Phát âm chuẩn

Tổng hợp cách đọc phụ âm tiếng Anh cơ bản đầy đủ nhất

Cách đọc phụ âm tiếng Anh cơ bản là một phần kiến thức quan trọng. Học tốt cách đọc phụ âm là một bước nền giúp bạn học tốt hơn tiếng Anh giao tiếp.

Tổng quan về phụ âm trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh chúng ta có 24 phụ âm. Trong đó có 16 phụ âm tạo thành 8 cặp. Những cặp này có khẩu hình miệng giống nhau. Chính vì vậy để biết cách đọc 16 âm này chúng ta chỉ việc học cách đọc 8 âm đầu, 8 âm sau có khẩu hình miệng và vị trí lưỡi tương tự 8 âm đầu, chỉ khác biệt là 8 âm đầu là các âm rung, còn 8 âm sau là các âm không rung. Cách đọc các phụ âm trong tiếng Anh không quá khó. Chỉ cần bạn cố gắng và chú ý thật kỹ là có thể làm được. 

Cách đọc phụ âm tiếng Anh 

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /p/:

  • Âm /p/ được tạo ra bằng cách cách mím chặt hai môi khiến dòng khí đi lên bị chặn lại, sau đó hai môi mở đột ngột để luồng khí bật ra ngoài. Do âm /p/ là âm vô thanh, dây thanh sẽ không rung lên khi bạn phát âm phụ âm này.
  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Phương thức cấu âm: Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra, nếu không có âm rung là đúng.
  • Ví dụ:

Pop  /pɒp/           Pen  /pen/

Open   /ˈəʊpən/      Put   /pʊt/

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /b/:

  • Âm /b/ cũng được tạo ta bằng cách mím chặt 2 môi, sau đó hai môi mở đột ngột để luồng khí bật ra ngoài . Tuy nhiên, đây là âm hữu thanh, tức là dây thanh sẽ rung lên khi bạn phát âm âm này. Hãy thử đặt tay vào cổ họng để cảm nhận độ rung của dây thanh nhé.
  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, hai môi mím lại thật chặt, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Ngay sau đó, hai môi mở ra thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể dùng một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ không rung.
  • Ví dụ:

Buy  /baɪ/            But   /bʌt/

Ban  /bæn/         Big   /bɪɡ/

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /f/:

  • Khi phát âm phụ âm /f/, môi dưới và hàm răng trên chuyển động rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi sẽ từ từ đi ra ngoài qua khe hở nhỏ giữa hàm răng trên và môi dưới. Đây là một phụ âm vô thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ không rung.
  • Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
  • Khi phát âm, dây thanh không rung.
  • Ví dụ:

Flower  /ˈflaʊər/        Fan    /fæn/

Coffee   /ˈkɒfɪ/           Leaf   /liːf/

>>> Có thể bạn quan tâm: phần mềm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /v/:

  • Khi phát âm phụ âm /v/, môi dưới và hàm răng trên chuyển động rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi sẽ từ từ đi ra ngoài qua khe hở rất hẹp giữa hàm răng trên và môi dưới, đồng thời dây thanh cũng rung lên, tạo thành âm /v/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ rung lên
  • Vị trí cấu âm: Răng cửa trên chạm vào môi dưới.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa môi và răng.
  • Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.
  • Ví dụ:

Visit  /ˈvɪzɪt/           Voice /vɔɪs/

Silver /ˈsɪlvər/         Move /muːv/

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /h/:

Khi phát âm âm /h/, miệng hơi mở, môi hé nửa, để hơi thoát ra nhẹ nhàng. Không rung khi phát âm. 

Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.

Cách đọc phụ âm tiếng Anh /j/:

  • Khi phát âm âm /h/, miệng hơi mở, môi thư giãn, luồng hơi đi ra chỉ nhẹ nhàng như một hơi thở. Đây là phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Vị trí cấu âm: Lưỡi không chạm vào ngạc trên của miệng.
  • Nhanh chóng đẩy thật nhiều luồng hơi ra ngoài.
  • Ví dụ:

Hate /heɪt/              Hat /hæt/

Hope /hoʊp/          Hood /hʊd/

Cách phát âm phụ âm /k/:

  • Khi phát âm âm này, miệng hơi mở ra, phần cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở trên, chặn luồng hơi đi ra. Sau đó, lưỡi nhanh chóng hạ xuống để luồng hơi thoát ra, tạo thành âm /k/. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi phát âm âm này.
  • Khi bắt đầu cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Khi phát âm, dây thanh không rung.
  • Ví dụ:

Kitchen /ˈkɪtʃɪn/         King  /kɪŋ/

Like  /laɪk/              Cake /keɪk/

Cách phát âm phụ âm /g/:

  • Khi phát âm âm /g/, miệng hơi mở ra, phần cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở trên, chặn luồng hơi đi ra. Sau đó, lưỡi nhanh chóng hạ xuống để luồng hơi thoát ra, đồng thời dây thanh rung lên tạo thành âm /g/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên khi phát âm âm này
  • Cuống lưỡi chạm vào phía trong của ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Ví dụ:

Game /ɡeɪm/          Gate  /ɡeɪt/

Gossip /ˈɡɑːsɪp/        Guess   /ges/

Cách phát âm phụ âm /l/:

  • Để phát âm được phụ âm /l/, thả lỏng môi, đặt đầu lưỡi vào phần lợi phía sau hàm răng trên, luồng hơi sẽ đi ra qua hai bên của lưỡi. Đây là một phụ âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Vị trí cấu âm: Đầu lưỡi uốn cong chạm vào ngạc trên, ngay sau răng cửa.
  • Phương thức cấu âm: Luồng hơi đi xung quanh mặt lưỡi.
  • Ví dụ:

Love  /lʌv/             Long  /lɒŋ/

Help   /help/          Believe  /bɪˈliːv/

Cách phát âm phụ âm /m/:

  • Với âm /m/ chúng ta phải mím 2 môi để luồng không khí đi qua mũi chứ không phải miệng
  • Ví dụ:

Money  /ˈmʌni/          Milk   /mɪlk/

Animal  /ˈænɪml/       Time /taɪm/

 

Cách phát âm phụ âm /n/:

  • Với âm /n/, đầu lưỡi chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên, luồng hơi thoát ra ngoài qua mũi chứ không qua miệng.
  • Ví dụ:

News /nuːz/         Lunch   /lʌntʃ/

Noon /nuːn/         Thin  /θɪn/

>>> Mời tham khảo: Make use of là gì? Cấu trúc và cách sử dụng Make use of

Cách phát âm phụ âm /ŋ/:

  • Khi phát âm âm /ŋ/, cuống lưỡi nâng lên chạm vào phần ngạc mềm ở phía trên, luồng hơi sẽ thoát ra ngoài qua mũi chứ không qua miệng.
  • Ví dụ:

Hunger /ˈhʌŋɡə/              Strong  /strɒŋ/

Sing  /sɪŋ/           King  /kɪŋ/

Cách phát âm phụ âm /r/:

  • Để phát âm đúng phụ âm /r/, miệng hơi mở ra. Đầu lưỡi chuyển động lên trên rồi nhẹ nhàng chuyển động tiếp về phía sau, cùng với dây thanh rung lên, tạo thành âm /r/. Chú ý không để đầu lưỡi chạm vào vòm miệng.
  • Đầu lưỡi lùi vào phía trong khoang miệng. Hai cạnh lưỡi chạm vào hai bên hàm răng trên.
  • Luồng hơi đi trong miệng và lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Chú ý đầu lưỡi không chạm vào ngạc trên.
  • Ví dụ

Road /rəʊd/           Read /riːd/

Green /ɡriːn/           Through /θruː/

Cách phát âm phụ âm /s/:

  • Khi phát âm phụ âm /s/ hai hàm răng chuyển động gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa hai hàm răng. Do âm /s/ là âm vô thanh, dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên
  • Ví dụ

Speak /spiːk/           Most /məʊst/

Class   /klæs/          Center /ˈsentər/

Cách phát âm phụ âm /z/:

  • Khi phát âm phụ âm /z/ hai hàm răng chuyển động gần nhau nhưng không chạm vào nhau. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa hai hàm răng. Do âm /z/ là âm hữu thanh, dây thanh sẽ rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Lưỡi chạm vào mặt trong của răng cửa trên, đầu lưỡi đưa ra ngoài gần chạm vào ngạc trên.
  • Phương thức cấu âm: Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Ví dụ

Size  /saɪz/            Zipper  /ˈzɪpər/

Nose /nəʊz/           Rise /raɪz/

Cách phát âm phụ âm /ʃ/:

  • Khi phát âm âm /ʃ/, hai hàm răng ở vị trí rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau, hai môi chuyển động rõ ràng về phía trước. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở hẹp giữa hai hàm răng. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi bạn phát âm phụ âm này.
  • Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
  • Khi phát âm, dây thanh không rung. Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra. Hoặc: Nếu bạn cầm một mảnh giấy phía trước miệng khi đẩy luồng hơi ra ngoài, mảnh giấy sẽ rung.
  • Ví dụ:

