Ngữ pháp
Trong các thì trong tiếng Anh, thì hiện tại đơn là thì phổ biến nhất trong văn nói hàng ngày cũng như trong các bài học, bài thi, bài kiểm tra. Vậy thì hiện tại đơn là gì? Cấu trúc như nào? Và cách dùng ra sao mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Thì hiện tại đơn là gì?
Thì hiện tại đơn (Simple Present hoặc Present Simple) diễn tả một hành động hay sự việc mang tính chất chung chung, tổng quát lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc một sự thật hiển nhiên hay một hành động diễn ra trong thời gian ở hiện tại.
Cấu trúc thì hiện tại đơn
Động từ TO BE
(+) Câu khẳng định
– I am +N/Adj
– You/We/They + Are
– She/He/It + is
Ví dụ:
- I am Phuong
- They are my friends
- She is beautiful
(-) Câu phủ định
– I’m not (am not) + N/Adj
– You/We/They + aren’t
– She/He/It + isn’t
Ví dụ:
- I’m not tall
- We aren’t your parents
- He isn’t handsome
(?) Câu hỏi
– Am I + N/Adj
- Yes, I am
- No, I’m not
– Are You/We/They…?
- Yes, I am/They/We are
- No, I’m not/They/We aren’t
– Is She/He/It…?
- Yes, She/He/It is
- No, She/He/It isn’t
Ví dụ
- Am i a fool?/ No,I’m not
- Are you a student? / Yes,I’m
- Is She your mother?/ Yes,She is
Động từ thường
(+) Câu khẳng định
– I/You/We/They + V + O
– She/He/It +V(s/es) + O
Ví dụ:
- I go to school
- He goes to school
Ngoại lệ:
She has a new dress.
( have –> has)
(-) Câu phủ định
– I/You/We/They + don’t (do not) + V
– She/He/It + doesn’ (does not) + V
Ví dụ:
- They don’t go out
- She doesn’t buy it
(?) Câu hỏi
– Do + You/They/We + V
- Yes, I/They/ We do
- No, I/They/We don’t
– Does + She/He/It + V
- Yes, She/He/It does
- No, She/He/It doesn’t
Ví dụ
- Do you go to play soccer ? / Yes,I do
- Does he walk to school? / No,He doesn’t
>> Mời xem thêm: Câu bị động (Passive Voice) - Cách dùng và các trường hợp đặc biệt
Cách dùng thì hiện tại đơn
1. Thì hiện tại đơn diễn đạt một thói quen hay hành động lặp đi lặp lại trong thời điểm hiện tại
- My brother usually goes to bed at 10 p.m. (Em trai tôi thường đi ngủ vào lúc 10 giờ tối)
- My father always gets up early. (Bố tôi luôn luôn thức dậy sớm)
2. Thì hiện tại đơn diễn tả 1 chân lý, 1 sự thật hiển nhiên
- The sun rises in the East and sets in the West. (Mặt Trời mọc ở đằng Đông và lặn ở đằng Tây)
- The earth moves around the Sun. (Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời)
3. Diễn tả 1 sự việc xảy ra theo thời gian biểu cụ thể, như giờ tàu, máy bay chạy hay một lịch trình nào đó.
- The plane takes off at 11a.m. this morning. (Chiếc máy bay cất cánh lúc 11 giờ sáng nay)
- The bus leaves at 9 am tomorrow. (Xe khởi hành lúc 9 giờ sáng mai.)
4. Diễn tả trạng thái, cảm giác, cảm xúc của một chủ thể nào đó
- I think that your younger sister is a good person (Tôi nghĩ rằng em gái bạn là một người tốt).
Một số điều cần chú ý với động từ của thì hiện tại đơn
Với các thì trong tiếng Anh, các động từ sẽ được chia theo ngôi của chủ ngữ tương ứng với từng thì. Đối với thì hiện tại đơn, cần lưu ý thêm s/es trong câu như sau:
- Thêm s vào đằng sau hầu hết các động từ kết thúc là p, t, f, k: want-wants; keep-keeps;…
- Thêm es vào các động từ kết thúc bằng ch, sh, x, s, o: teach-teaches; mix-mixes; wash-washes;…
- Bỏ y và thêm ies vào sau các động từ kết thúc bởi một phụ âm + y: lady-ladies;…
- Một số động từ bất quy tắc: Go-goes; do-does; have-has.
Cách phát âm phụ âm cuối s/es
Lưu ý các phát âm phụ âm cuối này phải dựa vào phiên âm quốc tế mà không phải dựa vào cách viết.
- /s/: Khi từ có tận cùng là các phụ âm /f/, /t/, /k/, /p/, /ð/
- /iz/:Khi từ có tận cùng là các âm /s/, /z/, /∫/, /t∫/, /ʒ/, /dʒ/ (thường có tận cùng là các chữ cái ce, x, z, sh, ch, s, ge)
- /z/: Khi từ có tận cùng là nguyên âm và các phụ âm còn lại
>>> Mời tham khảo: Học "1400 từ vựng tiếng Anh" với phương pháp, hình ảnh âm thanh tương tự
Dấu hiệu nhận biết thì hiện tại đơn
1. Khi trong câu xuất hiện các trạng từ chỉ tần suất
- Always, usually, often, sometimes, frequently, s seldom, rarely, hardly, never , generally, regularly,….
- Every day, week, month, year,…
- Once, twice, three times, four times….. a day, week, month, year,…
2. Vị trí của các trạng từ chỉ tần suất trong câu thì hiện tại đơn.
Các Trạng từ này thường đứng trước động từ thường, đứng sau động từ to be và trợ động từ (Always, usually, often, sometimes, rarely, seldom,…).
>>> Có thể bạn quan tâm: Top 8 Phần Mềm hệ thống Học Tiếng Anh online Cho Bé
Câu bị động là một trong những cấu trúc ngữ pháp rất quan trọng. Nó là một phần không thể thiếu trong các bài thi cũng như trong giao tiếp hàng ngày. Mời các bạn tìm hiểu về cấu trúc, cách dùng, cách chuyển từ câu chủ động sang thể bị động, và các trường hợp đặc biệt của câu bị động
Câu bị động (Passive Voice) là gì?
Passive voice là câu được dùng để nhấn mạnh đối tượng chịu tác động của hành động. Chủ thể của hành động lúc này đóng vai trò phụ, người nói muốn người nghe tập trung vào đối tượng bị tác động.
Example:
- My computer was repaired. (Máy tính của tôi đã được sửa rồi)
Người nói đang muốn nhấn mạnh việc chiếc máy tính đã được sửa, không muốn nhắc đến ai đã sửa nó.
Khi nào dùng câu bị động
Thể bị động được sử dụng trong các trường hợp sau:
– TH1: Khi đối tượng được nói đến không thể thực hiện hành động
Example:
- Dishes have been washed (Những chiếc đĩa đã được rửa xong rồi)
Vì những chiếc đĩa thì không thể tự rửa sạch được nên sẽ sử dụng thể bị động.
– TH2: Sử dụng câu bị động khi muốn nói một cách lịch sự, trang trọng
Example:
- The mistake was made (Đã xảy ra lỗi mất rồi)
Trường hợp này nhấn mạnh tình huống đã xảy ra, tránh nhắc đến người gây ra lỗi nhằm nói giảm nói tránh một cách lịch sự.
Cấu trúc chung của câu ở thể bị động
Cấu trúc câu chủ động:
S + V + O
Chuyển sang cấu trúc bị động:
S + be + V3 + by + (O/Sb)
Động từ tobe được chia theo thì của câu chủ động.
Example:
- He bought a new car.
- A new car was bought by him. (Cái xe được mua bởi anh ấy)
>> Xem thêm: Câu chẻ là gì? Cách sử dụng cấu trúc It was
Cách chuyển từ câu chủ động sang bị động
Khi chuyển sang thể bị động ta thực hiện theo trình tự các bước sau:
Bước 1: Xác định tân ngữ, đưa tân ngữ lên đầu câu để làm chủ ngữ
Bước 2: Xác định thì của câu chủ động rồi chuyển động từ về thể bị động theo cấu trúc.
