Tiếng Anh giao tiếp
Đã bao giờ ba mẹ có cảm thấy rằng việc rèn luyện giao tiếp tiếng Anh cho trẻ lại gặp không ít khó khăn và trở ngại? Hay con học giao tiếp tiếng Anh mãi mà chẳng thể giao tiếp câu nào, thậm chí là đọc một từ cũng cảm thấy khó. Vậy nguyên nhân từ những điều đó đến từ đâu? Phải chăng là do phương pháp học? Thực tế, phương pháp học chính là một trong những bước đầu hình thành và đóng vai trò quan trọng đến sự phát triển giao tiếp tiếng Anh. Vậy những phương pháp đó là gì thì ba mẹ hãy cùng Pantado tìm hiểu chi tiết vể vấn đề này ở trong bài viết dưới đây nhé!
Hãy lựa chọn những chủ đề tiếng Anh mà trẻ thích
Một trong những phương pháp học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả nhất đó chính là ba mẹ hãy lựa chọn những chủ đề tiếng Anh mà trẻ thích. Điều này cũng giúp cho trẻ hào hứng với việc luyện nói tiếng Anh nhiều hơn. Hãy tận dụng những điều đó ba mẹ nên lựa chọn các chủ đề mà con thích. Bên cạnh đó ba mẹ hãy để ý sở thích của trẻ nhằm ứng dụng các trò chơi, hoạt động hoặc các bài hát để thúc đẩy trẻ học. Và việc chắc chắn việc tập trung vào chủ đề mà trẻ quan tâm sẽ giúp trẻ tránh nhàm chán khi học tiếng Anh.
Khơi gợi sự hứng thú cho trẻ bằng việc sử dụng đồ vật, cử chỉ
Với phương pháp này, ba mẹ cũng có thể sử dụng các đồ vật hay cử chỉ, nét mặt. Ví dụ, khi ba mẹ dạy từ vựng “tomato”, hãy sử dụng ngay một quả cà chua trong nhà bếp để giúp trẻ hình thành mối liên hệ giữa từ và đồ vật. Tiếp theo đó, ba mẹ cố gắng sử dụng các đồ vật để trẻ dễ liên kết cũng như tăng sự thích thú cho con khi học tiếng Anh. Và các cử chỉ và biểu hiện trên khuôn mặt cũng là những hành động giúp trẻ cảm thấy vui nhộn hơn khi học tiếng Anh.
Duy trì thói quen giao tiếp tiếng Anh trong gia đình
Ba mẹ có thể chọn những thời điểm mà trẻ dễ tập trung nhất bởi đó sẽ là thời gian hằng ngày mà ba mẹ dành cho các hoạt động liên quan đến tiếng Anh. Bằng việc các thành viên trong gia đình nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh, trong bữa ăn chẳng hạn. Việc áp dụng phương pháp này đôi khi phải là học quá nhiều mà quan trọng là việc duy trì điều đó như thế nào, và với trẻ việc duy trì đều đặn trong khoảng 10-15 phút mỗi ngày là quá đủ.
Bên cạnh đó, ba mẹ vẫn có thể linh hoạt về thời gian nói tiếng Anh. Thông thường, tâm trạng cũng như mức năng lượng của trẻ có thể ảnh hưởng đến động lực học tập của con. Theo đó, trẻ có thể không chú ý khi bị mệt mỏi, không khỏe. Do đó, cha mẹ có thể linh động cho con học vào những giờ trẻ thấy khỏe hoặc cho con nghỉ ngơi một ngày để lấy lại năng lượng.
Không chỉ chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp
Điều này rất có thể sẽ khiến trẻ bị áp lực, chán nản khi học tiếng Anh. Nếu ba mẹ thấy trẻ sử dụng ngữ pháp không chính xác, thì có thể bỏ qua nếu đó là lỗi nhỏ và để trẻ thể hiện bản thân mình. Đôi khi ba mẹ có thể sửa nhưng đừng quá tập trung vào việc chỉ ra các lỗi của con. Trẻ em thường học thông qua sự lặp lại. Bởi vậy mà hãy kiên nhẫn với con. Và việc ba mẹ lặp lại một từ hoặc một cấu trúc ngữ pháp thường xuyên, có thể con sẽ học nó một cách tự nhiên mà không cảm thấy áp lực.
Áp dụng tiếng Anh vào thực tế cuộc sống
Với phương pháp này, các con có thể sẽ tiến bộ giao tiếp một cách rõ rệt đó ba mẹ. Ví dụ như nếu gia đình bạn thường xuyên đi chơi trong công viên, bạn có thể giới thiệu các từ vựng liên quan đến động vật, cây cối mà trẻ nhìn thấy trên đường đi. Bằng điều này ba mẹ có thể thu hút sự chú ý của trẻ bằng cách chỉ ra những điều thú vị, giúp trẻ tò mò hơn về những sự vật đó. Hình thức học này sẽ giúp trẻ luyện nói tiếng Anh trong môi trường thoải mái, vui vẻ. Ba mẹ hãy cố gắng chỉ ra các từ vựng cho trẻ ở bất cứ đâu để giúp trẻ học tiếng Anh một cách tự nhiên nhất.
Học tiếng Anh qua các kênh trực tuyến
Ba mẹ có thể tận dụng các kênh học tiếng Anh trực tuyến. Hiện nay có rất nhiều ứng dụng dạy tiếng Anh qua các câu chuyện, ảnh động hay bài hát. Và ba mẹ có thể tham khảo một số kênh học tiếng Anh dưới đây như:
PBS Kids: là kênh luyện nói tiếng Anh cho trẻ thông qua các trò chơi, bài hát và video cực thú vị. Trang web được thiết kế để cho các em luyện nói tiếng Anh bản xứ. Các đồ họa tại trang web này khá sinh động và hấp dẫn. Những bài học xoay quanh các chủ đề quen thuộc như: con vật, đồ ăn, trường học.
FluentU: Là kênh cung cấp các video ngắn như hoạt hình, quảng cáo hài hước, vlog,…giúp tăng sự thích thú khi luyện nói tiếng Anh cho trẻ. Các video đều có phụ đề, khi bạn di chuột vào một từ, hệ thống sẽ hiển thị nghĩa của từ đó. Tại app FluentU, trẻ có thể luyện nói tiếng Anh thông qua các câu hỏi. Theo đó, các em sẽ trả lời các câu hỏi bằng tiếng Anh qua điện thoại. Khi sử dụng FluentU, ba mẹ nên lựa chọn các video phù hợp để tăng hiệu quả học tập cho trẻ.
Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Kỹ năng nghe là một trong 4 kỹ năng quan trọng nhất đối với tất cả người học tiếng Anh chứ không riêng gì các bạn nhỏ. Rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh là tiền đề cho việc phát triển các kỹ năng giao tiếp. Vậy làm thế nào để giúp con rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh giao tiếp cho trẻ hiệu quả nhất. Trong bài viết dưới đay, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về tất cả những kiến thức xoay quanh về chủ đề này, hy vọng rằng sẽ mang tới những nguồn thông tin hữu ích nhất. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
1. Tại sao cần phải rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh giao tiếp?
Chắc hẳn ai ai cũng biết rằng tiếng Anh đang dần trở thành ngôn ngữ trên toàn cầu, Đó là lý do ba mẹ nên trang bị cho con một vốn kiến thức tiếng Anh nền tảng cơ bản, và đó sẽ là tiền đề phát triển trình độ tiếng Anh về giao tiếp trong tương lai gần. Việc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp luôn là phần quan trọng hơn cả. Các bạn nhỏ sẽ khó có thể trả lời một câu hỏi nếu không thể nghe hiểu câu hỏi đó có đúng như vậy không?
2. Những cách giúp con luyện nghe tiếng Anh hiệu quả
Dưới đây là một số cách giúp con luyện kỹ năng nghe tiếng Anh giao tiếp hiệu quả ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho con ba mẹ nhé!
2.1. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp một cách thụ động
Đây chính là phương pháp luyện nghe tiếng anh không đòi hỏi học sinh phải dành 100% sự tập trung vào bài nghe mà chỉ cần nghe thật nhiều bài luyện nghe vào bất cứ khi nào bạn có thời gian là được. Quá trình nghe lặp đi lặp lại này sẽ giúp các bạn học sinh dần dần nắm được cách phát âm, cách dùng câu và từ ngữ của người bản xứ, từ đó não bộ sẽ hình thành phản xạ vô điều kiện và phản ứng lại trong các tình huống giao tiếp thực tế tương tự các nội dung, mẫu câu bạn đã bắt gặp trong các bài luyện nghe.
Một số kênh luyện kỹ năng nghe tiếng Anh giao tiếp nổi tiếng có thể kể đến như TED rất thích hợp để nghe thụ động:
Khi nghe giao tiếng tiếng Anh đủ nhiều, kể cả với hình thức tiếp thu thụ động, học sinh sẽ dần quen với môi trường giao tiếp bằng tiếng Anh, cách phát âm, ngữ điệu và tốc độ nói của người bản xứ.
Có thể luyện nghe tiếng Anh giao tiếp thụ động hiệu quả hơn bằng cách: Chọn lọc một số video hay audio tiếng Anh ngắn (khoảng 3-5 phút) với đa dạng chủ đề mà bạn hứng thú và nghe chúng thường xuyên. Tiếp theo đó, nếu có thể học sinh có thể bắt chước nói lại nội dung trong đoạn hội thoại. Nếu chưa quen, hãy ngắt thành từng câu nhỏ để dễ thực hành. Hãy nhớ bắt chước theo cả ngữ điệu và cách phát âm của người nói nhé.
