Ngữ pháp
John can ride the motorbike as well as ride the car. (John không những có thể đi xe máy mà còn có thể đi ô tô.). Đây là cách bạn diễn đạt các cụm “không những...mà còn...” hay “vừa...vừa..” trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu cấu trúc as well as ngay thôi nhé!
Định nghĩa As well as
Trong tiếng Anh as well as sử dụng để diễn đạt nội dung “không những… mà còn” hoặc “vừa… vừa”.
Ví dụ:
- John is handsome as well as good at studying.
John không những đẹp trai mà còn học giỏi nữa.
- Marie is beautiful as well as rich.
Marie vừa xinh đẹp vừa giàu có.
Cấu trúc as well as
Cấu trúc:
N/ Adj/ Phrase (cụm từ)/ Clause (mệnh đề) + as well as + N/ Adj/ Phrase/Clause
Ví dụ:
- Warren Buffett is businessman as well as famous philanthropist.
Warren Buffett không chỉ là một nhà kinh doanh mà còn là một nhà từ thiện nổi tiếng.
- My friends are docile as well as kind.
Bạn bè của tôi vừa ngoan ngoãn vừa tốt bụng.
>>> Mời xem thêm: Cấu trúc Promise trong tiếng Anh đầy đủ chi tiết nhất
Cách dùng as well as
As well as thường được sử dụng nhằm nhấn mạnh các thông tin ở phía sau đồng thời đưa ra những thông tin đã biết. Cụm từ này có nét giống với cấu trúc “not only… but also”.
Ví dụ:
- Cole is a good defender as well as an excellent midfielder.
Cole không chỉ là một hậu vệ giỏi mà còn là một tiền vệ xuất sắc.
- Adam is a good businessman as well as a thoughtful man.
Adam vừa là một doanh nhân giỏi vừa là một người đàn ông chu đáo.
Chú ý: Khi chúng ta dùng cấu trúc as well as thì động từ theo phía sau as well as sẽ thường ở dưới dạng là 1 động từ thêm “ing” (V-ing).
Cấu trúc as well as mở rộng
Bên cạnh cấu trúc và cách dùng as well as cơ bản ở trên, chúng ta sẽ có một vài dạng cấu trúc as well as mở rộng khác trong tiếng Anh.
As well as sử dụng nối hai chủ ngữ.
Ví dụ:
- My brother, as well as i, are very excited when we come back home.
Tôi cũng như em trai tôi đều rất hào hứng khi chúng tôi quay trở về nhà.
- My dad, as well as my mother, is happy after dinner.
Bố cũng như mẹ tôi đều vui vẻ sau bữa tối.
As well as đi với động từ nguyên mẫu
Ở trong câu, nếu như động từ chính là 1 động từ nguyên mẫu thì đối với động từ theo sau “as well as” chúng ta cũng phải dùng động từ nguyên mẫu không “to”.
Ví dụ:
- My dog can catch the bone as well as jump.
Con chó của tôi vừa có thể bắt khúc xương vừa có thể nhảy.
- Mick can ride the plane as well as ride the train.
Mick không những có thể lái máy bay mà còn có thể lái tàu.
Các cấu trúc As… as mở rộng khác trong tiếng Anh
Bên cạnh cấu As well as như trê, trong tiếng Anh còn có một số cấu trúc mở rộng của As as khác. Cùng Step Up tìm hiểu xem chúng là gì nhé:
As far as: theo như
Ví dụ: As far as the latest announcement, we will be off for 4 consecutive days. (Theo thông báo mới nhất, chúng tôi sẽ nghỉ 4 ngày liên tục.)
As good as: gần như
Ví dụ: As well as no one is in here. (Gần như không có ai ở đây.)
As much as: gần như là, hầu như là, dường như
Ví dụ: After studying hard, Mike as well as finished the knowledge. (Sau khi học chăm chỉ, Mike gần như là đã học xong kiến thức.)
As long as: miễn là
Ví dụ: As long as he forgives me, I can do whatever he asks. (Chỉ cần anh ấy tha thứ cho tôi, tôi có thể làm bất cứ điều gì anh ấy yêu cầu.)
As soon as: ngay khi
Ví dụ: As soon as I received the test results, I immediately informed my mother. (Ngay khi nhận được kết quả xét nghiệm, tôi đã báo ngay cho mẹ.)
As early as: ngay từ khi
Ví dụ: I fell in love with Anna as early as I met her. (Tôi đã yêu Anna ngay khi gặp cô ấy.)
>>>Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài
Chúng ta thường có những lời hứa như “I promise to get a high mark in the next exam – Tôi hứa sẽ đạt điểm cao trong kì thi tới.” . Lời hứa giúp chúng ta quyết tâm hơn, mong chúng thành sự thật và cũng khiến người khác tin tưởng hơn vào chúng ta thêm một chút. Trong tiếng Anh người ta dùng cấu trúc promise để đưa ra lời hứa trong tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!
Cấu trúc và cách dùng Promise
Promise (N): lời hứa
Promise (V): hứa với ai, đảm bảo điều gì đó.
Cấu trúc promise trong tiếng Anh được dùng khi người nói mong muốn được diễn tả về lời hứa, ước hẹn cụ thể của mình.
Cấu trúc promise kết hợp với động từ nguyên mẫu To V
Cấu trúc:
S + promise + (not) to V
Đây là cách dùng đơn giản nhất của cấu trúc promise khi diễn tả một lời hứa về một hành động nào đó.
Ví dụ:
- Ha promises to finish her task today.
Hà hứa sẽ hoàn thành nhiệm vụ của cô ấy ngày hôm nay.
- I promise to let you know everything.
Tôi hứa sẽ cho bạn biết tất cả mọi điều.
- John promises not to smoke anymore.
John hứa sẽ không hút thuốc nữa.
>>> Có thể bạn quan tâm: khóa học tiếng anh giao tiếp trực tuyến hiệu quả
Cấu trúc promise kết hợp với một mệnh đề
Cấu trúc:
S + promise + (that) + Clause
Ở dạng này, cấu trúc promise vẫn mang nghĩa hứa hẹn tuy nhiên có tính nhấn mạnh vào chủ ngữ thực hiện nhiều hơn (khi cùng chủ ngữ) hoặc được dùng khi hai chủ ngữ trong câu là khác nhau.
Ví dụ:
- I promise to finish the homework before 11 p.m.
(Tôi hứa hoàn thành bài tập về nhà trước 11 giờ tối.)
- My boyfriend promised to go out with me tonight.
(Bạn trai của tôi đã hứa ra ngoài cùng với tôi tối nay.)
- My father promised that he would come to my graduation ceremony.
Bố tôi đã hứa rằng ông ấy sẽ đến lễ tốt nghiệp của tôi.
- The kid promises that he won’t play video games for 2 days.
Đứa trẻ hứa rằng cậu ấy sẽ không chơi điện tử trong 2 ngày.
- I promise that the parcel will arrive today.
Tôi đảm bảo là bưu kiện sẽ tới ngày hôm nay.
