Tin tức & Sự kiện

Top 9 Cách Rèn Luyện Tính Tự Lập Cho Con Từ Khi Còn Nhỏ

Ngay từ khi trẻ còn nhỏ, việc dạy và rèn luyện cho con tính tự lập là điều vô cùng cần thiết, một yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tính cách và kỹ năng của trẻ. Trẻ có tính tự lập sẽ có thể tự làm mọi công việc của mình mà không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác. Chính vì vậy, bố mẹ nên thực hiện điều này càng sớm càng tốt. Nếu bậc phụ huynh đang quan tâm về những cách dạy con tự lập ngay từ khi chúng còn nhỏ thì bài viết này sẽ rất phù hợp, hãy cùng Pantado theo dõi bài viết bên dưới đây nhé!

Xem thêm: Học tiếng Anh online cho trẻ em

Dạy con tự lập bằng cách để trẻ tự mặc quần áo hàng ngày

Thay vì hằng ngày ba mẹ thường có thói quen mặc quần áo cho con mà không để con tự làm điều đó thì ba mẹ có thể hướng dẫn con tự làm có sự hỗ trợ của ba mẹ. Trẻ 3 tuổi có thể tự mặc quần áo cơ bản như quần hay giày dép. Bạn có thể giúp con bằng cách đặt quần áo ra ngoài để con dễ dàng lựa chọn đồ mà con thích. Tuy nhiên, đừng để con chọn những kiểu quần áo có nhiều dây hay nút áo. Bạn hãy sẵn sàng giúp con nhưng phải có sự kiên nhẫn. Bằng cách tự mặc quần áo, con có thể học được những kỹ năng cần thiết và tính tự lập.

Dạy con tự lập bằng cách cho trẻ tự múc ăn

Một ngày đẹp trời nào đó, trẻ đòi tự múc ăn và cho đồ ăn vào bát của mình, đây là một dấu hiệu đáng mừng. Trẻ 3 tuổi có thể tự ăn bằng thìa, nĩa và cũng tự uống nước. Nếu con kén ăn, bạn hãy gợi ý cho con biết nên để gì vào bát. Bạn hãy thử làm món ăn hấp dẫn hơn bằng cách trộn bông cải xanh với phô mai. Ngoài ra, bạn có thể làm cho bữa ăn thêm vui nhộn với những món ăn mà bé có thể dùng tay lấy, ví dụ như bánh mì.

Dạy con tự lập bằng cách cho trẻ tự đi vệ sinh

Có một điều đặc biệt mà ba mẹ có thể chưa biết đó chính là trẻ bắt đầu hứng thú với việc dùng nhà tắm. Lúc này, con biết nói cho bạn biết khi nào con muốn đi vệ sinh. Bạn nên tạo thói quen ngồi bô cho con hoặc dùng miếng lót trên bồn cầu để con có thể ngồi thoải mái. Thỉnh thoảng trẻ có thể gặp một số sự cố khi ngồi bô nhưng nếu trẻ thường xuyên gặp sự cố có thể là do trẻ không thích điều này. Từ đó có thể tập cho con ngồi bô một lần nữa trong vòng 1 hoặc 2 tháng khi con quan tâm nhiều hơn hay sẵn sàng cho việc này.

Khi con sẵn sàng học, bạn hãy khuyến khích, khen ngợi việc con tự ngồi bô một mình. Bạn nhớ rằng, dù con có thể tự đi bô vào ban ngày, nhưng ban đêm con vẫn có thể đi tiêu. Do đó, để đảm bảo an toàn, bạn cho con dùng tã vào ban đêm.

Để con tập kết bạn cũng là một cách dạy con tự lập

Trẻ nhỏ có thể sẵn sàng kết bạn với mọi người xung quanh và không cần sự giúp đỡ từ bạn. Hãy sắp xếp những buổi đi chơi ngoài trời và tạo điều kiện để con có những nhóm bạn nhỏ. Bằng việc vui chơi với bạn bè, con sẽ có cơ hội tạo ra những mối quan hệ khác. Những ngày nghỉ là thời gian tuyệt vời để con học về sự thông cảm và chia sẻ. Tiến sĩ tâm lý học Susan Bartell nói rằng, trẻ 3 tuổi chưa biết cách chia sẻ cảm xúc của mình nhưng sự nhận thức về cảm xúc của người khác bắt đầu phát triển. Để dạy trẻ nhận thức, bạn có thể nói cho trẻ biết rằng: “Nếu con lấy đồ chơi của bạn, bạn sẽ buồn lắm đấy”. Quan sát con từng chút và khuyến khích con chia sẻ. Cho trẻ giữa hai món đồ chơi ở hai tay có thể giúp buổi đi chơi ngoài trời trở nên suôn sẻ.

Cho trẻ tham gia các hoạt động

Các lớp học dành cho trẻ sẽ giúp con học và phát triển nhiều kỹ năng. 3 tuổi là thời gian hoàn hảo để con hòa nhập với một nhóm bạn. Tham gia các lớp thể thao, con sẽ được học những khái niệm cơ bản như bóng rổ, bóng đá... đồng thời con cũng biết cách làm việc theo nhóm. Ngoài ra, việc tham gia các lớp học bơi lội để phát triển sự linh hoạt, cân bằng thậm chí là vượt qua nỗi sợ hãi. Đối với những trẻ thể hiện sự sáng tạo, các lớp nghệ thuật và âm nhạc là những cách tuyệt vời để thực hành những kỹ năng mới. Dù con yêu thích hoạt động nào, con cũng phát triển được những kỹ năng quan trọng khi vui chơi cùng bạn bè.

Làm việc nhà cũng là một cách dạy trẻ tự lập

Những đứa trẻ thường thích làm việc nhà và có thể bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi con yêu làm điều này. Con có thể hiểu và làm theo những yêu cầu đơn giản của bạn như: “Chơi xong, con nhớ dẹp đồ chơi vào giỏ nhé” hay “Để chén vào bồn rửa đi con”. Điều này khiến con cảm thấy mình là một phần quan trọng trong gia đình. Tuy nhiên, bạn cũng nên chú ý đến khả năng của con. Nếu công việc quá phức tạp, con sẽ cảm thấy thất vọng. Làm việc nhà là một cách tốt thúc đẩy các thói quen lành mạnh ở con. Bạn có thể khuyến khích con đặt quần áo vào ngăn kéo mỗi ngày và để đồ chơi vào thùng cho gọn gàng.

Phát triển ngôn ngữ

Trẻ cũng có xu hướng hay hỏi hoặc nói chuyện nhiều, lúc này vốn từ vựng của con khoảng 300 chữ và con có thể dùng những từ đơn giản hay đặt câu với 3 – 4 từ. Thậm chí khi bạn thấy con đang ngồi im lặng nhưng con vẫn đang suy nghĩ và hiểu nhiều hơn bạn tưởng
tượng đấy. Cách tốt nhất để giúp con phát triển ngôn ngữ là nói chuyện với con. Ví dụ: “Con đang cảm thấy như thế nào?”, “Thời tiết hôm nay ra sao?”... Bằng cách này, con có thể học được nhiều từ vựng và ngữ pháp mới.

Dạy con tự lập là biết cách kiềm chế cơn giận

Ở trẻ nhỏ cũng bắt đầu biết bùng phát cơn giận. Lúc này, bạn hãy cố gắng giữ bình tĩnh và đừng la hét vào mặt con. Bạn có thể bỏ qua cơn giận dữ, tiếp tục với công việc của bạn. Ngoài ra, bạn có thể làm cho con cười bằng cách kể một câu chuyện vui hay ôm con vào lòng và nói là “Mẹ yêu con”.

Làm theo hướng dẫn đơn giản hay đưa ra sự lựa chọn

Bạn muốn con là một người biết lắng nghe và học cách đáp lại những hướng dẫn của mình? May mắn thay, việc hợp tác đơn giản như diễn tả lại những gì bạn muốn. Khi yêu cầu con làm một việc gì đó, hãy nói với con một cách thẳng thắn và chắc chắn. Khi bạn nhờ, con có thể từ chối. Thay vì nói với con: “Nhặt cho mẹ miếng gỗ đó”, bạn nên nói: “Con có thể giúp mẹ lấy miếng gỗ đó không?”. Sau khi con giúp bạn, đừng quên dành một lời khen ngợi cho con nhé. Đôi khi trẻ cũng tự làm theo ý mình. Khi con mặc quần áo, bạn có thể yêu cầu con mặc áo khoác hồng hay áo sơ mi màu trắng có tay dài. Việc đưa ra 2 sự lựa chọn có thể giúp bạn và con đều vui vẻ.

