Ngữ pháp
Học ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 là bước đầu tiên để bé làm quen và nắm vững nền tảng của một ngôn ngữ mới. Qua bài viết này, Pantado sẽ giúp các bé hiểu rõ từng cấu trúc ngữ pháp, cách sử dụng trong câu và bài tập vận dụng theo chương trình Global Success. Hãy cùng tìm hiểu với Pantado nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh online cho bé lớp 2
1. Ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 - Các cấu trúc cơ bản
Ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 tập trung vào các kiến thức ngữ pháp cơ bản, dễ hiểu giúp trẻ hình thành nền tảng tiếng Anh vững chắc. Dưới đây là các cấu trúc chính mà trẻ sẽ học trong chương trình.
1.1 Động từ “to be”: Am, Is, Are
- Nghĩa là gì?
Động từ "to be" được sử dụng trong tiếng Anh để giới thiệu bản thân, mô tả người khác, và những điều xung quanh. Đối với lớp 2, trẻ chỉ cần làm quen với ba dạng của động từ “to be” ở thì hiện tại: am, is, và are. - Cách dùng
- Am: Sử dụng với chủ ngữ "I".
- Is: Sử dụng với các chủ ngữ số ít như he, she, it, hoặc danh từ số ít.
- Are: Sử dụng với các chủ ngữ số nhiều như we, you, they hoặc danh từ số nhiều.
- Ví dụ
- I am a student. (Tôi là học sinh.)
- She is happy. (Cô ấy hạnh phúc.)
- They are friends. (Họ là bạn.)
Cách sử dụng động từ "To be"
1.2 Thì hiện tại đơn (Simple Present Tense)
- Nghĩa là gì?
Thì hiện tại đơn (Simple Present hay Present Simple) là thì cơ bản dùng để diễn tả các thói quen, hành động xảy ra thường xuyên, hoặc sự thật hiển nhiên. - Cách dùng
- Đối với chủ ngữ số ít (He, She, It): Thêm “-s” hoặc “-es” vào động từ chính.
- Đối với chủ ngữ số nhiều (I, You, We, They): Giữ nguyên động từ ở dạng cơ bản.
- Ví dụ
- She plays piano. (Cô ấy chơi đàn piano.)
- They go to school every day. (Họ đi học mỗi ngày.)
- Lưu ý
Chia động từ với chủ ngữ số ít (thêm "s/es") như: goes (He goes to school), likes (She likes cats).
Cách chia động từ ở thì hiện tại đơn theo ngữ pháp tiếng Anh lớp 2
1.3 Đại từ chỉ định: This, That, These, Those
- Nghĩa là gì?
Đại từ chỉ định giúp xác định vị trí của người hoặc vật, giúp trẻ hiểu rõ hơn về khái niệm gần - xa. - Cách dùng
- This: Dùng để chỉ một vật/người ở khoảng cách gần (số ít).
- That: Dùng để chỉ một vật/người ở khoảng cách xa (số ít).
- These: Dùng để chỉ nhiều vật/người ở khoảng cách gần (số nhiều).
- Those: Dùng để chỉ nhiều vật/người ở khoảng cách xa (số nhiều).
- Ví dụ
- This is my book. (Đây là quyển sách của tôi.)
- Those are their toys. (Đó là đồ chơi của họ.)
Đại từ chỉ định giúp bé hiểu rõ hơn về khái niệm gần xa
1.4 Giới từ chỉ vị trí: In, On, Under, Next to
- Nghĩa là gì?
Giới từ chỉ vị trí giúp mô tả vị trí đồ vật hoặc người, rất hữu ích khi trẻ bắt đầu mô tả thế giới xung quanh. - Cách dùng
- In: Bên trong
- On: Bên trên
- Under: Bên dưới
- Next to: Bên cạnh
- Ví dụ
- The cat is in the box. (Con mèo ở trong hộp.)
- The book is on the table. (Cuốn sách ở trên bàn.)
1.5 Tính từ sở hữu: My, Your, His, Her, Our, Their
- Nghĩa là gì?
Tính từ sở hữu dùng để chỉ sự sở hữu, thường đứng trước danh từ giúp xác định người hoặc vật thuộc về ai. - Cách dùng
- My: của tôi
- Your: của bạn
- His: của anh ấy
- Her: của cô ấy
- Our: của chúng ta
- Their: của họ
- Ví dụ
- This is my dog. (Đây là con chó của tôi.)
- Her dress is blue. (Váy của cô ấy màu xanh.)
1.6 Mạo từ a/an
- Mạo từ “a” - nghĩa là “một” - đứng trước một danh từ số ít đếm được.
Ví dụ
- A cat - một con mèo
- A dog - một con chó
- A boy - một cậu bé
- A flower - một bông hoa
- Mạo từ “an” cũng có nghĩa là "một", thường đứng trước các danh từ bắt đầu bằng 5 nguyên âm "a, e , u, i o".
Ví dụ
- An apple (apple bắt đầu bằng “a” là một trong 5 nguyên âm) - một quả táo
- An orange - một quả cam
- An umbrella
Cách sử dụng mạo từ A/An
>> Xem thêm: Ngữ pháp tiếng Anh lớp 3
2. Các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh lớp 2
2.1 Hỏi thăm sức khỏe ai đó?
Trong cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh lớp 2, khi bé muốn hỏi thăm sức khỏe của ai đó, bé sử dụng cấu trúc câu như sau:
Cấu trúc:
- Q: How + Động từ To be (am/ is/ are) + S?
- A: S + Động từ To be + Adj.
Ví dụ:
- How are you? - I’m fine. Thank you
- How are you going? - Well. thanks
Cấu trúc ngữ pháp hỏi thăm sức khỏe ai đó
2.2 Hỏi tuổi của ai đó
Cấu trúc:
- Q: How old + Động từ To be (am/ is/ are) + name?
- A: S + To be + number + years old/ year-old.
Ví dụ:
- How old are you? - I’m 10 years old.
- How old is she? - She’s 15 years old.
Cấu trúc hỏi tuổi của ai đó
2.3 Hỏi Đây - Đó là cái gì?
Khi muốn đặt câu hỏi để hỏi Đây là cái gì? Đó là cái gì? Các bé sử dụng cấu trúc câu như sau:
What is it?: Đây là cái gì? |
It’s + N (danh từ) |
What is that/this?: Cái này/cái kia là gì vậy? |
This/That is + N |
Are there + danh từ số nhiều: Kia có phải là…? |
Yes, there are/ No, there aren’t |
Ví dụ:
- What is it? => It’s a bike.
- What is that => That is a desk.
- Are there butterflies? =>Yes, there are.
Cấu trúc câu hỏi Đây - Đó là cái gì?
2.4 Cấu trúc tiếng Anh “Can”
Một cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 tiếp theo mà Pantado muốn giới thiệu đến cho các bé đó là câu có sử dụng modal verb hay còn gọi là động từ khiếm khuyết: “Can”.
Cấu trúc:
S + Can/ Can’t + Verb nguyên mẫu
- Đây là cấu trúc dùng để diễn tả hành động có thể (Can) hoặc không thể (Can’t = Can not) thực hiện được.
Ví dụ:
- I can see a horse. (Em có thể thấy một chú ngựa.);
- She can swim. (Cô ấy có thể bơi.);
- He can’t drive. (Anh ấy không thể lái xe.);
Khi ở dạng nghi vấn, cấu trúc “Can” có thể thay đổi để trở thành một câu hỏi mang nghĩa “Bạn có thể…?”.
