Ngữ pháp

Cách phân biệt câu ghép và câu phức trong tiếng Anh chi tiết nhất

Phân biệt câu ghép và câu phức trong tiếng Anh là một phần kiến thức quan trọng trong tiếng Anh giúp bạn làm tốt phần writing. Cùng tìm hiểu phần kiến thức nay qua bài viết sau nhé!

Câu phức trong tiếng Anh

Cách phân biệt câu ghép và câu phức trong tiếng Anh

Định nghĩa về câu phức trong tiếng Anh

– Câu phức trong tiếng Anh (complex sentence) là câu gồm 2 mệnh đề trở lên và trong câu phức phải có một mệnh đề độc lập và ít nhất một mệnh đề phụ thuộc.

– Mệnh đề phụ thuộc này thường được đi kèm với các liên từ phụ thuộc (because, although, while, after,…) hoặc đại từ quan hệ (which, who, whom, whose, that…).

Một số liên từ trong tiếng Anh phụ thuộc

Before,because

If,even if,even though

After,although,as,as long as,as much as,as if,as soon as,as though

In order to,once, in case,

When, whenever, whereas, where, wherever,while, Unless, until,

Since,so that, that, though

Ví dụ:

When John came home, his family was having lunch.

(mệnh đề phụ thuộc là ‘When John came home’)

Laura will go to the cinema with her boyfriend if it’s nice.

(mệnh đề phụ thuộc là ‘if it’s nice’)

Although Jennifer’s friend invited her to his wedding party, She didn’t go. (mệnh đề phụ thuộc là ‘Although Jennifer’s friend invited her to his wedding party’)

>>> Có thể bạn quan tâm: các website học tiếng anh online miễn phí

Câu ghép trong tiếng Anh

Cách phân biệt câu ghép và câu phức trong tiếng Anh

Định nghĩa

– Câu ghép (Compound sentence) là câu được cấu tạo bởi 2 hay nhiều mệnh đề độc lập (Independent clause). Các mệnh đề này thường được nối với nhau bởi liên từ (conjunction), có thể thêm dấu phẩy hoặc dấu chấm phẩy trước liên từ đó, hoặc các trạng từ nối.

– Mỗi 1 mệnh đề đều có tầm quan trọng và có thể đứng một mình.

Các cách ghép câu trong tiếng Anh

Cách phân biệt câu ghép và câu phức trong tiếng Anh

Sử dụng các liên từ (conjunction)

Trong tiếng Anh, có 7 liên từ thường dùng để nối trong câu ghép bao gồm: for, and, nor, but, or, yet, so (có cách gọi tắt dễ nhớ là FANBOYS)

  • For: vì,:dùng để chỉ nguyên nhân

Ví dụ:

Harry never comes back that apartment, for it is very awful.

 (Harry sẽ không bao giờ quay lại căn hộ đó vì nó quá kinh khủng.)

  • And: và

Ví dụ:

She likes eating beef steak and she always goes to “Steak Out” to eat it

 (Cô ấy thích ăn bò bít tết và cô ấy thường đi đến cửa hàng “Steak Out” để ăn)

  • nor: không…cũng không…

Ví dụ:

Laura doesn’t eat, nor does she drink anything.

(Laura không ăn cũng không uống gì cả.)

  • but: nhưng (chỉ sự mâu thuẫn)

Ví dụ:

Peter studied very hard but he didn’t get mark 8.

(Peter đã học rất chăm chỉ nhưng anh ấy vẫn không đạt được 8 điểm)

  •  or: hoặc (dùng để bổ sung một lựa chọn khác)

Ví dụ:

You should take up exercise everyday or your health will get worse.

 (Bạn nên tập thể dục hằng ngày hoặc sức khỏe của bạn sẽ trở nên yếu hơn.)

  •  yet: nhưng (dùng để diễn tả ý kiến trái ngược so với ý trước)

Ví dụ:

Tonny is handsome, yet he isn’t kind.

(Tonny ta đẹp trai nhưng không tốt bụng.)

  • so: vì vậy (dùng để nói về một kết quả của sự việc nhắc đến trước đó)

Ví dụ:

Traffic is brought to a standstill, so she is late.

 (Giao thông bị tắc nghẽn nên cô ấy đến muộn)

Tìm hiểu thêm các chủ đề liên quan về ngữ pháp tiếng Anh khác:

Sử dụng các trạng từ nối (conjunctive adverbs)

  • Các mệnh đề độc lập của một câu ghép cũng có thể được kết nối bằng một các trạng từ như: although; even though; in spite of;, However,…
  • Furthermore; besides; in addition to; either; also; moreover; both … and; not only … but also; as well as; …= and

Ví dụ:

My sister is so beautiful; moreover, she is excellent.

 (Chị tôi rất xinh đẹp, ngoài ra, chị ấy còn thông minh nữa)

  • However; nevertheless; still; nonetheless; even so; all the same; although; even though; in spite of; despite; whereas; while; on the other hand; …=but, yet

Ví dụ:

My brother gets obesity; however, he doesn’t take up exercise.

(Anh trai của tôi bị béo phì, tuy nhiên, anh ấy cũng không tăng cường tập thể dục)

  • Otherwise; either … or; neither … nor; …= or

Ví dụ:

We should take a taxi; otherwise, we will be late the conference

(Chúng ta nên bắt taxi, nếu không,chúng ta sẽ bị muộn buổi hội nghị)

  • Consequently; therefore; thus; accordingly; according to; hence; as a result of; in consequence of; …= so

Ví dụ:

Milan wants to wake up early; therefore, she goes to bed at 9pm.

(Milan muốn dậy sớm, do đó, cô ấy đã đi ngủ lúc 9h tối)

Sử dụng dấu chấm phẩy (;)

  • Các mệnh đề độc lập trong một câu ghép cũng có thể được kết nối chỉ bằng một dấu (;) khi hai mệnh đề độc lập đó có quan hệ gần gũi
  • Nếu giữa chúng không có mối quan hệ gần gũi, chúng sẽ được viết tách thành hai câu đơn, tách biệt hẳn bằng dấu chấm.

Ví dụ:

My father is reading newspaper, my mother is preparing dinner.

 (Bố tôi đang đọc báo, mẹ tôi đang chuẩn bị bữa tối)

>>> Mời xem thêm: Ngoại động từ và nội động từ trong tiếng Anh chi tiết nhất

Ngoại động từ và nội động từ trong tiếng Anh chi tiết nhất

Bạn có biết ngoại động từ và nội động từ tiếng Anh là gì không? Cách phân biệt nội động từ, ngoại động từ là như thế nào? Cùng tìm hiểu chi tiết về Nội động từ và Ngoại động từ trong bài viết dưới đây nhé!

Ngoại động từ và nội động từ trong tiếng Anh

Định nghĩa về nội động từ và ngoại động từ

Nội động từ trong tiếng Anh là gì?

