Ngữ pháp
Trong các dạng bài tập thì Cấu trúc câu tường thuật là mảng kiến thức lớn và quan trọng. Nó xuất hiện trong mọi đề thi cũng như bài kiểm tra trên trường lớp. Tuy nhiên, nhiều bạn lại lo lắng và thường làm mất điểm ở phần này vì không nắm vững kiến thức và không có một tài liệu cụ thể chính xác. Đừng lo lắng, chúng ta hãy tìm hiểu cấu trúc câu tường thuật, cách chuyển câu tường thuật một cách chi tiết nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Định nghĩa câu tường thuật là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, khi trò chuyện, tâm sự, giao tiếp với người khác bạn thường xuyên nhắc lại, thuật lại lời nói của ai đó với đối tượng nghe khác. Ví dụ “ Mai nói rằng cô ấy sẽ đến thăm chúng ta vào ngày mai”. Để thực hiện điều đó chúng ta sẽ sử dụng câu tường thuật.
Câu tường thuật còn có tên gọi khác là câu trần thuật, câu gián tiếp – Reported Speech, là loại câu dùng lời nói thuật lại, kể lại một câu chuyện nào đó. Hiểu một cách đơn giản là chuyển từ câu trực tiếp sang câu gián tiếp.
Các bước chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật
Có 4 bước để chuyển từ câu trực tiếp sang câu tường thuật:
- Bước 1: Chọn động từ tường thuật
- Bước 2: Lùi thì
- Bước 3: Đổi lại các đại từ và tính từ sở hữu.
- Bước 4: Đổi các từ chỉ nơi chốn, thời gian
Bước 1: Chọn động từ tường thuật
Khi tường thuật lại lời nói của người khác chúng ta sẽ nói theo mẫu: “ai đó nói rằng…”
Trong tiếng Anh có nhiều động từ tường thuật như:
- Told, asked = nói
- asked = yêu cầu
- denied = phủ nhận
- promised = hứa
- suggested = gợi ý, đề nghị
Tuy nhiên, chúng ta thường sử dụng said, told và asked lần lượt là động từ quá khứ của say, tell và ask.
Ở đây, các bạn cần phân biệt cách dùng của 2 động từ told và said.
Ví dụ:
- Lisa told Tom that…
(= Lisa nói với Tom rằng…)
- Lisa said that…
(= Lisa nói rằng…)
⇒ Khi dùng told, bắt buộc phải thuật lại rằng Lisa nói với một đối tượng khác là Tom. Còn đối với động từ said được dùng khi chúng ta không muốn nhắc đến đối tượng Tom trong câu gián tiếp.
Ngoài ra chúng ta có thể lược bỏ that trong câu tường thuật mà ý nghĩa câu không thay đổi.
Bước 2: Lùi thì
Khi chuyển từ câu trực tiếp sang gián tiếp, chúng ta cần đổi thì cho động từ, nói cách khác là lùi thì.
- Hiện tại đơn => Quá khứ đơn
- Hiện tại tiếp diễn => Quá khứ tiếp diễn
- Hiện tại hoàn thành => Quá khứ hoàn thành
- Hiện tại hoàn thành tiếp diễn => Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
- Quá khứ đơn => Quá khứ hoàn thành
- Quá khứ tiếp diễn => Quá khứ hoàn thành tiếp diễn
Lưu ý:
- Trong một số trường hợp giữ nguyên thì của động từ bởi không thể lùi thì được nữa (Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn) hoặc khi nói lại sự thật hiển nhiên hay chân lý.
Ví dụ:
- Lan said “Trees provide oxygen for Earth’s life.”
⇒ Lan told me that trees provide oxygen for Earth’s life.
(= Lan nói với tôi rằng cây xanh cung cấp oxi cho sự sống của Trái Đất)
Đây là một sự thật hiển nhiên nên không lùi thì.
- Những động từ khuyết thiếu khi chuyển sang câu gián tiếp không có sự thay đổi:
- would → would
- could → could
- might → might
- should → should
- ought to → ought to
Bước 3: Đổi lại các đại từ và tính từ sở hữu
Ví dụ: Tom told Lisa: ” I’m tired today so I can’t go to the club with you.”
⇒ Tom told Lisa that he was tired so he couldn’t go to the club with her
Cụ thể như sau:
Loại câu |
Trong câu trực tiếp |
Trong câu tường thuật |
Đại từ nhân xưng |
I |
He, she |
We |
They |
|
You |
I, We |
|
Đại từ sở hữu |
Mine |
His, hers |
Ours |
Theirs |
|
Yours |
Mine, Ours |
|
Tính từ sở hữu |
My |
His, her |
Our |
Their |
|
Your |
My, Our |
|
Tân ngữ |
Me |
Him, her |
Us |
Them |
|
You |
Me, us |
Bước 4: Đổi các từ chỉ nơi chốn, thời gian
Bởi vì khi thuật lại lời nói của ai đó, chúng ta không còn ở vị trí, thời điểm nói đó nữa. Cho nên khi chuyển từ câu trực tiếp sang câu trần thuật cần đổi các từ chỉ địa điểm, thời gian.
Cách chuyển trạng từ chỉ thời gian:
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
Now |
Then |
Today |
That day |
Yesterday |
The day before/ the previous day |
The day before yesterday |
Two days before |
Tomorrow |
The day after/the next (following) day |
Ago |
Before |
This week |
That week |
Last week |
The week before/ the previous week |
Last night |
The night before |
Next week |
The week after/ the following week |
Cách chuyển trạng từ chỉ nơi chốn
Câu trực tiếp |
Câu gián tiếp |
This |
That |
These |
Those |
Here |
There |
Các loại câu tường thuật thông dụng
1. Câu tường thuật thông thường
Cấu trúc câu: S + say(s) / said + (that) + S + V says / say to + O => tells / tell + O said to + O => told + O |
Ví dụ:
- She said to me: “I haven’t finished my homework.”
= She told me she hadn’t finished her homework.
Câu tường thuật cho câu hỏi
Câu hỏi Yes/ No
Câu tường thuật loại câu hỏi Có hay Không (Yes / No questions) có dạng sau:
S + |
asked (+ O) wanted to know wondered |
+ if / whether + S + V. |
Ví dụ:
- “Are you hungry?” he asked.
= He asked if / whether I was hungry.
- “Did you play this game?” Tam asked.
= Tam asked if / whether I had played this game.
Lưu ý: Khi tường thuật câu hỏi Có hay Không (Yes – No questions), ta phải chuyển câu hỏi trực tiếp sang dạng khẳng định, rồi thực hiện thay đổi thì, trạng từ chỉ thời gian, trạng từ chỉ nơi chốn, đại từ chỉ định, và chủ ngữ, tân ngữ, đại từ sở hữu cho phù hợp.
- says / say to + O => asks / ask + O
said to + O => asked + O
Ví dụ:
- He said to me: “Have you been to Japan?”
= He asked me if / whether I had been to Japan.
Câu hỏi có từ để hỏi Wh-questions
S + |
asked (+ O) wanted to know wondered |
+ Wh-words + S + V. |
Ví dụ:
- They asked us: “Where are you going on vacation?”
= They asked us where we were going on vacation.
- “What are you talking about?” said the teacher.
= The teacher asked us what we were talking about.
says / say to + O => asks / ask + O
said to + O => asked + O
Ví dụ:
- He said to me: “Who are you reading to?”
= He asked me who I was reading to.
Câu tường thuật dạng mệnh lệnh
Câu tường thuật loại câu mệnh lệnh khẳng định có dạng:
S + told + O + to-infinitive. |
Ví dụ:
- “Please wait for me here, Mary.” Tom said.
= Tom told Mary to wait for him there.
Câu tường thuật loại câu mệnh lệnh phủ định có dạng:
S + told + O + not to-infinitive. |
Ví dụ:
- “Don’t talk in class!” the teacher said.
= The teacher told the children not to talk in class.