Ví dụ:
- Can you swim? - Bạn có thể bơi không? / Yes, I can - Vâng, tôi có thể
- Can you see me? - Bạn có thể nhìn thấy tôi không?
- Can you give me back the money? - Bạn có thể trả tôi tiền được không?
Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 với động từ khuyết thiếu “Can”
3. Bài tập vận dụng ngữ pháp tiếng Anh lớp 2
Để bé có thể ghi nhớ được các cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 vừa học, giáo viên hoặc phụ huynh nên đưa ra các bài tập vận dụng để bé có thể thực hành ngay. Việc này sẽ giúp bé có thể hiểu sâu và ghi nhớ lâu hơn các kiến thức vừa học. Dưới đây, Pantado sẽ cung cấp một số bài tập mẫu, phụ huynh có thể tham khảo và cho bé làm thử nhé!
Bài tập 1: Chọn đúng động từ “to be”
Điền am, is, hoặc are vào chỗ trống:
- She ____ my friend.
- They ____ students.
- I ____ happy.
Đáp án:
- is
- are
- am
Bài tập 2: Chia động từ ở thì hiện tại đơn
Điền dạng đúng của động từ trong ngoặc:
- She (play) ____ soccer every day.
- They (like) ____ ice cream.
- He (go) ____ to school on Monday.
Đáp án:
- plays
- like
- goes
Bài tập 3: Sử dụng đại từ chỉ định
Chọn đúng đại từ chỉ định (this, that, these, those) cho các câu dưới đây:
- ____ are my shoes. (vật gần, số nhiều)
- ____ is my pen. (vật gần, số ít)
- ____ are your books. (vật xa, số nhiều)
Đáp án:
- These
- This
- Those
Bài tập 4: Tính từ sở hữu
Điền các tính từ sở hữu (my, your, his, her) vào chỗ trống:
- This is ____ bag. (nói về tôi)
- ____ brother is in grade 2. (nói về bạn)
- ____ dog is cute. (nói về anh ấy)
Đáp án:
- my
- your
- his
Bài tập 5: Luyện tập cấu trúc thì hiện tại đơn
Chia động từ trong ngoặc sao cho phù hợp với chủ ngữ:
- They (visit) ____ their grandparents every Sunday.
- My mom (cook) ____ dinner every evening.
- The sun (shine) ____ brightly today.
Đáp án:
- visit
- cooks
- shines
4. Tổng kết
Ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 là nền tảng quan trọng cho việc học tiếng Anh ở các cấp cao hơn của bé. Các cấu trúc như "to be," thì hiện tại đơn, đại từ chỉ định, giới từ chỉ vị trí và tính từ sở hữu là những yếu tố cơ bản giúp bé làm quen với ngữ pháp tiếng Anh và áp dụng ngôn ngữ này trong các tình huống đơn giản hàng ngày. Thông qua việc luyện tập thường xuyên với các bài tập, bé sẽ tự tin hơn khi sử dụng ngữ pháp và hiểu sâu hơn về cách sử dụng từ ngữ trong tiếng Anh.
Pantado hy vọng với bài viết tổng hợp ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 này sẽ giúp phụ huynh và giáo viên có thêm tài liệu hỗ trợ bé học tập và phát triển kỹ năng ngôn ngữ ngay từ sớm. Hãy tiếp tục theo dõi Pantado để nhận thêm nhiều thông tin hữu ích khác về cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh lớp 2 cho bé nhé
Bạn có đang cảm thấy việc học ngữ pháp tiếng Anh thực sự nhàm chán? Có quá nhiều loại ngữ pháp phức tạp khiến bạn không thể nhớ nổi? Bạn học mãi mà vẫn không áp dụng được trong thực tế? Có quá nhiều vấn đề khi học ngữ pháp nên việc tìm được một phương pháp học phù hợp rất cần thiết. Điều này không chỉ giúp chúng ta nắm vững kiến thức mà còn ghi nhớ lâu và áp dụng hiệu quả trong giao tiếp hàng ngày. Vậy những phương pháp học nào hiệu quả và sẽ giúp bạn thích thú hơn? Hãy cùng khám phá 7 cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả mà đơn giản dưới đây nhé!
1. Học ngữ pháp tiếng Anh qua ngữ cảnh
Một trong những cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả là thông qua ngữ cảnh.. Khi học ngữ pháp thông qua các tình huống cụ thể, bạn không chỉ hiểu rõ cách sử dụng mà còn dễ dàng ghi nhớ các cấu trúc hơn.
Ví dụ, khi bạn học về thì hiện tại hoàn thành, hãy liên tưởng đến những câu nói hằng ngày như: "I have just finished my homework." Việc sử dụng ngữ pháp trong hoàn cảnh giao tiếp thực tế sẽ giúp ghi nhớ dễ dàng và lâu hơn.
Áp dụng ngữ pháp tiếng Anh vào những ngữ cảnh hằng ngày
Ngoài ra, bạn có thể xem các đoạn hội thoại tiếng Anh hoặc phim, chú ý đến cách ngữ pháp được sử dụng trong từng tình huống để nâng cao sự nhận biết và sử dụng đúng.
2. Tự học ngữ pháp tiếng Anh bằng sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy cũng là một công cụ hữu ích để tự học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Đặc biệt khi bạn cần ghi nhớ nhiều quy tắc ngữ pháp khác nhau. Phương pháp này cho phép bạn sắp xếp thông tin một cách khoa học và logic. Từ đó giúp việc ghi nhớ và ôn tập dễ dàng hơn.
Tự học ngữ pháp tiếng Anh nhanh và hiệu quả bằng cách lập sơ đồ tư duy
Bạn có thể vẽ sơ đồ tư duy cho mỗi chủ đề ngữ pháp, chẳng hạn như câu điều kiện trong tiếng Anh. Chia sơ đồ thành các nhánh chính là các loại câu điều kiện. Sau đó bạn có thể tiếp tục phân nhánh thành cách sử dụng và ví dụ cho từng loại.
Việc học ngữ pháp qua sơ đồ tư duy giúp bạn nắm bắt sự liên kết giữa các kiến thức. Phương pháp này cũng sẽ giúp bạn nâng cao khả năng ghi nhớ và áp dụng ngữ pháp vào thực tiễn một cách hiệu quả.
>>Tham khảo: Cách ghi nhớ từ vựng tiếng Anh hiệu quả
3. Các “dấu hiệu” của ngữ pháp
Mỗi cấu trúc trong tiếng Anh đều có dấu hiệu riêng để nhận biết riêng. Nhận diện đúng các dấu hiệu này giúp bạn phân biệt và sử dụng dễ dàng hơn. Đây là một trong những cách hiệu quả để tránh nhầm lẫn khi sử dụng ngữ pháp.
3.1 Ví dụ về dấu hiệu của các loại thì
Mỗi thì sẽ đi kèm một số từ hoặc cụm từ đặc trưng. Thì hiện tại hoàn thành hay đi kèm từ như "just", "already", "yet". Trong khi đó, thì tương lai gần thường sử dụng cụm từ "be going to" để diễn tả kế hoạch sắp tới.
3.2 Lợi ích khi nhận diện được các dấu hiệu
Hiểu rõ các dấu hiệu giúp bạn tránh được các lỗi ngữ pháp thông thường. Nhờ đó, bạn sẽ tự tin hơn khi nói và viết tiếng Anh. Khi đã quen với những dấu hiệu này, bạn sẽ sử dụng ngữ pháp đúng cách mà không cần suy nghĩ nhiều.