  1. Nội động từ (Intransitive Verbs) là những động từ không cần có thêm bổ ngữ trực tiếp đi kèm theo sau nhưng vẫn diễn tả đủ ý nghĩa của câu. 
  2. Nội động từ diễn tả hành động nội tại của người viết hay người nói – những chủ thể thực hiện hành động. Hành động này không tác động trực tiếp đến bất cứ đối tượng nào.
  3. Các nội động từ tiếng Anh không thể chuyển sang bị động.
  4. Nội động từ thường là những động từ diễn tả hành động như go, arrive, die, lie, sleep, …

Ví dụ:

  • She laughed.
  • Baby cried.
  • The children went to the zoo yesterday.
  • Tom walked to the park.

Ngoại động từ trong tiếng Anh là gì?

Ngoại động từ và nội động từ trong tiếng Anh

Ngoại động từ thể hiện hành động tác động trực tiếp lên người hoặc vật khác, nó luôn được theo sau bởi một tân ngữ. Nếu thiếu tân ngữ, câu sẽ không hoàn chỉnh.

Một số ngoại động từ: buy, make, give, send,…

 Ví dụ:

 My mother bought a new motorbike.

 Mẹ tôi mua một chiếc xe máy. => “My mother” là chủ thể của hành động “bought”, sau ngoại động từ “bought” là đối tượng bị tác động đến “motorbike” (mua cái gì – mua xe máy)

Ngoại động từ đơn

Ngoại động từ đơn là những động từ mà chỉ cần 1 tân ngữ theo sau nó để tạo thành một câu có nghĩa. 

Ví dụ: 

– She wants to eat an orange  

(Cô ấy muốn ăn một quả cam)

 Ở trường hợp này, “eat” là ngoại động từ đơn, “an orange” là tân ngữ. 

– Lan brings a big cake

 (Lan mang theo 1 chiếc bánh kem khổng lồ)

 Tương tự, “brings” là ngoại động từ đơn, “a big cake” là tân ngữ.

Ngoại động từ kép

Ngoại động từ và nội động từ trong tiếng Anh

Ngoại động từ kép là những động từ mà phải cần 2 tân ngữ mới có thể tạo thành một câu có nghĩa:

  • Tân ngữ trực tiếp: bị tác động trực tiếp bởi động từ trong câu
  • Tân ngữ gián tiếp: có vai trò bổ xung ý nghĩa cho động từ trong câu

 

Ví dụ về ngoại động từ kép với 2 tân ngữ trong tiếng Anh:

Ngoại động từ

Ví dụ

give

Justin gave me a brunch of flowers for my birthday.

buy

Could you buy me some food?

pass

Peter passes his friend a glass of lemon.

make

Will you make us some bread?

sell

My father was trying to sell my mom a new car.

take

Jane takes Maria some presents and flowers.

show

Show him your vacation photos.

offer

The factory has offered him a work.

leave

Leave him a notice  and He’ll get back to you.

wish

My family wishes us all the best for the future.

lend

Could you lend her $500?

cost

Bentley’s mistakes cost him her job.

Ngữ pháp transitive và intransitive verbs (ngoại động từ & nội động từ)

  •  Intransitive Verbs: 

Cấu trúc:

Subject + Verb

VD:     She sat here, but nobody came.

          => Chủ từ của mệnh đề chính “She” thực hiện hành động “sat”

          => Chủ từ của mệnh đề phụ “nobody” thực hiện hành động “came”.

  • Transitive Verbs: 

Cấu trúc:  

Subject + Verb + Object

VD: My brother bought a new car.

Bố của tôi mua một chiếc xe ô tô.

“My brother” là chủ thể của hành động “bought”, sau ngoại động từ “bought” là đối tượng bị tác động đến “a new car” (mua cái gì – mua xe ô tô mới)

Phân biệt giữa nội động từ và ngoại động từ

Ngoại động từ

Nội động từ

Linda opened the door. (Linda mở cửa)

The driver stopped the car. (Tài xế dừng xe ô tô lại).

My sister rings the bells. (Em gái tôi rung chuông).

The children broke the glasses. (Bọn trẻ làm vỡ cốc).

She started her work at 9am. (Cô ấy bắt đầu công việc lúc 9 giờ sáng).

My brother lit the candle. (Anh trai tôi đốt nến).

We grow vegetable in the garden. (Chúng tôi trồng rau trong vườn).

Lily boiled the water for the noodle. (Lily đun sôi nước để nấu mỳ).

The door opened. (Cửa mở).

The car stopped. (Xe ô tô dừng lại).

The bell rings. (Chuông reo).

The glasses broke. (Bát bị vỡ).

Her lecture started at 9am. (Bài giảng của cô ta bắt đầu lúc 9h sáng).

The candle lit quickly. (Nến cháy nhanh).

Vegetable grow in our garden. (Rau trồng ở trong vườn).

Water boils at 100 degree. (Nước sôi ở 100 độ C).

Trường hợp đặc biệt: Một động từ có thể vừa là nội động từ, vừa là ngoại động từ

Động từ

Ngoại động từ (Transitive )

Nội động từ (Intransitive)

move

Could you move your bicycle please?

The plants were moving in the breeze.

start

Trung was found the reason of starting the problem

The game starts at 10 o’clock.

change

His parent hasn’t changed him.

My hometown has changed greatly in the last year

close

Close the window; It’s too cold in here

Shops on the street close at 6.30 p.m.

open

Open the present; I have got a surprise for you

The stadium opens at 9 am.

stop

Billy tried to stop smoking

When the rain stopped, they went to the cinema

do

Has she done her homework?

My son is doing well at school.

set

Katy set a wardrobe beside the bed.

The sun was setting.

run

Micheal usually runs his school

The flowers ran over the mountain.

live

His dog lived till he was 8

Jenifer was living a life abroad.

wash

Have your children washed their face?

She washed, got dressed, and went out.

write

Write down your information.

My son can read or write.

>>> Mời xem thêm: Phân biệt cách dùng since và for trong tiếng Anh

Phân biệt cách dùng since và for trong tiếng Anh

Cách dùng since và for là bài tập phổ biến trên lớp cũng như trong văn phong giao tiếp hàng ngày. Phân biệt 2 từ này là vấn đề khiến bạn hay bị nhầm lẫn mỗi khi sử dụng. Cùng chúng tôi tìm hiểu những kiến thức đầy đủ nhất về cách dùng since và for giúp bạn có thể nhận biết cũng như sử dụng chúng một cách thành thạo nhé!

Phân biệt cách dùng since và for

Tìm hiểu since và for trong tiếng Anh

Since và for là 2 giới từ được sử dụng khá phổ biến trong tiếng Anh và đặc biệt trong các bài thi về thì quá khứ đơn và các thì hoàn thành. Since và For đều được dùng trong câu với ý nghĩa diễn tả về mốc thời gian và khoảng thời gian. Tuy nhiên, mỗi từ lại được sử dụng trong những tình huống khác nhau.

Cách dùng Since trong tiếng Anh

Phân biệt cách dùng since và for

Since: Từ khi, khi, kể từ khi

Since dùng chỉ mốc thời gian mà sự việc hay hành động bắt đầu xảy ra, chỉ mốc thời gian. Thường trả lời cho câu hỏi When và dùng nhiều trong các thì hoàn thành.

Ví dụ: Since 8am, since June, since 2001,….

Cách dùng For trong tiếng Anh

Phân biệt cách dùng since và for

For: Khoảng, trong

For được dùng để chỉ một khoảng thời gian mà sự việc hoặc hành động diễn ra, kéo dài trong suốt khoảng thời gian đó. Khác với Since, giới từ for dường như được sử dụng trong tất cả các thì và trả lời cho câu hỏi How long …?

Ví dụ: For 5 years, for a long time, for 6 months,..

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến miễn phí cho trẻ em

Cấu trúc since và for trong tiếng Anh

Phân biệt cách dùng since và for

Cấu trúc Since:

Since + mốc thời gian

Khi Since đứng giữa câu: Chỉ một mốc thời gian mà sự việc, hành động xảy ra

Ví dụ: He has been away since Monday.

Khi Since đứng đầu câu: Dùng để chỉ lý do hoặc chỉ 1 mốc thời gian (kể từ khi)

Ví dụ: Since he wanted to pass his exam, he decided to study well (Vì anh ấy muốn vượt qua kỳ thi của mình, anh ấy quyết định học tốt)

Cấu trúc for:

For + khoảng thời gian

Ví dụ: We lived Ha Noi city for 10 years.

Các cách dùng since và for trong tiếng Anh

Cách dùng since

  • Since dùng trong các thì hoàn thành:
  • Thì hiện tại hoàn thành

Ví dụ: She haven’t slept since last night.

(Cô ấy đã không ngủ từ tối qua)

  • Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Ví dụ: I have been playing soccer since 6 o’clock.

(Tôi đã đá bóng từ lúc 6 giờ)

  • Thì quá khứ hoàn thành

Ví dụ: I was sad when the company moved. I had worked there since I was 21 years old.

(Tôi rất buồn khi công ty đóng cửa. Tôi đã làm việc ở đó từ khi tôi 21 tuổi)

  • Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Ví dụ: He had been listening that song every night since it started.

(Anh ấy đã nghe bản nhạc đó mỗi tối từ khi nó bắt đầu phát hành)

  • Since + Thì quá khứ đơn

Ví dụ: 

John have liked reading since He was a child

(John đã thích đọc sách kể từ khi anh ấy còn bé)

Since his school year started, He has been so excited

(Kể từ khi năm học mới bắt đầu, anh ấy cảm thấy rất háo hức)

  • Since + Thời điểm ở quá khứ

Ví dụ:

I’ve lived here since 2010

(Tôi đã sống ở đây từ 2010)

  • Since there: kể từ đó

Ví dụ: 

Since there, they have never meet together again.

(Kể từ đó, họ không bao giờ gặp nhau nữa)

Cách dùng for

  • Cách dùng For cho các thì
  • Thì hiện tại đơn

Các thì

Ví dụ

   

Thì hiện tại tiếp diễn

I’m watching movie for 1.5 hours

Thì hiện tại hoàn thành

They have Just sleep for 45 minutes

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

She has been learning new vocabulary for 2 days

Thì quá khứ

I was born in 1996

Thì tương lai

He will go to the camp for 5 days

>>> Mời xem thêm: Các dạng câu so sánh trong tiếng Anh chi tiết nhất

Các dạng câu so sánh trong tiếng Anh chi tiết nhất

Bài viết hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách diễn đạt khi so sánh hai hoặc nhiều hơn hai vật bất kỳ và các dang câu so sánh trong tiếng Anh một cách chi tiết nhất nhé.

Các dạng câu so sánh trong tiếng Anh 

 

Các dạng câu so sánh trong tiếng Anh

Cấu trúc so sánh không chỉ được dùng với mục đích so sánh đơn thuần mà còn được sử dụng để nhấn mạnh ý trong câu.

She is as beautiful as Anne Hathaway, but you know what, my wife is even more beautiful than Anne Hathaway.

Trong tiếng Anh có 3 cách so sành cơ bản: so sánh ngang bằng, so sánh hơn và so sánh hơn nhất.

Cấu trúc câu so sánh hơn nhất

 

Các dạng câu so sánh trong tiếng Anh

So sánh hơn nhất với tính từ và trạng từ ngắn

Công thức: S + V + the + Adj/Adv + -est

Ví dụ: 

My brother is the tallest in our family.

Yesterday was the coldest day of the month so far.

He runs the fastest in my class.

May works the hardest of all students.

So sánh hơn nhất với tính từ và trạng từ dài

Công thức: S + V + the + most + Adj/Adv

Ví dụ:

The most boring thing about English class is doing grammar exercises.

She is the most careful person I ever have known.

Of all the students she ran the most quickly.

Lưu ý: Có thể thêm “very” trước cụm từ so sánh để nhấn mạnh.

Ví dụ: 

Here is the very latest news about the accident.

>>> Có thể bạn quan tâm: luyện nghe tiếng anh online miễn phí

Cấu trúc câu so sánh bằng trong tiếng Anh 

So sánh ngang bằng với tính từ và trạng từ 

Công thức: S + V + as + (adj/ adv) + as 

Ví dụ:

This book is not as exciting as that book.

I’m as good in maths as in science.

The restaurant is not so crowded as usual.

He’s not so kind as he looks!

She sings as beautifully as a singer.

His car runs as fast as a race car.

Lưu ý: Ta có thể thay thế “so” cho “as” tuy nhiên cách dùng này ít được sử dụng hơn. 

So sánh ngang bằng với danh từ

Công thức: S + V + the same + (noun) + as 

Ví dụ: 

These trees are the same height as those.

He takes the same course as his wife.

She speaks the same language as he

Their teacher is different from ours.

Lưu ý: Trái nghĩa với với the same…as”“different from…”, không bao giờ dùng

“different than”.

Trước khi tìm hiểu về cấu trúc so sánh hơn và hơn nhất, chúng ta sẽ tìm hiểu sự khác biệt giữa tính từ ngắn và tính từ dài; trạng từ ngắn và trạng từ dài.

Tính từ ngắn và tính từ dài 

Tính từ có 1 âm tiết hoặc tính từ 2 âm tiết có kết thúc là –y, –le,–ow, –er, và –et được cho là tính từ ngắn. 

Ví dụ: short, sweet, clever

Các tính từ có từ 3 âm tiết trở lên được gọi là trạng từ dài.

Ví dụ: beautiful, intelligent, expensive 

Trạng từ trạng và tính từ dài

Trạng từ dài là trạng từ có một âm tiết.

Ví dụ: hard, fast, far, near, right, wrong,…

Trạng từ dài là trạng từ có 2 âm tiết trở lên.

Ví dụ: quickly, tiredly, interestingly,…

Cấu trúc câu so sánh hơn trong tiếng Anh 

 

Các dạng câu so sánh trong tiếng Anh

So sánh hơn trong tiếng Anh với tính từ trạng từ ngắn 

Công thức: S + V + (Adj/Adv) + “-er” + than

Ví dụ:

Mary’s grades are higher than her sister’s. 

Today is hotter than yesterday.

She came later than me.

They are working harder now (than they used to).

So sánh hơn trong tiếng Anh với tính từ và trạng từ dài

Công thức: S + V + more + Adj/Adv + than

Ví dụ:

This chair is more comfortable than mine.

He is a more professional player than Ronaldo.

She speaks English more fluently than I do.

She visits her family less frequently than he used to.

This year’s exhibit is less impressive than last year’s.

Lưu ý: Có thể thêm “much” hoặc “far” trước cụm từ so sánh để nhấn mạnh

Ví dụ:

Mike’s watch is far more expensive than mine.

She dances much more artistically than her predecessor. 

Một số tính từ và trạng từ đặc biệt 

Giống như các động từ bất quy tắc trong tiếng Anh, cũng có một số tính từ và trạng từ không tuân theo quy tắc thêm “-er” và “-ed” khi so sánh. Tuy nhiên, đây đều là những từ thông dụng và rất dễ nhớ.

 

So sánh hơn

So sánh hơn nhất

good/well

better

best

bad/badly

worse

worst

little

less

least

many/much

more

most

far

further / farther

furthest / farthest

>>> Mời xem thêm: Cách dùng Already - phân biệt cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Cách dùng Already - phân biệt cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Khi chúng ta sử dụng thì hoàn thành chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa Already, Still, Yet, Since và Just. Đây là những từ khá quan trọng để chúng ta dựa vào nắm bắt cũng như nhận biết thì hiện tại hoàn thành, tuy nhiên về ý nghĩa và cách dùng thì gây không ít khó khăn cho bất cứ ai học ngoại ngữ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cách dùng Already và cách phân biệt cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet trong tiếng Anh.

cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Cách dùng Already và Yet trong tiếng Anh

Already và Yet đều được dùng ở thì hiện tại hoàn thành, nhưng cách dùng Already sẽ được sử dụng ở thể khẳng định và Yet dùng ở thể phủ định.

  •  Cách dùng Already

 Already được hiểu  rằng hành động đã kết thúc, đã hoàn thành. 

Ex:  He’ve already been to England once times, last August

       Anh ấy đã đến Anh một lần vào tháng 8 vừa rồi

– Bạn có thể đặt từ already vào cuối câu, hoặc trước động từ.

Ex: Has John already gone home?

       John đã về nhà chưa?

      He’s finished her homework already.

      Anh ấy làm xong bài tập rồi.

– Trong câu hiện tại hoàn thành, cấu trúc câu có chứa “already” phải là: 

subject + have/has + already + past participle

Ex: My family have already discussed about the problems happened recently

     (Gia đình tôi đã bàn bạc về những vấn đề đã xảy ra gần đây)

  • Cách dùng của Yet

Chúng ta thường sử dụng yet với thì hiện tại hoàn thành trong những câu phủ định và trong các câu hỏi .Yet cho thấy người nói chờ đợi một hành động nào đó sẽ xảy ra và  Yet thường đứng ở cuối câu.

Ex: She’s hungry. Is dinner ready yet?

      Cô ấy đói bụng rồi. Bữa ăn dọn ra chưa?

       It’s 10 o’clock and Mary hasn’t got up yet.

       Đã 10 giờ mà Mary vẫn chưa dậy.

>>> Có thể ban quan tâm: học tiếng anh online cho trẻ em miễn phí

Cách dùng Since trong tiếng Anh

cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Dùng để nói về thời gian mà một hành động, sự kiện nào đó bắt đầu xảy ra.

  • Since + thời điểm trong quá khứ

Sau since có thể là 1 thời điểm cụ thể trong quá khứ mà sự việc đó bắt đầu diễn ra:

Ex: She’ve worked here since 2018.

Cô ấy bắt đầu làm việc tại đây từ năm 2018

  •  Since + thì quá khứ đơn

Ở trường hợp này, since đi kèm với một mệnh đề ở thì quá khứ đơn. 

Ex: He have travelled abroad since he was 8.

Anh ấy đã bắt đầu du lịch nước ngoài từ khi anh ấy lên 8

  •  Since there có nghĩa  là “kể từ đó”.

Ex: Since there, we have never used the internet

Kể từ đó, chúng tôi không bao giờ sử dụng internet

  •  Since”được dùng trong câu ở các thì hoàn thành.

Điều này có nghĩa là các mệnh đề chính trong câu được chia ở các thì hoàn thành

Thì hiện tại hoàn thành

Ex: She haven’t slept since last night.

Cô ấy đã không ngủ từ tối qua

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Ex: She have been playing this game since 6 o’clock.

Cô ấy đã chơi trò chơi này từ lúc 6 giờ

Thì quá khứ hoàn thành

Ex: She was sorry when the shop moved. She had worked there since I graduated.

Cô ấy rất tiếc khi cửa hàng đóng cửa. Cô ấy đã làm việc ở đó từ khi tốt nghiệp

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Ex: She had been watching that drama every night since it started.

Cô ấy đã xem bộ phim đó mỗi tối từ khi nó bắt đầu chiếu

Cách dùng Still trong tiếng Anh

Still diễn tả một tình huống chưa thay đổi. 

Nó được dùng trong các câu hỏi, câu khẳng định và câu phủ định, và được đặt trước động từ trong câu.

Ex: She’s still waiting in the queue.

      Cô ấy vẫn đang xếp hàng

Nhưng đôi khi bạn sẽ thấy nó được sử dụng vào cuối câu để nhấn mạnh, đặc biệt trong hội thoại hằng ngày. 

Ex: Is she living in London, still?

      Cô ấy vẫn sống ở London à?

Cách dùng Just trong tiếng Anh

cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Trong tiếng Anh, just có thể là tính từ, danh từ hoặc phó từ. Chúng ta thường gặp just đóng vai trò phó từ nhiều nhất.

  • Tính từ:

Just có nghĩa là công bằng, thích đáng, hợp lẽ phải, đúng đắn.

Ex:    I think she got his just deserts 

Tôi nghĩ cô ấy đã nhận được những gì mà cô ấy xứng đáng

  1. Danh từ (ít gặp):The just (danh từ, số nhiều): những người công bằng
  2.  Phó từ :Đây là dạng hay gặp nhất của just
  • Trường hợp 1: dùng để nói một ai đó vừa làm một việc mới gần đây và thường ở thì hiện tại hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ đơn. Nó thường đứng ngay trước động từ chính.

Ex:  When you arrived she had only just left 

       Trước khi bạn đến, cô ta vừa mới rời đi

       I just saw her a moment ago 

       Tôi vừa mới trông thấy cô ấy

  • Trường hợp 2: chỉ (=only) 

Ex: I decided to learn Japanese just for fun 

      Tôi học tiếng Nhật  chỉ để tìm niềm vui

  • Trường hợp 3: Just có nghĩa là: chính xác, thực sự, hoàn toàn.

Ex: This skirt is just her size 

      Chiếc váy này vừa đúng cỡ của cô ấy

  • Trường hợp 4: Just as có nghĩa là không kém, ngang bằng

Ex: She’s just smart as her brother 

       Cô ta thông minh không kém anh trai của cô ta

  • Trường hợp 5: Cách sử dụng của Yet là theo lối mệnh lệnh để chấm dứt sự trì hoãn nhằm gây chú ý hoặc yêu cầu người khác làm gì một cách lịch sự.

Ex: Just listen to what she’s saying, will you! 

      Hãy nghe những gì cô ấy nói đã

  • Trường hợp 6: Just in case: nghĩa là phòng khi điều gì đó không tốt xảy ra, thường đặt ở cuối câu.

Ex: You probably won’t need to call, but take her number, just in case. 

      Bạn có lẽ sẽ không cần gọi đến, nhưng hãy cứ lấy số của cô ấy, phòng khi cần dùng đến

  • Trường hợp 7: Could/might/may + just: chỉ một điều gì đó có một ít khả năng sẽ xảy ra.

Ex: Try her home number, she might just be there 

      Thử dùng số điện thoại nhà cô ấy, cô ấy có thể ở đó

  • Trường hợp 8 : Just: có nghĩa là đơn giản là (=simply)

Ex: It was just an ordinary book

      Nó đơn giản là một  quyển sách bình thường

  • Trường hợp 9: Just có nghĩa là vừa đúng, vừa kịp lúc.

Ex: The clock struck six just as he arrived 

      Đồng hồ điểm 6 giờ vừa lúc anh ấy đến

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc wish trong tiếng Anh chi tiết nhất

Cấu trúc wish trong tiếng Anh chi tiết nhất

“ Tôi ước mình có một siêu năng lực” câu này viết trong tiếng Anh như nào nhỉ? Từ khi còn bé đến khi trưởng thành bạn đã không ít lần có những điều ước của riêng mình đúng không nào? Trong tiếng Anh khi người ta muốn diễn tả một mong ước gì đó người ta dùng cấu trúc wish. Cùng tìm hiểu cụ thể cấu trúc này nhé!

Cấu trúc wish ở hiện tại 

Cấu trúc wish trong tiếng Anh

Cách sử dụng cấu trúc wish:

Cấu trúc wish được dùng để diễn tả mong ước 1 điều gì đó không có thật ở hiện tại hay giả định một điều trái ngược so với thực tế. Cách sử dụng này giống với cấu trúc câu điều kiện loại II. 

Bên cạnh đó, để nói về điều ước của bản thân, chúng ta có thể thay I wish bằng if only.

Công thức của cấu trúc: 

Dạng khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + V(quá khứ)

Dạng phủ định: S + wish(es) + (that) + S + not + V(quá khứ)

Cấu trúc If only: If only + (that) + S + (not) + V(quá khứ)

Ví dụ:

Jenny wishes that she had a big house (she does not have a big house, and she wants to).

(Jenny ước cô ấy có một ngôi nhà to.)

We wish that we didn’t need to work today (we do need to work today).

(Chúng tôi ước rằng chúng tôi không phải làm việc hôm nay.)

If only that you lived close by (you don’t live close by).

(Giá như bạn sống ở gần đây.)

Cấu trúc wish trong tiếng Anh

Chú ý: 

  • Trong những trường hợp trang trọng, ta sử dụng were thay cho was trong câu ước. Tuy nhiên cách sử dụng was cũng được chấp thuận. 

I wish I were a boy (Tôi ước tôi là một đứa con trai.)

He wishes he were a rich person (Anh ấy ước anh ấy là người giàu có.)

  • Chúng ta có thể sử dụng could trong câu wish để thể hiện khả năng làm 1 việc gì đó hay khả năng xảy ra điều gì đó.

He wishes that he could speak Spanish (but, unfortunately, he can’t speak Spanish).

(Anh ấy ước anh ấy có thể nói tiếng Tây Ban Nha.)

I wish that we could go to the party tonight (unfortunately, we’re busy so we can’t go).

(Tôi ước chúng ta có thể tham dự buổi tiệc tối nay.)

>>> Mời tham khảo: web học tiếng anh giao tiếp trực tuyến miễn phí

Cấu trúc wish ở quá khứ

Cách dùng của cấu trúc wish: 

Cấu trúc wish có thể được dùng để thể hiện mong ước, thường là nuối tiếc về 1 việc không có thật ở quá khứ hay giả định điều gì đó trái ngược đối với quá khứ. Cách sử dụng này giống với cấu trúc câu điều kiện loại III.

Công thức của cấu trúc wish: 

Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + had + V (quá khứ phân từ)

Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + had not + V (quá khứ phân từ)

Cấu trúc If only: If only + (that) + S + had (not) + V(quá khứ phân từ)

Tìm hiểu thêm các chủ đề liên quan về ngữ pháp tiếng Anh khác:

Ví dụ: 

I wish that I had studied harder at school. (I didn’t study hard at school, and now I’m sorry about it).

(Tôi ước rằng tôi đã học hành chăm chỉ hơn ở trường học.)

I wish that I hadn’t eaten so much yesterday! (But I did eat a lot yesterday. Now I think it wasn’t a good idea).

(Tôi ước rằng tôi đã không ăn quá nhiều vào ngày hôm qua!)

If only that the train had been on time. (But unfortunately the train was late, and so I missed my interview).

(Tôi ước đoàn tàu đã đến đúng giờ.)

Cấu trúc câu wish ở tương lai

Cách dùng:

Cấu trúc wish có thể được dùng để diễn đạt mong ước 1 việc nào đó xảy ra hay một điều gì đó tốt đẹp trong tương lai.

Công thức:

Khẳng định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + V(nguyên thể)

Phủ định: S + wish(es) + (that) + S + would/could + not + V(nguyên thể)

Cấu trúc If only: S + wish(es) + (that) + S + would/could + (not) + V(nguyên thể)

Ví dụ:

I wish that Adam weren’t busy tomorrow (he is busy tomorrow).

(Tôi ước Adam không bận vào ngày mai.)

If only she could take the trip with me next month.

(Tôi ước cô ấy có thể tham gia chuyến đi với tôi vào tháng sau.)

He wishes we could attend his wedding next week.

(Anh ấy ước chúng tôi có thể tham dự lễ cưới của anh ấy tuần sau.)

Lưu ý:

  • Chúng ta sẽ không sử dụng wish với những điều có khả năng xảy ra trong tương lai. Thay wish bằng hope. Ví dụ:

I hope that he passes his exam (NOT: I wish that he passed the exam).

(Tôi hy vọng anh ấy sẽ vượt qua kỳ thi.)

I hope that Marie has a lovely holiday (NOT: I wish that Marie had a lovely holiday).

(Tôi hy vọng Marie sẽ có 1 kỳ nghỉ vui vẻ.)

  • Chúng ta có thể dùng wish + would để nói về 1 điều ta không thích, cảm thấy khó chịu cũng như mong muốn ai đó hay điều đó thay đổi trong tương lai. Cấu trúc này không sử dụng với bản thân và những điều không thể thay đổi (trừ thời tiết).

I wish that the neighbours would be quiet! (They are not quiet and I don’t like the noise.)

(Tôi ước hàng xóm của mình có thể yên tĩnh một chút!)

I wish that you wouldn’t smoke so much! (You do smoke a lot and I don’t like it. I want you to change this.)

(Tôi ước anh đừng có hút thuốc nhiều như vậy!)

I wish that it would stop raining!

(Tôi ước trời đừng có mưa nữa!

Một số cách dùng khác của wish

Wish + to V

Ở trong tình huống trang trọng, các bạn có thể dùng wish với các động từ nguyên thể để diễn tả mong muốn của bản thân thay vì dùng would like. Cấu trúc này sẽ không có ở thì hiện tại hoàn thành. 

Ví dụ:

I wish to speak to the headmaster. (This means the same as ‘I would like to speak to the headmaster’.)

(Tôi muốn nói chuyện với hiệu trưởng.)

I wish to go now.

(Tôi muốn đi ngay bây giờ.)

Wish + O + to V

Tương tự như trên, chúng ta dùng wish với động từ nguyên thể để thể hiện mong ước ai đó làm điều gì.

Ví dụ:

I do not wish you to publish this article.

(Tôi không muốn bạn công bố bài báo đó.)

I wish these people to leave.

(Tôi ước họ rời đi.)

Wish + O + something:

Đây là cấu trúc được sử dụng rất nhiều trong các lời chúc, mong muốn ai có được điều gì đó.

Ví dụ:

I wished him a happy birthday.

(Tôi chúc anh ấy sinh nhật vui vẻ.)

They wished us Merry Christmas.

(Họ chúc chúng tôi giáng sinh vui vẻ.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Mệnh đề trạng ngữ là một phần kiến thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng anh. Tuy nhiên, đây lại được coi là một trong những phần kiến thức khá “khó nhằn” cho người sử dụng. Cùng tìm hiểu về Mệnh đề trạng ngữ trong bài viết sau nhé.

Mệnh đề trạng ngữ là gì?

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề có chức năng ngữ pháp của một trạng ngữ trong câu (bổ nghĩa cho một mệnh đề khác). Trong tiếng Anh, có rất nhiều loại mệnh đề như: mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, cách thức, nguyên nhân, kết quả…. thường được gọi là mệnh đề phụ được bắt đầu bởi các từ cụ thể (là những mệnh đề không diễn tả được một ý hoàn thiện và không thể đứng độc lập)

Ví dụ:

  • When I finish studying, I will go home.

Khi tôi học xong, tôi sẽ về nhà.

Mệnh đề “when he finished studying” bổ nghĩa cho động từ “go home”, giúp cho người đọc/nghe biết được thời gian anh ấy đi về nhà.

>>> Mời tham khảo: trung tâm học tiếng anh cho trẻ em tại hà nội

Vị trí mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, khi bạn sử dụng thì bắt buộc phải lưu ý vị trí của mệnh đề này ở trong câu. Việc này được tùy thuộc vào loại mệnh đề trạng ngữ mà chúng sẽ có vị trí khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu vị trí của mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh qua những ví dụ dưới đây nhé.

Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa cho tính từ/trạng từ

Đây là mệnh đề thường được đặt ở phía sau từ mà mệnh đề này sẽ bổ nghĩa, nghĩa là đặt sau tính từ, trạng từ trong câu. 

Ví dụ:

  • Looking directly at the sun may damage your eyes if you don’t wear sunglasses.

Nhìn thẳng vào mặt trời có thể gây hại cho mắt nếu bạn không mang kính râm.

  • You look terrified as if you’d seen a ghost.

Bạn trông sợ mất hồn như thể bạn vừa nhìn thấy ma vậy.

Mệnh đề trạng ngữ tỉnh lược

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Vị trí của mệnh đề trạng ngữ tỉnh lược này sẽ được đặt như một mệnh đề đầy đủ. 

Ví dụ:

  • While eating, he talked nonstop.

→ While [he was] eating, he talked nonstop.

Đang ăn, anh ấy vẫn nói liên mồm.

  • When finished, this building will be the biggest in the city.

→ When [it is] finished, this building will be the biggest in the city.

Sau khi hoàn tất, tòa nhà này sẽ là to nhất trong thành phố

Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ

Đây là mệnh đề trạng ngữ không có vị trí cố định trong câu, cho nên nó có thể được đặt ở bất cứ đâu ở trong mẫu câu.

Ví dụ:

  • I watered the flowers because it was so hot today.

→ Because it was so hot today, I watered the flower.

Hôm nay trời nắng nóng quá nên tớ đã tưới hoa.

  • She looks sad as he hasn’t come yet.

→ As he hasn’t come yet, she looks sad.

Anh ấy chưa đến nên cô ấy trông có vẻ buồn bã.

Trong các ví dụ trên, mệnh đề trạng ngữ “because it was hot today” bổ nghĩa cho động từ “watered”. Tương tự, mệnh đề “he hasn’t come yet” bổ nghĩa cho động từ “looks”.

>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online uy tín

Các loại mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian thường bắt đầu bằng các từ dưới đây

  • When (Khi mà)

Ví dụ:

When John comes, I will give a gift for her.

Khi Jane đến, tôi sẽ tặng một món quà cho cô ấy

  • While (Trong khi)

Ví dụ:

I am watching TV while they are play badminton.

Tôi thường xem TV khi họ chơi cầu lông.

  • Before (Trước khi)

Ví dụ:

She often plays table tennis before she goes to bed

Cô ấy thường chơi bóng bàn trước khi đi ngủ.

  • After (Sau khi)

Ví dụ:

He went out after he had finished the homework.

Anh ấy đi chơi sau khi làm xong bài tập.

  • Since (Từ khi)

Ví dụ:

I haven’t met them since they left.

Tôi không gặp họ từ khi họ rời đi.

Lưu ý: ” since ” thường được dùng trong thì hiện tại hoàn thành.

  • As (Khi mà)

Ví dụ:

I saw him as I was in the supermarket.

Tôi thấy anh ấy khi tôi ở siêu thị.

Lưu ý: Trong mệnh đề có các từ when, as, while đôi khi sẽ có sự khác nhau giữa các thì của động từ, nhưng mệnh đề trạng ngữ không bao giờ ở thì tương lai. Như vậy, nếu mệnh đề chính ở thì tương lai thì mệnh đề trạng ngữ ở thì hiện tại thường.

Ví dụ:

I’ll wait untill/ till she comes back.

Tôi sẽ đợi đến khi cô ấy quay lại.

  • As soon as (Ngay khi mà)

Ví dụ:

As soon as Anna knew the truth, she called me.

Khi Anna biết sự thật, cô ấy gọi cho tôi.

  • Just as (Ngay khi)

Ví dụ:

Just as the girl entered the room, everyone looked at her.

Ngay khi cô gái vào trong phòng, mọi người đều nhìn cô ấy.

  • Whenever (Bất cứ khi nào)

Ví dụ:

I’ll come whenever you need me.

Tôi sẽ đến bất cứ khi nào bạn cần tôi.

  • By the time (Tính cho tới lúc)

Ví dụ:

By the time he came home, everyone had slept.

Tính cho tới khi anh ấy về tới nhà, mọi người đã đi ngủ hết rồi.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn là loại mệnh đề có chức năng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. 

  • Where (Ở đâu)

Ví dụ:

I like to go where you like.

Tôi sẽ đi nơi mà bạn muốn.

  • Wherever (Bất cứ nơi nào)

Ví dụ:

I will go wherever you go.

Tôi sẽ đến  bất cứ đâu mà bạn muốn.

  • Anywhere (Bất cứ đâu)

Ví dụ:

I don’t like to go anywhere there is a swimming pool.

Tôi không thích đi bất cứ đâu mà có bể bơi.

  • Everywhere (Tất cả mọi nơi)

Ví dụ:

I want to shop everywhere there is sale.

Tôi muốn mua đồ ở tất cả những nơi có giảm giá.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân là loại mệnh đề có vai trò nêu nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong câu.

Mệnh đề này thường được bắt đầu bằng because , since, as, seeing that….( đều có nghĩa là bởi vì.)

Ví dụ:

  • Because Anna is ill, she cannot go to school.

Bởi vì Anna bị ốm, cô ấy không thể đi học.

  • Since the girl is too young, she can’t understand the story.

Vì cô ấy còn trẻ nên cô ấy không hiểu câu chuyện.

  • Seeing that we were late, we missed the first part of the film.

Vì chúng tôi đến muộn nên đã lỡ 1 phần bộ phim.

  • As the essay has a lot of mistake, the teacher gives her the bad point.

Vì bài luận có rất nhiều sai lầm, giáo viên cho anh ta điểm thấp.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức

Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ cách thức trong câu. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng as hay as if, đều có nghĩa là : Như là, như.

  • As: Như là

Ví dụ:

He does as people expect.

Anh ấy làm như mọi người mong đợi.

  • As if: như thể là.

Mệnh đề bắt đầu với as if thường là mệnh đề giả định, diễn tả một sự việc không có thật.

Ví dụ: 

It looks as if it’s going to rain.

Nhìn trời như sắp có mưa.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích

Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích là loại mệnh đề có vai trò làm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng so that, in order that, đều có nghĩa là “để mà”.

Ví dụ:

  • Mrs Huyen explains the lesson very clearly so that every student can understand.

Cô Huyền giải thích bài học rất rõ ràng để mọi học sinh đều có thể hiểu.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phả là mệnh đề có vai trò làm trạng ngữ chỉ sự tương phản trong câu. 

Các từ thường dùng với mệnh đề này đó là:

  • Nhóm 1: Although; Though; Even though (mặc dù)

Ví dụ:

Although it rained heavily, we went out with our friends.

Mặc dù trời mưa to, chúng tôi vẫn ra ngoài với bạn.

  • Nhóm 2: While (trong khi); meanwhile; whereas (trong khi đó)

Ví dụ:

He like football, while my sister like table tennis.

Anh ấy thích bóng đá, trong khi đó chị gái tôi thích tennis.

  • Nhóm 3: However; whatever; whoever; wherever (cho dù như thế nào, cho dù cái gì, cho dù ai, cho dù đâu…)

Ví dụ:

Although she is old, she is very active

Mặc dù bà ây đã già, bà ấy vẫn rất năng động.

  • Nhóm 4: No matter (dù cho, dù thế nào chăng nữa), Nevertheless, Nonetheless (tuy nhiên, tuy thế, dù sao)

Ví dụ:

They are going out though it rains heavily

Họ vẫn đi chơi mặc dù trời mưa nặng hạt.

Mệnh đề trạng ngữ rút gọn

Để nắm được mệnh đề trạng ngữ rút gọn được tổ chức như thế nào thì đầu tiên, bạn cần nắm được quy tắc chung của việc rút gọn trong câu phải đáp ứng hai yếu tố sau:

Hai mệnh đề trong câu đó phải có cùng chủ ngữ.

Trong câu phải có một liên từ nối hai mệnh đề như: as, before, while, although,…

Khi này, mệnh đề trạng ngữ sẽ được rút gọn bằng cách: bỏ chủ ngữ đi và chuyển động từ trong câu thành dạng V-ing. 

Lưu ý: tùy trường hợp mà ta có thể lược bỏ ít hoặc nhiều thành phần câu.

Về cách rút gọn mệnh đề trạng ngữ thì có 2 thể thức:

Câu chủ động

  • Cấp độ 1: Lược bỏ chủ ngữ: Lược bỏ chủ ngữ ở mệnh đề trạng ngữ (mệnh đề phụ, mệnh đề có liên từ), thì động từ chính trong câu chuyển thành V-ing, trường hợp có “to be” thì khi rút gọn sẽ là being.

Ví dụ:

When I came home, I saw a puppy

→ When coming home, I saw a puppy.

Khi về nhà, tôi thấy 1 chú cún con.

  • Cấp độ 2: Lược bỏ cả chủ ngữ lẫn liên từ: Hình thức rút gọn ở cấp độ 2 tương tự như cấp độ 1, nhưng lúc này ta có thể bỏ luôn cả liên từ.

Ví dụ:

When I came home, I saw a puppy.

→ Coming home, I saw a puppy.

Lưu ý: Đối với các mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, nhằm nhấn mạnh thời gian hoặc hành động nào xảy ra trước, ta có thể dùng having + V3/-ed để rút gọn mệnh đề trạng ngữ.

Ví dụ:

After she finishes her work, she goes home

→ After finishing her work, she goes home.

Sau khi xong việc, cô ấy về nhà.

Câu bị động

  • Cấp độ 1: Chỉ rút gọn chủ ngữ: Lược bỏ chủ ngữ ở mệnh đề trạng ngữ (hay mệnh đề có liên từ), động từ “to be”  sẽ được chuyển thành being, theo sau là V3/-ed như bình thường.

Ví dụ:

As she is called a liar, she becomes angry.

→ As being called a liar, she becomes angry.

Vì bị gọi là kẻ dối trá, cô ấy tức giận.

  • Cấp độ 2: Rút gọn chủ ngữ và to be: Tương tự như cấp độ 1, nhưng khi này ta có thể bỏ cả being và chỉ giữ lại mỗi liên từ và động từ V3/-ed. 

Lưu ý: với các liên từ như “because of” bắt buộc theo sau nó phải là N/V-ing thì không thể áp dụng cách rút gọn này.

Ví dụ:

As she is called a liar, she becomes angry.

→ As called a liar, she becomes angry.

  • Cấp độ 3: Rút gọn cả liên chủ ngữ và to be: Đây được coi là hình thức rút gọn cao nhất trong mệnh đề trạng ngữ dạng bị động. Khi đó, cả liên từ, chủ ngữ lẫn động từ đều được lược bỏ, và chỉ giữ lại duy nhất động từ V3/-ed. Nếu không để ý, rất nhiều người sẽ bị nhầm lẫn với cách rút gọn mệnh đề quan hệ dạng bị động.

Ví dụ:

As she is called a liar, she becomes angry.

→ Called a liar, she becomes angry.

Chú ý: Ta cũng có thể áp dụng cách rút gọn cả liên từ, chủ ngữ, động từ nếu đằng sau động từ là một cụm danh từ thì 

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các mệnh đề trong tiếng Anh đầy đủ nhất

 

Tổng hợp các mệnh đề trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Các mệnh đề trong tiếng Anh là một phần quan trọng trong ngữ pháp. Đây là dạng bài xuất hiện khá nhiều trong các dạng bài thi, bài kiểm tra tiếng Anh. Hãy cùng tìm hiểu các mệnh đề trong tiếng Anh một cách chi tiết và đầy đủ nhất!

Mệnh đề trong tiếng Anh là gì?

Mệnh đề trong tiếng Anh được gọi là 1 nhóm các từ chứa chủ từ và 1 động từ đã được chia. Thế nhưng, không phải lúc nào`cũng được coi là 1 câu có cấu trúc ngữ pháp đầy đủ. Các mệnh đề trong tiếng Anh có thể là 1 mệnh đề độc lập (hay được gọi là mệnh đề chính) hoặc mệnh đề phụ thuộc (được gọi là mệnh đề phụ).

Ví dụ:

  • When we lived in that city, we always went to restaurants.

Khi chúng tôi sống ở thành phố đó, chúng tôi luôn luôn đi tới nhà hàng.

  • I stayed at home because my father was ill. 

(Tôi ở nhà vì bố tôi ốm.)

  • I will agree your idea because i like it.

Tôi sẽ đồng ý với ý tưởng của bạn, bởi vì tôi thích nó.

Ở câu trên có 2 mệnh đề: mệnh đề được in đậm là mệnh đề chính, mệnh đề còn lại là mệnh đề phụ.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online có hiệu quả không

Các mệnh đề trong tiếng Anh

các mệnh đề trong tiếng Anh

Dưới đây là các mệnh đề trong tiếng Anh thường gặp nhất:

  • Mệnh đề độc lập
  • Mệnh đề phụ thuộc

Mệnh đề độc lập trong tiếng Anh

Mệnh đề độc lập (hay còn được gọi: Independent Clauses), là 1 cụm bao gồm cả chủ ngữ và vị ngữ. Mệnh đề này có thể đứng độc lập giống như 1 câu đơn giản hay 1 phần của câu đa mệnh đề. Những liên từ như: Các liên từ như “but”,“and”, “for”, “or”, “nor”, “so” hoặc “yet” sẽ được sử dụng nhằm để liên kết các vế bằng nhau như 2 mệnh đề độc lập. Hãy nhớ rằng, đứng trước chúng thường sẽ là dấu phẩy.

Ví dụ:

  • I traveled to Hue in August, and in September we went to Saigon.

(Tôi đã đi du lịch Huế vào tháng 8, và đế tháng 9 chúng tôi đi Sài Gòn.)

  • Today it rains heavily but I still go to school.

(Hôm nay trời mưa to nhưng tôi vẫn đi học.)

  • We will have a meeting in July, or in October we will hold a meeting.

Chúng ta sẽ có một cuộc họp vào tháng 7, hoặc vào tháng 10 chúng ta sẽ tổ chức một cuộc họp.

Mệnh đề phụ thuộc trong tiếng Anh

các mệnh đề trong tiếng Anh

Mệnh đề phụ thuộc (hay còn được gọi: Dependent Clauses), là 1 cụm bao gồm cả chủ ngữ và động từ, tuy nhiên không thể đứng 1 mình giống như 1 câu đồng thời sẽ bị phụ thuộc về ngữ nghĩa.

  • Mệnh đề trạng ngữ

Đây là mệnh đề trong tiếng Anh thuộc loại mệnh đề phụ, thường bắt đầu với những liên từ phụ thuộc như: although, when, if, because, as if, until,… mệnh đề trạng ngữ sẽ trả lời đối với những câu hỏi kiểu dạng: Tại sao? Khi nào? Làm sao? Trong bất kì tình huống/ ngữ cảnh nào?

Ví dụ:

  • I go out with my friends although it rains.

Tôi ra ngoài chơi với bạn của tôi mặc dù trời mưa.

  • We hang out in a restaurant where my favorite chef cooks..

(Chúng tôi đi chơi trong một nhà hàng nơi đầu bếp yêu thích của tôi nấu ăn.)

  • I will call you when i come back home.

Tôi sẽ gọi cho bạn khi nào tôi quay trở về nhà.

  • Mệnh đề danh từ

Đối với mệnh đề danh từ thì sẽ mang chức năng tương tự 1 danh từ. Mệnh đề này có thể đóng vai trò là 1 chủ từ, hoặc đối tượng bổ sung ở 1 câu. Mệnh đề danh từ thông thường sẽ được bắt đầu với những từ: when, which, who, where, why, whether, that, how.

Ví dụ:

  • What i saw at the photos of quality was perfect. I really like it.

Những gì tôi thấy ở bức ảnh về chất lượng quá hoàn hảo. Tôi thực sự thích nó đấy.

  • Who I met in Hanoi was a beautiful girl of Hue origin.

(Người tôi gặp ở Hà Nội là một cô gái xinh đẹp gốc Huế.)

  • Where i came this morning was a beautiful.

Nơi mà tôi đã đến vào sáng nay là một nơi tuyệt đẹp.

  • Mệnh đề tương đối (Mệnh đề tính ngữ)

Đây là một mệnh đề giống như 1 tính từ nhằm để bổ sung ngữ nghĩa đối với danh từ hoặc đại từ trước nó (còn được gọi là tiền tố). Mệnh đề tương đối này được bắt đầu với những đại từ tương đối: who, when, whose, where, whom, whoever, which, that,… đồng thời cũng là chủ thể của cả mệnh đề.

Ví dụ:

  • That is a restaurant that we came here last month.

Kia là nhà hàng mà chúng tôi đã đến đó vào tháng trước.

  • In Ho Chi Minh City I met high school friends that I had not seen in years. 

(Tại Thành phố Hồ Chí Minh, tôi gặp lại những người bạn cấp ba mà tôi đã không gặp bao năm.)

  • In Da Nang my girlfriend met her ex-boyfriend that she hadn’t seen in months.

Tại Đà Nẵng, bạn gái tôi đã gặp lại người yêu cũ của cô ấy sau nhiều tháng không gặp.

>>> Mời xem thêm: Cụm động từ Keep up with trong tiếng Anh