Tiếng Anh giao tiếp

Hướng dẫn cách viết email bằng tiếng Anh chuyên nghiệp nhất

Bạn đang muốn ứng tuyển một công việc yêu cầu sử dụng tiếng Anh thành thạo, bạn đang cần liên hệ với đối tác, khách hàng hay bạn bè là người nước ngoài thì việc có một email ấn tượng, chuyên nghiệp, lịch thiệp bằng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu cách viết email bằng tiếng Anh qua bài viết sau nhé!

Cách viết email công việc bằng tiếng Anh

Email là một ứng dụng được sử dụng chủ yếu trong công việc liên hệ giữa các bộ phận cũng như các đối tác. Vì thế khi viết email đòi hỏi cần phải có sự chuyên nghiệp và trang trọng.

Ví dụ: Viết I am thay vì I’m, hoặc I will not thay vì I won’t.

Phần mở đầu - Beginning

Bắt đầu email sẽ là việc chào hỏi và xưng hô với người nhận.

Dear Mr. A/ Mrs. A/ Miss A

Lưu ý 1: Nếu người nhận là phụ nữ thì hãy dùng Mrs cho phụ nữ đã kết hôn và Miss cho phụ nữ chưa lập gia đình. Còn nếu bạn không chắc chắn về vấn đề này, bạn có thể sử dụng cách gọi sau cũng không kém phần trang trọng:

Dear Sir/ Dear Madam

Lưu ý 2: Nếu người nhận thư là người nước ngoài, bạn hãy gọi họ bằng Last name (Họ). Ví dụ: Bạn gửi email cho một người đàn ông tên là John Doe, hãy viết phần mở đầu là Dear Mr.Doe. Còn nếu người nhận thư là người Việt, bạn có thể gọi họ bằng tên riêng hoặc họ tên đầy đủ. Ví dụ: Dear Mrs. Tran Anh Thu or Dear Mrs. Anh Thu

Phần nội dung chính - body

Trong trường hợp bạn là người viết email trả lời cho ai đó: Ví dụ có khách hàng hỏi về sản phẩm của công ty bạn và bạn đang viết email trả lời, bạn có thể viết: Thanks for contacting Beta Media. Hoặc công ty tuyển dụng mà bạn đã nộp hồ sơ vào gửi lại email để xác nhận một số thông tin của bạn, bạn hãy viết: I am very happy to receive your email.

Việc bạn cảm ơn hoặc nói “tôi rất vui khi nhận được email” làm người đọc cảm thấy được trân trọng và được đối xử với một phong cách lịch sự.

Nếu bạn là người chủ động viết email: Bạn hãy thay lời cảm ơn bằng việc thông báo lý do viết email của mình cho người đọc biết. Có thể tham khảo một số mẫu câu sau:

  • I am writing to make a hotel reservation/ to apply for the position of Sale Executive/ to confirm my ticket booking/ to ask for further information about your produces. (Tôi viết thư để đặt phòng khách sạn/ để ứng tuyển cho vị trí Chuyên viên Kinh doanh/ để xác nhận việc đặt vé/ để biết thêm một số thông tin về các sản phẩm của bạn).
  • I am writing with regard to your registration of Intercontinental Hotel Membership/ to the complaint you made on 21st October. (Tôi viết thư này liên quan đến việc đăng ký Hội viên Khách sạn Intercontinental của quý khách/ để giải đáp những khiếu nại của bạn vào ngày 21/10)
  • With reference to our telephone conversation on Saturday, I would like to let you know that we will compensate 20% of the product for you. (Liên quan đến cuộc trao đổi trên điện thoại của chúng ta vào Thứ 7, tôi muốn thông báo cho bạn về việc chúng tôi sẽ bồi thường cho bạn 20% giá trị sản phẩm)

>>> Mời tham khảo: các chương trình học tiếng anh online hiệu quả

Mọi người luôn muốn đọc email một cách nhanh chóng nên hãy viết ngắn gọn, rõ ràng, chú ý đến ngữ pháp, chính tả và các dấu câu. Sau đây là một số gợi ý cho những nội dung email phổ biến nhất mà bạn có thể sẽ cần dùng trong thực tế:

Making a request/ asking for information

Thực hiện một yêu cầu/ hỏi thêm thông tin:

  • Could you please let me know if you can attend our Anniversary Party/ if you are available for a meeting on 19th February? (Bạn có thể vui lòng báo cho tôi biết nếu bạn có thể tham dự bữa tiệc kỉ niệm của chúng tôi/ nếu bạn có thể tham dự cuộc họp vào ngày 19/02?)
  • I would appreciate it if you could please send me a catalogue/ if you could please reply within two days. (Tôi sẽ rất cảm ơn nếu bạn có thể vui lòng gửi tôi một cuốn catalogue/ nếu bạn có thể vui lòng hồi âm trong vòng 2 ngày).
  • Please let me know how much the tickets cost and which promotions are currently available. (Làm ơn hãy cho tôi biết giá vé và các chương trình khuyến mãi hiện có)

Offering help/ giving information

Đề nghị giúp đỡ/ cung cấp thông tin

  • We are happy to let you know that your article has been selected for publication. (Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng bài viết của bạn đã được chọn để xuất bản)
  • We are willing to arrange another meeting with the manager. (Chúng tôi sẵn lòng sắp xếp một cuộc họp khác với người quản lý)
  • Should you need any further information, please to contact hotline 0989.606.366. (Nếu bạn cần thêm bất kì thông tin nào, hãy vui lòng liên hệ hotline 0989.606.366)
  • We regret to inform you that the flight has been delayed due to bad weather conditions. (Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng chuyến bay đã bị hoãn bởi điều kiện thời tiết quá xấu)

Complaining

Phàn nàn

  • I am writing to expres my dissatisfaction with your customer service/ to complain about the quality of your products. (Tôi viết thư này để bày tỏ sự không hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn/ để khiếu nại về chất lượng sản phẩm của bạn)
  • We regret to inform you that your payment is considerably overdue. (Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng thanh toán của bạn đã quá hạn quy định)
  • I am interested to hear how your company can compensate us for the distress we suffered. (Tôi đang rất quan tâm đến thông tin về việc công ty sẽ bồi thường như thế nào về những thiệt hại mà chúng tôi phải gánh chịu)

Apologizing

Thư xin lỗi

  • We would like to apologize for any inconvenience caused. (Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi vì những bất tiện mà chúng tôi đã gây ra)
  • Please accept our dearest apologies for this delay. (Làm ơn hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành của chúng tôi vì sự chậm trễ này)
  • Please let us know what we can do to compensate you for the damages caused. (Làm ơn hãy cho chúng tôi biết chúng tôi có thể làm gì để bồi thường những thiệt hại mà chúng tôi đã gây ra)
  • I am afraid I will not be able to attend the meeting tomorrow. (Tôi e rằng mình không thể tham dự cuộc họp ngày mai được)

Attaching files

Đính kèm tệp

  • I am sending you the contract as an attachment. (Tôi đã gửi cho bạn hợp đồng trong phần tài liệu đính kèm)
  • Please find attached the file you requested. (Vui lòng tìm tài liệu bạn cần trong phần đính kèm)
  • I am afraid I cannot open the file you have sent me. (Tôi e rằng tôi không thể mở được các tệp đính kèm mà bạn đã gửi)
  • Could you send it again in PDF format? (Bạn có thể gửi lại tài liệu ở định dạng PDF được không?)

