Từ vựng thông dụng

TỔNG HỢP 50 + TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHỦ ĐỀ QUÂN ĐỘI PHỔ BIẾN

Quân đội luôn là một trong những chủ đề khá khó trong Tiếng Anh bởi tính chuyên ngành và sự chuẩn chỉnh riêng. Trong bài viết này, Pantado sẽ giới thiệu một số từ vựng Tiếng Anh chủ đề Quân đội nhằm giúp các bạn đọc hiểu các tài liệu, báo chí dễ dàng hơn.

MỘT SỐ TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHỦ ĐỀ QUÂN ĐỘI PHỔ BIẾN

Từ vựng

Phiên âm

Dịch nghĩa

 Vietnam People's Army

/ˌvjetˈnæm ˌpiː.pəlz ˈɑːr.mi/

 Quân đội Nhân dân Việt Nam

 Company (military)

/ˈkʌm.pə.ni/

 đại đội

 Comrade

/ˈkɑːm.ræd/

 đồng chí/ chiến hữu

 Combatant

/ˈkɑːm.bə.tənt/

 chiến sĩ, người chiến đấu, chiến binh

 Court martial

/kɔːrt ˈmɑːr.ʃəl/

 toà án quân sự

 Convention (agreement)

/kənˈven.ʃən/

 hiệp định

 Deploy

/dɪˈplɔɪ/

 dàn quân, dàn trận, triển khai

 Detachment

/dɪˈtætʃ.mənt/

 phân đội, chi đội

 Deserter

/dɪˈzɝː.t̬ɚ/

 kẻ đào tẩu, kẻ đào ngũ

 Drill

/drɪl/

 sự tập luyện

 Faction (side)

/ˈfæk.ʃən/

 phe cánh

 Flak jacket

/ˈflæk ˌdʒæk.ɪt/

 áo chống đạn

 General staff

/ˌdʒen.ɚ.əl ˈstæf/

 bộ tổng tham mưu

 Ground forces

/ɡraʊnd fɔːrsiz/

 lục quân

 Guerrilla

/ɡəˈrɪl.ə/

 du kích, quân du kích

 Line of march

/laɪn ɑːv mɑːrtʃ/

 đường hành quân

 Mercenary

/ˈmɝː.sən.ri/

 lính đánh thuê

 Militia

/məˈlɪʃ.ə/

 dân quân

 

Một số từ vựng Tiếng Anh về Quân đội được sử dụng phổ biến

Một số từ vựng Tiếng Anh về Quân đội được sử dụng phổ biến

CÁC CẤP BẬC TRONG QUÂN ĐỘI BẰNG TIẾNG ANH

 

Từ vựng

Phiên âm

Dịch nghĩa

 Commander

/kəˈmæn.dɚ/

 Sĩ quan chỉ huy

 Commander-in-chief

/kəˌmæn.dɚ.ɪnˈtʃiːf/

 Tổng tư lệnh/ tổng chỉ huy

 General

/ˈdʒen.ər.əl/

 Tướng, Đại Tướng

 Officer

/ˈɑː.fɪ.sɚ/

 Sĩ Quan

 Lieutenant

/luːˈten.ənt/

 Thượng Uý, Trung Uý

 Ensign

/ˈen.sən/

 Thiếu Uý

 Colonel

/ˈkɝː.nəl/

 Đại Tá

 Major

/ˈmeɪ.dʒɚ/

 Thiếu Tá

 Lieutenant Colonel

/luːˈten.ənt ˈkɝː.nəl/

 Thượng Tá, Trung Tá

 Lieutenant General

/luːˈten.ənt ˈdʒen.ər.əl/

 Thượng Tướng

 Brigadier General

/ˌbrɪɡ.ə.dɪr ˈdʒen.ɚ.əl/

 Thiếu Tướng

 Captain

/ˈkæp.tən/

 Đại Uý

 Marshal

/ˈmɑːr.ʃəl/

 Nguyên Soái

 Major General

/ˌmeɪ.dʒɚ ˈdʒen.ɚ.əl/

 Trung Tướng

 Staff Sergeant

/stæf ˈsɑːr.dʒənt/

 Thượng Sĩ

 Sergeant

/ˈsɑːr.dʒənt/

 Trung Sĩ

 Corporal

/ˈkɔːr.pɚ.əl/

 Hạ Sĩ

 First Class Private

/ˌfɝːst ˈklæs ˈpraɪ.vət/

 Binh Nhất

 Private

/ˈpraɪ.vət/

 Binh Nhì

>> Xem thêm: Từ vựng Tiếng Anh chủ đề nghề nghiệp

TỪ VỰNG TIẾNG ANH CHỦ ĐỀ QUÂN ĐỘI: CÁC LOẠI VŨ KHÍ

 

Từ vựng

Phiên âm

Dịch nghĩa

 Spear

/spɪr/

 cây giáo

 Sword

/sɔːrd/

 cây kiếm

 Knife

/naɪf/

 dao

 Bow

/baʊ/

 cung

 Arrow

/ˈer.oʊ/

 tên

 Grenade

/ɡrəˈneɪd/

 lựu đạn

 Missile

/ˈmɪs.əl/

 tên lửa

 Bomb

/bɑːm/

 bom

 Dart

/dɑːrt/

 phi tiêu

 Handgun

/ˈhænd.ɡʌn/

 súng ngắn

 Cannon

/ˈkæn.ən/

 súng đại bác

 Rifle

/ˈraɪ.fəl/

 súng trường

 Machine gun

/məˈʃiːn ˌɡʌn/

 súng liên thanh

 

Từ vựng Tiếng Anh về một số vũ khí trong Quân đội

>> Mời tham khảo: Tiếng Anh trực tuyến tích hợp trí tuệ cảm xúc (EQ)

Bài viết trên Pantado đã cung cấp một số từ vựng Tiếng Anh chủ đề Quân đội phổ biến nhất. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn mở rộng thêm được vốn từ vựng về chủ đề này. Đừng quên theo dõi Pantado để học thêm nhiều kiến thức Tiếng Anh hay nhé!

100+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN

Tết Nguyên Đán hay còn gọi là “Tết âm lịch”, là thời gian chuyển giao giữa năm cũ và năm mới và đây cũng chính là dịp lễ cổ truyền lớn nhất trong năm của người Việt Nam. Cùng Pantado tìm hiểu ngay 100+ từ vựng tiếng anh về Tết hay sử dụng nhất nhé!

Tổng hợp 100+ từ vựng về Tết trong Tiếng Anh

Các mốc thời gian quan trọng ngày Tết Giáp Thìn 2024

  • Lunar calendar: Lịch âm 
  • The Kitchen Gods Farewell Ceremony (Kitchen Gods' Day): Tết ông Công ông Táo (tổ chức vào 23/12 âm)
  • Lunar New Year: Tết Nguyên Đán/ Tết âm lịch
  • Before New Year’s Eve: Tất niên
  • New Year’s Eve: Đêm giao thừa
  • The New Year: Năm mới

 

Từ vựng Tiếng Anh về Tết - Các mốc thời gian quan trọng

Từ vựng Tiếng Anh về Tết - Các mốc thời gian quan trọng

Các biểu tượng ngày Tết Nguyên Đán

  • Betel: Trầu cau
  • Incense: Nén hương, nén nhang
  • Five - fruit tray: Mâm ngũ quả
  • Altar: Bàn thờ
  • The New Year tree: Cây nêu
  • Red couplets: Câu đối đỏ
  • Calligraphy picture: Thư pháp
  • Firework: Pháo hoa
  • Ritual: Lễ nghi
  • Taboo: Điều cấm kỵ
  • Red envelope: Bao lì xì
  • Lucky money: Tiền mừng tuổi

 

Các biểu tương ngày Tết Nguyên Đán trong Tiếng Anh

Các biểu tương ngày Tết Nguyên Đán trong Tiếng Anh

Các loài hoa biểu trưng ngày Tết

Mua hoa chơi Tết như một hoạt động không thể thiếu của người Việt bởi đây không chỉ là nét đẹp văn hóa Việt Nam mà còn là biểu tượng may mắn, niềm tin cho một năm mới hạnh phúc, tốt lành. Cùng điểm qua những loài hoa ngày Tết trong Tiếng Anh nhé!

