Kiến thức học tiếng Anh

Một số cụm từ tiếng Anh quen thuộc trong giao tiếp tiếng Anh công sở

Khi giao tiếp trong công sở ta thường gặp một số cụm từ, thành ngữ tiếng Anh dưới đây, hãy lưu ý để không bị lạ lẫm khi nghe hay gặp phải. Tránh việc khi nghe người khác nói bạn lại phải tự hỏi Water-cooler là gì?

Water-cooler chat

Đây là cụm từ Anh - Mỹ nhưng cũng dần phổ biến trong tiếng Anh-Anh. Hầu hết văn phòng hiện nay có "water cooler" (cây nước nóng lạnh), do đó "water-cooler chat" có nghĩa những mẩu trò chuyện vô thưởng vô phạt khi đồng nghiệp chạm mặt nhau ở chỗ lấy nước. Nó thường là chuyện phiếm như thảo luận về bộ phim trên TV tối qua hay những câu chuyện xã giao. 

>>> Mời xem thêm: Luyện thi chứng chỉ cho bé

Close of play

"Close of play" thường được viết tắt là COP trong email và tin nhắn, hoặc EOP (end of play), được hiểu theo nghĩa đơn giản là đến cuối ngày làm việc. Tại sao sếp yêu cầu nhân viên hoàn thành công việc "by close of play" mà không phải là "today"? Có thể họ muốn khiến câu từ trở nên vui vẻ hơn, giống cuối một hiệp đấu cricket. 

Think outside the box

Nếu ai đó ở nơi làm việc yêu cầu bạn "think outside the box", họ muốn bạn đừng giới hạn suy nghĩ của bản thân. Họ khuyến khích sáng tạo, đề xuất những ý tưởng ngoài xu hướng thông thường, cách tiếp cận vấn đề mới mẻ. 

Brainstorming

Đây là một cách khác để khuyến khích nhân viên "think outside the box", cụ thể là thảo luận theo nhóm để nghĩ ra ý tưởng, giải quyết vấn đề. "Brainstorming" có nguồn gốc từ năm 1939, được giám đốc quảng cáo Alex F. Osborn sử dụng đầu tiên. 

Annual leave

Nhân viên văn phòng thường nhắc đến kỳ nghỉ hè của mình với cụm từ "period of annual leave", ý chỉ quãng thời gian nghỉ phép hàng năm (nghỉ có trả lương). Cách nói này thường sử dụng trong email tự động nhằm thông báo không tiếp nhận công việc trong thời gian nghỉ, mang tính nghiêm túc và chuyên nghiệp hơn "go on holiday".

Hard copy

Rất nhiều tài liệu công việc hiện nay được tạo và chia sẻ online mà không cần phải in, giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bạn buộc phải dùng đến bản cứng (hard copy). 

Desk jockey

"Desk jockey" là cách chơi chữ của "disc jockey" (DJ - người chọn và chỉnh nhạc trong các bữa tiệc), chỉ những con người làm công việc bàn giấy trong văn phòng. 

Thật thú vị phải không nào!

>>> Mời xem thêm: Cách viết 12 cung hoàng đạo trong tiếng Anh

Một số mẫu câu đơn giản sắp xếp cuộc hẹn bằng tiếng Anh 

Trong cuộc sống với những tình huống thường ngày thì  nhiều lúc chúng ta cần phải đặt hẹn trước để mang đến hiệu quả hơn trong cuộc việc. Vậy trong tiếng Anh để sắp xếp một cuộc hẹn để tạo được sự thiện cảm thì nên nói như thế nào? Hãy cùng Pantado tìm hiểu ngày trong bài viết một số mẫu câu đơn giản sắp xếp cuộc hẹn bằng tiếng Anh dưới đây nhé!

>>> Xem thêm: “Do you understand?” và các cách khác nhau để hỏi

Một số mẫu câu đơn giản sắp xếp cuộc hẹn bằng tiếng Anh

  • Chào hỏi trước khi bạn đặt cuộc hẹn

Để tạo được thiện cảm thì việc chào hỏi là không thể thiếu được, nó sẽ thể hiện được ý chí cũng như lịch thiệp của bạn thân trước khi đặt hẹn với ai đó.

  • Chỉ cần bạn chào hỏi một cách đơn giản và đưa ra yêu cầu được nói chuyện với người mà bạn muốn hẹn. Bạn cũng nên giới thiệu về bản thân minh để người hẹn dễ xưng hô hơn.

Ví dụ:

Hello! Can I speak to Dr Merissa, please?

Xin chào! Tôi có thể nói chuyện với bác sĩ Merissa được không?

Hello. Is this a lawyer’s office? My name is Linda, I would like to schedule a consultation.

Xin chào, đây có phải là văn phòng luật sư không ạ? Tôi là Linda tôi muốn đặt lịch tư vấn.

  • Nếu như bạn liên hệ nhân danh công ty hoặc một người khác thì bạn nên giới thiệu mình trước rồi mới đưa ra yêu cầu

Ví dụ:

Hello, this is Linh. I am calling from Pantado.edu.vn and would like to speak with Dr Eric

Xin chào, tôi là Linh. Tôi đang gọi từ Pantado.edu.vn và muốn nói chuyện với Tiến sĩ Eric

Một số mẫu câu đơn giản sắp xếp cuộc hẹn bằng tiếng Anh

  • Cách đặt lịch hẹn bằng tiếng Anh

Để đặt lịch hẹn thì trước hết bạn cần phải hỏi xem đối phương có thời gian rảnh vào khoảng thời gian mà bạn mong muốn hay không. 

Ví dụ:

  • Don’t you have any schedule for this Tuesday?

Ngày thứ ba này bạn không có lịch làm gì chứ?

  • Can you arrange some time on Thursday?

Bạn có thể sắp xếp một chút thời gian vào thứ năm không?

  • Are you free next week?”

Bạn có rảnh tuần tới không?

  • Do you have a schedule on Saturday?

Bạn có lịch trình vào thứ bảy không?

Một số mẫu câu đơn giản sắp xếp cuộc hẹn bằng tiếng Anh

  • Cách sắp xếp một cuộc hẹn đơn giản

Sau khi bạn đã xác nhận được khoảng thời gian thích hợp thì bạn sẽ sắp xếp thời gian cuộc hẹn để 2 bên thuận tiện nhất. Nếu như đối phương còn đang phân vân thì bạn có thể đề cập tới một ngày hẹn cụ thể hơn.

