Tin tức & Sự kiện
“Want” là động từ được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh ở cả văn nói và văn viết. Vì vậy nắm chắc cấu trúc “Want” và cách sử dụng là một điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Pantado.edu.vn xin chia sẻ với bạn về tất cả cấu trúc “WANT”.
Cách sử dụng “Want”
“Want” có nghĩa là “muốn”. Người ta sử dụng Want để diễn tả việc mong muốn, ý muốn về điều gì đó.
Ví dụ: I want to kiss her (Tôi muốn hôn cô ấy)
Cấu trúc Want
S + want(s) + N (danh từ): Ai đó muốn cái gì
Ví dụ: Voters want answers to these questions
(Những cử tri muốn câu trả lời cho những vấn đề này)
S + want(s) + to + V (động từ): Ai đó muốn làm gì
Ví dụ: I want to hang out with my close friends on the weekend
(Tôi muốn ra ngoài hẹn hò cùng với những người bạn thân của mình vào cuối tuần)
S + want(s) + tên người/tân ngữ + to V: Muốn ai đó làm gì
Ví dụ: My mother wants me to study hard to pass the university entrance exams
(Mẹ tôi muốn tôi học hành chăm chỉ để thi đỗ đại học)
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến cho bé
Cách sử dụng cấu trúc want
Giống như tiếng Việt, một từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh thì “Want” cũng vậy, “Want” có thể được dùng với nhiều ý nghĩa:
“Want” dùng để diễn tả mong muốn
Có lẽ là cách dùng phổ biến nhất của “Want”. Với ý nghĩa này “Want” giữ vai trò là một mệnh đề bổ ngữ và nó quyết định ý nghĩa của toàn bộ câu.
Ví dụ:
- Do you want some coffee? It is very delicious.(Bạn có muốn một chút café không? Nó rất ngon.)
- I’ve been wanting to thank you for helping me. (Tôi muốn cảm ơn bạn vì đã giúp tôi)
Trong những câu trả lời ngắn, chúng ta có thể lược bỏ động từ phía sau và chỉ dùng “want to”
Ví dụ: Elise didn’t go to the cinema with me because she didn’t want to. (Elise không đi xem phim cùng với tôi bởi vì cô ấy không muốn)
“Want” dùng để diễn tả sự cần thiết
Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng cấu trúc “want” + V-ing thể hiện một việc gì đó rất cần thiết, nên được hoàn thành.
Ví dụ:
- I don’t want you coming home so late. (Mẹ không muốn con về nhà muộn như vậy)
- The plants want watering daily. (Những cái cây này cần được tưới nước hằng ngày)
“Want” dùng để đưa ra lời cảnh báo, lời khuyên
Cách dùng này thường được sử dụng trong thì hiện tại đơn hoặc thì tương lai đơn (tương lai đơn ít sử dụng).
Ví dụ:
- What you’ll want to do, you’ll ask my permission first / (Con muốn làm gì thì cần phải hỏi ý kiến của mẹ trước)
- You want to be careful when going out because the pandemic of coronavirus disease is very dangerous (Bạn nên cẩn thận khi ra ngoài bởi đại dịch bệnh vi rút corona rất nguy hiểm)
Chúng ta có thể sử dụng một số “wh-questions” như what, when, whatever, whenever, whoever,… trước “want”.
Ví dụ:
- He will answer whatever question you want to ask (Anh ta sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn muốn hỏi)
- You can take whatever you want (Bạn có thể lấy bất cứ thứ gì bạn muốn)
Lưu ý:
“Want” là một động từ chỉ cảm giác, vì vậy chúng ta thường không dùng “Want” trong các thì tiếp diễn.
Không sử dụng “want” khi trong câu có “that”.
Ví dụ:
- I want that she tells the truth – Câu sai.
- I want her to tell the truth – Câu đúng.
(Tôi muốn cô ấy nói sự thật.)
>>> Mời xem thêm: Cách đọc giờ trong tiếng anh chuẩn xác nhất
Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người khi học bắt đầu nghe tiếng Anh, họ nghe rất nhiều và điều đó rất tuyệt vời. Nhưng sau đó thì họ cảm thấy buồn ngủ và đây cũng là điều đã xảy ra với tôi nó khá là phổ biến đối với những người học ngoại ngữ.
>> Xem thêm: Bí quyết học nghe hiểu tiếng Anh hiệu quả
Làm thế nào để tôi học tiếng Anh không bị buồn ngủ?
Bây giờ, nếu bạn nghĩ về nó là một vấn đề phổ biến thường xảy ra, đó là khi bạn đang ngồi bên trong một nơi nào đó, có thể bạn đang ở trong thư viện, có thể bạn đang ở trong phòng hoặc nhà của bạn. Có thể bạn đang ở trên xe taxi hoặc trên máy bay hoặc xe buýt gì đó. Và bạn đang nghe tiếng Anh, bạn tập trung trong một lúc nhưng sau đó năng lượng của bạn giảm xuống và giảm xuống cuối cùng bạn bắt đầu buồn ngủ.
