Đâu Là Những Sai Lầm Mà Người Học Tiếng Anh Hay Gặp Phải?

Đâu Là Những Sai Lầm Mà Người Học Tiếng Anh Hay Gặp Phải?

Tiếng Anh là một ngoại ngữ không phải học vài tuần hay thậm chí là vài tháng mà đã tiến bộ ngay được mà điều này cần phải có nhiều thời gian học tập và ôn luyện. Có bao giờ bạn đã hỏi rằng con mình học tiếng Anh mãi mà chẳng thấy tiền bộ là bao? Nguyên nhân là do đâu lại trở lên như vậy? Phải chăng là những sai lầm khi con hay gặp phải trong quá trình học tiếng Anh? Điều đó hoàn toàn có thể bởi những sai lầm đó được lặp đi lặp lại nếu khắc phục sẽ dẫn đến tình trạng con học mãi mà không tiến bộ. Vậy những sai lầm đó mà không chỉ là học sinh mà bất kể người học gặp phải là gì? Để giải đáp câu hỏi đó, ba mẹ hãy cùng Pantado tìm hiểu để từ đó có thể đưa ra được những phương pháp học hiệu quả nhất ba mẹ nhé!

 

1. Sai lầm mà học sinh hay gặp phải khi học tiếng Anh là gì? 

Hầu hết, trong quá trình học tiếng Anh đối với bất kì người học nào thì đều gặp phải một số những sai lầm khi học, dưới đây là một số những sai lầm mà người học thường gặp phải trong quá trình học tiếng Anh có thể kể đến như:

1.1. Thời gian học tiếng Anh còn quá ít

Để cải thiện trình độ tiếng Anh của mình, thời gian học là điều quan trọng hơn cả. Có rất nhiều bạn học sinh khi học cho dù đã thời gian biểu cho mình nhưng lại bỏ ngỏ không thật sự sát sao vào việc học tiếng Anh, dễ bị những thứ hấp dẫn khác bỏ ngỏ, và tất nhiên thời gian học tiếng Anh cũng rút ngắn lại. Bên cạnh đó, học tiếng Anh ở trường đã hình thành thói quen chỉ chuẩn bị học khi có tiết học ở lớp mà thôi. Và thực sự để ghi nhớ được những gì đã học quả thực rất khó, điều này còn ảnh hưởng làm đến việc liên kết đến những bài học trong tương lai.

Để khắc phục được tình trạng đó, ba mẹ có thể khuyên dạy con rằng nên dành thời gian mỗi ngày cho việc học tiếng Anh, thậm chí chỉ cần học 10 hay 15 phút mỗi ngày cũng được, có thể không nhiều nhưng việc học đều đặn thường xuyên giúp con ghi nhớ lâu hơn

1.2. Khi học tiếng Anh chú trọng quá nhiều vào ngữ pháp

Đây có lẽ là một sai lầm thường thấy nhất đối với các bạn học sinh Việt Nam, đơn giản chỉ để phục vụ cho các kỳ thi và bài kiểm tra mà quên đi mất rằng mục đích chính của việc học bất kỳ ngoại ngữ là để trao đổi, giao tiếp với mọi người xung quanh. Hơn nữa, việc chỉ tập trung vào ngữ pháp cũng sẽ khiến người đọc dễ cảm thấy nản lòng và mất động lực.
Và tất nhiên vẫn cần có hiểu biết căn bản về ngữ pháp để học tốt tiếng Anh. Cách tốt nhất là nên học song song, áp dụng ngữ pháp được học nghe nói đọc viết thường xuyên và nhuần nhuyễn. Như vậy vừa nhớ kiến thức ngữ pháp, vừa tạo thói quen áp dụng ngữ pháp chuẩn vào trong các hình thức.
Để có thể khắc phục điều này, các bạn học sinh có thể tiếp thu các bài học ngữ pháp thông qua việc đọc sách báo, xem phim và những chương trình truyền hình nói tiếng Anh, podcast và hãy ghi chú lại những cấu trúc câu, ngữ pháp khó hiểu để sau đó tìm hiểu và ghi nhớ chúng. Hãy học mọi khía cạnh của tiếng Anh chứ không chỉ ngữ pháp, điều này sẽ giúp các bạn học sinh hứng thú hơn với môn học đó.

1.3. Luôn so sánh mình với người khác khi học tiếng Anh

Đâu đó luôn có sự so sánh giữa khả năng của mình với người khác. Hãy nhớ rằng mỗi người sẽ có cách học, cách tiếp thu kiến thức một cách khác nhau, hãy sử dụng những phương pháp phù hợp với mình. Thay bằng những việc làm đó, các bậc phụ huynh cho con nên thử các phương pháp học tiếng Anh và tìm ra cách phù hợp với mình nhất. 

