Kiến thức học tiếng Anh
Có lẽ cụm từ Interested in đã quen thuộc với chúng ta, nó mang nghĩa là thích thú, quan tâm đến điều gì.Trong khi Like, Enjoy, Love và Adore cũng có nghĩa là thích, yêu thích.Tuy nhiên cách dùng của chúng lại không giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cấu trúc Interested in và so sánh các cấu trúc Interested in, Like, Enjoy, Love, Adore, Be fond of, Be keen on trong tiếng Anh nhé!
Cấu trúc Interested in
Trong tiếng Anh, cấu trúc Interested in được sử dụng để diễn tả sự yêu thích, quan tâm, hứng thú đối với một đối tượng cụ thể nào đó.
Ví dụ:
I’m interested in Philosophy, Literature and Psychology. / (Tôi thích môn triết học, văn học và lịch sử.)
Khi sử dụng trong các câu văn cụ thể, interested in đứng sau động từ tobe và trước một danh từ hoặc danh động từ (V-ing)
Cấu trúc:
S + tobe + interested in + Noun/ V-ing
Ví dụ:
- The politician’s son was not interested in politics. / (Con trai của nhà chính trị gia không hứng thú với chính trị.)
- He is more interested in exploring the world than waiting long enough to see what happened. / (Anh ấy thích việc khám phá thế giới hơn là chờ đợi đủ lâu để xem thứ gì xảy ra.)
So sánh các cấu trúc diễn tả sự yêu thích
Cấu trúc Like
- Like mang nghĩa là thích, thường sử dụng trong những tình huống chung chung, không cụ thể.
- Like là một cảm xúc thích thú đơn giản, thường đến rất nhanh, tuy nhiên chúng có thể duy trì lâu dài hoặc không. Đây là đặc điểm phân biệt like với love (tình yêu mãnh liệt, lãng mạn), adore (tình yêu với sự say mê, ngưỡng mộ, tôn kính), và be fond of (thích một người đã biết nhau lâu rồi).
- Động từ Like miêu tả cảm giác dễ chịu, hài lòng về điều được nói đến. Điều này cũng khác với động từ enjoy, được dùng khi bạn có được cảm giác hài lòng, nhận được niềm vui từ điều gì đó.
Ví dụ:
- I like my experiences here = I think my experience here is very good. / (Tôi nghĩ những trải nghiệm của tôi rất tốt.)
- I enjoy my experience here = I have satisfaction from my experience here. / (Tôi hài lòng với những trải nghiệm của mình ở đây.)
Cấu trúc Enjoy
- Động từ Enjoy được dùng khi bạn cảm thấy hài lòng, vui vẻ, thích thú bởi những thứ bạn đã làm hay trải qua. So với like và love thì enjoy nhấn mạnh sự tận hưởng hơn.
Ví dụ: She really enjoyed her holiday in Nha Trang. / (Cô ấy đã thực sự tận hưởng kỳ nghỉ ở Nha Trang.)
- Khác với like, love, adore, fancy, be fond of, be keen on, be interested in thì enjoy không được dùng để nói thích ai đó.
- Động từ enjoy còn được sử dụng để diễn tả rằng bạn hi vọng người đó sẽ thích thứ mà bạn gợi ý cho họ, có thể là tặng, mời, đọc, xem hoặc thưởng thức.
Ví dụ: This is your concert ticket. I hope that you will enjoy it. / (Đây là vé xem biểu diễn của bạn. Mình hi vọng bạn sẽ thích nó.)
>>> Có thể bạn quan tâm: chương trình học tiếng anh online cho trẻ em
Cấu trúc Love
- Từ love nhấn mạnh yếu tố lãng mạn trong tình yêu. Nó thường là cảm xúc thu hút mạnh mẽ, dựa trên ham muốn tình dục và có nhu cầu được ràng buộc gắn bó với người đó. Trong khi đó, like chỉ là cảm xúc quý mến ai đó. Do đó, love có cảm xúc mạnh hơn like.
Ví dụ: This is my wife. I love her so much. / (Đây là vợ tôi. Tôi yêu cô ấy rất nhiều.)
- Love có xu hướng nói đến một tình cảm nghiêm túc, kéo dài trong khoảng thời gian trung đến dài hạn. Ngược lại, like, fancy là một cảm xúc thích thú, ham muốn đơn giản, thường đến rất nhanh, có thể duy trì lâu dài hoặc không.
- Love còn được dùng để nói đến tình yêu giữa các thành viên trong gia đình hay bạn bè. Với cách dùng này, love tương tự adore. Tuy nhiên, adore lại nhấn mạnh yếu tố ngưỡng mộ và tôn kính hơn.
Ví dụ: I love/adore my parents because they have worked so hard to raise me. / (Tôi rất yêu bố mẹ mình vì họ đã làm việc rất vất vả để nuôi tôi khôn lớn.)
Cấu trúc adore
- Adore trong tiếng Anh có nghĩa là yêu và tôn trọng ai đó rất nhiều; hoặc thích cái gì đó rất nhiều
- Adore diễn đạt tình cảm mãnh liệt, say mê đắm đuối và tận tụy, theo cái cách cho thấy sự ngưỡng mộ hoặc tôn kính người đó. Trong khi Love lại nhấn mạnh yếu tố lãng mạn, nồng nàn giữa những người yêu nhau hay một mối quan hệ gắn bó như ba mẹ, con cái, vợ chồng. Ngoài ra, so với love, adore thường được sử dụng trong ngữ cảnh không trang trọng, thường được thấy trong lời bài hát hay thơ văn.
- Adore, với nghĩa trang trọng, còn để nói đến sự tôn thờ, sùng bái thần thánh. Đặc điểm này phân biệt adore với like, enjoy, love, fancy, be fond of, be keen on, be interested in.
- Adore còn được dùng để nói thích ai theo kiểu thần tượng ai đó (ca sĩ, diễn viên).
Ví dụ: Benedict Cumberbatch is a talented actor. We adore him. / (Benedict Cumberbatch là một nam diễn viên tài năng. Chúng tôi thần tượng anh ấy.)
Cấu trúc Fancy
- Trong tiếng Anh, Fancy nghĩa là muốn điều gì hoặc bị thu hút bởi ai đó.
