Phát âm chuẩn

Cách tra phiên âm tiếng Anh chính xác nhất giúp tăng khả năng phát âm

Khi học tiếng Anh, bạn đã từng nghe thấy thuật ngữ “phiên âm” chưa? Để có thể phát âm chuẩn bạn cần phải học cách phiên âm. Vậy bạn đã biết cách Tra phiên âm tiếng Anh như thế nào chưa? Cùng đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi trên nhé!

Phiên âm tiếng Anh là gì?

Phiên âm là những ký tự Latin dùng để ghép tạo thành cách đọc cho một từ. Chúng ta sẽ có cách phát âm chuẩn nhất cho từ đó khi đã xem và hiểu phiên âm của chúng.

Nếu bạn dành thời gian thường xuyên rèn luyện đọc phiên âm có thể sẽ giúp bản thân phát triển được khả năng phát âm chuẩn như người bản xứ. 

Tuy nhiên việc hiểu và vận dụng được phiên âm trong giao tiếp tiếng Anh không phải là chuyện đơn giản. Hệ thống âm tiết tiếng anh gồm 44 âm với 20 nguyên âm và 24 phụ âm.

Việc phát âm chuẩn từng âm tiết là chuyện không phải ai cũng thực hiện được. Thực tế thì để đọc được một từ hoàn chỉnh mà bạn chưa từng nghe đến còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Khi nhìn vào phiên âm của từ đó, bạn phải biết cách nối các âm tiết theo nguyên tắc nhất định. Vì thế, việc phát âm khi chỉ nhìn vào phiên âm càng trở nên phức tạp hơn.

Nếu bạn mong muốn có thể phát âm chính xác từ khi chỉ nhìn vào phiên âm, điều đầu tiên bạn cần làm đó là luyện tập phát âm từng âm tiết cho đúng. Muốn thực hiện được, bạn hãy dành ra 30 phút mỗi ngày để tra phiên âm tiếng Anh và đọc đi đọc lại cho nhuần nhuyễn nhé! 

>>> Có thể bạn quan tâm: luyện tiếng anh online

Tra phiên âm tiếng Anh

Một khi bắt đầu học nói tiếng Anh thì việc tra phiên âm tiếng Anh là rất cần thiết. Với phương pháp đọc phiên âm dưới đây sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian học và mang lại hiệu quả cao. 

  • / ɪ / – Đây là âm “i” ngắn trong tiếng Việt nhưng phát âm ngắn hơn (khoảng ½ âm “i”). Khi nói, môi bẹt sang hai bên, lưỡi hạ xuống thấp.
  • / i: / – Đây vẫn là âm “i” ngắn của tiếng Việt nhưng được phát âm dài hơn. Khi nói, chữ nằm trong khoang miệng chứ không nhả hơi ra, lưỡi nâng cao.
  • / ʊ / – Là một ký hiệu lạ, không có trong bảng chữ cái tiếng Việt nhưng nó được đọc na ná âm “ư. Bạn không dùng môi để phát âm mà phải đẩy hơi từ cổ họng. Môi tròn, lưỡi hạ thấp xuống và phát âm ngắn. 
  • / u / – Bạn sẽ đọc giống chữ “u” nhưng kéo dài và không thổi hơi ra ngoài mà chỉ phát ra trong khoang miệng. Khẩu hình môi tròn, lưỡi nâng lên cao.
  • / e / – Đọc giống âm “e” nhưng phát âm ngắn. Bạn cần mở rộng miệng, lưỡi hạ thấp.
  • / ə / – Giống âm “ơ” trong tiếng Việt nhưng phát âm ngắn và nhẹ hơn. Môi hơi mở rộng, lưỡi thả lỏng. 
  • / ɜ: / – Lưỡi phải cong lên chạm vào vòm miệng khi kết thúc âm, môi hơi mở rộng khi phát âm. Hơi phát ra trong khoang miệng và âm vực giống chữ “ơ” kéo dài.
  • / ɒ / – Đọc như âm “o”, phát âm ngắn. Khi nói, môi của bạn sẽ hơi tròn và lưỡi hạ thấp.
  • / ɔ: / – Đọc na ná như âm “o” nhưng phải cong lưỡi lên chạm vào vòm miệng trên khi kết thúc âm, thuộc âm tiết dài.
  • / æ / – Âm tiết này có phần đặc biệt hơn so với các phiên âm tiếng Anh khác. Nó là sự kết hợp giữa hai âm “a” và “e”. Miệng của bạn mở rộng, môi dưới hơi hạ thấp và lưỡi cũng vậy và kéo dài âm sắc.
  • / ʌ / – Tương tự như âm “ă” trong tiếng Việt, nhưng cách đọc có phần lai giữa hai âm “ă” và “ơ”. Hơi phải bật ra khỏi miệng, lưỡi hơi nâng lên, môi thu hẹp lại và phát ra âm ngắn.
  • / ɑ: / – Khi đọc, khẩu hình miệng mở rộng, lưỡi hạ thấp và kéo dài âm, tiếng phát ra trong khoang miệng.
  • / ɪə / – Đọc âm / ɪ / rồi nối dần sang âm / ə /, môi từ dẹp dần chuyển thành tròn, âm phát ra kéo dài.
  • / ʊə / – Tương tự như cách đọc trên, âm / ʊ / chuyển dần sang âm / ə /, môi mở rộng dần nhưng vừa phải và kéo dài âm.
  • / eə / – Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /, môi từ dẹp chuyển sang tròn và kéo dài âm.
  • / eɪ / – Trước tiên đọc âm / e / rồi nối dần sang âm / ɪ /, môi dẹp sang hai bên, lưỡi hướng dần lên trên và kéo dài âm.
  • / ɔɪ / – Đọc âm / ɔ: / trước rồi chuyển dần sang âm / ɪ /, môi dẹp sang hai bên. Lưỡi nâng lên cao sau đó đẩy ra phía trước và ngân dài âm.
  • / aɪ / – bạn hãy đọc âm / ɑ: / và chuyển dần sang âm / ɪ /. Khi đọc, khẩu hình môi sẽ dẹp dần sang hai bên, lưỡi nâng lên và hơi đẩy về phía trước.
  • / əʊ / – Vẫn là đọc âm / ə / rồi chuyển sang âm / ʊ /. Khẩu hình môi sẽ di chuyển từ hơi mở đến mở hơi tròn, lưỡi rút dần về phía sau và kéo dài âm.
  • / aʊ / – Bạn đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm / ʊ /. Môi sẽ từ từ tròn dần, lưỡi hơi thụt về phía sau và ngân dài âm.

Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn có thêm kiến thức để học tiếng Anh giao tiếp thật tốt! Chúc các bạn thành công!

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc Regret trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả cho người mới bắt đầu

Khi bạn bắt đầu luyện nghe tiếng Anh bạn đã từng gặp tình trạng: Bạn không thể nghe hiểu được 90% những gì họ nói khi giao tiếp; Hay bạn gặp khó khăn khi cải thiện kỹ năng nghe; Hoặc bạn không có thời gian để luyện tập kỹ năng này. Hãy cùng tìm hiểu và cùng luyện nghe tiếng Anh hiệu quả nhất nhé.

Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Lí do đa số người học thất bại trong việc cải thiện kỹ năng nghe

Thực tế cho thấy có 2 lý do cho tình trạng này. 

  • Bạn nghe chưa đủ. Chưa dành nhiều thời gian luyện nghe, cũng như chưa luyện tập với tần suất đủ để bạn có thể cải thiện kỹ năng này. 
  • Chưa có phương pháp luyện nghe hiệu quả.

Hiện nay nhiều người luyện nghe tiếng Anh thường làm những cách sau đây: Luyện nghe bằng cách xem một số bộ phim bằng tiếng Anh mỗi tuần, hoặc nghe một thứ gì đó bằng tiếng Anh 3-5 lần trong một tuần, với mức trung bình thời gian bỏ ra để luyện nghe tiếng Anh là 15 phút mỗi ngày.

