Từ vựng thông dụng

Hướng dẫn phiên âm và đọc bảng chữ cái tiếng Anh chuẩn quốc tế

Điều đầu tiên khi mới bắt đầu học tiếng Anh mà ai cũng phải học phải biết đó là phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh. Đây là bước căn bản, đặt nền móng đầu tiên trên hành trình học tiếng Anh của bạn. Nhưng cũng là bước quan trọng nhất quyết định bạn có thể nói chuyện và giao tiếp tốt hay không?

Bảng chữ cái tiếng Anh

Bảng chữ cái tiếng Anh (English alphabet) hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 kí tự được sắp xếp theo 1 thứ tự cụ thể. 

 Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh và Phiên âm

Trong bảng chữ cái tiếng Anh có:

  • 5 nguyên âm: a, e, o, i, u
  • 21 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z.

Các nguyên âm và phụ âm đơn có cách đọc khá đơn giản, tuy nhiên khi chúng được ghép với nhau lại có thể tạo nên những cách phát âm khác nhau lên tới 44 cách phát âm khi ghép từ cơ bản.

Phiên âm tiếng Anh là những kí tự Latin được ghép vào với nhau để tạo thành từ. Cách đọc phiên âm tiếng Anh khá giống với âm tiếng Việt, ngoại trừ, một vài âm không có trong bảng phiên âm tiếng Việt.

IPA là viết tắt của International Phonetic Alphabet – bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế.

Khá nhiều người học tiếng Anh thường đọc các từ theo sự ghi nhớ và có thể đọc nhầm các từ ít gặp hoặc chưa từng sử dụng vì không nắm rõ các nguyên tắc đọc phiên âm trong tiếng Anh.

Khi nắm rõ cách đọc các ký tự phiên âm, bạn có thể đọc bất cứ từ nào chuẩn xác và có thể phân biệt được các từ có âm gần giống nhau, ví dụ như: ship và sheep, bad và bed…

Nguyên âm

/ ɪ / : Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i).

/i:/ : Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.

/ ʊ / : Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.

/u:/: Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.

/ e /: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.

/ ə /: Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ.

/ɜ:/ : Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ.

/ ɒ / : Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.

/ɪə/: Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /

/ʊə/ : Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/

/eə/ :Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /

/eɪ/ : Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /.

/ɔɪ/ : Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.

/aɪ/ : Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.

/əʊ/: Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.

/aʊ/ : Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/.

Lưu ý:

  1. Khi phát âm các nguyên âm này, dây thanh quản rung.
  2. Từ âm /ɪə / – /aʊ/: Phải phát âm đủ cả 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước phát âm dài hơn âm đứng sau một chút.
  3. Các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều => không cần chú ý đến vị trí đặt răng.

Tổng Hợp

Đối với môi:

  • Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
  • Môi mở vừa phải (âm khó): / ɪ /, / ʊ /, / æ /
  • Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
  • Lưỡi răng: /f/, /v/

Đối với lưỡi:

  • Cong đầu lưỡi chạm nướu:  / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /
  • Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
  • Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
  • Răng lưỡi: /ð/, /θ/.

Đối với dây thanh:

  • Rung (hữu thanh): các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
  • Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/

>>> Mời xem thêm: Học tiếng Anh qua hình ảnh và những tác dụng phụ

 

Tổng hợp từ vựng tiếng Anh chủ đề dịch covid 19

Hiện nay dịch Covid 19 đang là chủ đề nóng của toàn thế giới và cả Việt Nam. Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Số ca bệnh vẫn ngày càng tăng cao. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từ vựng tiếng Anh chủ đề dịch covid 19 để giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và sẵn sàng bàn luận về nó một cách tự tin khi đã có vốn từ vựng.

Từ vựng về dịch COVID-19

Coronavirus: dịch bệnh covid 19

Cluster: ổ dịch

Community spread: sự lây nhiễm cộng đồng

Mass gathering: tụ tập đông người

Infection: lây lan, truyền nhiễm

Quarantine camp: khu cách ly tập trung

Containment zone: khu phong toả

Herd immunity: miễn dịch cộng đồng

Community spread: lây nhiễm cộng đồng

Outbreak: Sự bùng nổ ca nhiễm

Curfew: lệnh giới nghiêm

Lockdown: sự phong tỏa

Quarantine: cách ly / thời gian cách ly

Self-isolation: tự cách ly

Social distancing: dãn cách xã hội

Travel restriction: lệnh cấm di chuyển

>>> Mời xem thêm: Mẫu câu giao tiếp chào hỏi lần đầu gặp gỡ trong tiếng Anh

Từ vựng về bệnh nhân COVID-19

Incubation period: giai đoạn ủ bệnh

Respiratory droplets: những giọt dịch hô hấp

Contact tracing: truy vết những người đã tiếp xúc với người bệnh

Confirmed patient: bệnh nhân F0

Person under investigation (PUI): người nghi nhiễm

Super-spreader: bệnh nhân siêu lây nhiễm

Hãy ghi nhớ từ vựng bổ sung vốn từ cho mình. Và cùng nhau thực hiện 5k, chúc các bạn giữ gìn sức khỏe thật tốt và thực hiện nghiêm các quy định của chính phủ.

Mẫu câu giao tiếp chào hỏi lần đầu gặp gỡ trong tiếng Anh

Lần đầu gặp gỡ bạn bè, hay một vị khách hoặc một người nào đó là người nước ngoài bạn sẽ nói như nào? Khi bạn muốn nói rất vui được làm việc với bạn tiếng anh như nào? Hãy cùng nhau tìm hiểu các mẫu câu giao tiếp chào hỏi lần đầu gặp gỡ.

