thêm: Một số cách diễn đạt hy vọng và mong muốn trong tiếng Anh
1. Các ngày lễ lớn trên thế giới bằng tiếng Anh
- New Year’s Day: Ngày Đầu Năm Mới
- April Fools’ Day: Ngày Nói dối
- Easter: Lễ Phục sinh
- Good Friday: Ngày thứ Sáu Tuần Thánh
- Easter Monday: Ngày thứ Hai Phục sinh
- May Day: Ngày Quốc Tế Lao Động
- Christmas: Giáng sinh
- Christmas Eve: Đêm Giáng sinh
- Christmas Day: Ngày lễ Giáng sinh
- Boxing Day: Ngày lễ tặng quà (sau ngày Giáng sinh)
- New Year’s Eve: Đêm Giao thừa
- Mother’s Day: Ngày của Mẹ
- Father’s Day: Ngày của Bố
- Valentine’s Day: Ngày Lễ Tình Nhân/Ngày Valentine
- Bank holiday (public holiday): ngày quốc lễ
- Chinese New Year: Tết Trung Quốc (Tết âm lịch)
- Independence Day: Ngày lễ Độc Lập
- Thanksgiving: Ngày lễ Tạ Ơn
- Halloween: Lễ hội Halloween (Lễ hội Hóa trang)
- Saint Patrick’s Day: Ngày lễ Thánh Patrick
>> Xem thêm: Học tiếng anh giao tiếp 1 kèm 1 online
2. Các ngày lễ lớn của Việt Nam bằng tiếng Anh
- Tet Holiday (Vietnamese New Year) (lunar): Tết Nguyên Đán
- Hung Kings Commemorations (10/3) (lunar): Giỗ tổ Hùng Vương
- Hung Kings’ Temple Festival: Lễ hội Đền Hùng
- Liberation Day/Reunification Day – (30/04): Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
- International Workers’ Day (01/05): Ngày Quốc tế Lao động
- National Day (02/09): Quốc khánh
- Communist Party of Vietnam Foundation Anniversary (03/02): Ngày thành lập Đảng
- International Women’s Day – (08/03): Quốc tế Phụ nữ
- Dien Bien Phu Victory Day ( 07/05): Ngày Chiến thắng Điện Biện Phủ
- President Ho Chi Minh’s Birthday (19/05): Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
- International Children’s Day (01/06): Ngày quốc tế thiếu nhi
- Vietnamese Family Day (28/06): Ngày gia đình Việt Nam
- Remembrance Day (Day for Martyrs and Wounded Soldiers) – (27/07): Ngày thương binh liệt sĩ
- August Revolution Commemoration Day – (19/08): Ngày cách mạng tháng 8
- Capital Liberation Day – (10/10): Ngày giải phóng thủ đô
- Vietnamese Women’s Day – (20/10) Ngày phụ nữ Việt Nam
- Teacher’s Day – (20/11): Ngày Nhà giáo Việt Nam
- National Defense Day (People’s Army of Viet Nam Foundation Anniversary) – (22/12): Ngày hội quốc phòng toàn dân – Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- Lantern Festival (Full moon of the 1st month) (15/1): Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng giêng
- Buddha’s Birthday – 15/4 (lunar): Lễ Phật Đản
- Mid-year Festival – 5/5 (lunar): Tết Đoan ngọ
- Ghost Festival – 15/7 (lunar): Lễ Vu Lan
- Mid-Autumn Festival – 15/8 (lunar): Tết Trung Thu
- Kitchen guardians – 23/12 (lunar): Ông Táo chầu trời
3. Một số câu hỏi về lễ hội bằng Tiếng Anh
Dạng câu hỏi Wh_ question về lễ hội:
- What is the name of the festival?
Tên lễ hội đó là gì?
- Where is it held?
Nó được tổ chức ở đâu?
- When is it held?
Nó được tổ chức vào thời gian nào?
- Who can participate in that festival?
Ai có thể tham gia vào lễ hội đó?
- Why is it organized?
Tại sao nó được tổ chức?
- How is it decorated?
Nó được trang trí như thế nào?
- What do you intend to give your girlfriend on Valentine’s Day?
Bạn định tặng bạn gái bạn thứ gì vào ngày lễ tình nhân?
- What are you up to over Christmas?
Bạn định làm gì trong lễ Giáng Sinh?
