Kiến thức học tiếng Anh

Cách dùng cấu trúc mean và tổng hợp các cụm từ thông dụng với mean

Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu cấu trúc mean và tổng hợp các cụm từ thông dụng với mean qua bài viết dưới đây nhé!

 

Mean là gì?

Trong tiếng Anh “Mean” vừa là động từ vừa là tính từ.

Khi mean là động từ mean có hai nghĩa chính: “ý/nghĩa là” và “dự định”.

Khi mean là một tính từ mang nghĩa “xấu tính, bần tiện” hoặc “tiều tuỵ”. 

 

Định nghĩa từ Mean là gi?

 

Ví dụ:

  • I mean to send my friend some chocolate.
    Tớ định gửi cho bạn tớ một chút sô-cô-la.
  • That means we won’t have to go to school tomorrow.
    Điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ không phải đi học vào ngày mai.
  • “Nes bullied me on the bus.” – “That’s so mean of him!”
    “Nes bắt nạt con trên xe buýt.” – “Bạn ấy thật xấu tính!”

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt In order for và In order to trong tiếng Anh dễ dàng nhất

 

Cách dùng cấu trúc mean trong tiếng Anh

 

1. Mean + gerund: diễn tả kết quả của một hành động 

 

Dùng để nói đến kết quả hay điều suy ra của một việc/hành động nào đó. 

N + mean(s) + V-ing: điều gì có nghĩa gì

Ví dụ:

  • The exam starts next Monday. That means studying nonstop for the next 5 days.
    Bài kiểm tra bắt đầu vào thứ Hai tuần sau. Điều đó có nghĩa là phải học liên tục trong 5 ngày nữa.
  • I’m late to school again, which means staying home.
    Tớ lại muộn học rồi, nghĩa là ở nhà thôi.
  • The leader said that there were 2 big projects to be done, that means dividing the team into 2 smaller groups.
    Trưởng nhóm nói rằng có 2 dự án lớn cần phải hoàn thành, điều đó có nghĩa là chia thành 2 nhóm nhỏ hơn.

 

2. Mean + noun: diễn tả ý nghĩa của điều gì

Cấu trúc mean thứ hai đó là đi với danh từ, dùng để giải thích nghĩa của ai hay điều gì. 

S + mean + N

Ví dụ:

  • The word “essay” means “a short piece of writing that tells a person’s thoughts or opinions about a subject”.
    Từ “tiểu luận” có nghĩa là “một bài viết ngắn diễn tả suy nghĩ của một người hoặc những quan điểm về một chủ đề nào đó”.
  • When I said Ellie, I meant Elle.
    Khi tôi nói Ellie, ý tôi là Elle.
  • When the professor said that you were going to be punished, he meant detention.
    Khi giáo sư bảo là cậu sẽ bị trừng phạt, ý thầy là phạt ở lại trường.

 

3. Mean + infinitive: thể hiện ý định hoặc kế hoạch

Tiếp theo, chúng ta có cấu trúc mean + to V inf (Động từ nguyên thể), có nghĩa là “dự định, có ý làm gì”.

S + mean + to V-inf

Ví dụ:

  • I mean to go to the movie theater tonight.
    Em định đi tới rạp chiếu phim tối nay.
  • He meant to ask Kian to come over but now they are mad at eachother.
    Cậu ấy đã định rủ Kian sang nhà nhưng bây giờ họ đang giận nhau.
  • I’m sorry, dad. I didn’t mean to say that.
    Con xin lỗi bố. Con không có ý nói vậy.

 

4. Mean + clause: diễn tả một mệnh đề liên quan

Cấu trúc mean có thể đi cùng một mệnh đề, được hiểu rằng “có nghĩa, ý là gì”.

S + mean + (that) + O

Ví dụ:

  • The show just announced that 430 is the lucky number. That means we just won 1 million VND!
    Chương trình vừa thông báo là 430 là con số may mắn. Điều đó có nghĩa là chúng ta vừa thắng 1 triệu VND!
  • Katy Perry said that she is moving to LA, which means that we might get to meet her.
    Katy Perry nói rằng chị ấy sẽ chuyển đến LA, điều đó có nghĩa là chúng ta có thể sẽ được gặp chị ấy.
  • My niece meant that she liked milk.
    Cháu gái của tớ có ý muốn nói là em ấy thích sữa.

 

Các cụm từ thông dụng với mean

 

Định Nghĩa Mean là gì?

 

Mean well : Có ý tốt.

