Từ vựng thông dụng
Postpone, defer, delay và cancel đều nhắc đến một sự việc nào đó bị trì hoãn. Tuy nhiên cách dùng các từ này lại không hoàn toàn giống nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu nhé!
Điểm giống nhau:
Cả 3 động từ delay, defer và postpone đều chỉ hành động bị trì hoãn lại cho đến một thời điểm nào đó trong tương lai.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
Khác nhau:
Defer – /dɪˈfɜːr/ có nghĩa trì hoãn, làm chậm lại. Động từ này diễn tả ý định có chủ tâm muốn để cho sự việc chậm lại.
Ví dụ:
The decision has been deferred by the board until next week.
Hội đồng quản trị đã trì hoãn quyết định cho đến tuần tới.
Delay – /dɪˈleɪ/ có nghĩa chậm trễ, lề mề, trì hoãn, ám chỉ đến kiểu cách hành động.
Ví dụ:
She delayed until I asked her to do it.
Cô ta chần chừ cho đến khi tôi yêu cầu cô ta làm.
Khi diễn tả hành động trì hoãn, delay tương đương với defer nhưng nguyên nhân là do khách quan như trường hợp các chuyến bay, xe, tàu,… bị hoãn lại vì lý do thời tiết hay trục trặc kỹ thuật.
Ví dụ:
The flight was delayed because of the storm.
Chuyến bay đã bị hoãn bởi vì cơn bão.
Postpone – /pəʊstˈpəʊn/ là hoãn lạivà sắp xếp tiến hành vào thời gian sau. Postpone đặc biệt dùng với những công việc chính thức, các cuộc họp quan trọng … vốn đã được lập kế hoạch trước.
Ví dụ:
We can’t postpone the meeting anymore.
Chúng ta không thể trì hoãn cuộc họp này thêm nữa.
Cancel – /ˈkæn.səl/ có nghĩa hủy bỏ và sự việc sẽ không xảy ra nữa.
Ví dụ:
The trip was cancelled because it rained heavily.
Chuyến đi đã bị hủy bỏ vì mưa quá to.
>>> Mời xem thêm: Phân biệt 'convince' và 'persuade" trong tiếng Anh
Convince và persuade trong tiếng Anh đều được dịch là "thuyết phục" nhưng theo thời gian, hai động từ trên được sử dụng với nét nghĩa khác nhau
Xem thêm:
>> Học tiếng Anh trực tuyến lớp 8
Convince /kənˈvɪns/
Động từ này được từ điển Oxford diễn giải là "cause (someone) to believe firmly in the truth of something" - thuyết phục ai đó tin vào điều gì. Cách dùng của từ này thường là "convince someone of something/ that + clause". Ví dụ:
- Robert convinced Julia of his innocence. - convince someone of something - Robert thuyết phục Julia về sự vô tội của anh ấy.
- He is desperate to convince us that he believes in the rightness of his actions. - convince someone that clause - Anh ấy thuyết phục chúng tôi trong tuyệt vọng rằng anh ấy có quyền trong những hành động đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
Persuade /pəˈsweɪd/
Động từ này được diễn giải "induce (someone) to do something through reasoning or argument" - thuyết phục ai đó làm gì vì hợp lý. Cách dùng của từ thường là "persuade someone to do something". Ví dụ:
- It wasn’t easy, but I persuaded him to do the right thing. - Điều đó không dễ, nhưng tôi đã thuyết phục anh ta làm điều đúng đắn.
- We only need one more player for this game. Can you persuade your sister to join in? - Chúng ta chỉ cần một người chơi nữa thôi. Cậu thuyết phục chị gái cậu tham gia cùng được không?
Như vậy, "convince" dùng để thuyết phục ai đó tin vào điều gì, còn "persuade" thuyết phục ai đó làm gì. Theo từ điển Oxford, vào những năm 1950, "convince" và "persuade" vốn được sử dụng như hai từ đồng nghĩa, có thể thay thế cho nhau và đến tận bây giờ, cách dùng ấy vẫn không hoàn toàn sai. Tuy nhiên, trên thực tế, mọi người vẫn có thói quen tách bạch cách dùng của hai từ như trên hơn.
Theo VNE
>>>Mời xem thêm: Phân biệt “some time”, “sometime” và “sometimes”
Khi học từ vựng tiếng Anh chúng ta thường hay bị rơi vào trạng thái:
- Rơi rụng kiến thức học 10 từ nhưng chỉ nhớ được 2 từ sau 1 tuần
- Nhớ một cách hời hợt từ này trông “quen quen” mình đã gặp ở đâu rồi
- Không có phương pháp học từ vựng hiệu quả
- Không biết chính xác cụ thể về từ, từ này mình dùng đã đúng chưa?
- Học thuộc từ rồi nhưng đến khi nói lại nhớ nhớ quên quên
Hôm nay, Pantado.edu.vn sẽ bật mí cho các bạn cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc.
Tầm quan trọng của từ vựng tiếng Anh
Từ vựng tiếng Anh là “gốc rễ” của giao tiếp
Khi giao tiếp, người đọc và người nghe thường xuyên chú ý vào nội dung của người xung quanh muốn thể hiện ra hơn là ngữ pháp câu từ. Thực tế thì dù bạn đang nắm rõ về mặt ngữ pháp nhưng mà vốn từ vựng không đủ thì bạn cũng thể nào hiểu hay thể hiện nội dung mà mình muốn truyền đạt cho họ.
