Từ vựng thông dụng

Cách dùng Already - phân biệt cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Khi chúng ta sử dụng thì hoàn thành chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa Already, Still, Yet, Since và Just. Đây là những từ khá quan trọng để chúng ta dựa vào nắm bắt cũng như nhận biết thì hiện tại hoàn thành, tuy nhiên về ý nghĩa và cách dùng thì gây không ít khó khăn cho bất cứ ai học ngoại ngữ. Chúng ta cùng đi tìm hiểu cách dùng Already và cách phân biệt cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet trong tiếng Anh.

cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Cách dùng Already và Yet trong tiếng Anh

Already và Yet đều được dùng ở thì hiện tại hoàn thành, nhưng cách dùng Already sẽ được sử dụng ở thể khẳng định và Yet dùng ở thể phủ định.

  •  Cách dùng Already

 Already được hiểu  rằng hành động đã kết thúc, đã hoàn thành. 

Ex:  He’ve already been to England once times, last August

       Anh ấy đã đến Anh một lần vào tháng 8 vừa rồi

– Bạn có thể đặt từ already vào cuối câu, hoặc trước động từ.

Ex: Has John already gone home?

       John đã về nhà chưa?

      He’s finished her homework already.

      Anh ấy làm xong bài tập rồi.

– Trong câu hiện tại hoàn thành, cấu trúc câu có chứa “already” phải là: 

subject + have/has + already + past participle

Ex: My family have already discussed about the problems happened recently

     (Gia đình tôi đã bàn bạc về những vấn đề đã xảy ra gần đây)

  • Cách dùng của Yet

Chúng ta thường sử dụng yet với thì hiện tại hoàn thành trong những câu phủ định và trong các câu hỏi .Yet cho thấy người nói chờ đợi một hành động nào đó sẽ xảy ra và  Yet thường đứng ở cuối câu.

Ex: She’s hungry. Is dinner ready yet?

      Cô ấy đói bụng rồi. Bữa ăn dọn ra chưa?

       It’s 10 o’clock and Mary hasn’t got up yet.

       Đã 10 giờ mà Mary vẫn chưa dậy.

>>> Có thể ban quan tâm: học tiếng anh online cho trẻ em miễn phí

Cách dùng Since trong tiếng Anh

cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Dùng để nói về thời gian mà một hành động, sự kiện nào đó bắt đầu xảy ra.

  • Since + thời điểm trong quá khứ

Sau since có thể là 1 thời điểm cụ thể trong quá khứ mà sự việc đó bắt đầu diễn ra:

Ex: She’ve worked here since 2018.

Cô ấy bắt đầu làm việc tại đây từ năm 2018

  •  Since + thì quá khứ đơn

Ở trường hợp này, since đi kèm với một mệnh đề ở thì quá khứ đơn. 

Ex: He have travelled abroad since he was 8.

Anh ấy đã bắt đầu du lịch nước ngoài từ khi anh ấy lên 8

  •  Since there có nghĩa  là “kể từ đó”.

Ex: Since there, we have never used the internet

Kể từ đó, chúng tôi không bao giờ sử dụng internet

  •  Since”được dùng trong câu ở các thì hoàn thành.

Điều này có nghĩa là các mệnh đề chính trong câu được chia ở các thì hoàn thành

Thì hiện tại hoàn thành

Ex: She haven’t slept since last night.

Cô ấy đã không ngủ từ tối qua

Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn

Ex: She have been playing this game since 6 o’clock.

Cô ấy đã chơi trò chơi này từ lúc 6 giờ

Thì quá khứ hoàn thành

Ex: She was sorry when the shop moved. She had worked there since I graduated.

Cô ấy rất tiếc khi cửa hàng đóng cửa. Cô ấy đã làm việc ở đó từ khi tốt nghiệp

Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn

Ex: She had been watching that drama every night since it started.

Cô ấy đã xem bộ phim đó mỗi tối từ khi nó bắt đầu chiếu

Cách dùng Still trong tiếng Anh

Still diễn tả một tình huống chưa thay đổi. 

Nó được dùng trong các câu hỏi, câu khẳng định và câu phủ định, và được đặt trước động từ trong câu.

Ex: She’s still waiting in the queue.

      Cô ấy vẫn đang xếp hàng

Nhưng đôi khi bạn sẽ thấy nó được sử dụng vào cuối câu để nhấn mạnh, đặc biệt trong hội thoại hằng ngày. 

Ex: Is she living in London, still?

      Cô ấy vẫn sống ở London à?

Cách dùng Just trong tiếng Anh

cách dùng Already, Still, Just, Since và Yet

Trong tiếng Anh, just có thể là tính từ, danh từ hoặc phó từ. Chúng ta thường gặp just đóng vai trò phó từ nhiều nhất.

  • Tính từ:

Just có nghĩa là công bằng, thích đáng, hợp lẽ phải, đúng đắn.

Ex:    I think she got his just deserts 

Tôi nghĩ cô ấy đã nhận được những gì mà cô ấy xứng đáng

  1. Danh từ (ít gặp):The just (danh từ, số nhiều): những người công bằng
  2.  Phó từ :Đây là dạng hay gặp nhất của just
  • Trường hợp 1: dùng để nói một ai đó vừa làm một việc mới gần đây và thường ở thì hiện tại hoàn thành hoặc quá khứ hoàn thành hoặc quá khứ đơn. Nó thường đứng ngay trước động từ chính.

Ex:  When you arrived she had only just left 

       Trước khi bạn đến, cô ta vừa mới rời đi

       I just saw her a moment ago 

       Tôi vừa mới trông thấy cô ấy

  • Trường hợp 2: chỉ (=only) 

Ex: I decided to learn Japanese just for fun 

      Tôi học tiếng Nhật  chỉ để tìm niềm vui

  • Trường hợp 3: Just có nghĩa là: chính xác, thực sự, hoàn toàn.

Ex: This skirt is just her size 

      Chiếc váy này vừa đúng cỡ của cô ấy

  • Trường hợp 4: Just as có nghĩa là không kém, ngang bằng

Ex: She’s just smart as her brother 

       Cô ta thông minh không kém anh trai của cô ta

  • Trường hợp 5: Cách sử dụng của Yet là theo lối mệnh lệnh để chấm dứt sự trì hoãn nhằm gây chú ý hoặc yêu cầu người khác làm gì một cách lịch sự.

Ex: Just listen to what she’s saying, will you! 

      Hãy nghe những gì cô ấy nói đã

  • Trường hợp 6: Just in case: nghĩa là phòng khi điều gì đó không tốt xảy ra, thường đặt ở cuối câu.

Ex: You probably won’t need to call, but take her number, just in case. 

      Bạn có lẽ sẽ không cần gọi đến, nhưng hãy cứ lấy số của cô ấy, phòng khi cần dùng đến

  • Trường hợp 7: Could/might/may + just: chỉ một điều gì đó có một ít khả năng sẽ xảy ra.

Ex: Try her home number, she might just be there 

      Thử dùng số điện thoại nhà cô ấy, cô ấy có thể ở đó

  • Trường hợp 8 : Just: có nghĩa là đơn giản là (=simply)

Ex: It was just an ordinary book

      Nó đơn giản là một  quyển sách bình thường

  • Trường hợp 9: Just có nghĩa là vừa đúng, vừa kịp lúc.