Như vậy, chúng ta cùng làm một phép tính đơn giản nhé: Nếu bạn dành ra 15 phút mỗi ngày nghe tiếng Anh, tức trong một năm bạn chỉ có thể nghe 91 giờ. Con số này là hoàn toàn chưa đủ, và sẽ mất rất nhiều năm để bạn có thể thấy sự tiến bộ của bản thân.

Phương pháp luyện nghe cũng đóng một vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên chúng ta thường mắc một lỗi sai đó là sử dụng tài liệu nghe không phù hợp. Nghe quá dễ hoặc quá khó gây nhàm chán và mất hứng thú khi học.

Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

>>> Có thể bạn quan tâm: địa điểm học chứng chỉ tiếng anh cho bé

Cách luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Để luyện nghe một cách hiệu quả, hãy đầu từ thời gian và công sức. Chúng ta vẫn thường nghe câu nói “ có công mài sắt, có ngày nên kim” phải không nào? Vì thế hãy nghe càng nhiều tiếng Anh trong ngày càng tốt và thực hiện nó trong một khoảng thời gian dài. Đảm bảo 100% bạn sẽ thấy được sự tiến bộ rõ ràng của bạn thân. Tuy nhiên, trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian, hãy thử một số tips sau đây của mình nhé:

  1. Tận dụng khoảng thời gian lái xe, đi xe bus, đi tàu, thời gian làm việc nhà, nấu ăn, thư giãn, thời gian đi tập gym hay khoảng thời gian chờ đợi và biến nó thành thời gian để bạn luyện nghe. Trong các khoảng thời gian nêu trên, bạn sẽ không cần phải dùng nhiều đến kỹ năng tập trung, hay phải suy nghĩ nhiều, và đó chính là khoảng thời gian tốt nhất để bạn cải thiện kỹ năng nghe của mình. 
  2. Hãy đảm bảo rằng trong điện thoại của bạn luôn có sẵn các tài liệu dùng cho việc luyện nghe tiếng Anh. Một số ứng dụng bạn có thể sử dụng để lấy nguồn tài liệu nghe như: podcast, spotify, ted talk, youtube… Bạn có thể tìm thấy trong đó rất nhiều file audio, video có sẵn, về mọi chủ điểm mà bạn muốn nghe.
  3. Hãy làm cho việc nghe không trở nên nhàm chán và trở thành một gánh nặng cho bản thân bằng cách nghe những thứ mà bạn muốn nghe, tùy thuộc vào sở thích của bạn. Đừng cố gắng ép bản thân nghe những thứ quá học thuật, hoặc quá khó, vì điều đó rất dễ khiến bản thân bạn cảm thấy chán nản, thiếu động lực trong quá trình nghe và bạn cũng sẽ rất dễ bỏ cuộc.

Lời khuyên hữu ích khi luyện nghe tiếng anh cho người mới bắt đầu

 

Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

Nếu bạn là người mới bắt đầu luyện nghe tiếng Anh, thì hãy áp dụng một số lời khuyên sau đây:

  1. Hãy bắt đầu với những thứ đơn giản, từ cơ bản đến nâng cao. Cần rèn luyện thói quen nghe thường xuyên trước khi cải thiện kỹ năng nghe. Đừng bắt đầu với sai lầm là lựa chọn những tài liệu nghe quá khó, quá dài là một điều cực kỳ sai lầm vì điều đó rất dễ khiến bạn nản chí, và không đạt được hiệu quả. Một khi thói quen đã được hình thành thì việc nghe tiếng Anh cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
  2. Bạn có thể bắt đầu bằng việc luyện nghe trong khoảng thời gian ngắn mỗi ngày từ 15-20 phút. Luyện nghe từ những thứ đơn giản nhất. Và hãy kiên trì luyện tập nó mỗi ngày.
  3. Thời gian đầu bạn sẽ gặp chút khó khăn đó. Tuy nhiên, việc chưa nghe được, chưa hiểu được tài liệu nghe trong giai đoạn này là cực kỳ dễ hiểu và đừng vì vậy mà nản chí. Không bắt ép bản thân và lấy cớ để từ bỏ. Hãy tự hứa với bản thân rằng bạn sẽ luyện nghe mỗi ngày, quyết tâm thực hiện mục tiêu mà mình đặt ra.

Kênh luyện nghe tiếng Anh cho người mới bắt đầu

 

Luyện nghe tiếng Anh hiệu quả

TED

Link: www.ted.com

Ưu điểm: Mang đến một kho tàng đồ sộ các video có phụ đề ở nhiều lĩnh vực khác nhau, như Giáo dục, Công nghệ… giúp bạn luyện nghe tiếng Anh theo chủ đề gần gũi trong cuộc sống. Cải thiện khả năng nghe hiệu quả.

Hạn chế: Do đây là buổi chia sẻ của các chuyên gia và góc nhìn của họ về một vấn đề nào đó trong cuộc sống, nên đôi khi sẽ có những chủ đề quá học thuật làm bạn khó hiểu, nhàm chán… Vậy nên bạn cần cân nhắc thật kỹ trước khi lựa chọn chủ đề nghe cho mình nhé.

ESL

Link: www.esl-lab.com

Ưu điểm: ESL cung cấp cho bạn những bài nghe và những bài test ngắn. Đây sẽ là trang web vô cùng tuyệt vời dành cho những bạn đang ở trong giai đoạn nước rút, chuẩn bị cho kỳ kiểm tra sắp tới của mình.

Hạn chế: Nó có 1 hạn chế nhỏ đó là không test năng lực đầu vào. Vì vậy bạn cần phải chủ động cân nhắc, lựa chọn chương trình học phù hợp.

Studyphim.vn

Link: www.studyphim.vn

Ưu điểm: Bạn Vừa muốn cày phim để thỏa đam mê, lại vừa muốn cải thiện khả năng nghe tiếng Anh của mình. Thì đây là kênh bạn cần truy cập ngay. Study.vn bao gôm một kho số lượng lớn các bộ phim tiếng Anh có phụ đề. Đây là cách mà bạn vừa có thể vừa học vừa giải trí vô cùng hữu dụng đó.

Hạn chế: Để có thể học tại đây, bạn sẽ phải bỏ ra một khoản phí nhỏ. Nhưng bạn yên tâm, nó không quá đắt đâu nhé.

  1. Youtube

Link:

  • (www.youtube.com/user/schooloflifechannel): Kênh luyện nghe tiếng Anh thông qua các chủ đề ở trường học.
  • (www.youtube.com/user/SERLYMAR/playlists): 200 video tiếng Anh thú vị sẽ giúp bạn luyện nghe tiếng Anh.

Ưu điểm: Đây là kênh giúp bạn luyện nghe không hề mất phí. Với số lượng video cực nhiều để bạn có thể luyện nghe tiếng Anh hiệu quả mà không sợ bị nhàm chán.

Hạn chế: Chất lượng video không được tốt vì đây đều là những sản phẩm được sản xuất từ khá lâu rồi. Tuy nhiên, điều chúng ta tập trung vào luyện nghe nên điều đó sẽ không ảnh hưởng nhiều đến việc luyện nghe của bạn đâu.

Song song với đó các bạn có thể chọn cho mình một lớp học tiếng Anh trực tuyến để cải thiện nâng cao mọi kỹ năng của mình. Bạn có thể bắt đầu bằng lớp học với giáo viên người Việt để nắm được kiến thức nền cơ bản. Sau đó sẽ học tập và rèn luyện với giáo viên người bản xứ để nâng cao kỹ năng nghe nói của mình. Chúc các bạn học tập thật tốt!