Có một số động từ thường dùng khi tường thuật câu mệnh lệnh mà các bạn cần lưu ý. Bao gồm: tell, ask, order, advise, warn, beg, command, remind, instruct…
>>>Mời xem thêm: Chi tiết về cụm danh động từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất
Bạn có biết một trong những cách học tiếng Anh hiệu quả nhất là học qua những bộ phim nước ngoài không? Với cách này bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghe, nói, phát âm cũng như tăng khả năng phản xạ ngôn ngữ. Không những thế khi học tiếng Anh qua phim, bạn sẽ học được những từ ngữ, những câu giống nhau nhưng đặt vào ngữ cảnh và nội dung thì ý nghĩa của nó tương ứng với hoàn cảnh cụ thể. Cách học tiếng Anh qua phim ngày nay được rất nhiều bạn áp dụng và đạt được những hiệu quả khá cao
Phương pháp học tiếng Anh qua phim hiệu quả
Dù biết là học tiếng Anh qua phim sẽ đạt nhiều kết quả nhưng bạn có biết phương pháp nào sẽ giúp bạn học tiếng Anh qua phim hiệu quả nhất? Đôi khi học mà không có phương pháp các bạn sẽ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi phụ đề tiếng Việt mà không tập trung nghe được diễn viên đang nói gì. Đừng lo lắng hãy cùng thực hiện những bước dưới đây nhé!
Bước 1: Chọn phim yêu thích
Ngoài 10 bộ phim được giới thiệu bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn các bộ phim học nước ngoài khác mà bạn yêu thích cũng như phù hợp với trình độ của bản thân để tăng sự hứng thú khi xem giúp bạn không bị chán khi nghe. Bạn sẽ không có động lực học nếu lựa chọn trình độ quá dễ. Ngược lại, nếu chọn phim quá khó thì bạn sẽ không thể hiểu được nội dung nào cả!
Bước 2: Tải phụ đề tiếng Anh cho phim
Bạn có thể lựa chọn các trang web có phụ đề tiếng Anh hay tải phụ đề tại https://subscene.com sau đó bạn sử dụng phần mềm VLC để xem phim tùy chỉnh theo tốc độ bản thân mong muốn
Bước 3: Xem phim và ghi chú đầy đủ
Bạn nên sử dụng một cuốn sổ tay để ghi chép các từ mới, các cấu trúc mới cũng như các thành ngữ hay. Nên ghi theo chủ đề và sắp xếp theo bảng chữ cái. Như vậy bạn đã có cuốn từ điển riêng cho mình rồi! Và cố gắng luyện tập thực hành thường xuyên kiến thức bạn ghi lại nhé!
Bước 4: Xem phim và đoán nội dung
Khi bạn đang xem phim mà bất chợt gặp từ/đoạn khó nghe bạn không hiểu nghĩa, hãy cố gắng dựa theo ngữ cảnh mà mình suy đoán vào câu nói để đối phó với nó đồng thời cảm thấy thoải mái khi nghe tiếp. Bạn sẽ không nhất thiết hiểu 100% nội dung phim mà chỉ cần nắm bắt được nội dung chính.
Bước 5: Cố gắng nói theo phim
Với các câu ngắn dưới 10 từ, bạn hãy cố gắng đọc theo, nhại lại giọng điệu trong phim để học được cách phát âm cũng như ngữ điệu của người bản xứ. Hoặc bạn có thể đưa ra bình luận về bộ phim để tăng khả năng về cách dùng từ của bạn.
10 bộ phim học tiếng Anh hay nhất mà bạn nên biết
10 bộ phim được liệt kê theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao dành cho người học tiếng Anh. Với cách học tiếng Anh qua phim này có các lời thoại, các diễn viên nói với tốc độ tự nhiên, vừa phải đồng thời thường sử dụng những từ vựng thông dụng trong giao tiếp hàng ngày. Chúc các bạn học tập thật tốt!.
>>> Mời tham khảo: trung tâm học tiếng anh cho trẻ em tại hà nội
1. ADVENTURE TIME
Adventure Time là một series phim hoạt hình tiếng Anh đầy màu sắc dành cho các bạn yêu thích thể loại phim này. Đây là 1 series phim hoạt hình vui nhộn, hoành tráng và khá nổi tiếng của đài Cartoon Network bắt đầu phát sóng từ năm 2010. Bộ phim là hơn ba trăm chuyến phiêu lưu dài 11 phút, được chiếu trong 9 mùa. Qua bộ phim chúng ta sẽ học được vô số cách nói hay cũng như những cụm từ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày. Các nhân vật được xây dựng với cách nói khá chậm phù hợp với những bạn mới bắt đầu. Bộ phim kể về các cuộc phiêu lưu trong 1 thế giới hậu khải huyền của cậu bé Finn cùng với một chú chó có phép thuật tên Jake, cũng đồng thời là anh nuôi/bạn thân của cậu.
Đây đúng là một phim hoạt hình có ý nghĩa lớn và nhiều bài học thực tế. Đừng bỏ phí cơ hội thưởng thức nhé!
2. ONCE UPON A TIME
Đây là 1 bộ phim khá vui nhộn dành cho các bạn muốn học tiếng Anh qua phim.. Series này là 1 câu chuyện có nội dung chính là kể về số phận của Emma Swan – con gái của Hoàng tử Charming và Bạch Tuyết. Tất cả vì phải gánh chịu 1 lời nguyền của Hoàng Hậu – mẹ kế của Bạch Tuyết, những nhân vật cổ tích bị tống đến Storybrooke – 1 thị trấn trong thế giới hiện đại, đồng thời Emma cũng được gửi đến thế giới này để có thể giải cứu cha mẹ và thần dân trong vương quốc của mình khỏi lời nguyền tai ác này.
Nội dung phim lôi cuốn và vô cùng hấp dẫn cùng xem và học tập ngay nào!
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến miễn phí cho trẻ em
3. GLEE
Glee trong tiếng Anh được hiểu với nghĩa là “hoan hỉ”, “vui vẻ”. Đây chính là nội dung cũng như không khí mà bộ phim đem lại cho người xem. Bộ phim nói về 1 nhóm học sinh “lập dị”, bị bắt nạt, và tham gia vào một câu lạc bộ âm nhạc Glee club, đây là 1 cách để giải tỏa những nỗi bức xúc của mình, khám phá bản thân và tìm động lực theo đuổi giấc mơ.
1 bộ phim với tình tiết nhẹ nhàng, dễ xem, dễ hiểu với nhiều nhân vật, mỗi nhân vật có 1 hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau về cuộc đời. Mỗi tình huống diễn ra đều rất đời thường, cùng với lời thoại cũng rất đơn giản, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Chưa kể mỗi tập phim đều là 1 bữa tiệc âm nhạc với các bản cover được phối lại rất sáng tạo, đặc biệt có nhiều bản còn xuất sắc hơn bản gốc nữa.
4. EXTRA ENGLISH
Đây là 1 bộ phim vô cùng tuyệt vời dành cho những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh. Các diễn viên trong phim có phát âm khá chuẩn, từ đó giúp bạn cải thiện rất nhiều kỹ năng nghe cũng như bổ sung lượng lớn từ vựng
Extra English gồm có ba mươi tập, mỗi tập không quá ba mươi phút. Với thời lượng như vậy sẽ không gây cảm giác mệt mỏi hay chán nản cho người mới bắt đầu vì phải tiếp xúc hay tiếp thu quá nhiều thông tin mới trong 1 khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó nội dung phim lại vô cùng hài hước và thú vị, mang đến tính giải trí cao, tạo được sự yêu thích và hứng thú của người xem. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của Nick, Bridget, Annie và Hector.
Hector là 1 người mới chuyển từ Argentina đến Anh Quốc đồng thời có vốn tiếng Anh rất “khiêm tốn”, anh phải tìm những người bạn bản ngữ để cải thiện khả năng ngoại ngữ của bản thân. Bởi vậy, 3 người bạn đã rất vất vả để dạy Hector học ngoại ngữ. Do hoàn cảnh của Hector trong Extra English có nhiều điểm tương đồng với khán giả, những người cũng đang vật lộn với tiếng Anh nên người xem có thể hiểu được hoàn toàn nội dung của câu chuyện. Mỗi tập phim gồm rất nhiều các từ ngữ và câu sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Đây được coi là cách học tiếng Anh qua phim truyền cảm hứng cho những người mới học trên toàn thế giới.
5. F.R.I.E.N.D.S
Bộ phim này dành cho những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh qua phim nhưng sẽ ở trình độ cao hơn 1 chút so với Extra English. Bộ phim được dùng hầu hết ở những trung tâm tiếng Anh trên nước Mỹ. Nó được xem như là 1 công cụ tuyệt vời để cải thiện kỹ năng nghe nói và phản xạ ngôn ngữ.
