Từ vựng thông dụng

Có thể bạn chưa biết? Những câu danh ngôn tiếng Anh có ý nghĩa sâu sắc

Tiếng Anh thật sự là một ngôn ngữ thú vị, có những câu dù chỉ vài ba từ nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa sâu sắc sau đây Pantatdo chia sẻ cho các bạn một số từ mời bạn đọc bài.



Life is like a camera. You focus on what’s important, capture the good time, develop from the negative and if things don’t work out, take another shot.

Cuộc sống giống như một chiếc máy quay. Bạn tập trung vào những gì quan trọng, ghi lại khoảnh khắc đẹp, rửa ảnh khỏi tiêu cực và nếu mọi thứ không hoàn hảo, hãy chụp một bức ảnh mới.

Life is like a camera

 

If you want something you never had, you have to do something you’ve never done.

Nếu bạn muốn đạt được điều gì đó bạn chưa từng có, hãy làm điều gì đó bạn chưa từng làm.

If you want something you never had

 

One of the most courageous decisions you’ll ever make is to finally let go of what is hurting your heart and soul.

Một trong những quyết định dũng cảm nhất trong cuộc đời là buông bỏ những thứ đã làm tổn thương trái tim và tâm hồn bạn.

One of the most courageous decisions you’ll ever make is to finally let go of what is hurting your heart and soul

 

You can’t start the next chapter of your life if you keep re-reading the last one.

Bạn không thể bắt đầu một chương mới của cuộc đời nếu cứ đọc đi đọc lại chương cũ.

You can’t start the next chapter of your life if you keep re-reading the last one

 

I am thankful for all those difficult people in my life. They have shown me exactly who I do not want to be.

Tôi biết ơn những người khắc nghiệt từng xuất hiện trong cuộc đời. Họ cho tôi biết chính xác rằng mình không muốn trở thành ai.

I am thankful for all those difficult people in my life

 

Everyday is a chance to change your life.

Mỗi ngày là một cơ hội thay đổi cuộc đời của bạn.

Everyday is a chance to change your life

 

Beautiful thing don’t ask for attention.

Những thứ xinh đẹp không cần phải cố gắng gây chú ý.

 

This world is a jungle. You either fight or run forever.

Thế giới này chính là một khu rừng nhiệt đới. Bạn có thể chiến đấu hoặc chạy trốn suốt đời.

This world is a jungle

 

Life’s not meant to be lived in one place.

Hãy dịch chuyển nhiều nhất có thể, xa nhất có thể và lâu nhất có thể. Cuộc sống đâu có nghĩa là chỉ ở một nơi.

.

 

In life, you’re going to be left out, talked about, lied to, and used, but you have to decide who’s worth your tears and who’s not.

Trong cuộc đời, bạn sẽ bị bỏ rơi, bị bàn tán, bị lừa dối, bị lợi dụng, nhưng bạn phải quyết định ai là đáng và không đáng để bạn rơi nước mắt.

In life, you’re going to be left out, talked about, lied to, and used, but you have to decide who’s worth your tears and who’s not

 

If only our eyes saw souls instead of bodies how very different our ideals of beauty would be.

Giá mà đôi mắt của chúng ta có thể nhìn thấy tâm hồn thay cho vẻ ngoài, tiêu chuẩn vẻ đẹp sẽ khác đi như thế nào.

If only our eyes saw souls instead of bodies how very different our ideals of beauty would be

Pantado chia sẻ cho bạn 10 phương pháp ghi nhớ từ vựng mà bạn có thể không biết.

Học ngoại ngữ là sự thiết lập một nguồn từ vựng nhất định trong não và sử dụng chúng đúng ngữ cảnh. Việc sở hữu một lượng lớn từ vựng sẽ giúp bạn rất nhiều trong giao tiếp bằng tiếng Anh. Các nhà tâm lý học về trí nhớ đã đưa ra khoảng 7 nhân tố cơ bản giúp con người dễ dàng gợi nhớ mọi thứ nói chung và từ vựng trong ngoại ngữ nói riêng

>> Mời bạn quan tâm: Bộ từ vựng về dụng cụ nhà bếp

 

Phương pháp ghi nhớ từ vựng tiếng Anh

 

1. Chọn từ vựng gây “sốc”

Khi đối diện với một từ đặc biệt gây sốc với bạn tức là từ đó tạo cho bạn những cảm xúc mạnh mẽ thì bạn sẽ nhớ nó hơn hết thảy những từ mới khác.

 

2. Chọn từ vựng có tính chất hài hước

Từ có tính hài hước tức là nó tạo cho bạn cảm giác buồn cười. Những kiểu từ đó cũng rất dễ đi vào trí nhớ của người học.

 

3. Học từ vựng kèm với âm nhạc

Khi học từ vựng nếu từ đó được đặt trong những đoạn có vần điệu thì cũng rất dễ nhớ và dễ đi vào tâm trí người học. Đó là lý do tại sao người ta thường kết hợp học tiếng Anh qua các bài hát. Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng bắt gặp một từ ngẫu nhiên nào trong các bài hát. Vì thế người học ngoại ngữ hãy mạnh dạn hát lên những từ, cụm từ với âm điệu riêng do chính bạn sang tạo ra. Học hát những bài hát đơn giản với mục tiêu ngôn ngữ.

 

Học từ vựng tiếng Anh qua bài hát

 

4. Học từ ngữ với ý nghĩa riêng với bản thân

Từ những thông điệp được chuyển tải bởi giáo viên hoặc trong sách giáo khoa, bạn hãy chuyển chúng thành những thông điệp có ý nghĩa riêng với bản thân hoặc có liên kết với chính bạn. Điều này rất quan trọng

Hãy biến chúng thành kinh nghiệm riêng, môi trường riêng, thế giới riêng của chính bạn.

 

5. Từ ngữ có tính phát hiện

Từ ngữ đó là do bạn tự mình khám phá nghĩa là bạn tự tìm thấy nó qua bài đọc, qua những lần nhìn lướt net hoặc qua những lúc khó khăn trong quá trình học ngoại ngữ. Khi gặp những từ như thế này bạn nên đoán nghĩa của chúng trước khi tra từ điển. Bạn hãy tiến thêm một bước nữa là hãy tập đặt những câu đơn giản có sử dụng đến những từ mới đó.

 

6. Kết hợp từ vựng với hình ảnh

 

Đừng chỉ nên thiết lập một từ điển song ngữ trong đầu., việc đó sẽ khiến bạn phản ứng chậm trong khi giao tiếp vì đầu óc bạn còn bận dịch lại ý tưởng bằng tiếng Việt hiện ra trong đầu. Hãy rèn luyện khả năng liên kết trực tiếp khái niệm với thuật ngữ tiếng Anh tương ứng hay nói cách khác tập tư duy bằng tiếng Anh. Bạn chỉ có thể sử dụng tiếng một cách trôi chảy và mạch lạc khi khả năng trên đã trở thành kỹ năng. Đây là một phương pháp giảng dạy và học từ mới hiệu quả.

 

7. Đọc những tài liệu đáng tin cậy

 

Hãy bắt đầu bằng những chủ đề mà bạn hứng thú trên Internet, hoặc thư viện với mục đích học từ vựng. Đọc là một con đường quan trọng để mở rộng vốn từ. Bạn sẽ tìm thấy rất nhiều thú vị qua việc đọc.