  • Peach blossom: Hoa đào
  • Yellow apricot blossom: Hoa mai
  • Kumquat tree: Cây quất
  • Marigold: Hoa cúc vạn thọ
  • Orchid: Hoa lan
  • Paperwhite: Hoa thủy tiên
  • Tulip: Hoa Tulip
  • Gerbera daisy: Hoa đồng tiền
  • Carnation: Hoa cẩm chướng
  • Dahlia flower: Hoa thược dược
  • Daffodil: Hoa thủy tiên vàng

 

Từ vựng Tiếng Anh về Tết - Các loài hoa đặc trưng ngày Tết

Từ vựng Tiếng Anh về Tết - Các loài hoa đặc trưng ngày Tết

>> Tham khảo: Top những bài thuyết trình hay về Tết bằng tiếng Anh

Các phong tục trong Tết cổ truyền

  • Clean and decorate the ancestral graves: Thăm mộ tổ tiên (Tảo mộ)
  • Sweep the floor and clean the house: Dọn dẹp nhà cửa
  • Decorate the house: Trang trí nhà cửa
  • Make Banh Chung: Gói bánh chưng
  • Prepare the five - fruit tray: Bày mâm ngũ quả
  • Worship the ancestors: Thờ cúng tổ tiên
  • Burn joss papers: Đốt vàng mã
  • First foot: Xông đất, xông nhà
  • Visit relatives and friends: Thăm họ hàng, bạn bè
  • Exchange Lunar New year’s wishes: Chúc Tết nhau
  • Receive red envelopes: Nhận lì xì
  • Ask for calligraphy pictures: Xin chữ đầu năm
  • Go to pagoda to pray for luck: Đi chùa cầu may
  • Depart: Xuất hành

 

Các phong tục ngày Tết trong Tiếng Anh

Các phong tục ngày Tết trong Tiếng Anh

Các món ăn trong mâm cơm ngày Tết

Bữa cơm Tất niên vừa là nét văn hóa cổ truyền nổi bật của Việt Nam vừa là thời khắc cơm sum họp gia đình đông đủ nhất sau những ngày tháng học tập, làm việc xa nhà. Chính vì vậy bữa cơm ngày Tết luôn được làm thịnh soạn hơn ngày thường rất nhiều. 

Cùng Pantado học ngay bộ từ vựng tiếng anh về các món ăn ngày Tết nhé!

  • Banh chung: Bánh chưng
  • Boiled chicken: Thịt gà luộc
  • Steamed sticky rice: Xôi
  • Lean pork paste: Giò lụa
  • Fried spring roll: Nem rán
  • Pickled small leeks: Củ kiệu, dưa hành
  • Dried bamboo shoot soup: Canh măng khô
  • Pork aspic: Thịt đông
  • caramelized pork and eggs: Thịt kho tàu
  • Pickled pork with fish sauce: Thịt lợn ngâm mắm
  • Pickled mustard greens: Pickled mustard greens: Dưa cải muối chua
  • Salad: Nộm

 

Các món ăn ngày Tết trong Tiếng Anh

Các món ăn ngày Tết trong Tiếng Anh

Các loại hoa quả ngày Tết

  • Banana: Quả chuối
  • Pomelo: Quả bưởi
  • Buddha’s hand: Quả phật thủ
  • Coconut: Quả dừa
  • Fig: Quả sung
  • Papaya: Quả đu đủ
  • Mango: Quả xoài
  • Pineapple: Quả dứa
  • Dragon fruit: Quả thanh long
  • Custard apple: Quả mãng cầu
  • Watermelon: Quả dưa hấu

 

Từ vựng Tiếng Anh về Tết - Các loại hoa quả

Từ vựng Tiếng Anh về Tết - Các loại hoa quả

>> Tham khảo: 60+ từ vựng tiếng anh về hoa quả

Các loại bánh kẹo ngày Tết trong Tiếng Anh

Một trong những hoạt động được yêu thích nhất của trẻ em ngày Tết đó chính là chuẩn bị bánh kẹo mời khách tới chơi nhà. Cùng bỏ túi ngay bộ từ vựng tiếng anh về bánh kẹo ngày Tết thôi nào!

  • Candy: Kẹo
  • Ginger jam: Mứt gừng
  • Dried candied fruits: Mứt hoa quả
  • Sunflower seed: Hạt hướng dương
  • Pumpkin seed: Hạt bí
  • Chestnut: Hạt dẻ nâu
  • Cashew: Hạt điều
  • Macadamia: Hạt mắc ca
  • Pistachio: Hạt dẻ cười
  • Walnut: Hạt óc chó
  • Dried lotus seed: Hạt sen sấy khô
  • Roasted and salted cashew nuts: Hạt điều rang muối

 

Các loại bánh kẹo ngày Tết trong Tiếng Anh

Các loại bánh kẹo ngày Tết trong Tiếng Anh

Những câu chúc Tết bằng Tiếng Anh hay và ý nghĩa

Chắc chắn trong ngày Tết không thể thiếu những câu chào, lời chúc hy vọng một năm mới nhiều may mắn hơn. Tham khảo ngay những câu chúc Tết bằng Tiếng Anh ngắn gọn và ý nghĩa dưới đây nhé!

  • Wishing you a happy and prosperous new year, everything is as you wish. 

Dịch: Chúc bạn một năm mới an khang thịnh vượng, vạn sự như ý.

  • Best wishes for you in the new year. 

Dịch: Gửi đến bạn những lời chúc tốt đẹp nhất cho năm mới.

  • I hope you will have a new year with lots of luck finding you. 

Dịch: Mình chúc bạn sẽ có một năm mới với thật nhiều may mắn.

  • May all your new year wishes come true. 

Dịch: Chúc mọi điều ước năm mới của bạn đều thành sự thật.

  • Wishing you all the magic of the new year. 

Dịch: Chúc bạn mọi điều thần kỳ của năm mới.

  • Wishing you health and happiness in the year to come. 

Dịch: Chúc bạn khỏe và hạnh phúc trong năm mới.

Những câu chúc Tết hay bằng Tiếng Anh

Những câu chúc Tết hay bằng Tiếng Anh

>>Xem thêm: 50+ cách nói chúc may mắn bằng Tiếng Anh

Vậy là Pantado đã tổng hợp xong bộ từ vựng Tiếng Anh về Tết Nguyên Đán hay sử dụng nhất. Hy vọng bạn sẽ áp dụng chúng hiệu quả trong các bài viết hoặc lời chúc cho Tết Nguyên Đán - Tết con rồng 2024 nhé!

Đừng quên, theo dõi website Pantado để cập nhật những sự kiện và kiến thức Tiếng Anh bổ ích nhé!

QUÉT MÃ QR THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

CÁCH HỌC TỪ VỰNG TIẾNG ANH DÀNH CHO TRẺ MÀ BA MẸ CẦN BIẾT?

Trong tiếng Anh, từ vựng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Và làm thế nào để quyết tình trạng thường thấy ở các bạn học sinh khi học trước quên sau, học từ vựng tiếng Anh kém hiệu quả. Đâu là những phương pháp học từ vựng tiếng Anh dành cho các bạn học sinh một cách hiệu quả và ghi nhớ lâu? Trong bài viết này, Pantado sẽ bật mí cho các bạn học sinh những các học từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất nhé!

 

Cách học từ vựng tiếng Anh dành cho trẻ

 

1. Cách học thuộc từ vựng tiếng Anh nhanh, nhớ lâu

Từ vựng tiếng Anh giúp cho các bạn học sinh cải thiện kỹ năng đọc hiểu và sử dụng thành thạo với các mẫu câu trong tình huống giao tiếp. Tuy nhiên, việc học từ vựng tiếng Anh sẽ rất dễ quên trong thời gian dài. Vậy nên đòi hỏi người học cần phải có những phương pháp học từ vựng tiếng Anh đúng đắn mà lại ghi nhớ từ lâu. Một số phương pháp mà các bạn học sinh nên áp dụng trong quá trình học như:

1.1. Học từ vựng tiếng Anh qua việc đặt câu

Cách học từ vựng tiếng Anh vô cùng hiệu quả, vừa ghi nhớ từ lâu hơn đó là đặt câu cho những từ vựng mới. Với phương pháp học này, các bạn học sinh không chỉ đơn giản là ghi nhớ một từ mới mà còn học cách sử dụng từ đó trong ngữ cảnh. Hãy cố gắng đặt càng nhiều câu càng tốt để ghi nhớ từ vựng ấy qua nhiều ngữ cảnh khác nhau.