Cấu trúc promise kết hợp với đại từ và danh từ
Cấu trúc:
S + promise + someone + something (Noun)
S + promise + someone + clause
Cấu trúc Promise này nâng cao hơn một chút, mang nghĩa là hứa hẹn ai đó về việc gì.
Ví dụ:
- She promised her parents good grades.
Cô ấy hứa với bố mẹ về điểm số cao.
- Mary promised that she would come to my birthday party.
(Mary đã hứa rằng cô ấy sẽ đến tiệc sinh nhật của tôi.)
- The boss promises his employees that there will be a high bonus this month.
Người sếp đảm bảo với nhân viên của ông ấy rằng sẽ có thưởng cao tháng này.
- My best friend promised me a Chanel bag for my birthday.
Bạn thân của tôi hứa về một chiếc túi Chanel cho ngày sinh nhật của tôi.
Cấu trúc Promise trong câu gián tiếp
Khi viết sang câu gián tiếp, chúng ta đều có thể sử dụng 1 trong 2 cấu trúc promise đầu tiên vừa học ở trên. Cụ thể thì:
Cấu trúc:
Câu trực tiếp:
“S + V…”, S1 say/tell/promise…
Câu gián tiếp:
➔ S1 + promise + (that) + Clause hoặc
➔ S1 + promise + to V
Trong một số trường hợp, ta có thể dùng cấu trúc promise thứ 3.
Ví dụ:
- “I will be back early”, Daniel promised. (“Tôi sẽ quay lại sớm”, Daniel hứa)
➔ Daniel promised he would be back early.
Daniel hứa rằng anh ấy sẽ quay lại sớm.
➔ Daniel promised to be back early.
Daniel hứa sẽ quay lại sớm.
- “I will definitely buy a dress for you”, my sister said. (“Chị chắc chắn sẽ mua một chiếc váy cho em”, chị tôi nói)
➔ My sister promised she would buy a dress for me.
Chị tôi hứa rằng chị ấy sẽ mua một chiếc váy cho tôi.
➔ My sister promised to buy me a dress.
Chị tôi hứa mua cho tôi một chiếc váy.
➔ My sister promised me a dress.
Chị tôi hứa với tôi về một chiếc váy.
Chúc các bạn học tập thật tốt! Và đừng quên theo dõi Pantado.edu.vn để cập nhật kiến thức mỗi ngày nhé!
>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Warn trong tiếng Anh chi tiết nhất
Trong tiếng Anh, khi muốn cảnh báo, dặn dò cũng như khuyên nhủ một ai đó đề phòng một sự việc hay vấn đề nguy hiểm gì đó có thể xảy ra người ta sử dụng cấu trúc Warn. Cùng tìm hiểu cách dùng của từ này qua bài viết sau nhé!
Xem thêm
>> Học tiếng anh online với người nước ngoài
Warn là gì?
Warn là một động từ mang ngữ nghĩa cảnh báo, dặn dò ai đó phải đề phòng việc gì, hoặc có thể được hiểu là khiến cho ai đó nhận ra được sự nguy hiểm hay một vấn đề không hay có thể xảy ra.
Ví dụ:
- The government warned us of the upcoming storm.
Chính phủ đã cảnh báo chúng ta về cơn bão sắp tới.
- My father always warns me not to go outside when it’s raining.
Bố tôi luôn dặn dò tôi không được đi ra ngoài khi trời mưa.
- They are warned against pilferers.
Bọn họ được dặn đề phòng những kẻ trộm vặt.
- Don’t do that! I warned you.
Đừng làm vậy! Anh cảnh báo em rồi đấy.
Cấu trúc Warn và cách dùng trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh cách dùng warn khá linh hoạt và đa dạng, bao gồm 6 cấu trúc khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây để không bị nhầm lẫn nhé!
Cấu trúc Warn 1:
S + warn somebody that + Clause
Cảnh báo ai đó rằng … về sự việc, vấn đề nào đó.
Dạng cấu trúc warn này thì vô cùng cơ bản và dễ sử dụng. Warn là một động từ đứng độc lập, đồng thời đằng sau that bạn hoàn toàn có thể để bất cứ mệnh đề nào.
Ví dụ:
- The teacher always warns that I need to be careful all the time.
Cô giáo luôn dặn dò rằng tôi cần phải cẩn thận mọi lúc.
- James was warned that he could be fired at yesterday.
Jane bị cảnh báo là cô ấy có thể bị đuổi việc vào ngày hôm qua.
- I want to warn you that it could be very difficult to buy a new car.
Tôi muốn báo với bạn rằng nó có thể rất khó khăn để mua được chiếc xe hơi mới.
>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online hiệu quả
Cấu trúc Warn 2:
S + warn + somebody + to V/ not to V
Cảnh báo, dặn dò, khuyên nhủ ai nên làm gì/ không nên làm gì
Đây là dạng cấu trúc Warn trong tiếng Anh duy nhất đi kèm với động từ, hãy nhớ theo ngay sau tân ngữ (ở đây là somebody) phải luôn là To verb.
Ví dụ:
- Susan warned her husband to drive carefully.
Susan dặn dò chồng cô ấy lái xe cẩn thận.
- My mother warned me to come home early.
Mẹ tôi dặn tôi về nhà sớm.
- The kids are warned not to come close to that home
Lũ trẻ được cảnh báo không đến gần căn nhà đó.
Cấu trúc Warn 3:
S + warn somebody about + something (Noun/ Ving)
Căn dặn ai đó đề phòng cái gì
= advise someone about the dangers associated with someone or something
Khuyên nhủ ai về một việc nguy hiểm liên quan đến họ
Ví dụ:
- Our father always warned we about playing too near the river.
Bố chúng tôi luôn luôn dặn dò chúng tôi đề phòng việc vui chơi quá gần dòng nước.
- I warned him about love her.
Tôi căn dặn anh ấy về việc yêu cô ta.
- My father always warn me about thieves breaking into our house.
Bố tôi luôn dặn dò tôi đề phòng những kẻ trộm đột nhập vào nhà.
Cấu trúc Warn 4:
S + warn somebody against + something (Noun/ V-ing)
Cảnh báo, dặn dò ai đó không nên làm gì/ đề phòng cái gì
Ví dụ:
- My boss warns me against going late more than three times a week.
Sếp của tôi cảnh báo tôi không nên đi muộn quá ba lần một tuần.
- Daddy warned us against swimming in the deep area.
Bố của tôi cảnh báo chúng tôi không bơi ở chỗ sâu.
- Do we need to warn Adam against shoplifters?
Chúng ta có cần cảnh báo Adam đề phòng bọn trộm đồ không?
Cấu trúc Warn 5:
S + warn somebody of + something (Noun/ V-ing)
Báo trước, cảnh báo ai về điều gì đó
= advise someone that something bad is likely to happen
Khuyên ai đó về 1 điều tồi tệ có khả năng xảy ra
Ví dụ:
- The government need to warn everyone of the danger of driving in this weather.