Trên đây là những chia sẻ Pantado về top 9 cách dạy con tự lập, ba mẹ có thể áp dụng những điều trên, trẻ học được tính tự lập sẽ sống có trách nhiệm hơn ba mẹ nhé!
 

Bí Quyết Nâng Cao Kỹ Năng Giao Tiếp Cho Trẻ

Là bậc làm cha, làm mẹ, ai chả muốn con khôn lớn và phát triển thêm từng ngày. Làm thế nào để con được nâng cao kỹ năng giao tiếp là một trong những băn khoăn lớn của các bậc cha mẹ có con trong độ tuổi đi học. Và việc tiếp xúc với các bạn, các thầy cô giáo chính vì vậy việc giao tiếp là điều tất yếu. Trong bài viết dưới đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các bậc phụ huynh về bí quyết nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ, hy vọng rằng điều đó sẽ giúp ích cho các ba mẹ trong quá trình nuôi dạy con ba mẹ nhé!

Người thầy đầu tiên chính là cha mẹ

Hơn ai hết, cha mẹ chính là người chăm sóc dạy bảo con từ khi mới được sinh ra, và những bài học từ cha mẹ tác động không nhỏ đến khả năng giao tiếp của các bé. Bởi những hành vi, những lời nói của cha mẹ như một tấm gương khiến con nhìn vào và noi theo.Điều đó, khi con đến tuổi đi học, hãy chỉ cho các con biết cách chào hỏi, tạm biệt. Làm thế nào để kết bạn mới, phải làm gì khi gặp những tình huống thường xảy ra trên học đường, dạy con tình thần hợp tác, đoàn kết và giúp đỡ người khác.

Song song với việc đó, cha mẹ hãy giúp con hiểu được thế nào là tình bạn đích thực bằng cách kể cho con nghe những câu chuyện về tình bạn cảm động, những câu chuyện nêu cao tình cảm bạn bè. Một lựa chọn tốt nhất đó chính là cho bé xem những bộ phim, những câu chuyện về sự giao lưu, kết bạn để bé biết cách làm thế nào khi con muốn chơi cùng bạn mới. Và khi con gặp một tình huống nào đó con sẽ biết cách vận dụng kiến thức từ những bộ phim, những cuốn sách con đã xem để giải quyết

Dạy con thói quen chủ động

Ở độ tuổi con sắp bước vào môi trường học tập, con sẽ có rất nhiều bạn bè mới điều đó không đồng nghĩa với việc tự nhiên các con sẽ làm bạn với nhau, chơi cùng nhau. Chính bởi vậy mà cha mẹ hãy dạy các con thói quen chủ động nếu muốn chơi cùng ai đó. Dạy trẻ giao tiếp với bạn bè bằng cách chào hỏi, kết bạn bằng những câu như “Chào bạn, mình là Ngọc Anh, bạn tên gì?”, “Bạn và mình chúng ta có thể chơi cùng nhau được không”, “Mình rất muốn chơi cùng mọi người, có thể làm bạn và chơi cùng nhau chứ”,...

Dạy con biết cách lắng nghe 

Lắng nghe là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng không chỉ riêng ở trẻ mà hầu hết với mọi người. Biết cách lắng nghe chính là một thành công trong giao tiếp, vậy nên cha mẹ hãy dạy con biết cách lắng nghe. Con nên chú ý lắng nghe một cách cẩn thận những gì bạn nói, hiểu được những gì bạn bè muốn nói, luôn nhìn thẳng vào mắt đối phương khi họ đang nói chuyện cho con nghe. Hiểu được cảm xúc trong câu nói của bạn, biết thông cảm một cách chân thành cho đối phương. Và hãy chỉ cho bé biết, bé tuyệt đối không được cắt lời khi bạn đang nói hay đang kể câu chuyện của mình, cho dù khi đó con có ý kiến trái chiều. 

Bằng một cách nào đó, cha mẹ có thể cho con xem những bộ truyện hay bộ phim về chủ đề biết cách lắng nghe. Điều đó con sẽ biết cách giao tiếp lại với bạn bè phù hợp với hoàn cảnh. Cha mẹ nên cho con biết, con không nên làm việc khác khi bạn đang nói chuyện cùng con, con không nên cắt ngang câu nói của bạn. 

Dạy con tôn trọng bạn bè 

Tôn trọng chính là sự coi trọng danh dự, nhân phẩm, những nét riêng biệt chỉ có ở đối phương hoặc lợi ích,...Tôn trọng không chỉ là thể hiện lối sống và văn hóa của một người trong cộng đồng, mà nó còn giúp tạo và gắn kết các mối quan hệ chân thành, tốt đẹp giữa con người với con người. 
Vì thế mà tôn trọng bạn bè là một đức tính tốt mà cha mẹ cần phải dạy bé ngay từ nhỏ. Nhưng cha mẹ phải làm sao để dạy con biết cách tôn trọng bạn bè của mình? Cách tốt nhất để có thể dạy bé tôn trọng bạn bè chính là cha mẹ hãy tôn trọng bé. Điều này giúp bé hiểu được cảm giác được người khác tôn trọng là như thế nào, từ đó hiểu được tầm quan trọng của việc tôn trọng.  
Một trong những bài học mà ba mẹ có thể áp dụng đối với con:
- Hãy trung thực: Nếu cha mẹ thật sự làm sai, hãy thừa nhận với con và xin lỗi con 
- Tích cực hơn với con: Nếu con không đạt được mục tiêu nào đó cha mẹ đừng chỉ trích khiến con thấy xấu hổ, ngược lại hãy khen ngợi con và động viên tinh thần để lần sau con làm tốt hơn
- Tin tưởng con: Để con tự lựa chọn và nhận trách nhiệm về những sự lựa chọn của con 
- Hãy công bằng: Chủ động lắng nghe câu chuyện của con trước khi đưa ra kết luận nào đó 
- Hãy lịch sự: Cha mẹ hãy dùng từ từ như cảm ơn, xin lỗi khi cần thiết. Xin phép con trước khi mượn đồ của con 
- Trở thành một người biết lắng nghe: Hãy tập trung lắng nghe những gì con nói 
- Giữ lời hứa: Bằng cách làm tất cả những gì cha mẹ đã hứa với con 

Dạy con biết cách xin lỗi, cảm ơn chân thành 

Cha mẹ hãy dạy con biết cách nói lời xin lỗi khi con làm sai với bạn, hãy cho con biết khi con làm sai bạn sẽ buồn như thế nào. Vì vậy con cần xin lỗi để có thể sửa chữa những gì con đã gây ra cho bạn. Hãy dạy trẻ rằng khi trẻ mắc lỗi cần dũng cảm đứng lên nhận lỗi với thái độ chân thành và nghiêm túc. 
Để bé có thể dũng cảm đứng lên nhận lỗi có thể nói với bé “Cha mẹ cũng đã từ mắc lỗi rất nhiều lần, và cha mẹ đều nhận lỗi khi làm sai, điều này giúp mọi người luôn yêu quý cha mẹ, vì vậy con đừng quá lo lắng”. Bé nhờ vậy sẽ có được một nguồn động viên tinh thần vô cùng lớn, từ đó dám đứng lên chịu trách nhiệm với những gì mình đã sai phạm. 
Và khi con được bạn bè và mọi người giúp đỡ, hãy trân thành cảm ơn họ, vì họ đã giúp con vượt qua khó khăn. Cha mẹ nên phân tích cho bé hiểu được khi bé được giúp đỡ bé sẽ nhận được rất nhiều lợi ích (Có thể lấy ví dụ cụ thể như: Khi con quên mang bút đi học và được bạn cho mượn,...). Do đó hãy cảm ơn trân thành và luôn mỉm cười khi nói lời cảm ơn. 

Dạy con cách đối xử chân thành 

Con trẻ như tờ giấy trắng vậy, vì vậy nếu dạy con đúng cách sẽ có một bức tranh đẹp trên tờ giấy và ngược lại. 
Chân thành chính là sống bằng cả trái tim, không vui lợi và cho đi không tính toán. Chân thành chính là luôn nói lời thật lòng không ba hoa nịnh bợ, sống tử tế với tất cả mọi người, sống lương thiện, không đòi hỏi,...Vì vậy nếu muốn con được đối xử chân thành, hãy dạy con đối xử chân thành không chỉ với bạn bè mà là tất cả mọi người. 
Cha mẹ có thể giúp con hiểu được điều này bằng cách chỉ ra những lợi ích mà con nhận được khi đối xử chân thành với người khác. Cũng như những gì người khác nhận được khi được con đối xử chân thành bằng trái tim. 

