Tin tức & Sự kiện

Phân biệt sự khác nhau giữa Scared và Scary trong tiếng Anh chi tiết nhất

Scared và scary là hai từ có cách viết gần giống nhau thường gây nhầm lẫn cho người học. Vậy làm thế nào để phân biệt sự khác nhau giữa scared và scary trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu nhé.

 

Scary là gì?

 

Scary là gì?

 

“Scary” là một tính từ tiếng Anh, mang nghĩa là “sợ, đáng sợ”. 

Ví dụ:

  • He’s a scary man.

(Anh ta là một người đàn ông đáng sợ.)

  • I always feel her a bit scary.

(Tôi luôn cảm thấy cô ấy hơi đáng sợ.)

  • That man almost killed that child. It’s so scary.

(Người đàn ông đó đã suýt giết chết đứa trẻ đó. Thật là đáng sợ.)

  • Last night I had a scary dream. There is one monster chasing me.

(Đêm qua tôi đã có một giấc mơ đáng sợ. Có một con quái vật đang đuổi theo tôi.)

  • It was probably the most scary time of my life.

(Đó có lẽ là khoảng thời gian đáng sợ nhất trong cuộc đời tôi.)

>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Chef và Chief trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

Phân biệt scared và scary trong tiếng Anh

 

Scared

 

Phân biệt scary và scared

 

“Scared” là tính từ mang nghĩa bị động, có nghĩa là cảm thấy sợ hãi do ai hoặc cái gì. Tính từ này sử dụng để mô tả sự hãi của người hay động vật.

 

Ví dụ:

  • She is scared of toads.

(Cô ấy sợ con cóc.)

  • I am scared of telling Mike what really happened.

(Tôi sợ phải nói với Mike những gì thực sự đã xảy ra.)

  • I get scared when I have to face him.

(Tôi sợ hãi khi phải đối mặt với anh ấy.)

  • The child was truly scared by the threat of the man on the road.

(Đứa trẻ thực sự sợ hãi trước lời đe dọa của người đàn ông trên đường.)

  • The accident just happened that made everyone around you feel scared.

(Vụ tai nạn vừa xảy ra khiến mọi người xung quanh đều cảm thấy sợ hãi.)

 

Scary

Trái ngược với “Scared”, “Scary” là tính từ mang nghĩa chủ động, có nghĩa là làm cho ai đó sợ hãi. 

Scary ám chỉ con người, sự vật hay tình huống nào đó là nguyên nhân gây ra sự sợ hãi.

Ví dụ:

  • Things started to get more scary.

(Mọi thứ bắt đầu trở nên đáng sợ hơn.)

  • This scary movie scares everyone.

(Phim kinh dị này làm mọi người sợ hãi.)

  • This scary incident serves as a warning not to leave children alone in the home.

(Sự việc đáng sợ này như một lời cảnh báo không nên để trẻ em một mình trong nhà.)

  • The look of Mr. Smith is scary.

(Cái nhìn của ông Smith thật đáng sợ.)

  • It was dark, the wind whistled, thunder and lightning were many. Today’s weather is scary.

(Trời tối, gió rít, sấm chớp nhiều. Thời tiết hôm nay thật đáng sợ.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh 1 kèm 1 tại nhà

Tìm hiểu các dạng chủ ngữ trong tiếng Anh chi tiết nhất

Trong tiếng Anh cấu trúc một câu thường có 3 phần chính là chủ ngữ , động từ và tân ngữ. Chủ ngữ trong tiếng Anh là chủ thể chính thực hiện hành động hoặc được mô tả trong câu.

Có 3 thành phần chính của chủ ngữ trong tiếng anh. Chủ ngữ có thể là: danh từ, đại từ và dạng đặc biệt.

Ví dụ:

  • Butter cookies are my favorite food.
    Bánh quy bơ là món ăn tôi thích nhất.
  • He runs to the store.
    Anh ấy chạy tới cửa hàng.

 

Chủ ngữ trong tiếng anh

 

Chủ ngữ là cụm danh từ

 

1. Danh từ

Danh từ là loại từ phổ biến được dùng làm chủ ngữ trong tiếng Anh. Danh từ là các từ chỉ sự vật, con vật, khái niệm.

Ví dụ:

  • The cow likes eating grass.
    Con bò thích ăn cỏ.
  • A car is all I want.
    Một chiếc ô tô là tất cả những gì tôi muốn

.

2. Danh từ bổ nghĩa cho danh từ

Danh từ bổ nghĩa cho danh từ là khái niệm có vẻ lạ, nhưng thực ra chúng xuất hiện rất phổ biến. Loại từ này bao gồm một danh từ và một danh từ khác để bổ nghĩa.

Ví dụ:

  • An ice bucket is on the table.
    Một chậu đá lạnh đang ở trên bàn.
  • Our Math teacher went home already.
    Giáo viên Toán của chúng tôi đã về nhà rồi.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu cấu trúc Invite trong tiếng Anh chi tiết và dễ hiểu nhất

 

3. Tính từ

Tính từ là những từ dùng để mô tả tính chất, sắc thái, đặc điểm của đối tượng nào đó.

