Tin tức & Sự kiện
Thoạt nhìn thì form và from dù trông có vẻ hơi giống nhưng chúng lại mang nghĩa hoàn toàn khác nhau đó. Hãy cùng chúng tôi ôn tập và tìm hiểu cách phân biệt form và from trong tiếng Anh nhé!
Định nghĩa Form
Form – /fɔrm/
Khi là động từ, form vừa là nội động từ, vừa là ngoại động từ, mang nghĩa là tự hình thành hoặc hình thành, tạo nên hoặc tạo hình một thứ gì đó.
Ví dụ:
- Many ideas began to form in her mind.
(Rất nhiều ý tưởng bắt đầu hình thành trong tâm trí cô ấy.) - The kids form a line in order to take candies.
(Lũ trẻ tạo thành một hàng để nhận kẹo.) - Minh decided to form the clay into a small cup.
(Minh quyết định tạo hình đất sét thành một chiếc cốc nhỏ.)
Khi là danh từ, form sẽ mang nhiều nghĩa hơn, chúng ta cần phụ thuộc vào ngữ cảnh của câu để xác định được nhé.
Form có thể là biểu mẫu, hoặc hình dáng (của người/vật), hoặc dạng, định dạng.
Ví dụ:
- All applicants have to submit their application forms before the interview.
(Tất cả các ứng viên phải nộp mẫu đơn đăng ký của họ trước buổi phỏng vấn.) - Look at the sleeping form of the cat! That’s so cute.
(Hãy nhìn tư thế ngủ của chú mèo kìa! Thật đáng yêu.) - In Vietnam, motorbike is the most popular form of transport.
(Ở Việt Nam, xe gắn máy là loại hình giao thông phổ biến nhất.)
Cách dùng Form trong tiếng Anh
Dùng form (động từ) khi muốn nói tới việc cái gì được hình thành hoặc ai tạo ra điều gì.
Ví dụ:
- A big crowd formed to watch the performance of Jack.
(Một đám đông lớn tụ tập để xem màn trình diễn của Jack.) - Hiep and Thuy formed a new entertainment company.
(Hiệp và Thủy đã hình thành một công ty giải trí mới.) - The birds flying formed a V-shaped pattern.
(Những chú chim đang bay tạo nên hình chữ V.)
Dùng form (danh từ) để nói đến các biểu mẫu, mẫu đơn,…
Ví dụ:
- Please fill in the form.
(Xin hãy điền vào đơn.) - This is the entry form of the Rap Viet competition.
(Đây là đơn tham gia cuộc thi Rap Việt nhé.) - When you have completed the form, give it to me.
(Khi bạn hoàn hành đơn thì đưa cho tôi nhé.)
Dùng form (danh từ) để nói đến một kiểu, một dạng nào đó.
Ví dụ:
- Aerobics is a form of exercise that attracts many old ladies.
(“Thể dục nhịp điệu” là một môn thể dục thu hút nhiều các bà cô.) - The most simple form of life has only one cell.
(Dạng sống đơn giản nhất chỉ có một tế bào thôi.) - “Yours” is the possessive form of “you”.
(Yours là dạng sở hữu của you.) - Success can come in many forms.
(Thành công có thể đến theo nhiều cách khác nhau.)
Khi đi với giới từ in/out, form (danh từ) mang nghĩa là cơ thể khỏe mạnh, vừa dáng (hoặc ngược lại)
Ví dụ:
- After three months’ training, Hung is now in superb form.
(Sau 3 tháng tập luyện, Hưng giờ đây đã có vóc dáng cực chuẩn.) - Linh was clearly out of form after Tet holiday.
(Linh rõ ràng là đã quá khổ sau kì nghỉ Tết.)
>>>Mời xem thêm: Cách phân biệt Economic và Economical trong tiếng Anh chính xác nhất
Cụm từ đi với Form trong tiếng Anh
Form có thể đi với rất nhiều từ khác nhau, tạo thành những cụm từ thông dụng trong tiếng Anh. Hãy tham khảo một số cụm từ sau đây nhé.
- acceptable form: đơn chấp thuận
- alternative form: hình thức thay thế
- completed form: đơn/mẫu đã hoàn thành
- entry form: đơn tham gia (đơn nhập cảnh)
- application form: đơn đăng ký (đơn xin việc)
- registration form: đơn đăng ký
- complete/fill in/fill out form: hoàn thành đơn
- fine/good form: hình thể tốt
- maintain sb’s form: giữ vững phong độ
- form of ….: dạng/kiểu của cái gì
From là gì?
From /frʌm/
.
From là một giới từ trong tiếng Anh.
From có nhiều cách dùng khác nhau. Ta có thể tạm dịch from là “từ, bắt đầu từ” (giới từ).
Ví dụ:
- Jenny comes from Korea.
(Jenny tới từ Hàn Quốc.) - The cinema is open form 7 a.m.
(Rạp chiếu phim mở cửa từ 7 giờ sáng.) - The bag is made from leather.
(Cái túi này được làm từ da.)
Cách dùng From trong tiếng Anh
- From được dùng để chỉ ra địa điểm, nơi chốn mà ai đó/cái gì bắt đầu.
Ví dụ:
- What time does the flight from Ho Chi Minh arrive?
(Mấy giờ thì chuyến bay từ Hồ Chí Minh đến nơi thế?) - He took a big water bottle out from his gym bag.
(Anh ấy lấy một chai nước to đùng ra từ chiếc túi tập gym.)
- From dùng để chỉ thời gian mà ai đó/cái gì bắt đầu xuất hiện hay được làm ra.
Ví dụ:
- Most of the paintings in this exhibition are from the 19th century.
(Hầu hết các bức tranh ở trong cuộc triển lãm này đều từ thế kỷ 19.) - From 2007, people have to wear helmets when they drive motorbikes.
(Từ năm 2007, mọi người phải đội mũ bảo hiểm khi lái xe.)
- Ta dùng from để nói tới khoảng cách giữa 2 địa điểm.
Ví dụ:
- We’re about 2 kms from your house.
(Chúng tôi đang cách nhà bạn khoảng 2 cây số.) - It’s only about 200m from our hotel to the beach.
(Chỉ khoảng 200m từ khách sạn của chúng tôi ra đến bờ biển thôi.)