Một trong những câu nói khá nổi tiếng của David A. Wilkins từng nói: “Không có ngữ pháp thì ít thông tin truyền đạt. Không có từ vựng thì không có một thông tin nào được truyền đạt cả.”
Từ vựng tiếng Anh giúp phát triển những kỹ năng khác
Có được nhiều vốn từ bạn có thể nói được nhiều chủ đề khác nhau.Ngoài các vấn đề nghe, đọc ra thì từ vựng tiếng Anh còn phát triển cho não bộ về việc viết nhanh chóng, đúng ngữ cảnh và không sai chính tả. Từ điều này bạn hoàn toàn có thể tự tin để viết một bức thư hay trình bày một vấn đề nào đó bằng tiếng Anh mà không phải lo lắng gì.
Học từ vựng tiếng Anh bạn không nên bó buộc bởi chỉ dùng để giao tiếp xung quanh. Việc biết nhiều từ vựng tiếng sẽ giúp bạn nâng cao giá trị bản thân, phát triển các kỹ năng về tiếng Anh sau này giống như tiếng Việt vậy.
>>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến với người nước ngoài
Cách học từ vựng tiếng Anh sai lầm khiến bạn mau quên
Học từ vựng theo cột riêng lẻ
Cách học từ vựng tiếng Anh này là cách phổ biến mà hầu hết người học sử dụng. Chia tờ giấy thành 2 cột, cột bên trái viết từ tiếng Anh, cột bên phải viết nghĩa tiếng Việt – Từng nghĩ đây là cách học tiếng Anh thông minh. Nếu từ nào khó quá thì mình sẽ viết nguyên trên 1 trang A4. Tất nhiên mình hoàn toàn quên ngay 80% số từ đã học một cách rất dễ dàng.
Học hàng loạt từ mới nhưng không được ôn tập, sử dụng
Đôi khi bạn chỉ tập trung vào việc học và trau dồi từ mới, sau đó không ôn tập hay sử dụng chúng. Vì thế ôn tập là điều tối quan trọng giúp bạn học thuộc từ mới tiếng Anh nhanh nhất.
Học không có mục đích, không có hứng thú
Đôi khi bạn chỉ học từ vựng như một cái máy, cố nhồi nhét thật nhiều từ vựng mà không có chút hứng thú nào. Những thứ không cảm xúc là thứ dễ dàng quên nhanh nhất.
Học từ vựng tiếng Anh không có chủ đề
Bạn học dàn trải quá nhiều mà không tập trung theo chủ đề. Đôi khi cái mình cần để giao tiếp lại không học. Chủ đề nào cũng biết một chút, nhưng để nói thì lại không đủ từ vựng để nói.
Học từ vựng tiếng Anh không theo ngữ cảnh cụ thể
Một từ vựng trong ngữ cảnh này nó có nghĩa thế này. Nhưng sang một ngữ cảnh khác nó lại nghĩa khác. Như vậy mỗi ngữ cảnh khác nhau nghĩa của nó lại khác nhau. Mặt khác, từ vựng tiếng Anh thường xuyên xuất hiện ở thành ngữ, cụm từ cho nên việc không học từ vựng tiếng Anh theo ngữ cảnh sẽ khiến bạn không nắm rõ được ngữ nghĩa của câu hay nghĩa chính xác của từ vựng đó. Có thể bạn sẽ biết về từ trong câu nhưng sẽ không hiểu được nghĩa mà người nói muốn truyền đạt cho bạn.
Học từ vựng tiếng Anh mà không sử dụng từ điển
Từ điển là một trong những “bảo bối” giúp bạn cải thiện vốn từ vựng tiếng Anh hiệu quả nhất. Từ điển ở đây là Oxford hoặc Cambridge để hiểu đúng nhất nghĩa của từ thay vì các từ điển, trang web bằng tiếng Việt nhé.
Các cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc
Học từ vựng tiếng Anh theo chủ đề
Bạn sẽ học từ vựng theo từng chủ đề là phương pháp học từ vựng tiếng Anh siêu tốc đem lại nhiều hiệu quả. Khi các từ vựng đều có sự liên quan với nhau bạn sẽ dễ dàng học hơn. Sau khi học bạn nên viết bài theo chủ đề hoặc nói theo chủ đề bạn đang học với vốn từ vựng bạn vừa học.
Học từ vựng tiếng Anh qua hình ảnh
Theo nghiên cứu thì bộ não chúng ta ưu tiên ghi nhớ hình ảnh trước khi ghi nhớ dạng chữ đơn thuần. Do đó bạn nên áp dụng học từ vựng Tiếng Anh kèm theo hình ảnh để tăng khả năng ghi nhớ nghĩa của từ vựng. Đồng thời cách học này cũng kích thích được cảm hứng của người học, khiến họ cảm thấy hứng thú và vui vẻ hơn khi học từ vựng.
Học từ vựng thông qua phim ảnh và bài hát
Bạn có thể lựa chọn các bộ phim hay bản nhạc bạn yêu thích để học. Cách này vừa giúp bạn thư giãn mà kết quả bạn sẽ phải bất ngờ đấy. Cách học này giúp bạn luyện tập khả năng nghe phát âm chuẩn và cách thức sử dụng từ vựng trong câu. Bạn vừa có thể học từ vựng tiếng Anh siêu tốc, vừa được thư giãn, giải trí theo sở thích của bản thân.
