Tin Mới

7 Đại Từ Nhân Xưng Trong Tiếng Anh | Phân Loại Và Cách Dùng

 

Trong giao tiếp tiếng Anh, đại từ nhân xưng (Personal Pronouns) như I, you, he, she, it, we, they xuất hiện với tần suất rất cao. Những từ ngữ tưởng chừng đơn giản này đóng vai trò quan trọng trong việc giúp câu văn trở nên mạch lạc, tránh lặp lại danh từ và truyền tải thông tin một cách rõ ràng, tự nhiên hơn. Nhờ đó, câu văn trở nên ngắn gọn, dễ hiểu và linh hoạt hơn. Vậy đại từ nhân xưng có bao nhiêu loại? Chúng được sử dụng như thế nào trong giao tiếp? Hãy cùng Pantado tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây!

1. Đại từ nhân xưng là gì?

Đại từ nhân xưng (Personal Pronouns) là những từ dùng để thay thế cho danh từ chỉ người, sự vật hoặc hiện tượng được nhắc đến trong câu. Nhờ có đại từ nhân xưng, câu văn trở nên ngắn gọn, tự nhiên và tránh sự lặp lại không cần thiết, giúp người đọc hoặc người nghe dễ tiếp nhận thông tin hơn.

Ví dụ:

  • Trước khi sử dụng đại từ nhân xưng: "Elon Musk is a visionary entrepreneur. Elon Musk founded Tesla and SpaceX. Elon Musk is known for his ambition to colonize Mars, and Elon Musk has invested in various innovative technologies."
  • Sau khi sử dụng đại từ nhân xưng: "Elon Musk is a visionary entrepreneur. He founded Tesla and SpaceX. He is known for his ambition to colonize Mars and has invested in various innovative technologies."

Trong đoạn đầu, việc lặp lại “Elon Musk” quá nhiều lần khiến câu trở nên nặng nề và không tự nhiên. Khi sử dụng đại từ nhân xưng he, câu văn trở nên ngắn gọn hơn nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ thông tin.

Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh

Đại từ nhân xưng trong tiếng Anh

2. Phân loại các đại từ nhân xưng trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng (Personal Pronouns) đóng vai trò quan trọng trong việc thay thế danh từ, giúp câu văn trở nên tự nhiên và mạch lạc hơn. Chúng thường đảm nhận vai trò chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu.

Dưới đây là bảng tổng hợp 7 đại từ nhân xưng cơ bản, phân loại theo ngôi, số lượng, và đặc điểm về giới tính của chủ thể:

Đại từ nhân xưng

Ngôi 

Số lượng

Ý nghĩa 

Ví dụ

I

Ngôi thứ nhất 

Số ít

Tôi

I enjoy listening to music before bed. 

We

Ngôi thứ nhất 

Số nhiều

Chúng tôi

We are planning a trip to Japan next year. 

You

Ngôi thứ hai 

Số ít và số nhiều

Bạn

You should always believe in yourself. 

They

Ngôi thứ ba số nhiều

Số nhiều

Bọn họ, bọn chúng

They have just launched a new project. 

He

Ngôi thứ ba 

Số ít

Anh ấy

He is my best friend from high school. 

She

Ngôi thứ ba 

Số ít

Cô ấy

She loves painting in her free time. 

It

Ngôi thứ ba 

Số ít

It is a beautiful day today. 

 

>> Tham khảo: 20+ quy tắc hòa hợp giữa chủ ngữ và động từ

3. Chức năng của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, đại từ nhân xưng có thể đảm nhận hai vai trò chính:

  • Chủ ngữ (Subject Pronoun): Đứng đầu câu, thực hiện hành động chính của câu.
  • Tân ngữ (Object Pronoun): Nhận tác động của hành động từ chủ ngữ, có thể làm tân ngữ trực tiếp hoặc gián tiếp của động từ hoặc tân ngữ của giới từ.

Chức năng của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh

Chức năng của đại từ nhân xưng trong tiếng Anh

Dưới đây là bảng tổng hợp các đại từ nhân xưng khi đóng vai trò chủ ngữ và tân ngữ:

Chủ ngữ

Tân ngữ

Ngôi của đại từ nhân xưng

I

Me

Ngôi thứ nhất số ít

We

Us

Ngôi thứ nhất số nhiều

You

You

Ngôi thứ hai (số ít & số nhiều)

He

Him

Ngôi thứ ba số ít (nam)

She

Her

Ngôi thứ ba số ít (nữ)

It

It

Ngôi thứ ba số ít (sự vật, động vật, khái niệm)

They

Them

Ngôi thứ ba số nhiều

Ví dụ:

  • She always wakes up early to exercise. (Cô ấy luôn thức dậy sớm để tập thể dục.) → "She" là chủ ngữ thực hiện hành động "wakes up".
  • My father gave me a new laptop for my birthday. (Bố tôi đã tặng tôi một chiếc laptop mới nhân dịp sinh nhật.) → "Me" là tân ngữ gián tiếp của động từ "gave".

4. Cách dùng đại từ nhân xưng trong tiếng Anh

4.1 Đại từ nhân xưng làm chủ ngữ trong câu

Đại từ nhân xưng đóng vai trò làm chủ ngữ khi nó đứng trước động từ chính, giúp xác định ai hoặc cái gì thực hiện hành động trong câu. Động từ được chia theo ngôi và số lượng của chủ ngữ. 

Ví dụ: 

  • She believes that hard work leads to success
  • They often go hiking on the weekends.

4.2 Đại từ nhân xưng làm tân ngữ trong câu 

Khi đại từ nhân xưng đóng vai trò là tân ngữ sẽ đứng sau động từ chính hoặc sau giới từ, chịu tác động của hành động trong câu.

Ví dụ:

  •  She called me last night.
  • The teacher gave them extra homework.

4.3 Đại từ nhân xưng làm tân ngữ gián tiếp của động từ  

Khi muốn nhấn mạnh đối tượng nhận hành động, chúng ta sử dụng đại từ nhân xưng làm tân ngữ gián tiếp. Đại từ này thường đứng sau động từ chính và trước tân ngữ trực tiếp, giúp câu văn rõ ràng và tự nhiên hơn.

Ví dụ:

  •  She gave me a book for my birthday. (Tân ngữ trực tiếp là “a book”, tân ngũ gián tiếp là “me”)
  • My father told us an interesting story last night. (Tân ngữ trực tiếp là “an interesting story”, tân ngữ gián tiếp là “us”)

4.4 Đại từ nhân xưng làm tân ngữ cho giới từ 

Chúng ta sử dụng đại từ nhân xưng làm tân ngữ của giới từ khi muốn chỉ rõ đối tượng chịu tác động của hành động hoặc địa điểm nơi hành động diễn ra. Trong trường hợp này, đại từ nhân xưng luôn đứng sau giới từ, giúp câu văn mạch lạc và dễ hiểu hơn.

 Cấu trúc chung: 

S + V + giới từ + đại từ nhân xưng

 

 Ví dụ:

  •  She always takes care of him.
  • We were waiting for them at the airport.

Cách dùng đại từ nhân xưng

Cách dùng đại từ nhân xưng

>> Xem thêm: Trật tự tính từ trong tiếng Anh

5. Các trường hợp đặc biệt của đại từ nhân xưng

5.1 Hình thức sở hữu của đại từ nhân xưng

Trong tiếng Anh, để thể hiện quyền sở hữu, chúng ta có thể sử dụng tính từ sở hữu (Possessive Adjectives) và đại từ sở hữu (Possessive Pronouns). Việc sử dụng những hình thức này giúp câu văn trở nên tự nhiên, mạch lạc và tránh lặp lại danh từ không cần thiết.

Sự khác biệt giữa tính từ sở hữu và đại từ sở hữu:

  • Tính từ sở hữu (my, your, his, her, its, our, their) luôn đi kèm với danh từ.
  • Đại từ sở hữu (mine, yours, his, hers, its, ours, theirs) có thể đứng độc lập, thay thế cho cụm “tính từ sở hữu + danh từ”.

Bảng tổng hợp hai dạng sở hữu trong tiếng Anh:

Đại từ nhân xưng

Tính từ sở hữu

Đại từ sở hữu

I

My

Mine

We

Our

Ours

You

Your

Yours

He

His

His

She

Her

Hers

It

Its

Its

They

Their

Theirs

Ví dụ minh họa:

  • Their house is bigger than our house. 
  • That laptop is yours, not mine. 

5.2 Đại từ phản thân (Reflexive Pronouns)

Đại từ phản thân trong tiếng Anh được sử dụng để nhấn mạnh rằng hành động của chủ ngữ tác động trở lại chính chủ ngữ đó. Các đại từ này thường xuất hiện trong câu khi chủ ngữ và tân ngữ là cùng một đối tượng.