Có một số từ đóng vai trò chủ ngữ trong tiếng Anh bị nhầm lẫn là tính từ, nhưng thực ra những từ đó cũng có thể là danh từ. Những từ không thể làm danh từ thì cũng sẽ không thể đóng vai trò chủ ngữ khi đứng riêng. Chỉ khi tính từ bổ ngữ cho một danh từ khác thì mới có thể trở thành một cụm danh từ và đóng vai trò chủ ngữ. 

Trường hợp ngoại lệ là tính từ nằm trong trích dẫn được đặt trong dấu ngoặc kép.

Các danh từ viết giống với tính từ:

Black, red, white,… (các từ chỉ màu sắc)

Objective: mục tiêu

Normal: trạng thái bình thường

​​Potential: tiềm năng

Representative: người đại diện

Alternative: sự lựa chọn, khả năng

Original: bản gốc

Individual: cá nhân

Ví dụ: 

  • The original is not as popular as the cover.
    Bản gốc không nổi tiếng bằng bản cover.
  • Red is chosen as the dress code for tonight.
    Màu đỏ được chọn làm quy tắc trang phục tối nay.

 

4. Trạng từ bổ nghĩa cho tính từ

Trạng từ có thể là một phần của chủ ngữ trong tiếng Anh để mô tả thêm mức độ, trạng thái của tính từ đi sau. Các trạng từ bổ nghĩa cho tính từ có thể là: very, really, quite,…

Ví dụ:

  • A very cute bunny is running into our house!
    Một chú thỏ vô cùng đáng yêu đang chạy vào nhà chúng ta!
  • The two really ugly shirts are still in your closet.
    Hai cái áo thực sự xấu ấy vẫn đang ở trong tủ quần áo của cậu.

 

5. Từ hạn định

Từ hạn định là những từ đứng trước danh từ, dùng để bổ nghĩa nhằm giới hạn và xác định danh từ. Các từ hạn định phổ biến là: the, this, those, one, my, our, some,…

Ví dụ:

  • My girlfriend doesn’t like smoothies.
    Bạn gái tôi không thích nước sinh tố.
  • One dish of tuna is coming right up!
    Một đĩa cá ngừ đang đến ngay đây! 

 

6. Cụm giới từ

Cụm giới từ là cụm từ được bắt đầu bằng một giới từ. Cụm giới từ trong tiếng Anh dùng để chỉ cụ thể địa điểm, đặc điểm hay các thông tin khác của danh từ. Các cụm giới từ có thể là: in the room, on the floor,…

Ví dụ:

  • The knife on the table needs to be replaced.
    Cái dao trên bàn cần được thay thế.
  • My friend in the next room will come here soon.
    Bạn tôi ở phòng bên cạnh sẽ tới đây sớm.

 

7. Mệnh đề quan hệ

Mệnh đề quan hệ trong tiếng Anh là mệnh đề phụ được nối với mệnh đề chính bởi các đại từ quan hệ hoặc trạng từ quan hệ. Mệnh đề quan hệ đứng sau danh từ/đại từ và bổ nghĩa cho danh từ/đại từ đó. 

Các mệnh đề quan hệ thuộc danh từ thường bắt đầu bằng các từ như who, which, that.

Ví dụ:

  • The man who talked to us is the CEO of this company.
    Người đàn ông vừa nói chuyện với chúng ta là Giám đốc của công ty này.
  • The bag of oranges that you bought is gone.
    Chiếc túi cam mà cậu mua mất rồi.

 

8. To + Verb

Cấu trúc To + Verb (động từ nguyên mẫu) đứng sau danh từ, được dùng để bổ nghĩa cho danh từ đó. Cấu trúc này thường được dùng để nhấn mạnh vào lần thứ mấy mà sự việc nói đến đã xảy ra. 

Ví dụ:

  • His first friend to come to the party is Jonathan.
    Người bạn đầu tiên của cậu ấy đến bữa tiệc là Jonathan.
  • The first guest to leave the dinner had a stomach ache.
    Vị khách đầu tiên rời khỏi bữa tối đã bị đau bụng.

 

9. Lưu ý khác

Tổng kết lại, cấu trúc của chủ ngữ trong tiếng Anh khi là (cụm) danh từ như sau:

(Từ hạn định) + (Trạng từ) + (Tính từ) + (Danh từ bổ nghĩa) + Danh từ chính + (Mệnh đề quan hệ)/(to + Động từ nguyên mẫu)/(Cụm giới từ)

Trong đó:

  • Những loại từ và cấu trúc trong ngoặc không bắt buộc phải xuất hiện để chủ ngữ có nghĩa 
  • Bắt buộc phải có danh từ chính, trừ trường hợp câu cảm thán. Còn với câu ra lệnh, đề nghị thì chủ ngữ đã được ẩn đi. Ví dụ: “Don’t leave the door open!” – “Đừng để cửa mở!”

 

Chủ ngữ trong tiếng anh

 

Chủ ngữ là đại từ

Đại từ trong tiếng Anh là từ dùng để đại diện cho đối tượng đã được nhắc đến trước đó hoặc đã xác định. Khi chủ ngữ trong tiếng Anh là đại từ, ta có các từ: he, she, it, they, I, we, you, this, that, these, those.

Ví dụ:

  • I heard that a new student is going to join our class. He is from Canada. (“He” thay thế cho “a new student”)
    Tớ nghe nói một học sinh mới sẽ gia nhập lớp mình. Cậu ấy đến từ Canada.
  • The girl with the yellow hat is a dancer. She is very popular in England. (“She” thay thế cho “The girl with the yellow hat”)
    Cô gái với chiếc mũ vàng là một vũ công. Cô ấy rất nổi tiếng ở Anh.