Và điều cuối cùng mà các bạn nhỏ nên làm đó chính là ghi âm lại và nghe xem mình đã bắt chước giống được bao nhiêu phần. Cố gắng cải thiện những điểm chưa giống ở những lần tiếp theo cho đến khi bạn có thể bắt chước giống nhất với các nhân vật trong các đoạn video/audio.
2.2. Rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh giao tiếp một cách chủ động
Khác với kỹ năng nghe thụ động thì, việc nghe chủ động hoàn toàn ngược lại, điều này sẽ mang lại những hiệu quả nhất định, nhưng tất nhiên để việc luyện nghe tiếng Anh giao tiếp đạt kết quả tốt nhất, thì phương pháp chủ động mới là lựa chọn tối ưu cho người học.
Và tất nhiên phương pháp này cũng đòi hỏi rằng học sinh cần phải bỏ nhiều công sức và thời gian hơn nhưng thành quả đạt được là tương xứng. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp chủ động cần phải chú tâm hoàn toàn vào nội dung mà người nói muốn truyền đạt, tìm hiểu ý nghĩa của những nội dung này, và điều đó sẽ giúp cho việc nghe trở lên hiệu quả hơn.
2.3. Rèn luyện kỹ năng nghe tiếng Anh giao tiếp mỗi ngày
Việc rèn luyện thói quen tiếp xúc với tiếng Anh thường xuyên, càng nhiều cơ hội tiếp cận với ngôn ngữ này, các bạn nhỏ sẽ càng tiến bộ nhanh hơn.
Việc thường xuyên luyện nghe các đoạn hội thoại giao tiếp mỗi ngày sẽ giúp cho các bạn học sinh có thể sử dụng chúng nhuần nhuyễn một cách vô cùng tự nhiên. Để tạo sự hứng thú, ba mẹ nên chuẩn bị những bài hát, câu chuyện bằng tiếng Anh để cho con bắt đầu với những bài hát hoặc chương trình tiếng Anh thú vị. Bên cạnh đó, các trích đoạn ngắn của những bộ phim cũng là lựa chọn hoàn hảo để phát triển kỹ năng nghe.
2.4. Tập chung vào từng phần nghe và chia thành đoạn nhỏ
Trong giai đoạn đầu, các bạn nhỏ chắc chắn sẽ khó có thể nắm rõ toàn bộ nội dung của một bài luyện nghe. Thay vào đó, ba mẹ nên khuyên con cố gắng bao quát hết kiến thức của cả đoạn hội thoại trong một lần nghe, bạn nên chia nhỏ đoạn hội thoại này thành từng phần nhỏ. Tiếp theo đó, cần phải nắm vững nội dung và cách phát âm của phần đó rồi mới chuyển sang phần tiếp theo. Bằng những việc làm trên, các bạn học sinh sẽ không cảm thấy bị quá tải kiến thức đã được học.
2.5. Luyện nghe thường xuyên đều đặn, lặp đi lặp lại
Việc này hoàn toàn khác với phương pháp luyện nghe mỗi ngày thì để có thể tăng khả năng nghe hiểu nhanh & hiệu quả hơn, việc nghe lại cùng một đoạn audio chính là cách tốt nhất. Bằng cách này sẽ giúp các bạn nhỏ nghe kỹ bài hơn và ghi nhớ sâu hơn. Và bởi vì trong lần nghe đầu tiên, việc đã nắm đại khái nội dung của audio rồi nên khi nghe lại sẽ nghe rõ hơn, đoán nghĩa tốt hơn những câu mọi người nghe chưa rõ. Cách này có thể dễ dàng áp dụng với những bài hát hay bộ phim yêu thích.
2.6. Sử dụng các câu giao tiếp thường xuyên
Cách tốt nhất để luyện nghe tiếng Anh giao tiếp hiệu quả là hãy sử dụng chúng sau khi tiếp thu. Nếu có thể ba mẹ nên cho các bạn nhỏ tham gia những nhóm luyện nói tiếng Anh với người bản địa hoặc lập nhóm tập giao tiếp tiếng Anh với bạn bè của mình.
3. Luyện tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề
Có vô vàn chủ đề luyện nghe tiếng Anh giao tiếp dành cho các bạn học sinh. Tuy nhiên, nếu chỉ mới làm quen với việc luyện nghe, ba mẹ hãy cho con bắt đầu bằng những chủ đề quen thuộc bởi học sinh sẽ có cơ hội vận dụng chúng thường xuyên và cũng dễ dàng ghi nhớ hơn.
Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề gia đình
Gia đình là chủ đề thân thuộc với mỗi chúng ta, đây cũng là chủ đề bạn thường xuyên bắt gặp trong các cuộc hội thoại trang trọng lẫn thân mật. Nói về chủ đề gia đình cũng là một ý tưởng hay để hỏi thăm ai đó hay để bắt đầu một cuộc trò chuyện. Vì gia đình luôn là chủ thể tiếp xúc với mỗi người nhiều nhất kể từ lúc chào đời, đến khi bắt đầu học tập và cả khi đã trưởng thành. Trong các cuộc giao tiếp hàng ngày các bạn nhỏ cũng sẽ nhận được nhiều câu hỏi thăm về gia đình, khi đi học lẫn khi đi làm cũng tương tự
3.1. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề đồ vật
Hầu hết các cuộc đối thoại bằng tiếng Anh đều đề cập đến những món đồ vật. Có thể nói, đây là một chủ đề vô cùng quen thuộc và thông dụng trong giao tiếp tiếng Anh. Các bạn nhỏ có thể bắt đầu quá trình luyện nghe của mình với một vài bài nghe thuộc chủ đề này để có thể vận dụng hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày.
3.2. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề con vật
Đây là một chủ đề rất gần gũi với cuộc sống thường nhật. Vả lại, đây cũng là một chủ đề sinh động, thú vị và có nhiều tài liệu liên quan để ôn luyện. Ba mẹ có thể tìm cho con nghe các video giới thiệu về các loại động vật, hoặc để sinh động hơn, các chương trình thế giới hoang dã bằng tiếng Anh cũng là lựa chọn lý tưởng.
3.3. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề quần áo
Chủ đề tiếp theo là thời trang, một mối quan tâm đối với rất nhiều người ở mọi nền văn hóa khác nhau. Chính bởi vậy nên trang bị cho con các từ vựng cũng như luyện tập thật tốt kỹ năng nghe liên quan đến chủ đề này để có thể sẵn sàng tham gia bất cứ cuộc trò chuyện nào bằng tiếng Anh về quần áo nhé.
3.4. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề công việc
Công việc là mối ưu tiên và bận tâm của rất nhiều người trưởng thành, và nó cũng sẽ rất quan trọng trong tương lai đấy. Hãy bắt đầu cho con làm quen với chủ đề nghề nghiệp thông qua các bài luyện nghe tiếng Anh giao tiếp ngay từ bây giờ.
3.5. Luyện nghe tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề sở thích
Bất cứ ai cũng cảm thấy hứng thú khi kể về sở thích của mình chứ không chỉ riêng trẻ nhỏ. Không điều gì tuyệt vời hơn một cuộc trò chuyện về sở thích giữa những người bạn với nhau đúng không nào? Để có thể giao tiếp lưu loát khi nói về sở thích, bạn hãy luyện nghe tiếng Anh giao tiếp chủ đề này thường xuyên nhé.
4. Những khó khăn khi luyện kỹ năng nghe tiếng Anh giao tiếp
Việc hiểu rõ những khó khăn khi luyện nghe tiếng Anh giao tiếp sẽ giúp các bạn học sinh biết được những chỗ cần cải thiện và tìm ra phương pháp học tập hiệu quả hơn, từ đó giúp kỹ năng nghe của các bạn học sinh ngày một tiến bộ.
Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn Châu Âu, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp.
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!
Việc học tiếng Anh giao tiếp đã trở thành nhu cầu thiết yếu trong thời đại hội nhập. Tuy nhiên, không phải ai cũng có đủ thời gian và điều kiện để tham gia các lớp học truyền thống. Chính vì vậy, bạn đang suy nghĩ có nên học giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài không? Câu trả lời là "Có". Hình thức học trực tuyến với người nước ngoài đã ra đời như một giải pháp tiện lợi và hiệu quả. Phương pháp này không chỉ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp mà còn mở ra cơ hội tiếp cận môi trường quốc tế một cách dễ dàng. Cùng Pantado khám phá lợi ích và bí quyết học tập hiệu quả trong bài viết dưới đây!
Có nên học giao tiếp tiếng Anh trực tuyến với người nước ngoài không?
1. Lý do nên học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến với người ngoài
1.1 Tiết kiệm thời gian và chi phí
Học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến là giải pháp tối ưu cho những người bận rộn. Bạn không cần phải mất thời gian di chuyển đến các trung tâm, đối mặt với vấn đề kẹt xe hay thời gian đi lại kéo dài. Chỉ cần một chiếc máy tính hoặc điện thoại thông minh, bạn có thể học ngay tại nhà hoặc bất kỳ nơi nào phù hợp với mình.
