câu điều kiện loại 2 - Cách sử dụng và các mẹo cần biết
Câu điều kiện loại 2 cũng là cấu trúc câu hay được sử dụng trong văn viết cũng như văn nói trong cuộc sống hàng ngày. “ Nếu tôi có đủ tiền, tôi đã mua chiếc xe đó”. Đã bao giờ bạn tự đặt ra những giả định không có thật ở hiện tại như vậy chưa? Trong tiếng Anh, chúng ta sẽ sử dụng câu điều kiện loại 2 để diễn tả những trường hợp như thế. Cùng tìm hiểu câu điều kiện loại 2 qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện dùng để nêu lên một giả thiết về một sự việc, mà sự việc đó chỉ có thể xảy ra khi điều kiện được nói đến xảy ra. Câu điều kiện gồm có hai phần (hai mệnh đề):
- Mệnh đề nêu lên điều kiện (còn gọi là mệnh đề If) là mệnh đề phụ hay mệnh đề điều kiện
- Mệnh đề nêu lên kết quả là mệnh đề chính.
Câu điều kiện loại 2 dùng để giả định những hành động, sự việc không thể xảy ra ở hiện tại hoặc tương lai. Điều kiện chỉ là một giả thiết, mong muốn trái ngược với thực trạng ở hiện tại.
Ví dụ: If I won the lottery, i would travel around the world. / (Nếu tôi trúng xổ số, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới)
Phân tích ví dụ này ta sẽ có:
- Mệnh đề điều kiện: If I won the lottery / (nếu tôi trúng xổ số)
- Mệnh đề chính: i would travel around the world / (tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới).
>>> Mời tham khảo: Câu Điều Kiện Loại 1 - nắm vững cấu trúc, định nghĩa và cách sử dụng trong tiếng Anh
Cấu trúc câu điều kiện loại 2
Trong mệnh đề điều kiện, ta chia động từ ở thì quá khứ đơn. Còn với mệnh đề chính, sử dụng cấu trúc would/ could/ should + V(nguyên thể)
If + S + V(quá khứ đơn), S + Would/ Could/ Should…+ V(nguyên thể)
Mệnh đề điều kiện |
Mệnh đề chính |
If + S + V-ed/V2 |
S + would/could/should... + V-inf |
If + (HTĐ/QKĐ/QKHT) |
|
Ví dụ:
If she did her homework now, she could finish it early tonight. / (Nếu cô ấy làm bài tập bây giờ, cô ấy sẽ hoàn thành xong sớm vào tối nay.)
Lưu ý:
- Mệnh đề chính và mệnh đề điều kiện có thể đổi chỗ cho nhau. Nếu mệnh đề chính đảo lên trước mệnh đề điều kiện, không cần đặt dấu phẩy giữa chúng.
- Nếu trong mệnh đề điều kiện có động từ tobe, ta sẽ luôn sử dụng were, không phân biệt chủ ngữ trước nó là gì.
Ví dụ:
- I would learn French if I had more time. / (Tôi sẽ học tiếng Pháp nếu tôi có nhiều thời gian hơn.
- If I were you, I would spend more time learning new skills. / (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ dành nhiều thời gian hơn để học các kĩ năng mới. )
- If Lee Min Ho were my boyfriend, I would become the luckiest fangirl. / ( Nếu Lee Min Hoo là bạn trai mình, mình sẽ trở thành người hâm mộ nữ may mắn nhất.)
- If the weather were not so bad, we could go camping today. / (Nếu thời tiết không quá tệ thì chúng ta đã có thể đi cắm trại hôm nay rồi.)
>>> Có thể bạn quan tâm: Đăng ký học tiếng Anh online cho trẻ ở đâu tốt nhất?
Cấu trúc nâng cao: Dạng đảo ngữ của câu điều kiện loại 2
Tiếp theo chúng ta sẽ tìm hiểu về một phần kiến thức nâng cao hơn của câu điều kiện, chính là dạng đảo ngữ. Đảo ngữ là hình thức đảo ngược vị trí thông thường của chủ ngữ và động từ trong câu để nhấn mạnh một thành phần hay ý nào đó trong câu.
Đảo ngữ câu điều kiện loại 2 có tác dụng làm cho giả thiết đặt ra trong câu nhẹ nhàng hơn. Nó rất hữu ích khi người nói muốn đưa ra lời khuyên một cách lịch sự, tế nhị và làm giảm tính áp đặt.
Cách đảo ngữ câu điều kiện loại 2:
If + S1 + V(quá khứ đơn) , S2 + would/might/could… + V(nguyên thể)
=> Were + S1 + (not) + O, S2 + would/might/could… + V(nguyên thể)
Lưu ý:
- Nếu trong câu có động từ “were”, thì đảo “were” lên đầu.
- Nếu trong câu không có động từ “were” thì mượn “were’ và dùng “ to V”
Ví dụ:
- If I were you, I would move to a new apartment. / (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chuyển tới một căn hộ mới.)
=> Were I you, I would move to a new apartment.
- If we knew Chinese, we could understand what he said. / (Nếu chúng tôi biết tiếng Trung, chúng tôi có thể hiểu những gì anh ta nói.)
=> Were we to know Chinese, we could understand what he said.
>>> Mời xem thêm: Học tiếng Anh căn bản online cho người mới bắt đầu