 

Chủ ngữ là các dạng đặc biệt

  • Dạng động từ V-ing

Dạng động từ V-ing trong tiếng Anh có thể làm chủ ngữ vì khi ấy chúng sẽ trở thành danh từ. Giả sử, động từ talk (nói chuyện) chuyển thành talking sẽ có nghĩa là “việc nói chuyện, hoạt động nói chuyện”. 

Ví dụ:

  • Running is not my favorite activity.
    Chạy bộ không phải là hoạt động ưa thích của tôi.
  • Going to France is my mom’s dream.
    Đi tới Pháp là ước mơ của mẹ tôi.

 

  • Dạng động từ To + Verb

Dạng đặc biệt tiếp theo là dạng động từ To + Verb (động từ nguyên mẫu). Cụm từ này có nghĩa khá tương đồng với V-ing, dùng để chỉ hoạt động nào đó. Sau cấu trúc To + Verb thường sẽ là động từ to be.

Ví dụ:

  • To win the award is Linh’s wish.
    Thắng giải thưởng là mong ước của Linh.
  • To be with you is the only thing I want.
    Được ở bên bạn là điều duy nhất tôi muốn.

 

  • Dạng that clause

Dạng đặc biệt cuối cùng là dạng that clause. Dạng that clause là mệnh đề bắt đầu bằng từ that kèm chủ ngữ và vị ngữ. Cả mệnh đề này sẽ là cụm danh từ, trở thành một cụm chủ ngữ trong tiếng Anh.

Ví dụ:

  • That you are not happy with the idea makes me change my mind.
    Việc cậu không hài lòng với ý tưởng ấy làm tớ đổi ý.
  • That he took all my money away has upsetted me.
    Việc cậu ta lấy hết tiền của tôi đi làm tôi bực mình.

>>> Có thể bạn quan tâm: lớp học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

THÔNG BÁO KẾT QUẢ SUPERKID

 🎊 THÔNG BÁO KẾT QUẢ SUPERKID - HALF OF THE WORLD: TOP 9 LỘ DIỆN VỚI NHỮNG BÀI DỰ THI ĐẦY CẢM XÚC🎊

Trải qua gần 1 tháng tổ chức, cuộc thi Superkid - Half of the world đã nhận được hơn 60 bài dự thi từ các bạn học sinh trên khắp tỉnh thành cả nước.

Về mặt bằng chung của cuộc thi năm nay, đa phần các bài dự thi đều hợp lệ và đạt được độ hoàn chỉnh cao nhất về mặt cảm xúc.

Sau hơn 1 tuần chấm bài dự thi, BGK cũng đã có những tranh cãi để đưa ra quyết định cuối cùng. Xin chúc mừng Top 9 bài dự thi xuất sắc nhất đã trở thành những Superkid - Half of the world.

 

 

Xin chúc mừng:

  1. Giải Đặc biệt: Bạn Nguyễn Ngọc Thuỳ Lâm - Số điểm: 85,625/100.
  2. Giải Chất lượng hình ảnh: Bạn Phạm Danh Hoàng Hiệp - Số điểm: 8,75/10.
  3. Giải Phong thái ấn tượng: Bạn Nguyễn Thanh Băng - Số điểm: 9/10.
  4. Giải Trang phục ấn tượng: Bạn Lê Quý Vương - Số điểm: 9/10.
  5. Giải Bố cục ấn tượng: Bạn Phạm Hoàng Giang - Số điểm: 8,25/10.
  6. Giải Nhân vật ấn tượng: Bạn Trần Thuỷ Lâm - Số điểm: 10/10.
  7. Giải Nội dung sáng tạo: Bạn Vũ Thành Long - Số điểm: 8,75/10.
  8. Giải Trình độ tiếng Anh ấn tượng: Bạn Nguyễn Ngọc Thuỷ Tiên - Số điểm: 14/15.
  9. Giải Câu chuyện cảm xúc: Bạn Nguyễn Xuân Tùng - Số điểm:13,75/15.

Một lần nữa, BTC xin chúc mừng 9 thí sinh đã đạt giải của cuộc thi Superkid - Half of the world. Các con chính là những thí sinh xứng đáng nhất và nổi trội nhất trong số hơn 60 bài dự thi của năm nay.

 

💌 BTC xin nhắc lại cơ cấu giải thưởng:

  • 1 giải đặc biệt: Phần thưởng tiền mặt trị giá 2.000.000đ.
  • 8 giải tương ứng với 8 tiêu chí: Mỗi giải phần thưởng tiền mặt trị giá 1.000.000đ.

Ngoài ra, các thí sinh được giải còn nhận được những phần quà đi kèm là: 1 voucher học bổng trị giá 4.320.000đ (áp dụng cho khách hàng đăng ký mới khoá 1 năm tại Pantado) và 1 chiếc tai nghe chính hãng trị giá 350.000đ.

🎀  BTC sẽ chủ động liên hệ với quý ba mẹ của các bạn thí sinh đạt giải và gửi phần quà về cho các bạn trong thời gian sớm nhất.

 

🎀  Thời gian dự kiến nhận được phần thưởng: 12/11/2021.