Và tất nhiên khi năng lượng của bạn giảm xuống bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, bạn đang không thực sự tập trung, bạn không thực sự lắng nghe. Do đó bạn khó có thể học tốt tiếng Anh. Vì vậy, đây là một vấn đề lớn và giải pháp của tôi rất đơn giản đó là: di chuyển cơ thể của bạn.
Tại sao lại cứ bắt buộc bản thân mình ngồi trên ghế và nghe tiếng Anh. Điều đó không cần thiết, hãy ra ngoài và đi bộ. Lấy ipod, lấy điện thoại thông minh của bạn hoặc bất cứ thứ gì có mở được các bài nghe tiếng Anh, sau đó bạn chỉ cần đeo một chiếc tai nghe và ra ngoài. Đi bộ, di chuyển cơ thể khi bạn đang nghe tiếng Anh.
>> Mời bạn tham khảo: Cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả
Điều này giúp ích rất nhiều vì khi bạn di chuyển cơ thể, bạn sẽ tạo ra năng lượng. Bạn tạo ra năng lượng vật chất trong cơ thể của bạn. Điều đó cũng giúp não bạn tỉnh táo, giữ tinh thần tỉnh táo vì bạn đang vận động. Cũng bởi vì bạn có thể nhìn vào rất nhiều thứ khác nhau, bạn có một phong cảnh thú vị để nhìn bạn có thể nhìn mọi người, bạn có thể nhìn các tòa nhà, bạn có thể nhìn vào bất cứ cái gì.
Vì vậy, đôi mắt của bạn đang nhận được một số kích thích, điều này cũng giúp bạn tỉnh táo. Khi bạn ngồi trong phòng nhìn vào cùng một bức tường hoặc cùng một chiếc bàn trong một thời gian dài, tâm trí của bạn sẽ đi vào giấc ngủ. Vì vậy, ra bên ngoài bạn di chuyển cơ thể của bạn tạo ra năng lượng này trong cơ thể của bạn. Nó đánh thức bộ não của bạn và giúp bạn tập trung tốt hơn. Bởi vì bạn có thể tập trung vì bạn có nhiều năng lượng thể chất hơn, bạn thực sự sẽ nghe nhiều hơn và bạn sẽ nghe lâu hơn.
Và do đó, bạn thực sự học được nhiều hơn và học tiếng Anh nhanh hơn. Vì vậy, đừng bao giờ ngồi xuống và ngồi im một chỗ để lắng nghe. Ví dụ, các giáo viên khi giảng dạy trên lớp học, và luôn có khoảng thời gian nghỉ giải lao để cơ thể được thư giãn và hoạt động, cơ thể thêm nhiều năng lượng và không buồn ngủ hay mệt mỏi.
Bởi vì tôi biết điều đó giúp bạn tỉnh táo và sống động giúp não bộ của bạn học tiếng Anh nhanh hơn. Vì vậy, đừng ngồi trên ghế của bạn mọi lúc khi bạn nghe tiếng Anh mà hãy ra ngoài di chuyển và di chuyển khi bạn lắng nghe. Hy vọng với những lời khuyên này sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để tiếp thu những kiến thức khi nghe tiếng Anh.
>> Mời bạn quan tâm: cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả
Mùa thu là một trong những mùa đẹp nhất trong năm với tiết trời mát mẻ và nhiều lễ hội hấp dẫn. Đây cũng là chủ đề quen thuộc trong tiếng Anh, xuất hiện trong thơ ca, văn học và hội thoại hàng ngày. Cùng khám phá hơn 100 từ vựng tiếng Anh liên quan đến mùa thu, giúp bạn trang bị nền tảng từ vựng tiếng Anh ở đa dạng chủ đề.