Ví dụ: I fancy a cup of bubble tea. / (Tôi muốn một cốc trà sữa.)
- Fancy thường được dùng trong Anh-Anh. Trong Anh-Mỹ, mọi người có xu hướng dùng want to hơn.
- Fancy someone có nghĩa rằng bạn bị thu hút bởi ai đó. Mức độ thích cao hơn like someone. Cách dùng này được sử dụng như be keen on.
Ví dụ: She knew he fancies her, but she didn’t give him any chance. / (Cô ấy biết anh ta thích mình, nhưng cô không cho anh ta cơ hội nào.)
- Fancy yourself để nói rằng bạn tự cho là mình đẹp, thông minh, nổi tiếng. Trong khi đó, enjoy yourself để nói rằng bạn có được niềm vui từ việc mà bạn đang làm.
Cấu trúc Be Fond Of
- Be fond of diễn tả cảm xúc thích một ai đó rất nhiều, đặc biệt khi bạn đã biết họ trong thời gian lâu.
- Trong khi like someone để nói đến cảm giác thích, hoặc quý mến ai đó một cách nhanh chóng thì be fond of someone thể hiện tình cảm mạnh hơn, thích rất nhiều, nhấn mạnh việc bạn đã biết người này một thời gian khá lâu, đã gặp gỡ, nói chuyện nhiều lần.
Ví dụ: I am fond of the boy next door. He has helped me a lot since I moved to this area. / (Tôi thích chàng trai nhà bên. Anh ấy đã giúp tôi rất nhiều từ khi tôi chuyển đến khu vực này.)
- Bên cạnh đó, so với love someone, thì be fond of someone thể hiện tình cảm nhẹ hơn. Nó không thể hiện được sự lãng mạn, thân mật trong tình yêu, và cũng không có sự ràng buộc. Nó cũng khác với sự yêu thích theo kiểu tôn sùng, ngưỡng mộ như adore someone.
- Ngoài ra, be fond of còn mang nghĩa là thích làm điều mà người khác cảm thấy khó chịu, không hài lòng. Các từ like, enjoy, love, adore, fancy, be keen on, be interested in không có nét nghĩa này.
Ví dụ: My boss is fond of forcing employees work overtime. / (Sếp của tôi thích ép buộc nhân viên làm thêm giờ.)
Cấu trúc Be Keen On
- Be keen on diễn tả cảm xúc mong muốn làm việc gì hoặc rất mong việc đó sẽ xảy ra. Nó nhấn mạnh sự nhiệt tình, hăng hái, háo hức và sẵn sàng tham gia hoạt động đó. Đặc điểm này phân biệt be keen on với like và enjoy (thích làm một việc gì đó bởi vì cảm thấy vui), be fond of (thích làm việc đã quen thuộc trong khoảng thời gian lâu).
Ví dụ: She is not keen on going to the super market at weekend. / (Cô ấy không hăng hái đi siêu thị vào cuối tuần.)
- Khi nói be keen on somebody, có nghĩa rằng bạn bị người đó thu hút, theo kiểu “sexual attraction”. Đối với nghĩa này, ta có thể sử dụng be keen on như fancy.
Ví dụ: I am keen on a girl who work in the library. / (Tôi thích một cô gái làm việc ở thư viện.)
- Be keen on thường được sử dụng trong câu phủ định.
Cấu trúc Interested In
- Be interested in được dùng để nhấn mạnh mong muốn tìm hiểu /khám phá nhiều hơn về ai đó/ việc gì đó. Đặc điểm này phân biệt be interested in với be keen on (nhấn mạnh sự hăng hái, nhiệt tình, muốn làm), hay be fond of (nhấn mạnh khoảng thời gian thích từ lâu).
Ví dụ: I am interested in Marketing. I want to delve into this in the future. / (Tôi có hứng thú với Marketing. Tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về nó trong tương lai.)
>>> Mời xem thêm: Cấu trúc “Try” trong tiếng Anh chi tiết nhất
Trong bài học này, chúng ta sẽ học cách nói "Không" trong tiếng Anh. Bạn có thấy mình nói “Có” khi bạn thực sự muốn nói “Không” không? Chúng tôi chắc chắn bạn làm. Chúng tôi thực sự có thể làm hài lòng tất cả mọi người. Hãy xem một số cách để nói “Không”.
Trực tiếp nói "No" thực sự có vẻ thô lỗ, vậy những cách đơn giản hơn để nói "Không" một cách lịch sự là gì? Hãy xem xét một số tình huống mà bạn có thể thường gặp. Bạn sẽ từ chối những tình huống nhất định như thế nào?
>> Mời bạn quan tâm: Yêu cầu ai đó lặp lại câu nói bằng tiếng Anh
Nói “No” với yêu cầu một cách lịch sự
Đôi khi mọi người đến và yêu cầu bạn làm điều gì đó. Bạn sẽ làm gì nếu bạn không thể đi? Bạn thực sự không thể nói “Không” trực tiếp. Sử dụng những cách diễn đạt sau để từ chối một cách lịch sự:
- I wish I could help you … Tôi ước tôi có thể giúp bạn…
- I’d love to help you, but … Tôi rất muốn giúp bạn, nhưng…
- Unfortunately, now is not a good time. Thật không may, bây giờ không phải là thời điểm tốt.
Ví dụ:
- A: Could you help me to plant the tree in the garden? Bạn có thể giúp tôi trồng cây trong vườn được không?
- B: I’d love to help you but I’m really busy with the presentation that I have tomorrow. Tôi rất muốn giúp bạn nhưng tôi thực sự bận với bài thuyết trình mà tôi có vào ngày mai.
Bạn cũng có thể thêm một lời xin lỗi "I’m so sorry.”
Ví dụ:
- A: Could you do me a favor to repair the car? Bạn có thể giúp tôi một việc để sửa xe được không?
- B: I wish I could help but I’m very busy right now. I am so sorry. Tôi ước tôi có thể giúp đỡ nhưng tôi đang rất bận. Tôi rât tiêc.
Bạn có thể nói rằng đây không phải là thời điểm thích hợp để giúp họ.
- A: I wonder if you could help me to carry these things? Tôi tự hỏi liệu bạn có thể giúp tôi mang những thứ này không?