Ngày nay là thời đại của Internet và máy nghe nhạc Ipod. Bạn có thể download những bản ghi âm của những bài thơ, thành ngữ, những bài diễn văn chính trị hoặc bất cứ thứ gì trong mục tiêu học ngôn ngữ của bạn và ở trình độ thích hợp. Bạn có thể nghe chúng mọi nơi, mọi lúc. Qua đó, bạn vừa nâng cao được kỹ năng nghe, vừa cải thiện được vốn từ vựng của mình.

 

Chúc các bạn thành công!

Nếu bạn muốn học Tiếng Anh trực tuyến với người nước ngoài bạn cũng có thể tham khảo thêm nhiều phương pháp học tập mới nhất tại website PANTADO nhé !

 

 

Bộ từ vựng tiếng Anh về dụng cụ nhà bếp

Nhà bếp được xem là hậu cung đóng vai trò rất quan trọng và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Để có được những món ăn ngon không chỉ cần mỗi nguyên liệu nấu mà chúng ta cần phải có một căn bếp trong đó chứa nhiều dụng cụ nấu ăn. Do đó, trong bài viết này chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn về bộ từ vựng tiếng Anh dụng cụ trong nhà bếp. Hãy theo dõi ngay nhé.

Xêm thêm

            >>   Kỳ thi IELTS là gì? Đây là những gì bạn cần biết về nó

          >>  có nên học tiếng anh trực tuyến
 

 

Bộ từ vựng tiếng Anh dùng trong nhà bếp

 

1. Từ vựng về dụng cụ nhà bếp

Dù chúng ta đã biết hết các loại dụng trong nhà bếp với tiếng mẹ đẻ của mình, nhưng với ngôn ngữ tiếng Anh thì sao. Hãy cùng chúng tôi khám phá các loại dụng cụ trong nhà bếp bằng tiếng Anh ngay nhé, để xem có những loại dụng nào hỗ trợ cho các bà nội trợ nấu được một bữa ăn hoàn chỉnh nhé.
 

  • Apron: Tạp dề
  • Kitchen scales: Cân thực phẩm
  • Pot holder: Miếng lót nồi
  • Broiler: Vỉ sắt để nướng thịt
  • Grill: Vỉ nướng
  • Oven cloth: Khăn lót lò
  • Oven gloves: Găng tay dùng cho lò sưởi
  • Tray: Cái khay, mâm
  • Kitchen roll: Giấy lau bếp
  • Frying pan: Chảo rán
  • Steamer: Nồi hấp
  • Saucepan: Cái nồi
  • Pot: Nồi to
  • Spatula: Dụng cụ trộn bột
  • Kitchen foil: Giấy bạc gói thức ăn
  • Chopping board: Thớt
  • Corer: Đồ lấy lõi hoa quả
  • Tea towel: Khăn lau chén
  • Burner: Bật lửa
  • Washing-up liquid: Nước rửa bát
  • Scouring pad/ scourer: Miếng rửa bát
  • Bottle opener: Cái mở chai bia
  • Corkscrew: Cái mở chai rượu
  • Colander: Cái rổ
  • Grater/ cheese grater: Cái nạo
  • Mixing bowl: Bát trộn thức ăn
  • ​Rolling pin: Cái cán bột
  • Sieve: Cái rây
  • Tin opener: Cái mở hộp
  • Tongs: Cái kẹp
  • Whisk: Cái đánh trứng
  • Peeler: Dụng cụ bóc vỏ củ quả
  • Knife: Dao
  • Carving knife: Dao lạng thịt
  • Jar: Lọ thủy tinh
  • Jug: Cái bình rót
  • Chopsticks: Đũa
  • Spoon: Thìa
  • Dessert spoon: Thìa ăn đồ tráng miệng
  • Soup spoon: Thìa ăn súp
  • Tablespoon: Thìa to
  • Teaspoon: Thìa nhỏ
  • Wooden spoon: Thìa gỗ
  • Fork: Dĩa
  • Crockery: Bát đĩa sứ
  • Plate: Đĩa
  • Cup: Chén
  • Saucer: Đĩa đựng chén
  • Bowl: Bát
  • Glass: Cốc thủy tinh
  • Mug: Cốc cà phê
  • Whisk: Cái đánh trứng
  • Washing-up liquid: Nước rửa bát
  • Tray: Cái khay, mâm
  • Tongs: Cái kẹp
  • Tin opener: Cái mở hộp
  • Tea towel: Khăn lau chén
  • Steamer: Nồi hấp
  • Spatula: Dụng cụ trộn bột
  • Sieve: Cái rây
  • Scouring pad/ scourer: Miếng rửa bát
  • Saucepan: Cái nồi
  • Rolling pin: Cái cán bột
  • Pot: Nồi to
  • Pot holder: Miếng lót nồi
  • Peeler: Dụng cụ bóc vỏ củ quả
  • Oven gloves: Găng tay dùng cho lò sưởi
  • Oven cloth: Khăn lót lò
  • Mixing bowl: Bát trộn thức ăn​
  • Knife: Dao
  • Kitchen scales: Cân thực phẩm
  • Kitchen roll: Giấy lau bếp
  • Kitchen foil: Giấy bạc gói thức ăn
  • Jug: Cái bình rót
  • Jar: Lọ thủy tinh
  • Grill: Vỉ nướng
  • Grater/ cheese grater: Cái nạo
  • Frying pan: Chảo rán
  • Corkscrew: Cái mở chai rượu
  • Corer: Đồ lấy lõi hoa quả
  • Colander: Cái rổ
  • Chopping board: Thớt
  • Carving knife: Dao lạng thịt
  • Burner: Bật lửa
  • Broiler: Vỉ sắt để nướng thịt
  • Bottle opener: Cái mở chai bia

Ngoài ra còn có rất nhiều từ vựng khác nói về chủ đề nhà bếp như:

 

Thiết bị ở nhà bếp

 

Bộ từ vựng tiếng Anh dùng trong nhà bếp

 

  • Toaster: Máy nướng bánh mỳ
  • Toaster: Lò nướng bánh mì
  • Stove: Bếp nấu
  • Sink: Bồn rửa
  • Rice cooker: Nồi cơm điện
  • Refrigerator/ fridge: Tủ lạnh
  • Pressure = cooker: Nồi áp suất
  • Oven: Lò nướng
  • Mixer: Máy trộn
  • Microwave: Lò vi sóng
  • Kettle: Ấm đun nước
  • Juicer: Máy ép hoa quả
  • Garlic press: Máy xay tỏi
  • Freezer: Tủ đá
  • Dishwasher: Máy rửa bát
  • Coffee maker: Máy pha cafe
  • Coffee grinder: Máy nghiền cafe
  • Cabinet: Tủ
  • Blender: Máy xay sinh tố

 

Dụng cụ ăn uống

  • Wooden spoon: Thìa gỗ
  • Teaspoon: Thìa nhỏ
  • Tablespoon: Thìa to
  • Spoon: Thìa
  • Soup spoon: Thìa ăn súp
  • Soup ladle: Cái môi (để múc canh)
  • Saucer: Đĩa đựng chén
  • Plate: Đĩa
  • Mug: Cốc cà phê
  • Glass: Cốc thủy tinh
  • Fork: Dĩa
  • Dessert spoon: Thìa ăn đồ tráng miệng
  • Cup: Chén
  • Crockery: Bát đĩa sứ
  • Chopsticks: Đũa
  • Bowl: Bát

 