1. Từ vựng tiếng Anh về thời tiết mùa thu
Từ vựng tiếng Anh về mùa thu
Từ vựng |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Crisp air |
/krɪsp ɛr/ |
Không khí se lạnh, trong lành |
Chilly |
/ˈtʃɪli/ |
Se lạnh, hơi rét |
Cool breeze |
/kuːl briːz/ |
Gió mát lạnh |
Foggy |
/ˈfɒɡi/ |
Có sương mù |
Drizzle |
/ˈdrɪzl/ |
Mưa phùn nhẹ |
Overcast |
/ˈoʊvərkæst/ |
Trời âm u, nhiều mây |
Gusty wind |
/ˈɡʌsti wɪnd/ |
Gió mạnh |
Golden sunlight |
/ˈɡoʊldən ˈsʌnˌlaɪt/ |
Ánh nắng vàng |
Mild temperature |
/maɪld ˈtɛmpərətʃər/ |
Nhiệt độ ôn hòa |
Rain showers |
/reɪn ˈʃaʊərz/ |
Mưa rào |
Frost |
/frɒst/ |
Sương giá |
Dew |
/djuː/ |
Sương đọng trên lá |
Cloudy |
/ˈklaʊdi/ |
Nhiều mây |
Windy |
/ˈwɪndi/ |
Có gió |
Thunderstorm |
/ˈθʌndərˌstɔːrm/ |
Dông bão |
Humid |
/ˈhjuːmɪd/ |
Ẩm ướt |
Autumnal equinox |
/ɔːˈtʌmnəl ˈiːkwɪnɒks/ |
Điểm phân mùa thu |
Indian summer |
/ˈɪndiən ˈsʌmər/ |
Giai đoạn ấm áp bất thường vào mùa thu |
Misty |
/ˈmɪsti/ |
Mù sương |
Dusk |
/dʌsk/ |
Hoàng hôn |
2. Từ vựng tiếng Anh về cảnh vật mùa thu
Từ vựng tiếng Anh về cảnh vật vào mùa thu
Từ vựng |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Autumn foliage |
/ˈɔːtəmn ˈfoʊlɪɪdʒ/ |
Tán lá mùa thu |
Falling leaves |
/ˈfɔːlɪŋ liːvz/ |
Lá rơi |
Maple leaf |
/ˈmeɪpl liːf/ |
Lá phong |
Golden leaves |
/ˈɡoʊldən liːvz/ |
Lá vàng |
Red leaves |
/rɛd liːvz/ |
Lá đỏ |
Bare branches |
/bɛər ˈbræntʃɪz/ |
Cành cây trơ trụi |
Harvest moon |
/ˈhɑːrvɪst muːn/ |
Trăng thu hoạch (nghĩa là trăng rằm gần nhất với thời điểm Thu phân) |
Pumpkin patch |
/ˈpʌmpkɪn pætʃ/ |
Cánh đồng bí ngô |
Cornfield |
/ˈkɔːnfiːld/ |
Cánh đồng ngô |
Scarecrow |
/ˈskeəkrəʊ/ |
Bù nhìn rơm |
Orchard |
/ˈɔːrtʃərd/ |
Vườn cây ăn quả |
Chestnut tree |
/ˈʧɛstnʌt triː/ |
Cây hạt dẻ |
Acorn |
/ˈeɪkɔːrn/ |
Hạt sồi |
Pile of leaves |
/paɪl əv liːvz/ |
Đống lá cây rụng |
Misty morning |
/ˈmɪsti ˈmɔːnɪŋ/ |
Buổi sáng mù sương |
Cozy cabin |
/ˈkoʊzi ˈkæbɪn/ |
Túp lều ấm cúng |
Twilight |
/ˈtwaɪˌlaɪt/ |
Chạng vạng |
Bonfire |
/ˈbɒnfaɪər/ |
Lửa trại |
Haystack |
/ˈheɪˌstæk/ |
Đống cỏ khô |
Scenic trail |
/ˈsiːnɪk treɪl/ |
Đường mòn ngắm cảnh |
>> Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về mùa xuân
3. Từ vựng tiếng Anh về các hoạt động vào mùa thu
Từ vựng |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Apple picking |
/ˈæpl ˈpɪkɪŋ/ |
Hái táo |
Pumpkin carving |
/ˈpʌmpkɪn ˈkɑːvɪŋ/ |
Khắc bí ngô |
Leaf peeping |
/liːf ˈpiːpɪŋ/ |
Ngắm lá mùa thu |
Hiking |
/ˈhaɪkɪŋ/ |
Đi bộ đường dài |
Camping |
/ˈkæmpɪŋ/ |
Cắm trại |
Bonfire night |
/ˈbɒnfaɪər naɪt/ |
Đêm lửa trại |
Hayride |
/ˈheɪraɪd/ |
Đi xe chở cỏ khô |
Corn maze |
/kɔːrn meɪz/ |
Mê cung ngô |
Trick-or-treating |
/ˈtrɪk ɔːr ˈtriːtɪŋ/ |
Đi xin kẹo Halloween |
Football season |
/ˈfʊtbɔːl ˈsiːzn/ |
Mùa giải bóng đá |
Baking pies |
/ˈbeɪkɪŋ paɪz/ |
Nướng bánh |
Drinking hot cider |
/ˈdrɪŋkɪŋ hɒt ˈsaɪdər/ |
Uống rượu táo nóng |
Thanksgiving dinner |
/ˈθæŋksˌɡɪvɪŋ ˈdɪnər/ |
Bữa tối Lễ Tạ Ơn |
Cozy movie |
/ˈkoʊzi ˈmuːvi/ |
Phim tình cảm, ấm cúng |
Sweater weather shopping |
/ˈswɛtər ˈwɛðər ˈʃɒpɪŋ/ |
Mua sắm áo len |
Visiting haunted houses |
/ˈvɪzɪtɪŋ ˈhɔːntɪd haʊzɪz/ |
Thăm nhà ma |
Reading by the fireplace |
/ˈriːdɪŋ baɪ ðə ˈfaɪrˌpleɪs/ |
Đọc sách bên lò sưởi |
Collecting acorns |
/kəˈlɛktɪŋ ˈeɪkɔːrnz/ |
Nhặt hạt sồi |
