Tin tức & Sự kiện
Đưa bạn gái về nhà ra mắt trong tiếng Anh viết như nào nhỉ? Câu trả lời là dùng cấu trúc Bring nhé! Bring có thể hiểu là mang theo, mang đến, đưa ai, cái gì tới đâu. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc Bring trong tiếng Anh cùng theo dõi bài viết sau đây nhé.
Bring là gì?
Bring : đem/mang một đồ vật/ai đó đến một địa điểm hoặc cho một người.
Trong nhiều trường hợp, ta có thể hiểu Bring có nghĩa là gây ra, đem lại điều gì đó.
Ví dụ:
- Should I bring some wine to the party?
Tôi có nên mang một chút rượu đến bữa tiệc không nhỉ? - Could someone bring me a sandwich?
Ai đó có thể đem cho tôi một chiếc sandwich không. - Our baby has brought us so much happiness.
Đứa con của chúng tôi đã đem tới cho chúng tôi rất nhiều niềm vui. - December will bring some snow showers.
Tháng 12 sẽ đem tới những trận tuyết. - It’s nice to bring a smile to your face.
Thật tốt khi có thể khiến bạn cười.
>>> Mời xem thêm: Chi tiết về cấu trúc Arrange trong tiếng Anh
Cách sử dụng cấu trúc Bring trong tiếng Anh
Bring somebody something
Bring + O + N
Ý nghĩa: Mang cho ai đó cái gì
Ví dụ:
- Can you bring me the phone?
Bạn có thể lấy cho tôi chiếc điện thoại không? - I will bring Marry a cup of tea.
Tôi sẽ mang cho Marry một tách trà. - John has just brought me this letter.
John vừa mang cho tôi bức thư này.
Bring something to somewhere
Bring + N + to + place
Ý nghĩa: Mang cái gì/ai tới chỗ nào
Ví dụ:
- I need to bring this book to the library.
Tôi cần mang quyển sách này tới thư viện. - Did you bring any food to the party tonight?
Cậu có mang đồ ăn gì đến bữa tiệc tối nay không? - Don’t forget to bring your homework to school!
Đừng quên mang bài tập đến lớp nhé!
Bring something to somebody
Bring + N + to + O
Ý nghĩa: Mang cái gì cho ai (thường là cho tôi)
Ví dụ:
- Please bring that pen to me.
Xin hãy đưa chiếc bút kia cho tôi. - Bring that chair to me.
Đem chiếc ghế kia cho tôi.
Các cụm động từ thường đi với Bring trong tiếng Anh
Ngoài việc đứng 1 mình, Bring còn đi với các giới từ để tạo thành một cụm động từ. Dưới đây là những cụm động từ hay gặp nhất:
- bring on: mang đến cái gì (thường là tiêu cực)
- bring about: mang đến cái gì
- bring up something: đề cập đến chủ đề nào đó hoặc nuôi nấng
- bring out something: tôn lên, làm nổi bật lên một điều gì đó
- bring something away (from something): rút ra điều gì
- bring something over: mang gì đó qua địa điểm đã đề cập
- bring sb/sth along: mang ai/cái gì theo mình
- bring someone around: đưa ai đi chơi
- bring attention to something = bring something to one’s attention = bring to one’s attention something: đem đến thông tin cho ai đó chú tâm
Ví dụ:
- She always brings up her financial problems.
Cô ấy luôn đề cập đến vấn đề tài chính của mình. - You bring out the best in me.
Bạn đã gợi lên điều tuyệt nhất trong tôi. - We need to bring more attention to the issue of school violence.
Chúng ta cần quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường hơn.
Phân biệt cách dùng cấu trúc Bring và Take trong tiếng Anh
- Bring là mang gì từ xa về phía người nói
- Take là mang thứ gì từ người nói đi đến đâu
Ví dụ:
- Can you bring me that book?
Bạn có thể đưa mình quyển sách kia được không? - It’s cold, don’t forget to bring a jacket when you go out.
Trời đang lạnh đấy, đừng quên mang theo áo khoác khi bạn ra ngoài - Bring your girlfriend with you tonight.
Đưa cô ấy đi cùng bạn tối nay.
Đối với Take thì ngược lại:
- Take this cake to the living room.
Mang chiếc bánh này đến phòng khách nhé. - Take your dog away from me!
Đưa con chó của bạn ra xa tôi đi!
Lưu ý: Bring là một động từ bất quy tắc, nên bạn cũng nên ghi nhớ cách chia động từ của từ này đó là bring – brought – brought.
Bài tập về cấu trúc Bring
Bài tập
Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống
- Mike will ______ her guitar to the party.
- bring
- brings
- brought
- ______ this gift to your dad.
- Bring
- Take
- Bring up
- I’ll bring my holiday photos ______ when I come.
- up
- out
- over
- When the box arrives, can you ask Pam to ______ it to my room?
- bring
- take
- bring on
- I ______ him some sandwiches because I thought he might be hungry.
- bring
- brought
- brought to
Đáp án
- A
- B
- C
- A
- B
>>> Có thể bạn quan tâm: các trung tâm học tiếng Anh online uy tín
Cấu trúc Arrange là cấu trúc khá phổ biến trong tiếng Anh. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu trúc này và cách phân biệt giữa cấu trúc arrange và Organize nhé!
Arrange là gì?
Arrange : sắp xếp, bố trí một công việc hay một điều gì đó.
Ví dụ:
- I’m trying to arrange my work so that I can go on a short holiday next week.
Tôi đang cố sắp xếp công việc của mình để tôi có thể đi nghỉ ngắn ngày vào tuần sau. - His secretary will call you to arrange (for) a meeting.
Thư ký của ông ấy sẽ gọi cho bạn để sắp xếp một cuộc họp. - The hotel will arrange to pick us up from the airport.
Khách sạn sẽ bố trí để đón chúng ta từ sân bay.
Ta còn có thể dùng Arrange để nói về việc sắp xếp các đồ vật vào đúng vị trí hay trình tự nào đó.
Ví dụ:
- Linh arranged her books along the shelf.
Linh xếp những cuốn sách của cô ấy trên giá sách. - The chairs were arranged in 5 rows.
Những chiếc ghế được xếp thành 5 hàng ngang. - I’ve arranged the names alphabetically.
Tối đã sắp xếp tên theo bảng chữ cái rồi đó.
>>> Mời xem thêm: Tổng quan về cấu trúc lead to trong tiếng Anh dễ hiểu nhất
Cách sử dụng cấu trúc Arrange trong tiếng Anh
arrange (for) + N
N + be + arranged
Ý nghĩa: bố trí, sắp xếp điều gì/điều gì được bố trí
Trong những trường hợp lịch sự thì chúng ta dùng thêm for.
Ví dụ:
- My company will arrange (for) transport for you to commute.
Công ty chúng tôi sẽ bố trí phương tiện để bạn di chuyển. - They tried to arrange (for) a small wedding ceremony at their house.
Họ đã cố bố trí một lễ kỉ niệm ngày cưới nho nhỏ tại nhà. - The meeting has been arranged for Monday.
Buổi họp đã được sắp xếp vào thứ hai.
arrange + N
N + be + arranged
Ý nghĩa: sắp xếp đồ vật gì vào vị trí/đồ vật gì được sắp xếp
Ví dụ:
- Who arranged these cups?
Ai đã sắp xếp những chiếc cốc này vậy? - The desks were arranged in rows of ten.
Những chiếc bàn được sắp xếp thành mỗi hàng 10 chiếc. - Can you arrange these files for me?
Cậu có thể sắp xếp những tài liệu này cho tớ không?
arrange (+ for sb) + to V
Ý nghĩa: bố trí (cho ai) làm gì.
Ví dụ:
- They arranged to have dinner together tonight.
