Kiến thức học tiếng Anh
Để đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của các bé, Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh ĐH Cambridge tổ chức các kì thi chứng chỉ tiếng Anh cho bé. Tương ứng với các chứng chỉ trung tâm Anh ngữ Pantado xây dựng các giáo trình theo chuẩn tiếng Anh Cambridge như giáo trình Movers.
Movers Đối với trẻ trong lứa tuổi tiểu học từ lớp 1 đến lớp 5, trung tâm xây dựng giáo trình Fun for starters, Movers, Flyers giúp các bé học tập và phát triển cũng như tham gia các kỳ thi năng lực.
Tổng quan về giáo trình
Giáo trình Fun for Starters, Movers, Flyers là bộ Giáo trình dạy tiếng Anh cho trẻ em ở cấp tiểu học được xây dựng theo giáo chuẩn Cambridge. Giúp các bé học tập, phát triển và đạt điểm cao trong các
kì thi chứng chỉ tiếng Anh theo các cấp độ Starters, Movers, Flyers.
Đối tượng giáo trình
Chương trình Fun For Starters, Movers, Flyers dành cho các đối tượng học viên:
- lứa tuổi tiểu học (lớp 1 – lớp 5)
- đã có kiến thức nền (ngữ pháp, từ vựng, phát âm) đã khá chắc và muốn ôn luyện về kỹ năng nghe nói đọc viết
- Học viên muốn thi chứng chỉ Starters, Movers, Flyers nhưng chưa sẵn sàng thi, muốn ôn luyện thi.
Hình thức học
PANTADO xây dựng mô hình đào tạo trực tuyến với hình thức học tiếng Anh trực tuyến 1 thầy 1 trò. Học viên được lựa chọn giáo viên. Hiện trung tâm có hơn 800 giáo viên đến từ nhiều nước sử dụng tiếng Anh trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bạn có thể lựa chọn học với giáo viên người Việt Nam hoặc học tiếng anh với người nước ngoài tùy theo mong muốn cũng như trình độ của học viên.
Nội dung giáo trình
Bộ giáo trình Fun for Starters, Movers, Flyers xây dựng theo chương trình chuẩn tiếng Anh Cambridge giúp các em phát triển cả 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết thông qua các tình huống thực tế. Các kỹ năng đó được lồng ghép vào trong tất cả các hoạt động của bài học và được nâng cao dần lên theo từng cấp độ.
Giáo trình bao gồm 45-55 bài tùy level chứa nội dung kiến thức bao gồm từ vựng, ngữ pháp, phát âm và các bài tập kỹ năng nghe nói đọc viết (bài tập theo form của Starter, Mover, Flyer) kết hợp với các bài practice tests.
Ngoài việc nâng cao khả năng tiếng anh cho trẻ, thông qua các bài học phong phú, sáng tạo, bộ sách còn giúp trẻ phát triển các kĩ năng cần có như kĩ năng làm việc nhóm, thuyết trình. giải thích ý tưởng, nêu quan điểm. Qua đó, các em sẽ mạnh dạn, tự tin hơn cũng có kĩ năng giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.
Giáo trình” Cambridge Fun for Starters, Movers, Flyers” còn giúp các em có cơ hội được nâng cao kiến thức về thế giới xung quanh trong nhiều lĩnh vực như khoa học, xã hội,…
Giáo trình được thiết kế với nhiều hình ảnh đẹp, màu sắc đa dạng, tạo hứng thú cho các em khi học. Các trò chơi, hoạt động tương tác cũng góp phần tạo ra những giây phút thoải mái, vui vẻ của các con khi học.
Đầu ra giáo trình
Bộ giáo trình Fun for Starters, Movers, Flyers giúp các em phát triển toàn diện cả 4 kĩ năng Nghe- Nói- Đọc- Viết. Giáo trình còn giúp các em ôn tập để lấy chứng chỉ quốc tế Cambridge cấp độ Starters, Movers và Flyers do Hội đồng Khảo thí Tiếng Anh ĐH Cambridge tổ chức thi và cấp bằng dành cho học sinh từ 7 đến 12 tuổi, được công nhận trên hơn 150 quốc gia.
Chứng chỉ Starters, Flyers, Movers là ba chứng chỉ Anh ngữ thuộc hệ thống chứng chỉ YLE, viết tắt của cụm từ Young Learners English Test. Chương trình có độ khó tăng dần phân theo 3 cấp độ:
- Starters: dành cho thí sinh từ 7 tuổi sau khoảng 100 giờ học tiếng Anh.
- Movers: dành cho thí sinh từ 7-11 tuổi đã hoàn tất khoảng 175 giờ học tiếng Anh
- Flyers: dành cho thí sinh từ 9-12 tuổi đã hoàn tất khoảng 250 giờ học tiếng Anh.
Ngoài ra, Pantado còn xây dựng nhiều chương trình học tiếng Anh chuẩn quốc tế cho các đối tượng học viên từ 5 đến 17 tuổi.
Hiện nay trung tâm xây dựng chương trình học thử miễn phí giúp trẻ đánh giá năng lực, xây dựng phương pháp học cá nhân hóa cho từng học viên.
Cha mẹ có thể đăng ký cho bé học tại: https://pantado.edu.vn/dang-ky
>> Có thể bạn quan tâm: Học Tiếng Anh tích hợp trí tuệ cảm xúc tại Pantado
Bất kể ai khi học tiếng Anh đều mong muốn có thể nói tiếng Anh như người bản xứ. Tuy nhiên để đạt được trình độ này không phải ai cũng có phương pháp học tốt nhất. Hãy cùng Pantado chia sẻ 5 phương pháp luyện nói tiếng Anh như người bản xứ nhé!