Ví dụ: Georgia means well, but she accidentally hurts him.

Georgia có ý tốt, nhưng cô ấy vô tình làm anh ấy tổn thương.

 

This means war : Điều này có nghĩa là chiến tranh rồi.

  • Bắt đầu chiến tranh thôi!

Câu này thường được dùng khi xảy ra một việc làm gây khiêu khích từ đối phương và người nói muốn trả thù.

Ví dụ: I never did anything to him but he always came for me. This means war.

Tớ chẳng bao giờ làm gì cậu ấy nhưng cậu ấy cứ gây sự với tớ. Điều này có nghĩa là chiến tranh rồi.

 

Mean the world to someone : có ý nghĩa cực kỳ đặc biệt với ai đó

Ví dụ: Going to NYU means the world to my son.

Đi học trường NYU có ý nghĩa vô cùng đặc biệt với con trai tôi.

 

By all means : chắc chắn rồi

Sử dụng khi hoàn toàn đồng ý cho người khác làm việc gì hoặc đồng ý nhiệt tình làm gì.

Ví dụ: “Can you get me a cup of coffee?” – “By all means.”

“Anh có thể lấy cho em một cốc cà phê được không?” – “Chắc chắn rồi”.

 

Cách phân biệt In order for và In order to trong tiếng Anh dễ dàng nhất

In order for và In order to là gì? Cách phân biệt chúng như nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

 

In order for là gì?

 

 

In order for là một cụm từ trong tiếng Anh mang nghĩa là “để”.

Ví dụ: 

  • I locked the door carefully in order for the thief could not to sneak into the house.
    Tôi khóa cửa cẩn thận để tên trộm không thể lẻn vào nhà.
  • My sister worked hard in order for me to go to school.
    Chị gái tôi đã làm việc chăm chỉ để cho tôi đi học.
  • My comrades sacrificed themselves in order for me to live.
    Đồng đội đã hy sinh để cho tôi được sống.

 

Cách phân biệt in order for và in order to

 

 

In order for và In order to đều có nghĩa là “để”. Tuy nhiên cấu trúc và cách dùng của chùng lại khác nhau. Cụ thể:

 

Cấu trúc in order for

In order for + someone/something + to do something

Để ai đó làm gì 

Ví dụ: 

  • She tries to get good results on her tests in order for her parents to be proud.
    Cô ấy cố gắng đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra để cha mẹ mình tự hảo.
  • My husband bought a new house in order for me to live more comfortably.
    Ông xã đã mua một ngôi nhà mới để cho tôi sống thoải mái hơn.
  • Trees have been planted in the school in order for students to play with.
    Trên sân trường đã được trồng  thêm nhiều cây xanh để học sinh có chỗ vui chơi.

 

Cấu trúc in order to

In order to + V

Để làm gì.

Ví dụ: 

  • I study English in order to study abroad.
    Tôi học tiếng Anh để đi du học.
  • She prepares clothes in order to go home after a long outing
    Cô ấy chuẩn bị quần áo để về nhà sau chuyến đi chơi xa.
  • He buys a ring in order to propose to his lover.
    Anh ấy mua một chiếc nhẫn để cầu hôn người yêu mình.

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp cách dùng cấu trúc Responsible trong tiếng Anh

Tổng hợp cách dùng cấu trúc Responsible trong tiếng Anh

Cấu trúc Responsible là cấu trúc thường găp trong văn nói và văn viết tiếng Anh. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về cấu trúc này nhé!

 

Responsible là gì?

 

Cách sử dụng responsible

 

Responsible : chịu trách nhiệm, là nguyên nhân (cho cái gì), hoặc có tính trách nhiệm, đáng tin cậy.

Ví dụ:

  • I thought Ed was responsible for the mess but I was wrong.
    Tôi tưởng Ed là người đã gây ra đống bừa bộn ấy nhưng tôi đã lầm.
  • Vanessa is a very responsible person. That is why she became the leader.
    Vanessa là một người rất đáng tin cậy. Đó là lí do vì sao cô ấy trở thành người lãnh đạo.

 

Cấu trúc Responsible

 

1. Responsible for + Ving

Cách sử dụng cấu trúc Responsible đầu tiên là nói ai hay cái gì chịu trách nhiệm cho việc làm gì đó.

S + be responsible for + Ving

Ví dụ:

  • John is responsible for vacuuming the floor and Jake is responsible for dusting the furniture.
    John chịu trách nhiệm hút bụi sàn nhà còn Jake chịu trách nhiệm lau bụi đồ nội thất.
  • We are responsible for taking care of the baby.
    Chúng tôi chịu trách nhiệm chăm sóc cho đứa bé.