>>> Mời xem thêm: Phương pháp học tiếng Anh qua bài hát hiệu quả nhất

Cách dùng cấu trúc If /Whether chi tiết nhất

Cấu trúc if/whether được sử dụng khi bạn đang phân vân tự hỏi về 1 vấn đề, ý kiến hoặc 1 sự việc nào đó đúng hay sai. 

Định nghĩa If/whether

Cấu trúc if whether thường được sử dụng ở trong câu hỏi Yes-No và câu hỏi gián tiếp Or. Bên cạnh đó, If sẽ được dùng thông dụng hơn so với Whether.

Ví dụ:

  • I don’t know if Susie is coming or not, she says nothing about the party.

(Tôi không biết Susie có tới không nữa, cô ấy không đề cập đến buổi tiệc.)

  • Whether or not Marshall resigned from his job is none of my business.

(Việc liệu Marshall đã xin từ chức hay chưa không liên quan đến tôi.)

  • His father is still wondering if he will choose the red car or the blue car.

Bố của anh ta vẫn đang phân vân không biết sẽ chọn xe màu đỏ hay xe màu xanh.

>>>Có thể bạn quan tâm: trung tâm học tiếng anh cho trẻ em tại hà nội

Cấu trúc If whether và cách dùng

Cấu trúc if/whether sẽ thường xuất hiện ở trong câu hỏi gián tiếp “Or” hoặc câu hỏi Yes-No. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách dùng if whether ở 2 dạng này nhé.

Cấu trúc whether (if) or not

Dạng cấu trúc này sẽ diễn nghĩa “liệu 1 điều gì đó có đúng hay không” hoặc “cho dù điều gì đó có đúng hay không”.

Cấu trúc whether (if):

S + V + whether (if) + S + V + or not

hoặc

S + V + whether or not + S + V

Ví dụ:

  • My sister and I wanted to know whether our parents were going to eat out.

(Em gái và tôi muốn biết liệu bố mẹ chúng tôi có định đi ăn ở ngoài không.)

  • Adam called July to ask whether she finished the report or not.

Adam đã gọi cho July để hỏi cô ấy đã hoàn thành bản báo cáo hay chưa.

  • Workers have to process the packing cartons whether or not the boss is here.

Những người công nhân phải tiếp tục đóng thùng hàng hóa, kể cả sếp có ở đây hay không.

Cấu trúc if (whether) trong câu gián tiếp

Dạng cấu trúc này sẽ được dùng ở những câu hỏi, đồng thời sẽ được chuyển sang câu trần thuật (câu gián tiếp).

Cấu trúc if (whether):

S + V + whether (if) + S + V

Ví dụ:

  • Zulie asked her husband if he could pick her up after company. 

Zulie đã hỏi chồng của cô ấy liệu anh ta có thể đón cô ấy sau khi tan làm không.

  • I wanted to know whether my family were going to restaurant.

Tôi muốn biết liệu gia đình tôi có ý định ăn ở nhà hàng không.

Lưu ý về cách dùng cấu trúc if whether

  • Whether sẽ được dùng nhiều ở văn phong viết, thể hiện tính lịch sự và trang trọng.
  • Whether hoặc If đi với or nếu như có nhiều hơn 1 sự chọn lựa ở câu hỏi gián tiếp.
  • If có thể dùng với to V nhằm diễn đạt dự định trong tương lai, còn Whether thì không.
  • Whether sẽ được dùng theo sau giới từ còn If thì không.

>>> Mời xem thêm: Học từ vựng Toeic tiếng Anh theo chủ đề

Học từ vựng Toeic tiếng Anh theo chủ đề

Bạn muốn học tốt từ vựng tiếng Anh với mục đích thi tốt kì thi Toeic sắp tới. Tuy nhiên bạn lại không biết cần làm gì để học hiệu quả. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách học từ vựng Toeic theo chủ đề mỗi ngày.

học từ vựng toeic tiếng anh

Học từ vựng Toeic hàng ngày

Để có thể học tốt từ vựng, chúng ta cần có những phương pháp phù hợp. Và phương pháp tốt nhất là bạn nên dành thời gian từ 45 phút đến 1 tiếng để tự học từ vựng Toeic mỗi ngày . Học tốt từ vựng chính là chìa khoá của bài thi. Khi nắm chắc từ vựng trong tay thì bài đọc hay bài nghe không còn là vấn đề ngăn cản bạn. Một mẹo nhỏ là bạn có thể chuẩn bị cho mình một cuốn sổ tay để ghi chép từ vựng. Hằng ngày bạn có thể học từ 5 – 10 từ. Học và ôn tập thường xuyên sẽ giúp bạn nhớ lâu hơn.

Học từ vựng Toeic mỗi ngày cùng bạn bè

Nếu chỉ có một mình bạn sẽ cảm thấy nhàm chán và không có hứng thú, bạn có thể tìm cho mình một người bạn đồng hành để học từ vựng mỗi ngày cùng bạn bè. Một cách đơn giản là bạn có thể tìm những bạn đang có cùng mục tiêu thi Toeic như bạn và cùng nhau luyện tập. Hoặc với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ như hiện nay bạn có thể tham gia các hội nhóm trên facebook hay trên các mạng xã hội, trên các website để tìm bạn cùng luyện thi Toeic. Học cùng nhau có thể trao đổi thêm nhiều kinh nghiệm, kiến thức. Bên cạnh đó, khi tham gia các group hay tìm được các diễn đàn hay một người bạn đồng hành bạn có thể có thêm những tips từ những người thi trước hoặc các bộ tài liệu bổ ích.

học từ vựng toeic tiếng anh

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh online miễn phí cho bé

Tạo thói quen đọc tin tức hằng ngày

Chúng ta có thể lựa chọn một cách học khác mang tính giải trí thay vì việc gò bó là phải ngồi vào bàn đọc và viết. Chúng ta có thể học nhiều cách linh hoạt. Ví dụ như có thể tự tạo cho mình thói quen đọc tin tức bằng Tiếng Anh hằng ngày. Mỗi ngày bạn có thể dành ra 20 – 30 phút đọc các tin tức trên BBC News, The New York Times,… Hoặc đơn giản với trình độ tiếng Anh thấp hoặc cơ bản bạn có thể đọc sách truyện song ngữ. Dần dần khi vốn từ vựng khá hơn bạn có thể chuyển sang đọc sách hoàn toàn bằng Tiếng Anh. Bạn nên đọc nhiều chủ đề khác nhau chứ không nên chỉ đọc các bài viết học thuật đơn thuần. Đọc những mẩu truyện ngắn hài hước, dí dỏm,… có thể kích thích hứng thú học của bạn.

Chọn khung giờ học thích hợp

Thời gian học tập cũng ít nhiều ảnh hưởng đến kết quả học đấy nhé. Để học từ vựng Toeic hằng ngày được hiệu quả, bạn nên lựa chọn cho mình khung giờ học phù hợp. Học ở nhà bạn cần lựa chọn khoảng thời gian yên tĩnh nhất. Tránh những thời gian giờ trưa, giờ tan tầm hoặc giờ có nhiều tiếng ồn ở khu vực bạn sống. Thực tế cho thấy nếu bạn học trong nhiều giờ sẽ không hiệu quả bằng việc học ít thời gian nhưng tập trung. Bạn nên lựa chọn khoảng thời gian đầu óc bạn tỉnh táo nhất, yên tĩnh nhất để học. Như vậy thì khả năng tiếp thu của bộ não sẽ tốt hơn, giúp bạn tiết kiệm được thời gian học.

Luyện nghe Toeic với tốc độ nhanh dần

Khi bạn đã bổ sung được một lượng từ vựng nhất định bạn có thể ứng dụng luôn vào bài nghe. Bằng cách này cũng giúp cho chúng ta ghi nhớ lâu hơn. Bạn có thể tăng dần khả năng bằng cách nghe từ mức cơ bản lúc ban đầu sau đó nghe những bài có tốc độ nói nhanh hơn, khó hơn. Rèn luyện khả năng nghe, kết hợp với vốn từ vựng đã học hằng ngày, chắc chắn bạn sẽ làm tốt bài thi Toeic.