Chào hỏi lịch sự khi gặp gỡ

Hello, my name is Minh. Nice to meet you.

Xin chào, tôi tên là Minh. Rất vui khi gặp bạn.

Good morning/afternoon/evening, I’m John. I’m happy to meet you.

Xin chào buổi sáng/buổi chiều/buổi tối. Tôi là John. Rất vui khi gặp bạn.

How do you do! I’m Lan.

Xin chào! Mình là Lan.

Hi, I’m Phuong. My pleasure to make your acquaintance.

Xin chào, mình là Phương. Rất hân hạnh được làm quen với bạn.

Giới thiệu về bản thân

Where are you from?

Bạn từ đâu đến?

I’m from Viet Nam.

Tôi tới từ Việt Nam.

Are you from China?/Are you Chinese?

Bạn tới từ Trung Quốc phải không?/Bạn là người Trung Quốc phải không?

Yes, I am/No, I’m not. I’m Vietnamese.

Vâng, đúng rồi/Không, tôi là người Việt Nam.

How old are you?/When were you born?

Bạn bao nhiêu tuổi rồi? Bạn sinh năm nào?

I’m 24 years old./I was born in 1997.

Tôi 24 tuổi./Tôi sinh năm 1997.

Oh, we are the same age./You are younger/older 1 year than me.

Ô, chúng ta cùng tuổi./Bạn ít hơn/nhiều hơn mình một tuổi.

Where do you live now?/How long have you been here?

Giờ bạn đang ở đâu?/Bạn ở đây được bao lâu rồi?

I live in Hang Trong, Ha Noi now./I’ve been here for over 1 year.

Tôi đang sống ở Hàng Trống, Hà Nội./Tôi đã ở đây được hơn 1 năm rồi.

Can you speak Vietnamese?

Bạn có nói được tiếng Việt không?

No, I can’t./I can speak a little bit./Yes, I can.

Không, tôi không biết./Tôi có thể nói một chút./Vâng, tôi có thể.

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp những lí do vì sao bạn nên học tiếng Anh?

Giới thiệu về nghề nghiệp/trường lớp

What’s your job?/What do you do?/ What do you do for a living?/What is your occupation?

Bạn làm nghề gì?

I’m a student./I’m a teacher./I’m working in banking and finance field./ I’m unemployment.

Tôi là sinh viên./ Tôi là giáo viên./ Tôi đang làm việc trong lĩnh vực tài chính ngân hàng./Tôi đang thất nghiệp.

Where are you studying/working now?

Bạn đang học/làm việc ở đâu?

I’m studying at Ha Noi Medical University.

Tôi đang học tại đại học Y Hà Nội.

Chào tạm biệt

I have to go/leave now./I’m afraid I have to head off now. Nice to see you./It’s been really nice to know you. Good bye, See ya!

Tôi phải đi bây giờ./Tôi e rằng phải đi luôn bây giờ. Thật vui khi gặp bạn. Tạm biệt, hẹn gặp lại.

Hội thoại mẫu

Quan: Hi Peter, let me introduce to you, this is Lan.

Quan: Chào Peter, để tôi giới thiệu với bạn, đây là Lan.

Peter: Hi Quan, Hi, Lan. I’m Peter Baker. How do you do!

Peter: Chào Quân, chào Lan. Mình là Peter Baker. Rất vui được gặp bạn!

Lan: Hi Peter! Nice to meet you. Where are you from, Peter?

Lan: Chào Peter! Rất vui được gặp bạn. Bạn từ đâu đến Peter?

Peter: I come from England. What are you studying, Lan?

Peter: Mình tới từ Anh. Bạn học gì hả Lan?

Lan: I’m studying history.

Lan: Mình học lịch sử.

Peter: That sounds great, I love history too.

Peter: Hay quá, mình cũng rất thích lịch sử.

Lan: Really, it’s a great subject. Sorry, I have to go now. It’s been really nice to know you. See you soon!

Lan: Thế à, đó là một môn học tuyệt vời. Rất xin lỗi, tớ phải đi bây giờ rồi, rất vui được biết bạn. Hẹn gặp lại nhé!

Peter: Me too. Good bye, Lan, See Ya.

Peter: Mình cũng vậy. Tạm biệt Lan, hẹn gặp lại.

>>> Có thể bạn quan tâm: phần mềm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

4 mẹo để ghi nhớ từ vựng tiếng Anh

Học từ vựng tiếng Anh là vấn đề muôn thuở mà bạn phải gặp khi học ngoại ngữ. Với người học chắc là các bạn đã tìm rất nhiều cách ghi nhớ các từ vựng. Tuy nhiên, nó vẫn khiến bạn gặp nhiêu rắt rối vì rất dễ quên, dù đã chăm chỉ học các từ. Trong bài viết này Pantado xin chia sẻ một số cách học thuộc từ vựng tiếng Anh mà bạn sẽ không bao giờ quên được. Mời bạn tham khảo!

Làm thế nào để chúng ta ghi nhớ các từ?

Nhưng có một bí quyết để ghi nhớ các từ vựng ! Bí quyết là sử dụng trí nhớ của bạn một cách thông minh. Bộ não của chúng ta có hai loại trí nhớ khác nhau: trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.

