Tin Mới
Bạn đã từng thấy cụm từ "made in Vietnam" hay "made by Apple", nhưng có bao giờ bạn thắc mắc vì sao chúng lại khác nhau không? Hai cụm từ này tuy đơn giản nhưng rất dễ gây nhầm lẫn nếu không hiểu rõ. Hãy cùng Pantado khám phá chi tiết sự khác biệt giữa hai cụm từ này qua bài viết dưới đây để tránh những lỗi sai phổ biến trong tiếng Anh nhé!
1. "Made in" là gì?
"Made in" nghĩa là "sản xuất tại", được dùng để chỉ nơi sản xuất hoặc xuất xứ của một sản phẩm.
Cấu trúc:
S + be + made in + địa điểm (quốc gia/thành phố/nhà máy, v.v.) |
Ví dụ:
- This phone is made in Japan. (Chiếc điện thoại này được sản xuất tại Nhật Bản.)
- These shoes are made in Italy. (Đôi giày này được sản xuất tại Ý.)
- The car was made in Germany. (Chiếc ô tô này được sản xuất tại Đức.)
"Made in" nghĩa là xuất xứ từ đâu đó
Lưu ý:
- "Made in" chỉ địa điểm sản xuất chứ không đề cập đến người làm ra sản phẩm.
- Thường thấy trên nhãn mác sản phẩm để thể hiện nguồn gốc xuất xứ.
2. "Made by" là gì?
"Made by" nghĩa là "được tạo ra bởi..", được dùng để chỉ sản phẩm được làm bởi ai đó hoặc tổ chức nào đó.
Cấu trúc:
S + be + made by + người/tổ chức/công ty |
"Made by" nghĩa là sản xuất bởi ai, tổ chức nào đó
Ví dụ:
- This painting was made by Picasso. (Bức tranh này được vẽ bởi Picasso.)
- The software was made by Microsoft. (Phần mềm này được tạo ra bởi Microsoft.)
- This cake was made by my grandmother. (Chiếc bánh này được làm bởi bà của tôi.)
Lưu ý:
- "Made by" chỉ người hoặc công ty tạo ra sản phẩm.
- Dùng khi muốn nhấn mạnh ai là người chế tạo hoặc tổ chức chịu trách nhiệm sản xuất.
>> Tham khảo: Cách phân biệt Made of và Made from
3. Phân biệt "Made in" và "Made by"
Tiêu chí |
Made in |
Made by |
Ý nghĩa |
Chỉ nơi sản xuất (quốc gia/thành phố) |
Chỉ người hoặc tổ chức làm ra sản phẩm |
Dùng với |
Địa danh (quốc gia, thành phố, nhà máy) |
Người, công ty, tổ chức |
Ví dụ |
Made in Vietnam (Sản xuất tại Việt Nam) |
Made by Apple (Sản xuất bởi Apple) |
4. Bài tập thực hành
Điền "made in" hoặc "made by" vào chỗ trống:
1. This watch was ______ Switzerland. (Chiếc đồng hồ này được sản xuất tại Thụy Sĩ.)
2. The book was ______ J.K. Rowling. (Cuốn sách này được viết bởi J.K. Rowling.)
3. My jacket was ______ Italy. (Chiếc áo khoác của tôi được sản xuất tại Ý.)
4. This car was ______ Tesla. (Chiếc xe này được sản xuất bởi Tesla.)
5. These handbags were ______ France. (Những chiếc túi xách này được sản xuất tại Pháp.)
Đáp án:
1. made in
2. made by
3. made in
4. made by
5. made in
5. Kết luận
Trên đây là bài viết giúp bạn phân biệt rõ “made in” với “made by” và cách sử dụng chính xác của mỗi cấu trúc trong từng trường hợp. Hãy áp dụng ngay vào thực tế để nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình. Và đừng quên theo dõi website Pantado tại pantado.edu.vn để tiếp tục khám phá những bài học thú vị khác nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học tiếng Anh giao tiếp online cho trẻ tại nhà
Trong giao tiếp tiếng Anh, "take for granted" là một cụm từ quen thuộc nhưng lại dễ bị hiểu sai hoặc sử dụng chưa chính xác. Không chỉ mang ý nghĩa "coi là hiển nhiên", cụm từ này còn ẩn chứa những sắc thái tinh tế trong từng ngữ cảnh. Hãy cùng khám phá cách sử dụng đúng "take for granted" qua bài viết dưới đây!
1. Take for granted là gì?
Cụm từ "take for granted" có nghĩa là coi một điều gì đó là hiển nhiên, không trân trọng hoặc đánh giá đúng giá trị của nó. Nó thường được dùng để diễn tả việc một người không nhận ra tầm quan trọng của ai đó hoặc điều gì đó cho đến khi nó không còn nữa.
Cấu trúc:
- Take (something/someone) for granted (chủ động)
- Be taken for granted (dạng bị động)
Cấu trúc “take for granted”
Lưu ý:
- "Take for granted" là một cụm động từ, không thể tách rời.
- Nó có thể áp dụng cho cả con người và sự vật.
2. Cách dùng "Take for granted" trong tiếng Anh
2.1 Dùng để chỉ hành động không trân trọng ai đó, đánh giá thấp ai hoặc điều gì đó
Khi muốn nói về việc coi sự giúp đỡ, tình cảm của ai đó là điều hiển nhiên, coi thường giá trị hoặc năng lực của ai đó ta có thể dùng "take for granted".
Ví dụ:
- He always takes his mother’s love for granted. (Anh ấy luôn coi tình yêu của mẹ là điều hiển nhiên.)
- She felt hurt because her efforts were taken for granted. (Cô ấy cảm thấy tổn thương vì những nỗ lực của mình không được trân trọng.)
- They took their manager for granted until she resigned. (Họ đã không trân trọng quản lý của mình cho đến khi cô ấy nghỉ việc.)
- He took her intelligence for granted and was surprised when she won the competition. (Anh ấy đã đánh giá thấp trí thông minh của cô ấy và rất ngạc nhiên khi cô ấy chiến thắng cuộc thi.)
2.2 Dùng để chỉ hành động không trân trọng những điều quen thuộc xung quanh
"Take for granted" cũng được sử dụng khi bạn không nhận ra giá trị của một thứ gì đó vì nó luôn có sẵn.
Ví dụ:
- We take electricity for granted until there’s a blackout.
(Chúng ta coi điện là điều hiển nhiên cho đến khi bị mất điện.) - Don’t take your health for granted, take care of yourself.
(Đừng xem sức khỏe của bạn là điều hiển nhiên, hãy chăm sóc bản thân.)
>> Xem thêm: Make Sense Of là gì? Cách dùng chi tiết
3. Các cụm từ đồng nghĩa với "Take for granted"
Dưới đây là một số cụm từ và động từ đồng nghĩa hoặc mang ý nghĩa gần giống với "take for granted", dùng để diễn đạt ý không trân trọng, xem thường, hoặc coi điều gì đó là hiển nhiên trong tiếng Anh.