- How many days off during Lunar New Year?
Bạn sẽ được nghỉ mấy ngày vào dịp Tết này?
- How was your day off?
Kỳ nghỉ của bạn thế nào?
- Got any plans for summer break?
Anh có kế hoạch gì cho kì nghỉ hè chưa?
- What do you usually have for New Year’s dinner?
Bạn thường ăn gì trong bữa tối năm mới?
- How do you celebrate Christmas Day?
Bạn ăn mừng ngày giáng sinh như thế nào?
Dạng câu hỏi Yes/No question về lễ hội
- Did you get up to anything interesting?
Bạn có làm điều gì thú vị không?
- Did you get up to anything special?
Bạn có làm điều gì đặc biệt không?
- Did you see the New Year in?
Bạn có đón giao thừa không?
- Did you get any plans for Lunar New Year?
Bạn có dự định gì cho dịp nghỉ Tết chưa?
- Got any plans for Christmas and New Year?
Bạn có dự định gì cho lễ Giáng Sinh và Năm mới chưa?
- Are you at home over Christmas, or are you going away?
Bạn sẽ ở nhà trong lễ Giáng sinh, hay đón ở bên ngoài?
- Are you at home over New Year, or are you going away?
Anh sẽ đón năm mới ở nhà, hay đi chơi xa?
- Do anything exciting over the Christmas?
Có việc gì thú vị làm trong mấy ngày giáng sinh không?
Trên đây là một số từ vừng về tên các ngày lễ trong tiếng Anh. Mong rằng với bài viết này sẽ giúp các bạn một số từ vựng hữu ích, cũng như hiểu hơn về các tên lễ hội, kỳ nghỉ trong tiếng Anh.
>> Mời tham khảo: Các trang học tiếng anh trực tuyến
Trong giao tiếp hằng ngày chúng ta có rất nhiều cách nói để bày tỏ mong muốn và hi vọng của mình với một tương lai không xa, trong tiếng Anh cũng vậy cũng có rất nhiều cách nói để diễn đạt điều hi vọng và mong muốn đó. Trong bài viết hôm nay Pantado xin chia sẻ tới các bạn một số cách diễn đạt mong muốn trong tiếng Anh. Mời bạn tham khảo.
>> Xem thêm: Cách trả lời câu hỏi “How are you” cực thú vị
1. Cách diễn đạt sự hi vọng, mong muốn trong một tương lai xa
Dưới đây sẽ là một vài ví dụ về cách diễn đạt mà bạn mong muốn nó sẽ xảy ra ở tương lai phía trước, hoặc là nói về những thay đổi mà bạn mong muốn nó xảy ra trong cuộc đời.
In an ideal world, I’d … ( … I’d have a great job and a big family.)
Trong một thế giới lý tưởng, tôi muốn … (… Tôi muốn có một công việc tốt và một gia đình lớn).
In an ideal world, there … (… there would be peace / there wouldn’t be any wars.)
Trong một thế giới lý tưởng, sẽ… (thế giới sẽ hòa bình / không có chiến tranh nào xảy ra).
It would be great / fantastic / wonderful if …. (… if everyone could get along.)
Nếu…(nếu mọi người đều hòa thuận với nhau) thì sẽ thật tốt/ thú vị/ tuyệt vời.
In the long-term, I’m hoping …
Trong tương lai xa, tôi hi vọng …
Lưu ý: Theo sau nó có thể hoặc là động từ nguyên thể, hoặc cũng có thể là mệnh đề "that"
Ví dụ:
“In the long-term, I’m hoping to study at a university in Australia.”
Trong tương lai xa, tôi hi vọng được học tại một trường đại học Úc.
“In the long-term, I’m hoping that I will become a astronaut.”
Trong tương lai xa, tôi hi vọng rằng mình sẽ trở thành một phi hành gia.
I’ve always hoped for (+ noun)
Tôi luôn luôn hi vọng về (+ danh từ)
Ví dụ:
“I’ve always hoped for a good job.”
Tôi luôn luôn hi vọng có một công việc tốt.
I’ve always dreamed of …. (+ V-ing)
Tôi luôn luôn mơ về…(+V-ing)
Ví dụ:
“I’ve always dreamed of becoming an Economist.
Tôi luôn luôn mơ ước trở thành một nhà kinh tế học.