Phần kết thúc - Ending

Trước khi kết thúc và ký tên, bạn hãy viết thêm một trong những câu sau:

  • Thank you for your patience and cooperation. (Cảm ơn vì sự kiên nhẫn và hợp tác của bạn)
  • Thank you for your consideration. (Cảm ơn sự quan tâm của bạn)
  • If you have any questions or concerns, don’t hesitate to let me know. (Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay lo ngại nào, đừng ngần ngại mà hãy cho chúng tôi biết)
  • I look forward to hearing from you soon. (Tôi mong được sớm nghe tin từ bạn)

Sau đó hãy kết thúc thư và ghi đầy đủ họ tên của bạn.

  • Yours faithfully (Trân trọng) - Nếu bạn bắt đầu thư bằng Dear Sir/Madam
  • Yours sincerely (Trân trọng) - Nếu bạn bắt đầu bằng cách viết tên, ví dụ Dear Mr.A/ Mrs.A/ Miss A
  • Sincerely Yours/ Sincerely/ Yours Truly (Trân trọng) - Phổ biến trong Anh-Mỹ

>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online hiệu quả

Cách viết email cho bạn bè, người quen

Phần mở đầu - Beginning

Tương tự như với email công việc, bạn hãy bắt đầu bằng một lời chào hỏi

  • Hi Juliet
  • Hello John
  • Dear Mary

Phần nội dung chính - Body

Giống như phần trên, bạn hãy đi nhanh vào vấn đề, mục đích chính của bức thư.

  • Just a quick note to invite you to my birthday party/ to tell you that we will organize a birthday party for my brother. (Mình chỉ muốn viết đôi dòng để mời bạn đến buổi tiệc sinh nhật của mình/ để báo rằng chúng mình sẽ tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho em trai của mình)
  • This is to invite you to join my family for dinner. (Email này để mời bạn đến ăn tối cùng gia đình chúng tôi)
  • I wanted to let you know that I have just got a new job. (Tớ muốn báo cho cậu biết là tớ vừa mới có một công việc mới)
  • I’m writing to tell you about my last holiday. (Tớ viết thư để kể cho cậu nghe về kì nghỉ lễ vừa rồi của tớ)

Hoặc nếu bạn đang trả lời một bức thư thì hãy nói

  • Thanks for your email, it was wonderful to hear from you. (Cảm ơn về email của bạn, thật là tuyệt vời khi được nghe tin từ bạn)

Một số nội dung phổ biến khác.

Making a request/ asking for information

Đưa ra yêu cầu/ hỏi thêm thông tin

  • I was wondering if you could come and see me sometime next week. (Mình băn khoăn không biết bạn có thể đến thăm mình vào tuần tới không)
  • Do you think you could call her for me? I lost her phone number. (Bạn có thể gọi cho cô ấy giùm tôi không? Tôi làm mất số điện thoại của cô ấy rồi)
  • Can you call me back asap (as soon as possible)? (Cậu có thể gọi cho tớ càng sớm càng tốt không?)

Offering help/ giving information

Đề nghị giúp đỡ/ cung cấp thông tin

  • I’m sorry, but I can't make it/ come tomorrow. (Tớ xin lỗi, nhưng ngày mai tớ không đến được)
  • I’m happy to tell you that my brother is getting married next month. (Tôi vui mừng thông báo rằng anh trai tôi sẽ kết hôn vào tháng tới)
  • Do you need a hand with moving the furniture? (Bạn có cần tôi giúp một tay với việc chuyển đồ nội thất không?)
  • Would you like me to come early and help you clear up the place? (Cậu có muốn tớ đến sớm và giúp dọn dẹp chỗ đó không?)

Complaining

Phàn nàn

  • I’m sorry to say that you’re late with the payments. (Tôi rất tiếc phải nói rằng bạn đã trễ hẹn với các khoản thanh toán)
  • I hope you won’t mind me saying that the place you’d recommended to us wasn't as nice as we'd expected. (Tôi mong bạn sẽ không buồn khi tôi nói rằng chỗ mà bạn gợi ý cho chúng tôi không tốt như chúng ta mong đợi)

Apologizing

Thư xin lỗi

  • I’m sorry for the trouble I caused. (Tớ xin lỗi vì những rắc rối mà tớ gây ra)
  • I promise it won’t happen again. (Tôi hứa điều đó sẽ không xảy ra một lần nữa)
  • I’m sorry, but I can’t come to the wedding next month. (Tow xin lỗi nhưng tôi không thể tham dự đám cưới vào tháng tới được)

Attaching files

Tệp đính kèm

  • I’m attaching/sending you our wedding photos. (Tôi đã gửi kèm trong mail cho bạn ảnh cưới của chúng tôi)
  • Sorry, but I can’t open it. Can you send it again in PDF format? (Xin lỗi, mình không mở được file đó. Bạn có thể gửi lại ở định dạng PDF không?)

Phần kết thúc - Ending

Cũng như trong email công viẹc, trước khi kết thúc thư bạn hãy thêm một trong những câu sau đây:

  • Hope to hear from you soon. (Tớ hi vọng sẽ sớm nghe tin tức từ cậu)
  • I’m looking forward to seeing you. (Tôi rất mong được gặp bạn)

Cuối cùng là kết thúc thư bằng một số các từ sau và ký tên của bạn:

  • Thanks, (Cảm ơn)
  • Thank you, (Cảm ơn bạn)
  • With gratitude, (Với lòng biết ơn)
  • Sincerely/ Sincerely yours/ Yours sincerely/ Yours truly, (Chân thành)
  • Regards/ Best regards/ Kind regards (Trân trọng)
  • Best wishes (Những lời chúc tốt đẹp nhất)
  • Love (Yêu thương)
  • Take care (Bảo trọng, giữ gìn sức khỏe)

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp 50+ cách để nói chúc may mắn bằng tiếng Anh

Tổng hợp 50+ cách để nói chúc may mắn bằng tiếng Anh

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường chúc nhau may mắn trước một kỳ thi hay một sự kiện quan trọng của người quen. Thay vì chỉ đơn giản nói “Good luck!”, Pantado xin chia sẻ cùng bạn tổng hợp các cách chúc may mắn bằng tiếng Anh để bạn có thể có nhiều lời chúc tốt đẹp hơn đến mọi người.