Jumping in leaf piles |
/ˈʤʌmpɪŋ ɪn liːf ˈpaɪlz/ |
Nhảy vào đống lá rụng |
Drinking pumpkin spice latte |
/ˈdrɪŋkɪŋ ˈpʌmpkɪn spaɪs ˈlɑːteɪ/ |
Uống cà phê hương bí ngô |
Apple picking |
/ˈæp.əl ˈpɪk.ɪŋ/ |
Hái táo |
Pumpkin carving |
/ˈpʌmp.kɪn ˈkɑːr.vɪŋ/ |
Khắc bí ngô |
Trick-or-treating |
/ˌtrɪk.ɔːrˈtriː.tɪŋ/ |
Đi xin kẹo Halloween |
Thanksgiving |
/ˌθæŋksˈɡɪv.ɪŋ/ |
Lễ Tạ Ơn |
Bonfire night |
/ˈbɒn.faɪər naɪt/ |
Đêm lửa trại |
Những từ vựng về các lễ hội và hoạt động vào mùa thu
4. Từ vựng tiếng Anh về thực phẩm mùa thu
Từ vựng |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Pumpkin pie |
/ˈpʌmp.kɪn paɪ/ |
Bánh bí ngô |
Apple cider |
/ˈæp.əl ˈsaɪ.dɚ/ |
Rượu táo |
Roasted chestnuts |
/ˈroʊ.stɪd ˈʧɛs.nʌts/ |
Hạt dẻ nướng |
Butternut squash |
/ˈbʌt̬.ɚ.nʌt skwɑːʃ/ |
Bí hồ lô |
Cranberry sauce |
/ˈkræn.ber.i sɔːs/ |
Sốt nam việt quất |
Caramel apples |
/ˈkær.ə.mel ˈæp.əlz/ |
Táo caramel |
Cinnamon rolls |
/ˈsɪn.ə.mən roʊlz/ |
Bánh quế cuộn |
5. Đoạn văn mẫu tiếng Anh viết về mùa thu
Autumn arrives, carrying the gentle fragrance of nature, blending with the cool, refreshing breeze. The trees along the streets gradually change their leaves, painting a golden hue that stretches like a radiant carpet beneath every step. The autumn sun is no longer as harsh as in summer but soft and warm, filtering through the leaves and casting shimmering light on the ground. The rustling sound of dry leaves underfoot, the faint scent of young green rice in the breeze—all come together to create a peaceful and poetic picture. Autumn is not just a transformation of nature; it is also a moment that slows people down, allowing them to quietly embrace the tenderness of the season.
Dịch:
Mùa thu về mang theo hương thơm dịu nhẹ của đất trời, hòa quyện trong làn gió mát lành. Những hàng cây bên đường dần thay lá, nhuộm lên sắc vàng óng ánh như tấm thảm rực rỡ trải dài theo từng bước chân. Nắng thu không còn gay gắt như mùa hạ, mà dịu dàng, len lỏi qua từng kẽ lá, tạo nên những vệt sáng lung linh trên mặt đất. Tiếng lá khô xào xạc dưới chân, những cơn gió heo may phảng phất mùi cốm mới, tất cả như vẽ nên một bức tranh yên bình và thơ mộng. Mùa thu không chỉ là sự chuyển mình của thiên nhiên, mà còn là khoảnh khắc khiến lòng người chậm lại, lặng lẽ cảm nhận sự dịu dàng của đất trời.
>> Tham khảo: Đoạn văn viết về mùa yêu thích bằng tiếng Anh
5. Kết luận
Trên đây là hơn 100 từ vựng tiếng Anh theo chủ đề mùa thu, giúp bạn mở rộng vốn từ và sử dụng linh hoạt trong giao tiếp hàng ngày. Hãy áp dụng ngay những từ vựng này vào thực tế bằng cách luyện nói, viết hoặc đơn giản là miêu tả những khoảnh khắc mùa thu xung quanh bạn bằng tiếng Anh và lưu lại bài viết này để ôn tập thường xuyên nhé! Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức và khóa học bổ ích khác.
>> Tìm hiểu thêm: Anh ngữ Pantado có tốt không?
Kỳ thi YLE (Young Learners English) là một kì thi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở được hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge tổ chức để đánh giá khả năng và trình độ tiếng Anh của các bé.
Đối tượng dự thi YLE
Kì thi tổ chức cho các bạn nhỏ trong độ tuổi 7-12.
Các bài thi trong kỳ thi YLE được thiết kế riêng cho lứa tuổi thiếu niên với nội dung thú vị, phù hợp với tư duy của trẻ nhỏ.