Các cụm từ và thành ngữ đồng nghĩa với “Take for granted”
Cụm từ/ Động từ |
Ý nghĩa |
Ví dụ minh họa |
Fail to appreciate |
Không biết ơn, không trân trọng |
He failed to appreciate everything his parents did for him. (Anh ấy không trân trọng tất cả mọi thứ gia đình đã làm cho anh ấy.) |
Underestimate |
Đánh giá thấp |
Don’t underestimate her ability to handle the situation. (Đừng đánh giá thấp khả năng xử lý vấn đề của cô ấy.) |
Overlook |
Phớt lờ, không để ý đến giá trị của ai đó / điều gì đó |
His contributions were often overlooked by his team. (Sự đóng góp của anh ấy thường không được để ý bởi mọi người trong đội của anh ấy.) |
Ignore |
Lờ đi, không chú ý |
She felt ignored despite all her efforts. (Cô ấy cảm thấy bị phớt lờ bất kể mọi sự nỗ lực của cô ấy.) |
Take lightly |
Xem nhẹ, không xem là nghiêm trọng hoặc quan trọng |
Don’t take her support lightly - not everyone would do that for you. (Đừng xem nhẹ sự hỗ trợ của cô ấy - không phải ai cũng có thể làm được điều đó cho bạn đâu.) |
Be ungrateful for |
Vô ơn, không biết ơn |
He was ungrateful for all the help he received. (Anh ấy đã không biết ơn cho tất cả những sự giúp đỡ mà anh ấy nhận được.) |
Take something lightly |
Không xem trọng, xem nhẹ điều gì đó |
Don’t take this warning lightly - it’s a serious issue. (Đừng xem nhẹ lời cảnh báo này - đây là vấn đề nghiêm trọng.) |
4. Kết luận
Qua bài viết này, Pantado hy vọng bạn sẽ hiểu rõ cụm từ "take for granted" về cấu trúc, cách dùng và những cụm từ liên quan. Hãy áp dụng ngay vào giao tiếp tiếng Anh để sử dụng cụm từ này một cách chính xác. Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức tiếng Anh hữu ích nhé!
>> Tham khảo: Lớp học tiếng Anh online 1 kèm 1 tại Pantado
Một trong những động từ phổ biến nhất trong tiếng Anh là "Make". Tuy nhiên, sử dụng "Make" đúng cách không phải lúc nào cũng đơn giản, vì nó có thể kết hợp với nhiều danh từ, tính từ và động từ khác nhau để tạo ra những cụm từ có nghĩa khác nhau. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các collocations với "Make", từ đó giúp bạn sử dụng chúng chính xác và tự nhiên hơn.
1. “Make” là gì?
Động từ “Make” (phiên âm: /meik/) có nghĩa là “làm, làm nên, tạo ra, khiến, sai khiến”.
Ví dụ:
- He makes me happy. (Anh ấy khiến tôi hạnh phúc).
- She makes delicious cakes. (Cô ấy làm những chiếc bánh rất ngon).
- I make dinner every evening. (Tôi nấu bữa tối mỗi tối).
- They make a good team. (Họ tạo thành một đội tuyệt vời).
- My sister makes jewelry. (Chị tôi làm đồ trang sức).
Định nghĩa của "make"