Sharp /ʃɑːp/        Shop  /ʃɒp/

Push  /pʊʃ/          Dish   /dɪʃ/

Cách phát âm phụ âm /ʒ/:

  • Khi phát âm âm /ʒ /, hai hàm răng ở vị trí rất gần nhau nhưng không chạm vào nhau, hai môi chuyển động rõ ràng về phía trước. Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở hẹp giữa hai hàm răng, cùng với dây thanh quản rung lên, tạo ra âm /ʒ/. Đây là một phụ âm hữu thanh.
  • Mặt lưỡi chạm vào hai hàm răng trên, đầu lưỡi hơi cong và đưa vào trong khoang miệng một chút.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và hàm răng trên.
  • Ví dụ:

Asia /ˈeɪʒə/            Beige   /beɪʒ/

Vision  /ˈvɪʒn/            Rouge  /ruːʒ/

Cách phát âm phụ âm /t/:

  • Khi phát âm âm /t/, đầu lưỡi nâng lên và chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên. Luồng không khí đi ra bị lưỡi chặn lại. Khi đầu lưỡi đột ngột chuyển động xuống dưới, luồng hơi sẽ bật ra, tạo thành âm /t/. Đây là một phụ âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi phát âm âm này.
  • Vị trí cấu âm: Khi bắt đầu, lưỡi chạm vào mặt trong của răng trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng.
  • Ngay sau đó, lưỡi hạ xuống thật nhanh để luồng hơi thoát ra ngoài.
  • Ví dụ:

Talk  /tɔːk/              Take /teɪk/

Hat   /hæt/             Fate /feɪt/

Cách phát âm phụ âm /d/:

  • Khi phát âm âm /d/, đầu lưỡi nâng lên và chạm vào phần lợi phía sau hàm răng trên. Luồng không khí đi ra bị lưỡi chặn lại. Khi đầu lưỡi đột ngột chuyển động xuống dưới, luồng hơi sẽ bật ra, cùng với dây thanh quản rung lên, tạo thành âm /d/. Đây là một phụ âm hữu thanh
  • Ví dụ:

Date  /deɪt/            Duck /dʌk/

Dog   /dɒɡ/            Credit /ˈkredɪt/

Cách phát âm phụ âm /tʃ/:

  • Phụ âm /tʃ/ được phát âm bằng cách khép hàm, hai môi chuyển động về phía trước. Đầu lưỡi đặt ở phần lợi phía sau hàm răng trên. Sau đó, đầu lưỡi nhanh chóng hạ xuống, luồng hơi bật ra, tạo thành âm /tʃ/. Đây là một phụ âm vô thanh nên khi phát âm âm này, dây thanh sẽ không rung.
  • Đầu lưỡi chạm vào ngạc trên, luồng hơi đẩy ra phía trước khoang miệng. Hạ lưỡi xuống và từ từ đẩy luồng hơi ra ngoài.
  • Bạn có thể đặt ngón tay lên cổ họng để kiểm tra.
  • Ví dụ

Chat /tʃæt/             Cheer   /tʃɪə(r)/

Church /tʃɜːrtʃ/           Future  /ˈfjuːtʃər/

Cách phát âm phụ âm /dʒ/:

  • Phụ âm /dʒ/ được phát âm bằng cách khép hàm, hai môi chuyển động về phía trước. Đầu lưỡi đặt ở phần lợi phía sau hàm răng trên. Sau đó, đầu lưỡi nhanh chóng hạ xuống, luồng hơi bật ra, cùng với dây thanh rung lên, tạo thành âm /dʒ/. Đây là một phụ âm hữu thanh nên khi phát âm âm này, bạn sẽ cảm nhận được độ rung của dây thanh.
  • Ví dụ

Jacket /ˈdʒækɪt/        Joke /dʒəʊk/

Germ   /dʒɜːrm/         Village /ˈvɪlɪdʒ/

Cách phát âm phụ âm /ð/: 

  • Phụ âm /ð/ được phát âm bằng cách đặt lưỡi giữa hai hàm răng, Luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa mặt lưỡi và làm răng trên.
  • Do âm /ð/ là âm hữu thanh, dây thanh sẽ rung lên khi bạn phát âm phụ âm này. Ta có thể kiểm tra việc dây thanh rung lên hay không bằng cách đặt tay lên cổ họng rồi phát âm âm /ð/, nếu cảm nhận được dây thanh rung lên tức là bạn đã phát âm đúng âm này rồi đấy.
  • Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới.
  • Đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Ví dụ:

This  /ðɪs/              Their /ðeə/

Than /ðæn/           Gather /ˈɡæðər/

Cách phát âm phụ âm /θ/

  • Cũng như âm /ð/, Phụ âm /θ/ được phát âm bằng cách đặt lưỡi giữa hai hàm răng, luồng hơi từ từ thoát ra qua khe hở rất hẹp giữa mặt lưỡi và hàm răng trên. Tuy nhiên, vì đây là một âm vô thanh nên dây thanh sẽ không rung lên khi ta phát âm phụ âm này.
  • Đầu lưỡi đặt vào giữa răng cửa trên và răng cửa dưới. Tiếp đó, đẩy luồng hơi từ từ ra ngoài qua khe giữa đầu lưỡi và răng cửa trên.
  • Khi phát âm, dây thanh không rung.
  • Ví dụ

Thank /θæŋk/        Think /θɪŋk/

Nothing /ˈnʌθɪŋ/        Bath   /bæθ/

Cách phát âm phụ âm /w/:

  • Khi phát âm âm /w/, môi hơi tròn và hướng về phía trước. Đây là âm hữu thanh nên dây thanh sẽ rung lên trong quá trình phát âm.
  • Môi mở tròn, hơi hướng ra ngoài, giống như khi phát âm /u:/
  • Ngay sau đó, từ từ hạ hàm dưới xuống và phát âm /ə/. Lưỡi có cảm giác rung khi phát âm. Khi phát âm, dây thanh rung. Bạn có thể đặt ngón tay cổ họng để cảm nhận độ rung.
  • Ví dụ:

We   /wiː/               Wait /weɪt/

Water   /ˈwɑːtər/        Want /wɑːnt/

>>> Mời xem thêm:  Bí quyết rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả nhất

Bí quyết rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả nhất

Chúng ta đều biết kỹ năng nói tiếng Anh là một kỹ năng quan trọng khi bạn muốn học tốt tiếng Anh giao tiếp. Khi bạn nghĩ về rất nhiều thứ hay và thú vị nhưng bạn lại chỉ có thể nói một vài từ đơn giản thật tệ phải không nào? Vậy làm sao để có thể nâng cao kỹ năng nói của mình? Đừng lo lắng Pantado.edu.vn sẽ chia sẻ giúp bạn một số bí quyết để rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh mỗi ngày hiệu quả nhất. Bạn có thể vận dụng và thực hành ngay kể cả khi quỹ thời gian của bạn bị hạn chế.

 

 rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh

 

Sử dụng phần mềm công nghệ mà bạn yêu thích

Ngày nay công nghệ ngày càng phát triển phục vụ cho cuộc sống từ làm việc, đến học tập, sinh hoạt, giải trí,... khiến cuộc sống của chúng ta trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Bạn chỉ cần một chiếc máy tính hoặc một chiếc điện thoại thông minh kết nối mạng là bạn có thể sở hữu những tri thức mới, những ứng dụng vô cùng thú vị giúp chúng ta nâng cao trình độ tiếng Anh rồi. Bạn có thể thực hành bất kỳ trong bốn kỹ năng tiếng Anh (đọc, viết, nói và nghe) chỉ với điện thoại thông minh, TV và máy tính bảng. Chúng tăng tốc việc thực hành và thực hiện mọi việc nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Có khá nhiều phần mềm giúp bạn luyện nói hay các trang mạng xã hội giúp bạn kết nối với những người bạn nước ngoài để cùng nhau trao đổi học tập. Hoặc bạn có thể tìm hiểu một chương trình học tiếng Anh trực tuyến với người bản xứ. Không cần đi đâu xa, ở bất cứ đâu bất cứ nơi nào bạn cũng có thể học tập 1 kèm 1 với thầy cô. Phương pháp này sẽ giúp bạn nhanh chóng đạt được hiệu quả tốt nhất bởi sự tương tác liên tục trong quá trình học với thầy cô và được thầy cô chỉnh sửa ngữ pháp cũng như các lỗi sai về phát âm và ngữ điệu ngay tức thì. Đặc biệt, với những bạn đã nắm chắc các kiến thức cơ bản có thể lựa chọn học với giáo viên người nước ngoài.