- B: Unfortunately, now is not a good time for me. I am really sorry. Thật không may, bây giờ không phải là thời điểm tốt cho tôi. Tôi thực sự xin lỗi.
>> Xem thêm: Bí quyết học nghe hiểu tiếng Anh hiệu quả
Nói “NO” với một lời đề nghị một cách lịch sự
Khi bạn nhận được một lời đề nghị, bạn có thể chấp nhận hoặc từ chối nó. Cách tốt nhất để nói “Không” một cách lịch sự để không làm tổn thương người khác là gì? Bạn có thể sử dụng các biểu thức này để làm như vậy.
- Thank you for the offer, but… Cảm ơn bạn vì lời đề nghị, nhưng…
- That would be great, but… Điều đó thật tuyệt, nhưng…
- I appreciate the offer, but… tôi đánh giá cao lời đề nghị đó, nhưng…
>> Có thể bạn quan tâm: Trung tâm tiếng anh trực tuyến
Ví dụ:
- Thank you for the offer, but my husband is coming to pick me up in a few minutes. Cảm ơn bạn vì lời đề nghị, nhưng chồng tôi sẽ đến đón tôi trong vài phút nữa.
Cách tốt nhất để từ chối một lời đề nghị là đưa ra lý do. Bạn nên nói lý do tại sao bạn không thể chấp nhận lời đề nghị.
Ví dụ:
- I appreciate the offer, but I have to take my family on a vacation this weekend. I’m so sorry about that.
Tôi đánh giá cao lời đề nghị, nhưng tôi phải đưa gia đình đi nghỉ cuối tuần này. Tôi rất xin lỗi về điều đó.
Đôi khi, bạn có thể trả lời bằng một đề nghị khác.
Ví dụ:
- That would be great, but I am going to have a BBQ with my friends this afternoon. Why don’t you come and join the BBQ with us?
Điều đó thật tuyệt, nhưng tôi sẽ tổ chức tiệc BBQ với bạn bè vào chiều nay. Tại sao bạn không đến và tham gia BBQ cùng chúng tôi?
Từ chối lời mời một cách lịch sự
>> Mời bạn tham khảo: Học tiếng anh tại pantado có tốt không
Khi bạn nhận được lời mời tham gia một sự kiện, một bữa tiệc, một bộ phim… bạn có thể sử dụng những cách nói này để nói “không” một cách lịch sự.
- I wish I could come, but unfortunately… Tôi ước mình có thể đến, nhưng thật không may…
- I really appreciate the invitation, but… Tôi thực sự đánh giá cao lời mời, nhưng…
- That sounds great but… Nghe thì tuyệt nhưng…
Ví dụ:
- A: We would like to invite you to our wedding party on this Sunday. Chúng tôi muốn mời bạn đến dự tiệc cưới của chúng tôi vào Chủ nhật này.
- B: Wow, that sounds great but I’m moving my house to another city this weekend. Happy wedding! Chà, nghe hay đấy nhưng cuối tuần này tôi sẽ chuyển nhà đến một thành phố khác. Đám cưới hạnh phúc!
- B: I wish I could come but unfortunately I am visiting my parents on this Sunday. Tôi ước tôi có thể đến nhưng tiếc là tôi đang thăm bố mẹ tôi vào chủ nhật này.
- B: I really appreciate the invitation, but I have to go on a business trip from Friday to Sunday this week. Tôi thực sự đánh giá cao lời mời, nhưng tôi phải đi công tác từ thứ sáu đến chủ nhật tuần này.
Một lần nữa, bạn cho thấy rằng bạn là người tử tế, bạn lịch sự và bạn không trực tiếp nói “No”. Bạn có thể trả lời người kia một cách rất lịch sự và chỉ cần đưa ra lý do cho lời mời.
Để từ chối và phủ nhận một vấn đề trong tiếng Anh người ta thường dùng “deny” và “refuse” với nghĩa phủ định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng của 2 từ này. Cùng tìm hiểu cách phân biệt “deny” và “refuse” ngay thôi nào!
Cấu trúc Deny
Deny là gì?
Trong tiếng Anh, deny nghĩa là phủ nhận, từ chối. Thông tường, người ta sẽ sử dụng cấu trúc deny trong việc phủ nhận một cáo buộc hay một thông báo, thông tin nào đó.
Ví dụ:
No one can deny the fact that the Earth goes around the Sun. / (Không ai có thể phủ nhận sự thật là Trái đất quay quanh Mặt trời.)
Cách dùng cấu trúc Deny
Chúng ta sử dụng động từ Deny trong câu theo 3 cấu trúc sau.
Cấu trúc 1:
Deny + something
Cấu trúc này dùng để diễn tả việc ai đó phủ nhận điều gì đó.
Ví dụ:
- A lot of celebrities were swift to deny those rumours. / (Rất nhiều người nổi tiếng nhanh chóng phủ nhận những tin đồn đó.)
- He was unable to deny the charges in the face of new evidence. / (Anh ta đã không thể phủ nhận những cáo buộc khi phải đối mặt với những bằng chứng mới.)
Cấu trúc 2:
Deny + Ving
Cấu trúc này dùng để diễn tả việc ai đó phủ nhận việc làm gì.
Ví dụ:
- My son denied having broken my favorite cup. / (Con trai tôi đã phủ nhận việc làm vỡ chiếc cốc yêu thích của tôi.)
- The company denied having polluted the environment. / (Công ty đã phủ nhận việc gây ra ô nhiễm môi trường.)
Cấu trúc 3:
Deny + that + S + V
Trong cấu trúc này, theo sau deny là một mệnh đề có đủ chủ ngữ và động từ.
Ví dụ:
- Susan denied that her husband had gone out the night before. / (Susan phủ nhận việc chồng cô ấy đã ra ngoài tối hôm trước đó.)
- They denied that they had worked for the government. / (Họ phủ nhận họ làm việc cho chính phủ.)
