Ngữ pháp
Trong tiếng Anh khi học và làm bài tập về chia động từ ta thường gặp các dạng thức của từ: V-ing và To-V. Cùng tìm hiểu để làm bài tập một cách chính xác nhất nhé!
Gerund verb (V-ing) – Danh động từ
Cách sử dụng “V-ing”
– Là chủ ngữ của câu:
Reading bored him very much.
– Bổ ngữ của động từ:
Her hobby is painting.
– Là bổ ngữ:
Seeing is believing.
– Sau giới từ:
He was accused of smuggling.
– Sau một vài động từ: avoid, mind, enjoy,…
Một số cách dùng đặc biệt của “V-ing”
* Những động từ sau được theo sau bởi “V-ing”: admit, avoid, delay, enjoy, excuse, consider, deny, finish, imagine, forgive, keep, mind, miss, postpone, practise, resist, risk, propose, detest, dread, resent, pardon, fancy…
Ex:
- He admitted taking the money. (Anh ta thừa nhận đã lấy tiền.)
- Would you consider selling the property? (Bạn sẽ xem xét bán nhà chứ?)
- He kept complaining. (Anh ta vẫn tiếp tục phàn nàn.)
- He didn’t want to risk getting wet. (Anh ta không muốn bị ướt.)
* V + giới từ: apologize to sb for, accuse sb of, insist on, feel like, congratulate sb on, suspect sb of, look forward to, dream of, succeed in, object to, approve/ disapprove of…
* Gerund verb cũng theo sau những cụm từ như:
– It’s no use / It’s no good…
– There’s no point (in)…
– It’s (not) worth …
– Have difficult (in) …
– It’s a waste of time/ money …
– Spend/ waste time/money …
– Be/ get used to …
– Be/ get accustomed to …
– Do/ Would you mind … ?
– Be busy …
– What about … ? How about …?
– Go …(go shopping, go swimming…)
To V (Verb infinitive) – Động từ nguyên thể
Verb + to V
Những động từ sau được theo sau trực tiếp bởi to-infinitive: agree, appear, arrange, attempt, ask, decide, determine, fail, endeavour, happen, hope, learn, manage, offer, plan, prepare, promise, prove, refuse, seem, tend, threaten, volunteer, expect, want, …
Ex:
- She agreed to pay $50.(Cô ấy đã đồng ý trả 50 đô la.)
- Two men failed to return from the expedition.(Hai người đàn ông đã không thể trở về từ cuộc thám hiểm.)
- The remnants refused to leave.(Những người còn sót lại từ chối rời đi.)
- She volunteered to help the disabled. (Cô ấy tình nguyện giúp đỡ người tàn tật.)
- He learnt to look after himself. (Anh ấy học cách tự chăm sóc mình.)
Verb + how/ what/ when/ where/ which/ why + to V
Những động từ sử dụng công thức này là: ask, decide, discover, find out, forget, know, learn, remember, see, show, think, understand, want to know, wonder…
Ex:
- He discovered how to open the safe. (Anh ấy đã phát hiện ra làm thế nào để mở két sắt.)
- I found out where to buy cheap fruit. (Tôi đã tìm ra nơi mua hoa quả rẻ.)
- She couldn’t know what to say. (Cô ấy không thể nghĩ ra điều gì để nói.)
- I showed her which button to press. (Tôi chỉ cho cô ấy phải ấn nút nào.)
Verb + Object + to V
Những động từ theo công thức này là: advise, allow, enable, encourage, forbid, force, hear, instruct, invite, order, permit, persuade, request, remind, train, urge, want, tempt…
Ex:
- These glasses will enable you to see in the dark. (Cái kính này sẽ cho phép bạn nhìn trong bóng tối.)
- She encouraged me to try again. (Cô ấy khuyến khích tôi thử lại lần nữa.)
- They forbade her to leave the house. (Họ cấm cô ấy rời khỏi nhà.)
- They persuaded us to go with them. (Họ đã thuyết phục chúng tôi đi với họ.)
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến miễn phí cho trẻ em
Một số động từ đặc biệt có thể kết hợp với cả V-ing và to V
Một số động từ có thể đi cùng với cả V-ing và to V, hãy cùng Elight so sánh sự khác nhau về ý nghĩa giữa chúng ngay bây giờ nhé ?
STOP
Stop V-ing: dừng làm gì (dừng hẳn)
Stop to V: dừng lại để làm việc gì
Ex:
- He has lung cancer. He needs to stop smoking. (Anh ấy bị ung thư phổi. Anh ấy cần phải dừng hút thuốc.)