2. Collocation với “Make” thường gặp
Collocation với “Make” |
Nghĩa |
Ví dụ |
make arrangements |
sắp xếp, thu xếp |
I will make arrangements for the meeting tomorrow. |
make an appointment |
thu xếp một cuộc hẹn |
Did you make an appointment for your check-up yet? |
make changes/ make a change |
thay đổi |
The company is making a change to its working hours. |
make a choice/ make choices |
lựa chọn |
She has to make a choice between two job offers. |
make a comment |
đưa ra bình luận, nhận xét |
Would you like to make a comment on the new design? |
make a contribution to something |
đóng góp vào cái gì |
He made a contribution to the charity fundraiser. |
make a decision |
ra quyết định |
It's hard for her to make a decision about the vacation. |
make an effort with something |
cố gắng với cái gì |
She made an effort with her fitness goals this year. |
make an effort to verb |
cố gắng để làm gì |
I’ll make an effort to learn a new language this year. |
make money |
kiếm tiền |
She found a way to make money through online sales. |
make a mess |
làm xáo trộn, bừa bộn |
Don’t make a mess in the kitchen while I’m cooking. |
make a cake |
làm bánh |
I’m going to make a chocolate cake for the party. |
make up for something |
đền bù, bồi thường cho cái gì |
You should make up for your mistakes. |
make friends |
kết bạn |
It’s easy to make friends when you’re friendly. |
make a mistake/ make mistakes |
mắc lỗi, gây ra lỗi lầm |
If you make a mistake, don’t hesitate to apologize. |
make dinner/breakfast/lunch |
làm bữa tối/ bữa sáng/ bữa trưa |
My sister makes breakfast for us every morning. |
make excuses/ make an excuse |
đưa ra lý do từ chối làm gì đó, viện cớ |
She’s always making excuses for being late. |
make an improvement |
cải thiện |
You can make an improvement in your skills with practice. |
make an attempt to verb |
cố làm gì đó |
He made an attempt to fix the broken door, but it was too difficult. |
make a phone call |
gọi điện |
I’ll make a phone call to confirm our reservation. |
make progress |
có tiến bộ |
He has made significant progress in his art skills. |
make an impression |
tạo ấn tượng |
Her speech made a lasting impression on the audience. |
make a promise (to someone/ Verb) |
hứa với ai |
He made a promise to help his colleague with the project. |
make plans/ make a plan |
lên kế hoạch |
We need to make plans for our holiday trip. |
make an announcement |
thông báo |
The manager made an announcement regarding the new policy. |
make someone’s bed |
dọn giường của ai |
She is making her bed before leaving for school. |
make a comparison |
so sánh |
The artist’s work was often made in comparison with modern artists. |
make a difference |
tạo ra khác biệt |
Small efforts can make a huge difference in the community. |
make a profit |
tạo ra lợi nhuận |
They made a profit after selling their old car. |
make a suggestion/ make suggestions |
đề nghị, gợi ý |
Can you make a suggestion for the weekend activities? |
make a success of something |
thành công với cái gì |
She made a success of her fashion business. |
make use of something/ someone |
tận dụng cái gì, lợi dụng ai |
Make use of this free time to catch up on your reading. |
make noise |
làm ồn |
Please don’t make noise while the baby is sleeping. |
make a journey |
đi du lịch |
We plan to make a journey to the mountains this summer. |
make a habit of |
tạo thói quen |
She made a habit of waking up early every day. |
make sure |
chắc chắn, đảm bảo |
Make sure to lock the door before you leave. |
make a deal with someone |
thỏa thuận với ai |
He made a deal with the supplier to get better prices. |
make demands on something/ someone |
đưa ra yêu cầu |
The manager made demands on the team to meet the deadline. |
make a fortune |
làm giàu, phát đạt |
He made a fortune through his investments. |
make fun of something/someone |
chọc ghẹo ai đó/ cái gì |
Don’t make fun of him just because he’s different. |
make a complaint |
phàn nàn |
I’d like to make a complaint about the service. |
make a list |
lên danh sách |
She made a list of all the tasks she needs to complete. |
make a point of |
xem trọng |
My mother always makes a point of eating healthy foods. |
make a stop |
tạm dừng |
Let’s make a stop at the gas station to refuel. |
make war |
tấn công, gây chiến |
The two nations made war over territorial disputes. |
make a wish |
ước |
Close your eyes and make a wish for a better future. |
make a commitment |
cam kết |
We make a commitment to serve our customers with excellence. |
make a discovery |
khám phá |
He made a groundbreaking discovery in the field of science. |
make a break for it/ the door |
trốn thoát, chạy trốn |
We’ll make a break for it as soon as the guard turns away. |
make a break from someone |
chấm dứt mối quan hệ với ai |
She had to make a break from her toxic relationship. |
make a confession |
thú nhận, thú tội |
I have to make a confession – I broke the vase. |
make a fool of oneself |
khiến ai đó trở nên ngốc nghếch |
Don’t make a fool of yourself by acting out in public. |
make sense |
có lý |
His explanation doesn’t make sense at all. |
make a killing |
kiếm rất nhiều tiền một cách dễ dàng |
She made a killing by selling handmade jewelry online. |
make a story |
bịa chuyện |
He’s making a story about his adventure in the jungle. |
Collocations với "Make" phổ biến nhất
>> Xem thêm: Các cụm động từ với "Take" phổ biến
3. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Chọn đáp án đúng
1. She __________ to improve her health by exercising daily.
a) made a decision
b) made a mess
c) made an attempt
2. They __________ about the new project during the meeting.
a) made plans
b) made a list
c) made progress
3. We should __________ before going on the trip to make sure everything is organized.
a) make sure
b) make a choice
c) make a habit of
4. The CEO __________ the board members to discuss the merger.
a) made an effort
b) made a call
c) made a promise
Đáp án:
1. c
2. a
3. a
4. b
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống những từ cho trước
progress |
difference |
use |
discovery |
effort |
effort |
1. Leave or stay? They all have to make a ______.
2. Anna made an ______ to do some difficult exercises.
3. We shouldn’t make ______ of someone.
4. Scientists made a ______ to fly to the moon.
5. We can make a ______ if we unite together.
6. If you want to make ______, you have to study hard.
Đáp án:
1. choice
2. effort
3. use
4. discovery
5. difference
6. progress
4. Kết luận
Nắm vững các collocation với "Make" sẽ giúp bạn cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh, đặc biệt là hỗ trợ diễn đạt ý tưởng một cách tự nhiên, chính xác và chuyên nghiệp hơn trong giao tiếp. Đừng quên truy cập website pantado.edu.vn để tìm hiểu thêm nhiều bài viết bổ ích khác nhé!
Bạn đã bao giờ bối rối khi chia động từ trong một câu tiếng Anh chưa? Đây chính là những vấn đề liên quan đến sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ – một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong ngữ pháp tiếng Anh. Nếu sử dụng sai, câu văn của bạn sẽ trở nên mất tự nhiên và dễ gây hiểu lầm. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ mọi quy tắc từ cơ bản đến nâng cao, kèm theo ví dụ minh họa dễ hiểu và mẹo ghi nhớ cực kỳ đơn giản trong việc xác định động từ cho chủ ngữ.
1. Sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ là gì?
Trong tiếng Anh, sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ nghĩa là động từ trong câu phải phù hợp với chủ ngữ về số (số ít hay số nhiều).
Nếu chủ ngữ là số ít, động từ cũng phải chia số ít. Nếu chủ ngữ là số nhiều, động từ cũng chia số nhiều.
Ví dụ:
- She is a doctor. (Chủ ngữ She là số ít → động từ chia số ít)
- They are doctors. (Chủ ngữ They là số nhiều → động từ chia số nhiều)
2. 25 quy tắc hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ
Quy tắc cơ bản trong hoà hợp chủ ngữ và động từ
2.1 Chủ ngữ số ít đi với động từ số ít
Các chủ ngữ số ít bao gồm:
- Danh từ số ít (a cat, a book, the teacher...)
- Đại từ số ít (he, she, it)
- Danh từ không đếm được (water, rice, money...)
Ví dụ:
- The sun shines brightly in the morning. (Mặt trời tỏa sáng rực rỡ vào buổi sáng.)
- Water boils at 100 degrees Celsius. (Nước sôi ở 100 độ C.)
2.2 Chủ ngữ số nhiều đi với động từ số nhiều
Các chủ ngữ số nhiều bao gồm:
- Danh từ số nhiều (cats, books, teachers...)
- Đại từ số nhiều (we, they)
Ví dụ:
- The students are in the classroom. (Những học sinh đang ở trong lớp học.)
- Dogs love playing outside. (Những chú chó thích chơi ngoài trời.)
2.3 Chủ ngữ là “V-ing” - Chia số ít
Với các chủ ngữ là danh động từ ở dạng V-ing, ta sẽ chia động từ ở dạng số ít.
- Learning piano is difficult
- Studying English online 1 on 1 with Pantado is very convenient and economical.
>> Tham khảo: Cách dùng mạo từ A - An - The chuẩn nhất
2.4 Chủ ngữ nối bằng "and"
Khi hai danh từ nối với nhau bằng "and", động từ thường chia số nhiều.
Ví dụ: Tom and Jerry are best friends. (Tom và Jerry là bạn thân.)
Ngoại lệ: Nếu hai danh từ cùng chỉ một đối tượng hoặc một khái niệm, động từ chia số ít.
- Bread and butter is my favorite breakfast. (Bánh mì và bơ là bữa sáng yêu thích của tôi.)
2.5 Chủ ngữ nối bằng "or", "nor"
Khi hai danh từ nối bằng "or", "nor", động từ chia theo danh từ gần nhất.
Ví dụ:
- Either the teacher or the students are responsible for the project. (Hoặc giáo viên hoặc học sinh có trách nhiệm với dự án.)
- Neither the boys nor their father is at home. (Cả những cậu bé lẫn bố của họ đều không ở nhà.)
2.6 Chủ ngữ bắt đầu bằng "each", "every"
Các từ này luôn đi với động từ số ít.
Ví dụ:
- Each student has a textbook. (Mỗi học sinh có một quyển sách giáo khoa.)
2.7 "Either…or…" - Động từ chia theo danh từ gần nhất
Khi chủ ngữ có dạng "Either A or B", động từ chia theo chủ ngữ gần nhất.