Lợi ích khi nói tiếng Anh như người bản xứ
Học tiếng Anh giao tiếp thành công là khi bạn nói mà người khác hiểu và người khác nói bạn cũng hiểu. Vì vậy khi bạn nói tiếng Anh như người bản xứ nghĩa là bạn đã thành công.
Sau đây là một vài lý do mà bạn nên cố gắng hơn để nói tiếng Anh như người bản xứ:
Nói tiếng Anh như người bản xứ giúp người khác hiểu bạn dễ dàng hơn
Khi bạn nói tiếng Anh bằng một chất giọng địa phương nào đó, thì người khác cũng có thể hiểu những gì bạn nói, nhưng họ cần thời gian để làm quen với accent của bạn hơn. Đôi khi gây khó chịu vì người nghe phải cố hiểu bạn nói gì. Nếu người nghe là khách hàng hay đối tác của bạn thì thật là tai hại đấy. Còn nếu bạn nói tiếng Anh như người bản xứ, người khác có thể ngay lập thức hiểu những gì bạn nói mà không cần thời gian để thích nghi. Các hiểu lầm về cách dùng từ hay lỗi phát âm cũng có thể hạn chế khi bạn nói tiếng Anh theo cách của người bản xứ, điều này giúp việc giao tiếp tiếng Anh dễ dàng và thoải mái hơn nhiều.
Nói tiếng Anh như người bản xứ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và công việc
Khi bạn nói giọng địa phương hoặc phát âm không chuẩn khiến người nghe phải khó chịu hoặc phải cố gắng lắng nghe để hiểu bạn nói gì bạn sẽ rất mất tự tin khi giao tiếp phải không nào? Đó là lí do các bạn cần chỉnh sửa giọng nói của mình giống người bản xứ để dễ nghe hơn, cũng để giao tiếp tự tin hơn trong công việc.
Nói tiếng Anh như người bản xứ giúp bạn có nhiều cơ hội việc làm hơn
Có nhiều công việc yêu cầu khả năng giao tiếp tiếng Anh như người bản ngữ, đặc biệt là các công việc liên quan đến giao tiếp khách hàng. Do đó, nếu bạn nói tiếng Anh như người bản xứ, bạn sẽ có cơ hội ứng tuyển thành công vào các vị trí này. Và do đặc thù cũng như yêu cầu cao, các công việc này cũng có thể cho bạn một mức lương cao hơn mặt bằng chung.
>>> Mời tham khảo: 20 cách nói “rất nhiều” trong tiếng Anh thay cho “a lot”
Bí quyết nào để nói tiếng Anh như người bản xứ
Nghe tiếng Anh nhiều và cẩn thận hơn
Để nói tốt bạn cần nghe tiếng Anh nhiều và nghe một cách cẩn thận, chú ý đến các tiểu tiết, cách thức nối âm, nhấn chữ của người bản xứ khi nói tiếng Anh. Mỗi accent có một vài quy luật riêng nhưng bạn phải thật sự nghe kĩ để lưu ý và áp dụng khi nói tiếng Anh, thì hiệu quả sẽ cao hơn.
Bắt chước cách người bản xứ nói tiếng Anh
Bạn cần bắt chước (nghe và lặp lại) cách người bản xứ nói tiếng Anh. Hãy tìm cho mình một hình tượng – một nhân vật trong series phim truyền hình, một biên tập viên hay một vlogger nào đó, sau đó hãy bắt chước họ nói tiếng Anh. Chỉ sau một thời, bạn sẽ bất ngờ vì sự tiến bộ trong hành trình nói tiếng Anh như người bản xứ của mình đó.
Sử dụng các thành ngữ (idioms) và tiếng lóng (slangs) khi nói tiếng Anh
Việc áp dụng các idioms hay slangs một cách thuần thục không hề dễ dàng vì nói đòi hỏi thời gian. Nhưng trong phạm vi của các tài liệu học thuật hay sách vở thông thường, việc áp dụng này còn hạn chế (đặc biệt là tiếng lóng). Cách tốt nhất để bạn xây dựng khả năng sử dụng idioms và slangs linh hoạt là nghe nhiều, xem nhiều phim ảnh và thậm chí cần phải follow nhiều các trang mạng xã hội của những native speakers, như thế bạn sẽ học được cách sử dụng tiếng Anh của họ để dần dần nói tiếng Anh như người bản xứ.
Điều chỉnh tốc độ nói
Nói tiếng Anh như người bản xứ không có nghĩa là bạn phải nói nhanh. Nếu bạn nói nhanh mà không rõ lời hoặc phát âm sai, thì càng tệ hại. Chính vì vậy hãy điều chỉnh tốc độ nói phù hợp và tự nhiên nhất. Ban đầu, bạn có thể sẽ nói chậm hơn tốc độ thông thường của một người bản ngữ, nhưng dần dần sau khi đã quen và có một vốn từ nhất định để có thể nói lưu loát hơn, bạn có thể điều chỉnh tốc độ nói để nghe như người bản ngữ.
Một cách rất hay để giúp bạn điều chỉnh tốc độ nói nhưng vẫn đảm bảo được việc nói rõ, là đọc lớn và sử dụng các ứng dụng ghi âm có nhận diện giọng nói. Nếu bạn nói với tốc độ tự nhiên mà vẫn đảm bảo được máy móc có thể hiểu được những gì bạn nói, có nghĩa là bạn đã thành công.