Bước 3: Chuyển chủ ngữ trong câu chủ động thành tân ngữ và thêm “by”. Đối với chủ ngữ không xác định thì được bỏ qua (by them, by people,…)
Example:
- My mom is cooking the lunch in the kitchen
➤ The lunch is being cooked by my mom in the kitchen. (Bữa trưa đang được nấu bởi mẹ tôi trong bếp)
Cấu trúc chuyển câu bị động tương ứng với các thì
Câu bị động trong các thì hiện tại
Thì |
Thể chủ động |
Thể bị động |
Hiện tại đơn |
S + V + O (My brother often washes clothes.) |
S + be + V3 (+ by Sb/ O) => Clothes are often washed by my brother. |
Hiện tại tiếp diễn |
S + am/ is/ are + Ving + O (My father is making a toy.) |
S + am/ is/ are + being + V3 (+ by Sb/ O) => A toy is being made by my father. |
Hiện tại hoàn thành |
S + have/ has + V3 + O (My friend has washed his motorbike for 30 minutes.) |
S + have/ has + been + V3 (+ by Sb/ O) => His motorbike has been washed by him for 30 minutes. |
Câu bị động trong các thì quá khứ
Thì |
Thể chủ động |
Thể bị động |
Quá khứ đơn |
S + V-ed + O (My father bought that TV when I was young.) |
S + was/ were + V3 (+ by Sb/ O) => That TV was bought by my father when I was young. |
Quá khứ tiếp diễn |
S + was/ were + Ving + O (Yesterday she was planting the flowers.) |
S + was/ were + being + V3 (+ by Sb/ O) => The flowers were being planted by her yesterday. |
Quá khứ hoàn thành |
S + had + V3 + O (My mom had cooked dinner before leaving home.) |
S + had + been + V3 (+ by Sb/ O) => Dinner had been cooked by my mom before she left home. |
Câu bị động trong các thì tương lai
Thì |
Thể chủ động |
Thể bị động |
Tương lai đơn |
S + will V + O (I will feed my cat.) |
S + will be + V3 (+ by Sb/ O) => The cat will be fed. |
Tương lai tiếp diễn |
S + will be + Ving + O (I will be washing clothes this time tomorrow.) |
S + will be + being + V3 (+ by Sb/ O) => Clothes will be being washed by me this time tomorrow. |
Tương lai hoàn thành |
S + will have + V3 + O (They will have completed the project by the end of May.) |
S + will have + been + V3 (+ by Sb/ O) => The project will have been completed by the end of May. |
Câu bị động với động từ khiếm khuyết
Đối với những động từ khiếm khuyết như can; could; may; might; will; would; must; shall; should; ought to cấu trúc sẽ như sau:
Dạng chủ động: S + modal verb + V + O
Dạng bị động: S + modal verb + be + V3 (+ by O)
Example:
Tom should buy vegetables in the market.
=> Vegetables should be bought in the market by Tom.
>>> Mời tham khảo: Câu Điều Kiện Loại 1 - Cấu trúc, định nghĩa và cách sử dụng
Lưu ý khi chuyển câu chủ động thành bị động
Nội động từ không được dùng ở thể bị động
Example:
- My leg was broken. (Cái chân của tôi bị gãy)
Trong trường hợp này ta không chuyển được sang thể bị động.
Chủ ngữ chịu trách nhiệm chính của hành động không được chuyển thành thể bị động.
Example:
- The thief takes charge (Tên kẻ trộm phải nhận trách nhiệm)
Khi gặp to be/to get + P2 không nhất thiết mang nghĩa bị động
Trong tình huống này nói đến hai tình huống mà chủ ngữ đang gặp
- Chỉ trạng thái, tình huống mà chủ ngữ đang gặp phải.
– Could you please check my message while I am gone.
– He got lost in the forest yesterday.
- Chỉ việc chủ ngữ tự làm lấy
– The girl gets dressed very quickly.
– I will be done when I finish my homework.
Chỉ biến đổi động từ to be, giữ nguyên phân từ 2.
- to be made of: Được làm bằng (Nhấn mạnh chất liệu làm nên vật đó)
Example: This door is made of wood
- to be made from: Được làm ra từ (Nhấn mạnh việc nguyên vật liệu bị biến đổi khỏi trạng thái ban đầu để làm nên vật đó)
Example: Newspaper is made from wood
- to be made out of: Được làm bằng cách (Nhấn mạnh quá trình làm ra vật đó)
Example: This cupcake was made out of flour, butter, sugar, eggs and milk.
- to be made with: Được làm với (Nhấn mạnh rằng chỉ một trong số nhiều chất liệu làm nên vật đó)
Example: This cake tastes good because it was made with a lot of butter.
Phân biệt cách dùng marry và divorce trong câu chủ động và bị động.
Trường hợp không có tân ngữ thì thường dùng get maried và get divorced trong dạng informal.
- Tom and Trang got married last weekend. (informal)
➤ Tom and Trang married last weekend. (formal)
- After 5 unhappy years, they got divorced. (informal)
➤ After 5 unhappy years, they divorced. (formal)
Một số dạng câu bị động đặc biệt
Trong câu có 2 tân ngữ
Có nhiều động từ được dùng với hai tân ngữ đi cùng như give (đưa), lend (cho mượn), send (gửi), show (chỉ), buy (mua), make (làm), get (cho), … chúng ta sẽ có 2 cách chia câu thể bị động:
Example:
He gave me a pen (Anh ấy đưa cho tôi một cái bút)
O1 O2
➤ A pen was given to me. (Một cái bút đã được đưa cho tôi)
➤ I was given a pen by him. (Tôi đã được anh ấy đưa cho một cái bút)
Example: My friend sends her relative a letter.
➤ Her relative was sent a letter.
➤ A letter was sent to her relative (by her)
Bị động đối với các động từ tường thuật (know, believe, say…)
Các động từ tường thuật gồm có: consider, expect, feel, find, know, report, say, believe, claim. Ta thực hiện chuyển đổi như sau:
- S: chủ ngữ;
- S’: Chủ ngữ bị động
- O: Tân ngữ;
- O’: Tân ngữ bị động
Thể chủ động |
Thể bị động |
Example |
S + V + THAT + S’ + V’ + … |
Cách 1: S + BE + V3/-ed + to V’ |
People say that he is very handsome. → He is said to be very handsome. |
|
Cách 2: It + be + V3/-ed + THAT + S’ + V’ |
People say that he is very handsome. → It’s said that he is very handsome. |
Câu chủ động là câu đề nghị (have, make, get)
Chủ động |
Bị động |
Example |
… have someone + V (bare) something |
…have something + V3/-ed (+ by someone) |
Tom has his son buy a cake. →Tom has a cake bought by his son. (Tom nhờ con trai mua 1 cái bánh) |
… make someone + V (bare) something |
… (something) + be made + to V + (by someone) |
Nam makes the hairdresser cut his hair. → His hair is made to cut by the hairdresser. (Nam nhờ thợ làm tóc chỉnh lại mái tóc) |
… get + someone + to V + something |
… get + something + V3/-ed + (by someone) |
Mari gets her son to clean the door for her. → Mari gets the door cleaned by her son. (Mari nhờ con trai dọn giúp cái cửa) |
▶ Xem thêm: Câu điều kiện loại 3 - câu điều kiện giả định trong quá khứ
Câu chủ động là câu hỏi (Câu hỏi dạng yes/no)
Chủ động |
Bị động |
Example |
Do/does + S + V (bare) + O …? |
Am/ is/ are + S’ + V3/-ed + (by O)? |
Do you clean your bedroom? → Is your bedroom cleaned (by you)? (Con đã dọn phòng ngủ chưa?) |
Did + S + V (bare) + O…? |
Was/were + S’ + V3/-ed + by + …? |
Did you do your homework? → Was your homework done? (Bài tập về nhà đã được làm chưa?) |
modal verbs + S + V (bare) + O + …? |
modal verbs + S’ + be + V3/-ed + by + O’? |
Can you fix the TV? → Can the TV be fixed? (Bạn sửa cái TV được không?) |
have/has/had + S + V3/-ed + O + …? |
Have/ has/ had + S’ + been + V3/-ed + by + O’? |
Has Tom done his project? → Has his project been done (by him)? (Anh ấy đã làm xong dự án chưa?) |
Động từ là từ chỉ quan điểm, ý kiến (think/say/suppose…)
Với một số động từ chỉ quan điểm hoặc ý kiến như think/say/suppose/believe/consider/report ta thực hiện như sau:
Example:
- People think Tuan stole his company’s money. (Mọi người nghĩ Tuấn lấy cắp tiền của công ty.)
➤ It is thought that Tuan stole his company’s money.
➤ Tuan is thought to have stolen his company’s money.
Động từ chỉ giác quan (see, hear, watch, look)
Đối với các động từ: see (nhìn), hear (nghe), watch (xem), look (nhìn), notice (nhận thấy), ta thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Nhìn/nghe thấy một phần của hành động ta sử dụng cấu trúc:
S + Vp + Sb + V-ing. (nhìn/xem/nghe… ai đó đang làm gì)
Example:
– I watched them playing socer. (Tôi nhìn thấy họ đang đá bóng.)
➤ They were watched playing socer. (Họ được nhìn thấy đang đá bóng.)
Trường hợp 2: Ai đó chứng kiến người khác làm gì từ đầu đến cuối.
Cấu trúc : S + V + Sb + V. (nhìn/xem/nghe ai đó làm gì)
Example:
– I heard her shout. (Tôi nghe thấy cô ấy hét)
➤ She was heard to shout. (Cô ấy được nghe thấy là đã hét.)
