Ngữ pháp
Trong tiếng Anh cấu trúc so that và such that được sử dụng nhằm diễn tả một việc gì đó “quá… đến nỗi mà”. Ví dụ: “It was so disappointing a result that they didn’t accept”/(Đó là một kết quả quá thất vọng đến nỗi mà họ không chấp nhận nổi); “It is such hot water that I can’t drink it”/(Nước nóng đến mức mà tôi không thể uống được). Cùng tìm hiểu cấu trúc này nhé!
Cấu trúc so that và such that trong tiếng Anh
1. Cấu trúc so… that (quá … đến nỗi)
Đối với cấu trúc so that sẽ có 5 cách để kết hợp thường được sử dụng nhất dưới đây, đừng quên note lại để tiện cho việc ôn tập cũng như ứng dụng trong các bài tập, đề thi và tình huống ngữ cảnh hàng ngày nhé.
- Dùng với tính từ
S + be+ so + adj + that + S + V
Ví dụ:
- He drank so much wine that he got drunk.
(Anh ấy uống quá nhiều rượu đến nỗi bị say)
- Dùng với trạng từ
S + V + so + adv + that + S + V
Ví dụ:
- The storm passed so fast that it went by in 1 hour.
(Cơn bão qua nhanh đến nỗi nó chỉ đến trong 1 giờ)
- Dùng với danh từ đếm được số nhiều
S + V+ so many/ few + plural/ countable noun + that + S + V
Ví dụ:
- She has so many skirts that she spends much time choosing the suitable one.
(Cô ấy có quá nhiều váy đến nỗi mất nhiều thời gian để chọn cái phù hợp)
- Dùng với danh từ đếm được số ít
S + V + so + adj + a/ an + singular noun + that + S + V
Ví dụ:
- It was so disappointing a result that they didn’t accept.
(Đó là một kết quả quá thất vọng đến nỗi họ không thể chấp nhận được)
- Dùng với danh từ không đếm được
S + V + so much/ little + uncountable noun + that + S + V
Ví dụ:
- She had so much money that she didn’t know what to do with it.
(Cô ấy có quá nhiều tiền đến nỗi cô ấy không biết làm gì với chúng)
2. Cấu trúc such… that
S + V + such + (a/an) + adj + noun + that + S + V
Về mặt ngữ nghĩa, cấu trúc so that và such that hoàn toàn có thể dùng để thay thế nhau.
Ví dụ:
- It was such a nice song that I listened it all day.
(Đó là một bài hát tuyệt vời đến nỗi khiến tôi nghe cả ngày)
>>> Mời xem thêm: Cách dùng lend và borrow trong tiếng Anh chi tiết nhất
Cách sử dụng cấu trúc such that và so that
1. Với cấu trúc so that
Cách nối câu dùng so…that
- Trước adj/adv nếu có too, so, very,quite…thì bỏ
- Với a lot of ,lots of thì phải đổi thành much, many
- Sau that viết lại toàn bộ mệnh đề
Ví dụ:
- She is very strong. She can lift the box.
=> She is so strong that she can lift the box.
- He drank a lot of beer. He became drunk.
=> He drank so much beer that he became drunk.
- Marie bought lots of books .She didn’t know where to put them.
=> Marie bought so many books that she didn’t know where to put them.
2. Với cấu trúc such that
Cách nối câu dùng such…that
- Trước adj/adv nếu có too, so, very, quite…thì bỏ
- Nếu danh từ là số ít hoặc không đếm được thì không dùng (a/an)
- Nếu sau adj không có N thì lấy N ở đầu câu vào rồi thế đại từ vào chủ từ.
Ví dụ:
- She is a very naughty girl . No one likes her.
=> She is such a naughty girl that no one likes her.
- The water is too hot. I can’t drink it.
=> It is such hot water that I can’t drink it.
- His voice is very soft. Everyone likes his.
=> He has such a soft voice that everyone likes his.
Chú ý: Nếu trước N có much hoặc many thì phải đổi chuyển a lot of.
Ví dụ:
- He bought many skirts. He didn’t know where to put them.
=> He bought such a lot of skirts that he didn’t know where to put them
>>> Mời xem thêm: web học tiếng anh cho trẻ em
Lend và borrow trong tiếng Anh đều có nghĩa là vay mượn. Tuy nhiên cách dùng của chúng lại khác nhau. Ngữ nghĩa của chúng trong các cấu trúc cũng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biết rõ và chi tiết nhất cách dùng lend và borrow trong tiếng Anh.
Định nghĩa lend và borrow trong tiếng Anh
Lend và Borrow là hai động từ hành động (action verb) trong tiếng Anh, thể hiện quan hệ vay và cho vay.
Lend (v): Cho vay, cho mượn
Ví dụ:
- I can lend you my pencil if you need.
(Tôi có thể cho bạn mượn bút chì nếu bạn cần.)
Chia động từ LEND như sau: lend – lent (quá khứ) – lent (phân từ II)
Trong tiếng Anh Mỹ, họ thường dùng từ LOAN với nghĩa như LEND.
Borrow (v): Vay, mượn (từ người khác)
Ví dụ:
- You can borrow this book from your teacher.
(Bạn có thể mượn cuốn sách này từ thầy giáo của bạn.)
Chia động từ BORROW như sau: borrow – borrowed (quá khứ) – borrowed (phân từ II)
>>> Có thể bạn quan tâm: 300+ động từ có quy tắc trong Tiếng Anh
Phân biệt cách dùng lend và borrow
Cách dùng lend trong tiếng Anh
- Cấu trúc chung của "lend":
Lend something to someone: Đưa cái gì cho ai mượn
Ví dụ:
- Should I lend some money to her?
(Tôi có nên đưa chút tiền cho cô ấy vay không?)
- Don’t lend your phone to anyone!
(Đừng đưa điện thoại cho ai mượn!)
- She has lent the “Hack não 1500” book to her best friend for a month.
(Cô ấy đã đưa quyển sách Hack não 1500 cho bạn thân nhất mượn được 1 tháng.)
Lend someone something: Cho ai mượn cái gì
Ví dụ:
- Jack lent Sarah his umbrella last week and she hasn’t given it back.
(Jack đã cho Sarah mượn ô của anh ấy tuần trước và cô ấy vẫn chưa trả lại.)
- I just lend you this watch, be careful when using it.
(Tôi chỉ cho bạn mượn chiếc đồng hồ này thôi đấy, hãy cẩn thận khi sử dụng nó.)
- Could you lend me your bag?
(Bạn có thể cho tôi mượn túi không?)