>>>Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp 12 trang web luyện nói tiếng Anh cơ bản bạn không nên bỏ qua

Mỗi ngày hãy kể lại những gì bạn trải qua như một chương trình truyền hình thực tế

Nếu bạn muốn học tập một cách tự nhiên không phụ thuộc vào công nghệ thì đây là một phương pháp vô cùng thú vị và sáng tạo để luyện. Bạn có muốn trở thành một Vlogger không? Hay đơn giản bạn muốn ghi lại nhật ký mỗi ngày. Hãy cùng hồi tưởng lại một ngày của bạn và thảo luận về những điều bạn làm, cũng như mọi người, mọi thứ và các vấn đề bạn gặp phải. Bạn có thể quay video hoặc ghi âm những gì mình nói để có thể cảm thấy hứng thú hơn cũng như có thể theo dõi sự tiến bộ của mình qua từng ngày.

 

 rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh

 

Các hoạt động mỗi ngày thì rất nhiều phải không nào? chẳng hạn như trong khi nấu ăn, bạn có thể nói bạn đang làm gì và cách để tạo ra món đó. Đi qua công thức từng bước và nói về lý do tại sao bạn yêu thích nó rất nhiều. Trong khi xem một trò chơi thể thao, hãy cố gắng tường thuật mọi thứ đang diễn ra như một phát thanh viên thực sự.

Với cách làm này bạn sẽ thấy việc luyện kỹ năng nói tiếng Anh này trở nên thú vị và hiệu quả và biết đâu đây cũng là một ý tưởng không tồi để bạn kiếm tiền từ nó..

Vì vậy, hãy vui vẻ với nó và bạn sẽ thấy khả năng nói của mình được cải thiện đáng kể mà không nhận ra điều đó. Rất thú vị phải không nào?

 

Tăng vốn từ vựng để bạn có thể nói chuyện về nhiều chủ đề khác nhau

Hãy cố gắng và học hỏi nhiều từ mới hữu dụng trong nhiều văn cảnh mọi lúc mọi nơi. Đọc báo, xem phim tiếng Anh hay dùng từ điển cũng là một cách hay để tăng vốn từ đấy nhé.

 

Dịch mọi thứ bạn nhìn thấy

Đây được xem là một bài tập có thể được thực hiện trong nhiều khoảng thời gian khác nhau của cuộc sống của bạn. Khi thực hiện việc này thường xuyên, nó dần sẽ tạo thành một thói quen. Từ đó giúp bạn phản xạ tốt hơn. Tăng khả năng tư duy ngôn ngữ. Ví dụ cụ thể nhé: bạn đến một quán cafe và thấy một tờ báo tiếng Anh hay một Slogan bằng tiếng Anh hãy cố gắng đọc và dịch nó và đọc thật to những gì bạn thấy. Hoặc khi bạn đang lái xe trên đường và nhìn thấy một bảng quảng cáo với một cụm từ hài hước bằng tiếng Việt  trên đó hãy cố gắng dịch nó và nói to bản dịch tiếng Anh của bạn với phát âm tuyệt vời. Đừng quên sử dụng các ứng dụng luyện kỹ năng nói tiếng Anh nếu bạn cần giúp đỡ. 

 

Viết từ mới lên giấy nhớ và dán chúng quanh nhà

 

 rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh

 

Đây là một cách đơn giản  mà hầu như mọi người học tiếng Anh thường sử dụng nhưng lại khá hiệu quả để rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh. Nếu bạn đang học tiếng Anh chủ đề xung quanh bạn, thay vì cố gắng tìm hiểu tên của các vật dụng xung quanh nhà, bạn có thể dán nhãn chúng. Đừng quên lưu ý các hình thức số nhiều! Bạn cũng có thể biến một không gian cụ thể trong nhà thành không gian học và đọc từ vựng. Ví dụ, dán các từ mà bạn đang học trên gương phòng tắm để bạn nhìn thấy chúng mỗi sáng và mỗi tối. Mỗi lần bắt gặp chúng hãy đọc thật to các từ này lên. Bằng cách đó, bạn sẽ sửa lại chúng thường xuyên mà không cần sử dụng thêm thời gian. Đây là một trong những cách rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh ở nhà cực kì hiệu quả!

 

Nói hàng ngày

Cách tốt nhất để giao tiếp tốt một ngôn ngữ là tích cực sử dụng nó. Hãy tìm cho mình một người bạn để có thể cùng nhau trao đổi rèn luyện tiếng Anh thường xuyên. Mới đầu có thể cảm thấy kỳ lạ, và chưa quen nhưng đây là một cách tuyệt vời để duy trì kỹ năng nói của bạn cũng như tăng khả năng phản xạ tư duy ngôn ngữ.

 

Thay đổi cài đặt trên điện thoại của bạn

Đặt ngôn ngữ của bạn trên điện thoại, máy tính xách tay và tài khoản mạng xã hội sang tiếng Anh. Mỗi khi sử dụng những thiết bị này, hãy đọc nhẩm trong miệng những từ ngữ trong điện thoại. Điều này cũng sẽ giúp bạn học từ vựng hiệu quả và đắm mình vào tiếng Anh. Thử ngay thôi nào!

 

Trò chuyện bằng giọng nói

Bạn có thể tìm cho mình một cuộc trò chuyện trực tuyến để tham gia. Sự phát triển của các công nghệ cho phép bạn kết nối trò chuyện với một người ở cách xa hàng trăm km. Đừng lãng phí cơ hội tuyệt vời này. Chỉ cần cài đặt một ứng dụng, chọn đối tác nói ưa thích và bắt đầu trò chuyện bằng tin nhắn âm thanh. Bằng cách này, bạn có thể luyện kỹ năng nghe nói tiếng Anh.

 

Sử dụng gương và tập trung vào sự trôi chảy

 

 rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh

 

Mỗi ngày hãy dành một vài phút để đứng trước gương và nói về một chủ đề ngẫu nhiên mà bạn chọn. Bạn có thể hẹn giờ trong khoảng thời gian nhất định và thảo luận với chủ đề nghiên cứu tưởng tượng của bạn. Bài tập này giúp bạn phân tích ngôn ngữ cơ thể và học cách thể hiện ý tưởng của bản thân mà không dừng lại hoặc tạm dừng khi bạn nói.

Hãy bắt đầu bằng những chủ đề đơn giản và tìm từ mới, cấu trúc để tăng dần độ khó lên.

Hãy ghi âm lại khi bạn nói và kiểm tra âm lượng và tốc độ của bạn. Bạn đã nói đủ lớn chưa? Bạn đang nói quá vội? Nếu bạn nói quá nhanh người khác sẽ gặp khó khăn để hiểu bạn..

 

Luyện tập thay đổi ngữ điệu của giọng nói

 

 rèn luyện kỹ năng nói tiếng Anh

 

Hãy lắng nghe những người bản ngữ nói tiếng Anh và ghi nhớ cách họ nói – ngữ điệu của cuộc hội thoại. Chúng nghe như thế nào friendly/unfriendly, bored/interested, kind/cruel.  Bởi ngữ điệu, trọng âm trong tiếng Anh vô cùng quan trọng. Đôi khi chỉ cần sai ngữ điệu câu nói của bạn đã sang một ý nghĩa khác. Hãy cố gắng và thay đổi ngữ điệu của bạn khi nói sao cho giống với người bản xứ.

Cố gắng thêm sự nhấn mạnh vào những phần quan trọng mà bạn đang nói. Tiếng anh là một ngôn ngữ có nhịp điệu, điều đó có nghĩa là trong bất cứ câu nào vài từ được nhấn mạnh hơn là diễn tả sự quan trọng của thông điệp.

Trên đây là các cách giúp bạn tăng kỹ năng nói tiếng Anh vô cùng hiệu quả hãy cùng thực hành ngay thôi! Chúc bạn học tập thật tốt!

>>> Mời xem thêm: Những mẫu câu bày tỏ sự tức giận bằng tiếng Anh 

Cách kiểm tra cách phát âm của các từ tiếng Anh

Tất cả sự không nhất quán này khiến việc tự tin với khả năng phát âm tiếng Anh trở nên khó khăn. Có rất nhiều điều phải suy nghĩ, như nguyên âm phải tạo ra là gì - nó dài hay ngắn hay nó là một nguyên âm đôi? Và có lẽ quan trọng nhất nếu từ có nhiều hơn 1 âm tiết - âm tiết nào được nhấn trọng âm?

làm thế nào bạn có thể kiểm tra cách phát âm chính xác của các từ tiếng Anh?

 

Cách kiểm tra cách phát âm của các từ tiếng Anh

 

Như bạn đã biết rõ rằng cách nhìn của các từ trong tiếng Anh thường không giúp chúng ta cách phát âm chúng.

Dưới đây là một số ví dụ. Nhìn vào các từ 'meat', 'great' và 'threat'. Ba từ này kết thúc bằng các chữ cái 'eat' nhưng chúng ta phát âm các chữ cái này khác nhau trong mỗi từ.

