Ngữ pháp
Mệnh đề danh ngữ trong tiếng anh là gì, nó có cấu trúc và chức năng ra sao? cùng tìm hiểu nhé!
Định nghĩa về mệnh đề danh ngữ
Mệnh đề danh ngữ là mệnh đề đứng ở vị trí danh từ và nó có chức năng như một danh từ trong câu.
Cấu trúc chung về mệnh đề danh ngữ
Mệnh đề danh ngữ thường thường sẽ bắt đầu bằng các từ như:
- If/ whether: nghĩa là “có” hoặc “không”.
- Các từ để hỏi như: why, what, who, where dùng để bổ sung nghĩa của từ.
- That: có nghĩa là “sự thật là” hay “rằng”
Cấu trúc chung:
Wh/that/whether/if + S + V hoặc Wh/that/whether/if + V
Đặc biệt: khi dùng “whether” chúng ta có thể thêm “or not”
Ví dụ:
“Jane doesn’t know whether Marry knows him or not”
Tương đương với “Jane doesn’t know whether Marry knows him.”
Jane không biết là Marry có biết anh ấy hay không.
>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh 1 kèm 1 online cho người đi làm
Chức năng của mệnh đề danh ngữ trong Tiếng Anh
Mệnh đề danh ngữ làm chủ ngữ
Cấu trúc:
That/ Whether/WH_question + S + V1 + O + V2 + …
Ví dụ:
- That Mick arrives early surprises her mother.
Việc Mick đi sớm khiến mẹ cô ấy ngạc nhiên
- When John leaves is up to his wife.
Khi nào John đi còn phụ thuộc vào vợ của anh ấy
Mệnh đề danh ngữ làm tân ngữ
Mệnh đề danh ngữ làm tân ngữ cho giới từ
Cấu trúc:
S + V/be + adj+ giới từ + where/ what/ when/ why/ that….+ S + V
Ví dụ: Her decision depends on what she thinks.
Quyết định của cô ấy phụ thuộc vào những gì cô ấy nghĩ
Mệnh đề danh ngữ làm tân ngữ cho động từ
Cấu trúc:
S + V + what/where/when/why/that……+ S+ V
Ví dụ: I know what I should do to improve my communication skills.
Tôi biết tôi nên làm gì để cải thiện kỹ năng giao tiếp của tôi
Mệnh đề danh ngữ làm bổ ngữ cho chủ ngữ
Cấu trúc:
S + tobe + (where/why/what/when/that… + S + V).
Ví dụ: What makes my parents happy is that I finally pass my exam
Điều làm bố mẹ tôi hạnh phúc là cuối cùng tôi cũng vượt qua kỳ thi.
Mệnh đề danh ngữ bổ nghĩa cho tính từ
Cấu trúc:
S1 + to be + Adj + That/ if … + S2 + V …
Ví dụ: She is happy that you’ve decided to take part in her party.
Cô ấy rất vui khi tôi quyết định đến tham dự bữa tiệc của cô ấy
Cách rút gọn mệnh đề danh ngữ
Có nhiều trường hợp mệnh đề danh ngữ tương đối dài dòng và dễ gây lặp lại từ bởi thế chúng ta có thể rút ngắn gọn lại để người học dễ hiểu mà không làm mất đi nội dung chính và ý nghĩa và ngữ pháp chính xác của câu.
Đồng thời để ý nghĩa của câu không bị thay đổi hay sai lệch chúng ta cần biết cách thay thế và chọn lọc từ vựng theo từng chủ đề để phù hợp đúng với ngữ cảnh của câu ban đầu nhé.
Mệnh đề danh ngữ được rút gọn khi:
- Nếu mệnh đề có vai trò là tân ngữ.
- Nếu mệnh đề có chủ ngữ và chủ ngữ trùng với chủ ngữ chính của câu đó
Mệnh đề được rút gọn dưới dạng “to V”
S + V1+ Nominal clause S + V2+… =>Wh-words/That/If/Whether + to V
Ví dụ: My friend told me where I could buy beautiful dress.
Bạn tôi đã chỉ cho tôi nơi có thể mua chiếc váy đẹp
=> My friend told me where to buy beautiful dress.
Mệnh đề được rút gọn dưới dạng “V_ing”
S + V1+ Nominal clause S + V2+ … => S + V1 + V2.ing +….
Ví dụ: She enjoys that she is appreciated in her class.
=> She enjoys being appreciated in her class.
>>> Mời xem thêm: Động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh đầy đủ nhất
Trong ngữ pháp tiếng Anh, các động từ khuyết thiếu đóng vai trò quan trọng trong việc bổ nghĩa cho động từ chính. Mỗi động từ khuyết thiếu sẽ có cách dùng và thể hiện ý nghĩa khác nhau. Hãy cùng Pantado tìm hiểu rõ hơn về các động từ khuyết thiếu và cách sử dụng chính xác nhé!
>> Tham khảo: Tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 chất lượng cao
1. Động từ khuyết thiếu là gì?
Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs) là một nhóm động từ đặc biệt trong tiếng Anh, đóng vai trò bổ trợ cho động từ chính để truyền đạt thêm các sắc thái ý nghĩa như: khả năng, sự cho phép, sự bắt buộc, lời khuyên, hay giả định.
Động từ khuyết thiếu (Modal Verbs)
Một số động từ khuyết thiếu phổ biến:
Các động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh bao gồm: Can, could, may, might, must, have to, shall, should, ought to, will, need, dare, used to,...
Ví dụ:
- She can play the piano beautifully. (Cô ấy có thể chơi piano rất hay.)
- You must finish your homework before going out. (Bạn phải hoàn thành bài tập trước khi ra ngoài.)
- He should apologize for his mistake. (Anh ấy nên xin lỗi vì lỗi lầm của mình.)
- It may rain this afternoon, so bring an umbrella. (Có thể trời sẽ mưa chiều nay, nên hãy mang theo ô.)
- When I was younger, I could run five kilometers without stopping. (Khi tôi còn trẻ, tôi có thể chạy 5km mà không dừng lại.)