Một số phương pháp khác nhau mà cha mẹ có thể áp dụng như cho con đọc truyện, xem phim với những bộ truyện, phim có nội dung nâng cao tầm quan trọng của sự chân thành. Từ đó con hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành trong cuộc sống. 

Dạy con tương tác cùng các bạn 

Việc tự tương tác qua lại giữa con và bạn bè thật sự cần thiết với các con trong học tập, trong hoạt động vui chơi. Vậy con phải tương tác với các bạn bằng cách nào? Cha mẹ cần dạy con biết thế nào là tương tác, tương tác chính là những lời giao tiếp, những hoạt động qua lại với nhau.

Con có thể tương tác cùng bạn bằng cách hỏi chuyện bạn, hỏi thăm sức khỏe của bạn, cùng bạn thảo luận một vấn đề nào đó mà các con cùng thích, chơi cùng các bạn, giúp đỡ qua lại lẫn nhau,cùng nhau học tập... 

Dạy con giao tiếp bằng ánh mắt 

Giao tiếp bằng ánh mắt là một trong những cách hiệu quả để gắn kết các mối quan hệ  tốt hơn. Và khi con giao tiếp bằng ánh mắt các con sẽ bộc lộ được sự chân thành của bản thân.

Cha mẹ có thể dạy con giao tiếp bằng nhiều phương pháp, một trong những phương pháp hiệu quả chính cha mẹ luôn chủ động nhìn vào mắt con. Hãy nhìn vào mắt con để nói về một câu chuyện nào đó, ngược lại dạy con hãy nhìn vào mắt cha mẹ khi con muốn nói chuyện với cha mẹ. Hãy giải thích cho con biết rằng, khi con nhìn vào mắt đối phương, câu chuyện của con sẽ trở nên hấp dẫn hơn, thuyết phục hơn, chân thành hơn và tự tin hơn. 

Trên đây là những bí kíp giúp trẻ nâng cao kỹ năng giao tiếp mà ba mẹ có thể áp dụng cho con trong quá trình nuôi dạy con, hy vọng đó là những kiến thức bổ ích giúp con phát triển hơn từng ngày.

Xem thêm: Học tiếng Anh online cho bé


 

MẸO GIÚP TRẺ PHÁT ÂM CHUẨN KHI HỌC TIẾNG ANH 

Có thể ba mẹ đã biết, học phát âm tiếng Anh ngay từ khi trẻ con nhỏ, mới tiếp cận tiếng Anh sẽ ảnh hướng rất nhiều đến việc sử dụng giao tiếp tiếng Anh sau này. Khi các con được học phát âm bài bản, chuẩn bản xứ sẽ giúp cho con tự tin giao tiếp và tránh được những lỗi phát âm cơ bản sau này. Quay lại những năm trước đây, khi mà tầm quan trọng của tiếng Anh chưa tác động nhiều đến nhận thức của các bậc phụ huynh. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc khi học tiếng Anh theo chương trình trên trường học của con, các bạn nhỏ hiếm khi được học bài bàn về phát âm, giao tiếp tiếng Anh mà chỉ được chú trọng về ngữ pháp. Vậy làm thế nào để giúp con tự tin phát âm chuẩn người bản xứ trong quá trình học? Bên dưới bài viết này Pantado sẽ chia sẻ những mẹo nhỏ giúp con phát âm chuẩn tiếng Anh như người bản xứ. Hãy cùng theo dõi bài viết bên dưới đây nhé!

Hướng dẫn phát âm tiếng Anh cho trẻ 

Trong quá trình dạy trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn cần có thời gian và lộ trình cụ thể. Điều đầu tiên ba mẹ cần lưu ý đó là phụ huynh phải tạo môi trường tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt, từ đó sẽ giúp trẻ nói chuyện một cách tự nhiên và trôi chảy nhất. Một số cách mà phụ huynh có thể áp dụng cho bé như:

Cho bé luyện theo giọng nói của người mà mình thích

Trẻ em thường có thói quen lặp lại những gì mình đã nghe nếu cảm thấy thích thú. Chính vì vậy, thay vì dạy trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn theo những bài học nhàm chán, hãy cho trẻ nghe và luyện theo giọng nói của những người mà bé yêu thích. Đó có thể là nhân vật hoạt hình, diễn viên nhí hoặc người dẫn chương trình mà bé yêu thích. Không nhất thiết phải tập luyện nhiều, thay vào đó hãy hướng cho bé tập nói những câu thú vị và thường xuyên được lặp lại của người mà bé thích.

Dạy trẻ phát âm theo từng câu nói trong tiếng Anh

Sau khi tập được cách phát âm chuẩn từng từ, bạn cần hướng dẫn trẻ phát âm cả câu. Đây là điều cần thiết để trẻ học nói một cách mềm mại, tự nhiên và có nhịp điệu. Quá trình dạy trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn này có thể kết hợp với việc xem các đoạn hội thoại ngắn từ phim hoạt hình hoặc các chương trình thiếu nhi mà trẻ yêu thích sẽ giúp các bé tiếp thu nhanh và yêu thích việc học hơn.

Cho bé luyện nghe tiếng Anh thụ động

Để dạy trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn bạn cần tạo cho trẻ môi trường tiếp xúc với tiếng Anh càng nhiều càng tốt. Hãy tranh thủ thời gian bé vui chơi kết hợp mở những chương trình thiếu nhi, bài hát hoặc những đoạn video trên Youtube. Chắc chắn điều này sẽ góp phần không nhỏ vào khả năng giao tiếp tiếng Anh của trẻ sau này. Chọn lọc phim hoạt hình, các chương trình truyền hình thực tế nước ngoài hoặc các bài hát dành cho thiếu nhi để bé vừa học vừa chơi

Ngoài ra, để dạy trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn vô cùng hiệu quả là cho trẻ học qua phim hoạt hình, các chương trình thực tế hoặc các bài hát  dành cho thiếu nhi. Bạn có thể cùng trẻ nghe và lặp lại những gì đã được nghe. Cách này sẽ giúp trẻ phát âm và giao tiếp một cách tự nhiên nhất, giống như bạn đang cho trẻ sống trong môi trường của người bản xứ vậy.

Dạy trẻ phát âm thông qua bảng phiên âm IPA

Một trong những yếu tố vô cùng quan trọng khi học phát âm tiếng Anh ở mọi độ tuổi là phải nắm vững bảng phiên âm tiếng Anh. Ngay khi trẻ bắt đầu học bảng chữ cái, bạn hãy kết hợp hướng dẫn để trẻ nắm được 44 phiên âm và quy tắc phát âm từng từ. Đây sẽ là yếu tố quan trọng và theo xuyên suốt quá trình học tiếng Anh của trẻ sau này, giúp trẻ phân biệt được cách phát âm chính xác của từng từ. Vậy nên, muốn dạy trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn, phụ huynh đừng bao giờ bỏ qua bước này.

Trang web luyện phát âm cho trẻ

Hiện nay, trên các ứng dụng có những trang web, ứng dụng giúp trẻ em được tiếp thu tiếng Anh, luyện phát âm tiếng Anh dễ dàng ngay tại nhà. Không thể phủ nhận một điều rằng có thể giúp bé phát âm được như người bản xứ cần sự ôn luyện thường xuyên, học tập dần dần. Chính vì vậy, việc lựa chọn một ứng dụng phần mềm dạy phát âm tiếng Anh cho trẻ em để trẻ có thể học chuẩn, chính xác và hiệu quả ngay tại nhà.

Một nền tảng mà ba mẹ có thể cho con tham khảo và học tập đó là trang web học tiếng Anh miễn phí Pantado. Sẽ cung cấp cho ba mẹ tất cả những tài liệu, bài học, thông tin trong quá trình học tiếng Anh của con.

Ghi âm lại giọng của bé, cho bé nghe lại và sửa lỗi sai

Đây cũng là một bước cần thiết để dạy trẻ phát âm tiếng Anh chuẩn. Bởi lẽ, trẻ chỉ đọc mà không nghe lại những gì mình nói sẽ khó lòng nhận ra những lỗi sai mà chúng hay mắc phải. Việc ghi âm và phát lại giúp cả phụ huynh và trẻ dễ dàng phân tích, nhận diện những lỗi phát âm, từ đó cải thiện khả năng phát âm của bản thân.

