Tin tức & Sự kiện

DO ĐÂU MÀ CON HỌC MÃI KHÔNG TIẾN BỘ?

Trong quá trình đồng hành cùng con học tập, đã bao giờ ba mẹ nhận thấy con học mãi mà chẳng thấy tiến bộ nên chút nào không? Đây cũng là một những khúc mắc ở hầu hết các bậc phụ huynh cần được giải đáp. Vậy con học mãi không tiến bộ, nguyên nhân là do đâu. Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu những nguyên nhân khiến con học tập không tiến bộ và đưa ra những phương pháp giúp con học tập tốt hơn ba mẹ nhé!

Nguyên nhân khiến con học mãi không tiến bộ

Phương pháp học là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học của con.  Một trong những nguyên nhân khiến con học mãi không tiến bộ có thể kể đến như:

Con chỉ học lý thuyết trong quá trình học

Để con học tập tốt thì việc áp dụng và kết hợp giữa lý thuyết và thực hành đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Trong trường hợp nếu trẻ chỉ tập trung học lý thuyết mà không áp dụng để làm bài tập thì tất cả những gì học được chỉ là lý thuyết trên giấy. Thành ngữ có câu rất hay về chủ đề này “Học đi đôi với hành”. Việc chỉ học lý thuyết suông thì khi bắt gặp những dạng bài tập trẻ sẽ gặp khó khăn và không thể làm nổi bài tập dù rất đơn giản.

>> Tham khảo: Tiếng Anh giao tiếp online cho trẻ

Con học vẹt và học nhồi nhét

Học vẹt và học nhồi nhét kiến thức cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến con không thể nào mà học tốt, học tiến bộ lên được. Chỉ học thuộc những gì trên lớp thầy cô cho viết mà không hiểu bản chất của kiến thức là gì. Với phương pháp học tập này cũng khiến trẻ chỉ nhớ kiến thức trong một thời gian ngắn và sau này nếu hỏi lại thì trẻ cũng không thể nhớ là đã học.
Hơn nữa, việc học nhồi nhét quá nhiều kiến thức một lần cũng chỉ tốn thời gian mà kết quả mang lại không cao. Người xưa thường nói“Cần cù bù thông minh”. Tuy nhiên với trẻ nhỏ mới bắt đầu học thì câu này chỉ đúng khi con biết cân đối khối lượng kiến thức cần tiếp thu. Dù có chăm chỉ học đến đâu thì cũng nên xác định được các kiến thức trọng tâm để tập trung vào nó nhiều hơn chứ không học lan man quá nhiều một lúc. Trẻ sẽ không thể nào gồng mình học tất cả các môn học mà không có một môn nào nổi trội, là thế mạnh của bản thân. Chính vì vậy, ba mẹ nên giúp con tìm ra môn học thuộc thế mạnh của con để phát triển hơn và các môn học con yếu để củng cố kiến thức thêm.

Thời gian học tập không hợp lý

Đa phần các bậc phụ huynh luôn đặt nặng vấn đề điểm số và được học tại các trường hàng đầu trong khu vực hay toàn quốc đối với trẻ. Chính vì thế, ba mẹ thường đăng ký cho con học thêm nhiều nơi nhằm đạt được kết quả học tập cao. Phương pháp này khiến trẻ học mãi vẫn không thấy  cải thiện. Việc học chiếm quá nhiều thời gian của trẻ và không có thời gian để giải trí, mà trẻ đang ở độ tuổi vui chơi. Sau khi kết thúc thời gian học trên lớp trẻ tiếp tục đi học thêm, học gia sư, học từ sáng đến tối không có thời gian nghỉ, cũng không có nhiều thời gian để ôn lại những kiến thức đã học và luôn trong tình trạng quá tải. Vậy nên dù học rất nhiều nhưng kết quả học tập vẫn không cao.

Không có sự định hướng trong quá trình học

Không có sự định hướng trong quá trình học cũng là một nguyên nhân khiến con học tập không hiệu quả, khiến trẻ học mà không đạt được kết quả cao. Việc học tràn lan, ôm đồm quá nhiều kiến thức khiến trẻ không xác định được mục tiêu chính cần đạt. Học lan man, không có trọng tâm vừa tốn nhiều thời gian, tiền bạc mà kết quả thu được không như mong muốn. Vì thế, bố mẹ, giáo viên nên nhận biết khả năng, thế mạnh của trẻ để phát huy từ thế mạnh đó thì dần dần kết quả đạt được sẽ ngoài sức tưởng tượng.

Trẻ giấu dốt, không dám đối mặt với những lỗi sai

Một sai lầm không hề nhỏ của trẻ mà học mãi không hiệu quả chính là giấu dốt. Tình trạng trẻ không biết hoặc không hiểu nhưng không dám hỏi mà biết cũng không nói, nếu kéo dài sẽ khiến trẻ không biết mình sai hay đúng ở đâu. Kiến thức bài học trước có liên quan mật thiết với bài học sau nên khi không hiểu bài trước thì bài học hôm sau cũng sẽ rất khó để hiểu sâu được. Điều này sẽ dẫn đến kết quả học tập kém và ngày càng sa sút.

Pantado - Cùng con giỏi tiếng Anh mỗi ngày

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu Âu, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp.
Đến với Pantado các con sẽ được trải nghiệm hình thức học trực tuyến 1 kèm 1 tại nhà mà không phải đi đâu xa, thời gian học tập linh hoạt, mỗi bài học được thiết kế sinh động kèm theo những trò chơi thú vị giúp con “vừa được học lại vừa được chơi”. Hơn nữa các thầy cô giáo luôn là người đồng hành cùng con, con sẽ không còn cảm thấy chán nản sợ sệt trong suốt quá trình học.

Không chỉ vậy, trong quá trình học tập tại Pantado, con được hưởng đầy đủ các quyền lợi:

  • Mô hình học tập 5-1: 1 học sinh, 1 giáo viên và 4 giáo vụ
  • Cam kết đầu ra bằng văn bản, đảm bảo quá trình học tập hiệu quả, chất lượng
  • Đổi lịch học, bảo lưu khóa học linh hoạt khi có lý do 
  • Chuyển nhượng khóa học cho người thân

Ba mẹ có thể tham khảo và đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, đặc biệt Pantado còn có lớp học thử miễn phí để các bé được làm quen với môi trường học tập trực tuyến, cũng như để các bậc phụ huynh đánh giá về phương pháp giảng dạy tại Pantado.

 
GIẢI ĐÁP NHỮNG CÂU HỎI VỀ DẠY TIẾNG ANH CHO TRẺ 6 TUỔI

Tầm quan trọng của tiếng Anh vẫn khẳng định một vị thế lớn, bởi vậy mà việc dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi như là kim chỉ nam giúp các bậc phụ huynh chuẩn bị một nền tảng tiếng Anh vững chắc dành cho con. Trên hành trình dạy tiếng Anh anh cho con, đặc biệt đối với trẻ 6 tuổi đó là điều không hề dễ dàng một chút nào cả. Đồng nghĩa với điều đó, việc ba mẹ băn khoăn, có những câu hỏi cần giải đáp về dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi. Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ giúp ba mẹ giải đáp những câu hỏi thường gặp về dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi.

 

Tạo sao cần dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi?

Ở trẻ nhỏ, chúng thường có tính tò mò, bởi vậy nên việc tiếp xúc với các ngôn ngữ mới cũng có thể khiến trẻ có cảm giác hào hứng trải nghiệm những điều mới này. Chưa kể các trò chơi được lồng ghép vào các bài học nữa. Cùng Pantado trả lời câu hỏi rằng: “Tại sao cần dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi?” nhé!