Không học quá nhiều từ trong một ngày
Mục đích của việc học từ vựng tiếng Anh cấp tốc là bạn cần phải ghi nhớ được nhiều từ vựng nhất có thể. Nhưng nếu bạn tập trung học quá nhiều từ vựng trong một ngày thì không hiệu quả, các bạn rất dễ bị loạn và quên từ, học nhiều từ quá sẽ bị loãng và khiến bạn cảm thấy nhàm chán, nản chí. Hãy học khoảng 10 từ vựng một ngày và thường xuyên ôn tập nó bất kể khi nào bạn rảnh ít nhất là 5 lần/ ngày. Cách này sẽ giúp bạn nhớ rất lâu và sâu, đồng thời không tạo cảm giác quá tải và mệt mỏi khi học từ vựng.
Không ngại giao tiếp tiếng Anh
Đôi khi các bạn rất rụt rè khi giao tiếp tiếng Anh. Các bạn thường cho rằng không biết nhiều từ vựng thì không thể giao tiếp được. Điều này đúng nhưng chưa đủ, giao tiếp là cách chúng ta học từ vựng nhanh tiếng Anh siêu tốc nhất. Khi giao tiếp, hoặc có thể là bắt chước cách nói của người khác, bạn không chỉ học được cách phát âm, ngữ điệu của câu mà đặc biệt còn nhớ được từ vựng rất lâu. Không cách nào học dễ dàng và nhanh chóng nhất bằng cách chúng ta thực hành nó. Tập giao tiếp thường xuyên bạn sẽ tự tin hơn khi học tiếng Anh rất nhiều.
>>> Mời xem thêm: Chia sẻ bí quyết học tiếng Anh từ con số 0 - tôi làm được, bạn cũng làm được
Học từ vựng tiếng Anh không khó, nhưng cần học bao nhiêu từ vựng tiếng Anh là đủ để đạt được mục tiêu? Từ giao tiếp hàng ngày đến sử dụng trong môi trường học thuật hoặc công việc, mỗi mục tiêu đều yêu cầu một lượng từ vựng khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây của Pantado nhé!
1. Có bao nhiêu từ vựng tiếng Anh được thống kê?
Tiếng Anh được biết đến là một trong những ngôn ngữ phong phú nhất thế giới với số lượng từ vựng khổng lồ. Theo thống kê từ Oxford English Dictionary (OED), hiện nay tiếng Anh có hơn 600.000 từ, bao gồm cả từ cổ, từ mới và các thuật ngữ chuyên ngành. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần biết hết số lượng khổng lồ này để giao tiếp hoặc sử dụng hàng ngày.
Số lượng từ vựng tiếng Anh là rất lớn
1.1 Các nhóm từ phổ biến trong tiếng Anh
Dựa trên tần suất sử dụng và tính phổ biến, từ vựng tiếng Anh có thể được chia thành ba nhóm chính:
Từ cơ bản (Basic Vocabulary)
Đây là những từ thông dụng nhất, thường xuất hiện trong các đoạn hội thoại hàng ngày hoặc văn bản đơn giản. Nhóm từ này gồm khoảng 1.000 – 3.000 từ, chiếm 80-90% nội dung giao tiếp hàng ngày.
Ví dụ:
- Động từ: eat, drink, sleep, go.
- Danh từ: house, car, book, dog.
- Tính từ: good, bad, happy, small.
Những từ cơ bản này phù hợp cho những người học ở trình độ A1 – A2 theo khung tham chiếu trình độ ngôn ngữ châu Âu (CEFR), giúp người học giao tiếp cơ bản và hiểu được các câu đơn giản.
Từ nâng cao (Intermediate Vocabulary)
Nhóm từ này gồm khoảng 6.000 – 9.000 từ, thường được sử dụng trong môi trường học thuật, công việc, hoặc các tài liệu chuyên môn.
Ví dụ:
- Động từ: analyze, organize, demonstrate.
- Danh từ: concept, strategy, development.
- Tính từ: efficient, reliable, significant.
Người học ở trình độ B1 – B2 cần nắm vững nhóm từ này để đọc hiểu các bài báo, thuyết trình hoặc tham gia giao tiếp trong môi trường công việc chuyên nghiệp.
Từ hiếm (Rare Words)
Đây là những từ ít gặp, thường xuất hiện trong văn học cổ, thơ ca, hoặc các lĩnh vực chuyên sâu như khoa học, y học, kỹ thuật. Số lượng từ vựng ở nhóm này lên đến hàng chục nghìn từ.
Ví dụ:
- Danh từ: serendipity (sự tình cờ), petrichor (mùi đất sau mưa).
- Động từ: flabbergasted (ngạc nhiên tột độ), obfuscate (làm rối trí).
Những từ này thường dành cho người học trình độ C1 – C2, khi mục tiêu là sử dụng tiếng Anh ở mức độ chuyên nghiệp hoặc học thuật cao cấp.
>> Xem thêm: 12 từ hiếm trong tiếng Anh
1.2 Sự phong phú của từ vựng và mục tiêu học tập
Việc biết tiếng Anh có hàng trăm nghìn từ có thể khiến bạn cảm thấy choáng ngợp, nhưng thực tế chỉ cần tập trung vào các nhóm từ phù hợp với mục tiêu cá nhân. Học từ vựng đúng cách, kết hợp với ngữ cảnh và tần suất sử dụng, sẽ giúp bạn nắm bắt nhanh hơn và áp dụng hiệu quả trong thực tế.