Ví dụ”

  • Are you available on the 17th?

Ngày 17 này, bạn có rỗi không?

  • Can we meet next Wednesday?

Chúng ta có thể gặp nhau vào thứ Tư tuần sau không?

  • This Monday we meet at cafe sweet!

Thứ hai này chúng ta gặp nhau tại quán cà phê sweet nhé!

  • Would Friday be no problem, would you?

Thứ sáu sẽ không có vấn đề gì chứ?

  • I’m free on Saturdays too, I can meet you on Saturday afternoon.

Thứ 7 tôi cũng rảnh, Tôi có thể hẹn anh vào chiều thứ 7 chứ.

  • Cách xác nhận một cuộc hẹn

Với trường hợp mà bạn đã đặt được lịch hẹn và đối phương cũng đồng với lịch hẹn đó thì bạn cũng đừng quên xác nhận lại lịch hẹn đó nhé. Hoặc trong trường hợp đối phương đề nghị hẹn một lịch khác.

Ví dụ:

  • Then we will have a meeting on Tuesday.

Vậy chúng ta sẽ có buổi gặp mặt vào thứ ba nhé.

  • Yes, if possible, Thursday would be the best.

Vâng, nếu được thì thứ 5 là tuyệt nhất rồi.

  • So I will close my interview appointment on Thursday

Vậy tôi sẽ chốt lịch hẹn phỏng vấn là vào thứ năm nhé

  • If you agree then we will close the time as above.

Nếu anh/chị đồng ý thì chúng ta chốt thời gian như trên nhé.

  • Yes, I think Friday is fine.

Được thôi , tôi nghĩ thứ sáu là ổn

  • Current Tuesday is the most suitable time. If there is any change, please notify me soon.

Hiện tại thứ ba là thời gian phù hợp nhất. Nếu có thay đổi hãy báo lại với tôi sớm nhé.

Một số mẫu câu đơn giản sắp xếp cuộc hẹn bằng tiếng Anh

  • Làm thế nào đặt lịch hẹn qua việc sắp xếp giờ/ngày/tháng

Để sắp xếp môt cuộc hẹn thì bạn nên có sự sắp xếp vào một thời gian nào đó cố định để cả 2 bên chủ động sắp xếp công việc khác của mình.

Ví dụ:

  • Can you arrange a time at 4pm?

Bạn có thể sắp xếp thời gian lúc 4 giờ chiều không?

  • What time are you free that day?

Bạn rảnh lúc mấy giờ trong ngày hôm đó?

  • You don’t mind if we meet at 3pm.

Bạn không phiền nếu chúng t gặp nhau lúc 3 giờ chiều chứ.

  • Is 4pm okay with you?

4 giờ chiều ổn với bạn chứ?

  • Cách hủy lịch hẹn lịch sự trong tiếng Anh

Nếu như bạn bỗng dưng có việc đột xuất, hoặc có việc gì đó khiến bạn không thể đến đúng buổi hẹn đã được đặt lịch trước đó thì bạn cần nên chủ động liên hệ để hủy buổi hen đó. Đây là hành động thể hiện bạn là người lịch thiệp, chuyên nghiệp trong mọi công việc.

Ví dụ:

  • I’m so sorry, I have some unexpected business tomorrow, so I think we’ll see each other another day.

Tôi rất xin lỗi. Ngày mai ngày mai tôi có việc đột xuất nên tôi nghĩ chúng ta sẽ gặp nhau vào một ngày khác.

  • Today I have an unexpected job. I will invite you to have lunch tomorrow instead of this one.

Hôm nay tôi có việc đột xuất. Tôi sẽ mời bạn bữa trưa ngày mai thay cho hôm nay nhé.

  • I’m afraid that I have to cancel our meeting on Wednesday as something unexpected has come up.

Tôi sợ rằng mình phải hủy cuộc họp của chúng ta vào thứ Tư vì có điều gì đó bất ngờ xảy ra.

  • I’m sorry. Maybe I can’t see you tomorrow. If you are free the other day, let’s have coffee?

Tôi xin lỗi. Có lẽ tôi không thể gặp bạn vào ngày mai. Hôm nào bạn rảnh thì đi uống cà phê nhé.

Ví dụ về một cuộc hội thoại đặt hẹn bằng tiếng Anh

  • Cuộc thoại 1:

A: Good morning! I would like to speak to Eric, please.

Buổi sáng tốt lành! Tôi muốn nói chuyện với Eric, làm ơn.

B: Could I ask who’s calling please?

Ai đang gọi đấy ạ?

A: Hello, this is Linh. I am calling from Pantado.edu.vn and would like to set up an interview with you.

Xin chào, đây là Linh. Tôi đang gọi từ Pantado.edu.vn và muốn sắp xếp một cuộc phỏng vấn với bạn.

B: Ah, yes. Let me look in my diary. When would be convenient for you?

À, vâng. Hãy để tôi xem trong nhật ký của tôi. Khi nào sẽ thuận tiện cho bạn?

A: Anytime after lunch.

Bất cứ lúc nào sau khi ăn trưa.

B: How about Thursday? Does that work for you?

Còn thứ Năm thì sao? Điều đó có hiệu quả với bạn không?

A: I’m afraid I might be out of town on Thursday. How does Friday sound to you?

Tôi e rằng mình có thể vắng mặt vào thứ Năm. Thứ Sáu như thế nào đối với bạn?

B: Friday sounds great. Shall we meet here at four o’clock?

Thứ sáu nghe thật tuyệt. Chúng ta sẽ gặp nhau ở đây vào lúc bốn giờ đồng hồ chứ?

A: See you then! Bye bye.

Hẹn gặp lại! Tạm biệt.

  • Cuộc hội thoại thứ 2:

A: Hello! Is this the PANTADO - Online English Training System?

Xin chào! Đây có phải là PANTADO - Hệ Thống Đào Tạo Tiếng Anh Trực Tuyến? 

B: Yes! Here we are.

Dạ vâng! Chúng tôi đây ạ.