  • Meat - 'eat' được phát âm là 'eat' / iːt /
  • Great  - 'eat' được phát âm là 'ayt' / eɪt /
  • Threat - 'eat' được phát âm là 'et' / et /

 

Vì vậy, có rất nhiều điều để suy nghĩ

Một số sinh viên của tôi nhờ bạn bè của họ, những người cũng không phải là người bản ngữ để được giúp đỡ trong việc phát âm các từ tiếng Anh. Đây có thể là một vấn đề vì mặc dù khả năng phát âm của họ rất tốt, nhưng có khả năng họ sẽ gặp khó khăn với một số mẫu trọng âm và nguyên âm chính xác trong tiếng Anh. Một số người hỏi bạn bè là người bản xứ. Điều này cũng có thể có vấn đề. Trừ khi người đó là giáo viên ESL, họ sẽ không biết gì về những thứ như nguyên âm dài, nguyên âm ngắn, nguyên âm đôi và các mẫu trọng âm. Họ không cần phải suy nghĩ về những điều này - họ chỉ làm chúng!

Vì vậy - thay vì hỏi người khác, tôi khuyên bạn nên sử dụng Từ điển Trực tuyến Cambridge. Bằng cách này, bạn có thể chắc chắn 100% về cách phát âm của nó và thông tin sẽ luôn trong tầm tay bạn!

Ở đây bạn có thể nghe các từ được phát âm theo giọng Anh và giọng Mỹ.

Hoặc bạn có thể tham khảo ngay chương trình học tiếng Anh cambridge tại Pantado để hiểu rõ hơn.

 

Cách kiểm tra cách phát âm của các từ tiếng Anh

>> Mời bạn quan tâm: Cách dùng cấu trúc Warn trong tiếng Anh chi tiết nhất

Như một ví dụ, hãy tìm xem từ 'threat' trong từ điển trực tuyến Cambridge để xem

1. Click để nghe âm thanh

Lắng nghe cẩn thận các âm thanh và sao chép nó thành tiếng. Đảm bảo rằng bạn phát âm phụ âm ở cuối từ nếu có. Kết thúc từ rõ ràng là rất quan trọng trong tiếng Anh.

2. Chú ý đến ngữ âm.

Đây là chữ viết sau các biểu tượng 'bấm để nghe'. Ngữ âm cho chúng ta biết chính xác những âm nào chúng ta cần tạo ra khi phát âm một từ.

Điều này giúp chúng ta biết liệu một từ nó có im lặng hay không. Ví dụ đối với từ '‘salmon', phiên âm là /ˈsæ.mən/. Bạn sẽ nhận thấy không có chữ 'l' trong ngữ âm vì chúng ta không phát âm chữ 'l'.

Đối với '‘threat', bạn sẽ thấy rằng phiên âm là / θret /. Điều này cho chúng ta biết rằng chỉ có 1 nguyên âm trong từ - nguyên âm ngắn / e /.

Nếu bạn nhìn thấy hai nguyên âm trong phiên âm như trong / eɪ / như trong 'great' - bạn cần phát âm 2 nguyên âm - nguyên âm đôi / eɪ /.

Nếu bạn nhìn thấy hai dấu chấm như thế này /: / thì có nghĩa là nguyên âm dài. Ví dụ trong từ Meat, phiên âm là / mi: t /. Hai dấu chấm sau nguyên âm / i / cho chúng ta biết đó là một nguyên âm dài.

 

Cách kiểm tra cách phát âm của các từ tiếng Anh

 

>> Có thể bạn quan tâm: nên học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu

3. Chú ý đến trọng âm của âm tiết

Trong mỗi từ trong tiếng Anh có nhiều hơn 1 âm tiết - một âm tiết được nhấn trọng âm. Điều này có nghĩa là nó được nhấn mạnh hơn các âm tiết khác. Bạn có thể biết âm tiết nào được nhấn trọng âm trong ngữ âm bằng cách nhìn vào dấu gạch ngang nhỏ trông giống như sau / ˈ/. Dấu gạch ngang này có nghĩa là âm tiết sau được nhấn trọng âm. Nó cho chúng ta biết rằng âm tiết sau dấu gạch ngang nên được nhấn mạnh hơn. Hãy xem từ 'banana' làm ví dụ. Từ 'banana' có âm tiết thứ 2 nhấn mạnh, do đó bạn sẽ thấy những dấu gạch ngang trước 2nd  âm tiết như thế này - /bənɑː.nə/   ba.NA.na. 2nd  âm tiết cao trong sân và có một nguyên âm mạnh mẽ.

Vì vậy, để kiểm tra cách phát âm của một từ, hãy tra cứu từ điển Cambridge Trực tuyến và nghe từ đó được phát âm. Chú ý đến các âm trong từ và nếu từ đó có nhiều hơn 1 âm tiết - hãy chú ý đến vị trí nhấn mạnh trong từ.

Vì vậy, bây giờ bạn đã có một số ý tưởng về cách kiểm tra phát âm của các từ tiếng Anh. Chúc may mắn!

Bạn sẽ học thêm về ngữ âm, nguyên âm dài, nguyên âm ngắn, nguyên âm đôi và cách đặt trọng âm chính xác của âm tiết trong từ và câu với  khóa học tiếng anh giao tiếp trực tuyến hiệu quả đầy đủ.

Tổng hợp các bài luyện nói tiếng Anh thông dụng và thiết thực nhất trong cuộc sống

Chúng ta cùng tìm hiểu các bài nói tiếng Anh thông dụng với Pantado.edu.vn qua bài viết dưới đây để bổ sung cho mình thật nhiều kiến thức nhé. Đầu tiên chúng ta hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của các bài luyện nói tiếng anh nhé!

  1. Học được cách suy nghĩ bằng tiếng Anh. Khi sử dụng các bài luyện nói tiếng anh thường xuyên sẽ giúp bạn làm quen và tiếp xúc với tiếng Anh một các tự nhiên, xây dựng cách suy nghĩ, tư duy bằng tiếng Anh tăng khả năng phản xạ cho người học.
  2. Ôn tập và ghi nhớ từ vựng tốt hơn. Khi thực hiện các bài tập luyện nói tiếng Anh luôn yêu cầu chúng ta phải biết vận dụng, liên kết vốn từ vựng và ngữ pháp của mình để xây dựng những câu nói hấp dẫn và tự nhiên nhất. 
  3. Tạo động lực học tiếng Anh. Các bài luyện nói tiếng Anh giúp tăng tính ứng dụng của tiếng Anh vào thực tế.

Tổng hợp các bài luyện nói tiếng Anh

Bài nói tiếng Anh về sở thích bản thân

Bài luyện nói tiếng anh về sở thích bản thân là chủ đề rất hay thường gặp trong tiếng Anh, cùng tìm hiểu qua ví dụ mẫu sau nhé.

My hobby is reading books in my free time. Reading is a good habit because not only it keeps our brain functioning actively but also reading gives us a wonderful way to keep us relaxed and happy. For me, there is nothing that makes me happier than to have a stack of books about detective stories, funny comics and especially science information. It’s a great source of enjoyment, inspiration, imagination and knowledge. Everyday, I read at least one hour about the difficult topics. Books are really my best friends and I wish I could read different kinds of books because it may be very challenging.

Từ vựng hay trong bài:

  • function: hoạt động
  • a stack of books: chồng sách lớn
  • inspiration: nguồn cảm hứng
  • imagination: trí tưởng tượng
  • challenging: thách thức

 

Bài nói tiếng Anh về gia đình

As a traditional family in Vietnam, I have a big one with 5 members, including Grandma, Mom, Dad, my younger sister, and me. My grandma is 95 years old, and in the next 5 years, we will organize the 100th longevity wishing ceremony, and I look forward to taking part in this ceremony. My Dad’s name is Vinh. He is a soldier. For me, my dad is the most wonderful man. My Mom is Vui. She has long hair and oval face with black eyes. She is a teacher. My younger sister is 8 years old and she’s very lovely. I really love my family, and we will try our best to give happiness as much as possible to each other.

Từ vựng hay trong bài:

  • look forward to Ving: mong chờ điều gì
  • longevity: tuổi thọ
  • ceremony: nghi lễ

Bài nói tiếng Anh về một bộ phim yêu thích

Kể về một bộ phim yêu thích trong một bài nói tiếng Anh sẽ như thế nào, cùng xem qua một bài nói mẫu sau nhé.

My favorite movie of all time is cartoon “Tom and Jerry”. Tom has white and blue hair. His task is keeping the house for a normal family and he has a very free life. Throught the movie he is chasing Jerry which is a brown house mouse day by day. His home is the deep cave behind the wall. Although they always find many ways to hurt opponent but when one of them falls into really dangerous situations, both become another savior. The film is an endless confrontation between Tom and Jerry, brings plenty of laughter for the viewers. I love this film very much because when I watch it I feel very glad, feeling like returned to childhood.

Từ vựng hay trong bài:

  • day by day: ngày qua ngày
  • cave: hang
  • opponent: đối thủ
  • confrontation: sự đối đầu

Bài nói tiếng Anh về một ngày quan trọng

Mother’s Day is a day honoring the mother of the family when every child celebrates it especially for their mothers. It is celebrated annually as one of the most important events of the year on second Sunday of the May month. Mother usually gets greeting cards, wishing cards or other special gifts written or decorated by their own kids. At this day, family members usually spend time going outside to have some delicious dinner and get more enjoy together. Mothers also give some gifts and lots of love and care to their kids as a thank you to them.