- Cấu trúc khác đi với lend
Lend itself to something = be suitable for something: phù hợp với cái gì
Ví dụ:
- The book really lends itself to being turned into a film.
(Cuốn sách rất hợp để chuyển thành phim.)
- This type of coffee lends itself to mass production.
(Loại cà phê này phù hợp với việc sản xuất hàng loạt.)
- The similar sound technique surely lends itself to learning new words.
(Phương pháp âm thanh tương tự chắc chắn phù hợp với việc học từ mới.)
- This dress really lends itself to being worn in a party.
(Chiếc váy này rất hợp để được mặc trong buổi tiệc.)
Lend (someone) a hand = give (someone) a hand = help someone: giúp đỡ ai một tay
Ví dụ:
- Can you lend me a hand, please? I can’t lift this box.
(Bạn có thể giúp tôi một tay không? Tôi không thể nâng được chiếc hộp này.)
- I’m preparing dinner. Who can lend a hand?
(Tôi đang chuẩn bị bữa tối. Ai có thể giúp một tay không?)
- Lend me a hand with this piano. I need to move it to another room.
(Giúp tôi một tay với chiếc piano này với. Tôi cần di chuyển nó sang phòng khác.)
- Yesterday, a stranger lent me a hand to fix my motorbike. He was so nice.
(Hôm qua, một người lạ đã giúp tôi sửa xe. Anh ấy thật tốt.)
Cách dùng borrow trong tiếng Anh
Borrow something (FROM someone): Vay/ mượn cái gì từ ai
Ví dụ:
- I borrowed 100$ from my father to fix my laptop.
(Tôi vay 100$ từ bố tôi để sửa laptop của tôi.)
- Each student can borrow 5 books from the school’s library.
(Mỗi học sinh có thể mượn 5 quyển sách từ thư viện trường.)
- He will borrow some clothes to wear in the interview.
(Anh ấy sẽ đi mượn vài bộ quần áo để mặc trong buổi phỏng vấn.)
- Do you want to borrow my phone to call home?
(Bạn có muốn mượn điện thoại tôi gọi về nhà không?)
Cách dùng borrow và lend trong cùng một câu
Một số ví dụ ứng dụng cả borrow và lend để các bạn nghĩ lâu nhớ sâu một chút:
- Don’t borrow money from me all the time, I just lend you money in important cases.
(Đừng lúc nào cũng vay tiền tôi, tôi chỉ cho bạn vay tiền trong trường hợp quan trọng thôi.)
- The fact that I lent you my phone doesn’t mean you can borrow it whenever you want.
(Việc tôi từng cho bạn mượn điện thoại không có nghĩa bạn có thể mượn nó mọi lúc bạn muốn.)
- I sometimes borrow clothes from my sister, and when she needs, I also lend her.
(Tôi thi thoảng mượn quần áo từ chị tôi, và khi chị ấy cần, tôi cũng cho chị ấy mượn.)
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ cách dùng
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh thông dụng nhất
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Khi giao tiếp tiếng Anh mà bạn muốn đưa ra một lời đề nghị nào đó hay bày tỏ ý kiến quan điểm của bản thân một cách lịch sự và tránh gây sự khó chịu cho người nghe bạn sẽ nói thể nào thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các dạng cấu trúc câu đề nghị trong tiếng Anh phổ biến nhất để có thể giao tiếp thành công nhé!
Câu đề nghị là gì?
Câu đề nghị dùng để thể hiện mong muốn, đề xuất ý kiến hoặc ý tưởng của người nói dành cho người nghe, người xung quanh.
Ngoài ra, câu đề nghị thường xuất hiện trong văn phong giao tiếp hàng ngày khá nhiều.
Ví dụ:
- Let’s go!
Đi thôi nào!
- Let’s go home. My mother called me.
Về nhà thôi nào. Mẹ tôi đã gọi cho tôi rồi.
- How about drinking a little water?
Vậy uống một chút nước có được không vậy?
>>> Mời tham khảo: Thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh
Các cấu trúc câu đề nghị phổ biến
Dưới đây là các cấu trúc câu đề nghị. Đừng quên note lại để ôn tập và ứng dụng vào học tập, đời sống hàng ngày.
Câu đề nghị với What about/How about
What about/ How about trong tiếng Anh cũng có thể được dùng để đưa ra 1 lời gợi ý nào đó:
Cấu trúc câu đề nghị:
What about + V-ing/Noun/ Noun phrase …?
How about + V-ing/Noun/ Noun phrase…?
Ví dụ:
- What about eating a pizza?
Ăn một chiếc bánh pizza nhé?
- How about going to cinema?
Đi xem phim nhé?
Câu đề nghị với Why not/Why don’t
Cấu trúc câu đề nghị với Why not/ Why don’t được sử dụng nhằm để đề nghị hoặc gợi ý dành cho người đối diện làm điều gì đó một cách lịch sự.
Cách sử dụng:
- Why not được sử dụng để đưa ra 1 lời gợi ý có tính chung chung.
- Why don’t được sử dụng cho 1 lời/câu đề nghị mang tính cụ thể.
Cấu trúc câu đề nghị:
Why not + V …?
Why don’t we/you + V …?
Ví dụ:
- Why not meet him?
Vì sao không gặp anh ấy chứ?
- Why don’t they do homework on the weekends?
Vì sao họ lại không làm bài tập vào cuối tuần vậy?
Câu đề nghị với Let’s
Cấu trúc câu đề nghị được bắt đầu bởi Let’s (Let us) nhằm đưa ra lời đề nghị dành cho ai đó hãy cùng làm 1 việc/ hành động với mình.
Câu đề nghị với Let’s thường dùng để diễn tả đề nghị với người thân, bạn bè hay tình huống giao tiếp không trang trọng.
Cấu trúc câu đề nghị:
Let’s + bare infinitive
Ví dụ:
- Let’s go to school immediately.
Chúng ta hãy đi đến trường ngay bây giờ đi.
- Let’s go. He’s waiting me.
Đi thôi nào. Anh ấy đang đợi tôi đó.
Câu đề nghị với Do you mind/Would you mind
Dạng cấu trúc câu đề nghị với Do you mind/ Would you mind được dùng để bày tỏ mong muốn xin phép ai đó làm gì.
- Sử dụng với V-ing:
Cấu trúc câu đề nghị:
Do you mind + V-ing…?
Would you mind + V-ing…?
Ví dụ:
- Do you mind meeting me now?
Bạn có phiền gặp tôi bây giờ không?
- Would you mind helping me close the door?
