Tin tức & Sự kiện

Đoạn văn mẫu viết về con vật yêu thích bằng tiếng Anh hay nhất

Viết về con vật yêu thích bằng tiếng tiếng Anh là một đề bài đã rất quen thuộc. Cùng tham khảo một số bài mẫu chúng tôi sưu tầm dưới đây nhé! 

Viết về con vật yêu thích bằng tiếng tiếng Anh

 

Từ vựng thông dụng để viết về con vật yêu thích bằng tiếng Anh

Để có thể có viết được một đoạn văn hay và đầy đủ nhất. Hãy cùng tìm hiểu từ vựng tiếng Anh thông dụng viết về con vật yêu thích dưới đây nhé!

Từ vựng

Phiên âm

Dịch nghĩa

animal

/ˈænəməl/

động vật

pet

/pɛt/

vật nuôi

reptile

/ˈrɛptaɪl/

bò sát

lover

/ˈlʌvər/

người yêu thích

cat-person

/kæt/-/ˈpɜrsən/

người yêu mèo

fur

/fɜr/

lông

glistening eyes.

/ˈglɪsənɪŋ/ /aɪz/.

mắt long lanh

accompany

/əˈkʌmpəni/

đồng hành

protect

/prəˈtɛkt/

bảo vệ

keep a pet

/kip/ /ə/ /pɛt/

nuôi giữ vật nuôi

feed

/fid/

cho ăn

bushy

/ˈbʊʃi/

rậm rạp

favorite

/ˈfeɪvərɪt/

yêu thích

cute

/kjut/

đáng yêu

loyal

/ˈlɔɪəl/

trung thành

aggressive

/əˈgrɛsɪv/

hung dữ

friendly

/ˈfrɛndli/

thân thiện

>> Tham khảo: Từ vựng con gấu tiếng Anh là gì?

Đoạn văn mẫu viết về con vật yêu thích bằng tiếng Anh: Con mèo

Viết về con vật yêu thích bằng tiếng tiếng Anh

 

Đoạn văn mẫu:

I’m a true cat-person. I think cats are the cutest animal in this world. My pet is a Vietnamese cat named Binko. He is an adorable black and white cat with a very adorable round face. Binko is always friendly to me, but wary of strangers. He loves many things such as lying on the carpet, lying under the sun, he also loves playing and especially eating. Whenever he is hungry, he calls me with big and glistlistening eyes. And his eyes always light up with excitement whenever he sees food. I have been keeping him for more than 10 years, so he is quite old now but still playful. He follows me everywhere in the house and waits for me to come home everyday. After all, I love Binko very much, he is an angel to me. 

Dịch nghĩa:

Tôi là một người yêu mèo thực sự. Tôi nghĩ rằng mèo là động vật dễ thương nhất trên thế giới này. Thú cưng của tôi là một chú mèo Việt Nam tên là Binko. Cậu là một chú mèo đen trắng với khuôn mặt tròn vô cùng đáng yêu. Binko luôn thân thiện với tôi, nhưng cảnh giác với người lạ. Chú ta thích nhiều thứ như nằm trên thảm, nằm dưới nắng, cậu ấy cũng thích chơi đùa và đặc biệt là thích ăn nhất. Bất cứ khi nào đói, chú mèo đều gọi tôi với đôi mắt to và long lanh. Và mắt cậu ấy luôn sáng lên vì thích thú mỗi khi nhìn thấy đồ ăn. Tôi đã nuôi cậu ấy hơn 10 năm rồi nên giờ cậu ta đã khá già nhưng vẫn nghịch ngợm. Cậu ấy đi theo tôi mọi nơi trong nhà và đợi tôi về nhà hàng ngày. Sau tất cả, tôi yêu Binko rất nhiều, chú mèo ấy là một thiên thần với tôi.

Đoạn văn mẫu viết về con vật yêu thích bằng tiếng Anh: Con chó

Viết về con vật yêu thích bằng tiếng tiếng Anh

 

Đoạn văn mẫu:

My favorite pet is a dog. I love dogs because they are cute and loyal to their owners. I have a dog at home, his name is Ki. Ki is a dog which I have been keeping for four years. It is a Poodle so it is really friendly. It has bushy and soft brown fur and glistening eyes. When I look at his big, beautiful eyes, I just melt like ice cream on a hot summer day. Ki takes pleasure in sniffing everything when he has nothing particular to do. Everyday, I give her some biscuits and milk in the morning, rice and meat in the afternoon. Whenever I go out in the evening, he always accompanies me like he wants to protect me. Ki seems to be one of my best friends, I love him very much!

 

Dịch nghĩa: 

Vật nuôi yêu thích của tôi là một con chó. Tôi yêu chó vì chúng dễ thương và trung thành với chủ. Tôi có một chú chó ở nhà, nó tên là Ki. Ki là một chú chó mà tôi đã nuôi trong bốn năm. Nó là một con Poodle nên nó thực sự rất thân thiện. Chú ta có bộ lông màu nâu rậm rạp và mềm mại cùng đôi mắt long lanh. Khi tôi nhìn vào đôi mắt to và đẹp của chú, tôi chỉ muốn tan chảy như cây kem trong một ngày hè nóng bức. Ki thích thú với việc đánh hơi, tìm hiểu về mọi thứ khi cậu ta không có việc gì đặc biệt để làm. Hàng ngày, tôi cho chú chó ăn bánh quy và sữa vào buổi sáng, cơm và thịt vào buổi chiều. Mỗi khi tôi đi chơi vào buổi tối, chú ta luôn đi cùng tôi như muốn bảo vệ tôi. Ki dường như là một trong những người bạn tốt nhất của tôi, tôi yêu cậu ấy rất nhiều!