>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Request trong tiếng Anh
Câu chủ động là một câu mệnh lệnh (Let…)
– Trường hợp khẳng định:
- Chủ động: V + O + …
- Bị Động: Let O + be + V3/-ed
Example: Open the door → Let the door be opened.
– Trường hợp phủ định:
- Chủ động: Do not + V + O + …
- Bị động: Let + O + NOT + be + V3/-ed
Example: Do not take bananas. → Let banana not be taken. (Không lấy chuối)
Câu bị động với “would like”
Để chuyển câu chủ động ở dạng would like ta thực hiện theo hai trường hợp sau:
I would like to invite my grandfather to my house for dinner. (Tôi muốn mời ông nội tới nhà ăn tối)
=> I would like my grandfather to be invited to my house for dinner. (Tôi muốn ông nội tôi được mời tới nhà ăn tối)
I would love someone to give me gifts. (Tôi rất thích ai đó tặng tôi quà)
=> I would love to be given gifts. (Tôi rất thích được tặng quà)
Câu bị động với “be going to”
Cấu trúc câu chủ động: S + be +going to + Verb + Object
Cấu trúc câu bị động: S + be + going to + be + Verb3 + (by + Object)
Ví dụ: Jenny is going to travel in Canada. (câu chủ động)
=>>Canada is going to be traveled by Jenny.(Câu bị động)
Một số câu nói dạng ra lệnh, yêu cầu
Close your book! (Đóng sách của bạn lại)
Keep silent! (Hãy giữ im lặng)
Từ đó suy ra cấu trúc câu nói dạng đưa ra yêu cầu ở thể chủ động như sau:
Cấu trúc: Verb + Object
Dạng bị động: S + should/ must + be + Verb 3
Ví dụ: Turn off the air conditioner! (Hãy tắt máy lạnh đi!)
=>>Câu bị động: The air conditioner should be turned off!.(Máy lạnh nên được tắt đi)
Cấu trúc câu bị động với chủ ngữ giả “it”
Cấu trúc câu dạng chủ động: S + be + Adj + (for sb) + to do sth
Cấu trúc câu dạng bị động: It + be + Adj + for sth to be done
Ví dụ: It is easy to survey the project (câu chủ động)
Câu bị động: It is easy for the project to be surveyed.
Bài tập dạng câu bị động đặc biệt
Bài 1: Chuyển các câu sau sang thể bị động
1. Everyone told us that you were the winner of the City Olympic Prize in the competition last year.
2. Staff reported that the orders were canceled by negative comments.
3. Someone inform me that our manager is going to move to New York.
4. The supervisor announced that the workshop was delayed about 2 hours because of mechanical problems.
5. My father discovered that this plant was grown in India
6. The director promise that the audition will start on time.
7. John recommends that everyone should travel in France this season.
8. I believed my brother would pass this college entrance exam.
9. People have persuaded me that they will join with me to the party.
10. The class president notifies all the members that they will have to study harder next term
11. They have decided that the company will travel to Singapore together next month
12. Fans think that Jack is the best member of the team.
13. I find that this position is not suitable for someone like him.
14. Staff explained that the coupon expired
15. Rose told me that her class had won the dance competition last year.
16. I had my sister make a birthday cake for the party.
17. Tim will have him bring meeting materials tomorrow.
18. People have her buy lunch food
19. Mary gets her mother to cut her hair.
20. Tom will have the tailor sew his jacket.
21. Irene will get the engineer to design an apartment.
22. My mother had me buy some eggs.
23. My teacher often gets the technician to repair the projector
24. She had me bring her luggage to the hotel room.
25. Are you going to have your mom cook the party?
26. Jane must have her neighbor carry her luggage.
27. He will have a tutor teach this lesson.
28. Our family had a foreigner take this photo on our trip last year.
29. Kate had me send a message to her boss.
30. My mother had a doctor examine her teeth.
31. People believe that she is the luckiest person in the company
32. People saw her steal the phone.
Đáp án
1. We were told that you were the winner of the City Olympic prize in the competition last year.
2. It was reported that the orders were canceled by negative comments.
3. I am informed that our manager is going to move to New York
4. It was announced that the workshop was delayed about 2 hours because of mechanical problems.
5. It was discovered that this plant was grown in India.
6. It is promised that the audition will start on time.
7. It is recommended that everyone should travel in France this season.
8. It was believed that my brother would pass this college entrance exam.
9. I have been persuaded that they will join with me to the party.
10. All the members are notified that they will have to study harder next term.
11. It has been decided that the company will travel to Singapore together next month.
12. It is thought that Jack is the best member of the team.
13. It is found that this position is not suitable for someone like him.
14. It was explained that the coupon expired.
15. I was told that Rose’s class had won the dance competition last year.
16. I had a birthday cake made for the party.
17. Tim will have materials brought tomorrow.
18. People have lunch food bought.
19. Mary gets her hair cut.
20. Tom will have his jacket sewed.
21. Irene will get an apartment designed.
22. My mother had some eggs bought.
23. My teacher often gets the projector repaired.
24. She had her luggage brought to the hotel room.
25. Are you going to have the party cooked?
26. Jane must have her luggage carried.
27. He will have this lesson taught.
28. Our family had this photo taken on our trip last year.
29. Kate had a message sent to her boss.
30. My mother had her teeth examined.
31. It is believed that she is the luckiest person in the company.
32. She was seen to steal the phone
>> Có thể bạn quan tâm:
- Các trang web học tiếng Anh miễn phí giúp bạn học tập hiệu quả
- Những khóa học tiếng anh trực tuyến miễn phí bạn có thể trò chuyện, học tập với người nước ngoài
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Bạn đang muốn diễn tả một điều tiếc nuối hay tưởng tượng "giá như" về điều gì đó trong quá khứ bằng tiếng Anh nhưng không biết sử dụng cấu trúc câu nào đúng? Câu điều kiện loại 3 chính là điểm ngữ pháp giải quyết vấn đề mà bạn đang mắc phải. Với bài viết này, hãy cùng tìm hiểu định nghĩa, cấu trúc và cách sử dụng câu điều kiện loại 3 trong tiếng Anh một cách chi tiết nhất.
1. Câu điều kiện loại 3 là gì?
Câu điều kiện loại 3 (Third Conditional) dùng để diễn tả một kết quả trong quá khứ trái ngược với thực tế vì điều kiện không có thật ở quá khứ. Loại câu này thường được sử dụng để nói về sự tiếc nuối hoặc những kết quả đã có thể xảy ra nhưng không thực sự xảy ra.
Ví dụ:
- If I had studied harder, I would have passed the exam.
(Nếu tôi học chăm hơn, tôi đã vượt qua kỳ thi.)
=> Trên thực tế, tôi đã không học tập chăm chỉ, do đó tôi đã không vượt qua kỳ thi
- If they had arrived earlier, they wouldn’t have missed the flight.
(Nếu họ đến sớm hơn, họ đã không bị lỡ chuyến bay.)
=> Thực tế, tối đã đến muộn và bị lỡ chuyến bay.
2. Cấu trúc câu điều kiện loại 3
If + S + had + V3, S + would/could/might + have + V3 |
- If-clause: Mệnh đề điều kiện, diễn tả điều kiện không có thật trong quá khứ.
- Main clause: Mệnh đề chính, diễn tả kết quả không có thật nếu điều kiện xảy ra.
Cấu trúc của câu điều kiện loại 3
Ví dụ:
- If she had known about the meeting, she would have attended it.
(Nếu cô ấy không được biết về buổi hội thảo, cô ấy sẽ không tham dự nó.)
- If we hadn’t missed the bus, we would have arrived on time.
(Nếu chúng tôi không bỏ lỡ chuyến xe bus, chúng tôi đã đến đúng giờ.)
- If he had apologized, she might have forgiven him.
(Nếu anh ấy xin lỗi, cô ấy chắc đã tha thứ cho anh ấy.)
Lưu ý:
- Động từ trong mệnh đề If-clause luôn chia ở quá khứ phân từ (had + V3/ed).
- Mệnh đề chính luôn có would/ could/ might + have + V3.
- Có thể đảo ngược vị trí hai mệnh đề mà không làm thay đổi ý nghĩa.
>> Xem thêm:
Cấu trúc và cách dùng câu điều kiện loại 1
Cấu trúc và cách dùng câu điều kiện loại 2
3. Cách dùng câu điều kiện loại 3
Cách dùng câu điều kiện loại 3
3.1 Diễn tả sự tiếc nuối về quá khứ
Ví dụ:
- If I had worked harder, I would have achieved my goal.
(Nếu tôi làm việc chăm hơn, tôi đã đạt được mục tiêu.)
3.2 Diễn tả một kết quả giả định nếu điều kiện trong quá khứ khác đi
Ví dụ:
- If they had prepared better, they wouldn’t have failed the presentation.