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến dành cho trẻ em
Các động từ liên quan đến cấu trúc deny
Cấu trúc deny được sử dụng trong các cuộc cãi vã, tranh biện như trong các phiên tòa xử án. Cùng tìm hiểu các động từ liên quan đến cấu trúc denny:
1. Động từ blame
Blame + O + for + V-ing: đổ lỗi cho ai về điều gì
2. Động từ accuse
Accuse + O + of + V-ing: buộc tội ai đã làm gì
3. Động từ admit
Admit + V-ing: thừa nhận đã làm gì
Cấu trúc Refuse
Refuse là gì?
Trong tiếng Anh, refuse mang nghĩa là khước từ, từ chối một yêu cầu hay đề nghị, lời mời nào đó.
Ví dụ:
Ryan refused my offers. / (Ryan đã từ chối những lời đề nghị của tôi.)
Cách dùng cấu trúc Refuse
Đối với động từ Refuse, chúng ta có thể áp dụng một trong hai công thức dưới đây
Cấu trúc 1:
Refuse + something/somebody
Cấu trúc này dùng để diễn tả sự từ chối ai hoặc điều gì đó.
Ví dụ:
- We had to refuse your invitation because we were too busy. / (Chúng tôi buộc phải từ chối lời mời của bạn vì chúng tôi quá bận.)
- His mother can’t refuse him anything. / (Mẹ anh ấy không thể từ chối anh ấy bất kì điều gì.)
Cấu trúc 2:
Refuse + to V
Với cấu trúc này, chúng ta sẽ sử dụng khi muốn nói về việc từ chối làm gì đó.
Ví dụ:
- She refused to go to the movie theater with him. / (Cô ấy đã từ chối đi đến rạp chiếu phim cùng anh ấy.)
- She refused to tell us why she was crying. / (Cô ấy từ chối việc nói cho chúng tôi nghe tại sao cô ấy lại khóc.)
Cấu trúc Decide
Decide : quyết định.
1, Decide to do something
Cấu trúc decide này được dùng để diễn tả khi quyết định việc gì đó.
Ví dụ: He has decided not to go away after all. (Anh ấy đã quyết định không đi xa sau tất cả.)
2. Decide (that) + mệnh đề
Cấu trúc decide này được cũng được dùng để diễn tả khi quyết định việc gì đó.
Ví dụ: He decided that he wanted to live in Germany. (Anh ấy quyết định rằng anh ấy muốn sống ở Đức.)
3. Decide against something/ decide against doing something
Cấu trúc decide này được sử dụng khi quyết định chống lại điều gì đó.
Ví dụ:
She finally decided against the domestic violence. (Cuối cùng cô ấy quyết định chống lại bạo lực gia đình.)
He decided against taking legal action. (Anh ấy chống lại việc khởi kiện.)
4. Decide what, whether….
Cấu trúc decide này được dùng để diễn tả quyết định khi làm điều gì đó thì sẽ như thế nào.
Ví dụ:
She can’t decide what to wear. (Cô ấy không thể quyết định mặc gì.)
She can’t decide whether to wear jeans of skirt. (Cô ấy không thể quyết định mặc quần bò hay váy.)
5. Decide between A and B
Cấu trúc decide này được sử dụng khi bạn cần đưa ra lựa chọn giữa việc gì, thứ gì hoặc ai đó.
Ví dụ: It was difficult to decide between the two cars. (Thật khó để quyết định giữa hai chiếc xe đó.)
Bài tập vận dụng cấu trúc Deny và Refuse
Bạn đã nắm rõ cách phân biệt hai cấu trúc Deny và Refuse chưa? Hãy cùng làm bài tập nhỏ dưới đây để vận dụng những gì mình vừa học được nhé!
Đề bài: Chọn từ phù hợp để hoàn thiện câu.
- The whole matter is further complicated by the fact that Lisa and Lucy refuse (to speak/ speaking/ speak) to each other.
- He denied ( to know/ know/ knowing) anything about their plans.
- I absolutely (refuse to take/ refuse taking/ deny to take) part in anything that’s illegal.
- You can’t (deny that/ refuse that/ denied that) it seems like a very attractive idea.
- Her brother (denies that/ denies/ refuses) to listen to anyone else’s point of view.
- Interestingly enough , Pearson made no attempt (to refuse/ to deny/ deny) the rumour.
- They made an offer which I couldn’t (refuse/ deny/ refused).
- He refused (to give/ giving/ give) the journalist any information about his private life
- He denied that (had cheating/ had he cheated/ he had cheated) in the last exam.
- She denied (to show/ showing/ to showing) favouritism to any of her students.
Đáp án:
- The whole matter is further complicated by the fact that Lisa and Lucy refuse to speak to each other.
- He denied knowing anything about their plans.
- I absolutely refuse to take part in anything that’s illegal.
- You can’t deny that it seems like a very attractive idea.
- Her brother refuses to listen to anyone else’s point of view.
- Interestingly enough , Pearson made no attempt to deny the rumour.
- They made an offer which I couldn’t refuse.
- He refused to give the journalist any information about his private life
- He denied that he had cheated in the last exam.
- She denied showing favouritism to any of her students.
>>> Mời xem thêm: Cấu trúc Avoid đầy đủ và chi tiết nhất trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, avoid mang nghĩa là tránh xa, né tránh ai hoặc cái gì đó. Hãy cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu cấu trúc avoid một cách chi tiết nhất.
Ví dụ:
- Josh moved to another city to avoid his ex-wife.. / (Josh đã chuyển đến một thành phố khác để tránh gặp lại vợ cũ của anh ấy. )
- Sometime, she avoids my eyes. / (Đôi lúc cô ấy tránh ánh mắt của tôi.)
Ngoài ra, avoid còn mang nghĩa là tránh một điều có thể xảy ra.
Ví dụ:
- Communication plays a very important role in avoiding conflicts at work places. / (Giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tránh những xung đột xảy ra ở nơi làm việc.)
- I always try to avoid borrowing money from my friends./ (Tôi luôn tránh việc phải vay tiền của các bạn mình.)
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cấu trúc “How many” - Cách phân biệt “How many” và “How much”
Cách sử dụng cấu trúc avoid trong tiếng Anh
Trong câu cụ thể, theo sau avoid sẽ là danh từ, đại từ hoặc danh động từ (Ving). Avoid không đi kèm với to V
Cấu trúc:
Avoid + Noun/ pronoun/ Ving
Ví dụ:
- There are plenty of things that you can do to help you avoid procrastination. / (Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giúp bản thân tránh khỏi sự trì hoãn.)