Từ vựng hay trong bài:

  • honor: lòng tôn kính, sự kính trọng
  • annually: hằng năm
  • celebrate: tổ chức

Bài nói tiếng Anh  về một chuyến du lịch đáng nhớ

Mỗi chuyến đi đều để lại cho bạn những kỉ niệm không thể quên, vậy tại sao không thử lựa chọn chủ đề chuyến du lịch của mình trong bài nói tiếng Anh.

Last summer, our class had a very memorable trip to Vung Tau. We gathered at 5.30 am in front of the school gate in order to arrive at the destination early by motorbike. The road to Vung Tau has a lot of beautiful scenery, so we stopped at some places like forests and grasslands to take some pictures. We arrived there at about 9 o’clock. Having checked in at the hotel, we went to the famous lighthouse in Vung Tau to enjoy the beautiful the sight, then we ate some typical dishes of Vung Tau like yogurt and boiled eggs. The beach in Vung Tau was cleaner and less crowded than many other beaches, so we had a really relaxing time by the sea. In the evening, we rode our motorbikes around Vung Tau to watch the night life and enjoy the fresh air of the sea. The next morning we saw sunrise in the seashore together. At 10 o’clock, we checked out at the hotel and went to some other beautiful places to take pictures. Although traveling for a long way made me a bit tired, but having a fun trip with my friends gave me so much happiness.

Từ vựng hay trong bài:

  • grassland: đồng cỏ
  • lighthouse: ngọn hải đăng
  • sunrise: bình minh
  • seashore: bờ biển

 Bài nói tiếng Anh về một trải nghiệm khó quên

5 years ago, I had an unforgettable experience. It was a Sunday afternoon, when I was hanging clothes on the balcony, one of them was blown to the roof of my house. So I decided to use a long pipe to take it back. I couldn’t reach it because it was too far. I kept trying but it didn’t work. Suddenly, I slipped and fell down to the terrace. I hurt all over my body and little I could remember was that there were a lot of dust on my body, broken woods and plywoods were everywhere. Right away, my mother ran to me. She helped me to get up, and quickly took me to the hospital. Fortunately, I wasn’t on seriously injured with some wounds on my head, arms and legs. After that accident, I alway remind me to be more careful when doing anything.

Từ vựng hay trong bài:

  • unforgettable: khó quên
  • balcony: ban công
  • fortunately: may mắn
  • injured: bị thương

Bài nói tiếng Anh về các hoạt động thường ngày

Nói về hoạt động thường ngày là câu hỏi bạn sẽ gặp khá thường xuyên khi giao tiếp. Vậy bạn sẽ kể những gì trong bài nói tiếng Anh của mình về chủ đề này? Cùng xem qua ví dụ sau nhé.

Everyday day, I get up at 5:30. After brushing my teeth and washing my face, I usually have breakfast with my family at 6:30 a.m. I go to work and be there at about 7:15 a.m. It takes me about 15 minutes from my house to get to my office by motorbike. At 11:45 a.m, I stop working for my lunch. I usually finish my work at 5:30 p.m, then I go home. I always spend time going to market and cooking dinner for my small family, we usually have dinner at 7:30 p.m. After dinner, we often spend time watching TV together and play with our son. I always prepare my working plan and go to bed at 11:00 pm. On weekends, I usually go shopping with my friends or go out with my family.

Từ vựng hay trong bài:

  • brush teeth: đánh răng
  • prepare: chuẩn bị

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp website, app luyện nghe tiếng Anh online tốt nhất

Cách chúc thành công bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất

Cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu các lới chúc thành công tiếng Anh yêu thương và ý nghĩa nhất đến những người thân yêu, bạn bè của mình qua bài viết dưới đây nhé!

Lời chúc thành công bằng tiếng Anh hay và ý nghĩa nhất

  1. Success doesn’t stand still and failure is not the end. It is important that we keep walking!
    Thành công không ở yên và thất bại không phải là dấu chấm hết. Điều quan trọng là chúng ta dám bước đi!
  2. Success is based on your own efforts. Never give up!
    Thành công dựa trên chính nỗ lực của bạn. Đừng bao giờ bỏ cuộc!
  3. Your efforts everyone can see. Keep the form to succeed soon
    Những nỗ lực của bạn mọi người đều nhìn thấy. Hãy giữ vững phong độ để sớm thành công!
  4. Nothing can describe my joy for you right now!
    Không có điều gì có thể ngăn được niềm vui mà tôi dành cho bạn!
  5. God will protect and guide you. Success will come to you soon!
    Chúa sẽ che chở và dẫn lối cho bạn. Thành công sẽ đến với bạn sớm thôi!
  6. For great success you must have big dreams!
    Để thành công lớn bạn phải có những ước mơ lớn!
  7. Maybe this stage is quite difficult. But we believe you will be successful. Try your best!
    Có thể giai đoạn này sẽ khá khó khăn. Nhưng chúng tôi bạn sẽ thành công. Cố gắng hết sức mình nhé!
  8. Trying may not be successful but not trying will inevitably fail. Wish you success on the path you have chosen!
    Cố gắng chưa chắc đã thành công nhưng không cố gắng chắc chắn sẽ thất bại. Chúc bạn thành công trên con đường mình đã chọn!
  9. Always be confident and win. You deserved it!
    Hãy luôn tự tin và giành chiến thắng. Bạn xứng đáng với điều đó!
  10. Difficulties will pass. Luckiness will come to you!
    Khó khăn rồi sẽ qua đi. Điều may mắn sẽ đến với bạn!

>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh online miễn phí tốt nhất

Lời chúc thành công bằng tiếng Anh dành cho gia đình

  1. Do not worry. Our family and I are always watching and supporting you. Wishing you success on your way!
    Đừng quá lo lắng. Gia đình này và em luôn dõi theo và ủng hộ chị. Chúc chị thành công trên con đường của mình!
  2. You are starting a new project, right. I hope good things will come to you!
    Anh trai em sắp bắt đầu một dự án mới đúng chứ. Em mong những điều tốt đẹp sẽ đến với anh!
  3. See you grow and be as successful as you are today. This whole family is proud of you!
    Chứng kiến con trưởng thành và thành công như ngày hôm nay. Cả gia đình này tự hào về con.
  4. My little brother has grown up. I wish you will find your own path and succeed on the path you choose!
    Em trai của chị đã lớn rồi. Chị chúc em sẽ tìm được lối đi riêng cho mình và thành công trên con đường mà em chọn!
  5. You may not be the best. But you are always the best effort. I believe you will achieve certain results on your own!
    Em có thể không phải là người giỏi nhất. Nhưng em luôn nỗ lực hết mình. Chị tin rằng sẽ sẽ tự mình đạt được những kết quả nhất định của riêng mình!

Lời chúc thành công bằng tiếng Anh dành cho bạn bè

  1. To get where you are now, you must have gone through a lot of ups and downs. Stay on track, my friend!
    Để có được vị trí như bây giờ, chắc hẳn bạn đã phải trải qua rất nhiều thăng trầm. Giữ vững phong độ nhé, bạn của tôi!
  2. You do everything very well. And this time too. You do very well. Congratulations!
    Bạn làm mọi việc rất tốt. Và lần này cũng vậy. Chúc mừng!
  3. You have been working so hard to get the fruit you are today. Wish you more and more success!
    Bạn đã rất nỗ lực để có được thành quả như ngày hôm nay. Chúc bạn thành công hơn nữa!
  4. I heard you are about to start a company. I Hope your company develops well!
    Tôi nghe nói bạn sắp thành lập công ty. Chúc công ty của bạn làm ăn phát đạt
  5. You have just been promoted, right. Congratulations on your success with my best feelings!
    Bạn mới được thăng chức đúng chứ. Chân thành chúc mừng nhé!
  6. Your dreams have finally come true. I’m glad for you!
    Những ước mơ của bạn đã thành sự thật. Tôi lấy làm vui mừng cho bạn!
  7. You know to seize the opportunity. In the future you will become a wonderful man. Wish you a breakout soon!
    Bạn là người biết nắm bắt cơ hội. Tương lai bạn sẽ trở thành người tuyệt vời. Chúc bạn sớm bứt phá!
  8. You have always been so elite. I really admire your current success!
    Bạn luôn ưu tú như vậy. Tôi thật sự ngưỡng mộ thành công của bạn
  9. Hearing the news of your success, I was overjoyed. Congratulations on your efforts paid off!
    Nghe tin bạn thành công tôi vui mừng khôn xiết. Chúc mừng những nỗ lực của bạn đã được báo đáp!
  10. I can’t believe my friend. You are fantastic. I Hope your success will go further!
    Thật không thể tin được bạn của tôi. Bạn thật tuyệt vời. Chúc thành công của bạn sẽ tiến xa hơn nữa!