A: I would like to schedule an appointment with English teacher Phuong Anh.

Tôi muốn sắp xếp một cuộc hẹn với cô giáo tiếng Anh Phương Anh.

B:  Yes. Would you please give me a name?

Vâng. Chị vui lòng cho tôi xin tên được không?

A: You can call me Ha.

Cô có thể gọi tôi là Hà.

B:  Okay, Ha. What date and time would you like to make an appointment?

Dạ. Chào chị Hà. Chị muốn đặt lịch hẹn vào ngày và giờ nào ạ?

A: What is the teaching  schedule of teacher Phuong Anh currently?

Hiện tại lịch trình giảng dạy của cô giáo Phương Anh như thế nào ạ?

B: During this week, the teacher will have free hours on Tuesday afternoon and Thursday afternoon.

Trong tuần này cô giáo sẽ có giờ trống vào chiều thứ 3 và chiều thứ 5 ạ.

A: So, on Tuesday, 2:00 pm, please.

Vậy 2 giờ chiều thứ 3 nhé

B:  That’s fine. So, I will schedule an appointment for you at 2 o’clock on Tuesday at the Pantado's office.

Được ạ . Vậy tôi sẽ lên lịch hẹn cho chị vào lúc 2 giờ chiếu thứ 3 tại văn phòng Pantado nhé.

A: Thanks. Goodbye

Dạ vâng. Tôi cảm ơn. Tạm biệt

B: goodbye.

Vâng tạm biệt chị.

>> Mời bạn quan tâm: Học tiếng anh online cho bé

“Do you understand?” và các cách khác nhau để hỏi

Bạn có hiểu không trong tiếng Anh  ngoài sử dụng câu “ Do you understand” để hỏi một ai đó có hiểu ý mình không, còn có rất nhiều cách nói khác nhau để hỏi không kém phần thú vị. Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu về những câu này nhé!

>> Xem thêm: 4 bộ sách tiếng Anh kinh điển dành cho dân văn phòng

“Do you understand?” và các cách khác nhau để hỏi

Một số câu được sử dụng nhiều cho câu bạn có hiểu không tiếng Anh

Do you know what I mean? (Bạn hiểu ý tôi chứ?)

Ví dụ:

To start the dishwasher, put the soap in here, shut the door, and press this button. Do you know what I mean?"

Để khởi động máy rửa bát, hãy cho xà phòng vào đây, đóng cửa và nhấn nút này. Bạn có hiểu ý tôi không?"

>> Mời tham khảo: Học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài

Do you see what I mean? (Bạn có hiểu ý tôi không?)

Câu này cũng giống như ở câu trên, khi bạn muốn giải thích cho ai về một điều gì đó mới mẻ hoặc diễn giải theo cách nào đó, bạn muốn họ hiểu thì có dùng 2 cụm từ này.

“Do you understand?” và các cách khác nhau để hỏi

You get what I am saying, right? (Bạn hiểu điều tôi đang nói đúng không?)

Ví dụ:

Can you briefly describe the work you have done? What was the main tasks at your most recent job? You get what I am saying, right?

Bạn có thể mô tả ngắn gọn về công việc bạn đã làm được không? Nhiệm vụ chính trong công việc gần đây nhất của bạn là gì? Bạn hiểu những gì tôi đang nói, phải không?

Do you know what I’m talking about? (Bạn hiểu tôi đang nói về điều gì không?)

Nếu các bạn hay xem nhiều phim Mỹ thì sẽ thấy câu này xuất hiện khá nhiều trong những lời đe dọa phải không?

Does that make any sense? (Bạn có hiểu được tôi nói gì không?)

Cầu này có thể dùng ở cả 2 phía là người nói hoặc người nghe. Đối với người nghe thì nó có ám chỉ rằng “Điều mà bạn vừa nói hơi vô lý”. Còn đối với người nói thì có nghĩa là bạn đang tìm kiếm một sự đồng tình từ phía người nghe.

>> Tham khảo: Lớp học tiếng anh trực tuyến

Am I making any sense? (Tôi nói bạn có hiểu không?)

Câu này cũng giống như câu trên nhưng đây là câu chỉ sử dụng cho người nói.

Are you following me? (Bạn vẫn theo kịp ý tôi chứ?)

Khi bạn đang thuyết trình một bài nào đó, bỗng dưng bạn dừng lại để hỏi lại tất cả mọi người rằng họ có theo dõi được những gì mà bạn vừa nói không.

Know what I’m saying? (Bạn biết tôi đang nói gì chứ?)

được sử dụng để hỏi liệu ai đó có hiểu hoặc đồng ý với bạn hay không, đặc biệt nếu bạn chưa thể hiện bản thân một cách rõ ràng:

It's just the best feeling, know what I'm saying?

Đó chỉ là cảm giác tuyệt vời nhất, biết tôi đang nói gì không?

Don’t you see (Bạn hiểu chứ)

Hơi mang hướng thách thức hoặc đe dọa hoặc áp đặt khi nói “Don’t you see?”

Do you get the message? /Do you get the picture? (Bạn có hiểu đại ý không?)

Khi bạn kết thúc một bài thuyết trình, bạn muốn chắc chắn rằng mọi người đã hiểu và mường tượng ra những gì bạn muốn truyền đạt, bạn sẽ dùng 2 cụm từ này để hỏi mọi người đã hiểu đại ý của toàn bài chưa.

Get my drift? (Hiểu ý tôi chứ?)

Một câu nói gọn, nhanh chóng và được sử dụng khá nhiều trong văn nói mang nghĩa là “Bạn đã hiểu tôi nói gì chưa?”

I want him taken care of—he's become too much of a liability. Get my drift? 

Tôi muốn anh ấy được chăm sóc - anh ấy trở thành một phần trách nhiệm. Hiểu ý tôi chứ?