Họ đã sắp xếp để ăn tối cùng nhau tối nay. - Lisa has arranged for her son to join a basketball club.
Lisa đã sắp xếp cho con trai cô ấy tham gia câu lạc bộ bóng rổ. - I’ve already arranged with him to meet at the cinema.
Tớ đã hẹn gặp anh ấy ở rạp chiếu phim.
Phân biệt cấu trúc Arrange và Organize trong tiếng Anh
Nếu Arrange mang nghĩa là sắp xếp, bố trí (gần giống lên kế hoạch) thì Organize được dịch là tổ chức.
Trên thực tế thì hai cấu trúc này có thể dùng thay thế cho nhau trong một số trường hợp khi ta muốn nói đến sự chuẩn bị cho một công việc, sự kiện nào đó.
Ví dụ:
- Let’s arrange/organize the wedding!
Hãy chuẩn bị cho lễ cưới nào! - We’ve arranged/organized a surprising party for my grandma’s sixtieth birthday.
Chúng tôi đã bố trí/tổ chức một bữa tiệc sinh nhật lần thứ 60 bất ngờ cho bà tôi.
Tuy nhiên, với nghĩa sắp xếp đồ đạc thì ta CHỈ DÙNG Arrange.
Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Arrange trong tiếng Anh
- Arrange + for dùng trong trường hợp lịch sự ở nơi làm việc, văn phòng (với nghĩa sắp xếp bố trí một công việc gì đó)
Khi dùng arrange for, điều được thực hiện có thể không phải do bạn làm, mà có thể bạn sẽ nhờ ai đó như thư ký/cấp dưới thực hiện.
arrange = do something
arrange for = have something done (by anyone)
Ví dụ:
I will arrange the meeting. (Tôi sẽ trực tiếp sắp xếp cuộc họp)
I will arrange for the meeting. (Tôi sẽ lo việc sắp xếp cuộc họp)
- KHÔNG dùng Arrange for + N với nghĩa sắp xếp đồ đạc
- KHÔNG dùng Organize với nghĩa sắp xếp đồ đạc
- Khi đi với thời gian, sắp xếp điều gì vào ngày/dịp nào, ta dùng giới từ FOR (I’ve arranged meeting for Sunday)
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online có thực sự hiệu quả
Trong tiếng Anh, để nói về quan hệ nguyên nhân – kết quả có rất nhiều cấu trúc như cấu trúc result in, bring about hay give rise to. Trong đó có cấu trúc lead to. Hãy cùng tìm hiểu cấu trúc lead to và cách phân biệt nó với cấu trúc contribute to nhé.
Cấu trúc lead to là gì?
“Lead to” được định nghĩa là bắt đầu một quá trình dẫn tới điều gì đó hoặc khiến cho điều gì đó xảy ra. “Lead into” hoặc “lead on to” cũng mang ý nghĩa tương tự.
Ví dụ:
- This road leads to my best friend Susie’s house.
(Con đường này dẫn đến nhà bạn thân nhất của mình, Susie.)
- My stress may lead to physical illnesses, according to the doctor.
(Sự áp lực tôi chịu có thể dẫn tới những bệnh về thể chất, theo như lời bác sĩ.)
- That I decided to go to university led to a whole new page of my life.
(Việc tôi quyết định đi học đại học đã mở ra một trang mới trong cuộc đời của tôi.)
Cách dùng cấu trúc lead to
Cấu trúc lead to có hai cách sử dụng chính.
Khi muốn nói rằng điều gì đó gây ra, dẫn đến, là nguyên nhân cho điều gì được nhắc đến phía sau, ta dùng cấu trúc something lead to something.
Công thức chung:
S + lead to + N
Ví dụ:
- The pandemic will lead to staying at home more often.
(Đại dịch sẽ khiến việc ở nhà trở nên thường xuyên hơn.)
- I think your decision led to a series of problems.
(Tôi nghĩ quyết định của bạn đã dẫn đến hàng loạt vấn đề.)
Cấu trúc lead to ở còn có nghĩa khiến cho ai đó tin tưởng, suy nghĩ theo hướng nào đó.
Công thức chung:
S + lead + O + to + N
Ví dụ:
- This evidence leads the detective to a different suspect.
(Bằng chứng này khiến vị thám tử hướng đến một người bị tình nghi khác.)
- He led me to believe his words but they were all lies.
(Anh ấy khiến tôi tin tưởng lời anh ấy nói nhưng chỉ toàn là nói dối mà thôi.)
Phân biệt cấu trúc lead to và contribute to
Chúng ta có thể tìm hiểu qua ví dụ để thấy sự khác biệt của 2 cấu trúc này:
A good wife contributes to a happy marriage, but a good wife alone doesn’t lead to a happy marriage.
(Một người vợ tốt là yếu tố cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nhưng chỉ một người vợ tốt thì không dẫn đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc.)
Trong ví dụ trên, chúng ta có thể hiểu là có nhiều yếu tố khác ngoài yếu tố “một người vợ tốt” để có được kết quả là “một cuộc hôn nhân hạnh phúc”. Bản thân cấu trúc contribute to ngụ ý rằng có nhiều thành phần, yếu tố để đóng góp vào một cái gì đó. Trong khi đó, cấu trúc lead to thường được dùng với những nguyên nhân trực tiếp, thiết yếu, có thể chỉ một mình nguyên nhân đó cũng tạo ra được kết quả.
Do đó trong nhiều trường hợp, nếu thay thế “lead to” vào chỗ của “contribute to” trong câu, ý nghĩa của câu ít nhiều sẽ thay đổi.
Ví dụ:
- Your irresponsible action contributed to this issue.
(Hành động thiếu trách nhiệm của bạn đã góp phần tạo nên vấn đề này.)
- Your irresponsible action led to this issue.
(Hành động thiếu trách nhiệm của bạn đã tạo nên vấn đề này.)
Bạn có thể thấy rằng câu thứ hai thì lỗi của người đang được nhắc đến nặng hơn. Tuy nhiên, cả hai câu đều mang nghĩa buộc tội người đang được nhắc đến.
Bài tập cấu trúc lead to
Bài 1: Hoàn thành các câu dưới đây
- The fact that she stayed up all night to take care of her mother leads to ________
- If you don’t pay attention in class, this will lead to ____________
- Closing small businesses due to the pandemic led to ________________
- I’m afraid your underperformance will lead to ___________________
- My mother says it all the time that hard work leads to ___________________
Đáp án: (tham khảo)
- her exhaustion the next morning.
- not being able to understand the lesson.
- unemployment for thousands of workers.
- the fall of our team’s overall performance.
- success.
Bài 2: Điền từ attribute to hoặc lead to ở dạng thích hợp vào chỗ trống
- This is not my fault alone, his and her actions all ________ the problem.
- Don’t blame others for your mistakes, admit that what you did ________ the accident.
- Susie’s effort ___________ the team’s victory.
- I don’t want to admit that but his decision alone ________ our success in this deal.
- The boss realized that his employee’s ideas do not only _________ the company’s success but, in fact, ___________ it.
Đáp án:
- contribute to
- led to
- contributed to
- leads to
- contribute to/lead to
>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu bài viết về kế hoạch cuối tuần bằng tiếng Anh hay nhất
Bạn đã có một tuần làm việc vô cùng căng thẳng, những ngày cuối tuần là dịp để bạn có thể thư giãn và thực hiện những kế hoạch riêng cho những chuyến đi chơi của mình. Bài viết hôm nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu một số bài viết mẫu viết về kế hoạch cuối tuần bằng tiếng Anh hay nhất nhé!