2. Cần học bao nhiêu từ vựng tiếng Anh?
Mặc dù số lượng từ vựng tiếng Anh rất lớn nhưng không phải tất cả đều cần thiết cho mục tiêu học tập và sử dụng của bạn. Số lượng từ vựng cần học sẽ phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể, như giao tiếp hàng ngày, đọc hiểu tài liệu, hay sử dụng trong lĩnh vực chuyên sâu.
Cách xác định số lượng từ vựng tiếng Anh cần học:
- Đặt mục tiêu rõ ràng: Xác định bạn cần tiếng Anh để giao tiếp, làm việc, hay học tập.
- Kiểm tra trình độ hiện tại: Sử dụng các bài kiểm tra từ vựng trực tuyến để biết bạn đang ở mức nào.
- Xây dựng lộ trình học: Bắt đầu từ từ vựng cơ bản, sau đó mở rộng dần theo nhu cầu.
Cần học bao nhiêu từ vựng tiếng Anh phụ thuộc vào mục tiêu của bạn
2.1 Học để giao tiếp cơ bản
Nếu mục tiêu của bạn là giao tiếp hàng ngày, khoảng 1.000 – 2.000 từ phổ biến nhất là đủ. Đây là những từ vựng liên quan đến các chủ đề thường gặp trong đời sống. Bạn có thể bắt đầu với:
- Gia đình: mother, father, sister, brother, cousin.
- Công việc: work, boss, office, salary, meeting.
- Mua sắm: buy, sell, price, money, discount.
- Ẩm thực: food, drink, rice, chicken, fruit.
- Thời tiết: rain, sunny, cold, hot.
Với những từ vựng này, bạn đã có thể tự tin xử lý các tình huống giao tiếp cơ bản như giới thiệu bản thân, hỏi thăm đường, mua sắm, hoặc gọi món ăn.
Ví dụ:
- How much is this? (Cái này bao nhiêu tiền?)
- Where is the bus station? (Trạm xe buýt ở đâu?)
>> Tham khảo: Lớp học tiếng Anh giao tiếp online tại Pantado
2.2 Học để nâng cao khả năng đọc hiểu
Nếu bạn muốn mở rộng khả năng đọc sách, báo chí, hoặc tài liệu tiếng Anh, vốn từ vựng cần thiết sẽ rơi vào khoảng 3.000 – 5.000 từ. Những từ này thường bao gồm:
- Chủ đề thời sự và xã hội: politics (chính trị), economy (kinh tế), environment (môi trường).
- Các từ kết nối: however (tuy nhiên), therefore (do đó), meanwhile (trong khi đó).
- Từ học thuật phổ biến: analysis (phân tích), development (phát triển), strategy (chiến lược).
Với vốn từ này, bạn có thể đọc hiểu các bài báo, tin tức, hoặc tài liệu thông thường một cách dễ dàng.
Ví dụ:
- The government has introduced a new policy to reduce pollution.
(Chính phủ đã ban hành một chính sách mới để giảm thiểu ô nhiễm.)
2.3 Học để sử dụng chuyên sâu
Nếu bạn cần tiếng Anh cho môi trường học thuật, công việc, hoặc nghiên cứu, số lượng từ vựng cần học sẽ tăng lên từ 8.000 – 10.000 từ, bao gồm các từ chuyên ngành và thuật ngữ liên quan đến lĩnh vực của bạn.
Ví dụ theo ngành:
- Ngành IT: algorithm (thuật toán), software (phần mềm), data (dữ liệu).
- Ngành kinh tế: inflation (lạm phát), investment (đầu tư), revenue (doanh thu).
- Ngành y học: diagnosis (chẩn đoán), surgery (phẫu thuật), anatomy (giải phẫu).
Với vốn từ này, bạn sẽ có thể đọc và hiểu các bài báo khoa học, báo cáo nghiên cứu, hoặc tham gia thảo luận chuyên môn một cách tự tin.
Ví dụ:
- The new software update aims to enhance data security and user experience.
(Bản cập nhật phần mềm mới nhằm tăng cường bảo mật dữ liệu và trải nghiệm người dùng.)
Cần xác định mục tiêu học từ vựng tiếng Anh
3. Cách học từ vựng nhanh chóng, hiệu quả
- Học từ qua ngữ cảnh thực tế: Ghi nhớ từ vựng bằng cách đặt chúng trong câu hoặc tình huống thực tế, chẳng hạn qua phim ảnh, bài hát, hoặc đoạn hội thoại hàng ngày.
- Sử dụng flashcards thông minh: Viết từ vựng trên một mặt và nghĩa hoặc hình ảnh minh họa ở mặt còn lại, giúp việc ghi nhớ trực quan và dễ dàng hơn.
- Thực hành qua bài tập ứng dụng: Làm các bài tập điền từ, trắc nghiệm hoặc viết đoạn văn ngắn để sử dụng từ vựng đã học.
- Ôn tập theo lịch trình cố định: Áp dụng phương pháp học lặp lại ngắt quãng (spaced repetition) để không quên những từ đã học.
- Kết hợp cả 4 kỹ năng: Hãy sử dụng từ vựng trong cả nghe, nói, đọc và viết để tăng khả năng ghi nhớ lâu dài và vận dụng linh hoạt.