- He was tired so he stopped to smoke. (Anh ấy thấy mệt nên đã dừng lại để hút thuốc.)
REMEMBER
Remember/ forget/ regret to V: nhớ/ quên/ tiếc sẽ phải làm gì (ở hiện tại – tương lai)
Remember/ forget/ regret V-ing: nhớ/ quên/ tiếc đã làm gì (ở quá khứ)
Ex:
- Remember to send this letter (Hãy nhớ gửi bức thư này.)
- Don’t forget to buy flowers (Đừng quên mua hoa nhé.)
- I regret to inform you that the train was cancelled (Tôi rất tiếc phải báo tin cho anh rằng chuyến tàu đã bị hủy.)
- I paid her $2. I still remember that. I still remember paying her $2. (Tôi nhớ đã trả cô ấy 2 đô la rồi.)
- She will never forget meeting the Queen. (Cô ấy không bao giờ quên lần gặp nữ hoàng.)
- He regrets dropping out of school early. It is the biggest mistake in his life. (Anh ấy hối tiếc vì đã bỏ học quá sớm. Đó là lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời anh ấy.)
TRY
Try to V: cố gắng làm gì
Try V-ing: thử làm gì
Example:
- I tried to pass the exam. (Tôi đã cố gắng vượt qua kỳ thi.)
- You should try unlocking the door with this key. (Bạn nên thử mở cửa với chiếc khóa này.)
LIKE
Like V-ing: Thích làm gì vì nó thú vị, hay, cuốn hút, làm để thường thức.
Like to do: muốn làm gì, cần làm gì
Ex:
- I like watching TV. (Tôi thích xem TV.)
- I want to have this job. I like to learn English. (Tôi muốn có công việc này. Tôi muốn học tiếng Anh.)
PREFER
Prefer V-ing to V-ing
Prefer + to V + rather than (V)
Ex:
- I prefer driving to traveling by train. (Tôi thích lái xe hơn đi tàu.)
- I prefer to drive rather than travel by train. (Tôi thích lái xe hơn đi tàu.)
MEAN
Mean to V: Có ý định làm gì.
Mean V-ing: Có nghĩa là gì.
Ex:
- He doesn’t mean to prevent you from doing that. (Anh ấy không có ý ngăn cản bạn làm việc đó.)
- This sign means not going into. (Biển báo này có ý nghĩa là không được đi vào trong.)
NEED
Need to V: cần làm gì
Need V-ing: cần được làm gì (= need to be done)
Ex:
- I need to go to school today. (Tôi cần đến trường hôm nay.)
- Your hair needs cutting. (= your hair needs to be cut) (Tóc bạn cần được cắt.)
USED TO/ GET USED TO
Used to V: đã từng/ thường làm gì trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)
Be/ Get used to V-ing: quen với việc gì (ở hiện tại)
Ex:
- I used to get up early when I was young. (Tôi thường dậy sớm khi còn trẻ.)
- I’m used to getting up early. (Tôi quen với việc dậy sớm rồi.)
ADVISE/ ALLOW/ PERMIT/ RECOMMEND
Advise/ allow (permit)/ recommend + Object + to V: khuyên/ cho phép/ đề nghị ai làm gì.
Advise/ allow (permit)/ recommend + V-ing: khuyên/ cho phép/ đề nghị làm gì.
Ex:
- He advised me to apply at once. (Anh ấy khuyên tôi ứng tuyển vị trí đó ngay lập tức.)
- He advised applying at once. (Anh ấy khuyên nộp đơn cho vị trí đó ngay lập tức.)
- They don’t allow us to park here. (Họ không cho phép chúng tôi đỗ xe ở đây.)
- They don’t allow parking here. (Họ không cho phép đỗ xe ở đây.)
SEE/ HEAR/ SMELL/ FEEL/ NOTICE/ WATCH
See/ hear/ smell/ feel/ notice/ watch + Object + V-ing: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chỉ chứng kiến 1 phần của hành động.
See/ hear/ smell/ feel/ notice/ watch + Object + V: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chứng kiến toàn bộ hành động.
Ex:
- I see him passing my house everyday. (Tôi thấy anh ấy đi qua nhà tôi mỗi ngày.)
- She smelt something burning and saw the smoke rising. (Cô ấy ngửi thấy mùi cái gì đó đang cháy và nhìn thấy khói đang bốc lên cao.)