>>> Mời xem thêm: Tiếng Anh giao tiếp online 1 kèm 1

 

  1. All the best! – Chúc mọi điều tốt lành nhất!
  2. Be careful! – Bảo trọng nhé!
  3. Best of luck! – Chúc may mắn!
  4. Fingers crossed! – Cầu chúc may mắn
  5. I hope things will turn out fine. – Hy vọng mọi thứ sẽ ổn
  6. Wishing you all the best! – Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất!
  7. Wishing you lots of luck! – Chúc bạn thật nhiều may mắn!
  8. You are going to be amazing! – Bạn sẽ làm tốt mà!
  9. You were made for this! – Bạn sinh ra để làm việc này!
  10. You’ll do great! – Bạn sẽ hoàn thành tốt thôi!
  11. All the best to you. – Những điều tốt đẹp nhất dành cho bạn.
  12. I hope it all goes well! – Tôi hy vọng mọi việc sẽ ổn thỏa!
  13. Have a blast! – May mắn nhé!
  14. I wish you luck! – Tôi chúc bạn may mắn!
  15. Best wishes. – Chúc những điều tốt đẹp nhất!
  16. Many blessings to you. – Mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn!
  17. Knock them dead. – Cho chúng biết tay đi.
  18. May luck be in your favor! – Cầu may mắn đến với bạn!
  19. Blow them away! – Thổi bay chúng đi!
  20. Break a leg! – Chúc may mắn!
  21. I’m pretty confident that you’ll do well. – Tôi tin là bạn sẽ làm được!
  22. God speed! – Nhanh như một vị thần!
  23. Hope you do well! – Hy vọng bạn sẽ làm tốt!
  24. I hope everything will be alright. – Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ ổn.
  25. Here’s a four-leaf clover. – Đây là cỏ 4 lá. (Cỏ 4 lá là biểu tượng cho sự may mắn.)
  26. Call on a higher power. – Cầu trời phù hộ!
  27. Better luck next time! – Lần sau may mắn hơn!
  28. May all of your efforts yield a positive outcome. – Mong những nỗ lực của bạn mang lại kết quả tốt.
  29. Win big time! Thắng lớn nhé!
  30. Live long and prosper. – Chúc sống lâu và thịnh vượng.
  31. Go forth and conquer. – Bách chiến bách thắng.
  32. Take home the crown! – Mang ngôi vương về nhé!
  33. Remember me when you’re famous! – Nhớ đến tôi lúc bạn nổi tiếng đó nhé!
  34. I hope things will work out all right. –  Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ ổn.
  35. May the force be with you! – Mạnh mẽ lên!
  36. Mesmerize them! – Hãy mê hoặc họ!
  37. Prayers be with you. – Những lời cầu chúc sẽ luôn bên bạn!
  38. Come back a legend! – Hãy trở lại là một huyền thoại nhé!
  39. Let me know how it went. – Kể cho tôi nghe mọi chuyện đã diễn ra thế nào nhé!
  40. Knock on wood! – Chúc may mắn!
  41. Believe in yourself and make it happen. – Hãy tin vào bản thân và bạn sẽ làm được.
  42. Have fun storming the castle! – Chúc may mắn dù thế nào đi nữa.
  43. To infinity and beyond! – Vì những điều không tưởng!
  44. Bring home the trophy. – Mang cúp chiến thắng về nhé!
  45. Do yourself justice. – Đòi công lý cho mình đi nào.
  46. Successfully pull off the heist! – Thực hiện thành công nhé!
  47. May the good lord bless you. – Cầu thần linh phù hộ cho bạn.
  48. Hang in there, it’s all going to be all right! – Cố lên, mọi chuyện sẽ ổn thôi.
  49. I’m rooting for you. – Tôi ủng hộ bạn hết mình.
  50. Press your thumbs together. – Cầu nguyện mọi điều tốt lành.

Bạn hãy ghi nhớ và đem những lời chúc tốt đẹp và ý nghĩa này đến với mọi người nhé. Kiến thức thật bổ ích phải không nào?

>> Mời xem thêm: Lời chúc chia tay đồng nghiệp bằng tiếng Anh

Với những mẫu câu chúc may mắn bằng tiếng Anh trên, Pantado hy vọng bạn sẽ truyền tải tốt những lời yêu thương tới người thân, bạn bè. Đừng quên theo dõi Pantado để học thêm kiến thức tiếng Anh bổ ích nhé.

 
Từ vựng, thành ngữ, đoạn văn về chủ đề mùa đông trong tiếng Anh

Nhắc đến mùa đông Châu Âu chúng ta thường nghĩ ngay đến tuyết rơi. Thật đẹp phải không nào? Vậy tuyết tiếng Anh là gì? Mùa đông với nhiều điều thú vị  luôn chờ chúng ta khám phá. Cùng Pantado tìm hiểu thêm về chủ đề mùa đông trong tiếng Anh nhé.

Từ vựng tiếng Anh về mùa đông

Temperature  /’tempritʃə/ : nhiệt độ

Humidity /hju:’miditi/: sự ẩm ướt

Tropical /’trɔpikəl/: nhiệt đới

Gloomy /’glu:mi/: ảm đạm

Hotpot : lẩu

Grilled: nướng

Remain  /ri’mein/: vẫn, còn lại  

Sidewalk /’saidwɔ:k/: vỉa hè, lề đường

Evaporates /i’væpəreit/: bay hơi, tan biến

Vendor /’vendə/: người bán hàng rong, lặt vặt

Atmosphere /’ætməsfiə/: không khí

Blizzard /’blizəd/: bão tuyết

Whiteout /wait aut/: tuyết trắng trời

Ice storm /ais stɔ:m/: bão băng

Snowpocalypse /snou ə’pɔkəlips/: trận bão tuyết tồi tệ

Sleet /sli:t/: mưa tuyết

Slush /slʌʃ/: tuyết tan

Wind chill /waind tʃil/: gió lạnh buốt

Black ice /blæk ais/: băng phủ đường khó nhìn thấy

Driving ban /draiviɳ bæn/: tình trạng cấm lái xe do băng bám

Snow plow /snou plau/: xe cào tuyết

Snowdrift /’snoudrɔp/: đống tuyết (chất cao quanh nhà)

Snow shovel /snou ‘ʃʌvl/: xẻng xúc tuyết

Ice scraper /ais skreip/: cái cào băng

Numb /nʌm/: tê, cóng

Snowball fight /’snoubɔ:l fait/: ném bóng tuyết

Snow blind /snou blaind/: lóa mắt do tuyết

Ví dụ:

– A very bad blizzard might get called a funny nickname such as Snowpocalypse, it used when people are acting like the world is going to end thanks to a storm.

=> Một cơn bão rất xấu có thể được gọi bằng biệt danh hài hước như Tuyết Khải Huyền, nó được dùng khi người ta hành động như thể là thế giới sẽ kết thúc bởi một cơn bão.

– Sleet is a mixture of snow and rain that causes a great deal of slush, or wet, messy snow on the ground.

=> Mưa tuyết là một hỗn hợp của tuyết và mưa gây ra tình trạng tuyết nhão, ẩm ướt và tuyết tan vương vãi trên mặt đất.

– I don’t want to go outside. Even though the temperature is 20 degrees, the wind chill makes it feel like -5.

=> Tôi không muốn đi ra ngoài đường. Mặc dù nhiệt độ là 20 độ nhưng gió lạnh buốt khiến trời như thế đang âm 5 độ vậy.