Trạng thái món ăn

  • Fresh: Tươi, tươi sống
  • Rotten:  Thối rữa, đã hỏng
  • Off: Ôi, ương
  • Stale: Cũ, để đã lâu
  • Mouldy: Bị mốc, lên meo
  • Tender: Không dai, mềm
  • Tough: Dai, khó cắt, khó nhai
  • Under-done: Chưa thật chín, tái
  • Over-done or over-cooked: Nấu quá lâu; nấu quá chín

 

Mùi vị thức ăn

  • Tasty: Ngon, đầy hương vị
  • Sweet: Ngọt, có mùi thơm
  • Spicy: Cay
  • Sour: Chua, ôi thiu
  • Sickly: Tanh (mùi)
  • Salty: Có muối, mặn
  • Poor: Chất lượng kém
  • Mild: Nhẹ (mùi)
  • Hot: Nóng, cay nồng
  • Horrible: Khó chịu (mùi)
  • Delicious: Ngon miệng
  • Bland: Nhạt nhẽo

 

Các hoạt động chế biến món ăn

  • Fry: Rán, chiên
  • Bake: Nướng bằng lò
  • Boil: Đun sôi, luộc
  • Steam: Hấp
  • Stir fry: Xào
  • Stew: Hầm
  • Roast: Ninh
  • Grill: Nướng
  • Peel: Gọt vỏ, lột vỏ
  • Chop: Xắt nhỏ, băm nhỏ
  • Soak: Ngâm nước, nhúng nước
  • Bone: Lọc xương
  • Drain: Làm ráo nước
  • Marinate: Ướp
  • Slice: Xắt mỏng
  • Mix: Trộn
  • Stir: Khuấy, đảo (trong chảo)
  • Blend: Hòa, xay (bằng máy xay)
  • Spread: Phết, trét (bơ, pho mai…)
  • Crush: Ép, vắt, nghiền.
  • Grate: Bào 
  • Grease: Trộn với dầu, mỡ hoặc bơ.
  • Knead: Nén bột
  • Measure: Đong
  • Mince: Băm, xay thịt
  • Beat: Đánh trứng nhanh
  • Bake: Đút lò.
  • Barbecue: Nướng (thịt) bằng vỉ nướng và than.

 

Một số từ vựng liên quan khác đến chủ đề nhà bếp

 

Bộ từ vựng tiếng Anh dùng trong nhà bếp

 

  • Cling film: màng bọc thức ăn
  • Cookery book: sách nấu ăn
  • Dishcloth: khăn lau bát
  • Draining board: mặt nghiêng để ráo nước
  • Grill: vỉ nướng
  • Kitchen roll: giấy lau bếp
  • Plug: phích cắm điện
  • Tea towel: khăn lau chén
  • Shelf: giá đựng
  • Tablecloth: khăn trải bàn
  • Washing-up liquid: nước rửa bát
  • Bath: bồn tắm
  • Bin: thùng rác
  • Broom: chổi
  • Bucket: cái xô
  • Cold tap: vòi nước lạnh
  • Door handle: tay nắm cửa
  • Door knob: núm cửa
  • Doormat: thảm lau chân tại cửa
  • Dustbin: thùng rác
  • Dustpan and brush: hốt rác và chổi
  • Flannel: khăn rửa mặt
  • Fuse box: hộp cầu chì
  • Hot tap: vòi nước nóng
  • House: nhà tại
  • Houseplant: cây trồng dưới nhà
  • Ironing board: bàn kê khi là quần áo
  • Lampshade: chụp đèn
  • Light switch: công tác đèn
  • Mop: cây lau nhà
  • Ornament: đồ trang trí dưới nhà
  • Painting: bức họa
  • Picture: bức tranh
  • Plug: phích cắm
  • Plug: phích cắm điện
  • Plug socket or power socket: ổ cắm
  • Plughole: lỗ thoát nước bồn tắm
  • Poster: bức ảnh lớn
  • Sponge: mút rửa bát
  • Tap: vòi nước
  • Torch: đèn pin
  • Vase: bình hoa
  • Waste paper basket: giỏ bỏ giấy cất

 

2. Đoạn hội thoại về chủ đề từ vựng tiếng Anh dụng cụ nhà bếp

Sau phần đầu tiên về từ vựng đồ dùng trong nhà bếp, thì chúng ta cùng xem đoạn hội thoại dưới đây để xem các từ vựng dụng cụ nhà bếp được sử dụng vào việc gì nhé.

Đoạn hội thoại là cuộc nói chuyện giữa bếp trưởng và nhân viên.

A: I want everything to be clean before we cook today. 

Trước khi nấu, tôi muốn mọi thứ phải thật sạch sẽ.

 

B: But these chopping boards are too old, Sir.

Những thưa sếp, cái thớt này quá cũ để dùng rồi.

 

A: Really? Make a list of the bad equipment! 

Vậy hả? Hãy liệt kê giúp tôi những dụng cụ đã cũ rồi nhé.

 

B: Yes, Sir. I will check and make a list of them now.

Vâng, tôi sẽ kiểm tra và liệt kê chúng ngay bây giờ.

 

B: Here is the list, Sir.

Thưa, đây là danh sách ạ.

 

A: Let’s see. Well, we need 10 vegetable graters, a box of burner, 02 tea towels, 05 colanders and 02 pairs of tongs.

Để tôi xem nào. Vậy chúng ta cần 10 cái nạo rau củ, một hộp bật lửa, 2 cái khăn lau chén, 5 chiếc rổ và 2 chiếc kẹp.

 

B: Sir! And 02 more whisks.

Thêm 2 cái đánh trứng nữa ạ. 

 

A: Ok! I will give the list to the manager now. Let’s begin to work today. 

Được rồi. Tôi sẽ đưa danh sách này cho quản lý ngay bây giờ. Giờ thì hãy bắt đầu công việc hôm nay thôi.

 

B: Yes, Sir! 

Vâng, thưa sếp.

Hi vọng qua bài viết bộ từ vựng chủ đề dụng cụ nhà bếp bạn đã có thêm nhiều từ vựng bổ sung vào kiến thức tiếng Anh của mình. Chúc bạn thành công trên con đường chinh phục tiếng Anh của mình

 

Tiếng Anh Hàng không là gì?

Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã đặt ra các tiêu chuẩn và rào cản cần thiết để gia nhập đối với những người làm việc trong ngành hàng không hoặc bay quốc tế. Một khía cạnh rất quan trọng của việc đào tạo là có thể giao tiếp hiệu quả hàng ngày với thứ được gọi là Ngôn ngữ ICAO. Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi tiếng Anh hàng không là gì và làm thế nào để đạt được những bằng cấp đó. 

Xem thêm:

                     >>  Làm thế nào để liên tục thúc đẩy bản thân học ngoại ngữ?

                      >>  Học tiếng anh 1 kèm 1 với người nước ngoài

 

tiếng Anh ngành hàng không là gì

 

Các khóa học tiếng Anh về Hàng không chuẩn bị cho các chuyên gia Hàng không và những người mong muốn trở thành một chuyên gia hàng không để trở thành người hiệu quả nhất trong ngành. Học sinh sẽ đạt được một kỹ năng bổ sung cho mục đích công việc cũng như một ngôn ngữ để vượt qua biên giới giao tiếp.

 

Tiếng Anh có phải là ngôn ngữ chính thức của ngành hàng không?

ICAO đã quy định Tiếng Anh trở thành phương tiện ngôn ngữ quốc tế bắt buộc đối với Phi công, Kiểm soát viên Không lưu và các Thành viên Phi hành đoàn khác. Đã có một nỗ lực để cải thiện các tiêu chuẩn hoạt động trong việc thực hiện điều chỉnh này.   Đào tạo tiếng Anh hàng không đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu trúc sự phát triển của ngành cũng như cho sinh viên tiếp xúc với người bản ngữ. 