Tiếng Anh là ngôn ngữ toàn cầu

Chẳng cần phải bàn quá nhiều về tầm quan trọng của tiếng Anh trong thời đại toàn cầu hóa, tiếng Anh cũng là phương tiện hữu hiệu nhất để bé khám phá thế giới với các nền văn hóa đa quốc gia. Sở thích cũng có thể tác động trực tiếp đến sự phát triển các kỹ năng của trẻ vì thế mà nhiều bé đam mê tiếng Anh thì sẽ học giỏi tiếng Anh từ nhỏ.

Tiếng Anh là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông

Ở Việt Nam, tiếng Anh trở thành một môn học vô cùng quan trọng và là một môn chính trong chương trình Giáo dục phổ thông mới hiện hành. Tuy nhiên, một số trường vẫn xếp đây là môn tự chọn nhưng hầu hết phụ huynh đều đăng ký cho con học bởi cũng có khá nhiều các bạn nhỏ thích môn tiếng Anh. Việc ba mẹ trang bị kiến thức ngay từ những năm đầu khi mới tiếp xúc tiếng Anh giúp cho con có một nền tảng vững chắc và sẽ tự tin hơn.

Tiếng Anh giỏi giúp con tự tin hơn

Tiếng Anh trong các chương trình truyền hình, phim, âm nhạc dành cho trẻ 6 tuổi có ngôn từ, giai điệu tươi vui giúp bé có thêm năng lượng. Chính vì điều này nên trẻ học giỏi tiếng Anh thường tự tin, hoạt bát hơn các bé còn lại.
Từ đó, các bậc phụ huynh cần xác định được việc dạy tiếng Anh cho bé 5 tuổi hiệu quả là việc rất quan trọng. Hãy tìm hiểu các phương pháp phù hợp với sở thích, điều kiện để cho con học tiếng Anh càng sớm càng tốt, ba mẹ nhé!

Nên dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi về những gì?

Trong những năm đầu khi cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh ba mẹ nên dạy cho bé về những chủ đề như: Dạy trẻ các từ vựng tiếng Anh bằng nhiều cách từ đồ vật, con vật, con người, màu sắc hình khối…để môi trường con sống nhiều từ vựng, ngữ âm nhất có thể. Dạy trẻ học tiếng Anh không đơn giản là dạy chữ cái, cách ghép âm, phát âm chuẩn, cách nhận biết từ, ý nghĩa từng từ và cách dùng mà nên dạy con cách phản xạ khi sử dụng từ đó. Tiếp theo đó, ba mẹ có thể cho con nghe nhạc tiếng Anh, những câu hội thoại đơn giản hằng ngày. Phát triển kỹ năng đọc hiểu bằng cách cho con nghe truyện nói, sách nói bằng tiếng Anh với chủ đề phù hợp. Trao đổi thư tay bằng tiếng Anh hằng ngày, ba mẹ hãy dạy con cách viết tiếng Anh đúng cách.

Dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi về các chủ đề gì?

Với trẻ 6 tuổi, ba mẹ có thể dạy con về những chủ đề quen thuộc gần gũi hàng ngày, ngay sau đây, Pantado sẽ gợi ý cho ba mẹ về các chủ đề quen thuộc như: 

Chủ đề bản thân và gia đình: Về chủ đề gia đình, ba mẹ có thể dạy bé cách gọi các danh từ nhân xưng của ông bà, bố mẹ, anh chị trong nhà, mối quan hệ cơ bản trong gia đình. Những từ giới thiệu bản thân cơ bản như tên, địa chỉ, số điện thoại, bộ phận trên cơ thể cũng nên được dạy. Ba mẹ dạy bé gọi tên bộ phận sau đó đố bé từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Cứ như vậy, bé sẽ ghi nhớ từ vựng rất nhanh và lâu.

Chủ đề đồ vật xung quanh: Bé 5 tuổi muốn tìm tòi khám phá mọi thứ xung quanh nên dạy từ vựng bằng các đồ vật xung quanh là điều cần thiết. Ba mẹ nên in tiếng Anh dán lên các đồ vật và dạy con phát âm.

Chủ đề màu sắc: Màu sắc giúp con có cảm giác hứng thú hơn khi học vì thế, khi dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi, ba mẹ nên chọn chủ đề màu sắc dạy con. Hãy dùng câu hỏi cơ bản để hỏi con. Gợi ý và để con suy nghĩ trả lời. Ví dụ: What color is it? Hãy nhớ phát âm thật chuẩn trước khi dạy bé. Ba mẹ cũng có thể tham khảo cách phát âm phonics của Monkey giúp bé nhìn từ vựng tự biết cách phát âm mà không cần dịch nghĩa tạo ra phản xạ tự nhiên cho bé.

Chủ đề hình khối: Hình vuông, hình tam giác, hình tròn, hình đa giác, hình ngôi sao…đều được dịch ra tiếng Anh. Sau đó ba mẹ chơi trò đố với bé. Bé vừa chơi vừa học vừa biết thêm từ mới.
Chủ đề số đếm: Ba mẹ cũng có thể lựa chọn chủ đề số đếm dạy tiếng Anh cho con. Cùng con đếm mọi thứ trong nhà, đếm ngón tay trên bàn tay, đếm kẹo trong túi. Đó sẽ mang lại cảm giác hứng thú trong quá trình học của các con.

Chủ đề cảm xúc: Những từ vựng tiếng Anh dùng để diễn đạt cảm xúc như vui, buồn, giận, đói…là chủ đề được các con yêu thích. Dạy tiếng Anh với chủ đề này, cha mẹ nên thể hiện cảm xúc trên gương mặt trực tiếp với con để bé hứng thú hơn nhé!
Chủ đề quần áo: Quần áo trong tiếng Anh cũng là nhóm từ vựng quen thuộc được dùng để dạy con. Bé mặc trang phục nào thì ba mẹ có thể dạy bé dần dần.

Dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi cần lưu ý những gì?

Tuy nhiên, ba mẹ hãy lưu ý những điều sau trong quá trình dạy tiếng Anh cho trẻ 6 tuổi như:

Không đặt nặng thành tích: Hãy tạo môi trường giúp con hào hứng mỗi khi học tiếng Anh. Điều này giúp con có tâm lý thoải mái khi học. Hãy hạn chế tối đa việc tạo áp lực cho con, khiến con mệt mỏi khi học tiếng Anh ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.

Sử dụng phương pháp phù hợp với trẻ: Dạy tiếng Anh cho bé 5 tuổi khác hẳn với việc dạy ngoại ngữ cho người lớn. Bởi vì trẻ không thích thì sẽ không học. Bởi vậy nên áp dụng phương pháp phù hợp với tâm lý trẻ. Bé có thể thích xem ti vi, xem phim, thích đọc truyện, thích nghe hát, thích chơi trò chơi, thích tráo thẻ, thích hình khối

Không ép buộc bé học tiếng Anh: Ép buộc là điều không nên khi dạy trẻ bất cứ điều gì, nhất là với một ngôn ngữ mới…Vì thế, cách tốt nhất để dạy tiếng Anh cho bé 5 tuổi chính là kết hợp vừa chơi vừa học.
Bên cạnh đó, ba mẹ cũng có thể đăng ký trải nghiệm học tiếng Anh trực tuyến, miễn phí để con có cơ hội được phát triển thêm trình độ tiếng Anh của mình ba mẹ nhé!

 

Con Cần Chuẩn Bị Những Gì Cho Kỳ Thi Chứng Chỉ Yle?

Thế nhưng việc con cần chuẩn bị những gì cho kỳ thi chứng chỉ YLE thì không phải ba mẹ nào cũng làm được. Vậy ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây mà Pantado sẽ chia sẻ bằng những kinh nghiệm đã được đúc kết, hy vọng mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho ba mẹ và giúp con chuẩn bị kỳ thi lấy chứng chỉ một cách hoàn hảo nhất!

Vì sao cần luyện thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Cambridge cho con?