Ngoài ra còn có rất nhiều câu nói khác như sau:

  • Do you get it? / Get it?/ Do you get me?  (Bạn hiểu chưa?)
  • Dig? (từ lóng) = Understand? (Bạn hiểu không)
  • Do you get my point? (Bạn hiểu ý tôi không?)
  • Do you hear what I’m saying? (Bạn có nghe được điều tôi đang nói không?)
  • Do you see where I’m coming from? (Bạn có hiểu quan điểm của tôi không?)
  • I hope I am getting my point across. (Tôi mong là tôi nói rõ ý của mình rồi)
  • You’re with me right? (Bạn đồng ý với tôi chứ?)
  • Are you with me on this? (Bạn đồng ý chứ?)
  • Am I getting my point across? (Tôi nói có rõ ý của mình chưa?)
  • Did I explain that well? (Tôi có giải thích rõ chưa?)
  • I hope I’ve explained myself well.(Tôi hy vọng tôi đã nói rõ)
  • Is there any doubt? (Bạn còn khúc mắc nào không?)
  • Is it clear?/If it understood? (Rõ rồi chứ?)

Hãy vận dụng những câu nói này để tăng thêm phần thú vị cho cuộc trò chuyện của bạn nhé.

>> Mời tham khảo: Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1



4 bộ sách tiếng Anh mà dân văn phòng nhất định cần phải có

Trong môi trường công sở, nếu như bạn không có một chứng chỉ hay điểm số ấn tượng, thì vẫn có thể tự tin giao tiếp bởi tiếng Anh công sở không đòi hỏi ban phải có trình độ uyên thâm. Nếu bạn đang có mục tiêu về việc giao tiếp tiếng Anh với đồng nghiệp, khách hàng thì hãy tham khảo ngay 4 quyển sách tiếng Anh dưới đây nhé!

>> Xem thêm: 20 cụm động từ hay xuất hiện trong bài thi IELTS

  • Real listening and speaking

Đây là một cuốn sách rất thiết thực và cực kỳ bổ ích, nội dung trong đó khá là thú vị và phù hợp với dân văn phòng. Trong cuốn sách rất nhiều nội dung với các tình huống giao tiếp cơ bản đến nâng cao, sách được phân bổ ra nhiều mục khác nhau như: giao tiếp công sở, giao tiếp đồng nghiệp, hoặc các cuộc nói chuyện với cấp trên,…

Real listening and speaking

Với cuốn sách này thì bạn chỉ cần bỏ ra từ 20 - 30 phút mỗi ngày, từ từ nghiên cứu chắc chắn bạn sẽ có được lượng kiến thức bổ ích phục vụ cho mọi tình huống thông thường.

>> Bạn quan tâm: Học tiếng anh với người nước ngoài

  • Intelligent Business

Đây là một cuốn sách dành cho những ai đã biết tiếng Anh, và thuộc trình độ trung cấp trở lên, bởi cuốn sách này có nhiều chủ đề khó hơn về các tình huống như: hội họp, thuyết trình, đàm phán, quảng cáo,…đặc biệt là cuốn sách này cung cấp rất nhiều từ vựng chuyên ngành.

Intelligent Business

Do đó, nếu bạn là một người đã có trình độ tiếng Anh kha khá thì chắc chắn đây là cuốn sách tiếng Anh mà bạn không nên bỏ qua.

  • Market Leader

Cũng giống như những cuốn sách tiếng Anh dành cho dân văn phòng khác, thì cuốn Market Leader cũng tập trung vào việc hoàn thiện về các kỹ năng Nghe, nói, đọc, viết cho mọi người ở bối cảnh thương mại với các cấp độ khác nhau từ cơ bản đến nâng cao.

Market Leader

Đặc biệt nhất trong bộ sách này chính là tác giả thiết kế khiến cho người học bớt cảm thấy chán nản hơn khi học các từ vựng.

Bộ sách được thiết kế với nhiều tình huống khác nhau từ giao tiếp, bán hàng, công việc, văn hóa, các kỹ năng thuyết trình, kiến thức về đầu tư, cạnh tranh,…được phân chia thành nhiều cấp độ với các trình độ khác nhau từ cơ bản đến nâng cao. 

  • Bộ sách chuyên dùng cho dân văn phòng của Oxford

Đây là bộ sách rất nổi tiếng cho dân văn phòng, với những nội dung trong đó rất là tỉ mỉ, chi tiết về nhiều tình huống khác nhau. Tuy nhiên, để bạn có thể hiểu hết được những nội dung trong cuốn sách này thì bạn cần phải có một nền tảng tiếng Anh từ trước. Còn nếu như bạn là một người mới hoàn toàn từ con số 0 thì tốt nhất bạn nên bắt đầu với bộ sách Real Listening and Speaking để nắm rõ những kiến thức cơ bản và bạn cũng có thể học song song từ cuốn thứ 2 trở đi với bộ sách này.

Bộ sách này bao gồm nhiều tình huống giao tiếp, và đề cập đến trong văn hóa giao tiếp ứng xử. Trong bộ sách Oxford Business English bao gồm 6 cuốn:

  • English for socializing : tiếng Anh giao tiếp
  • English for representing : kỹ năng thuyết trình
  • English for meeting : kỹ năng hội họp
  • English for telephoning : kỹ năng làm việc qua điện thoại
  • English for emails: Chi tiết co việc viết thư điện tử

Bộ sách chuyên dùng cho dân văn phòng của Oxford

Với bộ sách này rất được nhiều dân văn phòng lựa chọn vì đây được coi là bộ sách khá là toàn diện về mọi mặt. Chỉ cần mỗi ngày bạn bỏ ra thời gian khoảng 30 phút thì chắc chắn sau 3 – 4 tháng bạn sẽ có được kết quả tốt trong tiếng Anh, từ đó bạn sẽ có được nhiều kiến thức vận dụng vào thực tiễn.

Ngoài những 4 cuốn sách được kể trên thì còn rất nhiều cuốn sách khác cũng được dân văn phòng lựa chọn như: Ship or sheep, English Grammar in use, Oxford Picture Dictionary. Đây đều là những cuốn sách nằm trong top những cuốn sách tiếng Anh mà dân văn phòng cần có trong quá trình học. 

Đối với việc học tiếng Anh đòi hỏi bạn cần phải sự kiên trì, sự đầu tư từ sách, thời gian cho đến công sức thì mới hiệu quả được, đường thấy khó mà nên nản chí. Hãy bắt tay học tiếng Anh ngay nhé, nó sẽ giúp bạn thăng tiến trong con đường sự nghiệp sau này. Chúc bạn thành công.