Friends là 1 trong những hài kịch tình huống nổi tiếng của truyền hình Mỹ, kể về cuộc sống của 6 người bạn sinh sống tại khu Greenwich Village của New York. Qua bộ phim khán giả sẽ có cái nhìn chân thật nhất về xã hội Mỹ, về phong cách sống, cách tư duy và ứng xử của người Mỹ.
6. HOW I MET YOUR MOTHER
Bộ phim khá quen thuộc phải không nào? Nó được xem như là phiên bản hiện đại của Friends. Phim có nội dung đời thường, giúp bạn học được rất nhiều cách giao tiếp và các idioms thông minh, thú vị mà dân bản địa hay sử dụng.
How I met your mother được biết đến như 1 series phim cực kỳ độc đáo đi kèm với nhiều yếu tố vui nhộn, bất ngờ và nội dụng cuốn hút. Nhân vật chính của bộ phim là Ted Mosby, người cha đang kể lại cho 2 đứa con về việc anh ta đã gặp vợ mình ra sao, bên cạnh đó là những hành trình thú vị và đầy màu sắc của Ted cùng với 4 người bạn chí cốt. Bộ phim mang đến các câu chuyện đời thường về công việc, tình yêu và cuộc sống đậm chất Mỹ.
7. FORREST GUMP
Bộ phim công chiếu vào năm 1994, Forrest Gump đạt được rất nhiều thành công rực rỡ khi giành được 3 giải Quả cầu vàng và 6 giải Oscar danh giá.
Đây là bộ phim kể về cuộc đời của một người có chỉ số IQ 75 tên Forrest Gump. Cuộc đời ông gắn liền với một giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước Mỹ. Trong khi chờ chuyến xe bus, nhân vật chính kể lại những câu chuyện mà mình đã trải qua với những người lạ bằng sự ngô nghê và thành thực. Cuộc đời cậu là một đầy rẫy những thăng trầm, những sự kiện không ngờ tới, nhưng Forrest cứ vậy mà đi qua chúng một cách nhẹ nhàng. Cậu không hề tính toán, phân tích hay kỳ vọng bất kỳ điều gì vào cuộc đời. Điều đặc biệt là bằng chính sự ngây thơ trong sáng đó đã giúp Forrest không những vượt qua được những biến cố trong cuộc đời mà còn giúp rất nhiều những người khác vươn lên trong cuộc sống.
Bộ phim chứa đựng ý nghĩa to lớn về tình người, sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong khổ đau. Nhân vật chính trong phim do gặp vấn đề về tâm lý nên phát âm tiếng Anh vô cùng chậm rãi, ngôn ngữ được sử dụng phim rất đơn giản và dễ hiểu. Đây là bộ phim kinh điển của nước Mỹ, cung cấp cho người xem nhiều điểm đặc biệt về văn hóa và lịch sử quốc gia này.
8. 500 DAYS OF SUMMER
500 days of summer là 1 bộ phim tình cảm lãng mạn được kể dưới con mắt của nam nhân vật chính Tom Hansen về cuộc gặp gỡ của anh với cô gái xinh đẹp Summer. Bộ phim chứa đựng từng cung bậc cảm xúc của 2 người: họ gặp nhau, yêu nhau, rồi chia xa, tên của bộ phim: 500 ngày – một con số xác định, như đã báo trước kết cục này. Bộ phim độc đáo ở tính chân thực cũng như “đời thường” nó mang lại, cốt truyện độc đáo khác hẳn với các bộ phim hài lãng mạn chúng ta thường thấy.
Ngôn từ được dùng trong phim rất đơn giản và dễ hiểu, những nhân vật nói khá chậm đồng thời phát âm rõ ràng, bên cạnh đó, vì câu chuyện kể theo góc nhìn từ phía 1 người nên cũng sẽ dễ dàng hơn để theo dõi mạch phim.
9. HARRY POTTER
Chắc chắn ai trong chúng ta cũng không dưới một lần được nghe cái tên “Harry Potter”. Đây không chỉ đơn giản là series sách hay phim điện ảnh thành công nữa mà nó đã trở thành 1 hiện tượng văn hóa đại chúng suốt 2 thập kỷ. Đó là câu chuyện về những cuộc phiêu lưu của cậu bé sinh ra với vết sẹo hình tia chớp cùng những người bạn chống lại thế lực hắc ám.
Bộ phim kết hợp nhiều thể loại: giả tưởng, kinh dị, phiêu lưu, lãng mạn,.. mang giá trị văn hóa và những bài học to lớn. Cũng có rất nhiều các thuật ngữ trong bộ phim đã được đưa vào từ điển Oxford.
10. Một số bộ phim nâng cao khác
Các bộ phim về sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày thông thường sẽ có nhiều từ mới hơn. Đặc biệt, các bộ phim với nội dung sâu sắc về xã hội, các nhân vật với các tính cách và hoàn cảnh sống khác nhau sẽ giúp bạn nâng cao một cách toàn diện với nhiều chủ đề xoay quanh cuộc sống. Mời các bạn tham khảo:
- The Pursuit of Happiness
- Gone with the wind
- One flew Over the Cuckoo’s Nest
- Maleficent
- The Amazing Spider Man
- Iron Man
- How to train your dragon
- Alvin and the chipmunks
- King Kong
- The Fault in our stars
- The Hunger Games
- Forrest Gump
Trên đây là tổng hợp các bộ phim hay giúp các bạn học tập tiếng Anh hiệu quả nhất. Hãy lưu lại và cùng khám phá thôi nào. Chúc bạn học tập thật tốt!
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các quy tắc phát âm tiếng Anh chi tiết nhất
Bổ ngữ trong tiếng Anh là thành phần đóng vai trò bổ sung thêm ý nghĩa, nội dung cho một thành phần nào đó của câu. Hãy cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu vị trí và cách dùng của bổ ngữ trong tiếng Anh trong bài viết dưới đây.
Định nghĩa bổ ngữ
Bổ ngữ trong tiếng Anh là một từ, cụm từ hoặc mệnh đề (một cụm chủ ngữ – vị ngữ) cần thiết để hoàn thành một cách diễn đạt nhất định. Nói cách khác, bổ ngữ bổ sung ý nghĩa cho một thành phần của câu.
Ví dụ:
- I love hearing the sounds of the birds in the morning.
(Tôi thích nghe tiếng chim hót buổi sáng.)
- She thinks he is hiding something from her.
(Cô ấy nghĩ rằng anh ấy đang giấu cô cái gì đó.)
- He thinks she’s cooking dinner in the kitchen for him.
Anh ấy nghĩ rằng cô ấy đang nấu bữa tối trong bếp cho anh ấy.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online có thực sự hiệu quả
Vị trí của bổ ngữ trong tiếng Anh
Bạn đã nắm rõ định nghĩa về bổ ngữ trong tiếng Anh hay chưa? Chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về các vị trí của bổ ngữ trong câu qua những ví dụ cụ thể sau đây nhé.
1. Vị trí của bổ ngữ cho chủ ngữ
Đối với dạng bổ ngữ cho chủ ngữ trong tiếng Anh, bổ ngữ sẽ có vị trí ở ngay phía sau động từ nối hoặc động từ liên kết. Trong ngữ pháp, bổ ngữ cho chủ ngữ sẽ được gọi là Subject Complement, ký hiệu là Cs.
Công thức:
S + V + Cs
Ví dụ:
- He is a doctor.
Anh ta là một bác sĩ.
- She is my wife.
Cô ấy là vợ của tôi.
2. Vị trí của bổ ngữ cho tân ngữ
Đối với dạng bổ ngữ cho tân ngữ trong tiếng Anh, bổ ngữ sẽ có vị trí ở phía sau tân ngữ trực tiếp (dO). Trong ngữ pháp, bổ ngữ cho tân ngữ sẽ được gọi là Object Complement, ký hiệu là OC
Công thức:
S + V + dO + OC
Ví dụ:
- His staff sent him a new report.
S V dO OC
Nhân viên của anh ấy đã gửi cho anh ấy một bản báo cáo mới.
- My boss gave me a christmas gift
S V dO OC
Sếp của tôi đã tặng tôi một món quà Giáng Sinh.
Các dạng bổ ngữ trong tiếng Anh thường gặp và cách dùng
Có 2 dạng bổ ngữ thường gặp đó là bổ ngữ cho chủ ngữ và bổ ngữ cho tân ngữ.