Học từ vựng Toeic theo chủ đề

học từ vựng toeic tiếng anh

Học từ vựng mỗi ngày theo chủ đề là là một cách học khá hữu ích và được nhiều người áp dụng. Khi bạn học theo chủ đề sẽ giúp bạn nâng cao vốn kiến thức cũng như vốn từ vựng trong nhiều lĩnh vực. Tránh việc học tràn lan mỗi chủ đề biết một chút nhưng cuối cùng để nói viết về một chủ đề lại rỗng tuếch và không đủ từ vựng để viết. Học theo chủ đề sẽ giúp bạn nhớ từ vựng một cách logic hơn và khi bạn thực hiện các bài viết hoặc nói sẽ có thêm vốn từ để triển khai trôi chảy hơn.

Bạn có thể tham khảo một số website hoặc ứng dụng hỗ trợ việc học từ vựng mỗi ngày để luyện thi TOEIC ví dụ như Duolingo, Busuu... Hoặc tham gia các lớp học tiếng Anh trực tuyến để đạt được kết quả cao nhất. Việc học qua app hay trực tuyến thì khá tiện lợi, chỉ cần có điện thoại là bạn có thể học bất cứ lúc nào rảnh rỗi rồi. Bên cạnh đó bạn cũng nhớ chuẩn bị cho mình một cuốn sổ để ghi chép từ vựng nhé. Học xong nhưng không ghi chép lại thì sẽ rất dễ quên và không biết mình đã học đến đâu.  Chúc các bạn học tập thật tốt!

>>> Mời xem thêm: Chia sẻ tips học từ vựng Tiếng Anh mỗi ngày

Chia sẻ tips học từ vựng Tiếng Anh mỗi ngày

Để nắm chắc được số lượng lớn từ vựng để phục vụ cho học tập và giao tiếp là một thử thách khá lớn. Nhưng đã rất nhiều người làm được bởi có họ có phương pháp. Hãy cùng Pantado.edu.vn chia sẻ tips hay học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày nhé.

Chia sẻ tips học từ vựng Tiếng Anh mỗi ngày

Học từ vựng Tiếng Anh hàng ngày mang lại lợi ích gì?

Nhiều người cho rằng việc mỗi ngày đều học từ vựng sẽ rất nhàm chán và không hiệu quả. Cũng có người cho rằng ngoài học từ vựng nên đan xen học các kỹ năng và kiến thức khác đan xen nữa. Thực tế thì khi dành thời lượng phù hợp từ 15 - 20 - 30 phút đến 1 tiếng mỗi ngày cũng như học một số lượng từ vừa phải mỗi ngày sẽ không gây cảm giác nhàm chán cho người học, ngược lại lại tăng sự hứng thú và muốn chinh phục cho họ, từ đó tạo được thói quen học từ vựng Tiếng Anh hàng ngày. Bên cạnh đó khi học tiếng Anh mỗi ngày ngoài việc trau dồi thêm từ mới chúng ta còn ôn tập lại các kiến thức cũ sẽ giúp chúng ta khác sâu kiến thức cũ hơn, tạo phản xạ nhanh khi cần sử dụng từ ngữ đó. Bên cạnh đó, khi chúng ta học từ vựng đi kèm với học phát âm mỗi ngày, lưỡi sẽ trở nên dẻo và linh hoạt hơn, khi phát âm các từ khó sẽ không gặp khó khăn như những người không dành thời gian để học từ vựng hằng ngày.

>>> Có thể bạn quan tâm: luyện nghe tiếng anh online miễn phí

Phương pháp học từ vựng Tiếng Anh mỗi ngày

Chia sẻ tips học từ vựng Tiếng Anh mỗi ngày

Trước hết bạn cần phải phải tìm hiểu xem mình nên học những từ vựng ở lĩnh vực nào, học số lượng bao nhiêu, học những gì liên quan đến từ mới và khi nào thì thích hợp để ôn tập để từ đó xác định được phương pháp học từ vựng mỗi ngày, . Học từ vựng ở lĩnh vực nào thì phụ thuộc vào mục đích học của bạn. Nếu bạn học từ vựng để phục vụ mục đích giao tiếp thì sẽ học những từ vựng liên quan nhiều đến cuộc sống xung quanh. Nếu bạn học từ vựng để thi các chứng chỉ Tiếng Anh thì bạn cần học những từ vựng chuyên môn hơn, những từ vựng đặc trưng của chứng chỉ đó,…

Bạn nên học ít nhất là 5 đến 10 từ vựng mỗi ngày. Với số lượng này bạn sẽ không có cảm giác bị nhàm chán hay quá tải. Nếu bạn dành thời gian 30 phút mỗi ngày thì bạn nên học 5 từ, nếu thời gian từ 45 – 60 phút thì bạn có thể nâng lên học 7 - 10 từ một ngày.

Khi học một từ mới đầu tiên bạn phải học xem nó thuộc từ loại gì và ý nghĩa của từ loại, sau đó tìm các từ tương ứng của nó ở các từ loại khác. Bạn có thể tìm thêm từ trái nghĩa và đồng nghĩa của nó để tăng thêm vốn từ vựng phong phú, sâu rộng, khi viết luận có thể thay thế cho nhau linh hoạt, tránh lặp và câu văn mượt mà hơn. Tiếp đến là học cách phát âm của từ đó, học cách phát âm vừa nâng cao kĩ năng nói và phát âm chuẩn như người bản xứ, vừa giúp chúng ta có thể nghe được từ đó khi người khác nói một cách dễ dàng. Bên cạnh đó chúng ta cũng phải học các cụm từ, câu có chứa từ vựng đó, học cách này giúp chúng ta biết được cách sử dụng từ ngữ đó và sử dụng linh hoạt hơn trong thực tiễn..

Sau khoảng 1 tuần bạn đều đặn dành ra số thời gian nhất định mỗi ngày để học từ vựng mới bạn nên dành 1 buổi trong tuần để ôn lại các từ vựng đã học trước đó. Hoặc mỗi ngày bạn có thể dành 5-10 phút để ôn lại các từ hôm trước. Điều này rất quan trọng khi học từ vựng tiếng Anh mỗi ngày, bởi vì chúng ta ngày nào cũng học thì khối lượng từ vựng 1 tuần sẽ khá lớn, nếu bạn không dành thời gian ôn tập sẽ rơi vào tình trạng học trước quên sau.

Mỗi ngày học 5 đến 10 từ vựng theo chủ đề

Chia sẻ tips học từ vựng Tiếng Anh mỗi ngày

Học từ mới mỗi ngày là rất quan trọng và đem lại hiệu quả. Bạn có thể dành thời gian từ 30 – 35 phút để học 5 từ mỗi ngày theo chủ đề. Chúng ta nên khoanh vùng từ vựng để học, không nên học lan man không mục đích, chỉ học những từ nào mình cảm thấy thực sự cần thiết. Đồng thời, chúng ta không nên chỉ áp dụng những cách học truyền thống đó là viết đi viết lại đến lúc nhớ được mới thôi. Bạn có thể học từ vựng trên điện thoại, hoặc qua xem phim, nghe nhạc, đọc truyện,… Bạn có thể học cùng bạn bè mình, học nhóm để cùng bổ trợ cho nhau. 

Sau dần khi Tiếng Anh của bạn đã tăng lên trình độ khá, bạn có thể nâng số từ lên mỗi ngày 1 chút và học các từ ở mức độ khó hơn. Hi vọng các bạn sẽ biến việc học từ vựng Tiếng Anh hàng ngày trở thành thói quen không thể thiếu trong cuộc sống.