Đại từ phản thân

Ý nghĩa

Myself

Chính tôi

Yourself

Chính bạn

Himself

Chính anh ấy

Herself

Chính cô ấy

Itself

Chính nó

Ourselves

Chính chúng ta

Yourselves

Chính các bạn

Themselves

Chính họ

 

Các đại từ phản thân trong tiếng Anh

Các đại từ phản thân trong tiếng Anh

5.3 Đại từ nhấn mạnh (Emphatic Pronouns)

Đại từ nhấn mạnh trong tiếng Anh được sử dụng để nhấn mạnh chủ ngữ hoặc tân ngữ, giúp câu văn trở nên rõ ràng và có sức thuyết phục hơn. Đại từ nhấn mạnh thường đứng ngay sau từ cần nhấn mạnh hoặc ở cuối câu.

Lưu ý: Về hình thức, các đại từ nhấn mạnh giống hệt với các đại từ phản thân.

Đại từ nhân xưng

Đại từ nhấn mạnh

I

Myself

You

Yourself

He

Himself

She

Herself

It

Itself

We

Ourselves

You

Yourselves

They

Themselves

 

6. Bài tập về đại từ nhân xưng

Bài tập 1: Điền các đại từ xưng hô phù hợp để hoàn thành câu

1. Michael is an excellent pianist. ________ has performed in many concerts.

2. Would ________ like to join us for a picnic this weekend?

3. Leonardo da Vinci painted many masterpieces. One of ________ most famous works is the Mona Lisa.

4. When the accident occurred, Sarah was present. ________ immediately called for help.

5. The cat just had kittens. Would ________ like to adopt one of ________?

6. Jake and Lucy are cousins. ________ often travel together during the summer.

7. This is Mr. Anderson. ________ is our new history teacher.

8. The basketball team won the championship. ________ celebrated with a big party.

9. My sister bought a new laptop, but ________ doesn’t like ________ very much.

Bài tập 2: Xác định đại từ nhân xưng trong câu

1. My best friend and I always share our secrets. (____, ____)

2. Sarah and Tom traveled to Japan last summer. (____)

3. Is John helping you with your homework? (____, ____)

4. She invited Mike and me to her birthday party. (____, ____, ____)

5. The baby was crying because the toy was taken away from him. (____, ____)

6. The teacher asked the students if they understood the lesson. (____, ____)

7. Did your parents tell you about the holiday trip? (____, ____)

8. James bought a new laptop. He is very happy with it. (____, ____)

Bài tập 3: Thay thế các từ được gạch chân bằng đại từ nhân xưng thích hợp. 

1. David and I went to the bookstore. David and I bought some new novels.

2. Laura is an excellent chef. Laura prepares delicious meals every day.

3. The cat is sleeping on the couch because the cat is tired.

4. Jack and Susan love playing tennis. Jack and Susan practice together every weekend.

Đáp án:

Bài tập 1:

1. Michael is an excellent pianist. He has performed in many concerts.

2. Would you like to join us for a picnic this weekend?

3. Leonardo da Vinci painted many masterpieces. One of his most famous works is the Mona Lisa.

4. When the accident occurred, Sarah was present. She immediately called for help.

5. The cat just had kittens. Would you like to adopt one of them?

6. Jake and Lucy are cousins. They often travel together during the summer.

7. This is Mr. Anderson. He is our new history teacher.

8. The basketball team won the championship. They celebrated with a big party.

9. My sister bought a new laptop, but she doesn’t like it very much.

Bài tập 2: 

1. I - We

2. They

3. You - he

4. She - him - me

5. him - it

6. They

7. You - they

8. He - it

Bài tập 3:

1. David and I went to the bookstore. We bought some new novels.

2. Laura is an excellent chef. She prepares delicious meals every day.

3. The cat is sleeping on the couch because it is tired.

4. Jack and Susan love playing tennis. They practice together every weekend.

7. Kết luận

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết kiến thức về các đại từ nhân xưng trong Tiếng Anh. Hãy áp dụng ngay vào các bài học và giao tiếp để nắm chắc hơn phần ngữ pháp này. Đừng quên theo dõi website Pantado để cập nhật các kiến thức Tiếng Anh hữu ích nữa nhé.

>> Tìm hiểu thêm: Lớp học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 cho trẻ

Từ vựng, mẫu câu giao tiếp tiếng Anh trong bệnh viện phổ biến nhất

Sức khỏe là thứ được chúng ta quan tâm hàng đầu. Hàng năm đối với người bình thường chúng ta vẫn có những lần thăm khám định kỳ 6 tháng 1 lần. Hay đối với những người không may mắn việc đến bệnh viện sẽ trở nên thường xuyên hơn. Vậy bạn đã có cho mình kiến thức về giao tiếp tiếng Anh trong bệnh viện chưa? CÙng bổ sung ngay nhé!

mẫu câu giao tiếp tiếng Anh trong bệnh viện

Từ vựng tiếng Anh về bệnh viện

Các loại bệnh viện tiếng Anh

Có rất nhiều loại Bệnh viện khác nhau, bao gồm các bệnh viện chuyên khoa chữa trị các bệnh khác nhau. Cùng tìm hiểu các loại bệnh viện tiếng Anh nhé:

  1. Hospital(n): Bệnh Viện
  2. Mental hospital: Bệnh Viện tâm thần
  3. General hospital: Bệnh Viện đa khoa
  4. Field hospital: Bệnh Viện dã chiến
  5. Nursing home: Bệnh Viện dưỡng lão
  6. Cottage hospital: Bệnh Viện tuyến dưới
  7. Orthopedic hospital: Bệnh Viện chỉnh hình
  8. Children hospital: Bệnh Viện nhi
  9. Dermatology hospital: Bệnh Viện da liễu
  10. Maternity hospital: Bệnh Viện phụ sản

Các phòng ban trong bệnh viện

Mỗi phòng ban với các chức năng đảm nhiệm khác nhau. Hãy tìm hiểu từ vựng để có thể nắm được ngay nhé:

  1. Admission Office: Phòng tiếp nhận bệnh nhân
  2. Discharge Office: phòng làm thủ tục ra viện
  3. Blood bank: ngân hàng máu
  4. Canteen: nhà ăn bệnh viện
  5. Cashier’s: quầy thu tiền
  6. Central sterile supply: phòng tiệt trùng
  7. Consulting room: phòng khám
  8. Coronary care unit: đơn vị chăm sóc mạch vành
  9. Day operation unit: đơn vị phẫu thuật trong ngày
  10. Delivery(n): phòng sinh nở
  11. Dispensary room: phòng phát thuốc
  12. Housekeeping(n): phòng tạp vụ
  13. Emergency room: phòng cấp cứu
  14. Isolation room: phòng cách ly
  15. Laboratory(n): phòng xét nghiệm
  16. Waiting room: phòng đợi
  17. Mortuary(n): nhà xác
  18. On-call room: phòng trực 
  19. Outpatient department: khoa bệnh nhân ngoại trú
  20. Medical records department: phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án

mẫu câu giao tiếp tiếng Anh trong bệnh viện

Các chuyên khoa trong bệnh viện

Chuyên khoa cũng là từ vựng quan trọng trong chủ đề này:

  1. Accident and Emergency Department: khoa tại nạn và cấp cứu
  2. Anesthesiology(n): chuyên khoa gây mê
  3. Allergy(n): dị ứng học
  4. Andrology(n): Nam khoa
  5. Cardiology(n): khoa tim
  6. Dermatology(n): chuyên khoa da liễu
  7. Dietetics: khoa dinh dưỡng
  8. Diagnostic imaging department: khoa chẩn đoán hình ảnh y học
  9. Endocrinology(n): khoa nội tiết
  10. Gynecology(n): phụ khoa
  11. Gastroenterology(n): khoa tiêu hoá
  12. Geriatrics(n): lão khoa
  13. Haematology(n): khoa huyết học
  14. Internal medicine: nội khoa
  15. Inpatient department: khoa bệnh nhân nội trú
  16. Nephrology(n): thận học
  17. Neurology(n): khoa thần kinh
  18. Oncology(n): ung thư học
  19. Odontology(n): khoa nha
  20. Orthopaedics(n): khoa chỉnh hình

>>> Có thể bạn quan tâm: Từ vựng, mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong siêu thị thông dụng nhất

Mẫu câu tiếng Anh trong bệnh viện thường gặp nhất

mẫu câu giao tiếp tiếng Anh trong bệnh viện

Sau khi nắm được các từ vựng cơ bản hãy cùng tìm hiểu các mẫu câu giao tiếng Anh trong bệnh viện để bạn hiểu rõ hơn đồng thời tự tin ứng dụng vào đời sống hàng ngày nhé!

  1. I ‘d like to see a doctor.

Tối muốn gặp bác sĩ.

  1. Do you have an appointment?

Bạn đã đặt lịch hẹn trước chưa?

  1. Is it urgent?

Có khẩn cấp không?

  1. Do you have private medical insurance?

Bạn có bảo hiểm y tế cá nhân không?

  1. Please take a seat!

Xin mời ngồi.