 

Tiếng Anh ngành hàng không là gì

 

Sự chuyển đổi quốc tế này sang Tiếng Anh, như một phương thức giao tiếp cho kiểm soát không lưu, do đó đã xuất hiện những lo ngại về cách thông tin hiệu quả được thông qua và hiểu ở các cấp độ khác nhau. Những bất ổn này không thể được chấp nhận nếu xét đến công việc nhạy cảm là vận chuyển hành khách và bảo toàn tính mạng của tất cả những người tham gia vào ngành hàng không.

 

Yêu cầu về Trình độ Anh ngữ của Phi công là gì?

Để bắt đầu chương trình này, sinh viên phải có trình độ Anh ngữ cơ bản TOEIC, IELTS hoặc TOEFL. Khóa học không tập trung vào tất cả các khía cạnh của Ngôn ngữ Anh, chỉ là các khía cạnh cần thiết bao gồm các kỹ năng Ngôn ngữ cho các tình huống khẩn cấp và các nguyên lý chung khác của ICAO. Vào cuối các khóa học này, sinh viên sẽ có chức năng truyền đạt cách nói tiếng Anh bản ngữ về cách phát âm chính xác và ngữ cảnh liên quan đến các công việc tiếng Anh hàng không. 

 

Test of English for Aviation là gì?

Bài kiểm tra tiếng Anh Hàng không cung cấp các yêu cầu về trình độ ngôn ngữ cần thiết để được cấp phép hàng không. Nó tập trung vào các kỹ năng giao tiếp đối với môi trường hoạt động. Giáo viên tiếng Anh hàng không đặt câu hỏi cho học sinh dựa trên các tình huống hàng ngày trong môi trường làm việc và cách xử lý các tình huống đó. Nói tiếng Anh bản ngữ được chia nhỏ trên cơ sở các khóa học tiếng Anh Hàng không. Thời gian của khóa học không dành cho tất cả các lĩnh vực chuyên môn của Ngôn ngữ. 

 

Sự khác biệt ICAO và IATA là gì?

Có 2 cơ quan đóng vai trò quan trọng trong thế giới hàng không. ICAO sắp xếp hợp lý tất cả các chính sách và thủ tục đối với và về những người liên quan đến lĩnh vực hàng không. Mặt khác, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) thay mặt và giám sát các hãng hàng không hoạt động tương ứng.

ICAO tập trung vào sự phát triển của các cấu trúc hàng không như quy hoạch toàn cầu, an toàn và an ninh trong hàng không. ICAO đưa ra các tiêu chuẩn và khuyến nghị từ 192 Quốc gia Thành viên. Các tiêu chuẩn này đóng vai trò là nguyên tắc chỉ đạo cho những người chơi trong ngành, nhằm tạo ra một phương pháp tiếp cận du lịch an toàn, hiệu quả và đôi bên cùng có lợi. Đặc biệt nhấn mạnh đến tính bền vững và các thực hành thân thiện với môi trường mà tất cả các cơ quan quản lý phải tuân thủ.

ICAO có bảy địa điểm trong khu vực là: Bangkok, Cairo, Dakar, Lima, Mexico, Nairobi và Paris. Các địa điểm này đều báo cáo về trụ sở chính ở Montreal, Canada. 

IATA đại diện cho khoảng 290 hãng hàng không và hỗ trợ các sáng kiến ​​tạo ra chính sách và xử lý các vấn đề hàng không khi chúng phát sinh. Nhóm này tạo điều kiện cho tất cả các tham vấn cần thiết và thông tin cần thiết mà các hãng hàng không yêu cầu để có hiệu quả nhất và tuân thủ tất cả các quy định.

 

ICAO Cấp độ 4 là gì?

ICAO đã xây dựng các cấp độ thông thạo tiếng Anh khác nhau được gọi là 'Bảng mô tả toàn diện.' Sự thành thạo dựa trên giao tiếp hiệu quả mặt đối mặt, qua điện thoại hoặc phương tiện khác; có khả năng truyền đạt và giải quyết các vấn đề trong môi trường làm việc, cũng như tập trung vào phương ngữ và giọng rõ ràng cho tin nhắn hàng không. 

ICAO Cấp độ 4 là lựa chọn khóa học phổ biến cho các chuyên gia như vậy. Nó bao gồm 6 đơn vị để đào tạo tiếng Anh hàng không, đó là: phát âm, cấu trúc ngữ pháp cơ bản, từ vựng, độ trôi chảy, khả năng hiểu và tương tác. ICAO English đảm bảo rằng học viên được dạy cách tự ứng xử trong bất kỳ tình huống nào có thể xảy ra. Họ được tiếp xúc để hiểu các cách truyền đạt thông tin khác nhau trong các trường hợp khẩn cấp và cách tiến hành đưa ra các hướng dẫn và mô tả khi cần thiết. 

Giao thông hàng không Ngôn ngữ tạo thành một sự hiểu biết chung; do đó, người ta nhấn mạnh vào việc làm thế nào để trọng âm không được làm mờ đi sự rõ ràng trong giao tiếp. Học sinh được hỗ trợ về các phương pháp đối phó để xử lý sự hiểu lầm và được sử dụng các chiến lược như nói chậm lại hoặc yêu cầu giải thích rõ khi cần thiết.

 

Make sense of trong tiếng Anh là gì?

Make sense là một cụm từ được xuất hiện rất nhiều với các cách dùng trong tiếng Anh, và nó cũng thường xuất hiện trên cả các tình huống giao tiếp lẫn trong các bài thi môn học tiếng Anh ở nhà trường.

Với cụm từ Make sense of cũng khiến cho nhiều người khi học tiếng Anh thắc mắc, bởi cụm từ này không theo một khuôn mẫu hay cấu trúc nào cả. Để hiểu rõ hơn về cụm từ này thì chúng ta cùng đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm:

 >>   Ngữ pháp trong tiếng Anh là gì?

>>  học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu tốt

 

Make sense là gì

 

1. Điều cơ bản về Make sense

Make sense là một cụm từ được người bản xứ sử dụng thường xuyên trong quá trình giao tiếp tiếng Anh hàng ngày của họ. Và với những thành ngữ này nó đều mang theo nhiều ý nghĩa lẫn cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng, nó ám chỉ cho hành động khác. Và cụm từ Make sense cũng vậy.

Make sense khi đi theo nghĩa đen thì nó sẽ có ý nghĩa là làm cho mọi việc đơn giản, nhưng khi sử dụng với nghĩa bóng thì nó ám chỉ vào việc làm cho cái gì dễ hiểu, làm cho có ý nghĩa hơn , có lý và có logic,..

 

make sense là gì

>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học tiếng Anh online 1-1 miễn phí

2. Cách sử dụng Make sense

Chúng ta thường bắt gặp cụm từ Make sense trong các ví dụ về một cụm động từ để bổ sung cho chủ ngữ. Cụm từ này nó không theo một khuôn mẫu nào cả cho việc về quy định sử dụng, và nó chỉ cần chia theo thì của chủ ngữ. Cụ thể như sau:

HIỆN TẠI ĐƠN

QUÁ KHỨ ĐƠN

TƯƠNG LAI ĐƠN

– Khẳng định (Affirmative): S + make(s/es) sense + …

– Khẳng định (Affirmative): S + made sense + …

– Khẳng định (Affirmative): S + will + make sense + …

– Phủ định (Negative): S + don’t/doesn’t + make sense + …

– Phủ định (Negative): S + didn’t + make sense + …

– Phủ định (Negative): S + won’t + make sense + …

– Nghi vấn (Interrogative): Do/does + S + make sense?