4. Đọc nhiều sách, báo bằng tiếng Anh
Đọc sách, báo bằng tiếng Anh là một cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả và tự nhiên. Khi bạn đọc, bạn sẽ có thể bắt gặp nhiều cấu trúc ngữ pháp khác nhau. Để bắt đầu, hãy chọn các tài liệu đơn giản, phù hợp với trình độ của mình. Bạn nên chuẩn bị một cuốn sổ tay để ghi chú và áp dụng ngay sau đó.
Ngoài việc nâng cao ngữ pháp, việc đọc thường xuyên cũng giúp mở rộng vốn từ vựng. Bạn sẽ học cách sử dụng ngữ pháp trong các ngữ cảnh thực tế, giúp kỹ năng giao tiếp tiếng Anh trở nên linh hoạt và tự nhiên hơn. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc áp dụng cách học ngữ pháp tiếng Anh nhanh và hiệu quả này.
5. Làm bài tập ngữ pháp thường xuyên
Thực hành với các bài tập ngữ pháp cũng là chìa khóa để học hiệu quả. Làm bài tập thường xuyên không chỉ giúp bạn nắm vững ngữ pháp mà còn tăng sự tự tin khi giao tiếp. Đây chính là một trong những cách tự học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả và đảm bảo giúp bạn tiến bộ nhanh chóng.
Hãy dành thời gian mỗi ngày làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao. Bạn cũng có thể sử dụng sách, trang web học tiếng Anh. Hoặc có thể trau dồi bằng cách tự học ngữ pháp tiếng Anh qua các khoá học trực tuyến.
Làm bài tập ngữ pháp thường xuyên giúp bạn củng cố kiến thức và nhớ lâu hơn
Pantado sẽ bật mí một tip nhỏ cực hữu hiệu cho bạn. Hãy làm lại những bài tập mà bạn đã sai sau một khoảng thời gian, khoảng 5 đến 7 ngày, để não bộ có thời gian ghi nhớ và củng cố kiến thức. Điều này giúp tăng khả năng nhớ lâu và sẽ giúp bạn tránh lặp lại lỗi cũ.
6. Thực hành sử dụng ngữ pháp
“Học phải đi đôi với hành", việc thực hành sau khi tiếp nhận kiến thức rất quan trọng. Để đảm bảo bạn thực sự nắm vững các quy tắc ngữ pháp, hãy tìm cách thực hành chúng trong cuộc sống hằng ngày. Bạn có thể bắt đầu bằng việc viết nhật ký, email, hoặc tham gia các diễn đàn tiếng Anh.
Ngoài ra, bạn cũng nên thử thách bản thân bằng cách tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh. Tại đây, bạn có thể trò chuyện và thảo luận với những người học khác. Việc thực hành thường xuyên giúp bạn nhớ lâu hơn và tự tin hơn khi sử dụng ngữ pháp trong giao tiếp.
7. Tham gia các khóa học ngữ pháp tiếng Anh
Nếu bạn cảm thấy việc tự học gặp nhiều khó khăn, hãy thử tham gia các khóa học ngữ pháp tiếng Anh, đây có thể sẽ là một lựa chọn hợp lý. Các khóa học được thiết kế chuyên sâu, giúp bạn nắm vững kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Bạn sẽ được hỗ trợ bởi giáo viên có kinh nghiệm, hướng dẫn từng bước và cung cấp nhiều bài tập thực hành hữu ích.
Tham gia các khoá học ngữ pháp Tiếng Anh có giáo viên kinh nghiệm hướng dẫn
Việc tham gia khoá học sẽ giúp bạn xác định lộ trình học rõ ràng và thúc đẩy đạt được mục tiêu. Từ đó, bạn có thể dễ dàng cải thiện ngữ pháp một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hãy chọn một khóa học phù hợp với trình độ của mình để đạt được kết quả tốt nhất.
Bạn có thể tham khảo các khóa học tiếng Anh online 1 kèm 1 tại Pantado về ngữ pháp, giao tiếp hay luyện thi chứng chỉ Cambridge. Pantado cung cấp lộ trình học rõ ràng và phù hợp với mọi trình độ. Các giáo viên kinh nghiệm và tận tâm sẽ hướng dẫn và giúp bạn trong suốt quá trình. Nhờ đó, việc tìm kiếm cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả sẽ không còn làm khó được bạn!
Trong bài viết này, Pantado đã giới thiệu chi tiết 6 cách học ngữ pháp tiếng Anh hiệu quả. Hy vọng bạn sẽ tìm ra cách tự học ngữ pháp phù hợp cho riêng mình.
Đối với các bạn đang và đã từng học ngữ pháp tiếng Anh, chắc hẳn các bạn cũng đã được biết đến với mạo từ. Đó là một phần không thể thiếu trong ngữ pháp tiếng Anh. Tuy vậy, những mạo từ này lại rất dễ gây nhầm lẫn đối với các bạn trong quá trình học. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta ghi nhớ, sử dụng thành thạo những mạo từ đó một cách hiệu quả trong giao tiếp tiếng Anh. Bài viết bên dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bạn tất tần tật về kiến thức của các mạo từ này. Từ đó áp dụng chúng một cách nhuần nhuyễn hơn.
1. Vậy mạo từ là gì?
Mạo từ là những từ thường đứng trước danh từ, dùng để nhận biết được danh từ đó là xác định hay không xác định. Mạo từ không phải là một loại từ riêng biệt mà người ta chỉ xem nó như là một bộ phận của tính từ, dùng để bổ nghĩa cho danh từ.
Mạo từ trong tiếng Anh được chia thành hai loại chính là mạo từ xác định (definite article) “The” và Mạo từ không xác định (Indefinite article) gồm “a, an”.
Ex: I see a dog. The dog is running across the road very fast. (Tôi nhìn thấy một con chó. Con chó đang chạy qua đường rất nhanh.)
Ex: Please give me the pen on the table. (Làm ơn đưa cho tôi cái bút ở trên bàn.)
Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng ôn tập lại các trường hợp sử dụng mạo từ bất định a, an. Hai mạo từ này chỉ được sử dụng cho danh từ chia ở dạng số ít, đếm được. Trong đó, các danh từ mang nghĩa chung, không xác định chính xác là một người hay vật nào.
Ex: A rubber is small. (Một cục tẩy thì bé)
Trong ví dụ trên, danh từ “a rubber” chỉ một trong rất nhiều cục tẩy, mà người nói và người nghe không thể biết chính xác đó là cục tẩy nào. Bên cạnh đó, mạo từ “a” được dùng khi đứng trước một danh từ bắt đầu bằng một phụ âm. Tiếp theo, mạo từ “an” được dùng khi đứng trước một anh từ bắt đầu bằng một nguyên âm, hoặc phụ âm câm.
2. Cách sử dụng mạo từ a, an
Việc phân biệt để sử dụng mạo từ trong tiếng Anh giao tiếp cũng sẽ gây không ít khó khăn cho các bạn mới được học về chủ đề này. Có rất nhiều ngữ cảnh người học ngôn ngữ Anh rất dễ nhầm lẫn việc sử dụng mạo từ a, an dẫn đến sai sót không đáng có. Hãy xem các trường hợp bên dưới đây nhé!
- Danh từ đếm được số nhiều. Ví dụ: There are ceiling fans in every classroom. (Trong lớp nào cũng có quạt trần cả)
- Danh từ không đếm được. Ví dụ: We have orange juice. (Chúng tôi có nước cam ép)
3. Cách dùng mạo từ “the” trong tiếng Anh
“The” là mạo từ xác định dùng cho danh từ chỉ đối tượng xác định (người nghe và người nói đều biết rõ đối tượng đang nói đến là ai). Hầu hết, “The” được sử dụng trong các trường hợp:
- Khi vật thể hay nhóm vật thể là duy nhất hoặc được xem là duy nhất. Ví dụ như: The sun (mặt trời, the world (thế giới), the earth (trái đất)
- Trước một danh từ nếu danh từ này vừa được đề cập trước đó.