Những chia sẻ trên có bổ ích không nào? Nếu có hãy bắt đầu hình thành thói quen học từ vựng Tiếng Anh hàng ngày ngay từ bây giờ để từ vựng không còn là nỗi ám ảnh mỗi lần học Tiếng Anh nhé. Chúc bạn học tốt

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc Pay attention to chi tiết nhất trong tiếng Anh

Chi tiết về cụm danh động từ trong tiếng Anh đầy đủ nhất

Cụm danh động từ (gerund phrase) là phần ngữ pháp quan trọng xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp cũng như các bài kiểm tra, bài thi trên trường. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu đầy đủ về định nghĩa, chức năng cũng như vị trí của cụm danh động từ trong câu một cách chi tiết nhất nhé.

Định nghĩa cụm danh động từ trong tiếng Anh

Cụm danh động từ là một nhóm từ bắt đầu bằng một động từ thêm đuôi -ing, theo sau là tân ngữ hoặc từ bổ nghĩa (thường là trạng từ). Cụm danh động từ luôn đóng vai trò là danh từ, vì vậy chúng có chức năng làm chủ ngữ, bổ ngữ hoặc tân ngữ.

Ví dụ:

  • Her brother loves watching action films. => đóng vai trò tân ngữ. (Anh trai của cô ấy rất thích xem phim hành động)
  • Watching a movie with friends is my hobby in the freetime. => đóng vai trò chủ từ. (Đi xem phim với bạn bè là sở thích của tôi vào thời gian rảnh)

Note: Cần phân biệt giữa cụm phân từ và cụm danh động từ (gerund phrases). Hai cụm từ này thường bị nhầm lẫn với nhau. Bởi vì cả 2 đều bắt đầu bằng V-ing nhưng cụm phân từ có chức năng như một tính từ, còn cụm danh động từ có chức năng như 1 danh từ

Ví dụ:

  • Yesterday, Lisa found her husband going to the cinema with someone.
    (Hôm qua, Lisa phát hiện ra chồng của cô ấy đi xem phim với ai đó)
    => going to the cinema with someone là cụm phân từ
  • Going to the cinema is my way to relax.
    (Đi xem phim là cách thư giãn của tôi)
    => Going to the cinema là cụm danh động từ

 

Chức năng của cụm danh động từ

Cụm danh từ giữ chức năng làm chủ ngữ

Ví dụ:

  • Watching TV has several advantages and disadvantages:  Xem TV có nhiều lợi ích và bất lợi.
  • Studying until midnight made them tired: Học liên tục tới nửa đêm khiến họ thấy mệt mỏi.
  • Waking up early make her so tired
    (Việc thức dậy sớm khiến cô ấy rất mệt mỏi)

Cụm danh từ giữ chức năng làm tân ngữ cho động từ

Ví dụ:

  • Jolie loves going out with her friends on the weekend: Jolie rất thích việc đi chơi với bạn bè của cô ấy vào cuối tuần.
  • Children love playing video games: Trẻ con thích đọc truyện cổ tích.
  • John hates washing dishes after dinner: John ghét phải rửa chén sau bữa tối.

Cụm danh từ giữ chức năng làm bổ ngữ cho chủ từ

(thường đứng sau “be” hoặc các liên động từ)

Ví dụ:

  • One of my father hobbies is talking to her neighbor: Một trong số những sở thích của bố tôi là nói chuyện với hàng xóm.
  • One of my mother’s interests is playing badminton with her friends: Một trong những thứ mẹ tôi thích là chơi cầu lông với bạn của bà.

Cụm danh từ giữ chức năng làm bổ nghĩa cho giới từ

Ví dụ:

  • I go to school by riding my bike:

Tôi đến trường bằng cách đạp xe đạp.

 

  • Jennifer usually goes to the coffee with her friends after working hard

(Jennifer thường đi uống cafe với bạn cô ấy sau khi làm việc vất vả)

Vị trí của cụm danh động từ

Cụm danh động từ đứng sau các đại từ sở hữu

Ví dụ:

  • Marie talked to me about her drinking juice: Marie đã nói với tôi về việc uống nước ép của cô ấy.

Cụm danh động từ đứng sau các động từ sau

Admit (chấp nhận)

Advise (lời khuyên)

Allow (cho phép)

Appreciate (đề cao, đánh giá)

Avoid (tránh)

Confessed (thú nhận)

Consider (xem xét)

Deny (từ chối)

Delay (trì hoãn)

Dislike (không thích)

Enjoy (yêu thích)

Escape (thoát)

Excuse (buộc tội)

Finish (kết thúc)

Imagine (tưởng tượng)

Involve (liên quan)

Mention (đề cập)

Mind (phiền)

Miss (bỏ lỡ)

Postpone (trì hoãn)

Quit (nghỉ việc)

Recommend (đề xuất)

Resent (bực tức)

Risk (rủi ro)

Suggest (đề nghị)

Recollect (nhớ ra)

Stop (dừng lại)

Can’t stand (không thể chịu đựng)

Can’t help (không thể tránh, nhịn được)

Be worth (xứng đáng)

It is no use/good (vô ích)

To look forward to (trông mong)

Ví dụ:

  • He suggest going to the park on the weekend.
    (Anh ấy gợi ý về việc đi chơi công viên vào cuối tuần)
  • I am looking forward to seeing you tomorrow.
    (Tôi rất mong được gặp bạn vào ngày mai)

Cụm danh động từ đứng sau giới từ

Ví dụ:

  • Thank you for watching my presentation.
    (Cảm ơn vì đã theo dõi bài thuyết trình của tôi)
  • Trang goes home after going out with Justin.
    (Trang về nhà sau khi đi chơi với Justin)

>>> Mời xem thêm: Tuyển tập 20 bộ phim chọn lọc giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả nhất

Tuyển tập 20 bộ phim chọn lọc giúp bạn học tiếng Anh hiệu quả nhất

Bạn có biết một trong những cách học tiếng Anh hiệu quả nhất là học qua những bộ phim nước ngoài không? Với cách này bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghe, nói, phát âm cũng như tăng khả năng phản xạ ngôn ngữ. Không những thế khi học tiếng Anh qua phim, bạn sẽ học được những từ ngữ, những câu giống nhau nhưng đặt vào ngữ cảnh và nội dung thì ý nghĩa của nó tương ứng với hoàn cảnh cụ thể. Cách học tiếng Anh qua phim ngày nay được rất nhiều bạn áp dụng và đạt được những hiệu quả khá cao

 

bộ phim chọn lọc giúp bạn học tiếng Anh

 

Phương pháp học tiếng Anh qua phim hiệu quả 

Dù biết là học tiếng Anh qua phim sẽ đạt nhiều kết quả nhưng bạn có biết phương pháp nào sẽ giúp bạn học tiếng Anh qua phim hiệu quả nhất? Đôi khi học mà không có phương pháp các bạn sẽ bị ảnh hưởng quá nhiều bởi phụ đề tiếng Việt mà không tập trung nghe được diễn viên đang nói gì. Đừng lo lắng hãy cùng thực hiện những bước dưới đây nhé!

Bước 1: Chọn phim yêu thích

Ngoài 10 bộ phim được giới thiệu bạn hoàn toàn có thể tự lựa chọn các bộ phim học  nước ngoài khác mà bạn yêu thích cũng như phù hợp với trình độ của bản thân để tăng sự hứng thú khi xem giúp bạn không bị chán khi nghe. Bạn sẽ không có động lực học nếu lựa chọn trình độ quá dễ. Ngược lại, nếu chọn phim quá khó thì bạn sẽ không thể hiểu được nội dung nào cả!

