Ngữ pháp
Get là một động từ phổ biến trong văn phong giao tiếp và cả trong các bài thi cũng như bài kiểm tra năng lực học kỳ. Vậy get đi với giới từ gì, có những dạng cấu trúc get nào trong tiếng Anh? Cùng tìm hiểu cụ thể về cách dùng cũng như cấu trúc get qua bài viết dưới đây nhé!
Cách dùng get và cấu trúc
Cách dùng Get + giới từ
Cấu trúc get khi được kết hợp với những giới từ trong tiếng Anh thông thường sẽ mang ngữ nghĩa chỉ sự di chuyển.
- Get on: bắt đầu hoặc tiếp tục làm gì đó, và cũng có thể ám chỉ sự tăng lên về thời gian/ số lượng
- Get about: lan truyền (dành cho tin tức), hành động đi lại sau 1 thời gian hồi phục sức khỏe
- Get along: hợp nhau/ hòa hợp (diễn tả mối quan hệ tối với ai đó), trở nên già đi
- Get away: dời đi, tránh xa khỏi cái gì, trốn đi đâu đó.
- Get by: mặc dù có khó khăn vẫn cố gắng làm 1 việc gì đó, vượt qua những khó khăn.
- Get in: đi tới 1 địa điểm nào đó
- Get ahead: vượt trội hơn, có sự tiến bộ, thăng tiến, thăng chức
- …….
Ví dụ:
- I think that i will get across my opinion when i meet him.
Tôi nghĩ rằng tôi sẽ truyền đạt ý kiến của bản thân khi gặp anh ấy.
- It’s raining. Get in home immediately, son!
Trời đang đổ mưa. Hãy vào nhà ngay lập tức, con trai!
- If my secret gets out, i will kill you.
Nếu như bí mật của tôi lộ ra bên ngoài, tôi sẽ xử bạn.
Cách dùng Get + tính từ
Cấu trúc get + tính từ, diễn tả ý nghĩa “trở nên”
Ví dụ:
- My body is getting cold.
Toàn thân thể tôi đang trở nên lạnh buốt.
- As she gets older, her memory gets worse.
Khi cô ấy già đi, trí nhớ của cô ấy cũng trở nên kém hơn.
Chú ý: Khi có vị trí ở trước tân ngữ + tính từ, get sẽ thể hiện ngữ nghĩa “làm cho ai đó/ cái gì đó trở nên…”
- Of course! I can’t get her heart warm. Because she doesn’t like me.
Tất nhiên rồi! Tớ không thể nào làm trái tim của cô ấy ấm lên được. Bởi vì cô ấy không thích tớ.
- I must get my room clean before my girlfriend arrives.
Tôi phải dọn phòng sạch sẽ trước khi bạn gái tới chơi.
>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh online 1 kèm 1 giá rẻ
Cách dùng Get + Đại từ/ Danh từ
Nếu như có tân ngữ trực tiếp (đại từ hoặc danh từ) đứng ở phía sau, cấu trúc get trong ngữ cảnh này sẽ mang nghĩa “nhận, có được, nắm lấy”.
Ví dụ:
- I got a bill from the bank last week.
Tôi đã nhận được hóa đơn từ ngân hàng vào tuần trước.
- If you want to get a her phone number, please call me.
Nếu bạn muốn lấy số của cô ấy, hãy gọi cho tôi nhé.
Chú ý: Bạn sẽ không được sử dụng “get + danh từ” để diễn đạt trở thành ai/ trở thành cái gì, mà sẽ phải sử dụng “get + to be + danh từ”.
Ví dụ:
- Adam’s getting to be a good student.
Adam đang dần trở thành một sinh viên tốt.
- Susan’s getting to be a beautiful princess.
Susan đang dần trở thành một cô công chúa xinh đẹp.
Cách dùng Get + to V-inf và Get + V-ing
Cấu trúc get hoàn toàn có thể kết hợp với to V-inf và V-ing giống như cấu trúc remember. Cụ thể, get + to V-inf sẽ thể hiện ngữ nghĩa “được phép, có cơ hội, xoay sở,…” còn get + V-ng sẽ diễn đạt ý nghĩa “bắt đầu làm gì” trong các tình huống giao tiếp thân mật.
Ví dụ:
- We’d better get moving, it’s too late.
Chúng ta nên di chuyển thôi, quá muộn rồi đó.
- I didn’t get to buy it, it was too expensive.
Tôi không có cơ hội được mua nó rồi, nó quá đắt đỏ.
Cách dùng Get + phân từ quá khứ
Cách dùng get với các phân từ quá khứ sẽ diễn đạt những việc làm hoặc hành động mà chúng ta đã tự làm cho chính bản thân. Một số cụm từ phổ biến như:
- Get dressed: mặc đồ
- Get lost: bị lạc
- Get engaged: đính hôn
- Get married: kết hôn
- Get washed: tắm gội
Ví dụ:
- I don’t believe that. He’s getting married in July.
Tôi không tin vào điều đó. Anh ta sẽ kết hôn vào tháng 7.
- Hurry! You’ve got three minutes to get dressed.
Nhanh lên! Cậu có 3 phút để mặc đồ.
Cách dùng Get + phân từ quá khứ nhưng mang nghĩa bị động
Cấu trúc get sẽ kết hợp với phân từ quá khứ được sử dụng với ngữ nghĩa bị động, giống như dạng cấu trúc “be + phân từ quá khứ”.
Ví dụ:
- I didn’t get called from him.
Tôi đã không nhận được cuộc gọi từ anh ta.
- I never get invited to paties.
Tớ chẳng bao giờ nhận được lời mời nào đến các bữa tiệc cả.
Cụm động từ thường gặp với get
Cụm động từ với get cũng là một chủ điểm ngữ pháp quan trọng thường xuyên xuất hiện trong các bài kiểm tra. Vì vậy, hãy cùng tổng hợp lại một số cụm động từ thường gặp với get để có cách sử dụng linh hoạt cũng như làm bài thi thật tốt nhé.
- Get about: đi lại sau khi hồi phục sức khoẻ, lan truyền (về tin tức).
- Get across: kết nối, truyền đạt
- Get ahead: thăng tiến, thăng chức.
- Get along: trở nên già đi, có mối quan hệ tốt với ai.
- Get around: lan truyền, lảng tránh.
- Get at: với lấy vật gì, hoặc nêu ý kiến, đề xuất điều gì, chỉ trích ai đó.
- Get away: trốn đi, dời đi, tránh xa cái gì, ai.
- Get back: trở lại một nơi nào đó, trở lại trạng thái như ban đầu hoặc liên hệ với ai đó sau.
- Get by: vượt qua những khó khăn.
- Get down: buồn bã, thất vọng, hoặc tập trung vào việc gì, bắt đầu làm gì.
- Get in on: được tham gia vào việc gì.