Đoạn văn mẫu viết về con vật yêu thích bằng tiếng Anh: Con rắn

 

 

Đoạn văn mẫu:

I’m a reptile lover. Taking care of any reptile is a unique experience. With many safe breeds to choose from, snakes are a popular choice. I have a Ball Python sneak at home and her name is Selsa. Like any pet, snakes offer company and stress relief for their owners. Selsa is really a good girl, easy to handle and is not aggressive.  Its skin is smooth, often shiny, and dry to the touch, not slimy like many people think. Like all reptiles, snakes are ectotherms, so Selsa is dependent on external or environmental sources of heat to maintain her own body heat. I have to build a glass cage with a light to keep her warm. Watching and playing with Selsa gives me a sense of tranquility. In my opinion, snake is a fascinating companion pet. 

 

Dịch nghĩa:

Tôi là một người yêu bò sát. Chăm sóc bất kỳ loài bò sát nào là một trải nghiệm độc đáo. Với nhiều giống an toàn để lựa chọn, rắn là một lựa chọn phổ biến. Tôi có một chú rắn Ball Python ở nhà và tên cô ấy là Selsa. Giống như bất kỳ vật nuôi nào, rắn mang lại sự bầu bạn và giảm bớt căng thẳng cho chủ nhân của chúng. Selsa thực sự là một cô gái tốt, dễ gần và không hung dữ. Da nó mịn, thường bóng, sờ vào thấy khô chứ không nhờn dính như nhiều người vẫn nghĩ. Giống như tất cả các loài bò sát, rắn là loài máu lạnh (phụ thuộc nhiệt độ bên ngoài), vì vậy Selsa phụ thuộc vào nguồn nhiệt bên ngoài hoặc môi trường để duy trì thân nhiệt của mình. Tôi phải xây một cái lồng kính có đèn để giữ ấm cho cô ấy. Ngắm nhìn và chơi với Selsa cho tôi cảm giác yên bình. Theo tôi, rắn là một vật nuôi đồng hành hấp dẫn.

>> Có thể bạn quan tâm: Khóa học tiếng Anh online 1-1 tại Pantado

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Lộ trình tự học từ số 0 lên 6.5 IELTS trong 8 tháng hiệu quả nhất

Bài viết hôm nay mình sẽ tổng hợp những TIPS, lộ trình tự học từ số 0 lên 6.5 IELTS trong 8 tháng. Lộ trình sẽ được chia ra làm 3 giai đoạn.

 

Giai đoạn 1: 3 tháng đầu tiên

 

học IELTS 6.5

 

Ở giai đoạn này bạn chưa nên tìm hiểu quá sâu vào các kỹ năng của IELTS, hãy cố gắng trau dồi ngữ pháp thật chắc và phát âm chuẩn (theo IPA). Ngoài ra, bạn cũng cần bổ sung các vốn từ vựng về các chủ đề thường xuất hiện trong đề thi IELTS.

 

  1. Ngữ pháp căn bản cho người mới bắt đầu.

 

Giai đoạn đầu này bạn cần nắm chắc các chuyên đề ngữ pháp căn bản, bạn nên tham khảo các giáo trình ngữ pháp tiếng Anh do tác giả Việt Nam biên soạn (VD: Giải thích ngữ pháp tiếng Anh – Mai Lan Hương/English Grammar in Use (bản dịch)).

Việc học ngữ pháp bằng giáo trình Việt sẽ dễ tiếp thu hơn giáo trình Anh vì không yêu cầu quá cao về vốn từ vựng tiếng Anh, phù hợp với các bạn mới bắt đầu học IELTS.

Các chủ đề sẽ được chia thành 8 chương lớn bao gồm:

CHƯƠNG 1: TỪ LOẠI (PARTS OF SPEECH)

  • Danh từ (Nouns), các loại danh từ, chức năng của danh từ, sự tương hợp giữa chủ ngữ và động từ, sở hữu cách.
  • Đại từ (Pronouns), các loại đại từ
  • Tính từ (Adjectives), các loại tính từ, vị trí của tính từ
  • Trạng từ (Adverbs), các loại trạng từ, chức năng của trạng từ, vị trí của trạng từ
  • Động từ (Verbs), các loại động từ
  • Giới từ (Prepositions), liên từ (Conjunctions), mạo từ (articles)

CHƯƠNG 2: THÌ (TENSES)

  • Thì hiện tại đơn
  • Thì hiện tại tiếp diễn
  • Thì hiện tại hoàn thành
  • Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn
  • Thì quá khứ đơn
  • Thì quá khứ tiếp diễn
  • Thì quá khứ hoàn thành
  • Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn
  • Thì tương lai đơn
  • Thì tương lai tiếp diễn
  • Thì tương lai hoàn thành
  • Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn
  • Cách thêm đuôi -ed và -ing
  • Cách phát âm đuôi -ed và -s/es

CHƯƠNG 3: MỆNH ĐỀ VÀ CỤM TỪ (CLAUSES AND PHRASES)

  • Mệnh đề sau WISH và IF ONLY
  • Cụm từ và mệnh đề chỉ mục đích/ kết quả/ nguyên nhân
  • Mệnh đề quan hệ
  • Cấu trúc AS IF, AS THOUGH, IT’S HIGH TIME, IT’S TIME, WOULD RATHER

CHƯƠNG 4: CÂU (SENTENCES)

  • Định nghĩa
  • Phân loại câu
  • Chức năng và trật tự trong câu

CHƯƠNG 5: CÂU ĐIỀU KIỆN (CONDITIONAL SENTENCES)

  • Các loại câu điều kiện
  • Thì của động từ trong câu điều kiện
  • Những cách khác diễn tả câu điều kiện

CHƯƠNG 6: LỜI NÓI GIÁN TIẾP (INDIRECT SPEECH)