1.4. Học theo phương pháp học truyền thống

Đây là một trong những sai lầm khá phổ biến, các bạn học sinh cũng rất dễ học theo phương pháp học truyền thống. Vì vậy phương pháp duy nhất có thể làm cho các bạn học sinh rất dễ chán nản và cuối cùng chọn cách từ bỏ.
Một ví dụ mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo: Trong quá trình luyện kỹ năng giao tiếp, nhiều người khi luyện nói tiếng Anh chỉ đơn giản đọc theo phần bài trong sách giáo khoa, nhưng như vậy rất dễ dẫn tới sự nhàm chán và học không hiệu quả. Vì vậy, hãy thử áp dụng nhiều phương pháp luyện nói tiếng Anh khác nhau xem sao nhé!
Để khắc phục được tình trạng này, các bậc phụ huynh nên tham khảo cho con nhiều phương pháp học khác nhau nữa. Điều đó sẽ giúp con có thêm động lực

1.5. Học từ vựng không theo chủ đề

Thực tế cho thấy, khi học những từ vựng tiếng Anh riêng lẻ không kết nối vào một chủ đề nào đó sẽ dẫn đến việc khó ghi nhớ. Và tất nhiên, nỗ lực của các bạn nhỏ cũng sẽ không có kết quả tốt.
Nếu muốn khắc phục tình trạng này, cách tốt nhất có thể làm đó là học từ vựng là đọc sách. Đầu tiên hãy đọc sách dành cho trẻ em, sau đó chuyển dần lên những cuốn khó hơn. Điều này sẽ tạo ra kết quả dần dần và liên tục tiến bộ.
Một trong những cách khắc phục nữa là học những từ mới theo nhóm liên quan đến một chủ đề, như chủ đề về du lịch, âm nhạc, điện ảnh. Bằng cách này các bạn học sinh có thể liên kết các từ với nhau, tìm ra sự tương tự và thử dùng các từ với nhau để hình thành một câu. Việc học từ vựng sẽ dễ dàng hơn. 

1.6. Trong quá trình học không có mục tiêu, định hướng rõ ràng

Việc không có định hướng cụ thể, rõ ràng trong suốt quá trình học sẽ khó đo lường sự tiến bộ của mình và cũng không có động lực để phấn đấu. Ngoài ra, việc đặt cho mình những mục tiêu quá khó để đạt được, kết quả là bạn sẽ thấy thất vọng. Thái độ học sai: Cách tiếp cận sai có thể làm hỏng cả quá trình học. Nếu bạn bắt buộc mình phải học, bạn sẽ dễ nản lòng và không có kết quả.
Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng đó là hãy đặt mục tiêu cho bản thân đủ khó để các bạn học sinh có động lực để đạt được. Và hãy luôn nhớ là đang học cho chính bản thân. Thậm chí nếu có tư tưởng rằng học tiếng Anh cho một kỳ thi hay cho công việc, việc thành thạo một ngoại ngữ có nghĩa sẽ giúp ích được rất nhiều trong tương lai.

2. Những vấn đề thường gặp trong quá trình học tiếng Anh

2.1. Kỹ năng viết

Đối với những người vừa bắt đầu tiếp xúc tiếng Anh thông thường hay mắc các lỗi ngữ pháp, sử dụng từ, chia thì...cơ bản liên quan đến ngữ pháp và cách trình bày bài văn. Để hạn chế những sai lầm này, nên tuân theo quy tắc ở các bài văn mẫu để nắm vững nền tảng, những sai lầm người học tiếng Anh hay mắc phải khi viết bài như sau:
Dùng quá nhiều cụm động từ: Việc dùng quá nhiều cụm động từ sẽ khiến bài viết trở nên quá trang trọng và dài dòng. Hãy sử dụng động từ một âm tiết nếu nghe hợp lý hơn là các cụm động từ có nghĩa tương tự. Việc này còn có điểm hay là làm cho bài viết của bạn ngắn gọn và dễ đọc hơn.
Viết quá dài dòng: Việc dùng những từ không cần thiết hoặc những câu dài dòng làm câu bị rối, và cũng làm người đọc khó chịu. 