2. Đặc điểm của động từ khuyết thiếu
Động từ khuyết thiếu không mang đầy đủ tính chất và chức năng như các động từ thông thường, vì vậy khi sử dụng chúng, bạn cần nắm vững những đặc điểm riêng biệt sau đây:
2.1 Không cần chia theo ngôi hay số lượng
Một trong những đặc điểm nổi bật của động từ khuyết thiếu là chúng không thay đổi hình thức dựa trên ngôi (người nói/người được nói đến) hoặc số lượng (số ít/số nhiều). Điều này khiến việc sử dụng động từ khuyết thiếu trở nên đơn giản hơn nhiều.
Thì hiện tại: Các động từ khuyết thiếu như can, may, should, will, ought to, had better được dùng để diễn đạt hành động ở hiện tại hoặc tương lai gần.
Thì quá khứ: Những động từ như might, could, would, should, ought to, had better thể hiện hành động đã xảy ra hoặc giả định trong quá khứ.
Ví dụ:
- My brother can speak English fluently. (Anh trai tôi có thể nói tiếng Anh rất thành thạo.)
- They should try harder to succeed. (Họ nên cố gắng hơn để thành công.)
2.2 Không có dạng nguyên mẫu hoặc phân từ
Khác với động từ thường, động từ khuyết thiếu không có các dạng nguyên mẫu (infinitive), không đi kèm to (trừ ought to) và cũng không tồn tại dưới dạng phân từ quá khứ hay phân từ hiện tại.
Ví dụ:
- Lan can dance beautifully. (Lan có thể nhảy rất đẹp.)
- He will travel to Japan next year. (Anh ấy sẽ đi Nhật vào năm tới.)
2.3 Không cần trợ động từ trong câu hỏi Yes/No
Động từ khuyết thiếu vốn đóng vai trò của một trợ động từ, vì vậy bạn không cần sử dụng thêm trợ động từ do/does/did trong các câu hỏi Yes/No.
Ví dụ:
- Can you help me with my homework? (Bạn có thể giúp tôi làm bài tập không?)
- Should we stay here or leave? (Chúng ta nên ở lại hay rời đi?)
2.4 Đứng trước động từ chính và bổ nghĩa
Động từ khuyết thiếu luôn xuất hiện trước động từ chính trong câu, làm nhiệm vụ bổ sung ý nghĩa cho động từ đó. Chúng có vai trò tương tự như một trợ động từ.
Ví dụ:
- I will visit my grandparents next weekend. (Tôi sẽ thăm ông bà vào cuối tuần tới.)
- They must finish the project by tomorrow. (Họ phải hoàn thành dự án trước ngày mai.)
2.5 Không thể đứng một mình
Động từ khuyết thiếu không thể xuất hiện độc lập mà phải đi kèm với một động từ nguyên thể (bare infinitive). Động từ nguyên thể không có “to” đi sau động từ khuyết thiếu, ngoại trừ một số trường hợp như ought to hoặc used to.
Ví dụ:
- She can swim. (Cô ấy có thể bơi.)
- You should study harder. (Bạn nên học chăm chỉ hơn.)
Đặc điểm của động từ khuyết thiếu
3. Cách sử dụng động từ khuyết thiếu chuẩn nhất
Động từ khuyết thiếu không chỉ mang tính linh hoạt mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải ý nghĩa chi tiết và sắc thái trong tiếng Anh.
3.1 Can / Could – Thể hiện khả năng và sự cho phép
- Can: Được sử dụng để diễn tả khả năng hiện tại hoặc sự cho phép. Đây là một trong những động từ khuyết thiếu phổ biến nhất, thường mang tính trực tiếp và dễ hiểu.
Ví dụ:
- I can swim across the river. (Tôi có thể bơi qua con sông.)
- You can borrow my book if you need it. (Bạn có thể mượn sách của tôi nếu cần.)
- Could: Là dạng quá khứ của can, thường được dùng để diễn tả khả năng trong quá khứ hoặc để đưa ra đề nghị một cách lịch sự.
Ví dụ:
- When she was young, she could solve complex math problems. (Khi còn trẻ, cô ấy có thể giải các bài toán phức tạp.)
- Could you help me with this? (Bạn có thể giúp tôi việc này được không?)
3.2 May / Might – Thể hiện khả năng và sự cho phép
- May: Dùng để diễn đạt khả năng xảy ra trong hiện tại hoặc tương lai, đồng thời cũng thể hiện sự cho phép trong văn phong trang trọng.
Ví dụ:
- It may snow later tonight. (Có thể tuyết sẽ rơi vào tối nay.)
- You may take a day off if you’re not feeling well. (Bạn có thể nghỉ một ngày nếu không khỏe.)
- Might: Thường dùng để chỉ khả năng xảy ra thấp hơn hoặc không chắc chắn, đôi khi mang ý nghĩa dè dặt hơn so với may.
Ví dụ:
- He might join the meeting if he finishes his work early. (Anh ấy có thể tham gia cuộc họp nếu xong việc sớm.)
- It might be a good idea to double-check. (Có thể sẽ là một ý hay nếu kiểm tra lại.)
3.3 Must / Have to – Thể hiện sự bắt buộc và cần thiết
- Must: Được sử dụng để diễn tả sự bắt buộc mạnh mẽ, thường xuất phát từ ý chí của người nói hoặc các quy tắc.
Ví dụ:
- You must wear a helmet when riding a bike. (Bạn phải đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp.)
- We must finish this project by tomorrow. (Chúng ta phải hoàn thành dự án này trước ngày mai.)
- Have to: Cũng diễn tả sự bắt buộc nhưng mang tính khách quan hơn, thường dựa trên hoàn cảnh hoặc yêu cầu từ bên ngoài.
Ví dụ:
- I have to attend the meeting at 9 AM. (Tôi phải tham gia cuộc họp lúc 9 giờ sáng.)
- She has to pick up her children after school. (Cô ấy phải đón con sau giờ học.)
>> Xem thêm: Phân biệt Had better và Would rather
3.4 Should / Ought to – Thể hiện lời khuyên và bổn phận
- Should: Sử dụng để đưa ra lời khuyên, gợi ý hoặc nhận xét về những việc nên làm.