Số lượng từ vựng tiếng Anh bạn cần học không cố định, mà phụ thuộc hoàn toàn vào mục tiêu cá nhân. Thay vì cố gắng học quá nhiều từ vựng, hãy tập trung vào những từ phù hợp với nhu cầu sử dụng thực tế. Bằng cách học từ có chọn lọc và áp dụng chúng thường xuyên, bạn sẽ cải thiện khả năng sử dụng tiếng Anh nhanh chóng và hiệu quả hơn. Hy vọng ra bài viết trên, bạn sẽ xác định được mục tiêu và biết được cần học bao nhiêu từ vựng tiếng Anh là đủ nhé
Điều đầu tiên khi mới bắt đầu học tiếng Anh mà ai cũng phải học phải biết đó là phiên âm bảng chữ cái tiếng Anh. Đây là bước căn bản, đặt nền móng đầu tiên trên hành trình học tiếng Anh của bạn. Nhưng cũng là bước quan trọng nhất quyết định bạn có thể nói chuyện và giao tiếp tốt hay không?
Bảng chữ cái tiếng Anh
Bảng chữ cái tiếng Anh (English alphabet) hiện đại là một bảng chữ cái Latinh gồm 26 kí tự được sắp xếp theo 1 thứ tự cụ thể.
Cách đọc bảng chữ cái tiếng Anh và Phiên âm
Trong bảng chữ cái tiếng Anh có:
- 5 nguyên âm: a, e, o, i, u
- 21 phụ âm: b, c, d, f, g, h, j, k, l, m, n, p, q, r, s, t, v, w, x, y, z.
Các nguyên âm và phụ âm đơn có cách đọc khá đơn giản, tuy nhiên khi chúng được ghép với nhau lại có thể tạo nên những cách phát âm khác nhau lên tới 44 cách phát âm khi ghép từ cơ bản.
Phiên âm tiếng Anh là những kí tự Latin được ghép vào với nhau để tạo thành từ. Cách đọc phiên âm tiếng Anh khá giống với âm tiếng Việt, ngoại trừ, một vài âm không có trong bảng phiên âm tiếng Việt.
IPA là viết tắt của International Phonetic Alphabet – bảng kí hiệu ngữ âm quốc tế.
Khá nhiều người học tiếng Anh thường đọc các từ theo sự ghi nhớ và có thể đọc nhầm các từ ít gặp hoặc chưa từng sử dụng vì không nắm rõ các nguyên tắc đọc phiên âm trong tiếng Anh.
Khi nắm rõ cách đọc các ký tự phiên âm, bạn có thể đọc bất cứ từ nào chuẩn xác và có thể phân biệt được các từ có âm gần giống nhau, ví dụ như: ship và sheep, bad và bed…
Nguyên âm
/ ɪ / : Âm i ngắn, giống âm “i” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn ( = 1/2 âm i).
/i:/ : Âm i dài, kéo dài âm “i”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
/ ʊ / : Âm “u” ngắn, na ná âm “ư” của tiếng Việt, không dùng môi để phát âm này mà đẩy hơi rất ngắn từ cổ họng.
/u:/: Âm “u” dài, kéo dài âm “u”, âm phát trong khoang miệng chứ không thổi hơi ra.
/ e /: Giống âm “e” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.
/ ə /: Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ.
/ɜ:/ : Giống âm “ơ” của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn và nhẹ.
/ ɒ / : Âm “o” ngắn, giống âm o của tiếng Việt nhưng phát âm rất ngắn.
/ɪə/: Đọc âm / ɪ / rồi chuyển dần sang âm / ə /
/ʊə/ : Đọc âm / ʊ / rồi chuyển dần sang âm /ə/
/eə/ :Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ə /
/eɪ/ : Đọc âm / e / rồi chuyển dần sang âm / ɪ /.
/ɔɪ/ : Đọc âm / ɔ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
/aɪ/ : Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ɪ/.
/əʊ/: Đọc âm / ə/ rồi chuyển dần sang âm / ʊ /.
/aʊ/ : Đọc âm / ɑ: / rồi chuyển dần sang âm /ʊ/.
Lưu ý:
- Khi phát âm các nguyên âm này, dây thanh quản rung.
- Từ âm /ɪə / – /aʊ/: Phải phát âm đủ cả 2 thành tố của âm, chuyển âm từ trái sang phải, âm đứng trước phát âm dài hơn âm đứng sau một chút.
- Các nguyên âm không cần sử dụng răng nhiều => không cần chú ý đến vị trí đặt răng.
Tổng Hợp
Đối với môi:
- Chu môi: /∫/, /ʒ/, /dʒ/, /t∫/
- Môi mở vừa phải (âm khó): / ɪ /, / ʊ /, / æ /
- Môi tròn thay đổi: /u:/, / əʊ /
- Lưỡi răng: /f/, /v/
Đối với lưỡi:
- Cong đầu lưỡi chạm nướu: / t /, / d /, / t∫ /, / dʒ /, / η /, / l /
- Cong đầu lưỡi chạm ngạc cứng: / ɜ: /, / r /.
- Nâng cuống lưỡi: / ɔ: /, / ɑ: /, / u: /, / ʊ /, / k /, / g /, / η /
- Răng lưỡi: /ð/, /θ/.
Đối với dây thanh:
- Rung (hữu thanh): các phụ âm, /b/, /d/, /g/, /v/, /z/, /m/, /n/, /w/, /j/, /dʒ/, /ð/, /ʒ/
- Không rung (vô thanh): /p/, /t/, /k/, /f/, /s/, /h/, /∫/, /θ/, /t∫/
>>> Mời xem thêm: Học tiếng Anh qua hình ảnh và những tác dụng phụ
Hiện nay dịch Covid 19 đang là chủ đề nóng của toàn thế giới và cả Việt Nam. Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp trên toàn thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Số ca bệnh vẫn ngày càng tăng cao. Chúng ta cùng nhau tìm hiểu từ vựng tiếng Anh chủ đề dịch covid 19 để giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp và sẵn sàng bàn luận về nó một cách tự tin khi đã có vốn từ vựng.