- Nam had avoided me since our argument last week. / ( Nam đã tránh mặt tôi từ cuộc tranh luận của chúng tôi tuần trước.)
- Lisa avoids going to the zoo on weekends because she doesn’t like children. / (Lisa tránh đi đến sở thú vào cuối tuần vì cô ấy không thích trẻ con.)
Mở rộng:
Ngoài cấu trúc avoid cơ bản, mình muốn giới thiệu đến bạn một số cấu trúc thú vị khác dưới đây.
Cấu trúc avoid thể bị động.
Với avoid là động từ chính trong câu
S + tobe + avoided + …
Ví dụ:
Caffeine should be avoided during your pregnancy. / (Caffeine nên được tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai của bạn. )
Với avoid là bổ ngữ cho động từ chính.
S + V + to avoid + being + Vpp(quá khứ phân từ)
Ví dụ:
Celebrities usually wear dark glasses to avoid being recognized in the streets. / (Những người nổi tiếng thường đeo kính râm để tránh bị nhận ra trên đường phố.)
Một số idioms với avoid
- avoid somebody/something like the plague
Plague khi đứng một mình nghĩa là tai ương, tai hoạ. Do vậy, cụm này mang nghĩa là cố gắng để tránh ai, hoặc điều gì đó như tránh tai hoạ xảy đến. Bạn có thể liên hệ nó với câu “tránh như tránh tà” hoặc “tránh như tránh hủi” trong tiếng Việt.
Ví dụ:
After watching the movie IT, she hates clowns. She avoids them like the plague. / (Sau khi xem phim IT, cô ấy ghét những chú hề. Cô ấy tránh họ như tránh tà.)
- avoid the trap of (doing something)
Cụm này mang nghĩa là tránh mắc bẫy, tránh khỏi cám dỗ của việc gì.
Ví dụ:
She can not avoid the trap of comparing herself to other people. / (Cô ấy đã không thể tránh khỏi cái bẫy tự so sánh bản thân với người khác. )
Phân biệt cấu trúc Avoid và Prevent
Hai động từ Avoid và Prevent đều mang nghĩa là ngăn cản một điều xấu xảy ra. Cho nên, nhiều bạn sẽ lúng túng và dễ nhầm lẫn trong quá trình sử dụng chúng. Hãy theo dõi tiếp cách phân biệt 2 động từ này dưới đây nhé!
Về cách dùng:
Avoid : Diễn tả sự né tránh 1 sự việc đã và đang xảy ra rồi. (nói về quá khứ và hiện tại)
Prevent: Diễn tả sự ngăn chặn 1 sự việc chưa xảy ra (dự đoán tương lai)
Về cấu trúc:
- Avoid + something
- Prevent + someone + FROM something/Ving (cần có FROM)
Prevent something
Ví dụ:
Now is the rush hour, we should choose another way to avoid the traffic jam. / (Bây giờ đang là giờ cao điểm, chúng ta nên chọn một con đường khác để tránh bị tắc đường.)
They prevented Rose from drinking too much alcohol. / (Họ đã ngăn cản Rose khỏi việc uống quá nhiều bia rượu.)
She eats a healthy diet to prevent cancer. / (Cô ấy ăn theo một chế độ lành mạnh để phòng
Bài tập cấu trúc Avoid
Bạn đã nắm được hết những lý thuyết về cấu trúc mình vừa nêu ra ở trên chưa? Bây giờ hãy vận dụng chúng để làm bài tập nhỏ dưới đây nhé!
Đề bài: Chọn từ chính xác để hoàn thành câu
- The doctor advised him to avoid (smoking/ smoke/ to smoke) and follow a healthy diet.
- She’s been taught (to prevent/ to avoid/ to like) strangers.
- Pierre turned away to avoid (to see/ seeing/ saw) what was going to happen.
- Why did he avoid (has answered/ had answered/ answering) her question?
- Laura did not speak to Jennifer again and (avoid/ avoided/ prevent) her.
- Mr Peter gave her a list of things that should (be avoided/be avoid/ be avoiding) during pregnancy.
- His leg injury may (prevented him from/ prevent him from/ prevent from him) playing in tomorrow’s game.
- There are rumors that she was a witch. People in that town avoid her (like cats and dogs/ like chalk and cheese/ like plague.)
- It is not easy for business owners to (avoid the trap of/ avoid like plague/ make use of) overcomplicating their systems.
- Gilbert has tried many ways to avoid (being nervous/ be nervous/ has been nervous) during the job interviews.
Bạn hãy so sánh với đáp án dưới đây để xem mình làm đúng hay chưa nhé!
Đáp án:
- The doctor advised him to avoid smoking and follow a healthy diet.
- She’s been taught to avoid strangers.
- Pierre turned away to avoid seeing what was going to happen.
- Why did he avoid answering her question?
- Laura did not speak to Jennifer again and avoided her.
- Mr Peter gave her a list of things that should be avoided during pregnancy.
- His leg injury may prevent him from playing in tomorrow’s game.
- There are rumors that she was a witch. People in that town avoid her like plague.
- It is not easy for business owners to avoid the trap of overcomplicating their systems.
- Gilbert has tried many ways to avoid being nervous during the job interviews.
>>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp 1 kèm 1 online
“How many” được biết đến với nghĩa là “bao nhiêu” và được sử dụng rất nhiều trong văn nói cũng như văn viết tiếng Anh. Tuy nhiên cũng còn một dạng cấu trúc khác với nghĩa tương đương là “How much”. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt “How many” và “How much” nhé!
Cấu trúc “How many” và cách dùng
Cách dùng của “How many”
“How many” mang nghĩa là “bao nhiêu”, được sử dụng để hỏi về số lượng của một vật nào đó.
“How many” chỉ áp dụng được cho danh từ đếm được, và theo sau How many phải là danh từ đếm được số nhiều Plural noun).
Ví dụ:
- How many students are there in your class? / (Có bao nhiêu học sinh trong lớp học của bạn)
- How many rulers do you have? / (Bạn có bao nhiêu cái thước kẻ)
Cấu trúc của “How many”
How many + danh từ đếm được số nhiều + are there?
