Tin tức & Sự kiện
Tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng trong cuộc sống cũng như trong học tập. Tuy nhiên với tình hình dịch Covid 19 diễn biến vô cùng phức tạp khiến cho các bé không thể đến trường. Hiểu được mong muốn của phụ huynh và các em học sinh, trung tâm Anh ngữ Pantado tổ chức các lớp học tiếng Anh online MIỄN PHÍ nằm trong chuỗi sự kiện “Pantado - 5 năm đồng hành cùng tương lai Việt”, giúp các con có thời gian ôn luyện hằng ngày. Hình thức này sẽ giúp ích hơn các con rất nhiều vì các con sẽ được học bài bản và có người đồng hành thay vì mong chờ vào sự tự giác của con.
>> Mời bạn quan tâm: Tổng hợp web luyện tập tiếng Anh online miễn phí
Về thời gian học:
- Lớp học sẽ được tổ chức vào các buổi tối thứ 2-4-6, lúc 20h00 - 21h00 hàng tuần, đội ngũ trợ giảng Pantado sẽ gửi link zoom lớp học lên nhóm zalo trước 30p để ba mẹ có thời gian chuẩn bị cho con vào lớp.
- Ngoài ra ba mẹ nên cho con vào zoom trước 10 phút giờ học bắt đầu để kiểm tra tình trạng của phần mềm, qua đó đảm bảo được chất lượng bài học.
Các Level học:
- Đối tượng tham gia: các bạn học sinh tiểu học từ lớp 1 - 5, cụ thể:
+ Lớp học level 1: Dành cho các bạn học sinh lớp 1-2
+ Lớp học level 2: Dành cho các bạn học sinh lớp 3-5
- Hình thức học: Học qua phần mềm ZOOM.
- Nội dung học: Các bạn sẽ được học đầy đủ 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết và ngữ pháp tiếng Anh theo chủ đề trong cuộc sống hàng ngày.
Cách để tham gia lớp học tiếng Anh MIỄN PHÍ:
👉Truy cập vào đường link sau để tham gia nhóm:
https://bom.to/CWy6OM
Lịch khai giảng lớp học:
Lớp học sẽ được khai giảng vào tối thứ 4 (ngày 11/8/2021) vào lúc 20h00.
Nội quy lớp học miễn phí:
+ Trước khi buổi học diễn ra:
- Admin sẽ gửi link zoom lớp học trước 30p buổi học, quý phụ huynh vui lòng vào zoom trước giờ học 10p để kiểm tra zoom có lỗi gì không, đảm bảo chất lượng buổi học diễn ra tốt nhất.
- Đặt tên zoom: Họ và tên bé - Lớp học (Ví du: Nguyễn Văn Thảo - lớp 3)
+ Trong giờ học:
- Các học viên bắt buộc bật camera, tắt mic.
- Thảo luận các chủ đề liên quan khi có yêu cầu của giáo viên thì học viên bật mic. Tuy nhiên không được nói chuyện riêng, gây ồn trong lớp học và những lời nói thiếu văn hóa gây ảnh hưởng đến việc học của các bạn khác. Khi có ý kiến sẽ ấn vào biểu tượng giơ tay và bật mic để được phát biểu.
+ Sau giờ học:
- Làm bài tập đầy đủ, trước buổi học 2 tiếng. Bài tập được nộp vào nhóm facebook:
https://www.facebook.com/groups/gioitienganhcungconpantado
phải đúng quy định: Họ và tên - Giáo viên (Ví dụ: con Nguyễn Văn Thảo nộp bài tập cô Nhớ)
- Nếu không làm bài tập sẽ không được vào lớp buổi tiếp theo.
- Vi phạm lần 1 sẽ nhắc nhở, đến lần thứ 2 sẽ kick khỏi nhóm học miễn phí.
~Pantado~
#Pantado #Pantado5nam #donghanh #tuonglaiViet #sinhnhat5tuoi #Pantadofiveyears
Mùng 5 tháng 9 hàng năm là ngày Tựu trường của các con. Tuy nhiên năm nay khác với mọi năm bởi dịch bệnh đang hoành hành ở nhiều khu vực khiến cho việc chuẩn bị cho năm học mới của các con bị gián đoạn và khó khăn hơn. Việc đảm bảo kiến thức của các con không bị rơi rụng để chuẩn bị đón chào năm học mới cũng trở thành ưu tiên hàng đầu và trăn trở của ba mẹ.
Chính bởi vậy, để giúp các con khởi động kĩ hơn, sẵn sàng hơn đón chào năm học mới, Trung tâm Anh ngữ Pantado hân hạnh tổ chức cuộc thi "SUPER KID" nhằm giúp bé tăng sự tự tin giao tiếp, ôn lại kiến thức đã học và đặc biệt khơi dậy đam mê học tiếng Anh của con.
Đối tượng tham gia:
Tất cả các bạn học sinh trong độ tuổi từ 5-15 trên mọi miền tổ quốc
Hình thức thi:
Khác với những cuộc thi trước, lần này ban tổ chức cuộc thi Super Kid do Pantado chủ trì quyết định chủ đề mở để các con được thỏa trí sáng tạo và làm những điều mình thích.
Bước 1: Lên ý tưởng trình bày
- Với chủ đề mở, các con có thể chọn từ những câu chuyện đời thường, có thể kể về một tấm gương truyền cảm hứng cho con hoặc có thể kể về bản thân mình,...
- Con thỏa sức sáng tạo với nhiều cách trình khác nhau như tranh ảnh, mô phỏng phỏng vấn, sơ đồ tư duy, phản biện, vlog,... để tăng sức thuyết phục và hấp dẫn cho bài nói.
Bước 2: Quay video thuyết trình Tiếng Anh
- Sử dụng 100% Tiếng Anh trong bài thi.
- Tiêu chí quay video: rõ nét, quay NGANG màn hình, thu âm rõ tiếng.
- Độ dài video: 3 - 5 phút.
- Ba mẹ và con lưu ý lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp lứa tuổi và môi trường giáo dục nhé!