Cho con giao tiếp với người bản xứ

Để tăng sự tự tin khi giao tiếp và thực hành những gì đã được học, bạn nên tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp với người nước ngoài. Đó có thể là những buổi sinh hoạt ngoại khóa có người nước ngoài, hoặc những cuộc gặp gỡ ngắn tại công viên, địa điểm du lịch… Tất cả sẽ giúp trẻ có cơ hội tiếp xúc thực tế, làm quen và dần dần cải thiện khả năng giao tiếp một cách hiệu quả nhất.

Trên đây là tất cả các mẹo giúp con phát âm tiếng Anh chuẩn như người bản xứ, hy vọng rằng những thông tin đó sẽ mang lại nhiều điều bổ ích cho trong việc tìm kiếm, lựa chọn cho con học tiếng Anh.
 

ĐỂ NUÔI DẠY NHỮNG ĐỨA TRẺ THÔNG MINH

Người do Thái vốn nổi tiếng thông minh và nguyên tắc, chính vì vậy họ cũng sẽ nuôi dạy những đứa con của  mình trở nên thông minh và kiên cường. Ba mẹ đã biết gì về những cách dạy con của những người do Thái? Họ có thể được coi là bậc thầy trong quá trình nuôi dạy con. Ngay sau đây, Pantado sẽ chia sẻ cho các ba mẹ về những cách nuôi dạy con của người do Thái. Ba mẹ hãy cùng theo dõi bên dưới bài viết dưới đây nhé!

Hãy xem thêm: Học tiếng Anh online cho trẻ

Giáo dục con về tài chính

Việc trau dồi chỉ số tài chính của trẻ ngay từ khi còn nhỏ và giúp trẻ thiết lập quan điểm đúng đắn về tiền bạc là điều mà cha mẹ nào cũng phải làm. Ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ Do Thái sẽ dạy những kiến thức về tài chính. Khi trẻ được 2-3 tuổi, cha mẹ sẽ dạy trẻ nhận biết tiền giấy và tiền xu. Khi trẻ được 3-5 tuổi cha mẹ sẽ cho trẻ biết nguồn gốc và mục đích của tiền. Khi trẻ được 6-8 tuổi cha mẹ sẽ dạy cho trẻ các khái niệm giao dịch bằng tiền, rồi đưa tiền tiêu vặt để trẻ học cách quản lý. Khi trẻ 9-12 tuổi bố mẹ sẽ dạy cách lập kế hoạch tiêu dùng hàng ngày, cách mua sắm, cách tiết kiệm tiền và cách sử dụng tiền đúng đắn. Nhìn chung, giáo dục về tài chính là một phần rất quan trọng trong cách dạy dỗ con của người Do Thái. Vì vậy không lạ gì khi những đứa trẻ Do Thái có thể thành công, giàu có khi trưởng thành. 

Khuyến khích trẻ suy nghĩ nhiều hơn

Trong suốt thời thơ ấu, trẻ em Do Thái không ngừng đặt câu hỏi, luôn suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách độc lâp. Cha mẹ Do Thái không thấy phiền khi con hỏi nhiều, ngược lại họ luôn khuyến khích con hỏi. Việc cha mẹ khuyến khích con đặt câu hỏi chính là cách tốt nhất để con không ngừng động não, tìm tòi, khám phá. Điều này cực kỳ hữu ích cho sự phát triển của trẻ. 

Thời gian là tiền bạc

Người Do Thái rất coi trọng thời gian, có thể nói họ quý trọng thời gian như vàng. Thời gian hàng ngày của họ được dùng để học tập hoặc làm những việc có ý nghĩa. Và họ sẽ không bao giờ lãng phí thời gian của mình vào những điều vô bổ. Trẻ em Do Thái cũng được dạy về khái niệm thời gian chính xác đến từng giây. Vì vậy mà trẻ học được cách trân trọng thời gian, sử dụng và phân bố thời gian cho các công việc trong ngày một cách khoa học nhất.
Tôn trọng sở thích của trẻ

Có câu nói như này: "Sự quan tâm là người thầy tốt nhất!". Khi trẻ quan tâm đến điều gì đó, trẻ sẽ có ý thức tích cực tìm tòi, hiểu biết và học hỏi. Là cha mẹ, bạn không nên can thiệp thái quá vào sở thích, lựa chọn của con mà nên hỗ trợ, khuyến khích con nghiên cứu, khám phá những gì con cảm thấy hứng thú.  Đây chính xác là những điều mà người Do Thái đã làm những năm qua để giúp con trẻ phát triển lành mạnh. 

Dạy con quá nhiều phép tắc

Nhiều bậc cha mẹ phân vân khi thấy mình quá nghiêm khắc với con, trong khi con nhà người ta lại quá thoải mái. 

"Bố ngồi chơi game, mẹ xúc cơm trong lúc con đang nghịch điện thoại...", đó là cách nuôi dạy của nhiều bậc cha mẹ trẻ ngày nay. Câu chuyện "Nuôi con bằng điện thoại, fastfood" khiến nhiều người phải suy ngẫm về quan điểm nuôi dạy con thời hiện đại. Ủng hộ phương pháp để con tự lập từ phương Tây, nhiều cha mẹ chọn cách để con tự lớn, không ràng buộc bởi những phép tắc, lễ nghi truyền thống, mà tôn trọng sự độc lập của con
Tuy nhiên, vẫn còn những bậc cha mẹ chú trọng đến văn hóa Á Đông, rèn con tính kỷ luật, tuân theo các quy tắc, chuẩn mực lâu truyền thống lâu đời:

"Dạy con theo kiểu truyền thống phương Đông hay hiện đại phương Tây?" là câu hỏi khiến nhiều bậc cha mẹ trẻ phải đau đầu lựa chọn. Rất khó để phân định thế nào là đúng, thế nào là sai, bởi nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi gia đình cũng như tính cách mỗi đứa trẻ. Câu trả lời chính xác nhất, có lẽ nằm chính mỗi người cha, người mẹ.

Bố mẹ nào cũng mong muốn con cái trở thành những người thông minh, ngoan ngoãn, tốt bụng, trung thực và dũng cảm. Thực tế là những phẩm chất này ở trẻ không phải tự nhiên có được mà là kết quả từ cách dạy con của mỗi người. Bố mẹ là người chịu trách nhiệm chính đối với tương lai của trẻ bởi cách nuôi dạy con chính là chìa khóa giúp trẻ gặt hái thành công trong tương lai.

Trẻ càng lớn thì càng có xu hướng khép mình lại, và có nhiều điều cần được giải đáp.
 

CHỨNG CHỈ CAMBRIDGE CẤP ĐỘ KET GỒM NHỮNG GÌ?

Chứng chỉ Cambridge English (Key English Test) hay còn gọi với tên thông thường là KET, đó là chương trình tiếng Anh tiếp nối sau chương trình tiếng Anh Cambridge English (YLE) với 3 chứng chỉ Starters, Movers và Flyers chắc hẳn đã không còn quá xa lạ gì đối với các bạn học sinh. Sau khi đạt được chứng chỉ YLE, các bạn học sinh hoàn toàn có thể cân nhắc, học tập, ôn luyện để chuẩn bị cho bài dự thi ở cấp độ KET  Bài triểm tra KET phù hợp nhất đối với các bạn trong độ tuổi từ bậc trung học cơ sở, trung học phổ thông, hay những bạn có mong muốn thi lấy chứng chỉ KET này, từ đó bắt đầu hành trình chinh phục các kỳ thi lấy chứng chỉ tiếng Anh tùy theo khả năng, trình độ tiếng Anh của mình.

 


Nội dung bài thi KET sử dụng các tình huống thực trong cuộc sống và đánh giá 4 kỹ năng Đọc & Viết, Nghe và Nói. Mục đích của bài thi là nhằm đánh giá các kỹ năng thực tế của người học. Đồng thời, người học cũng sẽ được trang bị vốn tiếng Anh cần thiết khi đi du lịch, học tập và làm việc tại các quốc gia sử dụng tiếng Anh. Dưới đây là 8 điểm tổng quát của bài thi mà người học tiếng Anh nên biết.

1. Cấp độ KET A2 (Key English Test)


Cấp độ KET (Key English Test) tương đương với trình độ sơ cấp A2 theo chuẩn khung tham chiếu của châu Âu. Bài dự thi cấp độ KET được xây dựng và thiết kế bởi Hội đồng Khảo thí  Cambridge Assessment English, trực thuộc trường đại học Cambridge, vương quốc Anh, bài thi có mục đích nhằm đánh giá chính xác khả năng hiểu và giao tiếp bằng tiếng Anh trong những tình huống cơ bản hằng ngày của các bạn học sinh. Thông qua đó áp dụng vào thực tế các tình huống giao tiếp trong cuộc sống, giúp các bạn học sinh có thể tự tin giao và rèn luyện khả năng phản xạ trong tiếng Anh.