Kết quả của kỳ thi YLE
Thí sinh hoàn thành kỳ thi YLE sẽ nhận được chứng chỉ tiếng Anh Cambridge. Đây là chứng chỉ được công nhận tại hơn 150 quốc gia trên thế giới và có hiệu lực vĩnh viễn.
Kỳ thi YLE có bao nhiêu cấp độ? Ý nghĩa của từng cấp độ?
Kì thi YLE được chia làm 3 cấp độ:
- Cấp độ dễ nhất là Starters, dành cho thí sinh từ 7-8 tuổi. Đạt được cấp độ này nghĩa là bé đã có thể hiểu được những nội dung tiếng Anh đơn giản trên internet, sách báo, truyền hình và có thể bắt đầu kết bạn với bạn bè quốc tế.
- Cấp độ khó hơn là Movers, dành cho thí sinh từ 8-11 tuổi. Các bé đạt được chứng chỉ Movers có thể hiểu các hướng dẫn, thông báo cơ bản hoặc trò chuyện ngắn bằng tiếng Anh, có thể điền các thông tin cơ bản trong mẫu đơn.
- Cấp độ cao nhất là Flyers, dành cho thí sinh từ 9 -12 tuổi. Các bé đạt trình độ Flyers có thể hiểu những bài viết tiếng Anh đơn giản, nói tiếng Anh về các đề tài quen thuộc, thông hiểu và sử dụng các cụm từ, các lối diễn đạt cơ bản, tương tác với những người nói tiếng Anh khi họ nói chậm và rõ ràng.
Ý nghĩa
- Đối với kỳ thi Cambridge YLE, không có “trượt” hay “đỗ”, tất cả các thí sinh đều sẽ nhận được chứng chỉ tiếng Anh Cambridge như một sự ghi nhận những nỗ lực của các con
- Các bài thi có nội dung xoay quanh các tình huống gần gũi và thực tế hằng ngày để thí sinh dễ dàng liên tưởng
- Các bài thi bao gồm nhiều ngữ điệu, dạng tiếng Anh khác nhau (Anh-Anh, Anh-Mỹ), giúp thí sinh được làm quen và áp dụng bài học vào thực tế
- Các chứng chỉ của kỳ thi được công nhận bởi hơn 150 quốc gia trên thế giới và có hiệu lực vĩnh viễn, mở ra cho các bạn nhỏ cơ hội học tập và việc làm tốt hơn tại nước ngoài tiến bộ của thí sinh sau thời gian học tiếng Anh, từ đó giúp cha mẹ xây dựng lộ trình học tiếng Anh lâu dài cho con
- Bài thi của YLE gồm bài thi 4 kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết, đánh giá khách quan sự
- Kỳ thi là bước đệm cho các bạn nhỏ có thể tiếp tục theo đuổi chương trình tiếng Anh tăng cường của Cambridge, giành các chứng chỉ KET, PET, FCE,…
Tầm quan trọng của chứng chỉ tiếng Anh Cambridge tại Việt Nam
Hiện nay một số trường trung học cơ sở chuyên ngữ và quốc tế tại Việt Nam yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh Cambridge YLE như một điều kiện xét tuyển cần có. Ngoài ra, các bạn nhỏ cũng có thể trau dồi kiến thức qua kì thi này để có thể tự tin đăng kí vào chương trình song bằng Cambridge tại các trường top đầu. Như vậy, ngoài mục đích đánh giá khả năng tiếng Anh, các bạn nhỏ có thể đăng kí dự thi YLE để đạt điều kiện đầu vào các trường chất lượng cao.
Cấu trúc bài thi YLE:
Cấp độ Starters
Thời gian làm bài: 43 – 45 phút
- Nghe: 20 phút (4 phần/20 câu hỏi)
- Đọc và Viết: 20 phút (5 phần/25 câu hỏi)
- Nói: 3-5 phút (4 phần)
Cấp độ Movers
Thời gian làm bài: 60 – 62 phút
- Nghe: 25 phút (5 phần/25 câu hỏi)
- Đọc và Viết: 35 phút (6 phần/35 câu hỏi)
- Nói: 5-7 phút (4 phần)
Cấp độ Flyers
Thời gian làm bài: 72 – 74 phút
- Nghe: 25 phút (5 phần/25 câu hỏi)
- Đọc và Viết: 40 phút (7 phần/44 câu hỏi)
- Nói: 7-9 phút (4 phần)
Cách tính điểm YLE
Cách tính điểm thi Cambridge English được thể hiện qua các biểu tượng hình khiên (Logo của Cambridge)
Điểm tối đa là 5 khiên cho mỗi kỹ năng. Trong đó:
- 15 khiên: Xuất sắc
- 10-14 khiên: Giỏi
- 7-9 khiên: Khá
- Dưới 6 khiên: Cần trau dồi thêm
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các câu chúc Tết tiếng Anh hay và ý nghĩa
Trẻ không thể học trong chế độ chống trả hay bỏ chạy

Quát mắng khiến trẻ cảm thấy không có giá trị
Quát mắng phá vỡ các mối quan hệ

Quát mắng gây ra sự tổn hại
Quát mắng làm mẫu các kỹ năng truyền đạt nghèo nàn
Cần làm gì với cơn giận dữ thay vì chỉ biết la mắng?