Hầu hết các chứng chỉ tiếng Anh Cambridge thông qua bài thi đánh giá kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống thực tế. Tất cả các thí sinh khi tham gia Kỳ thi tiếng Anh dành cho trẻ em của Cambridge đều được nhận chứng chỉ. Thành tích của các em được thể hiện qua các ô hình khiên đạt được trên chứng chỉ, với số lượng tối đa là 5 hình khiên cho mỗi kỹ năng Nghe, Đọc & Viết, Nói.
Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge là chứng chỉ được cấp cho mọi lứa tuổi. Các kỳ thi Cambridge English được công nhận bởi hơn 25.000 trường đại học trên toàn thế giới và có giá trị vĩnh viễn. Hầu hết mục đích chứng chỉ tiếng Anh dành cho người học và thi là phục vụ cho mục đích nhập học ở các trường chuyên, các lớp song ngữ, du học, xin việc làm. 
Chứng chỉ tiếng Anh YLE gồm 3 cấp độ Starters, Movers, Flyers dành cho học sinh ở cấp độ tiểu học. Hầu hết các bài dự thi nói và viết tiếng Anh hàng ngày và là một cách tuyệt vời để các bạn học sinh tự tin và cải thiện khả năng tiếng Anh của mình. Các bài kiểm tra được viết xung quanh những chủ đề quen thuộc và tập trung vào các kỹ năng cần thiết để giao tiếp hiệu quả bằng tiếng Anh thông qua nghe, nói, đọc và viết.

Có nên cho con luyện thi chương trình Cambridge từ sớm?

Không thể phụ nhận những lợi ích mà chứng chỉ tiếng Anh Cambridge mang lại phục vụ cho con rất nhiều trong quá trình học tập. Việc cho con luyện thi lấy chứng chỉ Cambridge giúp bé phát triển khả năng tiếng Anh sớm theo một hệ thống giảng dạy bài bản, khoa học, tiết kiệm chi phí và thời gian, công sức của phụ huynh. Bên cạnh đó, có không ít trường tiểu học hiện nay yêu cầu học sinh có chứng chỉ tiếng Anh Cambridge như các trường song ngữ, trường dạy tiếng Anh tăng cường. Thời gian những trường này yêu cầu học sinh nộp bằng là đầu năm học lớp 3 với Starters.

Cần chuẩn bị những gì cho kỳ thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge?

Việc chuẩn bị kỹ năng kiến thức trước kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Cambridge là điều rất quan trọng. Điều này không chỉ giúp con có thêm tự tin mà còn giúp con làm bài thi một cách hiệu quả hơn. Vậy trước kỳ thi cần chuẩn bị những gì cho con, ba mẹ hãy theo dõi những kiến thức ở bên dưới đây nhé!
Xác định cấp độ phù hợp với con
Việc làm đầu tiên mà phụ huynh cần trang bị cho con đó là xác định con mình đang ở cấp độ nào để có chương trình luyện thi phù hợp. Để có thể xác định trình độ phù hợp, phụ huynh có thể tham khảo các bộ đề thi thử trên mạng hoặc cho con thi thử kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Cambridge tại các trung tâm Anh ngữ. Từ đó, giáo viên sẽ xác định lộ trình học phù hợp với trình độ hiện tại của con.
Rèn luyện, nắm chắc kiến thức đã được học
Ngoài các yếu tố về mặt tinh thần và sức khỏe, con cần được trau dồi và nắm vững lượng kiến thức cần có mà kỳ thi yêu cầu. Dưới đây là một số điều mà con cần phải ôn tập để chuẩn bị cho kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Cambridge: Hiểu tất cả các từ vựng trong danh sách từ vựng dành cho cấp độ của mình;  Đánh vần chính xác các từ trong danh sách từ vựng; Áp dụng thì hiện tại đơn và tiếp diễn; Hiểu về giới từ; Viết và đánh vần các từ mà trẻ nghe được; Sao chép từ để hoàn thành đoạn văn; Hiểu được các câu diễn tả về hình ảnh và nói về thứ mà trẻ thấy trong hình ảnh; Tô màu theo hướng dẫn; Hỏi và trả lời các câu đơn giản

Chuẩn bị thời gian luyện thi

Chuẩn bị thời gian luyện thi cho con cũng là việc khá quan trọng Bởi các chương trình luyện thi lấy chứng chỉ tiếng Anh Cambridge có độ khó tăng dần phân theo 3 cấp độ: Starters dành cho thí sinh từ 7 đến 8 tuổi, Movers dành cho thí sinh 8 đến 10 tuổi và Flyers dành cho thí sinh 10 đến 13 tuổi. Theo lộ trình luyện thi Cambridge, con cần tham dự các khóa học từ 1,5 đến 2 năm để được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng và tâm lý cho các kỳ thi với cả bốn kỹ năng nghe – nói – đọc – viết. Trung tâm Anh ngữ Pantado xây dựng chương trình đào tạo theo chuẩn khung tham chiếu châu  u, các chương trình thi chứng chỉ tiếng Anh YLE với lộ trình học phù hợp với từng bạn nhỏ giúp con học tập và ôn thi hiệu quả hơn. Ba mẹ có thể tham khảo thêm nhé!

Hướng dẫn tính điểm cho bài thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge

Điểm khác biệt với hầu hết các chứng chỉ khác đó là kết quả thi của 3 chứng chỉ Starters, Movers, Flyers không phân biệt đậu và rớt. Tất cả các thí sinh đều được nhận chứng chỉ. Điều này giúp trẻ có một thái độ tích cực hơn trong thi cử.
Kết quả thi được thể hiện bằng các biểu tượng hình khiên của Cambridge English in trên chứng chỉ. Trẻ sẽ nhận được tối đa là năm hình khiên cho 3 phần với các kỹ năng: (1) nghe, (2) nói, (3) đọc và viết. Thi sinh với điểm tuyệt đối sẽ nhận được 15 khiên.

Tuy vậy, mức điểm trung bình được xem là “đạt” phải trên 10 khiên và mỗi kỹ năng không được dưới 02 hình khiên.

Bằng những kinh nghiệm đã được đúc kết lại, Pantado đã chia sẻ, cung cấp thông tin cho các bậc phụ huynh về việc có nên cho con thi chứng chỉ tiếng Anh Cambridge. Mong rằng những điều đó sẽ giúp ích cho các con trên quá trình ôn luyện và thi lấy chứng chỉ một cách hiệu quả và tốt nhất có thể.

CÁC LOẠI CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH CHO TRẺ TIỂU HỌC MÀ BA MẸ CẦN BIẾT?

Nói đến chứng chỉ tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học không phải là ít. Việc nhầm lẫn giữa các chứng chỉ tiếng Anh là lẽ đương nhiên đối với các bậc phụ huynh. Và chính điều này ít nhiều cũng ảnh hưởng tới ba mẹ khó khăn trong việc định hướng, lựa chọn cho con học tập và thi chứng chỉ nào là tốt nhất. Để biết rõ thông tin về các chứng chỉ này, thì bài viết dưới đây là để dành cho ba mẹ. Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ cung cấp những thông tin về các loại chứng chỉ tiếng Anh cho trẻ tiểu học.