2. Cấu trúc bài dự thi cấp độ KET


Ở cấp độ KET, bài dự thi dành cho thí sinh tham gia thi bao gồm: nghe, nói, đọc, viết.
- Phần Đọc và viết (60 phút, chiếm 50% tổng điểm) bài dự thi đánh giá được năng lực đọc, hiểu các ký hiệu, thông tin quảng cáo, báo chí. Để các bạn học sinh hiểu rõ những thông điệp trong các đoạn văn bản, các bạn học sinh cần nắm được những cấu trúc câu và từ ngữ thông dụng.

Phần 1 (6 câu hỏi): Đọc hiểu 6 mẫu tin ngắn và mỗi mẫu tin có 3 câu văn liên quan đến mẩu tin đó. Chọn câu văn phù hợp với mẫu tin ứng theo đáp án A, B hoặc C. Mỗi câu đúng được 1 điểm. 

Phần 2 (7 câu hỏi): Đọc 3 đoạn văn ngắn có cùng chủ đề và 7 câu hỏi. Chọn các đáp án A, B hoặc C để trả lời câu hỏi dựa trên nội dung của 3 đoạn văn. Mỗi câu đúng được 1 điểm.
Phần 3 (5 câu hỏi): Đọc bài đọc dài và chọn đáp án thích hợp ứng với A, B hoặc C để trả lời câu hỏi dựa trên bài đọc. Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Phần 4 (6 câu hỏi): Một đoạn văn có 6 chỗ trống, chọn các từ thích hợp ứng với đáp án A, B hoặc C để hoàn thành đoạn văn. Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Phần 5 (6 câu hỏi): Một đoạn văn có 6 chỗ trống, điền MỘT từ thích hợp vào mỗi chỗ trống. Mỗi câu đúng được 1 điểm

Phần 6 (1 câu hỏi): Viết một mẫu tin nhắn để trả lời theo thông tin cho sẵn. Các bạn học sinh được viết 25 từ hoặc hơn. Điểm tối đa của phần này là 15 điểm.

Phần 7 (1 câu hỏi): Viết một câu chuyện ngắn dựa trên 3 bức tranh cho sẵn, các bạn phải viết từ 35 từ trở lên. Điểm tối đa của phần này là 15 điểm

Nghe (30 phút, chiếm 25% tổng điểm): Bài thi Nghe đánh giá khả năng nghe những thông tin như thông báo những tài liệu nói khi được nói ở tốc độ khá chậm.

Phần 1 (5 câu hỏi): Các bạn thí sinh sẽ được nghe 5 đoạn ghi âm, trên đề bài sẽ có 3 bức tranh, chọn bức tranh ứng với đáp án A, B hoặc C dựa theo thông tin nghe được. Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Phần 2 (5 câu hỏi): Nghe đoạn độc thoại dài, dùng thông tin nghe được để điền vào 5 chỗ trống trong mẩu tin hay ghi chú. Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Phần 3 (5 câu hỏi):Nghe một đoạn đối thoại giữa 2 người. Chọn các đáp án A, B hoặc C để trả lời câu hỏi dựa trên thông tin nghe được. Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Phần 4 (5 câu hỏi): Nghe 5 đoạn ghi âm ngắn khác nhau, độc thoại hoặc đối thoại, có tình huống, ngữ cảnh riêng. Chọn câu trả lời ứng với các đáp án A, B hoặc C để trả lời câu hỏi. Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Phần 5 (5 câu hỏi): Nghe một đoạn đối thoại dài giữa 2 người. Đề bài cho 2 cột từ, sử dụng 5 trong 8 từ (A-H) ở một cột để nối với 5 từ bên cột bên kia theo thông tin nghe được (ví dụ như món ăn yêu thích nối với tên người). Mỗi câu đúng được 1 điểm.

Nói (8-10 phút, chiếm 25% tổng điểm): Các thí sinh cần phải chứng minh khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh của mình bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi đơn giản. Thí sinh sẽ tham gia thi nói với 1 thí sinh khác hoặc theo nhóm 3 thí sinh.

Phần 1 – Phỏng vấn (3-4 phút): Các bạn thí sinh sẽ thi nói với giám khảo. Giám khảo sẽ chào hỏi và hỏi thí sinh về một số thông tin cá nhân (nghề nghiệp, sở thích, thói quen, hoạt động thường ngày) theo từng lượt.
Phần 2 – Hợp tác (5-6 phút): Hai thí sinh nói 1 về bức tranh với các gợi ý cho trước, trả lời câu hỏi chủ đề như sở thích, thời tiết, kỳ nghỉ hè, tết. Mỗi thí sinh lần lượt nói trong vòng 1 phút. Sau đó chọn 1 phương án tốt nhất. Trong phần nói, thi sinh cần so sánh, mô tả và thể hiện quan điểm.

3. Thang điểm của bài dự thi cấp độ KET


Với cấp độ KET, các bài thi đạt 100-150 điểm đều được cấp chứng chỉ, nhưng sẽ có đánh giá cụ thể theo từng mức độ điểm:
Thang điểm 140-150 điểm: Đạt Grade A
Thang điểm  133-139 điểm: Đạt Grade B
Thang điểm  120-132 điểm: Đạt Grade C
Thang điểm  100-119 điểm: Không đạt A2, nhận chứng chỉ A1.

4. Chứng chỉ KET có thời hạn đến khi nào?


Không chỉ riêng cấp độ KET mà tất cả các chứng chỉ Cambridge có thời gian hiệu lực vĩnh viễn, vô thời hạn, điều đó giúp cho các bạn học sinh không bị gò bó thời gian thi, mà có thể dễ dàng thi bất cứ lúc nào nếu mình muốn chứ không giống như các chứng chỉ IELTS, TOEIC thường thì các chứng chỉ này sẽ có thời hạn từ 2 đến 5 năm.

Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bạn tất tần tật về thông tin chứng chỉ Cambridge cấp độ KET, các bạn có thể tham khảo thêm thông qua bài viết vừa rồi để có hướng đi đúng đắn trong hành trình học tiếng Anh. Bài viết này sẽ rất phù hợp với các bạn học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông có ý định tham gia kỳ thi để lấy chứng chỉ, phục vụ lợi ích trong học tập.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP NUÔI DẠY CON THÔNG MINH CỦA NGƯỜI NHẬT

Có bao giờ các bạn rằng tại sao những đứa trẻ ở Nhật Bản thường lễ phép, thông minh và biết nghe lời người lớn không nhỉ? Người Nhật Bản được nổi tiếng với nhiều phương pháp nuôi dạy con thông minh. Hãy cùng Pantado đi khám phá những điều đặc biệt từ những phương pháp nuôi dạy con, và biết đâu thông qua bài viết này ba mẹ lại có thêm kinh nghiệm, phương pháp nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc ba mẹ nhé!

 

Không quy chụp, áp đặt con

Nuôi dạy một đứa trẻ thông minh, hạnh phúc là cả một chặng hành trình đầy gian nan, đòi hỏi sự kiên nhẫn của ba mẹ. Việc quy chụp và áp đặt không khiến con thông minh, tự tin mà ngược lại chỉ khiến con rụt rè và bị giáo dục theo đúng lỗi phủ nhận đó. Đâu đó, trong hành trình nuôi dạy con có bao giờ ba mẹ đã từng có những câu như thế này. Ví dụ như khi ba mẹ quy chụp “con là người lười biếng”, “con không biết thương ba mẹ”, con lì lợm quá”… và nhắc đi nhắc lại nhiều lần, con sẽ mặc định bản thân mình trong mắt những người khác như vậy, từ đó mất dần sự tự tin và cố gắng.

Ba mẹ Nhật dạy con học chữ từ sớm

Trên thực tế, các nhà giáo dục nổi tiếng trên thế giới đã chứng minh rằng, trẻ học càng gần với thời điểm sinh ra thì tín hiệu ngôn ngữ của con càng tốt. Bởi vậy nên, dạy chữ từ sớm là một trong 9 cách dạy con thông minh của người Nhật luôn được chú trọng. Dạy chữ từ sớm cho con không đồng nghĩa là áp đặt, bắt con phải ngồi vào bàn học, tập viết… mà đơn giản chỉ là ba mẹ hãy cho con tiếp xúc với mặt chữ từ sớm để con làm quen. Bắt đầu từ việc học vần và phát âm tròn trịa toàn bộ bảng chữ cái.