– My friends warn me about black ice, an invisible layer of ice that covers the roads and makes driving dangerous.

=> Các bạn tôi cảnh báo về băng phủ đường, một lớp trong suốt như vô hình của băng phủ lên mặt đường và gây nguy hiểm cho việc lái xe.

– If your windshield has ice on it, you will need to scrape the windows with an ice scraper.

=> Nếu kính chắn gió của xe bạn bị phủ băng, bạn sẽ cần phải cạo cửa kính bằng cái cạo băng.

Các thành ngữ liên quan tới mùa đông

– (To) be on thin ice: làm một việc gì đó nguy hiểm hoặc khiến người khác gặp rắc rối

After not showing up for work, Mark is on thin ice with his boss

=> Sau khi không làm tốt công việc, Mark đang ở trong tình trạng rắc rối với sếp của mình như ở trên băng mỏng vậy.

– (To) break the ice: phá vỡ sự im lặng để bắt đầu một cuộc trò chuyện

We had a list of questions to ask in class to help us break the ice with our new partners.

=> Chúng tôi đã có một danh sách các câu hỏi để đưa ra trong lớp học nhằm giúp phá vỡ tảng băng (sự ngại ngần, im lặng ban đầu) với các thành viên mới.

– (To) have a snowball’s chance in hell: không có cơ hội cho việc gì đó xảy ra.

I told my friend Mike that he has a snowball’s chance in hell of dating his favorite celebrity.

=> Tôi đã nói với người bạn Mike của mình rằng cậu ấy không có cơ hội nào để hò hẹn với người nổi tiếng yêu thích của cậu ấy (như có một quả bóng tuyết ở dưới địa ngục nóng bỏng vậy).

– (To) give someone the cold shoulder: hành động không thân thiện hoặc bỏ qua một ai đó

She gave me the cold shoulder the day after I embarrassed her by dancing in front of her friends.

=> Cô ấy đã bỏ qua tôi sau khi tôi làm cô ấy xấu hổ vì nhảy trước mặt bạn của cô ấy.

– (To) leave someone out in the cold: loại bỏ ai đó ra khỏi nhóm

My boss left me out in the cold when deciding on the new project with the other managers.

=> Ông chủ của tôi đã bỏ tôi ra khỏi nhóm khi quyết định chọn các quản lý khác cho dự án mới.

Bài luận chủ đề mùa đông

Winter in Hanoi

The winter of Hanoi starts from December and may last until the February, with the average temperature of 15-17°C. Sometimes it drops to below 10°C and the high humidity will make the weather a little bit colder. Remember to bring warm clothes if you don’t want to get a cold when visiting a tropical country. Winter often brings a sad feeling, because the sky is often dark and gloomy. However, Hanoi seems to have its busiest days of the year and streets are more crowded than usual during working hours as people are in rush to complete all the remaining works and prepare for Tet holiday. The cold weather enables people living in Hanoi or visitors to enjoy the tasty hot food like hotspot or grilled dishes. Hanoi in early winter morning, the mist makes special beauty for the city. Somewhere people carrying bunches of flowers cycle slowly in the quiet air. Men prefer a hot cup of tea, sitting on the sidewalk evaporates, watching the flow of people back and forth. Hanoi young women walk down the street in beautiful clothes. The children wear tightly when they are out, though only playing at doorstep. The old, with glasses of cold beer, talk about life. We can also catch the image of street vendor's struggling when it rains. The winter is one of many beauties of Hanoi. It’s worth coming and enjoying the atmosphere in Hanoi.

Mùa đông ở Hà Nội bắt đầu từ tháng 12 và có thể kéo dài đến hết tháng 2, với nhiệt độ trung bình từ 15 đến 17 độ. Có khi, nhiệt độ xuống dưới 10 độ và độ ẩm cao sẽ khiến thời tiết lạnh hơn. Luôn nhớ mặc quần áo âm nếu bạn không muốn bị lạnh khi tới thăm đất nước nhiệt đới này. Mùa đông thường mang cảm giác buồn vì bầu trời thường tối và nhiều mây. Tuy nhiên, dường như Hà Nội có những ngày bận rộn nhất trong năm vào mùa đông và đường phố đông đúc hơn bình thường vì mọi người tất bật hoàn thiện công việc còn dở dang và chuẩn bị cho kỳ nghỉ tết. Thời tiết lạnh cho phép người Hà Nội hay du khách thưởng thức những món ăn nóng như lẩu hay đồ nướng. Sáng sớm Hà Nội mùa đông, những làn sương mờ ẩn hiện làm nên vẻ đẹp đặc biệt. Đâu đó những người đạp xe chở gánh hàng hoa chầm chậm di chuyển trong không khí vắng vẻ. Những người đàn ông thích ngồi nhâm nhi ly trà nóng bốc hơi bên vỉa hè, ngắm dòng người qua lại. Thiếu nữ Hà thành xúng xính áo ấm dạo phố. Các em bé được mặc kín mỗi khi ra đường, dù chỉ chơi trước cửa nhà. Các cụ già đàm đạo bên cốc bia lạnh. Chúng ta cũng có thể bắt gặp hình ảnh người bán hàng rong trên hè phố vất vả mỗi khi mưa gió. Mùa đông là một nét đẹp tiêu biểu của Hà Nội. Thật đáng để đến và tận hưởng không khí Hà Nội vào mùa đông.

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh trong quán cafe
 

Tổng hợp các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh trong quán cafe

Sau những giờ làm việc mệt mỏi hoặc những ngày cuối tuần nhiều bạn lựa chọn một quán cafe để ngồi nhâm nhi, thư giãn. Hãy cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu mẫu câu tiếng Anh giao tiếp trong quán cafe:

  1. Do you have a reservation, please?

=> Quý khách có đặt bàn trước không ạ?

  1. Hello, how can I help you?

=> Xin chào, tôi có thể giúp gì được cho quý khách?

  1. What would you like to drink?

=> Quý khách muốn dùng gì?

  1. What are you having?

=> Quý khách sẽ dùng gì?

  1. What can I get you?

=> Tôi có thể lấy gì cho quý khách?

  1. Maybe I can help you?

=> Tôi có thể giúp gì cho quý khách không?

  1. Good morning/afternoon. Can I help you?

=> Chào buổi sáng/chiều. Tôi có thể giúp gì cho quý khách?

  1. Can I have the menu, please?

=> Có thể đưa cho tôi thực đơn được không?

  1. I'd like the menu, please

=> Vui lòng cho tôi xem thực đơn

  1. Of course, here you are

=> Vâng, đây ạ

  1. Okay! Thanks!

=> Được rồi! cảm ơn!

  1. Just give me a few minutes, ok?

=> Cho tôi vài phút nhé, được chứ?

  1. Oh yeah, take your time

=> Ồ vâng, quý khách cứ thong thả

  1. Are you ready to order?

=> Quý khách đã chọn chưa?