Bên cạnh đó, chi phí của các khóa học trực tuyến thường thấp hơn nhiều so với hình thức học truyền thống. Bạn có thể tiết kiệm học phí mà còn giảm được các chi phí đi lại và tài liệu học tập, vì hầu hết tài liệu đều được cung cấp trực tuyến miễn phí hoặc có chi phí thấp.
1.2 Tiếp cận môi trường quốc tế
Học giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài mở ra cơ hội tiếp xúc với giáo viên bản ngữ hoặc bạn bè từ nhiều quốc gia khác nhau. Thay vì chỉ học lý thuyết trong sách vở, bạn được thực hành trực tiếp với người nước ngoài, từ đó rèn luyện khả năng phát âm chuẩn và ngữ điệu tự nhiên.
Không chỉ vậy, hình thức này còn giúp bạn hiểu rõ cách sử dụng tiếng Anh thực tế, học được những từ lóng, thành ngữ phổ biến mà sách giáo khoa thường không đề cập. Đồng thời, bạn còn có thể khám phá văn hóa giao tiếp của người nước ngoài, học cách tương tác hiệu quả trong các tình huống quốc tế, từ học tập, công việc đến đời sống hàng ngày.
1.3 Linh hoạt và cá nhân hóa
Một ưu điểm vượt trội khác của học trực tuyến là sự linh hoạt. Bạn có thể tự do lựa chọn thời gian học phù hợp với lịch trình cá nhân, dù là buổi sáng, tối hay giữa ngày. Điều này đặc biệt hữu ích đối với những người bận rộn như sinh viên hay người đi làm.
Học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến giúp linh hoạt về thời gian và địa điểm
Không những vậy, các khóa học trực tuyến thường được cá nhân hóa cao, cho phép bạn chọn giáo viên, tốc độ học và chủ đề phù hợp với nhu cầu của mình. Một số nền tảng còn thiết kế các bài kiểm tra đầu vào để xây dựng lộ trình học tập cụ thể, giúp bạn đạt hiệu quả tối ưu mà không lãng phí thời gian vào các nội dung không cần thiết.
1.4 Phát triển kỹ năng toàn diện
Học giao tiếp tiếng Anh không chỉ cải thiện kỹ năng nghe và nói mà còn giúp bạn phát triển sự tự tin, khả năng phản xạ nhanh và tư duy bằng tiếng Anh. Qua các buổi học trực tuyến, bạn sẽ được luyện tập trong nhiều tình huống thực tế, từ đó tăng khả năng sử dụng ngôn ngữ một cách tự nhiên và linh hoạt hơn.
Ngoài ra, việc học với giáo viên bản ngữ hoặc người nước ngoài còn tạo cho bạn thói quen giao tiếp thường xuyên, giúp loại bỏ tâm lý ngại ngùng hay sợ sai khi nói. Dần dần, bạn sẽ thấy khả năng giao tiếp của mình được nâng cao rõ rệt, hỗ trợ hiệu quả cho công việc, học tập và cuộc sống.
2. Các hình thức học giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
2.1 Tham gia các khóa học trực tuyến
Nếu bạn cần một lộ trình học tập rõ ràng và sự hướng dẫn từ chuyên gia, các khóa học trực tuyến là lựa chọn tuyệt vời.
Tham gia các lớp học trực tuyến với người bản xứ
- Lớp học 1 kèm 1: Đây là hình thức học tập hiệu quả nhất, giúp bạn nhận được sự chú ý tối đa từ giáo viên. Giáo viên sẽ đưa ra các bài tập phù hợp với trình độ và nhu cầu của bạn, đồng thời sửa lỗi chi tiết sau mỗi buổi học.
- Lớp học nhóm: Học cùng các học viên khác giúp bạn rèn kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau.
- Khóa học video tự học: Nếu bạn có lịch trình bận rộn, các khóa học này rất linh hoạt. Bạn có thể xem lại bài giảng bất kỳ lúc nào để ôn tập.
>> Xem thêm: Giáo dục truyền thống hay giáo dục trực tuyến tốt hơn?
2.2 Học qua ứng dụng
Hiện nay, có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ học ngôn ngữ trực tuyến giúp bạn kết nối với người bản ngữ một cách dễ dàng. Nếu bạn đã định hướng được lộ trình học thì học qua ứng dụng là sự lựa chọn tuyệt vời. Một số ứng dụng phổ biến bao gồm:
- Tandem: Đây là ứng dụng trao đổi ngôn ngữ, nơi bạn có thể học tiếng Anh từ người nước ngoài và giúp họ học tiếng mẹ đẻ của mình. Ứng dụng này không chỉ cung cấp cơ hội luyện nói mà còn giúp bạn kết nối với những người bạn mới trên toàn cầu.
- HelloTalk: Ứng dụng này hỗ trợ nhắn tin, gọi thoại và video call, giúp bạn thực hành giao tiếp hàng ngày với người bản ngữ. Các tính năng chỉnh sửa câu và dịch thuật cũng rất hữu ích cho người mới bắt đầu.
- Cambly: Nền tảng này tập trung vào việc kết nối học viên với giáo viên bản ngữ qua video call. Bạn có thể học 1 kèm 1 và nhận phản hồi chi tiết từ giáo viên.
- Busuu và Duolingo: Cả hai ứng dụng này cung cấp các bài học tương tác, từ vựng và bài kiểm tra giúp bạn luyện tập tiếng Anh từ cơ bản đến nâng cao.
Luyện tập tiếng Anh giao tiếp với người nước ngoài qua các ứng dụng trực tuyến
3. Khóa học giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài tại Pantado
Pantado là một trong những trung tâm hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo tiếng Anh giao tiếp trực tuyến tại Việt Nam. Trung tâm đã giúp hàng nghìn học viên nâng cao kỹ năng tiếng Anh trong thời gian ngắn nhờ các điểm nổi bật.
- Lộ trình học rõ ràng và chuyên nghiệp
Mỗi học viên tại Pantado đều được kiểm tra đầu vào kỹ lưỡng để xây dựng lộ trình học phù hợp. Bạn có thể chọn học từ giao tiếp cơ bản đến nâng cao, tùy vào trình độ và mục tiêu cá nhân.
- Đội ngũ giáo viên chất lượng
Pantado tự hào sở hữu đội ngũ giáo viên bản ngữ giàu kinh nghiệm, đến từ các quốc gia như Anh, Mỹ, Úc. Các giáo viên không chỉ giỏi chuyên môn mà còn am hiểu tâm lý học viên, giúp bạn học tập thoải mái và hiệu quả.
- Phương pháp học sáng tạo
Trung tâm áp dụng công nghệ hiện đại và phương pháp giảng dạy trực quan, giúp học viên tăng khả năng phản xạ và tiếp thu nhanh hơn. Bài học được thiết kế đa dạng, tập trung vào các tình huống giao tiếp thực tế như: phỏng vấn xin việc, giao tiếp trong công việc, hoặc trò chuyện hàng ngày.
- Chi phí hợp lý
Với mức học phí phải chăng, Pantado phù hợp với nhiều đối tượng học viên, từ học sinh, sinh viên đến người đi làm. Trung tâm còn thường xuyên có các chương trình ưu đãi đặc biệt để hỗ trợ học viên mới.
Các chương trình tiếng Anh giao online với người nước ngoài dành cho mọi lứa tuổi tại Pantado
4. Mẹo học giao tiếp tiếng Anh trực tuyến với người nước ngoài hiệu quả
Bên cạnh học qua các hình thức trên, để học giao tiếp trực tuyến hiệu quả hơn, bạn cần kết hợp các phương pháp học tập đúng đắn và duy trì động lực học lâu dài.
Mẹo học giao tiếp tiếng Anh hiệu quả
- Duy trì luyện tập hàng ngày: Hãy dành ít nhất 20-30 phút mỗi ngày để luyện nghe và nói. Bạn có thể xem các video hội thoại, thực hành nói trước gương hoặc tham gia các buổi trò chuyện trực tuyến với bạn bè.
- Ghi âm và nghe lại: Việc ghi âm lại bài nói hoặc đoạn hội thoại của mình giúp bạn nhận ra những lỗi sai trong phát âm và ngữ điệu để cải thiện.
- Xây dựng vốn từ vựng theo ngữ cảnh: Học từ vựng theo chủ đề cụ thể sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn và sử dụng chúng linh hoạt hơn.
- Không sợ mắc lỗi: Mắc lỗi là một phần tự nhiên của quá trình học tập. Đừng ngần ngại khi bạn nói sai, thay vào đó, hãy coi đó là cơ hội để rút kinh nghiệm và hoàn thiện bản thân.
- Tham gia cộng đồng học tiếng Anh: Tham gia các nhóm học tiếng Anh trên mạng xã hội hoặc ứng dụng giúp bạn kết bạn, trao đổi kinh nghiệm và duy trì động lực học.
- Học theo sở thích: Xem phim, nghe nhạc hoặc đọc sách tiếng Anh liên quan đến sở thích cá nhân giúp bạn học tập hiệu quả hơn mà không cảm thấy nhàm chán.