Bước 2: Tải phụ đề tiếng Anh cho phim

Bạn có thể lựa chọn các trang web có phụ đề tiếng Anh hay tải phụ đề tại https://subscene.com sau đó  bạn sử dụng phần mềm VLC để xem phim tùy chỉnh theo tốc độ bản thân mong muốn

 

bộ phim chọn lọc giúp bạn học tiếng Anh

 

Bước 3: Xem phim và ghi chú đầy đủ

Bạn nên sử dụng một cuốn sổ tay để ghi chép các từ mới, các cấu trúc mới cũng như các thành ngữ hay. Nên ghi theo chủ đề và sắp xếp theo bảng chữ cái. Như vậy bạn đã có cuốn từ điển riêng cho mình rồi! Và cố gắng luyện tập thực hành thường xuyên kiến thức bạn ghi lại nhé!

Bước 4: Xem phim và đoán nội dung

Khi bạn đang xem phim mà bất chợt gặp từ/đoạn khó nghe bạn không hiểu nghĩa, hãy cố gắng dựa theo ngữ cảnh mà mình suy đoán vào câu nói để đối phó với nó đồng thời cảm thấy thoải mái khi nghe tiếp. Bạn sẽ không nhất thiết hiểu 100% nội dung phim mà chỉ cần nắm bắt được nội dung chính.

Bước 5: Cố gắng nói theo phim

Với các câu ngắn dưới 10 từ, bạn hãy cố gắng đọc theo, nhại lại giọng điệu trong phim để học được cách phát âm cũng như ngữ điệu của người bản xứ. Hoặc bạn có thể đưa ra bình luận về bộ phim để tăng khả năng về cách dùng từ của bạn.

 

10 bộ phim học tiếng Anh hay nhất mà bạn nên biết

10 bộ phim được liệt kê theo thứ tự từ cơ bản đến nâng cao dành cho người học tiếng Anh. Với cách học tiếng Anh qua phim này có các lời thoại, các diễn viên nói với tốc độ tự nhiên, vừa phải đồng thời thường sử dụng những từ vựng thông dụng trong giao tiếp hàng ngày. Chúc các bạn học tập thật tốt!.

>>> Mời tham khảo: trung tâm học tiếng anh cho trẻ em tại hà nội

1. ADVENTURE TIME

bộ phim chọn lọc giúp bạn học tiếng Anh

Adventure Time là một series phim hoạt hình tiếng Anh đầy màu sắc dành cho các bạn yêu thích thể loại phim này. Đây là 1 series phim hoạt hình vui nhộn, hoành tráng và khá nổi tiếng của đài Cartoon Network bắt đầu phát sóng từ năm 2010. Bộ phim là hơn ba trăm chuyến phiêu lưu dài 11 phút, được chiếu trong 9 mùa. Qua bộ phim chúng ta sẽ học được vô số cách nói hay cũng như những cụm từ thông dụng trong giao tiếp hàng ngày. Các nhân vật được xây dựng với cách nói khá chậm phù hợp với những bạn mới bắt đầu. Bộ phim kể về các cuộc phiêu lưu trong 1 thế giới hậu khải huyền của cậu bé Finn cùng với một chú chó có phép thuật tên Jake, cũng đồng thời là anh nuôi/bạn thân của cậu.

Đây đúng là một phim hoạt hình có ý nghĩa lớn và nhiều bài học thực tế. Đừng bỏ phí cơ hội thưởng thức nhé!

2. ONCE UPON A TIME 

Đây là 1 bộ phim khá vui nhộn dành cho các bạn muốn học tiếng Anh qua phim.. Series này là 1 câu chuyện có nội dung chính là kể về số phận của Emma Swan – con gái của Hoàng tử Charming và Bạch Tuyết. Tất cả vì phải gánh chịu 1 lời nguyền của Hoàng Hậu – mẹ kế của Bạch Tuyết, những nhân vật cổ tích bị tống đến Storybrooke – 1 thị trấn trong thế giới hiện đại, đồng thời Emma cũng được gửi đến thế giới này để có thể giải cứu cha mẹ và thần dân trong vương quốc của mình khỏi lời nguyền tai ác này.

Nội dung phim lôi cuốn và vô cùng hấp dẫn cùng xem và học tập ngay nào!

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến miễn phí cho trẻ em

3. GLEE

Glee trong tiếng Anh được hiểu với nghĩa là “hoan hỉ”, “vui vẻ”. Đây chính là nội dung cũng như không khí mà bộ phim đem lại cho người xem. Bộ phim nói về 1 nhóm học sinh “lập dị”, bị bắt nạt, và tham gia vào một câu lạc bộ âm nhạc Glee club, đây là 1 cách để giải tỏa những nỗi bức xúc của mình, khám phá bản thân và tìm động lực theo đuổi giấc mơ.

1 bộ phim với tình tiết nhẹ nhàng, dễ xem, dễ hiểu với nhiều nhân vật, mỗi nhân vật có 1 hoàn cảnh, một câu chuyện khác nhau về cuộc đời. Mỗi tình huống diễn ra đều rất đời thường, cùng với lời thoại cũng rất đơn giản, dễ hiểu, dễ đi vào lòng người. Chưa kể mỗi tập phim đều là 1 bữa tiệc âm nhạc với các bản cover được phối lại rất sáng tạo, đặc biệt có nhiều bản còn xuất sắc hơn bản gốc nữa. 

4. EXTRA ENGLISH

bộ phim chọn lọc giúp bạn học tiếng Anh

Đây là 1 bộ phim vô cùng tuyệt vời dành cho những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh. Các diễn viên trong phim có phát âm khá chuẩn, từ đó giúp bạn cải thiện rất nhiều kỹ năng nghe cũng như bổ sung lượng lớn từ vựng

Extra English gồm có ba mươi tập, mỗi tập không quá ba mươi phút. Với thời lượng như vậy sẽ không gây cảm giác mệt mỏi hay chán nản cho người mới bắt đầu vì phải tiếp xúc hay tiếp thu quá nhiều thông tin mới trong 1 khoảng thời gian dài. Bên cạnh đó nội dung phim lại vô cùng hài hước và thú vị, mang đến tính giải trí cao, tạo được sự yêu thích và hứng thú của người xem. Bộ phim xoay quanh cuộc sống của Nick, Bridget, Annie và Hector.

Hector là 1 người mới chuyển từ Argentina đến Anh Quốc đồng thời có vốn tiếng Anh rất “khiêm tốn”, anh phải tìm những người bạn bản ngữ để cải thiện khả năng ngoại ngữ của bản thân. Bởi vậy, 3 người bạn đã rất vất vả để dạy Hector học ngoại ngữ. Do hoàn cảnh của Hector trong Extra English có nhiều điểm tương đồng với khán giả, những người cũng đang vật lộn với tiếng Anh nên người xem có thể hiểu được hoàn toàn nội dung của câu chuyện. Mỗi tập phim gồm rất nhiều các từ ngữ và câu sử dụng trong giao tiếp hàng ngày. Đây được coi là cách học tiếng Anh qua phim truyền cảm hứng cho những người mới học trên toàn thế giới.

5. F.R.I.E.N.D.S

Bộ phim này dành cho những bạn mới bắt đầu học tiếng Anh qua phim nhưng sẽ ở trình độ cao hơn 1 chút so với Extra English. Bộ phim được dùng hầu hết ở những trung tâm tiếng Anh trên nước Mỹ. Nó được xem như là 1 công cụ tuyệt vời để cải thiện kỹ năng nghe nói và phản xạ ngôn ngữ.

Friends là 1 trong những hài kịch tình huống nổi tiếng của truyền hình Mỹ, kể về cuộc sống của 6 người bạn sinh sống tại khu Greenwich Village của New York. Qua bộ phim khán giả sẽ có cái nhìn chân thật nhất về xã hội Mỹ, về phong cách sống, cách tư duy và ứng xử của người Mỹ.

6. HOW I MET YOUR MOTHER

 

bộ phim chọn lọc giúp bạn học tiếng Anh

 

Bộ phim khá quen thuộc phải không nào? Nó được xem như là phiên bản hiện đại của Friends. Phim có nội dung đời thường, giúp bạn học được rất nhiều cách giao tiếp và các idioms thông minh, thú vị mà dân bản địa hay sử dụng.