Chính phủ cần cảnh báo mọi người về sự nguy hiểm của việc lái xe trong thời tiết này.
- My brother warns me of riding a bike too fast.
Anh trai tôi cảnh báo tôi về việc đi xe đạp quá nhanh.
- Please warn Jemrny of the heavy traffic he may run into.
Hãy cảnh báo Jemrny về sự tắc đường anh ấy có thể gặp phải.
Cấu trúc Warn 6 – Warn off:
Khi bạn sử dụng “warn someone off”, điều đó có nghĩa bạn bảo họ, hoặc ai đó tránh ra hay dừng ngay việc đang làm lại bởi vì điều đó có khả năng xảy ra nguy hiểm hoặc sẽ bị phạt.
Ví dụ:
- The police warned the intruder off.
Cảnh sát đã bắt kẻ đột nhập dừng lại.
- My teacher spends his time visiting schools to warn young students off drugs.
Thầy giáo của tôi dành thời gian đến các trường học để khuyên các học sinh tránh xa chất gây nghiện.
- He was warned off driving because he drove more than 125km/h.
Anh ấy đã bị yêu cầu dừng lái xe bởi vì anh ta lái hơn 125km/h.
Một số cấu trúc tương đồng với Warn
Với các nghĩa như cảnh báo, dặn dò, báo trước về điều gì đó của cấu trúc Warm, ta có một cố động từ khác có thể thay thế được.
Cấu trúc Alert
alert somebody to something: báo, cảnh báo cho ai biết điều gì
Ví dụ:
- The board of directors needs to alert staff to their crisis
Ban giám đốc cần cảnh báo nhân viên của họ về khủng hoảng của họ.
- Why weren’t the police alerted about the robbery?
Tại sao cảnh sát lại không được báo động về vụ cướp?
- People needed to be alerted to the robbery right now.
Mọi người cần được báo động về vụ cướp ngay bây giờ.
Chú ý: Alert trong tiếng Anh còn là danh từ (sự báo động) đồng thời là tính từ (cảnh giác).
Cấu trúc Advise
advise somebody to do something
khuyên ai đó nên làm gì
advise somebody against something
khuyên ai đó không nên làm gì
advise somebody on something
khuyến cáo ai đó về điều gì (đưa ra thông tin và giải pháp)
Ví dụ:
- The doctor advised him to take medicine regularly.
Bác sĩ khuyên anh ấy nên uống thuốc đều đặn.
- His wife advised him against smoking.
Vợ anh ấy khuyên anh ấy không hút thuốc.
- James advised the director on the newest policy.
James khuyến cáo giám đốc về chính sách mới nhất.
Một số cấu trúc khác
Cấu trúc inform/ notify: thông báo cho ai về việc gì
Ví dụ:
- Why didn’t you inform me about this earlier?
Sao bạn không báo cho tôi biết sớm hơn.
- Please keep me informed about any news.
Xin hãy báo cho tôi về bất kì tin gì mới.
- I was not informed of the reasons why I was invited.
Tôi không được thông báo về lí do tại sao tôi được mời.
Cấu trúc give notice: thông báo, báo trước về điều gì (có thể dùng trực tiếp là báo về việc kết thúc một hợp đồng gì đó)
Ví dụ:
- If you want to leave the position, you must give them two weeks notice.
Nếu bạn muốn rời vị trí, bạn phải báo trước hai tuần.
- Anya was given notice by her landlord.
Anya đã được thông báo hết hạn hợp đồng thuê nhà bởi chủ nhà.
- Daniel gave notice at the restaurant where he was working
Daniel đã thông báo nghỉ việc tại nhà hàng anh ấy đang làm.
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp 12 trang web luyện nói tiếng Anh cơ bản bạn không nên bỏ qua
Rèn luyện sức khỏe qua các môn thể thao để nâng cao sức khỏe cũng như độ dẻo dai của cơ thể. Mỗi một môn thể thao sẽ mang lại cho bạn những cảm giác, ấn tượng, cảm xúc khác nhau. Một chủ đề khá quen thuộc trong giao tiếp cũng như trong các bài nói, bài kiểm tra đó là nói về môn thể thao yêu thích bằng tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu các từ vựng tiếng Anh và một số đoạn văn mẫu viết về môn thể thao yêu thích dưới đây nhé!
Bố cục viết về môn thể thao yêu thích bằng tiếng Anh
Để bắt đầu nói về môn thể thao yêu thích của bản thân thì có rất nhiều cách để viết. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo được nội dung vẫn phải xúc tích, đủ ý, lựa chọn các ý thật phù hợp và liên kết với nhau một cách mạch lạc. Dưới đây là một số câu hỏi dàn ý khi viết về môn thể thao yêu thích bằng tiếng Anh dành cho bạn:
- What is your favorite sport?
Môn thể thao yêu thích nhất của bạn là gì?
- Do you work out often?
Ban có luyện tập thường xuyên không?
- Who do you usually play this sport with?
Bạn thường chơi môn thể thao này với ai?
- Do you like to play outdoor sports?
Bạn có thích môn thể thao ngoài trời không?
- Why do you like this sport?
Vì sao bạn lại yêu thích môn thể thao này?
- Does this sport help you?
Môn thể thao nào có giúp ích gì cho bạn không?
>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng anh online cho bé
Từ vựng viết về môn thể thao yêu thích bằng tiếng Anh
Cùng điểm qua một số từ vựng tiếng Anh chủ đề thể thao dưới đây để có thêm từ vựng để viết về chủ đề này nhé!
Fixture: Cuộc thi đấu
League table: Bảng xếp hạng
Loser: Người thua cuộc
Match: Trận đấu
Football pitch: Sân bóng đá
Speed: Tốc độ
Break time: Giờ giải lao
Strong: Khỏe mạnh
Health: Sức khỏe
Supple: Dẻo dai, bền bỉ
Fan: Cổ động viên
Table tennis: Bóng bàn
Speed: Tốc độ
Difficult: Độ khó
Easy: Dễ
Practice: Luyện tập
Friend: Bạn bè
Day: Ngày
Week: Tuần
Aerobics: Thể dục nhịp điệu
Badminton: Cầu lông
Basketball: Bóng rổ
Tennis: Đánh tennis
Jogging: Chạy bộ
Fishing: Câu cá
Golf: Đánh gôn
Climbing: Leo núi
Các đoạn văn mẫu viết về môn thể thao yêu thích bằng tiếng Anh
Chắc chắn rằng những môn thể thao khác nhau sẽ có cách viết và miêu tả diễn đạt khác nhau. Dưới đây là một số đoạn văn mẫu viết về môn thể thao yêu thích bằng tiếng Anh.
Đoạn văn bằng tiếng Anh về môn bóng chuyền
My favorite sport is volleyball. This is an outdoor sport that I often play with my friends in my spare time. Volleyball requires two teams to play, each consisting of six players. The two teams will be separated by a long net. Both teams must try to score points by passing the ball over the net and the ball must touch the inside area. This sport has really helped me improve my health and height. In addition, I can practice solidarity and support each other while playing volleyball. In the future, I wish I could become a professional athlete. If you’re a guy and you’ve never played volleyball, that’s a pity. Let’s try this useful sport to experience what it has to offer!