 

Cách sử dụng responsible?

 

>>>Mời tham khảo: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

 

2. Responsible to sb for sth

 

Cấu trúc Responsible cũng có thể sử dụng cùng với danh từ hoặc cụm danh từ khi muốn nói ai hay cái gì chịu trách nhiệm trước ai trong một nhóm hoặc tổ chức được phân chia cấp bậc (cho việc gì, cái gì).

S + be responsible + to sb (+ for N)

Ví dụ:

  • Jane was responsible to the director of the company. She was excellent.
    Jane đã chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty. Cô ấy đã làm xuất sắc.
  • My teacher told me that I was going to be responsible for class for the next two periods.
    Cô giáo của tớ bảo là tớ sẽ phụ trách tình hình lớp trong hai tiết tới.

>>> Mời xem thêm: 10 Series phim luyện nghe nói giọng Anh - Anh hay và hiệu quả nhất mọi thời đại!

 

3. Các cụm từ thường đi với Responsible 

 

Có một số cụm từ đi cùng cấu trúc Responsible thường dùng như dưới đây.

Cấu trúc rất phổ biến đầu tiên cũng có nghĩa là (ai, cái gì) chịu trách nhiệm cho ai, việc gì: take responsibility for sth = be responsible for sth. Danh từ Responsibility nghĩa là trách nhiệm.

S + take(s) responsibility for sth

Ví dụ:

  • You have to take responsibility for watching out for your child.
    Anh phải chịu trách nhiệm trông giữ đứa con của mình. 
  • Fine, I will take responsibility for my actions.
    Được rồi, tôi sẽ chịu trách nhiệm cho những hành động của mình.

Để nói rằng ai đổ lỗi/trách nhiệm cho ai vì chuyện gì, việc gì, ta dùng cấu trúc Responsible như sau:

S + hold(s) S responsible for sth 

= S + blame(s) someone for sth

Ví dụ:

  • Everyone holds her responsible for the project’s failure.
    Tất cả mọi người đổ lỗi cho chị ấy vì sự thất bại của dự án.
  • Don’t hold me responsible for your mistake.
    Đừng đổ lỗi cho tôi vì sai lầm của bạn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dùng cấu trúc Request trong tiếng Anh đơn giản dễ hiểu nhất

10 Series phim luyện nghe nói giọng Anh - Anh hay và hiệu quả nhất mọi thời đại!

Bạn nghĩ sao nếu có thể vừa cày phim vừa có thể luyện nghe nói tiếng Anh? Thật thú vị phải không nào? Hãy cùng tìm hiểu 10 series phim luyện nge nói giọng Anh -  Anh hay và hiệu quả nhất dưới đây nhé! 

 

The crown - Hoàng quyền

Series phim đầu tiên phải kể đến là The crown - Hoàng quyền. Nội dung phim xoay quanh nữ hoàng Elizabeth từ đám cưới năm 1947 đến hiện tại. Mùa 1 tập trung vào Nữ Hoàng trẻ tuổi khi bà vừa đăng vị và cố gắng tạo dựng mối quan hệ làm việc với Ngài Winston Churchill - Thủ tướng Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland thời bấy giờ.

 

 

Black mirror - Gương đen

Black mirror là loạt phim giả tưởng mô tả những bối cảnh xã hội với công nghệ hiện đại. Mỗi tập phim có nội dung khác nhau, nhưng đều lấy sự đen tối trong tâm can con người làm cốt lõi.

 

Doctor Who - Bác sĩ vô danh

Loạt phim khoa học viễn tưởng xoay quanh cuộc hành trình của một người ngoài hành tinh mang tên The Doctor đến từ hành tinh Gallifrey. Series phim đạt kỷ lục thế giới là series phim truyền hình khoa học viễn tưởng dài nhất thế giới và cũng là Series phim khoa học viễn tưởng thành công nhất mọi thời đại.

>>> Mời tham khảo: Cách dùng cấu trúc Request trong tiếng Anh đơn giản dễ hiểu nhất

 

The IT crowd - Mọt công nghệ

1 trong những sitcom nổi tiếng nhất nước Anh. Bộ phim kể về Jen - trưởng phòng IT nhưng mù công nghệ, cùng 2 đồng sự Ray và Moss - 2 nhân viên IT không biết gì về cuộc sống bên ngoài.