Từ vựng thông dụng để viết về ngày nghỉ cuối tuần bằng tiếng Anh
Để viết một bài viết tiếng Anh về ngày nghỉ cuối tuần không khó. Tuy nhiên bạn cần phải có vốn từ vựng vừa đủ. Dưới đây là một số từ vựng tiếng Anh thông dụng trong bài viết về ngày nghỉ cuối tuần bằng tiếng Anh.
Từ tiếng Anh |
Nghĩa tiếng Việt |
Weekend |
Cuối tuần |
Out to play |
Ra ngoài chơi |
Play sports |
Chơi thể thao |
At home |
Ở nhà |
Cooking |
Nấu ăn |
Short travel |
Du lịch ngắn ngày |
Do housework |
Làm việc nhà |
Housecleaning |
Dọn dẹp nhà cửa |
Watch TV |
Xem ti vi |
Play guitar |
Chơi đàn guitar |
Do exercise |
Tập thể dục |
Go swimming |
Đi bơi |
Happy |
Vui vẻ |
Exciting |
Thú vị |
Meaning |
Ý nghĩa |
Fine |
Khỏe mạnh |
Cheery |
Sảng khoái |
>>> Mời xem thêm: các web học tiếng anh online
Bài viết tiếng Anh về kế hoạch ngày nghỉ cuối tuần số 1
I am a student. One week, I go to school from Monday to Friday. Every week I have two days off which is Saturday and Sunday. I usually spend one day cleaning the house and one day relaxing. Usually I move on Saturday. I wake up at 7 o’clock. After breakfast, I start cleaning. I clean personal belongings, followed by kitchen utensils, followed by bathrooms and finally mop floors. Usually I finish it by 10 o’clock. The, I listen to music or read a book to relax before lunch. In the afternoon, I practice playing the guitar. Occasionally, Saturday night I would go out to eat with a few of my friends. Sunday is always a great day because I have a whole day of free time. I can do whatever I want. Although I have a break, I rarely wake up late. I want to make myself a habit of waking up early to make my body feel healthy. Sunday, I sometimes go out to play soccer. If it rains, I will stay home and watch one and my favorite movies. Study is very important but I think we need to know the balance of study and rest to have the best body.
>> Xem thêm: Cách sử dụng whatever, however
Bản dịch nghĩa
Tôi là một học sinh. Một tuần, tôi sẽ đi học từ thứ 2 đến thứ 6. Mỗi tuần tôi sẽ có hai ngày nghỉ đó là thứ 7 và chủ nhật. Tôi thường dành một ngày để dọn dẹp nhà và một ngày để thư giãn. Thông thường tôi sẽ dọn nhà vào thứ 7. Tôi thức dậy lúc 7 giờ. Sau khi dùng bữa sáng, tôi bắt tay vào dọn dẹp. Tôi sẽ lau dọn những đồ dùng cá nhân, tiếp theo là đồ dùng trong bếp, tiếp theo là nhà tắm và cuối cùng là lau sàn nhà. Thông thường tôi sẽ hoàn thành vào lúc 10 giờ. Tôi sẽ nghe nhạc hoặc đọc sách để thư giãn trước khi là bữa trưa.Buổi chiều tôi sẽ tập chơi đàn guitar. Thỉnh thoảng tối thứ 7 tôi sẽ đi ăn cùng một vài người bạn của tôi. Ngày chủ nhật luôn là một ngày tuyệt vời vì tôi có cả một ngày rảnh rỗi. Tôi có thể làm bất kỳ điều gì mà tôi muốn. Tuy được nghỉ nhưng tôi rất ít khi thức dậy muộn. Tôi muốn tạo cho mình thói quen thức dậy sớm để cơ thể cảm thấy khỏe khoắn. Chủ nhật, thỉnh thoảng tôi đi chơi đá bóng. Nếu trời mưa tôi sẽ ở nhà và xem một và bộ phim yêu thích. Học tập rất quan trọng nhưng tôi nghĩ chúng ta cần biết cân bằng việc học và nghỉ ngơi để có một cơ thể tốt nhất.
Bài viết tiếng Anh về ngày nghỉ cuối tuần số 2
Most of us get a weekend off. I am be free on Sundays every week, I usually wake up early and do some simple exercises. After breakfast, I take my dog for a walk. On the way I meet a lot of people. We laugh and talk happily together. On Weekends, my friends often come to my house and we will cook together. I will prepare the ingredients. Each time I cook, I will learn a new dish. And my friends are always happy to try my new food. He complimented me that my cooking was delicious and I am very happy for that. Since the mornings have moved quite a lot, in the afternoon I want to rest at home. I will pick myself a movie and lie on the soft bed to watch it. Feeling comfortable lying down and watching your favorite movie comfortably. Maybe I’ll sleep a little and then wake up to get ready for a night out. I like jogging. I will go to the park and go for a walk. When I go for a walk I feel like I am living slowly, at ease. As I walk, I will reflect on what I have done, what I am doing and what I will do. Finally, go home and take a break to prepare for a new energetic week.
Bản dịch nghĩa
Hầu hết chúng ta đều được nghỉ cuối tuần. Tôi sẽ rảnh rỗi vào chủ nhật hàng tuần. Tôi thường thức dậy sớm và tập một vài bài thể dục đơn giản. Sau khi dùng bữa sáng, tôi sẽ dắt chú chó của mình đi dạo. Trên đường đi tôi gặp rất nhiều người. Chúng tôi cười nói với nhau rất vui vẻ.Cuối tuần bạn bè của tôi thường đến nhà tôi và chúng tôi sẽ cùng nhau nấu ăn. Tôi sẽ chuẩn bị nguyên liệu. Mỗi lần nấu ăn tôi sẽ học một món mới. Và bạn bè của tôi luôn sẵn lòng thử những món ăn mới của tôi. Ho khen tôi nấu ăn rất ngon và tôi rất vui vì điều đó. Do buổi sáng đã di chuyển khá nhiều nên buổi chiều tôi muốn được ở nhà nghỉ ngơi. Tôi sẽ chọn cho mình một bộ phim và nằm trên chiếc giường mềm mại để xem nó. Cảm giác được nằm thoải mái và xem bộ phim mình yêu thích thật thoải mái. Có thể tôi sẽ ngủ một chút và sau đó thức dậy để chuẩn bị cho tuổi tối đi chơi. Tôi thích đi bộ. Tôi sẽ đến công viên và đi dạo. Khi đi dạo tôi cảm nhận như mình đang sống chậm lại, thong thả. Vừa đi dạo tôi sẽ suy ngẫm về những việc mình đã làm, những việc mình đang làm và những việc mình sẽ làm. Cuối cùng là về nhà và nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một tuần mới tràn đầy năng lượng nào.
Bài viết tiếng Anh về ngày nghỉ cuối tuần số 3
The weekend is an occasion that everyone is looking forward to. A tiring working week always needs a weekend to relax. On weekends, I will wake up later than usual. The feeling of getting enough sleep helps me feel well. After waking up I will play music. Music is on and I will do the housework. I clean the bedroom and fold my clothes to tidy. I have a couple of flowers on the balcony. I love the feeling of free time standing there and watering the flowers. Seeing the flowers bloom, I am very excited. In order not to be boring, I will invite a few friends over to my room. We will eat fruit while watching movies and chatting. From time to time, I also spend time on weekends going out to shop and eat. I love my job very much but I also love myself and always want to give myself some time off so I especially appreciate the weekend.