Ex: The clock struck six just as he arrived 

      Đồng hồ điểm 6 giờ vừa lúc anh ấy đến

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc wish trong tiếng Anh chi tiết nhất

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Mệnh đề trạng ngữ là một phần kiến thức ngữ pháp quan trọng trong tiếng anh. Tuy nhiên, đây lại được coi là một trong những phần kiến thức khá “khó nhằn” cho người sử dụng. Cùng tìm hiểu về Mệnh đề trạng ngữ trong bài viết sau nhé.

Mệnh đề trạng ngữ là gì?

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Mệnh đề trạng ngữ là mệnh đề có chức năng ngữ pháp của một trạng ngữ trong câu (bổ nghĩa cho một mệnh đề khác). Trong tiếng Anh, có rất nhiều loại mệnh đề như: mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, nơi chốn, cách thức, nguyên nhân, kết quả…. thường được gọi là mệnh đề phụ được bắt đầu bởi các từ cụ thể (là những mệnh đề không diễn tả được một ý hoàn thiện và không thể đứng độc lập)

Ví dụ:

  • When I finish studying, I will go home.

Khi tôi học xong, tôi sẽ về nhà.

Mệnh đề “when he finished studying” bổ nghĩa cho động từ “go home”, giúp cho người đọc/nghe biết được thời gian anh ấy đi về nhà.

>>> Mời tham khảo: trung tâm học tiếng anh cho trẻ em tại hà nội

Vị trí mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, khi bạn sử dụng thì bắt buộc phải lưu ý vị trí của mệnh đề này ở trong câu. Việc này được tùy thuộc vào loại mệnh đề trạng ngữ mà chúng sẽ có vị trí khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu vị trí của mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh qua những ví dụ dưới đây nhé.

Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa cho tính từ/trạng từ

Đây là mệnh đề thường được đặt ở phía sau từ mà mệnh đề này sẽ bổ nghĩa, nghĩa là đặt sau tính từ, trạng từ trong câu. 

Ví dụ:

  • Looking directly at the sun may damage your eyes if you don’t wear sunglasses.

Nhìn thẳng vào mặt trời có thể gây hại cho mắt nếu bạn không mang kính râm.

  • You look terrified as if you’d seen a ghost.

Bạn trông sợ mất hồn như thể bạn vừa nhìn thấy ma vậy.

Mệnh đề trạng ngữ tỉnh lược

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Vị trí của mệnh đề trạng ngữ tỉnh lược này sẽ được đặt như một mệnh đề đầy đủ. 

Ví dụ:

  • While eating, he talked nonstop.

→ While [he was] eating, he talked nonstop.

Đang ăn, anh ấy vẫn nói liên mồm.

  • When finished, this building will be the biggest in the city.

→ When [it is] finished, this building will be the biggest in the city.

Sau khi hoàn tất, tòa nhà này sẽ là to nhất trong thành phố

Mệnh đề trạng ngữ bổ nghĩa cho động từ

Đây là mệnh đề trạng ngữ không có vị trí cố định trong câu, cho nên nó có thể được đặt ở bất cứ đâu ở trong mẫu câu.

Ví dụ:

  • I watered the flowers because it was so hot today.

→ Because it was so hot today, I watered the flower.

Hôm nay trời nắng nóng quá nên tớ đã tưới hoa.

  • She looks sad as he hasn’t come yet.

→ As he hasn’t come yet, she looks sad.

Anh ấy chưa đến nên cô ấy trông có vẻ buồn bã.

Trong các ví dụ trên, mệnh đề trạng ngữ “because it was hot today” bổ nghĩa cho động từ “watered”. Tương tự, mệnh đề “he hasn’t come yet” bổ nghĩa cho động từ “looks”.

>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online uy tín

Các loại mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian thường bắt đầu bằng các từ dưới đây

  • When (Khi mà)

Ví dụ:

When John comes, I will give a gift for her.

Khi Jane đến, tôi sẽ tặng một món quà cho cô ấy

  • While (Trong khi)

Ví dụ:

I am watching TV while they are play badminton.

Tôi thường xem TV khi họ chơi cầu lông.

  • Before (Trước khi)

Ví dụ:

She often plays table tennis before she goes to bed

Cô ấy thường chơi bóng bàn trước khi đi ngủ.

  • After (Sau khi)

Ví dụ:

He went out after he had finished the homework.

Anh ấy đi chơi sau khi làm xong bài tập.

  • Since (Từ khi)

Ví dụ:

I haven’t met them since they left.

Tôi không gặp họ từ khi họ rời đi.

Lưu ý: ” since ” thường được dùng trong thì hiện tại hoàn thành.

  • As (Khi mà)

Ví dụ:

I saw him as I was in the supermarket.

Tôi thấy anh ấy khi tôi ở siêu thị.

Lưu ý: Trong mệnh đề có các từ when, as, while đôi khi sẽ có sự khác nhau giữa các thì của động từ, nhưng mệnh đề trạng ngữ không bao giờ ở thì tương lai. Như vậy, nếu mệnh đề chính ở thì tương lai thì mệnh đề trạng ngữ ở thì hiện tại thường.

Ví dụ:

I’ll wait untill/ till she comes back.

Tôi sẽ đợi đến khi cô ấy quay lại.

  • As soon as (Ngay khi mà)

Ví dụ:

As soon as Anna knew the truth, she called me.

Khi Anna biết sự thật, cô ấy gọi cho tôi.

  • Just as (Ngay khi)

Ví dụ:

Just as the girl entered the room, everyone looked at her.

Ngay khi cô gái vào trong phòng, mọi người đều nhìn cô ấy.

  • Whenever (Bất cứ khi nào)

Ví dụ:

I’ll come whenever you need me.

Tôi sẽ đến bất cứ khi nào bạn cần tôi.

  • By the time (Tính cho tới lúc)

Ví dụ:

By the time he came home, everyone had slept.

Tính cho tới khi anh ấy về tới nhà, mọi người đã đi ngủ hết rồi.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn là loại mệnh đề có chức năng làm trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu. 

  • Where (Ở đâu)

Ví dụ:

I like to go where you like.

Tôi sẽ đi nơi mà bạn muốn.

  • Wherever (Bất cứ nơi nào)

Ví dụ:

I will go wherever you go.

Tôi sẽ đến  bất cứ đâu mà bạn muốn.

  • Anywhere (Bất cứ đâu)

Ví dụ:

I don’t like to go anywhere there is a swimming pool.

Tôi không thích đi bất cứ đâu mà có bể bơi.

  • Everywhere (Tất cả mọi nơi)

Ví dụ:

I want to shop everywhere there is sale.

Tôi muốn mua đồ ở tất cả những nơi có giảm giá.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân là loại mệnh đề có vai trò nêu nguyên nhân của sự vật, hiện tượng trong câu.

Mệnh đề này thường được bắt đầu bằng because , since, as, seeing that….( đều có nghĩa là bởi vì.)

Ví dụ:

  • Because Anna is ill, she cannot go to school.

Bởi vì Anna bị ốm, cô ấy không thể đi học.

  • Since the girl is too young, she can’t understand the story.

Vì cô ấy còn trẻ nên cô ấy không hiểu câu chuyện.