Ví dụ:
- Either my father or my brothers are going to the party. (Hoặc bố tôi hoặc các anh tôi sẽ đi dự tiệc.)
- Either the students or the teacher is responsible for the project. (Hoặc học sinh hoặc giáo viên chịu trách nhiệm cho dự án.)
2.8 "Neither…nor…" - Động từ chia theo danh từ gần nhất
Khi chủ ngữ có dạng "Neither A nor B", động từ chia theo danh từ gần nhất.
Ví dụ:
- Neither the manager nor the employees want to change the policy. (Cả quản lý lẫn nhân viên đều không muốn thay đổi chính sách.)
- Neither she nor her friends are interested in football. (Cả cô ấy và bạn bè của cô ấy đều không thích bóng đá.)
2.9 "A number of" - Đi với động từ số nhiều
"A number of + danh từ số nhiều" → đi với động từ số nhiều vì nhấn mạnh vào số lượng nhiều.
Ví dụ:
- A number of students are late for class. (Một số học sinh đến lớp muộn.)
- A number of books have been borrowed from the library. (Một số sách đã được mượn từ thư viện.)
2.10 "The number of" - Đi với động từ số ít
"The number of + danh từ số nhiều" → đi với động từ số ít vì nhấn mạnh vào "số lượng" như một thực thể đơn lẻ.
Ví dụ:
- The number of students in this school is increasing. (Số lượng học sinh trong trường này đang tăng lên.)
- The number of cars on the road has decreased recently. (Số lượng xe trên đường đã giảm gần đây.)
2.11 "More than one" - Luôn đi với động từ số ít
Mặc dù "more than one" mang nghĩa số nhiều, nhưng động từ luôn chia số ít.
Ví dụ:
- More than one student has failed the test. (Hơn một học sinh đã trượt bài kiểm tra.)
- More than one person is interested in this job. (Hơn một người quan tâm đến công việc này.)
2.12 Danh từ chỉ khoảng cách, thời gian, tiền bạc đi với động từ số ít
Khi danh từ chỉ khoảng cách, thời gian, tiền bạc được coi là một đơn vị, động từ chia số ít.
Ví dụ:
- Five kilometers is a long distance to walk. (Năm km là một quãng đường dài để đi bộ.)
- Two hours is not enough to finish the project. (Hai tiếng không đủ để hoàn thành dự án.)
2.13 "None of" có thể đi với động từ số ít hoặc số nhiều
"None of + danh từ số nhiều" → có thể chia số ít hoặc số nhiều tùy ngữ cảnh.
Ví dụ:
- None of the students has/have finished the exam yet. (Không học sinh nào đã hoàn thành bài kiểm tra.)
- None of the money was stolen. (Không có đồng nào bị lấy cắp.)
2.14 "All of" có thể đi với số ít hoặc số nhiều tùy vào danh từ sau nó
"All of + danh từ không đếm được" → động từ số ít.
"All of + danh từ số nhiều" → động từ số nhiều.
Ví dụ:
- All of the water has evaporated. (Toàn bộ nước đã bốc hơi.)
- All of the students are present today. (Tất cả học sinh đều có mặt hôm nay.)
>> Xem thêm: Cấu trúc, cách dùng 12 thì cơ bản trong tiếng Anh
2.15 "Half of" có thể đi với số ít hoặc số nhiều tùy ngữ cảnh
"Half of + danh từ không đếm được" → động từ số ít.
"Half of + danh từ số nhiều" → động từ số nhiều.
Ví dụ:
- Half of the cake has been eaten. (Một nửa chiếc bánh đã bị ăn mất.)
- Half of the players are injured. (Một nửa số cầu thủ bị chấn thương.)
2.16 Các cụm từ "a lot of", "plenty of", "some of" chia theo danh từ sau chúng
Ví dụ:
- A lot of sugar is needed for this recipe. (Cần rất nhiều đường cho công thức này.)
- A lot of students are waiting outside. (Rất nhiều học sinh đang đợi bên ngoài.)
2.17 "Percent of" chia theo danh từ đi kèm
"Percent of + danh từ không đếm được" → động từ số ít.
"Percent of + danh từ số nhiều" → động từ số nhiều.
Ví dụ:
- 50% of the water has evaporated. (50% lượng nước đã bốc hơi.)
- 50% of the students are from Asia. (50% số học sinh đến từ châu Á.)
2.18 Danh từ chỉ tên quốc gia, công ty, tổ chức thường đi với động từ số ít
Ví dụ:
- Microsoft is launching a new product. (Microsoft đang ra mắt một sản phẩm mới.)
- The United Nations has many programs to help refugees. (Liên Hợp Quốc có nhiều chương trình giúp đỡ người tị nạn.)
2.19 Danh từ chỉ tiêu đề sách, phim, bài hát đi với động từ số ít
Ví dụ:
- "The Lord of the Rings" is a great movie. (Chúa tể những chiếc nhẫn là một bộ phim tuyệt vời.)
- "Harry Potter" was written by J.K. Rowling. (Harry Potter được viết bởi J.K. Rowling.)
2.20 "Many a" luôn đi với động từ số ít
Các cụm từ "every" và "many a" luôn dùng với động từ số ít.
Ví dụ:
- Every student has a textbook. (Mỗi học sinh có một cuốn sách giáo khoa.)
- Many a man has tried to climb this mountain. (Đã có nhiều người thử leo lên ngọn núi này.)
2.21 "Who", "Which", "That" chia theo danh từ trước nó
Đại từ quan hệ "who, which, that" chia theo danh từ đứng trước nó.
Ví dụ:
- She is one of the students who have passed the exam. (Cô ấy là một trong những học sinh đã vượt qua kỳ thi.)
- This is the only book that was written in the 18th century. (Đây là cuốn sách duy nhất được viết vào thế kỷ 18.)
2.22 "The + adj" (chỉ một nhóm người) đi với động từ số nhiều
Khi "the + adj" dùng để chỉ một nhóm người, động từ số nhiều.
Ví dụ:
- The rich are not always happy. (Những người giàu không phải lúc nào cũng hạnh phúc.)
- The elderly need special care. (Người già cần được chăm sóc đặc biệt.)
2.23 Danh từ tập hợp (collective nouns)
Một số danh từ tập hợp như team, family, staff, police có thể chia động từ số ít hoặc số nhiều, tùy vào ngữ cảnh.
Ví dụ:
- The team is playing well. (Nhóm đang chơi tốt.) → Nhóm được xem là một đơn vị.
- The team are arguing about their strategy. (Các thành viên trong nhóm đang tranh luận về chiến lược của họ.) → Nhấn mạnh đến từng thành viên.
2.24 Chủ ngữ là danh từ luôn ở dạng số nhiều nhưng mang nghĩa số ít
Một số danh từ có hình thức số nhiều nhưng thực tế được coi là số ít, đi với động từ số ít:
- News, mathematics, physics, economics, politics…
Ví dụ:
- Mathematics is my favorite subject. (Toán học là môn yêu thích của tôi.)