 

Downton Abbey - Tu viện Downton

Phim kể về gia đình Bá tước Grantham cư ngụ tại điền trang Downton Abbey, và những hậu quả họ phải gánh chịu sau vụ đắm tàu Titanic.

 

 

Sherlock - Thám tử Sherlock

Bộ phim chuyển thể về nhân vật thám tử lừng danh Sherlock Holmes của nhà văn Conan Doyle. Khác với những phần phim chuyển thể trước đây, Sherlock sử dụng bối cảnh thế giới hiện đại nhưng vẫn giữ được tinh thần của nguyên tác. Các nhân vật trong phim nói rất nhanh nên khi xem phải rất tập trung và nên sử dụng Engsub nhé.

 

Killing Eve - Hạ sát Eve

Xoay quanh trò mèo vờn chuột giữa Eve - một nhân viên quèn nhưng cực kỳ thông minh của Cơ quan An ninh MI5 và Villanelle - một nữ sát thủ máu lạnh giết người khắp thế giới, kẻ thái nhân cách. Từ một cuộc rượt đuổi giữa thiện và ác lại trở thành một nỗi ám ảnh đối với cả hai.

 

Call the Midwife - Nữ hộ sinh

Call The Midwife là một loạt phim đầy cảm xúc và thăng hoa ghi lại cuộc sống cá nhân và công việc của các nữ tu và nữ hộ sinh tại Nonnatus House. Bộ phim lấy bối cảnh ở London và đề cập đến nhiều vấn đề xã hội đầy thách thức tại Anh những năm 1950 và 1960.

 

Peaky blinders - Bóng ma Anh Quốc

Bộ phim theo chân gia đình Shelby, những người cầm đầu băng đảng Peaky Blinders khét tiếng trong thế giới ngầm với thủ lĩnh là Tommy Shelby. Bộ phim là hành trình thăng tiến trong thế giới ngầm của Tommy với nhiều mưu mô và thủ đoạn.

 

 

Chewing gum - Kẹo cao su

Bộ phim theo chân cô gái Tracey Gordon và con đường khám phá bản thân. Phim lấy bối cảnh ở London hiện đại nên bạn sẽ học được khá nhiều từ lóng người Anh hay dùng.

>>> Mời xem thêm: trung tâm luyện thi chứng chỉ cho bé

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Cách dùng cấu trúc Request trong tiếng Anh đơn giản dễ hiểu nhất

Cấu trúc Request trong tiếng Anh được sử dụng cho hành động yêu cầu điều gì đó hoặc một yêu cầu cho cái gì. Cùng tìm hiểu về cấu trúc Request qua bài viết dưới đây nhé.

 

Request là gì?

 

Cách dùng cấu trúc Request

 

Request có hai dạng là động từ và danh từ.

Request khi là động từ có nghĩa là “yêu cầu, thỉnh cầu” (ai làm gì).

Request khi là danh từ có nghĩa là “sự yêu cầu, sự thỉnh cầu”.

Ví dụ:

  • Hank just requested me to turn off the music.
    Hank vừa yêu cầu tớ tắt nhạc đi.
  • I followed my doctor’s request.
    Tôi đã làm theo yêu cầu của bác sĩ tôi.

 

Cách dùng cấu trúc request

 

Cấu trúc: Request sb to V

Cấu trúc Request thường được sử dụng để nói “ai yêu cầu ai làm gì”.

S + request + S + to V

Ví dụ:

  • My father requested the restaurant to invite a band.
    Bố tớ đã yêu cầu nhà hàng mời một ban nhạc đến.
  • Jake requests Abigail to stop smoking.
    Jake yêu cầu Abigail ngừng hút thuốc.

 

Cấu trúc Request something

 

 

Cấu trúc Request thứ hai là “ai yêu cầu có cái gì”.

S + request + N

Ví dụ:

  • I request a glass of wine right now.
    Tôi yêu cầu một ly rượu ngay bây giờ.
  • My daughter requests another cake.
    Con gái tôi yêu cầu có một cái bánh nữa.

 

Cấu trúc At one's request

Cấu trúc Request thứ ba mang nghĩa “ai làm gì theo yêu cầu của ai”. Cấu trúc Request này sử dụng giới từ “at”

Cụm từ “at one’s request” mang nghĩa là “theo yêu cầu của ai”.