Bản dịch nghĩa
Cuối tuần là dịp mà mọi người đều mong chờ. Một tuần làm việc mệt mỏi luôn cần một ngày cuối tuần để thư giãn. Ngày nghỉ cuối tuần tôi sẽ dậy muộn hơn bình thường. Cảm giác ngủ đủ giấc giúp tôi cảm thấy khỏe khoắn. Sau khi thức dậy tôi sẽ mở nhạc. Âm nhạc vang lên và tôi sẽ làm việc nhà. Tôi dọn dẹp phòng ngủ và gấp quần áo cho gọn gàng. Tôi có chồng một vài cây hoa ở ban công. Tôi rất thích cảm giác rảnh rỗi đứng tưới hoa. Nhìn những bông hoa nở rộ tâm trạng tôi rất hào hứng. Để không nhàm chán, tôi sẽ rủ một vài người bạn đến phòng của mình. Chúng tôi sẽ vừa ăn hoa quả, vừa xem phim và trò chuyện cùng nhau. Thỉnh thoảng, tôi cũng dành thời gian cuối tuần để đi ra ngoài mua sắm và đi ăn. Tôi rất yêu công việc nhưng tôi cũng yêu bản thân và luôn muốn dành cho bản thân thời gian nghỉ ngơi nên tôi đặc biệt trân trọng ngày cuối tuần.
>>> Mời xem thêm: Tuyển tập một số truyện cười tiếng Anh giúp bạn học tốt hơn
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Giống như phim ảnh, hay những bài hát vui nhộn, truyện cười Tiếng Anh cũng là một món ăn tinh thần bổ ích sau những giờ phút học tập căng thẳng. Qua những mẩu truyện cười Tiếng Anh ngắn chúng ta không chỉ cảm thấy thư giãn hơn mà còn học được rất nhiều từ mới, ngữ pháp cũng như văn phong kể truyện đó nhé!
Tại sao nên đọc truyện cười Tiếng Anh?
Không chỉ có tác dụng giải trí, các truyện cười còn hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc học tiếng Anh như:
- Những mẩu truyện cười bằng Tiếng Anh hay sẽ giúp bạn thư giãn, thậm chí là cười cả ngày sẽ không còn cảm giác bạn đang học một thứ ngôn ngữ mới
- Giúp bạn quen hơn với các tình huống, từ ngữ thường ngày của người bản xứ.
- Để hiểu ra tình huống gây cười, bạn sẽ phải nghĩ bằng Tiếng Anh, điều này rất tốt cho tư duy ngôn ngữ của bạn.
- Ngoài ra, chúng ta hay có thói quen khi đọc được một mẩu truyện cười bằng Tiếng Anh hay, chúng ta sẽ ghi nhớ và kể lại cho bạn bè. Thay vì ép mình học thuộc những kiến thức khô khan thì thế này hay hơn hẳn đúng không nào.
- Với một số bạn ở trình độ trung bình khá, một số truyện cười Tiếng Anh nên đọc là các truyện chơi chữ. Không chỉ giúp gia tăng tư duy bằng Tiếng Anh mà các câu truyện này còn giúp bạn hiểu sâu thêm về Tiếng Anh nữa đấy.
Hãy cùng đọc một vài truyện cười Tiếng Anh ngắn nhé.
>>> Mời xem thêm: Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về thành phố đầy đủ nhất
Truyện cười: Ông thợ cắt tóc và cậu bé ngốc nghếch
A young boy enters a barber shop and the barber whispers to his customer.
“This is the dumbest kid in the world. Watch while I prove it you.”
The barber puts a dollar bill in one hand and two quarters in the other, then calls the boy over and asks:
“Which do you want, son?”
The boy takes the quarters and leaves.
“What did I tell you?” said the barber.
“That kid never learns!”
Later, when the customer leaves, he sees the same young boy coming out of the ice cream store.
“Hey, son! May I ask you a question? Why did you take the quarters instead of the dollar bill?”
The boy licked his cone and replied:
“Because the day I take the dollar, the game is over!”
—–
Một cậu bé vào cửa hàng cắt tóc và người thợ cắt tóc thì thầm vào tai khách hàng:
“Đây là thằng bé ngớ ngẩn nhất trên thế giới. Tôi sẽ chứng minh cho ông thấy”.
Sau đó người thợ đưa ra một tờ đôla và 2 đồng 25 cent rồi bảo cậu bé:
“Cháu thích bên nào hơn con trai?”.
Cậu bé cầm lấy đồng xu và rời đi.
“Thấy chưa, tôi đã nói với ông rồi”, người thợ cắt tóc nói.
“Thằng bé chẳng bao giờ hiểu ra”.
Sau đó, người khách hàng cũng rời đi và gặp cậu bé đang đi ra từ hàng kem. “Này con trai. Ta có thể hỏi con một câu hỏi không? Tại sao con chọn đồng xu thay vì tờ một đô la?”.
Cậu bé vừa liếm kem vừa trả lời:
“Vì vào cái ngày mà cháu lấy tờ một đôla, trò chơi sẽ kết thúc”.
Truyện cười: 3 anh chàng trên đảo hoang
Three guys stranded on a desert island find a magic lantern containing a genie, who grants them each one wish. The first guy wishes he was off the island and back home. The second guy wishes the same. The third guy says: “I’m lonely. I wish my friends were back here.”
—–
Ba người đàn ông bị mắc kẹt trên một hòn đảo hoang. Họ tìm thấy một chiếc đèn ma thuật, trong đó có một ông thần đèn. Ông thần cho mỗi người một điều ước. Người đàn ông đầu tiên ước mình thoát khỏi hòn đảo và trở về nhà ngay lập tức. Người thứ hai ước điều tương tự. Người thứ ba nói: “Tôi cô đơn quá. Tôi ước hai người bạn của mình quay lại đây ngay”.
Truyện cười: Cúp Stanley
It’s game 7 of the Stanley Cup Final, and a man makes his way to his seat. He sits down, noticing that the seat next to him is empty. He leans over and asks his neighbor if someone will be sitting there.
“No,” says the neighbor. “The seat is empty.”
“This is incredible,” said the man. “Who in their right mind would have a seat like this for the Stanley Cup and not use it?”
The neighbor says:
“Well, actually the seat belongs to me. I was supposed to come with my wife, but she passed away. This is the first Stanley Cup we haven’t been to together since we got married.”
“Oh, I’m so sorry to hear that. That’s terrible….But couldn’t you find someone else, a friend, relative or even a neighbor to take her seat?”
The man shakes his head. “No,” he says. “They’re all at the funeral.”
—–
Đó là trận đấu thứ 7 của vòng chung kết cúp Stanley. Một người đàn ông tìm đến ghế của mình và ngồi xuống. Khi đó, anh ta nhận ra rằng chiếc ghế bên cạnh mình bị bỏ trống. Anh ta nhoài người qua và hỏi người ngồi cạnh chiếc ghế trống đó rằng liệu có ai ngồi chưa. “Không”, người kia nói. “Chiếc ghế này trống”.
“Thật không thể tin được”, anh này nói. “Ai lại đi đặt một chỗ ngồi xem cúp Stanley tốt như thế này để rồi lại không dùng nó cơ chứ?”
Người đàn ông phía bên kia chiếc ghế trả lời:
“Ồ thật ra chiếc ghế là của tôi. Đáng nhẽ tôi sẽ đi cùng với vợ mình. Nhưng bà ấy đã qua đời. Đây là Cúp Stanley đầu tiên mà chúng tôi không đi cùng nhau kể từ khi cưới”.
“Ôi thật đáng tiếc khi nghe điều này. Thật khủng khiếp…. Nhưng sao ông không tìm một ai thay thế để đi cùng, ví dụ một người bạn, họ hàng hay hàng xóm”.
Người đàn ông kia lắc đầu: “Không, họ đều đang ở đám tang của bà ấy”.
Truyện cười: Giọng nói hay ho
I was sitting in a bar one day and two really large women came in, talking in an interesting accent.
So I said, “Cool accent, are you two ladies from Ireland?”
One of them snarled at me, “It’s Wales dumbo!”
So I corrected myself, “Oh, right, so are you two whales from Ireland?”
That’s about as far as I remember.