  • Seeing that we were late, we missed the first part of the film.

Vì chúng tôi đến muộn nên đã lỡ 1 phần bộ phim.

  • As the essay has a lot of mistake, the teacher gives her the bad point.

Vì bài luận có rất nhiều sai lầm, giáo viên cho anh ta điểm thấp.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức

Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức đóng vai trò làm trạng ngữ chỉ cách thức trong câu. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng as hay as if, đều có nghĩa là : Như là, như.

  • As: Như là

Ví dụ:

He does as people expect.

Anh ấy làm như mọi người mong đợi.

  • As if: như thể là.

Mệnh đề bắt đầu với as if thường là mệnh đề giả định, diễn tả một sự việc không có thật.

Ví dụ: 

It looks as if it’s going to rain.

Nhìn trời như sắp có mưa.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích

Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích là loại mệnh đề có vai trò làm trạng ngữ chỉ mục đích trong câu. Mệnh đề này thường bắt đầu bằng so that, in order that, đều có nghĩa là “để mà”.

Ví dụ:

  • Mrs Huyen explains the lesson very clearly so that every student can understand.

Cô Huyền giải thích bài học rất rõ ràng để mọi học sinh đều có thể hiểu.

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phản

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự tương phả là mệnh đề có vai trò làm trạng ngữ chỉ sự tương phản trong câu. 

Các từ thường dùng với mệnh đề này đó là:

  • Nhóm 1: Although; Though; Even though (mặc dù)

Ví dụ:

Although it rained heavily, we went out with our friends.

Mặc dù trời mưa to, chúng tôi vẫn ra ngoài với bạn.

  • Nhóm 2: While (trong khi); meanwhile; whereas (trong khi đó)

Ví dụ:

He like football, while my sister like table tennis.

Anh ấy thích bóng đá, trong khi đó chị gái tôi thích tennis.

  • Nhóm 3: However; whatever; whoever; wherever (cho dù như thế nào, cho dù cái gì, cho dù ai, cho dù đâu…)

Ví dụ:

Although she is old, she is very active

Mặc dù bà ây đã già, bà ấy vẫn rất năng động.

  • Nhóm 4: No matter (dù cho, dù thế nào chăng nữa), Nevertheless, Nonetheless (tuy nhiên, tuy thế, dù sao)

Ví dụ:

They are going out though it rains heavily

Họ vẫn đi chơi mặc dù trời mưa nặng hạt.

Mệnh đề trạng ngữ rút gọn

Để nắm được mệnh đề trạng ngữ rút gọn được tổ chức như thế nào thì đầu tiên, bạn cần nắm được quy tắc chung của việc rút gọn trong câu phải đáp ứng hai yếu tố sau:

Hai mệnh đề trong câu đó phải có cùng chủ ngữ.

Trong câu phải có một liên từ nối hai mệnh đề như: as, before, while, although,…

Khi này, mệnh đề trạng ngữ sẽ được rút gọn bằng cách: bỏ chủ ngữ đi và chuyển động từ trong câu thành dạng V-ing. 

Lưu ý: tùy trường hợp mà ta có thể lược bỏ ít hoặc nhiều thành phần câu.

Về cách rút gọn mệnh đề trạng ngữ thì có 2 thể thức:

Câu chủ động

  • Cấp độ 1: Lược bỏ chủ ngữ: Lược bỏ chủ ngữ ở mệnh đề trạng ngữ (mệnh đề phụ, mệnh đề có liên từ), thì động từ chính trong câu chuyển thành V-ing, trường hợp có “to be” thì khi rút gọn sẽ là being.

Ví dụ:

When I came home, I saw a puppy

→ When coming home, I saw a puppy.

Khi về nhà, tôi thấy 1 chú cún con.

  • Cấp độ 2: Lược bỏ cả chủ ngữ lẫn liên từ: Hình thức rút gọn ở cấp độ 2 tương tự như cấp độ 1, nhưng lúc này ta có thể bỏ luôn cả liên từ.

Ví dụ:

When I came home, I saw a puppy.

→ Coming home, I saw a puppy.

Lưu ý: Đối với các mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian, nhằm nhấn mạnh thời gian hoặc hành động nào xảy ra trước, ta có thể dùng having + V3/-ed để rút gọn mệnh đề trạng ngữ.

Ví dụ:

After she finishes her work, she goes home

→ After finishing her work, she goes home.

Sau khi xong việc, cô ấy về nhà.

Câu bị động

  • Cấp độ 1: Chỉ rút gọn chủ ngữ: Lược bỏ chủ ngữ ở mệnh đề trạng ngữ (hay mệnh đề có liên từ), động từ “to be”  sẽ được chuyển thành being, theo sau là V3/-ed như bình thường.

Ví dụ:

As she is called a liar, she becomes angry.

→ As being called a liar, she becomes angry.

Vì bị gọi là kẻ dối trá, cô ấy tức giận.

  • Cấp độ 2: Rút gọn chủ ngữ và to be: Tương tự như cấp độ 1, nhưng khi này ta có thể bỏ cả being và chỉ giữ lại mỗi liên từ và động từ V3/-ed. 

Lưu ý: với các liên từ như “because of” bắt buộc theo sau nó phải là N/V-ing thì không thể áp dụng cách rút gọn này.

Ví dụ:

As she is called a liar, she becomes angry.

→ As called a liar, she becomes angry.

  • Cấp độ 3: Rút gọn cả liên chủ ngữ và to be: Đây được coi là hình thức rút gọn cao nhất trong mệnh đề trạng ngữ dạng bị động. Khi đó, cả liên từ, chủ ngữ lẫn động từ đều được lược bỏ, và chỉ giữ lại duy nhất động từ V3/-ed. Nếu không để ý, rất nhiều người sẽ bị nhầm lẫn với cách rút gọn mệnh đề quan hệ dạng bị động.

Ví dụ:

As she is called a liar, she becomes angry.

→ Called a liar, she becomes angry.

Chú ý: Ta cũng có thể áp dụng cách rút gọn cả liên từ, chủ ngữ, động từ nếu đằng sau động từ là một cụm danh từ thì 

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các mệnh đề trong tiếng Anh đầy đủ nhất

 

Cụm động từ Keep up with trong tiếng Anh

Trong ngữ pháp tiếng Anh động từ Keep (giữ, canh phòng) được sử dụng khá phổ biến. Một số cụm động từ đi với Keep như Keep on (tiếp tục, cứ tiến hành), Keep away (tránh xa), Keep down (dẹp, trấn an, kiểm soát),… được dùng để diễn đạt ý kiến của chủ thể một cách rõ ràng chi tiết. Bên cạnh đó, còn có một cụm động từ là Keep up with. Vậy Keep up with là gì? Cùng tìm hiểu chi tiết cụm động từ này trong tiếng Anh nhé!

Keep up with là gì?

Cụm động từ Keep up with trong tiếng Anh

Keep up with là 1 cụm động từ trong tiếng Anh, mang nghĩa là bắt kịp với/ theo kịp với.

Keep up with có 2 cách sử dụng chính:

  • Keep up with + somebody

Nói về việc theo kịp 1 ai đó.

Ví dụ:

  • Mike studies hard to keep up with the best student in his class.

(Mike học hành chăm chỉ để theo kịp học sinh giỏi nhất trong lớp.)