  • Lời nói trực tiếp và lời nói gián tiếp
  • Câu trần thuật trong lời nói gián tiếp
  • Câu hỏi trong lời nói gián tiếp
  • Câu mệnh lệnh, câu yêu cầu, câu đề nghị, lời khuyên

CHƯƠNG 7: CÂU BỊ ĐỘNG (PASSIVE SENTENCE)

  • Câu chủ động và câu bị động
  • Cách chuyển sang câu bị động
  • Các cấu trúc bị động đặc biệt
  • Thể sai khiến

CHƯƠNG 8: DIỄN TẢ VỀ SỐ LƯỢNG (EXPRESSION OF QUANTITY)

  • Some, any
  • Much, many, a lot of, lots of, a great deal of, a large number of
  • Few, a few, little, a little
  • All, most, some, no, all of, most of, some of, none of

 

  1. Phát âm cho người mới bắt đầu

Cách tốt nhất để học phát âm chuẩn từ đầu là học theo bảng IPA (Bảng phiên âm tiếng Anh), học cách phân biệt các nguyên âm, phụ âm, các nguyên âm đôi,… và tập khẩu hình miệng để bật âm thật chính xác. Quá trình này bạn có thể tham khảo các đầu sách dạy phát âm nổi tiếng (VD Ship or Sheep, English pronunciation in use (Elementary),…) hoặc các video dạy phát âm trên youtube của BBC English (British accent) hoặc VOA English (American accent).

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo phiên âm của 3000 từ tiếng Anh thông dụng nhất, học và ghi nhớ cách phát âm của chúng. Rất nhiều người kể cả những bạn có ngữ pháp tốt vẫn phát âm sai những từ này rất nhiều. Hãy sửa ngay vì nếu để lâu thì say này phát âm của bạn sẽ càng khó sửa

  1.  Từ vựng cho người mới bắt đầu.

Hãy bắt đầu với việc thường xuyên trau dồi thêm vốn từ vựng tiếng Anh trong đời sống hằng ngày, tuy nhiên học tiếng Anh trên trường rất nhiều nhưng có vẻ bạn cảm thấy rất khó nhớ cả từ vựng và ngữ pháp vì phần lớn các bài giảng khá lộn xộn và không theo hệ thống nhất định. Giải pháp ở đây là bạn có thể tìm những quyển giáo trình có hệ thống các bài giảng topic được sắp xếp khoa học hơn, có phần revision và index (phụ lục) cuối sách để bạn ôn lại từ vựng, phát âm của từng từ.

Đầu sách English in use của Cambridge (bao gồm English grammar/pronunciation/vocabulary/idiom/

phrasal verbs in use) đã trở nên quá nổi tiếng với cộng đồng học tiếng Anh vì tính mạch lạc trong quá trình xây dựng bài giảng trong sách, cũng như phần hỗ trợ ôn bài, audio kèm sách.

Và cũng không ngoại lệ, English vocabulary in use là cuốn sách rất tốt để bạn trau dồi từ vựng, sách được chia làm 3 cuốn phù hợp từng trình độ (Elementary, intermidiate và advanced) và với các bạn mới bắt đầu nên theo học cuốn Elementary 

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp cấp tốc trực tuyến

 

Giai đoạn thứ 2: 4 tháng tiếp theo (3.0-5.5 IELTS) 

 

học IELTS 6.5

 

Giai đoạn này bạn sẽ học cách làm quen và học các kĩ năng của IELTS, học các dạng bài và các topics thường xuất hiện trong IELTS

  1. IELTS Writing 

Ở giai đoạn này bạn nên tập trung học các dạng bài có trong Writing task 1 và 2. Qua đó rèn luyện thêm kĩ năng paraphase (viết lại câu), lên ý tưởng, các cấu trúc câu phức, các cụm từ miêu tả xu hướng, …

Sau đây là link 2 cuốn sách phù hợp cho trình độ của bạn, 1 cuốn chủ yếu về task 1, và 1 cuốn chủ yếu về task 2, cả 2 cuốn đều có những phần bài mẫu và có thang điểm theo tiêu chi chấm bài hiện nay của IELTS để bạn tự học và tham khảo

 

  1.  IELTS Listening

Ở giai đoạn này hay nghe càng nhiều càng tốt, hãy tắm mình trong tiếng Anh, đặc biệt là những lúc thời gian rảnh. Bạn có thể vừa nghe tiếng Anh vừa làm việc riêng, chăm nghe các bản tin tiếng Anh, xem phim tiếng Anh có Engsub,… Tuy nhiên, nếu mục đích bạn để thi IELTS thì hãy cố tìm những nguồn nghe có British Accent như BBC, phim Harry Potter,… Ngoài ra nghe nhiều cũng giúp bạn phát âm tốt hơn và sửa những âm mà bạn từng phát âm sai.

Bạn cũng cần làm quen với các dạng bài thi IELTS Listening thông qua các đầu sách thông dụng và thời gian này đừng quá đâm đầu làm đề Listening vì có thể bạn sẽ bị nản. Hãy bắt đầu 1 cách có bài bản và dễ dàng trước, cuốn Listening IELTS Strategy là một sự lựa chọn tốt vì nó tổng hợp đầy đủ các dạng bài Listening và cực kì chi tiết. Cuốn sách này cũng không quá khó và cũng cấp rất nhiều TIPS Listening cho người học

 

  1.  IELTS Speaking

Sau khi đã luyện chắc phần phát âm, bạn nên học cách nhấn nhá trong câu và nói có ngữ điệu. Hãy học các video về intonation hoặc accent Anh Anh hoặc Anh Mỹ có rất nhiều trên youtube. Một số kênh rất hay về phát âm như Engvid hay BBC Pronunciation.