BTC xin gửi lời cảm ơn đến quý ba mẹ và các con cùng các thầy cô tạo nên một cuộc thi thành công ngoài sức mong đợi. Dù có những bạn được giải, có những bạn không được giải nhưng chắc chắn cuộc thi là cơ hội để các bạn học sinh được cọ xát và là phần quà ý nghĩa dành cho người phụ nữ đáng kính của mình.

Lời cuối cùng, BTC kính chúc quý ba mẹ nhiều sức khoẻ, niềm vui; chúc các bạn học sinh chăm ngoan, học giỏi và đừng quên tham gia các cuộc thi sắp tới do Pantado tổ chức nhé!

Trong quá trình tổ chức không thể tránh được sai sót, rất mong quý ba mẹ phụ huynh lượng thứ.

 

 

Chúc mừng các Superkid - Half of the world!

“No matter who you are, no matter where you come from, the reason we’re here is to make incredible things”

 

👉 Theo dõi lại buổi vinh danh tại: https://bom.to/9YKvUb

👉 Tìm hiểu về thể lệ, hình thức, tiêu chí chấm bài thi:

👉 Tham gia nhóm “Giỏi tiếng Anh cùng con” để thi Superkid - Half of the world và nộp BTVN: https://bom.to/klP4u8

👉 Các bậc ba mẹ có thể tìm hiểu về lớp học chính thức 1-1 của Pantado tại: https://bom.to/11IsOn

👉 Tham gia lớp học tiếng Anh miễn phí tại Pantado theo link: https://bom.to/aPCtpQ

👉 Theo dõi chi tiết về chuỗi sự kiện "Pantado - 5 năm đồng hành cùng tương lai Việt" tại: https://bom.to/idRyDr

#superkid #phunuvietnam

Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh trực tuyến 1 thầy 1 trò

Tìm hiểu cấu trúc Invite trong tiếng Anh chi tiết và dễ hiểu nhất

Cùng tìm hiểu cấu trúc invite qua bài viết dưới đây nhé!

Invite là gì?

cấu trúc Invite trong tiếng Anh

Dạng động từ Invite có nghĩa là “mời” ai đó làm gì. 

Ví dụ: 

  • Let’s invite John to our party!
    Hãy mời John đến bữa tiệc của chúng ta đi!
  • You are invited to join the press.
    Bạn được mời tham gia buổi họp báo. 
  • The singer often invites some of his fans to his house.
    Chàng ca sĩ thường mời một số fan của anh ấy tới nhà. 

Dạng danh từ, mang nghĩa là “lời mời”. 

Ví dụ:

  • I didn’t get an invite to their wedding.
    Tôi không nhận được lời mời đến đám cưới của họ.

Thông thường, để nói về lời mời (dạng viết hoặc nói), chúng ta sẽ dùng danh từ Invitation. 

>>> Xem thêm: Học tiếng Anh trực tuyến 1 thầy kèm 1 trò

Cách sử dụng cấu trúc Invite trong tiếng Anh

cấu trúc Invite trong tiếng Anh

Cấu trúc Invite với động từ

Ở dạng chủ động, ta có cấu trúc Invite sau:

S + invite + O + to V 

Ý nghĩa: Ai mời ai đó làm gì 

Ví dụ:

  • His family invited me to stay with them for a few days.
    Gia đình anh ấy mời tôi ở lại với họ vài ngày. 
  • We can invite Mary to join this project.
    Chúng ta có thể mời Mary tham gia vào dự án lần này.
  • My sister invited Ho Ngoc Ha to sing at her wedding.
    Chị gái tớ mời Ho Ngoc Ha để hát tại đám cưới của cô ấy. 

 

Ở dạng câu bị động, ta vẫn dùng cấu trúc Invite với to V:

S + to be invited + to V

Ý nghĩa: Ai đó được mời làm gì

Ví dụ:

  • I was invited to attend the meeting.
    Tôi đã được mời tham dự buổi họp.
  • Are you invited to present in this conference?
    Bạn có được mời thuyết trình trong hội thảo lần này không? 
  • 8000 people will be invited to join this party.
    8000 người sẽ được mời tham gia buổi tiệc này. 

 

Cấu trúc Invite với danh từ

Khi muốn diễn tả lời mời đến đâu, hoặc lời mời cho việc gì ta dùng cấu trúc dưới đây:

S + invite + O + to + N

S + invite + O + for + N 

Ý nghĩa: Ai mời ai đến đâu/Ai mời ai cho việc gì. 

Ví dụ: 

  • She invited a lot of people to her graduation ceremony.
    Cô ấy mời rất nhiều người đến lễ tốt nghiệp. 
  • They’ve invited us for dinner on Saturday.
    Họ đã mời chúng tôi cho bữa tối vào thứ 7. 
  • Candidates who passed the written test will be invited for an interview.
    Những thí sinh đã vượt qua bài thi viết sẽ được mời phỏng vấn. 

Trong nhiều trường hợp, ta có thể dùng TO hay FOR đều đúng. 

Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Invite trong tiếng Anh

Vì dạng chủ động hay bị động của Invite đều đi với TO V (khi đi với danh từ thì chuyển bị động như bình thường) nên đây là một cấu trúc khá đơn giản và dễ nhớ.