- Get in with: trở nên thân thiết với ai nhằm đạt được lợi ích gì.
- Get in: đến 1 nơi nào đó.
- Get into: trở nên hứng thú với điều gì.
- Get off: xuống (tàu, xe, hoặc máy bay), hoặc giảm nhẹ mức hình phạt.
- Get on: đi lên (tàu, xe, hoặc máy bay), tiếp tục làm việc gì hoặc chỉ sự tăng lên về thời gian, số lượng
- Get out: dời đi, để lộ cái gì ra ngoài, nói ra hoặc xuất bản.
- Get over: vượt qua, khỏi bệnh.
- Get to: đến một nơi nào đó, hoặc làm phiền, làm người khác buồn lòng.
- Get through: vượt qua, hay gọi điện thoại cho ai.
>>> Mời xem thêm: Cấu trúc Help trong tiếng Anh đầy đủ chi tiết nhất
Từ trước tới này bạn luôn dùng Help với nghĩ cứu giúp phải không nào? Ví dụ: “Help me! Help me!”. Tuy nhiên cách dùng chuẩn xác của help như nào? hoặc mang những nét nghĩa nào bạn đã nắm được chưa. Cùng tìm hiểu ngay cấu trúc help nhé!
Cấu trúc Help với nghĩa tự phục vụ
Trong trường hợp này, người nói muốn nhấn mạnh ai đó tự mình làm một hoạt động gì đó.
Cấu trúc:
S + help + oneself + TO + something
Ví dụ:
- I helped myself to my homework yesterday.
Tôi đã tự mình làm bài tập về nhà ngày hôm qua.
- Be calm. Help yourself to a cup of tea.
Bình tĩnh đi. Hãy pha cho mình một ly trà.
>>> Có thể bạn quan tâm: địa điểm học chứng chỉ tiếng anh cho bé
Cấu trúc Help với nghĩa giúp ai đó làm gì
Cấu trúc:
S + help + someone + V
Hoặc
S + help + someone + to V
Hai cấu trúc help ở trên đều được dùng để nói về việc giúp ai đó làm gì. Tuy nhiên có sự khác biệt nhỏ về mức độ giúp đỡ.
- Help someone to V: giúp 1 phần hay nói cách khác là cả người giúp và được giúp cùng nhau thực hiện.
- Help someone V: giúp toàn bộ, người giúp lo hết mọi việc
Ví dụ:
- John often helps me to understand the exercise.
John thường giúp tôi hiểu bài tập.
- My father helped me fix my car. I didn’t have to do anything.
Bố tôi đã giúp tôi sửa ô tô. Tôi không phải làm gì cả.
Cấu trúc Help trong câu bị động
Vẫn mang nghĩa là giúp đỡ, khi chuyển từ câu chủ động sang câu bị động, cấu trúc help được dùng như sau:
Cấu trúc:
S + help + O + V/ to V…
➔ S + to be + helped + to V +…+ (by O)
Ví dụ:
- My brother helped me to clean the house.
Anh trai tôi đã giúp tôi dọn nhà.
➔ I was helped to clean the house by my brother.
Tôi đã được giúp lau nhà bởi anh trai tôi.
- The manager usually helps her employees solve the difficult problem.
Quản lí thường xuyên giúp nhân viên của cô ấy giải quyết các vấn đề khó.
➔ The employees are usually helped to solve the difficult problem by their manager.
Các nhân viên thường được giúp đỡ giải quyết các vấn đề khó bởi quản lí của họ.
Cấu trúc Help trong Can’t help
cấu trúc Help này mang nghĩa không thể ngừng làm gì, không thể không làm điều gì.
Cấu trúc:
S + can’t/couldn’t help + V-ing
Ví dụ:
- I couldn’t help laughing when I heard your story. It’s so funny.
Tôi không ngừng cười khi nghe câu chuyện của bạn. Nó rất buồn cười.
- She can’t help thinking about the upcoming exam.
Cô ấy không thể ngừng nghĩ về kì thi sắp tới.
Bạn đã nắm được chưa nào? Thật thú vị phải không nào? Đặt trong mỗi văn phong khác nhau nghĩa của từ lại khác nhau, bạn cần nắm chắc lí thuyết và sử dụng 1 cách hợp lí nhất nhé. Để tăng năng lực tiếng Anh và hiểu được cách sử dụng các từ để có thể giao tiếp và làm bài tập tốt nhất bạn có thể tham khảo khóa học tiếng Anh trực tuyến của Trung tâm Anh ngữ Pantado để có cho mình một người bạn đồng hành nâng cánh ước mơ trên con đường chinh phục ngôn ngữ của bạn nhé!
>>> Mời xem thêm: 200++ tính từ thông dụng trong tiếng Anh giúp bạn học tốt
Tiếng Anh bao gồm một khối lượng lớn của tính từ và vô cùng đa dạng. Khi bạn muốn miêu tả về một ai đó hay nói về bất kỳ một điều gì, thì việc bổ sung thêm tính từ sẽ làm cho cách diễn đạt của câu văn trở nên thú vị và chi tiết hơn. Để giúp bạn tối ưu thời gian học tập và dễ dàng sử dụng tính từ vào trong văn viết hoặc văn phong giao tiếp hàng ngày. Chúng tôi xin gửi đến bạn danh sách 200 tính từ thông dụng trong tiếng Anh thường gặp nhất qua bài viết dưới đây.
Cách nhận biết tính từ trong tiếng Anh
Các tính từ thông dụng trong tiếng Anh rất phong phú và nhiều kiểu dạng khác nhau, Dưới đây là cách để nhận biết tính từ trong câu dễ dàng nhé.
- Sau Tobe. Ví dụ: He’s smart, She’s beautiful, I’m good boy, You’re tall,…
- Sau các từ: Someone, Anyone, Something, Anything,.. Ví dụ: He’ll tell you something funny, Is there anything new?
- Sau động từ nói về cảm xúc: look, sound, feel, get, become, turn, seem, hear, smell. Ví dụ: I feel tired, He looks strong.
- Trước danh từ
- Những từ có đuôi tận cùng:
- ful: Helpful, Wasteful, Joyfull,…
- ive: Sensitive, Attractive,…
- able: Affordable, Reliable, Enjoyable,…
- ous: Serious, Generous, Jealous,…
- cult: Difficult,…
- ish: Stylish, Selfish,…
- ed: Uninterested, Outdated, Excited,…
- y: danh từ + ‘Y” trở thành tính từ: Daily, Monthly, Friendly, Healthy, Lovely,…
- al: Additional, Natural,…
>>> Có thể bạn quan tâm: Học Tiếng Anh giao tiếp cấp tốc online
Trật tự sắp xếp của tính từ tiếng Anh trong câu
Các tính từ trong tiếng Anh sẽ được sắp xếp chuẩn ngữ pháp theo trật tự sau:
Opinion – Size – Age – Shape – Color – Origin – Material – Purpose
(Ý kiến – Kích cỡ – Tuổi đời – Hình dáng – Màu sắc – Xuất xứ – Chất liệu – Mục đích)
Ví dụ:
- A Beautiful/ Leather/ Black/ New/ Big/ England/ jacket
=> A beautiful big new black England leather jacket.