- From cũng được dùng để chỉ ra chất liệu của một vật.
Ví dụ:
- This desk is made from wood.
(Chiếc bàn này được làm từ gỗ.) - Cats are made from water or something!
(Cát được làm từ nước hay sao á!)
- From dùng để nói đến nguyên nhân của một sự việc.
Ví dụ:
- My dad earned a lot of money from investing in property.
(Bố tớ kiếm được nhiều tiền nhờ đầu tư vào bất động sản đó.) - The number of deaths from strokes increase every year.
(Số lượng người chết từ đột quỵ tăng mỗi năm.)
Nhìn chung từ from sẽ dùng khi ta muốn chỉ sự xuất phát, bắt đầu từ một điều gì đó.
Cụm từ đi với From trong tiếng Anh
- come from: đến từ
- made from: được làm từ
- suffer from: chịu đựng
- different from: khác với
- from… to…: từ… đến…
- from… on: từ… đến mãi về sau
- from time to time: theo thời gian
Phân biệt Form và From trong tiếng Anh
- Form là danh từ hoặc động từ, mang nhiều nét nghĩa như: tạo thành, tạo nên, hình thức, hình dáng,…
- From là giới từ, mang nghĩa là “từ”, chỉ sự bắt đầu của một điều nào đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh căn bản online miễn phí
Economic và Economical là gì? Cách phân biệt Economic và Economical trong tiếng Anh chính xác nhất? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Định nghĩa Economic
Economic /ˌɛkəˈnɑmɪk/
“Economic” là một tính từ tiếng Anh, có nghĩa là “thuộc về kinh tế”. Đây thường là những vấn đề liên quan đến kinh tế của một quốc gia hay vùng hay một ai đó đang sở hữu.
Ví dụ:
- My country is in the midst of an economic crisis.
(Đất nước tôi đang trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế.)
- Economic experts are concerned by the low level of economic activity.
(Các chuyên gia kinh tế lo ngại bởi mức độ hoạt động kinh tế thấp.)
Cách dùng Economic trong tiếng Anh
Nói về những vấn đề, sự liên quan đến thương mại , công nghiệp, tiền tệ; sự phát triển của một quốc gia, một khu vực hoặc một xã hội.
Ví dụ:
- This is the worst economic crisis ever.
(Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay.)
- I think we shouldn’t expand our business in the current economic climate.
(Tôi nghĩ rằng chúng ta không nên mở rộng kinh doanh trong bối cảnh kinh tế hiện nay.)
Nói về một quá trình, một doanh nghiệp hoặc một hoạt động tạo ra đủ lợi nhuận để tiếp tục.
Ví dụ:
- The store was not achieving the revenue needed to make it economic.
(Cửa hàng đã không đạt được doanh thu cần thiết để làm cho nó kinh tế.)
- I found it was not economic to sell my product to the supermarkets.
(Tôi thấy việc bán sản phẩm của mình cho các siêu thị là không lợi nhuận.)
>>> Mời xem thêm: học tiếng anh với người bản xứ miễn phí
Cụm từ đi với Economic trong tiếng Anh
Một số cụm từ đi với Economic trong tiếng Anh:
- Economic downturn: Suy thoái kinh tế
- Economic refugee: Người tị nạn vì kinh tế
- Economic science: Khoa học kinh tế
- Economic consumption: Tiêu dùng kinh tế
- Economic growth: Tăng trưởng kinh tế
- Economic value: Giá trị kinh tế
- Economic expert: Chuyên gia kinh tế
- Economic crisis: Khủng hoảng kinh tế
Định nghĩa Economical
Economical – /ˌɛkəˈnɑmɪkəl/
“Economical” là một tính từ tiếng Anh, có nghĩa là “tiết kiệm”, giảm thiểu chi phí và tránh gây lãng phí (ví dụ như trong quá trình sản xuất và vận hành.
Ví dụ:
- Lisa was economical in all areas of her life.
(Lisa rất tiết kiệm trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.)
- You should be an economical use of resources.
(Bạn nên sử dụng tài nguyên một cách tiết kiệm.)
Cách dùng Economical trong tiếng Anh
Economical trong tiếng Anh được dùng để nói về việc sử dụng một cách tiết kiệm các tài nguyên: không sử dụng nhiều nhiên liệu, tiền bạc,…
Ví dụ:
- Hybrid cars are very economical.
(Xe hybrid rất tiết kiệm.)
- Electric lights are economical, clean, and give more light than candles.
(Đèn điện tiết kiệm, sạch sẽ và cho nhiều ánh sáng hơn đèn nến
Cụm từ đi với Economical trong tiếng Anh
Dưới đây là một số cụm từ đi với Economical trong tiếng Anh:
- Economical with the truth: Dối trá, lừa lọc
- Economical air travel: Du lịch hàng không tiết kiệm
- Economical way: Cách tiết kiệm
- Economical car: Xe rẻ tiền
Phân biệt Economic và Economical trong tiếng Anh
- Economic: Tính từ – thuộc về kinh tế
- Economical: Tính từ – tiết kiệm (thời gian, tiền, …)
Ví dụ:
- The company’s economic policy has not been successful.
(Chính sách kinh tế của công ty đã không thành công.)
- It will be more economical if we buy the bigger size.
(Sẽ tiết kiệm hơn nếu chúng ta mua kích thước lớn hơn.)
>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt Permit và Permission trong tiếng Anh
Hai từ “Permit” và “Permission” mặc dù cùng mang ý nghĩa liên quan đến “sự cho phép” nhưng lại có cách dùng khác biệt. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ý nghĩa, cách sử dụng cũng như phân biệt hai từ này, đồng thời cung cấp một số bài tập vận dụng để thực hành.
1. “Permit” là gì?
“Permit” vừa có thể là động từ (verb) vừa là danh từ (noun), có nghĩa chính là “cho phép” hoặc “giấy phép”.
- Permit (v): Được sử dụng để chỉ hành động cho phép ai đó làm gì.
Cấu trúc với Permit:
Permit + somebody + to do something |
Ví dụ: My parents permitted me to go out tonight. (Bố mẹ tôi cho phép tôi đi chơi tối nay.)