Ngoài ra, có một số cấu trúc Invite khác như:

  • invite somebody in: mời ai đó vào nhà
  • invite somebody over: mời ai đó qua nhà

 

Ví dụ: 

  • We should invite him over to our place for lunch.
    Chúng ta nên mời anh ấy qua nhà để ăn trưa.
  • The neighbour usually invites my dad in for coffee when my dad walks by.
    Chú hàng xóm thường xuyên mời bố tôi vào nhà để uống cà phê khi bổ tôi đi ngang qua
  • I will hold a party tonight at my house. Let’s invite some people over.
    Tớ sẽ tổ chức một bữa tiệc tối nay ở nhà. Hãy mời một số người qua nha.

>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt cấu trúc because of, because và in spite of trong tiếng Anh

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

NHIỀU NGƯỜI ĐANG CÓ XU HƯỚNG TRƯỞNG THÀNH TÂM LÝ QUÁ MUỘN
1. Sống trong gia đình quá hạnh phúc, được bảo vệ quá mức, môi trường sống cũng trong sạch, xa cách xã hội, ít nhìn thấy những mặt trái trong cuộc sống, trải nghiệm không nhiều, nên rất khó để có suy nghĩ riêng của mình đối với mọi chuyện.
 
2. Ít tri thức, không thích đọc sách, không tự hình thành cách sống của mình được.
 
3. Bởi vì chẳng có tí kinh nghiệm nào, mà dù có trải qua sự việc rồi thì cũng không thay đổi bản thân, thế thì trưởng thành kiểu gì?
 
4. Không biết khống chế bản thân, tưởng mình mãi là đứa trẻ không lớn, tưởng thế là hay nhưng người ngoài nhìn vào chẳng khác gì đứa kém hiểu biết.
 
Trưởng thành về mặt tâm lý
 
5. Cho dù hoàn cảnh xung quanh có ra sao, chỉ cần mình muốn trưởng thành là sẽ trưởng thành được, không liên quan gì đến tuổi tác cả.
 
6. Trái tim thủy tinh, dễ tự ái cũng là một biểu hiện của việc không trưởng thành.
 
7. Một chữ thôi: Lười. Lười đến mức không dám bước ra khỏi vòng an toàn để thử những điều mới, học hỏi tri thức mới, cái gì cũng qua loa. Cái này chỉ là chuyện nhỏ, cái kia chẳng có tác dụng gì, sợ cái nọ, lo cái kia. Không tiến bộ được thì lại than trời than đất.
 
8. Chỉ thích muốn tiếp xúc với người quý mình hoặc người mình quý. Cứ gặp ai không hợp là nhìn người đó một cách phiến diện, rồi trốn được lúc nào là trốn luôn. Chỉ nhìn được những mặt kém hơn mình của người khác, không chịu nhìn vào ưu điểm của người ta. Tự khóa chặt bản thân mình, không mở lòng chủ động giao tiếp, học hỏi điều tốt từ mọi người.
 
9. Cũng có một số người có thể là do quá nghèo, cả ngày chỉ ở nhà rồi đến trường, không đi đâu được hết. Bị é.p buộc phải ngoan ngoãn, không được ra ngoài g.â.y c.h.uyện. Bố mẹ không thể cho con nhiều kinh nghiệm hơn, vậy nên bọn họ mới trưởng thành muộn.
 
10. Thường có người gánh trách nhiệm thay mình, khiến nội tâm con người ngày càng yếu đuối.
(Cre: Weibo Việt Nam)
Via: Sống tích cực
Top 7 cuốn sách giúp bạn hoàn thiện bản thân trở thành “Con người hoàn hảo” của chính mình

1. “Failing Forward: Turning Mistakes Into Stepping” của John C. Maxwell

Bí quyết thành công chính là thất bại, đón nhận nó và tiếp tục tiến về phía trước. Những người thực sự thành đạt đều có cho mình một “hồ sơ dày” để kể về những sai lầm, thất bại trong cuộc đời của họ.
Hãy tập trung vào những sai lầm của bản thân vì đó là cách mà chúng ta sẽ trưởng thành. Đây chính là ý tưởng đằng sau cuốn “Failing Forward”, một cuốn sách nên đọc đối với tất cả mọi người để có thể thay đổi cách nhìn nhận thế giới.
Mọi người đều thất bại. Ai cũng có thể mắc sai lầm. Nhưng sự khác biệt giữa một người thành công và một người thất bại là gì?
Đó là cách học hỏi và không cho phép sai lầm đó được tiếp diễn một lần nào nữa. Đừng vấp chân hai lần trong cùng một cái hố. Failing Forward sẽ giúp bạn nhận ra điều này và học cách đối phó với nó.
 
7 cuốn sách giúp bạn hoàn thiện bản thân
 

2. “7 thói quen hiệu quả” (The 7 Habits of Highly Effective People) của Stephen R. Covey

7 thói quen hiệu quả là một trong những cuốn sách về self-help bán chạy nhất trong vài thập kỷ qua. Nó đã giúp hàng triệu người ổn định cuộc sống và sẽ tiếp tục tạo ra những sự thay đổi.
Những ý tưởng và kế hoạch nằm trong sách không chỉ giúp bạn “hiệu quả” hơn trong công việc, mà còn thay đổi suy nghĩ và chuyển cuộc sống của bạn sang một hướng mới. Những chiến lược khôn ngoan và tỉnh táo trong cuốn sách nên đọc này chính là nhân tố giúp bạn thay đổi chính mình.
 