- The news was shocking. (Tin tức thật sốc.)
Lưu ý trường hợp đặc biệt trong sự hoà hợp giữa chủ ngữ và động từ
2.25 Chủ ngữ là danh từ không thay đổi hình thức ở số nhiều
Một số danh từ có hình thức giống nhau ở cả số ít và số nhiều, động từ được chia tùy theo ngữ cảnh:
- Sheep, deer, fish, species, means…
Ví dụ:
- One sheep is in the field. (Một con cừu ở trên cánh đồng.)
- Many sheep are in the field. (Nhiều con cừu ở trên cánh đồng.)
3. Bài tập thực hành
Bài tập 1: Chọn động từ đúng để hoàn thành câu
1. The bouquet of flowers ___ (is/are) on the table.
2. Neither of the boys ___ (has/have) finished their homework.
3. Each of the students ___ (was/were) given a certificate.
4. The number of participants ___ (is/are) increasing every year.
5. Either my mother or my sisters ___ (is/are) cooking dinner tonight.
6. The teacher, along with her students, ___ (was/were) at the event.
7. My family ___ (enjoy/enjoys) watching movies together.
8. Fifty dollars ___ (is/are) too much for this book.
9. The committee ___ (disagree/disagrees) on the final decision.
10. A pair of shoes ___ (was/were) left at the door.
Đáp án:
1. is
2. has
3. was
4. is
5. are
6. was
7. enjoys
8. is
9. disagrees
10. was
Bài tập 2: Điền vào chỗ trống với động từ phù hợp
1. The dogs in the park ___ (bark/barks) loudly every morning.
2. Neither she nor her friends ___ (want/wants) to go on the trip.
3. The book, as well as the notebooks, ___ (was/were) on the desk.
4. Five years ___ (seem/seems) like a long time.
5. Everyone in the class ___ (has/have) completed the test.
6. Mathematics ___ (is/are) my favorite subject.
7. Either the teacher or the students ___ (is/are) responsible for cleaning the room.
8. The committee ___ (decide/decides) on the new policy today.
9. A number of people ___ (was/were) waiting in line.
10. The police ___ (is/are) investigating the case.
Đáp án:
1. bark
2. want
3. was
4. seems
5. has
6. is
7. are
8. decides
9. were
10. are
Bài tập 3: Sửa lỗi sai trong các câu sau
1. The group of students are going on a field trip.
2. Either John or his parents is picking you up.
3. The news were quite surprising.
4. My brother and I enjoys hiking in the mountains.
5. A large number of people is attending the conference.
6. Neither of the options sound good to me.
7. The herd of cows are grazing in the field.
8. Every student and teacher are required to attend the meeting.
9. The information about the new rules have been posted online.
10. Ten kilometers are a long distance to walk.
Đáp án:
1. are → is (The group of students is going on a field trip.)
2. is → are (Either John or his parents are picking you up.)
3. were → was (The news was quite surprising.)
4. enjoys → enjoy (My brother and I enjoy hiking in the mountains.)
5. is → are (A large number of people are attending the conference.)
6. sound → sounds (Neither of the options sounds good to me.)
7. are → is (The herd of cows is grazing in the field.)
8. are → is (Every student and teacher is required to attend the meeting.)
9. have → has (The information about the new rules has been posted online.)
10. are → is (Ten kilometers is a long distance to walk.)
4. Kết luận
Pantado hy vọng rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về sự hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ, cũng như cách áp dụng chúng một cách chính xác trong giao tiếp và viết tiếng Anh. Khi nắm vững những quy tắc này, bạn sẽ tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh mà không lo mắc lỗi sai cơ bản. Đừng quên theo dõi website Pantado tại pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều bài học bổ ích nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học tiếng Anh online miễn phí cho bé
Bạn đã bao giờ cảm thấy bối rối khi sử dụng "Either...or..." và "Neither...nor..." chưa? Đây là hai cấu trúc quen thuộc nhưng lại dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt khi chia động từ. Nếu không nắm vững quy tắc, bạn có thể mắc lỗi ngữ pháp mà không hề hay biết. Đừng lo! Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa, cách dùng và quy tắc chia động từ chính xác của hai cấu trúc này và cách sử dụng đúng trong mọi tình huống.
1. “Either…or…” là gì?
1.1. Định nghĩa
“Either…or…” mang nghĩa hoặc…hoặc…, tức là chỉ một trong hai đối tượng hoặc hành động có thể xảy ra, được dùng để diễn đạt sự lựa chọn giữa hai khả năng.
1.2. Cấu trúc chung
a. Either + danh từ/cụm danh từ + or + danh từ/cụm danh từ
Dùng khi lựa chọn giữa hai danh từ hoặc cụm danh từ.
- You can have either coffee or tea. (Bạn có thể uống hoặc cà phê hoặc trà.)
- Either John or Sarah will help you. (Hoặc John hoặc Sarah sẽ giúp bạn.)
b. Either + mệnh đề + or + mệnh đề
Dùng khi lựa chọn giữa hai hành động hoặc tình huống.
- You either study hard or fail the exam. (Bạn hoặc học chăm hoặc trượt kỳ thi.)
- Either you apologize, or you will face the consequences. (Hoặc bạn xin lỗi, hoặc bạn sẽ chịu hậu quả.)
Cấu trúc Either…or… và cách sử dụng
Lưu ý: Khi "Either" đứng đầu câu, mệnh đề sau giữ nguyên trật tự.
- Either you leave now, or I will call security. (Hoặc bạn rời đi ngay, hoặc tôi sẽ gọi bảo vệ.)
1.3. Cách chia động từ với “Either…or…”
Động từ chia theo chủ ngữ gần nhất (chủ ngữ đứng sau “or”).
- Nếu chủ ngữ đứng sau “or” là số ít → động từ chia số ít.
- Nếu chủ ngữ đứng sau “or” là số nhiều → động từ chia số nhiều.
Ví dụ:
- Either my parents or my brother is coming.
- Either she or they are responsible for this task.
>> Tham khảo: Cách dùng cấu trúc Not only... but also...
2. “Neither…nor…” là gì?
2.1. Định nghĩa
“Neither…nor…” mang nghĩa không…cũng không…, tức là cả hai đối tượng hoặc hành động đều không xảy ra, được dùng để diễn đạt sự phủ định của cả hai lựa chọn.
2.2. Cấu trúc chung
a. Neither + danh từ/cụm danh từ + nor + danh từ/cụm danh từ
Dùng khi cả hai danh từ hoặc cụm danh từ đều bị phủ định.
- Neither my brother nor my sister likes horror movies. (Cả anh trai lẫn em gái tôi đều không thích phim kinh dị.)