- We saw him leave the house. (Chúng tôi đã nhìn thấy anh ấy rời khỏi nhà.)
>>> Mời xem thêm: 10+ tính từ đồng nghĩa với ‘Kind’ (Tốt bụng) trong tiếng Anh
Việc sử dụng các dấu câu chấm, phẩy, hỏi chấm, chấm than… trong một câu tưởng chừng như rất dễ nhưng lại khá phức tạp, ngay cả trong tiếng Anh cũng thế. Cùng tìm hiểu tổng hợp các quy tắc sử dụng dấu phẩy trong tiếng Anh mà bạn cần biết.
Quy tắc 1. Sử dụng dấu phẩy để tách 3 hoặc nhiều từ, cụm từ hoặc mệnh đề được viết trong một câu dài.
VD: The candidate promised to lower taxes, protect the environment, and reduce crime. (Các ứng cử viên hứa sẽ giảm thuế, bảo vệ môi trường, và làm giảm tội phạm.)
Quy tắc 2. Sử dụng dấu phẩy để tách các mệnh đề độc lập khi chúng được gắn kết bởi 1 trong 7 từ nối sau: and, but, for, or, nor, so, yet.
VD: I have painted the entire house, but he is still working on sanding the doors. (Tôi đã sơn được toàn bộ ngôi nhà, mà anh ấy vẫn đang sơn mấy cánh cửa.)
Quy tắc 3. Sử dụng dấu phẩy sau mệnh đề, cụm động từ hoặc từ ngữ phụ đi trước mệnh đề chính.
VD: While I was eating, the cat scratched at the door. (Trong khi tôi đang ăn, con mèo cào vào cánh cửa.)
Quy tắc 4. Sử dụng một cặp dấu phẩy ở giữa một câu để thiết lập các mệnh đề, cụm từ và từ ngữ mà không phải là thiết yếu đối với ý nghĩa của câu. Nếu những từ này bị bỏ đi, thì câu văn vẫn có ý nghĩa và giữ lại ý nghĩa cơ bản của nó.
VD: I am, as you have probably noticed, very nervous about this. (Tôi đang, như bạn có thể thấy đấy, rất lo lắng về điều này.)
>>> Mời xem thêm: học tiếng anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài
Quy tắc 5. Dùng dấu phẩy để tách 2 hoặc nhiều tính từ mà nó cùng diễn đạt cho một danh từ khi từ “and” (và) có thể được thêm vào giữa chúng.
VD: He is a strong, healthy man (He is a strong and healthy man). (Anh ấy là một người đàn ông tráng kiện, khỏe mạnh (Anh ấy là một người đàn ông tráng kiện và khỏe mạnh)).
Quy tắc 6. Dùng dấu phẩy để làm nổi bật tất cả địa danh, các mục trong ngày, các chức danh trong tên gọi.
VD: I lived in San Francisco, California for 20 years. (Tôi sống ở San Francisco, California trong 20 năm.)
Nếu lược bỏ đi ngày thì ta lược bỏ luôn cả dấu phẩy sau đó:
VD: Kathleen met her husband on December 5, 2003, in Mill Valley, California.(Kathleen gặp chồng mình vào ngày 05 tháng 12 năm 2003, tại Mill Valley, California.)
=> Kathleen met her husband on December 2003 in Mill Valley, California. (Kathleen gặp chồng mình vào tháng 12 năm 2003 tại Mill Valley, California.)
Quy tắc 7. Dùng dấu phẩy để phân biệt một câu trích dẫn trong cả một câu.
VD: Mother asked, “Who wants to get ice cream?” “I do”, he said. (Mẹ hỏi: “Ai muốn ăn kem?” “Con muốn”, anh ấy nói.)
Quy tắc 8. Dùng dấu phẩy ở bất cứ chỗ nào mà để tránh người đọc bị bối rối hay hiểu nhầm.
VD: To Steve, Lincoln was the greatest president. (Đối với Steve, Lincoln là vị Tổng thống vĩ đại nhất.)
Quy tắc 9. Dùng dấu phẩy trước và sau tên viết in hoa của một người được chỉ đích danh.
VD: Will you, Sam, have the surgery? Yes, Doctor, I will. (Còn anh, Sam, sẽ phẫu thuật chứ? Vâng, Bác sĩ, tôi sẽ làm.)
Quy tắc 10. Dùng dấu phẩy để tách 1 câu khẳng định khỏi câu hỏi (dạng câu hỏi đuôi Tag-question)
VD: I can go, can’t I? (Tôi có thể đi, đúng không?)