Ngoài ra, bạn nên tìm hiểu các part trong IELTS Speaking (3 parts) và cách đối phó với từng part. Một cuốn sách dạy về Speaking rất hay của Mat Clark là IELTS Speaking – Mat Clark, cuốn sách sẽ cung cấp bạn các cách đối phó với từng part, cách trả lời, lên idea, từ vựng và kéo dài câu để ăn điểm.

 

  1. IELTS Reading

Reading có lẽ là kĩ năng có nhiều TIPS nhất, và các TIPS được cho là áp dụng mang lại hiệu quả nhất.

Bạn có thể tham khảo cuốn IELTS Practise Test của Kaplan, cuốn sách cung cấp đầy đủ các dạng bài cùng TIPS làm bài, giúp cho tốc độ làm bài của bạn tăng lên rõ rệt.

 

Giai đoạn 3: 1 tháng cuối (5.5-6.5 IELTS)

 

học IELTS 6.5

 

Đây là giai đoạn bạn sẽ tiếp xúc với các đề thi, tăng tốc độ làm bài và ứng biến.

Cuốn sách được cho là huyền thoại mà bất cứ ai tự học, ôn thi IELTS cũng biết đến là các quyển Cam, hãy bắt đầu làm từ quyển Cam 8 đến 14 bào gồm giải chi tiết. Các cuốn có giải chi tiết sẽ giúp bạn hiểu rõ mình sai ở đâu và sửa như nào. Kinh nghiệm là khi bạn làm nhiều đề, bạn sẽ biết được xu hướng ra đề của IELTS, và cả cách họ đánh lừa trong các bài Test

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dùng coming soon trong tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Cách dùng coming soon trong tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Trong tiếng Anh, chắc hẳn chúng ta đã khá là quen thuộc với cụm từ coming soon. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu kĩ hơn về nghĩa cũng như cách dùng của từ này nhé!

 

Coming soon là gì?

 

coming soon

 

Coming soon (/ˈkʌm.ɪŋ suːn/) có nghĩa là “sắp tới, sắp đến, sắp ra mắt”. 

Cụm từ Coming soon thường dùng khi muốn hé lộ điều gì đó sắp ra mắt đáng được mong chờ như bộ phim, sản phẩm âm nhạc, sự kiện,… 

Ví dụ:

  • The next Marvel movie is coming soon.
    Bộ phim Marvel tiếp theo sẽ sắp ra mắt rồi.
  • Their next single will be coming soon this November.
    Đĩa đơn tiếp theo của họ sẽ sớm ra mắt vào tháng 11 này.

>> Xem thêm: Highly recommend là gì?

 

Cách dùng coming soon trong tiếng Anh

 

Khi là trạng từ đứng đầu câu

Trường hợp đầu tiên, cụm từ này có thể là trạng từ đứng ở đầu câu. Cách sử dụng này được dùng với dấu phẩy và sau đó là một mệnh đề. Ngoài ra, cụm từ đó cũng có thể đứng trước giới từ “to” (đến, tới).

Ví dụ:

  • Coming soon to our town: the Mid Autumn Festival.
    Sắp tới thị trấn của chúng ta: Lễ hội Trung Thu.
  • Coming soon, you will be blown away by our project.
    Sắp tới, bạn sẽ phải trầm trồ bởi dự án của chúng tôi.

 

Khi là trạng từ đứng giữa câu

 

Trạng từ này cũng có thể đứng giữa câu. Đi sau cấu trúc đó thường là dấu phẩy hoặc giới từ, liên từ và một mệnh đề hoặc cụm danh từ.

Ví dụ:

  • Joe’s new album is coming soon and I am very excited.
    Album mới của Joe sắp ra mắt và tớ cực kỳ háo hức.
  • May is coming soon, which is my birth month.
    Tháng 5 sắp tới rồi, đó là tháng sinh nhật của tôi.

Khi là trạng từ đứng cuối câu

 

Cụm trạng từ trên đứng cuối câu cũng tương đồng với trường hợp thứ 2 nhưng không có vế sau.

Ví dụ:

  • Their new perfume brand is coming soon.
    Thương hiệu nước hoa mới của họ sẽ sớm ra mắt.
  • I thought she was coming soon.
    Mình tưởng bạn ấy sẽ tới sớm.

 

Một số từ ghép với coming soon

Coming soon page: Trang web đang sửa/sắp ra mắt

Coming soon poster: Áp phích cho sản phẩm, dự án sắp ra mắt

Coming soon trailer: Đoạn phim quảng cáo cho sản phẩm, dự án sắp ra mắt

Coming soon teaser: Hé lộ (ảnh, clip ngắn,…) cho sản phẩm, dự án sắp ra mắt

Các từ đồng nghĩa với coming soon

 

coming soon

 

upcoming

sắp tới, sắp ra mắt

in the near future

trong tương lai gần

in a day or two

trong 1-2 ngày tới

just around the corner

đang cận kề

in a short time

trong một thời gian ngắn

in a little time

trong một thời gian ngắn

on the way

đang trên đường

forthcoming

sắp đến, sắp tới

near at hand

gần trong tầm tay

in the pipeline

sắp tới sớm 

arrive soon

sắp tới nơi

be here any minute

(sẽ) tới đây bất cứ lúc nào

be here shortly 

(sẽ) ở đây trong thời gian ngắn

should be here soon

sẽ tới đây sớm (theo kế hoạch)

any minute

bất cứ lúc nào

appearing soon

(sẽ) xuất hiện sớm

will be there soon

sẽ tới đó sớm

within short order

trong thời gian ngắn

coming up

sắp tới

before long

không lâu sau

happening soon

sắp xảy ra

>>> Mời xem thêm: Học Tiếng Anh trực tuyến cho người mới bắt đầu

Trên đây là toàn bộ kiến thức về định nghĩa và cách dùng của cụm từ "coming soon" mà bạn cần nhớ. Hãy sử dụng cụm từ thường xuyên để ghi nhớ nhanh hơn và áp dụng linh hoạt trong học thuật và giao tiếp nhé.