Bản dịch:
Môn thể thao mà tôi yêu thích nhất đó chính là bóng chuyền. Đây là một môn thể thao ngoài trời mà tôi thường chơi với bạn bè vào khoảng thời gian rảnh rỗi. Bóng chuyền đòi hỏi yêu cầu phải có hai đội chơi, mỗi đội gồm sáu người. Hai đội chơi sẽ được ngăn cách bởi một tấm lưới dài. Cả hai đội phải cố gắng ghi điểm bằng cách đưa bóng qua lưới và trái bóng phải chạm khu vực ở trong sân. Môn thể thao này đã thực sự giúp tôi cải thiện được sức khỏe và chiều cao. Ngoài ra, tôi còn có thể rèn luyện tinh thần đoàn kết và hỗ trợ lẫn nhau khi chơi bóng chuyền. Trong tương lai, tôi ước gì mình có thể trở thành một vận động viên chuyên nghiệp. Nếu bạn là một chàng trai và bạn chưa chơi bóng chuyền bao giờ thì đó là một điều vô cùng đáng tiếc. Hãy cùng thử môn thể thao hữu ích này để trải nghiệm những gì mà nó đem lại nhé!
Đoạn văn bằng tiếng Anh về môn cầu lông
I am a sports enthusiast. I can play many different sports such as soccer, volleyball, basketball, table tennis, … But among them, my favorite sport is badminton. This is a very healthy sport, I think. I have been playing badminton since I was 10 years old and it has helped me exercise very well. I have been on the school badminton team for about 3 years. Badminton helps me get acquainted with meeting and making new friends. We often participate in tournaments organized by the school. I hope to grow up to become a professional badminton player.
Bản dịch:
Tôi là một người đam mê thể thao. Tôi có thể chơi được rất nhiều môn thể thao khác nhau như: bóng đá, bóng chuyền, bóng rổ, bóng bàn,… Nhưng trong số đó, môn thể thao yêu thích nhất của tôi là cầu lông. Đây là một môn thể thao rất tốt cho sức khỏe, tôi nghĩ vậy. Tôi đã chơi cầu lông từ lúc tôi mới 10 tuổi và nó đã giúp tôi rèn luyện sức khỏe rất tốt. Tôi đã tham gia vào đội tuyển cầu lông của trường trong khoảng 3 năm. Cầu lông giúp tôi quen được gặp và làm quen với nhiều bạn mới. Chúng tôi thường tham gia các giải đấu do nhà trường tổ chức. Tôi hy vọng lớn lên mình sẽ trở thành một vận động viên cầu lông chuyên nghiệp.
Đoạn văn bằng tiếng Anh về môn bóng đá
I’m Trung, I’m 17 years old. My favorite sport is soccer. This is an extremely popular sport and always attracts players. I’ve been practicing soccer since I was a boy. Football is known by many as a king sport. It enhances solidarity to create the strength of the team. In addition, it also reduces the fat and stress of the body, helping to relax the mind after a hard day. Even though I’m not good at football, I always love it when I play football with my friends and I can show them the technique. I love it and I will never stop playing football.
Bản dịch:
Môn thể thao yêu thích nhất của tôi đó là bóng rổ. Sau mỗi giờ học, tôi và đám bạn luôn luôn ra sân bóng rổ của trường để chia thành hai đội thi đấu. Đối với môn thể thao này, bạn cần phải luyện tập thường xuyên để có một cơ thể dẻo dai và phản xạ tốt. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phối hợp chính xác với những người chơi khác ở trong đội một cách thật ăn ý. Bạn và đội của bạn phải thật khéo léo đưa trái bóng vào rổ để ghi điểm. Trong môn thể thao này có rất nhiều luật khác nhau, như: ném ghi 3 điểm, ném ghi 1 điểm,… Tôi rất thích chơi bóng rổ vì nó vừa giúp tôi tăng chiều cao vừa giúp tôi rèn luyện sức khỏe và giải trí. Ngoài những lợi ích bên trên thì bóng rổ còn đem đến cho tôi những người bạn vô cùng thân thiết. Tôi yêu bóng rổ.
Bài viết trên đây đã cung cấp tới bạn một số đoạn văn mẫu viết về môn thể yêu thích bằng tiếng Anh, từ vựng thuộc chủ đề thể thao và bộ câu hỏi dàn ý viết bài. Hi vọng rằng với những thông tin kiến thức mà chúng mình đã tổng hợp trong bài viết sẽ phần nào giúp bạn tự tin và dễ dàng hơn khi “bắt tay” vào văn viết.Pantado chúc bạn học tập tốt và sớm thành công!
>>> Mời xem thêm: Các trạng từ chỉ mức độ trong tiếng Anh đầy đủ nhất
Bạn đã biết những trạng từ chỉ mức độ trong tiếng Anh nào? “You’re very beautiful” – “very” chính là một từ chỉ mức độ trong tiếng Anh, Ngoài ra còn rất nhiều từ chỉ mức độ từ “bình thường thôi” đến “rất” còn có nhiều nấc mức độ khác nhau nữa. Các trạng từ này giúp câu văn thêm mềm mại, thú vị và biểu cảm hơn. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau nhé!
Trạng từ chỉ mức độ trong tiếng Anh là gì?
Các trạng từ chỉ mức độ được dùng để diễn tả cường độ, mức độ của một hành động, hoặc một tính chất nào đó. Tương tự như trong tiếng Việt là: rất, cực kì, hơi hơi, một chút,…
Trong tiếng Anh, các trạng từ mức độ thường được đặt trước tính từ, trạng từ hoặc động từ mà chúng bổ nghĩa .
Ví dụ:
- This movie is extremely interesting. – Từ được bổ nghĩa là interesting.
(Bộ phim này cực kì thú vị.)
- He runs quite fast. – Từ được bổ nghĩa là fast.
(Anh ấy chạy khá nhanh.)
Cách dùng các từ chỉ mức độ trong tiếng Anh
Trạng từ chỉ mức độ VERY
Đây là trạng từ được chúng ta sử dụng khá nhiều. VERY đặt trước tính từ hoặc trạng từ để làm cho ý nghĩa thêm mạnh mẽ hơn, mà trong tiếng Việt thường dịch là “rất”.
Ví dụ:
- Thank you very much!
(Cảm ơn bạn rất nhiều.)
- Son Tung is very famous in Vietnam.
(Sơn Tùng rất nổi tiếng ở Việt Nam.)
Thay bằng very, ta có thể dùng extremely, particularly, really cũng để ý nghĩa câu mạnh hơn.
- Wearing a mask is extremely important to avoid the virus.
(Đeo khẩu trang là cực kỳ quan trọng để tránh vi-rút.)
- You are really nice!
(Bạn thực sự rất tốt.)