Từ trước đến nay khi học tiếng Anh thường chúng ta sẽ tập trung nhiều vào học ngữ pháp, từ vựng mà không quan tâm nhiều đến phát âm. Phát âm là một phần quan trọng trong tiếng Anh. Vậy tại sao bạn cần học tốt phát âm tiếng Anh?
Phát âm là tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá khả năng của bạn
Khi giao tiếp với người khác bên cạnh ngôn ngữ cơ thể, thanh âm mà bạn phát ra khi nói ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc hội thoại. Tùy theo chủ đề đang bàn luận mà âm sắc nên trầm hay bổng, âm lượng nên điều chỉnh lớn hay nhỏ cho phù hợp. Và điều cấm kỵ nhất có lẽ là phát âm không chuẩn hoặc có phần vùng miền sẽ cản trở đối phương lắng nghe.
Khi bạn nói chuyện với một người, người nghe có thể sẽ không để ý đến hạn chế từ vựng hay những lỗi ngữ pháp bạn mắc phải. Nhưng họ sẽ nhận ra ngay lập tức rằng phát âm của bạn là tốt hay yếu. Nếu phát âm của bạn kém, họ sẽ nghĩ tiếng Anh của bạn không tốt.
Phát âm là phần quan trọng nhất của giao tiếp
Khi học giao tiếp tiếng Anh bạn nên học phát âm đầu tiên. Ban đầu bạn có thể sử dụng các từ đơn giản để nói những gì bạn muốn nói. Với phát âm thì lại không có khái niệm phát âm đơn giản, nếu bạn phát âm không tốt thì nó là không tốt. Và hậu quả của việc phát âm kém là không ai hiểu bạn nói gì cả.
Rất nhiều người có từ vựng và ngữ pháp tốt, nhưng khi giao tiếp với người nước ngoài vẫn là một thảm họa. Mỗi khi nói một câu người khác lại phải hỏi lại rất nhiều lần Gì? Gì? Gì? Rồi họ phải lặp lại câu đó để chắc chắn rằng người đối diện nói như vậy.
>>>Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh miễn phí với người nước ngoài
Bạn luôn mắc sai lầm khi nghĩ mình chỉ cần học giao tiếp tiếng Anh
Nhiều người khi học tiếng Anh thường hay nói: "Tôi không cần phải học cách phát âm. Tôi chỉ muốn giao tiếp bằng tiếng Anh". Bởi họ nghĩ rằng họ có thể học giao tiếp tiếng Anh ngay vì họ có thể giao tiếp với giáo viên và học viên khác.
Nhưng bạn đã mắc sai lầm! Bạn phải nhớ rằng:
- Có thể giáo viên của bạn đã được nghe tiếng Anh không chuẩn trong nhiều năm. Họ có thể hiểu được nó dễ dàng so với người bản ngữ.
- Các học viên khác trong lớp học sẽ nói tiếng Anh như bạn và họ làm cho những sai lầm tương tự. Vì vậy các học viên rất dễ dàng hiểu nhau.
Để đánh giá được chính xác khả năng phát âm của bạn đến đâu, hãy nói chuyện với người bản ngữ. Thật không may nếu như bạn cứ nghĩ rằng mình giao tiếp tốt chỉ từ việc có thể nói chuyện với giáo viên và bạn học, đến khi nói với người nước ngoài thì họ lại rất khó hiểu bạn.
Chỉ giao tiếp được vẫn là chưa đủ
Có thể bạn giao tiếp được với người nước ngoài, và đôi bên đều hiểu nhau. Nhưng có bao giờ bạn tự xem xét xem giọng của mình có dễ nghe, phát âm đã chuẩn. Giống như ta cứ dùng giọng địa phương, giọng bản địa để nói thì người nghe thực sự cũng phải cố gắng rất nhiều mới có thể hiểu được. Cuộc trò chuyện sẽ vô cùng căng thẳng khi người nghe phải cố hiểu bạn đang nói gì. Họ sẽ không có hứng thú khi nói chuyện với bạn. Bạn nghĩ sao nếu người nghe là đối tác kinh doanh bạn muốn hợp tác.?