Bạn có phiền giúp tôi đóng cái cửa vào không?
- Sử dụng với if:
Cấu trúc câu đề nghị:
Do you mind + if + Mệnh đề (thì tại đơn: S + V-s/-es + O)… ?
Would you mind + if + Mệnh đề (thì quá khứ: S + V2/-ed+ O)… ?
Ví dụ:
- Do you mind if I call him inmediately?
Bạn có phiền không nếu tôi gặp anh ta ngay bây giờ?
- Would you mind if used your phone?
Bạn có phiền không nếu tôi dùng máy điện thoại của bạn?
Câu đề nghị với Shall we
Shall we + V ………?
Ví dụ:
- Shall we have some dinner?
Chúng ta ăn tối nhé?
- Shall we go for a walk together?
Chúng ta đi dạo cùng nhau nhé?
>>> Có thể bạn quan tâm:
Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu 1 cách cụ thể hơn về thì quá khứ tiếp diễn gồm cấu trúc, cách sử dụng và dấu hiệu nhận biết cũng như giúp bạn hiểu rõ thì quá khứ tiếp diễn trong tổng số 12 thì tiếng Anh. Cùng theo dõi bài viết sau nhé!
Định nghĩa thì quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ tiếp diễn (Past Continuous) thường được sử dụng nhằm nhấn mạnh diễn biến hoặc quá trình của sự việc, sự vật hay thời gian sự việc, sự vật diễn ra ở trong quá khứ nhưng mang tính chất kéo dài.
Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn
Cấu trúc thì quá khứ tiếp diễn sẽ giống với thì hiện tại tiếp diễn, tuy nhiên động từ tobe sẽ được biến đổi và chuyển về ở dạng quá khứ là was/ were.
Cấu trúc dạng khẳng định
S + was/ were + V-ing
Trong đó:
S sẽ là chủ ngử, tobe sẽ được chia tương ứng ở 3 dạng như sau:
- I + was
- He/She/It + was
- You/We/They + were
Ví dụ:
- I was going out with my friends when my mother called me.
Tôi đang đi chơi với các bạn tôi thì mẹ gọi cho tôi.
- My brother was always complaining about my house when he came there.
Người anh trai của tôi luôn luôn phàn nàn về ngôi nhà của tôi khi anh ta đến đây.
- I was watching TV while she was cleaning room.
Tôi đang xem TV khi cô ấy đang dọn phòng.
>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh trực tuyến cho bé
Cấu trúc dạng phủ định
S + wasn’t / weren’t + V-ing
Cấu trúc dạng nghi vấn
Was/were + S + V-ing
W-H question + Was/were + S + V-ing
Ví dụ:
- What was he talking about?
Anh ta đang nói về điều gì vậy?
- Where were they staying?
Bọn họ đang ở nơi nào thế?
- Was Susan driving her car when John saw her yesterday?
Có phải là Susan đang lái chiếc xe ô tô khi John gặp cô ấy vào ngày hôm qua không?
Cách dùng thì quá khứ tiếp diễn
Cách dùng của thì quá khứ tiếp diễn trong tiếng Anh có 4 cách sử dụng chính sau đây:
Nhấn mạnh diễn biến, quá trình của sự vật, sự việc hoặc thời gian sự vật, sự việc đó diễn ra
Một số ví dụ cụ thể:
- He was playing video games at 8 a.m yesterday.
Anh ta đang chơi trò chơi vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm qua.
- She was cleaning her room at 6 a.m yesterday.
Cô ấy đang lau dọn phòng của mình vào lúc 6 giờ sáng ngày hôm qua.
- He was having final test at this time two months ago.
Anh ấy đang làm bài kiểm tra cuối kỳ tại thời điểm này vào 2 tháng trước.
Diễn đạt hành động đang xảy ra tại một thời điểm trong quá khứ
Một số ví dụ cụ thể:
- While she was watching TV, he was using the mobile phone.
Trong khi cô ấy đang xem TV thì anh ta đang sử dụng máy điện thoại.
- He was cooking while she was reading a book.
Anh ấy đang nấu ăn trong khi cô ấy đang đọc sách.
- She was doing homeworks while he was drinking coffee.
Cô ấy đang làm bài tập về nhà trong khi anh ấy đang uống cà phê.
Diễn đạt hành động đang xảy ra thì có hành động khác xen vào
Một số ví dụ cụ thể:
- They were walking in the street when they suddenly fell over.
Khi bọn họ đang đi trên đường thì bỗng nhiên họ bị vấp ngã.
- We were going shopping when we met Susan.
Chúng tôi đang đi mua sắm thì tình cờ gặp người Susan vào ngày hôm qua.
Hành động lặp đi lặp lại trong quá khứ và làm phiền đến người khác
Một số ví dụ cụ thể:
- My mom was always complaining about my room.
Mẹ tôi luôn than phiền về phòng tôi
Dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn
1. Trong câu chứa các trạng từ chỉ thời gian cùng thời điểm xác định trong quá khứ
At + giờ chính xác + thời gian trong quá khứ
Ví dụ:
- I was watching TV at 9 pm yesterday.
Tôi đang xem TV lúc 9 giờ tối ngày hôm qua.
- They were reading book at 10 o’clock yesterday.
Chúng tôi đang đọc sách vào 10 tối qua.
In + năm xác định
Ví dụ:
- In 2021, I was living in Paris.
Vào năm 2021, tôi đang sống tại Pháp.
2. Khi sử dụng thì quá khứ tiếp diễn có when sẽ nhằm diễn tả 1 hành động nào đó đang xảy ra và có 1 hành động khác xen vào
- When i was reading book, my mother called me.
Khi tôi đang đọc sách, mẹ của tôi gọi tôi.
- When i was staying at my office, my father came.
Khi tôi đang ở văn phòng của tôi, bố của tôi đã đến.
3. Câu có sự xuất hiện của một số từ/cụm từ đặc biệt: while, at that time
Ví dụ:
- I was drawing while he was playing games.
Tôi đang vẽ trong khi anh ấy chơi điện tử.
- My sister was watching TV at that time.
Lúc đó chị gái tôi đang xem TV.
Bên cạnh đó, những dấu hiệu nhận biết thì quá khứ tiếp diễn chỉ mang tính chất tương đối. Ở một số ngữ cảnh, tình huống hoặc trường hợp khác nhau nếu như có xuất hiện dấu hiệu nhưng không sử dụng với quá khứ tiếp diễn là điều chấp nhận được.