– Nghi vấn (Interrogative): Did+ S + make sense?

– Nghi vấn (Interrogative): Will + S + make sense?

VÍ dụ:

The explaination of the general director doesn’t make sense to the angry customers.

( sự giải thích của vị tổng giám đốc chẳng hoàn toàn có nghĩa lý gì với những khách hàng đang bực bội)

VÍ dụ:

this exercise of maths is so complicated, I didn”t make sense at all

( bài tập toán này thật phức tạp, tôi đã chẳng thể hiểu hết được.)

VÍ dụ:

We will make sense of this problem

( chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này)

 

3. Cụm từ Make sense of là gì?

Cụm từ Make sense of là một trong những cụm từ mang theo ý nghĩa cấu trúc câu khác của từ Make sense, và thông thường người ta thường sử dụng cụm từ Make sense of something với ý nghĩa là dễ hiểu/ có ý nghĩa với cái gì/ việc gì...

Ngoài ra nó còn có cách sử dụng sau:

  • Make sense to somebody: dễ hiểu với ai/ có ý nghĩa với ai
  • Make sense for somebody: Thuận tiện cho ai
  • Make + any + sense: mang ý nghĩa phủ định đó chính là chẳng hợp lý, chẳng hiểu gì cả.

 

make sense là gì

 

Tuy nhiên, để dễ hiểu hơn về cụm từ make sense thì bạn có thể tham khảo về một số cụm từ/ cụm động từ đi với make và sense phổ biến trong tiếng Anh như sau:

  • Sense of humor: Óc hài hước
  • Am I making sense?: Tôi nói có dễ hiểu không?
  • That makes sense: Cái đó hợp lí đấy
  • That certainly makes sense: Điều đó chắc chắn là có ý nghĩa
  • It makes no sense: Nó không có ý nghĩa gì cả
  • Talk sense: Nói chuyện có lý
  • No business sense: Không có đầu óc kinh doanh
  • make sense of something: hiểu được, hiểu ý nghĩa
  • be one’s sense: minh mẫn
  • be out of one’s sense: điên dại
  • lose one’s sense: mất trí, mất đi sự minh mẫn
  • Lack of common sense./Thiếu/không có ý thức.
  • Am I making sense?/Tôi nói có dễ hiểu không?
  • It makes no sense./Nó không có ý nghĩa gì cả.
  • Use your common sense!/ Hãy dùng cái tri thức/hiểu biết thông dụng của anh!
  • That certainly makes sense./ Điều đó chắc chắn là có ý nghĩa.
  • Make a mess: bày bừa ra
  • Make a move: Di chuyển, bước tiếp
  • Make a promise: hứa
  • Make a proposal: đưa ra đề nghị
  • Make room for: chuyển chỗ
  • Make war: gây chiến
  • Make trouble: gây rắc rối
  • Make use of: tận dụng
  • Make a phone call = call = phone: gọi điện

>> Xem thêm: Different đi với giới từ gì?

Trên đây là chia sẻ về make sense of trong tiếng Anh là gì? Hy vọng với bài viết này bạn sẽ hiểu hơn về cụm từ này cũng như tiếp thêm kiến thức tiếng Anh vào việc học của mình.

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

 

Tổng hợp từ A tới Z về 12 tháng trong tiếng Anh

Các tháng trong tiếng Anh là một chủ đề từ vựng rất cơ bản đối với các bé bắt đầu làm quen với tiếng Anh. Vậy 12 tháng trong tiếng Anh có những điều gì thú vị? Hãy cùng PANTADO  khám phá từ A tới Z chủ đề này ngay trong bài viết dưới đây.

 

Cách giúp bé đọc – viết các tháng trong tiếng Anh dễ dàng

Nhớ các tháng trong tiếng Anh qua bài hát

Âm nhạc luôn được coi là nguồn cảm hứng bất tận, mang lại những tác động diệu kỳ cho bộ não và chúng ta tận dụng điều đó để giúp bé nhớ các tháng trong tiếng Anh một cách dễ dàng. Việc bố mẹ cần làm là cho bé nghe đi nghe lại một bài hát tiếng Anh sẽ giúp bé kích hoạt khu vực “hồ hải mã” – Một phần quan trọng của bổ não trong việc chi phối việc lưu trữ các kỹ ức dài hạn.

Đặc biệt, dù bé có khả năng cảm âm tốt hoặc không thì đều có thể ghi nhớ giai điệu và lời bài hát. Do vậy, chỉ cần nghe trong một bài hát tiếng Anh khoảng thời gian dài, bé sẽ có thể thuộc lời bài hát mà không cần bất kỳ sự nỗ lực nào. Điều này làm việc học các tháng trong tiếng Anh chỉ đơn thuần là nghe một bài hát tiếng Anh và không hề có áp lực học hành.

>> Có thể bạn quan tâm: Pantado chia sẻ 8 bí quyết giúp con dễ dàng học tiếng Anh tốt nhất

 

Cách viết các tháng trong tiếng Anh

 

Nhớ cách viết các tháng trong tiếng anh bằng Flashcard

Trong bài viết “8 bí quyết giúp con dễ dàng tăng 300 từ vựng tiếng Anh mỗi tháng”, PANTADO cũng đã đề cập rất nhiều về công dụng Flashcard trong việc học từ vựng. Đối với việc học các tháng bằng tiếng Anh cũng vậy, Flashcard với hình ảnh minh hoạt trực quan, sinh động giúp các bé dù lớn hay bé đều có thể nhớ được từ mới một cách dễ dàng. 

Hiện nay trong nhiều gia đình, các bậc phụ huynh cũng đã sử dụng Flashcard để giúp bé ghi nhớ những thứ xung quanh bằng tiếng anh thay vì sử dụng các cách truyền thống như chép mỗi từ mới 2 dòng mỗi lần,… 

 

Nhớ từ vựng chủ đề tháng trong tiếng Anh qua mini game 

Trong quá trình học tiếng Anh, bé sẽ dễ mất tập trung khi phải học trong một thời gian dài vì cảm giác nhàm chán với các phương pháp học cũ. Để giúp các bé hào hứng hơn trong việc nhớ từ vựng chủ đề tháng trong tiếng Anh, bố mẹ có thể tạo cho bé môi trường học tập mới thông qua mini game.

Hiện nay, trên PANTADO cũng đã tạo ra các mức độ học khác nhau như Starter, Mover, Flyer… Tất cả các giao diện này đều có giao diện sống động với nhân vật hoạt hình sống động, âm thanh sắc nét, hài hòa. Từ đây, não bộ của bé dễ dàng được kích thích và ghi nhớ nhanh hơn khi tham gia.

 

Kết hợp các thông tin thú vị về tháng trong tiếng Anh

Sau khi học xong một từ vựng về tháng, các bạn nhỏ có thể áp dụng luôn trong những câu chuyện hàng ngày thông qua việc đặt câu hỏi liên quan đến tháng. Theo đó, bố mẹ sẽ kết hợp các thông tin thú vị về tháng trong tiếng Anh để kích thích não bộ, giúp bé nhớ lâu hơn khi được trang bị các kiến thức lý thú.

