Ngữ pháp

Cấu trúc Stop - phân biệt Stop to V và Stop V-ing

Bạn đã nắm được cấu trúc Stop chưa? Khi nào thì dùng cấu trúc Stop to V và khi nào dùng Stop V-ing? Bạn có hay bị nhầm lẫn khi sử dụng 2 cấu trúc này? Đừng lo lắng hãy cùng tìm hiểu cấu trúc và phân biệt 2 cấu trúc này nhé

Stop là gì?

Stop trong nghĩa là : ngưng lại/ dừng lại

Đi kèm với stop có thể là một động từ nguyên thể (To V) hoặc cũng có thể là một danh động từ gerunds (V_ing). Với mỗi cấu trúc stop sẽ mang một ý nghĩa và sắc thái hoàn toàn khác nhau khiến nhiều bạn bị nhầm lẫn.

Ví dụ:

  • On the way to Edinburgh, we stopped to look at an old castle.

(= Trên đường đi đến Edinburgh, chúng tôi đã dừng lại để chiêm ngưỡng một lâu đài cổ)

  • It’s time we stopped to think about our next move.

(= Đã đến giờ chúng ta phải tạm dừng để suy nghĩ một chút về bước kế tiếp rồi)

>>> Mời xem thêm: web học tiếng anh giao tiếp trực tuyến miễn phí

Cấu trúc Stop + V-ing

Đây là cấu trúc được dùng để diễn tả việc ai đó dừng, hay chấm dứt hoàn toàn một việc, hay một hành động nào đó.

⇒ Ví dụ:

  • I stopped watching film to go school to meet my friends.

(= Tôi ngừng xem phim để đến trường gặp mặt bạn bè.)

  • Her husband got a new car, so he stopped drinking a lot.

(= Chồng cô ấy có một chiếc xe mới, vì vậy anh ấy đã không còn uống nhiều rượu nữa.)

Cấu trúc Stop + To V

Stop to V dùng để nói về một chủ thể (một ai đó) tạm dừng một hành động hay một việc gì đó đang làm để thực hiện một việc khác.

⇒ Ví dụ:

  • Linda stopped to get the call from her mother.

(= Linda dừng lại để nhận một cuộc gọi từ mẹ của cô ấy.)

  • It’s time for me to stop to think about the life.

(= Đã đến lúc tôi dừng lại để suy nghĩ về cuộc sống.)

Như vậy:

  1. Stop + To V để chỉ việc dừng hành động đang làm để làm một hành động khác.
  2. Stop + V-ing dùng để chỉ việc chấm dứt một hành động nào đó 

Các dạng khác của cấu trúc Stop

Cấu trúc Stop + Up

Cấu trúc: S + stop + up + cụm danh từ/Ving

Ý nghĩa: Nếu bạn muốn diễn tả một ai đó thường xuyên thức khuya để làm gì, hãy sử dụng cấu trúc stop + up nhé.

Ví dụ:

  • I stopped up late completing the my project.

(= Tôi thức khuya để hoàn thành dự án của mình.)

  • I often stop up late watching film.

(= Tôi thường thức khuya để xem phim.)

Cấu trúc Stop + Over

Cấu trúc: S + stop + over + cụm danh từ/Ving

Ý nghĩa: Thường được dùng để diễn tả việc ai đó dừng lại ở đâu (Đa phần trong các trường hợp chủ thể di chuyển bằng máy bay.)

⇒ Ví dụ:

  • Ken stopped over in Paris.

(= Ken đã dừng lại ở Paris.)

  • She stopped over the Korean airport until the storm passed.

(= Cô ấy đã dừng lại ở sân bay Hàn Quốc cho đến khi cơn bão đi qua.)

 

Cấu trúc Stop + By

Cấu trúc: S + stop + by + cụm danh từ/Ving

⊕ Ý nghĩa: Khi kết hợp với by, cấu trúc stop sẽ được dùng để diễn tả việc ai đó ghé thăm ai đó, hay một địa điểm nào đó.

⇒ Ví dụ: 

  • I stopped by my family last month.

(Tôi đã ghé thăm gia đình tôi vào cuối tháng trước.)

  • I stopped by Trang Tien Plaza on the way home.

(Tôi đã ghé qua Trung tâm thương mại Tràng Tiền trên đường về nhà.)

Cấu trúc Stop + Off

Cấu trúc: S + stop + off + cụm danh từ/Ving

⊕ Ý nghĩa: Bạn có bao giờ té ngang, tạt ngửa trên đường về nhà hay đi chợ không? Đích thị cấu trúc stop + off này là dành cho bạn đó.

⇒ Ví dụ:

  • I stopped off my grandmother’s house while going to school.

(= Tôi dừng lại ở nhà bà tôi trên đường đi đến trường học.)