Lời chúc thành công bằng tiếng Anh dành cho đồng nghiệp

  1. You are making a big turning point in your life. With your current endeavors I believe you will be great!
    Bạn đang đứng trên một bước ngoặt lớn của cuộc đời. Với sự nỗ lực của bạn tôi tin bạn sẽ trở nên xuất sắc!
  2. Welcome to become my colleague. I Hope you adapt soon and have excellent working results!
    Chào mừng bạn đã trở thành đồng nghiệp của tôi. Chúc bạn sớm thích nghi và có kết quả làm việc xuất sắc!
  3. Tomorrow is better than today. you of tomorrow will be more successful than you of today!
    Ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. Bạn của ngày mai sẽ thành công hơn bạn của ngày hôm nay!
  4. Your success has been amazing. We admire you very much!
    Thành công của bạn thật tuyệt vời. Chúng tôi rất ngưỡng mộ bạn!
  5. The first steps will be difficult but you are very resilient. Success will find you!
    Những bước đi đầu tiên sẽ khó khăn nhưng bạn rất kiên cường. Thành công sẽ tìm đến bạn.
  6. You are an excellent employee. With a positive expression, you will be promoted soon.
    Bạn là một nhân viên xuất sắc. Với những biểu hiện tích cực, bạn sẽ sớm được thăng chức thôi!
  7. You did an excellent job. Congratulations on your success!
    Bạn đã có một công việc tuyệt vời. Chúc mừng vì thành công của bạn!
  8. Failure will help you grow. Success also comes out!
    Đi lên từ thất bại sẽ giúp bạn trưởng thành hơn. Thành công cũng từ đó mà xuất hiện!
  9. I am very happy to know you got a promotion. Wish you more and more success!
    Tôi rất lấy làm vui mừng khi biết bạn thằng trức. Chúc bạn thành công hơn nữa!
  10. You did an excellent job. Congratulations on your success!
    Bạn đã có một công việc tuyệt vời. Chúc mừng vì thành công của bạn!
  11. The harder the job is, the harder you have to try. Good luck!
    Công việc càng khó khăn thì bạn càng phải cố gắng. Chúc bạn may mắn!

Những câu thành công bằng tiếng Anh thông dụng khác

  1. “It’s how you deal with failure that determines how you achieve success”: Chính cách bạn xử trí thất bại quyết định cách bạn đạt được thành công.
  2. “Where there is a will, there is a way”: Nơi nào có ý chí, nơi đó có con đường
  3. “Success isn’t final, failure isn’t fatal: it’s the courage to continue that counts”: Thành công không phải là kết quả cuối cùng, thất bại cũng không phải đường cùng, bạn can đảm đi tiếp mới là điều quan trọng nhất
  4. “To be a winner, all you need to give is all you have”: Để trở thành người chiến thắng, bạn cần phải làm là cho đi tất cả những gì bạn có
  5. “When life changes to be harder, change yourself to be stronger”: Khi cuộc sống trở nên khó khăn hơn, hãy thay đổi bản thân để trở nên mạnh mẽ hơn

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp 100 câu châm ngôn tiếng Anh hay nổi tiếng nhất!

Tìm hiểu cấu trúc Accuse trong tiếng Anh

Gần đây tin tức đưa tin mạng xã hội Facebook và ông trùm Mark Zuckerberg nhiều lần bị buộc tội theo dõi và khai thác dữ liệu cá nhân của người dùng. Bạn sẽ nói câu văn này bằng tiếng Anh như thế nào nhỉ? Cấu trúc Accuse dùng để buộc tội trong tiếng Anh. Hãy theo dõi đến cuối bài viết này để nắm được chi tiết về cách dùng cấu trúc Accuse  nhé!

Accuse nghĩa là gì?

Trong tiếng Anh, động từ Accuse mang nghĩa là kết tội, buộc tội hoặc tố cáo ai đó. Người bị kết tội  trực tiếp gây ra sự việc đó.

Ví dụ:

She accused Tom of stealing her money. / (Cô ấy đã tố cáo Tom trộm tiền của cô ấy.)

Ngoài ra, khi được thêm đuôi “d”, danh từ Accused có nghĩa là bị cáo, người/ những người bị tố cáo, kết tội. 

Ví dụ: 

The accused had a lawyer to defend him. / (Bị cáo có một luật sư để bào chữa cho anh ta.)

Cấu trúc Accuse

Cấu trúc Accuse trong câu được dùng theo hai dạng: dạng chủ động và dạng bị động. 

Dạng chủ động: 

S + Accuse + O + of + Noun/ V-ing

Khi ở dạng chủ động, cấu trúc Accuse được sử dụng khi người nói buộc tội, tố cáo ai đó đã làm gì. 

Ví dụ:

  • Jane accused him of telling lies and cheating on her. / (Jane tố cáo anh ta tội nói dối và lừa dối cô ấy.)
  • Many politicians accused him of corruption. / (Nhiều chính trị gia đã tố cáo anh ta tội tham nhũng.)

>>> Có thể bạn tâm: học tiếng anh miễn phí với người nước ngoài

Dạng bị động

S + be accused of Noun/ V-ing

Khi chuyển sang dạng bị động, cấu trúc Accuse diễn tả việc ai đó bị buộc tội, kết tội gì. 

Ví dụ: 

  • Peter is accused of driving after drinking alcohol and attacking the policeman. / (Peter bị tố cáo tội lái xe sau khi sử dụng đồ uống có cồn và tấn công viên cảnh sát.)
  • The city mayor was accused of money-laundering two week ago. / (Viên thị trưởng thành phố bị buộc tội rửa tiền hồi hai tuần trước.)

Cấu trúc Blame. Phân biệt cấu trúc Accuse và Blame

Trong tiếng Anh, chúng ta còn có động từ Blame cũng mang nghĩa là buộc tội, tố cáo. Do vậy, hai cấu trúc AccuseBlame thường gây nhầm lẫn cho người học. Cùng tìm hiểu về cấu trúc Blame và cách phân biệt hai cấu trúc dưới đây nhé!

Cấu trúc Blame

Cấu trúc Blame diễn tả việc đổ tội/ đổ lỗi 1 ai đó cho việc gì, người bị đổ lỗi không trực tiếp gây ra sự việc/ vụ việc đó.

Tương tự như Accuse, cấu trúc Blame cũng được chia làm hai dạng, chủ động và bị động

Dạng chủ động: 

S + Blame  + O + for + Noun/ V-ing (Đổ lỗi cho ai về việc gì)

 

S + Blame + Noun + on + O  (Đổ lỗi việc gì lên ai đó)

Ví dụ:

  • She blamed me for the car accident. / (Cô ấy đã đổ lỗi cho tôi về vụ tai nạn xe hơi.)
  • She blamed the car accident on me. / (Cô ấy cho rằng vụ tai nạn xe hơi là lỗi do tôi.)

Dạng bị động:

S + to be blamed for + Noun/ V-ing (Ai đó bị đổ lỗi vì việc gì)

Ví dụ: 

I was blamed for causing the car accident. / (Tôi bị đổ lỗi rằng đã gây ra vụ tai nạn xe hơi đó.)

Bài tập cấu trúc Accuse

Chọn từ chính xác để hoàn thiện câu văn.

  1. His old boss accuses him of (selling/ sold/ sell) the company information.
  2. The (accusing/ accused/ accuse) sat impassively as the judge sentenced him to ten years in prison.
  3. He has been (accused/ accusing/ blamed) of spying.
  4. She practically (accused me on/ accused me for/ accused me of) starting the fire!
  5. Hoa blames herself (for/ at/ of) what has happened.
  6. I don’t blame you for (being/ be/ had been) angry.
  7. The conductor is ( blamed on/blamed for/ accused for) the accident.
  8. He was accused (of stealing/ on stealing/ for stealing) a small boy’s bicycle.
  9. The guilt of (the accusing/ the accused/ the accuse) man was in doubt.
  10. She clearly (accused/ accuse/ blamed) me personally for the difficulties she’d been having.

Đáp án:

  1. His old boss accuses him of selling the company information.
  2. The accused sat impassively as the judge sentenced him to ten years in prison.
  3. He has been accused of spying.
  4. She practically accused me of starting the fire!
  5. Hoa blames herself for what has happened.
  6. I don’t blame you for being angry.
  7. The conductor is blamed for the accident.
  8. He was accused of stealing a small boy’s bicycle.
  9. The guilt of the accused man was in doubt.
  10. She clearly blamed me personally for the difficulties she’d been having.

>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Should trong tiếng Anh

Cách dùng cấu trúc Should trong tiếng Anh

Chúng ta đều biết cấu trúc Should dùng để đưa ra lời khuyên nhủ. Nhưng ngoài cách dùng để đưa ra lời khuyên các bạn đã biết những cách dùng khác của cấu trúc Should chưa? Bài viết này sẽ giới thiệu với bạn những cách dùng chi tiết của cấu trúc Should trong tiếng Anh nhé!

Should là gì?

Should là một động từ tình thái. Nó thường mang nghĩa là “nên” làm gì đó, hoặc “phải” làm gì đó.

Ví dụ:

You look tired. You should take a nap. / (Bạn trông khá mệt mỏi đấy. Bạn nên ngủ một giấc đi.)