Ví dụ: The teacher permitted the students to leave early. (Giáo viên đã cho phép học sinh về sớm.)
- Permit (n): Chỉ giấy phép hoặc sự cho phép chính thức từ một tổ chức hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Ví dụ: You need a parking permit to leave your car here. (Bạn cần giấy phép đỗ xe để đậu xe tại đây.)
Cấu trúc Permit somebody to V
Các cụm từ đi cùng “Permit”:
- Building permit: Giấy phép xây dựng
- Conditional use permit: Giấy phép sử dụng có điều kiện
- Entry permit: Giấy phép nhập cảnh
- Exit permit: Giấy phép xuất cảnh
- Fishing permit: Giấy phép đánh bắt cá
- Hunting permit: Giấy phép săn bắn
- International driving permit: Giấy phép lái xe quốc tế
- Learner's permit: Giấy phép học tập
- Occupancy permit: Giấy phép cư trú
- Permit to travel: Giấy phép đi du lịch
- Residence permit: Giấy phép cư trú
- Special use permit: Giấy phép sử dụng đặc biệt
- Weather permitting: Thời tiết cho phép
- Work permit: Giấy phép lao động
>> Xem thêm: Cách phân biệt Complement và Compliment
2. “Permission” là gì?
“Permission” là một danh từ có nghĩa là “sự cho phép”, chỉ hành động cho phép ai đó làm điều gì đó hoặc quyền được làm gì đó.
Ví dụ: The manager gave me permission to leave early. (Quản lý đã cho tôi phép về sớm.)
Cấu trúc với Permission:
Give/Grant permission: Cho phép hoặc cấp quyền |
Ví dụ: The teacher granted me permission to use the library. (Giáo viên đã cho phép tôi sử dụng thư viện.)
Cấu trúc của Permission
Ví dụ: I need to ask for permission before using this room. (Tôi cần xin phép trước khi sử dụng phòng này.)
Các cụm từ đi cùng với Permission
- Ask for permission: Xin phép.
- Access permission: Quyền truy cập
- Express permission: Bày tỏ sự cho phép
- Formal permission: Sự cho phép chính thức
- Government permission: Sự cho phép của chính phủ
- Necessary permission: Sự cho phép cần thiết
- Official permission: Sự cho phép chính thức
- Permission level: Mức độ cho phép
- Permission marketing: Tiếp thị cho phép
- Planning permission: Giấy phép xây dựng
- Prior permission: Sự cho phép trước
- Written permission: Sự cho phép bằng văn bản
3. Phân biệt “Permit” và “Permission”
Tiêu chí |
Permit |
Permission |
Từ loại |
Động từ và danh từ |
Danh từ |
Nghĩa chính |
Cho phép hoặc giấy phép |
Sự cho phép |
Cấu trúc sử dụng |
Permit + somebody + to do something |
Give/Grant/Ask for permission |
Ví dụ |
The city permits construction here. |
I need your permission to enter. |
>> Tham khảo: Cách phân Biệt "Thief, Robber, Burglar, Steal, Mugger, Pickpocker, Shoplifter"
4. Bài tập vận dụng
Bài tập 1: Điền “Permit” hoặc “Permission” vào chỗ trống:
1. My parents didn't ______ me to stay up late.
2. She asked for _______ to leave the meeting early.
3. You need a work _______ to be employed legally.
Đáp án:
1. permit
2. permission
3. permit
Bài tập 2: Chọn đáp án đúng:
1. Which of the following requires a written document?
A) Access permission
B) Fishing permit
C) Necessary permission
D) Weather permitting
2. If you need to build a new house, you should apply for a ______.
A) Planning permission
B) Official permission
C) Building permit
D) Work permit
3. The government does not ______ hunting in protected areas.
A) permit
B) permission
C) permits
D) permissions
Đáp án:
1. B
2. C
3. A
5. Kết luận
Hiểu rõ cách dùng và phân biệt “Permit” và “Permission” không chỉ giúp bạn tránh những lỗi sai cơ bản trong tiếng Anh mà còn giúp diễn đạt ý tưởng một cách chính xác. Ngoài ra, truy cập website pantado.edu.vn để khám phá thêm nhiều bài học bổ ích khác nhé!
>> Có thể bạn quan tâm: Lớp học tiếng Anh online miễn phí cho trẻ em
Nhiều người nhầm tưởng Maybe và May be là giống nhau. Thực tế thì chúng khác nhau nhé. Cùng tìm hiểu cách phân biệt Maybe và may be trong bài viết phía dưới đây nhé.
Maybe – /ˈmeɪbiː/
Maybe: /ˈmeɪbiː/
“Maybe” là một trạng từ tiếng Anh, mang nghĩa là “có thể”.
Vị trí: Đứng ở đầu hoặc cuối câu.
Ví dụ:
- Maybe I will study abroad.
(Maybe I will study abroad.)
- Maybe Mike’s right.
(Có lẽ Mike đúng.)
Cách dùng Maybe trong tiếng Anh
Sử dụng khi bạn không chắc chắn rằng điều gì đó sẽ xảy ra hoặc điều gì đó là đúng hoặc là một con số chính xác.
Ví dụ:
- Maybe she’ll come, maybe she won’t.
(Có lẽ cô ấy sẽ đến, có thể cô ấy sẽ không.)
- I visit my old friend maybe once or twice a month.
(Tôi đến thăm người bạn cũ của tôi có thể một hoặc hai lần một tháng.)
Được sử dụng để đưa ra đề xuất
Ví dụ:
- Maybe Mike should apologize to his girlfriend.
(Có lẽ Mike nên xin lỗi bạn gái của mình.)
- I thought maybe You should go away.
(Tôi nghĩ có lẽ bạn nên đi đi.)
Sử dụng khi trả lời một câu hỏi hoặc nêu một ý tưởng, đặc biệt là khi bạn không chắc chắn nên đồng ý hay không đồng ý.
Ví dụ:
- Do you want to go out? – Maybe.
(Bạn có muốn đi chơi không? – Có thể”.)
- Is he nervous? – Well, maybe just a little.
(Anh ấy có lo lắng không? – Chà, có lẽ chỉ một chút thôi.)