Phân biệt cách dùng thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn
Thì quá khứ đơn và thì quá khứ tiếp diễn dễ gây cho người học sự nhầm lẫn về cách dùng cũng như nội dung ngữ nghĩa nó mang lại. Cùng tìm hiểu cách phân biệt 2 dạng thì này trong tiếng Anh nhé.
Giống nhau:
2 dạng thì này thì đều được sử dụng để chỉ các sự vật, sự việc đã diễn ra cũng như kết thúc ở trong quá khứ.
Khác nhau:
- Khi bạn muốn nói về sự việc đã xảy ra đồng thời kết thúc ở trong quá khứ, thông thường ta sẽ dùng thì quá khứ đơn.
Ví dụ:
He bought a new car yesterday.
(Anh ấy đã mua một chiếc xe hơi đời mới vào ngày hôm qua.)
- Khi bạn muốn diễn tả 1 hành động nào đó đang xảy ra tại 1 thời điểm ở trong quá khứ hay muốn nhấn mạnh diễn biến, quá trình của sự việc ta sử dụng thì quá khứ tiếp diễn.
Ví dụ:
What are you doing last night?
(Bạn đã làm gì vào tối ngày hôm qua vậy?)
- Thì quá khứ diễn tả các hành động liên tiếp xảy ra ở trong quá khứ
Ví dụ:
He came home, switched on the phone and checked her call.
(Anh ta về đến nhà, bật điện thoại và kiểm tra cuộc gọi.)
- Thì quá khứ tiếp diễn diễn tả 2 hành động nào đó xảy ra cùng một lúc trong quá khứ.
Ví dụ:
While my dad was watching TV, my mom was reading book. (Trong khi bố tôi xem TV, thì mẹ tôi đọc sách.)
- Khi sử dụng cả 2 thì này ở trong cùng 1 câu bất kỳ, hãy lưu ý rằng bạn phải sử dụng thì quá khứ tiếp diễn để ám chỉ hành động hoặc sự việc nền đồng thời dài hơn. Chúng ta sẽ dùng thì quá khứ đơn để chỉ 1 hành động hoặc sự việc nào đó xảy ra và kết thúc trong 1 thời gian ngắn hơn (Mệnh đề ở sau when).
Ví dụ:
She was going out with her family when he saw her.
(Khi anh ấy gặp cô ấy thì cô ấy đang ra ngoài với gia đình cô ấy.)
>>> Mời xem thêm: Phân biệt cấu trúc along with với cấu trúc Together with
Cùng một câu nói “Tôi hoàn thành nhiệm vụ đó với nhân viên của tôi” có 2 cách viết trong tiếng Anh “I completed that task along with my staff” – “I completed that task together with my staff”. Hai cấu trúc Along with và Together with ở trên đều thể hiện ngữ nghĩa giống nhau. Tuy nhiên, cách diễn đạt của hai cấu trúc này lại hoàn toàn khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết nhé!
Along with là gì?
Trong tiếng Anh, Along with là một giới từ mang nghĩa là theo cùng với, song song với.
Cấu trúc Along with:
Along with + someone/something
Ví dụ:
- The magistrate, along with the police, is expected shortly.
Thẩm phán cùng với cảnh sát dự kiến sớm có mặt.
- The doctors, along with their patients, are watching a TV show.
Các bác sĩ cùng với bệnh nhân của họ đang xem một chương trình TV.
- Susan, along with her family, is going to a party today.
Susan cùng với gia đình cô ấy sẽ đến bữa tiệc hôm nay.
>>> Mời xem thêm: học tiếng anh trực tuyến cho bé tiểu học
Các từ đi với along with trong tiếng Anh
Play along with
Cụm từ “Play along with” sẽ mang nghĩa “chơi cùng với”
Ví dụ:
- He started playing football along with my friends when he was 10 years old.
Anh ta bắt đầu chơi đá bóng với đám bạn của anh ấy khi anh ấy 10 tuổi.
- I think that i will play along with my younger brother in tomorrow.
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ chơi cùng với em trai tôi vào ngày mai.
- He said that he felt tired because he agreed to play along with his friends.
Anh ta nói rằng anh ta cảm thấy mệt mỏi bởi vì anh ta đã đồng ý để chơi cùng với bạn bè của anh ta.
- She decided to play along with them.
Cô ấy quyết định chơi cùng họ.
Chú ý: Đối với “Play along” sẽ mang một ngữ nghĩa khác là “chấp nhận hoặc giả vờ đồng ý một điều gì đó để làm cho người khác cảm thấy vui vẻ”.
Come along with
Cụm từ “Come along with” mang ngữ nghĩa là “đi cùng với”.
Cấu trúc Come along with:
Come along with someone/something
Ví dụ:
- I think that i will come along with my sister tonight.
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ đi cùng với chị tôi tối nay.
- If you agree, i will come along with you on tomorrow.
Nếu bạn đồng ý, tôi sẽ đi cùng với bạn vào ngày mai.
Go along with
Cụm từ “Go along with” mang ngữ nghĩa là “đồng ý, ủng hộ một ý tưởng nào đó hoặc đi cùng với ai đó”.
Cấu trúc Go along with:
Go along with someone/something
Ví dụ:
- I decided to go along with him because he is a new staff.
Tôi quyết định đi cùng với anh ấy bởi vì anh ấy là một nhân viên mới.
- I agree and go along with your idea.
Tôi đồng ý và ủng hộ với ý tưởng của bạn.
Get along with
Cụm từ “Get along with” mang ngữ nghĩa là “hòa hợp với”.
Ví dụ:
- Have you gotten along with the new environment yet?
Bạn đã hòa nhập với môi trường mới chưa?
- He gets along with his family very well.
Anh ta rất hòa thuận với gia đình.
Sing along with
Cụm từ “Sing along with” mang ngữ nghĩa là “hát cùng, hát theo”.
Ví dụ:
- She sang along with me during the party.
Cô ấy đã hát cùng tôi trong suốt buổi tiệc.
- Marie is very happy to be able to sing along with him
Marie rất vui khi được hát cùng anh ấy.
Phân biệt along with và together with
Cấu trúc Together with và Along with đều mang nghĩa là cùng với. Thế nhưng 2 cụm từ này sẽ có cách diễn đạt khác nhau. A ~ Together with~ B diễn đạt ngữ nghĩa A và B sẽ cùng làm 1 việc gì đó (thể hiện tính bình đẳng)
- Sb1 Along with Sb2 diễn đạt ngữ nghĩa là Sb1 sẽ làm 1 việc gì đó thì có Sb2 tham gia. Tuy nhiên, Sb1 hoàn toàn có thể hoàn thành việc này 1 mình.