Bước 3: Gửi bài dự thi
Ngay khi hoàn thành, ba mẹ và con đăng bài dự thi lên trang cá nhân và để chế độ công khai. Đồng thời share bài viết vào nhóm "Học tiếng Anh cùng con" (Link nhóm: https://www.facebook.com/groups/gioitienganhcungconpantado).
Quy định đăng bài thi:
- Bài thi đăng lên phải có thông tin: Họ và tên con - Lớp (Ví du: Nguyễn Văn Thảo - Lớp 3)
- Hashtag bắt buộc: #Superkid #superkidtuan5
- Mỗi thí sinh chỉ được đăng 1 bài thi.
- Ví dụ caption 1 bài đăng:
Nguyễn Văn Thảo - Lớp 3
#superkid #superkidtuan5
Thời gian thi và nộp bài thi:
Từ ngày 06/09 - 12/09/2021
Tiêu chí chấm bài dự thi SUPER KID
- Phong cách thể hiện:
- Phong thái ấn tượng: Thể hiện sự tự tin, chủ động, tạo ra sự thú vị trong phần trình diễn của mình.
- Giọng điệu ấn tượng: Thí sinh sở hữu giọng nói hay, phát âm tốt, trình bày trôi chảy.
- Nội dung ấn tượng: Thể hiện được sự sáng tạo trong việc triển khai nội dung.
- Hình thức thể hiện:
- Trang phục ấn tượng: Có sự đầu tư về trang phục, khiến tiết mục sinh động và hấp dẫn hơn.
- Bối cảnh ấn tượng: Ngoài nhân vật chính, đây là tiêu chí dành cho sự đầu tư sắp xếp bối cảnh xung quanh (Có thể bối cảnh thật hoặc yếu tố đồ họa, kỹ xảo...).
- Đạo cụ ấn tượng: Sử dụng đạo cụ để minh họa cho phần trình diễn cũng là một điểm cộng rất lớn (Tranh vẽ, ảnh minh hoạ, mind map, màn hình chiếu...).
Cơ cấu giải thưởng:
3 giải Super kid, mỗi giải:
- 1 Voucher trị giá 5 triệu - 4 triệu - 3 triệu tương ứng với lộ trình 6 tháng - 9 tháng - 1 năm khi đăng ký lớp học chính thức tại Pantado.
- 1 Balo cặp sách thương hiệu Pantado trị giá 450.000đ
- Được treo ảnh vinh danh lên fanpage "Pantado - Học tiếng Anh trực tuyến 1 thầy 1 trò" và Group "Học tiếng Anh cùng con" trong 1 tuần.
Cuộc thi được tổ chức đúng vào thời điểm dịch bệnh đang hoành hành nên đây là thời điểm thích hợp nhất để ba mẹ ở nhà và đồng hành cùng con. Hi vọng cuộc thi chính là bước đà hoàn hảo nhất để con sẵn sàng cho một năm học 2021-2022 một cách đầy tự tin và hứng khởi nhất.
#Pantado #Pantado5nam #donghanh #tuonglaiViet #sinhnhat5tuoi #superkid
Trong giao tiếp tiếng Anh, thông thường chúng ta luôn sử dụng từ “Yes” để đồng ý một điều gì đó. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn cuộc trò chuyện của mình trở nên thú vị hơn thì hãy sử dụng những cụm từ khác thay thế “Yes” nhé. Trong bài 15 cách để nói Yes trong tiếng Anh này Pantado xin chia sẻ tới các bạn một số từ thay thế cho từ “Yes” đỡ bị nhàm chán.
>> Xem thêm: Bí quyết đạt điểm cao trong IELTS Speaking
-
Absolutely! (Tất nhiên rồi)
Ví dụ:
A: Doesn’t Sandra look stunning in that hat? (Trông Sandra đội chiếc mũ đó thật đẹp phải không?)
B: Oh, absolutely! I couldn’t agree more. (Ồ, tất nhiên rồi! Tôi không thể đồng ý hơn nữa)
-
Cool (được đấy)
Ví dụ:
A: I’m throwing a party next week for my birthday. Do you want to come? (Tôi sẽ tổ chức tiệc sinh nhật vào tuần tới. Bạn có muốn đến không?)
B: Cool! Sure, I’d love to! (Được đấy! Chắc rồi, tôi sẽ đến!)
>>> Mời tham khảo: Học tiếng anh giao tiếp 1 kèm 1 online
-
Certainly! (Được chứ)
Ví dụ:
A: Could you buy for me a Matcha cake? (Anh mua cho em một chiếc bánh matcha nhé?)
B: Certainly, darling! (Tất nhiên rồi em yêu!)
-
Definitely! (Nhất định rồi)
Ví dụ:
A: Are you going to Da Lat again this summer? (Hè này cậu có định trở lại Đà Lạt không?)
B: Definitely! Without a doubt! (Nhất định rồi! Không nghi ngờ gì!
-
Of course (Tất nhiên rồi)
Ví dụ:
B: Have you written an English essay that the teacher gave us last week yet? (Cậu đã viết một bài luận tiếng Anh mà cô giáo đã giao cho bọn mình vào tuần trước chưa?)
A: Of course, I finished it yesterday. (Tất nhiên rồi, tớ hoàn thành vào ngày hôm qua rồi.)
-
No problem! (Chuyện nhỏ!)
Ví dụ:
A: Could you help me with this please? (Bạn có thể vui lòng giúp tôi việc này không?)
B: Sure, no problem (Ồ Chuyện nhỏ)
-
Ok (Được rồi)
Ví dụ:
A: Shall we go for a walk? (Chúng ta cùng đi bộ nhé?)
B: OK, let's go (được, đi thôi)
-
Okey- dokey ( Ừ chuyện nhỏ!)
Ví dụ:
A: Could you help me to move this box to that corner? (Bạn giúp tôi chuyển cái hộp này ra góc kia được không?)
B: Okey – Dokey! (Okey, chuyện nhỏ thôi mà)
-
Right! (Đúng rồi)
Ví dụ:
A: Is that Ms Hanh? (Có phải cô Hạnh không?)
B: Yes, that's right. (Vâng đúng vậy.)
-
Sound great! (Nghe hay đấy)
Ví dụ:
A: Do you want to go to the shopping this evening? (Cậu có muốn đi xem phim chiều nay không?)