>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Hard work và Hard-Working trong tiếng Anh chi tiết nhất
Cụm từ đi với Maybe trong tiếng Anh
Một số cụm từ đi với Maybe trong tiếng Anh:
- Call me maybe: Gọi cho tôi có thể
- I don’t mean maybe: Ý tôi không phải là có thể
- Mama’s baby, papa’s maybe: Con của mẹ, có thể là của bố
- Maybe another time: Có lẽ lúc khác
- Maybe some other time: Có thể lúc khác
Maybees don’t fly in june: Maybes không bay vào tháng sáu
May be là gì?
“May be” là một cụm từ, bao gồm động từ khuyết thiếu “may” và động từ nguyên mẫu “be”. Cụm này mang nghĩa là “có thể”.
Vị trí: đứng sau chủ ngữ của câu.
Ví dụ:
- There may be a bus at 10 a.m.
(Có thể có xe buýt lúc 10 giờ sáng.)
- They may be sisters.
(Họ có thể là chị em.)
Cách dùng May be trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, May be được sử dụng để bổ sung ý nghĩa cho câu, chỉ khả năng diễn ra của một hành động hay sự việc.
Ví dụ:
- There may be a bus at 10 a.m.
(Có thể có xe buýt lúc 10 giờ sáng.)
- They may be sisters.
(Họ có thể là chị em.)
- Min may be hard.
(Min có vẻ chăm chỉ.)
- Anna may be making a cake.
(Anna có thể đang làm bánh.)
Phân biệt Maybe và May be trong tiếng Anh
Bạn đã nắm được định nghĩa và cách dùng của Maybe và May be chưa? Dưới đây là cách phân biệt Maybe và May be trong tiếng Anh
|
Maybe |
May be |
Loại từ |
Trạng từ |
Động từ khuyết thiếu “may” + động từ nguyên mẫu “be” |
Vị trí |
Đầu câu hoặc cuối câu |
Sau chủ ngữ |
Cách dùng |
– Không chắc chắn điều gì có thể xảy ra – Đưa đề xuất – Trả lời/đưa ra ý tưởng |
– Bổ ngữ: nói về khả năng xảy ra. |
>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh miễn phí
Thân gửi quý ba mẹ,
Đã để quý ba mẹ chờ lâu rồi ạ. em xin công bố cuộc thi mới được tổ chức trong tháng 10 này nhé - 1 tháng vô cùng đặc biệt đến những người Phụ nữ Việt Nam đúng không ạ!!!
Vẻ đẹp của người phụ nữ đã từ lâu vẫn luôn được tôn vinh, và thật hạnh phúc khi chúng ta có một ánh mắt, một nụ cười, một vòng tay yêu thương từ những người phụ nữ ấy.
Và đặc biệt, sắp đến 20/10 - ngày Phụ nữ Việt Nam, đây cũng chính là dịp để các con bày tỏ tình niềm yêu thương, tình cảm sâu sắc nhất dành cho họ. Chính bởi vậy, nhân ngày Phụ nữ Việt Nam, Pantado hân hạnh tổ chức chương trình tri ân thông qua cuộc thi: “Superkid - Half Of The World”. Hy vọng trong mùa thi Superkid lần này BTC sẽ nhận được những bài dự thi đầy cảm xúc và sáng tạo của các con như mùa thi Superkid vừa qua.
📌 Đối tượng tham gia: Các bạn học sinh từ khắp mọi miền tổ quốc trong độ tuổi từ 5-15.
📌 Quy định đăng bài thi:
- 100% bài dự thi nói bằng tiếng Anh.
- Hashtag bắt buộc: #superkid #phunuvietnam
📌 Chủ đề thi: Kể về những người phụ nữ có thể là người chị, người mẹ, người bà, người bạn gái hoặc một người phụ nữ lạ để lại ấn tượng sâu sắc. Một kỉ niệm sâu sắc với người phụ nữ ấy mà bạn nhớ mãi.
📌 Hình thức thi: Bài dự thi Superkid - Half Of The World dưới dạng video 100% bằng tiếng Anh về chủ đề “Người phụ nữ mà các con yêu quý và ấn tượng”.
Bước 1: Lên ý tưởng trình bày
- Với chủ đề kể về người phụ nữ, các con có thể kể về một kỷ niệm đáng nhớ về người chị, người mẹ hoặc người bà, các con có thể làm thơ hoặc kể một câu chuyện đáng nhớ, nêu những cảm nhận về người phụ nữ,...
- Con thỏa sức sáng tạo với nhiều cách trình khác nhau như tranh ảnh, mô phỏng phỏng vấn, sơ đồ tư duy, phản biện, vlog, làm thơ về họ, hát,... để tăng sức thuyết phục và hấp dẫn cho bài thi.
Bước 2: Quay video thuyết trình Tiếng Anh
- Sử dụng 100% Tiếng Anh trong bài thi.
- Tiêu chí quay video: rõ nét, quay NGANG màn hình, thu âm rõ tiếng.
- Độ dài video: 3 - 5 phút.
- Ba mẹ và con lưu ý lựa chọn trang phục lịch sự, phù hợp lứa tuổi và môi trường giáo dục nhé!
Bước 3: Gửi bài dự thi
Ngay khi hoàn thành, ba mẹ và con đăng bài dự thi vào nhóm "Giỏi tiếng Anh cùng con" (Link nhóm: https://bom.to/64PrGr).
📌 Thời gian thi và nộp bài thi: Từ ngày 10/10/2021 đến hết ngày 18/10/2021.
📌 Thời gian công bố giải dự kiến: 20/10/2021.