 

  • I think that he’s a good person. I always try to keep up with him.

Tôi nghĩ rằng anh ấy là một người tốt. Tôi luôn luôn cố gắng để theo kịp anh ta.

  • She is the best staff of the company. I will try to keep up with her.

Cô ấy là nhân viên tốt nhất của công ty. Tôi sẽ cố gắng để bắt kịp cô ấy.

  • Keep up with + something

đáp ứng, theo kịp được 1 điều gì đó.

Ví dụ:

  • I couldn’t keep up with the last bus of the day.

(Tôi không thể theo kịp chuyến xe buýt cuối cùng trong ngày.)

  • I can’t keep up with his speed.

Tôi không thể theo kịp tốc độ của anh ta.

  • If Adam can’t keep up with a new car, Susan won’t love him.

Nếu Adam không thể mua một chiếc xe đời mới, Susan sẽ không yêu anh ấy.

 

Một số cụm động từ khác đi với Keep trong tiếng Anh

Cụm động từ Keep up with trong tiếng Anh

Bên cạnh Keep up with, trong ngữ pháp tiếng Anh còn rất nhiều cụm động từ với Keep. Dưới đây là một số cụm động từ với Keep:

Keep out

Cụm động từ Keep out mang ngữ nghĩa là ngăn cản không cho vào.

Ví dụ:

  • He’s very dangerous – Please keep out!

Anh ta vô cùng nguy hiểm – Hãy tránh xa!

  • The doctor kept me out going into the emergency room.

Bác sĩ không cho tôi vào phòng cấp cứu.

Keep up

Cụm động từ Keep out mang ngữ nghĩa là duy trì, giữ vững.

Ví dụ:

  • I will keep up my opinion.

Tôi sẽ giữ vững quan điểm của tôi.

  • I keep up a daily exercise routine.

Tôi duy trì thói quen tập thể dục hàng ngày.

Keep together

Cụm động từ Keep together mang ngữ nghĩa là gắn bó cùng nhau.

Ví dụ:

  • We have been kept together for 2 years.

Chúng tôi đã gắn bó với nhau 2 năm rồi.

  • The mike’s effort couldn’t help them keep attached together.

Nỗ lực của Mike không thể giúp họ gắn kết được với nhau.

Keep on

Cụm động từ Keep up with trong tiếng Anh

Cụm động từ Keep on mang nghĩa là tiếp tục.

Ví dụ:

  • Please keep on! I believe you will be successful.

Hãy tiếp tục đi! Tôi tin bạn sẽ thành công.

  • I reminded him but he kept on mistakes.

Tôi đã nhắc nhở anh ấy nhưng anh ấy vẫn tiếp tục mắc sai lầm.

Keep down

Cụm động từ Keep down mang ngữ nghĩa là kiểm soát, dẹp, trấn an.

Ví dụ:

  • What is the best way to keep down this problem?

Cách tốt nhất để kiểm soát vấn đề này là gì?

  • Keep the noise down!

Bớt ồn ào đi!

Keep off

Cụm động từ Keep off mang ngữ nghĩa là ngăn không cho ai tiến lại gần, ngăn cản ai đó làm gì.

Ví dụ:

  • Please keep the cat off that boy.

Hãy để con mèo tránh xa cậu bé đó.

  • Keep off being disorderly!

Đừng mất trật tự!

Keep away

Cụm động từ Keep away mang ngữ nghĩa là cất đi, để xa ra

Ví dụ:

  • You should keep the thermos away from children.

(Bạn nên để phích xa tầm tay trẻ em.)

  • Please keep the knife away from my son.

Hãy để con dao xa tầm tay con của tôi.

  • When I’m angry with Adam, I will keep away from him.

Khi tôi giận Adam, tôi sẽ tránh xa anh ta.

Keep somebody back

Cụm động từ Keep somebody back mang ngữ nghĩa là không cho ai đó tiến lên.

Ví dụ:

  • She can’t keep me back.

Cô ta không thể ngăn cản tôi đâu.

  • He is a excellent student, but his friends usually keep his back.

Anh ta là một sinh viên xuất sắc, thế nhưng bạn của anh ta thường xuyên ngăn cản anh ấy.

>>> Mời xem thêm: Từ vựng, đoạn văn mẫu viết về bạn thân bằng tiếng Anh

Top các bài văn mẫu viết về bạn thân bằng Tiếng Anh hay nhất

Viết về bạn thân bằng tiếng Anh là một trong những đề bài thường gặp trong các đề thi, bài kiểm tra năng lực về tiếng Anh. Nó cũng là chủ đề phổ biến trong các cuộc hội thoại giao tiếp hàng ngày. Hãy cùng tìm hiểu về từ vựng viết về bạn bè cũng như các đoạn văn mẫu miêu tả về bạn thân bằng tiếng Anh ngay dưới đây nhé!

đoạn văn mẫu viết về bạn thân bằng tiếng Anh

Từ vựng miêu tả bạn thân bằng Tiếng Anh

Cùng tham khảo một số từ vựng thường được sử dụng để miêu tả về bạn thân bằng Tiếng Anh dưới đây:

đoạn văn mẫu viết về bạn thân bằng tiếng Anh

Từ vựng tiếng Anh về bạn bè

Dịch nghĩa

Ally

Đồng minh

Best friend

Bạn thân nhất

Buddy

Anh bạn, bạn thân

Caring

Chu đáo

Close friend

Bạn tốt

Companion

Bạn đồng hành, bầu bạn

Confide

Chia sẻ, tâm sự

Considerate

Chu đáo, ân cần

Courteous

Lịch sự, nhã nhặn

Childhood friend

Bạn thời thơ ấu

Chum

Bạn thân, bạn chung phòng

Dependable: reliable

Đáng tin cậy

Forgiving

Khoan dung, vị tha

Funny

Hài hước, vui vẻ

Funny

Hài hước

Generous

Hào phóng, rộng lượng

Gentle

Hiền lành, dịu dàng

Helpful

Hay giúp đỡ mọi người

Helpful

Hay giúp đỡ

Kind

Tốt bụng, tử tế

Likeable

Dễ thương, đáng yêu

Loving

Yêu thương, thương mến

Loyal

Trung thành

Pen-friend

Bạn qua thư

Pleasant

Vui vẻ, dễ thương

Similar

Giống nhau

Soulmate

Bạn tâm giao, tri kỳ

Special

Đặc biệt

Sweet

Ngọt ngào

Teammate

Đồng đội

Tolerant

Vị tha, dễ tha thứ

Thoughtful

Hay trầm tư, sâu sắc, ân cần

Trust

Tin tưởng, lòng tin

Unique

Độc nhất, duy nhất

Welcoming

Dễ chịu, thú vị

Workmate

Đồng nghiệp

Dàn ý viết về bạn thân bằng tiếng Anh

Với bạn thân chúng ta có thể miêu tả về ngoại hình, tính cách, sở thích, những ấn tượng, kỉ niệm,… Rất nhiều ý tưởng để bạn có thể triển khai bố cục viết đoạn văn bằng tiếng Anh về bạn thân. Chúng ta cùng sắp xếp cũng như lựa chọn các ý sao cho thật hợp lý và xúc tích nhé. Dưới đây là bố cục dàn ý gợi ý cơ bản khi viết về bạn thân bằng tiếng Anh mà bạn có thể tham khảo để hoàn thành bài viết một cách tốt nhất:

  • Who’s your best friend?