B: Sound great, I'm want to buy a loafer. (Nghe hay đấy, tớ đang muốn mua một đôi giày lười.)
-
Sure! (Chắc chắn rồi!)
Ví dụ:
A: Will you come to my party? (Anh sẽ đến bữa tiệc của tôi chứ?)
B: Sure. Why not? (Chắc chắn rồi, tại sao không?)
-
Totally! (Tất nhiên rồi)
Ví dụ:
A: Do you think that Professor will agree our project? (Cậu có nghĩ rằng Giáo sư chấp thuận đề án của chúng ta không?)
B: Totally, it’s the best in compare with other groups’. (Tất nhiên rồi, nó tốt nhất so với các bản của những nhóm khác.)
-
Right on (Nhất chí luôn)
Ví dụ:
A: I suggest that we should travel by bus. (Tôi gợi ý rằng chúng ta nên đi bằng xe buýt)
B: Right on! (Nhất chí luôn!)
-
By all means (Đồng ý)
(thường được dùng để đáp lại lời xin phép, hỏi ý kiến)
Ví dụ:
A: Can I go out with my friends tonight? (Tôi có thể đi chơi với bạn bè tối nay không?)
B: By all means, but you have to come back before 10 pm. (Được thôi, nhưng bạn phải trở lại trước 10 giờ tối.)
-
You bet! – Đương nhiên rồi! (Trả lời với thái độ say mê, hào hứng)
Ví dụ:
A: What’s an awesome movie! I really love it. Did you enjoy the film? (Quả là là một bộ phim tuyệt vời. Tôi thật sự thích nó. Bạn có thích nó không?)
B: You bet (Tôi cũng vô cùng thích nó.)
Ngoài những 15 trên còn rất nhiều từ khác có thể thay thế cho từ “Yes”. Tùy thuộc vào từng trường hợp bạn có thể sử dụng nó để trả lời, và đương nhiên là nó sẽ thú vị hơn nhiều so với việc bạn chỉ trả lời từ Yes một cách khô khan. Hãy thực hành thật nhiều để có vốn từ vựng phong phú nhé!
Phần thi IELTS Speaking chỉ diễn ra trong vòng 11 – 14 phút trong kỳ thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ - IELTS. Tuy nhiên, nó lại khiến bạn lo lắng nhất vì đây là phần thi kiểm tra về cả từ Vựng, ngữ pháp, sự lưu loát và phát âm của bạn. Vậy có biết quyết nào để giúp bạn chinh phục được ban giám khảo và đạt được điểm cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bí quyết sau đây nhé!
>> Xem thêm: Phân biệt giữa “COME BACK” và “GO BACK”
Khi bạn đọc những bí quyết này, hãy nhớ rằng giám khảo chấm điểm cho bạn về 4 điều:
- Lưu loát và mạch lạc
- Ngữ pháp
- Từ vựng
- Phát âm.
-
Hãy mỉm cười và là chính mình
Vào ngày thi, một trong những cách lớn nhất khiến học sinh làm hỏng điểm số của mình là lo lắng. Khi bạn lo lắng, sẽ khiến bạn phát âm một cách khó khăn hơn, hoặc làm cho câu trả lời không đúng trọng tâm. Do đó, bạn muốn đạt điểm cao thì hãy mỉm cười và sử dụng cảm xúc trong giọng nói của bạn.
Đưa cảm xúc vào giọng nói của bạn giúp giọng nói của bạn lên xuống, được gọi là ngữ điệu, và giúp bạn nhấn mạnh các từ và thông tin quan trọng.
Đây là điều mà giám khảo muốn nghe.
Ngoài ra, khi bạn cười, bạn cần thư giãn, điều này cũng giúp giám khảo có tâm trạng thư giãn hơn.
>>> Mời tham khảo: Học tiếng anh online cho bé
-
Biết người giám khảo muốn gì
Để làm tốt bài thi IELTS Speaking, bạn phải có trình độ tiếng Anh cao, nhưng bạn cũng phải biết giám khảo đang nghe gì trong bài thi Speaking đó.
Do đó, bạn cần phải tìm hieur chi tiết cấu trúc bài thi, vì khi bạn biết cách làm bài thì chiến thắng mới nằm trong tay bạn. Khi bạn biết giám khảo mong đợi điều gì thì lúc đó bạn sẽ trả lời câu hỏi nhanh hơn và dễ dàng hơn.
-
Sử dụng từ vựng thú vị
Nếu bạn muốn đạt điểm cao hơn cho từ vựng, bạn phải sử dụng những từ vựng thú vị, chẳng hạn như tiếng lóng và thành ngữ.
Về cơ bản, giám khảo đang nghe những từ vựng mà bạn không chỉ học từ sách giáo khoa.
Bạn nên sử dụng một số tiếng lóng trong Phần 1 và 2, chẳng hạn như thư giãn ở nhà hoặc đi chơi với bạn bè của tôi .
Ngoài ra, bạn nên học một số thành ngữ dễ phù hợp với Phần 1 và Phần 2, chẳng hạn như những thành ngữ mô tả cảm giác của bạn về điều gì đó. Ví dụ, nếu bạn thích một cái gì đó, bạn có thể nói rằng bạn đang ở trên mặt trăng về nó, hoặc nó khiến bạn xúc động .
Trong Phần 3, tất nhiên, các câu hỏi chính thức hơn, vì vậy vốn từ vựng của bạn nên ở mức độ cao hơn. Ví dụ, khi bạn đưa ra ý kiến của mình, bạn có thể sử dụng các cụm từ như, tôi đồng ý với quan điểm rằng…. hoặc Thành thật mà nói, tôi tin chắc rằng…
-
Sử dụng nhiều từ liên kết
Để đạt điểm cao cho Lưu loát và Mạch lạc, bạn phải sử dụng nhiều từ liên kết khác nhau.
Sử dụng các từ phổ biến hơn trong Phần 1 và 2, chẳng hạn như và, nhưng, cũng, và cả .
Nếu bạn có thể kể một câu chuyện ngắn cho câu trả lời Phần 2 của mình, hãy sử dụng các từ chỉ thời gian như tiếp theo, sau đó, sau đó và cuối cùng.