Cấu trúc Should + Vo

Trong câu cụ thể, Should đứng ngay sau chủ ngữ và động từ thường. Động từ theo sau Should luôn ở dạng nguyên thể. 

Cấu trúc:

S + Should + Vo

Cách dùng:

Theo cách thông dụng nhất, Should dùng để đưa ra lời khuyên, ý kiến về một vấn đề nào đó.

Ví dụ: 

  • You should eat more vegetables. / (Bạn nên ăn nhiều rau xanh hơn.)
  • I think he should focus on studying for the final exam. / (Tôi nghĩ anh ấy nên tập trung học cho bài thi cuối kì.)

Ngoài đưa ra lời khuyên, chúng ta cũng có thể dùng Should để hỏi xin ý kiến của người khác.

Ví dụ:

  • I feel so confused. What should I do now? / (Tôi cảm thấy rất bối rối. Tôi nên làm gì đây?)
  • Should we send him a letter? / (Chúng ta có nên gửi cho anh ấy một bức thư không?)
  • Do you think I should ask her out for dinner? / (Bạn có nghĩ tôi nên mời cô ấy ra ngoài ăn tối không?)

Should có thể dùng để chỉ sự bắt buộc hoặc bổn phận, nhưng nghĩa của Should không mạnh bằng must (với Should có thể có sự lựa chọn thực hiện hay không thực hiện, nhưng với Must thì không có sự lựa chọn.)

Ví dụ: 

  • You should send these files to Mr Johnson before 1st July. / (Bạn phải gửi những tài liệu này cho ông Johnson trước ngày 1 tháng 7.)
  • You shouldn’t drive after drinking alcohol. / (Bạn không nên lái xe sau khi đã dùng đồ uống có cồn.)

Không chỉ vậy, Should còn có thể diễn tả suy đoán hoặc kết luận điều gì đó có thể xảy ra (người nói mong đợi điều đó xảy ra.)

Ví dụ:  Nam had an excellent performance, so he should win the contest. / (Nam đã có một phần trình diễn xuất sắc, nên chắc là anh ấy sẽ thắng cuộc thi.)

Ngoài ra, Should còn có thể diễn tả một điều gì đó xảy ra không đúng hoặc không như chúng ta kỳ vọng.

Ví dụ: He should be here now and ready for the match. / (Lẽ ra bây giờ anh ấy nên ở đây và sẵn sàng cho trận đấu rồi.)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài

Cấu trúc Should trong dạng đảo câu điều kiện dạng 1

Trong dạng đảo của câu điều kiện loại 1, chúng ta dùng từ Should để mở đầu mệnh đề điều kiện.

Cấu trúc: 

Should + S + V, S + will/can/may/… + V

Ví dụ: 

  • Should she come here, I will take her to the beach. / (Nếu cô ấy đến đây, tôi sẽ dẫn cô ấy ra biển.)
  • Should I have free time, I will visit you. / (Nếu tôi có thời gian rảnh, tôi sẽ đến thăm bạn.)

Cấu trúc Should have P2 (Quá khứ phân từ)

Đây là một cấu trúc nâng cao tương đối khó với người học tiếng Anh. Nó diễn tả những điều lẽ ra nên xảy ra trong quá khứ nhưng đã không xảy ra. 

Cấu trúc:

S + should + (not) + have + Quá khứ phân từ. 

Ví dụ:

  • He should have studied harder for the test. / (Đáng lẽ anh ấy nên học chăm chỉ hơn cho bài kiểm tra.)
  • You shouldn’t have criticized him in front of his friends. / (Bạn lẽ ra không nên chỉ trích anh ấy trước mặt bạn bè của anh ấy như vậy.)

Phân biệt cấu trúc Should, Ought to và Had better

Ought to Had better cũng là những động từ khuyết thiếu trong tiếng Anh mang hàm ý khuyên nhủ ai nên làm gì. Vậy cách dùng của nó có gì khác với cấu trúc Should hay không? Cùng tìm hiểu tiếp dưới đây nhé!

*Giống nhau:

Cả ba từ đều mang nghĩa là nên và theo sau đều có động từ nguyên thể không to.

*Khác nhau:

Ought to là lời khuyên mang tính nhấn mạnh hơn Should. Ought to có hàm ý là không thể còn cách nào khác hơn là phải (làm gì đó), mang tính giải pháp.

Ngoài ra, khi nói về một nhiệm vụ hoặc một điều luật, chúng ta thường sử dụng Ought to.

Chú ý: Dạng phủ định của Ought toOught not to.

Ví dụ:

  • I failed my driving test yesterday. What should I do? / (Tôi đã trượt bài thi bằng lái xe hôm qua. Tôi nên làm gì bây giờ?)
  • You ought to resit if you want to have the driving license. / (Bạn phải thi lại thôi nếu bạn muốn có bằng lái xe.)
  • Your sickness is getting worse. You ought not to stay up late. / (Bệnh tình của bạn đang tệ đi. Bạn không nên thức khuya nữa.)

Should được dùng trong câu mang tính gợi ý, biểu đạt quan điểm cá nhân. Các câu phủ định và câu hỏi thì dùng Should thường xuyên hơn Ought to

Ví dụ:

  • I think you should buy that yellow pencil. / (Tôi nghĩ bạn nên mua cái bút chì màu vàng đó.)
  • I want to buy a new air- conditioner. Where should I find it? / (Tôi muốn mua một cái điều hoà mới. Tôi nên tìm nó ở đâu?)
  • You shouldn’t be rude to your teacher like that. / (Bạn không nên cư xử thô lỗ với giáo viên như vậy.)

Had Better dùng trong câu cho lời khuyên về sự vật sự việc cụ thể, hoặc diễn đạt điều gì đó tốt nhất nên làm trong tình huống xảy ra ở hiện tại.

Ví dụ:

  • We had better pack those glasses carefully or they can break during the transport. / (Chúng ta nên gói những cái kính này cẩn thận nếu không thì chúng có thể vỡ trong quá trình vận chuyển.)
  • You had better take a rest after working hard for a long time. / (Bạn nên nghỉ ngơi sau một thời gian dài làm việc.)

Chúng ta cũng có thể sử dụng Should hoặc Ought to trong những ví dụ trên khi đó là những lời khuyên chung chung. Sử dụng Had better mang nghĩa mạnh hơn khi người nói xem hành động này là cần thiết và mong rằng nó sẽ xảy ra.

Bài tập vận dụng cấu trúc Should

Chọn từ chính xác để hoàn thiện câu

  1. In the ancient world, man wanted guidance from the gods on what he should (do/ doing/ did.)
  2. Every woman (should to have/ should having/ should have) her princess moment, don’t you think?
  3. I should (having gone/ have gone/ had gone) this morning, like I planned
  4. His mother (should be/ should being/ should ) ashamed of his behavior
  5. All the members are waiting for him. He (had better/ had better not/ had not better) be late for the meeting. 
  6. We ought to (plant/ planting/ be plant) more trees in our garden. 
  7. We (don’t ought to/ ought to not/ ought not to) draw on a public wall.
  8. (Should/ Ought to/ Had better) I get up early in the morning, I can go to school on time. 
  9. You had better (sleeping/ is sleeping/ sleep) about seven to eight hours a day.
  10. When your country is in danger, you (should forgetting/ should forget/ should to forget) your own safety.

Đáp án:

  1. In the ancient world, man wanted guidance from the gods on what he should do.
  2. Every woman should have her princess moment, don’t you think?
  3. I should have gone this morning, like I planned.
  4. His mother should be ashamed of his behavior.
  5. All the members are waiting for him. He had better not be late for the meeting. 
  6. We ought to plant more trees in our garden. 
  7. We ought not to draw on a public wall.
  8. Should I get up early in the morning, I can go to school on time. 
  9. You had better sleep about seven to eight hours a day.
  10. When your country is in danger, you should forget your own safety.

>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt A number of và The number of trong tiếng Anh

Tìm hiểu cấu trúc interested in trong tiếng Anh

Có lẽ cụm từ Interested in đã quen thuộc với chúng ta, nó mang nghĩa là thích thú, quan tâm đến điều gì.Trong khi Like, Enjoy, LoveAdore cũng có nghĩa là thích, yêu thích.Tuy nhiên cách dùng của chúng lại không giống nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu cấu trúc Interested in và so sánh các cấu trúc Interested in, Like, Enjoy, Love, Adore, Be fond of, Be keen on trong tiếng Anh nhé!

Cấu trúc Interested in

Trong tiếng Anh, cấu trúc Interested in được sử dụng để diễn tả sự yêu thích, quan tâm, hứng thú đối với một đối tượng cụ thể nào đó. 

Ví dụ:

I’m interested in Philosophy, Literature and Psychology. / (Tôi thích môn triết học, văn học và lịch sử.)

Khi sử dụng trong các câu văn cụ thể, interested in đứng sau động từ tobe và trước một danh từ hoặc danh động từ (V-ing)

Cấu trúc:

S + tobe + interested in + Noun/ V-ing

Ví dụ:

  • The politician’s son was not interested in politics. / (Con trai của nhà chính trị gia không hứng thú với chính trị.)
  • He is more interested in exploring the world than waiting long enough to see what happened. / (Anh ấy thích việc khám phá thế giới hơn là chờ đợi đủ lâu để xem thứ gì xảy ra.)