→ There is/ There are + từ chỉ số lượng
Ví dụ: How many people are there in your office? (Có bao nhiêu người trong cơ quan của bạn)
There are 30 people (Có 30 người)
How many + danh từ đếm được số nhiều + do/does/did + S + have?
→ S + V + từ chỉ số lượng
Ví dụ: How many books do you want to buy? (Bạn muốn mua bao nhiêu cuốn sách)
I want to buy two books (Tôi muốn mua 2 cuốn)
>>> Có thể bạn quan tâm: khóa học tiếng anh giao tiếp trực tuyến hiệu quả
Cấu trúc “How much” và cách dùng
Cách dùng của “How much”
Giống với How many, How much cũng mang nghĩa là “bao nhiêu” và được sử dụng để hỏi về số lượng. Nếu như trong tiếng Anh, How many chỉ đi với danh từ đếm được thì How much lại chỉ đi với danh từ không đếm được (Uncountable Noun).
Những danh từ không đếm được này thường có một đại lượng khác để đo lường chúng (lít, kilogam, cốc, bình,…)
Cấu trúc của “How much”
How much + danh từ không đếm được + is there?
→ There is/are + từ chỉ số lượng
Ví dụ: How much juice is there in the fridge? (Có bao nhiêu nước trái cây trong tủ lạnh)
About 2 bottle. (Khoảng 2 chai)
How much + danh từ không đếm được + do/does/did + S + V?
→ S + V + Từ chỉ số lượng
Ví dụ: How much water do you need? (Bạn cần bao nhiêu nước?)
I need about 2 liters (Tôi cần khoảng 2 lít)
Lưu ý: Muốn hỏi “bao nhiêu” thì bạn có thể dùng cả “How much” và “How many” nhưng để hỏi về giá tiền của một món đồ thì chỉ dùng cấu trúc How much mà thôi.
How much + do/does + S + cost? Hoặc How much + is/are + S? (có giá là bao nhiêu?)
→ S + cost/costs + giá tiền/ S + is/are + giá tiền
Ví dụ: How much does this bag cost? (Cái túi này giá bao nhiêu)
It is 5000.000 VND (Giá của nó là 500.000 đồng
How much is your mobile phone? (Cái điện thoại của bạn bao nhiêu tiền vậy?)
It is $1000 USD. (Nó có giá là 1000 đô la)
Bài tập
Dựa vào từ gợi ý để hoàn thành cách câu sau:
Ví dụ: e.g. coffee/in the cup? => How much coffee is there in the cup?
Sugar/she/have? => _____________________
lemons/ on the table? => _____________________
milk/ in the fridge? => _____________________
notebooks/ you? => _____________________
shoes/he? => _____________________
pencil/desk? => _____________________
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp cấu trúc và cách sử dụng của “want” đầy đủ nhất
“Want” là động từ được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh ở cả văn nói và văn viết. Vì vậy nắm chắc cấu trúc “Want” và cách sử dụng là một điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Pantado.edu.vn xin chia sẻ với bạn về tất cả cấu trúc “WANT”.
Cách sử dụng “Want”
“Want” có nghĩa là “muốn”. Người ta sử dụng Want để diễn tả việc mong muốn, ý muốn về điều gì đó.
Ví dụ: I want to kiss her (Tôi muốn hôn cô ấy)
Cấu trúc Want
S + want(s) + N (danh từ): Ai đó muốn cái gì
Ví dụ: Voters want answers to these questions
(Những cử tri muốn câu trả lời cho những vấn đề này)
S + want(s) + to + V (động từ): Ai đó muốn làm gì
Ví dụ: I want to hang out with my close friends on the weekend
(Tôi muốn ra ngoài hẹn hò cùng với những người bạn thân của mình vào cuối tuần)
S + want(s) + tên người/tân ngữ + to V: Muốn ai đó làm gì
Ví dụ: My mother wants me to study hard to pass the university entrance exams
(Mẹ tôi muốn tôi học hành chăm chỉ để thi đỗ đại học)
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến cho bé
Cách sử dụng cấu trúc want
Giống như tiếng Việt, một từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh thì “Want” cũng vậy, “Want” có thể được dùng với nhiều ý nghĩa:
“Want” dùng để diễn tả mong muốn
Có lẽ là cách dùng phổ biến nhất của “Want”. Với ý nghĩa này “Want” giữ vai trò là một mệnh đề bổ ngữ và nó quyết định ý nghĩa của toàn bộ câu.
Ví dụ:
- Do you want some coffee? It is very delicious.(Bạn có muốn một chút café không? Nó rất ngon.)
- I’ve been wanting to thank you for helping me. (Tôi muốn cảm ơn bạn vì đã giúp tôi)
Trong những câu trả lời ngắn, chúng ta có thể lược bỏ động từ phía sau và chỉ dùng “want to”
Ví dụ: Elise didn’t go to the cinema with me because she didn’t want to. (Elise không đi xem phim cùng với tôi bởi vì cô ấy không muốn)
“Want” dùng để diễn tả sự cần thiết
Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng cấu trúc “want” + V-ing thể hiện một việc gì đó rất cần thiết, nên được hoàn thành.
Ví dụ:
- I don’t want you coming home so late. (Mẹ không muốn con về nhà muộn như vậy)
- The plants want watering daily. (Những cái cây này cần được tưới nước hằng ngày)
“Want” dùng để đưa ra lời cảnh báo, lời khuyên
Cách dùng này thường được sử dụng trong thì hiện tại đơn hoặc thì tương lai đơn (tương lai đơn ít sử dụng).
Ví dụ:
- What you’ll want to do, you’ll ask my permission first / (Con muốn làm gì thì cần phải hỏi ý kiến của mẹ trước)
- You want to be careful when going out because the pandemic of coronavirus disease is very dangerous (Bạn nên cẩn thận khi ra ngoài bởi đại dịch bệnh vi rút corona rất nguy hiểm)
Chúng ta có thể sử dụng một số “wh-questions” như what, when, whatever, whenever, whoever,… trước “want”.