Ví dụ: I see a dog. The dog is chasing a cat…(Tôi thấy 1 chú chó. Chú chó đó đang đuổi theo 1 con mèo...)
- Trước một danh từ nếu danh từ này được xác bằng 1 cụm từ hoặc 1 mệnh đề. Ví dụ: The teacher that I met yesterday is my sister in law (Cô giáo tôi gặp hôm qua là chị dâu tôi.)
- Đặt trước một danh từ chỉ một đồ vật riêng biệt mà người nói và người nghe đều hiểu.
- Trước so sánh nhất (đứng trước first, second, only..) khi các từ này được dùng như tính từ hoặc đại từ.
Trên đây là tất tần tật về mạo từ, cách sử dụng mạo từ, phân biệt mạo từ được sử dụng trong những trường hợp nào. Thông qua những kiến thức, những thông tin mà Pantado đã chia sẻ cho các bạn ở bài viết bên trên sẽ giúp cho các bạn học thêm được nhiều điều thú vị về mạo từ cũng như là nắm vững được các trường hợp khi nào sử dụng mạo từ.
Trong quá trình học tiếng Anh giao tiếp, chắc hẳn các bạn cũng đã từng bắt gặp ít nhất một lần. Điều đáng nói ở đây đó là “Let” thường được sử dụng một cách thông thường, một điều lẽ đương nhiên trong quá trình giao tiếp tiếng Anh. Tuy vậy, để sử dụng thành thạo đúng ngữ pháp thì không phải ai cũng nắm được bởi cấu trúc của “LET” rất đa dạng và nhiều biến thể. Các bạn đã sử dụng thành thạo về động từ này chưa? Hãy cùng Pantado đi khám phá và tìm hiểu về cấu trúc và cách dùng của động từ này các bạn nhé!
1. Cấu trúc và cách dùng “LET”
Let có nghĩa là cho phép.
Khi chúng ta sử dụng động từ gốc “Let” để nói về việc cho phép/ được phép làm gì đó. Trong đó, “let” có thể là động từ chính được chia theo ngôi của chủ ngữ, theo ngay sau “Let” là một Đại từ tân ngữ (Object) và một động từ thể nguyên mẫu không “to” (Verb-infinitive).
Cấu trúc: Let + Object (me, you, him, her, it, you, us, them…) + Verb (infinitive)
She let me look at the photos. (Cô ấy cho phép tôi xem những tấm ảnh)
She’d live on pizzas if we let her. (Nếu được chúng tôi cho phép, việc sống ngay trên bánh pizza cô ấy cũng có thể làm)
I didn’t let my friend back home at the midnight (Tôi đã không để bạn tôi ra về giữa nửa đêm)
Lưu ý: Chúng ta không được dùng Let trong trường hợp sau đây:
We weren’t let (to) take photographs inside the theatre. (Câu này sai)
Chúng ra chỉ được phép sử dụng một trong các cách sau:
Ex: They didn’t let us take photographs inside the theatre. (Họ không cho phép chúng tôi chụp ảnh bên trong Nhà hát)
Ex: We weren’t allowed to take photographs inside the theatre. (Chúng tôi không được cho phép chụp ảnh bên trong Nhà hát)
2. Cấu trúc và cách dùng Let và Let Us/ Let’s/ Let
Khi Let đứng đầu câu gồm: Let us, Let’s, và Let, câu đều mang ý nghĩa: đưa ra một đề xuất, mệnh lệnh, lời đề nghị nào đó, hoặc xin phép làm điều gì đó. Trong đó: Let us là hình thức trang trọng hơn khi muốn đưa ra đề xuất, Let’s là hình thức ngắn gọn của Let us, thường được dùng trong văn nói, và let (thường đi thành let me) khi muốn đưa ra một gợi ý một cách trực tiếp, chính thức hơn.
Cấu trúc: Let us / Let’s / Let me + Verb (infinitive)
Ex: Let us help each other = Let’s help each other (Hãy giúp đỡ lẫn nhau)
Ex: It’s midday. Let’s stop now and have some lunch, shall we? (Giữa trưa rồi. Chúng ta hãy dừng lại và ăn trưa, đúng không?) (Không dùng: Lets stop now)
Ex: Okay. We’re all ready. Let’s go. (Được rồi! Tất cả chúng ta đã sẵn sàng. Lên đường thôi!
Ex: Let me move these books out of your way. (Để tôi chuyển những cuốn sách khỏi đường đi)
Có hai hình thức phủ định của Let’s: “Let’s not” and “don’t let’s”. “Let’s not” được dùng nhiều hơn.
Ex: Let’s not argue about money. We can share the costs. (Chúng ta không tranh cãi về tiền. Chúng ta có thể chia sẻ chi phí.)
Ex: Don’t let’s throw away the good books with the damaged ones. We can sell them. (Đừng vứt đi những cuốn sách hay bị hỏng. Chúng ta có thể bán chúng)
Hình thức đầy đủ “Let us”, “Let us not” và “do not let us” được sử dụng trong rất nhiều trường hợp trang trọng như các tài liệu và bài phát biểu chính trị, trong tôn giáo và các lễ nghi khác.
Ex: Let us remember all those who have died in this terrible conflict. (Chúng ta hãy tưởng nhớ tất cả những người đã mất trong cuộc xung đột khủng khiếp này)
Ex: We must forgive, but let us not forget, what happened on that day ten years ago. (Chúng ta phải tha thứ, nhưng chúng ta đừng lãng quên những gì đã xảy ra vào ngày hôm đó mười năm trước)
Ex: Do not let us deceive ourselves that our economic problems can be easily solved. (Đừng để chúng ta lừa dối mình rằng những vấn đề kinh tế của chúng ta có thể được giải quyết một cách dễ dàng)
Trên đây là những thông tin mà Pantado đã chia sẻ cho các bạn về cách sử dụng, cấu trúc, chia động từ với “Let” hy vọng rằng thông qua bài viết các bạn có thêm kiến thức trong quá trình học tiếng Anh một cách đúng đắn và dễ dàng. Chúc các bạn học sinh có được những kiến thức bổ ích và đạt được nhiều thành công trong học tập.
Ngữ pháp tiếng Anh thường rất đã dạng và không dễ ghi nhớ, điều này khiến cho các bạn học sinh gặp phải không ít khó khăn trong quá trình học tiếng Anh. Trạng từ quan hệ là một phần nằm trong chương trình ngữ pháp mà các bạn học sinh cần phải nắm được. Vậy làm thế nào để hiểu rõ hơn về các trạng từ quan hệ này và học tiếng Anh một cách tường tận nhất. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho các bạn học sinh đầy đủ những khiến thức chi tiết về chủ đề này!
Trạng từ quan hệ là gì?
Trạng từ quan hệ được dùng để giới thiệu một mệnh đề quan hệ, có chức năng cung cấp thêm thông tin cho danh từ trước đó. Trong tiếng Anh có 3 trạng từ quan hệ trong tiếng Anh là: when (chỉ thời gian): dùng để thay thế cho các danh từ chỉ địa điểm; where (chỉ địa điểm): dùng để thay thế cho các danh từ chỉ thời gian; why (chỉ nguyên nhân): dùng để thay thế cho từ reason.