(Nếu họ chuẩn bị tốt hơn, họ đã không thất bại trong buổi thuyết trình.)
3.3 Diễn tả sự trách móc hoặc phê bình
Ví dụ:
- If you had told me earlier, I could have helped you.
(Nếu bạn nói với tôi sớm hơn, tôi đã có thể giúp bạn.)
4. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Hoàn thành câu điều kiện loại 3
1. If I ______ (know) about the party, I ______ (go) with you.
2. If she ______ (not forget) her umbrella, she ______ (not get) wet.
3. If they ______ (study) harder, they ______ (pass) the exam.
4. If you ______ (call) me, I ______ (help) you.
5. If we ______ (leave) earlier, we ______ (catch) the train.
Đáp án:
1. had known / would have gone
2. hadn’t forgotten / wouldn’t have gotten
3. had studied / would have passed
4. had called / would have helped
5. had left / would have caught
Bài tập 2: Chuyển đổi câu sang dạng câu điều kiện loại 3
1. I didn’t eat breakfast, so I was hungry later.
2. She didn’t study hard, so she failed the exam.
3. They didn’t invite us, so we didn’t come to the party.
4. He didn’t apologize, so she didn’t forgive him.
5. We left late, so we missed the bus.
Đáp án:
1. If I had eaten breakfast, I wouldn’t have been hungry later.
2. If she had studied hard, she wouldn’t have failed the exam.
3. If they had invited us, we would have come to the party.
4. If he had apologized, she would have forgiven him.
5. If we had left earlier, we wouldn’t have missed the bus.
Bài tập 3: Chọn đáp án đúng
1. If he ______ (had known/knew), he ______ (would have called/would call) her.
2. If they ______ (studied/had studied) more, they ______ (would pass/would have passed) the test.
3. If I ______ (had worked/worked) harder, I ______ (would achieve/would have achieved) my dream.
4. If we ______ (hadn’t been/weren’t) late, we ______ (would catch/would have caught) the train.
5. If she ______ (told/had told) us, we ______ (would help/would have helped) her.
Đáp án:
1. had known / would have called
2. had studied / would have passed
3. had worked / would have achieved
4. hadn’t been / would have caught
5. had told / would have helped
Bài tập 4: Sửa lỗi sai trong câu điều kiện loại 3
1. If he knew earlier, he would have helped.
2. If she had studied, she would passed the test.
3. If they invited us, we would have joined the party.
4. If I didn’t forget, I would have brought the book.
5. If you called me, I would have come.
Đáp án:
1. If he had known earlier, he would have helped.
2. If she had studied, she would have passed the test.
3. If they had invited us, we would have joined the party.
4. If I hadn’t forgotten, I would have brought the book.
5. If you had called me, I would have come.
>> Tìm hiểu thêm: Lớp học tiếng Anh online miễn phí cho bé
4. Tổng kết
Pantado mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu sâu hơn về cách sử dụng câu điều kiện loại 3, từ đó áp dụng hiệu quả trong học tập và giao tiếp. Hãy truy cập website của chúng tôi thường xuyên tại pantado.edu.vn để khám phá thêm nhiều bài học bổ ích về tiếng Anh nhé!
Câu điều kiện loại 2 là một trong những điểm ngữ pháp quan trọng trong tiếng Anh, đặc biệt hữu ích khi bạn muốn diễn đạt những tình huống giả định hoặc không có thật. Với bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ về định nghĩa, cấu trúc, cách sử dụng và có cơ hội luyện tập qua các bài tập thực hành chi tiết. Hãy bắt đầu hành trình khám phá kiến thức này ngay bây giờ!
>> Có thể bạn quan tâm: Chương trình Tiếng Anh chuẩn Bộ giáo dục
1. Khái niệm câu điều kiện loại 2
Câu điều kiện loại 2 là một dạng câu điều kiện dùng để diễn tả một tình huống giả định không có thật ở hiện tại, quá khứ hoặc tương lai. Những câu này thường phản ánh các điều ước, khả năng không thực tế hoặc các tình huống mơ mộng.
Ví dụ:
- If I were rich, I would travel around the world.
(Nếu tôi giàu, tôi sẽ đi du lịch vòng quanh thế giới.) - If he studied harder, he would pass the exam.
(Nếu cậu ấy học chăm chỉ hơn, cậu ấy sẽ vượt qua kỳ thi.)
2. Cấu trúc câu điều kiện loại 2
If + S + V2, S + would + V_inf |
- If-clause: Diễn tả điều kiện giả định (không có thật).
- Main clause: Diễn tả kết quả sẽ xảy ra nếu điều kiện đó là thật.
Cấu trúc câu điều kiện loại 2
Lưu ý:
- Với động từ to be ở mệnh đề If-clause, ta dùng "were" cho tất cả các ngôi, không dùng “was”.
Ví dụ: If I were you, I would take that job. - Trong văn nói không cần sự trang trọng, "would" đôi khi có thể được rút gọn thành "'’d".
Ví dụ:
- If I were taller, I could play basketball better.
(Nếu tôi cao hơn, tôi sẽ chơi bóng rổ tốt hơn.) - If we didn’t have so much work, we might go to the party.
(Nếu chúng tôi không làm quá nhiều, chúng tôi có lẻ đã đến buổi tiệc.)
>> Xem thêm:
Câu điều kiện loại 3 - Cấu trúc và cách dùng
Câu điều kiện hỗn hợp - Cấu trúc, cách dùng và bài tập
3. Biến thể của câu điều kiện loại 2
3.1. Dùng “were” thay cho “was” trong mệnh đề If
Dù chủ ngữ là I, he, she, it, ta vẫn dùng "were" thay vì "was" trong câu điều kiện loại 2 (đây là cách dùng chuẩn trong ngữ pháp trang trọng).
Ví dụ:
- If I were you, I would study harder. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ học chăm chỉ hơn.)
3.2. Kết hợp với “unless,” “even if,” “suppose,” “provided that”
Thay vì dùng "if", có thể dùng các từ khác để thay thế.
Ví dụ:
- Unless she studied harder, she wouldn’t pass the exam. (Trừ khi cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy sẽ không qua kỳ thi.)
- Suppose you won the lottery, what would you do? (Giả sử bạn trúng xổ số, bạn sẽ làm gì?)
3.3. Sử dụng “wish” và “if only” để diễn đạt sự tiếc nuối
- I wish I knew how to swim. (Tôi ước mình biết bơi.)
- If only he were here, we could ask him. (Giá mà anh ấy ở đây, chúng ta có thể hỏi anh ấy.)
3.4. Rút gọn mệnh đề điều kiện
Đôi khi mệnh đề điều kiện có thể được rút gọn để đơn giản hơn hoặc khiến cấu trúc câu nói trở nên thú vị, mới lạ hơn.
- If feeling tired, you should take a rest. → Feeling tired, you should take a rest. (Nếu cảm thấy mệt, bạn nên nghỉ ngơi.)
4. Đảo ngữ trong câu điều kiện loại 2
Cấu trúc đảo ngữ giúp câu trở nên trang trọng và nhấn mạnh hơn. Khi áp dụng, bỏ "if" và đảo trợ động từ lên trước chủ ngữ.
- Cấu trúc:
Were + chủ ngữ + động từ, mệnh đề chính |
- Ví dụ:
- Were I rich, I would buy a castle. (Nếu tôi giàu, tôi sẽ mua một tòa lâu đài.)
- Were she to study harder, she could pass the exam. (Nếu cô ấy học chăm chỉ hơn, cô ấy có thể vượt qua kỳ thi.)
- Lưu ý khi đảo ngữ:
- Dùng "were" cho tất cả các chủ ngữ.
- Nếu động từ chính mang nghĩa giả định, sử dụng "to + động từ nguyên thể".
5. Cách dùng câu điều kiện loại 2
Cách dùng câu điều kiện loại 2
5.1. Giả định một tình huống không có thật ở hiện tại
Ví dụ:
- If I were a bird, I would fly to Paris.
(Nếu tôi là chim, tôi sẽ bay tới Paris.)
5.2. Đưa ra một tình huống không thực tế
Ví dụ:
- If he knew her phone number, he would call her.
(Nếu anh ấy biết số điện thoại của cô ấy, anh ấy sẽ gọi cho cô ấy.)
5.3. Thể hiện ước muốn hoặc mơ mộng
Ví dụ:
- If I had a million dollars, I would buy a mansion.
(Nếu tôi có một triệu đô, tôi sẽ mua một căn biệt thự.)
5.4. Các lưu ý khi sử dụng:
- Không dùng will hoặc would trong mệnh đề If-clause.
Sai: If I would be you, I would quit the job.
Đúng: If I were you, I would quit the job. - Câu điều kiện loại 2 cũng có thể dùng để đề xuất ý kiến một cách lịch sự.
Ví dụ: If I were you, I would talk to the manager.
6. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Hoàn thành câu điều kiện loại 2
1. If I ______ (have) more free time, I ______ (travel) around the world.
2. If she ______ (be) here, she ______ (help) us.
3. If they ______ (study) harder, they ______ (pass) the exam.
4. If I ______ (know) his address, I ______ (visit) him.
5. If we ______ (live) in the city, life ______ (be) more convenient.
Đáp án:
1. had / would travel
2. were / would help
3. studied / would pass
4. knew / would visit
5. lived / would be
Bài tập 2: Chuyển đổi câu sang dạng câu điều kiện loại 2
1. I don’t have enough money, so I can’t buy that car.
2. She isn’t here, so she can’t join the meeting.
3. We don’t know the way, so we can’t get there.
4. He doesn’t study hard, so he can’t pass the test.
5. I’m not tall, so I can’t reach the top shelf.
Đáp án:
1. If I had enough money, I would buy that car.
2. If she were here, she would join the meeting.
3. If we knew the way, we could get there.
4. If he studied hard, he would pass the test.
5. If I were taller, I could reach the top shelf.
Bài tập 3: Dịch câu tiếng Việt sang tiếng Anh
1. Nếu tôi là bạn, tôi sẽ nhận công việc đó.
2. Nếu anh ấy biết lái xe, anh ấy có thể đi làm bằng ô tô.
3. Nếu chúng tôi có nhiều tiền hơn, chúng tôi sẽ mua một ngôi nhà lớn.
4. Nếu tôi không bận, tôi sẽ tham gia buổi tiệc.
5. Nếu họ sống gần đây, chúng tôi sẽ thăm họ thường xuyên.
Đáp án:
1. If I were you, I would take that job.
2. If he could drive, he could go to work by car.
3. If we had more money, we would buy a big house.
4. If I weren’t busy, I would join the party.
5. If they lived nearby, we would visit them often.
Bài tập 4: Chọn đáp án đúng
1. If I ______ (am/were) rich, I would help the poor.
2. She would travel more if she ______ (have/had) time.
3. If we ______ (live/lived) in New York, we could visit Times Square often.
4. If he ______ (studies/studied) harder, he might get better grades.
5. I would call her if I ______ (know/knew) her number.
Đáp án:
1. were
2. had
3. lived
4. studied
5. knew
Bài tập 5: Sửa lỗi sai trong câu điều kiện loại 2
1. If I was you, I would quit my job.
2. She could travel more if she has time.
3. If we knows the answer, we would tell you.
4. He wouldn’t fail the test if he studies harder.
5. If they was here, we could start the meeting.
Đáp án:
1. If I were you, I would quit my job.
2. She could travel more if she had time.
3. If we knew the answer, we would tell you.
4. He wouldn’t fail the test if he studied harder.
5. If they were here, we could start the meeting.
7. Tổng kết
Pantado hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về câu điều kiện loại 2 cũng như tự tin áp dụng vào học tập và giao tiếp tiếng Anh hằng ngày. Đừng quên luyện tập thường xuyên để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình. Hãy theo dõi website của chúng tôi để cập nhật thêm nhiều bài viết hữu ích về học tiếng Anh nhé!
Câu điều kiện loại 1 là một trong những chủ điểm ngữ pháp quan trọng mà bất kỳ ai học tiếng Anh cũng cần nắm vững. Với khả năng diễn đạt các tình huống có thể xảy ra trong tương lai, cấu trúc này được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp và học thuật. Trong bài viết này, Pantado sẽ giúp bạn hiểu rõ về định nghĩa, cách sử dụng và cung cấp các bài tập thực hành có đáp án để bạn áp dụng ngay. Cùng khám phá ngay bên dưới nhé!
1. Câu điều kiện loại 1 là gì?
Câu điều kiện loại 1 là loại câu điều kiện diễn tả các tình huống có thể xảy ra trong tương lai nếu điều kiện được thỏa mãn.
Ví dụ:
- If it rains tomorrow, we will cancel the picnic.
(Nếu trời mưa ngày mai, chúng tôi sẽ hủy buổi dã ngoại.) - If you exercise regularly, you will stay healthy.
(Nếu bạn tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ khỏe mạnh.) - If they work harder, they will finish the project on time.
(Nếu họ làm việc chăm chỉ hơn, họ sẽ hoàn thành dự án đúng hạn.) - If we save enough money, we will buy a new car.
(Nếu chúng ta tiết kiệm đủ tiền, chúng ta sẽ mua một chiếc xe mới.) - If you call him now, he will answer your question.
(Nếu bạn gọi anh ấy ngay bây giờ, anh ấy sẽ trả lời câu hỏi của bạn.)
2. Cấu trúc câu điều kiện loại 1
If + S + V (hiện tại đơn), S + will + V_inf |
- Mệnh đề điều kiện (If-clause): Diễn tả điều kiện có thể xảy ra.
- Mệnh đề chính (Main clause): Diễn tả kết quả sẽ xảy ra nếu điều kiện được đáp ứng.
Cấu trúc câu điều kiện loại 1
Ví dụ
- If you study hard, you will pass the exam.
(Nếu bạn học chăm chỉ, bạn sẽ đậu kỳ thi.) - If we leave now, we will catch the train.
(Nếu chúng ta rời đi bây giờ, chúng ta sẽ kịp chuyến tàu.)
Lưu ý:
- Mệnh đề “if” có thể đứng trước hoặc sau, nhưng không thay đổi ý nghĩa.
Ví dụ: You will catch the train if we leave now. - Khi “if” đứng đầu câu, cần có dấu phẩy giữa hai mệnh đề.
>> Xem thêm: Cấu trúc câu điều kiện loại 2
3. Cách dùng câu điều kiện loại 1
Cách sử dụng câu điều kiện loại 1
a. Diễn tả các tình huống có thể xảy ra trong tương lai
Ví dụ:
- If she invites me, I will go to the party.
(Nếu cô ấy mời tôi, tôi sẽ đến bữa tiệc.)
b. Đưa ra lời hứa hoặc lời cảnh báo
Ví dụ:
- If you don’t finish your homework, you will get into trouble.
(Nếu bạn không hoàn thành bài tập, bạn sẽ gặp rắc rối.)
4. Đảo ngữ của câu điều kiện loại 1
Đảo ngữ của câu điều kiện loại 1 thường được sử dụng trong văn viết hoặc ngữ cảnh trang trọng để làm nổi bật ý nghĩa của câu.
Để đảo ngữ, ta bỏ "if" và đưa trợ động từ "should" lên đầu câu tạo thành cấu trúc sau:
Should + S + V_inf, S + will/can + V_inf |
Ví dụ:
- Should he come, I will tell him.
(Nếu anh ấy đến, tôi sẽ nói với anh ấy.)
Cấu trúc đào nghĩa trong câu điều kiện loại 1
>> Tham khảo: Đảo ngữ là gì? Bài tập về đảo ngữ
5. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Hoàn thành câu với từ gợi ý
1. If she ______ (study) hard, she ______ (pass) the test.
2. If it ______ (rain) tomorrow, we ______ (stay) at home.
3. If you ______ (call) him, he ______ (help) you.
4. If they ______ (leave) early, they ______ (arrive) on time.
5. If I ______ (find) your book, I ______ (return) it to you.
Đáp án:
1. studies – will pass
2. rains – will stay
3. call – will help
4. leave – will arrive
5. find – will return
Bài tập 2: Chọn đáp án đúng
1. If we ______ (miss/misses) the bus, we ______ (walk/will walk) to school.
2. If he ______ (don’t/doesn’t) apologize, she ______ (will be/is) upset.
3. If you ______ (are/is) tired, you ______ (should/will) take a rest.
4. If the weather ______ (improve/will improve), we ______ (can/could) go hiking.
5. If I ______ (have/had) time, I ______ (will/would) join the meeting.
Đáp án:
1. miss – will walk
2. doesn’t – will be
3. are – will
4. improves – can
5. have – will
Bài tập 3: Viết lại câu dùng câu điều kiện loại 1
1. She will fail the test if she doesn’t study.
2. We will go to the zoo if the weather is nice.
3. You will be late if you don’t hurry.
4. I will call you if I have time.
5. They will buy a new house if they save enough money.
Đáp án:
1. If she doesn’t study, she will fail the test.
2. If the weather is nice, we will go to the zoo.
3. If you don’t hurry, you will be late.
4. If I have time, I will call you.
5. If they save enough money, they will buy a new house.
Bài tập 4: Điền từ vào chỗ trống
1. If we _____ (not/eat) breakfast, we _____ (feel) tired.
2. If he _____ (not/work) hard, he _____ (not/succeed).
3. If they _____ (visit) us, we _____ (be) happy.
4. If you _____ (study), you _____ (get) good grades.
5. If I _____ (win) the lottery, I _____ (buy) a new car.
Đáp án:
1. don’t eat – will feel
2. doesn’t work – will not succeed
3. visit – will be
4. study – will get
5. win – will buy
Bài tập 5: Dịch sang tiếng Anh
1. Nếu bạn học chăm chỉ, bạn sẽ đạt điểm cao.
2. Nếu trời mưa, chúng ta sẽ ở nhà.
3. Nếu cô ấy gọi điện, tôi sẽ trả lời.
4. Nếu chúng ta có thời gian, chúng ta sẽ đi xem phim.
5. Nếu bạn không cẩn thận, bạn sẽ làm hỏng nó.
Đáp án:
1. If you study hard, you will get good grades.
2. If it rains, we will stay at home.
3. If she calls, I will answer.
4. If we have time, we will go to the movies.
5. If you are not careful, you will break it.
>> Có thể bạn quan tâm: Pantado - Lớp học tiếng Anh online 1-1
6. Tổng kết
Trên đây là bài viết tổng hợp toàn bộ kiến thức về câu điều kiện loại 1, Pantado hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn trong hành trình xây dựng nền tảng tiếng Anh vững chắc và ngày càng nâng cao hơn nữa. Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để khám phá thêm nhiều kiến thức thú vị và hữu ích khác nhé!