Trong Phần 3, bạn nên thử và sử dụng các từ và cụm từ liên kết ở cấp độ cao hơn và ấn tượng hơn, chẳng hạn như sau đó, do đó, hơn thế nữa , và hơn thế nữa .
Sử dụng nhiều từ và cụm từ liên kết khác nhau sẽ không chỉ mang lại cho bạn điểm cao về độ trôi chảy và mạch lạc mà còn cả về từ vựng.
-
Luyện nói tiếng Anh
Lời khuyên đơn giản và hợp lý, nhưng đó là một lời khuyên khó khăn.
Như tôi đã nói, để đạt điểm cao trong tất cả các hạng mục của bài thi IELTS Speaking, bạn phải biết giám khảo muốn gì và bạn phải có trình độ tiếng Anh cao.
Bạn phải cho giám khảo thấy rằng bạn có thể tiếp tục nói, không cần tạm dừng quá nhiều và uh và ums.
Do đó, hãy tìm một người bản ngữ để trò chuyện nhằm cải thiện độ trôi chảy tổng thể của bạn và thực hành các câu hỏi kiểm tra Speaking cụ thể.
Điều quan trọng nhất bạn phải làm để đạt điểm cao trong bài thi IELTS Speaking? Mở miệng và SPEAK ENGLISH!!
Với những bí quyết đươc chia sẻ trên chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn phần nào ải thiện được điểm số IELTS Speaking của mình. Chúc bạn thành công với phần thi của mình.
>> Xem thêm: Tiếng anh trực tuyến
Giao tiếp bằng tiếng Anh đang dần trở thành một phần trong công việc, trong học tập và trong cả cuộc sống hàng ngày. Cùng tìm hiểu và học cách đặt câu hỏi tiếng Anh theo chủ đề trong bài viết dưới đây
Đặt câu hỏi theo chủ đề Hobbies: sở thích cá nhân
Mỗi chúng ta đều có một sở thích riêng, trong giao tiếp muốn hỏi sở thích của người khác thường dùng mẫu câu sau:
– What are your hobbies?
– Why do you like your hobbies so much?
– How often do you do these hobbies?
– How long have you been doing these hobbies, and how did you get started?
– What hobbies did you used to have, but now do not?
– Is it important to have hobbies? Why/why not?
>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh online trong thời đại công nghệ 4.0
Chủ đề Time: thời gian
Đây là chủ đề phổ biến và dùng khá nhiều trong giao tiếp:
– How much free time do you usually have?
– How important is time to you?
– If you had more free time, what would you do?
– “Time is money.” Do you agree or disagree? Why?
– How do you feel about time that is wasted?
Chủ đề Sleep: về sự nghỉ ngơi
Dù cho bạn làm bất kỳ công việc gì thì giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng. Một giấc ngủ đủ sâu và đủ thời gian sẽ giúp chúng ta lấy lại năng lượng đã mất của ngày hôm qua.
Hãy nói và học tiếng Anh theo chủ đề bàn luận về giấc ngủ với các câu hỏi mẫu như sau:
– How much sleep do you usually get?
– Why do some people sleep well while other people do not sleep well?
– What do you do when you have trouble sleeping?
– What time do you usually go to sleep? What time do you usually get up?
– Have you ever slept in a strange place that was not a bed?
Đặt câu hỏi theo chủ đề Music: âm nhạc
Âm nhạc là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần
Để học tiếng Anh theo chủ đề âm nhạc, hãy tìm hiểu xem người khác yêu thích Bolero, bạn đam mê Vpop, hay là Rock… bạn nhé!
– What types of music do you like/dislike?
– How do certain kinds of music make you feel?
– What types of music come from your country?
– What’s your favorite song/album/artist?
– What music is popular in your country right now?
First Dates: Học tiếng Anh theo chủ đề ngày hò hẹn đầu tiên
Hãy cùng làm quen và học tiếng Anh theo chủ đề ngày hò hẹn đầu tiên với các câu hỏi như sau:
– How many first dates have you had?
– How do you feel about first dates?
– What is a common first date like in your country?
– What is the best/worst first date experience you’ve ever had?
– What makes a good first date in your opinion?
Chủ đề Work: công việc
Chủ đề tiếng Anh mà mọi người thường dễ dàng chia sẻ lẫn nhau đó chính là nói về công ăn việc làm của mình.
Nếu như trong công sở cũng có người biết nói tiếng Anh, tại sao không cùng họ thử bàn và học tiếng Anh theo chủ đề bàn về công ăn việc làm.
– What work do/did you do?
– How do/did you like the work?
– What is your dream job?
– What work is common in your city/area/country?
– What is your general view about work? Why?
Học tiếng Anh theo chủ đề Food: ẩm thực
Hãy giới thiệu về ẩm thực độc đáo của Việt Nam, hoặc của quê hương bạn để học tiếng Anh theo chủ đề nhé:
– What is your favorite food? Why?
– What food comes from your country?
– How do you feel when you eat food?
– What foods do you dislike? Why?
– Where do you usually get food from?
>>> Mời tham khảo: Cách hỏi thăm sức khỏe bằng Tiếng Anh
Học tiếng Anh theo chủ đề Beautiful: gu thẩm mỹ
Vẻ đẹp (hay gu thẩm mỹ) là một chủ đề bất tận mà có lẽ chúng ta không bao giờ khai thác hết.
Hãy cùng bạn bè khai thác và học tiếng Anh theo chủ đề nói về gu thẩm mỹ nhé:
– What is “beauty”?
– What/who do you consider beautiful?
– What does “inner beauty” mean to you?
– Do you consider artificial beauty (cosmetic surgery) to still be beauty? Why/why not?
– How do you feel about the emphasis that people put on beauty these days?
– What would you tell your children about beauty?
Chủ đề Crime: Tội phạm
Đôi khi bạn sẽ gặp một chủ đề bàn luận về các vấn đề liên quan đến tội phạm. Hãy thử làm quen và học tiếng Anh theo chủ đề nói về tội phạm nhé:
– Is crime a big problem in your city/country?
– Have you ever been a victim of crime?
– What crime is common in your city/country?
– What would you do if you noticed a crime being committed?