 

Phân biệt Imply và Infer trong tiếng Anh dễ dàng nhất

Trong tiếng Anh, có những cụm từ dễ gây nhầm lẫn về nghĩa và cách dùng, ví dụ như Imply và Infer. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết hơn về ý nghĩa, cách dùng và cách phân biệt Imply và Infer trong tiếng Anh. 

 

Imply và ìnfer

 

1. Imply là gì?

 

Trước tiên, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu định nghĩa của “imply” trong tiếng Anh nhé.

“Imply” là động từ mang nghĩa “bao hàm, ngụ ý, ám chỉ”, tức là nói bóng nói gió chứ không nói thẳng ra ngoài.

Ví dụ:

  • What is he implying?

(Anh ta đang ám chỉ điều gì?)

  • His actions implied that he did not respect us at all.

(Hành động của anh ta ngụ ý rằng anh ta không tôn trọng chúng tôi chút nào?)


 

 

2. Infer là gì?

 

“Infer” cùng là một động từ tiếng Anh, mang nghĩa là “suy luận, luận ra” (dựa vào những cứ việc hay luận cứ).

Ví dụ:

  • From his expression, I inferred that he was quite tired. 

(Từ biểu hiện của anh ấy, tôi suy ra được rằng anh ấy khá mệt mỏi.)

  • We can infer how to solve the problem based on the teacher’s suggestions.

(Chúng ta có thể suy ra cách giải quyết vấn đề dựa trên gợi ý của giáo viên.)

 

Cách sử dụng imply và infer trong tiếng Anh

 

Cách dùng Imply

 

Imply có 3 cách dùng trong tiếng Anh.

 

Dùng để truyền đạt một ý tưởng hoặc cảm xúc mà không cần nói trực tiếp.

Ví dụ:

  • I’m not implying anything about your taste in music, but can we move on to another song?

(Tôi không ám chỉ bất cứ điều gì về sở thích âm nhạc của bạn, nhưng chúng ta có thể chuyển sang một bài hát khác không?)

  • His words imply that he is unhappy.

(Lời nói của anh ấy ngụ ý rằng anh ấy không hạnh phúc.)

 

Imply được được sử dụng để cho thấy rằng tên của một thứ gì đó cho bạn biết điều gì đó về nó.

Ví dụ:

  • The electricity bill, as the name implies, contains information about how much you are charged for your electricity use.

(Hóa đơn tiền điện, như tên của nó, chứa thông tin về số tiền bạn phải trả cho việc sử dụng điện của mình.)

  • A passbook, as the name implies, contains information about your savings.

(Sổ tiết kiệm, như tên của nó, chứa thông tin về khoản tiết kiệm của bạn.)

 

Dùng để diễn tả sự liên quan đến điều gì đó hoặc làm cho nó cần thiết.

Ví dụ:

  • The Socialist State implies equality.

(Nhà nước xã hội chủ nghĩa bao hàm sự bình đẳng.)

  • The profession of a teacher implies those who are knowledgeable.

(Nghề giáo bao hàm những người tri thức.)

 

Cách dùng Infer

 

Infer sử dụng để đưa ra một ý kiến hoặc suy luận rằng điều gì đó là đúng dựa vào những thông tin, luận cứ đã có.

 

Ví dụ:

  • What have you inferred from today’s lesson?

(Bạn đã suy ra điều gì từ bài học hôm nay?)

  • From the testimony of the witness and the evidence at the scene, I can infer that he was the killer.

(Từ lời khai của nhân chứng và bằng chứng tại hiện trường, tôi có thể suy ra rằng anh ta là kẻ giết người.)

 

Phân Biệt Cách Dùng "ADOPT" Và "ADAPT" Chi Tiết, Dễ Hiểu

"Adopt" và "Adapt" là hai từ chỉ khác nhau một chữ cái nhưng có thể khiến bạn bối rối khi sử dụng trong tiếng Anh vì chúng có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau. Nếu bạn đang mắc phải vấn đề đó thì bài viết dưới đây chính là chìa khóa giúp bạn gỡ rối. Hãy cùng Pantado khám phá sự khác biệt giữa "adopt" và "adapt" qua định nghĩa, cách dùng thực tế, và những ví dụ thực tế nhé!

Adopt và Adapt

1. Adopt – Chấp nhận, nhận nuôi, áp dụng

1.1 Định nghĩa

“Adopt” có nghĩa là nhận nuôi hoặc áp dụng một điều gì đó mới. Động từ "adopt" thường không đi với giới từ mà thường đi trực tiếp với tân ngữ.

“Adopt” nghĩa là gì?

“Adopt” nghĩa là gì?

1.2 Cách dùng của "Adopt"

- Cấu trúc 1: 

Adopt + someone: Nhận con nuôi

Ví dụ: They decided to adopt a child from an orphanage. (Họ quyết định nhận nuôi một đứa trẻ từ trại trẻ mồ côi.)

- Cấu trúc 2:

Adopt + an animal: Nhận nuôi một con vật

Ví dụ: We adopted a stray dog from the shelter. (Chúng tôi đã nhận nuôi một chú chó hoang từ trại cứu hộ.)

Adopt và Adapt

- Cấu trúc 3:

Adopt + a method/idea/plan/style: Chấp nhận hoặc áp dụng điều gì đó mới

Ví dụ: The company has adopted a new marketing strategy. (Công ty đã áp dụng một chiến lược tiếp thị mới.)