  1. I'll take this

=> Tôi chọn món này

  1. I'll take this one

=> Tôi chọn món này

  1. Yes, I'd like a glass of orange juice, please

=> Vâng, tôi muốn một ly nước cam ép, cảm ơn

  1. I would like a cup of coffee, please

=> Cho tôi một tách cà phê nhé

  1. I'll have a coffee, please

=> Cho tôi một ly cà phê

  1. A beer, please

=> Cho tôi một cốc bia

  1. Which beer would you like?

=> Quý khách muốn uống bia gì?

  1. Would you like ice with that?

=> Quý khách có muốn thêm đá không?

  1. No ice, please

=> Đừng cho đá

  1. A little, please

=> Cho tôi một ít

  1. Lots of ice, please

=> Cho tôi nhiều đá

  1. Would you like anything to eat?

=> Quý khách có ăn gì không?

  1. What flavour would you like?

=> Quý khách thích vị gì?

  1. Is it for here or to go?

=> Quý khách uống ở đây hay mang về?

  1. Drink in or take-away?

=> Uống ở đây hay mang về?

  1. Eat in or take – away?      

=> Quý khách ăn ở đây hay mang đi?

  1. Is that all?

=> Còn gì nữa không ạ?

  1. That's all

=> Thế thôi

  1. Would you like anything else?

=> Quý khách có gọi gì nữa không ạ?

  1. Nothing else, thank you

=> Thế thôi, cảm ơn

  1. Alright, I'll come back in a few minutes!

=> Được rồi, tôi sẽ trở lại sau vài phút!

  1. Sorry, we are out of orange juice

=> Xin lỗi, chúng tôi hết nước cam rồi

  1. Sorry, we are out of cappuccino  

=> Xin lỗi, chúng tôi hết cappuccino rồi

  1. I'm sorry, we're out of that

=> Xin lỗi, chúng tôi hết món đó rồi

  1. Can you change your order please?

=> Quý khách có thể đổi món khác được không?

  1. Ah okay. So...I'd like to change it into ... lemon juice, please

=> À được rồi. Thế...tôi muốn đổi nước chanh, cảm ơn

  1. How long will it take?

=> Sẽ mất bao lâu?

  1. It'll take about twenty minutes

=> Mất khoảng 20 phút

  1. Please wait for twenty minutes

=> Quý khách đợi 20 phút nhé

  1. Here's your coffee

=> Đây là cà phê của quý khách

  1. Oh, But I don't need a cup of coffee

=> Ồ, tôi không cần cafe

  1. This isn't what i ordered

=> Đây không phải cái tôi đã gọi

  1. Really? Let me check it again

=> Vậy  sao? Đổi tôi kiểm tra lại

  1. Yeah okay, but I think I ordered lemon juice

=> Vâng được chứ, tôi nghĩ là mình đã gọi nước chanh

  1. Oh yeah! I'm so sorry about that

=> Ồ vâng! Tôi rất xin lỗi

  1. Let me change it for you

=> Để tôi đổi cho quý khách

  1. Here it is! Enjoy your time here!

=> Đây ạ! chúc quý khách vui vẻ!

  1. Do you have any sandwiches?

=> Ở đây có bánh mì kẹp không?

  1. Do you serve food?

=> Ở đây có phục vụ đồ ăn không?

  1. We've been waiting for a long time

=> Chúng tôi đợi lâu quá rồi

  1. Are you being served?

=> Đã có người phục vụ quý khách chưa?

  1. I'm being served, thanks

=> Có rồi, cảm ơn

  1. Thank you so much. I enjoy it

=> Cảm ơn, tôi thấy vui đó

  1. Yeah, you're always welcome!

=> Vâng, quý khách luôn được chào đón ở đây!

  1. What's the wifi password?

=> Mật khẩu wifi là gì nhỉ?

  1. Do you have internet access here?

=> Ở đây có truy cập internet không?

  1. Do you have wireless internet here?

=> Ở đây có internet không dây không?

  1. What's the password for the internet?

=> Mật khẩu vào internet là gì?

  1. Wifi password is 1 2 3 4 5 6 7 8

=> Mật khẩu Wifi là 12345678

  1. Can I get the bill please?

=> Tính tiền cho tôi nhé?

  1. The bill, please?

=> Đưa cho tôi hóa đơn được không?

  1. Of course. I'll be right back

=> Tất nhiên rồi. Tôi sẽ trở lại ngay

  1. Here's your bill

=> Hóa đơn của quý khách đây ạ

  1. The total is ten thousand dong

=> Số tiền quý khách cần thanh toán là 10 ngàn

  1. Thank you so much

=> Cảm ơn bạn nhé

  1. My pleasure. Please come back soon

=> Rất hân hạnh. Quý khách lần sau nhớ quay lại nhé

>>> Mời xem thêm: Cách giới thiệu về nghề nghiệp bằng tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Cách giới thiệu về nghề nghiệp bằng tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất

Bạn sẽ trả lời như nào khi được một người nước ngoài hoặc là đối tác nước ngoài hỏi về công việc hiện tại của bạn. Hãy cùng pantado.edu.vn tìm hiểu cách giới thiệu nghề nghiệp bằng tiếng anh chi tiết nhất nhé!

Nói về tình trạng, tính chất công việc:

Đầu tiên chúng ta sẽ giới thiệu về tình trạng, tính chất công việc:

  • I’m doing a part-time job/full-time jobTôi đang làm việc bán thời gian/toàn thời gian
  • I have my own business Tôi đang là chủ một công ty/cửa hàng; Tôi điều hành công ty riêng của mình
  • I’m doing an internship hoặc I’m an intern in… – Tôi đang trong một kì thực tập
  • I’m a trainee at… – Tôi đang trong giai đoạn học việc
  • I’m on probation at work Tôi đang trong giai đoạn thử việc ở chỗ làm
  • I’m looking/I’m seeking for a job/for an internship Tôi đang tìm một việc làm phù hợp/một vị trí thực tập
  • I’m unemployedTôi đang thất nghiệp/không đi làm ở đâu cả

Nói về nghề nghiệp, vị trí công tác:

  • I’m a / an + nghề nghiệp, vị trí Tôi đang là…
  • I work as + nghề nghiệp, vị trí Tôi đang là…
  • I work in… departmentTôi đang làm trong phòng/ban/bộ phận…
  • I … for a living or I earn my living by + V-ingTôi kiếm sống bằng cách…

Một số danh từ về nghề nghiệp, vị trí bạn có thể tham khảo:

  • Nghề nghiệp: doctor (bác sĩ), cashier (thu ngân), reporter (phóng viên), journalist (nhà báo), teacher (giáo viên), artist (nghệ sĩ), secretary (thư kí), programmer/developer (lập trình viên), photographer (nhiếp ảnh gia), receptionist (lễ tân), v.v
  • Vị trí: executive (nhân viên), intern (thực tập sinh), specialist (chuyên viên), manager (quản lí), team leader/project leader (trưởng nhóm, trưởng dự án), director (giám đốc), v.v

 

Nói về lĩnh vực, ngành nghề:

  • I work in + lĩnh vực, ngành nghề Tôi làm việc trong lĩnh vực/ngành nghề…
  • I’m in … business Tôi đang làm việc trong lĩnh vực/ngành…