Ví dụ:
- You should exercise more often for better health. (Bạn nên tập thể dục thường xuyên hơn để khỏe mạnh.)
- He should apologize for his mistake. (Anh ấy nên xin lỗi vì lỗi lầm của mình.)
- Ought to: Tương tự như should, nhưng mang tính trang trọng hơn, nhấn mạnh đến bổn phận hoặc nghĩa vụ.
Ví dụ:
- You ought to be more careful with your words. (Bạn nên cẩn thận hơn với lời nói của mình.)
- We ought to respect our elders. (Chúng ta nên tôn trọng người lớn tuổi.)
3.5 Will / Would – Thể hiện tương lai và giả định lịch sự
- Will: Dùng để diễn tả hành động hoặc sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Ngoài ra, nó còn được dùng để thể hiện quyết tâm hoặc ý chí.
Ví dụ:
- I will visit my grandparents next month. (Tôi sẽ thăm ông bà vào tháng tới.)
- She will not give up easily. (Cô ấy sẽ không dễ dàng bỏ cuộc.)
- Would: Là dạng quá khứ của will, thường dùng trong câu điều kiện, các tình huống giả định hoặc để diễn tả lời đề nghị lịch sự.
Ví dụ:
- If I were you, I would accept the offer. (Nếu tôi là bạn, tôi sẽ chấp nhận lời đề nghị.)
- Would you mind opening the window? (Bạn có phiền mở cửa sổ không?)
Cách dùng một số động từ khuyết thiếu phổ biến trong tiếng Anh
Mỗi động từ mang sắc thái riêng, từ sự lịch sự, khả năng, đến sự bắt buộc, tạo nên sự phong phú trong cách bạn sử dụng ngôn ngữ.
4. Bài tập
1. You ______ finish your homework before going out. (must/should/can)
2. She ______ speak three languages fluently. (could/might/can)
3. When I was younger, I ______ run 5 kilometers without stopping. (might/could/would)
4. It’s very cloudy. It ______ rain later. (must/might/could)
5. You ______ park here; it’s a no-parking zone. (shouldn’t/can’t/must)
Đáp án:
1. must
2. can
3. could
4. might
5. can’t
5. Tổng hợp
Trong ngữ pháp tiếng Anh, động từ khuyết thiếu đóng một vai trò quan trọng trong việc biểu đạt ý nghĩa và thái độ của người nói. Các động từ này không chỉ giúp chúng ta diễn tả khả năng, sự cho phép, nghĩa vụ hay khuyến nghị mà còn làm phong phú thêm cho cấu trúc câu và phong cách diễn đạt. Hy vọng với bài viết trên, bạn đã nắm rõ được các động từ khuyết thiếu là gì, đặc điểm cũng như cách sử dụng chính xác của từng từ nhé!
Trong tiếng việt chúng ta nói “Trời qua lạnh để đi bơi”. Tương tự trong tiếng Anh muốn diễn tả từ ‘quá’ ta sẽ dùng cấu trúc too. Cấu trúc này được dùng phổ biến khi bạn muốn chỉ mức độ của tính từ hay một trạng từ nào đó. Tuy nhiên, thường thì người học hay bị nhầm lẫn giữa cách dùng “Too…to” và “Enough…to”.
Cách dùng too
Khi bạn muốn diễn tả mức độ của tính từ hay trạng từ với nghĩa “quá…để làm gì đó” thì bạn có thể dùng “too”. Trong trường hợp này “too” bổ nghĩa mức độ cho tính từ hoặc trạng từ.
Cấu trúc too khi đi với tính từ
Cấu trúc:
S + be + too + adj + (for somebody) + to V
Example:
- This dress is too big for me to wear. (Cái váy này quá to đến nỗi tôi không thể mặc được)
- You are 15 years old. You are too young to drive car. (Cậu mới 15 tuổi. Cậu quá trẻ để có thể lái ô tô)
- She sings too bad to be a singer. (Cô ta hát quá tệ để có thể trở thành ca sĩ)
>>> Có thể bạn quan tâm: Highly recommend là gì? Cách dùng cấu trúc recommend
Cấu trúc too khi đi với trạng từ
Cấu trúc:
S + V + too + adv + (for somebody) + to V
Example:
- My brother run too fast for me to pursue. (Anh trai tôi đã chạy quá nhanh đến nỗi tôi không thể đuổi kịp)
- Zebra runs too quickly for tiger to keep up. (Con ngựa vằn chạy nhanh đến nỗi con hổ không thể đuổi kịp)
- My friend speaks too fast for me to understand. (Bạn của tôi nói quá nhanh đến nỗi tôi không thể hiểu được)
- My sister drives too carelessly for the children to feel scared. (Chị gái tôi lái xe quá bất cẩn đến nỗi bọn trẻ cảm thấy sợ hãi)
Phân biệt cấu trúc too và enough
Cấu trúc "too" có nghĩa là quá để làm điều gì đó, còn cấu trúc "enough" có nghĩa là đủ hoặc chưa đủ để làm gì đó.
Thông thường, "too" sẽ mang nghĩa tiêu cực còn "enough" thì sẽ mang ý nghĩa tích cực hơn.
Cách dùng cấu trúc enough
Cấu trúc enough khi đi với tính từ
Cấu trúc:
S + be + adj + enough + (for somebody) + to V
Example:
- She is tall enough to play the basketball. (Cô ấy đủ chiều cao để chơi bóng rổ)
- These pineapples are ripe enough to eat. (Những quả dứa này đủ chín để ăn)
- She is old enough to driver this car. (Cô ấy đã đủ tuổi để lái xe)
Cấu trúc enough khi đi với trạng từ
Cấu trúc:
S + V + adv + enough + (for somebody) + to V
Example:
- He speaks slowly enough for me to understand. (Anh ấy nói đủ chậm để tôi có thể hiểu được)
- She driver carefully enough for the baby to sleep. (Cô ấy lái xe đủ an toàn để đứa trẻ có thể ngủ)
Cấu trúc enough khi đi với danh từ
Cấu trúc:
S + V/tobe + enough + noun + (for somebody) + to V
Example:
- I have enough money for my family to buy the food in this week. (Tôi có đủ tiền cho cả gia đình để mua thức ăn trong tuần này)
- My family have enough rooms and clothes for the guests to sleep. (Chúng tôi có đủ phòng và quần áo cho khách ngủ lại)
*** Lưu ý:
– Trong cấu trúc “Enough” khi đi với tính từ và trạng từ thì enough luôn đứng đằng sau. Nhưng khi đi với danh từ thì Enough sẽ đứng trước danh từ.