- She speaks neither English nor French. (Cô ấy không nói được cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp.)
b. Neither + mệnh đề + nor + mệnh đề
Dùng khi cả hai hành động hoặc tình huống đều không xảy ra.
- She neither called me nor sent a message. (Cô ấy không gọi cho tôi cũng không nhắn tin.)
- Neither did he explain the situation, nor did he apologize. (Anh ấy không giải thích tình huống, cũng không xin lỗi.)
Lưu ý: Khi "Neither" đứng đầu câu, trợ động từ phải đảo lên trước chủ ngữ.
- Neither do I like coffee, nor do I drink tea. (Tôi không thích cà phê, cũng không uống trà.)
- Neither can she sing, nor can she dance. (Cô ấy không thể hát, cũng không thể nhảy.)
Cấu trúc Neither…nor… và cách dùng
2.3. Cách chia động từ với ‘Neither…nor…’
Động từ sẽ chia theo chủ ngữ gần nhất (chủ ngữ đứng sau “nor”).
- Nếu chủ ngữ đứng sau “nor” là số ít → động từ chia số ít.
- Nếu chủ ngữ đứng sau “nor” là số nhiều → động từ chia số nhiều.
Ví dụ:
- Neither Tom nor his friends are going to the party.
- Neither my brother nor my father is at home.
3. Phân biệt “Either…or…” và “Neither…nor…”
Cấu trúc |
Either...or… |
Neither...nor… |
Ý nghĩa |
Hoặc cái này hoặc cái kia |
Không cái này cũng không cái kia |
Loại câu |
Câu khẳng định |
Câu phủ định |
Cách chia động từ |
Theo chủ ngữ gần nhất |
Theo chủ ngữ gần nhất |
Mẹo nhớ nhanh:
- Either…or… → Có ít nhất một lựa chọn đúng.
- Neither…nor… → Không có lựa chọn nào đúng.
Phân biệt cấu trúc Either..or… và Neither…nor…
>> Xem thêm: Cấu trúc, cách dùng 12 thì trong tiếng Anh
4. Những lưu ý khi sử dụng “Either…or…” và “Neither…nor…”
a. “Either…or…” và “Neither…nor” chỉ dùng với hai lựa chọn
- Không dùng khi có hơn hai đối tượng.
b. “Either” có thể đứng một mình với nghĩa “bất kỳ cái nào”
- Ví dụ: You can take either seat. (Bạn có thể ngồi bất kỳ chỗ nào.)
c. “Neither” có thể đứng một mình với nghĩa “không cái nào”
- Ví dụ: Neither option is good. (Không lựa chọn nào tốt cả.)
5. Bài tập thực hành
Chọn từ đúng để hoàn thành câu:
1. ____ my sister ___ my brother likes horror movies. (Either/or – Neither/nor)
2. Either you or he ___ to take responsibility. (have/has)
3. Neither the teacher nor the students ___ happy with their result yesterday. (was/were)
4. You can have ___ tea ___ coffee, but not both. (Neither/nor – Either/or)
5. ___ of the two options seems reasonable. (Either/Neither)
6. Neither my parents nor my uncle ___ coming to the party. (is/are)
7. You can choose ___ to stay home ___ to go out. (Neither/nor – Either/or)
8. The manager said that ___ option is acceptable. (either/neither)
Đáp án:
1. Neither…nor
2. has
3. were
4. Either…or
5. Neither
6. is
7. Either…or
8. Either
6. Kết luận
Trên đây là bài viết giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng cấu trúc “Either…or” và “Neither…nor” từ ý nghĩa, cấu trúc đến quy tắc chia động từ. Pantado hy vọng bạn có thể áp dụng chính xác hai cấu trúc này trong cả văn viết và giao tiếp hàng ngày. Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều bài học hữu ích ngay nhé!
>> Xem thêm: Lớp học tiếng Anh giao tiếp online cho bé
Bạn có bao giờ nghe người bản xứ nói wanna, gonna, gotta mà không hiểu họ đang nói gì không? Đây là những cách nói rút gọn phổ biến trong giao tiếp hàng ngày, giúp câu nói trở nên nhanh gọn và tự nhiên hơn. Nếu bạn muốn nâng cao khả năng nghe nói tiếng Anh và giao tiếp như người bản xứ, hãy cùng khám phá ý nghĩa, cách dùng và những lưu ý quan trọng của wanna, gonna, gotta trong bài viết này!
1. Wanna là gì? Cách dùng Wanna
- "Wanna" là dạng rút gọn của "want to" (wanna = want to)
- Ý nghĩa: Muốn làm gì đó
- Chỉ dùng trong văn nói hoặc văn viết không trang trọng
Cấu trúc:
S+ wanna + V-inf |
Định nghĩa và cách sử dụng cấu trúc “wanna”
Ví dụ:
- I wanna go to the beach. (Tôi muốn đi biển.)
- They wanna eat pizza. (Họ muốn ăn pizza.)
Lưu ý cách dùng: Không dùng “wanna” với he/she/it, vì động từ “want” cần chia theo ngữ pháp chuẩn.
- ĐÚNG: She wants to travel. (Cô ấy muốn đi du lịch.)
- SAI: She wanna travel.
2. Gonna là gì? Cách dùng Gonna
- "Gonna" là dạng rút gọn của "going to" (Gonna = going to)
- Ý nghĩa: Sẽ làm gì đó (thì tương lai gần)
- Thường dùng trong văn nói hàng ngày
Cấu trúc:
S + to be + gonna + V-inf |
Định nghĩa và cấu trúc “gonna” trong tiếng Anh
Ví dụ:
- I'm gonna call you later. (Tôi sẽ gọi bạn sau.)
- She's gonna start a new job. (Cô ấy sẽ bắt đầu công việc mới.)
Lưu ý cách dùng: Không dùng “gonna” nếu thiếu động từ "to be".
- ĐÚNG: He's gonna buy a car. (Anh ấy sẽ mua ô tô.)
- SAI: He gonna buy a car.
3. Gotta là gì? Cách dùng Gotta
"Gotta" là dạng rút gọn của "have got to" hoặc "have got a"
- Gotta = have got to (cần phải làm gì)
- Gotta = have got a (có cái gì, sở hữu cái gì)
Cấu trúc:
S + gotta + V-inf |
Định nghĩa và cấu trúc “gotta” trong tiếng Anh
Ví dụ:
- I gotta go now. (Tôi phải đi ngay bây giờ.)
- You gotta be careful. (Bạn phải cẩn thận.)
Lưu ý cách dùng: Không dùng “Gotta” trong văn viết trang trọng, nên thay bằng "have to" hoặc "must".
- ĐÚNG: I have to leave early. (Tôi phải về sớm.)
- SAI: I gotta leave early. (Không phù hợp trong văn bản chính thức.)