  1. The doctor is ready to see you now.

Bác sĩ sẽ khám cho bạn ngay bây giờ.

  1. What are your symptoms?

Bạn có triệu chứng bệnh như thế nào?

  1. Breathe deeply, please!

Hít thở sâu nào.

  1. Let me examine you. Roll up your sleeves, please.

Cho phép tôi được khám cho bạn. Hãy xắn tay áo lên.

  1. You must be hospitalized right now.

Anh phải nhập viện ngay bây giờ.

  1. I’ve been feeling sick.

Dạo gần đây tôi cảm thấy mệt.

  1. I’m having difficulty breathing.

Tôi đang bị khó thở.

  1. I’m in a lot of pain.

Tôi đang rất đau.

  1. I’ll test your blood pressure.

Để tôi kiểm tra huyết áp giúp bạn.

  1. You ‘re suffering from high blood pressure.

Bạn đang bị huyết áp cao.

  1. I’ve been feeling sick

Gần đây tôi cảm thấy mệt

  1. I’ve been having headaches

Gần đây tôi bị đau đầu

  1. He is very congested

Anh ấy bị sung huyết

  1. My joints are aching

Các khớp của tôi rất đau

  1. I’ve got diarrhoea

Tôi bị tiêu chảy

  1. I’m constipated

Tôi bị táo bón

  1. I’ve got a lump

Tôi bị u lồi

  1. I’m in a lot of pain

Tôi đau lắm

  1. I’ve got a pain in my …

Tôi bị đau ở …

  1. I think I’ve pulled a muscle in my leg

Tôi nghĩ tôi bị sái chân cho căng cơ

  1. I’m having difficulty breathing

Tôi đang bị khó thở

  1. I’ve got very little energy

Tôi đang bị yếu sức

  1. I’ve been feeling very tired

Dạo này tôi cảm thấy rất mệt

  1. I’ve been feeling depressed

Dạo này tôi cảm thấy rất chán nản

  1. I’ve been having difficulty sleeping

Dạo này tôi bị khó ngủ

  1. How long have you been feeling like this?

Anh/chị đã cảm thấy như thế bao lâu rồi?

  1. How have you been feeling generally?

Nhìn chúng anh/chị cảm thấy thế nào?

  1. Is there any possibility you might be pregnant?

Liệu có phải chị đang có thai không?

  1. I think I might be pregnant

Tôi nghĩ tôi có thể đang có thai

  1. Do you have any allergies?

Anh/chị có bị dị ứng không?

  1. I’m allergic to antibiotics

Tôi bị dị ứng với thuốc kháng sinh

  1. Are you on any sort of medication?

Anh/chị có đang uống thuốc gì không?

  1. I need a sick note

Tôi cần giấy chứng nhận ốm

  1. Can I have a look?

Để tôi khám xem

  1. Where does it hurt?

Anh/chị bị đau chỗ nào?

  1. It hurts here

Tôi đau ở đây

  1. Does it hurt when I press here?

Anh/chị có thấy đau khi tôi ấn vào đây không?

  1. I’m going to take your …

Tôi sẽ đo … của chị/anh

  1. You’re going to need a few stiches

Anh/chị cần vài mũi khâu

  1. I’m going to give you an injection

Tôi sẽ tiêm cho anh/chị

  1. We need to take a …

Chúng tôi cần lấy …

  1. Urine sample

Mẫu nước tiểu

  1. You need to have a blood test

Anh/chị cần thử máu

  1. I’m going to prescribe you some antibiotics

Tôi sẽ kê đơn cho anh/chị ít thuốc kháng sinh

  1. Take two of these pills three times a day

Uống ngày ba lần, mỗi lần hai viên

>>> Mời xem thêm: các trang web học tiếng anh online uy tín

Từ vựng, mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong siêu thị thông dụng nhất

Ngày nay mua sắm, shopping là thứ gắn liền với đời sống của chúng ta. Khi vào siêu thị nước ngoài bạn muốn hỏi nhân viên rằng quầy sữa nằm ở chỗ nào? bạn sẽ nói ra sao?. Để có thể đi mua sắm một cách thoải mái nhất hãy bỏ túi cho mình những từ vựng cũng như mẫu câu của chủ đề Tiếng Anh giao tiếp trong siêu thị này nhé!

Từ vựng, mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong siêu thị

Từ vựng tiếng Anh giao tiếp trong siêu thị

Đầu tiên cùng tìm hiểu từ vựng và cụm từ của chủ đề này nhé!

Từ vựng tiếng Anh chủ đề siêu thị

Supermarket: Siêu thị

Powdered milk: Sữa bột

Shopping basket: Chiếc giỏ đựng đồ mua hàng

Canned good: Đồ đóng hộp

Shopping cart: Chiếc xe đẩy

Beverage: Đồ uống

Product: Sản phẩm

Household item: Đồ gia dụng

Dried food: Đồ ăn khô

Grocery: Tạp phẩm

Frozen food: Thực phẩm đông lạnh

Snack: Đồ ăn vặt

Customer: Khách hàng

Toiletries cosmetic: Hóa mỹ phẩm

Bread: Bánh mì

Dairy products: Các sản phẩm từ sữa

Meat: Thịt

Fruit: Trái cây

Fish:

Banana: Chuối

Chicken:

Apple: Táo

Grape: Nho

Nylon bag: Túi nilon

Freezer: Máy làm lạnh

Scale: Chiếc cân đĩa

Deli counter: Quầy bán thức ăn

Cashier: Quầy thu ngân

Checkout counter: Quầy thu tiền

Cash register: Máy tính tiền

Conveyor belt: Băng tải đồ

Receipt: Hóa đơn

Aisle: Dãy hàng

Bag: Túi

Từ vựng, mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong siêu thị

>>> Có thể bạn quan tâm: cách học tiếng anh online hiệu quả

Các cụm từ tiếng Anh chủ đề siêu thị

Go shopping: đi mua sắm

Go on spending spree: mua sắm thỏa thích

Hang out at the mall: dạo chơi ở khu mua sắm

Try on clothes: thử quần áo

Have in stock: còn hàng trong kho

Wait in the checkout queue: chờ ở hàng đợi thanh toán

Load a trolley/a cart: chất đầy xe đựng hàng

Push a trolley/a cart: đẩy xe đựng hàng

Pay in cash: trả bằng tiền mặt

Pay by credit card: trả bằng thẻ tín dụng

Be on special offer: được khuyến mãi đặc biệt

Ask for a refund: yêu cầu hoàn lại tiền

Exchange an item/a product: đổi sản phẩm, hàng hóa

Ask for receipt: yêu cầu hóa đơn

Get a receipt: nhận hóa đơn

Buy 1 get 1 free: mua một tặng một

Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản trong siêu thị

Từ vựng, mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong siêu thị

Mẫu câu cho nhân viên bán hàng

What can I do for you?: Tôi có thể làm gì để giúp bạn?

Are you being served?: Đã có ai phục vụ bạn chưa?

How much would you like?: Bạn cần mua bao nhiêu?

That’s 40.000VND: Cái đó có giá 40.000 VND

Do you need any help packing?: Bạn có cần giúp xếp đồ vào túi không?

Do you have a loyalty card?: Bạn có thẻ khách hàng lâu năm không?

Sorry, we’re out of salted peanuts at the moment: Xin lỗi, chúng tôi hết đậu phộng rang muối vào lúc này rồi

Sorry, we don’t carry orange juice: Xin lỗi, chúng tôi không có nước ép cam.

How much would you like?: Anh/chị cần mua bao nhiêu?

This way, please: Mời đi lối này.

Just follow him. He’ll take you there: Xin đi theo anh ấy. Anh ta sẽ dẫn bạn tới đó.

The change room is over there: Phòng thay đồ ở đằng kia.

Are you being served?: Đã có ai phục vụ anh/chị chưa?

Is it for a girl or a boy?/ Is it for men for women?: Bạn đang tìm đồ cho bé trai hay bé gái?/ đàn ông hay phụ nữ?

What colour are you looking for?: Bạn muốn tìm màu sắc nào?

What size do you want?: Bạn muốn tìm kích thước nào?

Do you want to try it on?/Do you want to try them on?: Anh/chị có muốn thử chúng không?

What size are you? What size do you take?: Cỡ của anh/chị bao nhiêu?

Sorry, it’s out of stock: Xin lỗi, hết hàng rồi

How do they feel?: Anh/chị mặc thấy thế nào?

Do they feel comfortable?: Anh/chị mặc có cảm thấy dễ chịu không?

Do you need any help packing?: Anh/chị có cần giúp xếp đồ vào túi không?

Do you have a loyalty card?: Anh/chị có thẻ khách hàng thường xuyên không?

How will you be paying today?: Bạn muốn thanh toán thế nào?

Enter your PIN here please: Vui lòng nhấn mã PIN thẻ.

Please sign here: Vui lòng ký tại đây

Do you have a discount card today?: Quý khách có thẻ giảm giá không?