Xem thêm: CÁCH GIÚP CON HỌC CHẮC NGỮ PHÁP TIẾNG ANH TIỂU HỌC

 

 

Các loại chứng chỉ tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học

Chứng chỉ tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học dù không bắt buộc nhưng việc để con thi lấy chứng chỉ tiếng Anh vẫn được khuyến khích vì nó sẽ giúp ích rất nhiều cho các bạn học sinh sau này. Ở bên dưới đây là một số chứng chỉ tiếng Anh uy tín, được công nhận trên toàn cầu để ba mẹ tham khảo:

Chứng chỉ tiếng Anh cho trẻ Tiểu học Cambridge  

Chứng chỉ tiếng Anh Cambridge do Hội đồng khảo thí tiếng Anh, tổ chức thi và cấp bằng. Chứng chỉ dùng để đánh giá trình độ tiếng Anh của trẻ đang ở mức nào, đồng thời phát triển khả năng ngôn ngữ giao tiếp trong học tập và làm việc.
Bài dự thi gồm 4 kỹ năng tiếng Anh cơ bản là nghe, nói, đọc và viết, nhờ đó thí sinh tham dự có thể đánh giá chính xác và toàn diện khả năng tiếng Anh của mình. Đối với học sinh tiểu học, chứng chỉ tiếng Anh Cambridge Young Learners English là sự lựa chọn phù hợp, Chứng chỉ YLE gồm 3 cấp độ: Starter, Movers và Flyers dành cho các bạn học sinh từ 7-12 tuổi. Đặc điểm của các bài thi này là nội dung thiết kế sinh động, tập trung chủ yếu vào kiểm tra khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ theo ngữ cảnh và trong các tình huống thực tế.

Chứng chỉ Starters

Chứng chỉ Starter là cấp độ đầu tiên trong các chuẩn đầu ra dành cho học sinh tiểu học Dành cho các học sinh Tiểu học từ 7 – 8 tuổi với bài thi được thiết kế sinh động chủ yếu giúp các bạn học sinh nhận biết, làm quen và có tư duy trong việc thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ. Starters ở dưới trình độ A1 trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu  u giúp các em một nền tảng tốt trong việc học ngoại ngữ.

Khi đạt được chứng chỉ Starter thì đồng nghĩa với việc học sinh có thể đạt được những kỹ năng sau: Thông qua việc học tập, rèn luyện và làm bài dự thi các bạn học sinh sẽ hiểu và sử dụng thành thạo các câu giao tiếp, hội thoại đơn giản, bên cạnh đó các bạn cũng sẽ hiểu hơn về các chỉ dẫn cơ bản, đọc và viết chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Anh.

Về cấu trúc bài thi, bài dự thi yêu cầu thí sinh tham gia dự thi trải qua 45 phút để hoàn thành ba phần thi bao gồm: Đầu tiên, phần Listening (4 phần, 20 câu hỏi trong thời gian là 20 phút cho bài thi); tiếp theo là phần Reading & Writing (5 phần, 25 câu hỏi trong thời gian 20 phút); 3-5 phút còn lại là dành cho bài thi Speaking (4 phần nhỏ)

Chứng chỉ Movers

Dành cho học sinh Tiểu học trong độ tuổi 8 – 10 tuổi. Là cấp độ chứng chỉ Cambridge nâng cao hơn Starters, tương đương khung ngoại ngữ châu  u A1. Movers là bước thứ hai trong hành trình học ngoại ngữ của trẻ sau khi vượt qua bài dự thi của cấp độ Starters. 

Cấp độ tiếp theo trong Chứng chỉ YLE là Mover, khi đạt được chứng chỉ Mover học sinh có thể đạt được những kỹ năng: Các bạn học sinh được tham gia vào một hội thoại cơ bản về chủ đề quen thuộc, hiểu được những thông tin, chỉ dẫn, lưu ý cơ bản và hoàn thành các dạng cơ bản. Thông qua những câu hội thoại giao tiếp ngắn với các chủ đề quen thuộc giúp học sinh tăng khả năng phản xạ tiếng Anh và nắm được cách sử dụng các mẫu câu trong các tình huống giao tiếp. Các bạn học sinh cũng có thể đọc và viết các câu đơn giản, bao gồm các chủ đề thông tin về thời gian, ngày tháng, nơi chốn.

Về cấu trúc bài thi, bài dự thi yêu cầu thí sinh tham gia dự thi trải qua 60 phút để hoàn thành ba phần thi bao gồm: Đầu tiên, phần Listening (4 phần, 20 câu hỏi trong thời gian là 25 phút cho bài thi); tiếp theo là phần Reading & Writing (5 phần, 25 câu hỏi trong thời gian 30 phút); 5-7 phút còn lại là dành cho bài thi Speaking (4 phần nhỏ)

Chứng chỉ Flyer

Chứng chỉ Flyers là cấp độ cao nhất trong kỳ thi Cambridge YLE so với 2 cấp độ Starter và Mover, thuộc trình độ A2 theo Khung trình độ chung Châu  u (CEFR). Cấp độ Flyer dành cho học sinh từ 10 – 12 tuổi với 4 kỹ năng Nghe – Nói – Đọc – Viết. Flyers là bước kế tiếp trong hành trình học ngoại ngữ của trẻ sau khi vượt qua cấp độ Movers và được xếp ở Trình độ A2 trong Khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ chung của Châu  u.

Cấu trúc bài thi, bài dự thi yêu cầu thí sinh tham gia dự thi trải qua 60 phút để hoàn thành ba phần thi bao gồm: phần Listening (4 phần, 20 câu hỏi trong thời gian là 25 phút cho bài thi); tiếp theo là phần Reading & Writing (5 phần, 25 câu hỏi trong thời gian 40 phút); 79 phút còn lại là dành cho bài thi Speaking (4 phần nhỏ)

Chứng chỉ TOEFL Primary

Chứng chỉ TOEFL Primary là chứng chỉ tiếng Anh chuẩn quốc tế do Viện Khảo thí Giáo dục Hoa Kỳ cấp bằng. Đó cũng là một trong các chứng chỉ uy tín bậc nhất đánh giá khả năng tiếng Anh của trẻ Tiểu học, giúp phụ huynh biết chính xác trình độ tiếng Anh của con để có phương pháp đồng hành phù hợp.
 
Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL Primary được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận là tiêu chuẩn đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu ra của các bạn học sinh cấp 1.
 
Bài thi TOEFL Primary có 2 cấp độ, TOEFL Primary cấp độ 1 và TOEFL Primary cấp độ 2. Cả 2 đều sử dụng hình thức thi trên giấy với 72 câu hỏi và yêu cầu thời gian hoàn thành là 60 phút. Kết quả đánh giá cấp độ 1 là 1-4 sao, thang điểm 100-109 trong khi với cấp độ 2 là 1-5 huy hiệu, số điểm là 104-115 điểm.
 
Mục đích của chứng chỉ TOEFL Primary là để đánh giá khả năng sử dụng thành thạo tiếng Anh dành cho các bạn học sinh tiểu học đã có thời gian ngắn làm quen với tiếng Anh. Nội dung bài thi có những cụm từ, thành ngữ, các đoạn truyện ngắn.

Chứng chỉ tiếng Anh Edexcel 

Là một trong những chứng chỉ do hội đồng khảo thí lớn nhất Vương quốc Anh, chứng chỉ Edexcel, có giá trị và được công nhận trên toàn cầu. Chứng chỉ Edexcel không chỉ kiểm tra khả năng thành thạo ngôn ngữ của thí sinh mà còn đánh giá được khả năng các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học.
 
Kỳ thi bao gồm nhiều môn thi như Tiếng Anh, Toán, Khoa học, các bạn học sinh có thể chọn lựa bất kì môn thi nào trong đó. Cũng tương tự như chứng chỉ tiếng Anh cho trẻ Tiểu học Cambridge, Edexcel có thời hạn suốt đời, các bạn nhỏ chỉ cần thi 1 lần duy nhất.

Trên đây là những thông tin mà Pantado đã cung cấp cho các bậc phụ huynh, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho các bậc phụ huynh trong quá trình lựa chọn cho con thi chứng chỉ tiếng Anh.
 

LÀM THẾ NÀO ĐỂ LUYỆN KỸ NĂNG NGHE NÓI TIẾNG ANH?