>> Xem thêm: 10 cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng nghe

Khi bạn lần đầu tiên học một từ mới, từ đó sẽ được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn của bạn. Nhưng trí nhớ ngắn hạn của bạn nhỏ. Nó không có nhiều chỗ cho thông tin. Đó là bởi vì nó luôn phải học những điều mới!

Vì vậy, để đảm bảo bạn nhớ lâu một từ mới sau khi học, bạn phải chuyển thông tin đó từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn . Bộ nhớ dài hạn có nhiều chỗ hơn - thậm chí có thể là không giới hạn! Nó có thể lưu trữ nhiều thứ.

Dưới đây là một số cách để chuyển từ mới vào trí nhớ dài hạn. Khi bạn sử dụng những phương pháp này, bạn sẽ nhớ các từ rất lâu sau khi bạn học chúng.

4 Mẹo giúp bạn ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh

1. Đặt từ mới vào một cụm từ hoặc câu

Có thể khó nhớ một từ duy nhất. Bạn phải biết bối cảnh cho nó! Tức là bạn phải biết từ đó thuộc hoặc phù hợp với các từ khác ở đâu. Tìm hoặc tạo thành một câu hoặc một cụm từ có từ mới đó và bộ não của bạn sẽ có thể nhớ nó dễ dàng hơn, vì nó phù hợp với ngữ cảnh lớn hơn. Ví dụ, bạn có thể học từ vựng mới từ các thành ngữ, cụm từ hoặc câu trích dẫn!

Ví dụ:

“Play the devil’s advocate” – English idiom  Chơi trò bênh vực quỷ dữ

“Life is a long lesson in humility.” – James M. Barrie Cuộc sống là một bài học dài về sự khiêm tốn 

>> Mời tham khảo: kinh nghiệm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

2. Nhóm các từ tương tự lại với nhau trong danh sách

Lập danh sách từ vựng gồm các từ có nghĩa tương tự. Bộ não của bạn sẽ kết nối các từ tương tự với nhau khi bạn nghiên cứu toàn bộ danh sách!

3. Viết định nghĩa của riêng bạn

Đừng chỉ ghi nhớ định nghĩa bạn tìm thấy trong từ điển cho một từ mới. Đảm bảo rằng bạn hiểu định nghĩa và sau đó viết định nghĩa đó bằng từ ngữ của riêng bạn. Bạn sẽ nhớ nó tốt hơn!

4. Thực hành theo một khuôn mẫu: Thực hành mỗi ngày, sau đó một lần một tuần, sau đó một lần một tháng

Khi bắt đầu, hãy xem lại danh sách từ vựng của bạn mỗi ngày. Sau đó, không học nó trong cả tuần, và xem những gì bạn nhớ! Nếu bạn chia đều thời gian khi học, bạn sẽ giúp não bộ của bạn tìm ra những từ mới từ trí nhớ dài hạn của bạn.

>> Mời bạn quan tâm: Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1

Bạn muốn tìm một số từ vựng mới để học? Xem danh sách phát trên YouTube để biết các video mà bạn có thể quan tâm. Bạn có thể học một từ mới mỗi ngày với danh sách các từ vựng theo chủ đề  của chúng tôi . Hoặc tìm một chương trình về chủ đề mà bạn quan tâm như trò chơi , tiếng Anh cho công việc , thời tiết , sơ cứu , hoặc hơn thế nữa ! Viết ra những từ mới bạn nghe được. Sau đó tra cứu chúng trong từ điển và thêm chúng vào danh sách từ vựng của bạn.

Bạn có cách học thuộc từ vựng tiếng Anh khác không? Bạn đã học được những từ vựng thú vị nào? Hãy cho chúng tôi biết nhé!

 

Tài liệu sách học tiếng Anh lớp 3 - hội thoại luyện tiếng Anh giao tiếp miễn phí

Với những phụ huynh đang có con theo học lớp 3, muốn tìm thêm nhiều nguồn sách học tiếng Anh lớp 3 để bé học thêm sau giờ học tiếng Anh tại trường. Cùng Pantado tham khảo bộ tài liệu  “650 bài hội thoại tiếng Anh luyện giao tiếp” miễn phí cho bé nhé.

Nội dung tài liệu “650 bài hội thoại tiếng Anh luyện giao tiếp

Bộ tài liệu này giúp các con nâng cao khả năng phản xạ, giao tiếp. Với nhiều chủ đề hay và thú vị xung quanh cuộc sống hàng ngày và các chủ đề mở rộng theo chương trình học của bộ giáo dục đào tạo. 

Bộ tài liệu bao gồm file nghe và file tài liệu giúp các bé có thể vừa luyện nghe vừa học thêm các mẫu câu và các từ mới vô cùng thú vị.

>>> Có thể bạn quan tâm: các chương trình học tiếng anh online hiệu quả

Phương pháp luyện nghe tiếng Anh giao tiếp theo tài liệu

Theo nghiên cứu trình tự học tiếng Anh tốt nhất là nghe, nói, đọc, viết. Để giao tiếp tốt, chắc chắn bạn phải phát âm tiếng Anh cho đúng. Vì vậy việc đầu tiên khi luyện nghe bộ tài liệu này là các bé nên nghe thật kĩ cách phát âm, kiểm tra lại cách phát âm của mình xem đã chính xác chưa.