1.2. Kỹ năng đọc

Chỉ đọc một loại tài liệu: Hãy đọc những điều bạn thật sự quan tâm. Bạn có thể xem phim nói tiếng Anh và có phụ đề tiếng Anh, những chương trình truyền hình yêu thích, đọc sách chủ đề mà học sinh thích… Việc học ngoại ngữ như vậy không chỉ giới hạn trong những bài đọc và bài nghe hay những đoạn đối thoại nhàm chán được thiết kế sẵn. Hơn nữa, đọc nhiều sách báo, tạp chí… có thể học được thêm rất nhiều từ vựng mới.
Không có đủ vốn từ vựng: Điều tối thiểu là phải có đủ vốn từ để đọc hiểu những từ khóa, những ý chính của bài văn từ đó rút ra được ý chính của bài. Nâng cao vốn từ vựng của bản thân ở nhiều chủ đề để có thể đọc hiểu nhiều bài đọc khác nhau mà bạn gặp phải. Hãy học từ vựng theo từng chủ đề (con vật, đồ vật, thời tiết, con người), việc này sẽ giúp nắm được các từ khóa chính của đa dạng chủ đề và cải thiện khả năng đọc thấy rõ.

1.3. Kỹ năng nói

Sợ mắc sai lầm khi nói: Đây là những lý do phổ biến khiến bạn ngại giao tiếp dẫn tới việc kỹ năng nói tiếng Anh ngày càng mai một.
Hãy chuẩn bị tâm lý tốt: Không ai có thể học một ngoại ngữ mà không phạm lỗi phát âm cũng như lỗi ngữ pháp trong quá trình học. Có thể mắc nhiều lỗi khi nói tiếng Anh, nhưng mỗi sai lầm bạn mắc phải là một cơ hội để học hỏi. 
Phát âm sai: Người Việt Nam không có khái niệm trọng âm, vì chúng ta không có từ đa âm tiết. Trong tiếng Anh đôi khi thay đổi trọng âm sẽ thay đổi hoàn toàn nghĩa của từ. Ví dụ “PREsent” (trọng âm ở âm thứ nhất) có nghĩa là món quà, trong khi “preSENT” (trọng âm ở âm thứ hai) có nghĩa là giới thiệu, trình bày. Người nghe sẽ không hiểu khi chúng ta nhấn sai trọng âm của một từ. Lỗi phát âm “s”: không đọc âm “s” ở cuối từ. Điều này rất quan trọng vì hậu tố “s” thường dùng thể hiện danh từ số nhiều hoặc động từ chia theo các thì.
Không phát âm âm đuôi: Ví dụ có nhiều bạn không phát âm /k/ ở cuối “think”. Trong tiếng Việt chúng ta không cần phải phát âm âm đuôi nhưng trong tiếng Anh điều này rất quan trọng vì nó giúp người khác hiểu được những câu từ. 
Hãy thường xuyên thực hành nghe âm thanh bản ngữ và phát âm theo. Nếu có cơ hội thì nên nghe và nói chuyện với người bản ngữ ngoài đời thực. 

1.4. Kỹ năng nghe

Chưa nghe đủ hiểu: Ngay từ lúc bắt đầu học, việc tập nghe tiếng Anh hàng ngày có thể giúp chúng ta nói được tiếng Anh nhanh hơn và quen với cách phát âm. Lúc bắt đầu, nên nghe và đọc bản ghi lời thoại đồng thời. Có thể nghe nhạc và đọc lời bài hát. Nghe tiếng Anh thường xuyên không chỉ giúp cho khả năng đàm thoại trong tương lai, mà còn giúp học sinh phát âm đúng.
Chỉ nghe tổng thể mà không tập chung vào từ: Khi nghe người bản ngữ nói, dù nói chuyện ngoài đời thực hay xem phim, xem TV, có người chỉ tập trung vào việc cố gắng hiểu ý nghĩa tổng thể của những gì đang nói mà không cần hiểu hết nội dung các từ. 
Đừng nghe một cách thụ động và nên tập trung vào từng từ. Nếu chúng không hiểu một từ hay cụm từ nào đó, hãy hỏi lại người nói xem nó có nghĩa là gì. Nếu ba mẹ cho con nghe khi xem phim hay TV, hãy ghi chú lại để tìm hiểu. Hãy xem mỗi lần nghe một người bản ngữ nói là một lần học hỏi, không chỉ để cố gắng hiểu những gì họ đang nói.
Pantado là trung tâm Anh ngữ trực tuyến uy tín hàng đầu tại Việt Nam với phương pháp giảng dạy theo tiêu chuẩn châu  u, giúp các bé phát triển toàn diện về các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết trong tiếng Anh, và tự tin trong giao tiếp. 

Đăng ký khóa học tiếng Anh trực tuyến, để con được trải nghiệm phương pháp giảng dạy, cùng với những bài học vô cùng bổ ích tại tại Pantado ba mẹ nhé!