– Khi dùng nghĩa phủ định ta có thể sử dụng cấu trúc sau:
S + “don’t/doesn’t/didn’t” + V + enough + noun + (for somebody) + to V
S + tobe + “not” + adjective + enough + (for somebody) + to V
Example:
- The water is not warm enough for me to drink. (Nước không đủ ấm để tôi uống)
- The police doesn’t run fast enough to catch up thief. (Cảnh sát chạy không đủ nhanh để bắt được kẻ trộm)
>>> Mời xem thêm:
Cách dùng Whatever trong tiếng Anh
Các trang web học tiếng anh online hiệu quả
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Nếu bạn thường xuyên theo dõi kênh Youtube hoặc các blogger chia sẻ trên mạng, Các bạn sẽ thấy cụm từ quen thuộc highly recommend. Bạn đã bao giờ thấy thắc mắc nghĩa của cụm từ này chưa? Và còn cấu trúc nào khác đi với recommend nữa? Cùng tìm câu trả lời nhé!
Recommend nghĩa là gì?
Recommend có nghĩa là giới thiệu, đề cử hoặc khuyên bảo.
Người ta thường dùng recommend dùng để giới thiệu, gợi ý cho người nào đó về 1 người hoặc 1 vật phù hợp với tính chất, mục đích cụ thể của công việc họ đang hoặc sẽ thực hiện.
Ví dụ: Can you recommend a good tv series on Netflix ? (Bạn có thể gợi ý một bộ phim hay trên Netflix được không?)
Cũng chính trong trường hợp này, chúng ta thường dùng cụm từ highly recommend mang nghĩa là nhiệt liệt đề cử, rất khuyến khích ai đó làm gì
Ví dụ: I highly recommend “Stranger Things”. (Mình nhiệt liệt đề cử “Stranger Things”)
>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu câu hỏi có từ để hỏi Wh question trong tiếng Anh
Cấu trúc Recommend
Khi recommend dùng để giới thiệu người hoặc vật cho ai, ta sẽ sử dụng công thức dưới đây:
S + Recommend + somebody/something + to somebody…
Ví dụ: Nam recommended that movie to all of his friends. (Nam đã giới thiệu bộ phim đó cho tất cả bạn của anh ấy.)
Trong trường hợp recommend mang nghĩa là đề cử ai hoặc cái gì cho vị trí nào đó, công thức sau sẽ được áp dụng:
S + Recommend + somebody/something + for/as + something…
Ví dụ : Minh recommends Hoa as the most hard working students in their class. (Minh đề cử Hoa là học sinh chăm chỉ nhất trong lớp của họ.)
Khi muốn gợi ý, khuyên ai đó nên làm gì, chúng ta có thể dùng cấu trúc
S + Recommend + somebody + Ving…
Ví dụ: My friend recommended me seeing the dentist. (Bạn tôi đã gợi ý tôi đến gặp nha sĩ)
Dưới đây là một cấu trúc recommend khác cũng mang nghĩa tương tự là khuyên ai đó nên làm gì
S + Recommend + (that) + S + V/should V-inf…
Ví dụ: The doctor recommended Mai should eat less fast food. ( Bác sĩ khuyên Mai nên ăn ít đồ ăn nhanh lại)
Cấu trúc recommend thể bị động
Ngoài ra, chúng ta cần đặc biệt lưu ý, khi chuyển sang thể bị động, cấu trúc recommend sẽ có cách sử dụng khác với các trường hợp trên, cụ thể như sau:
S + tobe + recommended + to + V
Cấu trúc này có nghĩa là ai được khuyên, gợi ý nên làm gì
Ví dụ: Old people are recommend to do exercises every week.
(Những người già được khuyên rằng họ nên tập thể dục đều đặn hàng tuần)
Cũng là thể bị động của recommend, chúng ta có thể dùng cấu trúc:
S + Recommend + (that) + S + should be + Ved/PII...
Cấu trúc này mang nghĩa là ai gợi ý điều gì nên được làm
Ví dụ: Linh recommends that the car should be washed. / (Linh gợi ý rằng chiếc xe hơi nên được đi rửa)
>>> Mời xem thêm: khóa học tiếng anh cơ bản online
Như vậy, Pantado đã giải nghĩa Highly recommend là gì và cách dùng cấu trúc Recommend, hy vọng sẽ giúp bạn áp dụng tốt trong giao tiếp và đọc viết tiếng Anh. Đừng quên theo dõi website Pantado để học thêm nhiều kiến thức hay khác nhé!
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Câu hỏi Wh question là câu hỏi phổ biến trong tiếng Anh. Vì thế bạn cần nắm vững kiến thức các chủ thể ngữ pháp này là vô cùng quan trọng. Cùng tìm hiểu về cách dùng Wh question trong tiếng Anh qua bài viết dưới đây nhé!
Câu hỏi Wh question trong tiếng Anh
Question words |
Uses |
Examples |
What |
Sử dụng để hỏi về một điều gì đó? |
- What are you doing? - What do you think about the movie? |
When |
Dùng để hỏi về thời gian |
- When will the meeting start? - When are you leaving? |
Where |
Dùng để hỏi về địa điểm, vị trí. |
- Where’s my bag? - Where do you live? |
Who |
Dùng để hỏi về người |
- Who do you love the most in your family? - Who told you that story? |
Whom |
Được sử dụng để hỏi về người (đối tượng của động từ) |
- Whom did you see in the morning? I saw Mr. Mark, my English teacher. - Whom was Jim talking to? He was talking to Jack, his new roommate. |
Which |
Được sử dụng để hỏi về sự lựa chọn |
- Which one do you choose? The left or right? - Of all the drinks in the menu, which one would you like? |
Whose |
Được sử dụng để hỏi về sự sở hữu |
- Whose pencil is this? Is it yours? - Whose books are these? |
Why |
Được sử dụng để hỏi về lý do / nguyên nhân. |
- Why did it happen? I didn’t understand. - Why is he crying? |
How |
Được sử dụng để hỏi về cách thức / quy trình |
- How can you explain this problem? Please tell us. - How can you get here? |
>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online
Cách thành lập câu hỏi với Wh Question.