1. Bổ ngữ cho chủ ngữ
Chủ ngữ của câu là người, sự vật, ý tưởng, hoặc địa điểm mà nội dung của câu đó nói đến. Bổ ngữ chủ ngữ thường chỉ theo sau động từ liên kết (không phải là 1 động từ hành động), đây là những dạng của động từ tobe. 1 vài động từ nối/ liên kết thông dụng như: is, are, am, was, were.
Một số động từ có thể đóng vai trò của động từ hành động hoặc động từ liên kết, tùy thuộc vào câu. Các ví dụ phổ biến bao gồm các từ feel, grow, sound, taste, look, appear, smell… Bổ ngữ cho chủ ngữ có thể là một danh từ, một tính từ, một từ đơn hoặc một cụm danh từ, tính từ.
Ví dụ:
- My Parents are doctors.
Bố mẹ tôi đều là bác sĩ
Ở ví dụ này, my parents được hiểu là chủ ngữ, are sẽ đóng vai trò là động từ tobe làm động từ liên kết, và doctors sẽ làm bổ ngữ đối với my parents. Bạn có thể thấy rằng nếu như thiếu mất doctors, nội dung của câu nói này sẽ không thực sự hoàn chỉnh dù cho có đầy đủ chủ ngữ và động từ chính.
- I’m feeling very tired!
Tôi đang cảm thấy vô cùng mệt mỏi!
- The meal tastes delicious.
Bữa ăn có vị rất ngon.
2. Bổ ngữ cho tân ngữ
Tân ngữ là người, sự vật, địa điểm, hoặc ý tưởng đang nhận hành động của động từ.
Bổ ngữ cho tân ngữ cũng sẽ có vị trí là theo sau những động từ liên kết. Cung cấp thêm thông tin dành cho tân ngữ, bổ sung ý nghĩ đối với tân ngữ. Bổ ngữ cho tân ngữ hoàn toàn có thể là 1 tính từ, danh từ, từ đơn hay 1 cụm từ, 1 cụm danh từ, 1 cụm tính từ. Các câu nếu có sự xuất hiện của bổ ngữ cho tân ngữ thông thường dùng ngoại động từ.
Ví dụ:
- Her actions made her father very angry.
Những hành động của cô ta đã khiến cho bố cô ta vô cùng tức giận.
Ở ví dụ này, chủ ngữ là her actions, động từ là made, tân ngữ sẽ là her father và đồng thời bổ ngữ sẽ là very angry. Very angry ở đây sẽ có vai trò làm bổ ngữ đối với tân ngữ her father, bởi vì nó cung cấp thêm thông tin dành cho bố của cô ta.
- I find her pieces of writing really interesting.
Tôi cảm thấy những gì cô ấy viết cực kỳ thú vị.
- A big water bottle will keep you hydrated throughout the day.
Một bình nước lớn sẽ cung cấp đủ nước cho bạn suốt cả ngày.
>>> Mời xem thêm: Cấu trúc Why don’t we trong tiếng Anh chi tiết nhất
Bạn sẽ nói như nào khi muốn đề nghị người khác làm gì đó bằng tiếng Anh. Ngoài cách nói thông thường trong tiếng Anh còn một cách nói khác đó là dùng cấu trúc Why don’t we. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Cấu trúc why don’t we – Đưa ra lời đề nghị một cách trực tiếp
Why don’t we : Tại sao chúng ta không...
Why don’t we là một trong những cấu trúc câu đề nghị phổ biến nhất. Cấu trúc này được sử dụng nhằm gợi ý một ý tưởng xuất phát từ ý nghĩ chủ quan.
Cấu trúc why don’t we:
Why don’t we/ you + V(nguyên mẫu)…
Ví dụ:
- Why don’t we go to the school together?
Tại sao chúng ta không đến trường cùng nhau nhỉ?
- Why don’t we go to pub tonight?
Tại sao chúng ta không tới quán pub vào tối nay?
- Why don’t we play table tennis together?
(Tại sao chúng ta không chơi bóng bàn cùng nhau?)
- Why don’t we cook noodles for dinner tonight?
(Tại sao chúng ta không nấu mì cho bữa tối nay?)
- Why don’t we wear double shirts?
(Tại sao chúng ta không mặc áo đôi?)
Chú ý: Khi bạn dùng cấu trúc này thì động từ trong câu sẽ là động từ nguyên mẫu và không có to.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
Cấu trúc why not – Biến thể của why don’t we
Bên cạnh cấu trúc why don’t we thông dụng, bạn có thể sử dụng một dạng cấu trúc mang ngữ nghĩa truyền tải tương tự đó là cấu trúc why not…
Cấu trúc why not:
Why not + V(nguyên mẫu) …?
Why not + thành ngữ…?
Why not + trạng từ chỉ thời gian/ nơi trốn,…?
Ví dụ:
- Why not eat fried chicken and pizza?
(Tại sao không ăn gà rán và pizza nhỉ?)
- Why not let your hair down tonight?
(Tại sao không xả stress tối nay nhỉ?)
- Why not Ha long? That place is very beautiful.
(Tại sao không phải Hạ Long? Ở đó rất đẹp.)
Cách trả lời why don’t we với câu đề nghị trong tiếng Anh
- Thể hiện sự đồng ý đối với lời đề nghị đó:
- That sounds good.
Nghe hay đó.
- I like it! Let’s go.
Tôi thích điều đó! Đi thôi nào.
- That is a good idea!
Đó là một ý kiến hay!
- Thể hiện sự từ chối đối với lời đề nghị đó:
- I’m not sure I can
Tôi không chắc tôi có thể làm điều đó.
- I’m so sorry, I’m busy.
Tôi xin lỗi, tôi bận rồi.
Ví dụ:
- Why don’t we drink coffee? – Let’s do that.
(Tại sao chúng ta không uống cà phê? – Quyết định vậy đi.)
- Why don’t we play basketball now? – I don’t think that’s a good idea. It’s raining.
(Tại sao chúng ta không chơi bóng rổ bây giờ? – Tớ không nghĩ đây là một ý kiến hay đâu. Trời đang mưa.)
>>> Mời xem thêm: Khám phá ngay các lễ hội bằng tiếng Anh chi tiết nhất
Mỗi năm ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội truyền thống được tổ chức cũng như diễn ra ở nhiều địa điểm, thời gian khác nhau. Dù vậy bạn đã biết hết về những lễ hội truyền thống đó chưa? Cùng khám phá tên của các lễ hội bằng tiếng Anh để hiểu thêm về nét văn hóa dân gian Việt.
Các mẫu câu giao tiếp về lễ hội tiếng Anh thông dụng
Đây là chủ đề khá thông dụng để trò chuyện để hiểu thêm văn hóa cũng như mang nền văn hóa Việt chia sẻ cho những người bạn nước ngoài nhé/
Những câu hỏi về lễ hội bằng tiếng Anh
Chúng ta có thể bắt đầu một cuộc hội thoại bằng cách đặt ra một câu hỏi dành cho người nghe. Dưới đây là một số câu hỏi về chủ đề lễ hội bằng tiếng Anh cơ bản.
Tet holiday’s around the corner, are you staying home or going away?
Sắp đến Tết rồi, bạn định đón Tết ở nhà hay đi chơi xa thế?
How many days off you are allowed to take during Lunar New Year?
Dịp Tết nguyên đán bạn được nghỉ làm bao nhiêu ngày đấy?
What are your plans for Tet holiday?
Kỳ nghỉ Tết sắp tới bạn dự định làm gì chưa?
Have you got any gifts for your wife on Vietnamese Family Day?
Ngày gia đình Việt Nam bạn có tặng quà gì cho vợ bạn không?
Got any plans for Christmas and New Year?
Bạn có dự định gì cho lễ Giáng Sinh và Năm mới chưa?
What do you intend to give your girlfriend on Valentine’s Day?
Bạn định tặng bạn gái bạn thứ gì vào ngày lễ tình nhân?
How was your day off?
Kỳ nghỉ của bạn thế nào?
Are you at home over Christmas, or are you going away?
Bạn sẽ ở nhà trong lễ Giáng sinh, hay đón ở bên ngoài?
What are you up to over Christmas?
Bạn định làm gì trong lễ Giáng Sinh?
How was your holiday?
Kỳ nghỉ vừa rồi của bạn thế nào?
Did you have fun last holiday?
Bạn nghỉ lễ có vui không?
Do you want to get away for a couple of days?
Bạn có muốn đi đâu xa vài ngày không?
Did you get up to anything interesting?
Bạn có làm điều gì thú vị không?
Did you see the New Year in?
Bạn có đón giao thừa không?