—–
Một ngày nọ tôi đang ngồi ở quán bar và 2 người phụ nữ to lớn bước vào. Họ có một giọng nói rất là tuyệt.
Và thế là tôi hỏi: “Giọng của các cô tuyệt thế, các cô đến từ Ireland à?”
Một trong 2 người phụ nữ đó gầm gừ với tôi: “Đó là giọng Wales thằng ngốc ạ!”
Và thế là tôi tự chỉnh lại: “À phải, vậy 2 con cá voi (whales) này đến từ Ireland ư?”
Đó là tất cả những gì tôi nhớ
>>> Có thể bạn quan tâm: các chương trình học tiếng anh online
Hệ thống xác định các cấp độ tiếng Anh khác nhau là CEFR, Khung Tham chiếu Ngôn ngữ Chung của Châu Âu.
Đây là một tiêu chuẩn để tham khảo kiến thức của một người về ngôn ngữ tiếng Anh, được sử dụng trên khắp Châu Âu. Nó rất hữu ích cho giáo viên vì nó cho họ khả năng đánh giá khả năng ngôn ngữ của học sinh.
>> Mời bạn quan tâm: cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả
Khi bạn cần một chứng chỉ để chứng minh trình độ tiếng Anh của mình để xin việc, học tập hay xin học bổng, nó rất hữu ích.
CEFR cho phép bạn so sánh điểm của bạn đạt được trong các kỳ thi IELTS, Aptis, Cambridge hoặc Oxford Test of English, và đó là một cách rất thực tế để đo lường trình độ ngôn ngữ trong Liên minh Châu Âu.
Phân loại trình độ tiếng Anh theo CEFR
>> Mời tham khảo: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu
A1 - Người mới bắt đầu
Mức độ này tương ứng với người mới bắt đầu một ngôn ngữ. Những người có thể giao tiếp trong các tình huống hàng ngày với vốn từ vựng cơ bản và cách diễn đạt rất thông dụng.
Một người mới bắt đầu có thể hiểu các cấu trúc cơ bản và các cụm từ và câu đơn giản. Tuy nhiên, họ không thể sử dụng ngôn ngữ này một cách thực tế.
Mục tiêu chính của Tiếng Anh A1 là có thể duy trì một cuộc trò chuyện dễ dàng và viết các văn bản đơn giản.
A2 - Tiếng Anh sơ cấp KEY- KET
Mức độ này tương ứng với những người dùng có kỹ năng rất cơ bản . Có thể giao tiếp trong các tình huống hàng ngày một cách đơn giản, không cần đúng ngữ pháp hoặc câu đầy đủ.
Họ không thể viết, họ chỉ có thể hiểu những từ đơn lẻ và có thể hiểu được trong những trường hợp khẩn cấp.
Ở cấp độ này, mục tiêu là có thể có một cuộc trò chuyện có sự tham gia. Mục đích là để hiểu ngữ cảnh của một cuộc trò chuyện bằng miệng ở mức độ sâu hơn và đóng góp vào nó.
Vì vậy, cải thiện kỹ năng nghe của bạn là điều cần thiết để đạt được mục tiêu này.
B1 - Bài kiểm tra tiếng Anh sơ cấp-Sơ cấp dưới (PET)
Cấp độ này giả sử rằng người dùng có khả năng nói trôi chảy với người bản xứ.
Kiến thức về ngữ pháp và từ vựng của họ khá tốt. Người dùng hiểu các ý chính của một diễn ngôn phức tạp và có thể tham gia vào cuộc trò chuyện một cách khá tự nhiên.
Một người có trình độ tiếng Anh này sẽ cần giúp đỡ trong việc viết của họ. Nếu người kia nói chậm, họ sẽ có thể hiểu được cuộc trò chuyện trực tiếp.
Về diễn đạt bằng miệng, các em có thể tự diễn đạt nếu các em nói về các chủ đề mà các em biết và các giai thoại rất rõ ràng.
Mục tiêu của cấp độ này là để có được các kỹ năng nâng cao. Mục đích cuối cùng là có thể đọc và hiểu các bài báo, duy trì các cuộc trò chuyện trên điện thoại bằng tiếng Anh mà không gặp vấn đề gì, và làm việc trong các dự án với người nói tiếng Anh, cùng các kỹ năng khác.
B2 - Trung cấp - Chứng chỉ đầu tiên về Kiểm tra tiếng Anh (FCE)
Trình độ B2 cho thấy khả năng và kỹ năng sử dụng tiếng Anh trôi chảy . Nó ngụ ý khả năng viết về các khái niệm chung và có thể nói về bất kỳ chủ đề hoặc chủ đề nào.
Học sinh hiểu ngôn ngữ hàng ngày và mặc dù có thể mắc lỗi ngữ pháp, nhưng các em có thể diễn đạt một cách khéo léo.
Họ có thể tương tác với những người nói tiếng Anh một cách dễ dàng. Họ cũng có thể viết thư, email hoặc các đoạn văn bản đơn giản . Họ có thể theo dõi các cuộc trò chuyện trong môi trường làm việc hoặc chuyên nghiệp nếu người tham gia là người bản xứ.
Đối với biểu đạt bằng miệng, họ không gặp vấn đề gì khi trò chuyện trực tiếp.
Khi họ đã đạt được cấp độ này, mục đích là cải thiện các buổi giới thiệu và thảo luận trực tiếp. Tất cả những điều này để việc sử dụng ngôn ngữ của họ tự phát và hùng hồn hơn.
C1 - Trung cấp trên - Chứng chỉ Kiểm tra tiếng Anh nâng cao (CAE)
C1 tương ứng với việc sử dụng ngôn ngữ rất thành thạo . Họ rất có thể hoàn thành các nhiệm vụ phức tạp.
Họ có kỹ năng ngôn ngữ rất được kiểm soát và có thể nói về các chủ đề kỹ thuật và phi kỹ thuật một cách dễ dàng.
Học sinh hiểu hầu hết mọi thứ, bao gồm cả các biểu thức thông tục và tiếng lóng. Họ có thể soạn thảo các văn bản phức tạp và sử dụng ngôn ngữ trong các tình huống xã hội, nghề nghiệp và học thuật.
Họ có thể viết thư hàng ngày, duy trì các cuộc trò chuyện với người bản xứ và đàm phán mà không gặp vấn đề gì. Và họ có thể thể hiện bản thân một cách hiệu quả trong mọi bối cảnh.
Khi đạt được cấp độ này, mục đích là để có được sự tự tin và hoàn thiện ngôn ngữ, cả ở cấp độ chính thức và không chính thức. Họ đang tìm kiếm sự thông thạo hoàn toàn trong việc sử dụng ngôn ngữ của họ.
C2 - Nâng cao - Chứng chỉ Thành thạo Tiếng Anh (CPE)
Khi người dùng có trình độ tiếng Anh C2, điều đó có nghĩa là họ đã nắm vững từ vựng và ngữ pháp và họ hiểu thực tế mọi thứ.
Trình độ giao tiếp của họ có thể được so sánh với trình độ của người bản xứ. Một học sinh với trình độ này có thể viết tất cả các loại văn bản.
Họ hoàn toàn hiểu những người nói nhanh. Hơn nữa, họ có thể dễ dàng thể hiện bản thân trong mọi bối cảnh có thể.
Mục đích của giai đoạn này là đạt được phong cách cá nhân. Có nghĩa là, một khi họ đã thành thạo tất cả các thành phần ngôn ngữ, thì chìa khóa là giao tiếp với sự tự nhiên hoàn toàn và là chính họ.
Nếu bạn đã sẵn sàng để có một bước đi đúng hướng để học tiếng Anh, hãy liên hệ với Pantado.