>> Tham khảo: Dạy online tiếng anh

20 cụm động từ hay xuất hiện trong bài thi IELTS

Cụm động từ trong IELTS khá phổ biến vì nếu bạn sử dụng tốt nó sẽ đem lại sự linh hoạt, và ấn tượng cho bài thi. Đặc biệt nhất là trong phần thi Speaking. Trong bài viết hôm này Pantado sẽ giới thiệu tới các bạn 20 cụm động từ thường găp trong bài thi IELTS. Các bạn có thể tham khảo và sử dụng nó để không phải bối rối khi gặp nó nhé!

>> Xem thêm: 10 cụm từ tiếng Anh rất HOT với teen Việt

20 cụm động từ hay xuất hiện trong bài thi IELTS

  • Account for + số % (chiếm bao nhiêu phần trăm)

Ví dụ:

This month's products account for 30% in total revenue.

Các sản phẩm mới của tháng này chiếm tổng 30% doanh thu.

  • Account for = Explain (giải thích cho điều gì)

Ví dụ:

He could not account for the bad result he got.

Anh ấy không thể giải thích cho kết quả tồi tệ mà anh ấy nhận được.

  • Accuse sb of sth (tố cáo ai vì việc gì)

Ví dụ:

Whole world has accused him of savage persecution he did with good people.

Cả thế giới đã tố cáo ông ta tội đàn áp dã man mà ông ta đã thực hiện với những người tốt.

  • Adapt to (thích ứng với)

Ví dụ:

We have had to adapt quickly to the climate here.

Chúng ta phải thích ứng nhanh chóng với khí hậu nơi đây.

>> Mời tham khảo: Học tiếng anh online cho bé

  • Assist sb to do sth  (giúp đỡ/hỗ trợ ai làm việc gì)

Ví dụ:

We'll do all we can to assist you.

Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ bạn..

20 cụm động từ hay xuất hiện trong bài thi IELTS

  • Bring sb up (nuôi nấng ai đó)

Ví dụ:

We were brought up to be polite and do what we were told 

Chúng tôi đã được dạy là phải cư xử lễ phép và làm theo những gì được dặn dò

  • Bring sth up (đề cập đến chuyện gì đó)

Ví dụ:

She's always bringing up her health problems.

Cô ấy luôn mang đến những vấn đề sức khỏe của mình

  • Come up with (nghĩ ra, sinh ra cái gì.)

Ví dụ:

After a lot of discussion, we come up with a final idea of going Bangkok for our summer vacation..

Sau khi thoả luận rất nhiều, tụi tôi đã đi đến ý tưởng cuối cùng là đi Băng Cốc cho kỳ nghỉ hè

  • Deal with sth = solve the problem (giải quyết cái gì.)

Ví dụ:

The Government must rapidlly deal with the epidemic disease COVID-19 that propagating over the world.

Chính phủ phải nhanh chóng đối phó với dịch bệnh COVID-19 đang lan truyền trên toàn thế giới.

  • Exempt (from something) (miễn cho ai cái gì)

Ví dụ:

He got the highest score so he is exempted to take the final exam.

Anh ấy đạt điểm cao nhất nên được miễn thi cuối kỳ.

  • Fill out: lấp, điền (form, chỗ trống)

Ví dụ:

The 90m taxpayers obliged to fill out self-assessment forms must file their returns by July 15.

96 triệu người nộp thuế có nghĩa vụ điền vào các biểu mẫu tự đánh giá phải nộp hồ sơ khai thuế trước ngày 15 tháng 5.

  • Listen to sth (nghe cái gì.)

Ví dụ:

I love listening  to Shen Yun Orchestra.

Tôi thích nghe nhạc giao hưởng Thần Vận.

  • Make up for sth (đền bù)

Ví dụ:

She gave him a bottle of wine to make up for missing his birthday.

Cô đưa cho anh một chai rượu để bù đắp cho sự thiếu vắng ngày sinh nhật của anh.

>> Xem thêm: Học tiếng Anh 1 kèm 1 tại nhà

  • Narrow down: cắt giảm, thu hẹp

Ví dụ:

They have narrowed down the list to four candidates.

Họ đã thu hẹp danh sách danh sách xuống còn 4 ứng cử viên

 

  • Prevent sb from (ngăn chặn ai làm việc gì)

Ví dụ:

The pandemic prevents people from going out.

Đại dịch ngăn cản việc mọi người đi ra ngoài.

  • Put in for = ask for (đòi hỏi, yêu cầu)

Ví dụ:

Are you going to put in for that job?

Bạn vẫn sẽ đòi làm việc đó à?

  • Put up with: chấp nhận, chịu đựng (điều gì đó phiền toái, tiêu cực)

Ví dụ:

I couldn't put up with him, because he deliberately deceived my feelings.

Tôi không thể chịu đựng được anh ấy, bởi vì anh ấy đã cố tình lừa dối tình cảm của tôi.

  • React to sth = respond to sth (phản ứng với điều gì.)

Ví dụ:

How did they respond to the news?

Họ phản ứng thế nào với tin đó?

  • Sympathize with sb (đồng cảm với ai)

Ví dụ:

He has just recovered from sickness. You should sympathize with him.

Anh ấy vừa phục hồi sau trận ốm. Bạn nên thông cảm với anh ấy.

  • Turn down (giảm đi, từ chối)

Ví dụ:

Despite her dream job, she decided to turn down the offer to cover the vacancy in that company with a simple reason that she didn’t want to work in the same office with her ex-boy friend.

Bất chấp công việc mơ ước của mình, cô quyết định từ chối lời đề nghị tham gia vào vị trí trống trong công ty đó với một lý do đơn giản là cô không muốn làm việc cùng văn phòng với bạn trai cũ của mình.

10 cụm từ tiếng Anh rất HOT với teen Việt

Ngôn ngữ Việt Nam rất phong phú, đặc biệt là với giới trẻ hiện nay luôn có những câu nói rất HOT, nhưng mà khi được dịch sang tiếng Anh thì cũng không phải là chuyện đơn giản. Trong bài viết này này mình sẽ đề cập về 10 cụm từ thông dụng của Teen Việt đăc biệt là câu chém gió tiếng anh là gì được dịch như thế nào? Chúng ta cùng xem nhé.