Đây không chỉ là tài liệu học tiếng Anh phát âm phổ biến cho học sinh lớp 3 mà nó còn là nền tảng cho những bé muốn cải thiện trình độ tiếng Anh phục vụ cho nhiều mục đích khác. Nếu các bé phát âm chuẩn, các bé mới có thể nói, giao tiếp với người khác từ đó nâng cao khả năng giao tiếp. Bộ tài liệu này sẽ giúp các bé chuẩn hóa toàn bộ phiên âm cũng như cách đọc câu với đúng ngữ điệu và trọng âm từ, trọng âm câu ra sao. 

LInk download tài liệu miễn phí

Link tải miễn phí:

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các cách để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh nhanh nhất

 

Tổng hợp các cách để cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh nhanh nhất

Bạn muốn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh để có thể phát âm và giao tiếp một cách hiệu quả nhất. Chúng tôi xin bật mí với bạn những bí quyết để cải thiện kỹ năng nói nhanh nhất quan bài viết sau. Hi vọng giúp ích cho quý bạn đọc.

 

Luyện nói tiếng Anh từ cơ bản và kiên trì

Người xưa có câu dục tốc bất đạt, vì vậy bạn cần học tập và ôn luyện một cách kiên trì bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất để cải thiện dần kĩ năng cũng như lấy động lực để học tập.

Bạn hãy bắt đầu bằng việc học những từ vựng hay cụm từ đơn giản và học cách phát âm chúng một cách chính xác. Sau khi đã tự tin với khả năng phát âm và cách sử dụng các từ vựng hay cụm từ đó, bạn có thể chọn thêm các cụm từ khác để thực hành. Cứ từ từ, bắt đầu nói tiếng Anh với những cụm từ hay câu đơn giản trước, sau đó mở rộng ra chuyển sang với các cụm từ và cấu trúc câu phức tạp hơn.

 

Hãy nói vừa đủ, tập trung truyền đạt chính xác nội dung

Khi học tiếng Anh, bạn được khuyến khích nói càng nhiều càng tốt, tận dụng càng nhiều tình huống để giao tiếp tiếng Anh càng tốt. Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng không có nghĩa với một câu chuyện, một chủ đề bạn cứ nói miên man. Hãy nói vừa đủ, tập trung truyền đạt các thông tin một cách ngắn gọn và chính xác.

 

Bạn và người đối diện không có quá nhiều thời gian trong các tình huống giao tiếp tiếng Anh thông thường, và cũng không phải ai cũng có thể có đủ kiên nhẫn để nghe bạn nói quá nhiều thứ không liên quan. Do đó, hãy tập trung vào chủ đề bạn cần nói, và cố gắng truyền đạt chúng một cách gọn ghẽ rõ ràng nhất, khi đó hiệu quả giao tiếp tiếng Anh sẽ tốt hơn rất nhiều.

Luyện tập thường xuyên và kiên trì

Trong bất cứ việc gì cũng cần sự kiên trì và tỉ mỉ, học tiếng Anh cũng vậy chúng ta cần sự luyện tập kiên trì mỗi ngày để có thể gặt hái được thành công. Hãy nhớ, việc cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh không chỉ phụ thuộc vào vốn từ mà còn là cách thức phát âm, phản xạ. Những điều này đòi hỏi thời gian để bạn có thể hoàn thiện các kỹ năng.

 >>> Mời tham khảo : Chương trình học tiếng Anh trực tuyến hiệu quả nhất

Khi bạn bạn luyện tập tiếng Anh một cách thường xuyên và liên tục, bạn sẽ ngày càng cảm thấy tự tin hơn kỹ năng nói tiếng Anh của bạn cũng được cải thiện đáng kể hơn. Hãy chủ động tìm nhiều cơ hội để luyện nói tiếng Anh mỗi ngày. Nếu bạn không sống ở một môi trường nói tiếng Anh, hãy tham gia các câu lạc bộ tiếng Anh, tham gia các cộng đồng nói tiếng Anh online hoặc kết bạn qua Tinder, Facebook, What’sApp ,… để luyện nói tiếng Anh với người bản xứ mỗi ngày.

 

Đơn giản hóa mọi thứ khi nói tiếng Anh

Bạn không cần quan trọng hóa là khi sử dụng những cấu trúc câu phức tạp sẽ sẽ gây ấn tượng với người khác. Thực tế là, khi bạn sử dụng quá nhiều cấu trúc và từ vựng phức tạp trong giao tiếp tiếng Anh, bạn sẽ càng dễ mắc lỗi và diễn đạt sai ý mình – điều này vô tình trở thành một khuyết điểm trong mắt người đối diện. Hãy sử dụng những cấu trúc hay từ vựng mà bạn đã cảm thấy tự tin và quen thuộc để diễn đạt khi nói tiếng Anh, sau đó mở rộng dần dần. Điều này sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nói tiếng Anh của mình lên rất nhiều đó.

Cố gắng giao tiếp tiếng Anh mọi lúc mọi nơi

Trong giao tiếp tiếng Anh ngoài ngôn từ, thì cách nhấn nhá, phát âm và ngôn ngữ hình thể cũng không kém phần quan trọng. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều tiểu thương ở chợ Bến Thành hay các khu du lịch nổi tiếng, dù vốn tiếng Anh hạn chế, họ vẫn có thể giao tiếp tốt với khách hàng nước ngoài. Đơn giản là họ biết cách kết hợp và sử dụng mọi yếu tố có thể – từ vựng, diễn giải, ngôn ngữ hình thể… để làm cho người đối diện hiểu được thông điệp của họ.