Bạn đã biết cách miêu tả một thành phố bằng tiếng Anh chưa? Trong bài viết này, Pantado tổng hợp hơn 150+ từ vựng tiếng Anh về thành phố, giúp bạn dễ dàng áp dụng vào hội thoại hàng ngày và nâng cao vốn tiếng Anh của mình. Cùng khám phá ngay nào!
1. Từ vựng về các loại thành phố
Tiếng Anh |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Metropolis |
/məˈtrɒp.əl.ɪs/ |
Đô thị lớn |
Capital city |
/ˈkæp.ɪ.təl ˈsɪt.i/ |
Thủ đô |
Suburb |
/ˈsʌb.ɜːb/ |
Ngoại ô |
Downtown |
/ˈdaʊn.taʊn/ |
Trung tâm thành phố |
Industrial city |
/ɪnˈdʌs.tri.əl ˈsɪt.i/ |
Thành phố công nghiệp |
Coastal city |
/ˈkoʊ.stəl ˈsɪt.i/ |
Thành phố ven biển |
Historic city |
/hɪˈstɔː.rɪk ˈsɪt.i/ |
Thành phố lịch sử |
Megacity |
/ˈmeɡ.ə.sɪt.i/ |
Siêu đô thị |
Tourist city |
/ˈtʊə.rɪst ˈsɪt.i/ |
Thành phố du lịch |
Smart city |
/smɑːt ˈsɪt.i/ |
Thành phố thông minh |
2. Từ vựng phân loại các khu vực trong thành phố
Tiếng Anh |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Residential area |
/ˌrez.ɪˈden.ʃəl ˈeə.ri.ə/ |
Khu dân cư |
Business district |
/ˈbɪz.nɪs ˈdɪs.trɪkt/ |
Khu thương mại |
Slum |
/slʌm/ |
Khu ổ chuột |
Urban park |
/ˈɜː.bən pɑːrk/ |
Công viên đô thị |
City square |
/ˈsɪt.i skweər/ |
Quảng trường thành phố |
Financial district |
/faɪˈnæn.ʃəl ˈdɪs.trɪkt/ |
Khu tài chính |
Industrial zone |
/ɪnˈdʌs.tri.əl zəʊn/ |
Khu công nghiệp |
Waterfront |
/ˈwɔː.tə.frʌnt/ |
Bờ sông, bờ biển |
Outskirts |
/ˈaʊt.skɜːts/ |
Vùng ngoại ô |
Skyscraper district |
/ˈskaɪ.skreɪ.pər ˈdɪs.trɪkt/ |
Khu cao ốc |
Chinatown |
/ˈtʃaɪ.nə.taʊn/ |
Khu phố Tàu |
Old quarter |
/oʊld ˈkwɔːr.tər/ |
Phố cổ |
Cultural hub |
/ˈkʌl.tʃər.əl hʌb/ |
Trung tâm văn hóa |
Entertainment zone |
/ˌen.təˈteɪn.mənt zəʊn/ |
Khu giải trí |
Underground passage |
/ˈʌn.də.ɡraʊnd ˈpæs.ɪdʒ/ |
Đường hầm đi bộ |
>> Xem thêm: Từ vựng tiếng Anh về quê hương
3. Từ vựng về giao thông trong thành phố
Các từ vựng liên quan về giao thông trong thành phố
Tiếng Anh |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Traffic jam |
/ˈtræf.ɪk dʒæm/ |
Tắc đường |
Pedestrian crossing |
/pəˈdes.tri.ən ˈkrɒs.ɪŋ/ |
Vạch qua đường |
Public transport |
/ˈpʌb.lɪk ˈtræn.spɔːt/ |
Phương tiện công cộng |
Subway/Metro |
/ˈsʌb.weɪ/ - /ˈmet.roʊ/ |
Tàu điện ngầm |
Roundabout |
/ˈraʊnd.ə.baʊt/ |
Bùng binh, vòng xoay |
Taxi stand |
/ˈtæk.si stænd/ |
Điểm đón taxi |
Bus stop |
/bʌs stɒp/ |
Trạm xe buýt |
Bicycle lane |
/ˈbaɪ.sɪ.kəl leɪn/ |
Làn đường dành cho xe đạp |
Motorway |
/ˈmoʊ.t̬ɚ.weɪ/ |
Đường cao tốc |
One-way street |
/ˈwʌn.weɪ striːt/ |
Đường một chiều |
Speed limit |
/spiːd ˈlɪm.ɪt/ |
Giới hạn tốc độ |
Pedestrian zone |
/pəˈdes.tri.ən zəʊn/ |
Khu vực đi bộ |
Toll booth |
/toʊl buːθ/ |
Trạm thu phí |
Highway |
/ˈhaɪ.weɪ/ |
Xa lộ/ Đường cao tốc |
4. Từ vựng tiếng Anh về các địa điểm trong thành phố
Từ vựng về các địa điểm quan trọng trong thành phố
Tiếng Anh |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Shopping mall |
/ˈʃɒp.ɪŋ mɔːl/ |
Trung tâm mua sắm |
Museum |
/mjuˈziː.əm/ |
Bảo tàng |
Theater |
/ˈθɪə.tər/ |
Nhà hát |
Government building |
/ˈɡʌv.ən.mənt ˈbɪl.dɪŋ/ |
Tòa nhà chính phủ |
Hospital |
/ˈhɒs.pɪ.təl/ |
Bệnh viện |
Library |
/ˈlaɪ.brər.i/ |
Thư viện |
Stadium |
/ˈsteɪ.di.əm/ |
Sân vận động |
Restaurant |
/ˈres.tə.rɒnt/ |
Nhà hàng |
Police station |
/pəˈliːs ˈsteɪ.ʃən/ |
Đồn cảnh sát |
Fire station |
/ˈfaɪər ˈsteɪ.ʃən/ |
Trạm cứu hỏa |
Gas station |
/ɡæs ˈsteɪ.ʃən/ |
Trạm xăng |
Convention center |
/kənˈven.ʃən ˈsen.tər/ |
Trung tâm hội nghị |
5. Từ vựng tiếng Anh về các hoạt động trong thành phố
Tiếng Anh |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Sightseeing |
/ˈsaɪtˌsiː.ɪŋ/ |
Tham quan, ngắm cảnh |
Street performance |
/striːt pəˈfɔː.məns/ |
Biểu diễn đường phố |
Shopping spree |
/ˈʃɒp.ɪŋ spriː/ |
Mua sắm thỏa thích |
Commuting |
/kəˈmjuː.tɪŋ/ |
Đi lại hàng ngày |
Dining out |
/ˈdaɪ.nɪŋ aʊt/ |
Ăn ngoài |
Watching a play |
/ˈwɒtʃ.ɪŋ ə pleɪ/ |
Xem kịch |
Jogging in the park |
/ˈdʒɒɡ.ɪŋ ɪn ðə pɑːk/ |
Chạy bộ trong công viên |
Cycling around |
/ˈsaɪ.klɪŋ əˈraʊnd/ |
Đạp xe vòng quanh |
Going to the cinema |
/ˈɡoʊ.ɪŋ tuː ðə ˈsɪn.ɪ.mə/ |
Đi xem phim |
Taking photos |
/ˈteɪ.kɪŋ ˈfoʊ.t̬oʊz/ |
Chụp ảnh |
Visiting a museum |
/ˈvɪz.ɪ.tɪŋ ə mjuˈziː.əm/ |
Thăm bảo tàng |
Exploring landmarks |
/ɪkˈsplɔː.rɪŋ ˈlænd.mɑːrks/ |
Khám phá các danh thắng |
Attending a concert |
/əˈtend.ɪŋ ə ˈkɒn.sɜːt/ |
Tham dự buổi hòa nhạc |
Going clubbing |
/ˈɡoʊ.ɪŋ ˈklʌb.ɪŋ/ |
Đi club, đi bar |
Enjoying street food |