Quy tắc 11. Dùng dấu phẩy để tách 2 phần đối lập trong một câu.
VD: That is my money, not yours. (Đó là tiền của tôi, không phải của bạn.)
Quy tắc 12. Sử dụng dấu phẩy khi bắt đầu một câu với những từ mang tính chất giới thiệu như: As well, Now hoặc Yes.
VD: Yes, I do need that report. (Có, tôi thật sự cần báo cáo đó.)
Quy tắc 13. Sử dụng dấu phẩy trước và sau những liên từ như “therefore” và “however”.
VD: I would, therefore, like a response. (Vì thế, tôi muốn một lời hồi đáp.)
I will be happy, however, to volunteer my time. (Tuy vậy, tôi sẽ vui lòng tình nguyện dành thời gian của mình (cho ai hoặc việc gì đó).)
Nguồn sưu tầm
>>> Có thể bạn quan tâm: Altogether là gì - Phân biệt All together và Altogether
Bạn từng bắt gặp All together và Altogether, vậy bạn có biết altogether là gì? Và phân biệt chúng như nào? Altogether và altogether đều là trạng từ. Trong một số trường hợp, all together cũng được dùng như một tính từ, trong khi đó altogether là một liên trạng từ.
All together và altogether đều là trạng từ. Trong một số trường hợp, all together cũng được dùng như một tính từ, trong khi đó altogether là một liên trạng từ.
All together nói đến một nhóm. Nó có nghĩa là at the same time (đồng thời), as one (như một), hoặc unanimously (nhất trí).
Altogether có nghĩa là in total (cả thảy), overall (toàn bộ), wholly (toàn bộ), entirely (toàn vẹn), completely (hoàn toàn), all in all (nói chung), in general (nhìn chung), hoặc on the whole (tổng cộng).
>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt Defer, Delay, Postpone và Cancel trong tiếng Anh
Một cách để phân biệt cách sử dụng all together và altogether là nếu câu vẫn có nghĩa mà không cần it thì all together là câu trả lời. Ngược lại, altogether sẽ được dùng.
Ví dụ:
The unsuspecting butler walked in the drawing room while they were in the altogether.
Người quản gia không hề nghi ngờ bước vào phòng khách trong khi họ đang trần truồng.
She was delighted to see us all together.
Cô đã rất vui mừng khi gặp tất cả chúng tôi.
Let's dance all together now.
Giờ tất cả chúng ta hãy khiêu vũ cùng nhau đi nào.
The party was altogether exhilarating. It was fun overall.
Bữa tiệc đã hoàn toàn vui vẻ. Nói chung là vui.
Postpone, defer, delay và cancel đều nhắc đến một sự việc nào đó bị trì hoãn. Tuy nhiên cách dùng các từ này lại không hoàn toàn giống nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Điểm giống nhau:
Cả 3 động từ delay, defer và postpone đều chỉ hành động bị trì hoãn lại cho đến một thời điểm nào đó trong tương lai.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
Khác nhau:
Defer – /dɪˈfɜːr/ có nghĩa trì hoãn, làm chậm lại. Động từ này diễn tả ý định có chủ tâm muốn để cho sự việc chậm lại.
Ví dụ:
The decision has been deferred by the board until next week.
Hội đồng quản trị đã trì hoãn quyết định cho đến tuần tới.
Delay – /dɪˈleɪ/ có nghĩa chậm trễ, lề mề, trì hoãn, ám chỉ đến kiểu cách hành động.
Ví dụ:
She delayed until I asked her to do it.
Cô ta chần chừ cho đến khi tôi yêu cầu cô ta làm.
Khi diễn tả hành động trì hoãn, delay tương đương với defer nhưng nguyên nhân là do khách quan như trường hợp các chuyến bay, xe, tàu,… bị hoãn lại vì lý do thời tiết hay trục trặc kỹ thuật.
Ví dụ:
The flight was delayed because of the storm.
Chuyến bay đã bị hoãn bởi vì cơn bão.
Postpone – /pəʊstˈpəʊn/ là hoãn lạivà sắp xếp tiến hành vào thời gian sau. Postpone đặc biệt dùng với những công việc chính thức, các cuộc họp quan trọng … vốn đã được lập kế hoạch trước.
Ví dụ:
We can’t postpone the meeting anymore.
Chúng ta không thể trì hoãn cuộc họp này thêm nữa.
Cancel – /ˈkæn.səl/ có nghĩa hủy bỏ và sự việc sẽ không xảy ra nữa.
Ví dụ:
The trip was cancelled because it rained heavily.
Chuyến đi đã bị hủy bỏ vì mưa quá to.
>>> Mời xem thêm: Phân biệt 'convince' và 'persuade" trong tiếng Anh
Khi gặp các từ Sometimes, “some time”, “sometime” bạn thường nghĩ ngay đến nghĩa là "Thỉnh thoảng" đúng không? Trên thực tế, mỗi từ lại có một nhiệm vụ, ý nghĩa khác hẳn nhau.
Xem thêm: >> Học tiếng anh online với người nước ngoài
Some time /sʌm taɪm/
Cụm từ này tương tự như khi bạn dùng "some food", "some people". "Some" là tính từ có nghĩa "một số, một vài". Vì vậy, "some time" được hiểu đơn giản là "một khoảng thời gian, một ít thời gian". Ví dụ:
- You know it takes some time to get used to going to work at 7.00. (Bạn biết đấy, phải mất một thời gian mới quen được việc đi làm lúc 7h sáng)
- I think I’ll spend some time on reading that article. (Tôi nghĩ là mình sẽ dành một ít thời gian đọc bài báo kia)
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu tốt nhất
Sometime /ˈsʌmtaɪm/
Sometime là một tính từ có nghĩa "in the past but not any longer" - trước đây nhưng bây giờ không còn nữa, đã từng. Tính từ này thường được dùng khi nói về một công việc (a job) hay một ví trí (a position). Ví dụ:
- The sometime editor of the "Daily News" - Rebecca Jones will head a newspaper. (Rebecca Jones - biên tập trước đây của tờ "Daily News" sẽ quản lý một tờ báo mới)
Sometime còn là một phó từ có nghĩa "at a time in the future or the past that is not known or not stated" - một khoảng thời gian không rõ ràng, có thể trong quá khứ hoặc tương lai, một lúc nào đó". Ví dụ:
- The cure for cancer will be found sometime. (Đến lúc nào đó, cách chữa bệnh ung thư sẽ được tìm ra)
- Give me a call sometime, and we’ll have coffee. (Lúc nào đó gọi điện cho tôi, chúng ta đi uống cà phê)
Sometimes /ˈsʌmtaɪmz/
Sometimes là một trạng từ (adv) chỉ tần suất, đồng nghĩa với "occasionally" - thỉnh thoảng. Ví dụ:
- Sometimes it's best not to say anything. (Thỉnh thoảng không nói gì mới là điều tốt nhất).
- English grammar sometimes follows its own rules, and sometimes it doesn’t. (Ngữ pháp tiếng Anh thỉnh thoảng tuân theo những quy tắc của riêng nó, và thỉnh thoảng lại không như vậy)
>>> Mời xem thêm: Tại sao bạn cần học tốt phát âm tiếng anh?
Lần đầu gặp gỡ bạn bè, hay một vị khách hoặc một người nào đó là người nước ngoài bạn sẽ nói như nào? Khi bạn muốn nói rất vui được làm việc với bạn tiếng anh như nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu các mẫu câu giao tiếp chào hỏi lần đầu gặp gỡ.
Chào hỏi lịch sự khi gặp gỡ
Hello, my name is Minh. Nice to meet you.
Xin chào, tôi tên là Minh. Rất vui khi gặp bạn.
Good morning/afternoon/evening, I’m John. I’m happy to meet you.
Xin chào buổi sáng/buổi chiều/buổi tối. Tôi là John. Rất vui khi gặp bạn.
How do you do! I’m Lan.
Xin chào! Mình là Lan.
Hi, I’m Phuong. My pleasure to make your acquaintance.
Xin chào, mình là Phương. Rất hân hạnh được làm quen với bạn.
Giới thiệu về bản thân
Where are you from?
Bạn từ đâu đến?
I’m from Viet Nam.
Tôi tới từ Việt Nam.
Are you from China?/Are you Chinese?
Bạn tới từ Trung Quốc phải không?/Bạn là người Trung Quốc phải không?
Yes, I am/No, I’m not. I’m Vietnamese.
Vâng, đúng rồi/Không, tôi là người Việt Nam.
How old are you?/When were you born?
Bạn bao nhiêu tuổi rồi? Bạn sinh năm nào?
I’m 24 years old./I was born in 1997.
Tôi 24 tuổi./Tôi sinh năm 1997.
Oh, we are the same age./You are younger/older 1 year than me.
Ô, chúng ta cùng tuổi./Bạn ít hơn/nhiều hơn mình một tuổi.
Where do you live now?/How long have you been here?
Giờ bạn đang ở đâu?/Bạn ở đây được bao lâu rồi?
I live in Hang Trong, Ha Noi now./I’ve been here for over 1 year.
Tôi đang sống ở Hàng Trống, Hà Nội./Tôi đã ở đây được hơn 1 năm rồi.
Can you speak Vietnamese?
Bạn có nói được tiếng Việt không?
No, I can’t./I can speak a little bit./Yes, I can.
Không, tôi không biết./Tôi có thể nói một chút./Vâng, tôi có thể.
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp những lí do vì sao bạn nên học tiếng Anh?
Giới thiệu về nghề nghiệp/trường lớp
What’s your job?/What do you do?/ What do you do for a living?/What is your occupation?
Bạn làm nghề gì?
I’m a student./I’m a teacher./I’m working in banking and finance field./ I’m unemployment.
Tôi là sinh viên./ Tôi là giáo viên./ Tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng./Tôi đang thất nghiệp.
Where are you studying/working now?
Bạn đang học/làm việc ở đâu?
I’m studying at Ha Noi Medical University.
Tôi đang học tại đại học Y Hà Nội.
Chào tạm biệt
I have to go/leave now./I’m afraid I have to head off now. Nice to see you./It’s been really nice to know you. Good bye, See ya!
Tôi phải đi bây giờ./Tôi e rằng phải đi luôn bây giờ. Thật vui khi gặp bạn. Tạm biệt, hẹn gặp lại.
Hội thoại mẫu
Quan: Hi Peter, let me introduce to you, this is Lan.
Quan: Chào Peter, để tôi giới thiệu với bạn, đây là Lan.
Peter: Hi Quan, Hi, Lan. I’m Peter Baker. How do you do!
Peter: Chào Quân, chào Lan. Mình là Peter Baker. Rất vui được gặp bạn!
Lan: Hi Peter! Nice to meet you. Where are you from, Peter?
Lan: Chào Peter! Rất vui được gặp bạn. Bạn từ đâu đến Peter?
Peter: I come from England. What are you studying, Lan?
Peter: Mình tới từ Anh. Bạn học gì hả Lan?
Lan: I’m studying history.
Lan: Mình học lịch sử.
Peter: That sounds great, I love history too.
Peter: Hay quá, mình cũng rất thích lịch sử.
Lan: Really, it’s a great subject. Sorry, I have to go now. It’s been really nice to know you. See you soon!
Lan: Thế à, đó là một môn học tuyệt vời. Rất xin lỗi, tớ phải đi bây giờ rồi, rất vui được biết bạn. Hẹn gặp lại nhé!
Peter: Me too. Good bye, Lan, See Ya.
Peter: Mình cũng vậy. Tạm biệt Lan, hẹn gặp lại.
>>> Có thể bạn quan tâm: phần mềm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
Với những phụ huynh đang có con theo học lớp 3, muốn tìm thêm nhiều nguồn sách học tiếng Anh lớp 3 để bé học thêm sau giờ học tiếng Anh tại trường. Cùng Pantado tham khảo bộ tài liệu “650 bài hội thoại tiếng Anh luyện giao tiếp” miễn phí cho bé nhé.
Nội dung tài liệu “650 bài hội thoại tiếng Anh luyện giao tiếp
Bộ tài liệu này giúp các con nâng cao khả năng phản xạ, giao tiếp. Với nhiều chủ đề hay và thú vị xung quanh cuộc sống hàng ngày và các chủ đề mở rộng theo chương trình học của bộ giáo dục đào tạo.
Bộ tài liệu bao gồm file nghe và file tài liệu giúp các bé có thể vừa luyện nghe vừa học thêm các mẫu câu và các từ mới vô cùng thú vị.
>>> Có thể bạn quan tâm: các chương trình học tiếng anh online hiệu quả
Phương pháp luyện nghe tiếng Anh giao tiếp theo tài liệu
Theo nghiên cứu trình tự học tiếng Anh tốt nhất là nghe, nói, đọc, viết. Để giao tiếp tốt, chắc chắn bạn phải phát âm tiếng Anh cho đúng. Vì vậy việc đầu tiên khi luyện nghe bộ tài liệu này là các bé nên nghe thật kĩ cách phát âm, kiểm tra lại cách phát âm của mình xem đã chính xác chưa.
Đây không chỉ là tài liệu học tiếng Anh phát âm phổ biến cho học sinh lớp 3 mà nó còn là nền tảng cho những bé muốn cải thiện trình độ tiếng Anh phục vụ cho nhiều mục đích khác. Nếu các bé phát âm chuẩn, các bé mới có thể nói, giao tiếp với người khác từ đó nâng cao khả năng giao tiếp. Bộ tài liệu này sẽ giúp các bé chuẩn hóa toàn bộ phiên âm cũng như cách đọc câu với đúng ngữ điệu và trọng âm từ, trọng âm câu ra sao.
LInk download tài liệu miễn phí
Link tải miễn phí:
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các cách để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh nhanh nhất
Bạn muốn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh để có thể phát âm và giao tiếp một cách hiệu quả nhất. Chúng tôi xin bật mí với bạn những bí quyết để cải thiện kỹ năng nói nhanh nhất quan bài viết sau. Hi vọng giúp ích cho quý bạn đọc.
Luyện nói tiếng Anh từ cơ bản và kiên trì
Người xưa có câu dục tốc bất đạt, vì vậy bạn cần học tập và ôn luyện một cách kiên trì bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất để cải thiện dần kĩ năng cũng như lấy động lực để học tập.
Bạn hãy bắt đầu bằng việc học những từ vựng hay cụm từ đơn giản và học cách phát âm chúng một cách chính xác. Sau khi đã tự tin với khả năng phát âm và cách sử dụng các từ vựng hay cụm từ đó, bạn có thể chọn thêm các cụm từ khác để thực hành. Cứ từ từ, bắt đầu nói tiếng Anh với những cụm từ hay câu đơn giản trước, sau đó mở rộng ra chuyển sang với các cụm từ và cấu trúc câu phức tạp hơn.
Hãy nói vừa đủ, tập trung truyền đạt chính xác nội dung
Khi học tiếng Anh, bạn được khuyến khích nói càng nhiều càng tốt, tận dụng càng nhiều tình huống để giao tiếp tiếng Anh càng tốt. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng không có nghĩa với một câu chuyện, một chủ đề bạn cứ nói miên man. Hãy nói vừa đủ, tập trung truyền đạt các thông tin một cách ngắn gọn và chính xác.
Bạn và người đối diện không có quá nhiều thời gian trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh thông thường, và cũng không phải ai cũng có thể có đủ kiên nhẫn để nghe bạn nói quá nhiều thứ không liên quan. Do đó, hãy tập trung vào chủ đề bạn cần nói, và cố gắng truyền đạt chúng một cách gọn ghẽ rõ ràng nhất, khi đó hiệu quả giao tiếp tiếng Anh sẽ tốt hơn rất nhiều.
Luyện tập thường xuyên và kiên trì
Trong bất cứ việc gì cũng cần sự kiên trì và tỉ mỉ, học tiếng Anh cũng vậy chúng ta cần sự luyện tập kiên trì mỗi ngày để có thể gặt hái được thành công. Hãy nhớ, việc cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh không chỉ phụ thuộc vào vốn từ mà còn là cách thức phát âm, phản xạ. Những điều này đòi hỏi thời gian để bạn có thể hoàn thiện các kỹ năng.
>>> Mời tham khảo : Chương trình học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả nhất
Khi bạn bạn luyện tập tiếng Anh một cách thường xuyên và liên tục, bạn sẽ ngày càng cảm thấy tự tin hơn kỹ năng nói tiếng Anh của bạn cũng được cải thiện đáng kể hơn. Hãy chủ động tìm nhiều cơ hội để luyện nói tiếng Anh mỗi ngày. Nếu bạn không sống ở một môi trường nói tiếng Anh, hãy tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia các cộng đồng nói tiếng Anh online hoặc kết bạn qua Tinder, Facebook, What’sApp ,… để luyện nói tiếng Anh với người bản xứ mỗi ngày.
Đơn giản hóa mọi thứ khi nói tiếng Anh
Bạn không cần quan trọng hóa là khi sử dụng những cấu trúc câu phức tạp sẽ sẽ gây ấn tượng với người khác. Thực tế là, khi bạn sử dụng quá nhiều cấu trúc và từ vựng phức tạp trong giao tiếp tiếng Anh, bạn sẽ càng dễ mắc lỗi và diễn đạt sai ý mình – điều này vô tình trở thành một khuyết điểm trong mắt người đối diện. Hãy sử dụng những cấu trúc hay từ vựng mà bạn đã cảm thấy tự tin và quen thuộc để diễn đạt khi nói tiếng Anh, sau đó mở rộng dần dần. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của mình lên rất nhiều đó.
Cố gắng giao tiếp tiếng Anh mọi lúc mọi nơi
Trong giao tiếp tiếng Anh ngoài ngôn từ, thì cách nhấn nhá, phát âm và ngôn ngữ hình thể cũng không kém phần quan trọng. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều tiểu thương ở chợ Bến Thành hay các khu du lịch nổi tiếng, dù vốn tiếng Anh hạn chế, họ vẫn có thể giao tiếp tốt với khách hàng nước ngoài. Đơn giản là họ biết cách kết hợp và sử dụng mọi yếu tố có thể – từ vựng, diễn giải, ngôn ngữ hình thể… để làm cho người đối diện hiểu được thông điệp của họ.
Tương tự khi giao tiếp bí từ bạn có thể dùng các từ đồng nghĩa để giải thích cho người nghe. Hoặc có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình để cho người đối diện hiểu ý bạn. Sau đó bạn có thể hỏi lại họ cách dùng từ trong tình huống đó như thế nào, rồi ghi chú lại để review và cải thiện hơn nữa khả năng nói tiếng Anh của mình sau này.
Nghe và xem tiếng Anh nhiều hơn
Nghe và nói luôn đi đôi với nhau, do đó, để cải thiện kỹ năng nói, bạn có thể nghe tiếng Anh nhiều hơn thông qua các bản tin, radio hay xem nhiều video tiếng Anh hơn. Việc nghe, xem video và bắt chước người bản ngữ nói tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nói của mình rất nhiều.
Ghi âm lại những gì bạn nói
Bạn hãy sử dụng điện thoại, máy tính hay máy ghi âm cầm tay để ghi âm lại những gì bạn nói. Sau đó so sánh với cách nói của người bản ngữ nói nhiều lần đến khi gần giống với người bản xứ nhất. Hãy nghe và ghi chú các lỗi sai sau đó chỉnh sửa lại, khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ nhờ đó mà cải thiện rất nhiều. Bạn không cần quá lo lắng về accent hay chất giọng của mình – những thứ này không thể thay đổi một sớm một chiều. Điều bạn cần để tâm đó là cách bạn dùng từ, làm thế nào để bạn có thể nói rõ ràng và dễ hiểu hơn – đó mới chính là điểm mấu chốt để nói tiếng Anh tự tin và hiệu quả hơn.
Không nên nói quá nhanh
Các bạn đừng nhầm lẫn giữa việc “nói nhanh” và “nói lưu loát”. Những người có khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát hoặc những người bản ngữ có thể nói tiếng Anh nhanh – nhưng ngược lại, nói tiếng Anh nhanh không có nghĩa là bạn nói đúng và lưu loát. Khi bạn nói qua nhanh, bạn có xu hướng nuốt các âm cuối một cách vô tội vạ và không làm chủ được các ý tưởng của mình, điều này dẫn đến người nghe không hiểu bạn đang nói gì – điều này sẽ vô cùng tệ hại.
Hãy nói tiếng Anh với một tốc độ vừa phải, nói với âm lượng to vừa phải và rõ ràng, để người đối diện có thể hiểu được thông điệp của bạn đã là thành công trong giao tiếp rồi.
Kiên trì không bỏ cuộc
Học một ngôn ngữ mới đòi hỏi bạn phải kiên trì. Khi học tập có thể sẽ vấp phải nhiều khó khăn khiến bạn chán nản nhưng đừng bỏ cuộc. Vì không có con đường đi đến thành công nào rải toàn hoa hồng, việc học tiếng Anh cũng vậy. Có chông gai thử thách khó khăn, thì sẽ có ngày bạn hái được quả ngọt. Hãy tự tin nói rằng “tôi làm được” và kiên trì luyện nói tiếng Anh mỗi ngày, bạn sẽ thấy được sự tiến bộ của mình sau một thời gian!
Để cải thiện việc giao tiếp tiếng Anh nói chung và kỹ năng nói tiếng Anh nói riêng bạn có thể tìm hiểu và đăng ký học tại trung tâm tiếng Anh trực tuyến Pantado.
>>> Mời xem thêm: Hướng dẫn cách viết email bằng tiếng Anh chuyên nghiệp nhất