How many days off during Lunar New Year?
Bạn sẽ được nghỉ mấy ngày vào dịp Tết này?
Did you get any plans for Lunar New Year?
Bạn có dự định gì cho dịp nghỉ Tết chưa?
Những mẫu câu nói về lễ hội bằng tiếng Anh
Đây sẽ là một số mẫu câu nói cũng như trả lời về lễ hội:
It was only in Mid-autumn that we could enjoy moon cake. |
Chỉ khi đến tết Trung Thu thì chúng tôi mới có thể thưởng thức bánh Trung Thu. |
We still remembered mooncake’s special taste, which was never enough for our hurry tummy. |
Chúng tôi vẫn nhớ mùi vị đặc biệt của bánh Trung Thu, nó không bao giờ là đủ cho chiếc bụng đói của chúng tôi. |
Wishing you and your boyfriend a happy Valentine’s Day. |
Chúc bạn và bạn trai của bạn có một ngày lễ Tình Nhân vui vẻ nhé. |
His daughter would like a star-shaped lantern for Mid-autumn festival. |
Con gái anh ta muốn có một chiếc đèn ông sao cho ngày tết Trung Thu. |
Oh, we didn’t do much. Just lazed about. |
Chúng tôi chẳng làm gì nhiều cả, chỉ ngồi rảnh rỗi thôi. |
Are you at home over Tet holiday, or are you going away? |
Bạn sẽ đón kì nghỉ Tết ở nhà hay đi chơi xa? |
You know what? Christmas is coming. |
Bạn biết gì không? Giáng sinh sắp tới rồi. |
How many days off during Lunar New Year? |
Bạn sẽ được nghỉ mấy ngày vào dịp Tết này? |
My school allows students to take 15 days off. |
Trường tôi cho phép học sinh nghỉ mười lăm ngày. |
Did you get any plans for Lunar New Year? |
Bạn có dự định gì cho dịp nghỉ Tết chưa? |
With your family have a good holiday. |
Chúc gia đình bạn có một kỳ nghỉ tốt lành. |
What do you intend to give your girlfriend on Valentine’s Day? |
Bạn định tặng bạn gái bạn thứ gì vào ngày lễ tình nhân? |
I am sending her a large bouquet to her office, accompanied by a letter and a necklace which she liked. |
Tôi định gửi cho cô ấy một bó hoa to đến văn phòng của cô ấy, kèm thêm một bức thư và một sợi dây chuyền cô ấy thích từ lâu. |
For me, the Mid-autumn festival reminds me of many fascinating activities. |
Với tôi, tết Trung Thu nhắc tôi nhớ đến những hoạt động hấp dẫn. |
On Christmas Day, we sit in front of the fire and take turns reading Christmas stories. |
Vào ngày lễ Giáng Sinh, chúng tôi cùng ngồi cạnh đống lửa và kể về những câu chuyện Giáng Sinh. |
Oh, come on, no work on holidays. |
Thôi nào, đừng làm việc vào ngày nghỉ. |
I wish I could come with you guys. But I still have some projects I need to catch up on. |
Tôi ước tôi có thể đi cùng mọi người. Nhưng tôi vẫn còn một vài dự án cần phải hoàn thành. |
How was your day off? |
Kỳ nghỉ của bạn thế nào? |
Did you get up to anything interesting? |
Bạn có làm điều gì thú vị không? |
We got away for a couple of days. |
Chúng tôi đi chơi xa vài ngày. |
Did you see the New Year in? |
Bạn có đón giao thừa không? |
The usual same old, same old. |
Vẫn là những điều bình thường như cũ thôi. |
Wonderful thanks! |
Thật tuyệt vời, cảm ơn bạn. |
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến cho học sinh tiểu học
Các lễ hội ở Việt Nam bằng tiếng Anh
Dưới đây là các lễ hội lớn phổ biến ở Việt Nam:
- Vietnamese Women’s Day – October 20: Ngày phụ nữ Việt Nam
- Teacher’s Day – November 20: Ngày nhà giáo Việt Nam
- Christmas Day – December 25: Giáng sinh
- Vietnamese New Year: Tết Nguyên Đán
- New Year – January 1: Tết Dương Lịch
- International Children’s Day – June 28: Ngày quốc tế thiếu nhi
- Vietnamese Family Day – June 28: Ngày gia đình Việt Nam
- International Workers’ Day – May 1: Ngày Quốc Tế lao động
- Hung Kings Commemorations – 10th day of 3rd lunar month: Giỗ tổ Hùng Vương
- Hung Kings Temple Festival: Lễ hội đền Hùng
- Liberation Day/ Reunification Day – April 30: Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.
- National Day – September 2: Quốc Khánh
- Communist Party of Vietnam Foundation Anniversary – February 3: ngày thành lập Đảng
- International Women’s Day – March 8: Quốc Tế phụ nữ
- Dien Bien Phu Victory Day – May 7: Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ
- President Ho Chi Minh’s Birthday – May 19: Ngày sinh chủ tịch Hồ Chí Minh
- Remembrance Day: Ngày thương binh liệt sĩ
- Capital Liberation Day – October 10: ngày giải phóng thủ đô
- Lantern Festival – 15/1 lunar: Tết Nguyên Tiêu
- Buddha’s Birthday – 15/4 lunar: Lễ Phật Đản
- Ghost Festival – 15/7 lunar: Vu Lan
- Mid-Autumn Festival – 15/8 lunar: Tết Trung Thu
- Kitchen guardians – 23/12 lunar: ông Táo về trời
- Halloween: Ngày lễ hoá trang
- April Fool’s Day: ngày nói dối
- Valentine’s Day: ngày lễ tình nhân
- Easter: lễ Phục Sinh
- Lim Festival: hội Lim
- Father’s Day: ngày của Bố
- Good Friday: ngày thứ sáu tuần Thánh
- Thanksgiving: lễ tạ ơn
- Giong Festival: Hội Gióng
Tên các lễ hội trên thế giới bằng tiếng Anh
- New Year’s Day: Ngày Đầu Năm Mới
- Christmas Eve: Đêm Giáng sinh
- Boxing Day: Ngày lễ tặng quà (sau ngày Giáng sinh)
- Christmas Day: Ngày lễ Giáng sinh
- Good Friday: Ngày thứ Sáu Tuần Thánh
- April Fools’ Day: Ngày Nói dối
- May Day: Ngày Quốc Tế Lao Động
- Valentine’s Day: Ngày Lễ Tình Nhân/Ngày
- Easter Monday: Ngày thứ Hai Phục sinh
- Easter: Lễ Phục sinh
- Christmas: Giáng sinh
- New Year’s Eve: Đêm Giao thừa
- Halloween: Lễ hội Halloween (Lễ hội Hóa trang)
- Saint Patrick’s Day: Ngày lễ Thánh Patrick
- Mother’s Day: Ngày của Mẹ
- Father’s Day: Ngày của Bố
- Thanksgiving: Ngày lễ Tạ Ơn
- Valentine Bank holiday (public holiday): ngày quốc lễ
- Chinese New Year: Tết Trung Quốc (Tết âm lịch)
- Independence Day: Ngày lễ Độc Lập
Bài viết về lễ hội bằng tiếng Anh
Trong một số bài tập, bài kiểm tra, hoặc bài thi năng lực bạn sẽ có thể bắt gặp đề bài: “Hãy miêu tả về một lễ hội ở Việt Nam mà em biết”. Nhằm giúp các bạn không bị lúng túng hay gặp khó khăn với dạng bài viết này, chúng mình đã có một bài viết mẫu với đoạn văn bằng tiếng Anh về lễ hội ở Việt Nam dưới đây.
Đoạn văn sau sẽ miêu tả lễ hội bằng tiếng Anh – lễ chọi trâu ở Đồ Sơn.
There is a very big festival in my hometown. It is buffalo fighting festival in Do Son – Hai Phong, famous all over the country. At the festival, tourists from all over the world flock to see the festival. Before starting to fight buffaloes, there was a very special traditional flag dance. After that, the elderly took the buffalo out and started a buffalo fighting day. The first buffalo is number 87. The second buffalo is number 89. Buffalo number 89 is my village’s buffalo. Two fierce buffalo fought. After many fierce matches, the cheers of the audience. My buffalo No. 89, I won. He will bring glory, pride, prosperity to my village.
I like buffalo fighting because the buffalo show proves the prosperity of my hometown.