>> Mời tham khảo: Học tiếng anh với người nước ngoài
2. Cách diễn đạt sự hi vọng, mong muốn trong một tương lai gần
I’m hoping for … (+ noun)
Tôi đang hi vọng…. (+ danh từ)
Ví dụ:
“I’m hoping for a new cell phone for my birthday.”
Tôi đang hi vọng một cuộc gọi chúc mừng sinh nhật của tôi.
I’m hoping to get …
Tôi đang hi vọng nhận được…
Ví dụ:
“I’m hoping to get a new phone.”
Tôi đang hi vọng sẽ nhận được một cuộc gọi.
I would like… Tôi muốn…
Ví dụ:
“I would like to go on a round-the-world trip.”
Tôi muốn có chuyến đi du lịch vòng quanh Trái Đất.
Chú ý: theo sau “I would like / I’d like” có thể hoặc là danh từ (n), hoặc là động từ (v).
Ví dụ:
“I’d like to go away for Wedding anniversary.”
Tôi muốn đi du lịch trong dịp Kỷ niệm ngày cưới.
I really want…Tôi thực sự muốn…
Lưu ý: Việc sử dụng từ “want” có thể bất lịch sự, trừ phi bạn đang nói chuyện với một người bạn thân hoặc người thân trong gia đình.
Something I’ve always wanted is…
Một vài điều tôi luôn luôn mong muốn là…
I’d be delighted / over the moon if…
Tôi sẽ hài lòng nếu…
Ví dụ:
“I’d be delighted if you gave me a new watch.”
Tôi sẽ rất vui mừng nếu bạn tặng mình một chiếc đồng hồ đeo tay mới.
Chú ý: động từ theo sau “if” nên chia ở thì quá khứ, bởi vì bạn đang nói về tình huống giả định. Điều có nghĩa là cách dùng gần giống với câu điều kiện loại 2.
What I’d like more than anything else is…
Điều tôi mong muốn hơn bất kì cái gì khác là…
On my Christmas wish list is…
Danh sách điều ước vào dịp Giáng sinh của mình là…
3. Cách nói về những mong muốn của bạn
I’d rather have … (+ noun)
Tôi muốn có … (+ danh từ)
Ví dụ:
“I’d rather have tickets to the opera.”
Tôi muốn có những tấm vé nghe nhạc opera.
Chú ý: bạn có thể sử dụng thể so sánh theo sau “would rather”.
Ví dụ:
“I’d rather have tickets to the opera than tickets to the theatre.”
Tôi muốn có những tấm vé nghe nhạc opera hơn là những tấm vé đến rạp hát.
I’d rather you … (+ simple past)
Tôi muốn bạn…(+ thì quá khứ đơn)
Ví dụ:
“I’d rather you saved your money.”
Tôi muốn bạn tiết kiệm tiền của mình.
I’d prefer (+ noun)
Tôi muốn (+ danh từ)
Ví dụ:
“I’d prefer some money for the new house.”
Tôi muốn có một khoản tiền để mua ngôi nhà mới.
Chú ý: theo sau “prefer” là giới từ “to”, có nghĩa so sánh thích cái gì hơn cái gì
Ví dụ:
“I’d prefer some money for the house to tickets for the opera.”
Tôi muốn có một khoản tiền để mua ngôi nhà mới hơn những tấm vé đi nghe nhạc opera.
I’d prefer it if you … (+ simple past)
Tôi sẽ hài lòng hơn/vui vẻ hơn nếu bạn… (+ thì quá khứ đơn)
Ví dụ:
“I’d prefer it if you gave some money to charity.”
Tôi sẽ vui vẻ hơn nếu bạn ủng hộ tiền cho quỹ từ thiện.
… would be more suitable / would be better
… sẽ thích hợp hơn/ sẽ tốt hơn.
Ví dụ:
“A learning toy would be better for Ronnie than money.”
Một đồ chơi học tập sẽ tốt hơn với Ronnie hơn là tiền bạc.
If I had a choice, I would go for… (+ noun)
Nếu có một lựa chọn, tôi sẽ chọn …. (+ danh từ)
If it’s all the same to you, …
Nếu bạn không phiền, ….
Ví dụ:
“If it’s all the same to you, I’d like some book tokens.”
Nếu bạn không phiền, mình muốn có một vài phiếu tặng sách.
Chú ý: If it’s all the same to you = If you don’t mind
>> Xem thêm: Tiếng anh trực tuyến
Đối với các bạn đang muốn thi TOEIC, mới bắt đầu học hoặc kiến thức nền chưa chắc thì sẽ rất là khó khăn nếu không có phương pháp học tập và ôn luyện. Pantado.edu.vn xin chia sẻ đến quý bạn đọc lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu hiệu quả nhất.
Bài viết giúp các bạn nắm được mình cần làm gì từ con số 0 để đạt được số điểm TOEIC như mong muốn. Bạn chỉ cần kiên trì luyện tập phương pháp học để PANTADO lo!
Lộ trình học TOEIC cho người mới bắt đầu có thể được chia làm 3 giai đoạn từ dễ đến khó, các bạn có thể đi qua từng bước dưới đây để tích lũy kiến thức đúng cách nhé:
Bước 1: Nắm rõ cấu trúc và độ khó đề thi
Cấu trúc đề thi TOEIC bao gồm 7 phần thi (tổng điểm tối đa 990 điểm):
- Phần 1 - 4 là bài thi nghe : gồm 100 câu hỏi làm trong 45 phút, điểm tối đa là 495 điểm
- Phần 5 - 7 là bài thi đọc: gồm 100 câu hỏi làm trong 75 phút, điểm tối đa là 495 điểm.
Nội dung chính của kỳ thi TOEIC là từ vựng dùng trong môi trường sinh hoạt hàng ngày và môi trường làm việc chuyên nghiệp quốc tế. Ngữ pháp sử dụng trong kỳ thi TOEIC không quá khó, với những bạn nắm được nền tảng ngữ pháp ở mức ổn là có thể đạt được số điểm cao rồi.
Các bạn cần lưu ý và trau dồi từ vựng phù hợp trong các bối cảnh được sử dụng trong bài thi TOEIC vì chúng đều rất thực tế đấy nhé: buổi họp mặt nhân viên, bài quảng cáo sản phẩm, email trao đổi giữa khách hàng và doanh nghiệp,...
Bước 2: Chuẩn bị kiến thức nền và làm quen với đề thi
Về ngữ pháp:
Các bạn cần nắm và hiểu rõ được vị trí của các thành phần trong câu được sắp xếp như thế nào. Đây là dạng câu hỏi rất thường gặp trong kỳ thi TOEIC. Ví dụ như: Tính từ bổ nghĩa cho danh từ thì sẽ đứng trước danh từ. Trạng từ bổ nghĩa cho hành động thì sẽ đứng sau động từ,... và các cấu trúc tương tự.
Về từ vựng:
Các bạn nên học các từ sau đó áp dụng vào các câu ví dụ cụ thể. Với mỗi từ mới bạn cần phải hiểu về nghĩa của từ, phát âm, từ loại và lấy ít nhất một ví dụ áp dụng của từ đó. Các bạn cũng cần nắm rõ các dạng tính từ, danh từ , động từ...của từ đó , đây được xem là dạng bài rất phổ biến trong kỳ thi TOEIC.
Bạn cần luyện tập thường xuyên nhé. Lôi các kiến thức cũ ra và ôn luyện thường xuyên là cách giúp bạn ghi nhớ một cách sâu sắc nhất từ mới.
Về luyện nghe:
Các bạn cần luyện tập nghe các cấu trúc liên quan đến "What", "Who", "When", "How" và "Why", vì từ để hỏi sẽ quyết định câu trả lời đấy.
Ví dụ khi câu hỏi bắt đầu bằng từ "When" thì các bạn sẽ hình dung được là mình sẽ cần tìm thông tin về một mốc thời gian cho một sự kiện nào đó trong bài nghe. Khi câu hỏi bắt đầu bằng từ "How" thì các bạn cần lắng nghe xem cách thức một sự vật hiện tượng xảy ra là bằng phương tiện, dụng cụ gì.
>>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
Bước 3: Luyện tập giải đề để tăng kỹ năng làm bài và tăng điểm số
Sau khi hoàn tất bước 2 thì các bạn có thể bắt đầu luyện tập giải đề thi TOEIC. Với các bạn chỉ mới bắt đầu giải đề thì các bạn chỉ nên tập trung vào đề thi để làm sao cho đúng nhiều nhất có thể là được nhé.