>>> Mời xem thêm: 4 bí quyết luyện TOEIC reading tiến bộ mỗi ngày

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Cách viết địa chỉ nhà trong tiếng Anh chuẩn xác nhất

Trong tình huống bạn đi du lịch và có người bạn nước ngoài nào đó cho bạn địa chỉ nhà mời bạn ghé qua. Hoặc một người bạn nước ngoài muốn bạn ghi lại cho họ địa chỉ nhà bạn để họ ghé qua chơi. Bạn đã nắm được cách viết địa chỉ trong tiếng Anh chưa? Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tránh được những nhầm lẫn giữa cách đặt vị trí của tên đường, quận, huyện,… cách ghi số nhà, ghi ngõ mang đến những sai lầm đáng tiếc.

Cách viết địa chỉ nhà trong tiếng Anh

Các dạng viết địa chỉ nhà trong tiếng Anh

Cách chia này là do đặc điểm phân bố dân cư ở Việt Nam, chia thành 2 vùng: nông thôn và thành thị. 

Tuy nhiên, chúng đều tuân thủ theo các nguyên tắc chung sau:

  1. Đối với tên phường, đường hay quận, nếu là bằng chữ thì đặt trước danh từ chỉ đường, phường, quận.

Ví dụ: Hai Bà Trưng Street

  1. Đối với tên đường, phường hay quận nếu là bằng số thì đặt trước danh từ chỉ đường, phường, quận.

Ví dụ: Street 3, Ward 2

  1. Đối với danh từ chỉ chung cư: sử dụng 1 danh từ riêng có nghĩa là chung cư, sử dụng 1 số có nghĩa là căn hộ.

Ví dụ:  Song Long Apartment Homes, Apartment No.3

  1. Tương tự như trong tiếng Việt, khi viết địa chỉ tiếng Anh, để đảm đảm tính chính xác và cụ thể nhất, bạn nên viết đơn vị địa điểm nhỏ nhất trước, sau đó đến các địa điểm lớn hơn. 

Ví dụ: Số nhà, ngách, ngõ, đường, tổ, xã/ phường, quận/ huyện, tỉnh/ thành phố.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến dành cho trẻ em

Cách viết địa chỉ khi nhà ở thôn, xã bằng tiếng Anh

Cách viết địa chỉ nhà trong tiếng Anh

Ví dụ 1:

  • Tiếng Việt: Xóm Ao Đô, thôn Mỹ Khê, xã Tự Cường, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng
  • Tiếng Anh: Ao Do Hamlet, My Khe Village, Tien Lang District, Hai Phong city

Ví dụ 2: 

  • Tiếng Việt: Ấp 5, Xã A, huyện B, tỉnh C
  • Tiếng Anh: Hamlet 5, A commune, B district, C Province

Cách viết địa chỉ khi nhà ở thành thị bằng tiếng Anh

Ví dụ:

  • Tiếng Việt: số nhà 12, ngách 31, ngõ 34 đường Nguyễn Văn Linh, phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
  • Tiếng Anh: No 12, 31/34 Alley, Le Chan Street, Vinh Niem Ward, Le Chan district, Hai Phong city

Cách viết địa chỉ khu nhà ở chung cư

Ví dụ: 

  • Tiếng Việt: Căn hộ  713, Tòa nhà B, Chung cư Hateco, đường Xuân Phương quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
  • Tiếng Anh: Room  713, B building, Hateco Apartment, Xuan Phuong Street, Nam Tu Liem district, Ha Noi city

Các từ vựng cần thiết để viết địa chỉ bằng tiếng Anh

  • Lane: ngõ
  • Alley: ngách
  • Hamlet: Thôn, xóm, đội, ấp
  • Civil group/ Cluster: tổ
  • Quarter: khu phố
  • Ward: phường
  • Village: làng
  • Commune: xã
  • Street: đường
  • District: huyện/ quận
  • Town: thị trấn
  • Province: tỉnh
  • City: thành phố
  • Apartment/ Apartment Block/ Apartment Home: chung cư
  • Building: tòa nhà, cao ốc

Cách viết tắt địa chỉ nhà bằng tiếng Anh nhanh, chính xác

Để tránh dài dòng, mất thời gian, ta thường viết tắt một số danh từ trong tiếng Anh sau đây:

  • Street = Str.
  • District = Dist.
  • Road = Rd.
  • Alley = Aly.
  • Lane = Ln.
  • Village = Vlg.
  • Building = Bldg.
  • Room = Rm.
  • Apartment = Apt.
  • Ha Noi Capital = Ha Noi ( thường bỏ Capital )

Cách hỏi địa chỉ nhà bằng tiếng Anh

Cách viết địa chỉ nhà trong tiếng Anh

Trong cuộc sống hàng ngày, các bạn sẽ bắt gặp một số câu hỏi địa chỉ nhà bằng tiếng Anh dưới đây:

  • What’s your address ? = Địa chỉ của bạn là gì ?
  • Where are you from ? = Bạn đến từ đâu ?
  • Where do you live ? = Bạn sống ở đâu ?
  • Where is your domicile place ? = Nơi cư trú của bạn ở đâu ?
  • How long have you lived there ? = Bạn sống ở đó bao lâu rồi ?
  • Do you like living there ? = Bạn có thích sống ở đó không ?
  • Do you live in an apartment or house ? = Bạn sống ở chung cư hay nhà riêng ?
  • ….