Bạn có đang loay hoay rằng không biết luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh như thế nào là hiệu quả, làm thế nào để thành thạo kỹ năng giao tiếp trong tiếng Anh đây nhỉ? May mắn những thắc mắc đó không phải chỉ riêng bạn mà còn nhiều người khác nữa. Trong quá trình học tiếng Anh, ai cũng hướng đến mục tiêu là sử dụng thành thạo trình độ tiếng Anh phải không nào. Dưới đây Pantado sẽ chia sẻ cho các bạn về chủ đề làm thế nào để luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh, điều đó có thể sẽ giúp bạn trong quá trình học tiếng Anh và phát triển trình độ tiếng Anh của mình nên một tầm cao mới đó. 

 

Để rèn luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh một cách hiệu quả?

Hầu hết mọi người cũng đã nhận thức về tầm quan trọng của việc học tiếng Anh trước thời đại công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão hiện nay. Cũng chính vì lý do đó mà việc đầu tư học nghe nói tiếng Anh chỉn chu ngay từ đầu là cần thiết. Để học một ngôn ngữ hiệu quả thì bạn nên lựa chọn cách học khoa học để tránh lãng phí thời gian, công sức và tiền bạc. Không để các bạn chờ lâu nữa, ngay bây giờ hãy cùng Pantado tìm hiểu về các phương pháp để luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh các bạn nhé!

Học từ vựng theo đúng phương pháp

Từ vựng là nền tảng vững chắc để quyết định việc các bạn luyện nghe nói tiếng Anh một cách dễ dàng và hiệu quả. Chính vì vậy mà bạn cần phải lên kế hoạch xây dựng một danh sách từ vựng tiếng Anh. Thế nhưng, việc học từ vựng chưa bao giờ là dễ dàng, bạn cần có phương pháp học đúng cách. Bạn nên nhớ rằng, không có từ vựng ngẫu nhiên. Hãy học từ vựng bằng cách liên kết nó với ý nghĩa của bản thân. Bạn đặt từ vựng ấy vào ngữ cảnh cụ thể mà bạn yêu thích, từ đó sẽ khơi gợi sự hứng thú và bạn sẽ dễ dàng nhớ được chúng. 

Học từ vựng qua Flashcard cũng là một phương pháp vô cùng hiệu quả đó. Bên cạnh đó, bạn nên lặp lại ngắt quãng, thay vì cố học hàng trăm lần liên tục. Điều đó, từ vựng bạn học được sẽ nhanh trôi khi bạn tiếp cận với lượng từ vựng khổng lồ phía sau.

Luyện nói tiếng Anh thông qua các câu chuyện mà bạn đã được nghe

Việc nói lặp lại, nói theo một đoạn hội thoại hoặc văn bản bằng tiếng Anh mà bạn nghe được cũng là một phương pháp vô cùng hay. Điều này khác hoàn toàn việc nghe – lặp lại, bạn sẽ nói gần như cùng lúc và bắt chước hoàn toàn về cách luyến láy, ngữ điệu, ngắt nghỉ câu, và kể cả cảm xúc, từ đó hình thành phản xạ nói tiếng Anh như người bản xứ. Nói lặp lại giúp bạn tạo ra liên kết chặt chẽ và nhanh nhất trong não bộ về việc thiết lập câu, từ ngữ âm thanh. Việc áp dụng kỹ thuật bắt chước thường xuyên sẽ hỗ trợ bạn rèn luyện cách nhấn nhá, phát âm chuẩn một cách tự nhiên nhất. Đồng thời, nó giúp bạn hạn chế, loại bỏ thói quen dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh, từ đó giao tiếp được trơn tru, thành thục hơn.

Thực hành luyện nói thường xuyên

Tại Việt Nam, với phương pháp dạy truyền thống, đa phần học sinh đều học kỹ kiến thức nhiều hơn kỹ năng. Đây cũng chính là lý do, tiếng Anh trong thực tế và tiếng Anh trong sách vở tại Việt Nam có sự khác xa nhau. Phần đông, người học tiếng Anh tại Việt Nam đều khá tự tin vào phần kiến thức bởi họ nằm lòng hàng nghìn từ vựng, cấu trúc ngữ pháp.

Trên thực tế cho thấy, khi giao tiếp với người bản xứ, các bạn mới đều lúng túng không nói nên lời, và không biết phải học như thế nào nữa. Vì thế, lời khuyên dành cho bạn là khi học được bất kỳ điều gì, hãy học phát âm và đọc to nó ra ngay lập tức. Lặp lại nhiều lần bạn sẽ hình thành phản xạ nói tiếng Anh tự nhiên, từ đó bạn có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài mà không sự bí từ. 

Luyện ngữ điệu để nói tiếng Anh tốt hơn

Việc luyện nói theo ngữ điệu ảnh hưởng không nhỏ tới việc tiếp thu, hiểu đúng thông tin, thậm chí cả văn hóa giao tiếp. Tiếng Anh là ngôn ngữ đa âm, nhiều âm tiết ghép thành một từ. Trong quá trình giao tiếp, khi nói nhanh họ khó phát âm riêng từng từ mà cần nhấn trọng âm để nhấn âm chính của từ. Vì thế, việc luyện ngữ điệu khi nói tiếng Anh rất quan trọng.

Để bắt đầu luyện ngữ điệu một cách hiệu quả, bạn nên bắt đầu bằng việc tập từng âm vị nhỏ. Khi đã nắm rõ cách nói của từng âm, bạn luyện sang phần trọng âm của từng từ bằng cách nghe đi nghe lại nhiều lần. Trọng âm và các âm khi nói thành từ và cụm từ sẽ tạo ra hiện tượng nối âm và đồng hóa âm... Bạn bắt đầu nói từ những câu ngắn rồi tới câu dài hơn. Luyện tập chăm chỉ theo quy trình này, khả năng nói tiếng Anh của bạn chắc chắn sẽ linh hoạt, rõ nghĩa và lưu loát hơn.

Học tiếng Anh theo phương pháp trực quan qua hình ảnh

Giao tiếp chính là mục đích cuối cùng trao đổi thông ngôn ngữ, học bất kỳ một ngoại ngữ nào. So với phương pháp học truyền thống như trước đây, chúng ta được học với phương pháp được yêu cầu học thuộc từ mới, các quy tắc ngữ pháp và áp dụng vào các dạng bài tập như: điền vào chỗ trống, biến đổi câu, hay dịch thuật hai chiều. Nhưng điểm hạn chế mà phương pháp này mang lại đó là khiến người học cảm thấy nhàm chán, cứng nhắc và rập khuôn. Vì thế, ngày nay, khi học ngôn ngữ mới, trong đó có tiếng Anh, người dạy chú trọng học trực quan, qua hình ảnh. Cách học này rất hữu hiệu, giúp người học nhớ từ lâu, dễ hình thành phản xạ khi giao tiếp.

Luyện nói với những chủ đề xung quanh chúng ta

Để nâng cao trình độ tiếng Anh của bản thân, bạn nên luyện nói tiếng Anh theo chủ đề. Trên thực tế, cơ chế của não bộ là ghi nhớ từ mà bạn sử dụng trong cuộc sống và cá nhân hóa chúng. Và đó cũng là cách học từ vựng rất hiệu quả vì nó mang tính gợi nhớ cao. Một khi bạn giao tiếp tiếng Anh bị lúng túng, căng thẳng vì bí từ, cách làm này còn giúp bạn tăng khả năng phản xạ, tư duy tiếng Anh, từ đó thuần thục áp dụng lượng kiến thức đã học vào đời sống.

Vạch ra mục tiêu học tiếng Anh để phấn đấu

Thực tế, có không ít người giật mình khi được hỏi về mục đích thật sự của việc mình học tiếng Anh là gì? Trước khi học, bạn cần xác lập mục tiêu để nhìn được tầm nhìn dài hạn và động lực ngắn hạn. Từ đó, bạn sẽ biết cách tập trung kiến thức, sự cố gắng và thời gian, nguồn lực của mình một cách tối ưu nhất. Tuy nhiên, đừng đặt mục tiêu quá xa vời và vượt quá khả năng của bạn. Hãy hiểu rằng, mục tiêu khi bạn luyện nói tiếng Anh là giao tiếp hiệu quả. Tập trung vào mục tiêu phía trước và hành động ngay từ bây giờ để đạt kết quả xứng đáng, bạn nhé.