Học giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài là một phương pháp hiệu quả, linh hoạt và tiết kiệm. Với các hình thức học đa dạng như ứng dụng, khóa học trực tuyến và sự hỗ trợ từ các trung tâm uy tín như Pantado, bạn hoàn toàn có thể chinh phục kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trong thời gian ngắn. Hãy bắt đầu ngay hôm nay, kiên trì áp dụng các mẹo học và tận dụng tối đa các công cụ hỗ trợ, Pantado tin rằng bạn sẽ đạt được mục tiêu giao tiếp dễ dàng
Từ vựng là nền tảng quan trọng giúp trẻ tự tin giao tiếp tiếng Anh. Đặc biệt với trẻ lớp 2, đây là giai đoạn vàng để phát triển ngôn ngữ một cách tự nhiên và hiệu quả. Hãy cùng Pantado khám phá 10 chủ đề từ vựng tiếng Anh giao tiếp cho trẻ lớp 2 đơn giản, gần gũi, được thiết kế phù hợp với lứa tuổi để giúp trẻ học tiếng Anh dễ dàng và hiệu quả hơn!
1. Vì sao cần nâng cao từ vựng tiếng Anh cho bé?
Từ vựng chính là chìa khóa mở ra cánh cửa giao tiếp trong mọi ngôn ngữ, và tiếng Anh cũng không ngoại lệ. Với trẻ lớp 2, việc phát triển từ vựng không chỉ giúp bé hiểu và sử dụng tiếng Anh trong các tình huống hàng ngày mà còn hình thành sự tự tin trong học tập và giao tiếp.
Ở độ tuổi này, trẻ có khả năng tiếp thu nhanh nhạy, nhưng cần sự hướng dẫn phù hợp để biến việc học từ vựng thành niềm vui thay vì áp lực. Bằng cách học từ vựng theo các chủ đề quen thuộc, trẻ không chỉ ghi nhớ dễ dàng mà còn áp dụng hiệu quả vào thực tế.
2. 10 chủ đề tiếng Anh giao tiếp cho trẻ lớp 2
Dưới đây là 10 chủ đề phổ biến và gần gũi để trẻ lớp 2 học từ vựng tiếng Anh một cách hứng thú và hiệu quả. Mỗi chủ đề sẽ bao gồm danh sách các từ vựng cơ bản kèm phiên âm và nghĩa để ba mẹ dễ dàng hướng dẫn trẻ học tập.
2.1 Gia đình (Family)
Gia đình là nơi gần gũi và yêu thương nhất đối với trẻ nhỏ. Khi học từ vựng về gia đình, bé sẽ không chỉ hiểu rõ hơn về các mối quan hệ mà còn dễ dàng thể hiện tình cảm bằng tiếng Anh.
Gia đình là chủ đề từ vựng gần gũi nhất với trẻ
Một số từ vựng về chủ đề gia đình:
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
Father |
/ˈfɑːð.ər/ |
Bố |
Mother |
/ˈmʌð.ər/ |
Mẹ |
Brother |
/ˈbrʌð.ər/ |
Anh/em trai |
Sister |
/ˈsɪs.tər/ |
Chị/em gái |
Grandfather |
/ˈɡræn.fɑːð.ər/ |
Ông |
Grandmother |
/ˈɡræn.mʌð.ər/ |
Bà |
Uncle |
/ˈʌŋ.kəl/ |
Chú, bác, cậu |
Aunt |
/ænt/ |
Dì, cô, thím |
Cousin |
/ˈkʌz.ən/ |
Anh/chị/em họ |
Baby |
/ˈbeɪ.bi/ |
Em bé |
Son |
/sʌn/ |
Con trai |
Daughter |
/ˈdɔː.tər/ |
Con gái |
Parent |
/ˈpeə.rənt/ |
Ba mẹ |
Family |
/ˈfæm.əl.i/ |
Gia đình |
Relative |
/ˈrel.ə.tɪv/ |
Họ hàng, người thân |
2.2 Màu sắc (Colors)
Màu sắc là một trong những chủ đề cơ bản cho trẻ lớp 2 khi bắt đầu học tiếng Anh. Trẻ em thường yêu thích việc khám phá thế giới qua các màu sắc, và đây cũng là cơ hội tuyệt vời để bé thực hành từ vựng trong các hoạt động hàng ngày.
Từ vựng tiếng Anh giao tiếp cho trẻ lớp 2 chủ đề màu sắc
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
Red |
/red/ |
Đỏ |
Blue |
/bluː/ |
Xanh dương |
Green |
/ɡriːn/ |
Xanh lá cây |
Yellow |
/ˈjel.oʊ/ |
Vàng |
Purple |
/ˈpɜː.pəl/ |
Tím |
Orange |
/ˈɒr.ɪndʒ/ |
Cam |
Pink |
/pɪŋk/ |
Hồng |
Black |
/blæk/ |
Đen |
White |
/waɪt/ |
Trắng |
Brown |
/braʊn/ |
Nâu |
Gray |
/ɡreɪ/ |
Xám |
Violet |
/ˈvaɪə.lət/ |
Tím nhạt |
Cyan |
/ˈsaɪ.ən/ |
Xanh lơ |
Magenta |
/məˈdʒen.tə/ |
Hồng đậm |
Beige |
/beɪʒ/ |
Màu be |
2.3 Động vật (Animals)
Từ việc học các từ vựng chỉ động vật quen thuộc, trẻ sẽ dễ dàng nhận diện và gọi tên các loài vật xung quanh mình. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể sử dụng hình ảnh hoặc âm thanh để làm cho bài học thêm sinh động.
Từ vựng tiếng Anh giao tiếp chủ đề động vật
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
Dog |
/dɒɡ/ |
Chó |
Cat |
/kæt/ |
Mèo |
Elephant |
/ˈel.ɪ.fənt/ |
Voi |
Tiger |
/ˈtaɪ.ɡər/ |
Hổ |
Lion |
/ˈlaɪ.ən/ |
Sư tử |
Monkey |
/ˈmʌŋ.ki/ |
Khỉ |
Rabbit |
/ˈræb.ɪt/ |
Thỏ |
Bear |
/beər/ |
Gấu |
Cow |
/kaʊ/ |
Bò |
Sheep |
/ʃiːp/ |
Cừu |
Pig |
/pɪɡ/ |
Lợn |
Duck |
/dʌk/ |
Vịt |
Chicken |
/ˈtʃɪk.ɪn/ |
Gà |
Horse |
/hɔːrs/ |
Ngựa |
Fish |
/fɪʃ/ |
Cá |
2.4 Từ vựng các bộ phận trên cơ thể người
Chủ đề bộ phận con người cũng là một chủ đề vô cùng hấp dẫn, gần gũi mà ba mẹ có thể dạy cho trẻ. Để việc tiếp thu từ mới của bé hiệu quả hơn, ba mẹ nên kết hợp với hình ảnh minh họa hoặc liên hệ trực tiếp với các bộ phận trên cơ thể của bé để bé dễ dàng ghi nhớ hơn.
Một số từ vựng về cơ thể con người phổ biến:
Head |
/hed/ |
Đầu |
Eye |
/ai/ |
Mắt |
Nose |
/nouz/ |
Mũi |
Mouth |
/mauθ – mauð/ |
Miệng |
Lip |
/lip/ |
Môi |
Ear |
/iə/ |
Tai |
Neck |
/nek/ |
Cổ |
Shoulder |
/ˈʃəʊldə(r)/ |
Vai |
Arm |
/ɑ:m/ |
Tay |
Leg |
/leɡ/ |
chân |
2.5 Rau quả (Fruits and vegetables)
Rau quả không chỉ là một phần thiết yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày mà còn là chủ đề học tập thú vị với trẻ. Khi học từ vựng về rau quả, bé không chỉ mở rộng vốn từ mà còn có thể thực hành gọi tên các loại thực phẩm trong bữa ăn.
Từ vựng tiếng Anh lớp 2 về chủ đề rau quả
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
Apple |
/ˈæp.əl/ |
Táo |
Banana |
/bəˈnɑː.nə/ |
Chuối |
Orange |
/ˈɒr.ɪndʒ/ |
Cam |
Grape |
/ɡreɪp/ |
Nho |
Mango |
/ˈmæŋ.ɡəʊ/ |
Xoài |
Watermelon |
/ˈwɒt.əˌmel.ən/ |
Dưa hấu |
Strawberry |
/ˈstrɔːˌber.i/ |
Dâu tây |
Potato |
/pəˈteɪ.təʊ/ |
Khoai tây |
Tomato |
/təˈmɑː.təʊ/ |
Cà chua |
Carrot |
/ˈkær.ət/ |
Cà rốt |
Cucumber |
/ˈkjuː.kʌm.bər/ |
Dưa leo |
Pumpkin |
/ˈpʌmp.kɪn/ |
Bí ngô |
Onion |
/ˈʌn.jən/ |
Hành tây |
Garlic |
/ˈɡɑː.lɪk/ |
Tỏi |
Lettuce |
/ˈlet.ɪs/ |
Rau xà lách |
2.6 Nhà và phòng (House and rooms)
Trẻ có thể áp dụng các từ vựng trong chủ đề này khi miêu tả ngôi nhà của mình, từ đó cải thiện khả năng giao tiếp.