Người bạn tốt nhất của bạn là ai?

  • What does he/ she look like?

Anh/ cô ấy trông như thế nào?

  • When and how did you meet him/ her?

Bạn đã gặp anh/ cô ấy khi nào và như thế nào?

  • How often do you meet him/ her?

Bạn có thường xuyên gặp anh/ cô ấy không?

  • What’s he/ she like?

Anh/ cô ấy là có tính cách (hoặc con người) như thế nào?

  • What do you and him/ her do together?

Bạn và anh/ cô ấy thường làm gì cùng nhau?

  • Do you think you and him/ her share anything in common?

Bạn có nghĩ rằng bạn và anh/ cô ấy có điểm gì đó chung với nhau không?

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến dành cho trẻ em

Các đoạn văn mẫu viết về bạn thân bằng tiếng Anh

Đoạn văn bằng tiếng Anh về bạn thân: Thời thơ ấu

đoạn văn mẫu viết về bạn thân bằng tiếng Anh

If someone asks me, “Who is your best friend?”, I will answer immediately with Lan. We have been friends for 15 years. Lan is a friendly, sociable and cheerful person. Lan has a tall figure with long black hair that is left untidy. Her oval face, big round black eyes and bright smile make Lan always look lovely and pretty. We played together and studied in the same class from childhood through high school. Lan is always a good student in class, he helps me a lot with my studies. At that time, the time that we love most is the weekend. Because Lan and I can go out all day comfortably. We always come up with games and invite more friends to play with. It was a really beautiful memory. We’re all grown up now and don’t hang out like we were when we were kids. However, Lan and I always talk and share everything. I hope we will be as close forever.

Dịch nghĩa:

Nếu như ai đó hỏi tôi rằng: “Người bạn thân nhất của bạn là ai?”, tôi sẽ trả lời ngay đó là Lan. Chúng tôi đã làm bạn với nhau được 15 năm rồi. Lan là một là một người thân thiện, hòa đồng và luôn vui vẻ. Dáng người Lan cao với mái tóc đen dài để xõa không búi. Khuôn mặt trái xoan, đôi mắt to tròn đen láy cùng nụ cười tươi khiến cho Lan luôn luôn trông thật đáng yêu và xinh xắn. Chúng tôi chơi với nhau và học cùng lớp từ bé cho đến hết cấp ba. Lan luôn là một học sinh giỏi ở lớp, cậu ấy đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc học. Lúc đó, khoảng thời điểm mà chúng tôi yêu thích nhất đó chính là cuối tuần. Bởi vì Lan và tôi có thể thoải mái đi chơi cả ngày với nhau. Chúng tôi luôn nghĩ ra các trò chơi và rủ thêm bạn bè chơi cùng. Đó thật sự là một kỷ niệm đẹp đẽ. Bây giờ chúng tôi đều đã lớn và không còn đi chơi ở bên ngoài như lúc nhỏ. Thế nhưng, tôi và Lan vẫn luôn nói chuyện và chia sẻ với nhau mọi thứ. Tôi hi vọng chúng tôi sẽ mãi mãi thân thiết như vậy.

Đoạn văn bằng tiếng Anh miêu tả về bạn thân: Bạn cấp 3

đoạn văn mẫu viết về bạn thân bằng tiếng Anh

I have a lot of friends, but my high school classmate is the one I’m closest to. His name is Nam. He has a rather tall figure with dark skin color, handsome face. He spends most of his free time participating in outdoor activities and sports. Badminton, ping pong, basketball, soccer, … he is all very good and fluent. We often have fun together on the school football field after every school hour. We always work side by side in any class or school game. Besides sports activities, Nam is also someone I trust to share everything. Nam often listens to me and gives me the right advice. I am very proud to have such a friend.

Dịch nghĩa:

Tôi có rất nhiều bạn bè, nhưng người bạn học cùng cấp ba với tôi là người mà tôi thân nhất. Cậu ấy tên là Nam. Cậu ấy có dáng người khá cao cùng với màu nước da sậm màu, khuôn mặt điển trai. Cậu ấy dành hầu hết thời gian rảnh để tham gia các hoạt động ngoài trời và thể thao. Cầu lông, bóng bàn, bóng rổ, bóng đá,… cậu ấy đều chơi rất giỏi và thành thạo. Chúng tôi thường cùng nhau giải trí ở sân bóng của trường sau mỗi giờ tan học. Chúng tôi luôn luôn sát cánh cùng nhau trong bất kỳ trận đấu nào của lớp hoặc do nhà trường tổ chức. Bên cạnh các hoạt động thể thao, Nam cũng là người tôi luôn tin tưởng để chia sẻ mọi thứ. Nam thường lắng nghe và đưa ra những lời khuyên đúng đắn cho tôi. Tôi rất tự hào vì có một người bạn như thế.

Đoạn văn bằng tiếng Anh về bạn thân: Bạn cùng công ty

đoạn văn mẫu viết về bạn thân bằng tiếng Anh

I am currently working for an import / export company. I’ve been with the company for a long time, so I get along very well with many colleagues in different departments. Among them, my closest colleague is Linh. Linh is the person who guided and helped me from the first days I work here. We have a lot of memories together. Linh and I always sit for lunch together and support each other at work. On weekends, we often go out to eat, hang out and shop together. We often talk and share everything from work, life, … to everyday troubles. At the company, if I quit, Linh will help me arrange and solve everything. I am very happy to have such a friend. Hope we will be close to each other forever during the time after this.

Dịch nghĩa:

Hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty xuất nhập khẩu. Khoảng thời gian tôi gắn bó với công ty cũng khá lâu, vì vậy tôi chơi rất thân với nhiều đồng nghiệp ở các phòng ban khác nhau. Trong số đó, người đồng nghiệp mà tôi thân thiết nhất đó chính là Linh. Linh là người đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi từ những ngày đầu tôi làm việc tại đây. Chúng tôi có rất nhiều kỉ niệm với nhau. Tôi và Linh luôn ngồi ăn trưa với nhau và hỗ trợ nhau trong công việc. Cuối tuần, chúng tôi thường ra ngoài ăn uống, đi chơi và mua sắm cùng nhau. Chúng tôi thường nói chuyện và chia sẻ mọi thứ với nhau từ công việc, cuộc sống,… cho tới những rắc rối thường ngày. Ở công ty, nếu như tôi nghỉ thì Linh sẽ giúp tôi sắp xếp và giải quyết mọi thứ. Tôi rất hạnh phúc vì có một người bạn như vậy. Hi vọng chúng tôi sẽ mãi mãi thân thiết với nhau trong suốt quãng thời gian sau này.

Với các gợi ý về từ vựng và đoạn văn mẫu viết về người bạn thân bằng Tiếng Anh trên, hy vọng Pantado sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng mới khi viết về chủ đề này. Đừng quên theo dõi Pantado để cập nhật thêm nhiều kiến thức Tiếng Anh hữu ích khác nhé.