Cần lưu ý: cấu trúc Request này được sử dụng trong tình huống lịch sự, thường là với người lớn tuổi, cấp trên,…

S + V + at one’s request

Ví dụ:

  • The gift has been delivered at your request.
    Món quà đã được chuyển đi theo yêu cầu của ngài.
  • I have come at your request.
    Tôi đã tới theo yêu cầu của cô.

 

Cấu trúc Request that + ... 

Cấu trúc Request tiếp theo mang nghĩa “ai yêu cầu việc gì”, theo sau that + mệnh đề nguyên thể:

S + request + that + mệnh đề nguyên thể 

Ví dụ:

  • Mr. Andy requested that the deadline be extended.
    Ngài Andy đã yêu cầu lùi hạn chót.
  • My mom requested that more roses be grown.
    Mẹ tôi đã yêu cầu trồng thêm hoa hồng.

>>>Có thể bạn quan tâm: tự học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

 

Phân biệt Ask, Request, Require, Order trong tiếng Anh

Ask, Request, Require, Order thường dùng khi muốn yêu cầu ai làm gì. Cùng phân biệt nhé.

Cấu trúc Ask

 

Cấu trúc Ask dùng cho mọi mối quan hệ, so với các cấu trúc còn lại thì cấu trúc này mang tính nhẹ nhàng hơn.

S + ask + S + to V

S + ask for + N  “ai yêu cầu ai làm gì” hoặc “yêu cầu có cái gì”

Ví dụ:

  • They ask me to bring you these flowers.
    Những người ấy bảo tôi đem cho bạn những bông hoa này.
  • Bobby just asked for some groceries.
    Bobby vừa yêu cầu có đồ thực phẩm.

 

Cấu trúc Request

 

 

So với cấu trúc Ask thì cấu trúc Request có phần trang trọng hơn một chút, thường dùng trong mối quan hệ khách hàng – dịch vụ, đồng nghiệp, công việc,… 

S + request + S + to V

S + request + N

Ví dụ:

  • Our partner just requested us to lower the price.
    Đối tác của chúng ta vừa yêu cầu chúng ta hạ giá xuống.
  • I request you to come here on Thursday.
    Tôi yêu cầu bạn đến đây vào Thứ Năm.

 

Cấu trúc Require

 

Require là một động từ mang nghĩa “đòi hỏi, yêu cầu”. Cấu trúc Require được dùng khi muốn nói cần cái gì đó (để đáp ứng đủ điều kiện cho điều gì). Cấu trúc Require dùng như sau:

S + require + S + to V

S + require + N

N + require + N

Ví dụ:

  • Tell me if the party requires more decorations.
    Hãy bảo tớ nếu bữa tiệc cần thêm đồ trang trí.
  • This game requires patience.
    Trò chơi này đòi hỏi sự kiên nhẫn.

 

Cấu trúc Order

 

Động từ Order mang nhiều nghĩa khác nhau: “ra lệnh”, “đặt mua”, “sắp xếp”, “gọi (món ăn tại hàng ăn uống)”. Trong bài này, chúng ta sẽ tập trung vào nghĩa “ra lệnh” của cấu trúc Order

Cấu trúc này được dùng bởi một người lớn tuổi hơn, ở cấp bậc cao hơn mà có tư cách ra lệnh, đề nghị ai làm điều họ muốn.

S + order (+ S) + to V

Ví dụ:

  • My boss ordered me to send you in.
    Sếp tôi ra lệnh tôi đưa cậu vào.
  • Her doctor ordered her to take medications.
    Bác sĩ của cô ấy ra lệnh cho cô ấy uống thuốc.

>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc about trong tiếng Anh chi tiết nhất

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Cách dùng cấu trúc about trong tiếng Anh chi tiết nhất

About là một từ có thể đóng vai trò là giới từ, cũng có thể là trạng từ, hay cũng có khi kết hợp với một số từ để hỏi như “How”, “What” mang ý nghĩa hoàn toàn riêng biệt. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về cách sử dụng cấu trúc about qua bài viết sau đây nhé.

 

Cách dùng cấu trúc about và cách dùng

 

Cấu trúc About

 

About là từ xuất hiện khá nhiều khi chúng ta học tiếng Anh. Nhưng ở mỗi vị trí khác nhau, cấu trúc about lại diễn đạt một ý nghĩa khác nhau. 

Khi about là giới từ

About được dùng phổ biến nhất với vị trí là một giới từ tiếng Anh, mang ý nghĩa là về cái gì, về điều gì.