>>> Có thể bạn quan tâm: các chương trình học tiếng anh online hiệu quả
Trạng từ chỉ mức độ MUCH, A LOT, FAR
MUCH, FAR, A LOT cũng được dùng để nhấn mạnh ý nghĩa của câu. Tuy nhiên các từ này “kén” cấu trúc hơn, không phải lúc nào cũng có thể dùng và vị trí có thể linh hoạt.
Ví dụ:
- I don’t like chicken much = I don’t like chicken a lot.
(Tôi không quá thích thịt gà.)
- I much prefer eating fish = I far prefer eating fish. (KHÔNG dùng A LOT với prefer)
(Tôi thích ăn cá hơn nhiều.)
Các từ này thường được dùng trong câu so sánh hơn hoặc so sánh nhất.
Ví dụ:
- A smartphone is much/far/a lot better than a regular one.
(Một chiếc điện thoại thông minh thì tốt hơn nhiều so với điện thoại thường.)
- To me, riding a motorbike is much more convenient than driving a car.
(Đối với tôi, đi xe máy thì thuận tiện hơn nhiều lái xe.)
- He is by far the smartest student. = He is the smartest student by far.
(Anh ấy là học sinh thông minh nhất.)
Trạng từ chỉ mức độ QUITE/ FAIRLY
QUITE và FAIRLY mang mức độ “khá, hơn bình thường”.
Ví dụ:
- It’s quite noisy here.
(Ở đây khá ồn đấy.)
- The book is fairly interesting.
(Cuốn sách khá hay.)
- The new song of Soobin Hoang Son is quite catchy.
(Bài hát mới của Soobin Hoàng Sơn khá bắt tai.)
Trạng từ chỉ mức độ RATHER
RATHER có ý nghĩa tương tự quite và fairly nhưng mang tính chất nhấn mạnh hơn.
- I rather think we’re going to win this match.
(Tôi thiên về chúng ta có thể thắng trận đấu này.)
- The food is rather tasty.
(Thức ăn khá ngon.)
- The girl has a rather good idea.
(Cô gái có ý kiến khá hay..)
Ngoài ra, RATHER còn chỉ nghĩa “hơn bình thường”, “hơn mong đợi.
Ví dụ:
- How was the interview? – Rather good. I was more confident than I thought.
(Buổi phỏng vấn thế nào? – Tốt hơn mong đợi. Tôi tự tin hơn tôi nghĩ.)
- She sings rather well, people usually think she’s a singer.
(Cô ấy hát hơn mong đợi, mọi người thường nghĩ cô ấy là một ca sĩ.)
Trạng từ chỉ mức độ A BIT, A LITTLE, SOMEWHAT
Khi các bạn muốn nhận xét điều gì đó nhưng muốn nói giảm nói tránh thì có thể dùng A bit, A little, Somewhat nhé.
Ví dụ:
- This watch is a bit somewhat cheap.
(Chiếc đồng hồ này hơi rẻ một chút.)
- I arrived at school somewhat late this morning.
(Tôi đến trường hơi muộn sáng nay.)
- You look a little fatter.
(Bạn trông béo hơn một chút.)
Trạng từ chỉ mức độ ENOUGH
Trạng từ ENOUGH chỉ mức độ đầy đủ, đủ nhu cầu.
Ví dụ:
- Don’t worry, we have enough food during the Covid 19.
(Đừng lo, chúng ta có đủ thức ăn trong dịch Covid 19.)
- He is smart enough to do this exercise.
(Anh ấy đủ thông minh để làm bài tập này.)
- I don’t bring enough money to buy this dress.
(Tôi không mang đủ tiền để mua chiếc váy này.)
Hơi khác một chút, vị trí của ENOUGH trong câu là trước danh từ và sau tính từ mà enough bổ nghĩa.
Cấu trúc “To be + ADJ enough + to V” và “enough N + to V” thường xuất hiện rất nhiều, mang nghĩa “Đủ để làm gì”, các bạn hãy ghi nhớ nhé!
Trạng từ chỉ mức độ TOO
Đừng nhầm với too trong “Me too” nhé các bạn. Ở đây, trạng từ TOO là từ có nghĩa là “quá, thừa (không cần nhiều như vậy)”.
Cấu trúc thường thấy: S + V + too ADJ/ADV (+ for somebody) (+to V)
(Cái gì quá… cho ai đó để làm gì)
Ví dụ:
- It is too hot!
(Trời nóng quá!)
- The exercises are too difficult for students to understand.
(Bài tập quá khó cho học sinh để hiểu.)
- You are too young to have children!
(Bạn còn quá trẻ để có con.)
Trạng từ chỉ mức độ HARDLY, BARELY, SCARCELY
Đây là 3 trạng từ mang nghĩa phủ định, thường đi với ever, any hoặc can. HARDLY mang nghĩa “hầu như không”, BARELY mang nghĩa “chỉ vừa mới, chỉ vừa đủ,…” còn Scarcely tùy trường hợp sẽ mang cả 2 nghĩa trên.
Ví dụ:
- This soup is hardly warm.
(Bát súp này hầu như không nóng.)
- There is hardly any cheese at home.
(Hầu như không còn pho-mát ở nhà.)
- My parents hardly ever go to Ho Chi Minh city.
(Bố mẹ tôi chưa bao giờ đi đến Hồ Chí Minh.)
- We barely had time to catch the train.
(Chúng tôi chỉ vừa đủ thời gian để bắt kịp chuyến tàu.)
- I scarcely listen to this song.
(Tôi chỉ vừa mới nghe bài hát này.)
- You can scarcely expect me to believe in your story.
(Bạn không thể mong tôi tin tưởng vào câu chuyện của bạn.)
Vị trí của trạng từ chỉ mức độ trong câu
TRẠNG TỪ CHỈ MỨC ĐỘ thường đứng trước tính từ và trạng từ trong câu, tuy nhiên có một vài ngoại lệ. Cùng tổng hợp lại nhé.
Phần lớn các từ chỉ mức độ đứng trước ADJ và ADV.
- I’m quite interested in watching English films.
(Tôi khá thích xem phim tiếng Anh.)
- You run extremely fast.
(Bạn chạy rất nhanh đấy.)
ENOUGH: đứng sau tính từ, sau động từ, trước danh từ.
- She is not (adj) tall enough to be a model.
(Cô ấy không đủ cao để làm người mẫu.)
- Thanks but I have eaten (v) enough.
(Cảm ơn nhưng tôi đã ăn đủ rồi.)
- Sarah has enough experience (n) to do this job.
(Sarah có đủ kinh nghiệm để làm việc này.)
Một số trạng từ chỉ mức độ ở trên như almost, barely, hardly, just, little, nearly, rather, really và scarcely có thể đặt trước động từ chính của câu, bổ nghĩa cho động từ.
- I nearly finished (v) the test in time.
(Tôi gần như đã kịp hoàn thành bài kiểm tra.)
- He almost succeeded in winning the first prize.
(Anh ấy suýt thì đã thành công giành giải nhất.)