Chúc bạn học tập thật tốt!

>>> Mời xem thêm: Những mẫu câu giao tiếp cơ bản khi nhập cảnh

Phân biệt Made of và made from trong tiếng Anh

Made ofMade from là 2 từ có nghĩa gần giống nhau và dễ gây nhầm lẫn. Hãy cùng tìm hiểu để phân biệt và và sử dụng chúng nhé

Made of và made from là gì? 

  • Made of: chỉ chất liệu được dùng để tạo ra cái gì đó và khi hoàn thành, chất liệu đó không bị biến đổi về dạng.
  • Made from: chỉ chất liệu được dùng tạo ra cái gì đó và khi hoàn thành, chất liệu đó bị biến đổi về dạng

>>> Mời xem thêm: Cách sử dụng cấu trúc So far trong tiếng Anh

MADE OF: Được làm bằng

– This shirt is made of cotton.

(The cotton – vải trong ví dụ về chiếc áo sơ mi thì khi thành chiếc áo vẫn là vải. Nó không thay đổi dạng thức hay trở thành một chất liệu khác.)

– This house is made of bricks.

(The brick – viên gạch – trong ví dụ Ngôi nhà làm bằng gạch, cũng không thay đổi và vẫn là gạch.

– The keyboard I use on my computer is made of plastic.

(Và nhựa làm bàn phím máy tính cũng vẫn là nhựa – plastic)

MADE FROM: Được làm ra từ

– Paper is made from trees.

(Từ gỗ cây sau quá trình sản xuất đã trở giấy, nó không còn giữ nguyên dạng ban đầu)

– Wine is made from grapes.

(Những quả nho đã không còn là nho khi được làm thành rượu vang, tức nó đã chuyển từ một thứ này sang thành một chất khác)

– This cake is made from all natural ingredients.

(Bột – flour và trứng – eggs với đường – sugar – đã làm thành bánh ngọt, chúng đã được chuyển thể, không giữ nguyên dạng ban đầu nữa)

>>> Có thể quan tâm: các trung tâm học tiếng Anh online uy tín

Cách sử dụng cấu trúc So far trong tiếng Anh

So far là gì? Cùng tìm hiểu ý nghĩa và cấu trúc so far trong tiếng Anh qua bài viết dưới đây nhé!

So far là gì?

So far là một trạng từ. Nó mang 2 nghĩa là cho đến nay, cho đến giờchỉ đến mức nào đó.

Ví dụ:

– This is the coldest day they have had so far this winter.

(Nó là ngày lạnh nhất họ đã chịu đựng đến mức nào đó trong mùa đông này)

So far với nghĩa “cho đến nay, cho đến giờ”

So far mang nghĩa cho đến nay, cho đến giờ là ngữ nghĩa được nhiều người biết đến nhất. Với ý nghĩa này so far còn là dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại hoàn thành trong tiếng anh.

Một số từ đồng nghĩa với so far như: Up to now, Until now, Up to the present,  Up to this point,  Thus far.

Ví dụ:

  • The army hadn’t been having much success so far.

(Những người lính đã không nhận được nhiều chiến thắng cho đến tận bây giờ)

  • I haven’t had to borrow any money so far.

Tôi không mượn được bất kỳ chút tiền nào cho đến thời điểm này.

So far với nghĩa “chỉ đến mức nào đó”

Ví dụ:

Their loyalty only went so far.

Lòng trung thành của họ chỉ đến vậy mà thôi.

I trust her only so far.

Tôi chỉ tin tưởng cô ấy đến mức nào đó thôi.

>>>Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh cho trẻ em online miễn phí

Cách sử dụng cấu trúc so far trong tiếng anh

SO FAR” có nghĩa là: cho đến bây giờ; ngoài ra có cùng nghĩa này chúng ta có up till now, up to now. So far thường được sử dụng đối với thì hiện tại hoàn thành.

Thì hiện tại hoàn thành dùng để diễn tả một hành động bắt đầu diễn ra trong quá khứ và vẫn còn ở hiện tại. Thêm vào đó, có các từ chỉ thời gian đi cùng như: since, for, ever, never, up to now, so far…

Ex: We haven’t finished the English exercises so far. (Chúng tôi vẫn chưa hoàn thành bài tập tiếng Anh)

Thì hiện tại hoàn thành với cụm từ diễn tả khoảng thời gian cho đến hiện tại (lately, so far). Thì quá khứ đơn với cụm từ chỉ khoảng thời gian đã kết thúc sớm hơn (last night, yesterday)

Ex: Have you seen any film lately? (Dạo gần đây bạn có xem phim nào hay không?)