- Khi có trợ động từ
Cấu trúc: Wh question + Trợ động từ (be, do or have) + Chủ ngữ + Động từ chính
Ví dụ:
- Where do you live? (Bạn sống ở đâu)
- Why didn’t you call me? (Sao bạn không gọi tôi)
- What has he done now? (Anh ấy giờ làm gì)
- What have they decided? (Họ quyết định gì vậy?)
- Khi Không có trợ động từ
Cấu trúc: Wh Question + Chủ ngữ + Động từ.
Lưu ý: Khi what, who, which hoặc whose là chủ ngữ hay một phần chủ ngữ, ta không dùng trợ động từ.
Ví dụ:
- What fell off the wall? (Cái gì rớt trên tường xuống vậy?)
- Which horse won? (Con ngựa nào về nhất?)
- Who bought this? (Ai mua cái này?)
Trả lời câu hỏi với Wh question
Câu hỏi với Wh hỏi để lấy thông tin. Do đó, câu trả lời không thể là Yes/No mà là cung cấp thông tin.
Ví dụ:
What
- What is it?
- It’s a table.
When
- When will the train arrive?
- The train will arrive in 30 minutes.
Where
- Where do you live?
- I live in Washington D.C.
Who
- Who’s this?
- She’s my new roommate.
Whom
- Whom should we talk to?
- We should talk to the principal. She’s responsible for student issues.
Which
- Which shirt do you like?
- I like the one with the big yellow star on it.
Whose
- Whose jacket is this?
- It’s my mom’s.
Why
- Why don’t we visit him now?
- It’s a good idea.
How
- How’s the weather?
- It’s sunny and hot.
>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Ought to chi tiết nhất
Trong tất cả các động từ tiếng Anh, hai động từ quan trọng nhất là ‘to be’ và ‘to have’. Chúng rất quan trọng vì chúng ta sử dụng chúng làm động từ cho nhiều trường hợp khác nhau và cũng là động từ bổ trợ, vì vậy đương nhiên chúng là động từ đầu tiên bạn học. Tại Pantado, bạn học cách sử dụng các chức năng chính của ‘to be’ và ‘to have’ trong các cấp độ đầu tiên, sau đó dần dần học tất cả các cách sử dụng theo từng bước trong suốt khóa học. Chúng ta hãy xem xét từng động từ và xem bạn có thể sử dụng chúng như thế nào.
>> Mời bạn quan tâm: Khóa học Tiếng Anh trực tuyến ở đâu tốt
Động từ “To Be”
Động từ ‘to be’ là động từ đầu tiên chúng ta học cách sử dụng. Tại sao? Bởi vì nó được sử dụng theo nhiều cách. Chúng tôi sử dụng ‘to be’ để:
- Cung cấp thông tin cá nhân, như tên, xuất xứ, tuổi
- Để mô tả cảm xúc
- Để mô tả một người, địa điểm hoặc đồ vật
- Như một động từ phụ để tạo các thì liên tục
- Như một động từ phụ để tạo câu bị động
Vì vậy, bạn có thể thấy nó quan trọng như thế nào. Hãy bắt đầu bằng cách xem cách tạo động từ ‘to be’.
Kết cấu của động từ
Động từ ‘to be’ là một động từ bất quy tắc, và ngay cả ở thì hiện tại đơn, nó có ba dạng khác nhau - am, are và is:
Số ít |
Số nhiều |
I am (I'm) You are (You're) He/she/it is (He/she/it's) |
We are (We're) You are (you're) They are (they're) |
Như bạn có thể thấy, cũng có những dạng hợp đồng của động từ ‘to be’ mà chúng ta thường sử dụng trong tiếng Anh nói và trong văn viết không chính thức.
Để làm cho dạng phủ định ở hiện tại đơn giản, chúng ta thêm 'not'. Điều này cũng có thể được ký kết để làm cho 'aren’t' hoặc 'isn’t'.
I'm not You're not/ You aren't He/she/it's not/He/she/it isn't |
We're not/ We aren't You're not/ You aren't They're not/ They aren't |
Để đặt câu hỏi với động từ ‘to be’, chúng ta đảo chủ ngữ và động từ:
Am I? Are you? Is he/she/it? |
Are we? Are you? Are they? |
Các dạng quá khứ bất quy tắc của động từ ' to be ' như sau:
Nguyên mẫu |
Quá khứ đơn |
Quá khứ phân từ |
be |
wass/were |
been |
Công dụng của 'to be'
- Đưa ra và hỏi về dữ liệu cá nhân: tên, tuổi, nguồn gốc, địa chỉ, v.v.
Ví dụ:
- What’s your name? – My name’s Henri.
Bạn tên là gì? - Tên tôi là Henri.
- How old is he? – He’s 25.
Anh ấy bao nhiêu tuổi? - Anh ấy 25.
- Where are they from? – They’re from Turkey.
Họ đến từ đâu? - Họ đến từ Thổ Nhĩ Kỳ.
- What’s her job? – She’s an accountant.
Công việc của cô ấy là gì? - Cô ấy là một kế toán.
- Mô tả trạng thái của bạn và cảm giác của bạn.
Ví dụ:
- How are you today? – I’m very well, thanks.
Hôm nay bạn thế nào? - Tôi rất khỏe, cảm ơn.
- We’re hungry. Is there anything to eat?
Chúng tôi đói. Nơi này có gì để ăn ko?
- The kids are bored. Why don’t we play a game?
Những đứa trẻ đang buồn chán. Tại sao chúng ta không chơi một trò chơi?