Các bạn nên học về các phiên âm chuẩn quốc tế Tiếng Anh để phát âm càng chuẩn hơn nữa. Hi vọng với chia sẻ nhỏ này, các bạn sẽ có thêm lý do và động lực để chú tâm học phát âm Tiếng Anh
>>> Mời xem thêm: Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc
Với xu hướng hội nhập và phát triển, tiếng Anh ngày càng trở nên quan trọng và cấp thiết . Nhưng để bắt đầu học tiếng Anh từ đầu thì không phải đơn giản. Nhiều người đã thử nhiều cách và rồi kết thúc sớm vì không tìm được phương pháp phù hợp. Hiểu được điều đó Trung tâm Anh ngữ Pantado xin được mách bạn bí quyết học tiếng Anh từ con số 0 hiệu quả.
Hãy đọc mọi thứ mà bạn có thể đọc
Bạn hãy cố gắng đọc tất cả mọi thứ như mẫu báo, mẩu chuyện, băng rôn, áp phích,... những tin tức bằng tiếng Anh. Không cần phải biết hết mọi từ, bạn đọc những từ bạn biết và thử dịch qua xem nào. Đây là cách giúp bạn học tiếng Anh khá hiệu quả bạn sẽ làm quen dần với các từ ngữ mới.
Chủ động ghi chép lại các từ mới
Bạn hãy chủ động ghi chép tất cả các từ mới, đừng bỏ qua vì thấy mình hiểu nghĩa của nó rồi. Hãy tập ghi nó lại một cách chi tiết từ cách phát âm, loại từ, cách sử dụng để bạn không thể quên từ đó được và có thể lấy ra dùng thường xuyên.
Học trên các kênh dạy tiếng Anh trực tuyến miễn phí
Có rất nhiều kênh để học tiếng Anh trực tuyến miễn phí bạn có thể tìm hiểu … Hoặc có thể tìm và học trên Youtube. Bạn cũng có thể tìm những video clip dạy cách phát âm để luyện các âm tiết mình phát ra được chuẩn. Tránh việc học nhiều nhưng khi mở miệng ra nói một chữ tiếng Anh lại mang âm điệu của tiếng Việt.
Thường xuyên nói chuyện với mọi người bằng tiếng Anh
Bạn sẽ không sử dụng thành thạo 1 ngôn ngữ mới nếu như bạn không sử dụng nó thường xuyên. Nhất là với tiếng Anh, bạn cần phải nói nhiều hơn. Ban đầu việc nói sẽ gặp khó khăn vì bạn không có từ vựng, lo lắng về ngữ pháp. Nhưng dần dần bạn sẽ quen với điều đó. Hãy bắt đầu từ những câu đơn giản nhất.
Luyện tập với bạn bè của mình
Bạn nên tìm một người bạn đồng hành cùng mình học tiếng Anh. Trao đổi về từ vựng bạn đã học được, cũng như cùng trò chuyện về những chủ đề trong cuộc sống bằng tiếng Anh. Thậm chí là đóng phim và hát bằng tiếng Anh.
Đặt thật nhiều câu hỏi
Bạn hãy thoải mái đặt thật nhiều câu hỏi khi nghe một câu tiếng Anh? Những thắc mắc như tại sao họ lại dùng cách phát âm “s” mà không phải là “es”. Hay tại sao họ dùng từ vựng này mà không dùng từ vựng kia. Hay khi nói chuyện với người nước ngoài, hãy tự hỏi bản thân tại sao mình nói mà người ta không hiểu. Mình đang gặp vấn đề gì? Đặt ra những câu hỏi và giải quyết nó là cách học khôn ngoan nhất.
Luyện nghe thông qua những câu chuyện từ một người nổi tiếng bạn thích
Khi bạn thấy thích thú và quan tâm gì đó bạn sẽ tìm hiểu nó một cách hiệu quả hơn. Chính vì vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tìm cho mình một idol để nghe tiếng Anh nhiều hơn. Việc thích idol đó vừa giúp bạn học tốt lại có thể giải trí. Vì chẳng phải khi xem được idol của mình bạn sẽ cảm thấy tràn đầy năng lượng hơn sao?
Bắt đầu với những thứ thực sự cần thiết với bạn
Đối với người học tiếng Anh từ con số 0, bạn bắt buộc phải biết được mình thực sự cần gì. Vì việc bắt đầu sẽ rất khó khăn, nếu bạn đang cần từ A nhưng lại bắt đầu từ Z thì sẽ rất khó. Hãy tìm những bài test trình độ tiếng Anh trên mạng để xem bạn đang ở trình độ nào. Bạn tốt chỗ nào? Và yếu điểm nào? Biết được những thứ cần thiết sẽ giúp bạn tập trung tốt hơn vào việc học của mình.
Học sâu nhớ lâu
Đây là bí quyết đơn giản nhất và quan trọng nhất. Bạn cần kiên trì bỏ ra khoảng thời gian để dành cho việc học và luyện tập. Tuy chậm nhưng chắc, với người học Tiếng Anh từ con số 0 thì mỗi ngày chỉ cần bạn học khoảng 4-5 từ nhưng phải hiểu rõ cách phát âm, ý nghĩa mỗi từ, vận dụng các từ vào các ngữ cảnh phù hợp và ghép vào câu nói hàng ngày. Từ đó, dần dần tăng số lượng cần học lên nhiều hơn.