Đảo ngược với trạng từ phủ định
Ở trên, chúng ta đã biết ba trạng từ chỉ mức độ mang nghĩa phủ định là HARDLY, BARELY và SCARCELY. Ngoài ra còn có 1 số từ trạng từ khác như: rarely, seldom, never,… Để nhấn mạnh hơn vào nghĩa phủ định, chúng ta có thể dùng cấu trúc đảo ngữ.
Cấu trúc ngữ pháp của câu sẽ thay đổi thành:
Phó từ + Trợ động từ + Chủ ngữ + Động từ chính
Ví dụ:
- I have never been to Sapa = Never have I been to Sapa.
(Chưa bao giờ tôi được đi Sapa.)
- This soup is hardly warm = Hardly is this soup warm.
(Bát súp hầu như không nóng.)
- I scarcely listen to this song = Scarcely do I listen to this song.
(Tôi chỉ vừa mới nghe bài hát này.)
Chúc bạn học tập tốt! Theo dõi Tiếng Anh trực tuyến Pantado để có thêm nhiều kiến thức bổ ích!
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, câu nghi vấn là một phần kiến thức ngữ pháp quan trọng. Đây là dạng câu được coi là một dạng câu hỏi trực tiếp. Cùng tìm hiểu các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh cũng như cấu trúc và cách sử dụng nó nhé!
Câu nghi vấn trong tiếng Anh
Câu nghi vấn trong tiếng Anh được coi là một dạng câu hỏi trực tiếp, được kết thúc bởi dấu chấm hỏi.
Mục đích để thu thập thông tin đồng thời tránh khỏi sự nhầm lẫn, giúp duy trì và tạo nên sự thú vị cho những cuộc trò chuyện hàng ngày.
Ví dụ:
- He looks so bad! He has too much money and he doesn’t know what to spend it.
Anh ta trông tệ quá! Hẳn anh ta có quá nhiều tiền và anh ta không biết tiêu chúng vào việc gì cả.
- What’s your name?
Tên của bạn là gì nhỉ?
- How old are you?
Bạn bao nhiêu tuổi vậy?
- Do you know repair it like him?
Bạn có biết sửa chữa nó như anh ta không?
- Who will be here tomorrow night?
Ai sẽ đến đây vào tối mai thế?
>>> Có thể bạn quan tâm: các chương trình học tiếng anh online
Các loại câu nghi vấn trong tiếng Anh
Câu hỏi có từ để hỏi
Các câu hỏi/ nghi vấn thường sử dụng từ để hỏi (hoặc còn được gọi với cái tên là câu hỏi mở) bắt đầu bởi 1 từ để hỏi. Sau đó là đến động từ và chủ ngữ. Những từ để hỏi thông thường sẽ gặp là:
- What: cái gì
- Who: ai (hỏi chủ ngữ)
- When: khi nào
- Which: cái nào
- Where: ở đâu
- Why: tại sao
- Whose: của ai
- Whom: ai (hỏi tân ngữ)
- How: như thế nào
Cấu trúc:
Wh-word + (be/do) + S + V?
Ví dụ:
- Why did she do that?
Tại sao cô ấy lại làm điều đó?
- Who delivers this tables to my class?
Ai là người mang những cái bàn này tới lớp của tôi vậy?
- Whose cat is this?
Con mèo này là của ai vậy?
- Who did she give the money to?
Cô ta đã đưa tiền cho ai thế nhỉ?
- When have they come here?
Khi nào thì họ tới đây?
- Which one of those is your final choice?
Cái nào trong những cái kia là lựa chọn cuối cùng của bạn?
- Where will you be this spring?
Bạn dự định sẽ đi đâu vào mùa xuân tới?
- How did you do it?
Bạn đã làm nó như thế nào vậy?
Câu hỏi Yes/No
Dạng câu hỏi Yes/ No trong tiếng Anh được dùng nhằm muốn người nghe sẽ đưa ra câu trả lời với 1 câu khẳng định hoặc phủ định. Câu hỏi này sẽ được bắt đầu với 1 động từ hay 1 trợ động từ, theo phía sau là chủ ngữ.
Cấu trúc:
Be/do/have + S + V?
Ví dụ:
- Are you student?
Bạn là sinh viên đúng không?
- Is she doctor?
Cô ta là một bác sĩ đúng chứ?
- Are they tired?
Họ có mệt mỏi không vậy?
- Does he play football?
Anh ta biết chơi bóng đá không thế?
- Does he drive a car?
Anh ấy biết lái xe hơi không?
- Do you love him?
Bạn yêu anh ta đúng chứ?
Câu hỏi Yes/No còn có thể bắt đầu bằng động từ khiếm khuyết, với công thức chung như sau:
Can/could/may/might/would/should… + S + V?
Ví dụ:
- Can you call me now?
Bạn có thể gọi cho tôi bây giờ được không?
- Can you give me a ticket?
Bạn có thể tặng tôi một chiếc vé được chứ?
- Would you mind helping me with that table?
Bạn có phiền không nếu mình nhờ bạn bê giúp chiếc bàn đó?
Câu hỏi đuôi
Đây là một dạng câu hỏi bao gồm các kiến thức về ngữ pháp tiếng Anh khá nâng cao với nhiều quy tắc. Câu hỏi đuôi trong tiếng Anh có nguyên tắc chung là nếu như mệnh đề chính là câu khẳng định, thì câu hỏi đuôi sẽ ở dưới dạng phủ định và ngược lại.
Ví dụ:
- She is a famous designer, isn’t she?
Cô ta là một nhà thiết kế nổi tiếng, có phải như vậy không?
- You didn’t bring the money, did you?
Bạn đã không mang theo tiền, đúng vậy không?
- He ate this cake, wasn’t he?
Anh ta đã ăn chiếc bánh kem này, có đúng không?
Chú ý: Đối với câu hỏi đuôi tiếng Anh sẽ có câu trả lời theo thực tế. Ví dụ, với câu hỏi là “She is famous designer, isn’t she?”, chúng ta sẽ phải trả lời “Yes, she is” nếu như cô ta là 1 nhà thiết kế nổi tiếng và đồng thời là “No, she isn’t” nếu như cô ta không phải.
Câu hỏi lựa chọn
Câu hỏi đưa ra để lựa chọn được bắt đầu bằng 1 động từ hoặc 1 trợ động từ. Điểm nhận dạng đơn giản của dạng câu hỏi này là từ “or” với chức năng liên kết từ nối giữa 2 sự lựa chọn đã được đưa ra trong câu.
Ví dụ:
- Should I drink beer or wine?
Tôi nên uống bia hay rượu nhỉ?
- I don’t know. Should I choose red car or blue car?
Tôi không biết nữa. Tôi nên chọn chiếc xe đỏ hay chiếc xe xanh nhỉ?
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp 150+ tính từ đi với giới từ phổ biến nhất bạn cần biết
Trong tiếng Anh mỗi một tính từ khi đi với các giới từ khác nhau sẽ mang nghĩa khác nhau. Điều đó gây khó khăn cho người học. Dưới đây là tổng hợp bảng giới từ theo sau tính từ mà bạn cần biết.