Tương tự khi giao tiếp bí từ bạn có thể dùng các từ đồng nghĩa để giải thích cho người nghe. Hoặc có thể sử dụng ngôn ngữ cơ thể của mình để cho người đối diện hiểu ý bạn. Sau đó bạn có thể hỏi lại họ cách dùng từ trong tình huống đó như thế nào, rồi ghi chú lại để review và cải thiện hơn nữa khả năng nói tiếng Anh của mình sau này.

Nghe và xem tiếng Anh nhiều hơn

Nghe và nói luôn đi đôi với nhau, do đó, để cải thiện kỹ năng nói, bạn có thể nghe tiếng Anh nhiều hơn thông qua các bản tin, radio hay xem nhiều video tiếng Anh hơn. Việc nghe, xem video và bắt chước người bản ngữ nói tiếng Anh sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng nói của mình rất nhiều.

 

Ghi âm lại những gì bạn nói

Bạn hãy sử dụng điện thoại, máy tính hay máy ghi âm cầm tay để ghi âm lại những gì bạn nói. Sau đó so sánh với cách nói của người bản ngữ nói nhiều lần đến khi gần giống với người bản xứ nhất. Hãy nghe và ghi chú các lỗi sai sau đó chỉnh sửa lại, khả năng nói tiếng Anh của bạn sẽ nhờ đó mà cải thiện rất nhiều. Bạn không cần quá lo lắng về accent hay chất giọng của mình – những thứ này không thể thay đổi một sớm một chiều. Điều bạn cần để tâm đó là cách bạn dùng từ, làm thế nào để bạn có thể nói rõ ràng và dễ hiểu hơn – đó mới chính là điểm mấu chốt để nói tiếng Anh tự tin và hiệu quả hơn.

Không nên nói quá nhanh

Các bạn đừng nhầm lẫn giữa việc “nói nhanh” và “nói lưu loát”. Những người có khả năng giao tiếp tiếng Anh lưu loát hoặc những người bản ngữ có thể nói tiếng Anh nhanh – nhưng ngược lại, nói tiếng Anh nhanh không có nghĩa là bạn nói đúng và lưu loát. Khi bạn nói qua nhanh, bạn có xu hướng nuốt các âm cuối một cách vô tội vạ và không làm chủ được các ý tưởng của mình, điều này dẫn đến người nghe không hiểu bạn đang nói gì – điều này sẽ vô cùng tệ hại.

Hãy nói tiếng Anh với một tốc độ vừa phải, nói với âm lượng to vừa phải và rõ ràng, để người đối diện có thể hiểu được thông điệp của bạn đã là thành công trong giao tiếp rồi.

Kiên trì không bỏ cuộc

Học một ngôn ngữ mới đòi hỏi bạn phải kiên trì. Khi học tập có thể sẽ vấp phải nhiều khó khăn khiến bạn chán nản nhưng đừng bỏ cuộc. Vì không có con đường đi đến thành công nào rải toàn hoa hồng, việc học tiếng Anh cũng vậy. Có chông gai thử thách khó khăn, thì sẽ có ngày bạn hái được quả ngọt. Hãy tự tin nói rằng “tôi làm được” và kiên trì luyện nói tiếng Anh mỗi ngày, bạn sẽ thấy được sự tiến bộ của mình sau một thời gian!

Để cải thiện việc giao tiếp tiếng Anh nói chung và kỹ năng nói tiếng Anh nói riêng bạn có thể tìm hiểu và đăng ký học tại trung tâm tiếng Anh trực tuyến Pantado.

>>> Mời xem thêm: Hướng dẫn cách viết email bằng tiếng Anh chuyên nghiệp nhất

Hướng dẫn cách viết email bằng tiếng Anh chuyên nghiệp nhất

Bạn đang muốn ứng tuyển một công việc yêu cầu sử dụng tiếng Anh thành thạo, bạn đang cần liên hệ với đối tác, khách hàng hay bạn bè là người nước ngoài thì việc có một email ấn tượng, chuyên nghiệp, lịch thiệp bằng tiếng Anh là vô cùng cần thiết. Cùng tìm hiểu cách viết email bằng tiếng Anh qua bài viết sau nhé!

Cách viết email công việc bằng tiếng Anh

Email là một ứng dụng được sử dụng chủ yếu trong công việc liên hệ giữa các bộ phận cũng như các đối tác. Vì thế khi viết email đòi hỏi cần phải có sự chuyên nghiệp và trang trọng.

Ví dụ: Viết I am thay vì I’m, hoặc I will not thay vì I won’t.

Phần mở đầu - Beginning

Bắt đầu email sẽ là việc chào hỏi và xưng hô với người nhận.

Dear Mr. A/ Mrs. A/ Miss A

Lưu ý 1: Nếu người nhận là phụ nữ thì hãy dùng Mrs cho phụ nữ đã kết hôn và Miss cho phụ nữ chưa lập gia đình. Còn nếu bạn không chắc chắn về vấn đề này, bạn có thể sử dụng cách gọi sau cũng không kém phần trang trọng:

Dear Sir/ Dear Madam

Lưu ý 2: Nếu người nhận thư là người nước ngoài, bạn hãy gọi họ bằng Last name (Họ). Ví dụ: Bạn gửi email cho một người đàn ông tên là John Doe, hãy viết phần mở đầu là Dear Mr.Doe. Còn nếu người nhận thư là người Việt, bạn có thể gọi họ bằng tên riêng hoặc họ tên đầy đủ. Ví dụ: Dear Mrs. Tran Anh Thu or Dear Mrs. Anh Thu

Phần nội dung chính - body

Trong trường hợp bạn là người viết email trả lời cho ai đó: Ví dụ có khách hàng hỏi về sản phẩm của công ty bạn và bạn đang viết email trả lời, bạn có thể viết: Thanks for contacting Beta Media. Hoặc công ty tuyển dụng mà bạn đã nộp hồ sơ vào gửi lại email để xác nhận một số thông tin của bạn, bạn hãy viết: I am very happy to receive your email.