📌 Tiêu chí chấm bài dự thi SUPERKID
+ 8 tiêu chí chấm bài dự thi SuperKid: (90 điểm)
- Chất lượng hình ảnh: Bài thi có chất lượng hình ảnh đẹp, độc đáo. (10 điểm)
- Phong thái ấn tượng: Thể hiện sự tự tin, chủ động, tạo ra sự thú vị trong phần trình diễn của mình. (10 điểm)
- Trang phục ấn tượng: Có sự đầu tư về trang phục, khiến tiết mục sinh động và hấp dẫn. (10 điểm)
- Bố cục ấn tượng: Trình bày bố cục bài thi độc đáo, ấn tượng. (10 điểm)
- Nhân vật ấn tượng: Bài dự thi của thí sinh có sự thể hiện nổi bật lên nhân vật. (10 điểm)
- Nội dung sáng tạo: Nội dung có sự thể hiện rõ ràng với những ý tưởng mới lạ. (10 điểm)
- Trình độ năng lực tiếng Anh ấn tượng: Thí sinh sở hữu giọng nói hay, phát âm tốt, trình bày trôi chảy, chuẩn ngữ pháp, câu từ. (15 điểm)
- Câu chuyện cảm xúc: Thí sinh có thể hiện bài dự thi với những câu chuyện đầy cảm xúc. (15 điểm)
+ Điểm cộng từ BTC: (10 điểm)
Bài dự thi của các bạn sẽ được tính cộng điểm theo lượt like TRONG nhóm Facebook Giỏi tiếng Anh cùng con:
- Từ 1-20 likes: Cộng 3 điểm
- Từ 21-50 likes trở lên: Cộng 5 điểm
- Từ 51-100 likes: Cộng 8 điểm
- Từ 101 likes trở lên: Cộng 10 điểm
📌 Cơ cấu giải thưởng:
- 1 giải đặc biệt: Phần thưởng tiền mặt trị giá 2.000.000đ.
- 8 giải tương ứng với 8 tiêu chí: Mỗi giải phần thưởng tiền mặt trị giá 1.000.000đ.
Ngoài ra, các thí sinh được giải còn nhận được những phần quà đi kèm là: 1 voucher học bổng trị giá 4.320.000đ (áp dụng cho khách hàng đăng ký mới khoá 1 năm tại Pantado) và 1 chiếc tai nghe chính hãng trị giá 350.000đ.
Cuộc thi hứa hẹn sẽ có nhiều bài dự thi ấn tượng, sáng tạo và đặc biệt đây chính là món quà ý nghĩa dành tặng cho các con trong dịp tôn vinh phụ nữ ngày 20/10.
👉 Tham gia thi tại nhóm “Giỏi tiếng Anh cùng con”: https://bom.to/64PrGr
👉 Tìm hiểu về thể lệ, hình thức, tiêu chí chấm bài thi:
- Facebook: https://bom.to/udI1nH
#Pantado #Pantado5nam #donghanh #tuonglaiViet #sinhnhat5tuoi #superkid #phunuvietnam
Để diễn tả sự chăm chỉ trong tiếng Anh, chúng ta thường dùng cụm từ “hard work” . Tuy nhiên, chúng ta thường bị nhầm lẫn giữa hai dạng là Hard work và Hard-working. Vậy 2 từ này nghĩa là gì? Làm thế nào để phân biệt Hard work và Hard-working. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Hard work là gì?
Hard work: /ˈhɑrˌdwɜrk/ là một danh từ được bổ nghĩa bởi tính từ, mang nghĩa là (sự) làm việc chăm chỉ”.
Ví dụ:
- Hard work gives you many experiences.
(Làm việc chăm chỉ mang lại cho bạn nhiều kinh nghiệm.)
- I appreciate Mike’s hard work.
(Tôi đánh giá cao sự chăm chỉ của Mike.)
Cách dùng Hard work trong tiếng Anh
Trong tiếng Anh, người ta sử dụng Hard work để nói về sự chăm chỉ làm việc.
Ví dụ:
- It has been 2 months of hard work.
(Đã 2 tháng làm việc chăm chỉ.)
- Without hard work there is no success.
(Không có sự chăm chỉ thì không có thành công.)
- Lisa acquired lots of money by hard work.
(Lisa kiếm được rất nhiều tiền nhờ làm việc chăm chỉ.)
>>> Mời xem thêm: Phân biệt cấu trúc Stop to V và Stop V_ing
Hard Working là gì?
Hard-Working: /hɑːd ˈwɜːkɪŋ/
“Hard-working” là một tính từ tiếng Anh, có nghĩa là “chăm chỉ”. Lưu ý rằng, chúng ta bắt buộc phải sử dụng dấu gạch ngang giữa cụm “Hard-working”
.
Ví dụ:
- Mike is hard-working and conscientious.
(Mike làm việc chăm chỉ và tận tâm.)
- My best friend is a hard-working person.
(Bạn thân của tôi là một người việc chăm chỉ.)
Cách dùng Hard-Working trong tiếng Anh
Hard-working trong tiếng Anh được sử dụng để nói về một người chăm chỉ, luôn nỗ lực và chăm chút trong công việc.
Ví dụ:
- He was a hard-working man who was always completely well done.
(Anh ấy là một người làm việc chăm chỉ và luôn hoàn thành tốt công việc.)
- My company includes lots of hard-working employees.
(Công ty của tôi bao gồm rất nhiều nhân viên làm việc chăm chỉ.)
- Jack is a hard-working man.
(Jack là một người đàn ông làm việc chăm chỉ.)
Phân biệt Hard work và Hard Working trong tiếng Anh
- Hard work: Danh từ – (sự) làm việc chăm chỉ.
- Hard-working: Tính từ – chăm chỉ (nói về đức tính của ngon người).
Ví dụ:
- Hard work is the key to success.
(Làm việc chăm chỉ là chìa khóa của thành công.)
- Mary enjoys a sound after her day’s hard work.
(Mary tận hưởng âm thanh sau một ngày làm việc chăm chỉ.)
- Jack is more hard-working than Mike.
(Jack chăm chỉ hơn Mike.)
- He’s a hard-working guy who always thinks about work.
(Anh ấy là một chàng trai làm việc chăm chỉ và luôn nghĩ về công việc.)
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online cho người đi làm
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Đôi lúc trong cuộc sống có những việc xảy ra không như mong muốn khiến bạn cảm thấy tức giận. Các cụ xưa có câu “Một điều nhịn là chín điều lành” tuy nhiên trong cuộc sống hằng ngày, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể “nhịn” phải không nào? Đôi lúc cần phải bày tỏ sự tức giận của mình để trước hết là giải tỏa tâm lí của mình phải không nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay những câu tức giận bằng tiếng Anh nhé.