1.3 Cụm từ đi với "Adopt"

  • Adopt a child: Nhận con nuôi
  • Adopt an idea: Chấp nhận một ý tưởng
  • Adopt a policy: Áp dụng một chính sách
  • Adopt a pet: Nhận nuôi một con vật

>> Tham khảo: Tiếng Anh giao tiếp online 1-1 với người nước ngoài

2. Adapt – Thích nghi, điều chỉnh

2.1 Định nghĩa

“Adapt” có nghĩa là thích nghi, điều chỉnh hoặc biến đổi để phù hợp với một hoàn cảnh hoặc điều kiện mới.


“Adapt” nghĩa là gì?

“Adapt” nghĩa là gì?

2.2 Cách dùng của "Adapt"

- Cấu trúc 1: 

Adapt + to + something: Thích nghi với điều kiện mới

Ví dụ: He quickly adapted to the new environment. (Anh ấy nhanh chóng thích nghi với môi trường mới.)

- Cấu trúc 2:

Adapt + something + for something: Điều chỉnh để phù hợp với mục đích mới

Ví dụ: This book was adapted for children. (Cuốn sách này đã được điều chỉnh để phù hợp với trẻ em.)

- Cấu trúc 3:

Adapt + a novel/story/play: Chuyển thể một tác phẩm

Ví dụ: The novel was adapted into a movie. (Cuốn tiểu thuyết đã được chuyển thể thành phim.)

2.3 Cụm từ đi với "Adapt"

  • Adapt to changes: Thích nghi với sự thay đổi
  • Adapt to a new environment: Thích nghi với môi trường mới
  • Adapt a book into a movie: Chuyển thể một cuốn sách thành phim
  • Adapt oneself to something: Thích nghi với điều gì đó

3. Phân biệt Adopt và Adapt

Tiêu chí

Adopt - /əˈdɒpt/

Adapt - /əˈdæpt/

Ý nghĩa

Tiếp nhận, chấp nhận, nhận nuôi, áp dụng cái gì đó mới

Điều chỉnh, thích nghi với điều kiện mới

Thường đi với

Con nuôi, động vật, ý tưởng, phương pháp, phong cách sống

Môi trường, điều kiện sống, tác phẩm văn học, công nghệ

Ví dụ

The school adopted a new teaching method. (Trường học đã áp dụng phương pháp giảng dạy mới.)

You must adapt to the new job quickly. (Bạn phải thích nghi với công việc mới nhanh chóng.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt Terrified và Terrific trong tiếng Anh

4. Bài tập vận dụng

Bài tập 1: Điền từ "Adopt" hoặc "Adapt" vào chỗ trống

1. He decided to ____ a healthier lifestyle by exercising regularly.

2. The teacher had to ____ her teaching methods to suit different students.

3. They ____ a baby girl from a foster home last year.

4. The government has ____ new measures to improve air quality.

5. She found it difficult to ____ to the cold weather after moving to Canada.

Đáp án:

1. adopt

2. adapt

3. adopted

4. adopted

5. adapt

Bài tập 2: Chọn đáp án đúng

1. The company has decided to (adopt/adapt) a new working schedule to increase productivity.

2. Some animals can (adopt/adapt) quickly to climate changes.

3. The movie was (adopted/adapted) from a popular novel.

4. They (adopted/adapted) a dog from the animal shelter.

5. The refugees had to (adopt/adapt) to a completely different culture.

Đáp án:

1. adopt

2. adapt

3. adapted

4. adopted

5. adapt

5. Kết luận

Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm rõ cách phân biệt "adopt""adapt", từ ý nghĩa, cách sử dụng đến những cụm từ thường đi kèm. Hãy thực hành thường xuyên để ghi nhớ lâu hơn! Tiếp tục theo dõi website pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều kiến thức tiếng Anh bổ ích nhé!

>> Xem thêm: Phân biệt "Trust" và "Believe" đơn giản, dễ hiểu

Cách phân biệt Terrified và Terrific trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh cặp từ Terrified và Terrific là cặp từ có cách viết gần giống nhau dễ gây nhầm lẫn cho người học. Vậy Terrified và Terrific là gì? phân biệt Terrified và Terrific như nào? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên nhé.. 

 

Định nghĩa Terrified

 

phân biệt Terrified và Terrific

 

“Terrified” là một tính từ trong tiếng Anh, mang nghĩa là “sợ hãi, khiếp sợ”.

Ví dụ:

  • The accident made me feel extremely terrified.

(Vụ tai nạn khiến tôi cảm thấy vô cùng kinh hãi.)

  • Lisa is terrified of the dark.

(Lisa sợ bóng tối.)

 

Cách dùng Terrified trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, Terrified được sử dụng để diễn sự sợ hãi, rất sợ hãi của một ai đó. 

Ví dụ:

  • Mike is terrified that his mother might find out his secret.

(Mike sợ hãi rằng mẹ anh có thể tìm ra bí mật của anh.)

  • Susan just had an accident. She is terrified and huddles in the corner.

(Susan vừa gặp tai nạn. Cô ấy sợ hãi và thu mình trong góc.)

>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu cách dùng convenient trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

Định nghĩa Terrific

 

phân biệt Terrified và Terrific

 

“Terrific” là tính từ trong tiếng tiếng Anh, mang nghĩa là “cực kỳ, xuất sắc, tuyệt vời…”.

Ví dụ:

  • This is a terrific view.

(Đây là một khung cảnh tuyệt vời.)

  • Mike drove at a terrific speed.

(Mike đã lái xe với một tốc độ kinh hoàng.)

 

Cách dùng Terrific trong tiếng Anh

Có 2 cách dùng Terrific trong tiếng Anh.

Cách 1: Terrific được dùng để diễn tả  một điều gì đó hoặc một người nào đó là tuyệt vời , bạn rất hài lòng về họ hoặc rất ấn tượng về họ.