Bạn nên ghi chép từ vựng và ngữ pháp mà bạn bắt gặp trong bộ đề thi mẫu, các bạn cần giải các đề thi thử, đề thi mẫu có giải đáp các thắc mắc, dịch nghĩa câu hỏi cũng như giải thích tại sao đáp án này đúng và đáp án kia là sai nhé. Với cách học rút kinh nghiệm từ những cái sai và ghi chú lại, các bạn sẽ tiến bộ rất nhanh đấy.
Khi đã giải được đề thi TOEIC ở mức độ nhuần nhuyễn với kết quả thi như ý, các bạn phải bắt đầu tự bấm giờ để kiểm tra xem tốc độ bản thân làm bài có vượt quá 45 phút cho bài thi nghe và 75 phút cho bài thi đọc hay không. Việc luyện tập với thời gian theo chuẩn kỳ thi TOEIC sẽ giúp các bạn quản lý thời gian tốt hơn và không bị vấp khi bắt tay vào kỳ thi TOEIC thật sự.
Các mẹo làm bài thi TOEIC hiệu quả
Hãy chọn đáp án tối ưu nhất
Trong một câu hỏi, các bạn sẽ gặp nhiều trường hợp là tất cả các câu trả lời đều có ý đúng và bạn không biết mình nên chọn câu nào, loại câu nào cả!
Với các trường hợp như vậy bạn hãy luôn chọn đáp án tối ưu nhất! Các đáp án đúng có thể 1 điểm đúng, nhưng đáp án tối ưu nhất thì được hỗ trợ bởi các dữ kiện và thường có ít nhất là 2 dẫn chứng có căn cứ mà đề bài đưa ra.
Bạn không cần hiểu 100% nghĩa của mọi từ
Trong khi làm bài thi TOEIC, đôi khi bạn sẽ gặp phải những từ mới hoặc thành ngữ mà bạn không biết, làm bạn cảm thấy mơ hồ liệu mình đã chọn đúng đáp án hay chưa.. Hãy bình tĩnh nhé vì thật ra bạn không cần phải hiểu hết ý nghĩa của các từ hay thành ngữ bạn chỉ cần hiểu ngữ cảnh để bạn suy đoán được nội dung của đoạn hội thoại.
Hãy dựa vào ngữ cảnh để từ đó tìm được gợi ý và suy luận ra câu trả lời chính xác nhé!
Hãy kiểm tra lại các đáp án đã chọn
Bạn nên kiểm tra lại đáp án của mình nhé. Vì đôi khi bạn lựa chọn đáp án này nhưng tô nhầm đáp án kia đấy. Hoặc vì đề thi có nhiều câu hỏi, bạn có thể rối mắt mà nhầm đáp án câu này sang câu kia.
>>> Mời xem thêm: Từ vựng về Hành động trong các môn thể thao bằng tiếng Anh
Khi muốn miêu tả các hành động trong các môn thể thao bằng tiếng Anh nhiều bạn bị bí từ và không biết phải nói như nào. Ném bóng chuyền tiếng anh là gì?... Đừng lo lắng hãy cùng Pantado tìm hiểu trong bài dưới đây.
Những động từ trong các môn chơi bóng dùng tay
Bạn yêu thích các môn bóng , các môn thể thao chơi bóng dùng tay, hãy cùng học và miêu tả các hành động trong môn thể thao này nhé!
- Pass : chuyền bóng (ném bóng cho người chơi khác trong team của bạn )
Ví dụ :“Pass the ball quickly!” – “Chuyền bóng nhanh qua đây!”
- Throw : ném bóng (dùng tay ném bóng lên không trung)
Ví dụ:“She threw the ball into the air.” – “Cô ấy đã ném quả bóng lên không trung.”
- Catch : bắt bóng (bắt bóng bằng tay khi ai đó chuyền qua cho bạn)
Ví dụ: “Her team member caught the ball.“ – “Đồng đội của cô ấy đã bắt được bóng.”
- Serve : giao bóng, phát bóng (như trong môn tennis)
Ví dụ :“She serve an ace.” – “Cô ấy đã phát bóng thành công (và được ghi điểm).”
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến cho học sinh tiểu học
- Return : lấy lại bóng (ví dụ trong môn quần vợt)
Ví dụ: “ He returned the ball to continue the rally.” – “Anh ấy đã lấy lại bóng và tiếp tục cuộc tấn công.”