– How is the law enforcement in your city/country?
Học tiếng Anh theo chủ đề Love: tình yêu
Bàn luận về tình yêu chắc chắn là một câu chuyện hấp dẫn với các bạn trẻ, cho dù bạn đã trải qua những hạnh phúc nồng nàn hay đau khổ chơi vơi.
Hãy cùng bạn bè nói chuyện về chuyện tình yêu của bạn và của họ để làm quen và học tiếng Anh theo chủ đề tình cảm bạn nhé:
– What is love?
– Who/what do you love?
– What good/bad experiences have you had with love?
– Can you be too young to be in love? Why/why not?
– How do you feel about love?
Chủ đề Goals: mục tiêu của cuộc đời
Tất cả mọi người chúng ta đều có mục tiêu để nhắm tới và phấn đấu.
Cùng học tiếng Anh theo chủ đề nói chuyện về các mục tiêu của cuộc đời nhé:
– What are your current goals in life?
– How do you plan to reach your goals?
– How often do you set goals for yourself?
– What goals have you set and achieved in the past?
– How do you feel when you reach your goals?
Chủ đề Dreams: giấc mơ
Cùng bàn luận về giấc mơ nhé:
– What kinds of dreams do you have?
– What do you think dreams mean?
– How much of your dreams do you remember? Why?
– What is your opinion on premonitions? Are they real?
– What are examples of memorable dreams you have had?
Chủ đề Cooking: nấu ăn
– In your home, who usually cooks?
– How often do you cook?
– How well do you cook? What can you cook well?
– What are the advantages/disadvantages of cooking?
– What food would you like to learn how to cook?
Money: chủ đề tài chính
– How well do you manage your money?
– Why do some people have money problems?
– What are some good ways to make money?
– What would you do if I gave you $20/$2,000/$2,000,000?
– How often do you save money? Why?
Đặt câu hỏi Tiếng Anh theo chủ đề Shopping: Mua sắm
– Do you enjoy shopping? Why/why not?
– What is your favorite shop? Why?
– In your city, where is a good place to go shopping?
– How do you feel about online shopping?
– How do you think shopping will be like in the future?
Plans: chủ đề thói quen làm việc theo kế hoạch.
Lập kế hoạch học tiếng Anh sẽ giúp bạn tránh được cảm xúc xao nhãng. Còn lập kế hoạch trong làm việc sẽ giúp bạn đứng vững trước những khó khăn bất ngờ.
Hãy chia sẽ cùng bạn bè về tầm quan trọng trong vấn đề làm việc và học hành theo kế hoạch nhé.
– How often do you plan things? Why?
– What are your plans for (…) ?
– What are your plans for your English?
– What do you think of this quote? “Having no plan is a plan to fail.”
– Do you have any back-up plans?
Books: chủ đề sách vở
– Do you like books/reading? Why/why not?
– What kind of books do/did you like?
– What is your favorite book? Why?
– What was the last book you read?
– Do you believe reading books/literature is more important than reading stuff online? Why/why not?
Sports: chủ đề thể thao
Hãy nói về bóng đá, bóng chuyền, quần vợt… với những người bạn của mình để có cơ hội trao dồi học tiếng Anh theo chủ đề thể thao nhé:
– Do you like sports? Why/why not?
– How often do you exercise/play sports?
– Did you play any sports as a child?
– What sport/physical activity is popular in your country?
– What is your opinion on professional sports?
Life: chủ đề nói về cuộc sống
Nói chuyện về cuộc sống là một chủ đề đượm màu triết học, nó cần tới sự cảm nhận tinh tế về con người và xã hội.
– What is the meaning of life?
– How is your life going up to this point?
– What do you think happens after life?
– What important life lessons have you learned?
– If tomorrow was your last day to live, what would you do?
Learning:chủ đề học
– How important is learning? Why?
– Besides English, what are you currently learning?
– What things are you good/bad at learning? Why?
– What would you most like to learn?
– What is the most difficult part of learning? Why?
Problems: chủ đề nói về những khó khăn trong cuộc sống
– How do you deal with your problems?
– What problems do you come across in your work or life?
– Do you feel that problems are opportunities? Why or why not?
– What was the last problem you solved and how did you do it?
– “Problems don’t matter. Solutions do.” Do you agree or disagree?
>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt customer và client chính xác nhất
Khóa học Tiếng Anh trực tuyến 1 thầy 1 trò
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Thành ngữ luôn là một trong những nét đặc trưng văn hóa ngôn ngữ của mỗi quốc gia. Những câu thành ngữ hay sẽ giúp bạn có động lực và nguồn cảm hứng hơn để chúng ta hoàn thiện bản thân hơn. Cũng như tiếng Việt thì người bản xứ cũng có nhiều câu thành ngữ tục ngữ riêng. Vì vậy hãy cùng Pantado tìm hiểu về 12 câu thành ngữ quen thuộc của người bản xứ dưới đây nhé!
>> Xem thêm: Phân biệt Excuse me và Sorry
All good things must come to an end (Điều tốt lành nào rồi cũng có lúc phải kết thúc)
Câu này gần với nghĩa của câu “ Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc kết thúc” của người Việt.
Ví dụ:
Living with my family is the best time of my life, but all good things must come to an end. I need to grow up and learn how to live independently.
(Sống cùng gia đình là thời gian hạnh phúc nhất của cuộc đời tôi nhưng cuộc vui nào rồi cũng phải kết thúc. Tôi cần trưởng thành và học cách sống tự lập).
-
Beauty is in the eye of the beholder
(Vẻ đẹp nằm trong mắt kẻ ngắm nhìn)
Câu này có ý nghĩa là mỗi một người đều sẽ có cách nhìn nhận, đánh giá, cảm thụ vấn đề đó khác nhau.
>>> Mời tham khảo: Học tiếng anh với người nước ngoài
Ví dụ:
I think their house is ugly, but they seem to like it. Beauty is in the eye of the beholder.
(Tớ nghĩ ngôi nhà của họ thật xấu xí, nhưng họ có vẻ rất thích nó. Đúng là mỗi người một cách nhìn).