Ví dụ:

  • I was having a terrific time with my family on the last vacation. 

(Tôi đã có một khoảng thời gian tuyệt vời với gia đình trong kỳ nghỉ vừa qua.)

  • You look terrific, Lisa. The dress is very suitable for you.

(You look terrific, Lisa. The dress is very suitable for you.)

 

Cách 2: Terrific còn được dùng để nói về sự “rất lớn” về số lượng, mức độ hoặc cường độ

Ví dụ:

  • Mrs. Maria did a terrific amount of fundraising. 

(Bà Maria đã gây quỹ rất nhiều.)

  • Suddenly, there was a terrific bang. It makes everyone terrified.

(Đột nhiên, có một tiếng nổ kinh hoàng. Thật khiến mọi người khiếp sợ.)

 

 

>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 26 caption sống ảo bằng tiếng Anh cho các bạn nam và nữ      

Phân biệt Terrified và Terrific trong tiếng Anh

 

phân biệt Terrified và Terrific

 

Đến đây, chắc bạn đã nắm được kiến thức về Terrified và Terrific rồi phải không? Mặc dù khá giống nhau nhưng chúng không hề giống nhau về ý nghĩa. Vì vậy, chúng ta có thể dùng ý nghĩa để phân biệt Terrified và Terrific:

  • Terrified: Khiếp sợ, sợ hãi;
  • Terrific: Cực kỳ, xuất sắc, tuyệt vời

Ví dụ:

  • I was terrified beyond due to the action of this man.

(Tôi vô cùng kinh hãi trước hành động của người đàn ông này.)

  • I have a terrific friendship wwiưth Jack.

(Tôi có một tình bạn tuyệt vời với Jack.)

>>> Có thể bạn quan tâm: ứng dụng học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

Tổng hợp 26 caption sống ảo bằng tiếng Anh cho các bạn nam và nữ      

Cùng tìm hiểu một số caption sống ảo bằng tiếng Anh cho các bạn nam và nữ dưới đây nhé!

1. You look at a star for two reasons, because it is luminous, and because it is impenetrable.

( Người ngắm vì sao là bởi hai lý do, bởi vì nó lấp lánh, cũng bởi vì nó không thể chạm tới)

2. You are the last rose in my barren land.

(Người là đóa hoa cuối cùng trên mảnh đất cằn cỗi của tôi)

3. I tried to disappear and no one asked.

(Tôi từng thử biến mất, nhưng lại không một ai quan tâm)

 

caption sống ảo bằng tiếng Anh

 

4. The world is dull,but it has you.

(Thế gian vô vị, nhưng nó lại có em.)

5. I’ve been looking for the spring of my life, you just smile.

(Tôi vốn tìm kiếm mùa xuân của đời mình, cho đến khi em tình cờ cười lên.)

6. The world is dark,and then you come,with the stars and the moon.

(Thế giới này vốn tăm tối, cho đến khi người xuất hiện, mang đến cùng trăng sao.)

7. One day, I'll find her. And when they ask me how I knew she was the one, I'll tell them, “Because she loved me in spite of all the unlovable pieces she had to pick up.”

(Rồi sẽ có ngày tôi tìm thấy cô ấy. Mọi người sẽ tò mò sao lại chắc chắn là người đó, tôi sẽ nói rằng "Bởi vì cô ấy yêu tôi, yêu trọn vẹn cả những điều không hoàn hảo của tôi.")

8. How to solve the worry , only rich.

(Làm sao để xóa sạch mọi ưu phiền, đó là trở nên giàu có.)

9. Better to light one candle than to curse the darkness.

(Nguyền rủa bóng đêm chi bằng tự mình thắp lên ngọn nến.)

10. I can bear any pain as long as it has meaning.

(Tôi có thể chịu đựng bất kỳ sự khổ sở nào, chỉ cần chúng có ý nghĩa.)

11. Be a pineapple. Stand tall,wear a crown,be sweet on the inside.

(Hãy sống như một trái dứa: dáng đứng hiên ngang, đầu đội vương miện, nhưng bên trong lại ngọt ngào.)

12. Nobody is stupid. It's just that sometimes, we choose to be stupid for us to feel a little bit of what they call happiness.

(Không ai là ngốc nghếch hoàn toàn. Có chăng là giả vờ khờ khạo, để cảm nhận một chút tư vị của hạnh phúc.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Tại sao bạn biết nhiều từ vựng nhưng vẫn không nói được tiếng Anh?

 

13. You left in peace , and left me in pieces.

(Người nhẹ nhàng rời đi, bỏ mặc ta tan nát nơi này.)

14. Life is short. Smile while you still have teeth

(Cuộc đời này ngắn lắm. Hãy cười khi mà bạn vẫn còn răng)

15. The sun won't run to you, the moon won't, the stars won't, but I shall.

(Mặt trời sẽ không đến vì em, mặt trăng không, các ngôi sao kia cũng sẽ không, nhưng anh sẽ.)

16. In the story of your life, don’t let anybody else hold the pen.

(Câu chuyện cuộc đời của riêng bạn, đừng để ai nắm được chiếc bút.)

17. “If I walk would you run?

If I stop would you come?

If I say you are the one,

Will you believe"

(Nếu như anh cất bước, em có đi cùng không?

Nếu như anh dừng lại, liệu em có đến?

Nếu như anh nói em chính là duy nhất, em sẽ tin chứ?)

18. No matter where you are, or what you are doing, or who you with, I will honestly, truly, completely love you.

(Cho dù em đang ở đâu, đang làm gì, hay đi cùng ai, anh cũng sẽ thật lòng, thật lòng, hoàn toàn yêu em)

19. If you shed for stears when you miss the sun, you also miss the stars.

(Đừng khóc vì hoàng hôn, nếu không em sẽ bỏ lỡ cả những vì sao.)