/ɪnˈdʒɔɪ.ɪŋ striːt fuːd/ |
Thưởng thức ẩm thực đường phố |
Joining a festival |
/ˈdʒɔɪ.nɪŋ ə ˈfes.tɪ.vəl/ |
Tham gia lễ hội |
Playing arcade games |
/ˈpleɪ.ɪŋ ɑːrˈkeɪd ɡeɪmz/ |
Chơi trò chơi điện tử |
Riding a double-decker bus |
/ˈraɪ.dɪŋ ə ˈdʌb.l̩ ˈdek.ər bʌs/ |
Đi xe buýt hai tầng |
Attending a street parade |
/əˈtend.ɪŋ ə striːt pəˈreɪd/ |
Xem diễu hành trên phố |
Joining a food tour |
/ˈdʒɔɪ.nɪŋ ə fuːd tʊər/ |
Tham gia tour ẩm thực |
Browsing bookstores |
/ˈbraʊ.zɪŋ ˈbʊk.stɔːrz/ |
Lang thang trong hiệu sách |
Going to an amusement park |
/ˈɡoʊ.ɪŋ tuː ən əˈmjuːz.mənt pɑːrk/ |
Đi công viên giải trí |
Attending an art exhibition |
/əˈtend.ɪŋ ən ɑːrt ˌek.sɪˈbɪʃ.ən/ |
Đi triển lãm nghệ thuật |
Visiting night markets |
/ˈvɪz.ɪ.tɪŋ naɪt ˈmɑːr.kɪts/ |
Thăm chợ đêm |
Ice skating |
/aɪs ˈskeɪ.tɪŋ/ |
Trượt băng |
Trying local cuisine |
/ˈtraɪ.ɪŋ ˈloʊ.kəl kwɪˈziːn/ |
Thử món ăn địa phương |
Watching a street performance |
/ˈwɒtʃ.ɪŋ ə striːt pəˈfɔː.məns/ |
Xem nghệ sĩ đường phố |
Going on a river cruise |
/ˈɡoʊ.ɪŋ ɒn ə ˈrɪv.ər kruːz/ |
Đi du thuyền sông |
6. Từ vựng tiếng Anh miêu tả thành phố
Tiếng Anh |
Phiên âm |
Tiếng Việt |
Ancient |
/ˈeɪn.ʃənt/ |
Cổ kính |
Beautiful |
/ˈbjuː.tɪ.fəl/ |
Xinh đẹp |
Boring |
/ˈbɔː.rɪŋ/ |
Tẻ nhạt, không thú vị |
Bustling |
/ˈbʌs.lɪŋ/ |
Đông đúc, náo nhiệt |
Charming |
/ˈtʃɑːr.mɪŋ/ |
Đẹp, làm say mê |
Contemporary |
/kənˈtem.pə.rer.i/ |
Hiện đại |
Cosmopolitan |
/ˌkɒz.məˈpɒl.ɪ.tən/ |
Đa văn hóa, đa sắc tộc |
Picturesque |
/ˌpɪk.tʃərˈesk/ |
Đẹp, nên thơ |
Touristy |
/ˈtʊə.rɪ.sti/ |
Thu hút du khách |
Compact |
/ˈkɒm.pækt/ |
Nhỏ gọn, không quá rộng lớn |
Famous |
/ˈfeɪ.məs/ |
Nổi tiếng |
Smoggy/Hazy |
/ˈsmɒɡ.i/ - /ˈheɪ.zi/ |
Ô nhiễm do khói bụi |
Derelict |
/ˈder.ə.lɪkt/ |
Xuống cấp trầm trọng |
Dense/Crammed |
/dens/ - /kræmd/ |
Nhỏ, chen chúc |
Dull |
/dʌl/ |
Xô bồ, đông đúc, hơi nhàm chán |
Pristine/Unspoiled |
/ˈprɪs.tiːn/ - /ʌnˈspɔɪld/ |
Nguyên sơ, thuần khiết |
Crowded |
/ˈkraʊ.dɪd/ |
Đông đúc |
Polluted |
/pəˈluː.tɪd/ |
Ô nhiễm |
Historic |
/hɪˈstɒr.ɪk/ |
Giàu lịch sử, có bề dày văn hóa |
Modern |
/ˈmɒd.ən/ |
Hiện đại |
Lively |
/ˈlaɪv.li/ |
Sống động, nhộn nhịp |
Run-down |
/rʌn daʊn/ |
Xuống cấp, hư hỏng nhiều |
Affluent |
/ˈæf.lu.ənt/ |
Giàu có, thịnh vượng |
Scenic |
/ˈsiː.nɪk/ |
Có cảnh quan đẹp |
Tranquil |
/ˈtræŋ.kwɪl/ |
Yên bình, tĩnh lặng |
Vibrant |
/ˈvaɪ.brənt/ |
Rực rỡ, sống động |
Prosperous |
/ˈprɒs.pər.əs/ |
Giàu có, phát triển |
Expensive |
/ɪkˈspen.sɪv/ |
Đắt đỏ |
Cheap |
/tʃiːp/ |
Rẻ tiền |
Urbanized |
/ˈɜː.bən.aɪzd/ |
Đô thị hóa |
Từ vựng tiếng Anh miêu tả thành phố
7. Cụm từ thông dụng về thành phố
Các cụm từ, từ vựng tiếng Anh về thành phố
Cụm từ tiếng Anh |
Nghĩa tiếng Việt |
A city that never sleeps |
Thành phố “không ngủ: (nhiều hoạt động diễn ra 24/7) |
Be on the outskirts/in a suburb |
Ở khu vực ngoại ô |
Be stunning to look at |
Đẹp tuyệt vời, đáng kinh ngạc |
Densely populated metropolitan area |
Khu vực đô thị tập trung đông dân cư |
Bumper-to-bumper traffic |
Tắc nghẽn kéo dài, xe nối đuôi nhau |
Poor hygiene and sanitation |
Điều kiện vệ sinh, hệ thống xử lý rác thải kém |
Live in a countryside/ a city/ a town/ an apartment/ the suburbs/ slums |
Sống ở nông thôn/ thành phố/ thị trấn/ chung cư/ ngoại ô/ khu ổ chuột |
Live in the downtown = the city centre |
Sống ở trung tâm thành phố |
Enjoy the hectic pace of life / the hustle and bustle of city life |
Tận hưởng nhịp sống bận rộn/ hối hả và nhộn nhịp của thành phố |
Cope with the pressure/ stress of urban life |
Đối phó với áp lực/ căng thẳng của cuộc sống thành thị |
Get caught up in the rat race |
Bị cuốn vào cuộc sống luẩn quẩn |
Seek the anonymity of life in a big city |
Ẩn mình trong thành phố lớn |
Love the vibrant/lively nightlife |
Yêu thích cuộc sống về đêm sôi động/ tràn đầy sức sống |
Have all the amenities |
Có tất cả những tiện nghi |
Use/travel by public transport |
Sử dụng/ đi bằng phương tiện công cộng |
Stuck in traffic jams |
Kẹt xe |
Tackle/reduce the traffic congestion |
Giải quyết/ giảm bớt sự tắc nghẽn giao thông |
>> Có thể bạn quan tâm: Học thử tiếng Anh online miễn phí
8. Kết luận
Pantado hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn mở rộng vốn từ vựng tiếng Anh về thành phố. Hãy áp dụng ngay vào thực tế để cải thiện kỹ năng giao tiếp. Đừng quên theo dõi website pantado.edu.vn để cập nhật thêm nhiều bài học hữu ích khác.
THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!