Nói chuyện với người bản xứ
Còn gì tuyệt vời hơn nếu bạn có một môi trường nói tiếng Anh với người bản xứ? Bạn vừa học hỏi được từ họ, lại còn được chỉnh sửa để nói tiếng Anh tốt hơn như họ, quá tuyệt vời phải không nào? Do đó, nếu có điều kiện, hãy kết nối với những người bản xứ (sử dụng ứng dụng kết bạn, các nhóm du lịch, expats…) và trao đổi, tận dụng cơ hội để giao tiếp tiếng Anh với họ.
Hiện nay cũng có khá nhiều khóa học tiếng Anh trực tuyến với người bản xứ để bạn lựa chọn.
>>> Xem thêm: các chương trình học tiếng anh online miễn phí
Bạn có biết “rất nhiều” tiếng Anh là gì không? Thay vì nói “a lot” hãy cùng tìm hiểu các từ đồng nghĩa với nó nhé. Học những từ đồng nghĩa sẽ giúp bạn mở rộng vốn từ và tăng tính sinh động cho các bài viết. Cùng tìm hiểu nhé!
A good deal – lượng lớn, số lớn
We had a good deal of orders last week.
Chúng ta có một lượng lớn đơn hàng trong tuần trước.
A great deal – lượng lớn, rất lớn
He can solve a great deal of company’s problems last year. He saved the company.
Anh ấy đã giải quyết rất nhiều vấn đề của công ty năm ngoái. Anh ấy đã cứu công ty.
A large number/amount – số lớn, lượng lớn
A large numbers of people did gather in front of the building.
Rất nhiều người đứng tụ tập trước tòa nhà.
Ample – rất nhiều, vô số
You’ll have ample of opportunities to get the scholarship.
Cậu sẽ có vô số cơ hội nhận học bổng.
Heaps – rất nhiều
My new garden is heaps larger than my previous one.
Khu vườn mới của tôi rộng hơn rất nhiều so với cái cũ.
Abundance – dư thừa, rất nhiều
There is an abundance of water for us here.
Ở đây có rất nhiều nước cho chúng ta.
A bunch – một mớ, một bó, một lượng đáng kể
We has wasted a whole bunch of food everyday.
Chúng ta đã lãng phí một lượng lớn thức ăn.
Endless amount – vô số, vô kể
There are endless amount of vine wine.
Ở đây có vô số rượu vang.
Enormous amount – rất nhiều, nhiều không đếm được
They spent enormous amount of money on that evil persecution.
Họ đã chi vô số tiền của cho cuộc bức hại tàn ác đó.
Excessive amount – dư thừa, quá nhiều
He died yesterday due to an excessive amount of drugs.
Anh ta chết ngày hôm qua vì sử dụng thuốc quá liều.
Infinite – rất nhiều, rất lớn, không giới hạn
With infinite patience, she persuaded them successfully.
Với sự nhẫn nại phi thường, cô ấy đã thuyết phục họ thành công.
Loads – rất nhiều
They give us loads of food.
Họ đã mang cho chúng tôi rất nhiều đồ ăn.
Tons (of) – hàng tấn, rất nhiều
We did waste tons of time and money on that plan.
Chúng tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian và tiền bạc cho dự án đó.
Myriad – rất nhiều
There are myriad hotels along the coast.
Có rất nhiều khách sạn dọc bờ biển.
Numerous – vô số, vô kể
Numerous rubbish are produced everyday.
Có vô số rác thải được tạo ra hàng ngày.
Plenty – rất nhiều
There are plenty of types of flowers in this garden.
Có rất nhiều loài hoa ở trong khu vườn này.
>> Tham khảo: Make sense of trong tiếng Anh là gì?
Scads – lượng lớn
She earned scards of money.
Cô ấy kiếm bội tiền.
Surplus – rất nhiều
We are producing surplus of produce lines now.
Chúng ta đang sản xuất ra rất nhiều dòng sản phẩm.
A stack – rất nhiều
Don’t worry, we still have a stack of time to complete this job.
Đừng lo, chúng ta còn rất nhiều thời gian để hoàn thành công việc này.
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp một số cách dùng thêm của If trong tiếng Anh
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Cùng tìm hiểu một số cách dùng thêm của If qua các cấu trúc dưới đây:
- If....then :Nếu...thì
Ví dụ: If she can't come to us,then we will have to go and see her
- If dùng trong dạng câu không phải điều kiện: Động từ ở các mệnh đề diễn biến bình thường theo thời gian của chính nó
Ví dụ:
. If you want to learn a musical instrument,you have to practice
If you did not do much maths at school,you will find economics difficult to understand
.If that was Marry,why didn't she stop and stay hello
- ....should = If... happen to... =If... should happen to... diễn đạt sự không chắc chắn
Ví dụ: If you should happen to pass a supermarket,perhaps you could get some eggs (ngỗ nhỡ anh có tình cờ đi qua chợ có lẽ mua cho em ít đường)
4 .If...was/were to...
- Diễn đạt điều kiện không có thật hoặc tưởng tượng ở tương lai
Ví dụ:
. If the boss was/were to come in now (= if the boss came in now) ,we would be in real trouble
. What would we do if I was/were to lose my job?