Ví dụ:
- I sang a song along with her.
Diễn đạt nghĩa: Tôi hát bài hát này và có cô ấy tham gia cùng.
- I sang a song together with her.
Diễn đạt nghĩa: Tôi và cả cô ấy cùng nhau hát bài hát này.
- I completed this report along with him.
Diễn đạt nghĩa: Tôi đã hoàn thành bản báo cáo này và anh ấy tham gia cùng.
- I completed this report together with him.
Diễn đạt nghĩa: Tôi đã hoàn thành bản báo cáo này cùng anh ấy.
>>> Có thể bạn quan tâm: Từ vựng giao tiếp bất động sản tiếng Anh
Một trong những điều khó khăn nhất khi học một ngôn ngữ mới là học các quy tắc ngữ pháp. Và trong khi ngữ pháp tiếng Anh có vẻ khá dễ dàng so với một số ngôn ngữ, một sai lầm nhỏ có thể dễ dàng thay đổi ý nghĩa của điều bạn muốn nói.
>> Mời bạn quan tâm: Cách tìm trung tâm tiếng Anh phù hợp
Vì vậy, đây là danh sách một số quy tắc quan trọng mà bạn nên ghi nhớ khi nói và viết tiếng Anh.
1. Tính từ và trạng từ
Đảm bảo rằng bạn sử dụng tính từ và trạng từ một cách chính xác. Tính từ mô tả, xác định và định lượng người hoặc sự vật và thường đi trước danh từ. Chúng không thay đổi nếu danh từ là số nhiều. Trạng từ thay đổi động từ, tính từ và các trạng từ khác và thường đứng sau động từ. Ví dụ:
- He’s a slow driver. (tính từ)
Anh ấy là một người lái xe chậm.
- He drives slowly. (trạng từ)
Anh ấy lái xe chậm.
Hầu hết các trạng từ được tạo bằng cách thêm -ly vào một tính từ như trong ví dụ, nhưng một số trạng từ không thường xuyên, chẳng hạn như:
- fast (tính từ) - fast (trạng từ)
- hard (tính từ) - hard (trạng từ)
- good (tính từ) - well (trạng từ)
Ví dụ:
- Your English is good. You speak English well
Tiếng Anh của bạn tốt. Bạn nói tiếng Anh tốt.
2. Chú ý đến từ đồng âm
Từ đồng âm là những từ được phát âm giống như những từ khác nhưng có nghĩa khác nhau, thậm chí chúng được viết khác nhau. Điều này rõ ràng có thể tạo ra sự nhầm lẫn và không may là có rất nhiều từ này trong tiếng Anh.
Ví dụ:
- they’re (họ) – their (của họ) – there (ở đó)
- you’re (bạn) – your (của bạn)
- it’s – its (nó)
- I (tôi) – eye (mắt)
- here (ở đây) – hear (nghe)
- break (vỡ) – brake (phanh (xe) lại)
- flower (bông hoa) – flour (bột mì)
- our (của chúng ta) – hour (giờ)
Vì vậy, khi bạn đang viết, hãy cẩn thận để chọn đúng chính tả. Và khi bạn nghe, hãy nhớ rằng một từ bạn nghĩ rằng bạn đã hiểu có thể có nghĩa khác. Cố gắng hiểu ý nghĩa đó từ ngữ cảnh.
>> Mời bạn tham khảo: Chương trình học tiếng anh trực tuyến
3. Sử dụng cách chia động từ chính xác
Nhớ thay đổi động từ để phù hợp với chủ ngữ. Đối tượng chính bạn cần phải cẩn thận khi chia động từ là he, she và it bởi đây là những đại từ có hình thức chia động từ khác.
Ví dụ:
- She has two cats. RIGHT
Cô ấy có hai con mèo
- She have two cats. WRONG
Cô ấy có hai con mèo
Đây có vẻ như là một lỗi nhỏ dễ mắc phải nhưng thật không may, đó là một lỗi rất đáng chú ý. Vì vậy, nếu bạn có thể tránh nó, nó sẽ tạo ra sự khác biệt lớn về mức độ chính xác của bạn.
Cũng nên nhớ rằng khi bạn mô tả điều gì đó bằng cách sử dụng 'There / are', động từ phải đồng bộ với mục đầu tiên bạn đề cập.
Ví dụ:
- There is a sofa, some chairs and a table.
Có một chiếc ghế sofa, một số ghế và một cái bàn
- There are some chairs, a table and a sofa.
Có một số ghế, một cái bàn và một chiếc ghế sô pha.
4. Kết nối ý tưởng của bạn với các liên từ
Nếu bạn muốn kết nối hai ý tưởng hoặc cụm từ ngắn, bạn có thể làm như vậy bằng cách sử dụng các liên từ kết hợp.
Ví dụ:
- I’m studying English. English is important.
Tôi đang học tiếng Anh. Tiếng Anh rất quan trọng.
Trở thành:
- I’m studying English because it’s important.
Tôi đang học tiếng Anh vì nó quan trọng.
Các liên từ phổ biến nhất là:
- and – bổ sung
- because – để đưa ra lý do
- but – để thể hiện sự tương phản
- so – để mô tả một hệ quả
- or – để mô tả một sự thay thế
Dưới đây là một số ví dụ:
- He likes football and he plays in a team.
Anh ấy thích bóng đá và anh ấy chơi trong một đội.
- We’re going out because we’re bored.
Chúng tôi đi ra ngoài vì chúng tôi buồn chán.
- She wants to study more but she doesn’t have time.
Cô ấy muốn học thêm nhưng cô ấy không có thời gian.
- Kim is coming so I’m cleaning my flat.
Kim sắp đến nên tôi đang dọn dẹp căn hộ của mình.
- Would you like tea or coffee?
Bạn muốn dùng trà hay cà phê?
>> Tham khảo: Cách sử dụng cấu trúc Would you like?
5. Cấu tạo câu
Nói chung, các câu bằng tiếng Anh viết không đặc biệt dài. Đây là một tin tốt cho những người học tiếng Anh vì nó có nghĩa là bạn không cần phải lo lắng về việc viết những câu dài, phức tạp. Một câu thường có hai hoặc có thể ba mệnh đề (chủ ngữ + động từ + tân ngữ), được liên kết với nhau (xem ở trên).