Luyện ngữ pháp Tiếng Anh online. Mọi ngữ pháp tiếng Anh hầu hết đều tuân theo một cấu trúc trật tự gọi là ngữ pháp. Giống như việc bạn đi đường và tuân theo luật lê giao thông vậy. Nếu phá vỡ kết cấu ấy, mọi thứ sẽ như một bãi chiến trường, một trận tắc đường mệt mỏi không có lối thoát.
Lý thuyết phải đi đôi với thực hành. Sau mỗi chủ đề ngữ pháp mà bạn học, bạn cần tìm và làm các bài tập liên quan để củng cố và ghi nhớ lâu hơn. Đừng coi thường những bài tập về nhà sau sách giáo khoa, cũng đừng làm bài một cách chống chế. Bạn sẽ nhận ra, việc làm bài tập giúp bạn củng cố lại kiến thức, ghi nhớ lâu hơn và thành thạo sử dụng hơn nhiều đấy. Điều này đã được rất nhiều kiểm chứng xác nhận.
>>Có thể bạn quan tâm: Nắm vững bí quyết học tiếng anh qua mạng
Có một dạng bài mà tôi khá thích đó là dạng tìm lỗi sai trong câu.Việc của bạn là tìm ra lỗi sai, sửa lại cho đúng. Dạng bài này đòi hỏi kỹ năng ngữ pháp và cả từ vựng cao. Đôi khi là dùng phương pháp loại trừ, nếu bạn chắc chắn rằng các đáp án còn lại đều đúng.
Luyện ngữ pháp tiếng anh online với Virtual Writing Tutor
Như bạn thấy, giao diện của trang Virtual Writing Tutor khá tiện để sử dụng. Bạn chỉ cần thêm đoạn văn mình cần kiểm tra vào khung trống. Sau đó, trên thanh công cụ màu xanh, bạn có thể chọn phần mà mình muốn kiểm tra, lưu ý: trang web sẽ không tự động hiện lỗi sai của bạn nên bạn phải tự chọn phần mình muốn kiểm tra.
Luyện ngữ pháp tiếng anh online với English Grammar Checker
Đối với trang English Grammar Checker thì giao diện khá là đơn giản. Bạn chỉ cần thêm đoạn văn mình cần kiểm tra và chọn Check My Grammar là được.
Đối với những lỗi về Spelling, trang web sẽ tự động gạch chân màu đỏ dưới từ sai. Đối với những lỗi về Grammar, trang web sẽ tự động gạch chân màu xanh lỗi sai. Để kiểm tra lỗi sai và tìm lại từ đúng, bạn có thể trỏ con chuột vào phần gạch chân trong đoạn văn.
Luyện ngữ pháp tiếng anh online với ProWritingAid
Giao diện của trang ProWritingAid khá hiện đại nên bạn cần thực hiện một vài bước ban đầu để có thể truy cập vào phần kiểm tra. The Edge đánh giá đây là trang web sửa lỗi chính tả tiếng anh và ngữ pháp tiếng anh hiện đại và đầy đủ nhất so với các trang còn lại.
Một chủ đề với rất nhiều từ vựng mới trong chương trình Tiếng Anh lớp 3 đó là "In the town". Các bạn cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé.
TỪ VỰNG TIẾNG ANH 3: IN THE TOWN - TRONG THỊ TRẤN CỦA CHÚNG TA
1. Town
town: thị trấn
city: thành phố
metropolis: đô thị
A town may be…
bustling: hối hả
crowded: đông đúc
lively: sống động
overwhelming: choáng ngợp
throbbing: rộn ràng
2. Sights and places
area: khu vực
place: nơi chốn
district: quận, huyện, vùng, miền
restaurant: nhà hàng
street: con phố
art gallery: triển lãm nghệ thuật
bridge: cây cầu
cinema: rạp chiếu phim
fountain: vòi phun nước
gym: phòng gym
hotel: khách sạn
ice rink: sân băng
library: thư viện
museum: bảo tàng
opera house: nhà hát
park: công viên
river: sông
shopping centre: trung tâm mua sắm
square: quảng trường
station: nhà ga
subway: tàu điện ngầm
swimming pool: hồ bơi
theatre: nhà hát
town square: quảng trường thành phố
>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học Tiếng Anh online cho bé theo chương trình Bộ giáo dục
3. Shopping
buy: mua
market: chợ
flea market: chợ đen
marketplace: thương trường
money: tiền
cash: tiền mặt
coins: xu
queue: hàng( người, xe cộ,…)
shop: cửa hàng
boutique: cửa hàng nhỏ bán quần áo
corner shop: cửa hàng ở góc phố
megastore: siêu thị
store: cửa hàng
supermarket: siêu thị
spend: tiêu thụ
pay: trả
splurge: sự phung phí
>> Xem thêm: Tài liệu sách học Tiếng Anh lớp 3
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Pantado chia sẻ một số bài viết về Tết bằng tiếng Anh nhằm giúp các bạn nắm được một số từ vựng cần thiết đồng thời nắm được những hiểu biết về ngày Tết cổ truyền của đất nước.
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 1
All of the special holidays in my country, I like Tet the most. Tet is an occasion to everyone get together in warm atmosphere. Before Tet holiday, everyone prepares many things and decorates their house. I plant a lot of flowers in front of my house and buy many things such as clothes, foods …
Besides, most of the streets also are decorated beautifully with colorful lights and flowers. During Tet, I spends more time on visiting my relatives, friends and colleagues. Especially, I give to each other the best wishes for the new year. Tet is an opportunity for children receive lucky money. There is a funny thing that people try to avoid argument or saying any bad things at Tet. I love Tet holiday!
Bài dịch:
Trong tất cả các ngày lễ đặc biệt ở đất nước tôi, tôi thích nhất Tết. Tết là dịp để tất cả mọi người quây quần cùng nhau trong bầu không khí ấm áp. Trước kỳ nghỉ Tết, người người, nhà nhà chuẩn bị rất nhiều thứ và trang trí nhà cửa. Tôi trồng nhiều hoa ở trước nhà và mua nhiều thứ như quần áo, thực phẩm …
Bên cạnh đó, gần như tất cả các đường phố cũng được trang trí đẹp mắt với ánh sáng đầy màu sắc và hoa. Trong dịp Tết, tôi dành nhiều thời gian hơn để thăm họ hàng, người thân, bạn bè và đồng nghiệp. Đặc biệt, tôi luôn gửi những lời chúc năm mới tốt đẹp tới mọi người. Tết là cơ hội để trẻ em nhận lì xì may mắn. Có một điều khá thú vị là mọi người cố gắng tránh tranh cãi hoặc nói bất cứ điều xấu nào vào dịp Tết. Tôi yêu Tết!
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 2
Tet is a national and family festival. It is an occasion for every Vietnamese to have a good time while thinking about the last year and the next year. At Tet, spring fairs are organized, streets and public buildings are brightly decorated and almost all shops are crowded with people shopping for Tet. At home, every is tidied, special food is cooked, offerings of food, fresh water, flowers and betel are made on the family altar with burning joss- sticks scenting the air. First-footing is made when the lucky visitor comes and children are given lucky money wrapped in a red tiny envelope. Tet is also a time for peace and love. During Tet, children often behave well and friends, relatives and neighbors give each other best wishes for the new year.