Are you using any coupons today?: Quý khách có dùng phiếu mua hàng không?

I’m sorry but your card has been declined. Would you like to use another form of payment?: Tôi xin lỗi nhưng thẻ của bạn không được chấp nhận, bạn có muốn thanh toán bằng hình thức khác không?

Mẫu câu giao tiếp cho khách hàng

Could you tell me where the…is?: Anh chị có thể chỉ cho tôi…ở đâu không?

– Milk: Chỗ bày sữa

– Water: Nước 

– Meat section: Quầy thịt

– Frozen food section: Quầy đông lạnh

– Household items/ goods: Đồ gia dụng

I’d like…: Tôi muốn mua…

– That piece of cheese: Mẩu pho mát kia

– A slice of pizza: 1 miếng pizza

– Three Oranges: 3 quả cam

Do you have milk?: Bạn có bán sữa không?

Is that on sale?: Cái đó kia đang giảm giá phải không?

Can you tell me where I can find toys?: Anh/chị có thể nói cho tôi biết đồ chơi ở đâu không?

Could you tell me where the meat section is?: Anh/chị có thể chỉ cho tôi quầy thịt ở đâu không?

Will I find cheese in that section?: Tôi sẽ tìm thấy phô mai trong quầy đó chứ?

Where can I find rice?: Tôi có thể tìm thấy gạo ở đâu?

I am looking for watermelons. Do you have any?: Tôi đang tìm dưa hấu? Ở đây có không?

Could I have a carrier bag, please?: Cho tôi xin một chiếc túi đựng hàng được không?

Do you take credit cards?: Anh/chị có nhận thanh toán bằng thẻ tín dụng không?

I’ll pay in cash/ I’ll pay by card: Tôi sẽ trả tiền mặt/ Tôi sẽ trả bằng thẻ

Could I have a receipt, please?: Cho tôi xin giấy biên nhận được không?

How much is this?: Cái này bao nhiêu tiền?

Do you deliver?: Anh/chị có giao hàng tận nơi không?

I’d like to return this: Tôi muốn trả lại cái này

I’d like to change this for a different size: Tôi muốn đổi cỡ khác

Could I have a refund?: Tôi muốn được hoàn lại tiền có được không?

Đoạn hội thoại về giao tiếp tiếng Anh trong siêu thị

Customer: Hello! Where i could find some apples?

Khách hàng: Xin chào, tôi có thể tìm táo ở đâu nhỉ?

Staff: It’s in the meat store over there, sir.

Nhân viên: Nó ở quầy thịt đằng kia, thưa ông.

Customer: Ok, thanks

Khách hàng: Ồ vâng, cảm ơn nhiều.

Customer: I want to buy 5 kilos meats and a half kilo tomato. What kind of meat do you have? It’s from Vietnam or China? And how much for each.

Khách hàng: Tôi muốn mua năm cân thịt đồng thời nửa cân cà chua. Bạn có loại thịt nào vậy? Của Việt Nam hay của Trung Quốc? Và mỗi loại giá bao nhiêu?

Staff: We just sell Vietnamese vegetables. Meat price is 300,000VND per 1 kilo, and tomato is 5.000VND. If you want 5 kilos meats and a half kilo tomato. The total cost you 305.000 VND.

Nhân viên: Chúng tôi chỉ bán của Việt Nam thôi. Thịt giá 300.000VNĐ một cân, và cà chua là 5.000. Nếu ông lấy năm cân thịt và nửa cân cà chua. Tổng số tiền là 305.000VNĐ.

Customer: Thanks. I’ll take them, please.

Khách hàng: Cảm ơn. Tôi sẽ lấy chúng.

Staff: Here you are, thank you.

Nhân viên: Của ông đây, cảm ơn ông.

>>> Mời xem thêm: Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp tại hiệu thuốc thông dụng nhất

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Tiếng Anh Giao Tiếp Tại Hiệu Thuốc Hữu Ích Nhất

Khi sử dụng tiếng Anh, trong một vài trường hợp bạn cần phải nắm vững kiến thức chuyên ngành để tránh những hiểu lầm đáng tiếc có thể xảy ra, cụ thể như trong vấn đề sức khỏe và mua bán, tư vấn thuốc điều trị bệnh. Vì thế, bài viết này sẽ tổng hợp từ vựng, mẫu câu và các đoạn hội thoại thông dụng nhất tại hiệu thuốc, giúp bạn giao tiếp tự tin và truyền tải thông tin chính xác.

>> Tìm hiểu thêm: Tiếng Anh giao tiếp online vời người nước ngoài

1. Từ vựng tiếng Anh cơ bản trong giao tiếp tại hiệu thuốc

1.1. Từ vựng về triệu chứng bệnh

Từ vựng tiếng Anh về các triệu chứng bệnh

Từ vựng tiếng Anh về các triệu chứng bệnh

Từ vựng 

Phiên âm

Nghĩa

Fever

/ˈfiː.vər/

Sốt

Cough

/kɒf/

Ho

Sore throat

/sɔː θrəʊt/

Đau họng

Headache

/ˈhed.eɪk/

Đau đầu

Dizziness

/ˈdɪz.i.nəs/

Chóng mặt

Runny nose

/ˈrʌn.i nəʊz/

Chảy nước mũi

Stomachache

/ˈstʌm.ək.eɪk/

Đau bụng

Backache

/ˈbæk.eɪk/

Đau lưng

Toothache

/ˈtuːθ.eɪk/

Đau răng

Fatigue

/fəˈtiːɡ/

Mệt mỏi

Rash

/ræʃ/

Phát ban

Shortness of breath

/ˈʃɔːt.nəs əv breθ/

Khó thở

Nausea

/ˈnɔː.zi.ə/

Buồn nôn

Vomiting

/ˈvɒm.ɪ.tɪŋ/

Nôn

Chest pain

/tʃest peɪn/

Đau ngực

Sweating

/ˈswet.ɪŋ/

Đổ mồ hôi

 

1.2. Từ vựng về các loại thuốc

Từ vựng về các loại thuốc trị bệnh bằng tiếng Anh

Từ vựng về các loại thuốc trị bệnh bằng tiếng Anh

Tiếng Anh

Phiên âm

Nghĩa

Aspirin

/ˈæspərɪn/

Thuốc aspirin

Antibiotics

/ˌæntibaɪˈɒtɪks/

Kháng sinh

Cough mixture

/kɒf ˈmɪksʧər/

Thuốc ho nước

Diarrhoea tablets

/ˌdaɪəˈriːə ˈtæbləts/

Thuốc tiêu chảy

Emergency contraception

/ɪˈmɜːdʒənsi ˌkɒntrəˈsɛpʃən/

Thuốc tránh thai khẩn cấp

Eye drops

/aɪ drɒps/

Thuốc nhỏ mắt

Hay fever tablets

/heɪ ˈfiːvə ˈtæbləts/

Thuốc trị sốt mùa hè

Indigestion tablets

/ˌɪndɪˈdʒɛstʃən ˈtæbləts/

Thuốc tiêu hóa

Laxatives

/ˈlæksətɪvz/

Thuốc nhuận tràng

Lip balm (lip salve)

/lɪp bælm/

Sáp môi

Medicine

/ˈmɛdɪsɪn/

Thuốc

Nicotine patches

/ˈnɪkətiːn ˈpæʧɪz/

Miếng đắp ni-cô-tin

Painkillers

/ˈpeɪnˌkɪlərz/

Thuốc giảm đau

Plasters

/ˈplæstəz/

Miếng dán vết thương

Prescription

/prɪˈskrɪpʃən/

Đơn thuốc

Sleeping tablets

/ˈsliːpɪŋ ˈtæbləts/

Thuốc ngủ

Throat lozenges

/θrəʊt ˈlɒzɪndʒɪz/

Thuốc đau họng viên

Travel sickness tablets

/ˈtrævl ˈsɪknɪs ˈtæbləts/

Thuốc say tàu xe

Vitamin pills

/ˈvɪtəmɪn pɪlz/

Thuốc vitamin

Medication

/ˌmɛdɪˈkeɪʃən/

Dược phẩm

Capsule

/ˈkæpsjuːl/

Thuốc con nhộng

Injection

/ɪnˈdʒɛkʃən/

Thuốc tiêm, chất tiêm

Ointment

/ˈɔɪntmənt/

Thuốc mỡ

Paste

/peɪst/

Thuốc bôi

Pessary

/ˈpɛsəri/

Thuốc đặt âm đạo

Powder

/ˈpaʊdə/

Thuốc bột

Solution

/səˈluːʃən/

Thuốc nước

Spray

/spreɪ/

Thuốc xịt

Suppository

/səˈpɒzɪtəri/

Thuốc đạn

Syrup

/ˈsɪrəp/

Thuốc bổ dạng siro

Tablet

/ˈtæblət/

Thuốc viên

Painkiller, pain reliever

/ˈpeɪnˌkɪlər/ /peɪn rɪˈliːvə/

Thuốc giảm đau

>> Xem thêm: 150+ Từ Vựng Tiếng Anh Về Mua Sắm

2. Mẫu câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng dành cho bệnh nhân

2.1. Hỏi về thuốc

  • Have you got anything for…?
    Bạn có thuốc nào chữa… không?
    Ví dụ: "Have you got anything for a headache?" (Bạn có thuốc nào chữa đau đầu không?)
  • Can you recommend anything for a cold?
    Bạn có thể giới thiệu thuốc nào chữa cảm lạnh không?
  • I’m suffering from… Can you give me something for it?
    Tôi đang bị… Bạn có thể đưa cho tôi thuốc chữa không?
    Ví dụ: "I’m suffering from a sore throat. Can you give me something for it?"