Một cách tốt để làm cho câu của bạn trở nên rõ ràng hơn là thêm dấu phẩy. Dấu phẩy giúp người đọc hiểu nơi một cụm từ kết thúc và một cụm từ khác bắt đầu. Những trường hợp phổ biến nhất mà bạn nên đặt dấu phẩy là:
- Giữa hai mệnh đề. Ví dụ:
If the weather is nice tomorrow, we’re going to the park
Nếu thời tiết đẹp vào ngày mai, chúng ta sẽ đến công viên.
- Để tách các mục trong một danh sách, Ví dụ:
Our kids like swimming, skiing, ice-skating and cycling.
Trẻ em của chúng tôi thích bơi lội, trượt tuyết, trượt băng và đạp xe.
- Sau một số liên từ. Ví dụ:
Our holiday was great and the hotel was wonderful. However, the weather was awful.
Kỳ nghỉ của chúng tôi thật tuyệt và khách sạn thật tuyệt vời. Tuy nhiên, thời tiết thật tồi tệ.
- Để biết thêm thông tin ở giữa câu (một mệnh đề không xác định). Ví dụ:
My neighbor, who’s from Brazil, is really good at cooking.
Hàng xóm của tôi, người đến từ Brazil, nấu ăn rất giỏi.
Và đừng quên bắt đầu mỗi câu bằng một chữ cái viết hoa!
6. Nhớ thứ tự từ cho các câu hỏi
Trong tiếng Anh, cấu trúc câu hỏi khác với dạng khẳng định. Vì vậy, hãy chắc chắn rằng bạn nhớ thay đổi thứ tự của các từ hoặc thêm phụ từ 'do'. Có bốn cách để đặt câu hỏi bằng tiếng Anh:
- 'To be' - đối với câu hỏi sử dụng động từ 'to be', đảo ngược chủ ngữ và động từ.
- Ví dụ, Are you a student?
- Tất cả các động từ khác - để đặt câu hỏi cho tất cả các động từ khác, hãy thêm trợ từ 'do'.
- Ví dụ, Do they work here?
- Động từ phương thức - để đặt câu hỏi với động từ phương thức, đảo ngược động từ phương thức và chủ ngữ.
- Ví dụ, Can he play the piano?
- Động từ phụ - đối với câu có chứa động từ phụ, như '' have 'ở thì hiện tại hoàn thành, đảo ngược động từ phụ và chủ ngữ.
- Ví dụ, Have you seen Bob?
Các quy tắc này vẫn được áp dụng khi bạn thêm một từ câu hỏi như What, How, Why. Ví dụ:
- Where are you from?
- When can we meet?
- Why have they left?
7. Sử dụng dạng quá khứ phù hợp của động từ
Nói về quá khứ bằng tiếng Anh không đặc biệt khó. Mọi chủ đề đều sử dụng cùng một từ để diễn đạt quá khứ, vì vậy bạn không phải lo lắng về việc học sáu từ khác nhau như trong một số ngôn ngữ. Tuy nhiên, nhiều động từ là bất quy tắc và không tuân theo hình thức thông thường của thêm "-ed". Bạn không cần phải biết tất cả những điều này, nhưng hãy cố gắng học những từ phổ biến nhất (khoảng 40). Ví dụ,
- Go – went
- Have – had
- Make – made
Ví dụ:
- We went to the cinema last Saturday.
Chúng tôi đã đi xem phim vào thứ bảy tuần trước.
- They had a party to celebrate Tom’s birthday.
Họ đã có một bữa tiệc để chúc mừng sinh nhật của Tom.
- I made a cake this morning.
Tôi đã làm một chiếc bánh sáng nay.
8. Làm quen với các thì chính của động từ tiếng Anh
Nếu bạn mới bắt đầu học tiếng Anh, bạn sẽ chưa biết tất cả các thì. Đừng lo lắng quá, bạn chỉ cần tập trung vào việc làm quen với bốn hoặc năm thì được sử dụng thường xuyên nhất dưới đây nhé!
- Thì hiện tại đơn - để mô tả thói quen và tình huống thường trực.
- Ví dụ: We live in New York.
- Thì hiện tại tiếp diễn - để mô tả các tình huống hiện tại và kế hoạch trong tương lai gần.
- Ví dụ: I’m meeting John later.
- Thì quá khứ đơn - để mô tả các hành động đã kết thúc trong quá khứ. '
- Ví dụ: They arrived at 3 p.m.
- Thì hiện tại hoàn thành - để mô tả các hành động xảy ra trong quá khứ và vẫn tiếp tục diễn ra đến hiện tại.
- Ví dụ: We’ve finished the reports.
- “Will” - để mô tả các hành động trong tương lai.
- Ví dụ: I’ll meet you in front of the conference center.
9. Không bao giờ sử dụng phủ định kép
Trong tiếng Anh thường có hai cách để diễn đạt một khái niệm phủ định. Ví dụ: nếu bạn muốn nói phòng trống, bạn có thể nói:
- "There is nothing in the room" or "There isn’t anything in the room"
"Không có gì trong phòng" hoặc "Không có bất cứ thứ gì trong phòng"
Các từ 'nothing' và 'anything' có cùng ý nghĩa, nhưng 'nothing' được sử dụng với động từ khẳng định và 'anything' được sử dụng với động từ phủ định.
Quy tắc này áp dụng cho các từ khác như:
- nobody – anybody
- none – any
Điều này cũng đúng với từ 'never' khi bạn nói về kinh nghiệm. Bạn có thể nói:
- "He’s never been to the U.S" or "He hasn’t ever been to the U.S"
"Anh ấy chưa bao giờ đến Mỹ" hoặc "Anh ấy chưa bao giờ đến Mỹ"
Ý nghĩa giống nhau nhưng trong câu thứ hai, việc sử dụng 'ever' có nghĩa là bạn cần phải làm cho động từ phủ định.
Học tất cả các quy tắc ngữ pháp này rõ ràng là mất thời gian và bạn cũng cần một số hướng dẫn để có thể áp dụng chúng vào thực tế. Cách tốt nhất để trở nên tự tin và sử dụng thành thạo chúng là thực hành trong một môi trường hỗ trợ và vui vẻ với các giáo viên giàu kinh nghiệm. Tìm hiểu thêm về khóa học tiếng Anh trực tuyến của chúng tôi ngay bây giờ.
QUÉT MÃ QR THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Trong lĩnh vực bất động sản tiếng Anh chúng ta có thể biết một số từ cơ bản như Contract (Hợp đồng), Investor (Chủ đầu tư), Project (Dự án), Real Estate (Ngành bất động sản),…Ngoài ra có các từ vựng nào nữa? Và các mẫu câu nào để giao tiếp tiếng Anh trong lĩnh vực này? Cùng tìm hiểu nhé
Từ vựng bất động sản tiếng Anh chung
Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh chuyên ngành bất động sản nói chung và thường gặp nhiều nhất liên quan tới chuyên ngành này.