- Hoặc có thể diễn đạt một ý lịch sự khi đưa ra lời đề nghị
Ví dụ: If you were to move your hair a bit,we could all sit down
(nếu anh vui lòng dich ghế của anh ra một chút thì chúng ta có thể cùng ngồi được)
Note:Cấu trúc này tuyệt đối không được dùng với các động từ tĩnh hoặc chỉ trạng thái tư duy.
Ví dụ:
Correct:If I knew her name,I would tell you
Incorrect:If I was/were to know...
5.If it + to be+ not+ for : Nếu không vì,nếu không nhờ vào.
-Thời hiện tại:
Ví dụ: If it wasn't/weren't for the children,that couple wouldn't have any thing to talk about.
(nếu không vì những đứa con thì vợ chồng nhà ấy chả có chuyện gì để mà nói)
-Thời quá khứ:
Ví dụ: If it hadn't been for your help,I don't know what we would have done
(Nếu không nhờ vào sự giúp đỡ của anh thì tôi cũng không biết là chúng tôi sẽ làm gì đây)
- "Not" đôi khi được thêm vào những động từ sau "IF" để bày tỏ sự nghi ngờ không chắc chắn(Có nên... hay không )
Ví dụ: I wonder if we shouldn't ask the doctor to look at Mary
- It would... if + subject + would...(sẽ là... nếu- không được dùng trong văn viết )
Ví dụ:
. It would be better if they would tell everybody in advance.
(Sẽ là tốt hơn nếu họ không kể cho mọi người từ trước. )
. How would we feel if this would happen to our family?
(Ta sẽ cảm thấy thế nào nếu điều này xảy ra đối với gia đình chúng ta? )
- If...'d have...' have dùng trong văn nói không dùng trong văn viết ,diễn đạt điều kiện không thể xảy ra trong quá khứ.
Ví dụ: If I'd have known,I'd have told you
If she'd have recognized him it would have benn funny
- If + preposition + noun/verb...(subject + be bị lược bỏ)
Ví dụ: If in doubt,ask for help (= if you are in doubt)
If about to go on a long journey,try to have a good night's sleep
(=If you are about to go on...)
- If được dùng khá phổ biến với một số từ như " any/ anything/ever/ not " diễn đạt ý phủ định
Ví dụ: I'm not angry .If anything,I feel a little surprised.
(Tôi không giận dữ gì đâu. mà trái lại tôi cảm thấy hơi ngạc nhiên.)
-Thành ngữ này còn diễn đạt ý ướm thử: Nếu có...
Ví dụ:
. I'd say he was more like a father,if anything
(Tôi xin nói rằng ông ấy còn hơn cả một người cha,nếu có thể nói thế )
. He seldom if ever travel abroard.
(Anh ta chả mấy khi đi ra nước ngoài.)
. Usually,if not always,we write "cannot" as one word.
(Thông thương nhưng không phải là luôn luôn.)
- If + Adjective= although(cho dù là )
- Nghĩa không mạnh bằng although-Dùng để diễn đạt quan điểm riêng hoặc vấn đề gì đó không quan trọng
Ví dụ: His style,if simple,is pleasant to read.
(Văn phong của ông ta,cho dù đơn giản,thì đọc cũng thú.)
- Cấu trúc này có thể thay bằng may... ,but
Ví dụ: His style may be simple,but it is pleasant to read
>>> Mời xem thêm: Các dạng thức của động từ: V-ing và To-V trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh khi học và làm bài tập về chia động từ ta thường gặp các dạng thức của từ: V-ing và To-V. Cùng tìm hiểu để làm bài tập một cách chính xác nhất nhé!
Gerund verb (V-ing) – Danh động từ
Cách sử dụng “V-ing”
– Là chủ ngữ của câu:
Reading bored him very much.
– Bổ ngữ của động từ:
Her hobby is painting.
– Là bổ ngữ:
Seeing is believing.
– Sau giới từ:
He was accused of smuggling.
– Sau một vài động từ: avoid, mind, enjoy,…
Một số cách dùng đặc biệt của “V-ing”
* Những động từ sau được theo sau bởi “V-ing”: admit, avoid, delay, enjoy, excuse, consider, deny, finish, imagine, forgive, keep, mind, miss, postpone, practise, resist, risk, propose, detest, dread, resent, pardon, fancy…
Ex:
- He admitted taking the money. (Anh ta thừa nhận đã lấy tiền.)
- Would you consider selling the property? (Bạn sẽ xem xét bán nhà chứ?)
- He kept complaining. (Anh ta vẫn tiếp tục phàn nàn.)
- He didn’t want to risk getting wet. (Anh ta không muốn bị ướt.)
* V + giới từ: apologize to sb for, accuse sb of, insist on, feel like, congratulate sb on, suspect sb of, look forward to, dream of, succeed in, object to, approve/ disapprove of…
* Gerund verb cũng theo sau những cụm từ như:
– It’s no use / It’s no good…
– There’s no point (in)…
– It’s (not) worth …
– Have difficult (in) …
– It’s a waste of time/ money …
– Spend/ waste time/money …
– Be/ get used to …
– Be/ get accustomed to …
– Do/ Would you mind … ?
– Be busy …
– What about … ? How about …?
– Go …(go shopping, go swimming…)
To V (Verb infinitive) – Động từ nguyên thể
Verb + to V
Những động từ sau được theo sau trực tiếp bởi to-infinitive: agree, appear, arrange, attempt, ask, decide, determine, fail, endeavour, happen, hope, learn, manage, offer, plan, prepare, promise, prove, refuse, seem, tend, threaten, volunteer, expect, want, …
Ex:
- She agreed to pay $50.(Cô ấy đã đồng ý trả 50 đô la.)