 
Cách dùng mạo từ a, an, the trong tiếng Anh

Ba mạo từ A/an/the là những mạo từ xuất hiện phổ biến với hình thức đơn giản trong tiếng Anh. Tuy nhiên phần ngữ pháp về mạo từ lại khá rắc rối và gây nhiều nhầm lẫn cho người học. Trong bài viết này, hãy cùng mình tìm hiểu về các mạo từ A/an/the một cách chi tiết nhất trong tiếng Anh nhé!

Mạo từ là gì?

Mạo từ (article) là  từ dùng trước danh từ và cho biết danh từ ấy đề cập đến một đối tượng xác định hay không xác định.

  • Mạo từ không xác định: a/ an
  • Mạo từ xác định: The

Ngoài ra còn một số trường hợp đặc biệt trước danh từ không có mạo từ A/an/the đứng trước.

Mạo từ không xác định A/an

A/an mang nghĩa là một,  thường được đặt trước danh từ số ít đếm được. Ta sử dụng chúng trước những chủ thể lần đầu được nói đến hoặc những chủ thể mang nghĩa chung chung, khái quát (không xác định).

Ví dụ:

My sister gave me a book. 

(Chị tôi đưa tôi một cuốn sách.)

>>> Có thể bạn quan tâm: cách học tiếng Anh trực tuyến cho bé

Mạo từ không xác định An 

  • An được dùng trước danh từ bắt đầu bằng nguyên âm. Có một cách để thuộc nhanh các nguyên âm trong tiếng Anh, bạn chỉ cần nhớ các nguyên âm đều nằm trong từ “uể oải” “U,E,O,A,I”

Ví dụ: an umbrella, an egg, an owl, an architect, an introduction,…

  • Ngoài ra, an còn được dùng trước một số danh từ viết tắt

Ví dụ: an S.O.S, an X-Ray,…

Lưu ý: Chúng ta xét theo cách phát âm của từ chứ không phải chữ cái bắt đầu của từ đó. Do vậy, có một vài trường hợp đặc biệt dễ gây nhầm lẫn. 

  • A university (trường đại học). Từ này bắt đầu bằng  cái u nhưng phát âm là /ˌjuː.nɪˈvɜː.sə.ti/, bắt đầu bằng phụ âm /j/. Cho nên, chúng ta sẽ dùng a trước nó
  • An hour (một giờ). Từ này bắt đầu với chữ cái h không phải nguyên âm. Tuy nhiên cách phát âm chuẩn của nó lại là /aʊər/, bắt đầu với nguyên âm /a/. Do vậy, chúng ta vẫn dùng an trước nó. 

Trong quá trình học từ mới, các bạn hãy lưu ý học cách phát âm đúng của mỗi danh từ để tìm ra mạo từ chính xác đặt trước nó nhé!

 Mạo từ không xác định A

  •  Trước những danh từ bắt đầu bằng phụ âm. Chúng bao gồm các chữ cái còn lại ngoài “U,E,O,A,I”

Ví dụ: a pencil, a chair, a desk,…

  • Trước các thành ngữ chỉ số lượng nhất định như a lot of/a great deal of/a couple/a dozen

Ví dụ: I used to have a lot of toys when I was a boy. / (Tôi từng có rất nhiều đồ chơi khi tôi còn là một cậu bé.) 

  • Trước những số đếm nhất định thường là hàng ngàn, hàng trăm như : a/one hundred – a/one thousand.

Ví dụ: Their factory has a hundred workers. / (Nhà máy của họ có 100 công nhân.) 

  • Trước Half (một nửa) khi nó theo sau một đơn vị nguyên vẹn

Ví dụ: Mary bought a half kilo of orange (Mary đã mua nửa cân cam.)

  • Các đơn vị phân số như : 1/3( a/one third), 1/5 (a /one fifth), ¼ (a quarter)

Trong các thành ngữ chỉ giá cả, tốc độ, tỉ lệ:  a dollar, a kilometer, an hour, 4 times a day,…

Ví dụ: She gave me a third of the oranges./ (Cô ấy đã đưa cho tôi ⅓ số cam.)

They play volleyball 3 times a week. / (Họ chơi bóng chuyền ba lần một tuần.) 

Lưu ý: Các trường hợp không dùng mạo từ a/an 

  • Trước danh từ số nhiều

Ví dụ: monkeys, lions, cars, tomatoes,…

  • Không dùng trước danh từ không đếm được, danh từ trừu tượng

Ví dụ: “Happiness is a journey, not a destination.” / (Hạnh phúc không phải một điểm đến mà là cả một hành trình.)

  • Không dùng trước tên gọi các bữa ăn trừ khi có tính từ đứng trước các tên gọi đó

Ví dụ:

I usually have breakfast at 8 o’clock. / (Tôi thường ăn sáng lúc 8 giờ.)

This morning I had a healthy breakfast. / (Sáng nay tôi đã có một bữa sáng lành mạnh.)

Mạo từ không xác định The

The được dùng khi danh từ chỉ đối tượng được cả người nói lẫn người nghe biết rõ đối tượng nào đó: đối tượng đó là ai, cái gì.

  •  Khi vật thể hay nhóm vật thể là duy nhất hoặc được xem là duy nhất

Ví dụ: The moon (mặt trăng), the  sun (mặt trời), the earth (trái đất)

  • Trước một danh từ nếu danh từ này đã được đề cập trước đó

Ví dụ: He gave me a cake. The cake is very delicious. (Anh ấy đưa cho tôi 1 chiếc bánh. Chiếc bánh rất ngon.)

  • Trước một danh từ nếu danh từ này được xác bằng một cụm từ hoặc một mệnh đề

Ví dụ: The woman who is talking to Nguyen is my old teacher. / (Người phụ nữ đang nói chuyện với Nguyên và giáo viên cũ của tôi.)

  • Trước so sánh nhất (đứng trước first, second, only..) khi các từ này được dùng như tính từ hoặc đại từ

Ví dụ: She is one of the most intelligent students in my class. / (Cô ấy là một trong những học sinh thông minh nhất lớp tôi)

This is the second time she has been here. / (Đây là lần thứ hai cô ấy đến đây.)

  • The + danh từ số ít: tượng trưng  cho một nhóm thú vật hoặc đồ vật

Ví dụ: The Rhino is on the verge of extinction. / (Loài tê giác đang trên bờ vực tuyệt chủng.)

The plastic straw was banned in some areas. / (Ống hút nhựa đã bị cấm ở một số khu vực.)

  • Đặt “the” trước một tính từ để chỉ một nhóm người nhất định

Ví dụ: The old (người già), the poor (người nghèo)

  • The + họ (ở dạng số nhiều) có nghĩa là Gia đình

Ví dụ: The Kardashian (Gia đình Kardashian) 

  • Trước tên các quốc gia được coi là một quần đảo hoặc tên nước số nhiều.

Ví dụ: the Philippines, the United States, the UK,…

  • Trước tên các dãy núi

Ví dụ:The Hoang Lien Son mountain (Dãy núi Hoàng Liên Sơn)

  • Dùng trước tên các đại dương, sông ngòi, biển, vịnh 

Ví dụ: The Pacific Ocean (Thái Bình Dương), the Red River (sông Hồng), the Dead Sea (biển Chết)

  • Trước tên các nhạc cụ

Ví dụ:  the piano, the harmonica, the saxophone,… 

Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chúng ta không sử dụng mạo từ The, được liệt kê cụ thể dưới đây.