200 tính từ thông dụng trong tiếng Anh
Tính từ tiếng Anh |
Phiên âm |
Nghĩa tiếng Việt |
Absent |
/ˈæb.sənt/ |
vắng mặt |
Acceptable |
/əkˈsept.ə.bəl/ |
chấp nhận được |
Tanned |
/tænd/ |
rám nắng |
Various |
/ˈveə.ri.əs/ |
đa dạng |
Serious |
/ˈsɪə.ri.əs/ |
nghiêm túc |
Comfy |
/ˈkʌm.fi/ |
dễ chịu |
Profitable |
/ˈprɒf.ɪ.tə.bəl/ |
đem lại lợi nhuận |
Challenging |
/´tʃælindʒiη/ |
mang tính thách thức |
Fantastic |
/fænˈtæs.tɪk/ |
vô cùng tuyệt vời |
Advanced |
/ədˈvɑːnst/ |
nâng cao |
Proud |
/praʊd/ |
tự hào |
Amazing |
/əˈmeɪ.zɪŋ/ |
đáng kinh ngạc |
Vegetarian |
/ˌvedʒ.ɪˈteə.ri.ən/ |
chay |
Selfish |
/ˈsel.fɪʃ/ |
ích kỉ |
Guilty |
/ˈɡɪl.ti/ |
tội lỗi |
Helpful |
/ˈhelp.fəl/ |
có ích |
Married |
/ˈmær.id/ |
đã cưới |
Tasty |
/ˈteɪ.sti/ |
ngon |
Disappointed |
/ˌdɪs.əˈpɔɪn.tɪd/ |
thất vọng |
One-way |
/ˌwʌnˈweɪ/ |
một chiều |
Homesick |
/ˈhəʊm.sɪk/ |
nhớ nhà |
Professional |
/prəˈfeʃ.ən.əl/ |
chuyên nghiệp |
Engaging |
/ɪnˈɡeɪ.dʒɪŋ/ |
lôi cuốn |
Employed |
/ɪmˈplɔɪd/ |
có việc làm |
Social |
/ˈsəʊ.ʃəl/ |
mang tính xã hội |
Wasteful |
/ˈweɪst.fəl/ |
phí phạm |
Appealing |
/əˈpiː.lɪŋ/ |
thu hút |
Chilled |
/tʃɪld/ |
thư giãn |
Joyful |
/ˈdʒɔɪ.fəl/ |
vui vẻ |
Noisy |
/ˈnɔɪ.zi/ |
ồn ào |
Huge |
/hjuːdʒ/ |
rất lớn |
Chubby |
/ˈtʃʌb.i/ |
mũm mĩm |
Grateful |
/ˈɡreɪt.fəl/ |
biết ơn |
Nervous |
/ˈnɜː.vəs/ |
lo lắng |
Typical |
/ˈtɪp.ɪ.kəl/ |
điển hình |
Classy |
/ˈklɑː.si/ |
quý phái |
Colourful |
/ˈkʌl.ə.fəl/ |
nhiều màu sắc |
Sunny |
/ˈsʌn.i/ |
nhiều nắng |
Liveable |
/ˈlɪv.ə.bəl/ |
có thể sống được |
Mind-blowing |
/ˈmaɪndˌbləʊ.ɪŋ/ |
làm sững sờ |
Delicious |
/dɪˈlɪʃ.əs/ |
ngon miệng |
Nasty |
/ˈnɑː.sti/ |
gây khó chịu |
Funny |
/ˈfʌn.i/ |
vui tính |
Smart |
/smɑːt/ |
thông minh |
Ordinary |
/ˈɔː.dən.əri/ |
bình thường |
Advanced |
/ədˈvɑːnst/ |
tân tiến |
Humid |
/ˈhjuː.mɪd/ |
ẩm |
Qualified |
/ˈkwɒl.ɪ.faɪd/ |
đủ khả năng |
Bustling |
/ˈbʌs.lɪŋ/ |
náo nhiệt |
Thirsty |
/ˈθɜː.sti/ |
khát nước |
Golden |
/ˈɡəʊl.dən/ |
làm bằng vàng |
Due |
/dʒuː/ |
đến hạn |
Musical |
/ˈmjuː.zɪ.kəl/ |
về âm nhạc |
Dry |
/draɪ/ |
khô |
Shy |
/ʃaɪ/ |
nhút nhát |
Same |
/seɪm/ |
giống hệt |
Terrible |
/ˈter.ə.bəl/ |
tồi tệ |
Crappy |
/ˈkræp.i/ |
dở tệ |
Further |
/ˈfɜː.ðər/ |
thêm (nữa) |
Confused |
/kənˈfjuːzd/ |
bối rối |
Peaceful |
/ˈpiːs.fəl/ |
bình yên |
Hyper |
/ˈhaɪ.pər/ |
thừa năng lượng |
Special |
/ˈspeʃ.əl/ |
đặc biệt |
Ashamed |
/əˈʃeɪmd/ |
xấu hổ |
Jobless |
/ˈdʒɒb.ləs/ |
thất nghiệp |
Original |
/əˈrɪdʒ.ən.əl/ |
nguyên bản |
Warm-hearted |
/ˌwɔːmˈhɑː.tɪd/ |
nhân hậu |
National |
/ˈnæʃ.ən.əl/ |
toàn quốc |
Complicated |
/ˈkɒm.plɪ.keɪ.tɪd/ |
phức tạp |
Needy |
/ˈniː.di/ |
thiếu thốn tình cảm |
Fair |
/feər/ |
công bằng |
Strange |
/streɪndʒ/ |
kì lạ |
Useless |
/ˈjuːs.ləs/ |
vô dụng |
Expensive |
/ɪkˈspen.sɪv/ |
đắt |
Overpopulated |
/ˌəʊ.vəˈpɒp.jə.leɪ.tɪd/ |
quá tải dân số |
Gloomy |
/ˈɡluː.mi/ |
ủ rũ |
Frozen |
/ˈfrəʊ.zən/ |
đông lạnh |
Plain |
/pleɪn/ |
nhạt |
Crowded |
/ˈkraʊ.dɪd/ |
đông đúc |
Traditional |
/trəˈdɪʃ.ən.əl/ |
truyền thống |
Enough |
/ɪˈnʌf/ |
đủ |
Average |
/ˈæv.ər.ɪdʒ/ |
(ở mức) trung bình |
Dirty |
/ˈdɜː.ti/ |
bẩn |
Focused |
/ˈfəʊ.kəst/ |
tập trung |
Outside |
/ˌaʊtˈsaɪd/ |
bên ngoài |
Damaged |
/ˈdæm.ɪdʒd/ |
bị hỏng |
Ageing |
/ˈeɪ.dʒɪŋ/ |
lão hóa |
Jealous |
/ˈdʒel.əs/ |
ghen tuông |
Financial |
/fɪˈnæn.ʃəl/ |
về mặt tài chính |
Curly |
/ˈkɜː.li/ |
(tóc) xoăn |
Confident |
/ˈkɒn.fɪ.dənt/ |
tự tin |
Silly |
/ˈsɪl.i/ |
ngớ ngẩn |
Romantic |
/rəʊˈmæn.tɪk/ |
lãng mạn |
Cheap |
/tʃiːp/ |
rẻ |
Lucky |
/ˈlʌk.i/ |
may mắn |
Angry |
/ˈæŋ.ɡri/ |
tức giận |
Girly |
/ˈɡɜː.li/ |
nữ tính |
Local |
/ˈləʊ.kəl/ |
thuộc địa phương |
Good-looking |
/ˌɡʊdˈlʊk.ɪŋ/ |
ưa nhìn |
Favourite |
/ˈfeɪ.vər.ɪt/ |
yêu thích |
Tipsy |
/ˈtɪp.si/ |
ngà ngà say |
Easy-going |
/ˌiː.ziˈɡəʊ.ɪŋ/ |
dễ tính |
Normal |