>> Xem thêm: 15 cách để nói Yes trong tiếng Anh không bị nhàm chán

10 cụm từ tiếng Anh rất HOT với teen Việt

   . Shoot the breeze (Chém gió)

Ví dụ:

Tung likes to shoot the breeze in he free time. (Tùng thích chém gió lúc anh ta rảnh rỗi)

  • Dead meat (Chết chắc)

Ví dụ:

A: Did you forget to separate light-colored clothes from dark ones? I'll tell mom on you (Bà giặt chung quần áo màu với quần áo trắng hả? Tui sẽ méc mẹ)

B: I'm dead meat!!! (Mình chết chắc rồi)

>> Xem thêm: Học tiếng anh giao tiếp 1 kèm 1 online

  • Cool it! (Đừng nóng)

Ví dụ:

A: My brother talked to my mom about the havoc I did at school, I have to beat him. (Em trai tớ đã mách mẹ về việc phá phách của tớ ở trường, tớ phải cho nó một trận.)

B: Cool it! He maybe just doesn’t want your teacher to be the first person to talk to her. (Đừng nóng! Có thể nó chỉ không muốn thầy giáo là người đầu tiên nói cho mẹ cậu.)

 

  • A little pill to swallow (Đắng lòng)

Ví dụ:

Failing the exam was a bitter pill for him to swallow. (Thi trượt thật đắng lòng với bạn ấy (ngậm đắng nuốt cay).

  • Prince Charming (Soái ca)

Ví dụ:

A: How do you see him? (Cậu thấy anh ấy thế nào?)

B: He is really Prince Charming! (Anh ấy đúng là soái ca.)

10 cụm từ tiếng Anh rất HOT với teen Việt

  • Can’t help it (Bó tay chấm com)

Ví dụ:

A: Could you help to fix this Fan? (Cậu có thể giúp tớ sửa cái quạt này không?)

 B: Can’t help it. You have to buy new one. (Chịu thôi. Cậu phải mua cái mới thôi.)

  • How can it become otherwise (Chuẩn không cần chỉnh)

Ví dụ:

A: Do you think that will Rose fit with this dress? (Bạn có nghĩ rằng Rose sẽ vừa cái váy này không?)

B: How can it become otherwise! Her size is 8. (Chuẩn không cần chỉnh! Cô ấy size 8.)

  • Green-eyed monster (Ga tô, ghen tị)

Ví dụ:

May turned into the green-eyed monster when she saw her friend buying a new Ipad. (May trở nên gato (ghen tỵ) khi nhìn thấy bạn cô ấy mua chiếc Ipad mới.)

10 cụm từ tiếng Anh rất HOT với teen Việt

  • Defame (Dìm hàng)

Ví dụ:

A: Why do you always like to defame me?  (Tại sao cậu luôn thích dìm hàng tôi vậy?)

B: Because it's cute (bởi vì nó đáng yêu mà)

  • Talk through one’s hat (Phán như thánh, nói như đúng rồi)

Ví dụ:

Some people drink too much alcohol and then they begin to talk through one’s hat. They try to make you think that they know a lot about something when they really don’t.

(Nhiều người sau khi uống quá chén là bắt đầu phán như thánh. Họ cố để bạn nghĩ rằng họ am hiểu lắm về một vấn đề nào đó trong khi họ chẳng biết gì.)

>>> Mời tham khảo: Học trực tuyến tiếng anh

Ngoài những 10 câu trên còn rất nhiều ngôn ngữ Teen Việt Nam thường dùng khác như:

  1. Beat it -> Đi chỗ khác chơi
  2. Big Deal! -> Làm Như Quan trọng Lắm, Làm gì dữ vậy !
  3. Big Shot -> Nhân vật quan trọng
  4. Big Wheel -> Nhân vật quyền thế
  5. Big mouth -> Nhiều Chuyện
  6. Black and the blue -> Nhừ tử
  7. By the way -> À này
  8. By any means, By any which way -> Cứ tự tiện, Bằng Mọi Giá
  9. Be my guest -> Tự nhiên
  10. Break it up -> Dừng tay

 

  1. Come to think of it -> Nghĩ kỹ thì
  2. Can't help it -> Không thể nào làm khác hơn
  3. Come on -> Thôi mà,Lẹ lên, gắng lên, cố lên
  4. Can't hardly -> Khó mà, khó có thể
  5. Come off it -> Đừng sạo
  6. Cut it out -> Đừng giởn nửa, Ngưng Lại
  7. Dead End -> Đường Cùng
  8. Down and out -> Thất Bại hoàn toàn

 

  1. Down but not out -> Tổn thương nhưng chưa bại
  2. Down the hill -> Già
  3. For What -> Để Làm Gì?
  4. What For? -> Để Làm Gì?
  5. Don't bother -> Đừng Bận Tâm
  6. Do you mind -> Làm Phiền
  7. Don't be nosy -> đừng nhiều chuyện
  8. Just for fun -> Giỡn chơi thôi
  9. Just looking -> Chỉ xem chơi thôi
  10. Just testing -> Thử chơi thôi mà

 

  1. Just kidding / just joking -> Nói chơi thôi
  2. Give someone a ring -> Gọi Người Nào
  3. Good for nothing -> Vô Dụng
  4. Go ahead -> Đi trước đi, cứ tự tiện
  5. God knows -> Trời Biết
  6. Go for it -> Hãy Thử Xem
  7. Get lost -> Đi chỗ khác chơi
  8. Keep out of touch -> Đừng Đụng Đến
  9. Happy Goes Lucky -> Vô Tư
  10. Hang in there/ Hang on -> Đợi Tí, Gắng Lên

 

  1. Hold it -> Khoan
  2. Help yourself -> Tự Nhiên
  3. Take it easy -> Từ từ
  4. I see -> Tôi hiểu
  5. It's a long shot -> Không Dễ Đâu
  6. it's all the same -> Cũng vậy thôi mà
  7. I 'm afraid -> Rất Tiếc Tôi...
  8. It beats me -> Tôi chịu (không biết)
  9. It's a bless or a curse -> Chẳng biết là phước hay họa
  10. Last but not Least -> Sau cùng nhưng không kém phần quan trọng

 