Experience có nghĩa khác với experiment trong tiếng Anh như thế nào? Cùng tìm hiểu cách phân biệt Experience và Experiment trong bài viết dưới đây nhé!
Experience là gì?
Experience /ɪkˈspɪriəns/
Trong tiếng Anh, experience vừa là một danh từ, vừa là một động từ.
Khi là động từ, experience mang nghĩa là trải nghiệm, trải qua một điều gì đó.
Ví dụ:
- We experienced a lot of difficulty in winning the trophy.
(Chúng tôi đã trải qua rất nhiều khó khăn để dành được chiến thắng.)
- Jenny began to experience pains on her legs after the show.
(Jenny bắt đầu thấy đau ở chân sau buổi biểu diễn.)
- Many countries are experiencing a shortage of clean water.
(Rất nhiều quốc gia đang trải qua sự thiếu nước sạch.)
Khi là danh từ, experience mang nghĩa là sự trải nghiệm hoặc kinh nghiệm.
Ví dụ:
- Do you have any experience of working with children?
(Bạn có kinh nghiệm làm việc với trẻ con không?)
- In my experience, girls like boys who have good sense of humour.
(Theo kinh nghiệm của tớ, con gái thích những chàng trai có khiếu hài hước.)
- Jack had a pretty unpleasant experience last winter.
(Jack đã có một trải nghiệm không mấy vui vẻ vào mùa đông vừa rồi.)
>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Attendee và Attendant trong tiếng Anh chi tiết nhất
Cách dùng Experience trong tiếng Anh
Danh từ experience nói tới những kiến thức và kĩ năng chúng ta có được.
Ví dụ:
- Do you have much experience in Marketing?
(Bạn có nhiều kinh nghiệm trong Marketing không?)
- I don’t think that Lana has enough experience in this field.
(Tớ không nghĩ là Lana có đủ kinh nghiệm (kiến thức và kĩ năng) trong ngành này đâu.)
- The best way to learn something is by experience (by doing things).
(Cách tốt nhất để học một việc gì đó là bằng trải nghiệm (bằng cách làm việc đó).)
Danh từ experience nói về việc gì đó xảy ra, ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta.
Ví dụ:
- I met Son Tung once and it was an experience I will never forget.
(Tớ đã gặp Sơn Tùng một lần và đó là trải nghiệm tớ sẽ không bao giờ quên.)
- My happiest experience is traveling to France with my mom.
(Trải nghiệm hạnh phúc nhất của tớ là đi du lịch tới Pháp với mẹ.)
- Our team is trying to improve the customer experience.
(Đội của chúng tôi đang cố gắng để cải thiện trải nghiệm khách hàng.)
Động từ experience nói về việc chúng ta làm/trải qua/cảm nhận một điều gì đó.
Ví dụ:
- Due to Covid, some big companies experienced a loss in 2020.
(Vì Covid, một số công ty lớn đã trải nhận thua lỗ vào năm 2020.)
- It’s quite natural to experience a few doubts before you get married.
(Cũng bình thường thôi khi bạn cảm thấy chút nghi ngờ trước khi cưới.)
- The population in 2030 will experience rapid growth.
(Dân số năm 2030 sẽ chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng.)
Cụm từ đi với Experience trong tiếng Anh
Experience là một từ khá phổ biến và xuất hiện nhiều trong cả văn nói và văn viết.
- have/get/gain/broaden experience in something: có thêm kinh nghiệm trong việc gì
- a lack of experience in something: sự thiếu kinh nghiệm trong việc gì
- a wealth of experience
- hands-on experience: kinh nghiệm thực tế/thực chiến
- first-hand experience: kinh nghiệm tự có
- direct experience: kinh nghiệm trực tiếp (từ quá trình làm)
- indirecr expeirence: kinh nghiệm gián tiếp (từ phim, sách,…)
- work/professional experience: kinh nghiệm làm việc
- (Tính từ) enjoyable, exhilarating, good, interesting, pleasant, unforgettable, valuable + experience: những trải nghiệm tích cực
- (Tính từ) bad, harrowing, painful, traumatic, unnerving, unsettling + experience: những trải nghiệm tiêu cực
- by/from experience: từ kinh nghiệm mà ra
Experiment là gì?
Experiment /ɪkˈspɛrəmənt/
Đây cũng là một từ vựng vừa là động từ, vừa là danh từ trong tiếng Anh.
Khi là động từ, experiment sẽ mang nghĩa thử nghiệm làm điều gì đó.
Ví dụ:
- My school always experiments with new teaching methods.
(Trường của tớ luôn thử nghiệm các phương pháp giảng dạy mới.)
- Scientists have to experiment with different cases.
(Các nhà khoa học phải thử nghiệm rất nhiều trường hợp.)
- Have you ever experimented with this liquid?
(Cậu đã bao giờ thử nghiệm chất lỏng này chưa?)
Khi là danh từ, experiment có nghĩa là sự thử nghiệm/thí nghiệm.
Ví dụ:
- I agree that experiments on animals should be prohibited.
(Tôi đồng ý rằng các thử nghiệm trên động vật nên bị cấm.)
- We must do experiments to test the effectiveness of the drug.
(Chúng ta phải tiến hành thử nghiệm để kiểm tra tác dụng của thuốc.)
- Did they get a clear result in the first experiment?
(Họ có lấy được kết quả rõ ràng trong cuộc thử nghiệm đầu tiên không?)
Cách dùng Experiment trong tiếng Anh
Danh từ experiment được dùng khi chỉ một cuộc kiểm tra/thử nghiệm nhằm thu lại một kết quả mới, hoặc để khám phá xem một điều nào đó có hoạt động không, có đúng không.
Ví dụ:
- My dad bought a different kind of tea as an experiment.
(Bố tớ đã mua một loại trà mới để “thử nghiệm” (xem có ngon không).)
- Students conduct a lot of experiments in Chemistry this semester.
(Các học sinh sẽ tiến hành rất nhiều thí nghiệm trong môn Hóa vào học kì này.)
- Edison’s experiments were to find the best methods of using electric.
(Các thử nghiệm của Edison là để tìm ra cách sử dụng điện tốt nhất.)
Khi là động từ, experiment được dùng khi bạn thử điều gì đó để khám phá và hiểu thêm về nó.
Lưu ý: Động từ experiment sẽ đi với giới từ with.
Ví dụ:
- My girlfriend like to experiment with different filters on the camera.
(Bạn gái tôi thích thử nhiều hiệu ứng khác nhau ở trên điện thoại.)
- Daniel was nervous about letting a trainee hairdresser experiment with his hair.
(Daniel rất lo lắng về việc cho một thợ làm tóc tập sự “thử nghiệm” làm tóc cho anh ấy.)
- Artist need to experiment with new ideas.
(Các nghệ sĩ cần phải thử nghiệm những ý tưởng mới.)
Cụm từ đi với Experiment trong tiếng Anh
- carry out/conduct/do an experiment: tiến hành thử nghiệm
- design an experiment: thiết kế một cuộc thử nghiệm
- experiment + on something: thử nghiệm trên đối tượng nào
- experument + with something: thử nghiệm cái gì
- animal experiment: thử nghiệm với động vật
- actual experiment: thử nghiệm thực tế
- bold experiment: thử nghiệm táo bạo
- agricultural experiment: thí nghiệm nông nghiệp
Phân biệt Experience và Experiment trong tiếng Anh
|
Experience |
Expriment |
Danh từ (n) |
sự trải nghiệm kinh nghiệm |
sự thử nghiệm sự thí nghiệm |
Động từ (v) |
trải nghiệm trải qua |
thử nghiệm thí nghiệm |
Ngoài ra thì từ experiment có một số cấu trúc đi với on, with, các bạn đừng quên nhé!
>>> Có thể bạn quan tâm: tự học tiếng anh trên mạng