2.2. Hỏi về cách sử dụng thuốc

  • How do I take this medicine?
    Thuốc này tôi dùng thế nào?
  • Does it have any side effects?
    Thuốc này có tác dụng phụ gì không?
  • How many tablets do I have to take each time?
    Mỗi lần tôi cần uống bao nhiêu viên?

2.3. Khi bạn cần hỏi thêm thông tin

  • Is this medicine safe for children?
    Thuốc này có an toàn cho trẻ em không?
  • Can this medicine be taken by pregnant women?
    Thuốc này có dùng được cho phụ nữ mang thai không?
  • Do I need to store this medicine in the fridge?
    Tôi có cần bảo quản thuốc này trong tủ lạnh không?
  • Can I take this medicine if I have other health conditions?
    Tôi có thể dùng thuốc này nếu tôi có bệnh khác không?

Những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng tại hiệu thuốc

Những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp thông dụng tại hiệu thuốc

3. Những mẫu câu tiếng Anh giao tiếp dành cho dược sĩ

3.1. Hỏi và tư vấn về thuốc

  • Do you have a prescription?
    Bạn có đơn thuốc không?
  • Are you allergic to any medication?
    Bạn có dị ứng với loại thuốc nào không?
  • This medicine will relieve your pain.
    Thuốc này sẽ giảm đau cho bạn.
  • I’ll prescribe some high-dose medicine for you.
    Tôi sẽ kê đơn thuốc liều cao cho bạn.

3.2. Hướng dẫn sử dụng thuốc

  • The instructions on it tell you how to take it. Make sure you read them carefully.
    Tờ hướng dẫn đã ghi cách sử dụng, bạn nhớ đọc kỹ nhé.
  • Take three of these pills three times a day after meals.
    Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 viên sau bữa ăn.
  • Don’t take this medicine with alcohol.
    Không dùng thuốc này với rượu.
  • This medication should be taken with meals.
    Thuốc này nên uống cùng với bữa ăn.

tiếng Anh giao tiếp tại hiệu thuốc danh cho dược sĩ

Tiếng Anh giao tiếp tại hiệu thuốc dành cho dược sĩ

4. Các đoạn hội thoại thông dụng tại hiệu thuốc

Hội thoại 1: Mua thuốc theo toa

A: Hi. I’m here to pick up some medicine.
Chào bạn, tôi đến mua thuốc theo toa.

B: Do you have the prescription with you?
Bạn có mang đơn thuốc không?

A: Yes, here it is.
Có, đây là đơn thuốc.

B: OK. Here you go. That’ll be 200,000 VND.
Thuốc của bạn đây. Tổng cộng 200,000 đồng.

A: Thank you!
Cảm ơn nhé!

Hội thoại 2: Mua thuốc đau bụng

A: Hi, I have a stomachache. Do you have any medicine for it?
(Chào bạn, tôi bị đau bụng. Bạn có thuốc nào trị đau bụng không?)

B: Yes, we have this indigestion tablet. Take one after each meal.
(Có, chúng tôi có loại thuốc tiêu hóa này. Uống một viên sau mỗi bữa ăn.)

A: Is it safe for all ages?
(Thuốc này có dùng được cho mọi lứa tuổi không?)

B: Yes, but if the pain gets worse, you should see a doctor.
(Được, nhưng nếu cơn đau nặng hơn, bạn nên đi khám bác sĩ.)

A: Alright. Thank you.
(Được rồi. Cảm ơn bạn.)

Hội thoại 3: Mua thuốc ho

A: Hello, do you have anything for a cough?
(Chào bạn, bạn có thuốc trị ho không?)

B: Yes, we have cough syrup and cough tablets. Which one would you like?
(Có, chúng tôi có siro ho và viên ngậm trị ho. Bạn muốn loại nào?)

A: I’ll take the syrup, please.
(Tôi muốn siro ho nhé.)

B: Alright, take two teaspoons three times a day. Shake the bottle well before using.
(Được, bạn uống hai thìa nhỏ ba lần mỗi ngày. Lắc đều chai trước khi sử dụng.)

A: Got it. How much is it?
(Tôi hiểu rồi. Giá bao nhiêu?)

B: It’s 75,000 VND.
(75,000 đồng.)

>> Xem thêm: 100+ Câu Giao Tiếp Tiếng Anh Khi Đi Du Lịch

5. Tổng kết

Pantado hy vọng rằng những từ vựng và các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh tại hiệu thuốc trên đây sẽ giúp bạn không chỉ xử lý linh hoạt các tình huống khi gặp khách nước ngoài mà còn trang bị cho bạn một kỹ năng quý giá khi đi du lịch hay sinh sống ở nước ngoài. Hãy dành thời gian luyện tập và áp dụng những kiến thức đã học để mỗi ngày bạn có thể giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn trong mọi tình huống!

Cách miêu tả các mùi vị trong tiếng Anh chính xác nhất

Khi miêu tả về đồ ăn, có rất nhiều tính từ chỉ mùi vị được người bản xứ sử dụng. Ví dụ: “I like Vietnamese food, it is so delicious”. Hôm nay hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách miêu tả mùi vị trong tiếng Anh để có thể miêu tả món ăn ưa thích của mình và giới thiệu chúng đến bạn bè nhé!

Cách miêu tả các mùi vị trong tiếng Anh

Từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh

Từ chỉ mùi vị trong tiếng Anh

  1. Aromatic: thơm ngon
  2. Tasty: ngon; đầy hương vị
  3. Delicious: thơm tho; ngon miệng
  4. Mouth-watering: cực kỳ ngon miệng
  5. Luscious: ngon ngọt
  6. Bitter: Đắng
  7. Bittersweet : vừa ngọt vừa đắng
  8. Spicy: cay
  9. Hot: nóng; cay nồng
  10. Garlicky: có vị tỏi
  11. Sweet: ngọt
  12. Sugary: nhiều đường, ngọt
  13. Honeyed sugary: ngọt vị mật ong
  14. Mild sweet: ngọt thanh
  15. Acrid : chát
  16. Acerbity : vị chua
  17. Sour: chua; ôi; thiu
  18. Sweet-and-sour: chua ngọt
  19. Stinging: chua cay
  20. Savory: Mặn
  21. Salty: có muối; mặn
  22. Highly-seasoned: đậm vị
  23. Bland: nhạt nhẽo
  24. Insipid: nhạt
  25. Unseasoned: chưa thêm gia vị
  26. Mild: mùi nhẹ
  27. Cheesy: béo vị phô mai
  28. Smoky: vị xông khói
  29. Minty: Vị bạc hà
  30. Harsh: vị chát của trà
  31. Tangy: hương vị hỗn độn
  32. Sickly: tanh (mùi)
  33. Yucky: kinh khủng
  34. Horrible: khó chịu (mùi)
  35. Poor: chất lượng kém

Cách miêu tả các mùi vị trong tiếng Anh

Một số từ tiếng Anh chỉ tình trạng món ăn

  1. Cool: nguội
  2. Dry: khô
  3. Fresh: tươi; mới; tươi sống (rau, củ)
  4. Rotten: thối rữa; đã hỏng
  5. Off: ôi; ương
  6. Stale: cũ, để đã lâu; ôi, thiu
  7. Mouldy: bị mốc; lên meo
  8. Tainted: có mùi hôi
  9. Ripe: chín
  10. Unripe: chưa chín
  11. Juicy: có nhiều nước
  12. Tender: không dai; mềm
  13. Tough: dai; khó cắt; khó nhai
  14. Underdone: chưa thật chín; nửa sống nửa chín; tái
  15. Over-done or over-cooked: nấu quá lâu; nấu quá chín

>> Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh bắt đầu bằng chữ "n"

Mẫu câu miêu tả mùi vị thức ăn trong tiếng Anh

Cách miêu tả các mùi vị trong tiếng Anh

 The fruit is so ripe. It’s perfect” (Trái cây rất chín muồi. Thật hoàn hảo).

Khi trái cây đang ở giai đoạn hoàn hảo để ăn, chúng ta có thể nói nó là “chín muồi”.

It’s the perfect combination of sweet and salty” (Nó là sự kết hợp hoàn hảo giữa ngọt và mặn).