4. Phân biệt Wanna, Gonna, Gotta
Từ |
Dạng đầy đủ |
Nghĩa |
Cách dùng |
Ví Dụ |
Wanna |
Want to |
Muốn làm gì đó |
Dùng để nói về việc muốn làm gì đó. |
I wanna go home. (Tôi muốn về nhà.) |
Gonna |
Going to |
Sắp, sẽ làm gì đó |
Dùng để nói về dự định trong tương lai gần. |
She’s gonna call you later. (Cô ấy sẽ gọi cho bạn sau.) |
Gotta |
Have got a / Have got to |
Phải làm gì đó |
Dùng khi diễn tả sự bắt buộc hoặc cần làm ngay. |
I gotta finish my homework. (Tôi phải làm xong bài tập.) |
5. Khi nào nên và không nên dùng Wanna, Gonna, Gotta?
5.1 Nên dùng khi?
- Giao tiếp hàng ngày, nói chuyện với bạn bè, người thân.
- Nhắn tin hoặc viết không trang trọng.
- Khi muốn nói chuyện tự nhiên như người bản xứ.
5.2 Không nên dùng khi?
- Viết luận, email công việc hoặc tài liệu chính thức.
- Nói chuyện trong các tình huống trang trọng như phỏng vấn, thuyết trình.
Ví dụ:
- I'm gonna meet my friends. (Dùng trong giao tiếp bình thường.)
- I'm gonna submit my report. → I am going to submit my report. (Trong môi trường chuyên nghiệp.)
6. Kết luận
Trên đây là bài viết giải thích chi tiết về wanna, gonna, gotta – những cách nói rút gọn thường gặp trong tiếng Anh giao tiếp. Việc nắm vững và sử dụng đúng những từ này sẽ giúp bạn nói chuyện tự nhiên, trôi chảy hơn như người bản xứ. Hãy luyện tập thường xuyên để cải thiện kỹ năng giao tiếp và tự tin hơn khi sử dụng tiếng Anh trong cuộc sống hàng ngày! Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức và khóa học bổ ích.
Tháng 3 – Tháng của yêu thương! Đây là dịp đặc biệt để bé bày tỏ tình cảm với mẹ, bà, cô giáo theo cách thật ấn tượng! 🥰
💌 Pantado mang đến sân chơi tài năng nhí "TỎA SÁNG CÙNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI YÊU" – nơi bé có thể gửi gắm những lời yêu thương bằng tiếng Anh, thực hiện những thử thách thú vị và nhận về những phần quà siêu hấp dẫn! 🎁
👉 Dưới đây là thông tin chi tiết thể lệ sân chơi tài năng nhí TỎA SÁNG CÙNG NGƯỜI PHỤ NỮ TÔI YÊU:
1. MỤC ĐÍCH TỔ CHỨC
(1) Tạo ra sân chơi bổ ích giúp bé bày tỏ tình cảm với những người phụ nữ yêu thương
(2) Lan toả tình yêu, đam mê với tiếng Anh, giúp các em cọ xát, rèn luyện, nâng cao khả năng tiếng Anh và yêu tiếng Anh hơn mỗi ngày
(3) 100% các bạn tham gia đều có quà tặng từ Pantado
2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA
Học viên tại Pantado và các bạn nhỏ từ 5 tuổi trở lên trên toàn quốc
3. THỜI GIAN DIỄN RA CHƯƠNG TRÌNH
Từ ngày 03/03/2025 đến 16/03/2025
4. CÁCH THỨC THAM GIA
- Học viên sẽ được cung cấp chuỗi nhiệm vụ có sẵn và thực hiện làm theo hướng dẫn dưới sự đồng hành của GVCN hoặc cô CVHT của lớp.
- Sản phẩm của từng nhiệm vụ sẽ được phụ huynh đăng tải trên nền tảng Facebook/Zalo/Tiktok theo hướng dẫn của BTC
- Học viên sẽ nhận được phần quà tương ứng với từng chặng trong chuỗi nhiệm vụ của chương trình.
- Một học viên có thể tham gia nhiều lần và nhận được nhiều phần quà khác nhau
5. CÁC BƯỚC THAM GIA
Bước 1: Kết bạn với cô CVHT của lớp qua facebook
Bước 2: Đăng kết quả thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn chi tiết đính kèm trên facebook và zalo của Phụ huynh học viên
Bước 3: Chụp ảnh màn hình gửi vào nhóm lớp (hoặc gửi riêng cô CVHT nếu chưa học ở Pan) để cô CVHT xác nhận hoàn thành nhiệm vụ và tính điểm đổi quà cho HV
⁉️Lưu ý: Các bạn nhỏ không là học viên đang theo học tại Pantado, liên hệ với BTC để được tư vấn ạ!
🔥 Ba mẹ và các bé hãy nhanh tay tham gia để tỏa sáng cùng Pantado và lan tỏa yêu thương đến những người phụ nữ tuyệt vời nhất của mình nhé! 💖✨
📩 Ba mẹ hãy theo dõi website và fanpage để cập nhật nhanh nhất các nhiệm vụ & danh sách nhận quà!
-----------------
Pantado - Hệ thống giáo dục trực tuyến hàng đầu Việt Nam
🏠 Địa chỉ: Tòa nhà INTRACOM, Số 33 Cầu Diễn, phường Phúc Diễn, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
🌏 Hotline: 1900 066 869
🌏 Website: https://pantado.edu.vn/
🌏 Youtube: https://bit.ly/3GGtn4j
Việc con sợ nói tiếng Anh đang là nỗi lo lắng của nhiều ba mẹ hiện nay. Hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các biện pháp đúng đắn không chỉ giúp trẻ vượt qua nỗi sợ mà ba mẹ còn có thể tạo cho trẻ niềm yêu thích với tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Nguyên nhân khiến con sợ nói tiếng Anh
"Sợ" nói tiếng Anh đang là vấn đề chung của rất nhiều con trẻ. Tâm lý lo lắng, thiếu tự tin và các rào cản từ môi trường học tập hoặc phương pháp giảng dạy không phù hợp đều có thể khiến trẻ không dám nói tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân cụ thể để có cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề này nhé.
Con sợ nói tiếng Anh là nỗi lo lắng của nhiều ba mẹ
1.1 Không tìm được niềm vui trong môi trường học
Một môi trường học tập không hấp dẫn, thiếu sự sáng tạo và tương tác tích cực dễ khiến trẻ cảm thấy nhàm chán. Khi việc học chỉ xoay quanh các bài giảng lý thuyết hoặc bài tập nặng nề, trẻ sẽ không thể cảm nhận được niềm vui trong việc học tiếng Anh. Điều này khiến tiếng Anh trở thành một "nhiệm vụ" hơn là một trải nghiệm thú vị cho trẻ.