Ví dụ:

  • Do you know anything about the newest version of the K.B laptop? (Bạn có biết chút gì về mẫu mới nhất của hãng laptop K.B không?)
  • Linda’s very worried about her young son whenever she is far from home. (Linda rất lo lắng về đứa con trai nhỏ của cô ấy mỗi khi cô ấy xa nhà.)
  • She is writing a blog about nature. (Cô ấy đang viết 1 bài blog về tự nhiên.)

 

Lưu ý: Trong tiếng Anh có một số từ không thể đi kèm với cấu trúc about, điển hình như: “discuss (thảo luận), consider (cân nhắc), description (sự mô tả), mention (đề cập đến), …”

Ví dụ: 

  • He didn’t mention where we can find the keys. (Anh ta không đề cập đến nơi chúng ta có thể tìm chìa khóa.)
  • Let’s discuss our trip to Cat Ba! (Hãy cùng thảo luận chuyến đi tới Cát Bà của chúng ta.)
  • Have you considered applying for this job? (Bạn đã từng cân nhắc tới việc ứng tuyển cho công việc này chưa.)

>>> Mời xem thêm: cách đăng ký học tiếng anh trực tuyến

 

Khi about là trạng từ

Bên cạnh cách dùng phổ biến như một giới từ, cấu trúc about còn được sử dụng trong câu với vị trí của một trạng từ khi chúng ta muốn nói về thời gian, số lượng hay con số mang tính gần đúng. 

Ví dụ:

  • Our lesson will start at about 7pm everyday. (Tiết học của chúng ta sẽ bắt đầu vào khoảng 7 giờ tối mỗi ngày.)
  • We met each other about two years ago. (Chúng tôi gặp nhau khoảng 2 năm trước.)
  • Linda moved here about 4 years ago. (Linda chuyển tới đây khoảng 4 năm trước.)

 

Cấu trúc be about to

Cấu trúc be about to

 

Một dạng cấu trúc about nâng cao khác thường được sử dụng ở những bài tập khó tiếng Anh là “be about to”. Chúng ta sử dụng cấu trúc này như một cụm tính từ nói về một điều gì đó sẽ sớm xảy ra trong tương lai. 

Cấu trúc

S + to be + about + to + V-inf

Ví dụ: 

  • They are about to finish these projects. (Họ sắp hoàn thành những dự án này.)
  • Linda is about to learn a new language. (Linda sắp học môn ngôn ngữ mới.)
  • Min is about to apply for this job. (Min sắp ứng tuyển công việc này.)

 

Cấu trúc how about

Khác với những cách dùng của cấu trúc about ở trên, cấu trúc how about hoặc what about được dùng để đưa ra gợi ý, đề nghị về một việc gì đó. 

Cấu trúc:

How about / What about + V-ing/Noun?

Ví dụ:

  • How about going to B.M park next Sunday? (Chúng ta sẽ đi tới công viên B.M vào chủ nhật tới nhé?
  • What about going to the cinema? (Chúng ta đi tới rạp chiếu phim được không?)
  • How about visiting Hoa’s house next Saturday? (Chúng ta sẽ tới thăm nhà Hoa vào thứ 7 tuần tới nhé.)

>>> Mời xem thêm: Cách dùng cấu trúc Respect trong tiếng Anh

Cách dùng cấu trúc Respect trong tiếng Anh

Cùng tìm hiểu cách dùng cấu trúc Respect qua bài viết dưới đây một cách chi tiết nhất nhé. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ ý nghĩa và cách sử dụng cấu trúc này một cách dễ hiểu nhất.

Respect là gì?

 

Respect

 

Respect (/rɪˈspekt/) (n): sự kính trọng, sự tôn trọng, phương diện 

Ví dụ:

  • Everyone has lots of respect for Jim.
    Mọi người có nhiều sự tôn kính đối với Jim.
  • The key to a healthy relationship is respect for each other.
    Chìa khóa cho một mối quan hệ lành mạnh là sự tôn trọng dành cho nhau.
  • In some respects, Randy shares some similarities with you.
    Trong một vài phương diện, Randy có nhiều điểm tương đồng với cậu.

 

Khi đóng vai trò động từ, Respect có nghĩa là hành động “tôn trọng” (ai, điều gì).

Ví dụ:

  • I respect your opinion, but I will have to disagree.
    Tôi tôn trọng ý kiến của bạn, nhưng tôi phải không đồng ý.
  • She never respected other people, so no one wanted to be near her.
    Cô ấy không bao giờ tôn trọng người khác, nên không ai muốn ở gần cô ấy.
  • His son is a good kid. He always respects others.
    Con trai anh ấy là một đứa trẻ ngoan. Em ấy luôn tôn trọng những người khác.