 

Cách viết và phiên âm các tháng trong tiếng Anh

 

Cách viết các tháng trong tiếng Anh

 

THÁNG TIẾNG VIỆT

THÁNG TIẾNG ANH

PHIÊN ÂM  TIẾNG ANH (IPA)

GIẢI NGHĨA THÁNG TIẾNG ANH

MÙA

Tháng 1

January

/ˈdʒæn.ju.ə.ri/

the first month of the year, after December and before February

Spring (mùa xuân)

Tháng 2

February

/ˈfeb.ru.ər.i/

the second month of the year, after January and before March

Tháng 3

March 

/mɑːtʃ/

the third month of the year, after February and before April

Tháng 4

April

/ˈeɪ.prəl/

the fourth month of the year, after March and before May

Summer (mùa hè)

Tháng 5

May

/meɪ/

the fifth month of the year, after April and before June

Tháng 6

June

/dʒuːn/

the sixth month of the year, after May and before July

Tháng 7

July

/dʒuˈlaɪ/

the seventh month of the year, after June and before August

Fall/ Autumn (mùa thu)

Tháng 8

August 

/ɔːˈɡʌst/

the eighth month of the year, after July and before September

Tháng 9

September

/sepˈtem.bər/

the ninth month of the year, after August and before October

Tháng 10

October

/ɒkˈtəʊ.bər/

the tenth month of the year, after September and before November

Winter (mùa đông)

Tháng 11

November

/nəʊˈvem.bər/

the eleventh month of the year, after October and before December

Tháng 12

December

/dɪˈsem.bər/

the twelfth and last month of the year, after November and before January

 

 

Các lễ hội nổi bật theo từng tháng trong năm

1. January – Tháng 1

Nhắc đến tháng 1 – tháng đầu tiên của năm, chúng ta không thể không quên lễ hội lớn và quan trọng nhất trong năm đó chính là Tết hay còn gọi là lễ hội đón năm mới. Lễ hội này được mọi người tổ chức rất linh đình để cầu chúc cho một năm an lành với nhiều điều tốt đẹp đến với bản thân và gia đình.

Mỗi quốc gia khác nhau lại có phong tục đón Tết không giống nhau, mang những nét văn hóa riêng. Ví dụ, người Anh quan niệm trong thời khắc giao thừa, người đầu tien bước vào nhà xông đất sẽ báo hiệu năm mới tốt lành hay xui xẻo. Bữa tiệc đón năm mới của họ cũng sẽ bắt đầu từ 8 giờ tối ngày hôm trước đến tận sáng hôm sau.

Trong khi đó, người Thụy sĩ lại có cách đón năm mới nhẹ nhàng và đầm ấm hơn với việc nâng cốc, ăn bánh mì vì tất cả những điều tốt đẹp đã tới trong suốt một năm qua.

 

 Cách viết các tháng trong tiếng Anh

 

2. February – Tháng 2

Lễ tình nhân – Valentine’s Day có lẽ danh hiệu lễ hội nổi bật nhất trong tháng 2. Đây là thời điểm lý tưởng mà mọi người thể hiện tình yêu của mình đến nửa kia bằng những cách khác nhau. Trong ngày này, các đôi tình nhân gửi cho nhau thiệp Valentine, hoa hồng, sô-cô-la và một số loại quà tặng đặc biệt khác.

 

3. March – Tháng 3

Ngày Quốc tế Phụ nữ (International Women’s Day) diễn ra hằng năm vào ngày 8/3 để tôn vinh những người phụ nữ trên khắp thế giới. Ngày này bắt nguồn từ một cuộc biểu tình của phụ nữ đã diễn ra ở thành phố New York vào năm 1908. Trong ngày 8/3 lịch sử đó, phụ nữ đòi quyền bầu cử, thời gian làm việc ngắn hơn và được trả lương cao hơn. Quyền bình đẳng đó được kéo dài cho đến ngày nay và ngày 8/3 chính thức là ngày kỷ niệm cho sự đấu tranh của phái yếu.

Vượt qua ý nghĩa đơn thuần của một ngày kỷ niệm đơn thuần, ngày Quốc tế Phụ nữ là dịp để tất cả mọi người bày tỏ tình cảm đối với người phụ nữ mà mình yêu thương. Người chồng thì bày tỏ tình yêu với vợ mình, các bạn nhỏ thì bày tỏ tình cảm với mẹ bằng bông hoa tươi thắm hy một tấm thiệp tự làm. Đôi khi, các bé chỉ cần nói “con yêu mẹ” cũng đã đủ làm tan chảy trái tim mẹ.

 

4. April – Tháng 4

Nhắc đến tháng 4, ta không thể nào không nhắc tới ngày Cá tháng Tư dành cho những người hài hước. Ngày này chính là ngày 1/4 – Ngày đầu tiên của tháng Tư hàng năm. Đó là một ngày mà mọi người có thể chơi những trò đùa hơi lố một chút với nhau và có thể nói dối không gây hậu quả nghiêm trọng.

Đối với người Việt Nam, kết thúc tháng này còn có ngày 30/4 thống nhất đất nước (Liberation Day/ Reunification Day) – Dấu mốc đáng ghi nhớ trong lịch sử nước nhà. 

 

5. May – Tháng 5

Ngày Quốc tế Lao động – International Workers’ Day (ngày 1/5) là ngày nhắc nhớ sự đấu tranh cho quyền lợi người lao động trước sự bất công sâu sắc. Với ngày kỷ niệm này, người lao động ở nước ta được nghỉ lễ.

Ngoài ra, trong tháng 5 còn có dịp lễ quan trọng là ngày của Mẹ (Mother’s Day) để tỏ lòng biết ơn đến công sinh thành, dưỡng dục đối với người đã sinh ra mình. Tuy nhiên, đây lại là ngày không cố định mà sẽ rơi vào nhưng ngày khác nhau theo từng năm. Đối với năm 2022, ngày của Mẹ sẽ là ngày chủ nhật 8/5.

 

6. June – Tháng 6 

Trong cả năm, tháng 6 có ngày mà các bé mong đợi nhất vì mọi đứa trẻ đều xứng đáng được yêu thương và chiều chuộng. Đó chính là ngày 1-6 (Quốc tế thiếu nhi – International Children’s Day).

Tại Việt Nam, kể từ lần đầu tiên được tổ chức vào ngày 1 tháng 6 năm 1950, ngày Quốc tế Thiếu nhi luôn có một vị trí quan trọng đối với người lớn và trẻ em vì đã khẳng định lại một lần nữa trẻ em là tương lai của nhân loại. Ngày này được trẻ em mong đợi và gửi lời nhắc nhở về việc chăm sóc, bảo vệ những đứa trẻ thân yêu.

Trong tháng 6 còn có ngày 28/6 – Ngày Gia đình Việt Nam (Vietnamese Family Day) tôn vinh những nền tảng cơ bản để tạo nên tổ ấm hạnh phúc.

 

7. July – Tháng 7

Đối với Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, tháng này có ngày 4/7 là ngày lễ Độc lập (Dependence Day) vô cùng quan trọng với quốc gia này. Còn ở Việt Nam, tháng 7 có ngày Thương binh liệt sĩ 27/7 tưởng nhớ các vị anh hùng (Remembrance Day) đã hi sinh để bảo vệ tổ quốc.

 

8. August – Tháng 8 

Riêng ở Việt Nam, tháng 8 là tháng để kỉ niệm về cuộc cách mạng hào hùng – bước đệm quan trọng trong tiến trình lịch sử của một nước độc lập. Đó chính là cuộc cách mạng Tháng 8 (August Revolution Commemoration Day – Ngày cách mạng tháng 8) diễn ra từ ngày 14/8 đến ngày 30/8/1945 trong lịch sử.