How I met your mother được biết đến như 1 series phim cực kỳ độc đáo đi kèm với nhiều yếu tố vui nhộn, bất ngờ và nội dụng cuốn hút. Nhân vật chính của bộ phim là Ted Mosby, người cha đang kể lại cho 2 đứa con về việc anh ta đã gặp vợ mình ra sao, bên cạnh đó là những hành trình thú vị và đầy màu sắc của Ted cùng với 4 người bạn chí cốt. Bộ phim mang đến các câu chuyện đời thường về công việc, tình yêu và cuộc sống đậm chất Mỹ.

7. FORREST GUMP

Bộ phim công chiếu vào năm 1994, Forrest Gump đạt được rất nhiều thành công rực rỡ khi giành được 3 giải Quả cầu vàng và 6 giải Oscar danh giá.

Đây là bộ phim kể về cuộc đời của một người có chỉ số IQ 75 tên Forrest Gump. Cuộc đời ông gắn liền với  một giai đoạn lịch sử đầy biến động của nước Mỹ. Trong khi chờ chuyến xe bus, nhân vật chính kể lại những câu chuyện mà mình đã trải qua với những người lạ bằng sự ngô nghê và thành thực. Cuộc đời cậu là một đầy rẫy những thăng trầm, những sự kiện không ngờ tới, nhưng Forrest cứ vậy mà đi qua chúng một cách nhẹ nhàng. Cậu không hề tính toán, phân tích hay kỳ vọng bất kỳ điều gì vào cuộc đời. Điều đặc biệt là bằng chính sự ngây thơ trong sáng đó đã giúp Forrest không những vượt qua được những biến cố trong cuộc đời mà còn giúp rất nhiều những người khác vươn lên trong cuộc sống.

Bộ phim chứa đựng ý nghĩa to lớn về tình người, sự sẻ chia và giúp đỡ lẫn nhau trong khổ đau. Nhân vật chính trong phim do gặp vấn đề về tâm lý nên phát âm tiếng Anh vô cùng chậm rãi, ngôn ngữ được sử dụng phim rất đơn giản và dễ hiểu. Đây là bộ phim kinh điển của nước Mỹ, cung cấp cho người xem nhiều điểm đặc biệt về văn hóa và lịch sử quốc gia này.

8. 500 DAYS OF SUMMER

500 days of summer là 1 bộ phim tình cảm lãng mạn được kể dưới con mắt của nam nhân vật chính Tom Hansen về cuộc gặp gỡ của anh với cô gái xinh đẹp Summer. Bộ phim chứa đựng từng cung bậc cảm xúc của 2 người: họ gặp nhau, yêu nhau, rồi chia xa, tên của bộ phim: 500 ngày – một con số xác định, như đã báo trước kết cục này. Bộ phim độc đáo ở tính chân thực cũng như “đời thường” nó mang lại, cốt truyện độc đáo khác hẳn với các bộ phim hài lãng mạn chúng ta thường thấy.

Ngôn từ được dùng trong phim rất đơn giản và dễ hiểu, những nhân vật nói khá chậm đồng thời phát âm rõ ràng, bên cạnh đó, vì câu chuyện kể theo góc nhìn từ phía 1 người nên cũng sẽ dễ dàng hơn để theo dõi mạch phim.

9. HARRY POTTER

bộ phim chọn lọc giúp bạn học tiếng Anh

Chắc chắn ai trong chúng ta cũng không dưới một lần được nghe cái tên “Harry Potter”. Đây không chỉ đơn giản là series sách hay phim điện ảnh thành công nữa mà nó đã trở thành 1 hiện tượng văn hóa đại chúng suốt 2 thập kỷ. Đó là câu chuyện về những cuộc phiêu lưu của cậu bé sinh ra với vết sẹo hình tia chớp cùng những người bạn chống lại thế lực hắc ám.

Bộ phim kết hợp nhiều thể loại: giả tưởng, kinh dị, phiêu lưu, lãng mạn,.. mang giá trị văn hóa và những bài học to lớn. Cũng có rất nhiều các thuật ngữ trong bộ phim đã được đưa vào từ điển Oxford.

10. Một số bộ phim nâng cao khác

Các bộ phim về sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày thông thường sẽ có nhiều từ mới hơn. Đặc biệt, các bộ phim với nội dung sâu sắc về xã hội, các nhân vật với các tính cách và hoàn cảnh sống khác nhau sẽ giúp bạn nâng cao một cách toàn diện với nhiều chủ đề xoay quanh cuộc sống. Mời các bạn tham khảo:

 

  •  The Pursuit of Happiness
  • Gone with the wind
  •  One flew Over the Cuckoo’s Nest
  •  Maleficent 
  • The Amazing Spider Man
  • Iron Man 
  • How to train your dragon
  • Alvin and the chipmunks
  • King Kong 
  • The Fault in our stars 
  • The Hunger Games 
  • Forrest Gump 

Trên đây là tổng hợp các bộ phim hay giúp các bạn học tập tiếng Anh hiệu quả nhất. Hãy lưu lại và cùng khám phá thôi nào. Chúc bạn học tập thật tốt!

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các quy tắc phát âm tiếng Anh chi tiết nhất

Cách đánh vần trong tiếng Anh hiệu quả nhất

Để có thể nói tiếng Anh hay bước đầu tiên cần phải học cách đánh vần chuẩn. Biết cách đánh vần, phát âm tiếng Anh chính xác giúp người khác hiểu được bạn đang nói gì. Nó cũng giúp bạn hiểu thêm những gì mà mình đang đọc. Bài hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ đến các bạn cách đánh vần tiếng Anh chi tiết đầy đủ nhất nhé!

Cách đánh vần trong tiếng Anh hiệu quả nhất

Lưu ý trước khi học đánh vần tiếng Anh

Lựa chọn giọng điệu của quốc gia bạn cần học

Trong tiếng Anh có 2 giọng điệu phổ biến được sử dụng trên thế giới là  Anh – Anh và Anh – Mỹ. Song bên cạnh đó các nước Canada, Úc,…lại có các giọng điệu khác nhau. Vì thể để có thể học đánh vần cũng như rèn luyện giọng điệu của mình thật tốt hãy lựa chọn giọng điệu của quốc gia mà bạn muốn học theo.

Lựa chọn thời điểm thích hợp để học cách đánh vần trong tiếng Anh

Trẻ em ở Mỹ khi bắt đầuhọc tiếng Anh, các bé sẽ được học “writing” và “reading” gọi là môn “phonics” – môn học giúp các em làm quen với bảng chữ cái và cách đánh vần trong tiếng Anh với từng chữ cái này. Hầu hết các bé sống tại Mỹ thì đều có cách phát âm khá là tốt do được tiếp xúc giao tiếp tiếng Anh chuẩn từ bé.

Trong giai đoạn này, các bé sẽ c học phát âm lại theo mặt chữ chưa biết để có thể hoàn thiện phát âm bảng chữ cái cũng như phát âm những mặt chữ khác nhau.

Tại Việt Nam học sinh thường sẽ học cách viết trước và ghép lại thành cách đọc. Tuy nhiên ở các quốc gia Anh, Mỹ người học sẽ đọc và phát âm từ trước khi biết được cách viết của chúng . Theo các nghiên cứu thì các chuyên gia ngôn ngữ đưa ra lời khuyên nên học phát âm ngay từ khi bắt đầu chứ không nên sử dụng cách học hiện tại với tiếng Việt.