Để hiểu hơn về trạng từ quan hệ trong tiếng Anh
Trạng từ quan hệ where: Đề cập đến địa điểm; được sử dụng trong mệnh đề quan hệ xác định/ không xác định; không thể lược bỏ Lược bỏ trạng từ quan hệ; không làm chủ ngữ hay tân ngữ của mệnh đề.
Trạng từ quan hệ when: Đề cập đến thời gian; được sử dụng trong mệnh đề quan hệ xác định/ không xác định; với when chúng ta có thể lược bỏ trạng từ quan hệ; không làm chủ ngữ hay tân ngữ của mệnh đề.
Trạng từ quan hệ why: Đề cập đến lý do; và chỉ được sử dụng trong mệnh đề quan hệ xác định; với why chúng ta có thể lược bỏ trạng từ quan hệ; không làm chủ ngữ hay tân ngữ của mệnh đề.
Trạng từ quan hệ Where được dùng trong câu mệnh đề quan hệ. Trạng từ này được sử dụng để bổ sung ý nghĩa về địa điểm diễn ra hành động được nhắc đến trong câu. Ngoài dùng cho những danh từ chỉ địa điểm cụ thể, where còn dùng cho địa điểm mang nghĩa bóng.
“Where" có thể thay thế cho “giới từ + đại từ quan hệ" như là in which, on which hay at which…bởi đều có ý nghĩa như nhau. Tuy nhiên sử dụng giới từ + đại từ quan hệ thì diễn đạt câu văn trang trọng hơn.
Trạng từ quan hệ where được dùng trong cả mệnh đề quan hệ xác định (defining clause) và mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining clause).
Cách lược bỏ trạng từ quan hệ where?
Đây là một phần khiến cho các bạn học sinh rất dễ bị nhầm lẫn. Trong bất cứ trường hợp mệnh đề quan hệ nào, chúng ta cũng không thể lược bỏ trạng từ quan hệ where. Nếu muốn lược bỏ thì chỉ khi dùng giới từ kết hợp với đại từ quan hệ thay thế và có thể lược bỏ đại từ đó và cho giới từ xuống cuối mệnh đề.
Ví dụ 1: They studied on the floor where it was quiet. (Họ đã học ở trên sàn nơi rất yên tĩnh.)
“where it was quite": Mệnh đề quan hệ xác định.
They studied on the floor on which it was quite. (where = on which đều chỉ địa điểm, chỉ danh từ trước đó là “floor".)
They studied on the floor it was quite on. (đã lược bỏ which và cho giới từ xuống cuối câu.)
Ví dụ 2: It serves an important reminder to our institutions of higher education, where majority of graduates are churned out without marketable skills. (Nó mang đến một lời nhắc nhở quan trọng đối với các cơ sở giáo dục đại học của chúng ta, nơi mà phần lớn sinh viên tốt nghiệp bị loại bỏ khi không có những kỹ năng thị trường.)
Trong câu trên:
Where có thể thay thế bằng “in which"
“institutions of higher education": Không chỉ một địa điểm theo nghĩa đen mà theo nghĩa bóng.
Trạng từ quan hệ when
Trạng từ quan hệ When dùng để đề cập tới thời gian. When thay thế cho danh từ chỉ thời gian trước đó như từ chỉ giờ, phút, ngày, tháng, năm…
When có thể thay thế cho “giới từ + mệnh đề quan hệ" như in which, at which, on which, during which (được dùng nhiều trong văn phong trang trọng).
Trạng từ quan hệ when dùng trong cả mệnh đề quan hệ xác định và không xác định.
Lược bỏ trạng từ quan hệ when: Có thể lược bỏ khi nó đi với mệnh đề quan hệ xác định.
Ví dụ:
Do you still remember the day (when) we first met? (when = in which)
-> When có thể lược bỏ
Last year, when I was still a novice at coding, I wrote such buggy software. (when = in which)
-> When không thể lược bỏ vì nằm trong mệnh đề quan hệ không xác định.
Trạng từ quan hệ why
Trạng từ quan hệ why được dùng để nói đến lý do của một sự việc xảy ra. Why thường dùng thay thế trực tiếp cho từ “reason" hoặc “for the reason" trước đó.
Why có thể thay thế cho “giới từ + đại từ quan hệ" đó là for which (được sử dụng trong văn phong trang trọng hơn.)
Không giống 2 trạng từ quan hệ trên, “why” chỉ được dùng trong mệnh đề quan hệ xác định.
Lược bỏ trạng từ quan hệ why: Có thể lược bỏ nó trong câu.
Ví dụ:
The management doesn’t know the reason (why) the contract hasn’t been renewed.
There are tons of reasons (why) we should be wearing mask and following social distancing.
Trên đây là những thông tin Pantado muốn chia sẻ cho các bậc phụ huynh, các bậc phụ huynh có thể tham khảo và cho con áp dụng để con nắm chắc kiến thức về chủ đề trạng từ quan hệ.
Các cấu trúc câu, các thì trong tiếng Anh là một trong những nền tảng vô cùng quan trọng, là tiền đề để giúp học tập tiếng Anh một cách tốt hơn. Tuy những kiến thức nền tảng đó quan trọng là vậy thế nhưng khi học các bạn học sinh lại gặp không ít khó khăn trong quá trình ghi nhớ, dễ gây nhầm lẫn, đặc biệt là các thì tương lai trong tiếng Anh. Vậy làm thế nào để giúp con tránh nhầm lẫn các thì tương lai trong tiếng Anh? Ở bài viết dưới đây sẽ cung cấp, chia sẻ những kiến thức bổ ích về chủ đề đó, hãy cùng theo dõi những chia sẻ dưới đây ba mẹ nhé!
1. Thì tương lai đơn (Future Simple)
Thì tương lai đơn được dùng khi không có kế hoạch hay quyết định làm gì trước khi chúng ta nói. Chúng ta ra quyết định tự phát tại thời điểm nói.
Công thức
Câu khẳng định: S + will + V
Ex: No worries, I will take care of the children for you. (Đừng lo, em sẽ chăm
sóc bọn trẻ giúp chị.)
Câu phủ định: S + will not + V
Ex: I won’t tell her the truth. (Tôi sẽ không nói với cô ấy sự thật.)
Câu nghi vấn: Will + S + V?
Ex: Will you come back? (Anh có quay lại không?).
Cách dùng
- Thì tương lai đơn dùng để diễn tả một quyết định hay một ý định nhất thời nảy ra ở thời điểm nói. Có từ tín hiệu chỉ thời gian trong tương lai.
Ex: I miss my grandmother so much. I will drop by her house after working tomorrow. (Tôi rất nhớ bà tôi vì thế sau giờ làm ngày mai tôi sẽ đi thăm bà.)
- Thì tương lai đơn dùng để diễn tả một dự đoán không có căn cứ
Ex: I think she won’t come and join our party. (Tôi nghĩ cố ấy sẽ không đến tham gia bữa tiệc của chúng ta đâu.)
- Thì tương lai đơn dùng để đưa ra lời yêu cầu, đề nghị, lời mời
Ex: Will you go out for dinner with me? (Bạn có thể đi ăn tối với tôi được không?)
- Thì tương lai đơn dùng để diễn đạt lời hứa
Ex: I promise I will write to her every day. (Tôi hứa tôi sẽ viết thư cho cô ta mỗi ngày.)
- Thì tương lai đơn dùng để diễn đạt lời cảnh báo hoặc đe dọa
Ex: Stop talking, or the teacher will send you out. (Không nói chuyện nữa, nếu không giáo viên sẽ đuổi em ra khỏi lớp.)
- Thì tương lai đơn dùng để đề nghị giúp đỡ người khác.