- Two men failed to return from the expedition.(Hai người đàn ông đã không thể trở về từ cuộc thám hiểm.)
- The remnants refused to leave.(Những người còn sót lại từ chối rời đi.)
- She volunteered to help the disabled. (Cô ấy tình nguyện giúp đỡ người tàn tật.)
- He learnt to look after himself. (Anh ấy học cách tự chăm sóc mình.)
Verb + how/ what/ when/ where/ which/ why + to V
Những động từ sử dụng công thức này là: ask, decide, discover, find out, forget, know, learn, remember, see, show, think, understand, want to know, wonder…
Ex:
- He discovered how to open the safe. (Anh ấy đã phát hiện ra làm thế nào để mở két sắt.)
- I found out where to buy cheap fruit. (Tôi đã tìm ra nơi mua hoa quả rẻ.)
- She couldn’t know what to say. (Cô ấy không thể nghĩ ra điều gì để nói.)
- I showed her which button to press. (Tôi chỉ cho cô ấy phải ấn nút nào.)
Verb + Object + to V
Những động từ theo công thức này là: advise, allow, enable, encourage, forbid, force, hear, instruct, invite, order, permit, persuade, request, remind, train, urge, want, tempt…
Ex:
- These glasses will enable you to see in the dark. (Cái kính này sẽ cho phép bạn nhìn trong bóng tối.)
- She encouraged me to try again. (Cô ấy khuyến khích tôi thử lại lần nữa.)
- They forbade her to leave the house. (Họ cấm cô ấy rời khỏi nhà.)
- They persuaded us to go with them. (Họ đã thuyết phục chúng tôi đi với họ.)
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến miễn phí cho trẻ em
Một số động từ đặc biệt có thể kết hợp với cả V-ing và to V
Một số động từ có thể đi cùng với cả V-ing và to V, hãy cùng Elight so sánh sự khác nhau về ý nghĩa giữa chúng ngay bây giờ nhé ?
STOP
Stop V-ing: dừng làm gì (dừng hẳn)
Stop to V: dừng lại để làm việc gì
Ex:
- He has lung cancer. He needs to stop smoking. (Anh ấy bị ung thư phổi. Anh ấy cần phải dừng hút thuốc.)
- He was tired so he stopped to smoke. (Anh ấy thấy mệt nên đã dừng lại để hút thuốc.)
REMEMBER
Remember/ forget/ regret to V: nhớ/ quên/ tiếc sẽ phải làm gì (ở hiện tại – tương lai)
Remember/ forget/ regret V-ing: nhớ/ quên/ tiếc đã làm gì (ở quá khứ)
Ex:
- Remember to send this letter (Hãy nhớ gửi bức thư này.)
- Don’t forget to buy flowers (Đừng quên mua hoa nhé.)
- I regret to inform you that the train was cancelled (Tôi rất tiếc phải báo tin cho anh rằng chuyến tàu đã bị hủy.)
- I paid her $2. I still remember that. I still remember paying her $2. (Tôi nhớ đã trả cô ấy 2 đô la rồi.)
- She will never forget meeting the Queen. (Cô ấy không bao giờ quên lần gặp nữ hoàng.)
- He regrets dropping out of school early. It is the biggest mistake in his life. (Anh ấy hối tiếc vì đã bỏ học quá sớm. Đó là lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời anh ấy.)
TRY
Try to V: cố gắng làm gì
Try V-ing: thử làm gì
Example:
- I tried to pass the exam. (Tôi đã cố gắng vượt qua kỳ thi.)
- You should try unlocking the door with this key. (Bạn nên thử mở cửa với chiếc khóa này.)
LIKE
Like V-ing: Thích làm gì vì nó thú vị, hay, cuốn hút, làm để thường thức.
Like to do: muốn làm gì, cần làm gì
Ex:
- I like watching TV. (Tôi thích xem TV.)
- I want to have this job. I like to learn English. (Tôi muốn có công việc này. Tôi muốn học tiếng Anh.)
PREFER
Prefer V-ing to V-ing
Prefer + to V + rather than (V)
Ex:
- I prefer driving to traveling by train. (Tôi thích lái xe hơn đi tàu.)
- I prefer to drive rather than travel by train. (Tôi thích lái xe hơn đi tàu.)
MEAN
Mean to V: Có ý định làm gì.
Mean V-ing: Có nghĩa là gì.
Ex:
- He doesn’t mean to prevent you from doing that. (Anh ấy không có ý ngăn cản bạn làm việc đó.)
- This sign means not going into. (Biển báo này có ý nghĩa là không được đi vào trong.)
NEED
Need to V: cần làm gì
Need V-ing: cần được làm gì (= need to be done)
Ex:
- I need to go to school today. (Tôi cần đến trường hôm nay.)
- Your hair needs cutting. (= your hair needs to be cut) (Tóc bạn cần được cắt.)
USED TO/ GET USED TO
Used to V: đã từng/ thường làm gì trong quá khứ (bây giờ không làm nữa)
Be/ Get used to V-ing: quen với việc gì (ở hiện tại)
Ex:
- I used to get up early when I was young. (Tôi thường dậy sớm khi còn trẻ.)
- I’m used to getting up early. (Tôi quen với việc dậy sớm rồi.)
ADVISE/ ALLOW/ PERMIT/ RECOMMEND
Advise/ allow (permit)/ recommend + Object + to V: khuyên/ cho phép/ đề nghị ai làm gì.