So sánh các cấu trúc diễn tả sự yêu thích

Cấu trúc Like

  • Like mang nghĩa là thích, thường sử dụng trong những tình huống chung chung, không cụ thể. 
  • Like là một cảm xúc thích thú đơn giản, thường đến rất nhanh, tuy nhiên chúng có thể duy trì lâu dài hoặc không. Đây là đặc điểm phân biệt like với love (tình yêu mãnh liệt, lãng mạn), adore (tình yêu với sự say mê, ngưỡng mộ, tôn kính), và be fond of (thích một người đã biết nhau lâu rồi).
  • Động từ Like miêu tả cảm giác dễ chịu, hài lòng về điều được nói đến. Điều này cũng khác với động từ enjoy, được dùng khi bạn có được cảm giác hài lòng, nhận được niềm vui từ điều gì đó. 

 Ví dụ:

  • I like my experiences here = I think my experience here is very good. / (Tôi nghĩ những trải nghiệm của tôi rất tốt.)
  • I enjoy my experience here = I have satisfaction from my experience here. / (Tôi hài lòng với những trải nghiệm của mình ở đây.)

Cấu trúc Enjoy

  • Động từ Enjoy được dùng khi bạn cảm thấy hài lòng, vui vẻ, thích thú bởi những thứ bạn đã làm hay trải qua. So với likelove thì enjoy nhấn mạnh sự tận hưởng hơn.

Ví dụ:  She really enjoyed her holiday in Nha Trang. / (Cô ấy đã thực sự tận hưởng kỳ nghỉ ở Nha Trang.)

  • Khác với like, love, adore, fancy, be fond of, be keen on, be interested in thì enjoy không được dùng để nói thích ai đó. 
  • Động từ enjoy còn được sử dụng để diễn tả rằng bạn hi vọng người đó sẽ thích thứ mà bạn gợi ý cho họ, có thể là tặng, mời, đọc, xem hoặc thưởng thức.

Ví dụ: This is your concert ticket. I hope that you will enjoy it. / (Đây là vé xem biểu diễn của bạn. Mình hi vọng bạn sẽ thích nó.)

>>> Có thể bạn quan tâm: chương trình học tiếng anh online cho trẻ em

Cấu trúc Love

  • Từ love nhấn mạnh yếu tố lãng mạn trong tình yêu. Nó thường là cảm xúc thu hút mạnh mẽ, dựa trên ham muốn tình dục và có nhu cầu được ràng buộc gắn bó với người đó. Trong khi đó, like chỉ là cảm xúc quý mến ai đó. Do đó, love có cảm xúc mạnh hơn like.

Ví dụ: This is my wife. I love her so much. / (Đây là vợ tôi. Tôi yêu cô ấy rất nhiều.)

  • Love có xu hướng nói đến một tình cảm nghiêm túc, kéo dài trong khoảng thời gian trung đến dài hạn. Ngược lại, like, fancy là một cảm xúc thích thú, ham muốn đơn giản, thường đến rất nhanh, có thể duy trì lâu dài hoặc không. 
  • Love còn được dùng để nói đến tình yêu giữa các thành viên trong gia đình hay bạn bè. Với cách dùng này, love tương tự adore. Tuy nhiên, adore lại nhấn mạnh yếu tố ngưỡng mộ và tôn kính hơn. 

Ví dụ: I love/adore my parents because they have worked so hard to raise me. / (Tôi rất yêu bố mẹ mình vì họ đã làm việc rất vất vả để nuôi tôi khôn lớn.)

Cấu trúc adore

  • Adore trong tiếng Anh có nghĩa là yêu và tôn trọng ai đó rất nhiều; hoặc thích cái gì đó rất nhiều
  • Adore diễn đạt tình cảm mãnh liệt, say mê đắm đuối và tận tụy, theo cái cách cho thấy sự ngưỡng mộ hoặc tôn kính người đó. Trong khi Love lại nhấn mạnh yếu tố lãng mạn, nồng nàn giữa những người yêu nhau hay một mối quan hệ gắn bó như ba mẹ, con cái, vợ chồng. Ngoài ra, so với love, adore thường được sử dụng trong ngữ cảnh không trang trọng, thường được thấy trong lời bài hát hay thơ văn.
  • Adore, với nghĩa trang trọng, còn để nói đến sự tôn thờ, sùng bái thần thánh. Đặc điểm này phân biệt adore với like, enjoy, love, fancy, be fond of, be keen on, be interested in.
  • Adore còn được dùng để nói thích ai theo kiểu thần tượng ai đó (ca sĩ, diễn viên). 

Ví dụ: Benedict Cumberbatch is a talented actor. We adore him. / (Benedict Cumberbatch là một nam diễn viên tài năng. Chúng tôi thần tượng anh ấy.)

Cấu trúc Fancy

  • Trong tiếng Anh, Fancy nghĩa là muốn điều gì hoặc bị thu hút bởi ai đó.

Ví dụ: I fancy a cup of bubble tea. / (Tôi muốn một cốc trà sữa.)

  • Fancy thường được dùng trong Anh-Anh. Trong Anh-Mỹ, mọi người có xu hướng dùng want to hơn.
  • Fancy someone có nghĩa rằng bạn bị thu hút bởi ai đó. Mức độ thích cao hơn like someone. Cách dùng này được sử dụng như be keen on. 

Ví dụ: She knew he fancies her, but she didn’t give him any chance. / (Cô ấy biết anh ta thích mình, nhưng cô không cho anh ta cơ hội nào.)

  • Fancy yourself để nói rằng bạn tự cho là mình đẹp, thông minh, nổi tiếng. Trong khi đó, enjoy yourself để nói rằng bạn có được niềm vui từ việc mà bạn đang làm.

Cấu trúc Be Fond Of 

  • Be fond of diễn tả cảm xúc thích một ai đó rất nhiều, đặc biệt khi bạn đã biết họ trong thời gian lâu.
  • Trong khi like someone để nói đến cảm giác thích, hoặc quý mến ai đó một cách nhanh chóng thì be fond of someone thể hiện tình cảm mạnh hơn, thích rất nhiều, nhấn mạnh việc bạn đã biết người này một thời gian khá lâu, đã gặp gỡ, nói chuyện nhiều lần.

Ví dụ: I am fond of the boy next door. He has helped me a lot since I moved to this area. / (Tôi thích chàng trai nhà bên. Anh ấy đã giúp tôi rất nhiều từ khi tôi chuyển đến khu vực này.)

  • Bên cạnh đó, so với love someone, thì be fond of someone thể hiện tình cảm nhẹ hơn. Nó không thể hiện được sự lãng mạn, thân mật trong tình yêu, và cũng không có sự ràng buộc. Nó cũng khác với sự yêu thích theo kiểu tôn sùng, ngưỡng mộ như adore someone.
  • Ngoài ra, be fond of còn mang nghĩa là thích làm điều mà người khác cảm thấy khó chịu, không hài lòng. Các từ like, enjoy, love, adore, fancy, be keen on, be interested in không có nét nghĩa này.

Ví dụ: My boss is fond of forcing employees work overtime. / (Sếp của tôi thích ép buộc nhân viên làm thêm giờ.)

Cấu trúc Be Keen On 

  • Be keen on diễn tả cảm xúc mong muốn làm việc gì hoặc rất mong việc đó sẽ xảy ra. Nó nhấn mạnh sự nhiệt tình, hăng hái, háo hức và sẵn sàng tham gia hoạt động đó. Đặc điểm này phân biệt be keen on với likeenjoy (thích làm một việc gì đó bởi vì cảm thấy vui), be fond of (thích làm việc đã quen thuộc trong khoảng thời gian lâu).

Ví dụ: She is not keen on going to the super market at weekend. / (Cô ấy không hăng hái đi siêu thị vào cuối tuần.)

  • Khi nói be keen on somebody, có nghĩa rằng bạn bị người đó thu hút, theo kiểu “sexual attraction”. Đối với nghĩa này, ta có thể sử dụng be keen on như fancy.

Ví dụ: I am keen on a girl who work in the library. / (Tôi thích một cô gái làm việc ở thư viện.)

  • Be keen on thường được sử dụng trong câu phủ định.

Cấu trúc  Interested In 

  • Be interested in được dùng để nhấn mạnh mong muốn tìm hiểu /khám phá nhiều hơn về ai đó/ việc gì đó. Đặc điểm này phân biệt be interested in với be keen on (nhấn mạnh sự hăng hái, nhiệt tình, muốn làm), hay be fond of (nhấn mạnh khoảng thời gian thích từ lâu).

Ví dụ: I am interested in Marketing. I want to delve into this in the future. / (Tôi có hứng thú với Marketing. Tôi muốn  tìm hiểu sâu hơn về nó trong tương lai.)

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc “Try” trong tiếng Anh chi tiết nhất