1.2. Học từ vựng tiếng Anh qua flashcard 

Học từ vựng tiếng Anh qua Flashcard là một phương pháp học từ vựng khá phổ biến với tất cả các bạn học sinh. Flashcard là bộ thẻ nhỏ mang thông tin ở cả 2 mặt. Nhiều người xem đây là cách học thuộc từ vựng tiếng Anh tiện lợi vì có thể mang chúng đi bên người. Ba mẹ có thể mua bộ thẻ flashcard tại nhà sách hoặc tự làm để ôn tập lại cho đến khi nhuần nhuyễn.

1.3. Xây dựng thói quen đọc sách

Cách học từ vựng tiếng Anh nhanh thuộc nhớ lâu nhất là qua việc đọc những thông tin tiếng Anh từ sách, báo, tạp chí. Các bạn học sinh sẽ gia tăng vốn từ vựng khi cố gắng xác định được nghĩa của từ mình không biết trong bối cảnh câu chuyện hoặc qua việc tra từ điển. Bằng việc làm này, các bạn nhỏ nên lựa chọn những thể loại mình yêu thích để không cảm thấy nhàm chán trong khi đọc. Từ việc đam mê đọc sách, bạn có thể tăng cường số lượng từ vựng nhiều một cách đáng kể đấy.

1. 4. Đoán nghĩa của từ qua ngữ cảnh

Việc đoán nghĩa của từ hay cụm từ qua ngữ cảnh hoặc các từ xung quanh trong câu khi bạn đọc hoặc nghe ai đó nói tiếng Anh là cách học thuộc từ vựng tiếng Anh nhanh nhất.

1.5. Giải những câu đố về từ vựng

Những câu đố vui tiếng Anh giúp cho các bạn học sinh không chỉ vừa được học từ vựng mà còn vừa được giải trí, hứng thú hơn trong quá trình giao tiếp. Trong thời gian rảnh rỗi, có thể trả lời những câu đố về từ vựng có sẵn trên các website. Các trang web này còn cho phép bạn chọn cấp độ học tập theo trình độ tiếng Anh của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tạo các câu đố từ vựng riêng nếu đang muốn gia tăng vốn từ vựng theo một lĩnh vực nhất định như giáo dục, luật, kinh tế.

1.6. Tận dụng cơ hội nói tiếng Anh 

Để học được từ vựng tiếng Anh có thể ghi nhớ lâu, đừng bỏ qua việc thực hành trong những giao tiếp hàng ngày. Ba mẹ nên tìm cơ hội để con sử dụng những từ vựng mới thông qua việc trò chuyện với những người khác, đặc biệt là người nước ngoài ở câu lạc bộ tiếng Anh, nơi làm việc, nhóm học tập hay tìm môi trường dạy Anh ngữ với 100% giáo viên nước ngoài. Đối với những bạn có cơ hội được thực hành luyện nói, luyện giao tiếp với những người bản xứ khả năng tiếng Anh của các bạn ấy sẽ phát triển một cách vượt bậc. 

1.7. Chơi trò chơi là cách học thuộc từ vựng tiếng Anh nhanh nhất

Các bạn học sinh thường có cảm giác hứng thú với các ứng dụng, trò chơi tiếng Anh trên điện thoại, máy tính. Điều bất ngờ ba mẹ nhận được là kiến thức tiếng Anh của con cũng được nâng tầm đáng kể đó ba mẹ ạ!
Ngoài ra, những trò chơi đó không chỉ giúp con ghi nhớ các định nghĩa mà còn giúp các bạn học sinh sử dụng các từ vựng trong câu, thậm chí là viết hoặc kể câu chuyện. Một số ứng dụng và trò chơi từ vựng tiếng Anh bạn có thể tham khảo là: hot seat, bingo, pictionary, Simon says, baamboozle.com, kahoot.it.

1.8. Tập viết để học thuộc từ vựng tiếng Anh

Một trong những phương pháp học từ vựng tiếng Anh mang lại hiệu quả đó chính là tập viết ra những từ mới, những từ đã được học lên trên giấy, điều này giúp con ghi nhớ lâu hơn. Do đó, đây chính là cách để học thuộc từ vựng tiếng Anh nhanh nhất. Ngoài việc viết ra những gì mình suy nghĩ, bạn cũng có thể viết câu, đoạn văn hay câu chuyện theo chủ đề có chứa những từ vựng mới. Phương pháp này không những giúp bạn học từ vựng hiệu quả mà còn rèn luyện tư duy não bộ để mở rộng ý tưởng khi giao tiếp.

2. Lỗi thường gặp khi học từ vựng tiếng Anh

2.1. Chỉ học từ vựng mới mà không ôn lại chúng 

Chỉ học từ vựng mới mà không học lại, ôn lại trong một khoảng thời gian dài cũng sẽ khiến cho các bạn học sinh khó ghi nhớ lại từ vựng đó, thậm chí là quên hết. Bởi vậy mà đây là sai lầm lớn nhất mà hầu hết nhiều người đều mắc phải dù đã tìm hiểu nhiều cách học thuộc từ vựng tiếng Anh. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu chúng ta ghi nhớ 100 từ mới vào một thời gian nhất định trong ngày, thì sau 18 phút, bạn sẽ chỉ còn nhớ được 55 từ. Sang ngày tiếp theo, số lượng từ vựng bạn nhớ được sẽ chỉ còn là 40 từ và dần giảm xuống 30 từ sau 1 tuần. 
Các bạn học sinh có thể giúp não bộ của mình nhớ được nhiều từ hơn khi có sự ôn tập từ vựng. Nếu sau 18 phút học 100 từ vựng mà bạn ôn tập lại thì có thể nhớ được 70 từ chứ không phải 55 từ. Tương tự, nếu tiếp tục ôn lại những từ vựng này vào những ngày kế tiếp thì số lượng từ bạn nhớ được sau 1 tuần có thể là 80 từ.

2.2. Học quá nhiều từ vựng trong một lần học

Việc học khoảng thời gian vài ba ngày, có thể là con sẽ ghi nhớ, thế nhưng sau một tháng học lại thì khó bạn học sinh nào ghi nhớ nổi những gì đã học. Học sinh có thể rất muốn học 50-100 từ vựng mới mỗi ngày trong hàng giờ đồng hồ để nhanh chóng đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, điều này chỉ gây lãng phí thời gian vì có thể sau đó bạn sẽ quên rất nhiều từ vựng nếu không có nhiều thời gian ôn lại. Thay vào đó, bạn nên chia nhỏ số lượng từ vựng mới học mỗi ngày để không quá tải trong lúc học, đồng thời có thể lên kế hoạch ôn lại từ vựng một cách hiệu quả. Tổng số lượng từ mới chỉ nên chiếm khoảng 10-15% trong tổng số các từ vựng bạn đã học. 

2.3. Không chia nhỏ thời gian học từ vựng hợp lý

Việc không có thời gian học những từ mới hay đồng nghĩa với việc không chia nhỏ thời gian học từ vựng hợp lý cũng sẽ giúp cho các bạn học sinh học từ vựng không hiệu quả. Tất nhiên, sau một tuần, bạn sẽ thấy mình dần quên hết những gì đã học.
Vậy nên, một cách học thuộc từ vựng tiếng Anh hiệu quả là bạn học thường xuyên hơn và trong khoảng thời gian ngắn. Thay vì cố gắng chinh phục 50 từ cùng một lúc, hãy tập trung vào 5 – 10 từ và tiếp tục xem đi xem lại chúng nhiều lần. Ví dụ, bạn dành 10 phút buổi sáng để học 5 từ vựng, vào buổi trưa dành 10 phút để ôn lại chúng và tương tự cho buổi tối.

2.4. Không tận dụng cơ hội giao tiếp

Nếu một bạn học sinh nào đó ngại giao tiếp, bạn ấy sẽ không có cơ hội thực hành những từ vựng mình đã học vào đời sống hàng ngày. Trong khi đó, thói quen sử dụng từ vựng trong giao tiếp là cách để học thuộc từ vựng tiếng Anh nhanh nhất. Khi giao tiếp với người khác, học sinh sẽ hình thành suy nghĩ, phát triển ý tưởng và luyện phát âm đúng để người khác hiểu được những điều đang nói.  
Trên đây, Pantado đã chia sẻ tới các bạn học sinh một số những phương pháp học từ vựng tiếng cấp tốc và ghi nhớ lâu hơn. Hy vọng rằng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình chinh phục tiếng Anh.