  • Trước tên một hồ

Ví dụ: West lake, Hoan Kiem lake

  • Trước tên một ngọn núi.

Ví dụ: Fansipan mountain

  • Trước tên các hành tinh hoặc các chòm sao

Ví dụ: Jupiter (sao Mộc), Mars (sao Hoả), Mercury (sao Thuỷ)

  •  Trước tên các nước chỉ có một từ

Ví dụ: Vietnam, Thailand, Cambodia

  • Trước tên bất kì môn thể thao nào

Ví dụ: Volleyball (bóng chuyền), basketball (bóng rổ)

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc In order to và so as to trong tiếng Anh

Phân biệt cách dùng cấu trúc May Might trong tiếng Anh 

Trong tiếng Anh khi muốn diễn đạt về khả năng xảy ra của 1 sự việc, sự vật, hoặc hành động nào đó thì chúng ta có rất nhiều từ ngữ để sử dụng. Trong đó có cách dùng may/might. Bài viết hôm nay chúng ta cùng phân biệt may và might thật cụ thể với từng ví dụ dành cho mỗi cách sử dụng may và might.

Cách dùng may, might để xin phép

May và might đều là những động từ khuyết thiếu được sử dụng nhằm diễn đạt mục đích của người nói mong muốn xin phép 1 điều gì đó.

Phân biệt cách dùng cấu trúc May Might

Ví dụ:

  • May I interrupt you for a moment?

(Tôi có thể ngắt lời bạn một chút không?

  • May i join your team?

Tôi có thể tham gia vào đội của bạn không?

Chú ý: Nếu như ở cách sử dụng may và might ở trên thì hai từ này sẽ có thể nói là mang nghĩa ngang nhau và có thể thay thế cho nhau. Tuy nhiên ở cách dùng mang nghĩa xin phép này, thì might sẽ tồn tại với vai trò là quá khứ của may.

Cách dùng may might để chỉ khả năng xảy ra của sự việc

Phân biệt cách dùng cấu trúc May Might

Bên cạnh việc được sử dụng để diễn đạt mục đích xin phép thì may might còn được dùng nhằm để chỉ khả năng xảy ra của sự việc. Thế nhưng, cách sử dụng may might này sẽ mang 2 sắc thái ngữ nghĩa có phần khác nhau.

May sẽ thể hiện khả năng xảy ra của sự việc nào đó nếu có độ chắc chắn lớn hơn 50%.

Ví dụ:

  • It’s sunny this weekend, we may go swimming on Sunday.

(Cuối tuần này trời nắng, chúng ta có thể đi bơi vào chủ nhật.)

  • I haven’t seen him come out yet. He may be in his office.

(Anh ta không ở trong phòng. Anh ấy có thể ở trong văn phòng.)

  • She is checking the report. So may i come in?

Cô ấy đang kiểm tra bản báo cáo. Vậy tôi có thể vào trong không?

Might sẽ diễn đạt giống như may, thế nhưng khả năng xảy ra của sự việc/ hành động sẽ có độ chắc chắn không cao, dưới 50%.

Ví dụ:

  • The teacher might call my parents.

(Cô giáo có thể sẽ gọi cho bố mẹ của tôi.)

  • Susan might be back at any moment.

Susan có thể sẽ về bất cứ lúc nào.

  • My girlfriend might meet my family

.Bạn gái tôi có thể sẽ gặp gỡ gia đình tôi.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp cấp tốc trực tuyến

Cách dùng may might có thể thay thế cho nhau ở một vài ngữ cảnh

Phân biệt cách dùng cấu trúc May Might

Trong văn phong giao tiếp hàng ngày, ở một số những ngữ cảnh hoặc trường hợp thông thường might đều hoàn toàn có thể thay thế đối với may. Khi đó, nội dung câu sẽ trở nên trang trọng hơn.

Ví dụ:

  • He may/ might be playing soccer.

(Anh ấy có thể đang chơi đá bóng.)

  • She may/ might be buying clothes.

Cô ấy có thể đang mua quần áo

  • .He may/ might be playing badminton.

Anh ta có thể đang chơi cầu lông.

Bài tập về cách dùng may và might

Pose sentences with the available words.

  1. I can’t find Jeff anywhere. I wonder where he is.
    a. (he/go/shopping) He might have gone shopping.
    b. (he/play/tennis) He might be playing tennis.
  2. I’m looking for Sarah. Do you know where she is?
    a. (she/watch/TV/in her room)
    b. (she/go/out) 
  3. I can’t find my umbrella. Have you seen it?
    a. (it/be/in the car)
    b. (you/leave/in the restaurant last night) 
  4. Why didn’t Dave answer the doorbell? I’m sure he was at home at the time.
    a. (he/go/to bed early)
    b. (he/not/hear/the doorbell)
    c. (he/be/in the shower) 

Đáp án

  1. a. He might have gone shopping.
    b. He might be playing tennis.
  2. a. She may be watching TV in her room.
    b. She might have gone out.
  3. a. It may be in the car.
    b. You might forget it when you left the restaurant the day before.
  4. a. He might go to bed early.
    b. He might not hear the doorbell.
    c. He might be in the shower.

>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc be supposed to V chi tiết nhất

Cách dùng cấu trúc Seem trong tiếng Anh

Seem được coi là 1 động từ nối mang nghĩa là “có vẻ như”, “dường như”. Cùng tìm hiểu cấu trúc Seem trong tiếng Anh một cách chi tiết đầy đủ nhất nhé.

Ví dụ:

  • He seems very tired.

Anh ta có vẻ như rất mệt mỏi.

  • My wife seems like it.

Vợ tôi có vẻ thích nó.

  • My mother seems to enjoy watching TV.

Mẹ của tôi dường như rất thích xem TV.

  • My husband doesn’t seem to buy new things for me.

Chồng tôi dường như không mua thứ gì mới cho tôi.

>>> Có thể bạn quan tâm: khóa học tiếng anh online hiệu quả

Cấu trúc seem trong tiếng Anh

Có rất nhiều dạng cấu trúc Seem khác nhau nhằm thể hiện nhiều ngữ nghĩa và nội dung khác nhau. Dưới đây là một số cấu trúc Seem thông dụng nhất.

Cấu trúc it seem that

Cấu trúc it seem that:

It + seems + that + clause

Ví dụ:

  • It seems that he doesn’t love me.

Dường như anh ta không yêu tôi đâu.

  • It seems that she will buy that car.

Có vẻ như là cô ấy sẽ mua chiếc xe đó vậy.

  • It seems that he will say anything for you.

Dường như anh ấy sẽ nói bất cứ điều gì cho bạn đấy.

  • It seems that she’s calling for her husband.

Có vẻ như là cô ta đang gọi cho chồng vậy.

  • It seems that i shouldn’t sign that contract.

Dường như tôi không nên ký hợp đồng đó.

Cấu trúc seem to be

Cấu trúc seem to be:

S + seem + to be

Ví dụ:

  • He seems to be unhappy.

Anh ta dường như không hạnh phúc.

  • The document seemed to have been stolen before she was here.

Bộ tài liệu có vẻ như đã bị đánh cắp trước khi cô ấy ở đây.

  • He seems to be sick.

Anh ta dường như bị ốm mất rồi.