- You’re tired. You should go to bed.
Bạn đang mệt mỏi. Bạn nên đi ngủ.
- Mô tả người, địa điểm và sự vật.
Ví dụ:
- Paolo is tall and thin.
Paolo cao và gầy.
- Mr. and Mrs. Dean are really kind and friendly.
Ông bà Dean rất tốt bụng và thân thiện.
- What’s the weather like? – It’s cold and rainy…
Thời tiết như thế nào? - Trời lạnh và mưa…
- Your car is much faster than mine.
Xe của bạn nhanh hơn của tôi rất nhiều.
- Các thì liên tục diễn tả các hành động và tình huống tiến triển trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Ví dụ:
- You’re studying English.
Bạn đang học tiếng Anh.
- What were they doing when you arrived? (were = quá khứ của ‘are’)
Họ đã làm gì khi bạn đến?
- I’ll be waiting for you at the entrance to the cinema.
Tôi sẽ đợi bạn ở lối vào rạp chiếu phim.
- Câu bị động tập trung sự chú ý vào đối tượng của một hành động, ở hiện tại, quá khứ và tương lai.
Ví dụ:
- Many types of wine are made in Italy.
Nhiều loại rượu được sản xuất tại Ý.
- This film was directed by Steven Spielberg.
Bộ phim này được đạo diễn bởi Steven Spielberg.
- The new version of this phone will be released next year.
Phiên bản mới của điện thoại này sẽ được phát hành vào năm sau.
Động từ "To Have"
Động từ 'to have' rất phổ biến trong tiếng Anh vì nó được sử dụng như một động từ trong một số tình huống, và cũng là một động từ bổ trợ quan trọng. 'To have' có thể có nghĩa là:
- Sở hữu / sở hữu
- Ăn uống
- Lấy hoặc nhận
- Làm / trải nghiệm điều gì đó
- Làm cho một cái gì đó xảy ra
- Như một động từ phụ trợ cho các thì hoàn hảo.
>> Mời bạn xem thêm: 9 quy tắc ngữ pháp Tiếng Anh cần nhớ
Kết cấu của động từ
Giống như động từ 'to be', động từ 'to have' là một động từ bất quy tắc. Đây là cấu trúc:
Số ít |
Số nhiều |
I have You have He/she/it has |
We have You have We have |
Để làm dạng phủ định, chúng ta thêm 'don't / don't' như cách chúng ta làm với tất cả các động từ khác, ngoại trừ động từ 'to be'.
I don't have You don't have He/she/it doesn't have |
We don't have You don't have They don't have |
Để đặt câu hỏi, chúng tôi sử dụng 'do / does':
Do I have? Do you have? Does he/she./it have? |
Do we have? Do you have? Do they have? |
Dạng quá khứ của 'to have' cũng không thường xuyên:
Nguyên mẫu |
Quá khứ đơn |
Quá khứ phân từ |
have |
had |
had |
Cách dùng của 'to have'
- Để mô tả những thứ bạn sở hữu và sở hữu.
Ví dụ:
- You have two sisters, don’t you?
Bạn có hai chị em gái, phải không?
- They have three factories in Poland.
Họ có ba nhà máy ở Ba Lan.
- Does he have an apartment or a house?
Anh ta có một căn hộ hay một ngôi nhà?
- Để thay thế "ăn" và "uống".
Ví dụ:
- I have a coffee and a croissant for breakfast.
Tôi có một cà phê và một chiếc bánh sừng bò cho bữa sáng.
- We’ll have the tomato soup as a starter, please.
Chúng tôi sẽ có món súp cà chua như một món khai vị, làm ơn.
- Let’s have a snack before the game.
Hãy có một bữa ăn nhẹ trước trận đấu.
- Khi bạn lấy hoặc nhận một thứ gì đó
Ví dụ:
- He has a new role in the company.
Anh ấy có một vai trò mới trong công ty.
- We have some bad news.
Chúng tôi có một số tin xấu.
- You have a phone call from a supplier.
Bạn có một cuộc gọi từ một nhà cung cấp.
- Làm / trải nghiệm điều gì đó
Ví dụ:
- They have an exam on Monday morning.
Họ có một bài kiểm tra vào sáng thứ Hai.
- I have a shower before I go to bed.
Tôi có tắm vòi sen trước khi tôi đi ngủ.
- When it’s hot I have a swim in the sea.
Khi trời nóng tôi phải bơi trong biển.
- Làm cho một cái gì đó xảy ra
Ví dụ:
- She has her staff prepare a report once a month.
Cô có nhân viên của mình chuẩn bị một báo cáo mỗi tháng một lần.
- How often do you have your haircut?
Bao lâu thì bạn có mái tóc của bạn?
- We are having our house painted at the moment.
Chúng tôi đang có căn nhà của chúng tôi sơn vào lúc này.
- Được sử dụng như một động từ phụ để tạo các thì hoàn hảo, chẳng hạn như hiện tại hoàn thành và quá khứ hoàn thành.
Ví dụ:
- I’ve seen this film twice now.
Tôi đã xem bộ phim này hai lần.
- They’ve lived here for nine years.
Họ đã sống ở đây chín năm.
- You had already left when I arrived.
Bạn đã rời đi khi tôi đến.
‘Have got’
Khi chúng ta đề cập đến những thứ chúng ta sở hữu và sở hữu, một thay thế phổ biến cho 'have' là 'have got'. Nó có lẽ phổ biến hơn trong tiếng Anh Anh hơn tiếng Anh Mỹ và có thể được coi là thân mật hơn. Nghĩa giống nhau nhưng sự hình thành cấu trúc thay đổi đối với câu nghi vấn và phủ định.
Số ít |
Số nhiều |
I have got/ I've got You have got/ You've got He/she/it has got/ He/she/it's got |
We have got/We've got You have got/ You've got They have got/ They've got |
Phủ định của "have got" là: "have not got"
I haven't got You haven't got He/she/it hasn't got |
We haven't got You haven't got They haven't got |
Dạng câu hỏi: Đảo "Have" lên trước rồi đến chủ ngữ:
Have I go? Have you got? Has he/she/it got? |
Have we got? Have you got? Have they got? |
Dưới đây là một số ví dụ về 'have got':
- Have you got a pen I can borrow?