 

HỌC TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CHỦ ĐỀ NGÀY THÁNG

Ngày tháng là một chủ đề quá đỗi quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Ba mẹ đã từng hỏi rằng tại sao chương trình học lại thiết kế gần gũi quen thuộc đối với các bạn học sinh chưa nhỉ? Đó là việc khi học tiếng Anh về những chủ đề gần gũi, quen thuộc đó, các bé sẽ nhớ từ vựng rất nhanh. Một trong những chủ đề quen thuộc và gần gũi nhất đó chính là chủ đề ngày tháng năm. Hãy cùng học tiếng Anh miễn phí và tìm hiểu về chủ đề từ vựng ngay trong dưới bài viết này, ba mẹ có thể tham khảo cho con học nhé!

1. Cách đọc, cách viết, từ vựng về 12 tháng trong tiếng Anh

Một chủ đề rất quen thuộc, kiến thức cơ bản nhất mà bất cứ ai mới bắt đầu học tiếng Anh sẽ phải nắm vững. Dẫu vậy, không khó để ghi nhớ cách đọc và cách viết các tháng trong tiếng Anh, bởi nó không theo bất cứ một quy luật nào cả. Hãy tham khảo các tháng dưới đây nhé!

Tháng 1: January [‘dʒænjʊərɪ]
Tháng 2: February [‘febrʊərɪ]
Tháng 3: March [mɑːtʃ]
Tháng 4: April [‘eɪprəl]
Tháng 5: May [meɪ]
Tháng 6: June [dʒuːn]
Tháng 7: July [/dʒu´lai/]
Tháng 8: August [ɔː’gʌst]
Tháng 9: September [sep’tembə]
Tháng 10: October [ɒk’təʊbə]
Tháng 11: November [nəʊ’vembə]
Tháng 12: December [dɪ’sembə]

2. Ý nghĩa tên các tháng trong tiếng Anh

Đằng sau những cái tên của các tháng, vậy bí ẩn là gì? Đa phần các tháng trong tiếng Anh có nguồn gốc xuất phát từ các chữ cái Latin, đồng thời cũng được đặt tên dựa theo các vị thần La Mã cổ đại nên đằng sau tên gọi của các tháng, cũng có những nguồn gốc thú vị, mang ý nghĩa riêng biệt.

Tháng 1 tiếng Anh: January

Tên tháng 1 xuất phát từ một vị thần La Mã là Janus. Vị thần này có 2 mặt để nhìn về quá khứ và tương lai, ông đại diện cho sự khởi đầu mới và những sự chuyển đổi nên tên của ông được đặt cho tháng đầu tiên của năm mới. Tháng giêng hay tháng 1 trong năm gắn liền với ý nghĩa Januarius Mensis. Trước thế kỷ 14, cụm từ được người Anh sử dụng với dạng Gevenen. Từ 1391, tháng giêng được gọi January.

Tháng 2 tiếng Anh: February

Tháng 2 bắt nguồn từ Februarius trong tiếng Latin. Nghĩa chỉ các nghi lễ tẩy uế xưa diễn ra vào 15/2 hàng năm. Người ta suy đoán vì tượng trưng cho cái ác, xấu xa nên tháng 2 có ít ngày hơn chỉ 28 hoặc 29 ngày.

Februar là một lễ hội nổi tiếng được tổ chức vào tháng hai hàng năm phải kể đến. Lễ hội này vào đầu thế kỷ 13 còn được người Anh gọi với cái tên thân mật là Federer và chuyển thành Feoverel chỉ sau một thời gian ngắn sau đó. Vào năm 1373, để có lối chính tả đơn giản, dễ viết, người Anh đã gọi tháng 2 là Februar. Tên gọi dành cho tháng 2 này vẫn được người dân Anh và trên cả nước gọi cho đến ngày nay.

Tháng 3 tiếng Anh: March

Tháng 3 trong tiếng Anh có xuất phát từ tiếng Pháp cổ, chỉ một vị thần tượng trưng cho chiến tranh là Mars. Vào tháng 3, người La Mã thường tổ chức lễ hội để chuẩn bị cho các cuộc chiến và tôn vinh vị thần này. Tháng này được nhiều người ưa chuộng với tiết trời đẹp, xanh.

Tháng 4 tiếng Anh: April

April có gốc từ chữ Aprillis trong tiếng Latin. Trong lịch cũ ở một số quốc gia, tháng 4 được xem là tháng đầu tiên trong năm, tháng của mùa xuân.
Tiếng La Tinh cho rằng, April là tháng hoa nở đầu xuân. Trước đây, tháng 4 được gọi Aprilis trong tiếng La Tinh và tiếng Pháp gọi Avril. Bước vào thế kỷ 13, tháng 4 được gọi với cái tên mới là Averil. Tuy nhiên, tên gọi này chỉ tồn tại đến năm 1375 đã được thay đổi. Từ thời gian đó đến nay, tháng 4 trong tiếng anh có tên gọi April.

Tháng 5 tiếng Anh: May

Tháng 5 trong tiếng Anh được đặt theo tên của nữ thần Maia là vị nữ thần của trái đất và sự phồn vinh. Vì ở các nước phương tây, tháng 5 ấm áp mới khiến cho cây cối, mùa màng phát triển. Tên Magnus có nguồn gốc từ La Tinh mang trong mình ý nghĩa của sự tăng trưởng. Tuy nhiên, tên gọi này đã kết thúc vào đầu thế kỳ thứ 12 bởi vì dựa trên tiếng Pháp từ Mai, người Anh đã gọi tháng 5 là May.

Tháng 6 tiếng Anh: June

June chính là tên đặt theo vị thần cổ Juno, Juno chính là nữ thần của hôn nhân và sinh nở. Và ngày quốc tế thiếu nhi cũng vào 1-6, thật là hợp lý. Chính điều này đã cho ra đời tên gọi June để nói riêng về tháng 6, tránh lẫn với các tháng trong tiếng Anh khác. Tên June được sử dụng để gọi tên tháng 6 từ thế kỷ 11 đến nay.

Tháng 7 tiếng Anh: July

Tháng 7 mang tên July để nhớ về hoàng đế Carsare. Vị hoàng đế người La Mã có tên Carsare được sinh ra vào tháng 7. Người này có trí lực siêu phàm, có công cải lịch La Mã. Dựa trên tên Julius Caesar, người dân Anh đặt tên tháng 7 là July để tưởng nhớ vị hoàng đế này.

Tháng 8 tiếng Anh: August

Tên của người tự xưng là vị thần Julius Caesar được nhiều người sử dụng nhưng cũng có sự cải biến đáng kể. Nổi bật nhất trong đó, Augustus Caesar cháu của vị hoàng đế tài đức này đã lấy tên mình để gọi tên một trong các tháng trong tiếng Anh. Vì vậy, tên August được sử dụng bắt nguồn từ thời gian đó cho tới tận hôm nay.

Tháng 9 tiếng Anh: September. 

Septem có nghĩa là “thứ 7” trong tiếng Latin. Và theo lịch La Mã cổ đại, tháng 9 là tháng thứ 7 trong 10 tháng của một năm, do đó nó được đặt tên là September.

Tháng 10 tiếng Anh: October. 

Từ Latin Octo có nghĩa là “thứ 8” (Tháng thứ 8 của năm), bạn có thể liên tưởng đến “octopus” con bạch tuộc cũng có 8 xúc tu. Tuy nhiên, sau này mọi người thêm vào lịch 2 tháng và tháng 10 được gọi là October. Những tháng chẵn cuối năm đổi thành tháng đủ nếu trong lịch cũ thì đây là tháng 8. Tháng này đại diện cho sự no đủ , hạnh phúc.

Tháng 11 tiếng Anh: November

 November. Trong tiếng Latin, Novem mang ý nghĩa là “thứ 9” và nó được dùng để đặt tên cho tháng 11 sau này.

Tháng 12 tiếng Anh: December 

Tháng 12 là tháng cuối cùng của 1 năm và nó được gọi theo tên tháng thứ 10 của người La Mã ngày xưa.