Ba mẹ Nhật chú trọng truyện cổ tích cho con

Hầu hết ở trẻ nhỏ, truyện cổ tích giống như những người bạn cùng con lớn khôn mỗi ngày. Không chỉ là những câu chuyện “nghe cho vui”, truyện cổ tích chứa đựng rất nhiều những bài học mà ba mẹ có thể lồng ghép để dạy con phù hợp với thực tế. Thế giới trong cổ tích cũng là nguồn nguyên liệu tuyệt vời để ba mẹ kích thích sự sáng tạo và trí tưởng tượng, giúp con thông minh hơn.

Hạn chế cho con xem tivi

Một trong những cách dạy con thông minh của người Nhật đó là họ hạn chế việc cho con xem tivi. Việc xem tivi quá nhiều không chỉ ảnh hưởng đến mắt mà còn tác động không tốt đến não bộ của trẻ. Nghiện xem tivi cũng khiến con ít quan tâm hơn đến sách vở và những hoạt động vui chơi ngoài trời, những yếu tố có thể làm hạn chế khả năng sáng tạo của con. Sử dụng thiết bị điện tử như tivi, máy tính bảng, điện thoại thông minh không xấu nếu ba mẹ biết cách cho con khai thác chúng.

Tích cực cho con vui chơi hoạt động ngoài trời

Cho con tham gia các hoạt động ngoài trời cũng là một trong những cách giúp con phát triển các kỹ năng khác nữa. Nếu sợ con lấm bẩn, sợ con bị nắng, sợ con bị côn trùng đốt… mà ngại cho con vui chơi ngoài trời thì chắc hẳn ba mẹ sẽ bỏ lỡ một cơ hội tốt để con học hỏi về mọi thứ xung quanh. Quá trình vui chơi với bạn bè là điều kiện lý tưởng để con học về cách ứng xử thông minh, cách giao tiếp và hợp tác tốt với mọi người, không bị rụt rè khi gặp người lạ.

Ba mẹ Nhật ngay từ khi con chào đời đã quan tâm đến việc rèn luyện thể chất cho con. Từ khi con bắt đầu tập đi, ba mẹ Nhật đã để con luyện tập với những quãng đi ngắn chừng 10m, chia nhỏ thành nhiều lần tập trong ngày. Ba mẹ Nhật cũng tích cực đưa con đến công viên để con vui chơi với bạn bè. Những hoạt động thể chất sẽ giúp con có tinh thần tốt và phát triển thể chất toàn diện, tạo điều kiện để não bộ phát triển tối ưu trong giai đoạn vàng.

Không chỉ trích lỗi lầm của con

Ba mẹ luôn có những kỳ vọng nhất định vào con cái của mình và đôi khi kỳ vọng quá lớn đó khiến chính họ phải áp lực. Nếu không tìm cách tiết chế thì khi kỳ vọng không được như ý, bạn sẽ dễ chút giận lên chính những đứa con của mình. Nhưng ba mẹ đừng quên, ai cũng có những sai lầm và trẻ nhỏ cũng vậy. Việc chỉ trích không làm con tốt hơn mà ngược lại càng khiến trẻ cảm thấy khó chịu, giận dỗi và xa lánh ba mẹ. Thay vì nặng lời, ba mẹ hãy góp ý nhẹ nhàng để con chỉnh sửa.

Khen hành vi cụ thể của con

Khen hành vi cũng là một trong những cách dạy con thông minh được người Nhật chú trọng. Ba mẹ hãy thử tưởng tượng, nếu tự nhiên con nhận được lời khen như “Con giỏi quá”, Con mẹ làm tốt quá”… thì trẻ có hiểu ba mẹ đang khen hành động, việc làm gì không. Hãy “cụ thể hóa” lời khen gắn liền với hành động như: “Con tự xếp đồ cá nhân giỏi quá”, “Con đã đạt điểm tốt ở lớp, con mẹ làm tốt lắm!”… Điều này sẽ giúp trẻ thấy việc làm tốt của mình được ba mẹ ghi nhận và cố gắng tiếp tục làm được nhiều hơn thế.

Kiên nhẫn và lặp đi lặp lại

Sự thành công hay thất bại khi áp dụng các cách dạy con của bố mẹ Nhật phụ thuộc rất nhiều vào sự kiên nhẫn. Nuôi dạy con thông minh, tự lập không phải là chuyện ngày một ngày hai. Nếu không có sự kiên nhẫn, dễ từ bỏ thì sẽ rất khó để ba mẹ đồng hành cùng con trên cả một chặng đường dài.

Những phương pháp nuôi dạy con của ba mẹ Nhật trên đây Pantado đã chia sẻ cho các bạn, điều đó sẽ giúp cho ba mẹ có thêm những kiến thức bổ ích trong quá trình nuôi dạy con, nuôi dạy những đứa trẻ hạnh phúc pháp triển và hạnh phúc.

 

CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG ANH GIAO TIẾP CHO TRẺ TẠI NHÀ

Chắc hẳn, các bậc phụ huynh đã từng băn khoăn rằng làm thế nào để con học tiếng Anh giao tiếp thật hiệu quả, con học tiếng Anh mà cứ ậm à ậm ừ, mãi không tự tin giao tiếp được. Đó cũng chính là câu hỏi ở hầu hết các bậc phụ huynh có con trong độ tuổi tiểu học, trung học cơ sở.  Vậy liệu có phương pháp nào giúp con tự tin giao tiếp trong quá trình học không nhỉ? Ở trong bài viết này, Pantado sẽ chia sẻ cho ba mẹ các phương pháp dạy tiếng Anh giao tiếp cho trẻ tại nhà vô cùng hiệu quả, điều này sẽ giúp ích cho con trong quá trình học trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ, khả năng sử dụng tiếng Anh thành thạo. Các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé!

 

Học theo đúng quy trình “nghe, nói, đọc, viết”

Để con có thể tự tin giao tiếp tiếng Anh  thì ba mẹ cũng nên rèn luyện cho con học tập theo thứ tự, đúng quy trình: nghe, nói, đọc, viết. Điều này sẽ giúp trẻ hình thành khả năng học tập theo đúng nguyên tắc và trẻ sẽ tiếp xúc với tiếng Anh qua nghe đầu tiên sau đó dần dần điều chỉnh phù hợp với khả năng của bé. Nếu trẻ thích đọc sách hơn giao tiếp thì phụ huynh cũng có thể lựa chọn sách tiếng Anh giao tiếp có nhiều hình vẽ, đẹp mắt để khơi gợi cảm giác hứng thú học tập và kích thích khả năng tư duy sáng tạo cho các con.

Xem thêm:  Mẹo giúp con tự tin giao tiếp tiếng Anh hiệu quả

Việc luyện nghe tiếng Anh cũng là một yếu tố quan trọng trong việc hình thành tư duy ngôn ngữ tiếng Anh cho bé. Qua việc luyện nghe đều đặn mỗi ngày cũng sẽ giúp con quen dần với điều đó và nâng cao kỹ năng giao tiếp, điều đó làm cho con cảm thấy việc giao tiếp tiếng Anh cũng trở lên quen thuộc, gần gũi hơn trong cuộc sống hằng ngày. Thêm vào đó, thông qua việc nghe các câu chuyện song ngữ cũng sẽ giúp con phát âm tiếng Anh chuẩn bản xứ, làm bước tiến cho việc phát triển các kỹ năng sau này

Tạo ra môi trường để bé luyện nghe tiếng Anh

Một phương pháp con học tiếng Anh cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng mà hầu hết các bậc phụ huynh cũng đã biết đến đó là tạo môi trường để con luyện nói tiếng Anh.  Ba mẹ có thể mở những bài hát, câu chuyện thú vị bằng tiếng Anh phù hợp với độ tuổi của con trong mỗi lúc con rảnh, không cần phải bắt con nghe quá nhiều vì điều đó con sẽ dễ bị chán nản, dần dần có cảm giác sợ sệt với tiếng Anh. Thay vào đó ba mẹ có thể áp dụng phương pháp cho con nghe thường xuyên, đều đặn mỗi ngày, chỉ cần 15 đến tối đa 30 phút mỗi ngày, con sẽ hình thành nên thói quen. Khi con lớn hơn một chút thì ba mẹ có thể chiều chỉnh giảm tần suất nghe giảm đi một chút, điều đó sẽ tăng khả năng phát âm chuẩn hơn và rèn cho con sự tự tin sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp.