3. Mindsight của Daniel J. Siegel

Mindsight là cuốn sách mở rộng các ý tưởng của chánh niệm, kết hợp các yếu tố tâm lý, tâm linh và khoa học lại với nhau. Qua đó, tiến sĩ Siegel muốn chỉ cho mọi người sức mạnh của sự tập trung và cách để áp dụng nguồn sức mạnh này vào cuộc sống.
Thông qua các bài học về chức năng của não và những khám phá mới trong khoa học thần kinh, cuốn sách cho phép chúng ta nhìn thấy hoạt động sâu bên trong tâm trí của mình, mà không bị chúng cuốn đi.
7 cuốn sách giúp bạn hoàn thiện bản thân
 

4. “Suy nghĩ và làm giàu” (Think and Grow Rich) của Napoleon Hill

Napoleon Hill xuất bản cuốn sách này lần đầu tiên vào năm 1937, nhưng những tri thức mà “Think and Grow Rich” đem lại vẫn được áp dụng cho tới ngày hôm nay. Đây là một trong những cuốn sách nên đọc, được khuyến nghị bởi rất nhiều thế hệ.
Tác phẩm này còn được biết đến dưới cái tên “13 nguyên tắc nghĩ giàu làm giàu”, là tuyệt tác được đúc kết bởi chuyên gia hàng đầu trong các lĩnh vực tư vấn. Napoleon Hill cũng được mệnh danh là “Người đặt nền tảng cho môn khoa học thành công”.
 

5. “Đắc nhân tâm” (How to Win Friends and Influence People) của Dale Carnegie

Năm 1937 rõ ràng là một năm trọng đại đối với dòng sách self-help. Đây cũng là lúc thế giới được giới thiệu cuốn “How to Win Friends and Influence People” của Carnegie , một trong những cuốn sách phi hư cấu nổi tiếng nhất thế giới.
Đúng như tên gọi của mình, đây là cuốn sách nên đọc để học về nghệ thuật ứng xử căn bản của mỗi con người, đồng thời hướng dẫn cách tạo thiện cảm với người đối diện.
“Đắc nhân tâm” ảnh hưởng đến hàng triệu người và truyền cảm hứng cho hàng nghìn cuốn sách khác được ra đời. Cho tới tận ngày nay, những chiến lược và tư duy được tác giả viết nên vẫn phù hợp với đại chúng.

6. “Finite and Infinite Games” của James Carse

Finite and Infinite Games (dịch thô: Trò chơi hữu hạn và vô hạn) nêu bật khái niệm: Cuộc đời là một cuộc chơi và mỗi cuộc chơi đều sẽ có kẻ thắng - người thua.
James Carse, Giám đốc Nghiên cứu Tôn giáo tại Đại học New York, đã khám phá ra cách tiếp cận cuộc sống như một trò chơi. Người chơi hữu hạn chỉ cần nhìn thấy chiến thắng trước mắt, còn người chơi vô hạn thì luôn nhìn về tương lai.
Chẳng hạn, khi một người độc thân tìm được bạn đời để bước vào cánh cửa hôn nhân, người chơi hữu hạn sẽ coi đó là chiến thắng viên mãn. Còn người chơi vô hạn sẽ nhìn hôn nhân là hành trình không bao giờ có điểm cuối cùng. Trong khi những người khác cho là kết thúc, thì họ coi đấy là sự khởi đầu mới.
Để thành công trong kinh doanh và trong cuộc sống, bạn cần chơi trò chơi vô hạn, tập trung vào dài hạn chứ không phải ngắn hạn.

7. “Eat That Frog!” của Brian Tracy

Tên đầy đủ của cuốn sách này là “Eat That Frog! 21 cách tuyệt vời để ngừng chần chừ và hoàn thành nhiều việc hơn trong thời gian ngắn hơn”. Chỉ riêng tiêu đề đã đủ giải nghĩa nội dung cuốn sách nên đọc cho mọi người.
Nếu thay đổi thói quen trì hoãn, bạn sẽ nhận thấy cuộc sống thay đổi và khác biệt lớn đến thế nào. Bạn sẽ biết cách dành nhiều thời gian hơn cho những thứ quan trọng và bớt công sức cho những điều còn lại. “Eat That Frog!” là một cuốn sách tương đối ngắn, nhưng nó chứa đựng những chiến lược có thể thay đổi cuộc đời của mỗi người.
 
Nguồn: Thuý Phương/Nhịp sống kinh tế
>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh 1 kèm 1 tại Hà Nội
Tổng hợp lời chúc Ngày của Cha tiếng Anh ý nghĩa nhất 

Ngày của Cha  được xem như là một dịp để bày tỏ lòng biết ơn và tình yêu thương với cha, người có công ơn sinh thành và nuôi dưỡng chúng ta. Đừng quên dành những lời chúc ngày của cha tiếng anh hay và ý nghĩa nhất nhé.

Lời chúc của cha bằng tiếng anh

 

Ngày của cha - Father’s day 

Ngày của cha tiếng anh: Father’s Day.

Đối với các nước như Mỹ, Anh, Canada và một số nước khác trên Thế giới ngày của cha được tổ chức hằng năm vào ngày Chủ Nhật thứ ba của tháng 6 

Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nước trên thế giới sẽ tổ chức ngày của cha vào những ngày khác. Chẳng hạn như ở Úc, ngày của cha diễn ra vào ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng 9; ở Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan thì rơi vào ngày Chủ Nhật thứ hai của tháng 11.