So far my teacher hasn’t given us any homework.(Gần đây giáo viên không giao bài tập về nhà cho chúng tôi)

Ex: Did you see that film last night? (Bạn xem phim tối qua chứ)

“So far” không được sử dụng cho thì quá khứ vì đối với thì quá khứ thì hành động đã xảy ra và kết thúc hẳn trong quá khứ, nhưng trong khi đó “so far” bản thân của cụm từ chỉ ra rằng hành động này vẫn chưa kết thúc hẳn trong quá khứ.

Vì sao So far lại là dấu hiệu nhận biết của thì hiện tại hoàn thành?

Thì hiện tại hoàn thành diễn tả hành động xảy ra trong quá khứ và vẫn đang tiếp diễn ở hiện tại. So far lại mang ý nghĩa là “cho đến bây giờ”, tức là vẫn chưa có thời điểm xác định, sự việc chưa kết thúc hẳn.

Ví dụ:

A: What have you done so far with your project?

Đến nay cậu đã làm được gì cho dự án rồi?

B: So far, I’ve completed writing the report and making a list of potential customers.

Cho đến bây giờ thì tôi đã hoàn thành bản báo cáo và danh sách khách hàng tiềm năng rồi.

Thành ngữ với so far, so good

So far, so good: Mọi thứ vẫn tốt/Mọi thứ vẫn ổn

Ví dụ:

Ex: A: Hi, Lan. How do you do?

B: I am busy but so far, so good.

(A: Chào Lan. Bạn thế nào rồi?

B: Tôi rất bận nhưng mọi thứ vẫn tốt)

Sự khác nhau giữa So far và By far

– So far diễn tả thời gian, thường mang nghĩa là cho đến tận bây giờ, cho đến nay

Ex: I haven’t seen her so far.

(Tôi đã không gặp cô ấy cho đến tận bây giờ)

– By far dùng để chỉ vị trí, khoảng cách, số lượng với nghĩa là cao hơn, xa hơn

Ex: Kin is the strongest winner by far.

(Kin là người chiến thắng mạnh mẽ nhất)

>>> Mời xem thêm: Middle Autumn Festival - Ngày tết trung thu trong tiếng Anh

Middle Autumn Festival - Ngày Tết trung thu trong tiếng Anh

Tiết trời đã trở nên trong xanh, dịu đi cái nắng mùa hè gay gắt. Khắp các làng xóm nhỏ giờ đây đang háo hức chờ đón trung thu ngày tết đoàn viên gia đình. Hãy cùng tìm hiểu ngày tết trung thu - Middle Autumn Festival trong tiếng Anh nhé!

Ngày 15/8 âm lịch hàng năm diễn ra ngày Tết Trung thu hay còn gọi là Tết đoàn viên. Đây là dịp lễ của các nước khu vực châu Á. Hãy cùng tìm hiểu nhé!

Từ vựng về ngày tết trung thu

  • Mid-Autumn Festival /mɪd/ /ˈɔː.təm/ /ˈfes.tɪ.vəl/: Tết Trung Thu
  • Full-moon Festival /fʊl/ /muːn/ /ˈfes.tɪ.vəl/: Tết Trung Thu
  • Children’s festival /ˈtʃɪl.drənz ˈfes.tɪ.vəl/: Tết thiếu nhi
  • Lunar calendar /ˈluː.nər/ /ˈkæl.ən.dər/: Âm lịch
  • The Moon Lady /ðə/ /muːn/ /ˈleɪ.di/ : Chị Hằng
  • The Moon Boy /ðə/ /muːn/ /bɔɪ/: Chú Cuội
  • The man in the Moon /ðə/ /mæn/ /ɪn/ /ðə/ /muːn/: Chú Cuội
  • The Moon Palace /ðə/ /muːn/: Cung trăng
  • Jade Rabbit / Moon Rabbit / Rabbit in the Moon: Thỏ ngọc
  • Oriental feature /ˈɔː.ri.ənt//ˈfiː.tʃər/: Nét phương đông
  • Banyan tree /ˈbæn.jæn/ /triː/ : Cây đa
  • Moon sighting / to gaze at the moon / to admire the moon: Ngắm trăng
  • Lantern /ˈlæn.tən/: Đèn lồng
  • Star-shaped lantern: Đèn ông sao
  • Carp-shaped lantern: Đèn cá chép
  • Mask /mɑːsk/: Mặt nạ
  • Light lanterns: Thắp đèn
  • Lantern parade: Rước đèn
  • Platform/ˈplæt.fɔːm/: Mâm cỗ
  • Mooncake /ˈmuːn.keɪk/: Bánh trung thu
  • Lion dance: Múa sư tử / múa lân
  • Dragon dance: Múa rồng
  • Bustling/ˈbʌs.lɪŋ/: Náo nhiệt
  • Yet vibrant /jet/ /ˈvaɪ.brənt/ : Rực rỡ
  • Paper votive offerings /ˈpeɪ.pər//ˈvəʊ.tɪv//ˈɒf.ər.ɪŋz/: Hàng mã
  • Family reunion /ˈfæm.əl.i//ˌriːˈjuː.njən/: Gia đình sum họp
  • Gatherings/ˈɡæð.ər.ɪŋz/: Tụ họp, sum vầy
  • Take place: Diễn ra
  • Vivid/ˈvɪv.ɪd/: Nhiều màu
  • Contemplate /ˈkɒn.təm.pleɪt/: Thưởng ngoạn
  • Teeming with /ˈtiː.mɪŋ/ /wɪð/: Ngập tràn
  • Signify /ˈsɪɡ.nɪ.faɪ/: Tượng trung cho