3. Cách viết ngày tháng bằng tiếng Anh

Theo cách viết của Anh-Anh, ngày luôn viết trước tháng, số thứ tự vào phía sau ngày (ví dụ: st, th…) có thể có hoặc không. Dấu phẩy có thể được sử dụng trước năm (year), tuy nhiên cách dùng này lại không phổ biến. Giới từ of trước tháng có thể có hoặc không. Ví dụ: 6 July 2020 hay 6th of July, 2020

4. Cách viết ngày tháng theo Anh – Anh

Khi đọc theo văn phong Anh – Anh, sử dụng mạo từ xác định “the” trước ngày. Ví dụ: April 2, 2019 – April the second, two thousand and nineteen

5.Cách hỏi về tháng trong tiếng Anh

Một vài mẫu câu hỏi về các tháng tiếng Anh vô cùng phổ biến và được sử dụng thường xuyên trong giao tiếp hàng ngày:

What date is it today?/What is today’s date?
(Hôm nay là ngày bao nhiêu?)
What day is it today?/What is today’s day?
(Hôm nay là ngày thứ mấy?)

6. Cách nhớ các tháng trong tiếng Anh

Mặc dù từ vựng về các tháng không quá phức tạp nhưng đôi khi sẽ khiến tai khó nhớ hoặc nhầm lẫn giữa các tháng. Vậy có cách nào giúp học những từ này dễ nhớ và một cách hiệu quả? Dưới đây sẽ là mẹo học các tháng trong tiếng Anh vô cùng hiệu quả, không chỉ giúp bạn nhớ lâu hơn mà còn giúp bạn cách sử dụng các tháng trong tiếng Anh vào giao tiếp với những người xung quanh sao cho tự nhiên.

7. Học các tháng đi cùng với các ví dụ

Việc học các từ vựng các tháng đi cùng với ví dụ sẽ giúp cho bạn ghi nhớ được lâu hơn. Cùng với đó, bạn có thể luyện tập thêm kỹ năng viết và các hoàn cảnh để sử dụng từ đó. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự suy nghĩ về ngữ cảnh và tự đặt ra câu hỏi và câu trả lời theo từ vựng cần học.

8. Học 12 tháng tiếng Anh bằng cách liên tưởng chủ đề 

Ngoài việc liệt kê danh sách các tháng trong tiếng Anh một cách nhàm chán thì bạn có thể sắp xếp các tháng theo nhóm bằng hình thức liên tưởng. Từ danh sách các tháng trong năm bạn có thể dễ dàng liên tưởng đến các mùa, thời tiết các mùa ấy hay những dịp lễ trong tháng ấy. Việc học như vậy không chỉ giúp bạn ghi nhớ các tháng trong năm mà còn mở rộng vốn từ trong những chủ đề khác nữa.
Bạn có thể sắp xếp các tháng theo mùa để học. Đầu tiên bạn sẽ chia 4 mùa với 3 tháng khác nhau sau đó nghĩ đến những đặc điểm của mùa ấy. Bạn có thể sắp xếp các tháng như sau:
Spring (mùa xuân): January, February, March
Summer (mùa hạ): April, May, June
Autumn/ Fall (mùa thu): July, August, September
Winter (mùa đông): October, November, December

Sau đó bạn có thể gắn từng mùa ấy với những đặc điểm về thời tiết hoặc những sự kiện, lễ hội trong năm. Ví dụ như mùa đông (Winter) sẽ có nhiều tuyết (snowy), thời tiết khắc nghiệt (harsh weather) và bạn sẽ thấy lạnh (cold). Nếu học theo phương pháp này bạn không chỉ mở rộng vốn từ mà còn có thể khám phá thêm nhiều điều thú vị về văn hóa của các nước nói tiếng Anh.

Đó là tất cả những gì mà Pantado luôn chia sẻ đến tất cả các bạn, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn nhỏ trong quá trình học tiếng Anh hiệu quả. Chúc các bạn sớm chinh phục được tiếng Anh thành thạo.

69 MẪU CÂU GIAO TIẾP TIẾNG ANH ĐỂ BA MẸ SỬ DỤNG VỚI CON HÀNG NGÀY

Một trong những cách giúp con tự tin giao tiếp tiếng Anh một cách thành thạo là tạo môi trường rèn luyện tiếng Anh cùng con mỗi ngày. Và thật đặc biệt nếu như ba mẹ có thể luyện tập và sử dụng tiếng Anh cùng con hằng ngày, bởi đó chính là một cách giúp con phát triển trình độ tiếng Anh một cách nhanh chóng và tự tin hơn. Ngay sau đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các phụ huynh về 70 mẫu câu giao tiếng Anh để ba mẹ sử dụng với con hằng ngày.

70 mẫu câu tiếng Anh giao tiếp dành cho ba mẹ

Trong quá trình tạo môi trường luyện nói tiếng Anh, cùng con luyện tập giao tiếp hằng ngày, ba mẹ có thể sử dụng 70 mẫu câu giao tiếp thông dụng, đơn giản và quen thuộc nhất, ba mẹ xem tại đây nhé!

1. Time to go to sleep/brush your teeth/put on your clothes/put on your shoes/ read books? (Đến lúc đi ngủ/đánh răng/mặc quần áo/đi giày/đọc sách rồi)
2. Wear your hat please! (Con đội mũ đi con)
3. It is time to have breakfast/ lunch/dinner. Time for breakfast (Đến giờ ăn sáng/trưa/tối rồi con)
4. Would you like a cup of water? (Con có muốn một cốc nước không? ) - dạng nói rất lịch sự chủ yếu để con học cách nói lịch sự khi giao tiếp với khách, người ngoài.
5. What do you like to eat ? (Con muốn ăn gì?)
What do you want for breakfast/lunch/supper?
6. Do/ Would you like some ice-cream/ a candy? (Con muốn ăn kem/kẹo không?)
7. Is it enough or you want more? (Như thế đã đủ chưa hay con muốn hơn?)
8. Do you want some more? (Con có muốn ăn thêm không?)
9. You need to eat some more. (Con phải ăn thêm chút đi)
10. Let's play together (Mình cùng chơi nhé)
11. Let's clean up, put away the toys! (Mẹ con mình cất dọn đồ chơi nào)
12. Can mommy play with you? (Mẹ có thể chơi với con không?)
13. Let mommy help you! (Để mẹ giúp con nhé)
14. Are you hungry/ thirsty/sleepy/tired/happy/sad/mad/scared? (Con có đói/khát/buồn ngủ/mệt/vui/ buon/ gian/ so..) không?
15. Can you get me the spoon/phone/book/ remote control...? (Con có thể lấy cho mẹ cái thìa/điện thoại/quyển sách/ điều khiển... cho mẹ được không?)
16. Go get your shoes/backpack/book...! (Con đi lấy giày, ba lô/ sách...)
17. Can you share with mommy a little bit? (Con chia cho mẹ một ít được không?)
18. Can you share some to your sister? (Con có thể chia sẻ với em được không?)
19. You need to go brush your teeth right now! (Con phải đi đánh răng ngay bây giờ)
20. Come on! Let mommy comb your hair/ tie your hair up! (Lại đây nào! Để mẹ chải đầu cho con/ buộc tóc cho con)
21. Do you need some help? (Con có cần ai giúp không?)
22. Can i help you a little bit? (Mẹ có thể giúp con 1 tẹo không?)
23. Can you help mommy get a napkin? (Con có thể lấy cho mẹ 1 tờ giấy ăn được
không?)
24. Would you like to use a spoon or chopsticks/fork? (Con muốn dùng thìa hay dùng đũa/dĩa)
25. Do you want to wear green or pink today? (Hôm nay con thích mặc màu xanh hay màu hồng)
26. Mom's gonna sing a song, ok? (Mẹ sẽ hát một bài hát, được  không?)
27. Let's go in the kitchen/living room/bedroom (Mình vào bếp/phòng khách/phòng ngủ đi con)
28. Go sit on your potty! (Con đi ngồi bô đi)
29. Do you need to go pee? (Con có cần đi tiểu không?)
30. Are you ok? (Con có sao không?)
31. Is it hurt? (Có đau không?)
32. We're going to take the bus! (mình sẽ đi xe buýt)
33. Do you want to go to the market with mommy? (Con muốn đi chợ với mẹ không?)
34. Be careful! (Cẩn thận con)
35. Slow down (Chậm lại con), eat slowly! (ăn chậm thôi con)
36. Look! There is a duck over there. (Nhìn kìa con. Đằng kia có con vịt kìa)
37. Time to get up! (Đến giờ dậy rồi)
38. Let's get out of bed! (Mình ra khỏi giường thôi)
39. Have you brushed your teeth yet? Have you washed your face yet? (Con đã đánh răng/ rửa mặt chưa?)
40. What are you doing? (Con đang làm gì đó)
41. Don't touch it. (Đừng động vào đó)
42. Don't do it! (Đừng làm như vậy con) don't say that (đừng nói như vậy)
43. Mommy will not be happy if you do it! (Mẹ sẽ ko vui nếu con làm điều đó đâu)
44. Mommy don't want you to fall! (Mẹ không muốn con bị ngã đâu)
45. Get down or you might fall! (Xuống đi ko thì ngã đó)
46. Do like this! (Con làm thế này này)
47. Follow mommy! (Làm theo mẹ, đi theo mẹ)
48. Do not move! (Đừng động đậy)
49. We need to leave/ go home. (Mình phải đi/ phải về nhà rồi)
50. Home sweet home! (Về nhà yêu dấu rồi)
51. Ok! Let me think about it. (Được rồi. Để mẹ nghĩ nhé)
52. Give me your hands! (Đưa tay đây cho mẹ )
53. Take my hand! (Cầm lấy tay mẹ)
54. Hold on tight! (Giữ chắc vào, nắm chắc vào)
55. Stay still! (Ở yên nào)
56. What are you looking for? (Con đang tìm cái gì đấy)
57. Come here with mommy! (Lại đây với mẹ)
58. We need to be quick. (Mình phải nhanh lên thôi con)
59. Don't worry. Mommy is here! (Đừng lo! Mẹ ở đây!
60. Go sit on the chair! (Đi ngồi vào ghế đi)
61. You go first. (Con đi trước đi)
62. Wait a minute/ wait a second (Đợi một tý)
63. No more talking (Không nói chuyện nữa)
64. Let's go on a walk / let's go outside (Mình đi dạo đi/mình ra ngoài đi)
65. Don't interrupt! (Không được ngắt lời bố mẹ)
66. Keep quiet please! (Giữ yên lặng)
67. You are too loud. (Con nói to quá)
68. Don't be shy (Đừng ngại/ đừng xấu hổ)
69. You are so sweet! (Con thật là ngọt ngào, dễ thương)