Cấu trúc seem + to Verb-infinitive

Cấu trúc seem + to Verb-infinitive:

S + seem(s/es) + to + V

Ví dụ:

  • She seems to meet him today.

Cô ta dường như gặp gỡ anh ấy vào ngày hôm nay rồi.

  • She seems to know that information.

Cô ấy có vẻ như biết về thông tin đó.

  • He seems to have been learned this knowledge for a long time.

Anh ta dường như đã học kiến thức này từ rất lâu rồi.

  • He seems to have to work very hard.

Anh ta dường như phải làm việc rất chăm chỉ rồi đó.

Cấu trúc Subject + seem + adjective

Cấu trúc subject + seem + adjective:

S + seem + tính từ

Ví dụ:

  • He seems happy.

Anh ta dường như hạnh phúc lắm.

  • She seems sad.

Cô ấy có vẻ buồn bã.

  • He seems strong.

Anh ta có vẻ khỏe mạnh.

Cấu trúc it seem as if, it seem like

Cấu trúc it seem as if it seem like:

It seem + as if + clause

It + seem + like + clause

It + seem + like + noun phrase (cụm danh từ)

Ví dụ:

  • It seems as if the house is sold.

Dường như ngôi nhà bị bán mất rồi.

  • It seems like a beautiful girl.

Cô ấy dường như là một cô gái xinh đẹp.

Một số chú ý khi dùng cấu trúc seem trong tiếng Anh

Khi sử dụng công thức seem, bạn sẽ cần chú ý một số điều dưới đây:

  • Theo sau seem là 1 tính từ.
  • There có thể làm chủ ngữ giả cho seem.
  • Seem được chia theo thì của chủ ngữ.
  • Không thể sử dụng seem với vai trò là 1 ngoại động từ.

St

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc No longer và Any more trong tiếng Anh

Cấu trúc No longer và Any more trong tiếng Anh

Cấu trúc no longer dùng để nói về sự kết thúc của một hành động hoặc trạng thái. “There is no failure except in no longer trying.” (Không có cái gọi là thất bại, trừ khi bạn ngừng cố gắng.) Cùng tìm hiểu chi tiết cấu trúc No longer và any more trong bài viết đưới đây nhé!

Cấu trúc No longer và cách dùng

No longer là gì?

Trong tiếng Anh, No longer (hoặc Not any longer) được dùng để nói về sự kết thúc của một hành động hoặc trạng thái. Có thể dịch hai từ này ra là “không còn nữa”, trái nghĩa với từ “still” (vẫn).

Cấu trúc No longer

S + no longer + V 

S + modal verb/ to be + no longer 

hoặc

S + trợ động từ + not + V + any longer

(Ai đó không còn làm gì nữa)

Lưu ý: một chút là cấu trúc No longer là cấu trúc mang tính trang trọng hơn Not any longer. 

Ví dụ:

  • Daniel no longer works for that company. He got a new job. 

= Daniel doesn’t work for that company any longer. He got a new job. 

Daniel không còn làm việc cho công ty đó nữa. Anh ấy đã có việc mới. 

  • I could no longer stand it. 

= I couldn’t stand it any longer. 

Tôi không thể chịu nổi việc này nữa. 

  • She is no longer a bad student. 

= She is not a bad student any longer. 

Cô ấy không còn là một học sinh kém nữa. 

>>> Có thể bạn quan tâm: các khóa học tiếng anh online uy tín

Cách dùng cấu trúc No longer

Ta có thể bắt gặp cấu trúc No longer ở nhiều vị trí khác nhau trong câu. 

  • No longer đứng giữa chủ ngữ và động từ chính

Ví dụ:

  • My family no longer lives here, we moved 4 months ago. 

Gia đình tôi không còn sống ở đây nữa, chúng tôi đã chuyển đi 4 tháng trước. 

  • If you no longer love me, I will let you go.

Nếu như em không còn yêu anh nữa, anh sẽ để em đi. 

  • It no longer rains.

Trời hết mưa rồi. 

  • Khi có động từ tình thái (modal verb), no longer sẽ đứng sau động từ tình thái 

Ví dụ:

  • I can no longer run as quickly as I used to. 

Tôi không thể chạy nhanh như ngày trước nữa. 

  • Sarah could no longer sing. She has been singing for 2 hours. 

Sarah không thể hát nữa. Cô ấy đã hát liên tục 2 tiếng rồi. 

  • They should no longer help him. He needs to do things on his own. 

Họ không nên giúp anh ấy nữa. Anh ấy cần làm mọi việc tự lập. 

  • No longer đứng sau động từ to be

Ví dụ:

  • Lily said she was no longer a cashier, she worked as a housewife then.

Lily không còn là thu ngân nữa, giờ cô ấy là nội trợ. 

  • This dress is no longer mine. I gave it to my sister. 

Chiếc váy này không còn là của tôi nữa. Tôi đã đưa cho em gái. 

  • The computer is no longer broken. John has fixed it.

Chiếc máy tính không còn hỏng nữa. John đã sửa nó. 

  • Cấu trúc No longer đảo ngữ

Trong phong cách trang trọng, cấu trúc no longer thường được đứng ở vị trí đầu câu

No longer + trợ động từ/ to be + S + V-inf

Ví dụ:

  • No longer does Jane dream of becoming a supermodel.

Jane không còn mơ được làm siêu mẫu nữa. 

  • No longer is he poor, he became rich suddenly last year. 

Anh ấy không còn nghèo nữa, anh ấy đột nhiên giàu lên năm ngoái. 

  • No longer did Maika study in England. 

Maika đã không còn học ở Anh nữa. 

Phân biệt cấu trúc No longer và Any more

Hai cấu trúc này có ý nghĩa trong câu là “không còn nữa” nhưng cách dùng lại có sự khác biệt. 

Cấu trúc No longer trang trọng hơn any more

Đôi khi No longer có thể nghe không tự nhiên lắm khi nói chuyện với nhau hàng ngày. 

Ví dụ:

  • John and Sarah broke up and aren’t wife and husband any more.

John và Sarah đã chia tay và không còn là vợ chồng nữa.

  • John and Sarah divorced last month, therefore, they are no longer wife and husband.

John và Sarah đã ly hôn tháng trước, do đó, họ không còn là vợ chồng nữa.

Anymore đứng ở cuối câu, dùng trong câu phủ định, No longer dùng trong câu khẳng định

  • I don’t want to talk to him any more/ anymore. 

= I no longer want to talk to him. 

Tôi không muốn nói chuyện với anh ấy nữa.

  • They don’t play football any more/ anymore. 

= They no longer play football. 

Any more còn mang nghĩa “nữa” về mặt số lượng, thường dùng trong câu hỏi

Ví dụ:

  • Hey, are there any more apples? 

Có còn quả táo nào nữa không? 

  • Is there any more milk tea?

Còn chút trà sữa nào nữa không? 

Lưu ý:

  • “Any more” và “Anymore” không phải một từ.
  • Khi nói về “không còn nữa” về mặt thời gian, cả hai cấu trúc này mang nghĩa như nhau (giống cấu trúc no longer). 
  • Khi nói về mặt số lượng, ta chỉ dùng được Any more.

>>> Mời xem thêm: Các tính từ ngắn và tính từ dài trong tiếng Anh