Các phòng trong ngôi nhà là chủ đề quen thuộc với trẻ
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
House |
/haʊs/ |
Ngôi nhà |
Room |
/ruːm/ |
Phòng |
Kitchen |
/ˈkɪtʃ.ən/ |
Nhà bếp |
Bedroom |
/ˈbed.ruːm/ |
Phòng ngủ |
Bathroom |
/ˈbɑːθ.ruːm/ |
Phòng tắm |
Living room |
/ˈlɪv.ɪŋ ruːm/ |
Phòng khách |
Door |
/dɔːr/ |
Cửa |
Window |
/ˈwɪn.dəʊ/ |
Cửa sổ |
Chair |
/tʃeər/ |
Ghế |
Table |
/ˈteɪ.bəl/ |
Bàn |
Bed |
/bed/ |
Giường |
Sofa |
/ˈsəʊ.fə/ |
Ghế sofa |
2.7 Đồ chơi (Toys)
Đồ chơi là một phần không thể thiếu trong tuổi thơ của trẻ. Trẻ sẽ rất thích thú khi học cách gọi tên các món đồ chơi quen thuộc bằng tiếng Anh. Việc này sẽ giúp trẻ áp dụng tiếng Anh vào các hoạt động vui chơi hàng ngày.
Trẻ thích thú khi học cách gọi tên các món đồ chơi quen thuộc
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
Ball |
/bɔːl/ |
Quả bóng |
Doll |
/dɒl/ |
Búp bê |
Teddy bear |
/ˈted.i ˌber/ |
Gấu bông |
Puzzle |
/ˈpʌz.əl/ |
Trò chơi xếp hình |
Kite |
/kaɪt/ |
Diều |
Car |
/kɑːr/ |
Xe hơi đồ chơi |
Robot |
/ˈrəʊ.bɒt/ |
Robot đồ chơi |
Blocks |
/blɒks/ |
Khối xếp hình |
Train |
/treɪn/ |
Tàu hỏa đồ chơi |
Bike |
/baɪk/ |
Xe đạp đồ chơi |
Yo-yo |
/ˈjoʊ.joʊ/ |
Con quay yo-yo |
Marble |
/ˈmɑːr.bəl/ |
Viên bi |
Slime |
/slaɪm/ |
Đất nặn |
Plane |
/pleɪn/ |
Máy bay đồ chơi |
Drum |
/drʌm/ |
Trống đồ chơi |
2.8 Trường học (School)
Trường học là nơi trẻ em dành phần lớn thời gian để học hỏi và vui chơi. Chủ đề này giúp trẻ dễ dàng nhận biết và gọi tên các đồ dùng học tập cũng như môi trường xung quanh tại lớp học.
Từ vựng tiếng Anh về trường học thường sử dụng trong giao tiếp
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
School |
/skuːl/ |
Trường học |
Teacher |
/ˈtiː.tʃər/ |
Giáo viên |
Student |
/ˈstjuː.dənt/ |
Học sinh |
Class |
/klɑːs/ |
Lớp học |
Pencil |
/ˈpen.səl/ |
Bút chì |
Eraser |
/ɪˈreɪ.zər/ |
Cục tẩy |
Book |
/bʊk/ |
Sách |
Desk |
/desk/ |
Bàn học |
Chair |
/tʃeər/ |
Ghế |
Bag |
/bæɡ/ |
Cặp sách |
Blackboard |
/ˈblæk.bɔːrd/ |
Bảng đen |
Notebook |
/ˈnəʊt.bʊk/ |
Quyển vở |
Ruler |
/ˈruː.lər/ |
Thước kẻ |
Scissors |
/ˈsɪz.əz/ |
Kéo |
Glue |
/ɡluː/ |
Keo dán |
2.9 Thời tiết (Weather)
Với chủ đề thời tiết này các ba mẹ có thể kết hợp với thực tế để các bé học hiệu quả hơn. Khi học có thể đưa ra một số ví dụ thực tế về thời tiết ngày hôm nay như thế nào cho bé thấy, hình dung một cách sinh động hơn để trẻ hứng thú học và nhớ nhanh hơn.
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
Sunny |
/ˈsʌn.i/ |
Nắng |
Rainy |
/ˈreɪ.ni/ |
Mưa |
Windy |
/ˈwɪn.di/ |
Gió |
Cloudy |
/ˈklaʊ.di/ |
Nhiều mây |
Snowy |
/ˈsnoʊ.i/ |
Có tuyết |
Stormy |
/ˈstɔːr.mi/ |
Bão |
Foggy |
/ˈfɒɡ.i/ |
Sương mù |
Hot |
/hɒt/ |
Nóng |
Cold |
/kəʊld/ |
Lạnh |
Warm |
/wɔːrm/ |
Ấm áp |
Cool |
/kuːl/ |
Mát mẻ |
Humid |
/ˈhjuː.mɪd/ |
Ẩm |
Dry |
/draɪ/ |
Khô ráo |
Lightning |
/ˈlaɪt.nɪŋ/ |
Sét |
Thunder |
/ˈθʌn.dər/ |
Sấm sét |
2.10 Thức ăn (Food)
Từ vựng tiếng Anh giao tiếp về chủ đề thức ăn
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
Bread |
/bred/ |
Bánh mì |
Rice |
/raɪs/ |
Cơm |
Noodles |
/ˈnuː.dlz/ |
Mì |
Soup |
/suːp/ |
Súp |
Chicken |
/ˈtʃɪk.ɪn/ |
Gà |
Fish |
/fɪʃ/ |
Cá |
Beef |
/biːf/ |
Thịt bò |
Egg |
/eɡ/ |
Trứng |
Milk |
/mɪlk/ |
Sữa |
Cake |
/keɪk/ |
Bánh ngọt |
Pizza |
/ˈpiːt.sə/ |
Bánh pizza |
Sandwich |
/ˈsæn.wɪdʒ/ |
Bánh sandwich |
Salad |
/ˈsæl.əd/ |
Xà lách |
Cheese |
/tʃiːz/ |
Phô mai |
Ice cream |
/aɪs kriːm/ |
Kem |
2.11 Trang phục (Clothes)
Chủ đề từ vựng tiếng Anh về trang phục
Từ vựng |
Phiên âm |
Nghĩa |
Shirt |
/ʃɜːrt/ |
Áo sơ mi |
Pants |
/pænts/ |
Quần dài |
Skirt |
/skɜːrt/ |
Váy ngắn |
Dress |
/dres/ |
Váy dài |
Hat |
/hæt/ |
Mũ |
Shoes |
/ʃuːz/ |
Giày |
Socks |
/sɒks/ |
Tất |
Jacket |
/ˈdʒæk.ɪt/ |
Áo khoác |
Scarf |
/skɑːrf/ |
Khăn quàng cổ |
Gloves |
/ɡlʌvz/ |
Găng tay |
Shorts |
/ʃɔːrts/ |
Quần short |
T-shirt |
/ˈtiː.ʃɜːrt/ |
Áo thun |
Coat |
/kəʊt/ |
Áo măng tô |
Belt |
/belt/ |
Thắt lưng |
Boots |
/buːts/ |
Ủng |
Các chủ đề từ vựng tiếng Anh giao tiếp lớp 2 rất đa dạng và phong phú. Việc học từ vựng tiếng Anh qua các chủ đề như thế này sẽ giúp trẻ tiếp thu và ghi nhớ được lâu hơn. Ba mẹ nên tạo điều kiện để trẻ có thể áp dụng và rèn luyện thường xuyên các từ vựng đã học để giúp trẻ trau dồi được vốn từ vựng tốt, có ích cho việc học tiếng Anh sau này. Theo dõi pantado.edu.vn để học thêm nhiều kiến thức tiếng Anh khác nhé!
Việc cho trẻ học tiếng Anh ngay từ khi còn nhỏ là việc sẽ giúp các bé được phát triển toàn diện về khả năng ngoại ngữ của mình. Tùy từng độ tuổi của trẻ mà chúng ta sẽ có những phương pháp khác nhau để dạy cho bé học tiếng Anh. Vậy đối với các bé lớp 2 thì chúng ta cần dạy chúng theo phương pháp nào? Nên dạy trẻ về những chủ đề nào?
Xem thêm:
>> Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1
Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra một số phương pháp học cho bé lớp 2, cũng như một số mẫu câu giao tiếp trong tiếng Anh. Phụ huynh có thể tham khảo và áp dụng cho các bé.
1. Một số phương pháp dạy trẻ lớp 2 học tiếng Anh hiệu quả tại nhà
1.1. Hạn chế làm các bài tập trên giấy
Khi cho trẻ hoàn toàn làm bài tập trên giấy sẽ khiến cho các bé bị động hơn, dù là các học này có tác dụng nhưng hiệu quả mang lại không cao. Dù là làm bài tập trên giấy sẽ giúp các em củng cố các cấu trúc ngữ pháp vừa được học, nhưng nó lại không phải cách để luyện ngôn ngữ chuẩn. Các bậc phụ huynh nên cho bé nói và giao tiếp thật nhiều tại nhà để các bé tạo được thói quen, phản xạ trong tiếng Anh.
1.2. Đừng cho bé chỉ biết đến lý thuyết
Đừng bao giờ ép buộc bé vào lý thuyết hoặc những vấn đề về học thuật, ngữ pháp mà ở độ tuổi lớp 2 các bé cần có sự thoải mái trong quá trình học. Vì thế thay vì ép bé học lý thuyết thì cha mẹ có thể cho các bé tham gia các hoạt động khác như trò chơi, âm nhạc, kể chuyện,...một cách sinh động thì các bé sẽ hứng thú hơn trong việc học. Các bé vừa được trải nghiệm, vừa được sáng tạo và hình thành phong cách, cá tính riêng của mình
1.3. Hãy cho bé nghe nói nhiều hơn là đọc viết
Trong giai đoạn lớp 2 thì các bé vẫn là học theo hình thức bắt trước, và trong các kỹ năng của tiếng Anh thì các bé nên học nghe nói trước để phát huy và áp dụng vào thực tế trong cuộc sống hàng ngày. Điều này sẽ giúp cho các bé tự tin hơn khi giao tiếp.