/ˈnɔː.məl/ |
bình thường |
Rare |
/reər/ |
hiếm |
Willing |
/ˈwɪl.ɪŋ/ |
sẵn lòng |
Lonely |
/ˈləʊn.li/ |
cô đơn |
Rainy |
/ˈreɪ.ni/ |
nhiều mưa |
Ancient |
/ˈeɪn.ʃənt/ |
cổ xưa |
Skinny |
/ˈskɪn.i/ |
gầy gò |
Dull |
/dʌl/ |
nhàm chán |
Savoury |
/ˈseɪ.vər.i/ |
có vị mặn |
Clingy |
/ˈklɪŋ.i/ |
hay đeo bám |
Generous |
/ˈdʒen.ər.əs/ |
hào phóng |
Vibrant |
/ˈvaɪ.brənt/ |
sôi động |
Unusual |
/ʌnˈjuː.ʒu.əl/ |
khác thường |
Comfortable |
/ˈkʌm.fə.tə.bəl/ |
thoải mái |
Oily |
/ˈɔɪ.li/ |
nhiều dầu mỡ |
Lovely |
/ˈlʌv.li/ |
đáng yêu |
Familiar |
/fəˈmɪl.i.ər/ |
quen thuộc |
Fresh |
/freʃ/ |
tươi |
Reasonable |
/ˈriː.zən.ə.bəl/ |
phải chăng |
Unnecessary |
/ʌnˈnes.ə.ser.i/ |
không cần thiết |
Interested |
/ˈɪn.trəs.tɪd/ |
có hứng thú |
Sociable |
/ˈsəʊ.ʃə.bəl/ |
hoà đồng |
Neat |
/niːt/ |
gọn gàng |
Lively |
/ˈlaɪv.li/ |
sống động |
Depressed |
/dɪˈprest/ |
trầm cảm |
Crispy |
/ˈkrɪs.pi/ |
giòn |
Broke |
/brəʊk/ |
cháy túi |
Slim |
/slɪm/ |
thon thả |
Cosy |
/ˈkəʊ.zi/ |
ấm cúng |
Popular |
/ˈpɒp.jə.lər/ |
thịnh hành |
Messy |
/ˈmes.i/ |
bừa bộn |
Tailor-made |
/ˌteɪ.ləˈmeɪd/ |
may đo |
Serious |
/ˈsɪə.ri.əs/ |
nghiêm trọng |
Fancy |
/ˈfæn.si/ |
sang chảnh |
Convenient |
/kənˈviː.ni.ənt/ |
tiện lợi |
Touristy |
/ˈtʊə.rɪ.sti/ |
quá đông du khách |
Central |
/ˈsen.trəl/ |
ở giữa |
Old-fashioned |
/ˌəʊldˈfæʃ.ənd/ |
lỗi thời |
Stylish |
/ˈstaɪ.lɪʃ/ |
kiểu cách |
Scared |
/skeəd/ |
sợ hãi |
Unhealthy |
/ʌnˈhel.θi/ |
không tốt cho sức khoẻ |
Eye-catching |
/ˈaɪˌkætʃ.ɪŋ/ |
bắt mắt |
Viral |
/ˈvaɪə.rəl/ |
lan truyền nhanh |
Rich |
/rɪtʃ/ |
giàu |
Hopeless |
/ˈhəʊp.ləs/ |
vô vọng |
Suitable |
/ˈsuː.tə.bəl/ |
phù hợp |
Tidy |
/ˈtaɪ.di/ |
gọn gàng |
Excellent |
/ˈek.səl.ənt/ |
xuất sắc |
Spicy |
/ˈspaɪ.si/ |
cay |
Moody |
/ˈmuː.di/ |
tâm trạng thất thường |
Stellar |
/ˈstel.ər/ |
thuộc về sao |
Beautiful |
/ˈbjuː.tɪ.fəl/ |
đẹp |
Lunar |
/ˈluː.nər/ |
thuộc về mặt trăng |
Strict |
/strɪkt/ |
nghiêm ngặt |
Indoor |
/ˌɪnˈdɔːr/ |
trong nhà |
Strong |
/strɒŋ/ |
nồng |
Common |
/ˈkɒm.ən/ |
phổ biến |
Punctual |
/ˈpʌŋk.tʃu.əl/ |
đúng giờ |
Loose |
/luːs/ |
rộng |
Hidden |
/ˈhɪd.ən/ |
bị ẩn giấu |
Sparkling |
/ˈspɑː.klɪŋ/ |
có ga |
Pleasant |
/ˈplez.ənt/ |
dễ chịu |
Western |
/ˈwes.tən/ |
phương Tây |
Exciting |
/ɪkˈsaɪ.tɪŋ/ |
gây hứng thú |
Cramped |
/kræmpt/ |
chật chội |
Enjoyable |
/ɪnˈdʒɔɪ.ə.bəl/ |
thích thú |
Cruel |
/ˈkruː.əl/ |
tàn nhẫn |
Inexpensive |
/ˌɪn.ɪkˈspen.sɪv/ |
rẻ |
Attractive |
/əˈtræk.tɪv/ |
hấp dẫn |
Playful |
/ˈpleɪ.fəl/ |
hay bông đùa |
Personal |
/ˈpɜː.sən.əl/ |
riêng tư |
Sweet |
/swiːt/ |
ngọt |
Kind |
/kaɪnd/ |
tốt bụng |
Curvy |
/ˈkɜː.vi/ |
đầy đặn |
Safe |
/seɪf/ |
an toàn |
Single |
/ˈsɪŋ.ɡəl/ |
độc thân |
Inventive |
/ɪnˈven.tɪv/ |
có nhiều sáng kiến |
Friendly |
/ˈfrend.li/ |
thân thiện |
Short-tempered |
/ˌʃɔːtˈtem.pəd/ |
nóng tính |
Delighted |
/dɪˈlaɪ.tɪd/ |
hài lòng |
Pricey |
/ˈpraɪ.si/ |
đắt đỏ |
Mad |
/mæd/ |
điên |
Shiny |
/ˈʃaɪ.ni/ |
bóng loáng |
Undercooked |
/ˌʌn.dəˈkʊkt/ |
chưa nấu kĩ |
Excited |
/ɪkˈsaɪ.tɪd/ |
hào hứng |
Raw |
/rɔː/ |
sống (chưa chín) |
Hangry |
/ˈhæŋ.ɡri/ |
cáu vì đói |
Yummy |
/ˈjʌm.i/ |
ngon |
Outdated |
/ˌaʊtˈdeɪ.tɪd/ |
lỗi thời |
Poor |
/pɔːr/ |
nghèo |
Dirty |
/ˈdɜː.ti/ |
bẩn |
Reliable |
/rɪˈlaɪ.ə.bəl/ |
đáng tin |
Rude |
/ruːd/ |
thô lỗ |
Affordable |
/əˈfɔː.də.bəl/ |
vừa túi tiền |
Possible |
/ˈpɒs.ə.bəl/ |
có thể |
Awful |
/ˈɔː.fəl/ |
kinh khủng |
Uninterested |
/ʌnˈɪn.tər.es.tɪd/ |
hờ hững |
Modern |
/ˈmɒd.ən/ |
hiện đại |
>>> Mời xem thêm: Cấu trúc The more...the more... trong tiếng Anh
Hy vọng bài viết đã giúp bạn học thêm được nhiều tính từ Tiếng Anh, từ đó giúp bạn tự tin giao tiếp và viết bài tốt hơn. Theo dõi Pantado để học thêm nhiều kiến thức Tiếng Anh hữu ích.
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Thì hiện tại tiếp diễn, được sử dụng để mô tả các hành động đang diễn ra, là một trong những thì được sử dụng thường xuyên nhất trong tiếng Anh. Vì vậy, chúng ta hãy xem xét cách sử dụng biểu mẫu quan trọng này một cách chi tiết.
>> Có thể bạn quan tâm: 5 ứng dụng cần thiết trong học tiếng Anh
Cách sử dụng thì hiện tại tiếp diễn
Chúng ta sử dụng thì hiện tại tiếp diễn trong các trường hợp sau:
Để nói về các hành động và tình huống đang diễn ra tại thời điểm nói. Ví dụ,
- I’m reading a book. Tôi đang đọc một cuốn sách.
- She’s having dinner now. Bây giờ cô ấy đang ăn tối.
Để chỉ một hành động dài hạn đang diễn ra. Nó có thể không xảy ra trong thời điểm chính xác này, nhưng nó đang xảy ra trong khoảng thời gian chung này. Ví dụ,
- They’re not working with us this year. Họ không làm việc với chúng tôi trong năm nay.
- He’s studying Economics at university. Anh ấy đang học Kinh tế tại trường đại học.
Để nói về một sự kiện được lên kế hoạch trong tương lai gần. Ví dụ;
- They’re meeting the clients next Monday. Họ sẽ gặp khách hàng vào thứ Hai tới.
- She’s not working next week. Cô ấy không làm việc vào tuần tới.
Để nói về những tình huống xảy ra thường xuyên và gây khó chịu, thường được kết hợp với trạng từ 'always'. Ví dụ,
- My brother is always leaving dirty clothes around the house. Anh trai tôi luôn để quần áo bẩn khắp nhà.
- Sally is always complaining about her job. Sally luôn phàn nàn về công việc của mình.
Để nói về những tình huống thay đổi. Ví dụ,
- She’s getting better and better at English because she practices a lot. Cô ấy ngày càng giỏi tiếng Anh hơn vì cô ấy luyện tập rất nhiều.
- The weather is getting much warmer. Thời tiết đang trở nên ấm hơn nhiều.
Cách hình thành thì hiện tại tiếp diễn
I am |
I’m not |
Am I? |
You are |
You’re not |
Are you? |
He is |
He’s not |
Is he? |
She is |
She’s not |
Is she? |
It is |
It’s not |
Is it? |
We are |
We’re not |
Are we? |
You are |
You’re not |
Are you? |
They are |
They’re not |
Are they? |
Câu khẳng định trong Thì hiện tại tiếp diễn
>> Mời bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu tốt
Để đặt câu khẳng định ở hiện tại tiếp diễn
Chúng ta sử dụng chủ ngữ theo sau là dạng thích hợp của động từ phụ 'to be' và động từ chính ở dạng -ing.
Chủ ngữ + am / is / are + động từ + ing
Ví dụ:
- I’m doing my homework. Tôi đang làm bài tập về nhà của tôi.
- My sister’s sitting on the sofa. Em gái tôi đang ngồi trên ghế sofa.
- They’re riding their bikes. Họ đang đạp xe.
Câu phủ định trong thì hiện tại tiếp diễn
Để làm cho câu phủ định ở hiện tại tiếp diễn, chúng ta chỉ cần thay đổi động từ phụ 'to be' từ tích cực sang phủ định.
Chủ ngữ + am / is / are not + động từ + ing
Ví dụ:
- I’m not doing my homework. Tôi không làm bài tập về nhà.
- My sister’s not sitting on the sofa. Em gái tôi không ngồi trên ghế sofa.
- They’re not riding their bikes. Họ không đi xe đạp.
Câu hỏi ở hiện tại tiếp diễn
Để đặt câu hỏi ở hiện tại tiếp diễn, bạn đảo chủ ngữ và động từ phụ 'to be'. Vì vậy, cấu trúc là:
Am / is / are + chủ ngữ + động từ + ing
Ví dụ:
- Are you doing your homework? Bạn đang làm bài tập về nhà của bạn?
- Is your sister sitting on the sofa? Em gái của bạn đang ngồi trên ghế sofa?
- Are they riding their bikes? Họ đang đi xe đạp của họ?
>> Mời xem thêm: cách học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
Động từ KHÔNG được sử dụng trong Thì hiện tại tiếp diễn
Có rất nhiều động từ không thể được sử dụng ở thì hiện tại tiếp diễn. Đây là những động từ không phải là hành động nhưng mô tả trạng thái hoặc sở thích. Đối với những động từ này, chúng ta sử dụng thì hiện tại đơn . Ví dụ:
- I’m hating you. (Sai) Tôi đang ghét bạn
- I hate you. (Đúng) Tao ghét mày
- He’s loving the cake. (Sai) Anh ấy thích bánh ngọt
- He loves the cake. (Đúng) Anh ấy thích bánh ngọt.