Việc bạn cảm ơn hoặc nói “tôi rất vui khi nhận được email” làm người đọc cảm thấy được trân trọng và được đối xử với một phong cách lịch sự.

Nếu bạn là người chủ động viết email: Bạn hãy thay lời cảm ơn bằng việc thông báo lý do viết email của mình cho người đọc biết. Có thể tham khảo một số mẫu câu sau:

  • I am writing to make a hotel reservation/ to apply for the position of Sale Executive/ to confirm my ticket booking/ to ask for further information about your produces. (Tôi viết thư để đặt phòng khách sạn/ để ứng tuyển cho vị trí Chuyên viên Kinh doanh/ để xác nhận việc đặt vé/ để biết thêm một số thông tin về các sản phẩm của bạn).
  • I am writing with regard to your registration of Intercontinental Hotel Membership/ to the complaint you made on 21st October. (Tôi viết thư này liên quan đến việc đăng ký Hội viên Khách sạn Intercontinental của quý khách/ để giải đáp những khiếu nại của bạn vào ngày 21/10)
  • With reference to our telephone conversation on Saturday, I would like to let you know that we will compensate 20% of the product for you. (Liên quan đến cuộc trao đổi trên điện thoại của chúng ta vào Thứ 7, tôi muốn thông báo cho bạn về việc chúng tôi sẽ bồi thường cho bạn 20% giá trị sản phẩm)

>>> Mời tham khảo: các chương trình học tiếng anh online hiệu quả

Mọi người luôn muốn đọc email một cách nhanh chóng nên hãy viết ngắn gọn, rõ ràng, chú ý đến ngữ pháp, chính tả và các dấu câu. Sau đây là một số gợi ý cho những nội dung email phổ biến nhất mà bạn có thể sẽ cần dùng trong thực tế:

Making a request/ asking for information

Thực hiện một yêu cầu/ hỏi thêm thông tin:

  • Could you please let me know if you can attend our Anniversary Party/ if you are available for a meeting on 19th February? (Bạn có thể vui lòng báo cho tôi biết nếu bạn có thể tham dự bữa tiệc kỉ niệm của chúng tôi/ nếu bạn có thể tham dự cuộc họp vào ngày 19/02?)
  • I would appreciate it if you could please send me a catalogue/ if you could please reply within two days. (Tôi sẽ rất cảm ơn nếu bạn có thể vui lòng gửi tôi một cuốn catalogue/ nếu bạn có thể vui lòng hồi âm trong vòng 2 ngày).
  • Please let me know how much the tickets cost and which promotions are currently available. (Làm ơn hãy cho tôi biết giá vé và các chương trình khuyến mãi hiện có)

Offering help/ giving information

Đề nghị giúp đỡ/ cung cấp thông tin

  • We are happy to let you know that your article has been selected for publication. (Chúng tôi rất vui mừng thông báo rằng bài viết của bạn đã được chọn để xuất bản)
  • We are willing to arrange another meeting with the manager. (Chúng tôi sẵn lòng sắp xếp một cuộc họp khác với người quản lý)
  • Should you need any further information, please to contact hotline 0989.606.366. (Nếu bạn cần thêm bất kì thông tin nào, hãy vui lòng liên hệ hotline 0989.606.366)
  • We regret to inform you that the flight has been delayed due to bad weather conditions. (Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng chuyến bay đã bị hoãn bởi điều kiện thời tiết quá xấu)

Complaining

Phàn nàn

  • I am writing to expres my dissatisfaction with your customer service/ to complain about the quality of your products. (Tôi viết thư này để bày tỏ sự không hài lòng với dịch vụ chăm sóc khách hàng của bạn/ để khiếu nại về chất lượng sản phẩm của bạn)
  • We regret to inform you that your payment is considerably overdue. (Chúng tôi rất tiếc phải thông báo rằng thanh toán của bạn đã quá hạn quy định)
  • I am interested to hear how your company can compensate us for the distress we suffered. (Tôi đang rất quan tâm đến thông tin về việc công ty sẽ bồi thường như thế nào về những thiệt hại mà chúng tôi phải gánh chịu)

Apologizing

Thư xin lỗi

  • We would like to apologize for any inconvenience caused. (Chúng tôi muốn gửi lời xin lỗi vì những bất tiện mà chúng tôi đã gây ra)
  • Please accept our dearest apologies for this delay. (Làm ơn hãy chấp nhận lời xin lỗi chân thành của chúng tôi vì sự chậm trễ này)
  • Please let us know what we can do to compensate you for the damages caused. (Làm ơn hãy cho chúng tôi biết chúng tôi có thể làm gì để bồi thường những thiệt hại mà chúng tôi đã gây ra)
  • I am afraid I will not be able to attend the meeting tomorrow. (Tôi e rằng mình không thể tham dự cuộc họp ngày mai được)

Attaching files

Đính kèm tệp

  • I am sending you the contract as an attachment. (Tôi đã gửi cho bạn hợp đồng trong phần tài liệu đính kèm)
  • Please find attached the file you requested. (Vui lòng tìm tài liệu bạn cần trong phần đính kèm)
  • I am afraid I cannot open the file you have sent me. (Tôi e rằng tôi không thể mở được các tệp đính kèm mà bạn đã gửi)
  • Could you send it again in PDF format? (Bạn có thể gửi lại tài liệu ở định dạng PDF được không?)