>>>Mời xem thêm: Take on là gì? Cách dùng take on trong tiếng Anh

Cụm từ vựng tiếng Anh về tết Trung Thu 

Ngoài những từ vựng thông dụng được liệt kê bên trên, có những cụm từ cực kỳ thú vị để bạn “bỏ túi” và sử dụng trong giao tiếp hoặc viết bài văn chủ đề lễ hội. Hãy note lại những cụm từ vựng tiếng Anh về tết Trung Thu dưới đây vào sổ tay của bạn nhé.

  1. Stands of selling mooncakes: Sạp/quầy hàng bán bánh trung thu

Ví dụ:

The stands of selling mooncakes start to appear on the street, with all kinds of delicious mooncakes.

(Những quầy hàng bán bánh trung thu bắt đầu xuất hiện trên phố, với đủ loại bánh trung thu ngon mắt.)

  1. Celebrate the Mid-Autumn Festival: tổ chức lễ/tết trung thu 

Ví dụ: 

Almost all primary schools in Vietnam celebrate the Mid-Autumn Festival for their students.

(Gần như tất cả trường tiểu học ở Việt Nam đều tổ chức tết trung thu cho học sinh của họ.)

  1. Eat mooncakes: ăn/thưởng thức bánh trung thu

Ví dụ:

My children love eating mooncakes, so I make sure to buy plenty for them.

(Những đứa trẻ nhà tôi thích ăn bánh trung thu lắm, nên tôi chắc chắn sẽ mua thật nhiều cho bọn trẻ.)

  1. The Fifteenth of August, Chinese calendar: ngày 15/8 âm lịch

Ví dụ: 

The Mid-Autumn Festival is often held on the Fifteenth of August, Chinese calendar, which is a different day each year.

(Tết trung thu thường được tổ chức vào ngày 15 tháng tám âm lịch, và ngày này thì không cố định mỗi năm.)

  1. Legend of Cuoi with his banyan tree: truyền thuyết chú Cuội ngồi gốc cây đa 

Ví dụ:

When I was small, I was often told about the legend of Cuoi with his banyan tree, and I absolutely love it.

(Khi tôi còn bé, tôi thường được kể chuyện cổ tích chú Cuội ngồi gốc cây đa, và tôi cực kỳ thích câu chuyện ấy.)

  1. Perform/parade lion dance on the streets: biểu diễn múa lân trên đường phố

Ví dụ:

The children heard the music and flooded outside their houses to watch parade lion dance on the streets.

(Những đứa trẻ nghe thấy tiếng nhạc và chạy ùa ra ngoài nhà để xem biểu diễn múa lân trên đường phố.)

  1. Symbolize luck, happiness, health and wealth: biểu tượng cho điềm lành, hạnh phúc, sức khỏe và của cải

Ví dụ:

Mooncakes do not only look like the full moon, they actually symbolize luck, happiness, health and wealth – a “full” life.

(Bánh trung thu không chỉ nhìn giống trăng tròn, mà còn biểu tượng cho điềm lành, hạnh phúc, sức khỏe và của cải – một cuộc sống “viên mãn”.

  1. The roundest and brightest moon: (mặt trăng) tròn và sáng nhất

Ví dụ:

You cannot miss the moon tonight, it’s the Mid-Autumn Festival’s moon – the roundest and brightest moon!

(Bạn không thể bỏ lỡ mặt trăng tối nay được, mặt trăng của Tết trung thu đấy, tròn nhất và sáng nhất!)

  1. Watch/admire the moon: ngắm trăng, thưởng trăng

Ví dụ: 

There’s nothing like sitting with your family to drink tea, eat mooncakes and admire the moon on this day.

(Không có gì sánh bằng được ngồi với gia đình của bạn, uống trà, ăn bánh, và thưởng trăng trong ngày này.)

Bài mẫu viết về trung thu bằng tiếng Anh

The Mid-Autumn Festival is an important traditional holiday in my country. Mid-Autumn festival is celebrated not only in Vietnam but also in some other parts of Asia as well, such as China, Japan or Korea. And it is often celebrated on the 15th day of the 8th month of the lunar calendar with full moon at night.

In the past, on this day the moon was brightest and roundest which represented the family reunion or gatherings. Therefore, families and friends often came together or harvested crops for the festival.

Nowadays, Mid Autumn Festival is mainly for young children in Vietnam to enjoy the best time of the year. But not only can children celebrate this day but also adults can, adults who wish to have a chance to remind their their childhood and feel young again.