>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu cấu trúc Take over trong tiếng Anh dễ dàng nhất

 

Cách sử dụng cấu trúc Respect trong tiếng Anh

 

Có 3 cấu trúc Respect trong tiếng Anh chính:

1. Respect for somebody/something: Sự tôn trọng dành cho ai đó/ thứ gì

Trong cấu trúc này, Respect đóng vai trò là một danh từ

Ví dụ:

  • Students from class 5b are excellent. That’s why people have respect for them.
    Các học sinh từ lớp 5b giỏi xuất sắc. Đó là lí do vì sao mọi người có sự tôn trọng dành cho họ.
  • They will bring flowers and presents to show respect for the teacher.
    Các bạn ấy sẽ đem hoa và quà để thể hiện sự tôn kính dành cho người giáo viên.
  • Keith has a lot of respect for his wife’s job.
    Keith dành nhiều sự tôn trọng cho công việc của vợ anh ấy.

 

2. Respect somebody/something: Tôn trọng ai đó/ thứ gì

Trong cấu trúc này, Respect đóng vai trò động từ

Ví dụ:

  • We must respect older people.
    Chúng ta phải tôn trọng người lớn tuổi hơn.

 

  • They don’t respect their teacher.
    Họ không tôn trọng giáo viên của họ.
  • We respect your meticulousness.
    Chúng tôi tôn trọng sự tỉ mỉ của bạn.

 

3. Out of respect: Với sự tôn trọng, bằng sự tôn trọng

Cụm từ này được sử dụng với hành động nào đó xuất phát từ sự tôn trọng dành cho ai/ điều gì. Respect trong cụm từ này là một danh từ.

Ví dụ:

  • Out of respect for the audience, they take a bow politely.
    Với sự tôn trọng dành cho khán giả, họ cúi chào một cách lịch sự.
  • My family always takes good care of the altar out of respect for our ancestors.
    Gia đình chúng tôi luôn chăm sóc bàn thờ thật tốt với sự tôn trọng dành cho tổ tiên của chúng tôi.
  • Out of respect for our mother, we will have a garden full of roses – her favorite type of flower.
    Với sự tôn trọng dành cho mẹ, chúng tôi sẽ có một ngôi vườn đầy hoa hồng – loài hoa yêu thích của bà ấy.

 

Các cụm từ đi với Respect trong tiếng Anh

 

Respect

 

in many respects : trong nhiều phương diện 

Ví dụ: In many respects, Vanessa’s idea is better.

Trong nhiều phương diện, ý tưởng của Vanessa tốt hơn.

 

in respect of (someone/something): có liên quan tới (ai/điều gì)

Ví dụ: In respect of the carnival, we are still thinking about it.

Liên quan tới lễ hội ấy, chúng tôi vẫn đang nghĩ về nó.

 

in respect to (someone/something) : bằng sự tôn trọng dành cho (ai/điều gì)

Ví dụ: I have brought a welcoming gift in respect to the neighbour.

Tôi đã đem một món quà chào mừng bằng sự tôn trọng dành cho người hàng xóm.

 

pay (one) respect to: thể hiện/dành sự tôn trọng với

Ví dụ: He did not seem to pay me any respect.

Anh ta có vẻ đã không dành cho tôi tí sự tôn trọng nào.

 

pay (one’s) last respect: thể hiện sự tôn kính dành cho người đã khuất

Ví dụ: They came to the funeral to pay their last respect for the soldiers.

Họ đã đến đám tang để thể hiện sự tôn kính đối với những người lính.

 

respect (someone or something) as (something): tôn trọng (ai/điều gì) với tư cách (là gì)

Ví dụ: I really respect you as an artist, but not as a human being.

Tôi rất tôn trọng bạn với tư cách là một nghệ sĩ, nhưng với tư cách một con người thì không.

 

with (all due) respect: với (tất cả) lòng tôn trọng

Ví dụ: With all due respect, I think maybe we should choose a different path.

Với tất cả lòng tôn trọng, tôi nghĩ có lẽ ta nên chọn một lối đi khác.

 

respect (someone or something) for (something): tôn trọng (ai/điều gì) vì (điều gì)

Ví dụ: Anna respects her father for his kindness.

Anna tôn trọng bố cô ấy vì lòng tốt của ông.