Bạn có thể sử dụng các từ ngữ về lĩnh vực quen thuộc sau: advertising (ngành quảng cáo), marketing, accountancy (ngành kế toán), audit (kiểm toán), consultancy (tư vấn), banking (ngân hàng), pharmaceutical (ngành dược), publishing (ngành xuất bản), insurance (bảo hiểm), IT (information technology – công nghệ thông tin), v.v

Giới thiệu về công ty bạn đang làm việc

  • I work in … – Tôi làm việc ở công ty…
  • I work for… – Tôi làm việc cho…
  • My current company is… – Công ty hiện tại của tôi là…
  • My company’s name is… – Công ty tôi có tên là…

Một số loại hình công ty, nơi làm việc bạn có thể nhắc đến là: an agency, an advertising company (công ty quảng cáo), a clothes shop (cửa hàng quần áo), a coffee shop (quán cà phê), a restaurant (nhà hàng), a bank (ngân hàng), a joint stock company (công ty cổ phần), an FMCG company (công ty lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh), a multinational company (tập đoàn đa quốc gia), v.v

– Lĩnh vực:

  • My company is the leader in … industry/businessCông ty của tôi là công ty đầu ngành trong lĩnh vực…
  • It is a + lĩnh vực, ngành nghề + company Đó là công ty về lĩnh vực…

– Quy mô:

  • My company employs … people worldwide/nationwide. – Công ty tôi có … nhân viên trên toàn thế giới/khắp cả nước.
  • We have just under/over … employees. – Chúng tôi có trên/dưới … nhân viên.
  • There are … people working for us. – Có tổng cộng … nhân viên làm việc cho chúng tôi.
  • We operate in … cities/countries. – Chúng tôi hoạt động ở … thành phố/quốc gia.

– Lịch sử công ty:

  • The company was founded in … – Công ty tôi thành lập vào năm…
  • We have been in the business for … years. – Chúng tôi đã hoạt động trong lĩnh vực này được … năm

– Trụ sở công ty:

  • Our headquarters/head office is in … (thành phố/quốc gia) – Trụ sở của công ty tôi nằm ở…
  • We have subsidiaries/branches/offices all over the country. – Chúng tôi có các công ty con/chi nhánh/văn phòng trên cả nước

– Sản phẩm, chuyên môn:

  • We + công việc, chuyên môn của công ty (produce, create, develop, consult…)Chúng tôi…/Công việc của công ty là…
  • We have … main products.Chúng tôi có … sản phẩm chính.
  • Our products/services include…Các sản phẩm/dịch vụ của công ty bao gồm…

– Mức độ nổi tiếng:

  • We’re the largest manufacturer in the countryChúng tôi là nhà sản xuất lớn nhất trong nước.
  • We’re among the largest/ smallest in the region/country. – Công ty tôi nằm trong số những công ty lớn nhất/nhỏ nhất trong khu vực/trong nước.
  • My company is well known in the market. – Công ty tôi khá nổi tiếng trên thị trường.
  • We have a good reputation. Danh tiếng/thương hiệu của chúng tôi khá tốt.
  • Our brand is popular among customers. – Thương hiệu của chúng tôi rất nổi tiếng với khách hàng.

Giới thiệu về công việc cụ thể

Cuối cùng, giới thiệu về đầu việc cụ thể là cách giới thiệu công việc chi tiết nhất. 

  • I’m in charge of… (a project, a product line, a market segment, an area…)Tôi chịu trách nhiệm cho….
  • I’m responsible for + danh từ/V-ingTôi chịu trách nhiệm….
  • I deal with/have to handle…Những công việc tôi thường xử lý là….
  • I run/manage… (a project, a department) Tôi là người điều hành/quản lí….
  • I often have meetings with…Tôi thường phải tham gia họp cùng…
  • My job includes…Công việc tôi làm bao gồm…

>>> Mời xem thêm: Từ vựng chủ đề Cá tháng Tư - April Fool’s tiếng Anh
 

Từ vựng chủ đề Cá tháng Tư - April Fool’s tiếng Anh

Vào ngày 1/4 dương lịch hàng năm diễn ra sự kiện ngày cá tháng tư hay còn gọi là ngày nói dối, là ngày mà bạn bè thường hay bày trò đùa giỡn nhau theo phong tục cũ tại một số quốc gia. Cùng nhau tìm hiểu cá tháng tư tiếng Anh nhé!

Ngày Cá tháng Tư là gì? 

Ngày 1 tháng 4 dương lịch hàng năm là ngày Cá tháng Tư hay còn gọi là ngày nói đùa, ngày nói dối, là một ngày hội vui vẻ cho những người thích sự tinh nghịch hài hước

Cá tháng Tư dù không phải là ngày nghỉ lễ chính thức nhưng vẫn là phong tục truyền thống tại nhiều quốc gia.

Mọi người thường kỷ niệm ngày 1/4 hàng năm bằng cách tung nhiều tin đồn hoặc nói xạo, nói đùa vô hại về rất nhiều chủ đề khác nhau nhằm tạo niềm vui hay trêu chọc ai đó.

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh miễn phí với người nước ngoài

Ngày Cá tháng Tư tiếng Anh là gì?

Trong tiếng Anh, ngày Cá tháng Tư được gọi là April Fools' Day hoặc April Fool's Day, đôi khi được gọi là All Fools' Day.

Truyền thống này Cá tháng Tư ở nhiều nước là chơi khăm hoặc đùa giỡn nhau, thường kết thúc bằng việc la hét "April Fool!" (trò lừa hay là kẻ ngốc tháng Tư) và người nghe sẽ là "kẻ ngốc tháng Tư".

Một nghiên cứu vào những năm 1950 của nhà nghiên cứu văn học dân gian Iona và Peter Opie, phát hiện ra rằng ở Anh, và ở các quốc gia có truyền thống bắt nguồn từ Vương quốc Anh, bao gồm Australia, các trò đùa chấm dứt vào buổi trưa.

Một người mà đùa giỡn sau buổi trưa thì cũng tự là "kẻ ngốc".

Từ vựng ngày Cá tháng Tư

  1. prank: trò đùa, sự giễu cợt
  2. prankster: kẻ chơi khăm
  3. hoax: chơi khăm, chơi xỏ
  4. trick: đánh lừa
  5. trickster: người lừa gạt
  6. dupe: lừa, lừa bịp
  7. joke: lời nói đùa, chuyện đùa
  8. crack a joke: nói đùa
  9. play a joke on someone: đùa nghịch trêu chọc ai
  10. a practical joke: trò đùa ác ý, trò chơi khăm
  11. gullible: cả tin, dễ bị lừa
  12. buy it: tin vào điều gì
  13. fool: kẻ ngốc
  14. pretend: giả vờ
  15. spoof story: câu chuyện bịa, tin đồn không có thật
  16. humor: khiếu hài hước
  17. deception: sự lừa gạt

Chúc các bạn trải qua ngày cá tháng tư thật thú vị bên bạn bè nhé?