During this exciting Autumn festival, making masks and lanterns is probably one of many activities that take place. A lot of groups of young Vietnamese have created unique and trendy lanterns yet can still preserve the traditional beauty.

So this reminds me back to the time when I was a little kid and living in the countryside where I could contemplate the most oriental feature of this festival, which is the dragon dancing.

Our little alley was teeming with different teams of dragon dancers. Dragon dancers dance to every household in their village, it is like “treat or trick” in western culture, they will not stop until you give them some lucky money.

And when speaking of Mid-Autumn, we can’t help but to mention the Moon cake. The round shape of the moon cake signifies completeness and reunion of families. Making and sharing mooncake is probably one of the hallmark traditions of this festival. But nowadays, in modern time, making mooncakes has given way to the more popular custom of giving mooncakes to family members.

So I have just introduced to you guys one of the most important and fascinating festival in Vietnam and it is Mid-Autumn festival.

Bản dịch:

Tết Trung thu là một ngày lễ cổ truyền quan trọng của nước tôi. Tết Trung Thu được tổ chức không chỉ ở VN mà còn ở các quốc gia châu Á khác như Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Nó được tổ chức vào ngày 15 tháng 8 âm lịch, lúc mà trăng tròn nhất.

Trước đây, vào ngày này thì mặt trăng tròn nhất và sáng nhất, tượng trưng cho sự sum họp của gia đình. Vì thế mà các thành viên trong gia đình hay tập trung với nhau hoặc cùng nhau thu hoạch cho mùa lễ hội.”

Ngày nay, Tết Trung thu ở Việt Nam được tổ chức dành riêng cho trẻ em để mừng khoảng thời gian đẹp nhất của năm. Nhưng không chỉ có trẻ em mà người lớn cũng có thể đi chơi vào ngày này để được gợi nhắc về tuổi thơ và cảm thấy trẻ lại.

Vào ngày lễ Trung thu, làm mặt nạ và đèn lồng là một trong những hoạt động diễn ra. Rất nhiều người trẻ VN đã sáng taọ ra những chiếc đèn lồng vừa độc đáo lại vừa hợp thời nhưng vẫn giữ nét đẹp truyền thống.

Chúng khiến tôi nhớ tới khoảng thời gian mà mình còn nhỏ và sống ở quê, và lúc đó mình đã được chiêm ngưỡng nét phương đông của lễ hôi này, đó là múa sư tử. Và những người múa sư tử sẽ đến khắp các nhà trong xóm và giống như trò “”trick or treat”” ở văn hoá phương Tây, họ sẽ thường không chịu dừng múa lại cho đến khi bạn đưa cho họ tiền lì xì.

Khi nói đến Tết Trung Thu, chúng ta không thể không nhắc đến bánh Trung Thu. Hình tròn của bánh tượng trung cho sự trọn vẹn và sum họp gia đình. Làm bánh và chia sẻ bánh là một trong những truyền thống của lễ hội này. Ở thời đại bây giờ, việc làm bánh đã được thay thế bằng một tục lệ phổ biến hơn đó là tặng bánh Trung Thu cho người nhà.

>>> Mời xem thêm: tự học tiếng anh giao tiếp miễn phí

 
Take on là gì? Cách dùng take on trong tiếng Anh

Trong văn nói và văn viết tiếng Anh ta thường bắt gặp từ take on. Vậy take on là gì? Hôm nay chúng ta cùng trao đổi về cụm từ “take on” và cách sử dụng cụm từ này một cách hợp lý nhất nhé.

Take on là gì?

Chúng ta luôn biết Take có nghĩa là: mang, mang theo, cầm, đem, lấy.

“Take on” có nghĩa là: gánh vác, đảm nhận.

Tuy nhiên theo từng ngữ cảnh khác nhau chúng ta cũng có cách dịch sao cho linh hoạt phù hợp với ngữ cảnh.

Ví dụ:

I will take you on in a game of Mario. (Tôi sẽ thách đấu với bạn trò chơi mario).

>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt động từ take và get

Cách kết hợp take cùng động từ

Ngoài ra từ "take" còn đi kèm với nhiều động từ khác, các bạn có thể tham khảo bên dưới đây:

  • Take in: Lừa bịp, lừa đảo
  • Take on: Nhận lấy, nắm lấy
  • Take off : Cất cánh
  • Take for: Xem là như thế nào
  • Take after: Giống với
  • Take away: Tước bỏ cái gì, vật gì
  • Take back: Rút lại, viết lại
  • Take sb out: Đưa ai đó ra ngoài
  • Take over : Chiếm quyền
  • Take sth down: Hạ cái gì xuống

Take là một động từ bất quy tắc, nó được chia theo các dạng: Take – Took – Taken vậy nên bắt buộc các bạn phải ghi nhớ. Các bạn cần nhớ rõ để có thể kết hợp được take với nhiều từ khác nữa, rất đa dạng ở trong tiếng anh nhé.