Bài dịch:
Tết là một dịp quốc lễ. Đây là dịp để mọi người con đất Việt có một khoảng thời gian vui vẻ để suy nghĩ về năm cũ và năm tiếp theo. Vào dịp Tết, các hội chợ xuân được tổ chức, đường phố và các công trình công cộng được trang trí rực rỡ và hầu hết các cửa hàng đều đông đúc người mua sắm Tết. Ở nhà, mọi thứ đều được dọn dẹp sạch sẽ, các món ăn truyền thống, các món ăn khác, nước ngọt, hoa và trầu cau được đặt trên bàn thờ tổ tiên cùng với những nén hương đã được thắp. Xông đất được thực hiện khi có vị khách may mắn đến thăm và đám trẻ được nhận tiền mừng tuổi đựng trong những phong lì xì đỏ. Tết cũng là khoảng thời gian cho yên bình và đầy ắp yêu thương. Trong dịp Tết, trẻ em thường cư xử tốt và bạn bè, người thân và hàng xóm trao cho nhau những lời chúc tốt nhất cho năm mới.
>> Xem thêm: 100+ TỪ VỰNG TIẾNG ANH VỀ TẾT NGUYÊN ĐÁN
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 3
Hello, my name is Phuong. I am 13 years old. I live with my family in Vinh city, Nghe An province, Vietnam. In my country, spring is the best season of the year because it has Tet holiday. In Tet holiday, the streets are very beautiful with green trees, flowers, and funny noisy. In every house, there are a big tree with many love flowers and plants. Any things else? Yes, there are a lot of delicious drinks, cakes and candies. In Tet holiday, children have money from adults. It’s so great. We enjoy a happy Tet holiday every year. Do you know any happy holiday in spring? It’s Tet holiday. What about you? Can you tell me about your country ‘s best holiday? Thank you so much.
Bài dịch:
Xin chào, tôi tên là Phương. Tôi 13 tuổi, và bây giờ tôi đang sống với gia đình ở thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Ở đất nước tôi, mùa xuân là mùa tuyệt nhất trong năm vì có kỳ nghỉ Tết. Trong dịp Tết, mọi tuyến đường phố đều rất đẹp với cây xanh, hoa, và âm thanh nhộn nhịp. Trong mỗi ngôi nhà, có một cái cây lớn với nhiều hoa và cây đáng yêu. Còn gì nữa không nhỉ? Vâng, có rất nhiều đồ uống, bánh ngọt và kẹo ngon. Trong dịp Tết, trẻ em được nhận tiền mừng tuổi từ người lớn. Thật tuyệt! Chúng tôi luôn tận hưởng mỗi kỳ nghỉ Tết hàng năm một cách vui vẻ. Bạn có biết dịp lễ vui vẻ vào mùa xuân? Đó là kỳ nghỉ Tết. Còn với bạn thì sao? Bạn có thể kể về kì nghỉ tuyệt nhất bên nước bạn được không? Cảm ơn bạn rất nhiều.
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 4
Vietnam is famous for its several holiday and festival, especially Tet holiday. It takes place from the first day of the first month of the lunar calendar until at least the third day. Although occurring in short period of time, it is believed to be the most important and popular holiday in Vietnam. There are many special food are made so as to prepare for Tet meal such as: Banh Chung, Vietnamese sausage, sticky rice and jam. The food is thought to reflect Vietnam’s habit and custom as well as Vietnamese’s lifestyle. Besides, the meal has other dishes like fish, vegetable to show the hope for a successful and prosperous new year. In term of customs, children’s receiving red envelop from the elder, visiting relative’s houses and going to church are popular activities. Giving lucky money is thought to bring children hope and health. Church is the symbol of peace; therefore, individual go there and pray for successive year. Traditionally, the house is designed with peach blossom in the North and Apricot blossom in the South part of Vietnam. Besides, the house as well as town are clear, decorative and beautiful as all are ready to start a new year. People have cozy atmosphere and enjoy joyful time with their family’s members. It’s high time for people living at different parts of country gathering and spending time together. Tet is a chance for one to come back home after many stress and pressure of studying and working environment. Tet is not simply a holiday, it is culture and habit of Vietnamese since its deep meaning is sacred and important. All in all, Tet includes not only joy but also long-standing event in people’s soul as it helps one grow up through experience.
Bài dịch:
Việt Nam nổi tiếng với những lễ hội và kì nghỉ, đặc biệt là lễ Tết. Nó thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 3 tháng Một âm lịch. Mặc dù diễn ra trong thời gian ngắn nhưng nó lại là kì nghỉ quan trọng và nổi tiếng của Việt Nam. Có rất nhiều món ăn đặc biệt được chế biến để chuẩn bị cho mâm cơm Tết như: Bánh chưng, chả giò, xôi và mứt. Đồ ăn như phản ánh phong tục và tập quán cũng như lối sống của người Việt Nam. Ngoài ra, bữa ăn cũng có những món ngon khác như cá, rau củ như để bày tỏ hy vọng về một năm mới thành công và thịnh vượng. Về tập quán, những hoạt động như: trẻ con nhận bao lì xì từ người lớn, thăm hỏi và chúc tết họ hàng, đi lễ chùa là những hoạt động phổ biến. Tiền lì xì được cho là đem lại hy vọng và sức khoẻ cho trẻ con. Nhà thờ là biểu tượng của sự yên bình, bởi thế mọi người tới đây và cầu nguyện cho năm mới thành công. Theo truyền thống, mỗi nhà được trang trí với cây hoa đào ở miền Bắc và cây hoa mai ở miền Nam. Ngoài ra, nhà và đường luôn sạch sẽ và đẹp đẽ bởi tất cả đều sẵn sàng cho một năm mới. Mọi người có không gian ấm cúng và vui vẻ với các thành viên trong gia đình. Đây là thời điểm để mọi người sống ở mọi miền đất nước sum họp và dành thời gian cho nhau. Tết là cơ hội để mọi người quay trở về nhà sau những áp lực và căng thẳng từ học tập hay công việc. Tết không chỉ là một ngày lễ thông thường, nó là văn hoá và lối sống của người Việt bởi ý nghĩa sâu xa của nó rất thiêng liêng và quan trọng. Tóm lại, Tết không chỉ mang đến niềm vui mà còn là ngày lễ lâu đời vì nó giúp con người trưởng thành qua những trải nghiệm.
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 5
Tet holiday is celebrating on the fist day of the Lunar New Year. Some weeks before New Year, the Vietnamese clean their houses and repaint the walls.They also buy new clothes. One or two days before the festival, people make banh chung – the traditional cakes and other goodies. On the New Year Eve, whole family for reunion dinner. Every members of the family should be present during the dinner. On the New Year morning, the young members of family pay their respect to the elders. In return they receive lucky money wrapped in red tiny envelopes. Then people go to visit their neighbors, some friends and relatives.
Bài dịch:
Tết được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm âm lịch. Vài tuần trước Tết, mọi gia đình Việt sẽ dọn dẹp nhà cửa, sơn lại tường. Mọi người cũng mua sắm quần áo mới. Một hoặc hai ngày trước kỳ nghỉ, các thành viên trong gia đình sẽ cùng làm bánh chưng - một loại bánh truyền thống cùng các loại đồ ăn ngon khác. Vào đêm giao thừa, cả gia đình cùng sum họp và quây quần bên nhau. Mọi thành viên đều phải có mặt trong suốt bữa tối. Đến sáng mùng 1 hôm sau, trẻ con cùng cả nhà sẽ gửi lời chúc tới người lớn hơn. Ngược lại, trẻ con sẽ được nhận tiền mừng tuổi được đựng trong bao lì xì đỏ. Sau đó, mọi người cùng nhau đến thăm hàng xóm, bạn bè và họ hàng.
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 6
I live in Ho Chi Minh City, and Tet holiday in the city is very bustling occasion. Within a month before the Lunar New Year, the streets are very crowded, many people go out to go shopping and enjoy the holiday scenery. My parents are busy cleaning the house, and I am busy thinking about what to wear and where to go. Right after we have a break from school, my friends and I spend most of the time on Nguyen Hue Flower Street to take pictures. However, Nguyen Hue Street is not the only beautiful place, almost everywhere in the main streets are wonderful for people to have great pictures. They are beautifully decorated with bright lights, and the apricot blossom – the symbol of New Year’s Day can be found everywhere. On New Year’s Eve, my family and I watch fireworks from Sai Gon Bridge; we have to go there before nine o’clock to get a good spot. Early in the first morning of the year, we go to the pagoda to pray for peace and health, and then I accompany my parents to visit my grandparents and relatives. Tet is my favorite holiday because it is an occasion to enjoy the festive atmosphere, delicious food, and receive lucky money. I wish that Tet could last for a month.
Bài dịch:
Tôi sống ở thành phố Hồ Chí Minh, và ngày Tết ở thành phố là một dịp vô cùng nhộn nhịp. Trong một tháng trước ngày Tết, đường phố trở nên rất đông đúc, nhiều người ra ngoài để mua sắm và tận hưởng khung cảnh lễ hội. Bố mẹ tôi thì bận rộn với việc dọn dẹp nhà, còn tôi thì bận với việc suy nghĩ xem mình sẽ mặc gì và đi đâu chơi. Ngay sau khi được nghỉ lễ, tôi và các bạn dành hầu hết thời gian ra đường hoa Nguyễn Huệ để chụp hình.Tuy nhiên, Nguyễn Huệ không phải là nơi đẹp duy nhất, mà hầu như ở bất cứ đoạn đường chính nào cũng là nơi tuyệt vời để có những bức ảnh đẹp. Chúng được trang trí rất đẹp với những ánh đèn sáng rực, và hoa mai – biểu tượng của ngày Tết được tìm thấy ở khắp mọi nơi. Vào đêm giao thừa, tôi và gia đình đi xem pháo hoa ở cầu Sài Gòn, chúng tôi phải đến đó trước 9 giờ để có thể có được một vị trí đẹp. Sáng sớm ngày đầu tiên trong năm, chúng tôi đi chùa để cầu bình an và sức khỏe, sau đó tôi sẽ theo bố mẹ đi thăm ông bà và họ hàng. Tết là ngày lễ yêu thích nhất của tôi, vì đó là dịp để tận hưởng không khí lễ hội, thức ăn ngon và nhận tiền lì xì. Tôi ước gì tết có thể kéo dài suốt một tháng.
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 7
Tet, also known as Lunar new year festival, is the biggest traditional festival in Viet Nam. Tet is usually from the end of January to early February. Before Tet, Vietnamese prepare many things for the three main days. They clean their house and decorate with flowers such as kumquat tree or peach blossom. A huge amount of food will be bought before Tet for making traditional dishes. Banh Chung, Banh Tet, Gio cha, Xoi and Mut, …and candies are the foods that must have on Tet holidays. During Tet, people visit their relatives’ homes and give wishes. However, the Vietnamese believe that the first visitor a family receives in the year determines their fortune for the entire year. People never enter any house on the first day without being invited first. Another custom is giving lucky money, which is put into a red envelope as a symbol of luck and wish for a new age. Traditionally, elders will give lucky money to children and the oldest people in the family. However, nowadays, people can give it to anyone including friends, parents, neighbors,… Besides, Vietnamese usually go to pagodas or temples to pray for health, wealth, success,… To Vietnamese, Tet is the happiest time of all year around, members in a family can gather together, which is a meaningful messages of Lunar New year festival. All in all, Tet is all about back to origins, be good to others, enjoy the precious moment, and wish for the best to come.
Bài dịch:
Tết, còn được gọi là lễ hội Tết Nguyên đán, là lễ hội truyền thống lớn nhất ở Việt Nam. Tết thường là từ cuối tháng Giêng đến đầu tháng Hai. Trước Tết, người Việt Nam chuẩn bị nhiều thứ cho ba ngày chính. Họ dọn dẹp nhà cửa và trang trí bằng hoa như cây quất hoặc hoa đào. Một lượng lớn thực phẩm sẽ được mua trước Tết để làm các món ăn truyền thống. Banh Chung, Bánh Tết, Gio chả, Xôi và Mứt, … và kẹo là những thức ăn cần phải có trong ngày Tết. Trong dịp Tết, mọi người thăm nhà người thân và chúc tụng. Tuy nhiên, người Việt Nam tin rằng khách thăm nhà đầu tiên trong gia đình quyết định sự may mắn tiền tài của họ cho cả năm. Mọi người không bao giờ vào nhà bất kỳ ai vào ngày đầu tiên mà không được mời trước. Một phong tục khác là cho tiền lì xì, tiền được đưa vào một phong bì màu đỏ như là một biểu tượng của may mắn và chúc cho một tuổi mới. Theo truyền thống, những người lớn tuổi sẽ cho trẻ em và những người già nhất trong gia đình tiền lì xì. Tuy nhiên, ngày nay mọi người có thể trao nó cho bất cứ ai bao gồm bạn bè, cha mẹ, hàng xóm, … Bên cạnh đó, người Việt Nam thường đi chùa hoặc đền thờ để cầu nguyện cho sức khoẻ, sự giàu có, thành công, … Đối với người Việt Nam, Tết là thời điểm hạnh phúc nhất trong năm, các thành viên trong gia đình có thể đoàn tụ với nhau, đó là một thông điệp vô cùng ý nghĩa của Tết Nguyên Đán. Tóm lại, Tết là nhớ về nguồn gốc, đối đãi tốt với người khác, tận hưởng khoảnh khắc quý báu, và mong muốn điều tốt nhất để đến.
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 8
Lunar New Year Festival often falls between late January and early February; it is among the most important holidays in Vietnam. Officially, the festival includes the 1st, 2nd and 3rd day in Lunar Calendar; however, Vietnamese people often spend about nearly a month to celebrate this special event.
Tet Holiday gets its beginning marked with the first day in the Lunar Year; however, its preparation starts long before that. One week before the holiday, in the 23rd day of the last Lunar month, is East Day—a ritual worshiping Kitchen Gods (Tao Cong). It is believed that each year on this day, these Gods go to heaven to tell Jade Emperor about all activities of households on earth. On the New Year’s Eve, they return to earth to continue their duties as taking care of families.
On the New Year’s Day, the first ones who come to visit households—called first-foot—are very important and hence need to be well chosen, as they are believed to hold in their hands the entire luck of the family in New Year. After that, till the third day or even the fourth day of Tet, individuals meet relatives, friends and colleagues, wishing them all kinds of good things like happiness, health and success.
Bài dịch:
Tết âm lịch thường rơi vào khoảng cuối tháng Giêng và đầu tháng Hai; đó là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Việt Nam. Theo thường lệ thì lễ tết bao gồm các ngày mùng 1, mùng 2 và mùng 3 trong lịch âm; Tuy nhiên, người Việt thường dành khoảng gần một tháng để ăn mừng sự kiện đặc biệt này.
Tết được bắt đầu bằng ngày đầu tiên trong năm âm lịch; Tuy nhiên, sự chuẩn bị cho tết được bắt đầu trước đó rất lâu. Một tuần trước khi kỳ nghỉ, trong ngày thứ 23 của tháng 12 âm lịch, là tết ông Công ông Táo – lễ cúng các vị thần bếp (Táo Công). Người ta tin rằng mỗi năm vào ngày này, các vị thần (hai nam, một nữ) lên trầu trời để tâu với Ngọc Hoàng về tất cả các hoạt động của các hộ gia đình trên trái đất. Vào đêm giao thừa năm mới, họ trở về trần gian để tiếp tục nhiệm vụ của mình là chăm nom cho các gia đình.
Vào ngày đầu năm mới, những người đầu tiên đến chúc tết gia đình được gọi là người xông đất vì thế nó rất quan trọng và cần phải được lựa chọn cẩn thận, vì họ được cho là người quyết định may mắn của gia đình trong năm mới. Sau đó, đến ngày thứ ba hoặc thậm chí là ngày thứ tư của Tết, mọi người gặp người thân, bạn bè và đồng nghiệp, chúc nhau tất cả mọi thứ tốt đẹp như hạnh phúc, sức khỏe và thành công.
Bài thuyết trình về tết bằng tiếng Anh số 9
During the first three days of the year, Vietnamese people wish good luck to each other and lucky money is given to children by older family members. These red envelopes embody the best wishes for children’s health and intelligence.
First footing is a unique and meaningful tradition during Lunar New Year. Every Vietnamese family will choose someone with humour, generosity and elegance to be the first visitor. They believe that the first-foot represents how their next year will be.
Xông đất là truyền thống đặc trưng và mang nhiều ý nghĩa trong dịp Tết Nguyên đán. Mỗi gia đình tại Việt Nam sẽ chọn một người làm người đầu tiên viếng thăm nhà trong ngày đầu năm. Người xông đất thường hào sảng, tốt bụng và thanh lịch.
Bài dịch:
Trong ba ngày đầu tiên của năm, người Việt thường gửi lời chúc may mắn tới nhau và người lớn sẽ lì xì cho trẻ nhỏ. Những bao lì xì đỏ mang ý nghĩa may mắn cùng những lời chúc tốt đẹp nhất cho trẻ nhiều sức khỏe, thông minh và học giỏi.
Xông nhà là truyền thống đặc trưng và ý nghĩa trong Tết Nguyên Đán. Mỗi gia đình Việt sẽ chọn một người vui tính, hào phóng và lịch sự là người xông đất. Họ tin rằng người xông nhà đầu tiên sẽ đại diện cho mọi điều trong năm mới của họ.
Trên đây là một số bài văn mẫu thuyết trình về Tết bằng tiếng Anh. Hy vọng các bạn có thể áp dụng tốt vào bài viết hoặc bài thuyết trình của mình. Đừng quên theo dõi website Pantado để biết thêm nhiều kiến thức hữu ích hơn nữa nhé!
>> Tham khảo: Tổng hợp lời chúc cuối tuần bằng tiếng Anh hay nhất