Cách đánh vần trong tiếng Anh hiệu quả nhất

Cần nắm chắc và rõ các quy tắc

Trước hết, bạn cần tìm hiểu kĩ lưỡng cách phát âm của các từ vựng tiếng Anh. Hầu như các từ đều có những nguyên tắc phát âm nhất định.Tuy nhiên có 1 số lượng nhỏ các từ có cách đọc khác với các từ còn lại sẽ thuộc trường hợp đặc biệt. Nhưng bạn vẫn nên học một số quy tắc chính tả trong tiếng Anh. Khi bạn học một quy tắc, hãy chắc chắn tìm lại xem tập hợp các từ cùng quy tắc đó. Cũng như các từ bất quy tắc. Với cách này bạn sẽ bổ sung được một lượng lớn kiến thức bổ ích đó.

Khi gặp 1 từ mới, bạn không nên đoán mò cách đọc dẫn tới sai lầm và thành thói quen khó sửa đổi. Hãy tra cứu từ điển để có được phiên âm đọc hoặc sử dụng 1 số phần mềm học Tiếng Anh để gợi  ý cách đọc hoặc nghe người bản xứ phát âm và từ đó đánh vần, học theo họ.

Đọc càng nhiều càng tốt

Mỗi ngôn ngữ có sự kết hợp phổ biến của phụ âm và nguyên âm. Bạn nên dành thời gian đọc càng nhiều càng tốt. Khi bạn tìm nhiều tư liệu để đọc và đọc liên tục bạn sẽ được tiếp xúc với từ ngữ nhiều hơn và khiến nó sẽ trở nên quen thuộc hơn. Điều này sẽ giúp bạn tạo phản xạ đọc tốt hơn, chắc chắn rồi bạn sẽ dễ dàng hơn để học cách đánh vần của một từ mà bạn đã quen thuộc với chúng. Đây cũng là một cách khá hay để có cách đánh vần tiếng Anh chuẩn và cải thiện cách đọc tiếng Anh của bạn.

Đánh vần to, rõ ràng

Thực tế thì nếu chỉ viết trên giấy mà không luyện tập, thực hành nói sẽ khiến bạn bị hạn chế khả năng giao tiếp. Bạn hãy tạo một danh sách các từ mà bạn muốn học và hãy liên tục thực hành đánh vần chúng bất cứ nơi đâu, bất cứ nơi nào. Nói và nghe chính mình nói thì mỗi chữ cái sẽ tạo ra những ký ức thính giác đặc biệt hữu ích cho những cá nhân không phải là người học trực quan. Bạn cũng có thể đứng trước gương để đánh vần, nói để luyện khẩu hình miệng phát âm tốt hơn

Các quy tắc đánh vần tiếng Anh

44 âm cơ bản trong tiếng Anh

Cách đánh vần trong tiếng Anh hiệu quả nhất

Trong tiếng anh, âm được chia thành hai loại: nguyên âm và phụ âm. Mỗi loại có cách sắp xếp vị trí và cách phát âm khác nhau: Các nguyên âm : /ʌ/, /ɑ:/, /æ/, /e/, /ə/, /ɜ:/, /ɪ/, /i:/, /ɒ/, /ɔ:/, /ʊ/, /u:/, /aɪ/, /ɔɪ/, /eə/, /ɪə/  /aʊ/, /eɪ/, /oʊ/,, /ʊə/ Các phụ âm : /b/, /d/, /f/, /g/, /h/, /j/, /k/, /l/, /m/, /n/, /ŋ/, /p/, /r/, /s/, /ʃ/, /t/, /tʃ/, /θ/, /ð/, /v/, /w/, /z/, /ʒ/, /dʒ/

Dưới đây là 1 số chữ cái trong bảng chữ cái và cách phát âm của chúng:

Letter(s)

Sounds represented

b

ball

c

cartoon, city

ch

choke, chemistry, chef

d

duck

f

fog,

g

gold, gin

h

hat, when

j

jungle

k

kick

l

lemon

m

man

n

noodle

p

pay

ph

pheasant

ps

psychology

qu

question

r

run

s

slam, please

sh

shed

t

tin

th

thing, that

v

van

w

want

wh

what

x

executive, exactly, xylophone

y

dysfunction

z

zebra

Trong hệ thống âm của tiếng Anh, có 21 phụ âm, và trong đó, các phụ âm thường ít có sự thay đổi, đa số là theo quy tắc..Thông thường mỗi  chữ đại diện cho một âm.

VD: ball, day, food, hill, juice, landing, pie, pheasant, psychiatry, quick, rush, shower tumblr, van, win, why, zebra.

5 cách đánh vần trong tiếng Anh chuẩn:

  • Quy tắc số âm tiết của từ

Đếm số nguyên âm để biết một từ có bao nhiêu âm tiết

+ Từ có 1 âm tiết:  Moon

+ Từ có 2 âm tiết: Super

+ Từ có 3 âm tiết: Teenager

+ Từ có 4 âm tiết: Irrevocable

Cách đánh vần trong tiếng Anh hiệu quả nhất

  • Quy tắc nhận biết số âm tiết của những từ có âm “e” đứng cuối

Những từ có âm e đứng cuối mà trước âm e không phải là phụ âm (L), không phải là 1 âm riêng, nó được phát âm gộp vào cùng với phụ âm đứng trước đó.

+ Từ có 1 âm tiết: Cute

+ Từ có 2 âm tiết: Maybe

+ Từ có 3 âm tiết: Lionise

  • Quy tắc biết cách phiên âm trước khi học đánh vần

Để có thể đánh vần tiếng Anh một cách chuẩn nhất bạn phải viết được phiên âm của các từ tiếng Anh. Tuyệt đối không được đoán mò. Bạn có thể tham khảo từ điển để biết phiên âm, thậm chí đôi khi sau khi xem xong từ điển rồi vẫn không biết nên đọc như thế nào.

Giống như khi bạn học tiếng Việt, bạn phải tập viết rất nhiều khi bắt đầu học chữ. Sau một thời gian bạn quen rồi, khi nói bất kỳ từ nào bạn cũng biết từ đó được viết như thế nào. Bạn cũng có thể rèn luyện học tập hàng cách bằng cách đọc đi đọc lại. Khi người học đã cảm thấy quen thuộc với cách phiên âm, nhấn trọng âm. Đều có thể có khả năng nói gần như tất cả các từ tiếng Anh một cách thoải mái.

  • Quy tắc đánh vần tên riêng

Bao gồm quy tắc trọng âm và quy tắc đọc nguyên âm được áp dụng cùng các quy tắc. Thường bạn sẽ phải  tách tên và họ của người đó thành các phần rồi đánh vần đọc từng nội dung một để đọc thành 1 chữ hoàn chỉnh.

  • Cách đọc nguyên âm đôi và nguyên âm dài

Nguyên âm đôi: Lúc đầu đọc nguyên âm thứ nhất, chuyển vị trí cơ miệng nối sang âm thứ hai

Nguyên âm dài: Đọc nguyên âm nhưng kéo dài hơn bình thường

Trên đây là các cách phát âm tiếng Anh cũng như những lưu ý, bí quyết giúp bạn có thể học một cách chính xác nhất. Chúc bạn học tập thật tốt.

Nếu bạn đang tìm một khóa học phát âm tiếng Anh trực tuyến bạn có thể tìm hiểu khóa học tiếng Anh 1 kèm 1 của trung tâm Anh ngữ Pantado. Trung tâm với hơn 800 giáo viên trong và ngoài nước áp dụng những công nghệ tiên tiến nhất trong quá trình học sẽ mang đến cho bạn những kết quả học tập tốt nhất. Với đội ngũ giáo viên được đào tạo bài bản, giáo trình chuẩn quốc tế xây dựng sinh động từ hình ảnh đến âm thanh, trung tâm đã và đang chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ tương lai Việt chinh phục ngôn ngữ mới, tri thức mới. Bạn có thể đăng ký học thử miễn phí theo Link: https://pantado.edu.vn/dang-ky

>>> Mời xem thêm: Vị trí, cách dùng bổ ngữ trong tiếng Anh