Từ vựng về dịch COVID-19
Coronavirus: dịch bệnh covid 19
Cluster: ổ dịch
Community spread: sự lây nhiễm cộng đồng
Mass gathering: tụ tập đông người
Infection: lây lan, truyền nhiễm
Quarantine camp: khu cách ly tập trung
Containment zone: khu phong toả
Herd immunity: miễn dịch cộng đồng
Community spread: lây nhiễm cộng đồng
Outbreak: Sự bùng nổ ca nhiễm
Curfew: lệnh giới nghiêm
Lockdown: sự phong tỏa
Quarantine: cách ly / thời gian cách ly
Self-isolation: tự cách ly
Social distancing: dãn cách xã hội
Travel restriction: lệnh cấm di chuyển
>>> Mời xem thêm: Mẫu câu giao tiếp chào hỏi lần đầu gặp gỡ trong tiếng Anh
Từ vựng về bệnh nhân COVID-19
Incubation period: giai đoạn ủ bệnh
Respiratory droplets: những giọt dịch hô hấp
Contact tracing: truy vết những người đã tiếp xúc với người bệnh
Confirmed patient: bệnh nhân F0
Person under investigation (PUI): người nghi nhiễm
Super-spreader: bệnh nhân siêu lây nhiễm
Hãy ghi nhớ từ vựng bổ sung vốn từ cho mình. Và cùng nhau thực hiện 5k, chúc các bạn giữ gìn sức khỏe thật tốt và thực hiện nghiêm các quy định của chính phủ.
Lần đầu gặp gỡ luôn là thời điểm quan trọng để tạo ấn tượng tốt với người khác. Đặc biệt trong giao tiếp tiếng Anh, biết cách chào hỏi một cách tự nhiên và lịch sự sẽ giúp bạn tự tin hơn rất nhiều. Trong bài viết này, Pantado sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu câu giao tiếp chào hỏi lần đầu gặp gỡ thông dụng và cơ bản nhất. Dù là gặp gỡ bạn bè, đồng nghiệp hay đối tác, bạn đều có thể áp dụng dễ dàng để bắt đầu mọi cuộc trò chuyện một cách suôn sẻ!
>> Tham khảo: Khóa học giao tiếp tiếng Anh trực tuyến uy tín, chất lượng
1. Mẫu câu chào hỏi lịch sự
Những câu chào hỏi lịch sự không chỉ thể hiện sự tôn trọng mà còn giúp cuộc trò chuyện trở nên thoải mái hơn.
1.1 Mẫu câu chào hỏi thông thường
- "Hi there! How are you doing today?" (Xin chào! Hôm nay bạn thế nào?)
- "Good evening! It’s great to meet you." (Chào buổi tối! Rất vui được gặp bạn.)
- "Hey! How’s everything going?" (Chào! Mọi thứ thế nào rồi?)
- "Hello! Hope you’re doing well." (Xin chào! Hy vọng bạn đang ổn.)
- "Hi! It’s so nice to finally meet you." (Chào! Thật tuyệt khi cuối cùng cũng được gặp bạn.)
1.2 Mẫu câu trả lời lịch sự
- "I’m doing well, thank you! How about you?" (Tôi ổn, cảm ơn! Còn bạn thì sao?)
- "I’m great, thank you for asking!" (Tôi rất tốt, cảm ơn vì đã hỏi thăm!)
- "Not bad, thanks! How’s your day going?" (Cũng không tệ lắm, cảm ơn! Ngày hôm nay của bạn thế nào?)
- "Pretty good! It’s lovely to see you here." (Khá ổn! Thật tuyệt khi gặp bạn ở đây.)
1.3 Mẫu câu thể hiện sự thiện cảm
- "It’s such a pleasure to meet you!" (Rất hân hạnh được gặp bạn!)
- "What a lovely day to meet someone new!" (Hôm nay thật đẹp để gặp gỡ một người mới!)
- "You’ve got such a warm smile! How are you?" (Bạn có nụ cười thật ấm áp! Bạn thế nào?)
- "Thanks for coming! I’m glad we finally meet." (Cảm ơn vì đã đến! Tôi rất vui vì cuối cùng chúng ta cũng gặp nhau.)
- "Nice to see a friendly face. How’s it going?" (Thật vui khi thấy một khuôn mặt thân thiện. Mọi chuyện thế nào rồi?)
1.4 Mẫu câu kết hợp hỏi thăm và cảm ơn
- "Hi! Thank you for taking the time to meet me." (Chào! Cảm ơn bạn đã dành thời gian để gặp tôi.)
- "It’s an honor to meet you. How have you been?" (Rất vinh dự được gặp bạn. Bạn dạo này thế nào?)
- "I’ve heard so much about you. How’s your day?" (Tôi đã nghe rất nhiều về bạn. Ngày hôm nay của bạn thế nào?)
- "Hi! I’ve been looking forward to this meeting." (Chào! Tôi đã rất mong chờ cuộc gặp này.)
1.5 Mẫu câu chia sẻ cảm nhận
- "It’s my first time here, and it’s great to meet someone like you." (Đây là lần đầu tiên tôi đến đây, và thật tuyệt khi được gặp một người như bạn.)