Mẫu câu giao tiếp tiếng Anh bày tỏ sự tức giận
Ngoài câu nói quen thuộc là “I’m so angry” – “tôi rất tức giận” là câu nói bạn hay sử dụng khi nói về sự bất bình nào đó Chúng ta còn có thể sử dụng nhiều những mẫu câu tức giận bằng tiếng Anh thông dụng sau nhé:
Những mẫu câu bày tỏ cảm xúc tức giận:
- I’m so mad at you!!
Tôi rất bực bạn đấy!
- I’m so frustrated.
Tôi quá là thảm hại.
- I’m really mad, just disappointed.
Tôi điên lên mất, thực sự thất vọng.
- I don’t believe it!
Không thể tin được.
- It really gets on my nerves.
Nó thực sự làm tôi không thể chịu đựng được.
Nghĩa đen là: Nó kích thích dây thần kinh của tôi.
- I can’t believe she was talking behind my back.
Tôi không thể tin được cô ta đã nói xấu sau lưng tôi.
- That really hurt me. I’m so disappointed.
Điều đó thực sự làm tổn thương tôi. Tôi rất thất vọng.
- I’m never trusting him again.
Tôi không bao giờ tin tưởng anh ấy nữa.
- That’s your problem.
Đó là chuyện của bạn.
- You didn’t even consider my feelings.
Bạn thậm chí không để ý đến cảm xúc của tôi.
- Get off my back.
Đừng lôi thôi nữa.
- It’s so frustrating working with her.
Thật sự là bực dọc khi làm việc với cô ta.
- She can’t believe that happened. she’d be so pissed.
Cô ấy không thể tin điều đó đã xảy ra. Cô ấy rất tức giận.
- It’s driving me up the wall.
Điều đó làm tôi rất khó chịu và bực mình.
- I don’t want to see your face!
Tôi không muốn nhìn thấy cô nữa!
- Don’t bother me.
Đừng quấy rầy tôi.
Những mẫu câu an ủi khi bạn bè tức giận:
- Are you angry?
Cậu đang giận à?
- Are you mad at me?
Cậu giận tớ sao?
- Don’t be angry with me. I really didn’t mean it.
Đừng giận tôi nữa. Tôi thực sự không có ý gì đâu.
- I really didn’t know it was going to make you upset.
Tôi thực sự không biết điều này sẽ làm cậu buồn.
- Calm down and tell me what happened?
Bình tĩnh lại và kể tôi nghe đã có chuyện gì.
- I can’t believe that happened. I’d be so pissed.
Tôi không thể tin điều đó xảy ra. Tôi cũng tức giận.
- The best thing to do is stop being her friend. She doesn’t deserve to have any friends.
Tốt nhất là đừng bạn bè gì với cô ta nữa. Cô ta không xứng đáng làm bạn với cậu đâu.
- I know how you feel. I was so angry when that happened to me.
Tôi hiểu cảm giác của bạn. Tôi cũng đã rất tức giận khi điều đó xảy ra với tôi.
- If that happened to me, I’d get mad.
Nếu điều đó xảy ra với tôi, tôi sẽ rất tức.
>>> Mời xem thêm: Top lời chúc sức khỏe bằng tiếng Anh hay, phổ biến nhất
Tính từ diễn đạt sự tức giận trong tiếng Anh
Tùy vào mức độ giận dữ mà các tính từ diễn đạt sắc thái cảm xúc cũng khác nhau. Ngoài “angry” thì “mad” và “furious” là hai từ xuất hiện rất nhiều trong những câu tức giận bằng tiếng Anh.
- Angry (tức giận)
Khi muốn cho người khác biết chúng ta đang nổi giận, bạn có thể nói “I’m angry”! Hoặc có thể sử dụng cấu trúc “I’m getting angry” để thể hiện ý nghĩa tương tự.
Ví dụ:
- My father was extremely angry with me because I got home late last night.
Bố tôi đã cực kỳ giận dữ khi tôi về nhà muộn tối hôm qua.
- Angry as she got, she managed to keep smiling with customers.
Dù đang nổi giận, cô ấy vẫn cố gắng giữ nụ cười với khách hàng.
- Mad (điên khùng)
Tính từ Mad mang nghĩa mạnh mẽ hơn Angry, được dùng khi cần thể hiện sự giận dữ trong tiếng Anh.
Lưu ý: Mad có một nghĩa đen là “có vấn đề về thần kinh”. Nhưng MAD trong những câu tức giận bằng tiếng Anh không có nghĩa như vậy. Đây chỉ là phép ẩn dụ để nhấn mạnh rằng người đó đang giận đến nỗi không thể kiểm soát việc mình làm nữa.
Những cách diễn đạt thường gặp nhất là: to be mad at, make someone mad.
Ví dụ:
- The teacher is so mad right now. She wants to talk to your parents!
Giáo viên đang rất tức giận lúc này. Cô ấy muốn nói chuyện với bố mẹ cậu.
- The traffic is always terrible during this hour, which makes me mad.
Tình hình giao thông luôn tồi tệ vào giờ này, điều đó khiến tôi rất bực.
- Furious (giận dữ)
Furious là giận giữ, nổi trận lôi đình.
Những mẫu câu tức giận bằng tiếng Anh chúng ta có thể áp dụng với từ này là: to be furious WITH/AT someone hoặc to be furious AT something hoặc to be furious that + mệnh đề.
Lưu ý: KHÔNG dùng furious with something
Ví dụ:
- Jane is furious with her boyfriend for letting her wait for hours.
Jane giận dữ với bạn trai cô ấy vì khiến cô ta đợi hàng giờ đồng hồ.
- I’m really furious at watching this film. The villain acts so good!
Tôi rất tức giận khi xem bộ phim này. Nhân vật phản diện diễn quá tốt!
- I got furious that he did not respect you. I will talk to him later.
Tôi rất tức giận vì anh ấy không tôn trọng bạn. Tôi sẽ nói chuyện với anh ấy sau.
>>> Mời tham khảo: Tìm hiểu chủ đề tiếng Anh giao tiếp nói về stress thông dụng nhất
Một số cụm từ dùng trong tiếng Anh giao tiếp bày tỏ sự tức giận
Piss someone off/ to be pissed off
Đây là một câu tức giận bằng tiếng Anh hơi mang sắc thái bất lịch sự trong vài trường hợp nhé. Lí do là vì piss (danh từ) có nghĩa đen là “nước tiểu”. Thế nên bạn hãy cân nhắc khi dùng cụm từ trong giao tiếp.