- Architect: Kiến trúc sư.
- Constructo: Nhà thầu thi công.
- Developer: Nhà phát triển.
- Investor: Chủ đầu tư.
- Project: Dự án.
- Property/ Properties: Tài sản.
- Real Estate: Ngành Bất Động Sản.
- Supervisor: Giám sát.
Từ vựng bất động sản tiếng Anh liên quan tới hợp đồng pháp lý
Cùng khám phá những từ vựng bất động sản thuộc chủ đề pháp lý ngay dưới đây nhé.
- Application: Đơn từ, giấy xin vay thế chấp.
- Appraisal: Định giá.
- Asset: Tài sản.
- Assignment: Chuyển nhượng.
- Bankruptcy: Vỡ nợ, phá sản.
- Beneficiary: Người thụ hưởng.
- Bid: Đấu thầu.
- Building permit: Giấy phép xây dựng.
- Buy-back agreement: Thỏa thuận mua lại.
- Buyer-agency agreement: Thỏa thuận giữa người mua và đại lí.
- Capital gain: Vốn điều lệ tăng.
- Contract agreement: Thỏa thuận hợp đồng.
- Contract: Hợp đồng.
- Co-operation: Hợp tác.
- Deposit: Đặt cọc.
- Legal: Pháp luật.
- Liquid asset: Tài sản lưu động.
- Liquidated damages: Giá trị thanh toán tài sản.
- Loan origination: Nguồn gốc cho vay.
- Montage: Khoản nợ, thế chấp.
- Negotiate: Thương lượng.
- Office for lease: Văn phòng cho thuê.
- Office for rent: Văn phòng cho thuê.
- Overtime-fee: Phí làm thêm giờ.
- Payment step: Các bước thanh toán.
- Payment upon termination: Thanh toán khi kết thúc hợp đồng.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến hiệu quả
Từ vựng bất động sản tiếng Anh về căn hộ
Một số từ vựng bất động sản tiếng Anh thuộc chủ đề căn hộ sau đây sẽ vô cùng hữu ích dành cho bạn.
- Air Conditioner: Điều hòa.
- Apartment/ Condominium: Chung cư/ Chung cư cao cấp
- Balcony: Ban công.
- Bathroom: Phòng tắm.
- Bedroom: Phòng ngủ.
- Built-up area: Diện tích theo tim tường.
- Bungalow: Nhà 1 trệt.
- Carpet area: Diện tích trải thảm.
- Ceiling: Trần nhà.
- Coastal villas: Biệt thự ven biển.
- Cottage: Nhà ở nông thôn.
- Decorating: Trang trí.
- Detached Villa: Biệt thự đơn lập.
- Dining room: Phòng ăn.
- Downstairs: Tầng dưới, tầng trệt.
- Duplex/ Twin/ Semi-detached Villa: Biệt thự song lập.
- Electric equipment: Thiết bị nước.
- Electrical equipment: Thiết bị điện.
- Floors: Lầu, tầng.
- Furniture: Nội Thất.
- Garage: Nhà để xe.
- Garden: Vườn.
- Hallway: Hành lang.
- Kitchen: Nhà bếp.
- Living room: Phòng khách.
- Orientation: Hướng.
- Porch: Mái hiên.
- Room: Phòng, căn phòng.
- Saleable Area: Diện tích xây dựng
- Shutter: Cửa chớp.
- Stairs: Cầu thang.
- Terraced house: Nhà theo dãy có cùng kiến trúc.
- Wall: Tường nhà.
- Window: Cửa sổ.
- Wooden floors: Sàn gỗ.
- Yard: Sân.
Từ vựng bất động sản tiếng Anh về công trình
- Advantage/ amenities: Tiện ích, tiện nghi.
- Coastal property: Bất động sản ven biển.
- Commercial: Thương mại.
- Constructo: Nhà thầu thi công.
- Cost control: Kiểm soát chi phí.
- Density of building: Mật độ xây dựng.
- Gross floor area: Tổng diện tích sàn.
- Landmark: Khu vực quan trọng trong thành phố.
- Landscape: Cảnh quan, sân vườn.
- Layout apartment: Mặt bằng căn hộ.
- Layout floor: Mặt bằng điển hình tầng.
- Location: Vị trí.
- Master plan: Mặt bằng tổng thể.
- Notice: Thông báo.
- Planning area: Khu quy hoạch.
- Procedure: Tiến độ bàn giao.
- Project Area: Khu vực dự án.
- Project management: Quản lý dự án.
- Property: Bất động sản.
- Protection of the environment: Bảo vệ môi trường.
- Quality assurance: Đảm bảo về chất lượng.
- Residence: Nhà ở, dinh thự.
- Sale policy: Chính sách bán hàng.
- Show flat: Căn hộ mẫu.
- Start date: Ngày khởi công.
- Taking over: Bàn giao (công trình).
Mẫu câu giao tiếp bất động sản tiếng Anh thông dụng
Để có thể sử dụng tiếng Anh chuyên ngành bất động sản một cách thuận tiện, bạn sẽ cần tích lũy cho bản thân một số mẫu câu giao tiếp nhằm dễ dàng trao đổi và thể hiện ý kiến của mình.
- What kind of house are you looking for?: Anh/ chị đang tìm kiểu nhà mong muốn như thế nào?
I’m looking for…: Tôi đang tìm…
- an apartment: một căn hộ
- a bungalow: một ngôi nhà gỗ một tầng
- a cottage một ngôi: nhà ở nông thôn
- a detached house: một ngôi nhà không chung tường với nhà nào cả
- a terraced house: một ngôi nhà trong một dãy
- a flat: một căn hộ
- a semi-detached house: một ngôi nhà có chung tường một bên với nhà khác
- Can i ask you? Are you looking to rent or buy?: Tôi có thể hỏi anh/ chị được chứ? Anh/ chị đang tìm thuê hay mua nhà vậy?
- How much are you prepared to pay for it?: Mức giá mà anh/ chị có thể thanh toán dành cho ngôi nhà đó là bao nhiêu?
- What’s your budget?: Ngân sách của anh/ chị là bao nhiêu?
- What price range do you want?: Mức giá mà anh/ chị mong muốn trong khoảng bao nhiêu?
- How many bathrooms do you want?: Anh/ chị mong muốn có bao nhiêu phòng tắm?
- How much does an indoor swimming pool cost?: Giá cho bể bơi trong nhà là bao nhiêu?