Bạn có thể dùng cách nói này cho bất kỳ loại tráng miệng nào mang lại cả vị ngọt và mặn.

It’s so fresh” (Nó rất tươi).

The flavors are rich” (Hương vị rất phong phú).

This is kind of bitter” (Loại này khá đắng).

Bitter là tính từ trái nghĩa với sweet.

This doesn’t have much taste. It’s bland” (Món này không có nhiều hương vị. Nó nhạt nhẽo).

It’s really sweet and sugary” (Nó rất ngọt và ngọt có vị đường).

It’s spicy” (Nó cay).

This tastes really sour” (Mùi vị này thật sự chua).

Bạn có thể sử dụng từ “sour” khi bạn ăn bất cứ thứ gì với vị chua như chanh hoặc giấm.

Nếu món ăn ngon miệng….

Wow, that is delicious!” (Wow, món ăn đó ngon quá!).

That is amazing!” (Thật là tuyệt vời!).

I’m in heaven” (Tôi đang ở thiên đường).

It’s so yummy, where did you get the recipe?” (Nó rất ngon, bạn đã lấy công thức từ đâu vậy?).

The tastes great, where did you buy it?” (Hương vị thật tuyệt vời, bạn đã mua nó ở đâu?).

The food at that Asian restaurant is out of this World” (Các món ăn tại nhà hàng Châu Á đó ngon không thể tả nổi).

Nếu món ăn có vị không ngon….

That’s disgusting” (Món ăn đó thật ghê tởm).

Ew, I don’t like that” (Ew, tôi không thích món đó).

I’m not crazy about this” (Tôi không cuồng món này).

Một số thành ngữ, cụm từ vựng về mùi vị trong tiếng Anh

Cách miêu tả các mùi vị trong tiếng Anh

  1. Sweet tooth: người hảo ngọt

Ví dụ:

My sister is a sweet tooth, she can eat dozens of candies a day.

Em gái tôi thích ăn ngọt, nó có thể ăn cả tá kẹo một ngày.

  1. Sour grape: đố kỵ

Ví dụ:

He thought I did not deserve to win, but I think it’s just sour grape.

Anh ấy nghĩ tôi không xứng đáng với chiến thắng, nhưng tôi nghĩ đó là do anh ấy đố kỵ

  1. Take something with a grain of salt: hiểu nhầm là 1 điều gì đó sai, không đúng

Ví dụ: 

I’ve seen the article about John, which I take with a grain of salt.

Tôi xem bài báo nói về John rồi, nói linh tinh ấy mà.

  1. Bad egg: kẻ lừa đảo, người không tốt, người xấu

Ví dụ:

Don’t trust anything she tells you, she is such a bad egg.

Cô ấy nói gì cũng đừng tin, cô ấy là tên lừa đảo.

  1. A taste of your own medicine: nếm trải cảm giác mà bạn đối xử không đúng mực với người khác

Ví dụ: 

Don’t tell Candy about it, we must give her a taste of his own medicine. She never lets we know if something go wrong. 

Đừng có nói với Candy, để cô ta hiểu ra cảm giác của chúng ta. Cô ta chả bao giờ nói gì dù biết có chuyện xảy ra.

  1. A bad taste in their mouth: ấn tượng không tích cực,  tiêu cực, không chấp thuận việc gì

Ví dụ:

He leave a bad taste in their mouth when he said bad things about Mindi.

Anh ta để cho tôi ấn tượng xấu khi anh ta nói xấu về Mindi.

  1. Smell fishy: kỳ lạ, đáng ngờ, nghi ngờ

Ví dụ:

Her explanation smells fishy. I think that she was lying.

Lời giải thích của cô ta rất đáng ngờ, tôi nghĩ cô ta đang nói dối.

Thật thú vị phải không nào lưu ngay lại, luyện tập và ghi nhớ để có thể mang hương vị bữa ăn mình yêu thích chia sẻ cho bạn bé, những người xung quanh một cách hấp dẫn nhất nào. Chúc các bạn học tập thật tốt?

>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh trực tuyến

Cấu trúc với Without trong tiếng Anh đầy đủ và chi tiết nhất 

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Từ lóng trong tiếng Anh

Khi bạn học một ngoại ngữ, bạn sẽ bắt đầu một cách tự nhiên bằng cách nghiên cứu các cấu trúc phù hợp và trang trọng. Nhưng một khi bạn biết những điều này, bạn nên làm quen với những từ và cụm từ thân mật mà nhiều người bản ngữ sử dụng khi họ nói. Loại ngôn ngữ này được gọi là tiếng lóng tiếng Anh.

Từ lóng trong tiếng Anh

>> Mời bạn tham khảo: Từ vựng tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Hãy xem danh sách một số từ lóng phổ biến này để bạn có thể hiểu người bản ngữ tốt hơn và bắt đầu tự mình nghe giống như một người nói!

1. Yep and Nope 

Trong tiếng Anh nói, rất phổ biến khi nói Yeah hoặc Yep thay vì 'yes', hơn hết là trong một khung cảnh thân mật. Tương tự, bạn có thể nói Nope hoặc Nah thay vì 'no'. Ví dụ.

  • A:Everything ready for your trip?  Mọi thứ đã sẵn sàng cho chuyến đi của bạn?
  • B: Yeah, can’t wait to leave! Vâng, không thể chờ đợi để rời đi!

Từ lóng trong tiếng Anh

 

2. Just kidding! Đùa thôi!

Tất nhiên, khi bạn muốn vui vẻ với bạn bè, bạn nên nói đùa và thậm chí là 'chế giễu ai đó', theo một cách tốt đẹp! Trong tiếng Anh, có nhiều cách khác nhau để nói rằng bạn đang nói đùa, chẳng hạn như:

  • I’m just kidding. Tôi chỉ đùa thôi.
  • Just pulling your leg. Chỉ cần kéo chân của bạn.
  • Don’t worry. He’s only taking the mickey out of you. Đừng lo lắng. Anh ấy chỉ lấy mickey ra khỏi bạn.

Từ lóng trong tiếng Anh

3. What on earth…? Những gì trên trái đất…?

Khi bạn muốn thể hiện sự hoài nghi, bạn có thể sử dụng cụm từ bất thường này. Chỉ cần thêm nó vào giữa từ câu hỏi và phần còn lại của câu. Ví dụ,

(Ai đó đưa cho bạn một vật thể lạ mà bạn không thể xác định được.)

  • What on earth is this?? Cái quái gì thế này ??

(Bạn của bạn đã làm điều gì đó thực sự ngu ngốc.)

  • Why on earth did you do that?? Tại sao bạn lại làm như vậy ??

4. If only… Giá như…

Hai từ này có nghĩa giống như 'I wish'. Nó được sử dụng để phản hồi một tuyên bố về điều gì đó bạn muốn xảy ra hoặc sự thật. Ví dụ,

  • A: If we had more money we could completely renovate the house.

Nếu chúng tôi có nhiều tiền hơn, chúng tôi có thể cải tạo hoàn toàn ngôi nhà.

  • B:  If only… Giá như…

 

5. Dunno 

Đây là một sự co thắt rất phổ biến của 'I don’t know'. Mặc dù đó là điều bạn chỉ có thể nói và không thể viết. Ví dụ,

  • A: What are you doing this evening? Bạn đang làm gì vào buổi tối này?
  • B: Dunno. Probably just stay in. Không biết. Có lẽ chỉ cần ở trong.

6. Cool! Sweet! Sick! Epic! 

Có rất nhiều cách để thể hiện phản ứng tích cực trước một tình huống. Trong tiếng Anh Anh, phổ biến nhất có lẽ là 'cool', trong khi tiếng Anh Mỹ 'sweet' rất phổ biến. Ví dụ,

  • A: Harry is going to have a party on Saturday and has invited all of us!

Harry sẽ có một bữa tiệc vào thứ Bảy và đã mời tất cả chúng tôi!

  • B: Ah cool! Ah tuyệt!

7. It sucks! Thật tệ!

Để thể hiện ý kiến ​​ngược lại rằng điều gì đó không tốt, bạn có thể sử dụng cụm từ này. Ví dụ,

  • A: How was the movie last night? Bộ phim tối qua thế nào?
  • B: It really sucked. I didn’t even stay until the end. 

Nó thực sự hút. Tôi thậm chí đã không ở lại cho đến khi kết thúc.

8. To be a chicken and chicken out. Để trở thành một con gà và con gà ra ngoài

Nghe thật lạ lùng, chúng ta thường mô tả một người thiếu can đảm như một con gà. Và khi ai đó mất can đảm để làm điều gì đó, bạn có thể nói rằng họ sẽ lạnh lùng. Ví dụ,

  • A: Did Martin do the bungee jump in the end?

Cuối cùng thì Martin có thực hiện cú nhảy bungee không?

  • B:  No, he chickened out at the last minute. He was too scared.

Không, anh ấy lạnh lùng vào phút cuối. Anh đã quá sợ hãi.