Một số kênh youtube học tiếng Anh mà ba mẹ có thể cho con nghe như: Super Simple Songs, Muffins Songs. Những câu chuyện thú vị cùng với những bài hát song ngữ vui nhộn sẽ giúp con có khả năng tiếp thu ngôn ngữ một cách nhanh chóng. Chính vì vậy nên khi dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé các bậc phụ huynh có thể dùng thêm các đoạn  hội thoại tiếng anh ngắn gọn giúp con làm quen với các tình huống giao tiếp.

Dạy bé học tiếng Anh qua bài hát

Não bộ của trẻ được ví như một miếng bọt biển, chúng tiếp thu kiến thức một cách thụ động. Chính vì vậy, ở giai đoạn này, các bậc phụ huynh hoàn toàn có thể sử dụng những bài hát song ngữ vui nhộn để kích thích hứng thú học tập của bé. Đầu tiên, ba mẹ hãy chọn bài hát mà bé thích thú, điều đó sẽ thôi thúc bé nghe thường xuyên và làm quen với phát âm tiếng Anh. Một điều nữa các bậc phụ huynh cần chú ý là hãy cân nhắc xem trình độ hiện tại của bé đã phù hợp với những bài hát hay chưa ba mẹ nhé.

Dạy học tiếng Anh giao tiếp cho bé bằng hình ảnh

Thông thường não bộ của trẻ thường bị thu hút bởi hình ảnh sinh động, màu sắc rực rỡ nên bạn có thể áp dụng để dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé bằng hình ảnh hay còn gọi là phương pháp trực quan. Và để tăng sự hiệu quả của phương pháp này, giúp bé ghi nhớ các từ vựng một cách nhanh chóng và chính xác là ba mẹ hoàn toàn có thể dán tên các vật dụng có trong nhà bằng tiếng Anh để bé có thể nhìn thấy thường xuyên. Phương pháp này phù hợp khi ba mẹ dạy tiếng Anh giao tiếp cho các bạn nhỏ tuổi từ 3-5 tuổi. Đối với trẻ 5 tuổi thì cần học thêm ngôn ngữ sâu hơn về sự hiểu biết thế giới xung quanh về các chủ đề xoay quanh cuộc sống như: đồ vật, con vật, gia đình, sở thích, trường học,.... Bên cạnh đó ba mẹ cũng có thể áp dụng dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé qua hình thức tiếp xúc với các câu chuyện bằng âm thanh, thước phim hoặc postcard,..

Một điều vô cùng quan trọng khi dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé là tạo cho chúng sự tự nhiên khi tiếp cận với ngôn ngữ. Điều này, ba mẹ cần cho con tiếp cận càng sớm càng tốt, các con có thể học phát âm bằng cách bắt chước mà không cần đi vào từng khía cạnh nữa. Vì thế ba mẹ nên cho con nghe tiếng Anh giọng chuẩn người bản xứ về ngữ âm để con có nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này.

Như vậy, Pantado đã chia sẻ cho các bậc phụ huynh về các phương pháp học tiếng Anh giao tiếp cho trẻ tại nhà. Hy vọng rằng, bài viết này sẽ đem lại những thông tin và phương pháp hữu ích mà ba mẹ có thể áp dụng cho con trong quá trình học tiếng Anh một cách hiệu quả. 

 

90 Câu Tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề cho trẻ em tiểu học

Tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới và được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động quốc tế. Việc học Tiếng Anh từ nhỏ sẽ giúp cho trẻ em có nhiều cơ hội phát triển hơn trong tương lai. Trong bài viết này, giới thiệu 10 chủ đề giao tiếp Tiếng Anh dành cho trẻ em, giúp chúng có thể học nhiều cách để diễn đạt ý tưởng và truyền đạt thông điệp bằng Tiếng Anh.

Tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề giới thiệu bản thân cho trẻ em

 

Chủ đề giới thiệu bản thân rất quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là khi các bé muốn kết bạn với những người mới. Hướng dẫn các bé cách giới thiệu bản thân Tiếng Anh một cách tự tin sẽ giúp các bé có thể giao tiếp tốt hơn với nhiều người khác nhau.

tiếng anh giao tiếp cho trẻ em theo chủ đề

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em theo chủ đề giới thiệu bản thân

Một số câu Tiếng Anh giao tiếp để giới thiệu bản thân cho bé có thể là:

  • Hi, my name is [your name]. (Xin chào, tôi tên là [tên bạn].)
     
  • I'm [your name]. (Tôi là [tên bạn].)
     
  • Nice to meet you. (Rất vui được gặp bạn.)
     
  • It's a pleasure to meet you. (Rất hân hạnh được gặp bạn.)
     
  • How are you? (Bạn khỏe không?)
     
  • I'm fine, thank you. And you? (Tôi khỏe, cảm ơn bạn. Còn bạn?)
     
  • I'm from [your country]. (Tôi đến từ [quốc gia của bạn].)
     
  • I'm a [your job]. (Tôi là [công việc của bạn].)
     
  • I'm interested in [your interests]. (Tôi quan tâm đến [sở thích của bạn].)
     
  • It's nice to meet you all. (Rất vui được gặp tất cả các bạn.)
     
  • I'm looking forward to working with you all. (Tôi rất mong được làm việc với tất cả các bạn.)
     

Mẫu câu Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em về chủ đề gia đình

 

Gia đình là một chủ đề quen thuộc trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Hướng dẫn các bé cách hỏi thăm và trả lời về gia đình bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể giao tiếp tốt hơn với những người khác.

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em theo chủ đề gia đình

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em theo chủ đề gia đình

Một số mẫu câu Tiếng Anh về chủ đề gia đình cho trẻ có thể là:

  • My family is small. (Gia đình tôi nhỏ.)
     
  • I have two brothers and one sister. (Tôi có hai anh trai và một chị gái.)
     
  • My parents are both teachers. (Bố mẹ tôi đều là giáo viên.)
     
  • I live with my parents and my siblings. (Tôi sống với bố mẹ và anh chị em của mình.)
     
  • I love my family very much. (Tôi rất yêu gia đình của mình.)
     
  • My family is my support system. (Gia đình tôi là hệ thống hỗ trợ của tôi.)
     
  • I can always count on my family for help. (Tôi luôn có thể dựa vào gia đình của mình để giúp đỡ.)
     
  • My family is my best friends. (Gia đình tôi là những người bạn thân nhất của tôi.)
     
  • I am so grateful for my family. (Tôi rất biết ơn gia đình của mình.)
     

Dưới đây là một số mẫu câu Tiếng Anh về chủ đề gia đình có thể được sử dụng trong các tình huống khác nhau:

Khi giới thiệu về gia đình của mình:

  • My name is [name] and I come from a small family. (Tên tôi là [tên] và tôi đến từ một gia đình nhỏ.)
     
  • My family consists of my parents, two brothers, and one sister. (Gia đình tôi gồm bố mẹ, hai anh trai và một chị gái.)
     
  • My parents are both very supportive of me. (Bố mẹ tôi đều rất ủng hộ tôi.)
     
  • I am very close to my family. (Tôi rất thân thiết với gia đình của mình.)
     

Tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề family cho trẻ em

Tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề family cho trẻ em

Khi nói về những kỷ niệm đẹp với gia đình:

  • I have many fond memories of my childhood. (Tôi có nhiều kỷ niệm đẹp về thời thơ ấu của mình.)
     
  • I remember going on vacation with my family every summer. (Tôi nhớ đi nghỉ mát với gia đình vào mỗi mùa hè.)
     
  • We would always have so much fun together. (Chúng tôi luôn có rất nhiều niềm vui cùng nhau.)
     
  • I am so grateful for all the good times I have had with my family. (Tôi rất biết ơn tất cả những khoảng thời gian vui vẻ mà tôi đã có với gia đình của mình.)
     

Khi nói về những khó khăn mà gia đình đã trải qua:

  • My family has faced many challenges, but we have always come out stronger. (Gia đình tôi đã phải đối mặt với nhiều thử thách, nhưng chúng tôi luôn vượt qua và trở nên mạnh mẽ hơn.)
     
  • We have learned to support each other through thick and thin. (Chúng tôi đã học cách hỗ trợ nhau trong mọi hoàn cảnh.)
     
  • I am so proud of my family for everything we have overcome. (Tôi rất tự hào về gia đình của mình vì tất cả những gì chúng tôi đã vượt qua.)
     