 

 

20. There is a crack in everything,that's how the light gets in.

(Vạn vật đều có vết nứt, đó là nơi ánh sáng chiếu vào.)

21. Time would heal almost all wounds. If your wounds have not been healed up, please wait for a short while.

(Thời gian luôn chữa lành mọi vết thương. Nếu nó vẫn còn đau âm ỉ, thì hãy đợi thêm một lát nữa)

22. There's a difference between "love" and "like". If you like a flower you will pick it, but if you love a flower, you will water it every day.

(Luôn có sự khác biệt giữa "yêu" và "thích". Nếu thích một đóa hồng, bạn sẽ thẳng tay hái nó, nhưng nếu yêu, bạn sẽ tưới nước hằng ngày.)

23. Women's tears are useless, but you make a woman cry, it is useless!

(Nước mắt phụ nữ vốn vô dụng, nhưng làm họ khóc, thì bạn chính là đồ vô dụng!)

24. The secret of a good relationship is that you don't have to be serious, but you have to be serious!

(Bí mật để giữ gìn tốt một mối quan hệ chính là trong mối quan hệ đó bạn không cần thiết phải nghiêm túc, nhưng bạn nhất định phải nghiêm túc!)

25. I wish I were what I was when I wished I were what I am.

(Tôi ước gì có thể trở lại như ban đầu, mà ở thời điểm đó tôi đã ước được trở thành tôi của hiện tại.)

26. I am a Rich kid 

>>> Mời xem thêm: học phí học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Tại sao bạn biết nhiều từ vựng nhưng vẫn không nói được tiếng Anh?

Khi học tiếng Anh, chúng ta đều phải tập trung học khá nhiều từ vựng tiếng Anh. Bởi không có vốn từ vựng chắc chắn chúng ta sẽ không nói, không hiểu được tiếng Anh. Tuy nhiên dù nhiều bạn biết nhiều từ vựng nhưng vẫn không nói được tiếng Anh. Vậy nguyên nhân là gì? Cùng tìm hiểu lí do qua bài viết dưới đây nhé!

 

Chỉ học cách viết và nghĩa của từ mà không học cách phát âm

 

Tại sao bạn biết nhiều từ vựng nhưng vẫn không nói được tiếng Anh?

 

Với cách học này bạn sẽ  không nắm được cách phát âm của từ, nên khi nghe ai đó nói, bạn không hiểu được và không nói lại được. Chỉ khi họ viết ra, bạn mới: “À, từ này tôi biết mà” 

 

Học quá nhiều từ nhưng chỉ học nhẩm

 

Nhiều bạn có thói quen học nhẩm từ vựng. Học rất nhiều từ nhưng chỉ học nhẩm và ghi nhớ một cách nhanh chóng. Điều này chỉ giúp bạn có cảm giác an tâm là đã nhớ được từ rồi, và có thể dùng được trong Reading.

Nhưng thật ra khi Speaking, bạn chỉ nhớ “sơ sơ”, và hậu quả là khi cần nói bạn sẽ bắt đầu “à ừm……” để tìm từ.

>>> Mời xem thêm: Collocation là gì? Tìm hiểu các dạng collocation thông dụng

 

Học lan man cả những từ bản thân không bao giờ dùng

 

Từ vựng đơn giản dùng cần để nói hàng ngày bạn học chưa xong, nói chưa được, nhưng lại muốn học các từ vựng cao siêu về khảo cổ học, thiên văn học, chính trị, ….

Cứ bắt đầu bằng những từ đơn giản hàng ngày, NÓI được đã, rồi hay học cao hơn.

 

Không chịu luyện nói

Lý do cuối cùng chính là “biết mà im”, biết từ nhưng không chịu nói, không chịu thực hành, nên thành ra phản xạ không có, nghe thì chậm, và nói thì không được.

Bạn nhớ nè: “ TỪ VỰNG HỌC MÀ KHÔNG LẤY RA DÙNG LÀ TỪ VỰNG CHẾT”.

______

Cách khắc phục

 

Tại sao bạn biết nhiều từ vựng nhưng vẫn không nói được tiếng Anh?

 

B1. Học từ vựng bạn cần trước và nói thành câu.

Cứ theo các chủ đề: ăn, mặc, ở, công việc, giải trí, các mối quan hệ…..,,,mà học trước bạn hen

Mỗi ngày một chủ đề (10-15 từ).

Rồi nói thành câu với từ để nhớ. Hạn chế học từ đơn lẻ.

Vd: sweet soup= chè (đừng chỉ học mỗi một từ sweet soup)

Tập hình dung, bỏ từ vào câu:

I want to eat sweet soup right now

(Mình muốn ăn chè ngay bây giờ)

Bước 2. Tra phát âm của từng từ vựng và đọc theo

Vừa tra từ điển, vừa bấm loa nghe, cứ nhìn mặt chữ - nghe đi- nghe lại- nói theo – lặp lại – cho đến khi biết cách phát âm của từ.

Cố gắng nghe- nói cho bằng được, nếu không, bạn sẽ không hiểu được từ đó người khác nói thế nào và dĩ nhiên bạn cũng không nói lại được.

Kèm thêm đó, hãy lên youtube mở các video chỉ phát âm và VOA để học theo.

Bước 3. Phải tự nói thành tiếng. Không nên học nhẩm rồi để đó. Tập thói quen mỗi ngày tự nói 30-45’.

Hãy tự đặt câu hỏi- câu trả lời, viết đoạn văn ngắn liên quan đến các từ vựng bạn học, để có CƠ HỘI ĐƯỢC NÓI. Vì khi luyện tập thế này, bạn sẽ thấy khả năng phản xạ Nghe- Nói tăng rất nhanh.