-
A picture is worth a thousand words
(Một bức tranh hơn ngàn lời nói)
Câu này có nghĩa là một bức tranh đơn lẻ cũng có thể diễn đạt được một điều gì đó rất rõ rang, sống động. Câu nói này cũng gần nghĩa với câu “Nói có sách mách có chứng” trong thành ngữ Việt Nam.
Ví dụ:
I wasn’t sure that he loved he, but then I saw how he taking care for her when she was ill last week. A picture is worth a thousand words.
(Tôi không chắc anh ấy yêu cô ấy lắm, nhưng sau đó tôi đã chứng kiến cách anh ấy chăm sóc cô ấy khi bị ốm. Một bức tranh hơn ngàn lời nói).
-
Actions speak louder than words
(Hành động quan trọng hơn lời nói)
Những gì bạn hành động, sẽ tác động đến người khác nhiều hơn là lời nói. Thành ngữ này được sử dụng khi ai đó đưa ra nhiều hứa hẹn tốt đẹp, thậm chí khó tin, nó được dùng như một lời nói thể hiện sự nghi ngờ tính khả thi của lời hứa đó. Họ chỉ thực sự tin khi được tận mắt nhìn thấy hành động.
Ví dụ:
Don’t just tell me you’re going to change. Do it! Actions speak louder than words.
(Đừng có nói với tôi cậu sẽ thay đổi. Hãy làm đi! Hành động quan trọng hơn lời nói).
-
Good things come to those who wait
(Điều tốt đẹp sẽ tới với những ai chờ đợi)
Kiên trì là một trong những yếu tố tiên quyết dẫn đến thành công, người người Việt Nam cũng ghi nhớ câu tục ngữ “Có công mài sắt có ngày nên kim”. Câu tục ngữ này nhắc nhở bạn rằng sự kiên trì sẽ giúp bạn thành công. Nếu bạn kiên trì và biết chờ đợi thì bạn sẽ đạt được những gì bạn muốn.
Ví dụ:
If you are under the gun for a long time, it is certain that you will be promoted. All good things come to those who wait!”
(Nếu bạn chịu được áp lực công việc khủng khiếp trong một thời gian dài, thì chắc chắn bạn sẽ được thăng tiến. Điều tốt đẹp sẽ đến với ai biết chờ đợi!)
>> Mời tham khảo: Học tiếng anh online cho bé
-
Better late than never
(Thà muộn còn hơn không)
Đúng như với ý nghĩa của nó, đó là bạn cần làm đến cùng dù muộn những hãy cố gắng để có kết quả, còn hơn là ban không làm gì.
Ví dụ:
Hello, Mr. Jameson. Here is my final essay. Better late than never, right?
(Chào thầy Jameson. Đây là bài luận cuối cùng của em. Thà muộn còn hơn không thầy nhỉ?)
-
If you play with fire, you’ll get burned
(Chơi với lửa thì sẽ bị bỏng)
Câu này cũng có nghĩa như câu thành ngữ của người Việt “Đừng có đùa với lửa”, nói lên khi gặp tình huống nguy hiểm nào đó nếu như bạn nhúng tay vào thì rất có thể bạn sẽ không có kết cục tốt đẹp.
Ví dụ:
Don’t make him angry. If you play with fire, you’ll get burned.
(Đừng chọc giận anh ta. Đừng có đùa với lửa.)
-
Knowledge is power
(Hiểu biết là sức mạnh)
Câu này nói lên việc bạn càng hiểu biết nhiều thứ thì càng giúp cho bạn phát triển trong tương lại, và nó chính là sức mạnh cho bạn đối với cuộc sống này.
Ví dụ:
When we were kids, our parents taught us how to swim. That knowledge helped me to save my cousin’s life when he was 5 years old. Knowledge is power.
(Khi tôi còn nhỏ, bố mẹ tôi đã dạy tôi bơi. Kiến thức đó đã giúp tôi cứu được em họ tôi hồi 5 tuổi. Kiến thức là sức mạnh.)
-
There is no such thing as a free lunch
(Không có bữa trưa miễn phí)
Trong cuộc sống này không có cái gì là miễn phí cả. Với câu này nó cũng có nghĩa tương tự như câu “Đời không cho không ai cái gì cả” của Việt Nam, moi thứ đều có cái giá của nó cả.
Ví dụ:
His bank gave him $50 for free, but he had to commit to opening a credit card account. There’s no such thing as a free lunch.
(Ngân hàng anh ấy miễn phí 50 USD, nhưng anh ấy phải cam kết mở một tài khoản thẻ tín dụng. Chả có gì là miễn phí.)
-
Practice makes perfect
(Luyện tập tạo nên sự hoàn hảo)
Câu này cũng tương tự như câu “Có công mài sắt có ngày nên kim” như tôi đề cập ở trên. Chỉ cần bạn chăm chỉ luyện tập, thực hành thì sẽ có kết quả tốt. Giống như việc bạn chăm chỉ học tiếng Anh vậy.
Ví dụ:
Don’t give up on learning the Piano. Practice makes perfect.
(Đừng bỏ học Piano. Có công mài sắt có ngày nên kim.)
-
Time is money
(Thời gian là tiền bạc)
Thời gian là thứ quý giá của mỗi con người, nên đừng làm mất thời gian của bạn hay của bất kỳ người nào.
Ví dụ:
I can’t afford to spend a lot of time standing here and talking. Time is money, you know!
(Tôi không đủ khả năng để dành nhiều thời gian đứng đây và nói được. Cậu biết đấy, thời gian là vàng bạc.)
-
A peny saved is a penny earned
(Tiết kiệm được một đồng là kiếm được một đồng)
Với nghĩa đen "một xu tiết kiệm cũng chính là một xu làm ra", câu này khuyên bạn không nên tiêu xài hoang phí.
Ví dụ:
A: Why do you bring your lunch to work with you instead of buying it at a cafe? (Sao cậu lại mang cơm đi làm mà không mua ngoài tiệm?)
B: I’m trying to save money and a penny saved is a penny earned! (Tớ đang cố gắng tiết kiệm tiền, một xu tiết kiệm cũng là một xu làm ra mà).