Ex: Shall I carry the bags for you, Dad? (Để con mang những chiếc túi này giúp bố nhé.)
- Thì tương lai đơn dùng để đưa ra một vài gợi ý
Ex: Shall we play football? (Chúng ta chơi đá bóng nhé?)
- Thì tương lai đơn dùng để hỏi xin lời khuyên
Ex: We’re lost. What shall we do? (Chúng ta bị lạc rồi. Chúng ta phải làm gì bây giờ?)
- Thì tương lai đơn dùng trong câu điều kiện loại I, diễn tả 1 giả định có thể xảy ra trong hiện tại và tương lai
Ex: If she learns hard, she will pass the exam. (Nếu mà cô ấy học hành chăm chỉ thì cô ấy sẽ thi đỗ.)
Dấu hiệu nhận biết
- Các trạng từ chỉ thời gian: In + thời gian (trong bao lâu), tomorrow (ngày mai), next day/ next week/ next month/ next year (ngày tới, tuần tới, tháng tới, năm tới), soon (sớm thôi).
- Những động từ chỉ quan điểm: think/ believe/ suppose/ assume (nghĩ/ tin/ cho là), promise (hứa), hope (hy vọng), expect (mong đợi).
- Những trạng từ chỉ quan điểm: perhaps/ probably/ maybe (có lẽ), supposedly (cho là, giả sử)
2. Thì tương lai hoàn thành (Future Continuous)
Thì tương lai hoàn thành dùng để diễn tả một hành động, sự việc sẽ hoàn thành tới một thời điểm cụ thể trong tương lai.
Cấu trúc:
Câu khẳng định: S + will + have + VpII
Ex: I will have finished this book before 8 o’clock this evening. (Tôi đã hoàn thành xong cuốn sách này rồi trước 8 giờ tối nay.)
Câu phủ định: S + will not + have + VpII
Ex: I won’t have arrived home until after 9:30. (Tôi sẽ vẫn chưa về nhà cho tới 9:30)
Câu nghi vấn: Will + S + have + VpII +…?
Ex: Will you have graduated later this year? (Có phải bạn sẽ tốt nghiệp vào cuối năm nay?)
Yes, I will. (Vâng, tôi sẽ tốt nghiệp vào cuối năm nay.)
Cách dùng
- Diễn tả một hành động, sự việc sẽ được hoàn thành trước một thời điểm nhất định trong tương lai.
Ex: I will have completed my military service next year. (Tôi sẽ hoàn thành nghĩa vụ quân sự vào năm tới.)
- Diễn tả một hành động, sự việc sẽ được hoàn thành trước một hành động, sự việc khác trong tương lai.
Ex: I'll have finished my work report before my boss calls me. (Tôi sẽ hoàn thành báo cáo công việc của mình trước khi sếp gọi cho tôi.)
Dấu hiệu nhận biết
- by + thời gian tương lai (by 10am, by tomorrow, by next month,..)
- by the end of + thời gian trong tương lai (by the end of next week,..)
- by the time + mệnh đề chia ở thì hiện tại đơn (by the time I get up,…)
- before + sự việc/ thời điểm trong tương lai (before 2022,…)
- khoảng thời gian + from now (2 weeks from now,…)
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn (Future Perfect Continuous)
3. Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn dùng để diễn tả một hành động, sự việc sẽ xảy ra và xảy ra liên tục trước một thời điểm nào đó trong tương lai.
Cấu trúc:
Câu khẳng định: S + will + have + been + V-ing
Ex: I will have been learning English by 8 p.m tomorrow. (Tôi sẽ đang học tiếng Anh trước 8 giờ tối mai.)
Câu phủ định: S + will not + have + been + V-ing
Ex: They won’t have been living in Hanoi for 10 days by next week. (Họ sẽ không sống ở Hà Nội được 10 ngày tính đến tuần sau.)
Câu nghi vấn: Will + S (+ not) + have + been + V-ing +… ?
Ex: Will Mr. Smith have been teaching for 20 years when he retires? (Có phải ông Smith sẽ dạy học được 20 năm khi ông ấy về hưu không?)
Cách dùng
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn nhấn mạnh tính liên tục của một hành động so với một hành động khác trong tương lai.
Ex: My mom will have been doing housework for 2 hours by the time my dad comes home. (Mẹ tôi sẽ làm việc nhà trong 2 giờ trước khi bố tôi về nhà.)
- Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn tả một hành động, sự việc đang tiếp diễn kéo dài liên tục đến một thời điểm nhất định trong tương lai.
Ex: I will have been working at this company for 3 months until the end of this month. (Tôi sẽ làm việc tại công ty này trong 3 tháng tính đến cuối tháng này.)
Dấu hiệu nhận biết
Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn có những dấu hiệu nhận biết thông qua những cụm từ sau:
- By then (Đến lúc đó)
- By the time (Vào lúc) + mệnh đề thì hiện tại đơn
- By the end of this... (Vào cuối... này)
Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề các thì tương lai trong tiếng Anh, hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn học sinh trong quá trình chinh phục tiếng Anh trọn vẹn.
Trong tiếng Anh, để so sánh từ thì chúng ta có 3 cách là so sánh hơn, so sánh bằng và so sánh nhất. Tuy nhiên, không phải ai học tiếng Anh cũng có thể nắm rõ cấu trúc của các loại so sánh này.
Trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu định nghĩa so sánh nhất và cách sử dụng và hình thành tính từ so sánh nhất trong tiếng Anh với các quy tắc ngữ pháp hữu ích, câu ví dụ và bài tập vận dụng.
Xem thêm:
>> Khóa học tiếng Anh trực tuyến 1 thầy 1 trò
>> Học tiếng Anh trực tuyến lớp 1
1. Tính từ so sánh nhất
1.1. Định nghĩa so sánh nhất
Khi một tính từ so sánh ba hoặc nhiều thứ, hình thức so sánh nhất của tính từ được sử dụng. So sánh nhất chỉ ra rằng chất lượng hoặc số lượng ở mức cao nhất hoặc cường độ cao nhất.
1.2. Cấu trúc So sánh nhất
Tính từ ngắn: S + V + the + adj + EST ….
Ví dụ:
This T-shirt is the cheapest in the shop.
(Áo thun này có giá rẻ nhất tại shop.)
Tính từ dài: S + V + the MOST + adj ….
Ví dụ:
Minh Hoang is the most intelligent in her class.
(Minh Hoàng là người thông minh nhất lớp.)
So sánh kém nhất: S + V + the least + Tính từ/Trạng từ + Noun/ Pronoun/ Clause
Ví dụ:
Her ideas were the least practical suggestions.
(Những ý tưởng của cô ấy là những gợi ý kém thực tế nhất.)
1.3. Quy tắc hình thành tính từ so sánh nhất
Tìm hiểu cách tạo so sánh nhất trong tiếng Anh với các ví dụ.
Tính từ một âm tiết
- Hình thành các dạng so sánh nhất của tính từ một âm tiết bằng cách thêm –est.
Ví dụ:
- long – longest
- tall – tallest
- Nếu tính từ một âm tiết kết thúc bằng chữ e , chỉ cần thêm –st cho dạng so sánh nhất.
Ví dụ:
- cute – cutest
- large – largest
- Thêm –est vào những tính từ kết thúc bằng phụ âm-nguyên âm-phụ âm và nhân đôi phụ âm cuối.
Ví dụ:
- big – biggest
- hot – hottest
Tính từ hai âm tiết
- Với hầu hết các tính từ có hai âm tiết , bạn tạo thành từ so sánh nhất với hầu hết.