Đây là ngày mà tất cả mọi người sẽ đặc biệt dành ra để kỷ niệm và tôn vinh và dành ra lời cảm ơn vì những hy sinh, gánh vác trách nhiệm nuôi nấng và nuôi dạy con cái cũng như sự tận tâm của những người cha đối với gia đình.

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc phổ biến mới nhất hiện nay

Lời chúc ngày của bố bằng tiếng anh thông dụng

 

  • You are my superhero, Dad. I love you so much! Happy Father’s Day!

(Bố là người hùng trong lòng của con. Con yêu bố nhiều. Chúc bố Ngày của cha thật nhiều niềm vui.)

  • Happy Father’s Day to the best Dad in the world!

(Ngày của bố vui vẻ nhé người bố tuyệt vời nhất thế giới.)

  • I’m so grateful for all the fun times we’ve spent together, you’re such an amazing dad! Happy Father’s Day!

(Con rất biết ơn những khoảnh khắc vui vẻ mà chúng ta ở cạnh nhau, bố luôn là người bố tuyệt vời. Chúc bố Father’s Day vui vẻ.)

  • I am so grateful to have grown up under your guidance and wisdom, you really are amazing! Wishing you a very Happy Father’s Day!

(Con rất biết ơn khi được lớn lên trong sự dạy bảo của bố, bố thật sự rất tuyệt vời. Chúc bố ngày của cha thật nhiều niềm vui.)

  • Thank you for all the sacrifices you make for our family and all the joy and love you bring into our lives! Happy Father’s Day.

(Cảm ơn bố vì tất cả những hy sinh bố dành cho gia đình mình, vì tất cả niềm vui và tình yêu thương bố mang lại trong cuộc đời chúng con. Bố là người bố tuyệt nhất thế gian. Chúc mừng ngày của Cha.)

  • Thank you Dad for loving us unconditionally and giving us the best things in life. I am so thankful you’re my dad! Happy Father’s Day!

(Cảm ơn bố đã dành cho chúng con những điều tuyệt vời nhất trong cuộc sống và yêu thương chúng con vô điều kiện. Cảm ơn vì đã là bố của con. Ngày của bố vui vẻ nhé ạ.)

  • I have learned a lot of good things from you over the years, thank you Dad – the  great role model who has helped me grow up and become the person I am today. Happy Father’s Day

(Con đã học được rất nhiều điều hay từ bố suốt bao năm qua, cảm ơn bố – tấm gương tuyệt vời đã giúp con trưởng thành và là con của ngày hôm nay. Chúc Ngày của Cha thật nhiều niềm vui.)

  • Dad, you gave our childhood so much joy and full of beautiful memories with you. Now that we are all grown up, I really appreciate that you are always there to listen and give me advice.

(Bố ơi, bố đã đem đến cho tuổi thơ của chúng con thật nhiều niềm vui và đầy ắp những kỷ niệm đẹp đẽ cùng bố. Bây giờ chúng con đã lớn khôn, con thực sự biết ơn vì bố luôn ở cạnh lắng nghe và cho con lời khuyên.)

  • No one is as thoughtful and hardworking as our dad! We are so lucky to call you dad. Thank you for always being with us.

(Không có ai chu đáo và chăm chỉ như bố của chúng con! Chúng con thật may mắn khi được gọi bố là bố. Cảm ơn vì đã luôn ở bên chúng con.)

Lời chúc ngày của cha tiếng anh ngắn gọn, ý nghĩa

 

Lời chúc của cha bằng tiếng anh

 

Viết thư tay cũng là một cách hay để bày tỏ tấm lòng đối với bố của mình.

  • Thanks for giving me so much love, attention, and care. You truly are the best Dad! Happy Father’s Day.
  • Thanks for being the coolest dad on the block! Happy Father’s Day!
  • Dad, you’re one in a million! Thanks for standing by me no matter what. Have a great Father’s Day!
  • To the world’s greatest Dad from the world’s greatest kids, we hope you have an amazing Father’s Day!

Câu chúc Father’s Day dành cho ông

 

Lời chúc của cha bằng tiếng anh

 

  • For all you’ve done for me and all the love you’ve given, I’m thankful. Happy Father’s Day, Grandpa!

(Cho tất cả những điều ông đã làm cho cháu và tất cả tình yêu mà ông dành ra, cảm ơn ông. Chúc mừng ngày của Cha, ông yêu của cháu!)

  • Hope you know how much you mean to me, Grandpa. Thank you for being such a wonderful father and grandfather to this family!

(Cháu muốn ông biết rằng ông có ý nghĩa như thế nào đối với cháu. Ông nội, cảm ơn ông đã trở thành một người cha và người ông tuyệt vời đối với gia đình này!)

  • Thank you for supporting our family and giving us so much strength, peace, and happiness. Thinking of you today!

(Cảm ơn ông vì đã tiếp cho gia đình và cho chúng cháu rất nhiều sức mạnh, sự bình yên và hạnh phúc.)

  • Hope you have a peaceful Father’s Day filled with love and joy. Sending you all my love, for today and always, Grandpa!