 

9. September – Tháng 9

Đối với hầu hết các bạn nhỏ ở Việt Nam, tháng 9 chính là biểu tượng của mùa tựu trường. Ngay từ đầu tháng, trẻ em đã hân hoan cắp sách tới trường chào đón một năm học mới (ngày 5/9 – ngày khai giảng trên toàn quốc). Trong tháng này còn có ngày Quốc Khánh Việt Nam (2/9) khi Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sau đổi tên thành nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.

 

10. October – tháng 10

Ở nước ta, tháng 10 đầu đông, bắt đầu có những cơn gió lành lạnh ùa về. Còn trên thế giới, đây là tháng của lễ hội Halloween – Một lễ hội hóa trang diễn ra vào ngày cuối cùng của tháng 31/10. Biểu tượng của lễ hội này là những bộ đồ hóa trang đặc sắc, những quả bí ngô thiết kế độc lạ và trò chơi trick-or-treat cho các bé. 

 

11. November – Tháng 11

Đối với người ở khu vực châu Âu (chủ yếu là Mỹ và Canada), Lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) được coi là một dịp lễ hội cực kỳ quan trọng được tổ chức vào tuần thứ 4 của tháng 11 với rất nhiều ý nghĩa được thay đổi theo từng thời kỳ.

Đến nay, Lễ Tạ Ơn được xem là ngày để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, xích lại gần nhau hơn sau gần một năm làm việc, học tập vất vả. Còn ở Việt Nam, tháng này được chọn là tháng để tôn vinh các thầy cô giáo đã có công dạy dỗ (Teacher’s Day – 20/11). 

 

12. December – Tháng 12 

Đây là tháng kết thúc năm cũ và chuẩn bị chào đón một năm mới. Trong tháng này có ngày lễ Giáng Sinh – Christmas Day được diễn ra vào ngày 25/12 hàng năm. Với ngày lễ Giáng Sinh, mọi người đón nhận theo các cách khác nhau như sum họp gia dình, tổ chức tiệc cùng bạn bè, trang hoàng nhà cửa, tặng quà,…

Giáng Sinh cũng trở thành ngày lễ kì diệu trong kí ức của trẻ em khi được nhận những món quà hằng mơ ước chỉ bằng việc viết điều ước và chờ đợi phép màu. Thực tế, “phép màu” được tạo nên từ chính những người thân yêu trong gia đình.

 

Cách sử dụng giới từ trong câu tiếng Anh chỉ thời gian

Trong câu sẽ có các mốc thời gian như giờ, ngày, tháng, năm. Vậy sử dụng giới từ thế nào cho đúng trong từng hoàn cảnh khác nhau? Các bé hãy cùng PANTADO nắm vững cách sử dụng giới từ cho các mốc thời gian trên nha!

  • Dùng giới từ “AT” đi với giờ 

Eg: Today, I go to school at eight o’clock.

      My last class ends at five p.m

  • Giới từ “ON” đi với ngày 

Eg: She has got an appointment with a dentist on Monday morning.

      On this Friday, I will get my bike done

  • Tháng/ năm/mùa/ vào thế kỷ nào  đi với giới từ “IN”

Eg: Our grandmother’s birthday is on April 30th

      On December 27nd, I am going to watch a football match 

  • Ngày + Tháng + Năm kết hợp với giới từ “ON”

Eg: Their Wedding is on August 23th in the biggest restaurant in Ha Noi

      My brother was born on October  25th, 1999.

 

Kết luận

Với những chia sẻ trên đây, PANTADIO hi vọng có thể giúp các bé có thêm nhiều kiến thức bổ ích và học tiếng Anh online dễ dàng hơn!

 

 

3 kỹ năng tiếng Anh cho trẻ nên được trang bị sớm

Để giao tiếp tốt bằng tiếng Anh, trẻ cần được trang bị sớm kỹ năng ngữ âm, phát âm và thuyết trình.

Xem thêm:

                    >>  3 bước đơn giản để học tính từ tiếng Anh

                    >> [Chia sẻ] Cách để dạy luyện thi tiếng Anh trực tuyến

                    >> tiếng anh trực tuyến lớp 1

 

Ngữ âm (Phonics)

Phonics giúp trẻ tìm hiểu cấu tạo ngữ âm. Các em sẽ được hướng dẫn phân tích từ để nhận biết các dạng âm và mẫu đánh vần. Trẻ học ngữ âm có thể phát âm đúng bất kỳ từ nào dù không thực sự hiểu rõ từ đấy trước đó.

 

Kỹ năng tiếng anh cho trẻ em

 

Phonics giống như nền tảng giúp trẻ có được kỹ năng đọc và viết tốt. Việc học ngữ âm nên được học sớm khi trẻ chưa bị đọc rập khuôn cả từ theo cách dạy thông thường.

 

Phát âm (Pronunciation)

Nếu Phonics giúp trẻ đánh vần thì Pronunciation đòi hỏi trẻ phát âm chính xác một từ nào đó. Phát âm đúng là điều kiện cần thiết để người nghe hiểu điều trẻ muốn diễn đạt. Phát âm sai có thể dẫn đến những hiểu lầm hoặc hiểu sai lệch về nội dung truyền đạt. Đôi khi, chỉ cần thay đổi trọng âm, từ sẽ thay đổi hoàn toàn.

 

Kỹ năng tiếng anh cho trẻ tại pantado

 

Việc học phát âm đúng từ sớm sẽ giúp trẻ hình thành thói quen nói, đọc tốt. Ngược lại, phát âm sai trong một thời gian dài sẽ tạo thành thói quen khó sửa. Vì vậy, để trẻ phát âm đúng, phụ huynh nên tìm cho con môi trường tiếng Anh uy tín để rèn luyện từ sớm.

 

Thuyết trình (Presentation)

Nghiên cứu cho thấy, trẻ được rèn luyện kỹ năng thuyết trình tiếng Anh sẽ có kết quả học tập tốt hơn. Khi học thuyết trình bằng tiếng Anh, trẻ được rèn luyện đồng thời cả kỹ năng mềm và khả năng ngôn ngữ. Trẻ biết cách trình bày bài diễn thuyết hoặc các dự án ở trường một cách khoa học.

 

Kỹ năng tiếng anh cho trẻ

 

Trẻ được học kỹ năng này từ sớm cũng có xu hướng trở thành người tự tin, không ngại nêu ý kiến trước đám đông. Đây đều là những lợi thế khi trẻ học tập và làm việc sau này trong các môi trường quốc tế.

 

Đại diện Pantado English - trung tâm tiếng Anh uy tín với nhiều năm đồng hành cùng trẻ em Việt Nam, ông Văn Công Giám đốc đào tạo cấp cao cho biết, tại Pantado English, học ngữ âm, phát âm và thuyết trình tiếng Anh là học phần quan trọng. Trung tâm giúp trẻ tìm hiểu cấu tạo ngữ âm qua các chủ đề gần gũi. Tiếp đến trẻ được phân tích từ để nhận biết các dạng âm và mẫu đánh vần.

 

"Điều quan trọng, trẻ luôn được hướng dẫn cách phát âm từng từ theo đúng chuẩn Anh ngữ, được luyện tập phát âm các dạng âm câm, âm cuối, trọng âm, nối âm và ngữ điệu. Cuối cùng, chúng tôi hướng dẫn học viên các bước chuẩn bị bài thuyết trình tiếng Anh hoàn chỉnh. Học viên được luyện tập để tạo sự lưu loát khi thuyết trình trước đám đông và tự tin thể hiện những ý tưởng của mình".