Advise/ allow (permit)/ recommend + V-ing: khuyên/ cho phép/ đề nghị làm gì.
Ex:
- He advised me to apply at once. (Anh ấy khuyên tôi ứng tuyển vị trí đó ngay lập tức.)
- He advised applying at once. (Anh ấy khuyên nộp đơn cho vị trí đó ngay lập tức.)
- They don’t allow us to park here. (Họ không cho phép chúng tôi đỗ xe ở đây.)
- They don’t allow parking here. (Họ không cho phép đỗ xe ở đây.)
SEE/ HEAR/ SMELL/ FEEL/ NOTICE/ WATCH
See/ hear/ smell/ feel/ notice/ watch + Object + V-ing: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chỉ chứng kiến 1 phần của hành động.
See/ hear/ smell/ feel/ notice/ watch + Object + V: cấu trúc này được sử dụng khi người nói chứng kiến toàn bộ hành động.
Ex:
- I see him passing my house everyday. (Tôi thấy anh ấy đi qua nhà tôi mỗi ngày.)
- She smelt something burning and saw the smoke rising. (Cô ấy ngửi thấy mùi cái gì đó đang cháy và nhìn thấy khói đang bốc lên cao.)
- We saw him leave the house. (Chúng tôi đã nhìn thấy anh ấy rời khỏi nhà.)
>>> Mời xem thêm: 10+ tính từ đồng nghĩa với ‘Kind’ (Tốt bụng) trong tiếng Anh
Khi muốn khen ai đó tốt bụng trong tiếng Anh thường sử dụng từ “kind”. Vậy ngoài từ “kind" còn có từ nào cũng có nghĩa là tốt bụng không? Cùng Pantado tìm hiểu các từ đồng nghĩa với "kind" hay được sử dụngnhất nhé.
Từ đồng nghĩa với "Kind"
1. Nice – /naɪs/: tốt bụng, dễ chịu
Ví dụ:
It was very nice of him to drive your daughter home.
Anh thật tốt bụng khi giúp đỡ tôi trong công việc.
2. Benevolent – /bəˈnev.əl.ənt/: nhân đức, nhân ái
Ví dụ:
I believe that Mr Jackson will be a benevolent principal.
Tôi tin ngài Jackson sẽ là một hiệu trưởng nhân ái.
3. Congenial – /kənˈdʒiː.ni.əl/: thoải mái, dễ gần, thân thiện
Ví dụ:
I spent a day hanging out with my congenial friends .
Tôi đã dành cả một ngày để đi chơi với những người bạn thân thiết của tôi.
4. Kind-hearted – /ˌkaɪndˈhɑːr.t̬ɪd/: tốt bụng
Ví dụ:
She is a very kind-hearted teacher.
Cô ấy là một người giáo viên tốt bụng.
5. Compassionate – /kəmˈpæʃ.ən/ : từ bi, thiện.
Ví dụ:
He was deeply a compassionate doctor.
Ông ấy thực sự là một người bác sĩ nhân ái.
6. Considerate – /kənˈsɪd.ɚ.ət/: ân cần, chu đáo
Ví dụ:
Henry is always very polite and considerate.
Henry luôn rất lịch sự và chu đáo.
7. Caring – /ˈker.ɪŋ/: cảm thông, quan tâm, ân cần
Ví dụ:
He is a wonderful listener and caring father.
Ông ấy là một người cha biết lắng nghe và rất ân cần.
8. Friendly – /ˈfrend.li/: thân thiện, dễ mến
Ví dụ:
Vietnamese people are are considered to be friendly and hospitable.
Người Việt Nam được đánh giá là rất thân thiện và hiếu khách
>>> Có thể bạn quan tâm: Nên cho con học tiếng Anh khi còn học mẫu giáo không?
9. Thoughtful – /ˈθɑːt.fəl/: ân cần, lo lắng, quan tâm
Ví dụ:
He is a thoughtful colleaugue.
Anh ấy là một người đồng nghiệp luôn quan tâm tới người khác.
10. Benign – /bɪˈnaɪn/: tốt, lành, nhân từ
Ví dụ:
I think Jack is a benign husband.
Tôi nghĩ Jack là một người chồng tốt.
11. Humane – /hjuːˈmeɪn/: nhân đạo, nhân từ
Ví dụ:
To live happily, we need to be more humane .
Để có một cuộc sống hạnh phúc, chúng ta cần nhân từ hơn.
12. Beneficent – /bəˈnef.ɪ.sənt/: tốt bụng, từ bi
Ví dụ:
She was born in a kind family and she grows up with a beneficent influences.
Cô ấy được sinh ra trong một gia đình tốt và cô ấy lớn lên với những sự ảnh hưởng tốt lành.
- Good-hearted – /ˌɡʊdˈhɑːr.t̬ɪd/: tốt bụng, từ bi
Ví dụ:
She is very good-hearted when help me carry this box.
Cô ấy thật tốt bụng khi giúp tôi mang cái hôm này.
- Soft-hearted – /ˌsɑːftˈhɑːr.t̬ɪd/: tốt bụng, nhân ái
Ví dụ:
Tiffany is very soft-hearted.
Tiffany rất nhân ái.
- Sympathetic – /ˌsɪm.pəˈθet̬.ɪk/: tốt bụng, cảm thông
Ví dụ:
She has got a sympathetic heart.
Cô ấy có một trái tim biết cảm thông.