(Cầu mong ông có Ngày của Cha đầy yên bình, tràn ngập tình yêu và niềm vui. Gửi ông tất cả tình yêu của cháu, cho ngày hôm nay và luôn luôn về sau.)

>>> Có thể bạn quan tâm: trung tâm luyện thi chứng chỉ cho bé

 

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc phổ biến mới nhất hiện nay

Kiểu tóc thẳng, tóc xoăn hay gợn sóng trong tiếng Anh là gì nhỉ? Đã bao giờ bạn có những thắc mắc này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu tổng hợp từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc phổ biến nhất hiện nay qua bài viết dưới đây nhé!

Từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc

Từu vựng tiếng anh về kiểu tóc

  1. Từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc nữ
  • Chignon (n): Tóc búi thấp
  • Ponytail (n): Tóc đuôi ngựa
  • Pigtail (n): Tóc bím
  • Bunches (n): Tóc cột hai sừng
  • Bun (n): Tóc búi
  • Bob (n): Tóc ngắn trên vai
  • Shoulder- length (n): Tóc ngang lưng
  • Wavy: Tóc gợn sóng
  • Perm (n): Tóc uốn lọn
  • Braid (n): Tóc tết đuôi sam
  • Long (n): Tóc dài gợn sóng
  • Layered hair (n): Tóc tỉa nhiều tầng
  • Dreadlocks (n): Tóc uốn lọn dài
  • Dyed hair (n): Tóc nhuộm
  • Fringe (n): Tóc mái ngang trán
  • Cornrow (n): Tóc tết theo hàng bắp
  • French  swist (n): Tóc búi kiểu Pháp

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về truyền hình thông dụng nhất

  1. Từ vựng tiếng Anh về kiểu tóc nam

Tiếp đến, cùng chuyển qua các kiểu tóc tiếng Anh của nam nhé: 

  • Crew cut (n): Đầu đinh
  • Bald head (n): Đầu hói
  • Mustache (n): Ria mép
  • Flattop (n): Tóc dựng trên đỉnh đầu, 2 bên cạo trọc
  • Stubble (n): Râu lởm chởm
  • Long hair (n): Tóc dài
  • Cornrows (n): Kiểu tóc tết truyền thống của người Châu Phi
  • Spiky (n): Tóc dựng
  • Crew cut (n): Tóc cắt gọn
  • Sideburns (n): Tóc mai dài
  • Beard (n): Râu
  • Shaved head (n): Đầu cạo trọc
  • Dreadlocks (n): Tóc tết thành các bím nhỏ
  • Clean-shaven (n): Mặt nhẵn nhụi (sau khi cạo râu)
  • Goatee (n): Râu cằm
  • Receding hairline (n): Đầu đinh

Từu vựng tiếng anh về kiểu tóc

  1. Từ vựng tiếng Anh về màu tóc

Cuối cùng, chúng mình sẽ đến từ vựng tiếng Anh về màu tóc:

  • Sandy: Màu cát
  • Ginger: Màu cam hơi nâu
  • Pepper-and-salt: Màu muối tiêu
  • Jet black: Màu đen nhánh
  • Blonde: Màu vàng hoe
  • Red: Màu đỏ
  • Highlight: màu highlight

 

Một số mẫu câu giao tiếp chủ đề tóc

Từu vựng tiếng anh về kiểu tóc

  1. I don’t like flat top hairstyle, it looks un : Tôi không thích kiểu tóc dựng trên đỉnh đầu và hai bên cạo trọc, nó trông xấu. 
  2. Women with shoulder-length wavy hair look very attractively: Phụ nữ với mái tóc dài ngang lưng gợn sóng trông rất quyến rũ.
  3. He has crew cut and Stubble He looks very different now: Anh ấy để đầu đinh và râu lởm chởm. Anh ấy giờ trông rất khác
  4. Chinese man in Qing Dynasty has braid hair:  Nam giới Trung Quốc thời nhà Thanh để tóc đuôi sam
  5. Kids used to have braids hair:  Trẻ con thường để tóc bím đuôi sam
  6. I’d like a haircut, please: Tôi muốn cắt tóc
  7. Could you show me some pictures of hairstyles?: Bạn có thể cho tôi xem mấy mẫu tóc được không?
  8. What kind of hairstyle do you recommend?: Bạn có thể gợi ý cho tôi kiểu tóc nào không?
  9. I’d like to try a new hairstyle: Tôi muốn thử một kiểu tóc mới.
  10. Do you have samples for the colors?: Bạn có các mẫu màu không?
  11. What color should I dye my hair?: Tôi nên nhuộm màu nào đây?
  12. I’d like my bangs just to cover my eyebrows: Tôi muốn tóc mái chỉ che ngang lông mày.
  13. Please make it straight: Duỗi tóc cho tôi nhé.
  14. I’d like to get a fringe: Tôi muốn cắt mái ngố.
  15. I’d like to get a gentle perm: Tôi muốn uốn xoăn nhẹ nhàng.
  16. I’d like loose waves: Tôi thích uốn kiểu lượn sóng.
  17. I’d like a strong perm: Tôi muốn uốn xoăn tít.
  18. I’d like some highlights in my hair: Tôi muốn nhuộm highlight.

>> Xem thêm:

Lớp học tiếng anh online miễn phí

Bộ từ vựng chủ đề văn hóa bằng tiếng Anh

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!