>>> Mời xem thêm:  Thanks là gì? Phân biệt Thanks và Thank trong tiếng Anh

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Cách dùng sở hữu cách trong tiếng Anh 

Sở hữu cách trong tiếng Anh được dùng để diễn đạt sự sở hữu. Ví dụ: The doctor’s office is very clean and tidy - (Văn phòng bác sĩ rất sạch sẽ và ngăn nắp). Vậy dùng sở hữu cách trong tiếng Anh như thế nào? Cùng đi tìm câu trả lời nhé!

Công thức chung

Người làm chủ + ‘s + vật/ người thuộc quyền sở hữu (tức là thuộc về người đó)

Sở hữu cách dưới dạng ‘s chủ yếu được dùng với các danh từ là tên các sự vật sống như người, con vật. 

Ví dụ như: Marry’s father, my cat’s legs, Mary’s shirt (áo sơ mi của Mary)

Đối với các danh từ chỉ các sự vật không tồn tại sự sống như đồ vật, địa điểm, hay những danh từ trừu tượng, các khái niệm, sở hữu cách được dùng dưới dạng giới từ “OF”.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt danh từ đếm được và không đếm được trong tiếng Anh

Các thể của sở hữu cách

Danh từ số ít

Sở hữu được thể hiện bằng cách thêm ‘s phía sau danh từ.

Ví dụ: The doctor’s office is very clean and tidy. (Văn phòng bác sĩ rất sạch sẽ và ngăn nắp).

Danh từ số nhiều tận cùng bằng s

Sở hữu thể hiện bằng cách thêm chỉ thêm dấu nháy đơn, bỏ s

Ví dụ: The girls’ parents have already gathered in the meeting hall (Cha mẹ của các cô gái đã tập trung tại phòng họp).

Danh từ số nhiều không tận cùng bằng s

Trong một số trường hợp bất quy tắc, danh từ khi chuyển sang dạng số nhiều không thêm -s/-es, sở hữu cách vẫn thể hiện dưới dạng ‘s như thường lệ.

Ví dụ: The children’s clothes are very nice but expensive. (Quần áo trẻ em rất đẹp nhưng đắt tiền).

Lưu ý quan trọng khi sử dụng sở hữu cách

Sở hữu cách cho những danh từ chỉ sự đo lường, thời gian, khoảng cách hay số lượng.

Ví dụ: a week’s holiday, an hour’s time, yesterday’s news, a stone’s throw, a pound’s worth.

Sở hữu cách của các đại từ liên quan đến thương mại, kinh doanh, nghề nghiệp hoặc danh từ riêng thường có ý nghĩa biểu thị địa điểm kinh doanh, hoặc tòa nhà, địa chỉ của cá nhân

Ví dụ: my mother’s (house), the doctor’s (office), the baker’s (shop)…

Với đồ vật, phải dùng “of” (nghĩa là “của”) và “the” cho hai danh từ nếu không có tính từ sở hữu hay this, that, these, those

Ví dụ: the door of my class, the roof of the house.

>>> Mời xem thêm: nghe tiếng anh online miễn phí

Phân biệt danh từ đếm được và không đếm được trong tiếng Anh

Danh từ trong tiếng Anh có hai loại là danh từ đếm được và không đếm được. Việc phân biệt sử dụng 2 loại danh từ này khiến rất nhiều bạn gặp khó khăn mỗi khi sử dụng. Cùng Pantado tìm cách phân biệt danh từ đếm được và không đếm được trong tiếng Anh.

Danh từ đếm được (Count Noun)

Danh từ đếm được

Danh từ đếm được là những danh từ chỉ người, chỉ sự vật, động vật hoặc hiện tượng,… mà chúng ta có thể đếm được, và có thể được thể hiện bằng số lượng cụ thể. 

VD: two bags, four students,  2 apples, 5 pens,……

Dạng thức của danh từ đếm được

Danh từ đếm được tồn tại theo 2 dạng: số ít và số nhiều. Số nhiều là khi danh từ này có số lượng từ 2 trở lên. 

Chuyển danh từ đếm được số ít sang số nhiều , bạn chỉ  cần thêm ‘s’ vào cuối danh từ đó là được.

Ví dụ:

a table (một cái bàn) – tables (những cái bàn)

an orange (một quả cam) – 2 oranges (2 quả cam)

Tuy nhiên có một số trường hợp ngoại lệ như sau: 

  • Trong trường hợp  danh từ kết thúc bằng ‘s’, bạn chỉ cần thêm ‘es’. Ví dụ: one class → two classes
  • Khi danh từ kết thúc bằng ‘y’, bạn cần chuyển ‘y’ thành ‘i’ sau đó thêm ‘es vào. Ví dụ: one candy → four candies