>>> Mời xem thêm: Tài liệu từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hàng không

Tài liệu từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hàng không

Bạn đang làm việc tại các vị trí trong ngành hàng không, hay bạn là hành khách bạn cũng nên bổ sung kiến thức tài liệu tiếng Anh chuyên ngành hàng không để trải nghiệm những chuyến bay tuyệt vời nhất nhé.

Từ vựng tiếng anh chuyên ngành Hàng không tại đại lý/phòng vé

Đầu tiên là tại đại lý, phòng vé bạn chuẩn bị đi mua vé. Hãy nhớ những từ vựng này nhé

Reservation/ Booking /rez.ɚˈveɪ.ʃən/ˈbʊk.ɪŋ/ : Đặt chỗ

Booking class /ˈbʊkɪŋ klæs/: Hạng đặt chỗ

Business class /bɪz.nɪs ˌklæs /: Hạng thương gia

Economy class /ɪˈkɑː.nə.mi ˌklæs /: Hạng phổ thông

Fare /fer/: Giá vé

Tax /tæks/: Thuế

One way /ˌwʌnˈweɪ/: một lượt

Advance purchase /ədˈvæns ˈpɜrʧəs/: Điều kiện mua vé trước

Arrival/ Destination /əˈraɪ.vəl / dɛstəˈneɪʃən/:  Điểm đến

Cancel/ cancellation /ˈkæn.səl /kæn.səlˈeɪ.ʃən /:  Hủy hành trình

Cancellation condition /kænsəˈleɪʃən kənˈdɪʃən/ :  Điều kiện hủy vé

Capacity limitation /kəˈpæsəti ˌlɪmɪˈteɪʃən/:  Giới hạn số lượng khách (hoặc hành lý) được chuyên chở trên 1 chuyến bay

Carrier/ Airline /ker.i.ɚ/ ˈer.laɪn /:  Hãng Hàng không

Change /tʃeɪndʒ/:  Thay đổi vé (ngày, giờ bay)

Circle trip /sɜrkəl trɪp /: Hành trình vòng kín (khứ hồi)

Departure/ Origin /dɪˈpɑrʧər / ˈɔrəʤən /:  Điểm khởi hành

Double open jaw /ˈdʌbəl ˈoʊpən ʤɔ/: Hành trình vòng mở kép

Economy class /ɪˈkɑː.nə.mi ˌklæs /: Hạng phổ thông (hạng ghế trên máy bay)

Fare component /fɛr kəmˈpoʊnənt/: Đoạn tính giá Fee Phí

Fuel surcharge /ˈfjuəl ˈsɜrˌʧɑrʤ/:  Phụ phí nhiên liệu (xăng dầu)

Go show /goʊ ʃoʊ/: Khách đi gấp tại sân bay (không đặt chỗ trước)

High season/ Peak season /haɪ ˈsizən / pik ˈsizən/ :  Mùa cao điểm

Inbound flight /ɪnˈbaʊnd flaɪt/: Chuyến bay vào (chuyến về)

Journey/ Itinerary /ˈʤɜrni / aɪˈtɪnəˌrɛri / : Hành trình

Mileage /maɪ.lɪdʒ/ :  Dặm bay

Mileage upgrade /maɪləʤ əpˈgreɪd/ : Nâng cấp số dặm bay đã đi

No show /ˌnoʊˈʃoʊ/: Bỏ chỗ (khách bỏ chỗ không báo trước cho hãng HK)

One way fare /wʌn weɪ fɛr/: Giá vé 1 chiều

Out of sequence reissue /aʊt ʌv ˈsikwəns riˈɪʃu/: Xuất đổi vé không đúng trình tự chặng bay

Outbound flight /aʊtˌbaʊnd flaɪt/: Chuyến bay ra nước ngoài (chuyến đi)

Passenger (PAX) /ˈpæs.ən.dʒɚ/:  Hành khách

Penalty /ˈpen.əl.ti /:  Điều kiện phạt

Flight application /flaɪt ˌæpləˈkeɪʃən/:  Điều kiện chuyến bay được phép áp dụng hoặc hạn chế áp dụng

Promotional fare/ special fare /prəˈmoʊʃənəl fɛr / ˈspɛʃəl fɛr/: Giá vé khuyến mại

Re-book/ re-booking: Đặt lại vé

Refund /riː.fʌnd/ :  Hoàn vé

Reroute/ rerouting /riˈrut / riˈrutɪŋ/:  Thay đổi hành trình

Round trip fare/ Return fare /raʊnd trɪp fɛr/ rɪˈtɜrn fɛr / : Giá vé khứ hồi

Void /vɔɪd /:  Hủy vé (làm mất hiệu lực vé và giá trị vé)

Flight application /flaɪt ˌæpləˈkeɪʃən/:  Điều kiện chuyến bay được phép áp dụng hoặc hạn chế áp dụng

Restriction /rɪˈstrɪk.ʃən/:  Điều kiện hạn chế của giá vé

Re-validation /rɪ – ˌvæləˈdeɪʃən/:  Gia hạn hiệu lực vé

Round trip fare/ Return fare /raʊnd trɪp fɛr/ rɪˈtɜrn fɛr/ : Giá vé khứ hồi

Shoulder/ Mid season /ˈʃoʊldər / mɪd ˈsizən/ :  Mùa giữa cao điểm và thấp điểm

Single open jaw /sɪŋgəl ˈoʊpən ʤɔ/: Hành trình vòng mở đơn

Surcharge /ˈsɝː.tʃɑːrdʒ/: Phí phụ thu

Terminal/ gate /tɜrmənəl / geɪt/:  Cổng, nhà ga đi hoặc đến tại sân bay

Ticket endorsement /tɪkət ɛnˈdɔrsmənt/:  Điều kiện chuyển nhượng vé

Ticket re-issuance/ Exchange /tɪkət re-issuance / ɪksˈʧeɪnʤ/:  Đổi vé

 

Từ vựng tiếng anh chuyên ngành Hàng không tại quầy làm thủ tục

Sau đó là đến quầy làm thủ tục:

Code /koʊd/: mã (đặt chỗ)

Helpdesk: Trợ giúp

Check-in /tʃek.ɪn/:  Làm thủ tục

Procedure /prəˈsiː.dʒɚ/: Thủ tục

Embassy statement /ɛmbəsi ˈsteɪtmənt/: Công văn của Đại sứ quán

Flight coupon /flaɪt ˈkuˌpɔn/:  Tờ vé máy bay (thể hiện thông tin số vé, tên khách, chặng bay, giá vé và thuế)

Stopover /stɑːpˌoʊ.vɚ/: Điểm dừng trong hành trình (điểm trung chuyển) trên 24 tiếng)

Transfer/ Intermediate point /trænsfər / ˌɪntərˈmidiɪt pɔɪnt/:  Điểm trung chuyển

Transit /træn.zɪt/: Điểm trung chuyển (không quá 24 tiếng)

Validity /vəˈlɪd.ə.t̬i/:  Hiệu lực của vé

Ví dụ:

A one-day stopover in Taiwan

Dịch: Điểm dừng một ngày tại Đài Loan 

Baggage that is lost or damaged in transit 

Dịch: Hành lý bị mất hoặc hỏng trong quá trình quá cảnh

3. Từ vựng tiếng anh chuyên ngành Hàng không tại quầy kiểm tra an ninh

Tại quầy kiểm tra an ninh mặc dù khá ít phải sử dụng đến tiếng Anh giao tiếp, nhưng cũng có một vài từ vựng tiếng Anh chuyên ngành Hàng không mà bạn cần phải lưu ý như sau:

Luggage/ Baggage /lʌgəʤ/ˈbægəʤ/: Hành lý

Accompanied children /əˈkʌmpənid ˈʧɪldrən/: Trẻ em đi cùng

Accompanied infant /əˈkʌmpənid ˈɪnfənt/ : Trẻ sơ sinh đi cùng

Safety regulation /seɪfti ˌrɛgjəˈleɪʃən/: Quy định về an toàn

Ví dụ:

Please, check your luggage at the desk.