Ví dụ:
- He will answer whatever question you want to ask (Anh ta sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn muốn hỏi)
- You can take whatever you want (Bạn có thể lấy bất cứ thứ gì bạn muốn)
Lưu ý:
“Want” là một động từ chỉ cảm giác, vì vậy chúng ta thường không dùng “Want” trong các thì tiếp diễn.
Không sử dụng “want” khi trong câu có “that”.
Ví dụ:
- I want that she tells the truth – Câu sai.
- I want her to tell the truth – Câu đúng.
(Tôi muốn cô ấy nói sự thật.)
>>> Mời xem thêm: Cách đọc giờ trong tiếng anh chuẩn xác nhất
Có những lúc bạn không thể nghe hoặc hiểu những gì người khác nói với bạn. Bạn có yêu cầu họ lặp lại anh ta hay cô ta? Tình huống này rất phổ biến đối với người bản ngữ tiếng Anh và nó sẽ thường xuyên hơn đối với bạn khi bạn đang học tiếng Anh. Đầu tiên, chúng ta hãy xem xét một số lý do tại sao bạn có thể không hiểu ngay từ đầu.
>> Hãy xem ngay: Học tiếng anh online với giáo viên nước ngoài
- Contraction (Dạng rút gọn): bạn không quen với các âm rút ngắn hoặc hợp đồng, ví dụ: could have => coulda
- Pronunciation (Phát âm): bạn không thể hiểu giọng của họ hoặc cách nói của họ
- Vocabulary (Từ vựng): bạn không thể hiểu các từ, đó là một từ mới đối với bạn.
- Pace (Tốc độ nói): người nói đang nói nhanh.
- Noise (Tiếng ồn): quá nhiều tiếng ồn xung quanh hoặc nền
- Distraction (Sự sao lãng): một số nguyên nhân khiến bạn không thể chú ý hoàn toàn vào người nói.
Tại sao bạn nên yêu cầu lặp lại? Bạn có xấu hổ khi yêu cầu lặp lại? Không, đừng buồn khi làm điều đó. Tốt hơn hết là bạn nên hiểu những gì người kia nói còn hơn là không.
Các cụm từ để yêu cầu lặp lại những gì người khác đã nói một cách lịch sự
Bây giờ, chúng ta sẽ học cách yêu cầu ai đó lặp lại chính mình một cách lịch sự . Nếu bạn không thể hiểu do trọng âm hoặc cách phát âm của người nói, bạn có thể nói:
- Could you say that again? I didn’t understand. Bạn có thể nói điều đó một lần nữa? Tôi không hiểu.
- Can you say that again? I didn’t get all of what you were saying. Bạn có thể nhắc lại không? Tôi không hiểu tất cả những gì bạn đang nói.
- Could you please repeat what you just said for me? Bạn có thể vui lòng lặp lại những gì bạn vừa nói cho tôi được không?
- I’m sorry, but I didn’t understand you. Could you please repeat that for me? Tôi xin lỗi, nhưng tôi không hiểu bạn. Bạn có thể vui lòng lặp lại điều đó cho tôi được không?
>> Hãy tham khảo: Học tiếng anh online cho người đi làm
Nếu bạn nghe thấy một từ mà bạn không hiểu, bạn có thể yêu cầu người nói giải thích từ đó:
- Could you repeat that word, please? I don’t know what it means. Bạn có thể lặp lại từ đó được không? Tôi không biết nó có nghĩa là gì.
- I’m sorry to interrupt, but I don’t understand that word? Tôi xin lỗi vì đã ngắt lời, nhưng tôi không hiểu từ đó?
- Could you please tell me what _______ means? I don’t know it. Bạn có thể vui lòng cho tôi biết _______ có nghĩa là gì? Tôi không biết nó.
Nếu ai đó đang nói quá nhanh, bạn nên yêu cầu họ nói chậm lại. Bạn có thể nói:
- Could you speak more slowly, please? Bạn có thể nói chậm hơn được không?
- I am sorry, I can not catch what you said. It would be better if you speak just a little more slowly. Tôi xin lỗi, tôi không thể hiểu những gì bạn nói. Sẽ tốt hơn nếu bạn nói chậm hơn một chút.
Nếu có quá nhiều tiếng ồn xung quanh và bạn khó hiểu ai đó.
- Could you speak louder, please? I cannot hear what you said. Bạn có thể nói to hơn được không? Tôi không thể nghe những gì bạn nói.
- I’m sorry, it is too noisy here. Could you say that again? Tôi xin lỗi, ở đây ồn ào quá. Bạn có thể nói điều đó một lần nữa?
- Could you speak up? I cannot hear you well. Bạn có thể nói to lên không? Tôi không thể nghe rõ bạn.
Nếu bạn bị phân tâm bởi điều gì đó, và bạn không thể nghe thấy tất cả những từ ai đó đang nói.
- Would you mind repeating please. I didn’t quite catch that. Xin vui lòng lặp lại. Tôi không hiểu lắm.
Đôi khi, người nói lặp lại những gì họ đã nói, nhưng bạn vẫn không hiểu. Bạn có thể nói:
- I’m sorry… I still didn’t get that. Could you explain in another way? Tôi xin lỗi… tôi vẫn chưa hiểu. Bạn có thể giải thích theo cách khác?
Cuối cùng, bạn có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình để thể hiện rằng bạn không thực sự hiểu ai đó nói gì. Có hai cách để làm điều này:
- Bước lại gần người nói nếu bạn đang đứng, nghiêng người về phía người nói nếu bạn đang ngồi.
- Đặt bàn tay đang mở của bạn lên tai và nghiêng về phía người nói.
Hãy nhớ mục đích chính của cuộc trò chuyện là để hiểu nhau. Người nói luôn mong bạn hiểu những gì họ nói. Vì vậy, đừng lo lắng nếu bạn yêu cầu họ lặp lại chính họ.