Mỗi người có một khả năng tiếp thu khác nhau, hy vọng với các bí quyết chúng tôi đã chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn học một cách nhanh nhất có thể.
>>> Mời xem thêm: Dạy bé học tiếng Anh qua con vật
Học từ vựng tiếng Anh là vấn đề muôn thuở mà bạn phải gặp khi học ngoại ngữ. Với người học chắc là các bạn đã tìm rất nhiều cách ghi nhớ các từ vựng. Tuy nhiên, nó vẫn khiến bạn gặp nhiêu rắt rối vì rất dễ quên, dù đã chăm chỉ học các từ. Trong bài viết này Pantado xin chia sẻ một số cách học thuộc từ vựng tiếng Anh mà bạn sẽ không bao giờ quên được. Mời bạn tham khảo!
Làm thế nào để chúng ta ghi nhớ các từ?
Nhưng có một bí quyết để ghi nhớ các từ vựng ! Bí quyết là sử dụng trí nhớ của bạn một cách thông minh. Bộ não của chúng ta có hai loại trí nhớ khác nhau: trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
>> Xem thêm: 10 cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng nghe
Khi bạn lần đầu tiên học một từ mới, từ đó sẽ được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn của bạn. Nhưng trí nhớ ngắn hạn của bạn nhỏ. Nó không có nhiều chỗ cho thông tin. Đó là bởi vì nó luôn phải học những điều mới!
Vì vậy, để đảm bảo bạn nhớ lâu một từ mới sau khi học, bạn phải chuyển thông tin đó từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn . Bộ nhớ dài hạn có nhiều chỗ hơn - thậm chí có thể là không giới hạn! Nó có thể lưu trữ nhiều thứ.
Dưới đây là một số cách để chuyển từ mới vào trí nhớ dài hạn. Khi bạn sử dụng những phương pháp này, bạn sẽ nhớ các từ rất lâu sau khi bạn học chúng.
4 Mẹo giúp bạn ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh
1. Đặt từ mới vào một cụm từ hoặc câu
Có thể khó nhớ một từ duy nhất. Bạn phải biết bối cảnh cho nó! Tức là bạn phải biết từ đó thuộc hoặc phù hợp với các từ khác ở đâu. Tìm hoặc tạo thành một câu hoặc một cụm từ có từ mới đó và bộ não của bạn sẽ có thể nhớ nó dễ dàng hơn, vì nó phù hợp với ngữ cảnh lớn hơn. Ví dụ, bạn có thể học từ vựng mới từ các thành ngữ, cụm từ hoặc câu trích dẫn!
Ví dụ:
“Play the devil’s advocate” – English idiom Chơi trò bênh vực quỷ dữ
“Life is a long lesson in humility.” – James M. Barrie Cuộc sống là một bài học dài về sự khiêm tốn
>> Mời tham khảo: kinh nghiệm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
2. Nhóm các từ tương tự lại với nhau trong danh sách
Lập danh sách từ vựng gồm các từ có nghĩa tương tự. Bộ não của bạn sẽ kết nối các từ tương tự với nhau khi bạn nghiên cứu toàn bộ danh sách!
3. Viết định nghĩa của riêng bạn
Đừng chỉ ghi nhớ định nghĩa bạn tìm thấy trong từ điển cho một từ mới. Đảm bảo rằng bạn hiểu định nghĩa và sau đó viết định nghĩa đó bằng từ ngữ của riêng bạn. Bạn sẽ nhớ nó tốt hơn!
4. Thực hành theo một khuôn mẫu: Thực hành mỗi ngày, sau đó một lần một tuần, sau đó một lần một tháng
Khi bắt đầu, hãy xem lại danh sách từ vựng của bạn mỗi ngày. Sau đó, không học nó trong cả tuần, và xem những gì bạn nhớ! Nếu bạn chia đều thời gian khi học, bạn sẽ giúp não bộ của bạn tìm ra những từ mới từ trí nhớ dài hạn của bạn.
>> Mời bạn quan tâm: Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1
Bạn muốn tìm một số từ vựng mới để học? Xem danh sách phát trên YouTube để biết các video mà bạn có thể quan tâm. Bạn có thể học một từ mới mỗi ngày với danh sách các từ vựng theo chủ đề của chúng tôi . Hoặc tìm một chương trình về chủ đề mà bạn quan tâm như trò chơi , tiếng Anh cho công việc , thời tiết , sơ cứu , hoặc hơn thế nữa ! Viết ra những từ mới bạn nghe được. Sau đó tra cứu chúng trong từ điển và thêm chúng vào danh sách từ vựng của bạn.
Bạn có cách học thuộc từ vựng tiếng Anh khác không? Bạn đã học được những từ vựng thú vị nào? Hãy cho chúng tôi biết nhé!