Dưới đây là ví dụ về các động từ ưu tiên không thể được sử dụng ở thì hiện tại tiếp diễn:
- to love
- to like
- to hate
- to dislike
- to care
- to mind
- to want
- to wish
- to prefer
- to appreciate
Dưới đây là một số động từ trạng thái cũng không được sử dụng trong hiện tại tiếp diễn:
- to know
- to remember
- to understand
- to forget
Quy tắc này cũng áp dụng cho năm giác quan:
- to feel
- to hear
- to see
- to smell
- to taste
Và với các động từ thể hiện một ý tưởng hoặc niềm tin:
- to think
- to suppose
- to believe
- to feel
- to doubt
- to assume
- to consider
Các động từ khác chỉ được sử dụng ở thì hiện tại đơn là:
- to seem
- to look (giống)
- to be
- to have (để sở hữu)
Dạng câu so sánh là dạng cấu trúc quen thuộc với các bạn học ngoại ngữ. Trong đó có cấu trúc The more...the more giúp bạn thu hút, thuyết phục và so sánh hấp dẫn hơn. Vậy The more đi với từ gì? cách dùng The more ra sao? so sánh The more như thế nào,…? Cùng tìm hiểu nhé.
Cấu trúc The more...the more... trong tiếng Anh
Cấu trúc The more...the more... là 1 dạng so sánh kép (Double Comparative) diễn đạt sự thay đổi về tính chất của 1 chủ thể A sẽ dẫn đến sự thay đổi song song của 1 tính chất khác thuộc chủ thể A hay 1 chủ thể B nào đó.
Ví dụ:
- The more beautiful the car is, the more expensive you have to pay.
Chiếc xe hơi càng đẹp, bạn càng phải trả giá đắt.
- The more big contract is, the more careful you are.
Hợp đồng càng lớn, bạn càng phải cẩn thận.
- The more you call, the more he hates you.
Bạn càng gọi nhiều, anh ta càng ghét bạn.
>>> Có thể bạn quan tâm: trung tâm học tiếng anh cho trẻ em tại hà nội
Các dạng cấu trúc The more the more
Đối với cách dùng The more the more thì chúng ta sẽ có 3 dạng chính sau đây:
The more the more với danh từ
Công thức The more:
The more + noun + S1 + V1, the more + noun + S2 + V2: càng … càng …
Ví dụ:
- The more clothes you buy, the more money you pay.
Bạn càng mua nhiều quần áo, bạn càng phải trả nhiều tiền.
- The more homework you do, the more knowledge you know.
Bạn càng làm nhiều bài tập, bạn càng biết nhiều thức.
- The more TV you watch, the more information you have.
Bạn càng xem nhiều TV, bạn càng có nhiều thông tin.
The more the more với động từ
Công thức The more:
The more + S1 + V1, the more + S2 + V2: càng … càng …
Ví dụ:
- The more you say, the more they miss.
Bạn càng nói nhiều, họ càng không hiểu.
- The more you call, the more they turn off.
Bạn càng gọi nhiều, họ càng tắt máy.
- The more you know, the more you earn.
Bạn càng biết nhiều, bạn càng kiếm được nhiều.
The more the more với tính từ
Với tính từ ngắn:
Công thức The more:
The + adj-er + S1 + V1, the + adj-er + S2 + V2
Ví dụ:
- The slower you go, the later you arrive.
Bạn càng đi chậm thì bạn càng đến muộn đó.
- The harder you study, the better you get.
Bạn càng học tập chăm chỉ, bạn càng đạt kết quả tốt.
Với tính từ dài:
Công thức The more:
The more + adj + S1 + V1, the more + adj + S2 + V2: càng … càng …
Ở dạng công thức trên, The more sẽ kết hợp với tính từ dài để tạo nên dạng so sánh kép.
Ví dụ:
- The more careful you are, the more perfect your project is.
Bạn càng cẩn thận thì dự án của bạn càng hoàn hảo.
- The more useful the service is, the more successful you are.
Dịch vụ càng hữu ích thì bạn càng thành công.
- The more difficult the situation is, the more resilient Adam is.
Tình huống càng khó khăn thì Adam càng kiên cường.
Cấu trúc The more the more với câu so sánh
Bên cạnh các dạng cấu trúc The more the more ở trên, bạn cũng nên hiểu rõ và nắm vững 1 vài cách tạo nên cấu trúc này với câu so sánh:
The less + S1 + V1, the more + S2 + V2: càng … ít thì càng … nhiều
Ví dụ:
- The less you call him, the more he wants to meet you.
Bạn càng ít gọi cho anh ta, anh ta càng muốn gặp bạn.
- The less you waste money, the more you become rich.
Bạn càng lãng phí ít tiền bạc, bạn càng trở nên giàu có.
The more + S1 + V1, the + adj-er + S2 + V2: càng … càng …
Ví dụ:
- The more Susan reads. the smarter she gets.
Susan càng đọc nhiều thì cô ấy càng trở nên thông minh hơn.
- The more you practice, the better your health is.
Bạn càng luyện tập nhiều, sức khỏe của bạn càng tốt.
The adj-er + S1 + V1 + the more + adj + S2 + V2: càng … càng …
Ví dụ:
- The shorter the game is, the more difficult it is.
Trò chơi càng ngắn thì nó càng khó.
- The harder you work, the more successful your project is.
Bạn càng làm việc chăm chỉ thì dự án của bạn càng thành công.
>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Could you please trong tiếng Anh
Trong giao tiếp tiếng Anh hàng ngày, bạn có thể thường xuyên bắt gặp những câu đề nghị hoặc câu yêu cầu rất nhiều. Trong đó có cấu trúc could you please là một dạng câu yêu cầu/ đề nghị ai đó làm việc gì một cách lịch sự đồng thời nhấn mạnh về mức độ quan trọng của yêu cầu.
Cấu trúc could you please và cách sử dụng
Dạng cấu trúc này thể hiện tính lịch sự, đồng thời bày tỏ thái độ thành khẩn và mức độ cấp thiết của chủ thể.
Cấu trúc Could you please:
Could you + (please) + V (nguyên mẫu) + …
Bạn có thể vui lòng làm gì đó….
Ví dụ:
- Could you please park your car somewhere else?
Bạn có thể đỗ xe của bạn ở chỗ khác được chứ?
- Could you please help me fix this table?
Bạn có thể vui lòng giúp tôi sửa lại cái bàn này được không?
- Could you please send me some photos of quality?
Bạn có thể vui lòng gửi tôi một vài bức ảnh về chất lượng được chứ?
Chú ý: Trong tiếng Anh, khi dùng mẫu câu đề nghị với “would, can, could” thường please sẽ có vị trí ở đầu hoặc cuối câu. Thế nhưng, please còn có thể đứng ở giữa câu, nhằm thể hiện sự yêu cầu/ đề nghị một cách mãnh liệt hơn.
Ví dụ:
- Could you say that again, please?
Bạn có thể nói lại lần nữa được chứ?
- Please could you talk about that again?
Xin vui lòng bạn có thể nói về điều đó một lần nữa?
- Could you please say that again?
Bạn có thể vui lòng nói lại lần nữa được không?
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dùng cấu trúc Would you like?
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng “possibly” để thay thế đối với “please” giúp cho đề nghị lịch sự hơn.
Ví dụ:
- Could you possibly close the window?
Bạn có thể đóng cửa sổ vào được chứ?
- Could you possibly send me the photo of cargo?
Bạn có thể gửi cho tôi ảnh của hàng hóa được không?
- Could you possibly call me tonight?
Bạn có thể gọi cho tôi vào tối nay không?
Đây là một trong những cách giúp cho lời yêu cầu hoặc đề nghị của bạn trở nên hay hơn, bởi vì mẫu câu sử dụng possibly nghe sẽ có vẻ lịch sự hơn.
Bên cạnh đó, khi sử dụng couldn’t sẽ thể hiện mong muốn của người nói/ chủ thể hi vọng về một câu trả lời có lý hơn.
Ví dụ:
- Couldn’t you listen a phone in 30 seconds?
Bạn không thể nghe máy trong 30 giây sao?
- Couldn’t you buy it for me?
Bạn không thể mua nó cho tôi được sao?
Một số dạng cấu trúc thay thế Could you please trong tiếng Anh
Cấu trúc Will/ would you (please)
Cấu trúc will/ would you please sẽ mang nghĩa tương tự với cấu trúc can you please “bạn có thể làm ơn…”
Cấu trúc will/ would you kém lịch sự hơn so với cấu trúc can you please. Will/ would có thể đặt ở đầu hoặc cuối câu.
Will/would you (please) + V (nguyên mẫu)
Ví dụ:
- Will you please book a trip on tomorrow?
= Could you please book a trip on tomorrow?
Bạn vui lòng đặt một chuyến đi vào ngày mai được không?
- Lock the door, will you?
= Could you please lock the door?
Khóa cửa được không?
Chú ý: Bởi tính kém lịch sự, vì vậy bạn hãy sử dụng dạng cấu trúc will/ would thay thế cho could you please đối với các ngữ cảnh thân mật hoặc suồng sã, cũng như phải thật sự thân thiết.
Will/ would còn có thể được dùng đối với lời yêu cầu ở ngôi thứ ba:
Ví dụ:
- Would you invite Mr.john to the restaurant tonight? If he goes, please tell him to bring money
Bạn có thể vui lòng mời ngài John tới nhà hàng tối nay không? Nếu như anh ấy đi, hãy nói anh ta mang theo tiền.
- Would anyone who knows how to repair this machine, please go out and meet me.
Có bất kỳ ai biết sửa chữa chiếc máy này thì ra ngoài và gặp tôi nhé.
Cấu trúc Can you (please)
Đối với các tình huống không cần quá lịch sự, bạn có thể dùng cấu trúc can you please để thay thế dành cho cấu trúc could you please.
Cấu trúc can you please:
Can you (please) + V (nguyên mẫu)
Ví dụ:
- Can you please bring money?
= Could you please bring money?
Bạn có thể mang theo tiền được không?
- Can you please tell me about him?
= Could you please tell me about him?
Bạn có thể nói cho tôi về anh ta được chứ?
>>> Có thể bạn quan tâm: Học Tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Khi bạn muốn trình bày lý do, nguyên nhân, diễn đạt sự tương phản, thì những cấu trúc Because of, Because, In spite of được sử dụng rất thường xuyên. Cùng tìm hiểu cách dùng và phân biệt các cấu trúc này qua tiếng Anh nhé.
Định nghĩa về cấu trúc because of, because và in spite of
Because là một giới từ đứng trước mệnh đề chỉ nguyên nhân.
Because of là một giới từ kép, được dùng trước danh từ, V-ing, đại từ để chỉ nguyên nhân của sự việc, hành động.
In spite of là dùng như một giới từ, đứng trước danh từ hoặc V-ing để chỉ sự tương phản cho một hành động.
Cấu trúc because of, because và in spite of
Cấu trúc because trong tiếng Anh
Because + S + V + O
Ví dụ:
- I love it because it is very beautiful
- She never eat meat because she is a vegetarian
Cấu trúc because of trong tiếng Anh
Because of + N/ N phrase / V-ing
Ví dụ:
- I pass the essay because of his help
- I angry because of you3
Cấu trúc in spite of trong tiếng Anh
In spite of + N /NP /V-ing, clause
Clause + In spite of + N / NP /V-ing
Ví dụ:
- In spite of being married, he still got in an affair with a young lady.
- He had an affair with a young lady in spite of being married
Phân biệt cấu trúc because of, because và cấu trúc in spite of
- Sau Because phải là một mệnh đề.
- Because of, In spite of không được là mệnh đề mà là một danh từ/ cụm danh từ/ V-ing hoặc đại từ.
Cách chuyển câu từ cấu trúc because sang cấu trúc because of
Quy tắc chung khi chuyển đổi (Because sang Because of) là biến đổi mệnh đề sau Because thành một danh từ, cụm danh từ, đại từ hoặc V-ing. Một số quy tắc để chuyển đổi từ Because sang Because of như sau:
Chủ ngữ 2 vế trong câu giống nhau
Nếu thấy 2 chủ ngữ của 2 vế trong câu giống nhau, bạn bỏ chủ ngữ vế Because, động từ sau đó thêm đuôi (ING).
Ví dụ:
Because Linh is tall, She can reach the book on the shelf.
=> Because of being tall, Linh can reach the book on the shelf
Nếu chỉ còn danh từ/cụm danh từ ở vế “Because of…”
Sau khi giản lược theo quy tắc 1, nếu chỉ còn danh từ/cụm danh từ ở vế “Because of…” thì giữ lại danh từ/cụm danh từ đó.
Ví dụ:
Because there was a storm, everyone was at home.
=> Because of a storm, everyone was at home.
Trong trường hợp này, bạn sẽ không sử dụng “Because of being a storm” mà dùng “Because of a storm”.
Nếu có danh từ và tính từ ở vế Because
Khi vế Because có nhắc đến cả tính từ và danh từ, bạn chỉ cần đặt tính từ trước danh từ để tạo thành cụm danh từ.
Ví dụ:
Because the wind is strong, they can’t jogging
=> Because of the strong wind, they can’t jogging
Nếu vế Because không có danh từ
Nếu vế Because không có danh từ, bạn sẽ đổi tính từ/trạng từ thành danh từ và có thể sử dụng tính từ sở hữu.
Ví dụ:
- Because it is windy, they can’t jogging
=> Because of the wind, they can’t jogging
- Because he acted badly, she doesn’t like him
=> Because of his bad action, she doesn’t like him
>>> Mời xem thêm: Chi tiết về cấu trúc Apologize trong tiếng Anh
Cấu trúc Apologize là cấu trúc phổ biến dùng trong tiếng Anh giao tiếp cũng như các bài tập về câu trực tiếp – gián tiếp. Tuy nhiên không phải ai cũng phân biệt được rõ cách dùng Apologize và Sorry bởi lẽ hai cấu trúc này đều có ngữ nghĩa giống nhau. Vậy Apologize là gì? Cách dùng Apologize khác gì với cấu trúc Sorry? Cùng tìm hiểu nhé.
Apologize là gì?
Apologize /ə´pɔlə¸dʒaiz/ là sự thừa nhận lỗi một cách trang trọng và chính thức, có thể hiện sự chân thành hoặc không. Điều này có nghĩa là người nói khi sử dụng từ Apologize có thể mang nghĩa xin lỗi mà không cảm thấy ăn năn, hối lỗi.
Cấu trúc Apologize trong tiếng Anh mang ý nghĩa xin lỗi một ai đó hoặc việc gì. Cấu trúc này mang ý nghĩa gần giống với ý nghĩa cấu trúc Sorry nhưng cấu trúc và cách sử dụng cấu trúc lại hoàn toàn khác nhau.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online miễn phí cho trẻ em
Cấu trúc Apologize trong tiếng Anh
Cấu trúc Apologize cụ thể như sau:
S + Apologize (chia đúng thì) + to somebody for something
Ví Dụ: Marry apologized for not coming yesterday (Marry xin lỗi về việc không tới hôm qua).
Cách dùng Apologize
- Apologize mang ý nghĩa xin lỗi về một điều gì đó. Dùng trong ngữ cảnh trang trọng hoặc sử dụng trong văn viết.
- Theo sau “Apologize” tùy theo nghĩa của câu mà sẽ là giới từ “for” hoặc “to” .
- “Apologize for” thể hiện sự xin lỗi về một việc gì đã xảy ra. Liền theo sau “apologize for” phải là một V-ing hoặc Noun (Danh từ) trong tiếng Anh.
- “Apologize to” mang nghĩa là xin lỗi tới ai đó
- Đôi khi cấu trúc apologize trong câu gián tiếp cũng thường được sử dụng ở các câu giao tiếp hàng ngày.
Dùng Apologize thể hiện sự xin lỗi về một hành động gì đã xảy ra
Apologize + for + V.ing
Ví dụ:
- I apologize for missing her birthday. (Tôi xin lỗi vì đã quên sinh nhật của cô ấy)
- John apologized for coming to the event late. (John xin lỗi vì đến dự sự kiện muộn)
- Anna needs to apologize for breaking Ms.Hoa’s window. (Anna cần xin lỗi vì làm vỡ cửa sổ của Cô Hoa)
Dùng Apologize thể hiện sự xin lỗi về một việc gì đã xảy ra
Apologize + for + Noun
Ví dụ:
- She apologizes for the miscommunication. (Cô ấy xin lỗi vì thông tin sai lệch)
- Anna apologized for her mistake. (Anna xin lỗi vì lỗi của cô ấy)
- Tom needs to apologize for the accident. (Tom cần xin lỗi vì tai nạn đó)
Phân biệt cấu trúc Apologize và Sorry trong tiếng Anh
Cả hai cấu trúc “Apologize’’ và “Sorry” đều là hai cấu trúc có ý nghĩa là xin lỗi trong Anh ngữ. Tuy nhiên, khi nói “Sorry” mang nhiều ngụ ý đặc biệt hơn.
Apologize cấu trúc là một động từ, cấu trúc Apologize trong tiếng Anh sẽ mang nặng ngữ nghĩa của một động từ; “Sorry” là tính từ – cách sử dụng sẽ thể hiện những đặc trưng riêng của tính từ.
Cấu trúc Apologize:
Apologize cấu trúc là hình thức xin lỗi một cách trang trọng. Khi sử dụng cấu trúc này là người nói thừa nhận việc làm sai của người ta nhưng có thể chân thành, hoặc không. Nói cách khác, đây là xin lỗi, nhưng việc họ có thực sự hối lỗi và ăn năn không, thì chưa chắc.
Ví Dụ: Katy apologized to her boss for the late reply. (Katy đã xin lỗi sếp của cô ấy về việc hồi đáp chậm trễ.)
- Cấu trúc Sorry:
Khi một ai đó sử dụng cấu trúc “Sorry” thay vì sử dụng cấu trúc “Apologize” nghĩa là người nói đó không chỉ thừa nhận mình làm sai mà còn thể hiện thực sự hối lỗi và sự chân thành về việc mà mình đã gây ra. Cấu trúc “Sorry” sẽ ở 1 mức độ cao hơn về mặt cảm xúc và tình cảm, sự biểu đạt so với cách sử dụng cấu trúc “Apologize”.
Ví Dụ: I’m so sorry, I didn’t complete the report on time (Tôi rất xin lỗi, tôi đã không hoàn thành báo cáo đúng giờ)
Bên cạnh đó, trong 1 số trường hợp cụ thể nhất định, cấu trúc “Sorry” còn được dùng nhằm thể hiện lòng cảm thông với người khác hoặc thể hiện sự thất vọng, chán chường. Ví dụ câu “I’m sorry for your loss” là một câu nói thường gặp trong đám tang thể hiện sự chia buồn với sự mất mát. Trong khi đó, cấu trúc “Apologize” không sử dụng được trong các ngữ cảnh như vậy.
Ví Dụ: She was sorry that she made her parent sad (Cô ấy rất thất vọng vì đã làm cho bố mẹ buồn)
Ví dụ 1: When John’s girlfriend cheated on his, he got angry and smashed the windshield of her car. He later apologized. (Khi bạn gái của John lừa dối anh ấy, anh ta tức giận và đập vỡ kính chắn gió xe của cô ta. Sau đó anh ấy xin lỗi).
Trong ví dụ này, John không thực sự cảm thấy hối lỗi với hành động của mình vì anh ta nghĩ điều đó hợp lý.
Ví dụ 2: I am so sorry your children fell sick after the camping trip. (Tôi rất tiếc vì con bạn ốm sau chuyến đi cắm trại).
Trong ví dụ này, nói I apologize là vô lý vì người nói không phải chịu trách nhiệm cho sự ốm của đứa trẻ.
>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt câu ghép và câu phức trong tiếng Anh chi tiết nhất