Phần kết thúc - Ending

Trước khi kết thúc và ký tên, bạn hãy viết thêm một trong những câu sau:

  • Thank you for your patience and cooperation. (Cảm ơn vì sự kiên nhẫn và hợp tác của bạn)
  • Thank you for your consideration. (Cảm ơn sự quan tâm của bạn)
  • If you have any questions or concerns, don’t hesitate to let me know. (Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay lo ngại nào, đừng ngần ngại mà hãy cho chúng tôi biết)
  • I look forward to hearing from you soon. (Tôi mong được sớm nghe tin từ bạn)

Sau đó hãy kết thúc thư và ghi đầy đủ họ tên của bạn.

  • Yours faithfully (Trân trọng) - Nếu bạn bắt đầu thư bằng Dear Sir/Madam
  • Yours sincerely (Trân trọng) - Nếu bạn bắt đầu bằng cách viết tên, ví dụ Dear Mr.A/ Mrs.A/ Miss A
  • Sincerely Yours/ Sincerely/ Yours Truly (Trân trọng) - Phổ biến trong Anh-Mỹ

>>> Có thể bạn quan tâm: các trang web học tiếng anh online hiệu quả

Cách viết email cho bạn bè, người quen

Phần mở đầu - Beginning

Tương tự như với email công việc, bạn hãy bắt đầu bằng một lời chào hỏi

  • Hi Juliet
  • Hello John
  • Dear Mary

Phần nội dung chính - Body

Giống như phần trên, bạn hãy đi nhanh vào vấn đề, mục đích chính của bức thư.

  • Just a quick note to invite you to my birthday party/ to tell you that we will organize a birthday party for my brother. (Mình chỉ muốn viết đôi dòng để mời bạn đến buổi tiệc sinh nhật của mình/ để báo rằng chúng mình sẽ tổ chức một bữa tiệc sinh nhật cho em trai của mình)
  • This is to invite you to join my family for dinner. (Email này để mời bạn đến ăn tối cùng gia đình chúng tôi)
  • I wanted to let you know that I have just got a new job. (Tớ muốn báo cho cậu biết là tớ vừa mới có một công việc mới)
  • I’m writing to tell you about my last holiday. (Tớ viết thư để kể cho cậu nghe về kì nghỉ lễ vừa rồi của tớ)

Hoặc nếu bạn đang trả lời một bức thư thì hãy nói

  • Thanks for your email, it was wonderful to hear from you. (Cảm ơn về email của bạn, thật là tuyệt vời khi được nghe tin từ bạn)

Một số nội dung phổ biến khác.

Making a request/ asking for information

Đưa ra yêu cầu/ hỏi thêm thông tin

  • I was wondering if you could come and see me sometime next week. (Mình băn khoăn không biết bạn có thể đến thăm mình vào tuần tới không)
  • Do you think you could call her for me? I lost her phone number. (Bạn có thể gọi cho cô ấy giùm tôi không? Tôi làm mất số điện thoại của cô ấy rồi)
  • Can you call me back asap (as soon as possible)? (Cậu có thể gọi cho tớ càng sớm càng tốt không?)

Offering help/ giving information

Đề nghị giúp đỡ/ cung cấp thông tin

  • I’m sorry, but I can't make it/ come tomorrow. (Tớ xin lỗi, nhưng ngày mai tớ không đến được)
  • I’m happy to tell you that my brother is getting married next month. (Tôi vui mừng thông báo rằng anh trai tôi sẽ kết hôn vào tháng tới)
  • Do you need a hand with moving the furniture? (Bạn có cần tôi giúp một tay với việc chuyển đồ nội thất không?)
  • Would you like me to come early and help you clear up the place? (Cậu có muốn tớ đến sớm và giúp dọn dẹp chỗ đó không?)

Complaining

Phàn nàn

  • I’m sorry to say that you’re late with the payments. (Tôi rất tiếc phải nói rằng bạn đã trễ hẹn với các khoản thanh toán)
  • I hope you won’t mind me saying that the place you’d recommended to us wasn't as nice as we'd expected. (Tôi mong bạn sẽ không buồn khi tôi nói rằng chỗ mà bạn gợi ý cho chúng tôi không tốt như chúng ta mong đợi)

Apologizing

Thư xin lỗi

  • I’m sorry for the trouble I caused. (Tớ xin lỗi vì những rắc rối mà tớ gây ra)
  • I promise it won’t happen again. (Tôi hứa điều đó sẽ không xảy ra một lần nữa)
  • I’m sorry, but I can’t come to the wedding next month. (Tow xin lỗi nhưng tôi không thể tham dự đám cưới vào tháng tới được)

Attaching files

Tệp đính kèm

  • I’m attaching/sending you our wedding photos. (Tôi đã gửi kèm trong mail cho bạn ảnh cưới của chúng tôi)
  • Sorry, but I can’t open it. Can you send it again in PDF format? (Xin lỗi, mình không mở được file đó. Bạn có thể gửi lại ở định dạng PDF không?)