- Ground : chạm đất (làm bóng rơi xuống đất khi được chuyền sang đối phương nhưng bị rơi) ( đặc biệt trong môn bóng chuyền)
Ví dụ: “He grounded the ball and won the point.”- “Anh ấy đã làm bóng (khi tới tay đối phương) rơi xuống đất và thắng 1 điểm”
- Bounce : nảy bóng (làm bóng rơi xuống đất và nẩy lên không trung lần nữa )
Ví dụ “The ball bounced once and the player hit it back over the net.” – “Quả bóng nảy lên lần nữa và người chơi đã lấy lại bóng qua lưới”
- Hit : đánh bóng
Ví dụ “He hit the ball with his racket” – “Anh ấy đánh bóng bằng vợt của anh ấy.”
- Bowl : ném bóng lăn trong trò chơi bóng cricket
Ví dụ: “Ne bowed to the batsman” – “Ne ném bóng cho đồng đội (chơi bóng chày)”
Những động từ trong các môn chơi bóng dùng chân
- Pass : chuyền bóng
Ví dụ : “He passed the ball back to the goalkeeper.” – “Anh ấy chuyền bóng lại cho thủ môn.”
- Kick : đá bóng,
Ví dụ:“ He kicked the ball into the net.” – “Anh ấy đá bóng vào lưới.”
- Dribble : rê bóng (trước khi cố gắng chuyền cho đồng đội”
Ví dụ :”He dribbled the ball past the defender.” – “Anh ấy rê bóng qua hậu vệ.”
- Tackle : đoạt bóng
Ví dụ: “Be carefull when you tackle.” – “Hãy cẩn thận khi đoạt bóng.”
- Shoot : sút bóng
Ví dụ: “ Dalglish shoots, but misses” – “Dalglish sút, nhưng trượt“
Các động từ hữu ích khác.
- Head : đánh đầu
Ví dụ: “He headed the ball into the back of the net.” –“Anh ấy đã đánh bóng bằng đầu vào sau lưới.”
- Run : chạy
Ví dụ: “He ran past the defender.” –“Anh ấy đã chạy qua hậu vệ”
- Race : chạy đua
Ví dụ “They both race for the ball “ – “Hai bọn họ đang chạy đua để lấy bóng.”
- Sprint : chạy hết sức, chạy nước rút
Ví dụ: “The runner sprinted to the finish line.” – “Người chạy đã chạy nước rút tới đường cuối cùng.”
- Jump : nhảy lên
Ví dụ: “The goalkeeper jumped up to catch the ball.” –“Thủ môn nhảy lên bắt quả bóng.”
- Dive : ngã giả vờ – trong trường hợp ngã để trông giống như thể đối phương đã cướp bóng một cách không đẹp – đặc biệt trong bóng đá)
Ví dụ: “ If you dive in the match, you might get a yellow card.” – “Nếu bạn ngã giả vờ trong trận dấu, bạn có thể bị nhận một thẻ vàng.”
- (commit a) fault : ( phạm) lỗi
Ví dụ: “If you commit a foot fault, you’ll lose the point.” – “Nếu bạn phạm lỗi chân, bạn sẽ mất điểm.”
- (commit a) foul: gian lận, chơi xỏ
Ví dụ: “He foulded the other player who then got a penalty shot.” – “Anh ta đã chơi xỏ người khác sau đó người đó được một quả phạt đền.”
- Blow the whistle: thổi còi kết thúc
Ví dụ “He blew the whistle at half time” – “Anh ấy đã thổi còi kết thúc giữa hiệp.”
- win : chiến thắng
Ví dụ: “We’ve won every match this season!” –“Chúng tôi thắng tất cả các trận trong mùa này!”
- Lose : thua
Ví dụ: “She lost in three straight sets.” – “Cô ấy thua 3 hiệp liên tiếp.”
- Score : ghi bàn
Ví dụ: “He’s scored all the goals this season.”- “Anh ấy đã ghi tất cả các bàn trong mùa này.”
- Draw : hòa
Ví du: “They drew 1-1.” – “Họ đã hòa với tỷ số 1-1.”
>>> Mời xem thêm: Phân biệt Thief, robber, burglar, steal trong tiếng Anh