Ví dụ:
- The boss was so pissed off at work today due to his employees’ irresponsibility.
Người sếp nổi điên tại chỗ làm hôm nay bởi sự thiếu trách nhiệm của nhân viên.
- Don’t piss me off. I don’t feel good today.
Đừng chọc giận tôi. Tôi thấy không tốt hôm nay.
Blow up
“Tức xì khói” khi dùng câu tức giận bằng tiếng Anh: “I can just blow up”, có nghĩa là bạn muốn diễn đạt rằng bạn đang bực đến nỗi sắp nổ tung đến nơi rồi!
Ví dụ:
- Her dad blew up when he discovered that someone had stolen his wallet.
Bố cô ấy cực kì nổi giận khi phát hiện ra ai đó đã ăn trộm ví của ông.
- She will blow up if someone eats her food.
Cô ấy sẽ tức xì khói nếu ai đó ăn đồ ăn của cô ấy.
Drive someone crazy
Cả hai cụm từ drive someone crazy và make someone crazy đều mang nghĩa là “khiến ai đó tức phát điên”. Hai câu tức giận bằng tiếng Anh này có thể dùng để thông báo ai đó đang rất tức giận.
Đây là những cách thể hiện rất thường gặp trong tiếng Anh.
Ví dụ:
- It will drive him crazy if he sees his sister playing his computer.
Anh ấy sẽ tức phát điên nếu anh ấy thấy em gái chơi máy tính của anh ấy.
- You’re driving me crazy with that arguing.
Bạn đang làm tôi tức phát điên với cuộc tranh cãi đó.
Bite someone’s head off
Nghe “nhai đầu ai đó” đã thấy đáng sợ rồi phải không? Đây là một cách để thể hiện cơn giận cực độ trong tiếng Anh. Cụm từ to bite someone’s head off nghĩa là “nổi trận lôi đình”, la mắng hoặc gào thét thật tức tối ai đó, thường là một cách bất ngờ hoặc không vì lý do gì cả.
Ví dụ:
- I asked my boss if I could come home early and he just bit my head off.
Tôi hỏi sếp rằng tôi có thể về sớm không, và anh ấy cứ thế nổi trận lôi đình với tôi.
- Jack made fun of Tony yesterday . That’s why Tony bit Jack’s head off.
(Động từ BITE được chia là bite – bit – bit)
Jack trêu cười Tony ngày hôm qua. Đó là lí do tại sao Tony nổi trận lôi đình với Jack.
The last straw
The last straw (nghĩa đen là cọng rơm, ống hút, hoặc thứ gì ít không đáng kể) trong trường hợp này được dùng để chỉ điều gì đó xuất hiện sau cùng hoặc đỉnh điểm của nhiều điều gây khó khăn, trở ngại, bực tức. Hiểu theo tiếng Việt có thể là “giọt nước tràn ly”.
The last straw có thể được dùng khi một việc trở nên worse (tệ hơn) và unbearable (quá sức chịu đựng).
Ví dụ:
- I can handle your bad temper well enough, but cheating is the last straw.
Tôi có thể chịu được tính cách khó chịu của bạn nhưng dối trá thì là giọt nước tràn ly rồi đấy.)
- Your rude words today are the last straw. I don’t want to talk with you anymore.
Những lời lẽ khiếm nhã của anh hôm nay là quá lắm rồi. Tôi không muốn nói chuyện với anh nữa.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
Công việc căng thẳng, áp lực từ cuộc sống, áp lực từ xã hội đôi lúc bạn sẽ rơi vào trạng thái stress. Những lúc như thế bạn rất muốn nói ra cũng như chia sẻ với người khác để giải tỏa căng thẳng. Hãy cùng tìm hiểu ngay những mẫu câu chủ đề tiếng Anh giao tiếp nói về stress phổ biến nhất cùng học hỏi nhé.
Tiếng Anh giao tiếp nói về stress trong việc học hành
Học tập cũng đôi khi cũng mang đến cho người học sự mệt mỏi, căng thẳng và áp lực. Cùng tìm hiểu ngay mẫu câu nói về stress trong việc học hành dưới đây nhé:
During study week, Lucy has still been stressing out. Even though she studies hard, there are still open questions of which she does not know.
Trong tuần học, Lucy vẫn căng thẳng. Mặc dù cô ấy học hành chăm chỉ, vẫn có những câu hỏi mở mà cô ấy không biết.
If my parents didn’t place too much pressure on her, my sister would find learning a lot more enjoyable.
Nếu bố mẹ tôi không đặt quá nhiều áp lực cho cô ấy, chị tôi sẽ thấy việc học thú vị hơn rất nhiều.
In her Chemistry class, Phuong is having a hard time. She is stressed out.
Trong lớp Hóa học của cô, Phương đang gặp vấn đề. Cô ấy đang căng thẳng.
Jennifer has been feeling anxious now for three weeks. Once the semester is over, she’ll feel a lot better.
Jennifer đã cảm thấy lo lắng suốt ba tuần liền. Khi học kỳ kết thúc, cô ấy sẽ cảm thấy tốt hơn rất nhiều.
This semester, Justin has taken too many language classes. He wasn’t supposed to have tried this hard. He worries like crazy now.
Justin đã đăng ký quá nhiều lớp ngôn ngữ học kỳ này. Anh ấy không cần phải cố gắng đến thế. Bây giờ, anh ấy thấy áp lực vô cùng.
>>> Mời xem thêm: cách học tiếng anh trực tuyến
Tiếng Anh giao tiếp nói về stress trong việc thi cử
Tất nhiên rồi áp lực stress của việc thi cử hầu như ai trong chúng ta đều đã trải qua. Chia sẻ những áp lực đó bằng những mẫu câu sau nhé!
My friend is feeling anxious. She is having a final exam on Thursday but hasn’t yet prepared.
Bạn tôi đang cảm thấy lo lắng. Cô ấy có một bài kiểm tra cuối kỳ vào thứ năm nhưng chưa chuẩn bị.
My mark made me feel so stressed.