>> Xem thêm: Cách đề nghị trợ giúp bằng tiếng Anh
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Trong các bài học khác, chúng ta đã thảo luận về cách nói “Không” một cách lịch sự hoặc cách yêu cầu lặp lại một cách lịch sự . Bài học này chúng ta sẽ học một từ xúc phạm " shit ", nói bậy bằng tiếng Anh. Đó là một từ rất phổ biến nhưng không phải là một từ lịch sự để nói. Tuy nhiên, nhiều người đang sử dụng nó hàng ngày. Bạn không nên nói điều đó với những người mà bạn không biết rõ, cũng như với những người ở những nơi trang trọng như ở cơ quan hoặc trường học… Nhưng bạn có thể sử dụng từ này với bạn bè của mình khi bạn đang trò chuyện hoặc bạn đang nói chuyện một cách thân mật. Bạn rất có thể nghe thấy từ này trên các bộ phim tiếng Anh, các chương trình giải trí (với tiếng bíp để ẩn các từ xúc phạm) hoặc nhạc tiếng Anh. Tất nhiên, “Shit” không phải là một từ đẹp, vì vậy bạn phải rất cẩn thận khi sử dụng nó ở đâu và như thế nào.
Biết một từ xúc phạm không có nghĩa là bạn xấu. Tuy nhiên, sẽ tốt hơn nếu bạn biết nó được sử dụng như thế nào và ở đâu để bạn có thể hiểu các cuộc hội thoại tiếng Anh rõ ràng hơn. Có rất nhiều cụm từ liên quan đến từ “shit”, ở đây chúng tôi chỉ thảo luận về 10 cụm từ phổ biến nhất.
>> Mời bạn quan tâm: Cách đề nghị trợ giúp bằng tiếng Anh
-
shit! Chết tiệt!
để bày tỏ sự tức giận hoặc khó chịu của một người
Ví dụ:
- Shit! I was so stupid to tell him the truth.
Chết tiệt! Tôi đã rất ngu ngốc khi nói cho anh ấy biết sự thật.
-
shitty. khốn nạn
không tốt hoặc không đủ năng lực
Ví dụ:
That shitty worker destroyed the machine and the whole production line stopped working.
Tên công nhân chết tiệt đó đã phá hủy máy móc và toàn bộ dây chuyền sản xuất ngừng hoạt động.
Cảm thấy ốm yếu hoặc đau khổ
- She feels shitty about how badly they treated her.
Cô ấy cảm thấy tồi tệ về việc họ đã đối xử tệ bạc với cô ấy như thế nào.
Một cái gì đó chất lượng kém
- This shitty bike that breaks down all the time.
Cái xe đạp chết tiệt này mà hỏng hoài.
-
Shit-faced. mặt chết tiệt
khi say
Ví dụ:
- He went out with friends last night and got shit-faced.
Tối qua anh ấy đã đi chơi với bạn bè và có bộ mặt chết tiệt.
>> Tham khảo: Học tiếng Anh giao tiếp 1 kèm 1 tại nhà
-
Shit hole
Một nơi tồi tệ, một nơi bẩn thỉu hoặc khó chịu mà không ai muốn sống.
Ví dụ:
- This apartment is a shithole. I hope you can find a better one.
Căn hộ này là một shithole. Tôi hy vọng bạn có thể tìm thấy một cái tốt hơn.
-
To know one’s shit. để biết cái gì của một người
Là rất hiểu biết về một chủ đề cụ thể.
Ví dụ:
- He really knows his shit when it comes to classical music.
Anh ấy thực sự biết điều tồi tệ của mình khi nói đến âm nhạc cổ điển.
-
Don’t give a shit. Đừng quan tâm
Ví dụ:
- His wife is dying but he doesn’t give a shit.
Vợ anh ta sắp chết nhưng anh ta không thèm đoái hoài.
Không quan tâm đến những gì người khác nói.
Ví dụ:
- What he said could be true. Anyway, I don’t give a shit.
Những gì anh ấy nói có thể là sự thật. Dù sao, tôi không quan tâm.
-
To be full of shit. đầy những thứ vớ vẩn
Vớ vẩn không trung thực, không đáng tin cậy, không lố bịch
Ví dụ:
- The new president is full of shit. He didn’t do anything he promised.
Tổng thống mới là một kẻ khốn nạn. Anh ấy đã không làm bất cứ điều gì anh ấy đã hứa.
-
To scare the shit out of someone. để dọa một người nào đó
Để thực sự làm ai đó sợ hãi
Ví dụ:
- He scared the shit out of me when he entered the room so suddenly.
Anh ta làm tôi sợ hãi khi bước vào phòng đột ngột như vậy.
-
Bullshit. Nhảm nhí
Một lời nói dối rõ ràng
Ví dụ:
- What he said is bullshit. Don’t believe in him.
Những gì anh ta nói là nhảm nhí. Đừng tin vào anh ta.
Cái gì đó không có giá trị, vô nghĩa
Ví dụ:
- Bullshit. You wasted your whole life for her.
Vớ vẩn. Bạn đã lãng phí cả cuộc đời mình vì cô ấy.
-
To talk shit. nói chuyện vớ vẩn
để nói điều gì đó thô lỗ
Ví dụ:
- He always talks a lot of shit when he gets drunk.
Anh ấy luôn nói rất nhiều thứ vớ vẩn khi say.
Nói một cách xúc phạm
Ví dụ:
- They talked shit for a while and started fighting.
Họ nói chuyện vớ vẩn một lúc và bắt đầu đánh nhau.
Chà, chúng ta đã học cách nói chuyện vớ vẩn quá nhiều. Một lưu ý nữa tôi muốn giải thích ở đây là cách phát âm của "shit" . Nhiều người học ESL có thể nói sai từ. Vì vậy, nếu bạn tình cờ sử dụng bất kỳ từ nào được đề cập ở trên trong cuộc trò chuyện tiếng Anh, đây là những gì bạn cần biết.
Shit, sheet and sit
Nguyên âm “ i ” của từ shit là một nguyên âm ngắn. Cách phát âm từ “ it ” cũng giống như vậy , bạn chỉ cần thêm âm “ sh ” vào đầu và tạo thành âm “ shit ”. Bạn có thể phát âm sai từ “ sit ”, chỉ cần nhớ cách phát âm “sh” và “s”. Và cả từ “ sheet ” có nguyên âm dài là “ i: ”. Đó là nó. Hãy viết ngắn gọn và cẩn thận khi bạn muốn sử dụng từ này trong một cuộc trò chuyện thực sự vì người khác sẽ cảm thấy khó chịu.
>> Mời xem thêm: Lớp học tiếng anh trực tuyến