- Is it good to have swimming pool at home?: Có bể bơi trong nhà điều đó ổn chứ?
- Do you want a modern or an old property?: Anh/ chị mong muốn mua nhà kiểu hiện hay hay kiểu cổ?
- Do you want a…?: Anh/ chị có muốn nhà có …. chứ?
- swimming pool: bể bơi
- garden: vườn
- balcony: ban công
- elevator: thang máy
Đoạn hội thoại giao tiếp về bất động sản tiếng Anh
- Adam: Good morning! Can I help you?
Chào buổi sáng! Tôi có thể giúp gì được cho chị chứ?
- Susan: I’m looking for a new house.
Tôi đang tìm một ngôi nhà mới.
- Adam: What kind of house are you looking for? Where do you want to a new house?
Kiểu nhà mà chị đang tìm kiếm như thế nào? Chị muốn ngôi nhà mới ở vị trí nào?
- Susan: I want a swimming pool at my house. I also want to find a new house in Long Bien
Tôi muốn có bể bơi trong nhà. Tôi cũng muốn tìm nhà mới ở Long Biên.
- Adam: What price range can you pay for it?
Chi phí trong khoảng bao nhiêu mà chị có thể trả cho ngôi nhà đó?
- Susan: I think that it about 2 million.
Tôi nghĩ rằng nó khoảng 2 triệu đô.
- Adam: How many floors do you want to have?
Chị muốn căn nhà có bao nhiêu tầng?
- Susan: I think four floors.
Tôi nghĩ là 4 tầng.
- Adam: I’m so happy when i heard from you. Because we’re selling 2 new houses in Long Bien. They are just built on the outside structure. You can design the interior later.
Tôi rất vui khi nghe được thông tin đó từ chị. Bởi vì chúng tôi có hai căn nhà mới ở Long Biên. Nó chỉ xây bên ngoài thôi. Chị có thể thiết kế nội thất bên trong.
- Susan: Perfect! So do you also support interior design?
Tuyệt vời! Vậy bạn có hỗ trợ thiết kế nội thất luôn không?
- Adam: Of course! Can you please tell me the furniture you want?
Tất nhiên rồi! Chị có thể nói nội thất mà chị mong muốn không?
- Susan: No problem! I will talk to you later when i contact with my husband.
Không vấn đề! Tôi sẽ nói chuyện với bạn sau khi tôi liên lạc với chồng tôi.
- Adam: Thank you! See you again.
Cảm ơn chị! Hẹn gặp lại chị.
>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu cấu trúc câu nhờ vả (Have Something Done) trong tiếng Anh
Khi muốn nhờ ai đó làm gì chúng ta thường dùng cấu trúc “have” và “get” phải không nào? Cùng tìm hiểu cấu trúc nhờ vả trong tiếng Anh một cách chi tiết nhất nhé!
Định nghĩa cấu trúc câu nhờ vả
Cấu trúc câu nhờ vả trong tiếng Anh được dùng khi muốn diễn tả, tường thuật lại việc ai đó xin giúp đỡ, thuê mượn hoặc yêu cầu người khác thực hiện một công việc mà họ không làm được hoặc không muốn làm.
Hai động từ dùng trong cấu trúc câu nhờ vả have và get.
Ví dụ:
- Last night, Min had Bin do the housework.
(Tối hôm qua, Min nhờ Bin làm việc nhà.)
- I will get my house cleaned next week.
(Tôi sẽ nhờ người dọn nhà vào tuần sau.)
Cấu trúc câu nhờ vả tiếng Anh mang nghĩa chủ động
Trong cấu trúc chủ động, chúng ta sẽ nhấn mạnh vào đối tượng được nhờ cậy.
Cấu trúc câu nhờ vả tiếng Anh chủ động với HAVE:
Have someone do something (nhờ ai đó làm việc gì).
Ví dụ cách dùng cấu trúc nhờ vả mang nghĩa chủ động với HAVE:
- I have my farther repair my computer.
(Tôi nhờ bố tôi sửa máy tính của tôi.)
- The teacher has the students stop writing.
(Giáo viên yêu cầu học sinh dừng bút.)
- The company had a cleaner to clean the office.
(Công ty thuê một người quét dọn để dọn dẹp văn phòng.)
Cấu trúc câu nhờ vả tiếng Anh chủ động với GET:
Get someone to do something (nhờ ai đó làm việc gì.)
Ví dụ
- I got Linna to buy one “banh-mi” for me this morning.
(Tôi nhờ Linna mua một chiếc bánh mì cho tôi sáng nay.)
- My mother gets me to go to the supermarket.
(Mẹ tôi nhờ tôi đi tới siêu thị.)
- She gets her daughter to do the homework.
(Cô ấy thuyết phục con gái làm bài tập về nhà.)
Trong một số trường hợp, cấu trúc “get someone to do something” sẽ mang cảm giác ép buộc và mất công thuyết phục nhiều hơn các cấu trúc khác.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cấu trúc Get và các giới từ đi kèm trong tiếng Anh
Cấu trúc câu nhờ vả tiếng Anh mang nghĩa bị động
Cấu trúc nhờ vả bị động nhấn mạnh vào sự việc xảy ra nhiều hơn là người thực hiện.
Ví dụ:
I had a cleaner clean my house -> I had my house cleaned (by a cleaner).
(Cấu trúc nhờ vả mang nghĩa chủ động)
Ở đây, người dọn dẹp có thể không được nhắc tới. Điều quan trọng là “nhà đã được làm sạch”.
Cấu trúc nhờ vả tiếng anh mang nghĩa chủ động:
HAVE/ GET + something + Phân từ 2
Ở dạng câu nhờ vả bị động, “have” và “get được sử dụng và mang ý nghĩa giống nhau.
Ví dụ:
- John had his car washed yesterday, then it rained.
(John đi rửa xe sáng nay, sau đó trời mưa.)
- We will have our house decorated next month.
(Tuần sau nhà chúng tôi sẽ được sơn.)
Ví dụ:
- I am going to get my laptop fixed.
(Tôi sẽ đi sửa máy tính.)
- The students get their exercises checked.
(Bài tập của học sinh đã được chấm điểm.)
- Lily got his bag stolen last night.
(Lily đã bị trộm chiếc túi tối hôm qua)
Chú ý: Các việc trên đều được thực hiện bởi một người khác (thợ cắt tóc, người rửa xe, người sơn nhà,…) nhưng không được nhắc tới.
>>> Mời xem thêm: luyện nói tiếng anh trực tuyến