Ví dụ:
- honest – most honest
- famous – most famous
- Nếu các tính từ có hai âm tiết kết thúc bằng –y, hãy đổi y thành i và thêm –est cho dạng so sánh nhất.
Ví dụ:
- happy – happiest
- crazy – craziest
- Tính từ hai âm tiết kết thúc bằng –er, - le, hoặc - ow take –est để tạo thành các dạng so sánh nhất.
Ví dụ:
- narrow – narrowest
- gentle – gentlest
Tính từ có ba âm tiết trở lên
Thêm hầu hết các tính từ có 3 âm tiết trở lên.
Ví dụ so sánh nhất:
- expensive – most expensive
- difficult – most difficult
Tính từ bất quy tắc
- good – best
- bad – worst
- far – farthest
- little – least
- many – most
>> Xem thêm: Phân biệt cách dùng on holiday và in holiday
2. Ví dụ so sánh nhất
Danh sách các tính từ khẳng định và so sánh nhất trong tiếng Anh.
Affirmative (khẳng định) |
Superlative (so sánh nhất) |
slow |
slowest |
fast |
fastest |
cheap |
cheapest |
clear |
clearest |
loud |
loudest |
new |
newest |
rich |
richest |
short |
shortest |
thick |
thickest |
old |
oldest |
tall |
tallest |
large |
largest |
wide |
widest |
wise |
wisest |
nice |
nicest |
big |
biggest |
fat |
fattest |
fit |
fittest |
polite |
most polite |
helpful |
most helpful |
useful |
most useful |
obscure |
most obscure |
hungry |
hungriest |
happy |
happiest |
pretty |
prettiest |
heavy |
heaviest |
angry |
angriest |
dirty |
dirtiest |
funny |
funniest |
narrow |
narrowest |
shallow |
shallowest |
humble |
humblest |
gentle |
gentlest |
clever |
cleverest |
interesting |
most interesting |
comfortable |
most comfortable |
beautiful |
most beautiful |
difficult |
most difficult |
dangerous |
most dangerous |
expensive |
most expensive |
popular |
most popular |
complicated |
most complicated |
confident |
most confident |
good |
best |
bad |
worst |
far |
farthest |
little |
least |
much/many |
most |
3. Các trường hợp sử dụng so sánh nhất
- Đối với trường hợp bình thường:
Khi chúng ta sử dụng so sánh nhất, "the" sẽ thường được đi kèm ở phía trước bởi vì nó chỉ có một người hoặc vật là có tính chất này mà ta đang nói đến.
Ví dụ:
I am the tallest guy in my class. How may I help?
Tôi là chàng trai cao nhất trong lớp của tôi. Tôi có thể giúp gì?
- Khi mà mộ vật hoặc là một người thuộc sở hữu (trường hợp chúng ta nói đến sự sở hữu), "the" sẽ được thay bằng các đại từ sở hữu như: my, your, his, her,...
Ví dụ:
Hoang is my best friend. He’s my most intelligent friend that I know.
Hoàng là bạn thân nhất của tôi. Anh ấy là người bạn thông minh nhất của tôi mà tôi biết.
- Lược bỏ "the" - khi ở cuối mệnh đề là tính từ so sánh nhất mà không phải là danh từ, thì chúng ta có thể giữ lại hoặc bỏ "the" đều được vì nó không gây ảnh hưởng về nghĩa trong câu.
Ví dụ:
Thank you for helping me. You’re (the) best.
Cảm ơn vì đã giúp tôi. Bạn là nhất.
- Nhiều khi chúng ta so sánh một thứ trog cùng một thời điểm hoặc là tình huống vớ chính nó trong các tình huống hay thời điểm khác (nghĩa là đã xác định ngữ cảnh để dễ suy luận), với cách dùng này thì có thể không có "the" và không có danh từ đi theo sau. Nếu như có "the" là chúng ta đang so sánh các đối tượng với nhau.
Ví dụ:
I am the earliest to go to work in the morning.
Tôi là người đi làm sớm nhất vào buổi sáng. (đây là việc so với các nhân viên khác)
Bài tập So sánh nhất
Chuyển các tính từ bên dưới sang dạng so sánh nhất.
1. Emily is ……………………. (intelligent) student in my class.
2. Russia is ……………………. (large) country in the world.
3. My mother is ……………………. (busy) person in my family.
4. Mr. Anderson is ……………………. (strict) teacher in our school.
5. Susan and David are ……………………. (hard-working) employees in this company.
6. My friend Tony is ……………………. (helpful) person that I know.
7. That accountant is ……………………. (careful) person I have ever worked with.
8. They are ……………………. (talented) singers I have ever known.
9. This shirt is ……………………. (expensive) fashion item I have ever bought.
10. This village is ……………………. (peaceful) place I have ever been to.
Đáp án:
1. the most intelligent
2. the largest
3. the busiest
4. the strictest
5. the most hard-working
6. the most helpful
7. the most careful
8. the most talented
9. the most expensive
10. the most peaceful
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Hãy đối mặt với nó — vì tất cả chúng ta đều là những người bận rộn, rất khó để tìm thấy thời gian để dành cho việc cải thiện bản thân. Dù chúng tôi muốn mở rộng tầm nhìn và làm những việc như học tiếng Anh thương mại, nhưng khi chúng tôi phải xoay sở giữa công việc, nghĩa vụ và cuộc sống xã hội của mình, chúng tôi có thể cảm thấy không thể phù hợp với bất kỳ điều gì khác vào lịch trình hàng ngày của mình. Chỉ với rất nhiều giờ mỗi ngày, ai đó muốn học ngoại ngữ có thể tự hỏi liệu nó có khả thi khi có một công việc toàn thời gian hay không.
Xem thêm:
>> Học tiếng Anh giao tiếp trực tuyến uy tín
>> Học tiếng Anh trực tuyến lớp 8
Đây là một câu hỏi tuyệt vời bởi vì thành thật mà nói, thật khó để tìm được thời gian thích hợp để học ngôn ngữ một cách hiệu quả khi bạn còn có trách nhiệm với công việc. Điều này đúng cho dù bạn đang làm việc ở quê nhà hay quốc tế với tư cách là một người du mục kỹ thuật số.
Tin tốt? Có thể vừa học tiếng Anh vừa có công việc toàn thời gian. Bạn chỉ cần học tập thông minh để đảm bảo rằng bạn đang tận dụng thời gian của mình. Vì vậy, đối với tất cả những người đang đi làm muốn biết cách học tiếng Anh, dưới đây là 5 mẹo có thể giúp bạn học tiếng Anh nhanh trong khi làm việc toàn thời gian.
Có mục tiêu và kế hoạch vừa học tiếng Anh vừa có công việc toàn thời gian
Mẹo đầu tiên này nghe có vẻ khá cơ bản, nhưng nó đủ quan trọng khi bạn đang cố gắng học tiếng Anh trong khi có một công việc toàn thời gian.
Không chỉ có thể học ngoại ngữ trong khi làm việc. Tuy nhiên, vì thời gian của bạn có hạn, bạn cần phải làm rõ các ưu tiên của mình. Bắt đầu bằng cách xác định lý do tại sao bạn muốn học ngôn ngữ Anh.
Ví dụ, giả sử rằng tại công việc của bạn, bạn làm việc với tài liệu được dịch kém từ tiếng Anh sang ngôn ngữ làm việc của bạn, vì vậy bạn muốn học tiếng Anh để có thể đọc các văn bản nguồn bằng ngôn ngữ gốc.