 

Giao tiếp Tiếng Anh cho bé theo chủ đề chào hỏi – tạm biệt

 

Chủ đề chào hỏi và tạm biệt cũng là một chủ đề quan trọng trong giao tiếp hàng ngày. Hướng dẫn các bé cách chào hỏi và tạm biệt bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể giao tiếp tốt hơn với những người khác.

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em theo chủ đề chào hỏi - tạm biệt

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em theo chủ đề chào hỏi - tạm biệt

Một số mẫu câu Tiếng Anh về chủ đề chào hỏi và tạm biệt có thể là:

Chào hỏi:

  • Good morning (chào buổi sáng)
     
  • Good afternoon (chào buổi chiều)
     
  • Good evening (chào buổi tối)
     
  • Hello (xin chào)
     
  • How are you? (bạn khỏe không?)
     
  • Nice to meet you (rất vui được gặp bạn)
     
  • It's nice to see you again (rất vui được gặp lại bạn)
     

Tạm biệt:

  • Goodbye (tạm biệt)
     
  • See you later (hẹn gặp lại)
     
  • See you soon (hẹn gặp lại sớm)
     
  • Take care (cẩn thận)
     
  • Have a nice day (chúc bạn một ngày tốt lành)
     
  • Good night (chúc ngủ ngon)
     

 

Các mẫu câu Tiếng Anh cho bé về chủ đề hỏi thăm

 

Hỏi thăm là một phần quan trọng trong giao tiếp hàng ngày, bao gồm hỏi thăm về tình trạng sức khỏe, công việc, cuộc sống, v.v... Hướng dẫn các bé cách hỏi thăm và trả lời các câu hỏi bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể giao tiếp tốt hơn với những người khác.

Tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề hỏi thăm cho trẻ em

Tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề hỏi thăm cho trẻ em

Một số mẫu câu Tiếng Anh cho bé về chủ đề hỏi thăm có thể là:

  • How are you feeling today? (Bạn cảm thấy thế nào hôm nay?)
     
  • What did you do over the weekend? (Cuối tuần này bạn đã làm gì?)
     
  • How is your job/school going? (Công việc/học tập của bạn đang diễn ra thế nào?)
     
  • Are you enjoying your vacation? (Bạn có thích kỳ nghỉ của mình không?)
     

Mẫu câu Tiếng Anh đơn giản cho bé về chủ đề học tập

 

Chủ đề học tập là rất quan trọng trong cuộc sống của các em học sinh. Hướng dẫn các bé cách trao đổi về chủ đề học tập bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể giao tiếp tốt hơn với thầy cô và bạn bè.

Giao tiếp Tiếng Anh cho bé theo chủ đề học tập

Giao tiếp Tiếng Anh cho bé theo chủ đề học tập

Một số mẫu câu Tiếng Anh đơn giản cho bé về chủ đề học tập có thể là:

  • What subjects do you like at school? (Môn học nào bạn thích ở trường?)
     
  • Do you have any homework tonight? (Bạn có bài tập về nhà không?)
     
  • Have you studied for the test? (Bạn đã ôn tập cho bài kiểm tra chưa?)
     
  • I need help with my math homework. (Tôi cần được giúp đỡ với bài tập toán của mình.)
     

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em chủ đề sở thích

 

Chủ đề sở thích là rất quan trọng trong việc kết nối với người khác. Hướng dẫn các bé cách trao đổi về chủ đề sở thích bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể giao tiếp tốt hơn với bạn bè mới và các người khác.

Giao tiếp Tiếng Anh cho bé theo chủ đề sở thích

Giao tiếp Tiếng Anh cho bé theo chủ đề sở thích

Một số mẫu câu Tiếng Anh cho bé về chủ đề sở thích có thể là:

  • I love playing soccer. (Tôi yêu thích chơi bóng đá.)
     
  • What is your favorite hobby? (Sở thích yêu thích của bạn là gì?)
     
  • I enjoy reading books in my free time. (Tôi thích đọc sách vào thời gian rảnh.)
     
  • Let's play video games together! (Hãy chơi game video cùng nhau nhé!)
     

Chủ đề nghề nghiệp - Mẫu câu Tiếng Anh giao tiếp cho bé hiệu quả

 

Chủ đề nghề nghiệp là một chủ đề thú vị và hữu ích để trao đổi bằng Tiếng Anh. Hướng dẫn các bé cách trao đổi về nghề nghiệp bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể hiểu rõ hơn về tương lai của mình.

Tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề nghề nghiệp cho trẻ em

Tiếng Anh giao tiếp theo chủ đề nghề nghiệp cho trẻ em

Một số mẫu câu Tiếng Anh cho bé về chủ đề nghề nghiệp có thể là:

  • What do you want to be when you grow up? (Bạn muốn trở thành gì khi lớn lên?)
     
  • My dream job is to be a doctor. (Công việc mơ ước của tôi là trở thành bác sĩ.)
     
  • My dad is a teacher. (Bố tôi là giáo viên.)
     
  • I want to learn more about different jobs. (Tôi muốn tìm hiểu thêm về các công việc khác nhau.)
     

Tiếng Anh giao tiếp cho bé chủ đề vật nuôi

 

Chủ đề vật nuôi là rất thú vị và gần gũi với cuộc sống hàng ngày của các em nhỏ. Hướng dẫn các bé cách trao đổi về chủ đề vật nuôi bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể giao tiếp tốt hơn với bạn bè và người khác.

Tiếng Anh giao tiếp chủ đề vật nuôi cho trẻ tiểu học

Tiếng Anh giao tiếp chủ đề vật nuôi cho trẻ tiểu học

Một số mẫu câu Tiếng Anh cho bé về chủ đề vật nuôi có thể là:

  • I have a cat named Fluffy. (Tôi có một con mèo tên Fluffy.)
     
  • What kind of pet do you have? (Bạn nuôi loài thú cưng gì?)
     
  • Dogs are loyal and friendly. (Chó rất trung thành và thân thiện.)
     
  • I want to get a fish for my birthday. (Tôi muốn được tặng một con cá nhân dịp sinh nhật.)
     

Tiếng Anh giao tiếp chủ đề trường lớp, học tập cho bé

 

Chủ đề trường lớp và học tập là rất quan trọng trong cuộc sống của các em học sinh. Hướng dẫn các bé cách trao đổi về chủ đề này bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể giao tiếp tốt hơn với thầy cô và bạn bè.

Tiếng Anh giao tiếp chủ đề trường lớp cho trẻ tiểu học

Tiếng Anh giao tiếp chủ đề trường lớp cho trẻ tiểu học

Một số mẫu câu Tiếng Anh cho bé về chủ đề trường lớp và học tập có thể là:

  • I love going to school and learning new things. (Tôi yêu thích đi học và học những điều mới.)
     
  • What is your favorite subject? (Môn học yêu thích của bạn là gì?)
     
  • I need help with my science project. (Tôi cần được giúp đỡ với dự án khoa học của mình.)
     
  • I want to get good grades this semester. (Tôi muốn có điểm số tốt trong học kỳ này.)
     

10 mẫu câu Tiếng Anh giao tiếp chủ đề màu sắc cho trẻ

 

Chủ đề màu sắc là một chủ đề thú vị và hữu ích để trao đổi bằng Tiếng Anh. Hướng dẫn các bé cách trao đổi về màu sắc bằng Tiếng Anh sẽ giúp các bé có thể hiểu rõ hơn về màu sắc và có thể mô tả được các đồ vật, hình ảnh xung quanh mình.

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em theo chủ đề màu sắc

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em theo chủ đề màu sắc

Một số mẫu câu Tiếng Anh cho bé về chủ đề màu sắc có thể là:

  • What is your favorite color? (Màu yêu thích của bạn là gì?)
     
  • The sky is blue. (Bầu trời màu xanh lá cây.)
     
  • My shirt is red and my pants are blue. (Áo của tôi màu đỏ và quần của tôi màu xanh.)
     
  • I like all the colors of the rainbow. (Tôi thích tất cả các màu của cầu vồng.)
     

Kết Luận

 

Ngoài ra, còn rất nhiều chủ đề khác mà các bé có thể học để nâng cao kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh của mình. Quan trọng nhất là phải luyện tập thường xuyên và không sợ sai lầm. Hãy khuyến khích các bé học Tiếng Anh một cách tích cực và vui vẻ nhé!

>> Gợi ý bài viết cùng chủ đề:

>> Cách dạy tiếng anh giao tiếp cho trẻ em mới bắt đầu tại nhà.

>> Những câu giao tiếp Tiếng Anh cơ bản cho bé hàng ngày tại nhà.