Bài dịch
Ở quê em có một lễ hội rất lớn. Đó là lễ hội chọi trâu ở Đồ Sơn – Hải phòng, lễ hội này nổi tiếng trên khắp các vùng miền cả nước. Vào ngày hội này, du khách khắp nơi đổ về xem hội rất đông. Trước khi bắt đầu chọi trâu có một màn múa cờ truyền thống rất đặc sắc. Sau đó các cụ già làng dắt trâu ra thế là bắt đầu một ngày hội. Con trâu thứ nhất là số 87. Con trâu thứ hai là số 89. Con trâu số 89 là con trâu của làng em. Hai con trâu hùng hổ đánh nhau. Trong những trận đấu quyết liệt thì tiếng reo hò của khán giả cứ vang lên không ngớt. Ông trâu số 89 của làng em đã chiến thắng. Ông trâu ấy sẽ mang vinh quang, tự hào và cả sự sung túc cho cả làng em.
Em rất thích hội chọi trâu bởi hội chọi trâu chứng minh sự thịnh vượng của quê hương em.
Bài văn mẫu viết về Tết Nguyên Đán.
Hi, my name is Ngoc. I am 18 years old. I live with my family in Ha Noi city, Vietnam. In my country, spring is the best season of the year because it has Tet holiday. In Tet holiday, the streets are very great with green trees, red flowers, and funny noisy. In every house, there are a big tree with many love flowers and plants. Any things else? There are a lot of delicious drinks, cakes and candies. In Tet holiday, children have money from adults. It’s so great. What about you? Can you tell me about your country best holiday? Thank you so much.
Bài dịch
Xin chào, tôi tên là Ngọc. Tôi 18 tuổi, và hiện tại tôi đang sống với gia đình ở thành phố Hà Nội. Ở nước tôi, mùa xuân là mùa tuyệt nhất trong năm vì có kỳ nghỉ Tết. Trong dịp Tết, đường phố rất tuyệt vời với cây xanh, hoa đỏ, và âm thanh vui vẻ. Trong mỗi ngôi nhà, có một cái cây lớn với nhiều hoa và cây đáng yêu. Còn gì nữa không? Có rất nhiều đồ uống, bánh ngọt và kẹo ngon. Trong dịp Tết, trẻ em được nhận tiền mừng tuổi từ người lớn. Điều đó thật tuyệt! Còn với bạn thì sao? Bạn có thể kể về kì nghỉ tuyệt nhất bên nước bạn được không? Cảm ơn bạn trước nhiều.
Trên đây là những mẫu câu thường xuyên được áp dụng vào những dịp lễ hội bằng từ vựng lễ hội tiếng Anh và gợi ý viết về một lễ hội ở việt nam bằng tiếng Anh. Dựa vào những mẫu câu tham khảo và các từ vựng về các lễ hội ở Việt Nam bằng tiếng Anh trên, ngoài ra bạn đọc có thể tự tạo ra cho mình các mẫu câu khác ứng dụng linh hoạt vào tuỳ từng hoàn cảnh khác nhau.
Bài viết về các lễ hội ở Việt Nam bằng tiếng Anh, hi vọng giúp bạn đọc cung cấp được phần nào những thông tin bổ ích về những ngày lễ hội ở Việt Nam và tăng thêm vốn từ vựng về lễ hội tiếng Anh một cách đầy đủ nhất.
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp cách đọc phụ âm tiếng Anh cơ bản đầy đủ nhất
Cách đọc phụ âm tiếng Anh cơ bản là một phần kiến thức quan trọng. Học tốt cách đọc phụ âm là một bước nền giúp bạn học tốt hơn tiếng Anh giao tiếp.
Tổng quan về phụ âm trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh chúng ta có 24 phụ âm. Trong đó có 16 phụ âm tạo thành 8 cặp. Những cặp này có khẩu hình miệng giống nhau. Chính vì vậy để biết cách đọc 16 âm này chúng ta chỉ việc học cách đọc 8 âm đầu, 8 âm sau có khẩu hình miệng và vị trí lưỡi tương tự 8 âm đầu, chỉ khác biệt là 8 âm đầu là các âm rung, còn 8 âm sau là các âm không rung. Cách đọc các phụ âm trong tiếng Anh không quá khó. Chỉ cần bạn cố gắng và chú ý thật kỹ là có thể làm được.
Cách đọc phụ âm tiếng Anh
Cách đọc phụ âm tiếng Anh /p/:
- Âm /p/ được tạo ra bằng cách cách mím chặt hai môi khiến dòng khí đi lên bị chặn lại, sau đó hai môi mở đột ngột để luồng khí bật ra ngoài. Do âm /p/ là âm vô thanh, dây thanh sẽ không rung lên khi bạn phát âm phụ âm này.
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, nếu không có âm rung là đúng.
- Ví dụ:
Pop /pɒp/ Pen /pen/
Open /ˈəʊpən/ Put /pʊt/
Cách đọc phụ âm tiếng Anh /b/:
- Âm /b/ cũng được tạo ta bằng cách mím chặt 2 môi, sau đó hai môi mở đột ngột để luồng khí bật ra ngoài . Tuy nhiên, đây là âm hữu thanh, tức là dây thanh sẽ rung lên khi bạn phát âm âm này. Hãy thử đặt tay vào cổ họng để cảm nhận độ rung của dây thanh nhé.
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể dùng một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
- Ví dụ:
Buy /baɪ/ But /bʌt/
Ban /bæn/ Big /bɪɡ/
Cách đọc phụ âm tiếng Anh /f/:
- Khi phát âm phụ âm /f/, môi dưới và hàm răng trên chuyển động rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi sẽ từ từ đi ra ngoài qua khe hở nhỏ giữa hàm răng trên và môi dưới. Đây là một phụ âm vô thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ không rung.
- Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
- Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
- Khi phát âm, dây thanh không rung.
- Ví dụ:
Flower /ˈflaʊər/ Fan /fæn/
Coffee /ˈkɒfɪ/ Leaf /liːf/
>>> Có thể bạn quan tâm: phần mềm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
Cách đọc phụ âm tiếng Anh /v/:
- Khi phát âm phụ âm /v/, môi dưới và hàm răng trên chuyển động rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi sẽ từ từ đi ra ngoài qua khe hở rất hẹp giữa hàm răng trên và môi dưới, đồng thời dây thanh cũng rung lên, tạo thành âm /v/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ rung lên
- Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
- Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
- Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.
- Ví dụ:
Visit /ˈvɪzɪt/ Voice /vɔɪs/
Silver /ˈsɪlvər/ Move /muːv/
Cách đọc phụ âm tiếng Anh /h/:
Khi phát âm âm /h/, miệng hơi mở, môi hé nửa, để hơi thoát ra nhẹ nhàng. Không rung khi phát âm.
Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.
Cách đọc phụ âm tiếng Anh /j/:
- Khi phát âm âm /h/, miệng hơi mở, môi thư giãn, luồng hơi đi ra chỉ nhẹ nhàng như một hơi thở. Đây là phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
- Vị trí cấu âm: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng.
- Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.
- Ví dụ:
Hate /heɪt/ Hat /hæt/
Hope /hoʊp/ Hood /hʊd/
Cách phát âm phụ âm /k/:
- Khi phát âm âm này, miệng hơi mở ra, phần cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở trên, chặn luồng hơi đi ra. Sau đó, lưỡi nhanh chóng hạ xuống để luồng hơi thoát ra, tạo thành âm /k/. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi phát âm âm này.
- Khi bắt đầu cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Khi phát âm, dây thanh không rung.
- Ví dụ:
Kitchen /ˈkɪtʃɪn/ King /kɪŋ/
Like /laɪk/ Cake /keɪk/
Cách phát âm phụ âm /g/:
- Khi phát âm âm /g/, miệng hơi mở ra, phần cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở trên, chặn luồng hơi đi ra. Sau đó, lưỡi nhanh chóng hạ xuống để luồng hơi thoát ra, đồng thời dây thanh rung lên tạo thành âm /g/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên khi phát âm âm này
- Cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Ví dụ:
Game /ɡeɪm/ Gate /ɡeɪt/
Gossip /ˈɡɑːsɪp/ Guess /ges/
Cách phát âm phụ âm /l/:
- Để phát âm được phụ âm /l/, thả lỏng môi, đặt đầu lưỡi vào phần lợi phía sau hàm răng trên, luồng hơi sẽ đi ra qua hai bên của lưỡi. Đây là một phụ âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
- Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa.
- Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi.