9. To pig out

Một đề cập đến động vật khác, lần này có nghĩa là ăn nhiều, là 'to pig out’. Ví dụ,

  • We pigged out last night and ate two pizzas each! I feel awful today.

Tối qua chúng tôi đã ra ngoài và ăn hai chiếc pizza mỗi người! Tôi cảm thấy khủng khiếp hôm nay.

10. To screw up. Làm rối lên

Khi bạn mắc lỗi hoặc làm điều gì đó không tốt, bạn có thể sử dụng cụm từ 'screw up'. Ví dụ,

  • I really screwed up at work today. I sent a customer 100 tons of goods instead of 10!

Tôi thực sự gặp khó khăn trong công việc ngày hôm nay. Tôi đã gửi cho một khách hàng 100 tấn hàng hóa thay vì 10!

11. Couch potato

Nếu bạn lười biếng và dành hàng giờ ngồi trên ghế sofa không làm gì cả, bạn là một 'couch potato củ khoai tây đi văng'! ('Đi văng' là một từ khác của 'ghế sofa'.) Ví dụ,

  • Pierre is a real couch potato. He spends the whole weekend in front of the TV.

Pierre là một khoai tây đi văng thực sự. Anh ấy dành cả cuối tuần trước TV.

12. To go nuts / bonkers / bananas

Cụm từ kỳ lạ này có nghĩa là trở nên điên rồ hoặc tức giận. Ví dụ,

  • Mr Lopez went nuts when he found out we hadn’t finished the reports.

Ông Lopez phát điên khi biết chúng tôi chưa hoàn thành các báo cáo.

13. Grand (or K)

Cũng như có nghĩa là tráng lệ, từ 'grand' cũng có thể được sử dụng một cách không chính thức với nghĩa là 'thousand'. Ngoài ra, bạn cũng có thể nói 'k' (10K = 10.000). Ví dụ,

  • A: How much did you pay for your new car?

Bạn đã trả bao nhiêu cho chiếc xe mới của mình?

  • B: Ten grand. It was originally up for sale at 11,000, so it was a real bargain!

Mười ngàn. Ban đầu nó được bán với giá 11.000, vì vậy đó là một món hời thực sự!

14. Piece of Cake

Đây là một cách diễn đạt hay để nói rằng một cái gì đó thật dễ dàng. Ví dụ,

  • A: Won’t it be difficult to get everything ready by 8 o’clock?

Có khó để chuẩn bị mọi thứ trước 8 giờ không?

  • B: No, don’t worry. It’ll be a piece of cake.

Không, đừng lo lắng. Nó sẽ là một miếng bánh.

15. Corny

Nếu một cái gì đó tầm thường và không nguyên bản, bạn có thể nói đó là 'corny'. Nó thường được sử dụng để thể hiện tình yêu hoặc ý tưởng tình cảm trong các bài hát và bài thơ. Ví dụ,

  • It’s. a good song but the words are a bit corny.

Đó là một bài hát hay nhưng lời lẽ hơi ngô nghê.

16. What’s up?

Cụm từ này có thể có ba nghĩa. Nó có thể được sử dụng như một lời chào có nghĩa là 'bạn có khỏe không'. Nó cũng có thể có nghĩa là 'What’s happening?' Hoặc nó có thể có nghĩa là 'What’s wrong?'. Ví dụ,

  • A: Hey Pablo. You’re looking miserable. What’s up?

Này Pablo. Trông bạn thật khốn khổ. Có chuyện gì vậy?

  • B: I didn’t get that job I applied for, so I’m a bit fed up.

Tôi đã không nhận được công việc mà tôi đã ứng tuyển, vì vậy tôi hơi chán ngấy. 

17. Sorted!

Khi bạn đã giải quyết một vấn đề hoặc sắp xếp xong một thứ gì đó, bạn có thể nói ((‘That’s) sorted!’ Ví dụ,

  • We’ve prepared the starters, the main course, and the dessert. Sorted!

Chúng tôi đã chuẩn bị món khai vị, món chính và món tráng miệng. Đã sắp xếp!

18. Hang out

Đây là một động từ rất phổ biến có nghĩa đơn giản là "ở lại một nơi cụ thể" hoặc / và "dành thời gian với". Ví dụ,

  • A: What are you doing this afternoon? Bạn đang làm gì vào chiều nay?
  • B: I think we’re going to hang out at Tom’s house. Tôi nghĩ chúng ta sẽ đi chơi ở nhà Tom.

Bây giờ bạn đã biết một số từ lóng tiếng Anh, tại sao không tiếp tục kiểm tra kỹ năng ngôn ngữ của bạn với bài kiểm tra tiếng Anh nâng cao trong khóa học tiếng Anh trực tuyến của chúng tôi?!

Từ vựng tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Từ vựng tiếng Anh cho người mới bắt đầu. Khi bạn bắt đầu học ngôn ngữ thứ hai, một trong những khía cạnh khó khăn nhất là diễn đạt chính xác bản thân vì bạn không biết đủ từ. Nếu bạn muốn giao tiếp hiệu quả hơn, bạn nên bắt đầu bằng cách học một số từ vựng tiếng Anh cơ bản thường được sử dụng để bạn có thể hiểu các cuộc hội thoại và văn bản đơn giản và thể hiện bản thân trong hầu hết các tình huống.

Từ vựng tiếng Anh cho người mới bắt đầu

Vì vậy, đây là danh sách các từ vựng tiếng Anh cơ bản cho người mới học sẽ giúp ích cho bạn.

Những cách chào hỏi khác nhau bằng tiếng Anh

Học các cách chào hỏi khác nhau thực sự hữu ích để tương tác với người khác vì họ luôn là một phần của bất kỳ cuộc trò chuyện nào. Hãy xem một số kiểu chào hỏi phổ biến:

  • Good morning - lời chào chính thức được sử dụng vào buổi sáng cho đến 12 giờ đêm
  • Good afternoon - lời chào chính thức được sử dụng từ 12 giờ đêm đến 6 giờ chiều
  • Good evening - lời chào chính thức được sử dụng sau 6 giờ chiều
  • Good night - khi bạn đi ngủ
  • Hello / Hi - được sử dụng khi bạn gặp ai đó
  • Bye - được sử dụng khi bạn rời đi
  • How are you? - Bạn khỏe không?
  • Please -  một từ lịch sự để thêm vào một yêu cầu
  • Thank you - một phản hồi để nhận được một cái gì đó 
  • Have a nice day! - để chúc ai đó tốt lành

>> Tham khảo: Tổng hợp từ vựng tên các món ăn bằng Tiếng Anh

Câu hỏi từ

Dưới đây là một số từ được sử dụng rất thường xuyên trong tiếng Anh, bắt đầu bằng một số từ câu hỏi sẽ thực sự giúp bạn hỏi và cung cấp thông tin.

Từ vựng tiếng Anh cho người mới bắt đầu

 

  • What (Cái gì)- để hỏi về một thứ (ví dụ: tên)
  • Which (Cái nào) - để hỏi về sự lựa chọn giữa một số thứ hạn chế
  • Who (Ai) - để hỏi về một người
  • How (Làm thế nào ) - để hỏi về cách để làm điều gì đó
  • When (Khi nào) - hỏi về ngày hoặc giờ
  • Where (Ở đâu) - để hỏi về vị trí
  • Why (Tại sao) - để hỏi lý do

Ví dụ:

  • What’s your name? Bạn tên là gì?
  • Which is your jacket? This one? Cái nào là áo khoác của bạn? Cái này?
  • Who is your best friend? Ai là người bạn thân nhất của bạn?
  • How do you get to work? By bus. Bạn đi làm bằng phương tiện gì? Bằng xe buýt.
  • When is your birthday? Bạn sinh ngày nào?
  • Where are you from? Bạn đến từ đâu?
  • Why are you studying English? Because it’s important for my job. Tại sao bạn học tiếng Anh? Vì nó quan trọng đối với công việc của tôi.

This và That

Dưới đây là một số từ hữu ích để mô tả mọi thứ:

  • There - được sử dụng để mô tả một địa điểm. 

Ví dụ: There is a post office near here. Có một bưu điện gần đây.

  • This (điều này)- để chỉ ra một thứ ở gần bạn. 

Ví dụ: This is my office.  Đây là văn phòng của tôi. 

  • That (điều đó) - để chỉ ra một thứ không ở gần bạn. 

Ví dụ: That office over there belongs to my boss. Văn phòng đằng kia của sếp tôi.