Khi bạn biết lý do muốn học tiếng Anh, bạn nên đặt mục tiêu cho mình. Trong trường hợp này, bạn sẽ xác định kỹ năng đọc tốt là mục tiêu của mình và đặt nó thành mục tiêu ưu tiên của bạn, và nếu bạn biết các ưu tiên của mình, bạn có thể lập một kế hoạch có mục tiêu. Để cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh và cải thiện khả năng đọc hiểu của mình, bạn có thể muốn xây dựng vốn từ vựng tiếng Anh phong phú.
Để có kết quả tốt nhất khi lập kế hoạch, điều quan trọng là phải nhận thức được thói quen, thói quen và sở thích của bạn. Nhận thức này cho phép bạn hình thành các kế hoạch hiệu quả nhất cho bản thân.
Ví dụ: nếu bạn biết rằng bạn yêu thích thể thao và thường xuyên nghe podcast thể thao, hãy ném một podcast thể thao bằng tiếng Anh vào hàng đợi của bạn. Kiểu lập kế hoạch này giúp việc tích hợp việc học tiếng Anh vào lịch trình của bạn dễ dàng hơn nhiều và có nhiều khả năng gắn bó lâu dài hơn.
Tích hợp việc học tiếng Anh vào thói quen hàng ngày của bạn
Khi bạn phải quản lý lịch làm việc toàn thời gian, bạn có thể cảm thấy khó khăn hoặc thậm chí không thể dành ít nhất một giờ mỗi tối để học. Với tất cả mọi thứ phải hoàn thành trong cuộc sống, làm thế nào để bạn có đủ thời gian học tập trong ngày để vừa học tiếng Anh vừa có một công việc toàn thời gian?
Nếu mục tiêu của bạn là học tiếng Anh một giờ mỗi ngày, thì hãy chia giờ đó thành nhiều phần nhỏ hơn. Ngay cả khi bạn không thể vượt qua một giờ học đầy đủ trong một khoảng thời gian, bạn vẫn có thể tích lũy số giờ học đó trong suốt cả ngày.
Nghĩ về cách bạn dành thời gian ngoài công việc. Có lẽ bạn có thể nghĩ đến một số hoạt động thường ngày mà bạn làm, chẳng hạn như rửa bát, ủi quần áo hoặc đi làm trên xe buýt hoặc xe lửa. Những hoạt động này không đòi hỏi nỗ lực tinh thần của bạn. Trong khi thực hiện các hoạt động này, bạn cũng có thể học tiếng Anh.
Để thực hành nhanh trong khi đi làm, hãy thử tải xuống ứng dụng học ngôn ngữ. Nếu bạn muốn học tiếng Anhđể kinh doanh, hãy đọc các bài báo bằng tiếng Anh về ngành bạn đã chọn. Để giải trí cùng công ty trong khi bạn đang nấu ăn, hãy thử bật một số đài tiếng Anh hoặc podcast tiếng Anh. Trong khi khuấy nước sốt trên bếp, bạn có thể hướng sự chú ý vào chương trình và luyện kỹ năng nghe của mình.
Nếu bạn muốn học tiếng Anh, bạn cần thêm những khoảng thời gian này. Học tiếng Anh bao nhiêu giờ? Khoảng 2200 giờ học. Để đạt được tổng số này, bạn nên tích lũy số phút luyện tập ở bất cứ đâu bạn có thể tìm thấy chúng!
Giảm sự phân tâm của bạn — Vâng, đây là về phương tiện truyền thông xã hội
Ngày nay, một trong những điều phiền nhiễu lớn nhất mà tất cả chúng ta phải đối mặt là mạng xã hội. Nếu bạn không cẩn thận, mạng xã hội có thể lấy đi thời gian học ngoại ngữ quý giá của bạn, vì vậy hãy lưu ý đến lượng thời gian bạn đang dành để cuộn qua các nguồn cấp dữ liệu.
Bạn không cần phải loại bỏ hoàn toàn mạng xã hội ra khỏi cuộc sống của mình để học tiếng Anh. Trên thực tế, phương tiện truyền thông xã hội thậm chí có thể được sử dụng để giúp bạn tiếp tục học hỏi. Ví dụ: bạn có thể theo dõi và bật thông báo cho các tài khoản mạng xã hội bằng tiếng Anh để chúng xuất hiện trong nguồn cấp dữ liệu của bạn trước tiên khi bạn mở ứng dụng mạng xã hội của mình. Bằng cách này, ngay cả khi bạn đang kiểm tra các bản cập nhật mới nhất của mạng, bạn được đảm bảo sẽ thấy các tài khoản giúp bạn theo dõi việc học tiếng Anh.
Mẹo chuyên nghiệp: Thay đổi ngôn ngữ của máy tính và điện thoại cơ quan của bạn sang tiếng Anh. Thật khó tin khi bạn học được bao nhiêu từ vựng mới liên quan đến công nghệ khi làm việc này!
Xem phim Anh quốc cuối tuần
Đúng vậy, học tiếng Anh vào cuối tuần thực sự là một ý tưởng tuyệt vời vì học liên tục là chìa khóa để học ngoại ngữ thành công! Nếu bạn đã xem một vài bộ phim sau giờ làm việc hoặc vào cuối tuần, hãy nhớ thường xuyên đưa vào một bộ phim bằng tiếng Anh.
Đây là một cách học tiếng Anh thực sự thú vị và dễ dàng chỉ với một thay đổi nhỏ trong thói quen của bạn.
Vừa học vừa làm. Tại sao không?
Thời gian bạn dành cho công việc chiếm đến một phần ba thời gian trong ngày của bạn và nếu bạn đang cố gắng tìm thêm cách để phù hợp với thời gian học tiếng Anh vào lịch trình của mình, thì đây là một lĩnh vực nữa trong cuộc sống mà bạn có thể điều chỉnh để học tiếng Anh khi có một công việc toàn thời gian.
Chúng tôi không ủng hộ việc bạn học tiếng Anh trong ngày làm việc để làm tổn hại đến chất lượng công việc của bạn. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ về ngày làm việc của mình trông như thế nào và cho phép bản thân sáng tạo một chút, bạn sẽ có thể tìm cách đưa việc luyện tập tiếng Anh vào lịch trình của mình mà không ảnh hưởng đến năng suất tổng thể của bạn.
Để cung cấp cho bạn một số ý tưởng về cách bạn có thể học tại nơi làm việc, dưới đây là một số hoạt động bạn có thể làm để cải thiện kỹ năng tiếng Anh của mình khi làm việc:
- Nếu bạn lái xe đi làm hoặc lái xe đi làm, hãy bật một số podcast ngôn ngữ trên xe hơi.
- Nếu bạn nghỉ giải lao, hãy sử dụng thời gian để cập nhật hoặc xem lại danh sách từ vựng của bạn bằng ứng dụng thẻ học tiếng Anh yêu thích của bạn .
- Nếu bạn có thể nghe nhạc trong khi làm việc, tại sao không nghe các bài hát tiếng Anh?
- Nếu bạn có một công việc có nhiều thời gian ngừng hoạt động, hãy thử làm việc thông qua một ứng dụng học ngôn ngữ trong khi chờ đợi.
Sự kết luận
Đây là năm mẹo giúp bạn vừa học tiếng Anh vừa có một công việc toàn thời gian. Nó có thể không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng nó có thể làm được. Nếu bạn làm theo các mẹo học tập này, bạn sẽ có vị trí tốt hơn để tích hợp việc học tiếng Anh vào lịch trình bận rộn của mình. Một khi bạn đã có thói quen với nó, nó thậm chí có thể trở thành một phần liền mạch trong ngày của bạn!