- Ví dụ:
Love /lʌv/ Long /lɒŋ/
Help /help/ Believe /bɪˈliːv/
Cách phát âm phụ âm /m/:
- Với âm /m/ chúng ta phải mím 2 môi để luồng không khí đi qua mũi chứ không phải miệng
- Ví dụ:
Money /ˈmʌni/ Milk /mɪlk/
Animal /ˈænɪml/ Time /taɪm/
Cách phát âm phụ âm /n/:
- Với âm /n/, đầu lưỡi chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên, luồng hơi thoát ra ngoài qua mũi chứ không qua miệng.
- Ví dụ:
News /nuːz/ Lunch /lʌntʃ/
Noon /nuːn/ Thin /θɪn/
>>> Mời tham khảo: Make use of là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Make use of
Cách phát âm phụ âm /ŋ/:
- Khi phát âm âm /ŋ/, cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở phía trên, luồng hơi sẽ thoát ra ngoài qua mũi chứ không qua miệng.
- Ví dụ:
Hunger /ˈhʌŋɡə/ Strong /strɒŋ/
Sing /sɪŋ/ King /kɪŋ/
Cách phát âm phụ âm /r/:
- Để phát âm đúng phụ âm /r/, miệng hơi mở ra. Đầu lưỡi chuyển động lên trên rồi nhẹ nhàng chuyển động tiếp về phía sau, cùng với dây thanh rung lên, tạo thành âm /r/. Chú ý không để đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
- Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên.
- Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.
- Ví dụ
Road /rəʊd/ Read /riːd/
Green /ɡriːn/ Through /θruː/
Cách phát âm phụ âm /s/:
- Khi phát âm phụ âm /s/ hai hàm răng chuyển động gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa hai hàm răng. Do âm /s/ là âm vô thanh, dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
- Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
- Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên
- Ví dụ
Speak /spiːk/ Most /məʊst/
Class /klæs/ Center /ˈsentər/
Cách phát âm phụ âm /z/:
- Khi phát âm phụ âm /z/ hai hàm răng chuyển động gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa hai hàm răng. Do âm /z/ là âm hữu thanh, dây thanh sẽ rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
- Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
- Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
- Ví dụ
Size /saɪz/ Zipper /ˈzɪpər/
Nose /nəʊz/ Rise /raɪz/
Cách phát âm phụ âm /ʃ/:
- Khi phát âm âm /ʃ/, hai hàm răng ở vị trí rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau, hai môi chuyển động rõ ràng về phía trước. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở hẹp giữa hai hàm răng. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi bạn phát âm phụ âm này.
- Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
- Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
- Ví dụ:
Sharp /ʃɑːp/ Shop /ʃɒp/
Push /pʊʃ/ Dish /dɪʃ/
Cách phát âm phụ âm /ʒ/:
- Khi phát âm âm /ʒ /, hai hàm răng ở vị trí rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau, hai môi chuyển động rõ ràng về phía trước. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở hẹp giữa hai hàm răng, cùng với dây thanh quản rung lên, tạo ra âm /ʒ/. Đây là một phụ âm hữu thanh.
- Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
- Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
- Ví dụ:
Asia /ˈeɪʒə/ Beige /beɪʒ/
Vision /ˈvɪʒn/ Rouge /ruːʒ/
Cách phát âm phụ âm /t/:
- Khi phát âm âm /t/, đầu lưỡi nâng lên và chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên. Luồng không khí đi ra bị lưỡi chặn lại. Khi đầu lưỡi đột ngột chuyển động xuống dưới, luồng hơi sẽ bật ra, tạo thành âm /t/. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi phát âm âm này.
- Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
- Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
- Ví dụ:
Talk /tɔːk/ Take /teɪk/
Hat /hæt/ Fate /feɪt/
Cách phát âm phụ âm /d/:
- Khi phát âm âm /d/, đầu lưỡi nâng lên và chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên. Luồng không khí đi ra bị lưỡi chặn lại. Khi đầu lưỡi đột ngột chuyển động xuống dưới, luồng hơi sẽ bật ra, cùng với dây thanh quản rung lên, tạo thành âm /d/. Đây là một phụ âm hữu thanh
- Ví dụ:
Date /deɪt/ Duck /dʌk/
Dog /dɒɡ/ Credit /ˈkredɪt/
Cách phát âm phụ âm /tʃ/:
- Phụ âm /tʃ/ được phát âm bằng cách khép hàm, hai môi chuyển động về phía trước. Đầu lưỡi đặt ở phần lợi phía sau hàm răng trên. Sau đó, đầu lưỡi nhanh chóng hạ xuống, luồng hơi bật ra, tạo thành âm /tʃ/. Đây là một phụ âm vô thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ không rung.
- Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
- Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.
- Ví dụ
Chat /tʃæt/ Cheer /tʃɪə(r)/
Church /tʃɜːrtʃ/ Future /ˈfjuːtʃər/
Cách phát âm phụ âm /dʒ/:
- Phụ âm /dʒ/ được phát âm bằng cách khép hàm, hai môi chuyển động về phía trước. Đầu lưỡi đặt ở phần lợi phía sau hàm răng trên. Sau đó, đầu lưỡi nhanh chóng hạ xuống, luồng hơi bật ra, cùng với dây thanh rung lên, tạo thành âm /dʒ/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên khi phát âm âm này, bạn sẽ cảm nhận được độ rung của dây thanh.
- Ví dụ
Jacket /ˈdʒækɪt/ Joke /dʒəʊk/
Germ /dʒɜːrm/ Village /ˈvɪlɪdʒ/
Cách phát âm phụ âm /ð/:
- Phụ âm /ð/ được phát âm bằng cách đặt lưỡi giữa hai hàm răng, Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa mặt lưỡi và làm răng trên.
- Do âm /ð/ là âm hữu thanh, dây thanh sẽ rung lên khi bạn phát âm phụ âm này. Ta có thể kiểm tra việc dây thanh rung lên hay không bằng cách đặt tay lên cổ họng rồi phát âm âm /ð/, nếu cảm nhận được dây thanh rung lên tức là bạn đã phát âm đúng âm này rồi đấy.
- Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
- Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
- Ví dụ:
This /ðɪs/ Their /ðeə/
Than /ðæn/ Gather /ˈɡæðər/
Cách phát âm phụ âm /θ/
- Cũng như âm /ð/, Phụ âm /θ/ được phát âm bằng cách đặt lưỡi giữa hai hàm răng, luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa mặt lưỡi và hàm răng trên. Tuy nhiên, vì đây là một âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
- Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới. Tiếp đó, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
- Khi phát âm, dây thanh không rung.
- Ví dụ
Thank /θæŋk/ Think /θɪŋk/
Nothing /ˈnʌθɪŋ/ Bath /bæθ/
Cách phát âm phụ âm /w/:
- Khi phát âm âm /w/, môi hơi tròn và hướng về phía trước. Đây là âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên trong quá trình phát âm.
- Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/
- Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
- Ví dụ:
We /wiː/ Wait /weɪt/
Water /ˈwɑːtər/ Want /wɑːnt/
>>> Mời xem thêm: Bí quyết rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả nhất
Make là động từ phổ biến trong tiếng Anh với rất nhiều cụm động từ chứa make. Được sử dụng để diễn tả các nghĩa khác nhau trong những ngữ cảnh khác nhau. Trong đó có cụm động từ make use of. Vậy make use of là gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ý nghĩa, cấu trúc và cách dùng make use of một cách đầy đủ nhất qua bài viết này nhé!
Make use of là gì?
Make use of là 1 cụm động từ, mang nghĩa là “tận dụng”.
Ví dụ:
- Let’s make use of your free-time to do homework.
Hãy tận dụng thời gian rảnh rỗi của bạn để làm bài tập về nhà.
- We make use of these scraps of paper to make lovely souvenirs.
Chúng tôi tận dụng những mảnh giấy thừa để làm những món quà lưu niệm xinh xắn.
- Let’s make use of your vacation to do something interesting.
Hãy tận dụng kỳ nghỉ của bạn để làm điều gì đó thú vị.
- He makes use of the vacant land in front of his house to grow vegetables.
Anh ấy tận dụng khoảng đất trống trước nhà để trồng rau.
- He makes use of this car to earn money for family.
Anh ta tận dụng chiếc xe này để kiếm tiền trang trải cho gia đình.
Cấu trúc và cách dùng make use of trong tiếng Anh
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về cấu trúc và cách dùng make use of trong tiếng Anh với các ví dụ cụ thể nha.