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu  u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Ba mẹ có thể tham khảo và đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, đặc biệt Pantado còn có lớp học thử miễn phí để các bé được làm quen với môi trường học tập trực tuyến, cũng như để các bậc phụ huynh đánh giá về phương pháp giảng dạy tại Pantado.
 

Kỹ Năng Sống Cho Trẻ Tự Lập Mà Ba Mẹ Cần Biết?

Việc hình thành kỹ năng sống ở trẻ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ở trẻ sau này. So với những đứa trẻ được trang bị kỹ năng sống cho trẻ từ khi còn nhỏ, chúng thường có kỹ năng xử lý tình huống, ứng xử tốt hơn. Vậy ngay từ nhỏ ba mẹ nên trang bị cho con những kiến thức kỹ năng sống như thế nào để giúp con phát triển tốt hơn. Dưới đây là một vài những gợi ý nho nhỏ mà Pantado đã đúc kết lại, ba mẹ có thể tham khảo và áp dụng những kiến thức đó cho con ba mẹ nhé!

Xem thêm: Học tiếng Anh online cho bé

Để trang bị kỹ năng sống cho trẻ tự lập?

Kỹ năng sống có hiểu đơn giản là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi của mỗi người. Những kỹ năng này hoàn toàn có được thông qua học tập, rèn luyện và những trải nghiệm thực tế. Ở trẻ nhỏ, việc được dạy kỹ năng sống càng sớm càng tốt giúp bé có thể tự xử lý các tình huống cần thiết, tự bảo vệ và chăm sóc cho bản thân mình.
Phụ huynh nên trang bị những kỹ năng sống cho trẻ tự lập?

Kỹ năng tôn trọng, giúp đỡ người khác

Ba mẹ nên dạy cho con chính là việc biết giúp đỡ mọi người. Đơn giản nhất là con có thể phụ cha mẹ làm việc nhà, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát hay nấu cơm. Khi người khác gặp khó khăn hay vấn đề mà con có thể đáp ứng trong khả năng của mình thì hãy đưa tay giúp đỡ họ.
 
Trong một số trường hợp như: con có thể giúp đỡ bà cụ qua đường, giúp em nhỏ tuổi hơn khi đi lạc đường, dỗ em khi em khóc hoặc chia sẻ với người khuyết tật,...Trẻ sẽ học được cách yêu thương người khác thông qua những hành động nhỏ này, con sẽ sống tình cảm và biết yêu thương hơn.

Trang bị cho con kỹ năng tự lập

Ở bất kỳ độ tuổi nào cha mẹ cũng nên dạy cho con cách sống tự lập. Khi trẻ được 2 - 3 tuổi hãy để cho bé tự xúc cơm, tự lựa chọn quần áo hay từ cất đồ chơi,...Lớn hơn bé có thể chủ động chuẩn bị sách vở, tự dọn dẹp bàn học hay sắp xếp đồ đạc của riêng mình. Nhờ đó bé sẽ có thói quen sống một cách lành mạnh, ngăn nắp, có kỷ luật hơn mà không cần có cha mẹ bên cạnh.
 
Hãy kiên nhẫn dạy con một cách chậm rãi từ từ và khen ngợi con khi con làm đúng. Cha mẹ có thể giao nhiệm vụ cho bé để bé cảm thấy mình có trách nhiệm và thực hiện một cách nghiêm túc hơn. Đây là hành trang vững chắc cho bé bước vào đời.

Trang bị cho con kỹ năng tự đọc sách trau dồi kiến thức

 Kỹ năng tự đọc sách, học tập là một trong kỹ năng quan trọng đối với trẻ nhỏ. Việc đọc sách thường xuyên giúp con mở mang được kiến thức, hiểu biết sâu rộng hơn. Có kiến thức đầy đủ sẽ giúp con tự tin hơn trong giao tiếp, có nhiều chủ đề hơn để nói chuyện cùng người khác.
 
Trẻ đọc nhiều sách cũng sẽ điềm đạm và tự giác hơn do có thể yên tĩnh tìm hiểu trong thời gian dài. Cha mẹ hãy tìm cho con đa dạng các loại sách để con có thể tìm hiểu. Không nên chỉ ép buộc con học trong sách giáo khoa sẽ dễ gây nhàm chán cho trẻ.
Nếu có thể hãy cùng con đọc sách, giải thích ý nghĩa của các vấn đề giúp con hiểu sâu hơn đồng thời hiểu rõ sở thích của bé và gắn kết các thành viên trong gia đình.

Trang bị cho con kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian

 Với kỹ năng này, ngay từ khi còn nhỏ, hãy dạy cho con tự chuẩn bị đồ, tự mặc quần áo để đi học và đi học đúng giờ. Phân bổ thời gian học và thời gian chơi hợp lý, xác định khoảng thời gian làm trong bao lâu. Dần dần sẽ tạo được thói quen tốt cho trẻ, bé sẽ biết cách sắp xếp và phân bổ thời gian sao cho hợp lý.
 
Tập luyện cho bé dần dần và nghiêm khắc khi thực hiện để bé vào nề nếp. Nếu bé ngủ dậy muộn hoặc làm việc chậm chạp không đúng thời gian hãy để cho bé đi học muộn, cho bé thấy tác hại khi không đúng giờ giấc và giải thích cho bé tại sao cần như vậy. Cha mẹ cũng cần làm gương cho bé để bé có thể thực hiện theo.

Trang bị cho con kỹ năng tự dọn dẹp chỗ ở

Đây tưởng chừng như là một kỹ năng không cần thiết nhưng ngược lại, nó lại vô cùng quan trọng. Trước hết là bé học được cách dọn dẹp và sắp xếp đồ đạc trong phòng của mình. Sạch sẽ ngăn nắp sẽ tạo cho bé thói quen tốt giúp bé sống có kỷ luật hơn.
 
Ba mẹ cũng nên yêu cầu bé dọn dẹp toàn bộ nhà cửa, nhà tắm hay nhà vệ sinh để giữ sạch sẽ. Ban đầu bé cần học cách dùng chổi, khăn lau để quét cho sạch bụi bẩn sau đó học cách sử dụng những chất tẩy rửa chuyên dụng, không độc hại và nên dọn dẹp như thế nào. 

Trang bị cho con kỹ năng tự vệ

 Trẻ cần học được cách bảo vệ mình trước nguy hiểm khi không có cha mẹ ở bên cạnh. Ba mẹ có thể giả lập các tình huống để xem cách ứng xử của con, từ đó đưa ra cho con các lời khuyên hữu ích. Khi gặp người lạ con nên giữ khoảng cách như thế nào, cần phòng bị ra sao nếu con bị người khác xâm hại. Hãy dạy cho con cách chống trả và bỏ chạy cùng với kêu cứu khi cần thiết. Trẻ cần nhận biết được các mối quy hại để có thể phòng tránh một cách tốt nhất.

Trang bị cho con kỹ năng làm việc nhóm

 Với kỹ năng này, ba mẹ có thể cho con tham vào các buổi sinh hoạt ngoại khóa, cho con chơi với bạn bè gần nhà, hoặc rủ con chơi trò chơi để con có thể hòa nhập và giao tiếp nhiều hơn.
 
Con sẽ học được cách tôn trọng, lắng nghe ý kiến của người khác, đồng thời đưa ra ý kiến cá nhân để đóng góp, xây dựng. Hay con có thể học được cách thuyết trình, tư duy phản biện để mọi người có thể đồng tình với ý kiến của mình.
 
Ba mẹ nên đồng hành cùng con mỗi ngày bằng việc cùng con làm bài tập, hay tập thể dục,.... Từ đó đưa ra cho con lời khuyên hữu ích. Giúp con nhận ra mình nên ứng xử như thế nào. Đây là kỹ năng vô cùng tốt giúp con phát triển đường dài.

Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về những kiến thức về trang bị kỹ năng sống cho trẻ tự lập lập. Hy vọng rằng những kiến thức bổ ích này giúp ích cho ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con một cách hiệu quả hơn.

CÁCH CẢI THIỆN KỸ NĂNG PHÁT ÂM TIẾNG ANH CHO CON MÀ BA MẸ CẦN NẮM ĐƯỢC?

Một trong những kỹ năng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong tiếng Anh là kỹ năng phát âm. Để rèn luyện kỹ năng phát âm tiếng Anh một cách thành thạo và phát triển thì cần phải có những phương pháp. Vậy có những cách cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh cho con? Hãy cùng Pantado đi tìm hiểu và tham khảo các phương pháp cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh cho con ngay sau đây nhé!

Xem thêm: Trung tâm tiếng Anh uy tín tại Hà Nội

 

Thiết lập mục tiêu khi dạy con phát âm tiếng Anh cho con

Trước hết, ba mẹ nên xây dựng cho mình một mục tiêu khi đọc. Tùy thuộc vào việc con muốn sử dụng kỹ năng đọc để làm gì, để có những chiến lược khác nhau để áp dụng. Ví dụ, đọc để chuẩn bị cho các kỳ thi hoặc nghiên cứu chắc chắn sẽ khác với đọc cho mục đích giải trí đơn thuần.
 
Một khi đã có mục tiêu đọc, tiếp theo dành thời gian để đọc và tìm tài liệu phù hợp. Đọc để giải trí có thể được thực hiện ở bất cứ đâu. Nếu con muốn luyện đọc cho mục đích học tập, ba mẹ cần giúp con  dành thời gian đặc biệt cho việc này để tránh bị gián đoạn.

Những chủ đề mà con yêu thích và chọn những cuốn sách ở mức độ khó vừa phải một chút, ra khỏi vùng an toàn của ba mẹ để thúc đẩy bản thân học những điều mới mẻ, và để việc đọc không bị nhàm chán. 

Giúp con đọc và phát âm theo chủ đề mình yêu thích 

Ba mẹ có thể tìm những chủ đề tiếng Anh mà con yêu thích, theo dõi một số người thú vị hoặc các trang web truyền cảm hứng hàng ngày. Ba mẹ có thể đọc nhiều loại văn bản và gặp nhiều loại từ khác nhau theo các chủ đề khác nhau để mở rộng vốn từ vựng của mình.
 
Khi chọn các bài đọc theo chủ đề hẹp, ba mẹ nên lựa chọn một chủ đề duy nhất để giảm tổng số từ khác nhau, tích lũy thêm nhiều từ vựng hữu ích giúp việc đọc trở nên dễ dàng hơn và do đó, việc đoán nghĩa của các từ chưa biết dễ dàng hơn. 

Học phát âm tiếng Anh chậm dần


Hầu hết người học tiếng Anh đều cho rằng, việc nói trôi chảy tiếng Anh có nghĩa là nói nhanh. Thế nhưng thực tế cho thấy khi bạn nói nhanh, thì đến việc đọc rõ, đủ một từ còn khó, thì làm sao bạn phát âm đúng được. Phát âm nhanh cũng khiến bạn khó có thể suy nghĩ về điều mình đang nói. Chưa kể việc nói nhanh sẽ khiến bạn trông giống như đang lo lắng về điều gì đó vậy.
Ba mẹ hãy giúp con nói chậm lại, dần dần như vậy sẽ giúp bạn có thời gian để suy nghĩ về những gì mình đang và sẽ nói, giúp bạn tập trung vào việc nói, việc phát âm của mình hơn. Nói chậm cũng giúp người nghe hiểu những gì bạn đang nói dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp bạn thoải mái hơn trong việc nói hơn. Nếu làm được điều này thì khả năng, trình độ tiếng Anh của con ngày càng được phát triển và sớm sử dụng thành thạo tiếng Anh một cách chọn vẹn nhất có thể.

Thực hành phát âm lặp đi lặp lại

Việc tiếp theo chúng ta có thể làm để cải thiện kỹ năng đọc tiếng Anh là đọc lặp đi lặp lại để tăng tốc độ đọc sau mỗi lần lặp lại. Ba mẹ có thể thực hiện bằng cách đọc to hoặc đọc thầm. Khi thực hiện hoạt động này, điều quan trọng là phải hiểu đầy đủ văn bản đang đọc (tất nhiên không phải từng từ đơn lẻ mà là toàn bộ ý nghĩa của văn bản) vì đọc trôi chảy phải liên quan đến hiểu.
 
Nhà ngôn ngữ học Paul Nation cũng đề nghị luyện đọc bằng cách đọc chuyên sâu, nghĩa là đọc lặp lại các văn bản giống nhau ít nhất ba lần, chú ý đến các khía cạnh khác nhau của văn bản trên mỗi lần lặp lại. Loại hoạt động này trước tiên giúp chúng ta làm quen với nội dung, sau đó chúng ta có thể chú ý đến cách ngôn ngữ đang được sử dụng để truyền tải thông điệp. Hãy lưu ý một điều rằng nếu đọc to bài này, ba mẹ cũng có thể luyện phát âm, nghe và nói cùng một lúc. Cố gắng tập trung vào việc phát âm từng từ một cách tốt và cẩn thận.

Đọc thường xuyên, đều đặn mỗi ngày

Để giúp con cải thiện kỹ năng phát âm tiếng Anh, hãy đảm bảo rằng ba mẹ dành thời gian để luyện đọc ít nhất 30 phút mỗi ngày vì luyện tập sẽ giúp con hoàn thiện hơn. Cách này không chỉ có thể áp dụng cho việc học tiếng Anh mà còn áp dụng cho các ngôn ngữ khác nhằm tăng hiệu quả đọc của ba mẹ.

Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu  u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Ba mẹ có thể tham khảo và đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, đặc biệt Pantado còn có lớp học thử miễn phí để các bé được làm quen với môi trường học tập trực tuyến, cũng như để các bậc phụ huynh đánh giá về phương pháp giảng dạy tại Pantado.
 

Trẻ Tiền Tiểu Học Thì Nên Trang Bị Những Kiến Thức Gì?

Việc trang bị những kỹ năng cần thiết có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình phát triển kỹ năng, tư duy của con sau này. Câu hỏi đặt ra là trẻ ở độ tuổi tiền tiểu học thì trang bị cho con những kiến thức gì? Đó có lẽ là điều mà ba mẹ quan tâm nhiều nhất! Ba mẹ đừng lo, Pantado sẽ chia sẻ chi tiết về chủ đề này cho các ba mẹ, từ đó ba mẹ có thể làm trang bị cho con những kiến thức..

 

Tâm lý của trẻ ở giai đoạn tiền tiểu học như thế nào?

Chắc chắn các bậc phụ sẽ không khỏi bất ngờ khi nhận thấy những đặc điểm tâm lý của trẻ ở độ tuổi này đó. Dưới đây là các đặc điểm tâm lý dễ thấy nhất đối với giai đoạn tiền tiểu học, hãy cùng theo dõi nhé!

Trẻ tiền tiểu học có trí tưởng tượng phát triển

Dễ thấy nhất ở giai đoạn này đó là trí tưởng tượng phát triển. Đây là giai đoạn vàng để ba mẹ áp dụng cách dạy trẻ tiền tiểu học về trí tưởng tượng chính là giai đoạn này. Ở thời điểm này, bé có sự phát triển về sáng tạo rất tốt, có thể suy nghĩ ra những điều mà ba mẹ không thể ngờ được. Chính bởi vậy nên nếu ba mẹ chú ý quan sát sẽ nhận thấy bé ở giai đoạn này thường tưởng tượng tốt hơn so với các bé ở lứa tuổi lớn hơn. 