>>> Có thể bạn quan tâm: gia sư tiếng anh 1 kèm 1

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Tìm hiểu cấu trúc Take over trong tiếng Anh dễ dàng nhất

Cấu trúc Take over là một là một cấu trúc được sử dụng nhiều trong văn viết cũng như đời sống hàng ngày. Vậy Take over là gì? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

 

Take over là gì?

 

Take over là gì?

 

Take over (/teik/ /’əʊvə[r]/) : tiếp quản (nhóm, đơn vị,…) hoặc nắm quyền kiểm soát (đối với công ty bằng cách mua đủ cổ phần).

Khi chia thì, ta giữ nguyên từ “over” và chia động từ “take”. 

Ví dụ:

  • Mary is busy so Liam is going to take over.
    Mary đang bận nên Liam sẽ tiếp quản.
  • The messy situation we are having is a sign that somebody else needs to take over.
    Tình huống hỗn loạn mà chúng ta đang có là một dấu hiệu cho thấy ai đó khác cần tiếp quản.
  • Our competitors have taken over the Johnson’s Company.
    Những đối thủ của chúng ta đã tiếp quản Công ty Johnson’s.

 

Cách sử dụng cấu trúc Take over trong tiếng Anh

 

1. Take over

Khi cụm từ Take over đứng riêng thì sẽ mang nghĩa là “tiếp quản”.

Ví dụ:

  • If no one takes over then this project will be doomed.
    Nếu không ai tiếp quản thì dự án này sẽ tan tành.
  • You should take over once she is gone.
    Bạn nên tiếp quản một khi cô ấy đi mất.
  • It is time someone stepped up and took over.
    Đã đến lúc ai đó đứng lên và tiếp quản.

 

2. Take over something

Take over something có nghĩa là “tiếp quản cái gì” hoặc ““nắm quyền kiểm soát” (đối với một công ty bằng cách mua đủ cổ phần).

  • Troye will take over the company when the CEO passes away.
    Troye sẽ tiếp quản công ty khi Giám đốc qua đời.
  • It is predicted that robots will take over the world some day.
    Có người dự đoán rằng rô-bốt sẽ tiếp quản thế giới vào một ngày nào đó.
  • I heard that someone has taken over the company.
    Tôi nghe nói ai đó đã tiếp quản công ty đó.

 

3. Take over from someone

Take over from someone được dùng để nói về hành động “thay ai tiếp quản”.

Ví dụ:

  • Kim will take over from her brother as Manager.
    Kim sẽ thay anh trai cô ấy tiếp quản làm Quản lý.
  • I took over from Andy as Head of Marketing last month.
    Tôi thay Andy tiếp quản làm Trưởng nhóm Marketing vào tháng trước.
  • Nobody wants to take over from Nicki because the job is too difficult.
    Không ai muốn thay Nicki tiếp quản vì công việc của cô ấy quá khó.

 

Các cụm từ đi với Take over trong tiếng Anh

 

Take over là gì?

 

replace : thay thế

Ví dụ: I will replace her as the leading female.

Tớ sẽ thay thế bạn ấy làm vai nữ chính.

 

assume the leadership of : đảm đương vị trí lãnh đạo của

Ví dụ: Mr. Black has assumed the leadership of Mr. Mosby.

Ngài Black đã đảm đương vị trí lãnh đạo của ngài Mosby

 

assume: tiếp quản

Ví dụ: The new Head of State will assume office on July 19th.

Tân Nguyên thủ Quốc gia sẽ tiếp quản vào ngày 19 tháng 7.

 

take charge : nhận trách nhiệm

Ví dụ: Miss Annalise is going to take charge of the class from now on.

Cô Annalise sẽ chịu trách nhiệm với lớp từ bây giờ.

 

usurp : soán ngôi, cướp ngôi (thường dùng khi người soán ngôi không có quyền)

Ví dụ: Many citizens are afraid that those greedy people will usurp the country’s power.

Nhiều công dân e ngại rằng những người tham lam đó sẽ chiếm đoạt quyền lực nhà nước.

 

overthrow : lật đổ

Ví dụ: The government used to be overthrown and defeated.

Chính phủ đã từng bị lật đổ và đánh bại.

 

take the helm of : nắm quyền kiểm soát (một tổ chức hay công ty nào đó)

Ví dụ: Mark is powerful enough to take the helm of the company, he just doesn’t want to.

Mark đủ quyền lực để nắm quyền kiểm soát của công ty ấy, anh ta chỉ không muốn thôi.

>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Reply và Rely trong tiếng Anh chi tiết nhất