>>> Mời xem thêm: Tiếng Anh trực tuyến 1 thầy 1 trò
Đáp ứng nhu cầu học ngoại ngữ với giáo viên bản ngữ, giáo viên nước ngoài tại nhà, các bậc phụ huynh sẽ không phải bận rộn đưa đón trẻ đến các trung tâm Anh ngữ sau những giờ bận rộn. Và hơn hết, khi bạn có thời gian rảnh vẫn có thể tham gia cùng các con để kiểm chứng chất lượng đào tạo giáo viên đang dạy cho các bé.
>> Có thể bạn đang quan tâm: Cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả
Tại sao học tiếng anh giao tiếp trực tuyến tại nhà lại phổ biến?
Các giải pháp giảng dạy cá nhân hóa dựa trên nhu cầu thực tế của nhiều người với quỹ thời gian hạn hẹp và địa điểm học không phù hợp và đặc biệt dành cho phụ huynh tìm giáo viên dạy tại nhà cho con. Tất cả đều mong muốn tìm ra một giải pháp học tiếng Anh một cách hiệu quả và thuận tiện nhất để nâng cao 4 kỹ năng nghe-nói-đọc-viết của người bản xứ. Học tiếng anh giao tiếp tại nhà với người bản ngữ là lựa chọn tốt nhất.
Ưu điểm khi học tiếng Anh giao tiếp tại nhà với giáo viên nước ngoài
- Tiết kiệm thời gian: Thời gian học theo yêu cầu của học viên, giúp học viên chủ động về lịch trình và thời gian của mình.
- Địa điểm học theo yêu cầu của học viên.
- Chương trình học linh hoạt theo từng đối tượng, từng cấp độ, từng mục tiêu.
- Được kiểm tra định kỳ sau mỗi khóa học để đánh giá chất lượng đào tạo.
- Được giáo viên trực tiếp kèm cặp và chỉnh sửa ngữ âm
- Học viên được giao tiếp với người bản ngữ nên tự tin giao tiếp.
- Được trực tiếp tham gia và đề xuất các chủ đề theo mong muốn, nhu cầu của cuộc sống và chủ đề mà các bé thích.
- Học tiếng Anh giao tiếp tại nhà tập trung cao độ, tiến bộ nhanh. Nói và thực hành với người bản xứ.
>> Mời quan tâm: kinh nghiệm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
5 lợi ích khi học tiếng Anh với giáo viên nước ngoài tại nhà
Phát âm chuẩn
Còn gì tuyệt hơn luyện phát âm với người bản ngữ? Giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại nhà là những người dạy phát âm chuẩn nhất, nhất là khi bạn đang có nhu cầu học tiếng Anh giao tiếp.
Phản xạ tiếng Anh
Giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại nhà không thể nói bằng tiếng Việt nên họ sẽ không thể dịch những gì họ nói sang tiếng Việt cho bạn. Vì vậy, bạn cần tập trung nghe để hiểu và trả lời, dần dần hình thành cách tư duy tiếng Anh cho riêng mình. Suy nghĩ tiếng Anh và nói tiếng Anh. Việc hình thành phản xạ tiếng Anh tốt hơn là nghe câu hỏi, dịch rồi mới trả lời.
Luyện nói tiếng Anh hàng ngày
Việc giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại nhà cho bạn không nói được tiếng Việt bắt buộc bạn phải nói tiếng Anh trong giờ học. Luyện nói tiếng Anh thường xuyên và liên tục sẽ cải thiện trình độ nói của bạn. Ngoài ra, những người bản ngữ này sẽ giúp bạn sửa các lỗi phát âm, ngữ điệu hoặc sử dụng từ ngữ một cách tự nhiên như người bản ngữ nói tiếng Anh.
Học từ vựng
Làm thế nào để học khi chúng ta thông tin sai? Người Việt Nam thường học từ vựng bằng cách dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt, sau đó học nghĩa và cách phát âm của chúng. Khi học với giáo viên nước ngoài, thói quen đó sẽ phải chuyển sang hướng nghe từ tiếng Anh, đoán nghĩa của nó trong ngữ cảnh, hiểu nghĩa của từ trong ngữ cảnh và sử dụng từ đó trong cùng ngữ cảnh. Bạn không còn phải nhớ ý nghĩa của chúng nữa mà việc bạn cần làm là sử dụng chúng trong những câu tương tự.
Tìm hiểu văn hóa nước ngoài
Vương quốc Anh bao gồm bốn quốc gia riêng biệt, với bốn nền văn hóa khác nhau nói tiếng Anh. Do đó, thông qua giáo viên nước ngoài dạy tiếng Anh tại nhà cho bạn, bạn có thể tìm hiểu những nét văn hóa đặc sắc của Vương quốc Anh một cách chính xác và thú vị nhất.
Tại sao nên chọn giáo viên nước ngoài dạy trực tuyến tại PANTADO?
Trình độ giáo viên nước ngoài của PANTADO: Đội ngũ giáo viên PANTADO đến từ 10 quốc gia: Philippines, Việt Nam, Mỹ, Canada.....
Chuyên viên ngôn ngữ tốt nghiệp cử nhân trở lên và có bằng tốt nghiệp của trường đại học ở nước sở tại.
Chứng chỉ giảng dạy quốc tế được công nhận quốc tế: TESOL, CELTA, ITC TEFL.
Có kinh nghiệm giảng dạy tiếng Anh tại nước sở tại hoặc các nước trên thế giới.
Tác phong chuyên nghiệp, tính cách thân thiện, phù hợp với văn hóa Việt Nam.