Cấu trúc make use of
S + make use of + Danh từ/Cụm danh từ/Danh động từ
Ai đó tận dụng điều gì
Ví dụ:
- She makes use of her strength to win that match.
Cô ấy tận dụng sức mạnh của cô ấy để giành chiến thắng trận đấu đó.
- I will make use of this time to call her.
Tôi sẽ tận dụng khoảng thời gian này để gọi cho cô ta.
- He makes use of his money to invest in bitcoin.
Anh ấy tận dụng tiền của anh ấy để đầu tư vào bitcoin.
- She makes use of her relationships but is still not getting enough money.
Cô ấy tận dụng các mối quan hệ của mình nhưng vẫn không kiếm đủ tiền.
Cách dùng make use of
Make use of có 2 cách sử dụng chính trong 2 ngữ cảnh khác nhau. Ngữ cảnh mang nghĩa tích cực và còn lại là ngữ cảnh mang nghĩa tiêu cực.
Make use of sử dụng trong ngữ cảnh tích cực, mang nghĩa là “tận dụng”:
- He makes use of his talent to do business.
Anh ấy tận dụng tài năng của anh ấy để làm kinh doanh.
- Hydropower plants make use of water power to generate electricity.
Các nhà máy thủy điện tận dụng sức nước để tại ra điện năng.
- The company is making use of all its resources.
Công ty đang tận dụng rất cả nguồn lực mình đang có.
- She makes use of her relationships to meet him.
Cô ấy tận dụng các mối quan hệ của mình để gặp anh ta.
- Why don’t you make use of this viable business location.
Tại sao bạn không tận dụng vị trí kinh doanh khả thi này.
Make use of sử dụng trong ngữ cảnh tích cực, mang nghĩa là “lợi dụng”:
- I don’t believe that John made use of my money to buy car.
Tôi không tin rằng John đã lợi dụng tiền của tôi để mua xe đâu.
- She accepts to be with him just to make use of it.
Cô ta chấp nhận ở bên anh ấy chỉ để lợi dụng.
- Making use of someone is a bad thing to do.
Lợi dụng ai đó là một việc làm tồi tệ.
Bài tập về make use of trong tiếng Anh
Sử dụng make use of để viết lại các câu sau đây:
- Anh ta tận dụng thời gian rảnh để dọn dẹp phòng.
- Tôi không muốn lợi dụng cô ấy.
- Anh ấy tận dụng chiếc xe cũ của mình để kiếm tiền.
- Tên cướp lợi dụng lúc cô ấy không có nhà mà lẻn vào.
- Cô ấy tận dụng các mối quan hệ để gặp gỡ anh ta.
Đáp án:
- He makes use of free time to clean the room.
- I don’t want to make use of her.
- He makes use of his old car to earn money
- The thief made use of the time when she was not at home and snuck in.
- She makes use of her relationships to meet him.
>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online hiệu quả
Start to V hay V-ing? đây là vấn đề khá phổ của người học tiếng Anh khi bắt gặp cấu trúc với start. Mặc dù cấu trúc Start là một trong những cấu trúc được sử dụng khá phổ biến và thông dụng nhưng không phải ai cũng nắm chắc cấu trúc của nó.
Start là gì?
Start vừa là 1 động từ, vừa là 1 danh từ.
Khi Start đóng vai trò là 1 danh từ, Start sẽ diễn đạt nghĩa: “sự khởi đầu, sự bắt đầu, hoặc vạch xuất phát”.
Ví dụ:
- Susan stood near me at the start of the race.
Susan đứng gần cạnh tôi tại vạch xuất phát cuộc đua.
- Our company announced the start of a new project.
Công ty chúng tôi thông báo sự bắt đầu của một dự án mới.
- I like the party from start to finish.
Tớ thích bữa tiệc từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc.
Khi Start đóng vai trò là 1 động từ, Start sẽ diễn đạt nghĩa “khởi động, bắt đầu”.
Ví dụ:
- A new series will start on Monday nights.
Một seri phim mới sẽ bắt đầu vào các tối thứ hai.
- Ticket prices start from $50 and go up to $300.
Giá vé bắt đầu từ 50 đô và lên tới 300 đô.
- He started learning Math in 2002.
Anh ấy bắt đầu học Toán vào năm 2002.
- When do you start your plan?
Khi nào thì bạn bắt đầu kế hoạch của bạn vậy?
- That film will start on Friday nights.
Bộ phim đó sẽ bắt đầu vào các tối thứ sáu.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt Grateful và Thankful trong tiếng Anh dễ dàng nhất
Cấu trúc Start trong tiếng Anh
Dưới đây sẽ là một số các dạng cấu trúc Start cơ bản và thông dụng nhất mà bạn cần chú ý. Nếu như bạn vẫn đang băn khoăn không biết Start to V hay V-ing, thì hãy cùng chúng mình tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Start + N
(Bắt đầu một việc gì đó).
Ví dụ:
- I will start my new job next month.
Tôi sẽ bắt đầu công việc mới của mình vào tháng sau.
- Should we start the game?
Chúng ta nên bắt đầu cuộc chơi thôi nhỉ?
- The professor allowed us to start the experiment.
Giáo sư đã cho phép chúng ta bắt đầu cuộc thí nghiệm rồi.
- Referee should start this match immediately.
Trọng tài nên bắt đầu trận đấu này ngay lập tức.
Start + V-ing/To V
(Bắt đầu làm gì).
Ví dụ:
- He started to call her in September.
Anh ta bắt đầu gọi cho cô ấy vào tháng 9.
- I started to read a book online.
Tôi đã bắt đầu đọc sách online rồi.
- They start talking together.
Họ bắt đầu nói chuyện cùng nhau.
Trong cách dùng Start, Start hoàn toàn có thể đi với to V và V-ing, thế nhưng khi dùng Start to V thì người nói sẽ muốn diễn đạt một cách nhấn mạnh hơn vào ngay khoảnh khắc sắp sửa bắt đầu việc gì đó.
Cách sử dụng này thông thường sẽ đi kèm với những từ được biểu thị trạng thái hoạt động tinh thần hoặc tâm lý như: “realize, know, understand,…”.
Ví dụ:
- He doesn’t tell me he misses me. I’m starting to get angry.
Anh ấy không nói anh ấy nhớ tôi. Tôi đang bắt đầu tức giận rồi.
- She starts to understand his idea.
Cô ấy bắt đầu hiểu ra ý tưởng của anh ta.
Khi chủ ngữ là vật, chúng ta sẽ sử dụng cấu trúc: Start to V
Ví dụ:
- The snow started to melt.
Tuyết đã bắt đầu tan.
>> Xem thêm: Phân biệt giữa go back và come back
Một số cụm từ thường dùng với Start trong tiếng Anh
Dưới đây là những cụm từ thường dùng với Start trong tiếng Anh.
1. Start off: bắt đầu cho 1 cuộc hành trình.
- They are in a hurry. He has to start off immediately.
Họ đang rất vội rồi. Anh ấy phải khởi hành ngay lập tức.
2. Start up: khởi nghiệp.
- He started up his own company.
Anh ta lập ra công ty của riêng anh ta.
3. Start on: bắt đầu chỉ trích, cằn nhằn, hoặc làm gì ai đó (trong ngữ cảnh không lịch sự).
- She started on at him for this contract.
Cô ta bắt đầu cằn nhằn anh ấy vì bản hợp đồng lần này.
4. Start somebody off: giúp/ khiến ai đó bắt đầu việc gì.
- What started you off on this project?
Điều gì đã khiến cho bạn bắt đầu dự án này vậy?
5. Start over: bắt đầu lại thứ gì
- I think that we should just start over.
Tôi nghĩ rằng chúng ta nên bắt đầu lại mọi thứ thôi.
Chú ý khi dùng cấu trúc Start trong tiếng Anh
Về cách dùng Start, bạn cần chú ý 1 số điều sau:
- Sau Start là to V hay V-ing đều được.
- Start hoàn toàn có thể đi trực tiếp cùng với danh từ.
- Start đi với to V khi chủ ngữ là vật.
- Start to V sẽ được sử dụng nhằm nhấn mạnh vào sự việc bắt đầu xảy ra.
- Nếu như Start được chia ở dạng thì tiếp diễn thì V đằng sau phải để dạng “to V”, không để dạng “V-ing”.
>>> Mời xem thêm:
các trang web học tiếng anh online uy tín
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!