Phần kết thúc - Ending

Cũng như trong email công viẹc, trước khi kết thúc thư bạn hãy thêm một trong những câu sau đây:

  • Hope to hear from you soon. (Tớ hi vọng sẽ sớm nghe tin tức từ cậu)
  • I’m looking forward to seeing you. (Tôi rất mong được gặp bạn)

Cuối cùng là kết thúc thư bằng một số các từ sau và ký tên của bạn:

  • Thanks, (Cảm ơn)
  • Thank you, (Cảm ơn bạn)
  • With gratitude, (Với lòng biết ơn)
  • Sincerely/ Sincerely yours/ Yours sincerely/ Yours truly, (Chân thành)
  • Regards/ Best regards/ Kind regards (Trân trọng)
  • Best wishes (Những lời chúc tốt đẹp nhất)
  • Love (Yêu thương)
  • Take care (Bảo trọng, giữ gìn sức khỏe)

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp 50+ cách để nói chúc may mắn bằng tiếng Anh

Tổng hợp 50+ cách để nói chúc may mắn bằng tiếng Anh

Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường chúc nhau may mắn trước một kỳ thi hay một sự kiện quan trọng của người quen. Thay vì chỉ đơn giản nói “Good luck!”, Pantado xin chia sẻ cùng bạn tổng hợp các cách nói may mắn bằng tiếng Anh để bạn có thể có nhiều lời chúc tốt đẹp hơn đến mọi người.

 

  1. All the best! – Chúc mọi điều tốt lành nhất!
  2. Be careful! – Bảo trọng nhé!
  3. Best of luck! – Chúc may mắn!
  4. Fingers crossed! – Cầu chúc may mắn
  5. I hope things will turn out fine. – Hy vọng mọi thứ sẽ ổn
  6. Wishing you all the best! – Chúc bạn mọi điều tốt đẹp nhất!
  7. Wishing you lots of luck! – Chúc bạn thật nhiều may mắn!
  8. You are going to be amazing! – Bạn sẽ làm tốt mà!
  9. You were made for this! – Bạn sinh ra để làm việc này!
  10. You’ll do great! – Bạn sẽ hoàn thành tốt thôi!
  11. All the best to you. – Những điều tốt đẹp nhất dành cho bạn.
  12. I hope it all goes well! – Tôi hy vọng mọi việc sẽ ổn thỏa!
  13. Have a blast! – May mắn nhé!
  14. I wish you luck! – Tôi chúc bạn may mắn!
  15. Best wishes. – Chúc những điều tốt đẹp nhất!
  16. Many blessings to you. – Mong những điều tốt đẹp sẽ đến với bạn!
  17. Knock them dead. – Cho chúng biết tay đi.
  18. May luck be in your favor! – Cầu may mắn đến với bạn!
  19. Blow them away! – Thổi bay chúng đi!
  20. Break a leg! – Chúc may mắn!
  21. I’m pretty confident that you’ll do well. – Tôi tin là bạn sẽ làm được!
  22. God speed! – Nhanh như một vị thần!
  23. Hope you do well! – Hy vọng bạn sẽ làm tốt!
  24. I hope everything will be alright. – Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ ổn.
  25. Here’s a four-leaf clover. – Đây là cỏ 4 lá. (Cỏ 4 lá là biểu tượng cho sự may mắn.)
  26. Call on a higher power. – Cầu trời phù hộ!
  27. Better luck next time! – Lần sau may mắn hơn!
  28. May all of your efforts yield a positive outcome. – Mong những nỗ lực của bạn mang lại kết quả tốt.
  29. Win big time! Thắng lớn nhé!
  30. Live long and prosper. – Chúc sống lâu và thịnh vượng.
  31. Go forth and conquer. – Bách chiến bách thắng.
  32. Take home the crown! – Mang ngôi vương về nhé!
  33. Remember me when you’re famous! – Nhớ đến tôi lúc bạn nổi tiếng đó nhé!
  34. I hope things will work out all right. –  Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ ổn.
  35. May the force be with you! – Mạnh mẽ lên!
  36. Mesmerize them! – Hãy mê hoặc họ!
  37. Prayers be with you. – Những lời cầu chúc sẽ luôn bên bạn!
  38. Come back a legend! – Hãy trở lại là một huyền thoại nhé!
  39. Let me know how it went. – Kể cho tôi nghe mọi chuyện đã diễn ra thế nào nhé!
  40. Knock on wood! – Chúc may mắn!
  41. Believe in yourself and make it happen. – Hãy tin vào bản thân và bạn sẽ làm được.
  42. Have fun storming the castle! – Chúc may mắn dù thế nào đi nữa.
  43. To infinity and beyond! – Vì những điều không tưởng!
  44. Bring home the trophy. – Mang cúp chiến thắng về nhé!
  45. Do yourself justice. – Đòi công lý cho mình đi nào.
  46. Successfully pull off the heist! – Thực hiện thành công nhé!
  47. May the good lord bless you. – Cầu thần linh phù hộ cho bạn.
  48. Hang in there, it’s all going to be all right! – Cố lên, mọi chuyện sẽ ổn thôi.
  49. I’m rooting for you. – Tôi ủng hộ bạn hết mình.
  50. Press your thumbs together. – Cầu nguyện mọi điều tốt lành.

Bạn hãy ghi nhớ và đem những lời chúc tốt đẹp và ý nghĩa này đến với mọi người nhé. Kiến thức thật bổ ích phải không nào?

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp 50+ cách để nói chúc may mắn bằng tiếng Anh