1.4. Không nên ép bé nói tiếng Anh nếu như bé không muốn
Có rất nhiều phụ huynh luôn ép buộc con mình phải nói chuyện tiếng Anh ở bất cứ đâu, với người nước ngoài mà quên đi việc trẻ rất ngại nói chuyện với người lạ, nhất là với người nước ngoài. Thay vì ép buộc các bé, cha mẹ nên thoải mái để các bé làm quen với việc giao tiếp với người khác, và lúc mà bé đã yêu thích và muốn giao tiếp với họ
Ở độ tuổi này thì việc tạo ra môi trường học thoải mái sẽ rất quan trọng và cần thiết cho trẻ, nếu trẻ cảm thấy bị ép buộc và có áp lực học tiếng Anh thì bé sẽ không thoải mái, không hứng thú, thậm trí còn khiến trẻ bị ám ảnh đối với ngôn ngữ này.
>> Xem thêm: Lộ trình học tiếng Anh chuẩn Cambridge tại Pantado
1.5. Dạy tiếng Anh cho bé theo từng bước
Đúng vậy, mỗi đứa trẻ đều có năng khiếu và sự khác biệt. Vì thế để các bé tiếp thu ngôn ngữ nhanh thì các phụ huynh cần phải có sự kiện nhẫn và bình tĩnh, đừng bao giờ tỏ ra thất vọng và đánh giá trình độ của bé khiến bé càng chán nản hơn. Cha mẹ có thể cho bé học theo từng bước như: cho bé đọc sách, truyện, ảnh, học qua các bài hát, học theo các chủ đề thân quen, xây dựng các tình huống để bé học các phản xạ,...
2. Các mẫu câu tiếng Anh giao tiếp dành cho bé lớp 2
2.1 Tình huống chào hỏi
Đối với chào hỏi thông thường thì bố mẹ có thể dạy bé các mẫu câu sau:
+ Hello!
+ How are you?
+ How are you doing?
+ How is everything?
Đây đều là những mẫu câu chào hỏi rất phổ biến, bố mẹ có thể sử dụng hàng ngày cho bé để các bé áp dụng vào việc chào hỏi bạn bè, người quen, hay gặp ai cũng có thể sử dụng.
CÒn với những mỗi quan hệ thân thiết hơn thì cha mẹ có thể cho bé chào hỏi theo các mẫu câu sau:
+ Hi.
+ What’s up?
+ Good to see you.
Với các trường hợp khách sáo, lễ phép với người laj thì cha mẹ có thể hướng dẫn bé giao tiếp theo các mẫu câu sau:
+ It has been a long time.
+ It’s been too long.
+ What have you been up to all these years?
+ Long time no see.
2.2 Tình huống hỏi thăm khi gặp bạn bè
Mẫu câu hỏi thăm bạn bè lâu ngày không gặp đơn giản:
+ What’s news? Bạn có gì mới không?
+ What’s the news? Bạn có tin gì mới không?
+ What’s the latest? Bạn có tin gì mới nhất không?
+ Are you well? Bạn vẫn khỏe chứ?
+ In good shape, are you? Bạn vẫn khỏe mạnh chứ?
+ Are you feeling all right today? Hôm nay bạn khỏe chứ?
+ Are you better now? Bây giờ khá hơn rồi chứ?
+ How are you? Sức khỏe của bạn thế nào
+ How have you been lately? Dạo này sức khỏe của bạn thế nào?
+ How are you feeling? Sức khỏe của bạn thế nào rồi?
+ How are things? Mọi việc thế nào rồi bạn?
+ What are you up to nowadays? Dạo này bạn có dự định gì không?
+ What are you up to these days? Hiện giờ bạn có dự định gì không?
+ I trust you’re keeping well? Chắc là bạn vẫn khỏe?
+ I hope you are well. Hy vọng bạn vẫn khỏe
>> Tham khảo: Các nói Good job bằng Tiếng Anh
2.3 Mẫu câu đáp lại lời hỏi thăm
+ Well, thanks. Khỏe, cảm ơn
+ Pretty well, thanks. Cũng khỏe, cảm ơn
+ Fine, thanks. Khỏe, cảm ơn
+ Good, thanks. Tốt, cảm ơn
+ OK, thanks. Cũng khá, cảm ơn
+ Still alive. Bình thường
+ Still alive and kicking. Thường thường
+ Full of beans. Tràn trề sinh lực
+ First rate. Quá khỏe
+ In the best of health. Cực khỏe
+ Couldn’t be better. Không thể khỏe hơn
+ I’ve never felt better. Khỏe hơn bao giờ hết
+ Not complaining. Không có gì than phiền cả
+ No complaints! Không có gì phải than phiền cả
+ Can’t complain! Không thể than phiền
+ Mustn’t complain! Không phải than phiền
+ So so. Bình thường
+ Not bad. Không tồi
+ Not so bad. Không tồi lắm
+ Not too bad. Không quá tồi
+ Rotten. Hết hơi
+ Couldn’t be worse. Không thể tồi hơn
2.4 Các mẫu câu chào tạm biệt
Cha mẹ có thể hướng dẫn cho bé áp dụng một số mẫu câu chào tạm biệt thông thường khi bé gặp người quen, hay bạn bè như sau:
+ Good-bye
+ Stay in touch.
+ It was nice meeting you
Một số mẫu câu tiếng Anh chào tạm biệt thân mật để tạm biệt người thân và bạn bè thân thiết:
+ See you.
+ Talk to you later.
+ Catch up with you later
Một số mẫu câu tiếng Anh chào tạm biệt trang trọng, với những mẫu câu này bé có thể sử dụng vào để chào thầy cô, ông bà hay những người lớn tuổi hơn mình.
+ I have to leave here by noon.
+ Is it okay if we leave your home at 9pm?
+ What do you say we leave work a little earlier today?
2.5 Câu hỏi về bản thân và gia đình
Dưới đây là một số câu hỏi về bản thân và gia đình bằng tiếng Anh rất thông dụng:
+ What is your name? (Tên của bạn là gì?)
+ How many people are there in your family? (Gia đình bạn có bao nhiêu người?)
+ How many brother and sister do you have? (Bạn có bao nhiêu anh, chị, em?)
+ What Are their name? (Tên của họ là gì?)
+ What does your dad/ mom do? (Ba/ mẹ bạn làm nghề gì?)
+ Where does your dad/mom work? (Ba/mẹ của bạn làm việc ở đâu?)
+ How old are you? (Bạn bao nhiêu tuổi)
+ Which grade/class are you in? (Bạn học khối mấy/ lớp mấy?)
+ What is your school name? (Trường của bạn tên là gì?)
+ When is/was your birthday? (Sinh nhật của bạn là ngày nào?)
+ Where are you from? (Bạn từ đâu đến?)
+ Where do you live? (Bạn sống ở đâu?)
+ What is your teacher’s name? (Giáo viên của bạn tên là gì?)
+ Who is your best friend? (Bạn thân của bạn là ai?)
2.6 Câu hỏi về sở thích
Ở độ tuổi các bé lớp 2 thì việc đặt câu hỏi về sở thích trong tiếng Anh thì chỉ cần sử dụng những mẫu câu đơn giản, vì như vậy các bé sẽ dễ dàng trả lời hơn. Đừng nên đặt những câu hỏi quá khó vì như vậy sẽ khiến bé không hiểu và dễ nản chí hơn vì không biết câu trả lời.
Dưới đây là một số mẫu câu hỏi đơn giản về sở thích cha mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho bé:
+ What are your hobbies? (Sở thích của bạn là gì?)
+ Do you have any pets? (Bạn có nuôi thú cưng không?)
+ What are the names of your pets? (Tên của chúng là gì?)
+ Do you play _____? (Bạn có chơi _____ không?)
+ Do you have a ____? (Bạn có _____ không?)
+ Do you like _____?(Bạn thích _____ không?)
+ Why do/ don’t you like it? (Tại sao bạn thích/ không thích nó?)
+ What is your favorite _____? (_____ ưa thích của bạn là gì?)
+ What do you do in your free time? (Bạn làm gì lúc rảnh?)
2.7 Các câu hỏi thông dụng khác
Một số câu hỏi bằng tiếng anh thông dụng khác các bé có thể học:
+ What color is it? (Cái đó có màu gì?)
+ What is this? (Đấy là cái gì vậy?)
+ Is it a _____? (Đó có phải là _____ không?)
+ What does he/she like? (Anh ấy/ cô ấy thích cái gì?)
+ What is the time? (Mấy giờ rồi?)
+ What’s the weather like today? (Thời tiết hôm nay như thế nào?)
+ What are you doing? (Bạn đang làm gì đấy?)
+ Where is the _____? (_____ ở đâu?)
Trên đây là một số phương pháp học và mẫu câu giao tiếp đơn giản cho trẻ lớp 2, các bậc cha mẹ có thể áp dụng những câu hỏi này để thực hành với bé ngay tại nhà để bé có luyện tập về cách nói và cách phát âm trong tiếng Anh. Hi vọng nó sẽ hỗ trợ được các bé hoc tốt hơn với tiếng Anh.