Tính từ đi với giới từ About
mad about |
tức vì |
doubtful about |
hoài nghi về |
furious about |
tức giận về |
serious about |
nghiêm túc với |
pessimistic about |
tiêu cực về |
angry about |
tức giận về |
sorry about |
hối tiếc, tiếc về |
happy about |
vui vì |
reluctant about |
ngần ngại với |
excited about |
phấn khích về |
worried about |
lo lắng về |
uneasy about |
không thoải mái |
curious about |
tò mò về |
anxious about |
lo lắng về |
nervous about |
lo lắng về |
upset about |
tức giận về |
enthusiastic about |
hào hứng về |
sad about |
buồn vì |
>> Có thể bạn quan tâm: Excited đi với giới từ gì
Ví dụ:
- She’s very sad about his information. Because she loves him.
Cô ấy rất buồn vì thông tin của anh ta. Bởi vì cô ấy yêu anh ta.
- Susan is very enthusiastic about her new job.
Susan rất hào hứng về công việc mới của cô ấy.
- John seems so nervous about the contract?
John có vẻ rất lo lắng về bản hợp đồng?
- I’m so curious about him.
Tôi rất tò mò về anh ta đấy.
>>> Có thể bạn quan tâm: các khóa học tiếng anh online uy tín
Tính từ đi với giới từ Of
jealous of |
ghen tị |
guilty of |
phạm tội |
conscious of |
có ý thức về |
independent of |
độc lập |
hopeful of |
hi vọng |
envious of |
ghen tị về |
quick of |
nhanh chóng |
confident of |
tự tin |
nervous |
lo lắng về |
full of |
đầy |
proud of |
tự hào về |
certain of |
chắc chắn về |
afraid of |
sợ, e ngại về |
kind of |
kiểu như là |
suspicious of |
nghi ngờ |
silly of |
ngốc nghếch |
aware of |
nhận thức về |
tired of |
mệt mỏi |
doubtful of |
nghi ngờ |
sick of |
chán nản |
joyful of |
vui mừng |
terrified |
khiếp sợ về |
ahead of |
trước |
ashamed of |
xấu hổ về |
scared of |
sợ |
typical of |
điển hình |
capable of |
có khả năng |
nice of |
tốt, tốt bụng |
sweet of |
ngọt ngào |
Ví dụ:
- They are not capable of doing business.
Họ chưa có đủ khả năng để làm kinh doanh đâu.
- I’m afraid of lion.
Tôi sợ sư tử.
Tính từ đi với giới từ In
experienced in |
có kinh nghiệm trong việc |
disappointed in |
thất vọng về |
talented in |
có tài trong cái gì |
successful in |
thành công trong cái gì |
deficient in |
thiếu hụt cái gì |
skilled in |
có kĩ năng trong việc |
slow in |
chậm chạp |
fortunate in |
may mắn trong cái gì |
engaged in |
tham dự, liên quan |
honest in |
trung thực với cái gì |
involved in |
liên quan tới |
weak in |
yếu trong cái gì |
interested in |
thích thú trong việc |
enter in |
tham dự vào |
Ví dụ:
- They are enter in that project.
Họ tham dự vào dự án đó đấy.
- Was he successful in business?
Anh ấy có thành công trong kinh doanh không?
- He’s disappointed in his result.
Anh ấy thất vọng về kết quả của anh ấy.
Tính từ đi với giới từ To
able to |
có thể |
preferable to |
ưa thích hơn |
pleasant |
hài lòng |
rude to |
thô lỗ |
liable |
có khả năng bị |
profitable to |
có lợi cho ai |
important to |
quan trọng |
opposed to |
đối lập |
equal to |
tương đương với |
willing to |
sẵn lòng làm gì |
lucky to |
may mắn |
allergic to |
dị ứng |
responsible to |
có trách nhiệm với ai |
clear to |
rõ ràng |
next to |
bên cạnh |
addicted to |
đam mê |
superior to |
cao hơn ai/cái gì về mặt địa vị |
necessary |
cần thiết |
agreeable to |
có thể đồng ý |
open to |
cởi mở với ai |
likely to |
có thể |
related to |
liên quan |
harmful |
có hại |
contrary to |
trái với |
acceptable to |
có thể chấp nhận |
similar to |
giống ai/cái gì |
familiar to sb |
quen thuộc đối với ai |
exposed to |
phơi bày, để lộ |
grateful |
biết ơn ai |
useful to |
có ích cho ai |
favourable to |
tán thành, ủng hộ |
married to |
kết hôn |
kind to |
tử tế |
accustomed to |
quen với |
dedicated to |
cống hiến |
identical to |
giống hệt |
committed to |
cam kết |
Ví dụ:
- Adam was addicted to sports.
Adam đã từng đam mê các môn thể thao.
- The contracts are identical to those carried out last month.
Các hợp đồng giống với các hợp đồng đã thực hiện vào tháng trước.
- What you advice is not related to my idea.
Lời khuyên của bạn không liên quan tới ý tưởng của tôi.
Tính từ đi với giới từ With
patient with |
kiên nhẫn với |
pleased with |
hài lòng với |
popular with |
phổ biến với |
blessed with |
may mắn |
satisfied with |
hài lòng với |
content with |
hài lòng với |
ok with |
ổn với |
crowded with |
đông đúc |
busy with |
bận với cái gì |
familiar with |
quen thuộc với |
fed up with |
chán ngấy |
disappointed with |
thất vọng với |
furious with |
tức giận với |
bored with |
chán với |
consistent with |
kiên trì với |
associated with |
liên kết với |
angry with |
tức giận với |
impressed with |
ấn tượng với |
Ví dụ:
- I’m really impressed with his knowledge.
Tôi thực sự ấn tượng với kiến thức của anh ta.
- He’s blessed with her.
Anh ấy may mắn vì có cô ta.
- That restaurant is always crowded with customers.
Nhà hàng đó lúc nào cũng đông khách hàng.
- Is she familiar with this car?
Cô ấy đã làm quen với chiếc xe hơi này chưa nhỉ?
Tính từ đi với giới từ For
anxious for |
lo lắng |
respected for |
được kính trọng |
eager for |
ham, háo hức làm gì |
convenient for |
thuận lợi cho |
sorry for |
xin lỗi về |
good for |
tốt cho |
famous for |
nổi tiếng vì điều gì |
useful for |
có lợi |
eligible for |
đủ tư cách |
notorious for |
nổi tiếng (xấu) về |
late for |
trễ |
grateful for |
biết ơn về việc |
well-known for |
nổi tiếng với |
dangerous for |
nguy hiểm |
ready for |
sẵn sàng cho |
thankful for |
biết ơn vì |
suitable for |
thích hợp cho ai |
helpful for |
có ích |
qualified for |
đạt chất lượng |
responsible for |
có trách nhiệm cho việc gì |
difficult for |
khó |
available for |
có sẵn cái gì |
bad for |
xấu cho |
prepared for |
chuẩn bị cho |
fit for |
thích hợp với |
necessary for |
cẩn thiết |
perfect for |
hoàn hảo |
greedy for |
tham lam |
liable for |
có trách nhiệm về |
Ví dụ:
- You should be liable for this report.