Xin mời kiểm tra hành lý của bạn tại bàn.

Từ vựng tiếng anh chuyên ngành Hàng không trên máy bay

Ngồi trên máy bay, bạn cần bỏ túi cho mình từ vựng sau:

Aisle seat /aɪl sit/: Ghế ngồi gần lối đi

Alternative /ɑːlˈtɝː.nə.t̬ɪv/:  Thay thế

Diet meal /daɪət mil/:  Ăn kiêng

Discount /dɪs.kaʊnt/: Giảm giá

Vegetarian meal /ˌvɛʤəˈtɛriən mil/: Ăn chay

Window seat /ˈwɪn.doʊ ˌsiːt/: Ghế ngồi gần cửa sổ

Ví dụ:

Would you like a window seat or an aisle seat?

Bạn muốn ở vị trí gần cửa sổ hay phía lối đi?

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các Tips học cách phát âm chuẩn như người bản xứ

Các cấu trúc đàm phán trong tiếng Anh

Trong lĩnh vực kinh doanh, đàm phán là một kĩ năng vô cùng quan trọng. Đàm phán với người nước ngoài, bạn đã gặp chưa? Đàm phán tiếng Anh là gì? Nếu khách hàng của bạn là người nước ngoài hãy lưu ngay các cấu trúc đàm phán trong tiếng Anh lại để tạo ấn tượng và thuyết phục khách hàng nhé!

Nêu mục đích

We’re interested in buying 10 cars.

Chúng tôi muốn mua 10 chiếc xe hơi.

We’d like to start the scheme in June.

Chúng tôi muốn khởi động đề án này vào tháng Sáu.

We must have delivery as soon as possible.

Chúng tôi phải được giao hàng sớm nhất có thể.

Tỏ ý nhượng bộ

We could possibly deliver by August.

Chúng tôi có thể giao hàng trước tháng Tám.

That could be all right, as long as you pay more for a longer period.

Như vậy cũng được, với điều kiện anh/ chị phải trả nhiều hơn nếu thời gian kéo dài hơn.

We can do that, providing you make a down payment.

Chúng tôi có thể chấp nhận, miễn là anh/ chị đặt cọc trước.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu tốt nhất

Thể hiện sự đồng tình với quan điểm của đối tác

I agree with you on that point.

Về điểm đó, tôi đồng ý với ông/bà.

That’s a fair suggestion.

Đó là một đề xuất hợp lý.

You have a strong point there.

Đó là một ý kiến thuyết phục.

I think we can both agree that…

Tôi nghĩ cả hai chúng ta đều đồng ý rằng…

I don’t see any problems with/ harm in…

Tôi không thấy có bất cứ vấn đề gì trong việc…

Từ chối lời đề nghị

I’m afraid not. It’s company policy.

Tôi e là không được. Đó là chính sách của công ty.

I’m sorry, we can’t agree to that.

Tôi rất tiếc, chúng tôi không thể đồng ý điều đó.

Unfortunately, we can’t do that.

Tiếc là chúng tôi không thể làm vậy.

I understand where you’re coming from; however,…

Tôi hiểu những điều ông/ bà muốn nói, tuy nhiên…

I’m prepared to compromise, but…

Tôi định thỏa hiệp nhưng…

If you look at it from my point of view, you’ll see that…

Nếu nhìn nhận vấn đề theo quan điểm của tôi, ông/bà sẽ thấy rằng …

I’m afraid I had something different in mind.

Tôi e rằng những điều tôi nghĩ có đôi chút khác biệt.

That’s not exactly how I look at it.

Đó không phải là cách tôi nhìn nhận vấn đề.

From my perspective, I think…

Theo cách nghĩ của cá nhân tôi, tôi thấy rằng…

I’d have to disagree with you there.

Tôi không thể đồng ý với ông/bà về điều đó.

I’m afraid that doesn’t work for me.

Tôi e rằng cách đó không phù hợp với tôi.

Thương lượng

If it works, we’ll increase the order later on.

Nếu thành công, sau này chúng tôi sẽ tăng lượng đặt hàng.

If you increase your order, we could offer you a much higher discount.

Nếu anh/ chị đặt hàng với số lượng lớn hơn, chúng tôi có thể đưa ra mức chiết khấu cao hơn nhiều.

That might be OK if you can guarantee delivery by then.

Tới lúc đó, nếu anh/ chị có thể đảm bảo giao hàng thì được.

Đạt được thỏa thuận

That’s very reasonable, don’t you think?

Rất hợp lý, đúng không ạ?

That sounds a fair price to me.

Tôi thấy cái giá này hợp lý đấy.

Fine/ OK/ Great!

Tốt rồi/ Thế là ổn/ Tuyệt vời!

I think we both agree to these terms.

Tôi nghĩ cả hai bên đã đồng ý với những điều khoản này.

I’m satisfied with this decision.

Quyết định này làm tôi rất hài lòng.

It sounds like we’ve found some common ground.

Có vẻ chúng ta đã tìm được điểm chung.

Kết thúc đàm phán

Right, we’ve got a deal.

Vậy là chúng ta đã thoả thuận rồi nhé.

Good, I think we’ve covered everything.

Tốt lắm, tôi nghĩ chúng ta đã bàn tới tất cả mọi thứ rồi.

OK, how about dinner tonight?

Đã xong. Chúng ta cùng đi ăn tối chứ nhỉ?

I’m willing to leave things there if you are.

Tôi mong rằng chúng ta có thể thoả thuận như vậy nếu ông/bà đồng ý.

I’m willing to work with that.

Tôi rất mong muốn được triển khai công việc này.

I think we should get this in writing.

Tôi nghĩ chúng ta nên chuyển những thứ này thành văn bản.

I’d like to stop and think about this for a little while.

Tôi muốn kết thúc cuộc đàm phán và suy nghĩ thêm về điều này.

Would you be willing to sign a contract right now?

Ông/bà có muốn ký hợp đồng ngay không?

Let’s meet again once we’ve had some time to think.

Có lẽ chúng ta cần gặp nhau vào một hôm khác để cả hai bên có thời gian xem xét kỹ hơn.

>>> Xem thêm: Tổng hợp từ vựng, thành ngữ tiếng Anh chủ đề về mùa xuân