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Bạn có biết tại sao các giáo viên và nhân viên hỗ trợ đáng yêu của Pantado yêu cầu bạn không nói tiếng mẹ đẻ ở trong giờ học không?
Bạn có biết tại sao chúng tôi lại quyết tâm khiến bạn nói tiếng Anh nhiều nhất có thể không?
Xem thêm
>> Học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến hiệu quả
>> Tự học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến
Bạn chịu trách nhiệm về tiến độ học tập của mình!
Tại Pantado, bạn đủ may mắn để nói rằng bạn học chung với nhiều bạn khác nhau từ khắp nơi và thường có khoảng 6 hoặc 7 hay 10 bạn khác nhau trong mỗi lớp. Tin tốt cho việc luyện tập tiếng Anh! Nhưng còn khi lớp học kết thúc thì sao? Bạn có thể nghĩ rằng trong tất cả những lần bạn không ở trong lớp học; vào buổi sáng, giờ giải lao, giờ ăn trưa và ngay cả khi bạn chỉ đi dạo quanh trường, không có vấn đề gì trong việc nói ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.
Theo một số cách, điều đó có thể đúng. Sử dụng ngôn ngữ của riêng bạn sẽ không ngăn bạn học tiếng Anh nhưng nó sẽ làm cho quá trình học tập chậm hơn. Nó cũng có thể khiến những người không chia sẻ ngôn ngữ của bạn cảm thấy cô đơn và họ không thể nói chuyện với bạn.
Thành thật mà nói - khi bạn quyết định đi du lịch ở một nước nào đó và học tiếng Anh tại Pantado, bạn có thể không nghĩ về những người bạn sẽ gặp từ cùng đất nước với bạn. Bạn có thể nghĩ rằng bạn sẽ gặp rất nhiều người từ khắp nơi trên thế giới và tìm hiểu về các nền văn hóa khác.
Chúng tôi hiểu rằng bạn sẽ tự nhiên kết bạn với những người ở cùng quốc gia với bạn vì bạn chia sẻ một số kinh nghiệm và hiểu biết tương tự. Nhưng để thực sự tận dụng tối đa cơ hội của mình tại Pantado, bạn nên cố gắng nói chuyện với càng nhiều người ở các độ tuổi và trình độ tiếng Anh khác nhau càng tốt. Tại sao? Bởi vì đó là những gì bạn đã trả tiền cho!
Bạn càng tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, bạn sẽ học càng nhanh.
Chắc chắn, có những lúc bạn không thể tìm thấy các từ để yêu cầu… (từ đó là gì?) Hoặc bạn cần phải chuyển đến… (cũng không thể nhớ từ đó) và bạn chỉ không thể tìm thấy những từ bạn muốn bằng tiếng Anh. Tuy nhiên, bằng cách cố gắng giải thích bản thân bằng tiếng Anh và 'giải quyết vấn đề', bạn đang tăng khả năng suy nghĩ bằng tiếng Anh và hiểu tiếng Anh theo nhiều cách khác nhau.
Rất nhiều nhà ngôn ngữ học (những người nghiên cứu ngôn ngữ và học ngôn ngữ) đã nói rằng họ tin rằng tốt hơn là sử dụng ngôn ngữ bạn đang cố gắng học hơn là ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.
Beardsmore (1982) gợi ý rằng nhiều khó khăn mà người học ngôn ngữ gặp phải với âm vị học (âm thanh), từ vựng và ngữ pháp của ngôn ngữ thứ hai là do sự giao thoa của thói quen trong ngôn ngữ đầu tiên của bạn. Điều này có nghĩa là cố gắng hiểu tiếng Anh bằng cách dịch ngược lại ngôn ngữ của bạn không phải lúc nào cũng hữu ích và có thể dẫn đến hiểu lầm. Krashen (1985) cũng tin rằng bạn cần “tiếp xúc tối đa” với một ngôn ngữ mới để học nó.
Chúng tôi coi trọng tất cả các học viên của mình và cố gắng rất nhiều để đảm bảo bạn có trải nghiệm tốt nhất có thể tại Pantado. Chúng tôi thích tìm hiểu về các nền văn hóa và mục tiêu của bạn và chúng tôi muốn giúp bạn trên hành trình sử dụng tiếng Anh của mình. Chúng tôi thực sự tin rằng Chính sách Chỉ sử dụng tiếng Anh của chúng tôi là một cách để tối đa hóa sự tiến bộ của bạn.
Thách thức bản thân để đạt được điều tốt nhất của bạn.
Vì vậy, nếu sau khi đọc bài này, bạn vẫn không tin rằng mình chỉ nên nói tiếng Anh ở trường, hãy thử trong một tuần. Tự hứa với bản thân rằng bạn sẽ không sử dụng ngôn ngữ đầu tiên của mình ở trường, trừ khi bạn có vấn đề khẩn cấp. Chỉ trong một vài tuần, bạn sẽ nhận thấy sự tiến bộ hơn!
Kỹ năng ngữ âm thường bị nhiều người học tiếng Anh bỏ qua. Trong khi đó, phát âm đúng và rõ ràng cũng quan trọng như kỹ năng nghe và đàm thoại. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ giải thích vì sao việc phát âm tốt lại quan trọng.
Xem thêm:
>> Học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
>> Học nghe nói tiếng Anh online
Tầm quan trọng của phát âm
Một thực tế khoa học đã được công nhận là một đứa trẻ sinh ra ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới đều có thể học nói bất kỳ ngôn ngữ nào trên hành tinh của chúng ta.
Ví dụ, một đứa trẻ từ Việt Nam đã đến sống ở Hoa Kỳ khi còn nhỏ. Người đó sẽ nói tiếng Anh hoàn hảo và không có giọng Việt Nam. Và tất nhiên, những đứa trẻ như vậy sẽ hoàn toàn hiểu tất cả những gì chúng nghe được, và những người nói tiếng Anh khác cũng hiểu chúng.
Phát âm và hiểu rõ ràng bài nói tiếng Anh là hai kỹ năng bổ sung cho nhau. Có nghĩa là, nếu bạn biết cách phát âm các từ và cụm từ một cách chính xác, với ngữ điệu phù hợp, mức độ hiểu lời của bạn cũng được tăng lên.
Vì vậy, luyện phát âm là một phần rất quan trọng để thông thạo bất kỳ ngoại ngữ nào, kể cả tiếng Anh. Nó không có nghĩa là mục đích của việc luyện ngữ âm như vậy là để loại bỏ hoàn toàn và mãi mãi một giọng nước ngoài.
Thành thật mà nói, không phải lúc nào cũng có thể và tất nhiên là không quá cần thiết nếu bạn không định làm việc cho cơ quan tình báo nước ngoài hoặc tự học ngoại ngữ một cách chuyên nghiệp. Mục tiêu chính của khóa đào tạo đó là học cách lắng nghe bản thân và những người khác. Phát âm kém tạo thêm rào cản trong hiểu biết giữa bạn và người mà bạn đang nói chuyện.
Một vài mẹo phát âm cụ thể
Mẹo số 1: Học cách lắng nghe người khác.
Bạn càng lắng nghe, bạn càng thành công. Ngày nay, có rất nhiều cơ hội nghe nói tiếng Anh bản ngữ: bài hát, phim, phim truyền hình, video trên YouTube và các trang web khác, sách nói, trò chuyện thoại, v.v. Hãy tận dụng cơ hội duy nhất này đã có trong vài năm trở lại đây!
Mẹo số 2: Tập luyện giúp hoàn hảo hơn.
Ngay cả trình độ tiếng Anh của bạn cao, bạn có thể mất kỹ năng ngữ âm nếu bạn thực hành quá ít. Để tránh nó, chỉ cần thực hiện một số bài tập đơn giản:
- Đọc to hoặc thì thầm và lặp lại những từ mà bạn cảm thấy khó phát âm,
- Ngâm thơ hoặc hát các bài hát, quan sát nhịp điệu và ngữ điệu,
- Nói tiếng Anh với bạn bè của bạn có tiếng Anh tốt hoặc giỏi hơn bạn - chỉ để giải trí và luyện tập.
>> Xem thêm: Tips vượt qua bài kiểm tra miệng bằng Tiếng Anh
Mẹo số 3: Nếu phát âm của bạn không hoàn hảo, đừng nói nhanh.
Nhiều người học tiếng Anh nghĩ rằng nói trôi chảy có nghĩa là họ cần phải nói nhanh. Cái này sai. Nói quá nhanh củng cố thói quen xấu và khiến người nói nghe có vẻ lo lắng và thiếu quyết đoán.
Nói chậm sẽ cho bạn thời gian để hít thở đúng cách và suy nghĩ về những gì bạn muốn nói tiếp theo. Bởi vì nó cho bạn thời gian để suy nghĩ trong khi nói, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và có thể tập trung vào việc làm cho tiếng Anh của bạn trở nên tuyệt vời.
Phát âm các từ chậm và rõ ràng, và bất kỳ người bản ngữ tiếng Anh nào cũng sẽ hiểu bạn.
Mẹo số 4: Hình dung nó
Nhắm mắt lại và nghĩ về cách tạo ra âm thanh trước khi nói. Hình dung vị trí của miệng và khuôn mặt của bạn. Nếu bạn đã học với biểu đồ âm vị, hãy nghĩ về âm bạn đang tạo ra và nó liên quan như thế nào với các âm vị tiếng Anh khác. Nếu bạn đã sử dụng sơ đồ miệng và lưỡi, hãy nghĩ về hình dạng bạn cần tạo bên trong miệng nếu bạn muốn tạo ra âm thanh chính xác.