Bạn có cây bút nào cho tôi mượn không?
- He’s got three sisters and one brother.
Anh ấy có ba chị gái và một anh trai.
- We haven’t got time to walk to the station.
Chúng tôi không có thời gian để đi bộ đến nhà ga.
- I’ve got a meeting at 3 pm.
Tôi có một cuộc họp lúc 3 giờ chiều.
>> Có thể bạn quan tâm: 8 bước giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh tạo ấn tượng nhất
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Để diễn tả ý muốn nguyện vọng của người khác hay chính bản thân mình trong tiếng Anh người ta sử dụng cấu trúc “ought to”. Đây là cấu trúc khá phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong văn nói, và văn viết.
Định nghĩa “ought to”
– “Ought to” là một động từ khuyết thiếu có nghĩa là nên làm gì hoặc không nên làm gì của chủ thể. Vì “ought to” chỉ là một động từ khiếm khuyết nên chúng theo sau bởi một động từ chính.
-Ought to có ý nghĩa và cách dùng tương đương với should nhưng ought to dùng để nói về thì hiện tại hoặc tương lại, chúng ta không dùng cấu trúc này trong câu giả thiết.
- Đa phần các trường hợp, chúng ta có thể thay thế should bằng ought to.
Example:
- He ought to be here and solve this problem.
Anh ta nên có mặt ở đây và giải quyết vấn đề này.
- You ought to go to school so that you can play games with your friend.
(Bạn nên đến trường để bạn có thể chơi cùng bạn bè của mình)
– “Ought to” mang một nghĩa chung là nên làm gì nhưng nó cũng có nhiều nghĩa khác nhau khi ở trong hoàn cảnh khác nhau.
Example:
Ví dụ:
- You ought to do your homework before going to class.
Bạn nên làm bài tập về nhà trước khi đến lớp. - You ought to be kinder to him.
(Bạn nên tử tế hơn với anh ta)
- They ought to be the ones saying apologize.
Họ nên là người nói lời xin lỗi.
- She ought to take a break to get a health check.
Cô ấy nên nghỉ để đi khám sức khỏe. - We ought not/oughtn’t to have agreed without knowing what it would cost.
(Chúng ta không nên đồng ý nếu chúng ta không biết chi phí là bao nhiêu)
- Parents ought to pay more attention to their children.
Các bậc phụ huynh nên chú ý hơn đến con cái của mình
=> “Ought to” trong ba ví dụ trên được sử dụng để chỉ ra khi cần thiết hoặc sẽ là một điều tốt để thực hiện hoạt động đó.
Example:
- They ought to have arrived at lunchtime but the flight was delayed. (Đáng lẽ ra họ đã đến vào giờ ăn trưa nhưng chuyến bay thì bị hoãn)
- If you show the receipt, there ought not to be any difficulty getting your money back. (Nếu bạn xuất trình hóa đơn ra thì bạn đã không gặp khó khăn trong quá trình lấy lại tiền)
- He ought to be home by 7 o’clock. ( Lẽ ra là anh ta nên về nhà lúc 7 giờ)
=> “Ought to” trong trường hợp này được sử dụng để diễn tả một điều gì đó mà bạn mong đợi rằng nó sẽ xảy ra. Có thể “ought to” sẽ có nghĩa đáng ra nên hoặc không nên làm điều gì đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: các khóa học tiếng anh online uy tín
Cấu trúc “ought to”
Dạng khẳng định: S+ ought to + V-inf : nên làm gì….
Example:
- You ought to drink more water because it is good for your health.
(Bạn nên uống nhiều nước vì nó tốt cho sức khỏe)
- He ought to participate this competition because it is very interesting.
(Anh ta nên tham gia vào cuộc thi này bởi vì nó rất là thú vị)
Dạng phủ định: S + ought not to + V- inf : không nên làm gì…
Example:
- You ought not to eat fast food because it contains a lot of harmful fat.
(Bạn không nên ăn đồ ăn nhanh vì nó chứa nhiều chất béo độc hại)
- We ought not to go to the theatre because the film is too boring.
(Chúng ta không nên đi đến rạp chiếu phim vì bộ phim này thì quá là tệ)
Cách dùng “ought to”
- Sử dụng “ought to” để diễn tả việc không đồng ý với hành động đã làm trong quá khứ thể hiện sự tiếc nuối của người nói về vấn đề đó.
Ought not to have + V P(II) (quá khứ phân từ)
Example:
- She ought not to have gone to the supermarket to buy that skirt because it was expensive. (But she bought it already)
(Cô ấy lẽ ra không nên đi đến siêu thị để mua cái váy đó vì nó quá đắt)
- The police ought to have arrested all the troublemakers in this area. (They did not catch them)
(Cảnh sát nên bắt hết những người gây rối trong khu vực này)
- They ought to have done it earlier before he arrived. (But they did not do this)
(Họ nên làm điều này sớm hơn trước khi anh ta đến)
Lưu ý: Chúng ta giữ nguyên ought to trong câu gián tiếp. Trong câu phủ định, chúng ta thêm not vào giữa ought to.
Example:
- I said that I ought to go to see a doctor because of my teeth. (Tôi đã nói rằng tôi phải đi đến bác sĩ vì cái răng của mình)
- Ought to được dùng để chỉ sự bắt buộc hoặc bổn phận làm một điều gì đó.
– Khác với động từ khiếm khuyết “must” cũng miêu tả bổn phận làm gì nhưng “ought to” thì mang ý nghĩa nhẹ hơn một chút
Example:
- We ought to sleep at once because all the lights was out. (Chúng ta phải ngủ ngay vì đèn tắt hết rồi)
- They ought not to let their dog run around the park. (Họ không được thả chó chạy xung quanh công viên)
- “Ought to” cũng dùng để diễn tả một sự suy đoán nào đó có thể xảy ra, gần đúng với sự thật, thường được sử dụng với thì tương lai gần.