  1. Little by little -> Từng Li, Từng Tý
  2. Let me go -> Để Tôi đi
  3. Let me be -> kệ tôi
  4. Long time no see -> Lâu quá không gặp
  5. Make yourself at home -> Cứ Tự Nhiên
  6. Make yourself comfortable -> Cứ Tự Tiện
  7. My pleasure -> Hân hạnh
  8. Out of order -> Hư, hỏng
  9. Out of luck -> Không May
  10. Out of question -> Không thể được

 

  1. Out of the blue -> Bất Ngờ, Bất Thình Lình
  2. Out of touch -> Lục nghề, Không còn liên lạc
  3. One way or another -> Không bằng cách này thì bằng cách khác
  4. One thing lead to another -> Hết chuyện này đến chuyện khác
  5. Over my dead body -> Bước qua xác chết của tôi đã
15 cách để nói Yes trong tiếng Anh không bị nhàm chán

Trong giao tiếp tiếng Anh, thông thường chúng ta luôn sử dụng từ “Yes” để đồng ý một điều gì đó. Tuy nhiên, nếu như bạn muốn cuộc trò chuyện của mình trở nên thú vị hơn thì hãy sử dụng những cụm từ khác thay thế “Yes” nhé. Trong bài 15 cách để nói Yes trong tiếng Anh này Pantado xin chia sẻ tới các bạn một số từ thay thế cho từ “Yes” đỡ bị nhàm chán.

>> Xem thêm: Bí quyết đạt điểm cao trong IELTS Speaking

15 cách để nói Yes trong tiếng Anh không bị nhàm chán

  1. Absolutely! (Tất nhiên rồi)

Ví dụ:

A: Doesn’t Sandra look stunning in that hat? (Trông Sandra đội chiếc mũ đó thật đẹp phải không?)

B: Oh, absolutely! I couldn’t agree more. (Ồ, tất nhiên rồi! Tôi không thể đồng  ý hơn nữa)

  • Cool (được đấy)

Ví dụ:

A: I’m throwing a party next week for my birthday. Do you want to come? (Tôi sẽ tổ chức tiệc sinh nhật vào tuần tới. Bạn có muốn đến không?)

B: Cool! Sure, I’d love to! (Được đấy! Chắc rồi, tôi sẽ đến!)

>>> Mời tham khảo: Học tiếng anh giao tiếp 1 kèm 1 online

  • Certainly!  (Được chứ)

Ví dụ:

A: Could you buy for me a Matcha cake? (Anh mua cho em một chiếc bánh matcha nhé?)

B: Certainly, darling! (Tất nhiên rồi em yêu!)

  • Definitely! (Nhất định rồi)

Ví dụ:

A: Are you going to Da Lat again this summer? (Hè này cậu có định trở lại Đà Lạt không?)

B: Definitely! Without a doubt! (Nhất định rồi! Không nghi ngờ gì!

  • Of course (Tất nhiên rồi)

Ví dụ:

B: Have you written an English essay that the teacher gave us last week yet? (Cậu đã viết một bài luận tiếng Anh mà cô giáo đã giao cho bọn mình vào tuần trước chưa?) 

A: Of course, I finished it yesterday. (Tất nhiên rồi, tớ hoàn thành vào ngày hôm qua rồi.) 

15 cách để nói Yes trong tiếng Anh không bị nhàm chán

  • No problem! (Chuyện nhỏ!)

Ví dụ:

A: Could you help me with this please? (Bạn có thể vui lòng giúp tôi việc này không?)

B: Sure, no problem (Ồ Chuyện nhỏ)

  • Ok  (Được rồi)

Ví dụ:

A: Shall we go for a walk? (Chúng ta cùng đi bộ nhé?)

B:  OK, let's go (được, đi thôi)

  • Okey- dokey ( Ừ chuyện nhỏ!)

Ví dụ:

A: Could you help me to move this box to that corner? (Bạn giúp tôi chuyển cái hộp này ra góc kia được không?)

B: Okey – Dokey! (Okey, chuyện nhỏ thôi mà)

  • Right! (Đúng rồi)

Ví dụ:

A: Is that Ms Hanh? (Có phải cô Hạnh  không?)

B: Yes, that's right. (Vâng đúng vậy.)

  • Sound great!  (Nghe hay đấy)

Ví dụ:

A: Do you want to go to the shopping this evening? (Cậu có muốn đi xem phim chiều nay không?)

B: Sound great, I'm want to buy a loafer. (Nghe hay đấy, tớ đang muốn mua một đôi giày lười.)

15 cách để nói Yes trong tiếng Anh không bị nhàm chán

  • Sure! (Chắc chắn rồi!)

Ví dụ:

A: Will you come to my party? (Anh sẽ đến bữa tiệc của tôi chứ?) 

B: Sure. Why not? (Chắc chắn rồi, tại sao không?)

  • Totally! (Tất nhiên rồi)

Ví dụ:

A: Do you think that Professor will agree our project? (Cậu có nghĩ rằng Giáo sư chấp thuận đề án của chúng ta không?)

B: Totally, it’s the best in compare with other groups’. (Tất nhiên rồi, nó tốt nhất so với các bản của những nhóm khác.)

  • Right on (Nhất chí luôn)

Ví dụ:

A: I suggest that we should travel by bus. (Tôi gợi ý rằng chúng ta nên đi bằng xe buýt)

B: Right on! (Nhất chí luôn!)

  1. By all means (Đồng ý)

    (thường được dùng để đáp lại lời xin phép, hỏi ý kiến)

Ví dụ:

A: Can I go out with my friends tonight? (Tôi có thể đi chơi với bạn bè tối nay không?)

B: By all means, but you have to come back before 10 pm. (Được thôi, nhưng bạn phải trở lại trước 10 giờ tối.)

  1. You bet! – Đương nhiên rồi! (Trả lời với thái độ say mê, hào hứng)

Ví dụ:

A: What’s an awesome movie! I really love it. Did you enjoy the film? (Quả là là một bộ phim tuyệt vời. Tôi thật sự thích nó. Bạn có thích nó không?)

B: You bet (Tôi cũng vô cùng thích nó.)