Như bạn thấy đấy, thành ngữ là một yếu tố quan trọng, góp phần tạo nên sự thú vị. Hy vọng, qua bài viết 12 câu thành ngữ quen thuộc của người bản xứ sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích cho vốn kiến thức ngoại ngữ của mình.
>> Bạn quan tâm: Đăng ký học tiếng anh trực tuyến
Chúng ta đều biết rằng hai từ Excuse me và Sorry đều có nghĩa là xin lỗi. Tuy nhiên, khi bạn giao tiếp với người bản ngữ thì bạn sẽ cảm thấy họ sử dụng hai từ này ở trong các trường hợp khác nhau.Vậy hai từ này cách sử dụng có gì khác, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Phân biệt Excuse me và Sorry như thế nào nhé!
>> Xem thêm: Cách hỏi thăm sức khỏe bằng tiếng Anh với những câu đơn giản
-
Cách sử dụng Excuse me
Excuse me là cụm từ dùng thể hiện thái độ vô cùng lịch sự, tế nhị. Nó có thái độ làm phiền bạn… cho phép tôi; Xin lỗi tôi có thể…; Thứ lỗi cho tôi…; xin phép bạn…
Khi dùng Excuse me ban sẽ nhấn mạnh lúc bạn muốn nhờ, hay hỏi vấn đề gì đó bằng thái độ lịch sự, tôn trọng người khác.
- Excuse me dùng khi bạn muốn thu hút sự chú ý của người khác trong một tình huống lịch sự, nhất là đối với người không quen biết.
Ví dụ:
Excuse me, do you know what time it is? (Xin lỗi, anh có biết mấy giờ rồi không?)
- Excuse me dùng trong việc khi bạn muốn yêu cầu ai đó chuyển vị trí với sắc thái lịch sự.
Ví dụ:
Excuse me, could you let me through? (Xin lỗi, cho tôi qua/ đi nhờ một chút (được không)?)
- Dùng để bày tỏ sự hối lỗi/lấy làm tiếc khi vô tình gây ra việc gì.
Ví dụ:
Did I take your seat? Do excuse me. (Tôi đã chiếm chỗ ngồi của anh sao? Ồ, thành thật xin lỗi).
- Nếu như bạn muốn phản đối ý kiến một cách lịch sự đừng nên dùng Sorry mà hãy dùng excuse me.
Ví dụ:
Excuse me, but I don’t think that’s true. (Xin lỗi, nhưng mình không nghĩ điều đó là đúng.)
- Dùng để lịch sự yêu cầu ai tránh sang một bên để bạn có thể vượt qua họ.
>> Xem thêm: Dạy tiếng anh online cho trẻ em
Ví dụ:
Excuse me, can I just get past? (Xin lỗi, cho tôi qua với?)
- Dùng để nói xin lỗi đã đẩy ai đó hoặc làm điều gì sai.
Ví dụ:
Oh, excuse me. I didn’t see you there. (Ôi, xin lỗi. Mình không nhìn thấy bạn ở đây.)
- Khi bạn muốn ai đó nhắc lại vì không nghe rõ, hãy dùng excuse me.
Ví dụ:
Excuse me, can you repeat what you said? (Xin lỗi, bạn có thể nhắc lại lời đã nói được không?)
-
Cách sử dụng Sorry
Đằng sau cụm "I’m sorry" có thể là các cụm từ, mệnh đề khác nhau nhằm lý giải cho lời xin lỗi.
- Sorry dùng khi bạn cảm thấy có lỗi với một ai đó
Ví dụ:
I’m sorry I behaved in such a childish way. (Anh xin lỗi vì đã hành xử như con nít như thế).
I’m just sorry about all the trouble I’ve caused her. (Tôi chỉ thấy hối lỗi vì tất cả những rắc rối mà tôi đã gây ra cho cô ấy thôi mà).
- Sorry dùng trong trường hợp bạn muốn bày tỏ thái độ buồn, thông cảm với một ai đó vì những việc tồi tệ đã xảy ra với họ
Lưu ý: không sử dụng trước danh từ.
Cấu trúc:
- sorry + that + clause
- sorry + to + verb
Ví dụ:
I’m sorry about your losing your job. (Tôi rất tiếc về chuyện bạn bị mất việc).
- Sorry được dùng khi bạn muốn bày tỏ sự buồn bã hay xấy hổ về những gì ban đã gây ra.
Cấu trúc:
- sorry about + V_ing
- sorry for + V_ing
- sorry that + clause
Ví dụ:
We’re very sorry about the damage to your car. (Chúng tôi rất xin lỗi vì đã làm hư hỏng xe hơi của bạn.)
- Sorry dùng trong trường hợp khi cảm thấy thất vọng hoặc bạn mong muốn có thể thay đổi được nó
Ví dụ:
We’re sorry you weren’t happy with our service. (Chúng tôi rất tiếc vì anh/chị không thấy hài lòng về dịch vụ của chúng tôi)
Bạn có thể phân biệt 2 từ Excuse me và Sorry đơn giản như sau:
-
- Excuse me: làm ai chú ý, bày tỏ sự hối lỗi khi bạn vô tình gây ra điều gì đó, và bạn cần lịch sự yêu cầu ai tránh đường hay lịch sử thể hiện sự bất đồng ý kiến với họ.
- Sorry: dùng để bày tỏ thái độ buồn, thông cảm với một ái đó vì chuyện gì đó đã xảy ra với họ.
Trên đây là toàn bộ cách Phân biệt Excuse me và Sorry, hi vọng qua bào viết này của chúng tôi sẽ giúp các bạn nắm được các chủ điểm của ngữ pháp trong tiếng Anh cơ bản này, và hãy vận dụng thật tốt trong cuộc sống nhé!
>> Mời tham khảo : Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1
Hai động từ “Get” và “Take” có nghĩa gần giống nhau là đều chỉ hành động lấy, đạt láy thứ gì đó, nên có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn. Trong bài viết này Pantado xin chia sẻ về cách dùng Get và Take như thế nào cho đúng.
>> Xem thêm: Cách học ngoại ngữ hiệu quả từ con số 0
Sự giống nhau giữa hai động từ “Get” và “Take”
Sẽ có 4 ví dụ khi động từ “Get” cùng nghĩa với “Take”
Take sick (thường dùng ở miền Nam Hoa Kỳ, ít dùng) và Get sick (đều cùng nghĩa là bị ốm).