Example:
- I think unless I do not finish my test, my teacher ought to give me high mark. (Tôi nghĩ là nếu tôi làm xong bài kiểm tra thì cô giáo sẽ cho tôi điểm cao)
- The weather ought to improve after raining all day. (Thời tiết chắc sẽ tốt hơn sau một ngày mưa rất nhiều)
- That ought to be good if we spend all day with our family. (Chắc là sẽ tốt hơn nếu chúng tôi dành thời gian cả ngày bên gia đình của mình)
- “Ought to” có thể dùng để đưa ra lời khuyên hoặc lời kiến nghị về một việc hay một điều gì đó.
Example:
- You look tired. Maybe you ought to drink some water and relax. (Trông bạn mệt đó. Có lẽ bạn nên uống một chút nước và nghỉ ngơi đi)
- There ought to be traffic lights at this crossroads. (Nên có đèn giao thông tại ngã tư này.)
- It’s a hard and important problem. How ought we to resolve ? (Đó là một vấn đề khó và quan trọng. Chúng ta nên giải quyết như thế nào?)
- “Ought to” chỉ có thì hiện tại, không biến đổi khi chia bất kì dạng thức nào và nó có thể thay thế “Should” trong một vài trường hợp.
Example:
- I ought to (should) do this task before going to class. (Tôi nên làm bài tập này trước khi đến lớp học)
- She ought to (should) go to supermarket this time because it will close at 9 p.m. (Cô ấy nên đi siêu thị vào giờ này vì nó sẽ đóng cửa lúc 9 giờ tối)
Phân biệt cách sử dụng “Ought to”, “Should”
-
Cách sử dụng “should”
“Should” để nói về điều mà bạn phỏng đoán có thể xảy ra một điều gì đó
Example:
- That comic book should be very interesting. (Quyển truyện tranh đó chắc hẳn thú vị lắm)
Should để đưa ra lời khuyên hay sự gợi ý về một việc nào đó.
Example:
You should buy some medicine because you are ill. (Bạn nên uống thuốc vì bạn ốm)
He should meet her to explain what he is doing. (Anh ta nên gặp cô ấy để giải thích điều anh ta đang làm gì)
Dạng phủ định: vì “should” là một động từ khiếm khuyết nên sẽ không có trợ động từ như “didn’t, don’t, doesn’t,…. “Should” thêm “not” đằng sau.
Example:
- There shouldn’t be many people at the beach today. (Hôm nay có lẽ sẽ không có nhiều người ở bãi biển)
Dạng nghi vấn: “Should” cũng được coi là trợ động từ nếu nó ở dạng nghi vấn. Vì vậy, to đảo Should lên đầu câu, không sử dụng các trợ động từ do/ does/ did,…
Example:
- Should I turn off all the lights? (Tôi có nên tắt hết các đèn đi không?)
Not: Do I should I turn off the all the lights?
- Shouldn’t you learn this time, shouldn’t you? (Bạn không nên học vào giờ này đúng không?)
- Should I buy some books for you? (Tôi có nên mua vài quyển sách cho bạn không?)
-
Cấu trúc và cách dùng “ought to”
Như ở trên đã nêu ra đầy đủ cách sử dụng của ought to dùng để diễn tả bổn phận , trách nhiệm làm gì. “Ought to” mang tính chất mạnh hơn “should” một chút.
Example:
- I ought to wear a raincoat because it’s raining heavily. (Tôi phải mặc áo mưa vì trời mưa nặng hạt)
Về dạng phủ định thì “ought to” cũng thêm not sau “ought” mà không cần có trợ động từ kèm theo.
Example:
- You ought not to go to the zoo. (Bạn không nên đến sở thú)
>>> Mời xem thêm: Cách tra phiên âm tiếng Anh chính xác nhất giúp tăng khả năng phát âm
Trong tiếng Anh, khi nói về việc hối hận về chuyện gì đó đã làm. Đây là cấu trúc thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra, gây ra không ít khó khăn cho người học. Cùng tìm hiểu cấu trúc regret một cách chi tiết nhất.
Cấu trúc regret
Regret +Ving
Được sử dụng để nói về việc hối hận về chuyện đã làm, việc đã xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ: He regret telling Peter about the secret.
(Tôi hối hận đã nói với cô ấy về bí mật đó.).
Regret + to V Inf
Được sử dụng khi nói về việc hối tiếc vì đã không làm hay chưa làm gì đó hoặc lấy làm tiếc để thông báo một sự việc.
Ví dụ: She regrets marrying him.
(Cô ấy hối hận vì đã cưới anh ta.).
>>> Mời xem thêm: chương trình học tiếng anh online
So sánh regret, remember, forget
Regret, remember và forget đều được dùng với danh động từ khi nói về hành động diễn đạt bởi danh động từ xảy ra sớm hơn; cấu trúc Forget + danh động từ chỉ được dùng ở dạng phủ định hoặc có thể dùng nó sau will never forget
Ví dụ:
- I regret spending so much money (Tôi hối hận vì đã tiêu quá nhiều tiền).
- I remember my father’s telling me about it. (Tôi nhớ là bố tôi đã kể cho tôi nghe về nó.).
- I’ll never forget waiting for bombs to fall — I’ll always remember waiting for bombs to fall. (Tôi sẽ không bao giờ quên đợi bom rơi.).
Regret remember và forget đều dùng để diễn tả hành động xảy ra trước
Ví dụ:
- I regret to say that you have failed your exam. (Tôi tiếc là phải nói rằng cậu thi trượt rồi.).
- I’ll remember to ring Bill (Tôi sẽ nhớ gọi điện cho Bill).
- Often forget to sign my cheques. (Tôi thường quên ký tên vào ngân phiếu.).
Regret, remember, forget cũng có thể đi kèm với một danh từ hay đại từ hoặc một mệnh đề that kèm theo sau, remember và forget có thể được đi theo sau bởi các mệnh đề danh từ bắt đầu bằng now, who, when, why, where,…
Ví dụ:
- She can’ t remember when she saw him Last. (Cô ấy không thể nhớ là đã gặp anh ta lần cuối vào lúc nào.)
>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Hard với Hardly dễ dàng trong tiếng Anh