1.2 Thiếu tự tin về phát âm và ngữ pháp
Nhiều trẻ cảm thấy sợ hãi khi nói tiếng Anh vì lo mình sẽ phát âm sai hoặc mắc lỗi ngữ pháp. Điều này thường xuất phát từ việc trẻ chưa được luyện tập đúng cách hoặc không có người hướng dẫn kịp thời để sửa sai. Lâu dần, nỗi sợ này sẽ trở thành rào cản tâm lý lớn khiến trẻ né tránh việc giao tiếp.
1.3 Phương pháp giảng dạy truyền thống, chưa phù hợp
Các phương pháp học tập quá chú trọng vào việc ghi nhớ lý thuyết hoặc làm bài tập trên giấy thay vì thực hành giao tiếp có thể khiến trẻ cảm thấy học tiếng Anh khô khan và xa vời. Việc thiếu các hoạt động thực tế để ứng dụng kiến thức khiến trẻ không thấy được sự hữu ích của tiếng Anh trong đời sống, dẫn đến việc ngại nói hay sợ nói.
1.4 Không thể ghi nhớ được nhiều từ vựng mới
Học từ vựng một cách máy móc và thiếu sự khoa học thường khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ và sử dụng chúng. Khi không thể nhớ từ vựng cần thiết, trẻ sẽ lo lắng, bối rối và mất tự tin khi giao tiếp bằng tiếng Anh.
1.5 Sợ bị chê cười khi nói sai
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ ngại nói tiếng Anh là nỗi sợ bị bạn bè hoặc người khác chê cười khi mắc lỗi. Điều này đặc biệt dễ xảy ra trong môi trường học thiếu sự đồng cảm và khuyến khích. Sự e ngại này không chỉ làm giảm khả năng nói mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý học tập của trẻ.
Sợ bị người khác chê cười khi mắc lỗi ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
1.6 Không có môi trường thực hành thường xuyên
Học tiếng Anh mà không có cơ hội áp dụng vào thực tế khiến trẻ thiếu tự tin khi phải sử dụng ngôn ngữ này trong giao tiếp. Nếu trẻ chỉ tiếp cận tiếng Anh qua sách vở mà không được thực hành trong các tình huống thực tế, việc học sẽ trở nên thiếu thực tiễn và kém hiệu quả.
2. Cách giúp con vượt qua nỗi sợ nói tiếng Anh
2.1 Xây dựng môi trường học tích cực, thoải mái
Một môi trường học tích cực, không có sự phán xét sẽ giúp trẻ tự tin hơn. Ba mẹ và thầy cô nên khuyến khích trẻ thử sai, đồng thời khen ngợi nỗ lực của trẻ, bất kể kết quả ra sao. Môi trường học với nhiều hoạt động sáng tạo như trò chơi, hội thoại nhóm, hoặc các tình huống thực tế sẽ giúp trẻ thấy việc học tiếng Anh thú vị hơn.
Môi trường học tích cực sẽ giúp trẻ tự tin hơn
2.2 Tăng cường học từ vựng và ngữ pháp qua tình huống thực tế
Học từ vựng và ngữ pháp không nên chỉ dừng lại ở sách vở. Ba mẹ có thể khuyến khích con trẻ học thông qua các hoạt động thường ngày, như gọi tên các đồ vật trong nhà bằng tiếng Anh hoặc cùng con chơi các trò chơi học từ vựng. Điều này giúp trẻ ghi nhớ dễ dàng và lâu hơn.
2.3 Nghe nhạc và xem phim song ngữ
Nghe nhạc và xem phim song ngữ không chỉ giúp trẻ tiếp xúc với tiếng Anh tự nhiên mà còn tạo cơ hội để trẻ học cách phát âm và sử dụng từ vựng đúng ngữ cảnh. Đây là cách học thú vị và hiệu quả mà cha mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà.
2.4 Tạo cơ hội để con tiếp xúc với người bản xứ
Giao tiếp với người bản xứ là cách tuyệt vời để giúp trẻ cải thiện khả năng nói tiếng Anh. Ba mẹ có thể tìm các câu lạc bộ tiếng Anh, các buổi giao lưu văn hóa hoặc những lớp học có sự tham gia của giáo viên nước ngoài để trẻ làm quen và thực hành.
>> Xem thêm: Rèn phản xạ tiếng Anh cho con như thế nào?
2.5 Động viên, khích lệ tinh thần học tập cho con trẻ
Sự động viên từ ba mẹ là nguồn động lực lớn nhất để con vượt qua nỗi sợ hãi. Hãy luôn khích lệ trẻ dù trẻ có mắc lỗi, giúp trẻ hiểu rằng mắc lỗi sai là một phần tự nhiên trong quá trình học tập.
2.6 Tham gia lớp học tiếng Anh giao tiếp tại Pantado
Pantado tự hào là đơn vị tiên phong trong việc mang đến chương trình học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến hiện đại, phù hợp với trẻ em ở mọi độ tuổi. Các lớp học tại Pantado nổi bật với phương pháp "Học mà chơi, chơi mà học", giúp trẻ cảm thấy hứng thú và dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Pantado - Chương trình học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến cho trẻ
Điểm nổi bật của chương trình học tại Pantado:
- Giáo viên 100% sở hữu bằng cấp quốc tế: Đội ngũ giáo viên tại Pantado đều có chứng chỉ giảng dạy quốc tế bản sau khi trải qua quá trình tuyển chọn và đào tạo khắt khe. Đội ngũ giáo viên đa quốc gia giàu kinh nghiệm, nhiệt huyết, luôn đồng hành cùng trẻ trong quá trình học.
- Phương pháp học giao tiếp thực tế: Trẻ được tham gia các tình huống giao tiếp đời thường, giúp cải thiện kỹ năng nói tự nhiên và hiệu quả.
- Lớp học linh hoạt: Pantado cung cấp các khóa học trực tuyến với thời gian linh hoạt, giúp ba mẹ dễ dàng sắp xếp lịch học cho con.
- Môi trường học tập vui vẻ: Trẻ được học trong môi trường không áp lực, khuyến khích sự sáng tạo và trải nghiệm.
- Đánh giá và theo dõi tiến bộ: Pantado có hệ thống đánh giá thường xuyên để theo dõi tiến độ học tập của trẻ, từ đó có thể điều chỉnh phương pháp dạy phù hợp.
>> Tham khảo ngay: Học Tiếng Anh giao tiếp online cho bé
Vấn đề “con sợ nói tiếng Anh” là điều hoàn toàn có thể khắc phục nếu ba mẹ hiểu rõ nguyên nhân và áp dụng các cách khắc phục phù hợp. Hãy đồng hành cùng con trên hành trình học tiếng Anh bằng cách tạo môi trường học tích cực, động viên và đem đến những cơ hội thực hành thực tế. Sự quan tâm và hỗ trợ của ba mẹ chính là chìa khóa giúp con tự tin và yêu thích tiếng Anh hơn bao giờ hết. Hãy tiếp tục theo dõi pantado.edu.vn để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về việc học tiếng Anh của con trẻ nhé!