Ngoài những 15 trên còn rất nhiều từ khác có thể thay thế cho từ “Yes”. Tùy thuộc vào từng trường hợp bạn có thể sử dụng nó để trả lời, và đương nhiên là nó sẽ thú vị hơn nhiều so với việc bạn chỉ trả lời từ Yes một cách khô khan. Hãy thực hành thật nhiều để có vốn từ vựng phong phú nhé!

Bí quyết đạt điểm cao trong IELTS Speaking

Phần thi IELTS Speaking chỉ diễn ra trong vòng 11 – 14 phút trong kỳ thi kiểm tra năng lực ngôn ngữ - IELTS. Tuy nhiên, nó lại khiến bạn lo lắng nhất vì đây là phần thi kiểm tra về cả từ Vựng, ngữ pháp, sự lưu loát và phát âm của bạn. Vậy có biết quyết nào để giúp bạn chinh phục được ban giám khảo và đạt được điểm cao. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu các bí quyết sau đây nhé!

>> Xem thêm: Phân biệt giữa “COME BACK” và “GO BACK”

Bí quyết đạt điểm cao trong IELTS Speaking

Khi bạn đọc những bí quyết này, hãy nhớ rằng giám khảo chấm điểm cho bạn về 4 điều:

  • Lưu loát và mạch lạc
  • Ngữ pháp
  • Từ vựng
  • Phát âm.
  • Hãy mỉm cười và là chính mình

Vào ngày thi, một trong những cách lớn nhất khiến học sinh làm hỏng điểm số của mình là lo lắng. Khi bạn lo lắng, sẽ khiến bạn phát âm một cách khó khăn hơn, hoặc làm cho câu trả lời không đúng trọng tâm. Do đó, bạn muốn đạt điểm cao thì hãy mỉm cười và sử dụng cảm xúc trong giọng nói của bạn.

Đưa cảm xúc vào giọng nói của bạn giúp giọng nói của bạn lên xuống, được gọi là ngữ điệu, và giúp bạn nhấn mạnh các từ và thông tin quan trọng.

Đây là điều mà giám khảo muốn nghe.

Ngoài ra, khi bạn cười, bạn cần thư giãn, điều này cũng giúp giám khảo có tâm trạng thư giãn hơn.

>>> Mời tham khảo: Học tiếng anh online cho bé

  • Biết người giám khảo muốn gì

Để làm tốt bài thi IELTS Speaking, bạn phải có trình độ tiếng Anh cao, nhưng bạn cũng phải biết giám khảo đang nghe gì trong bài thi Speaking đó.

Do đó, bạn cần phải tìm hieur chi tiết cấu trúc bài thi, vì khi bạn biết cách làm bài thì chiến thắng mới nằm trong tay bạn. Khi bạn biết giám khảo mong đợi điều gì thì lúc đó bạn sẽ trả lời câu hỏi nhanh hơn và dễ dàng hơn.

Bí quyết đạt điểm cao trong IELTS Speaking

  • Sử dụng từ vựng thú vị

Nếu bạn muốn đạt điểm cao hơn cho từ vựng, bạn phải sử dụng những từ vựng thú vị, chẳng hạn như tiếng lóng và thành ngữ.

Về cơ bản, giám khảo đang nghe những từ vựng mà bạn không chỉ học từ sách giáo khoa.

Bạn nên sử dụng một số tiếng lóng trong Phần 1 và 2, chẳng hạn như thư giãn ở nhà hoặc đi chơi với bạn bè của tôi .

Ngoài ra, bạn nên học một số thành ngữ dễ phù hợp với Phần 1 và Phần 2, chẳng hạn như những thành ngữ mô tả cảm giác của bạn về điều gì đó. Ví dụ, nếu bạn thích một cái gì đó, bạn có thể nói rằng bạn đang ở trên mặt trăng về nó, hoặc nó khiến bạn xúc động .

Trong Phần 3, tất nhiên, các câu hỏi chính thức hơn, vì vậy vốn từ vựng của bạn nên ở mức độ cao hơn. Ví dụ, khi bạn đưa ra ý kiến ​​của mình, bạn có thể sử dụng các cụm từ như, tôi đồng ý với quan điểm rằng…. hoặc Thành thật mà nói, tôi tin chắc rằng…

Bí quyết đạt điểm cao trong IELTS Speaking

  • Sử dụng nhiều từ liên kết

Để đạt điểm cao cho Lưu loát và Mạch lạc, bạn phải sử dụng nhiều từ liên kết khác nhau.

Sử dụng các từ phổ biến hơn trong Phần 1 và 2, chẳng hạn như và, nhưng, cũng, và cả .

Nếu bạn có thể kể một câu chuyện ngắn cho câu trả lời Phần 2 của mình, hãy sử dụng các từ chỉ thời gian như tiếp theo, sau đó, sau đó và cuối cùng.

Trong Phần 3, bạn nên thử và sử dụng các từ và cụm từ liên kết ở cấp độ cao hơn và ấn tượng hơn, chẳng hạn như sau đó, do đó, hơn thế nữa , và hơn thế nữa .

Sử dụng nhiều từ và cụm từ liên kết khác nhau sẽ không chỉ mang lại cho bạn điểm cao về độ trôi chảy và mạch lạc mà còn cả về từ vựng.

  • Luyện nói tiếng Anh

Lời khuyên đơn giản và hợp lý, nhưng đó là một lời khuyên khó khăn.

Như tôi đã nói, để đạt điểm cao trong tất cả các hạng mục của bài thi IELTS Speaking, bạn phải biết giám khảo muốn gì và bạn phải có trình độ tiếng Anh cao.

Bạn phải cho giám khảo thấy rằng bạn có thể tiếp tục nói, không cần tạm dừng quá nhiều và uh và ums.

Do đó, hãy tìm một người bản ngữ để trò chuyện nhằm cải thiện độ trôi chảy tổng thể của bạn và thực hành các câu hỏi kiểm tra Speaking cụ thể.

Điều quan trọng nhất bạn phải làm để đạt điểm cao trong bài thi IELTS Speaking? Mở miệng và SPEAK ENGLISH!!

Với những bí quyết đươc chia sẻ trên chúng tôi hi vọng có thể giúp bạn phần nào ải thiện được điểm số  IELTS Speaking của mình. Chúc bạn thành công với phần thi của mình.

>> Xem thêm: Tiếng anh trực tuyến