>> Mời bạn tham khảo: học tiếng anh trực tuyến có hiệu quả không

Các động từ thông dụng trong tiếng Anh

Phần thiết yếu nhất của một cụm từ là động từ. Động từ cho phép bạn mô tả các chuyển động, cảm giác, trạng thái và sự kiện. Dưới đây là những cái phổ biến nhất:

Từ vựng tiếng Anh cho người mới bắt đầu

 

  • Come (Hãy đến) - chuyển đến nơi này
  • Do (Thực hiện) - hoàn thành một hành động
  • Go (Đi) - di chuyển từ nơi này đến nơi khác
  • Have (Có) - sở hữu một cái gì đó
  • Help (Trợ giúp) - hỗ trợ
  • Like (Giống như) - có ý kiến ​​tốt về một người hoặc một sự vật
  • Live (Sống) - có nhà của bạn
  • Need (Cần) - có sự cần thiết 
  • Think (Suy nghĩ) - có ý kiến
  • Can (Có thể) - có thể / có một khả năng

Ví dụ:

  • I can come tomorrow. Tôi có thể đến vào ngày mai.
  • We like our teacher. Chúng tôi thích giáo viên của chúng tôi.
  • Where do you live? Ban song o dau?
  • Can you help me with this exercise? Bạn có thể giúp tôi bài tập này được không?
  • I think you’re right. Tôi nghĩ bạn đúng.

Bây giờ bạn đã biết một số từ vựng tiếng Anh, hãy luyện tập nó trong những chuyến đi nước ngoài tiếp theo của bạn. Bạn cũng có thể thử sử dụng những từ sau:

  • Accommodation (Chỗ ở) - nơi bạn ở, ví dụ như a hotel 
  • Flight (Chuyến bay) - hành trình trên máy bay
  • Arrival (Đến) - thời điểm bạn đến điểm đến
  • Departure (Khởi hành) - thời điểm rời đi  
  • Baggage allowance (Hạn mức hành lý) - bạn có thể mang bao nhiêu kg hành lý (túi) 
  • Delay (Chậm trễ) - khi phương tiện vận chuyển khởi hành muộn hơn lịch trình
  • Passenger (Hành khách) - người đi trên phương tiện giao thông
  • Destination (Điểm đến) - nơi bạn sẽ đến
  • Passport (Hộ chiếu) - giấy tờ bạn cần để nhập cảnh vào một quốc gia khác
  • Downtown - trung tâm của một thành phố

Ví dụ:

  • My favorite type of accommodation on holiday is a B & B. It’s cheap and comfortable.

Loại chỗ ở yêu thích của tôi vào kỳ nghỉ là B & B. Nó rẻ và thoải mái.

  • The baggage allowance for this flight is 15 kgs. 

Hành lý ký gửi cho chuyến bay này là 15 kg.

  • I missed my flight! I’ll have to get the next one.

Tôi đã lỡ chuyến bay! Tôi sẽ phải lấy cái tiếp theo.

  • What is your destination today, Sir? I’m going to New York.

Điểm đến của bạn hôm nay là gì, thưa ông? Tôi sẽ đến New York.

  • I’ve got to go downtown later. Let’s meet for dinner.

Tôi phải đến trung tâm thành phố sau. Gặp nhau ăn tối nhé.

  • There was a long delay to our flight because of bad weather.

Chuyến bay của chúng tôi đã bị hoãn một thời gian dài vì thời tiết xấu.

Biết từ vựng là một phần cơ bản để có thể giao tiếp bằng tiếng Anh. Có lẽ bạn biết một số ngữ pháp nhưng nếu bạn không biết từ bạn cần đặt câu hỏi hoặc xác định một đối tượng, bạn có thể dễ dàng bị mắc kẹt! 

Bắt đầu bằng cách học danh sách các từ hữu ích ở trên, sau đó thực hành! Nhận biết một từ và có thể áp dụng nó trong cuộc trò chuyện thường khá khác nhau, vì vậy việc luyện tập thực sự quan trọng.

Khóa học tiếng Anh trực tuyến của chúng tôi mang đến cho bạn cơ hội học và luyện tập nhiều từ vựng dần dần, thông qua các trò chơi tương tác vui nhộn và bằng cách nói chuyện trong các lớp học nhỏ với giáo viên.

>> Mời tham khảo: học tiếng anh trực tuyến với giáo viên nước ngoài

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Cấu trúc với Without trong tiếng Anh đầy đủ và chi tiết nhất 

“Anh không thể sống thiếu em” trong tiếng Anh viết như nào nhỉ? Câu viết đúng của nó sẽ là I can’t live without you”. Vậy without là gì? cấu trúc với without như nào? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Cấu trúc với Without trong tiếng Anh

Without là gì?

Cấu trúc với without trong tiếng Anh được sử dụng với 2 nghĩa chính, tương ứng với hai vai trò mà chúng đảm nhận trong câu là giới từ và trạng từ.  

Ví dụ:

  • Without milk, coffee is really bitter, I don’t like it.

(Thiếu sữa, cà phê đắng lắm, tôi không thích nó.)

Without với vai trò giới từ

Khi đóng vai trò giới từ, Without tiếng Anh mang ý nghĩa thiếu hoặc không có một người, sự vật, sự việc gì đó. 

Ví dụ:

  • Believe me, I can do this exercise without any help.

Tin tôi đi, tôi có thể làm bài tập này mà không cần sự giúp đỡ. 

  • This exercise is too difficult. I couldn’t complete it without the instructor.

(Bài tập này khó quá. Tôi không thể hoàn thành nó nếu không có người hướng dẫn.)

Without với vai trò trạng từ

Khi đóng vai trò là trạng từ trong câu, “without” có nghĩa là ở ngoài, trái với “within” nghĩa là ở trong. Trạng từ “without” cũng có thể mang nghĩa là “mà không có nó”.

Ví dụ:

  • I don’t think there is any cat without, the “meow” sound comes from inside.

Tôi không nghĩ có chú mèo nào ở ngoài, tiếng mèo đến từ trong nhà. 

  • You must learn to be independent without your mother.

(Bạn phải học cách tự lập khi không có mẹ.)

Cấu trúc với Without trong tiếng Anh

>>> Mời xem thêm: Học tiếng Anh 1 kèm 1 online cho trẻ em

Cấu trúc without và cách dùng

Without với V-ing

Cấu trúc without dùng với V-ing mang nghĩa “mà không có”, “mà thiếu đi” một việc gì đó

Công thức:

S + V + without + V-ing

Với công thức này, chủ ngữ (S) của động từ chính (V) phải giống với chủ ngữ của danh động từ V-ing sau “without”.

Ví dụ:

  • Without using the dictionary, try to translate this passage. 

Không sử dụng từ điển, hãy cố gắng dịch đoạn văn này. 

  • You cannot pass the interview without having the expertise.

(Bạn không thể vượt qua cuộc phỏng vấn nếu không có chuyên môn.)

Cấu trúc với Without trong tiếng Anh

Vậy khi chủ ngữ của V và V-ing không giống nhau thì sao? Bạn có thể thêm chủ ngữ của V-ing dưới dạng tân ngữ vào câu theo công thức bên dưới.

Công thức:

S + V + without + O + V-ing

Ví dụ:

  • He cannot lie without me knowing about it.

Anh ấy không thể nói dối mà tôi không biết được. 

  • Without my teacher telling us what to do, we can’t finish the project. 

Không có cô giáo bảo chúng tôi cách làm, chúng tôi không thể hoàn thành dự án. 

Nâng cao hơn một chút, ở dạng bị động, cấu trúc without với V-ing có công thức chung như sau:

S + V + without + being + PII

Ví dụ:

  • Son Tung is so famous that  he couldn’t go out without being photographed.

Sơn tùng nổi tiếng đến mức anh ấy không thể đi ra ngoài mà không bị nhận ra. 

  • Without being eaten enough nutrients, the child will develop very slowly.

(Nếu không được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ sẽ rất chậm phát triển.)

Without với danh từ

Vẫn mang ý nghĩa của cấu trúc without với V-ing là không có điều gì đó, cấu trúc without + danh từ chỉ khác ở chỗ thay V-ing (danh động từ) bằng danh từ hoặc cụm danh từ.

Công thức:

S + V + without + N

Ví dụ:

  • I can’t live without you. 

Tôi không thể sống thiếu bạn. 

  • Kids usually get lonely without their parents.

Trẻ con thường thấy cô đơn nếu thiếu nếu bố mẹ của chúng.

Cấu trúc với Without trong tiếng Anh

Without trong câu điều kiện

Trong tiếng Anh, Without được sử dụng trong vế mô tả điều kiện, bằng với “if … not”. 

Công thức:

Câu điều kiện loại 1:

Without N/V-ing, S + will/can + V

Câu điều kiện loại 2:

Without N/V-ing, S + would/could + V

Câu điều kiện loại 3:

Without N/V-ing, S + would/could + have PII

Ví dụ:

  • Without knowing the rules clearly, you can be punished.

Nếu bạn không biết rõ luật lệ, bạn có thể bị phạt đó. 

  • Without the air, creatures living on earth wouldn’t be able to survive.

Nếu không có không khí, sinh vật trên trái đất không thể nào tồn tại được.

  • Without the help from the rescue team, I could have drowned.

Nếu không có sự giúp đỡ từ đội cứu hộ, có lẽ tôi đã chìm rồi. 

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các từ loại trong tiếng Anh bạn cần nắm chắc