Ví dụ:
- He took sick/ill (became ill) = He got sick/ill. (Anh ấy ốm)
- I hope I don’t take ill before final exams=I hope I don’t get sick before final exams (Tôi hy vọng không bị bệnh trước khì thi cuối khóa).
Còn những ví dụ sau thì động từ “Take” giống hoặc gần giống nghĩa với động từ “Get”
- She tried two dresses and took both (Bà ấy thử hai cái váy và mua cả hai) (took = got = bought)
- Where did you get that pretty dress? (Bạn mua cái váy đẹp ấy ở đâu vậy?) (get = buy)
- The goblins will get you if you don’t watch out (Yêu tinh sẽ bắt em nếu em không coi chừng.) (Get trong câu này có thể thay bằng take, grab, capture).
- The child took the flu = the child got the flu (Đứa bé bị cúm (take và get có nghĩa là nhiễm bệnh).
>> Mời bạn tham khảo: Học tiếng anh với người nước ngoài
Sự khác nhau giữa “Get” và “Take”
Động từ “Take”
“Take”: nghĩa là cầm, lấy cái gì đó di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác. Động này dùng để chỉ việc bạn có thể lấy những thứ gì từ người khác, họ có thể sẵn lòng hoặc là không.
“Take” dùng khi hành động đó được thực hiện bởi một chủ thể/ chủ ngữ.
Ví du:
- I’ll take you to the court if you don’t repair my damaged bedroom. (Tao sẽ đưa mày lên tòa nếu như mày không sửa chỗ mày phá hoại trên giường tao)
Được dùng như một ngoại động từ, theo sau bởi tân ngữ.
Động từ “Get”
“Get”: nghĩa là nhận được, thu được. Nó được dùng để thể hiện một hành động nào đó bị động. Sau động từ “Get” cần có tân ngữ đi kèm với nó.
Ví dụ:
- He got the first prize in the singing competition. (Cậu ấy nhận được giải nhất cuộc thi hát)
Ngoài ra động từ “Get” còn được sử dụng như một động từ liên kết (Linking-verb)
Ví dụ:
- He gets embarrassed when you talk about his achievements. (Anh ấy trở nên xấu hổ khi bạn nói về thành tích của anh ấy)
Những trường hợp mà bạn nên sử dụng động từ “Get”
-
“Get” khi dùng với nghĩa là trả thù, trừng phạt
Ví dụ:
I’ll get you for this, you bastard (Tên khốn kiếp, ta sẽ trừng phạt mi về chuyện này)
-
“Get” khi dùng với nghĩa là nhận được (receive, obtain)
Ví dụ:
- I got a letter from my sister this morning (Sáng nay tôi nhận được một lá thư từ chị tôi).
- Who did you hear it from?(Ai cho bạn biết tin ấy?)
- I got it from my brother (Anh tôi cho tôi biết).
-
“Get” khi muốn biểu thị nghĩa nhìn rõ (see better)
Ví dụ:
Come to the window to get a better look at the parade (Hãy lại gần của sổ để thấy cuộc diễn hành rõ hơn).
-
“Get” khi muốn thể hiện sự kiếm được (việc làm) (get a job)
Ví dụ:
She’s just got a job at a law firm (Cô ta vừa kiếm được việc làm ở một tổ hợp luật sư).
-
“Get” khi dùng với nghĩa là gọi (go and fetch)
Ví dụ:
Get a doctor! (Hãy đi gọi bác sĩ ngay!)
-
“Get” khi dùng với nghĩa là đón (pick up)
I have to get my mother from the station (Tôi phải đi đón má tôi ở trạm xe lửa).
-
“Get” khi dùng với nghĩa là trở nên, cảm thấy Get hungry, get bored (thấy đói, thấy chán, become).
Ví dụ:
As you get older, your memory gets worse (Càng già thì trí nhớ càng kém).
My feet are getting cold (Chân tôi đang lạnh).
-
“Get” khi dùng với nghĩa là nhờ ai (cause someone to do something for you)
Ví dụ:
He got his sister to help him with his homework (Anh ta nhờ chị anh giúp anh làm bài tập).
-
“Get” khi dùng với nghĩa là đến bằng phương tiện nào (arrive at)
Ví dụ:
- How did you get here? (Bạn đến đây bằng phương tiện nào?)
- Call me when you get to Washington (Hãy gọi cho tôi khi bạn tới Washington).
“Take” nghĩa khác với “Get” như nào?
Dưới đây sẽ là một số trường hợp khi “Take” khác nghĩa với “Get”:
- Take an enemy fortress (Chiếm pháo đài địch) (capture)
- Your actions took me by surprise (Hành động của bạn làm tôi ngỡ ngàng).
- The doctor told his patient to take a deep breath (Bác sĩ bảo bệnh nhân hít sâu) (inhale).
- We took extra time to do the job properly (Chúng tôi bỏ thêm thì giờ để lo làm công việc cho hoàn hảo). (used more time)
- Instead of driving, you can take the train from Washington to New York. (use the train, go by train) (Thay vì lái xe hơi, anh có thể dùng xe lửa từ Washington đến New York).
- I’ll take your word for it (accept or believe) (Tôi tin lời anh nói).
- She took a dislike to his intrusions (experienced a dislike) (Cô ta cảm thấy không ưa anh ta vì anh tọc mạch vào đời tư của cô).
- You’ve really been taken (cheated) (Bạn bị lừa rồi).
- Don’t forget to take your umbrella (bring along) (Ðừng quên mang theo ô (dù)).
- The nurse took the patient’s temperature (Y tá đo nhiệt độ cho bệnh nhân).
- I’ve had about all I can take from them (Tôi chịu đựng họ hết nổi rồi (put up with, tolerate).
Hy vọng với những thông tin sẽ giúp bạn phân biệt được cách dùng của "get" và "take" cùng cách dùng từ đúng ngữ cảnh. Theo dõi website Pantado để cập nhật nhiều thông tin hữu ích nhé!
>> Xem thêm: Phân biệt come back và go back
QUÉT MÃ QR THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!