Tâm huyết với công việc, thân thiện, sử dụng phương pháp giảng dạy năng động, giúp học viên phát triển tối ưu khả năng nghe - nói - phát âm chuẩn.
Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến để các bé làm quen vói ngôn ngữ thứ hai ngay tại nhà nhé.
Việc sử dụng các dấu câu chấm, phẩy, hỏi chấm, chấm than… trong một câu tưởng chừng như rất dễ nhưng lại khá phức tạp, ngay cả trong tiếng Anh cũng thế. Cùng tìm hiểu tổng hợp các quy tắc sử dụng dấu phẩy trong tiếng Anh mà bạn cần biết.
Quy tắc 1. Sử dụng dấu phẩy để tách 3 hoặc nhiều từ, cụm từ hoặc mệnh đề được viết trong một câu dài.
VD: The candidate promised to lower taxes, protect the environment, and reduce crime. (Các ứng cử viên hứa sẽ giảm thuế, bảo vệ môi trường, và làm giảm tội phạm.)
Quy tắc 2. Sử dụng dấu phẩy để tách các mệnh đề độc lập khi chúng được gắn kết bởi 1 trong 7 từ nối sau: and, but, for, or, nor, so, yet.
VD: I have painted the entire house, but he is still working on sanding the doors. (Tôi đã sơn được toàn bộ ngôi nhà, mà anh ấy vẫn đang sơn mấy cánh cửa.)
Quy tắc 3. Sử dụng dấu phẩy sau mệnh đề, cụm động từ hoặc từ ngữ phụ đi trước mệnh đề chính.
VD: While I was eating, the cat scratched at the door. (Trong khi tôi đang ăn, con mèo cào vào cánh cửa.)
Quy tắc 4. Sử dụng một cặp dấu phẩy ở giữa một câu để thiết lập các mệnh đề, cụm từ và từ ngữ mà không phải là thiết yếu đối với ý nghĩa của câu. Nếu những từ này bị bỏ đi, thì câu văn vẫn có ý nghĩa và giữ lại ý nghĩa cơ bản của nó.
VD: I am, as you have probably noticed, very nervous about this. (Tôi đang, như bạn có thể thấy đấy, rất lo lắng về điều này.)
>>> Mời xem thêm: học tiếng anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài
Quy tắc 5. Dùng dấu phẩy để tách 2 hoặc nhiều tính từ mà nó cùng diễn đạt cho một danh từ khi từ “and” (và) có thể được thêm vào giữa chúng.
VD: He is a strong, healthy man (He is a strong and healthy man). (Anh ấy là một người đàn ông tráng kiện, khỏe mạnh (Anh ấy là một người đàn ông tráng kiện và khỏe mạnh)).
Quy tắc 6. Dùng dấu phẩy để làm nổi bật tất cả địa danh, các mục trong ngày, các chức danh trong tên gọi.
VD: I lived in San Francisco, California for 20 years. (Tôi sống ở San Francisco, California trong 20 năm.)
Nếu lược bỏ đi ngày thì ta lược bỏ luôn cả dấu phẩy sau đó:
VD: Kathleen met her husband on December 5, 2003, in Mill Valley, California.(Kathleen gặp chồng mình vào ngày 05 tháng 12 năm 2003, tại Mill Valley, California.)
=> Kathleen met her husband on December 2003 in Mill Valley, California. (Kathleen gặp chồng mình vào tháng 12 năm 2003 tại Mill Valley, California.)
Quy tắc 7. Dùng dấu phẩy để phân biệt một câu trích dẫn trong cả một câu.
VD: Mother asked, “Who wants to get ice cream?” “I do”, he said. (Mẹ hỏi: “Ai muốn ăn kem?” “Con muốn”, anh ấy nói.)
Quy tắc 8. Dùng dấu phẩy ở bất cứ chỗ nào mà để tránh người đọc bị bối rối hay hiểu nhầm.
VD: To Steve, Lincoln was the greatest president. (Đối với Steve, Lincoln là vị Tổng thống vĩ đại nhất.)
Quy tắc 9. Dùng dấu phẩy trước và sau tên viết in hoa của một người được chỉ đích danh.
VD: Will you, Sam, have the surgery? Yes, Doctor, I will. (Còn anh, Sam, sẽ phẫu thuật chứ? Vâng, Bác sĩ, tôi sẽ làm.)
Quy tắc 10. Dùng dấu phẩy để tách 1 câu khẳng định khỏi câu hỏi (dạng câu hỏi đuôi Tag-question)
VD: I can go, can’t I? (Tôi có thể đi, đúng không?)
Quy tắc 11. Dùng dấu phẩy để tách 2 phần đối lập trong một câu.
VD: That is my money, not yours. (Đó là tiền của tôi, không phải của bạn.)
Quy tắc 12. Sử dụng dấu phẩy khi bắt đầu một câu với những từ mang tính chất giới thiệu như: As well, Now hoặc Yes.
VD: Yes, I do need that report. (Có, tôi thật sự cần báo cáo đó.)
Quy tắc 13. Sử dụng dấu phẩy trước và sau những liên từ như “therefore” và “however”.
VD: I would, therefore, like a response. (Vì thế, tôi muốn một lời hồi đáp.)
I will be happy, however, to volunteer my time. (Tuy vậy, tôi sẽ vui lòng tình nguyện dành thời gian của mình (cho ai hoặc việc gì đó).)
Nguồn sưu tầm
>>> Có thể bạn quan tâm: Altogether là gì - Phân biệt All together và Altogether