Điểm của tôi làm tôi cảm thấy rất căng thẳng.
My sister is feeling stressed. Next week she’s taking the midterm exam, but she’s not optimistic.
Chị tôi đang cảm thấy căng thẳng. Tuần tới có lịch làm bài kiểm tra giữa kỳ, nhưng chị ấy không lạc quan cho lắm.
Tomorrow she ‘s got the deadline, but she didn’t even read the material. She ‘s worried so much.
Ngày mai cô ấy đã đến hạn chót, nhưng cô ấy thậm chí còn không đọc tài liệu. Cô ấy lo lắng rất nhiều.
The father of Tom gives him a beating when he adds an F to his record.
Cha của Tom đánh cậu ta vì bị điểm F trong bảng điểm của mình.
Tiếng Anh giao tiếp nói về stress trong công việc
Hoàn thành deadline, áp lực KPI, áp lực từ sếp, từ công việc khiến bạn luôn đau đầu. Diễn đạt sự stress trong công việc qua các mẫu câu sau nhé!
My mother is tired of all the stress that she needs to cope with.
Mẹ tôi mệt mỏi với tất cả những căng thẳng mà bà cần phải đương đầu.
My boyfriend is having a lot of stress from his colleagues. All of them are just highly competitive.
Bạn trai tôi đang gặp nhiều căng thẳng từ đồng nghiệp. Tất cả bọn họ cạnh tranh nhau rất gắt gao.
My boss is working on the project, which causes him a lot of tension.
Sếp của tôi đang làm việc trong một dự án, điều này khiến anh ấy rất căng thẳng.
Her work gave her a lot of stress.
Công việc của cô khiến cô có rất nhiều áp lực.
Because of their manager, they have a lot of tension. He demands that they have their project finished in one day.
Bời vì người quản lý của họ, họ luôn ngập trong sự căng thẳng. Anh ta yêu cầu họ hoàn thành dự án của họ trong một ngày.
Cụm từ hay cho tiếng Anh giao tiếp nói về stress
- HAVE A LOT ON YOUR MIND: có quá nhiều thứ phải bận tâm, suy nghĩ
Ví dụ: You’re quiet today. You seem to have a lot on your mind.
Bạn hôm nay có vẻ im lặng. Bạn trông có vẻ đang bận tâm nhiều thứ nhỉ.
- HAVE A LOT ON YOUR PLATE: có quá nhiều việc cần hoàn thành
Ví dụ: Don’t make noise, I’m trying to work. I have a lot on my plate.
Đừng làm ồn, tôi đang cố làm việc. Tôi cần hoàn thành nhiều việc lắm đấy.
- GET ON MY NERVES: ai đó khiến bạn khó chịu, bực mình
Ví dụ: That girl is way too loud, she’s getting on my nerves.
Cái cô kia ồn ào thật đấy, cô ấy khiến tôi bực mình.
- I CAN’T STAND IT: tôi không thể chịu đựng được điều gì đó
Ví dụ: Can you do it right? I have had to fix this so many times before, I can’t stand it.
Bạn có thể làm việc hẳn hoi được không? Tôi phải sửa cái này quá nhiều rồi, tôi không thể chịu được điều đó.
- I CAN’T TAKE IT ANYMORE: tôi không thể chịu được điều này thêm nữa
Ví dụ: They’re so mean to you, I can’t take it anymore!
Họ quá bất lịch sự với bạn, tôi không thể chịu điều này thêm nữa!
- I’VE HAD IT UP TO THERE: tôi chịu đựng thế là đủ quá rồi, tôi sẽ không làm thế nữa
Ví dụ: I’m going to resign. I worked overtime too much, I’ve had it up to there.
Tôi xin nghỉ việc đây. Tôi làm thêm giờ quá nhiều, tôi nghĩ thế là quá đủ rồi.
- MY HEAD’S ABOUT TO EXPLODE: căng thẳng đến mức đầu tôi muốn nổ tung
Ví dụ: This Math problem is so hard that it’s unsolvable. My head’s about to explode.
Bài toán này khó quá, không thể nào giải được. Đầu tôi sắp nổ tung mất thôi.
- NOT FEELING YOURSLEF: tôi bình thường không như thế này đâu, tôi bị cảm xúc chi phối
Ví dụ: I’m sorry I raised my voice with you. I’m under the weather so I’m not feeling myself.
Tôi xin lỗi vì đã to tiếng với bạn. Tôi cảm thấy không khỏe nên bị cảm xúc chi phối.
- SNAP SOMEONE’S HEAD OFF: nổi cáu hoặc to tiếng với ai đó
Ví dụ: That new employee keeps interrupting our boss mid-sentence. I think the boss will snap her head off.
Nhân viên mới cứ nhảy vào miệng sếp lúc đang nói dở câu. Tôi nghĩ sếp sắp mắng cô ta một trận đến nơi rồi.
- DRIVE YOU CRAZY/DRIVE YOU NUTS: Ai đó hay điều gì đó khiến bạn nổi khùng.
Ví dụ: Can you close your mouth while eating? It drives me crazy.
Bạn đừng mở miệng nhai chóp chép lúc ăn được không? Nó khiến tôi phát điên.
Đoạn hội thoại mẫu tiếng Anh giao tiếp về stress
Cùng tham khảo mẫu hội thoại tiếng Anh về stress dưới đây để có thể giao tiếp tiếng Anh một cách tốt hơn nhé!
Jane: “Fiona, the manager is asking for the report. He insists on having it finished by now.”
(Fiona, sếp bảo cần nộp báo cáo. Ông ấy khăng khăng rằng phải nộp gấp ngay bây giờ.)
Fiona: “He expects me to be some kind of superhero? I already left the office so late yesterday, dealing with leftover work.”
(Ông ấy nghĩ tôi là siêu anh hùng sao? Hôm qua tôi đã phải về nhà rất muộn vì bận giải quyết mấy việc còn lại rồi.)
Jane: “I also think he’s really demanding. I’ve had enough.”
(Tôi cũng nghĩ ông ấy đòi hỏi nhiều quá. Tôi chịu hết nổi rồi.)
>>> Có thể bạn quan tâm: Top lời chúc sức khỏe bằng tiếng Anh hay, phổ biến nhất