Như vậy, Pantado đã chia sẻ 7- mẫu câu giao tiếp tiếng Anh, từ đó ba mẹ có thể cùng con luyện tập, nói tiếng Anh trong quá trình giao tiếp. Hy vọng rằng những kiến thức bên trên sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh và các con phát triển hơn trình độ giao tiếp tiếng Anh của mình. Chúc các bạn học sinh học tập hiệu quả và sớm chinh phục tiếng Anh trọn vẹn nhé! 

TỔNG HỢP NHỮNG MẪU CÂU TIẾNG ANH GIAO TIẾP CƠ BẢN DÀNH CHO BÉ

Rèn luyện tiếng Anh giao tiếp cơ bản là tiền đề giúp con nâng cao năng lực tiếng Anh sau này. Tuy nhiên, để giúp con tự tin giao tiếp tiếng Anh thì đòi hỏi cần phải có quá trình rèn luyện và thực hành đều đặn hằng ngày, mà việc này không phải là dễ thực hiện bởi ở trẻ có tính hiếu động, ham chơi, chúng không thể nào mà ngồi yên một chỗ để học được. Chính vì vậy ba mẹ cần phải chọn cho con một phương pháp, các học phù hợp với con. Và học tiếng Anh qua những mẫu câu giao tiếp cơ bản, gần gũi với cuộc sống thì hoàn toàn hiệu quả. Ở bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các ba mẹ về tổng hợp những mâu câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản, ba mẹ có thể lưu về cho bé học tập và tham khảo để nâng cao khả năng tiếng Anh của các con ba mẹ nhé!

Các mẫu câu giao tiếp cơ bản về chủ đề chào hỏi

Với các bạn nhỏ khi mới tiếp xúc với tiếng Anh, ba mẹ nên cho con tiếp cận với những mẫu câu giao tiếp cơ bản dành sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo. Từ đó ba mẹ có thể cùng con rèn luyện nói mỗi ngày như thế các con sẽ nhớ được lâu và nhận biết được những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp cơ bản. Dưới đây mà một mẫu câu về chủ đề giao tiếp cơ bản về chủ đề chào hỏi:

Hello/ Hi (Xin chào)
Good morning/ Good afternoon/ Good evening ( Chào buổi …).
Goodbye (Tạm biệt).
Goodbye, see you later! (Tạm biệt, hẹn gặp lại!).
Take care! (Bảo trọng nhé!).
How are you?/ I’m fine. Thanks you ( Bạn có ổn không? / Cảm ơn. Tôi ổn)

Các mẫu câu giao tiếp cơ bản về chủ đề cảm ơn và xin lỗi:

Một trong những chủ đề rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, đó là chủ đề cảm ơn và xin lỗi. Ba mẹ có thể cho con rèn luyện về các chủ đề hàng ngày để con rèn luyện thói quen sử dụng tiếng Anh giao tiếp hằng ngày. Ở trẻ nhỏ, chúng có khả năng bắt chước rất nhanh, chính vì vậy ba mẹ nên đồng hành cùng con nói tiếng Anh, tương tác với con bằng tiếng Anh nhiều hơn nhé! Một số mẫu câu cơ bản mà ba mẹ có thể áp dụng cho con đó là:

Thank you/ Thanks (Cảm ơn bạn).
Many thanks!/ Thank you very much! (Cảm ơn rất nhiều).
Thank you anyway! (Dù sao cũng cảm ơn bạn).
Sorry! / I’m sorry!/ I apologise (Xin lỗi/ Tôi xin lỗi)
I’m so sorry! (Tớ rất xin lỗi/ Tớ rất tiếc).
Please forgive me! (Xin hãy tha lỗi cho tôi).
Thank you/ Thanks (Cảm ơn bạn).

Các mẫu câu giao tiếp cơ bản về chủ đề giới thiệu bản thân:

Giao tiếp tiếng Anh về chủ đề giới thiệu bản thân, để các con tự tin nói tiếng Anh về chủ đề này thì ba mẹ cùng con giới thiệu về bản thân. Đây cũng là chủ đề khá dễ nên các bạn nhỏ hoàn toàn có thể luyện tập hằng ngày. Ba mẹ cùng cho bé thử về chủ đề này nhé!
What your name?/ My name is… (Bạn tên là gì vậy?/ Tên tôi là…).
How old are you?/ I’m… years old ( Bạn bao nhiêu tuổi rồi?/ Năm nay tôi … tuổi).
What is your hobby?/ My hobby is… (Bạn có sở thích gì vậy?/ Sở thích của tôi là…).
How many people are there in your family?/ My family have … peoples ( Gia đình bạn có bao nhiêu thành viên?/ Gia đình tôi có … thành viên).

Các mẫu câu giao tiếp cơ bản về chủ đề sở thích:

Tất nhiên rồi! Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì tất cả chúng ta đều hứng thú khi nói về chính bản thân mình. Và ở trẻ nhỏ, chúng sẽ rất thích nói về những điều mà chúng thích thú, những kỷ niệm với bạn bè. ngay cả những bé nhút nhát cũng sẽ sẵn sàng kể cho bạn nghe màu sắc yêu thích hay chương trình truyền hình mà chúng thích. Dưới đây là một số câu hỏi để bạn gợi ý cho trẻ thảo luận:

Do you play any sports? / Yes, I play... (Bạn có chơi môn thể thao nào không? / Có, Tôi chơi...).
What is your favorite color? / My favorite color are... (Bạn thích những màu sắc nào? / Tôi thích màu...).
Which animal do you like best? / I like cat and dog ( Bạn thích con vật nào nhất? / Tớ thích mèo và chó).