 

                        


 

At the moment là thì gì? Và dấu hiệu nhận biết

At the moment là thì gì? Dấu hiệu nhận biết của thì nào trong tiếng Anh và sử dụng công thức sử dụng để chia như thế nào? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Xem thêm: 

                               >> 5 bí mật để học ngữ pháp tiếng Anh

                               >>  luyện ngữ pháp tiếng anh online

                           

At the moment là thì gì

 

At the moment là thì gì?

At the moment chính là thì hiện tại tiếp diễn. Chính xác nhất đó là dấu hiệu rất hay xuất hiện trong các thì hiện tại tiếp diễn. Không chỉ riêng với At the moment mà thì hiện tại tiếp diễn còn có rất nhiều dấu hiệu nhận biết khác nhau nữa. 

At the moment trong thì này chủ yếu là được sử dụng như để diễn tả về một hành động nào đó đang xảy ra tại thời điểm đang nói đến.

Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu qua về thì hiện tại tiêp diễn trong tiếng Anh như thế nào? Công thức và các sử dụng nó ra sao? Và dấu hiệu nào để nhận biết nó?

 

Công thức thì hiện tại tiếp diễn

1. Câu khẳng định

  • Cấu trúc: S + am/is/are + V-ing + at the moment

Lưu ý:  S là chủ ngữ, được chia tương ứng với 3 dạng của động từ tobe như sau:

  • I + am
  • He/She/It + is
  • We/ You/ They + are

 

Ví dụ: 

  • I am studying Math at the moment. 

(Vào lúc này tôi đang học toán.)

  • It is raining at the moment

(Trời đang mưa)

  • They are singing a song together at the moment.

(Họ đang hát cùng nhau một bài hát)

 

Công thức thì hiện tại tiếp diễn

 

2. Câu phủ định

  • Cấu trúc: S + am/is/are + not + V-ing + at the moment

Lưu ý: 

  • is not = isn’t
  • are not = aren’t

Ví dụ:

  • I am not learning English at the moment.

(Tôi đang không học tiếng Anh vào lúc này)

  • She is not (isn’t) watching the news with her grandmother.

(Cô ấy đang không xem thời sự với bà).

  • They aren’t listening to music at the present.

(Bây giờ họ đang đang không nghe nhạc).

 

  1. Câu nghi vấn

Cấu trúc: 

  • Q: Am/ Is/ Are + S + Ving?
  • A: Yes, S + is/am/are.

hoặc 

  • No, S + is/am/are + not.

Ví dụ:

– Is she watching T.V at the moment? 

(Bây giờ cô ấy đang xem ti vi phải không?)

-> Yes, she is.

– Q: Is she going out with you? 

(Cô ấy đang đi chơi cùng bạn có phải không?)

-> No, she isn’t.

>> Tham khảo thêm: Quá khứ phân từ trong tiếng Anh

Cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn

1. Dùng để diễn tả về một hành động đang diễn ra ngay tại thời điểm đang nói.

Ví dụ:

  • They are watching TV now. (Bây giờ họ đang xem TV.)
  • Tim is riding his bike to school at the moment. (Lúc này Tim đang đạp xe đến trường.)

 

thì hiện tại tiếp diễn

 

2. Dùng để diễn tả về một hành động đang diễn ra ngay gần với thời điểm hiện tại, nhưng lại không nhất thiết phải là ngay lúc tại thời điểm đang nói.

Với các sử dụng này thì hiện tại tiếp diễn sẽ dùng để diễn tả về một hành động của một người đang làm dang dở, chưa hoàn thành ở hiện tại.

Ví dụ:

  • I am finding a job. (Tôi đang tìm kiếm một công việc.)

 => Không nhất thiết là tôi đang tìm việc ngay tại thời điểm nói, nhưng tôi đang trong quá trình tìm kiếm một công việc (sau khi ra trường hoặc sau khi nghỉ ở công ty cũ.)

3. Dùng để diễn tả về một hành động sắp xảy ra trong tương lai theo kế hoạch mà bạn đã định trước

Ví dụ:

  • I bought the ticket yesterday. I am flying to New York tomorrow. (Tôi đã mua vé hôm qua. Ngày mai tôi sẽ bay tới New York.)

 

4. Thì hiện tại tiếp diễn dùng với các trạng từ “always”, “continually”, “constantly” về một hành động được lặp đi lặp lại ở hiện tại và gây bực mình cho bản thân hay khó chịu cho người nói.

Ví dụ:

  • He is always coming late. (Anh ta luôn tới trễ.)
  • Why are you always putting your dirty clothes on your bed? (Sao lúc nào con cũng để quần áo bẩn trên giường thế hả?)

 

5. Được dùng để diễn tả về một cái gì đó thay đổi, phát triển hơn trước.

Ví dụ:

  • What sort of clothes are teenagers wearing nowadays? What sort of music are they listening to?

(Quần áo thời trang mà thanh thiếu niên đang mặc là loại nào? Họ đang nghe thể loại nhạc gì?)

 

At the moment và những dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại tiếp diễn

Dưới đây sẽ là một số trạng từ và động từ chỉ thời gian thường được xuất hiện nhiều trong thì hiện tại tiếp diễn:

1. Trạng ngữ chỉ thời gian trong hiện tại

  • At the moment: Lúc này
  • Now: bây giờ
  • At present: hiện tại
  • Right now: ngay bây giờ

Ví dụ:

  • I’m having dinner with my family at the moment.

(Tôi đang đang ăn bữa tối cùng gia đình lúc này.)

 

  • Hey are not playing soccer together now

(Họ đang không đá bóng cùng nhau.)

 

  • At present, I’m having dinner with my family.

(Hiện tại, tôi đang đang ăn bữa tối cùng gia đình.)

>> Có thể bạn quan tâm: Động từ liên kết trong tiếng Anh là gì?

2. Trạng ngữ chỉ thời gian trong tương lai

Trong trường hợp này thì sẽ được diễn tả về hành động sẽ xảy ra trong tương lai gần, thường sẽ là một dự định hoặc là một kế hoạch sẽ được sắp xếp từ trước.

  • Tomorrow: ngày mai
  • This week/ month/ next year: Tuần này/ tháng này/ năm này
  • Next week/ next month/ next year: Tuần tới/ tháng tới/ năm tới.

Ví dụ:

  • They are getting married tomorrow.

(Họ sẽ kết hôn ngày mai.)

 

  • They are getting married this month.

(Họ sẽ kết hôn tháng này.)

 

  • They are getting married next week.

(Họ sẽ kết hôn tuần này.)

 

3. Câu mệnh lệnh

  • Look!: Nhìn kìa!
  • Be quiet!: Im lặng nào!
  • Listent!: Nghe này!

Ví dụ:

  • Look! The car is coming. 

(Nhìn kìa! Xe đang đến.)

 

  • Be quiet! My grandmother is sleeping. 

(Im lặng nào! Bà tớ đang ngủ.)

 

  • Listen! Someone is playing the piano.

(Nghe kìa! Ai đó đang chơi dương cầm.)

 

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “at the moment là thì gì”, và thì hiện tại được nhận biết như thế nào? Mong rằng với bài viết này sẽ giúp bạn bổ sung vào kiến thức tiếng Anh của mình.

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!