Mẹo số 5: Chú ý đến ngữ điệu và trọng âm
Phát âm tốt không chỉ đơn thuần là thành thạo các âm riêng lẻ. Nó cũng hiểu ngữ điệu (sự lên xuống của giọng nói) và trọng âm (một số âm thanh trong từ và một số từ trong câu to hơn hoặc rõ ràng hơn những âm thanh khác). Đọc to các bài thơ, bài phát biểu và bài hát, tập trung vào trọng âm và ngữ điệu của từ.
Với những khuyến nghị đơn giản này, việc nâng cao sự tự tin của bản thân sẽ giúp bạn đối phó với những khó khăn trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày một cách hiệu quả hơn. Bạn càng nắm vững việc phát âm các từ và câu một cách chính xác thì càng tốt. Và, ít nhất, bài phát biểu của bạn sẽ không bị tra tấn đối với chính bạn và buồn cười đối với người khác.
>> Có thể bạn quan tâm: Học Tiếng Anh online 1 thầy 1 trò
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Trẻ nhỏ rất thích được đọc. Ngay cả khi còn nhỏ, trẻ em đã thích các buổi kể chuyện dạy cho chúng những điều mới mẻ và khơi dậy trí tưởng tượng của chúng. Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi 50% trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 8 chọn đọc sách cùng cha mẹ là điều yêu thích của chúng, như một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ.
Xem thêm
Tầm quan trọng của việc học tiếng Anh từ nhỏ
Đây là một điều thực sự tốt vì nó cho thấy rằng sự tham gia của cha mẹ vào quá trình đọc của con họ thực sự mở đường để giúp trẻ trở thành những người đọc mạnh mẽ.
Theo bài báo " Reading aloud to children: the evidence" của E.Duursma, M.Augustyn và B.Zuckerman, đọc to cho trẻ nhỏ nghe, đặc biệt là theo cách hấp dẫn, thúc đẩy khả năng đọc viết và phát triển ngôn ngữ mới nổi và hỗ trợ mối quan hệ giữa trẻ và cha mẹ. “Ngoài ra, nó có thể thúc đẩy niềm yêu thích đọc sách, điều còn quan trọng hơn việc cải thiện các kỹ năng đọc viết cụ thể,” bài báo cho biết thêm.
Lợi ích của việc đọc sớm
Có rất nhiều lợi ích khi dạy một đứa trẻ biết đọc sớm. Đối với những người mới bắt đầu, khi nói đến giáo dục, đó là chìa khóa để thành công trong học tập.
Đọc sách giúp trẻ em trở nên có năng lực học tập cao hơn trong tương lai - có những nghiên cứu cho thấy những người đọc sớm có xu hướng đạt điểm cao hơn các bạn cùng lứa tuổi. Nhưng bên cạnh đó, kỹ năng đọc viết còn giúp trẻ tập trung tốt hơn, cải thiện cách học và nuôi dưỡng trong trẻ niềm yêu thích kiến thức.
Tuy nhiên, lợi ích không chỉ dừng lại ở đây. Ngoài ra còn có những lợi thế khác từ khả năng ngôn ngữ đến những lợi ích về thần kinh và tâm lý:
- Ngôn ngữ và giao tiếp: Trẻ em sẽ phát triển các kỹ năng ngôn ngữ nâng cao về khả năng viết, ngữ pháp và chính tả tốt hơn cũng như có vốn từ vựng phong phú hơn và có thể nói rõ ràng hơn - tất cả đều mang lại cho trẻ kỹ năng giao tiếp tốt hơn.
- Thần kinh: Đọc sách giúp phát triển não bộ của trẻ nhỏ và có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động của não bộ.
- Về mặt tâm lý: Đọc sách rèn luyện tính độc lập và tự tin. Nó khơi dậy óc sáng tạo, trí tưởng tượng ở trẻ và thỏa mãn trí tò mò của trẻ về những thứ xung quanh.
Những cách đơn giản nhưng hiệu quả để giúp trẻ nhỏ của bạn đọc
Mỗi đêm, chị Hoa, mẹ của cậu bé Anh Khôi ba tuổi đều đọc cho cậu bé nghe một câu chuyện. Nó đã trở thành một trong những thói quen trước khi đi ngủ yêu thích của Anh Khôi và anh chỉ có thể ngủ sau khi chị Hoa đọc xong cuốn sách.
Chị Hoa chia sẻ: “Dù có mệt mỏi đến đâu, tôi vẫn đảm bảo rằng mình sẽ đọc cho Anh Khôi nghe mỗi tối. "Bé rất thích những câu chuyện về động vật và ô tô, vì vậy tôi chọn những cuốn sách có chủ đề đó để duy trì hứng thú và dạy bé từ mới".
Mặc dù đây là những bước tương đối đơn giản, nhưng chúng thực sự có hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển kỹ năng đọc sớm. Trên thực tế, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị nên đọc sách hàng ngày cho trẻ em bắt đầu từ sáu tháng tuổi. Điều này cho thấy rằng cha mẹ đóng một vai trò quan trọng trong việc trau dồi kỹ năng đọc mạnh mẽ ở trẻ nhỏ của họ.
May mắn thay, giống như ví dụ ở trên, có rất nhiều cách cha mẹ có thể giúp con mình học đọc - tất cả đều thoải mái tại nhà riêng của họ:
1. Đọc cho trẻ nghe:
Theo một nghiên cứu của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia (1998), việc đọc sách cho trẻ thường xuyên góp phần vào thành tích đọc sách sau này của trẻ. Khi bạn dành thời gian đọc sách cho con mình, con bạn sẽ học được từ mới và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ. Tất cả điều này giúp con bạn phát triển khả năng đọc viết mạnh mẽ hơn khi chúng lớn hơn.
2. Đọc to:
Yêu cầu con bạn đọc to cho bạn nghe và sửa chúng khi chúng phát âm sai một số từ nhất định. Nếu họ không hiểu những câu chuyện họ đã đọc, hãy đọc lại cuốn sách và từ từ giải thích ý chính.
3. Tự đọc thêm:
Trẻ nhỏ làm mẫu theo hành vi và thói quen của cha mẹ hoặc người chăm sóc chúng. Nếu bạn thường xuyên đọc trước mặt họ, điều đó sẽ khuyến khích họ đọc nhiều hơn.
4. Có “Đồng hồ đọc sách” hàng ngày:
Lên lịch trong một giờ mỗi ngày làm thời gian đọc sách và để mọi người trong gia đình đọc sách, tạp chí hoặc báo. Tắt TV, máy tính bảng hoặc điện thoại thông minh và biến thời gian này trở nên thiêng liêng. Điều này sẽ khuyến khích con bạn thấy giá trị của việc đọc sách và giúp chúng phát triển niềm yêu thích với việc đọc sách.
5. Thư viện tại nhà:
Tạo nhiều cơ hội hơn để đọc ở nhà. Tích trữ trong giá sách của bạn những cuốn sách dành cho trẻ em và đảm bảo rằng chúng có thể dễ dàng lấy được.
6. Chọn sách phù hợp:
Để con bạn luôn hào hứng và thích đọc sách, hãy mua những cuốn sách phù hợp với lứa tuổi. Ngoài ra, hãy chọn những cuốn sách có chủ đề mà con bạn thích và quen thuộc - ví dụ như động vật, máy bay, búp bê và các đồ vật hàng ngày.
7. Nói về sách:
Nói chuyện với con bạn về những cuốn sách yêu thích của chúng và lý do chúng yêu thích chúng. Bạn cũng có thể nói về những cuốn sách mà bạn thích đọc khi còn nhỏ. Khi bạn đọc cùng nhau, hãy thảo luận về câu chuyện với con bạn. Đặt câu hỏi và để họ suy nghĩ về những câu chuyện. Điều này sẽ tạo ra nhiều trải nghiệm ý nghĩa hơn khi con bạn học đọc.
8. Tìm các từ:
Khi con bạn đã quen với một số từ nhất định, bạn có thể chuyển sự chú ý của trẻ sang những từ mà bạn nhìn thấy xung quanh mình. Ví dụ, nếu bạn đang ở siêu thị, hãy chỉ ra tên của các loại trái cây hoặc rau quả in trên nhãn và yêu cầu con bạn đọc to chúng. Những bài tập này củng cố thêm vốn từ vựng của các em và giúp các em đánh giá cao việc đọc như một kỹ năng hàng ngày lâu dài.
9. Đồ chơi và trò chơi giáo dục:
Từ đồ chơi "giải trí" và chương trình máy tính đến tài liệu học tập tự làm, có rất nhiều cách thú vị và vui tươi để hỗ trợ quá trình đọc của con bạn. Ví dụ, bạn có thể chuẩn bị một khay đầy cát và dạy con bạn viết các chữ cái và từ trên đó. Bạn thậm chí có thể mua mì ống có hình dạng bảng chữ cái và dạy con bạn ABC. Đối với những người thích sử dụng máy tính, có rất nhiều trò chơi chữ mà bạn có thể tải xuống từ Internet. Ngoài ra, bạn cũng có thể mua đồ chơi theo chủ đề đọc sách.
Nguồn: kiddy123