Các mẫu câu giao tiếp cơ bản giữa ba mẹ và bé hằng ngày: 

Đối với trẻ nhỏ, gia đình chính là toàn bộ thế giới của chúng, điều này giúp chủ đề giữa ba mẹ trở thành chủ đề khá thú vị khi cho con luyện tập. Ở bên dưới đây là bộ câu hỏi về chủ đề gia đình dành cho trẻ

Keep quiet please! (Trật tự đi nào).
Good job! (Tốt lắm con).
Good Night! (Chúc mẹ ngủ ngon).
Have a nice day! (Chúc ba mẹ một ngày tốt lành).
What is this? (Đây là cái gì?).
What time is it? (Mấy giờ rồi con nhỉ).
What are you doing? (Con yêu đang làm gì thế?).
Clean up your toy! (Hãy thu xếp đồ chơi của con lại).
Time to brush your teeth! (Đã đến giờ đi đánh răng rồi, con).
Have you brush your teeth yet! (Con đánh răng chưa nhỉ).
Have you done your homework! (Con đã làm xong bài tập về nhà chưa vậy).
Time to go to sleep/ Time to go to bed! (Đã tới giờ đi ngủ rồi)

Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các ba mẹ về tổng hợp những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp về các chủ đề cơ bản, hy vọng rằng những mẫu câu giao tiếp đó sẽ giúp các bạn học sinh dễ dàng rèn luyện trong quá trình học tập.
 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TRẺ GHI NHỚ ĐƯỢC TỪ VỰNG HIỆU QUẢ?

Trong tiếng Anh, từ vựng là nền tảng cốt lõi để giúp cho việc giao tiếp tiếng Anh trở nên thuận lợi hơn. Có bao giờ ba mẹ gặp phải trường hợp con học từ vựng theo kiểu “học trước quên sau”. Điều này chẳng thể đem lại những lợi ích gì cho quá trình phát triển trình độ sau này cả, việc không nắm chắc được những từ vựng cơ bản mà các con đã được học qua sẽ góp phần làm cản trở trong quá trình học. Vậy làm thế nào để trẻ ghi nhớ được từ vựng hiệu quả, ghi nhớ từ đã được học lâu hơn? Hãy cùng Pantado tìm hiểu cách học từ vựng tiếng Anh hiệu quả ở ngay trong bài viết bên dưới đây nhé!

 

1. Những khó khăn thường gặp khi học từ vựng tiếng Anh là gì?

Bất kể đối với những người học đã lâu, hay những bạn học sinh mới tiếp cận với tiếng Anh được một vài năm thì đều gặp phải những khó khăn khi học từ vựng như nhau cả. Vây những khó khăn thường gặp đó là gì? Dưới đây là một vài những trở ngại thường gặp nhất trong quá trình học. 

1.1. Học từ vựng tiếng Anh không khoa học

Hầu hết các bạn nhỏ khi học từ vựng nhưng lại không có thói quen tạo ra một hệ thống từ vựng riêng cho mình. Thậm chí, có không ít bạn còn không có quyển sổ tay ghi chép những từ vựng đã học. Vô hình chung việc làm này sẽ khó có thể ghi nhớ từ vựng một cách dễ dàng cả. Việc hệ thống từ vựng theo chủ đề hoặc loại từ là một cách học vô cùng khoa học. Kết hợp với thói quen ghi chép sẽ giúp từ vựng được in sâu hơn trong bộ nhớ của các bạn học sinh. 
Hãy thay đổi cách học từ vựng tiếng Anh bằng việc gắn từ đó trong mối liên kết với các từ khác, hoặc với sự vật, hiện tượng cụ thể. Bằng hình thức đặt câu với từ mới học, bạn sẽ dễ dàng hình dung và ghi nhớ từ hơn rất nhiều.

1.2. Học từ vựng không đặt chúng vào ngữ cảnh 

Hãy nhớ lại cách chúng ta học tiếng mẹ đẻ khi còn nhỏ nào. Mọi từ vựng luôn được gắn liền với một tình huống hay một sự vật cụ thể nào đó. Và chúng ta luôn nhớ mọi thứ thật dễ dàng. Vậy tại sao bạn không vận dụng cách học từ vựng tiếng Anh cho người mất gốc theo đúng như vậy. Hãy gắn mỗi từ vựng vào một ngữ cảnh nhất định. Mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều.

1.3. Từ vựng tiếng Anh rất đa dạng

Từ vựng tiếng Anh đa dạng cũng chính là một trong những khó khăn thường thấy đối với các bạn học sinh trong quá trình học tiếng Anh. Chính điều này gây ra trở ngại không hề nhỏ trong quá trình học từ vựng tiếng Anh. Ví dụ như cùng là một từ nhưng khi được sử dụng ở vị trí danh từ thì sẽ có nghĩa này, lúc ở vị trí tính từ hay động từ thì lại mang một nghĩa hoàn toàn khác. Hơn nữa trong quá trình học sẽ gặp những từ có nghĩa gần gần giống nhau. Đây là những từ chúng ta rất dễ nhầm lẫn nếu không hiểu đúng bản chất và sắc thái nghĩa của chúng.

1.4. Từ vựng trong sách vở khác với từ vựng thực tế

Hầu hết vốn từ vựng trong sách vở chỉ là những từ cốt lõi. Nếu chỉ “bê nguyên” những kiến thức sách vở ra thực tế trong nhiều tình huống các bạn nhỏ sẽ cảm thấy bối rối.

2. Phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả

Để học từ vựng tiếng Anh một cách hiệu quả thì phương pháp học là một trong những yếu tố cốt lõi của vấn đề này. Hãy cùng tìm hiểu một số những phương pháp học từ vựng tiếng Anh hiệu quả ở bên dưới đây nhé!

2.1. Viết ra những từ mới đã được học 

Đối với phương pháp này, sẽ hoàn toàn phù hợp khi học từ vựng tiếng Anh. Không gì giúp các bạn học sinh ghi nhớ lâu và nhớ chính xác từ vựng bằng cách trực tiếp viết lại từ đó ra giấy hoặc ghi vào sổ tay từ vựng.

2.2. Sử dụng từ vựng đã được học trong các tình huống thực tế

Để đạt được hiệu quả cao nhất khi học từ vựng, hãy áp dụng vào các tình huống thực tế để giúp con ghi nhớ lâu hơn. 

2.3. Học từ vựng qua các đoạn văn, hội thoại, câu chuyện

Thay vì việc mải miết học hàng loạt những cách nói “xin chào” ba mẹ khuyên các bạn nhỏ rằng hãy tạo nên những cuộc hội thoại ngắn như sau: Hello, how are you? I’m fine, thank you,… để ghi nhớ tốt hơn.

2.4. Liên kết các từ vựng đã được học với những câu từ có ý nghĩa

Một trong những cách học tốt từ vựng tiếng Anh là gắn từ vựng vào hoàn cảnh cụ thể. Đặc biệt nếu tạo ra được mối liên hệ với bản thân thì các bạn nhỏ sẽ càng nhanh thuộc nhớ lâu những từ đó. Chẳng hạn nếu con là người mê truyện tranh trinh thám thì chắc hẳn khi gắn liền cụm từ “detective Conan” con sẽ khó mà quên được nghĩa “nhà thám tử” của từ “detective”.

2.5. Hình dung, tưởng tượng với những từ vựng đã được học

Cách học này khá hữu ích với những bạn nhỏ có óc tưởng tượng phong phú. Bằng cách này con có thể phác họa lại hình ảnh ý nghĩa của từ vựng để tạo ra dấu ấn đặc biệt. Với cách học từ vựng tiếng Anh này, và con cũng có thể mở rộng ra để học các từ đồng nghĩa hoặc các từ liên kết.

Tại Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!


 

500 TỪ VỰNG TOEIC THEO CHỦ ĐỀ MÀ BẠN CẦN BIẾT

Nếu bạn đang có ý định chuẩn bị thi TOEIC thì bạn không thể không thể không nắm được những từ này bởi đây là những từ thông dụng nhất sẽ có trong đề thi Toeic. Dưới đây Pantado sẽ chia sẻ cho các bạn 500 từ vựng theo chủ đề thông dụng nhất dành để học tập và rèn luyện dự thi chứng chỉ TOEIC, các bạn có thể tham khảo và học tập thêm để tăng vốn từ vựng, phục vụ cho kỳ thi TOEIC cho mình nhé!

 

Tại sao cần học 500 từ vựng TOEIC theo chủ đề?

Từ vựng là một trong những phần quan trọng nhất để học tập và rèn luyện cho kỳ thi chứng chỉ TOEIC. Việc có một nền tảng vững chắc về vốn từ vựng cũng sẽ giúp cho các thí sinh học các kỹ năng như nghe, nói, đọc, viết cũng dễ dàng hơn. Bạn có thể học các từ vựng này theo các chủ đề gần gũi, quen thuộc như: chủ đề gia đình, cuộc sống, nghề nghiệp, chủ đề về khoa học công nghệ,...

