Kiến thức học tiếng Anh
Phân biệt whose và whom, who, who’s trong cách sử dụng là một phần kiến thức quan trong khi học về đại từ. Cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Cách dùng whose, whom, who, who’s trong tiếng Anh
Đầu tiên, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu chi tiết về cách dùng của các đại từ whose, who, whom, who’s trong tiếng Anh .
Cách dùng Whose
Whose: “của ai hoặc của cái gì”, đây là một từ chỉ sở hữu được dùng trong câu hỏi hoặc trong mệnh đề quan hệ.
Đại từ quan hệ Whose còn được sử dụng giống như một hình thức sở hữu cách khi từ đứng trước là chủ ngữ chỉ người.
Ví dụ:
- Woman whose car was exploded in an accident
(Người phụ nữ bị nổ xe trong một vụ tai nạn.)
- Woman whose neckleck is gorgeous.
(Người phụ nữ có chiếc vòng cổ tuyệt đẹp.)
*Chú ý: Đứng sau Whose sẽ là danh từ và danh từ theo sau whose này không bao giờ có mạo từ.
>>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cấu trúc too to trong tiếng Anh
Cách dùng Who
Who là một đại từ quan hệ được sử dụng giống như hình thức chủ từ khi mà từ đứng trước nó là chủ ngữ chỉ người.
Ví dụ:
- Jane is the man who fixed my house.
(Jane là người đã sửa cho ngôi nhà của tôi.)
- The man who works in the hospital is the her husband
(Người đàn ông làm việc trong bệnh viện là chồng của cô ta)
*Chú ý: Đứng sau Who sẽ luôn là một động từ.
Cách dùng Whom
Whom được dùng giống như một hình thức bổ túc từ, khi mà từ đứng trước Whom là một chủ ngữ chỉ người.
Ví dụ:
- The man whom you meet is my father.
(Người đàn ông, người mà anh bắt gặp chính là bố tôi.)
- The boys whom you saw are my cousin.
(Những chàng trai mà bạn trông thấy là các anh họ tôi.)
Trong giao tiếp tiếng Anh, người ta thường sẽ dùng Who hoặc That để thay thế cho Whom, hay cũng có thể bỏ Whom đi.
Ví dụ:
- Văn viết: The man whom you meet is my father.
=> Văn nói: The man who you meet if my father.
- Văn viết: The boys whom you saw are my cousin.
=> Văn nói: The man you meet is my father
Trong tình huống ngữ cảnh Whom với vai trò làm từ bổ túc đối với một giới từ thì khi chúng ta viết hãy đặt giới từ trước Whom, còn khi giao tiếp, dùng văn phong nói để giới từ phía sau cùng còn whom được thay thế bởi that hoặc bỏ hẳn.
Ví dụ:
- Văn viết: The boy to whom I met. (Chàng trai mà tôi đã gặp mặt.)
=> Văn nói: The boy that I met to
- Văn viết: The driver to whom Mike helped. (Người lái xe mà Mike đã giúp đỡ.)
=> Văn nói: The driver that Mike helped to
* Chú ý: Hãy lưu ý rằng đứng sau whom là một đại từ.
Cách dùng Who’s
Who’s là dạng viết tắt của Who has hay Who is được dùng trong câu hỏi.
Ví dụ:
- Who’s been to Da Nang? – Thu gọn của Who has
(Ai đi tới Đà Nẵng thế?)
- Who’s the woman in the red shoes? – Thu gọn của Who is
(Người phụ nữ đi đôi giày màu đỏ là ai đó?)
Phân biệt cách dùng whose và whom, who, who’s trong tiếng Anh
Phân biệt cách dùng who và whom
Who làm chủ từ ở trong mệnh đề quan hệ, sử dụng để nhằm thay thế cho danh từ chỉ người.
…N (chỉ người) + Who + V + O
Whom có vai trò được sử dụng để làm túc từ cho động từ ở bên trong mệnh đề quan hệ, thay thế cho danh từ chỉ người.
…N (chỉ người) + Whom + S + V
Ví dụ:
- Susan told me about the man who is her friend.
(Susan nói với tôi về người đàn ông là bạn của cô ta.)
- Does she know her boyfriend whose mother is a CEO?
(Cô ấy có biết bạn trai của mình có mẹ là CEO chứ?)
Phân biệt cách dùng whose và who
Điểm khác biệt trong cách sử dụng giữa whose và who đó là:
- Sau Who luôn luôn là một động từ
- Sau Whose phải là một danh từ
…N (chỉ người) + Who + V + O
…N (chỉ người) + Whose + N + V/S + V + O
Ví dụ:
- The woman who helped me is my doctor
(Người phụ nữ giúp tôi là bác sĩ của tôi.)
- The man whose son is in my class, is a pilot.
(Người đàn ông có con học trong lớp của tôi, đó là một chàng phi công.)
Phân biệt cách dùng whose và who’s
Whose là từ chỉ sở hữu được dùng ở trong câu hỏi hoặc mệnh đề quan hệ
Who’s cũng được dùng trong câu hỏi tuy nhiên là dạng thu gọn của Who has hay Who is
Ví dụ:
- He’s a man whose house is perfect.
(Anh ta là một người đàn ông có ngôi nhà hoàn hảo).
- Who’s the one who helps you with your homework? – Thu gọn của Who is
(Ai là người giúp bạn làm bài tập?)
>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh 1 kèm 1 online cho trẻ em
Cấu trúc too to diễn tả “Quá… đến nỗi không thể làm gì…” trong tiếng Anh. Đây là cấu trúc khá cơ bản và đơn giản, bởi vậy việc học và ứng dụng chúng khá dễ dàng. Cùng điểm qua kiến thức này nhé
Cách dùng cấu trúc too to trong tiếng Anh
Cấu trúc too to có hai vị trí đứng phụ thuộc vào loại từ trong tiếng Anh đứng sau nó.
Công thức too to khi đi cùng với trạng từ
S + V + TOO + ADV + (FOR SB) + TO + V
Ví dụ:
- He walks too fast for me to keep up.
(Anh ấy đi nhanh đến nỗi mà tôi không thể theo kịp.)
- The water was too strong for me to swim.
(Nước chảy mạnh đến nỗi tôi không thể bơi được.)
- The man drove too fast for police to pursue
(Người đàn ông đã lái xe quá nhanh đến nỗi cảnh sát không thể đuổi theo)
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cấu trúc due to trong tiếng Anh chi tiết nhất
Công thức too to khi đi cùng với tính từ
S + BE + TOO + ADJ +(FOR SB) + TO + V
Ví dụ:
- She is too young to drive that car.
Cô ta quá trẻ để có thể lái chiếc xe đó.
- He’s too short to be a model.
(Anh ấy quá thấp để trở thành người mẫu.)
Các cấu trúc tương đồng với cấu trúc too to
- Cấu trúc enough to
Công thức enough to diễn tả ngữ nghĩa: Đủ… để làm gì…
Cấu trúc enough to đối với tính từ
S + tobe + adj + enough + (for someone) + to V
Ví dụ:
- This chair is big enough for two people to sit.
Cái ghế này đủ lớn cho hai người ngồi đó.
- The water is warm enough for you to have a bath pass.
(Nước đủ nóng để bạn có thể tắm.)
Cấu trúc enough to đối với trạng từ
S + V + adv + enough + (for someone) + to V
Ví dụ:
- He spoke loudly enough for me to hear it.
Anh ấy nói đủ to để tôi có thể nghe tiếng.
- He punched hardly enough to break the glass.
Anh ta đẩm đủ mạnh để làm vỡ kính.
Cấu trúc enough to đối với danh từ trong tiếng Anh
S + V/tobe + enough + noun + (for someone) + to V
Ví dụ:
- We have enough food for the next week.
Chúng ta có đủ đồ ăn cho một tuần tới.)
- This car has enough seats for all of us.
Chiếc xe này có đủ chỗ cho tất cả chúng ta.
- Cấu trúc so that và such that
Cấu trúc so that trong tiếng Anh diễn tả ngữ nghĩa: Quá… đến nỗi…
Cấu trúc so that đối với tính từ:
S + be+ so + adj + that + S + V
Ví dụ:
- The movie is so interesting that he goes to the cinema.
Bộ phim thú vị đến nỗi anh ấy phải đến rạp chiếu phim.
- The dress is so tight that I can’t wear it.
Bộ trang phục chật đến nỗi tôi không thể mặc được.
Cấu trúc so that đối với trạng từ:
S + V + so + adv + that + S + V
Ví dụ:
- They sing so loudly that I couldn’t focus on my homeworks.
Họ hát to đến mức tôi không thể tập trung vào bài tập về nhà của tôi.
- The dog grew so fast that I couldn’t recognize it.
Con chó lớn nhanh đến nỗi tôi không thể nhận ra.
Cấu trúc so that đối với danh từ đếm được:
S + V+ so many/ few + danh từ/cụm danh từ đếm được + that + S + V
Ví dụ:
- John has so much money that John doesn’t know what to spend.
John có quá nhiều tiền đến nỗi mà John không biết tiêu gì.
- I ate so much rice that I didn’t want to see it anymore
Tôi đã ăn quá nhiều cơm rồi đến nỗi mà tôi không muốn nhìn thấy chúng nữa.
Cấu trúc so that đối với danh từ không đếm được:
S + V + so much/ little + uncountable noun + that + S + V
Ví dụ:
- He added so much salt that the soup was salty.
Anh ta cho nhiều muối đến mức là bát canh mặn chát.
- She drank so much alcohol that she was soft drunk.
Cô ấy uống nhiều rượu đến mức cô ấy say mềm.
- Cấu trúc such that
Cấu trúc such that mang ngữ nghĩa giống với cấu trúc so that. Thế nhưng such sẽ đi cùng danh từ hay một cụm danh từ.
S + V + such + (a/an) + adj + noun + that + S + V
Ví dụ:
- They are such beautiful dresses that I want to buy them now.
Những chiếc váy đẹp đến nỗi mà tôi muốn mua chúng ngay bây giờ.
- It was such a bad day that we were on a picnic.
Ngày hôm nay thật tệ để có thể đi picnic.
>>> Mời xem thêm: ứng dụng học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
Khi làm các bài tập, bài kiểm tra tiếng Anh bạn thường gặp các bài tập liên quan đến cấu trúc Due to. Vậy cấu trúc due to là gì? Cách dùng như nào? Cùng đi tìm câu trả lời nhé
Cấu trúc Due to
Due to có nghĩa là: bởi vì, do. Cấu trúc Due to được dùng để chỉ lý do, nguyên nhân của hành động hay sự việc nào đó.
Ví dụ:
- She will not believe him, due to the fact that he is not a trustworthy person.
(Cô ấy sẽ không tin anh ta, bởi vì sự thật là anh ấy không đáng tin.)
- I won’t buy this laptop due to the fact that it is quite old.
Tôi sẽ không mua chiếc laptop này vì sự thật là nó đã khá cũ.
- The car accident was due to the carelessness of the driver.
Vụ tai nạn ô tô là do sự bất cẩn của người tài xế.
Cách dùng Due to
Cấu trúc due to thứ nhất:
S + V + due to + Noun/ Noun phrase
Điều gì xảy ra vì nguyên nhân gì
- Noun là danh từ, Noun phrase là cụm danh từ.
Ví dụ:
- Due to her love for him, Susie will do anything.
Vì cô yêu anh, Susie sẵn lòng làm mọi thứ.
- I hate eating junk food due to its bad effects on people’s health.
Tôi ghét ăn đồ ăn vặt vì tác hại xấu của nó lên sức khỏe.
- Due to the upcoming storm, students are allowed to stay at home.
Do cơn bão sắp tới, học sinh được cho phép nghỉ ở nhà.
Cấu trúc due to thứ hai:
S + V + due to + the fact that + Clause
Điều gì xảy ra vì điều gì
- Clause là một mệnh đề.
Ví dụ:
- Due to the fact that she loves him, Susie will do anything.
(Vì sự thật là cô yêu anh, Susie sẵn lòng làm mọi thứ.)
- Due to the fact that it snowed a lot, the flight was delayed.
Vì tuyết rơi quá dày nên chuyến bay bị hoãn.
- My computer crashed yesterday due to the fact that I had downloaded a file with a virus.
Máy tính của tôi bị hỏng hôm qua vì tôi đã tải một tệp chứa vi – rút.
>>> Có thể bạn quan tâm: phần mềm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
Cấu trúc Be due to
Đây là cấu trúc sẽ khiến bạn bối rối một chút đây. Từ “due” trong tiếng Anh là một tính từ với nghĩa sắp xảy ra hoặc được mong chờ (sẽ xảy ra).
Cấu trúc be due to thứ nhất:
S + to be + due + to V
Có thể thấy “to” ở đây đi với động từ nguyên thể chứ không phải đi với từ “due”.
Ví dụ:
- The bus is due to leave soon.
Chiếc xe buýt sẽ rời đi sớm.
- The next meeting is due to be held in one month.
Buổi họp tiếp theo sẽ chuẩn bị được tổ chức trong 1 tháng nữa.
- Their second baby is due in December.
Đứa con thứ 2 của họ được mong chờ ra đời vào tháng 12.
Chú ý: Khi không đi với “to V” thì cấu trúc To be due to vẫn mang nghĩa chỉ nguyên do.
Cấu trúc be due to thứ hai:
S + to be + due to + Noun/ Noun Phrase
S + to be + due to + the fact that + Clause
Ví dụ:
- The team’s success was due to all the members’ effort.
Chiến thắng của cả đội là vì sự cố gắng của tất cả các thành viên
- The decrease in temperature is due to the tropical storm.
Sự giảm nhiệt độ là do áp thấp nhiệt đới.
- My late arrival was due to the fact that my bike broke down on the way.
Sự chậm trễ của tôi là vì xe đạp tôi hỏng trên đường.
Phân biệt cấu trúc Due to và Because of
Chúng ta sử dụng Because of bằng nghĩa với due to khi mang nghĩa là nguyên nhân, lý do gây ra điều gì đó..
- Due to thường đi với câu nghĩa tiêu cực, vì lý do đó mà gây ra kết quả không tốt. Trong khi đó because of có thể đi với tất cả các trường hợp.
Ví dụ:
- Due to the heavy rain, I couldn’t go home.
Vì mưa to nên tôi không thể về nhà.
KHÔNG nói: Due to the beautiful day, we went out. (Vì ngày đẹp trời, nên chúng tôi ra ngoài.)
- Cấu trúc Because of thường đứng sau mệnh đề (biểu thị lí do cho hành động), còn Due to thường đi sau danh từ (biểu thị lý do cho danh từ).
Ví dụ:
- The cancellation was due to rain.
Việc hủy bỏ trận đấu là vì trời mưa.
= The game was canceled because of rain.
Trận đấu bị hủy bỏ do trời mưa.
- The business’s failure was due to poor location.
Thất bại của doanh nghiệp là do vị trí không tốt.
= The business failed because of its poor location.
Doanh nghiệp thất bại vì vị trí không tốt của nó.
>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc please trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, cấu trúc please là cấu trúc được sử dụng khá phổ biến và thường gặp trong những cuộc hội thoại giao tiếp hàng ngày. Cùng tìm hiểu nhé!
Please là gì?
Please trong tiếng Anh sẽ đóng vai trò vừa là một động từ, vừa là một thán từ.
Please là một động từ
Với vai trò là một động từ trong tiếng Anh, Please thể hiện việc làm hài lòng dành cho một ai đó hoặc làm ai đó thoải mái vui vẻ.
Ví dụ:
- They just go to company to please that girl.
Họ chỉ đến công ty để làm vui lòng cô gái đó.
- It always pleases him to play with his cat.
Anh ta luôn cảm thấy vui vẻ khi chơi đùa với con mèo của anh ta.
- Adam is a difficult person, so Adam is hard to please.
Adam là một người khó tính, vì vậy rất khó để làm cho Adam vui vẻ hài lòng.
Lưu ý: Khi ở trong câu có những cụm từ như: “anywhere”, “whoever” và “whatever” thì động từ Please sẽ mang ngữ nghĩa là lựa chọn, thích thú.
Ví dụ:
- Susan always buys whatever she please.
Susan luôn mua bất cứ thứ gì cô ta thích.
- He can go out with whoever he please.
Anh ấy có thể đi ra ngoài với bất kỳ ai mà anh ấy thích.
- My dream is to be able to come anywhere i please.
Ước mơ của tôi là có thể tới bất cứ nơi nào mà tôi muốn.
Please là một từ cảm thán
Với vai trò là một thán từ trong tiếng Anh, Please sẽ được sử dụng như một phép lịch sự nhằm yêu cầu hoặc đề nghị một điều gì đó.
Ví dụ:
- Can you give me your phone number, please?
Bạn có thể cho tôi số di động của bạn được chứ?
- Please remember to lock the door before you go out.
Xin hãy nhớ khóa cửa trước khi bạn ra ngoài.
Cấu trúc Please và cách dùng trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, khi Please đóng vai trò là một thán từ thì vị trí và cách sử dụng Please sẽ rất linh hoạt đồng thời mang nhiều ngữ nghĩa khác nhau.
Khi Please là một cảm thán từ, vị trí và cách dùng của cấu trúc Please rất linh hoạt và còn mang nhiều sắc thái nghĩa khác nhau. Nội dung dưới đây sẽ giúp các bạn nắm chắc được cấu trúc này.
Cấu trúc please sử dụng khi đưa ra mệnh lệnh
Nếu như trong câu Please không có “Would, Can, Could” đi kèm thì cấu trúc Please sẽ được dùng để mang ngữ nghĩa mệnh lệnh, ra lệnh với một yêu cầu lịch sự ở một tình huống, ngữ cảnh nghiêm túc nào đó.
Please sẽ có vị trí ở đầu câu, đặc biệt là ở những yêu cầu bằng văn bản và thông báo. Tuy nhiên, ở văn nói thì Please còn có vị trí ở cuối câu.
Ví dụ:
- Please close that door!
Hãy đóng cái cửa đó vào!
- Please remember that you have to call her tonight.
Hãy nhớ rằng bạn phải gọi cho cô ấy tối nay đấy.
Cấu trúc Please sử dụng khi đưa ra đề nghị, yêu cầu cho sự giúp đỡ
Nếu như trong câu có “Would, Can, Could”, chúng ta có thể đặt Please ở vị trí đầu/ giữa/ cuối câu nhằm bày tỏ tính lịch sự.
Thế nhưng, Please có vị trí ở giữa câu thì sẽ có mức độ yêu cầu hoặc đề nghị trở nên mạnh mẽ hơn nhiều.
Ví dụ:
- Could you repeat his answer, please?
Bạn có thể nhắc lại câu trả lời của anh ấy được không?
- Please can you open the door?
Bạn có thể vui lòng mở cửa ra được không?
Bên cạnh đó, nếu như trong một số ngữ cảnh hoặc tình huống mà bạn cần sự trang trọng và lịch sự hơn, bạn có thể sử dụng cụm từ “if you please”. Câu văn sẽ mang sắc thái lịch sự, cảm giác giận dữ hay ngạc nhiên ở một số trường hợp khác nhau.
Ví dụ:
- Come in, if you please. (lịch sự)
Xin mời vào, các quý cô và quý ông.
- You have to pay $100, if you please, to fix your website! (sự ngạc nhiên)
Bạn phải trả những $100 để sửa trang website của bạn!
- Try this meat, if you please.
Xin mời ăn thử món thịt này.
Ngoài ra, chúng ta cũng có thể sử dụng Please nhằm thu hút sự chú ý của ai đó, ví dụ như khi giơ tay xung phong để lên bảng và cần giáo viên chú ý.
- Choose me, teacher! Please!
Chọn con đi mà, cô giáo ơi!
- Please, teacher, I want to answer!
Thầy giáo ơi, con muốn trả lời!
Các cách sử dụng khác của cấu trúc Please
Bên trên là hai cách sử dụng chính và thường gặp với cấu trúc Please, dưới đây là một vài cách dùng Please khác:
- Khuyến khích, nhấn mạnh
Khi sử dụng văn phong nói giao tiếp hàng ngày, chúng ta có thể dùng Please nhằm mục đích cổ vũ, khuyến khích ai đó, hoặc thể hiện ngữ nghĩa mạnh mẽ hơn đó là cầu xin ai đó làm điều gì.
Ví dụ:
- Please, don’t worry much about the match. You will win.
Đừng lo lắng quá nhiều về trận đấu. Bạn sẽ chiến thắng.
- Oh please! You are overthinking. Be confident, please.
Ôi tôi xin! Bạn đang nghĩ quá nhiều đấy. Xin hãy tự tin lên.
- Mom, please, you cook so well.
Mẹ à, mẹ nấu ăn ngon lắm.
- Diễn tả sự khó chịu
Tùy thuộc vào ngữ cảnh, Please còn có thể được sử dụng để thể hiện sự khó chịu, hoài nghi.
Ví dụ:
- Please! Stop smoking in front of me!
Xin bạn đấy! Đừng hút thuốc trước mặt tôi.
- Oh, please. Be quiet! I can’t focus.
Xin hãy giữ trật tự! Tôi không thể tập trung được.
- Please. Go out to talk because I need to sleep.
Xin hãy đi ra ngoài nói chuyện, tôi cần ngủ.
- Diễn tả sự đồng ý
Sử dụng Please nhằm bày tỏ sự đồng tình, chấp thuận đối với một điều gì đó theo cách lịch sự khi chúng ta hài lòng với điều đó.
Ví dụ:
- May I bring my best friend to your party? – Please do.
Tôi có thể đem theo bạn thân tôi đến bữa tiệc của bạn không? – Hãy làm như thế đi!
- Would you like our gift? – Oh, yes please. My best birthday gift ever!
Bạn có thích món quà của chúng tôi không? – Ôi có chứ! Món quà sinh nhất tuyệt nhất của tôi.
- Do you want to be my groom? – Yes, please let me.
Bạn có muốn thành phù rể của tôi không? – Có chứ, xin hãy để tôi.
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp kiến thức về tính từ ghép trong tiếng Anh
Tính từ ghép trong tiếng Anh là một phần kiến thức ngữ pháp khá quan trọng. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau nhé
Tính từ ghép trong tiếng Anh là gì?
- Tính từ ghép là sự kết hợp giữa nhiều từ tạo nên một tính từ. Tuy nhiên, một từ có thể kết hợp với nhiều từ loại khác nhau để tạo nên một tính từ.
- Tính từ ghép dùng để bổ sung ý nghĩa cho danh từ đứng sau nó
Cách thành lập tính từ ghép trong tiếng Anh
Cách kết hợp: Danh từ + Tính từ
Ví dụ:
- lightening-fast: nhanh như chớp.
- snow-white: trắng như tuyết
- home-sick: nhớ nhà
- sea-sick: say sóng
- air-sick: say máy bay
- world-famous: nổi tiếng thế giới
- world-wide: trên toàn thế giới
- accident-prone: dễ bị tai nạn
- brand-new: nhãn hiệu mới
- top-most: cao nhất
Cách kết hợp: Số + Danh từ đếm được số ít
- a three-bathroom house: một căn nhà có ba phòng tắm
- an nineteen-year-old girl: một cô gái mười chín tuổi
Cách kết hợp: Danh từ + danh từ + ed
- heart-shaped: hình trái tim
- olive-skinned: có làn da nâu, màu oliu
- lion-hearted: có trái tim sư tử, gan d
Cách kết hợp: Trạng từ + quá khứ phân từ (V-ed)
- well-educated: được giáo dục tốt
- well-dressed: mặc đẹp
- well-built: có dáng người to khoẻ, đô con
- newly-born: sơ sinh
- well-known: nổi tiếng
- so-called: được gọi là, xem như là
>>> Có thể bạn quan tâm: khóa học ngữ pháp tiếng anh online
Cách kết hợp: Tính từ + Danh từ
- deep-sea: dưới biển sâu
- full-length: toàn thân
- red-carpet: thảm đỏ, long trọng
- all-star: toàn là ngôi sao
- half-price: giảm nửa giá, giảm 50%
- long-range: tầm xa
- second-hand: cũ, đã được sử dụng
- present-day: ngày nay, hiện tại, hiện nay
Cách kết hợp: Danh từ + quá khứ phân từ (V-ed)
- wind-blown: gió thổi
- silver-plated: mạ bạc
- home-made: tự làm, tự sản xuất
- tongue-tied: líu lưỡi, làm thinh
- mass-produced: đại trà, phổ thông
- air-conditioned: có điều hòa
- panic-striken: sợ hãi
Cách kết hợp: Tính từ + V -ing
- easy-going: dễ tính
- peacekeeping: giữ gìn hòa bình
- long-lasting: lâu dài
- good-looking: đẹp trai, ưa nhìn
- far-reaching: tiến triển xa
- sweet-smelling: mùi ngọt
Cách kết hợp Danh từ + V-ing
- money-making: làm ra tiền
- hair-raising: dựng tóc gáy
- nerve-wracking: căng thẳng thần kinh
- heart breaking: xúc động
- top-ranking: xếp hàng đầu
- record-breaking: phá kỉ lục
- face-saving: giữ thể diện
Cách kết hợp Tính từ + Danh từ + ed
- grey-haired: tóc bạc, tuổi già
- one-eyed: một mắt, chột
- strong-minded: có ý chí, kiên định
- slow-witted: chậm hiểu
- low-spirited: buồn chán
- good-tempered: thuần hậu
- kind-hearted: hiền lành, tốt bụng
- right-angled: vuông góc
Các tính từ ghép thông dụng trong tiếng Anh
heart-rending…..tan nát cõi lòng
hard- working……làm việc chăm chỉ
easy- understand…..dễ hiểu
home- keeping……..giữ nhà, trông nhà
good -looking…..ưa nhìn, trông đẹp mắt
handmade…..làm thủ công, tự làm bằng tay
horse-drawn…….kéo bằng ngựa
newly-born……sơ sinh
well-lit…… sáng tỏ
White-washes….quét vôi trắng
clean-shaven….mày râu nhẵn nhụi
clear-sighted….sáng suốt
dark-eyed…..có đôi mắt sâu
short-haired….có tóc ngắn
ash-colored …..có màu xám khói
lion-hearted….dũng cảm, gan dạ
thin-lipped……có môi mỏng
long-sighted (or far sighted)……viễn thị hay nhìn xa trông rộng
Những tính từ ghép không theo quy tắc
- run-down: kiệt sức
- cast-off: bị vứt bỏ, bị bỏ rơi
- stuck-up: tự phụ, kiêu kỳ, chảnh
- burnt-up: bị thiêu rụi
- worn-out: bị ăn mòn, kiệt sức
- hard-up: hết sạch tiền, cạn tiền
- audio-visual: thính thị giác
- so-so: không tốt lắm, bình thường
- all-out: hết sức, kiệt quệ
- well-off: khá giả
- cross-country: băng đồng, việt dã
- off-beat: không bình thường
- dead-ahead: thẳng phía đằng trước
- hit and miss: lúc trúng lúc trượt
- hit or miss: ngẫu nhiên
- touch and go: không chắc chắn
- free and easy: thoải mái, dễ chịu
- life and dead: sinh tử, rất quan trọng
- day-to-day: hằng ngày
- down-to-earth: thực tế
- out-of-the-way: hẻo lánh, heo hút
- arty-crafty: về mỹ thuật
- la-di-da: hào nhoáng
- criss-cross: chằng chịt, rối bời
- per capita: tính theo bình quân đầu người
>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu trợ động từ trong tiếng Anh chi tiết nhất
Trợ động từ trong tiếng Anh là những động từ dùng để hỗ trợ các động từ khác trong câu hỏi, câu phủ định, hoặc dùng để nhấn mạnh trong các câu khẳng định. Trợ động từ không thể thay thế cho động từ chính và luôn đi kèm với động từ chính trong câu.
Quy tắc dùng trợ động từ trong tiếng Anh
Be, do và have là các trợ động từ bạn thường gặp nhất trong tiếng Anh.
Trong một câu có dùng trợ động từ thì sẽ có hai động từ:
Trợ động từ + Động từ ngữ nghĩa
- Trong câu các trợ động từ chia theo thì và phù hợp với chủ ngữ
- Động từ chính được chia theo dạng V-ing hoặc V-ed hoặc động từ nguyên thể tùy theo cấu trúc.
Động từ chính là động từ thể hiện ý nghĩa, còn trợ động từ để làm rõ ý nghĩa câu đó hơn.
Ví dụ: She is studying English with her friends (Cô ấy đang học tiếng Anh với bạn bè)
Đây là câu ở thì hiện tại tiếp diễn. Trợ động từ “tobe” được chia thì hiện tại “is” phù hợp với chủ ngữ “she”. Động từ chính “to study” được chia theo dạng V-ing phù hợp với thì hiện tại tiếp diễn “studying”
>>> Có thể bạn quan tâm: các khóa học tiếng anh online uy tín
Các trợ động từ trong tiếng Anh
1. Trợ động từ be
Động từ “be” hay “to be” rất hay được sử dụng. Nó dùng như là một động từ chính đứng độc lập trong tất cả các thì gồm: be, am, are, is, to be, been, was, were, wasn’t, was not aren’t, are not, weren’t , were not.
Khi dùng với chức năng là 1 trợ động từ thì “be” luôn được theo sau bởi một động từ khác để tạo thành cụm động từ, có thể là số nhiều hoặc số ít, quá khứ hay hiện tại. Các câu phủ định sẽ thêm “not”.
- Jane is messy. (Is là động từ hành động )
- Although he is always complaining about his accidents, Jane fails to pay attention.
- Jane is going to be doing extra laundry for the rest of his life
2. Trợ động từ do
Trợ động từ do, does có thể được sử dụng như là một động từ hành động mà nó đứng độc lập trong tất cả các thì gồm: do, to do, does, done, did , didn’t, doesn’t hay did not .
Trợ động từ do sẽ kết hợp với một động từ khác để tạo thành một cụm động từ hoàn chỉnh, nó được dùng trong câu khẳng định để nhấn mạnh.
Ví dụ: “she did put the garbage out!”
Do thường được dùng trong các câu nghi vấn và câu phủ định. Do cũng được dùng trong câu tỉnh lược, mà động từ chính được hiểu trước đó.
Ví du: “He plays football well, doesn’t he?” hoặc “They all had money, but I didn’t.”
- Because he spills things so often, Yunho does more laundry than ChangMin (Does là động từ hành động)
- Yunho didn’t put his tea in a cup with a lid.
- Yunho doesn’t always spill things, but it happens a lot.
3. Trợ động từ have
“Have” là động từ có thể đứng 1 mình độc lập trong tất cả các thì dưới các dạng: has, have, having, had, and hadn’t or had not.
Have dùng để mô tả sở hữu, hoặc cũng được dùng để mô tả khả năng, mô tả ngoại hình của 1 ai đó. “Have” cũng là 1 động từ rất phổ biến để thay thế các động từ “eat” and “drink”. Ví dụ “Let’s have dinner with salmon” hoặc “Let’s have a drink beer”
Khi nó được dùng như là 1 trợ động từ, “have” phải kết hợp với 1 động từ chính để tạo thành 1 cụm động từ hoàn chỉnh cho nên chúng ta có thể phân biệt dựa trên 3 ví dụ dưới đây
- Yunho has a large ink stain on his shirt.
- Yunho has bought a new shirt for 4 week
- Yunho should have been more careful!
4. Trợ động từ khuyết thiếu
Ngoài ba trợ động từ chính còn có các trợ động từ bổ sung. Đây được gọi là trợ động từ khuyết thiếu (modal auxiliary verbs) và chúng không bao giờ thay đổi hình thức:
>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu về tân ngữ trong tiếng Anh chi tiết nhất
Cấu trúc một câu tiếng Anh từ cơ bản nhất sẽ có 3 phần là chủ ngữ, động từ và tân ngữ. Vậy tân ngữ trong tiếng Anh là gì? Cách dùng chúng ra sao. Cùng tìm hiểu nhé!
Tân ngữ là gì?
Trong tiếng Anh tân ngữ (Object) được hiểu là từ hay cụm từ đứng sau động từ chỉ hành động (action verb) để chỉ đối tượng bị tác động bởi chủ ngữ
Ví dụ:
I read books. (Tôi đọc sách.)
My mother gives me some flowers.
Có hai loại Tân ngữ trong tiếng Anh chính là Tân ngữ gián tiếp ( indirect object) và Tân ngữ trực tiếp ( direct object)
Tân ngữ gián tiếp (indirect object)
Được coi tân ngữ chỉ người hay đồ vật mà hành động xảy ra đối với (hoặc dành cho) đồ vật hoặc người đó.
Tân ngữ gián tiếp thường xuất hiện khi trong câu có 2 tân ngữ.
Ví dụ:
He gives me a book (me là tân ngữ gián tiếp) hoặc
He gives a book to me (me vẫn là tân ngữ gián tiếp)
(Anh ấy đưa tôi một quyển sách. – Anh ấy đưa một quyển sách cho tôi.)
My mother bought a laptop for me.
Lưu ý: Khi có 2 tân ngữ trong câu, tân ngữ gián tiếp sẽ đứng sau giới từ (for, to) hoặc đứng ngay sau động từ (khi không có giới từ).
>>> Có thể bạn quan tâm: các khóa học tiếng anh online
Tân ngữ trực tiếp (direct object)
Được coi người hay vật đầu tiên nhận tác động của hành động.
Ví dụ:
– I caught a fish. (Tôi đã bắt được một con cá.)
– I read a book. (Tôi đọc một quyển sách.)
– I love him. (Tôi yêu anh ấy.)
Hình thức của tân ngữ
- Danh từ (Noun):
Danh từ có thể làm tân ngữ gián tiếp hoặc trực tiếp trong câu
Ví dụ: She likes music.
- Tính từ dùng như danh từ (Adjective used as Noun):
the rich (người giàu), the poor (người nghèo), the old (người già),…
Ví dụ: We have to help the poor.
- Đại từ nhân xưng (Personal pronoun)
Đây là các đại từ nhân xưng nhưng chúng không được làm chủ ngữ mà chỉ được làm tân ngữ hay bổ ngữ.
Đại từ chủ ngữ |
Đại từ tân ngữ |
I |
Me |
You |
You |
He |
Him |
She |
Her |
It |
It |
They |
Them |
Ví dụ: My friend will not deceive me.
- Động từ (Verb)
Động từ nguyên thể làm tân ngữ (to + verb)
Trong bảng là các động từ mà sau nó đòi hỏi tân ngữ là một động từ nguyên thể khác.
agree attempt claim decide demand |
desire expect fail forget hesitate |
hope intend learn need offer |
plan prepare pretend refuse seem |
strive tend want wish |
Ví dụ: Jack plans to get a good mark
- Động từ Verb-ing dùng làm tân ngữ (Gerund)
Trong bảng dưới đây là những động từ đòi hỏi tân ngữ theo sau nó phải là một V-ing (Danh động từ)
admit appreciate avoid can’t help delay deny resist |
enjoy finish miss postpone practice quit resume |
suggest consider mind recall risk repeat resent |
Ví dụ: Fat people do not like walking.
- Cụm từ (Phrase):
Ví dụ: I know how to do that.
- Mệnh đề (Clause):
Tân ngữ còn có thể ở dạng cả một mệnh đề.
Ví dụ:
She knows how he can pass the exam.
(Cô ấy biết cách anh ấy có thể vượt qua kì kiểm tra.)
I can sympathize with what you are feeling now.
(Tôi có thể đồng với những gì bạn đang cảm nhận bây giờ.).
>>> Mời xem thêm: Cấu trúc what kind of, type of, sort of trong tiếng Anh đầy đủ nhất
Bạn đã bao giờ nghe những câu nói như này chưa “What kind of food do you like? I will cook for you!” - “Em thích đồ ăn kiểu gì? Anh sẽ nấu cho em!”. Trong công thức 5W1H (What, when, who, where, why & how), what là từ để hỏi thường được sử dụng nhất. Cấu trúc what kind of, what type of, what sort of cũng được dùng rất phổ biến. cùng tìm hiểu nhé.
Cấu trúc what kind of là gì?
What đóng vai trò chính là từ để hỏi trong câu hoặc sử dụng trong câu cảm thán. Khi được dùng để hỏi, what có nghĩa là “cái gì”, thường được dùng để hỏi tên, đồ vật, nghề nghiệp, … Câu hỏi với what sẽ có cấu trúc là:
What + tobe/trợ từ + S?
Ví dụ:
- What is your name? Tên của bạn là gì?
- What is it? Nó là cái gì?
- What is flying? Cái gì đang bay vậy?
Cấu trúc "what kind of" được dùng để hỏi về một loại, thể loại, đặc điểm tính chất của sự vật, hiện tượng nào đó nào đó.
Có thể dịch what kind of là “thể loại nào”, “loại nào”,… tùy thuộc vào ngữ cảnh của câu.
Ví dụ:
- What kind of fruits do you like? – I like apple. ( Bạn thích loại quả nào? – Mình thích táo.)
- What kind of music does your crush like? – She likes rap, it delivers well writers’ stories.(Crush của ông thích loại nhạc nào thế?– Cậu ý thích rap, nó truyền tải câu chuyện của người viết rất đỉnh.)
>>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
Cách dùng cấu trúc what kind of
Cấu trúc What kind of được sử dụng phổ biến trong giao tiếp của người bản xứ nên mặt ngữ pháp của cấu trúc này cũng khá linh hoạt và đa dạng.
what kind of + N số ít/N số nhiều/N không đếm được + be/trợ động từ + S
what kinds of + N số nhiều/N không đếm được + be/trợ động từ + S
Ví dụ
What kind of food does Trang want to eat?
Trang thích ăn loại đồ ăn gì ta?
Do you know Duc? I wonder what kind of person is he.
Cậu có biết Đức không? Tớ tự hỏi bạn ý là kiểu người như thế nào.
My mom wants to be young again. What kind of clothes do young girls usually wear now?
Mẹ tớ muốn hồi xuân. Loại quần áo nào mà mấy cô gái trẻ bây giờ hay mặc nhỉ?
What kinds of things do you talk about?
Các cậu đang chém gió chủ để gì dợ?
What kinds of transports are not harmful to the environment?
Những loại xe cộ nào không gây hại cho môi trường thế?
What kinds of food do we eat but not get fat?
Những loại thức ăn nào ăn mà không béo nhờ?
Phân biệt cấu trúc kind of, sort of, type of
Cấu trúc Kind of là cụm từ dùng để chỉ một nhóm có tính chất tương tự nhau hoặc một loại xác định nào đó của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ: What kind of job are you looking for today?
Cấu trúc Type of lại dùng chỉ sự đa dạng của một thứ
Ví dụ: Type of clothes, type of bread….
Cấu trúc Sort of chỉ một nhóm có cùng tính chất với nhau.
Ví dụ: “We both like the same sort of action movie”.
Những điểm giống nhau với cấu trúc kind of, type of, sort of
Cả 3 thường có this hoặc that đứng trước và danh từ số ít theo sau.
Ví dụ:
- He is the sort of man who always gets what he wants (Anh ấy là kiểu người đàn ông luôn có những gì mình muốn).
- What type of motorbike do you drive? (Bạn lái loại xe máy nào?)
Cấu trúc Kinds of, sorts of, types of sẽ đi với these hoặc those.
Ví dụ:
- My teacher does not tolerate these kinds of mistakes. (Cô giáo tôi không bỏ qua những lỗi kiểu này).
- I like those sorts of people who participate in social work. (Tôi yêu thích những kiểu người mà hay tham gia vào công tác xã hội).
- These types of buildings are expensive to buy. (Những tòa nhà cao tầng thế này mua rất đắt).
Về nghĩa, những chữ này thường thay thế được cho nhau. Chữ Kind được sử dụng thông dụng nhất, Sort dùng nhiều hơn trong văn nói, trong khi Type lại xuất hiện nhiều hơn trong văn viết.
Trong văn nói của người Anh, các từ kind of và sort of còn được coi như các cụm từ nói giảm nói tránh, dùng để làm dịu, làm cho câu bớt gay gắt hoặc lịch sự hơn.
Ví dụ:
- It was kind of strange to see him.
Có lẽ bạn thắc mắc vì từ loại và chức năng của kind of và sort of trong các câu có những nhóm chữ này. Khi kind of, sort of sử dụng kiểu bình thường, nó là cụm danh từ.
Ví dụ:
- What sorts of trousers do you need? (Bạn cần kiểu quần nào?).
Khi là dạng informal để làm dịu câu, chức năng nó là trạng từ và nó có thể đứng trước bất cứ chữ nào hoặc đứng cuối câu.
Ví dụ:
- It’s hot in here, kind of (Ở đây nóng đấy).
>>> Mời xem thêm:
Tổng hợp 100++ câu tục ngữ bằng tiếng Anh hay nhất
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!