Bạn phải có trách nhiệm về bản báo cáo này.
- Our system is suitable for your company.
Hệ thống của chúng tôi phù hợp với công ty của bạn.
- That store is famous for clothes.
Cửa hàng đó nổi tiếng với các bộ quần áo.
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp đại từ bất định trong tiếng Anh cách dùng và vị trí trong câu
“Each (mỗi người/ mỗi thứ), Everything (mọi thứ), Nothing (không có gì), Nobody (không ai),…” đây là một vài đại từ bất định trong tiếng Anh quen thuộc với chúng ta. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tổng hợp đại từ bất định cũng như cách dùng và vị trí của nó trong câu nhé!
Định nghĩa đại từ bất định (Indefinite Pronouns)
Đại từ bất định là những từ mang nghĩa không cụ thể, không trực tiếp chỉ rõ ràng người hoặc vật nào mà chỉ thể hiện sự chung chung.
Ví dụ :
- Nobody (không một ai, không ai cả)
- Anything (bất kỳ cái gì, bất kỳ thứ gì đó)
- Anyone (bất kỳ ai)
- All (Tất cả)
Vị trí của đại từ bất định trong câu
Làm chủ ngữ:
- Nobody can go near that house.
Không một ai có thể tới gần ngôi nhà đó đâu.
Làm tân ngữ:
- She doesn’t buy anything at this store.
Cô ấy không mua bất cứ thứ gì tại cửa hàng đó cả.
Đứng sau giới từ (ở trong cụm giới từ):
- He lied to everyone in classroom.
Anh ta nói dối tất cả mọi người trong lớp học.
>>> Có thể bạn quan tâm: các khóa học tiếng anh online uy tín
Các đại từ bất định trong tiếng Anh
Cấu trúc nhằm giúp bạn hình dung rõ và chi tiết hơn:
Đại từ bất định + Of + Cụm danh từ.
Chú ý: Cụm danh từ này bắt buộc phải có một từ hạn định “the” hoặc là một tính từ sở hữu như: your, our, their, my,..)
Đại từ số ít dành cho người
- The other: người còn lại
- Another: một người khác
- Someone, somebody: một người nào đó, ai đó
- Anyone, anybody: bất kỳ ai
- Everybody, everyone: Tất cả mọi người
- Each: mỗi người
- No one, nobody: Không ai
Chú ý: Động từ sẽ dùng số ít
Đại từ số ít dành cho vật
- Something: một cái gì đó
- Anything: bất kỳ cái gì
- Another: một cái khác
- Everything: mọi thứ
- Each: mỗi thứ
- Nothing: không có gì
Chú ý: Động từ sẽ dùng số ít
Đại từ số ít dành cho hai người hoặc hai vật
- The other two: hai người còn lại, hai cái còn lại
- Two others: hai người khác, hai cái khác
- Neither: cả hai đều không
- Either: bất kỳ cái nào trong 2 người, bất kỳ cái nào trong 2 cái
- Both: cả 2 (sẽ không sử dụng động từ số nhiều ở đây)
Đại từ số ít hoặc số nhiều tùy trường hợp
- The others: những cái còn lại, những người còn lại (sử dụng động từ số nhiều ở đây)
- Others: những cái khác, những người khác (sử dụng động từ số nhiều ở đây)
- All: tất cả
- None: không ai, không có gì
- Some: ai đó, một cái gì đó
- Any: bất kỳ ai, bất kỳ cái gì
Cách dùng của các đại từ bất định trong tiếng Anh
- Đại từ bất định sẽ đứng trước một Tính từ
Cấu trúc:
Đại từ bất định + Adj
Ví dụ:
- Is there anything new in her life?
Có điều gì mới ở trong cuộc sống của cô ta không thế?
- Is there anybody beautiful in your company?
Có bất kỳ ai xinh đẹp ở trong công ty của bạn không vậy?
- Is there something wrong in his report?
Có điều gì sai ở trong bản báo cáo của anh ta không nhỉ?
- Khi đại từ bất định làm chủ từ thì động từ ở số ít
- There is somebody staying here
Có ai đó đang ở đây.
- Everyone speaks English in my class.
Mọi người ở lớp của tôi đều nói tiếng Anh cả.
- Someone has gone.
Có ai đó vừa mới đi rồi.
- Đại từ bất định chỉ người có thể được dùng trong sở hữu cách
- That was nobody’s car.
Chiếc xe đó chẳng là của ai cả.
- I would defend anyone’s rights.
Tôi sẽ bảo vệ quyền lợi của bất cứ ai.
- Đại từ bất định trong câu phủ định
I don’t have ANYTHING to do
=> I have NOTHING to do
I don’t have ANYTHING to give you
=> I have NOTHING to give you except my heart.
Tôi không có gì dành cho em ngoài một tấm lòng.
Đối với những câu phủ định trong tiếng Anh Các đại từ bất định mang nghĩa phủ định sẽ KHÔNG đi cùng với những từ như: not, doesn’t, don’t, …
Các đại từ bất định chỉ số lượng trong tiếng Anh
Ngoài các đại từ bất định trong tiếng Anh ở trên, chúng mình cũng đã tổng hợp một số đại từ bất định chỉ số lượng cụ thể dưới đây:
- Đại từ số ít:
- One: một
Sử dụng động từ số ít
- Đại từ số nhiều:
- A few: một ít
- Few: hầu như không
- Fewer: ít hơn
- Several: một vài
- Many: nhiều
Sử dụng động từ số nhiều
- Đại từ số ít hoặc số nhiều (tùy trường hợp):
- Most: hầu hết
- More: nhiều hơn
Có thể sử dụng động từ số ít hoặc số nhiều (tùy vào từng trường hợp)
- Đại từ không đếm được
- Much: nhiều
- Little: hầu như không
- Less: ít hơn
- A little: một ít
- Enough: đủ
Sử dụng động từ số ít
Cách dùng của các đại từ bất định chỉ số lượng trong tiếng Anh
Để hiểu rõ hơn về cách dùng của từng đại từ bất định chỉ số lượng, hãy cùng Tiếng Anh Free xem qua một số ví dụ cụ thể dưới đây nhé
- I understood little of what my teacher said.
Tôi hầu như không hiểu cô giáo tôi đang giảng cái gì.
- Few were chosen
Hầu như không có ai được chọn cả.
Lưu ý khi sử dụng đại từ bất định
Các đại từ bất định trong tiếng Anh rất dễ sử dụng, thế nhưng có một số lưu ý nhỏ dành cho các bạn để khi dùng tránh mắc những lỗi sai đáng tiếc.
- Nếu đã sử dụng đại từ bất định mang nghĩa phủ định thì không sử dụng not
- Chú ý động từ số ít và số nhiều phù hợp với đại từ
>>> Mời xem thêm: Viết về công việc mơ ước bằng tiếng Anh chi tiết nhất