- "I feel lucky to meet such a kind person." (Tôi cảm thấy thật may mắn khi gặp một người tốt bụng như bạn.)
Mẫu câu chào hỏi lần đầu gặp gỡ
2. Mẫu câu giới thiệu bản thân trong lần đầu gặp gỡ
Giới thiệu bản thân là bước quan trọng để mở đầu một cuộc trò chuyện ý nghĩa. Bạn có thể sử dụng các mẫu câu dưới đây để làm quen với người đối diện một cách tự nhiên và thú vị hơn.
2.1 Mẫu câu giới thiệu về tên và danh tính
- "Hi, I’m [tên của bạn]. What’s your name?" (Chào, tôi là [tên của bạn]. Tên bạn là gì?)
- "My name is [tên của bạn]. Nice to meet you!" (Tên tôi là [tên của bạn]. Rất vui được gặp bạn!)
- "You can call me [biệt danh]. What should I call you?" (Bạn có thể gọi tôi là [biệt danh]. Tôi nên gọi bạn là gì?)
- "I’m often called [tên]. What about you?" (Mọi người thường gọi tôi là [tên]. Còn bạn thì sao?)
Mẫu câu giới thiệu bản thân lần đầu gặp gỡ
2.2 Mẫu câu giớ i thiệu về tuổi và nơi sống
- "I’m [tuổi] years old. How about you?" (Tôi [tuổi] tuổi. Còn bạn thì sao?)
- "I’m from [quốc gia/thành phố]. Where are you from?" (Tôi đến từ [quốc gia/thành phố]. Bạn đến từ đâu?)
- "Currently, I live in [nơi ở hiện tại]. How long have you been here?" (Hiện tại, tôi sống ở [nơi ở]. Bạn đã ở đây bao lâu rồi?)
- "I grew up in [nơi lớn lên]. What about you?" (Tôi lớn lên ở [nơi đó]. Còn bạn thì sao?)
- "This is my first time here. Is it your first time too?" (Đây là lần đầu tiên tôi đến đây. Đây cũng là lần đầu của bạn phải không?)
2.3 Mẫu câu nói về sở thích và cảm nhận
- "I’ve always wanted to visit [địa điểm]. It’s such a beautiful place!" (Tôi luôn muốn đến thăm [địa điểm]. Đây là một nơi thật đẹp!)
- "I love exploring new places. What about you?" (Tôi thích khám phá những nơi mới. Còn bạn thì sao?)
- "Meeting new people is exciting for me. I’m glad to meet you!" (Gặp gỡ những người mới khiến tôi cảm thấy rất hào hứng. Tôi rất vui khi gặp bạn!)
- "I’m really into [sở thích]. Do you have any hobbies?" (Tôi thực sự thích [sở thích]. Bạn có sở thích nào không?)
- "I’ve been living here for [khoảng thời gian]. How about you?" (Tôi đã sống ở đây được [khoảng thời gian]. Còn bạn thì sao?)
2.4 Mẫu câu mời người đối diện chia sẻ về họ
- "Could you tell me a bit about yourself?" (Bạn có thể giới thiệu một chút về bạn được không?)
- "What do you usually do for fun?" (Bạn thường làm gì để giải trí?)
- "What’s your favorite thing about living here?" (Điều bạn thích nhất khi sống ở đây là gì?)
- "Do you enjoy traveling? Where have you been recently?" (Bạn có thích đi du lịch không? Gần đây bạn đã đi đâu chưa?)
- "What brought you here today?" (Điều gì đã đưa bạn đến đây hôm nay?)
2.5 Mẫu câu giao tiếp thể hiện sự thân thiện
- "I’m really excited to get to know you better." (Tôi thực sự hào hứng để hiểu bạn hơn.)
- "It’s so great to meet someone new today." (Thật tuyệt khi gặp một người mới hôm nay.)
- "I think we’re going to have a great conversation!" (Tôi nghĩ chúng ta sẽ có một cuộc trò chuyện thú vị!)
- "Feel free to share anything about yourself." (Hãy thoải mái chia sẻ bất cứ điều gì về bạn nhé.)
Những mẫu câu trên không chỉ giúp bạn tự tin giới thiệu về bản thân mà còn khuyến khích người đối diện mở lòng chia sẻ. Điều này tạo nên một cuộc trò chuyện ý nghĩa và thú vị ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên.
3. Mẫu câu giới thiệu về nghề nghiệp
Nghề nghiệp cũng là chủ đề thường xuyên được nhắc đến trong những cuộc trò chuyện, giao tiếp thường ngày. Cùng tìm hiểu một số mẫu câu giới thiệu về nghề nghiệp của bản thân ngay nhé!
Mẫu câu giới thiệu về nghề nghiệp bằng tiếng Anh
- "I work as a [nghề nghiệp]." (Tôi làm [nghề nghiệp].)
- "I’m a student majoring in [chuyên ngành]." (Tôi là sinh viên chuyên ngành [chuyên ngành].)
- "I’m currently unemployed but looking for opportunities." (Hiện tại tôi đang thất nghiệp nhưng đang tìm cơ hội.)
- "I’ve been working in this field for [số năm]." (Tôi đã làm việc trong lĩnh vực này được [số năm].)
- "I’m self-employed and run my own business." (Tôi tự kinh doanh và điều hành công việc riêng.)
- "I’m passionate about [sở thích/ngành nghề]." (Tôi đam mê [sở thích/ngành nghề].)
- "What about you? What do you do?" (Còn bạn thì sao? Bạn làm nghề gì?)