Kỹ năng chú ý có chủ định của trẻ còn yếu

Ở độ tuổi vẫn đang còn rất ham chơi, ưa khám phá những điều mới lạ bên ngoài. Chính điều này khiến kỹ năng, sự tập trung chú ý có chủ định của trẻ còn yếu. Bé rất khó để ngồi chăm chú nghe giảng hoặc làm một việc gì đó quá lâu. 
Thay vào đó, ba mẹ cần tạo hứng thú và cải thiện tính tập trung của bé càng nhiều càng tốt. Tốt nhất nên tập dần tính tập trung cho con bằng những hoạt động hằng ngày như đọc sách, chơi trò chơi cần sự tập trung cao độ, rèn luyện tính kiên nhẫn từng ngày. 

Tri giác có tính đại thể

Bên cạnh những đặc điểm kể trên thì đối với trẻ nhỏ ở độ tuổi tiền tiểu học, bé thường có tri giác có tính đại thể. Điều đó có nghĩa là cảm nhận của bé về sự vật hiện tượng mang tính chung chung, chưa có sự phân biệt. Bé có thể ngửi thấy một mùi và cho đó là mùi chung của nhiều loại quả, bé có thể nhận thấy cảm giác sợ một con vật và sợ nhiều con vật chung chung.

Ngôn ngữ nói thành thạo

So với giai đoạn nhỏ, bé thường chưa nói thành thạo, khả năng sử dụng ngôn ngữ còn hạn chế. Thậm chí, vốn từ của bé quá ít để diễn tả những điều bé cần nói thì đến giai đoạn tiền tiểu học, bé đã sẵn sàng để trò chuyện với người lớn. 
Bé có khả năng đọc bài, đọc thơ lưu loát. Đây chính là tiền để bé có thể đi học tiểu học thành công, ngồi nghe giảng và đọc lại một bài viết thành thạo.

Chưa ý thức được ý nghĩa của ghi nhớ

Não bộ của bé ở độ tuổi từ 0 - 6 tuổi phát triển rất nhanh, hệ thần kinh hoạt động liên tục và trẻ có thể ghi nhớ nhanh hơn gấp nhiều lần so với người lớn nhưng ở độ tuổi này, bé chưa nhận ra giá trị của việc ghi nhớ.
Vì thế, ba mẹ muốn bé nhớ một điều gì đó và sau bé quên là chuyện hết sức bình thường. Ba mẹ cần kiên nhẫn rèn luyện kỹ năng ghi nhớ cho con.

Phụ thuộc vào người lớn nhiều

Trong giai đoạn này, dù bé có thể tự làm được nhiều việc nhưng vẫn muốn nhờ bố mẹ hay người thân giúp đỡ. Đây là tâm lý chung của những đứa trẻ, chúng muốn nhỏ bé trong lòng cha mẹ 

Các kỹ năng cần có của trẻ tiền tiểu học

Để có cách dạy trẻ tiền tiểu học, điều đầu tiên ba mẹ cần nắm được cơ bản những điều về tâm lý của bé ở độ tuổi này. Dưới đây là các kỹ năng mà ba mẹ cần xây dựng cho trẻ giúp bé tự tin và thành công hơn trong cuộc sống.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử trong cuộc sống

Một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng đối với cuộc sống của mỗi đứa trẻ lẫn người lớn. Nếu bé được ba mẹ xây dựng kỹ năng giao tiếp từ bé một cách thành thạo, bé sẽ có nhiều cơ hội thành công hơn. 
Một khi chúng đã có những kỹ năng này thì khi có kỹ năng này, bé sẽ hiểu được những người bên cạnh và biết cách diễn đạt suy nghĩ bản thân chính xác và hiệu quả. 
Thông qua điều đó, trẻ sẽ biết cách ứng xử khéo léo đối với những tình huống bất ngờ có thể xảy đến. Ba mẹ nên tập tình huống tại nhà cho con để con đóng vai và diễn tả cách xử lý của con. Sau đó, ba mẹ có thể góp ý, điều chỉnh để bé ứng xử và giao tiếp phù hợp.

Kỹ năng tư duy và sáng tạo

Kỹ năng kỹ năng tư duy và sáng tạo là được xem như là chìa khóa để bé tự tin hơn trong học tập và cuộc sống. Từ đó bé sẽ biết cách lựa chọn phương án khả thi để giải quyết vấn đề mà bé đang gặp phải. 
Bằng những điều đó, ba mẹ nên khuyến khích, động viên con thử là những điều mới lạ. Đó là chơi đàn, hát bài tiếng Anh cho bé , đọc thơ, vẽ tranh… Đồng thời, ba mẹ nên gợi mở cho con nhiều phương án khác nhau khi giải quyết cùng một tình huống để khơi gợi khả năng tư duy và sáng tạo của bé.

Kỹ năng làm việc nhóm tương tác

Bất kỳ một đứa trẻ nào cũng sẽ đi học trong một nhóm cùng độ tuổi. Bởi vậy, trẻ không thể học tập và sinh hoạt cá nhân tại trường. Kỹ năng làm việc nhóm tương tác chính là điều kiện để bé đạt được hiệu quả cao nhất trong việc học tập tại trường. 
Nếu ba mẹ xây dựng cho trẻ kỹ năng này tốt thì bé chắc chắn sẽ có được khả năng lãnh đạo, phối hợp đồng đội tốt trong tương lai. 
Để rèn luyện kỹ năng này, ba mẹ nên tạo điều kiện để bé tham gia các hoạt động chung như chơi các môn thể thao cần sự phối hợp nhịp nhàng của các thành viên trong đội như chơi bóng, chơi kéo co, chơi các trò chơi tại nhà.

Kỹ năng thuyết trình

Đối với một đứa trẻ tiền tiểu học thì việc rèn luyện kỹ năng thuyết trình rất quan trọng. Thuyết trình đó chính là nói trước đám đông một cách lưu loát. Rất có thể ban đầu, bé còn sợ và chưa quen nên sẽ còn run và chưa thể làm tốt. Để rèn luyện kỹ năng này thì ba mẹ nên hướng dẫn con từng bước, động viên bé thử tại nhà để bé dần quen với việc thuyết trình trước người khác.
 
Ngoài ra, việc áp dụng cách dạy trẻ tiền tiểu học đòi hỏi ba mẹ cần kiên nhẫn luyện tập cùng con mỗi ngày. Để con có kỹ năng thuyết trình tốt, ba mẹ nên làm thử cho con, sau đó cho con xem nhiều video, quay video lại cho con học, cho con trải nghiệm đứng nói trước nhiều người. 

Kỹ năng quản lý thời gian cá nhân

Ba mẹ nên trang bị cho bé kỹ năng quản lý thời gian cá nhân trước khi bé lên tiểu học. Bởi việc đi học tiểu học rất khác với việc đi học mẫu giáo, thời gian cần sự cố định và chính xác. Quan trọng hơn cả đó là ba mẹ nên trang bị cho bé chiếc đồng hồ báo thức để bé biết giờ dậy đi học.
Bên cạnh đó, cần giúp con xây dựng thời gian biểu cố định trong ngày cho các hoạt động như học bài, vui chơi, ăn uống, chơi nhạc, chơi thể thao…để con chủ động trong các hoạt động trong ngày. Tốt nhất, ba mẹ nên tạo thói quen cho bé từ nhỏ thì sẽ hiệu quả hơn trong việc giúp trẻ quản lý thời gian cá nhân. 
Trên đây là những gì Pantado muốn chia sẻ cho các bậc phụ huynh về chủ đề “trẻ tiền tiểu học thì nên trang bị những kiến thức, kỹ năng gì?” Hy vọng rằng thông qua những điều mà Pantado chia sẻ ba mẹ có thêm kiến thức phần nào trong quá trình nuôi dạy con.