Lưu ý về danh từ đếm được bất quy tắc 

  • Danh từ đếm được bất quy tắc khi chuyển ở dạng số ít sang dạng số nhiều không theo bất kỳ một quy tắc chung nào.
  • Noun countable  bao gồm những dạng thức đặc biệt  khi ở dạng số nhiều. Ví dụ: Man- men (đàn ông) , Bacterium – bacteria (vi khuẩn)….
  • Có rất nhiều danh từ đếm được tồn tại trạng thái số ít hay số nhiều như nhau, rất khó phân biệt. Vậy nên, chúng ta chỉ có thể phân biệt chúng thuộc dạng thức nào khi có “a” hay không có “a”: VD: Một con cá (a fish)/ nhiều con cá (fish)
  • Từ “time” được xác định là danh từ không đếm được khi nó mang nghĩa (thời đại) hay (số lần).. VD : I have listened that song three times before. (số lần, đếm được

Một số danh từ bất quy tắc thường gặp: 

Danh từ số ít

Danh từ số nhiều

Nghĩa

Woman

Women

Phụ nữ

Man

Men

Đàn ông

Foot

Feet

Bàn chân

Person

People

Con người

Child

Children

Trẻ em

Tooth

Teeth

Răng

Bacterium

Bacteria

Vi khuẩn

Mouse

Mice

Con chuột

Goose

Geese

Con ngỗng

>> Xem thêm: 300+ động từ có quy tắc trong tiếng Anh

Danh từ không đếm được 

Danh từ không đếm được

Danh từ không đếm được chỉ sự vật, đồ vật, hiện tượng, khái niệm,…không đếm được, không thể thể hiện trực tiếp bằng số đếm  như chất lỏng, chất khí … hoặc chỉ khái niệm trừu tượng, môn học, hiện tượng tự nhiên, vật chất ở thể khí/lỏng/rắn, các loại bệnh, các môn thể thao, một số danh từ tập hợp,…

Ví dụ: milk (sữa), water (nước), air (không khí), tea (trà), information (thông tin), flour (bột),…

 

Khác với Noun countable, Noun uncountable không có dạng thức số ít hay số nhiều vì không dùng số đếm. Do vậy, danh từ không đếm được không được dùng với “a, an”.

VD: milk (sữa) là 1 dạng chất lỏng , là 1 danh từ không đếm được => không thể viết “ a milk”

Tuy nhiên, Một số vật chất không đếm được có thể được chứa trong các bình đựng, bao bì… đếm được.

VD:  a cup of coffee – một tách cà phê. 

=> nước cà phê ở dạng chất lỏng : danh từ không đếm được, nhưng cốc đựng cà phê thì hoàn toàn có thể đếm được.

Trong ngữ pháp tiếng Anh, các danh từ không đếm được như food, meat, money, sand, water …vẫn  được dùng như các danh từ số nhiều để chỉ các loại vật liệu khác nhau.

VD :This is one of the meats that my mother wants me to eat – Đây là 1 trong những loại thịt mà mẹ tôi muốn tôi ăn.

Nếu như danh từ “ time” được hiểu theo nghĩa “ số lần” đóng vai trò là 1 DT đếm được thì từ “time” dịch theo nghĩa “ thời gian” lại đóng vai trò là 1 danh từ KHÔNG đếm được.

VD: You have spent too much time doing housework. (thời gian, không đếm được )

Đặc biệt, khi bạn tìm hiểu kĩ về hai loại danh từ này, bạn sẽ biết : sau ‘the,  some, any, no, a lot of, lots of, plenty of, enough’ , các từ không chỉ đóng vai trò là danh từ đếm được mà còn là  danh từ không đếm được.

VD: A bit of news (một mẩu tin), a grain of sand (một hạt cát)…..

Vì không có số đếm, Danh từ không đếm được luôn ở số ít và không theo sau a/an:

Ví dụ:

We have no experience in this field.

(chúng tôi chẳng có kinh nghiệm về lĩnh vực này)

Phân biệt danh từ đếm được và danh từ không đếm được.

Danh từ đến được và danh từ không đếm được

 Các từ chỉ dùng với Danh Từ đếm được

CHỈ DÙNG VỚI DANH TỪ ĐẾM ĐƯỢC

a

a dentist, a pencil, a car

many

many notebooks

few

few oranges, few answer questions

a few

a few topics

Các từ chỉ dùng với Danh Từ không đếm được

CHỈ DÙNG VỚI DANH TỪ KHÔNG ĐẾM ĐƯỢC

much

much money, much oil

little

little box

a little bit of

a little bit of ink

Dùng được với cả 2 Danh Từ

Những  từ/cụm từ đặc biệt mà sau chúng , ta có thể sử dụng cả  danh từ đếm được hoặc không đếm được

Sau các cụm từ như : ‘the,  some, any, no, a lot of, lots of, plenty of, enough’ , ta có thể dùng cả danh từ đếm được  và danh từ không đếm được.

Ví dụ:  Countable: the cats, some chairs, any rooms, a lot of pets…..

       Uncountable: some sugar, no money, plenty of apartments…..

>> Xem thêm: Cấu trúc what kind of - type of - sort of

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!