- "I recently got a promotion to [chức vụ]." (Tôi vừa được thăng chức lên [chức vụ].)
- "I’m in between jobs right now." (Hiện tôi đang tạm nghỉ việc.)
- "I’m retired and enjoying my free time." (Tôi đã nghỉ hưu và đang tận hưởng thời gian rảnh rỗi.)
>> Xem thêm: 100+ câu giao tiếp tiếng Anh khi đi du lịch
Trên đây là những mẫu câu giao tiếp chào hỏi lần đầu gặp gỡ phổ biến nhất. Hy vọng với những mẫu câu được Pantado chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp cũng như trau dồi vốn tiếng Anh của mình nhé!
Học từ vựng tiếng Anh là vấn đề muôn thuở mà bạn phải gặp khi học ngoại ngữ. Với người học chắc là các bạn đã tìm rất nhiều cách ghi nhớ các từ vựng. Tuy nhiên, nó vẫn khiến bạn gặp nhiêu rắt rối vì rất dễ quên, dù đã chăm chỉ học các từ. Trong bài viết này Pantado xin chia sẻ một số cách học thuộc từ vựng tiếng Anh mà bạn sẽ không bao giờ quên được. Mời bạn tham khảo!
Làm thế nào để chúng ta ghi nhớ các từ?
Nhưng có một bí quyết để ghi nhớ các từ vựng ! Bí quyết là sử dụng trí nhớ của bạn một cách thông minh. Bộ não của chúng ta có hai loại trí nhớ khác nhau: trí nhớ ngắn hạn và dài hạn.
>> Xem thêm: 10 cách tốt nhất để cải thiện kỹ năng nghe
Khi bạn lần đầu tiên học một từ mới, từ đó sẽ được lưu trữ trong trí nhớ ngắn hạn của bạn. Nhưng trí nhớ ngắn hạn của bạn nhỏ. Nó không có nhiều chỗ cho thông tin. Đó là bởi vì nó luôn phải học những điều mới!
Vì vậy, để đảm bảo bạn nhớ lâu một từ mới sau khi học, bạn phải chuyển thông tin đó từ trí nhớ ngắn hạn sang trí nhớ dài hạn . Bộ nhớ dài hạn có nhiều chỗ hơn - thậm chí có thể là không giới hạn! Nó có thể lưu trữ nhiều thứ.
Dưới đây là một số cách để chuyển từ mới vào trí nhớ dài hạn. Khi bạn sử dụng những phương pháp này, bạn sẽ nhớ các từ rất lâu sau khi bạn học chúng.
4 Mẹo giúp bạn ghi nhớ các từ vựng tiếng Anh
1. Đặt từ mới vào một cụm từ hoặc câu
Có thể khó nhớ một từ duy nhất. Bạn phải biết bối cảnh cho nó! Tức là bạn phải biết từ đó thuộc hoặc phù hợp với các từ khác ở đâu. Tìm hoặc tạo thành một câu hoặc một cụm từ có từ mới đó và bộ não của bạn sẽ có thể nhớ nó dễ dàng hơn, vì nó phù hợp với ngữ cảnh lớn hơn. Ví dụ, bạn có thể học từ vựng mới từ các thành ngữ, cụm từ hoặc câu trích dẫn!
Ví dụ:
“Play the devil’s advocate” – English idiom Chơi trò bênh vực quỷ dữ
“Life is a long lesson in humility.” – James M. Barrie Cuộc sống là một bài học dài về sự khiêm tốn
>> Mời tham khảo: kinh nghiệm học tiếng anh giao tiếp trực tuyến
2. Nhóm các từ tương tự lại với nhau trong danh sách
Lập danh sách từ vựng gồm các từ có nghĩa tương tự. Bộ não của bạn sẽ kết nối các từ tương tự với nhau khi bạn nghiên cứu toàn bộ danh sách!
3. Viết định nghĩa của riêng bạn
Đừng chỉ ghi nhớ định nghĩa bạn tìm thấy trong từ điển cho một từ mới. Đảm bảo rằng bạn hiểu định nghĩa và sau đó viết định nghĩa đó bằng từ ngữ của riêng bạn. Bạn sẽ nhớ nó tốt hơn!
4. Thực hành theo một khuôn mẫu: Thực hành mỗi ngày, sau đó một lần một tuần, sau đó một lần một tháng
Khi bắt đầu, hãy xem lại danh sách từ vựng của bạn mỗi ngày. Sau đó, không học nó trong cả tuần, và xem những gì bạn nhớ! Nếu bạn chia đều thời gian khi học, bạn sẽ giúp não bộ của bạn tìm ra những từ mới từ trí nhớ dài hạn của bạn.
>> Mời bạn quan tâm: Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1
Bạn muốn tìm một số từ vựng mới để học? Xem danh sách phát trên YouTube để biết các video mà bạn có thể quan tâm. Bạn có thể học một từ mới mỗi ngày với danh sách các từ vựng theo chủ đề của chúng tôi . Hoặc tìm một chương trình về chủ đề mà bạn quan tâm như trò chơi , tiếng Anh cho công việc , thời tiết , sơ cứu , hoặc hơn thế nữa ! Viết ra những từ mới bạn nghe được. Sau đó tra cứu chúng trong từ điển và thêm chúng vào danh sách từ vựng của bạn.
Bạn có cách học thuộc từ vựng tiếng Anh khác không? Bạn đã học được những từ vựng thú vị nào? Hãy cho chúng tôi biết nhé!