500 từ vựng TOEIC mà bạn cần nắm được

Nếu các bạn muốn học từ vựng TOEIC một cách nhanh chóng và vô cùng hiệu quả đó là học qua các từ vựng theo các chủ đề. Hãy cùng tham khảo 500 từ vựng TOEIC ngay bên dưới đây nhé!

Từ vựng TOEIC theo chủ đề Thương mại
Trademark:  Nhãn hiệu
Chain:  Chuỗi
Tax:  Thuế, Đánh thuế
Import:  Nhập khẩu, Sự nhập khẩu; Hàng nhập khẩu
Export:  Xuất khẩu, Sự xuất khẩu; Hàng xuất khẩu
customers’ demands:  nhu cầu của khách hàng
household appliances:  thiết bị gia dụng
domestic goods:  hàng hóa trong nước
local market:  thị trường nội địa
exclusive:  độc quyền
Học từ vựng TOEIC chủ đề Tuyển dụng
Employee:  Nhân viên/ Người làm thuê
Employer = Boss:  Ông chủ
Position = Post:  Vị trí
Opening = Vacancy:  Vị trí còn khuyết
Apply:  Xin việc
terms of employment:  điều kiện lao động
permanent staff members:  nhân viên thường trực (làm dài hạn)
Experienced:  Có kinh nghiệm
Benefit:  Lợi ích; Phúc lợi, Giúp ích cho; Được lợi
board of directors:  ban giám đốc
Từ vựng về Nơi làm việc
Paperwork:  Công việc giấy tờ
Customer files:  Hồ sơ khách hàng
Colleague = Co-worker:  Đồng nghiệp
Memo = Memorandum:  Thông báo nội bộ văn phòng
Workstation:  Vị trí làm việc
paychecks:  tiền lương
increasing sales figures:  tăng doanh số bán hàng
gather:  tụ họp
lunch break:  nghỉ trưa
business issues:  vấn đề kinh doanh
Từ vựng về Kinh doanh
Sales representative:  Đại diện bán hàng
Management:  Sự quản lý; Ban quản lý
policy:  chính sách
negotiation skills:  kỹ năng thương lượng
Board meeting:  Cuộc họp ban giám đốc
Conference:  Hội thảo
Agenda:  Chương trình nghị sự
The minutes:  Biên bản cuộc họp
attract foreign investment:  thu hút đầu tư nước ngoài
starting capital:  vốn ban đầu
Từ vựng TOEIC theo chủ đề Du lịch
Travel agency:  Công ty du lịch
Journey:  Chuyến đi; Hành trình
Box office:  Phòng bán vé
Travel sickness:  Sự say tàu xe
Departure lounge:  phòng chờ khởi hành
Departure:  Sự khởi hành
Arrival:  Sự đến nơi; Sự cập bến
Jet lag:  Cảm giác mệt mỏi (vì chuyến bay dài và có sự chênh lệch múi giờ)
One-way ticket = Single ticket:  Vé 1 chiều
Round-trip ticket = Return ticket:  Vé khứ hồi
Từ vựng TOEIC theo chủ đề Sức khỏe
Operation:  Ca mổ; Ca phẫu thuật
Treatment:  Sự điều trị; Phép trị bệnh
seriously-ill:  bệnh nặng
fatal accident. :  Tai nạn gây tử vong. Tai nạn dẫn đến chết người
Diagnose:  Chẩn đoán
Vaccinate:  Tiêm phòng
disease:  bệnh tật
infection:  nhiễm trùng
Consultant:  Bác sĩ cố vấn
Examination = Medical = Check-up:  Sự kiểm tra; Cuộc khám sức khỏe
Từ vựng chủ đề Truyền thông
Network:  Mạng lưới; Hệ thống
Connect:  Kết nối; Liên hệ
Media:  Các phương tiện truyền thông
Broadcast:  Phát sóng; Phát thanh, Chương trình phát sóng
Be on-air = Be on the air:  Được phát sóng
Subscription:  Sự đặt mua; Sự đăng ký
Newsstand:  Quầy báo
communication skill:  kĩ năng giao tiếp
express:  bày tỏ
Postal service:  Dịch vụ bưu chính
Từ vựng về Quảng cáo và Tiếp thị
Marketing:  Quảng cáo tiếp thị
Advertising agency:  Công ty quảng cáo
Brand:  Thương hiệu
Sponsor:  Nhà tài trợ, Tài trợ
Strategy:  Chiến lược
Product:  sản phẩm
Long commercials:  quảng cáo dài
Viewer:  người xem
Effective marketing strategy:  chiến lược tiếp thị hiệu quả
customer survey:  khảo sát khách hàng
Từ vựng về Mua sắm
Purchase:  Mua, Sự mua hàng; Hàng mua được
Sale:  Sự bán hàng; Đợt bán hàng giảm giá
Coupon:  Phiếu giảm giá
Discount:  Giảm giá, Sự giảm giá; Tiền giảm giá
Affordable:  Không đắt; Vừa túi tiền; Hợp lý
expiration date:  ngày hết hạn
clear origins:  nguồn gốc rõ ràng
clothes shop:  cửa hàng quần áo
goods:  hàng hóa
Broke:  Hết tiền
Từ vựng chủ đề Ăn uống
Buffet:  Tiệc đứng; Bữa ăn tự chọn
Cafeteria:  Quán ăn tự phục vụ
Customer = Patron:  Khách hàng
Delivery:  Sự giao hàng
Reservation:  Sự đặt trước
dine out:  ăn tối
luxurious restaurant:  nhà hàng sang trọng
Appetizer = Starter:  Món khai vị
Main dish = Main course:  Món chính
Specialty:  Đặc sản
Từ vựng TOEIC chủ đề Tiền tệ và Ngân hàng
Loan:  Sự vay nợ; Khoản tiền vay, Cho vay
Interest:  Tiền lãi
Bank teller = Teller:  Giao dịch viên (ngân hàng)
Credit card:  Thẻ tín dụng
Account:  Tài khoản
Long-term finance:  tài chính dài hạn
budget:  ngân sách
forged bill:  tiền giả
local currency:  nội tệ
payments:  thanh toán
Từ vựng TOEIC chủ đề Giải trí
Entertainment:  Sự giải trí; Hình thức giải trí
Audience:  Thính giả; Khán giả (chỉ 1 nhóm người)
Spectator:  Khán giả (1 người xem 1 sự kiện nào đó)
Exhibition:  Sự trưng bày; Cuộc triển lãm
Periodical:  Tạp chí (xuất bản định kỳ)
Mediums for entertainment:  phương tiện giải trí
Band:  ban nhạc
Theater:  rạp hát
Critics:  nhà phê bình
Symphony orchestra:  dàn nhạc giao hưởng
Từ vựng về Nhà ở và Tài Sản
Detached house:  Nhà đứng riêng; Nhà tách biệt
Semi-detached house:  Nhà chung 1 bên tường với 1 nhà khác; Nhà liền vách
Bungalow:  Nhà 1 tầng
Condominium:  Khu nhà chung cư
Slum:  Khu nhà ổ chuột
save space:  tiết kiệm không gian
illegal:  bất hợp pháp
Realtor = Real estate agent = Estate agent:  Người môi giới nhà đất
Appraise:  Định giá; Đánh giá
Deposit:  Đặt cọc, Tiền đặt cọc
Từ vựng chủ đề Thời tiết 
Forecast:  Sự dự báo, Dự báo
Temperature:  Nhiệt độ
Meteorologist:  Nhà khí tượng học
Overcast:  Phủ mây; U ám
Mist:  Sương mù nhẹ
flurry:  trận mưa rào
gale:  gió mạnh (cấp 7 – cấp 10), bão
Flood:  Lũ lụt
Drought:  Hạn hán
Hail:  Mưa đá
Trên đây, Pantado đã chia sẻ cho các bạn về 500 từ vựng TOEIC theo các chủ đề, các bạn có thể lưu lại và học tập để nâng cao vốn từ vựng của mình, phục vụ cho kỳ thi lấy chứng chỉ TOEIC. Chúc các bạn thành công đạt được chứng chỉ TOEIC với điểm số cao nhất và sớm chinh phục sử dụng tiếng Anh một cách thành thạo nhé!

Xem thêm: Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge