Ngữ pháp

Tổng hợp cách đọc phụ âm tiếng Anh cơ bản đầy đủ nhất

Cách đọc phụ âm tiếng Anh cơ bản là một phần kiến thức quan trọng. Học tốt cách đọc phụ âm là một bước nền giúp bạn học tốt hơn tiếng Anh giao tiếp.

Tổng quan về phụ âm trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh chúng ta có 24 phụ âm. Trong đó có 16 phụ âm tạo thành 8 cặp. Những cặp này có khẩu hình miệng giống nhau. Chính vì vậy để biết cách đọc 16 âm này chúng ta chỉ việc học cách đọc 8 âm đầu, 8 âm sau có khẩu hình miệng và vị trí lưỡi tương tự 8 âm đầu, chỉ khác biệt là 8 âm đầu là các âm rung, còn 8 âm sau là các âm không rung. Cách đọc các phụ âm trong tiếng Anh không quá khó. Chỉ cần bạn cố gắng và chú ý thật kỹ là có thể làm được. 

Cách đọc phụ âm tiếng Anh 

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /p/:

  • Âm /p/ được tạo ra bằng cách cách mím chặt hai môi khiến dòng khí đi lên bị chặn lại, sau đó hai môi mở đột ngột để luồng khí bật ra ngoài. Do âm /p/ là âm vô thanh, dây thanh sẽ không rung lên khi bạn phát âm phụ âm này.
  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, nếu không có âm rung là đúng.
  • Ví dụ:

Pop  /pɒp/           Pen  /pen/

Open   /ˈəʊpən/      Put   /pʊt/

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /b/:

  • Âm /b/ cũng được tạo ta bằng cách mím chặt 2 môi, sau đó hai môi mở đột ngột để luồng khí bật ra ngoài . Tuy nhiên, đây là âm hữu thanh, tức là dây thanh sẽ rung lên khi bạn phát âm âm này. Hãy thử đặt tay vào cổ họng để cảm nhận độ rung của dây thanh nhé.
  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể dùng một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
  • Ví dụ:

Buy  /baɪ/            But   /bʌt/

Ban  /bæn/         Big   /bɪɡ/

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /f/:

  • Khi phát âm phụ âm /f/, môi dưới và hàm răng trên chuyển động rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi sẽ từ từ đi ra ngoài qua khe hở nhỏ giữa hàm răng trên và môi dưới. Đây là một phụ âm vô thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ không rung.
  • Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
  • Khi phát âm, dây thanh không rung.
  • Ví dụ:

Flower  /ˈflaʊər/        Fan    /fæn/

Coffee   /ˈkɒfɪ/           Leaf   /liːf/

>>> Có thể bạn quan tâm: phần mềm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /v/:

  • Khi phát âm phụ âm /v/, môi dưới và hàm răng trên chuyển động rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi sẽ từ từ đi ra ngoài qua khe hở rất hẹp giữa hàm răng trên và môi dưới, đồng thời dây thanh cũng rung lên, tạo thành âm /v/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ rung lên
  • Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
  • Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.
  • Ví dụ:

Visit  /ˈvɪzɪt/           Voice /vɔɪs/

Silver /ˈsɪlvər/         Move /muːv/

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /h/:

Khi phát âm âm /h/, miệng hơi mở, môi hé nửa, để hơi thoát ra nhẹ nhàng. Không rung khi phát âm. 

Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /j/:

  • Khi phát âm âm /h/, miệng hơi mở, môi thư giãn, luồng hơi đi ra chỉ nhẹ nhàng như một hơi thở. Đây là phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Vị trí cấu âm: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng.
  • Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.
  • Ví dụ:

Hate /heɪt/              Hat /hæt/

Hope /hoʊp/          Hood /hʊd/

Cách phát âm phụ âm /k/:

  • Khi phát âm âm này, miệng hơi mở ra, phần cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở trên, chặn luồng hơi đi ra. Sau đó, lưỡi nhanh chóng hạ xuống để luồng hơi thoát ra, tạo thành âm /k/. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi phát âm âm này.
  • Khi bắt đầu cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Khi phát âm, dây thanh không rung.
  • Ví dụ:

Kitchen /ˈkɪtʃɪn/         King  /kɪŋ/

Like  /laɪk/              Cake /keɪk/

Cách phát âm phụ âm /g/:

  • Khi phát âm âm /g/, miệng hơi mở ra, phần cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở trên, chặn luồng hơi đi ra. Sau đó, lưỡi nhanh chóng hạ xuống để luồng hơi thoát ra, đồng thời dây thanh rung lên tạo thành âm /g/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên khi phát âm âm này
  • Cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Ví dụ:

Game /ɡeɪm/          Gate  /ɡeɪt/

Gossip /ˈɡɑːsɪp/        Guess   /ges/

Cách phát âm phụ âm /l/:

  • Để phát âm được phụ âm /l/, thả lỏng môi, đặt đầu lưỡi vào phần lợi phía sau hàm răng trên, luồng hơi sẽ đi ra qua hai bên của lưỡi. Đây là một phụ âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa.
  • Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi.
  • Ví dụ:

Love  /lʌv/             Long  /lɒŋ/

Help   /help/          Believe  /bɪˈliːv/

Cách phát âm phụ âm /m/:

  • Với âm /m/ chúng ta phải mím 2 môi để luồng không khí đi qua mũi chứ không phải miệng
  • Ví dụ:

Money  /ˈmʌni/          Milk   /mɪlk/

Animal  /ˈænɪml/       Time /taɪm/

 

Cách phát âm phụ âm /n/:

  • Với âm /n/, đầu lưỡi chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên, luồng hơi thoát ra ngoài qua mũi chứ không qua miệng.
  • Ví dụ:

News /nuːz/         Lunch   /lʌntʃ/

Noon /nuːn/         Thin  /θɪn/

>>> Mời tham khảo: Make use of là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Make use of

Cách phát âm phụ âm /ŋ/:

  • Khi phát âm âm /ŋ/, cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở phía trên, luồng hơi sẽ thoát ra ngoài qua mũi chứ không qua miệng.
  • Ví dụ:

Hunger /ˈhʌŋɡə/              Strong  /strɒŋ/

Sing  /sɪŋ/           King  /kɪŋ/

Cách phát âm phụ âm /r/:

  • Để phát âm đúng phụ âm /r/, miệng hơi mở ra. Đầu lưỡi chuyển động lên trên rồi nhẹ nhàng chuyển động tiếp về phía sau, cùng với dây thanh rung lên, tạo thành âm /r/. Chú ý không để đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
  • Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên.
  • Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.
  • Ví dụ

Road /rəʊd/           Read /riːd/

Green /ɡriːn/           Through /θruː/

Cách phát âm phụ âm /s/:

  • Khi phát âm phụ âm /s/ hai hàm răng chuyển động gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa hai hàm răng. Do âm /s/ là âm vô thanh, dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên
  • Ví dụ

Speak /spiːk/           Most /məʊst/

Class   /klæs/          Center /ˈsentər/

Cách phát âm phụ âm /z/:

  • Khi phát âm phụ âm /z/ hai hàm răng chuyển động gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa hai hàm răng. Do âm /z/ là âm hữu thanh, dây thanh sẽ rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Ví dụ

Size  /saɪz/            Zipper  /ˈzɪpər/

Nose /nəʊz/           Rise /raɪz/

Cách phát âm phụ âm /ʃ/:

  • Khi phát âm âm /ʃ/, hai hàm răng ở vị trí rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau, hai môi chuyển động rõ ràng về phía trước. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở hẹp giữa hai hàm răng. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi bạn phát âm phụ âm này.
  • Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
  • Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
  • Ví dụ:

Sharp /ʃɑːp/        Shop  /ʃɒp/

Push  /pʊʃ/          Dish   /dɪʃ/

Cách phát âm phụ âm /ʒ/:

  • Khi phát âm âm /ʒ /, hai hàm răng ở vị trí rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau, hai môi chuyển động rõ ràng về phía trước. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở hẹp giữa hai hàm răng, cùng với dây thanh quản rung lên, tạo ra âm /ʒ/. Đây là một phụ âm hữu thanh.
  • Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
  • Ví dụ:

Asia /ˈeɪʒə/            Beige   /beɪʒ/

Vision  /ˈvɪʒn/            Rouge  /ruːʒ/

Cách phát âm phụ âm /t/:

  • Khi phát âm âm /t/, đầu lưỡi nâng lên và chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên. Luồng không khí đi ra bị lưỡi chặn lại. Khi đầu lưỡi đột ngột chuyển động xuống dưới, luồng hơi sẽ bật ra, tạo thành âm /t/. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi phát âm âm này.
  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Ví dụ:

Talk  /tɔːk/              Take /teɪk/

Hat   /hæt/             Fate /feɪt/

Cách phát âm phụ âm /d/:

  • Khi phát âm âm /d/, đầu lưỡi nâng lên và chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên. Luồng không khí đi ra bị lưỡi chặn lại. Khi đầu lưỡi đột ngột chuyển động xuống dưới, luồng hơi sẽ bật ra, cùng với dây thanh quản rung lên, tạo thành âm /d/. Đây là một phụ âm hữu thanh
  • Ví dụ:

Date  /deɪt/            Duck /dʌk/

Dog   /dɒɡ/            Credit /ˈkredɪt/

Cách phát âm phụ âm /tʃ/:

  • Phụ âm /tʃ/ được phát âm bằng cách khép hàm, hai môi chuyển động về phía trước. Đầu lưỡi đặt ở phần lợi phía sau hàm răng trên. Sau đó, đầu lưỡi nhanh chóng hạ xuống, luồng hơi bật ra, tạo thành âm /tʃ/. Đây là một phụ âm vô thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ không rung.
  • Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
  • Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.
  • Ví dụ

Chat /tʃæt/             Cheer   /tʃɪə(r)/

Church /tʃɜːrtʃ/           Future  /ˈfjuːtʃər/

Cách phát âm phụ âm /dʒ/:

  • Phụ âm /dʒ/ được phát âm bằng cách khép hàm, hai môi chuyển động về phía trước. Đầu lưỡi đặt ở phần lợi phía sau hàm răng trên. Sau đó, đầu lưỡi nhanh chóng hạ xuống, luồng hơi bật ra, cùng với dây thanh rung lên, tạo thành âm /dʒ/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên khi phát âm âm này, bạn sẽ cảm nhận được độ rung của dây thanh.
  • Ví dụ

Jacket /ˈdʒækɪt/        Joke /dʒəʊk/

Germ   /dʒɜːrm/         Village /ˈvɪlɪdʒ/

Cách phát âm phụ âm /ð/: 

  • Phụ âm /ð/ được phát âm bằng cách đặt lưỡi giữa hai hàm răng, Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa mặt lưỡi và làm răng trên.
  • Do âm /ð/ là âm hữu thanh, dây thanh sẽ rung lên khi bạn phát âm phụ âm này. Ta có thể kiểm tra việc dây thanh rung lên hay không bằng cách đặt tay lên cổ họng rồi phát âm âm /ð/, nếu cảm nhận được dây thanh rung lên tức là bạn đã phát âm đúng âm này rồi đấy.
  • Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Ví dụ:

This  /ðɪs/              Their /ðeə/

Than /ðæn/           Gather /ˈɡæðər/

Cách phát âm phụ âm /θ/

  • Cũng như âm /ð/, Phụ âm /θ/ được phát âm bằng cách đặt lưỡi giữa hai hàm răng, luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa mặt lưỡi và hàm răng trên. Tuy nhiên, vì đây là một âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới. Tiếp đó, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Khi phát âm, dây thanh không rung.
  • Ví dụ

Thank /θæŋk/        Think /θɪŋk/

Nothing /ˈnʌθɪŋ/        Bath   /bæθ/

Cách phát âm phụ âm /w/:

  • Khi phát âm âm /w/, môi hơi tròn và hướng về phía trước. Đây là âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên trong quá trình phát âm.
  • Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/
  • Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
  • Ví dụ:

We   /wiː/               Wait /weɪt/

Water   /ˈwɑːtər/        Want /wɑːnt/

>>> Mời xem thêm:  Bí quyết rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả nhất

Make use of là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Make use of

Make là động từ phổ biến trong tiếng Anh với rất nhiều cụm động từ chứa make. Được sử dụng để diễn tả các nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có cụm động từ make use of. Vậy make use of là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa, cấu trúc và cách dùng make use of một cách đầy đủ nhất qua bài viết này nhé!

Make use of là gì?

Make use of là 1 cụm động từ, mang nghĩa là “tận dụng”.

Ví dụ:

  • Let’s make use of your free-time to do homework.

Hãy tận dụng thời gian rảnh rỗi của bạn để làm bài tập về nhà.

  • We make use of these scraps of paper to make lovely souvenirs.

Chúng tôi tận dụng những mảnh giấy thừa để làm những món quà lưu niệm xinh xắn.

  • Let’s make use of your vacation to do something interesting.

Hãy tận dụng kỳ nghỉ của bạn để làm điều gì đó thú vị.

  • He makes use of the vacant land in front of his house to grow vegetables.

Anh ấy tận dụng khoảng đất trống trước nhà để trồng rau.

  • He makes use of this car to earn money for family.

Anh ta tận dụng chiếc xe này để kiếm tiền trang trải cho gia đình.

Cấu trúc và cách dùng make use of trong tiếng Anh

Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc và cách dùng make use of trong tiếng Anh với các ví dụ cụ thể nha.

Cấu trúc make use of

S + make use of + Danh từ/Cụm danh từ/Danh động từ

Ai đó tận dụng điều gì

Ví dụ:

  • She makes use of her strength to win that match.

Cô ấy tận dụng sức mạnh của cô ấy để giành chiến thắng trận đấu đó.

  • I will make use of this time to call her.

Tôi sẽ tận dụng khoảng thời gian này để gọi cho cô ta.

  • He makes use of his money to invest in bitcoin.

Anh ấy tận dụng tiền của anh ấy để đầu tư vào bitcoin.

  • She makes use of her relationships but is still not getting enough money.

Cô ấy tận dụng các mối quan hệ của mình nhưng vẫn không kiếm đủ tiền.

Cách dùng make use of

Make use of có 2 cách sử dụng chính trong 2 ngữ cảnh khác nhau. Ngữ cảnh mang nghĩa tích cực và còn lại là ngữ cảnh mang nghĩa tiêu cực.

Make use of sử dụng trong ngữ cảnh tích cực, mang nghĩa là “tận dụng”:

  • He makes use of his talent to do business.

Anh ấy tận dụng tài năng của anh ấy để làm kinh doanh.

  • Hydropower plants make use of water power to generate electricity.

Các nhà máy thủy điện tận dụng sức nước để tại ra điện năng.

  • The company is making use of all its resources.

Công ty đang tận dụng rất cả nguồn lực mình đang có.

  • She makes use of her relationships to meet him.

Cô ấy tận dụng các mối quan hệ của mình để gặp anh ta.

  • Why don’t you make use of this viable business location.

Tại sao bạn không tận dụng vị trí kinh doanh khả thi này.

Make use of sử dụng trong ngữ cảnh tích cực, mang nghĩa là “lợi dụng”:

  • I don’t believe that John made use of my money to buy car.

Tôi không tin rằng John đã lợi dụng tiền của tôi để mua xe đâu.

  • She accepts to be with him just to make use of it.

Cô ta chấp nhận ở bên anh ấy chỉ để lợi dụng.

  • Making use of someone is a bad thing to do.

Lợi dụng ai đó là một việc làm tồi tệ.

Bài tập về make use of trong tiếng Anh

Sử dụng make use of để viết lại các câu sau đây:

  1. Anh ta tận dụng thời gian rảnh để dọn dẹp phòng.
  2. Tôi không muốn lợi dụng cô ấy.
  3. Anh ấy tận dụng chiếc xe cũ của mình để kiếm tiền.
  4. Tên cướp lợi dụng lúc cô ấy không có nhà mà lẻn vào.
  5. Cô ấy tận dụng các mối quan hệ để gặp gỡ anh ta.

Đáp án:

  1. He makes use of free time to clean the room.
  2. I don’t want to make use of her.
  3. He makes use of his old car to earn money
  4. The thief made use of the time when she was not at home and snuck in.
  5. She makes use of her relationships to meet him.

>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online hiệu quả

Start to V hay V-ing? Cấu trúc Start trong tiếng Anh

Start to V hay V-ing? đây là vấn đề khá phổ của người học tiếng Anh khi bắt gặp cấu trúc với start. Mặc dù cấu trúc Start là một trong những cấu trúc được sử dụng khá phổ biến và thông dụng nhưng không phải ai cũng nắm chắc cấu trúc của nó.

Start là gì?

Start vừa là 1 động từ, vừa là 1 danh từ.

Khi Start đóng vai trò là 1 danh từ, Start sẽ diễn đạt nghĩa: “sự khởi đầu, sự bắt đầu, hoặc vạch xuất phát”.

Ví dụ:

  • Susan stood near me at the start of the race.

Susan đứng gần cạnh tôi tại vạch xuất phát cuộc đua.

  • Our company announced the start of a new project.

Công ty chúng tôi thông báo sự bắt đầu của một dự án mới.

  • I like the party from start to finish.

Tớ thích bữa tiệc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc. 

Khi Start đóng vai trò là 1 động từ, Start sẽ diễn đạt nghĩa “khởi động, bắt đầu”.

Ví dụ:

  • A new series will start on Monday nights.

Một seri phim mới sẽ bắt đầu vào các tối thứ hai.

  • Ticket prices start from $50 and go up to $300.

Giá vé bắt đầu từ 50 đô và lên tới 300 đô. 

  • He started learning Math in 2002.

Anh ấy bắt đầu học Toán vào năm 2002.

  • When do you start your plan?

Khi nào thì bạn bắt đầu kế hoạch của bạn vậy?

  • That film will start on Friday nights.

Bộ phim đó sẽ bắt đầu vào các tối thứ sáu.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt Grateful và Thankful trong tiếng Anh dễ dàng nhất

Cấu trúc Start trong tiếng Anh

Dưới đây sẽ là một số các dạng cấu trúc Start cơ bản và thông dụng nhất mà bạn cần chú ý. Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn không biết Start to V hay V-ing, thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé.

Start + N

(Bắt đầu một việc gì đó).

Ví dụ:

  • I will start my new job next month.

Tôi sẽ bắt đầu công việc mới của mình vào tháng sau.

  • Should we start the game?

Chúng ta nên bắt đầu cuộc chơi thôi nhỉ?

  • The professor allowed us to start the experiment. 

Giáo sư đã cho phép chúng ta bắt đầu cuộc thí nghiệm rồi. 

  • Referee should start this match immediately.

Trọng tài nên bắt đầu trận đấu này ngay lập tức.

Start + V-ing/To V

(Bắt đầu làm gì).

Ví dụ:

  • He started to call her in September.

Anh ta bắt đầu gọi cho cô ấy vào tháng 9.

  • I started to read a book online.

Tôi đã bắt đầu đọc sách online rồi.

  • They start talking together.

Họ bắt đầu nói chuyện cùng nhau.

Trong cách dùng Start, Start hoàn toàn có thể đi với to V và V-ing, thế nhưng khi dùng Start to V thì người nói sẽ muốn diễn đạt một cách nhấn mạnh hơn vào ngay khoảnh khắc sắp sửa bắt đầu việc gì đó.

Cách sử dụng này thông thường sẽ đi kèm với những từ được biểu thị trạng thái hoạt động tinh thần hoặc tâm lý như: “realize, know, understand,…”.

Ví dụ:

  • He doesn’t tell me he misses me. I’m starting to get angry.

Anh ấy không nói anh ấy nhớ tôi. Tôi đang bắt đầu tức giận rồi.

  • She starts to understand his idea.

Cô ấy bắt đầu hiểu ra ý tưởng của anh ta.

Khi chủ ngữ là vật, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc: Start to V

Ví dụ:

  • The snow started to melt.

Tuyết đã bắt đầu tan.

>> Xem thêm: Phân biệt giữa go back và come back

Một số cụm từ thường dùng với Start trong tiếng Anh

Dưới đây là những cụm từ thường dùng với Start trong tiếng Anh.

1. Start off: bắt đầu cho 1 cuộc hành trình.

  • They are in a hurry. He has to start off immediately.

Họ đang rất vội rồi. Anh ấy phải khởi hành ngay lập tức.

2. Start up: khởi nghiệp.

  • He started up his own company.

Anh ta lập ra công ty của riêng anh ta.

3. Start on: bắt đầu chỉ trích, cằn nhằn, hoặc làm gì ai đó (trong ngữ cảnh không lịch sự).

  • She started on at him for this contract.

Cô ta bắt đầu cằn nhằn anh ấy vì bản hợp đồng lần này.

4. Start somebody off: giúp/ khiến ai đó bắt đầu việc gì.

  • What started you off on this project?

Điều gì đã khiến cho bạn bắt đầu dự án này vậy?

5. Start over: bắt đầu lại thứ gì

  • I think that we should just start over.

Tôi nghĩ rằng chúng ta nên bắt đầu lại mọi thứ thôi.

Chú ý khi dùng cấu trúc Start trong tiếng Anh

Về cách dùng Start, bạn cần chú ý 1 số điều sau:

  • Sau Start là to V hay V-ing đều được.
  • Start hoàn toàn có thể đi trực tiếp cùng với danh từ.
  • Start đi với to V khi chủ ngữ là vật.
  • Start to V sẽ được sử dụng nhằm nhấn mạnh vào sự việc bắt đầu xảy ra.
  • Nếu như Start được chia ở dạng thì tiếp diễn thì V đằng sau phải để dạng “to V”, không để dạng “V-ing”.

>>> Mời xem thêm:

 các trang web học tiếng anh online uy tín

Học tiếng anh online cho bé

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Cách phân biệt Grateful và Thankful trong tiếng Anh dễ dàng nhất

Grateful và Thankful là 2 từ mang nghĩa gần tương đồng với nhau. Điều này khiến người học thường nhầm lẫn giữa 2 từ này trong cách sử dụng. Bài viết hôm nay chúng ta cùng đi tìm hiểu cách phân biệt Grateful và Thankful một cách chi tiết nhất để bạn có thể phân biệt dễ dàng nhé.

Grateful là gì?

Grateful là 1 tính từ mang nghĩa cảm kích, biết ơn đối với 1 hành động tử tế của 1 ai đó

Cấu trúc Grateful:

Be grateful + to sb for sth

Be grateful + that + clause

Ví dụ:

  • I am grateful to her for having given me bread. Thanks to it I didn’t go hungry.
    Tôi thật biết ơn chiếc bánh mì mà cô ấy cho tôi. Nhờ nó mà tôi đã không bị đói.
  • He is very grateful to his manager.

Anh ta rất biết ơn tới người quản lý của anh ta.

  • She’s so grateful to him for everything he has done.

Cô ấy thực sự biết ơn về tất cả mọi thứ mà anh ta đã làm.

  • John’s just grateful that he’s not still working for that company.

John cảm thấy biết ơn vì rằng anh ấy vẫn không làm việc cho công ty đó.

  • Children are grateful to their parents for having given birth to them.

Con cái thì biết ơn bố mẹ mình vì đã sinh thành ra họ.

>>> Mời xem thêm: Bật mí bí quyết học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả

Thankful là gì?

Thankful cũng là 1 tính từ tiếng Anh, thể hiện sự biết ơn. Tuy nhiên, sự diễn đạt của Thankful sẽ khác với Grateful. Thankful được sử dụng trong ngữ cảnh người nói thấy thoải mái, nhẹ nhõm, biết ơn dành cho sự việc tiêu cực qua đi.

Ví dụ:

  • I was in an accident. There was some damage to my motorbike. I’m just thankful that no one was injured.

Tôi đã bị tai nạn. Có một vài sự hư hỏng với xe máy của tôi. Tôi biết ơn rằng không ai bị thương hết cả.

  • We’re thankful that the storm has passed but we are all right.

Chúng tôi biết ơn rằng cơn bão đã ngang qua nhưng chúng tôi không sao cả.

  • We are thankful that we have returned home safely.

Chúng tôi biết ơn vì mình đã trở về nhà an toàn..

  • We are thankful that none of us were injured.


Chúng tôi biết ơn vì không ai trong chúng tôi bị thương.

  • I was thankful that when I had just gone home, it started raining heavily.
     

Tôi biết ơn vì khi tôi vừa về đến nhà thì trời mưa lớn.

Bài tập phân biệt Grateful và Thankful

Hãy điền vào chỗ trống Grateful hoặc Thankful sao cho câu chính xác nhất:

  1. They’re so _____ that he found their son.
  2. She was _____ that this accident didn’t happen to her family.
  3. Everyone is _____ that the storm is over.
  4. I am _____ for his support.
  5. She’s so _____ to him for everything he has done.
  6. He’s _____ for staff’s company.

Đáp án:

  1. Grateful
  2. Thankful
  3. Thankful
  4. Grateful
  5. Grateful
  6. Grateful
Bật mí bí quyết học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả

Khi giao tiếp tiếng Anh hàng ngày đôi khi chúng ta vẫn mắc phải những lỗi sai về ngữ pháp. Tệ hơn là trong văn viết chúng ta lại không nắm được cấu trúc để viết một câu hoàn chỉnh. Mặc dù bạn nghĩ được những điều thật hay và sâu sắc nhưng không cách nào để có thể viết ra hay nói ra. Làm thế nào để có thể cải thiện học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả của bản thân?. Sau đây là một số bí quyết cũng như lưu ý nhằm giúp bạn có thể dễ dàng cải thiện ngữ pháp hơn.

Hãy bắt đầu với từng thành phần trong câu

Để viết một câu hoàn chỉnh về ngữ pháp, hiểu đơn giản đó là bạn đặt câu đúng trật tự, dùng từ chính xác, hài hòa và đúng quan hệ giữa các từ với nhau, tạo nên 1 câu văn hoàn chỉnh. Bởi vậy, đầu tiên bạn cần phải nắm được 1 câu tiếng Anh gồm các thành phần cơ bản nào.

Các từ loại trong câu tiếng Anh

Từ loại trong tiếng Anh bao gồm 8 nhóm:

  • Adjective (Tính từ)
  • Noun (Danh từ)
  • Verb (Động từ)
  • Adverb (Phó từ)
  • Pronoun (Đại từ)
  • Preposition (Giới từ)
  • Conjunction (Liên từ)
  • Interjection (Thán từ)

Đây là 8 nhóm từ khác nhau trong tiếng Anh. Mỗi nhóm sẽ có 1 vai trò, chức năng riêng biệt để tạo nên một câu. Các nhóm từ tương đối giống như những nhóm từ trong tiếng Việt.

Cấu trúc câu cơ bản trong tiếng Anh

Câu (Sentence) được biết đến là 1 đơn vị ngữ pháp, bao gồm 1 hoặc nhiều từ có liên kết với nhau nhằm diễn đạt sự khẳng định, nghi vấn, yêu cầu, đề nghị, hoặc cảm thán.

Với mỗi câu tiếng Anh sẽ bao gồm 2 thành phần cơ bản như: Chủ ngữ và Động từ. Một câu sẽ có cấu trúc cơ bản như sau:

Subject ( Someone/ Something) + Verb (being/doing something)

Thực hành cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh đều đặn

Bên cạnh việc trau dồi kiến thức thường xuyên thì còn cần phải thực hành liên tục. Thực hành là cách tốt nhất để bạn nhớ được thông tin kiến thức. 

Thực hành nghe và đọc tiếng Anh

Có phải bạn từng nghĩ rằng phải học thuộc lòng cấu trúc công thức ngữ pháp đó trước khi bắt tay vào luyện nghe và đọc để hiểu nội dung ngữ nghĩa? Đây là một sai lầm khá nghiêm trọng. Các bước để học tiếng Anh tốt nhất là nghe - nói - đọc - viết. Bạn hãy để ý, một đứa trẻ trước khi nói tiếng mẹ đẻ đầu tiên nó cũng học cách nghe. Hay khi bé xem các chương trình thiếu nhi tiếng Anh không cần học bất cứ cấu trúc ngữ pháp nào nhưng vẫn có thể nói 1 cách gần như là hoàn hảo. Khi bạn nghe 1 cấu trúc được lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ tự phản xạ và “đoán” được cách dùng của chúng. Điều này cũng sẽ diễn ra giống với việc bạn đọc tiếng Anh. Phương pháp học này giúp bạn có thể nhớ thông tin kiến thức lâu hơn rất nhiều so với cách học truyền thống thông thường.

Bạn có thể tham gia các lớp học tiếng Anh trực tuyến hoặc xem các chương trình cũng như các tờ báo bằng tiếng Anh. Đây là cách giúp bạn học được nhiều ngữ pháp nhất.

Thực hành nói và viết tiếng Anh

Khi bạn đạt được điểm ngữ pháp tuyệt đối cũng chưa chắc đảm bảo rằng bạn sẽ sử dụng ngữ pháp một cách thành thạo ở những cuộc đàm thoại tiếng Anh. Khi giao tiếp, bạn sẽ không có đủ thời gian để suy nghĩ nên chọn “between” hay “among”, “more” hay “much”,.. Bởi vậy, việc lặp đi lặp lại nhiều lần để tạo thói quen phản xạ với ngôn ngữ là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc luyện tập viết thường xuyên cũng là 1 cách giúp bạn “chọn trước” các cấu trúc, ngữ pháp, cách diễn đạt hoặc văn phong cho riêng bản thân mình.

Chúc bạn học tập thật tốt!

>>> Mời xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả nhất

Những mẫu câu bày tỏ sự tức giận bằng tiếng Anh 

Buồn, vui, xúc động, hạnh phúc hay tức giận là những trạng thái cơ bản của mỗi người. Nếu bạn làm việc trong một môi trường gồm người nước ngoài, hay bạn đang giao tiếp với người nước ngoài bạn sẽ bày tỏ sự tức giận của mình như nào. Hãy cùng tìm hiểu những câu tức giận bằng tiếng Anh qua bài viết sau.

Những mẫu câu bày tỏ sự tức giận bằng tiếng Anh

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh bày tỏ sự tức giận

Có rất nhiều cách để bày tỏ sự tức giận của bản thân trong tiếng Anh. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc để bày tỏ diễn đạt điều đó như thế nào để người nghe không hiểu sai ý của bạn. Dưới đây là một số tính từ thường gặp hay cụm từ thông dụng nhất để các bạn có thể dễ dàng ứng dụng được ngay vào trong giao tiếp hàng ngày.

  • I don’t believe it! (Không thể tin được.)
  • It really gets on my nerves. (Không thể chịu đựng được.)
  • I can’t believe she was talking behind my back. (Tôi không thể tin được cô ta đã nói xấu sau lưng tôi).
  • I’m never trusting him again. (Tôi không bao giờ tin tưởng anh ấy nữa).
  • That’s your problem. (Đó là chuyện của bạn.)
  • Get off my back. (Đừng lôi thôi nữa.)
  • It’s so frustrating working with her. (Thật sự là thất bại khi làm việc với cô ta)
  • It’s so frustrating working with her. (Thật là bực bội làm việc với cô ta.)
  • She can’t believe that happened. she’d be so pissed. (Cô ấy không thể tin điều đó xảy ra. Cô ấy cũng tức giận.)
  • The best thing to do is stop being her friend. She doesn’t deserve to have any friends. (Tốt nhất là đừng bạn bè gì với cô ta nữa. Cô ta không xứng đáng làm bạn với cậu đâu.)
  • Are you angry? (Cậu đang giận à?)
  • He didn’t know you were involved. He hope you’re not mad at me. (Anh ấy không biết bạn liên quan đến chuyện này. Anh ấy mong là bạn không giận tớ.)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online cho trẻ em miễn phí

Một số tính từ diễn đạt sự tức giận trong tiếng Anh

mẫu câu bày tỏ sự tức giận bằng tiếng Anh

  •   Angry (tức giận)

Khi muốn cho người khác biết chúng ta đang nổi giận, bạn có thể nói “I’m angry”! Hoặc có thể sử dụng cấu trúc “I’m getting angry” để thể hiện ý nghĩa tương tự.

Ví dụ: 

Her mother was so angry with her as she got home late last night

Mẹ cô ấy đã cực kỳ giận dữ khi cô ấy về nhà trễ tối hôm qua.

Angry as he was, she managed to keep smiling.

Dù đang nổi giận như thế, nhưng anh ta vẫn cố gắng nở nụ cười.

  • Mad (điên khùng)

Tính từ Mad thường được sử dụng để thay thế cho Angry khi cần thể hiện sự giận dữ trong tiếng Anh. Bạn hãy nhớ rằng Mad ở đây không có nghĩa đen là ám chỉ ai đó đang có vấn đề về thần kinh. Đây chỉ là phép ẩn dụ để nhấn mạnh rằng người đó đang giận đến nỗi không thể kiểm soát việc mình làm nữa. Những cách diễn đạt thường gặp nhất là: to be mad at, make someone mad.

Ví dụ:   

She is so mad right now. She can’t talk to you!

Giờ thì cô ấy nổi điên. Cô ấy  không nói chuyện với cậu được đâu 

The network is always terrible during this hour, which makes me mad

Tôi phát điên luôn vì mạng vào giờ này lúc nào cũng tệ hết sức.

  • Furious (giận dữ)

Những mẫu câu chúng ta có thể áp dụng để thể hiện sự tức giận trong tiếng Anh với từ này làI’m furious with/at someone”, “I’m furious at something” (không dùng furious with something) hoặc I’m furious that + mệnh đề.

Ví dụ:    

She’s so furious with him for letting her wait for hours.

Cô ta nổi trận lôi đình với anh ấy vì khiến cô ta đợi hàng giờ đồng hồ

>>> Mời tham khảo: 50+ mẫu câu động viên khích lệ bằng tiếng Anh hay nhất

Một số cụm từ dùng trong tiếng Anh giao tiếp bày tỏ sự tức giận

Những mẫu câu bày tỏ sự tức giận bằng tiếng Anh

Dưới đây là một số cụm từ phổ biến dùng để diễn tả những câu tức giận bằng tiếng Anh bạn có thể vận dụng khi giao tiếp.

  • piss someone off/ to be pissed off

Đây là cách biểu đạt bạn thường gặp trong các bộ phim tiếng Anh. Mặc dù là một cách thể hiện sự giận dữ không hề thô lỗ hay đụng chạm, nhưng đây lại là một cách nói bất lịch sự trong vài trường hợp vì piss có nghĩa đen là “tiểu tiện”.  Bạn hãy cân nhắc khi dùng cụm từ trong giao tiếp nhé.

Ví dụ:

Gruhhh, she was so pissed off at work today!

Gruhhh, cô ấy nổi điên tại chỗ làm hôm nay đó.

  • blow up (nổ tung)

Khi dùng câu  “I can just blow up” để thể hiện sự giận dữ trong tiếng Anh, bạn muốn diễn đạt rằng bạn đang bực đến nỗi sắp nổ tung đến nơi rồi!

Ví dụ:

Her dad blew up when she discovered the broken chair

Bố cô ấy nổi giận khi phát hiện ra cái ghế bị gãy.

  • drive someone crazy

Cả hai cụm từ drive someone crazymake someone crazy đều có thể dùng để thông báo rằng ai đó đang rất tức giận. Đây là những cách thể hiện rất thường gặp trong tiếng Anh.

Ví dụ:

It drives me crazy when seeing you holding her hand. I can’t ignore this any longer.  (Em như phát điên khi thấy anh cầm tay cô ta. Em không thể cứ làm ngơ như vậy được nữa.)

  • to bite someone’s head off

Đây là một cách để thể hiện cơn giận cực độ trong tiếng Anh. Cụm từ to bite someone’s head off nghĩa là la mắng hoặc gào thét thật tức tối ai đó một cách bất ngờ hoặc không vì lý do gì cả.

Ví dụ:

I asked my boss if he could come to the meeting in the afternoon, and she just bit my head off. (Tôi hỏi sếp rằng bà có thể đến dự buổi họp chiều nay không, và bà ta cứ thế nổi trận lôi đình lên.)

  • the last straw

The last straw được dùng để chỉ điều gì đó xuất hiện sau cùng hoặc đỉnh điểm của nhiều điều gây khó khăn, trở ngại, bực tức. Do đó the last straw có thể được hiểu là worse (tệ hơn, cực kỳ tệ hại)unbearable (quá sức chịu đựng).

Ví dụ:

  • I can handle your bad temper well enough, but cheating is the last straw.(Tôi có thể chịu được tính khí tệ hại của cô, nhưng gian lận thì là giọt nước tràn ly rồi đấy.)
  • Your being late today is the last straw. You don’t need to come here anymore. (Lần đến trễ này của anh là quá lắm rồi. Anh không cần đến đây nữa đâu.)

Thật nhiều cách diễn đạt phải không nào? Hãy ghi nhớ và vận dụng thật tốt vào từng ngữ cảnh nhé! Để có thể học tập tốt và tiến xa hơn trên con đường chinh phục ngôn ngữ này, bạn có thể tìm cho mình một người bạn đồng hành. Trung tâm Anh ngữ Pantado tự hào là nơi chắp cánh vươn xa cho bao học viên trên khắp mọi miền tổ quốc xứng đáng là nơi để bạn lựa chọn và gửi gắm tương lai.

>> Mời quý bạn đọc tìm hiểu thêm: Sự uy tín của trung tâm anh ngữ Pantado

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!



 

Bài văn mẫu viết về sở thích bằng tiếng Anh

Chủ đề sở thích bằng tiếng Anh là một trong những đề tài dễ viết và thường gặp trong các bài tập, bài kiểm tra, bài thi năng lực. Hãy cùng tìm hiểu các từ vựng và bài văn mẫu viết về chủ đề này nhé!

>> Xem thêm

>> Tiếng anh trực tuyến lớp 1

>> Chương trình Tiếng Anh Cambridge cho trẻ

 

Bài văn mẫu viết về sở thích bằng tiếng Anh

 

Từ vựng về sở thích bằng tiếng Anh

Đầu tiên để có thể viết được bạn cần bổ sung ngay vốn từ vựng về chủ đề này nhé!

Always

Luôn luôn

Cinema

Rạp chiếu phim

Cooking

Nấu ăn

Chatting

Tán gẫu

Especially

Đặc biệt

Exciting

Thú vị

Favourite

Yêu thích

Feeling

Cảm giác

Happy

Vui vẻ, hạnh phúc

How to + V

Cách làm gì

In free time

Vào thời gian rảnh rỗi

Like

Thích

Listen to music

Nghe nhạc

Meaning

Ý nghĩa

My hobby

Sở thích của tôi

Often

Thường xuyên

Play sports

Chơi thể thao

Play video games

Chơi trò chơi điện tử

Read a book

Đọc sách

Shopping

Mua sắm

Start

Bắt đầu

Swimming

Bơi lội

Travel

Du lịch

Walking

Đi dạo

Watch movie

Xem phim

 

 

Dàn ý viết về sở thích bằng tiếng Anh

Tiếp theo, sau khi có được trong tay từ vựng về chủ đề này chúng ta cùng lên dàn ý nhé. Dưới đây là một số gợi ý về nội dung bài viết bạn có thể tham khảo để hoàn thành bài viết của mình

  • What are your hobbies/ interests?

Sở thích của bạn là gì?

  • Do you have any hobbies/ interests?

Bạn có sở thích nào không?

  • What sort of activity do you do in your free/ spare/ leisure time?

Bạn làm gì trong lúc rảnh rỗi?

  • How do you spend your free/ spare/ leisure time?

Bạn dành thời gian rảnh của mình như thế nào?

  • What kind of books do you read?

Bạn thường đọc sách thể loại nào?

  • Which sport do you play?

Bạn thích chơi môn thể thao nào nhỉ?

  • What kind of cake do you like?

Bạn thích loại bánh như nào?

  • Have you seen any good films recently?

Gần đây bạn có xem bộ phim nào hay không vậy?

 

 

Các đoạn văn mẫu viết về sở thích bằng tiếng Anh

Viết về sở thích du lịch bằng tiếng Anh

 

Bài văn mẫu viết về sở thích bằng tiếng Anh

 

I’m Nam, I’m 18 years old. I am a kid with many different hobbies such as soccer, volleyball, ping pong, listening to music, playing games, … But traveling is my favorite. I travel in most of my spare time. I often travel with friends. I will be the one to plan the trips: from resting, playing, sightseeing, to group meals. I am passionate about travel for many different reasons. First, I will be exploring more places with distinct beauties. Second, I will meet and make new friends during the trip. Third, I am passionate about learning to eat everywhere. It was a great feeling that I could see the beauty of the places I went, make new friends and experience food everywhere. Traveling helps me feel good and at ease. Traveling to new lands helps me to have many different experiences. In the future, I will try the solo trips to try the new feeling it brings.

Bản dịch:

Tôi là Nam, năm nay tôi 18 tuổi. Tôi là một đứa có khá nhiều sở thích khác nhau như: đá bóng, bóng chuyền, bóng bàn, nghe nhạc, chơi game,… Nhưng du lịch là niềm yêu thích nhất của tôi. Tôi đi du lịch vào hầu hết khoảng thời gian rảnh rỗi của bản thân. Tôi thường đi du lịch với bạn bè. Tôi sẽ là người lên kế hoạch cho các chuyến đi: từ chỗ nghỉ ngơi, vui chơi, tham quan, cho tới việc ăn uống của cả nhóm. Tôi đam mê du lịch bởi vì nhiều lý do khác nhau. Thứ nhất, tôi sẽ được khám phá thêm các địa điểm với những nét đẹp riêng biệt. Thứ hai, tôi sẽ được gặp gỡ và làm quen với nhiều người bạn mới trong suốt chuyến đi. Thứ ba, tôi đam mê tìm hiểu ăn uống ở khắp mọi nơi. Đó là một cảm giác tuyệt vời khi tôi có thể thấy vẻ đẹp của những nơi mà tôi đến, làm quen với những người bạn mới và trải nghiệm đồ ăn ở mọi nơi. Đi du lịch giúp cho tôi cảm thấy tinh thần được vui vẻ và thoải mái. Những chuyến du lịch đến những vùng đất mới giúp tôi có được nhiều trải nghiệm khác nhau. Sau này, tôi sẽ thử những chuyến đi du lịch một mình để thử cảm giác mới mẻ mà nó mang lại.

Viết về sở thích nghe nhạc bằng tiếng Anh

My hobby is listening to music. Currently, I am a student. I have to admit, my studying is quite tiring and stressful. My grades and class schedule make me feel pressured. So, I like to wear headphones and enjoy my favorite songs. Music helps me feel more relaxed and comfortable. The song's melody makes me forget my fatigue. It helps me feel more optimistic. In my free time, I often go online to search and update new songs. My favorite music genre is Jazz music.

Bản dịch:

Sở thích của tôi là nghe nhạc. Hiện tại, tôi là một chàng trai sinh viên. Phải thú nhận rằng, việc học tập của tôi khá mệt mỏi và căng thẳng. Điểm số và lịch học khiến tôi cảm thấy áp lực. Thế nên, tôi thích đeo tai nghe và tận hưởng những bài hát mà tôi yêu thích. Âm nhạc giúp tôi cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Giai điệu bài hát làm cho tôi quên đi những mệt mỏi. Nó giúp tôi cảm thấy lạc quan hơn. Vào khoảng thời gian rảnh rỗi, tôi thường lên mạng tìm kiếm và cập nhật các bài hát mới. Thể loại nhạc tôi yêu thích đó là nhạc Jazz. 

Văn mẫu viết về sở thích đọc sách bằng tiếng Anh

 

Bài văn mẫu viết về sở thích bằng tiếng Anh

 

I think many of you will have the same hobby as me, which is reading. The book is an infinite source of knowledge, it contains a lot of useful and interesting information. I have always considered the book a close friend to accompany me. I like to read books about: business, market, cultures, customer needs, how to optimize website, … I can spend hours reading books about customer needs. , market and product analysis, or website design and optimization practices. I make myself a habit of reading for two to three hours a day. Reading not only helped me gain a lot of new and useful knowledge, it also helped me train perseverance and concentration. For me, reading is a form that makes me feel relaxed and less stressed. I love reading, it will forever be my soulmate.

Bản dịch:

Tôi nghĩ rằng nhiều bạn sẽ có sở thích giống với tôi, đó chính là đọc sách. Sách là nguồn kiến thức vô hạn, nó chứa rất nhiều thông tin kiến thức bổ ích và thú vị. Tôi luôn coi sách là một người bạn thân thiết đồng hành cùng tôi. Tôi thích đọc những cuốn sách nói về: kinh doanh, thị trường, các nền văn hóa, nhu cầu của khách hàng, cách tối ưu website,… Tôi có thể dành hàng giờ để đọc sách về tìm hiểu nhu cầu khách hàng, phân tích thị trường và sản phẩm, hoặc các cách thiết kế và tối ưu website. Tôi tạo cho bản thân một thói quen đọc sách từ hai đến ba giờ mỗi ngày. Đọc sách không chỉ giúp tôi tiếp nhận được nhiều kiến thức mới hữu ích, nó còn giúp tôi rèn luyện sự kiên trì và sự tập trung cao độ. Đối với tôi, đọc sách là một hình thức làm cho tôi cảm thấy thư giãn và giảm bớt sự căng thẳng. Tôi thích đọc sách, nó sẽ mãi là người bạn tri kỷ của tôi. 

 

Viết về sở thích đá bóng bằng tiếng Anh

 

Bài văn mẫu viết về sở thích bằng tiếng Anh

 

I have a great passion for sports, especially football. Ever since I was a child, I have been watching football-related programs on TV. I like to see the players perform the technique with the ball. Now that I am a high school student, I often play soccer with my friends after school every hour. I play in midfield, because I like making assists for my teammates to score.

Football helps me to exercise strength, improve my fitness and muscles. This is a team sport. Therefore, it helps my class become closer and more united. We usually have small parties after each game. I love football. Please also find yourself a sport for entertainment and fitness.

Bản dịch:

Tôi có một niềm đam mê vô cùng to lớn dành cho thể thao, đặc biệt là bóng đá. Từ khi còn nhỏ, tôi đã luôn theo dõi các chương trình liên quan tới bóng đá trên TV. Tôi thích nhất là được chứng kiến các cầu thủ biểu diễn kỹ thuật với trái bóng. Hiện tại tôi đã học sinh cấp ba, tôi thường chơi đá bóng với đám bạn sau mỗi giờ tan trường. Tôi chơi ở vị trí tiền vệ, bởi vì tôi thích kiến tạo cho đồng đội ghi bàn. 

Bóng đá giúp tôi rèn luyện sức khỏe, nâng cao thể lực và cơ bắp. Đây là một bộ môn thể thao đòi hỏi tính đồng đội. Vì vậy, nó giúp lớp tôi trở nên thân thiết và đoàn kết với nhau hơn. Chúng tôi thường có những bữa liên hoan nhỏ nhỏ sau mỗi trận đấu. Tôi yêu bóng đá. Các bạn cũng hãy tìm cho mình một môn thể thao để giải trí và rèn luyện sức khỏe nhé.

>>> Mời xem thêm: 72 truyện tranh Tiếng Anh dành cho học sinh Tiểu học

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Cấu trúc offer trong tiếng Anh chi tiết nhất

Tom has a good job offer for LinDa” - “ Tom có một lời đề nghị công việc tốt dành cho LinDa.”. Đây là cách khi chúng ta muốn đưa ra một lời mời, lời đề nghị, lời mời chào hàng hay sự trả giá,... trong tiếng Anh. Bằng cách chúng ta sử dụng cấu trúc offer. Hãy cùng tìm hiểu cấu trúc này một cách chi tiết để làm phong phú vốn kiến thức của mình và có thể làm bài tập cũng như giao tiếp một cách trôi chảy hơn.

Xem thêm 

                          >> luyện ngữ pháp tiếng anh online

 

 

 

Cấu trúc offer trong tiếng Anh

Định nghĩa Offer

Offer trong tiếng Anh vừa là một danh từ, vừa là một động từ.

  • Offer (n): một lời mời, lời đề nghị, lời đề nghị giúp đỡ, lời mời chào hàng, sự trả giá, sự khuyến mãi.
  • Offer (v): trả giá, đề nghị, mời hay tặng cái gì đó.

Ví dụ:

  • Jane offered her 400$ for her old house.

Jane trả giá 400 đô la cho căn nhà cũ của cô ta.

  • The offer of four days in Da Lat is very attractive.

Lời mời cho chuyến đi 4 ngày ở Đà Lạt thật hấp dẫn.

  • That store is offering a special offer for their products.

Cửa hàng đó đang đưa ra khuyến mãi đặc biệt cho các sản phẩm của họ.

  • My friend offered me a position in her store.

Bạn tôi đề nghị tôi với một vị trí ở trong cửa hàng của cô ta.

Cấu trúc offer và cách sử dụng

 

Cấu trúc offer trong tiếng Anh

 

Cấu trúc Offer dạng danh từ

Offer khi ở dạng danh từ sẽ mang ý nghĩa như một lời mời, lời đề nghị. Vị trí, chức năng tương tự như các danh từ khác. Trong một vài ngữ cảnh, tình huống cụ thể Offer còn diễn tả nội dung giống như một lời chào hàng hay một ưu đãi đặc biệt nào đó đề mời khách hàng.

Ví dụ:

  • John has a good job offer for Susan.

John có một lời đề nghị công việc tốt dành cho Susan.

  • My final offer is 350$ per day for that project.

Lời đề nghị cuối cùng của tôi là 350$ mỗi ngày dành cho dự án đó.

  • He’s waiting for the most special offer from her.

Anh ta đang đợi đợt khuyến mãi đặc biệt nhất từ cô ấy.

Các bạn có thể tìm hiểu và ghi chép lại những cấu trúc offer dạng danh từ thường được sử dụng dưới đây:

  • To accept/ take up an offer: nhận lời ai cho việc gì.
  • To turn down an offer = To reject/ refuse/ decline an offer: từ chối lời đề nghị đưa ra.
  • Make an offer for something: trả giá một món đồ hay tài sản.
  • To consider an offer: xem xét một lời đề nghị.

Cấu trúc Offer dạng động từ

1. Offer ở dạng động từ thường mang nghĩa mời chào ai đó.

Offer + somebody + something

Offer + something TO somebody

Đề nghị/ mời ai điều gì

Ví dụ:

  • My father offered a ticket to me.

Bố tôi tặng tôi một tấm vé xem phim.

  • Can I offer you a drink?

Tôi có thể mời bạn một ly đồ uống không?

 

Cấu trúc offer trong tiếng Anh

 

2. Cấu trúc Offer đi với động từ nguyên thể (To verb)

Offer + to V

Khi ở dạng bị động, cấu trúc Offer này được dùng để diễn tả đề nghị.

Khi ở dạng chủ động, cấu trúc Offer này được dùng để diễn tả tình nguyện làm gì,

Ví dụ:

  • My sister offered to take me to Dinosaur Park.

Chị tôi tình nguyện đưa tôi tới công viên Khủng Long.

  • She offers to buy drinks for my birthday party.

Cô ấy tình nguyện mua đồ uống dành cho bữa tiệc sinh nhật của tôi.

  • I was offered to join this class.

Tôi được đề nghị tham gia lớp học này.

3. Cấu trúc Offer mang nghĩa trả giá

Offer + someone + Money + for something

Trả giá bao nhiêu cho cái gì

Ví dụ:

  • He offers 200$ for that house.

Anh ta trả giá 200 đô dành cho căn nhà đó.

  • Juventus offered $250 million for Ronaldo.

Đội bóng Juventus trả giá 250 triệu đô dành cho Ronaldo.

Chỉ với một từ “offer” thật nhiều cấu trúc phải không nào? Hãy ghi nhớ và vận dụng thật tốt nhé! Chúc các bạn học tập thật tốt!

>>> Mời xem thêm: 65 câu cảm ơn bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất