Từ vựng thông dụng

Cách dùng cấu trúc Describe trong tiếng Anh chính xác nhất

“Describe your family”, “Describe your house”,… Cấu trúc Describe là cấu trúc phổ biến trong tiếng Anh. Cùng tìm hiểu cách sử dụng cấu trúc Describe qua bài viết dưới đây nhé..

Describe là gì?

 

Cách dùng cấu trúc Describe

 

Describe (/dis’kraib/) : “mô tả”, “tự cho là” và “vạch, vẽ”. 

Ví dụ:

  • Binh described his team’s painting as the rest sat and listened.
    Bình mô tả bức vẽ của nhóm cậu ấy trong khi những người còn lại ngồi nghe.
  • I would describe myself as a normal person.
    Tôi sẽ tự cho bản thân là một người bình thường.

 

Cách sử dụng cấu trúc Describe

 

Describe + câu hỏi

Cách hỏi với Describe rất đa dạng. Có thể hỏi về “mô tả như thế nào”, “ai mô tả”, “có thể mô tả được không”,…

Ví dụ:

  • Can you describe the robber?
    Cháu có thể mô tả tên trộm không?
  • How to describe feelings with words?
    Làm sao để mô tả cảm xúc bằng lời?

Describe + To V

Describe To + V (động từ nguyên mẫu). Cụm từ này có nghĩa là “mô tả để làm gì”. 

Ngoài ra cũng có cấu trúc Describe + To N, có nghĩa là “mô tả cho ai”. Cách này dùng với hành động mô tả điều gì đó với đối tượng khác.

Ví dụ:

  • Molly described the missing purse to help people visualize it.
    Molly mô tả chiếc ví bị mất để giúp mọi người hình dung ra nó.
  • The police are asking people to describe the murderer to them.
    Cảnh sát đang nhờ mọi người mô tả kẻ giết người cho họ.

>>> Mời xem thêm: Tìm hiểu bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh đầy đủ chi tiết nhất

Describe something or someone

Describe something of someone hoặc Describe + N (danh từ). Cấu trúc Describe này có nghĩa là “mô tả điều gì/ai đó”.

Ví dụ:

  • Today’s homework tells us to describe a dream home.
    Bài tập về nhà hôm nay bảo chúng em hãy mô tả ngôi nhà mơ ước.
  • Everyone describes Phineas as outgoing and fun.
    Mọi người miêu tả Phineas là cởi mở và vui vẻ.

 

Describe dạng bị động hoặc tiếp diễn

Dạng bị động hoặc tiếp diễn của Describe là “Described”.

Ví dụ:

  • The art exhibition was described as “odd”.
    Buổi triển lãm nghệ thuật được mô tả là “kì lạ”.
  • Viet is described as shy.
    Việt được mô tả là nhút nhát.

 

Cách sử dụng cấu trúc Describe với các thì tiếng Anh

Cách dùng cấu trúc Describe

Cách dùng cấu trúc Describe với các thì trong tiếng Anh như sau:

Thì hiện tại

  • Thì hiện tại khẳng định

Thì hiện tại khẳng định của cấu trúc Describe là “Describe” hoặc “Describes”.

S + describe(s) + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • They describe the story on paper.
    Họ mô tả câu chuyện trên giấy.
  • Giang describes her grandmother in her homework.
    Giang mô tả bà của bạn ấy trong bài tập về nhà.

 

  • Thì hiện tại phủ định 

Thì hiện tại phủ định của cấu trúc Describe là “Don’t describe” hoặc “Doesn’t describe”.

S + don’t/doesn’t describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Nick doesn’t describe how his trip went.
    Nick không mô tả chuyến đi của cậu ấy đã diễn ra như thế nào.
  • We don’t describe our feelings to each other.
    Chúng tôi không mô tả cảm xúc của mình cho nhau.

 

  • Thể nghi vấn 

Thể nghi vấn của thì hiện tại cấu trúc Describe là:

Do/Does + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Does Jen describe her dream?
    Jen có mô tả ước mơ của bạn ấy không?
  • Do they describe how the motor works?
    Họ có mô tả cách hoạt động của động cơ không?

 

  • Câu bị động

Câu bị động cấu trúc Describe sử dụng như sau:

S + be + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Their new song is described by the fans as “bubbly”.
    Bài hát mới của họ được những người hâm mộ mô tả là “vui nhộn”.
  • Sadly, his work is described as “needs more effort”.
    Buồn là, tác phẩm của anh ta được mô tả rằng “cần thêm nỗ lực”.

 

  • Câu tiếp diễn

Câu tiếp diễn của cấu trúc Describe là:

S + be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The salesman is describing the product to the customers.
    Người bán hàng đang mô tả sản phẩm cho các khách hàng.
  • The tourguide is describing the structure of the museum.
    Người hướng dẫn viên du lịch đang mô tả cấu trúc của bảo tàng.

 

Thì quá khứ

  • Thì quá khứ khẳng định

Thì quá khứ khẳng định của cấu trúc Describe là “Described”.

S + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Frank described his father.
    Frank đã mô tả bố cậu ấy.
  • I described my first day of school to my mom.
    Tớ đã mô tả ngày đầu đi học cho mẹ.

 

  • Thì quá khứ phủ định

Thì quá khứ phủ định của cấu trúc Describe như sau:

S + didn’t + describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Your friend didn’t describe her job to me.
    Bạn cậu đã không mô tả công việc của cô ấy cho tớ.
  • I didn’t describe my expectations precisely.
    Tôi đã không mô tả kỳ vọng của mình một cách chính xác.

 

  • Thể nghi vấn

Thể nghi vấn thì quá khứ của cấu trúc Describe là:

Did + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Did Zack describe the idea behind his design?
    Zach có mô tả ý tưởng đằng sau thiết kế của anh ấy không?
  • Did they describe the movie they watched the day before?
    Họ có mô tả bộ phim mà họ đã xem hôm trước không?

 

  • Câu bị động

Câu bị động thì quá khứ của cấu trúc Describe được trình bày như sau:

S + was/were + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The old phone model was described by buyers as “lame”.
    Mẫu điện thoại cũ đã được người mua mô tả là “nhạt nhẽo”.
  • The houses on the next street were described in detail.
    Những ngôi nhà ở con phố bên cạnh đã được mô tả chi tiết.

 

  • Câu tiếp diễn

Cuối cùng, câu tiếp diễn của thì quá khứ của cấu trúc Describe là:

S + be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The driving instructor is describing how the car functions.
    Người hướng dẫn lái xe đang mô tả cách vận hành của chiếc ô tô.
  • The boy is describing his toys to his new friend.
    Cậu bé đang mô tả những món đồ chơi của cậu ấy cho người bạn mới của mình.

 

Thì tương lai

  • Thì tương lai khẳng định

Thì tương lai khẳng định của cấu trúc Describe là “Described”.

S + will described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • Phuong will describe the new bag she got in a minute.
    Phương sẽ mô tả chiếc túi mới mà cô ấy vừa mua trong chốc lát.
  • Adam and JC will describe how the game works.
    Adam và JC sẽ mô tả cách trò chơi vận hành.

 

  • Thì tương lai phủ định

Thì tương lai phủ định của cấu trúc Describe như sau:

S + will not + describe + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • I will not describe my feelings again.
    Tôi sẽ không mô tả cảm xúc của mình lần nữa đâu.
  • Oliver will not describe the girl he is dating to anyone.
    Oliver sẽ không miêu tả bạn gái mà cậu ấy đang hẹn hò cho ai hết.

 

  • Thể nghi vấn

Thể nghi vấn thì tương lai của cấu trúc Describe là:

Will + S + describe + O (tân ngữ)?

Ví dụ:

  • Will Lucas describe his meal?
    Lucas sẽ mô tả bữa ăn của em ấy chứ?
  • Will you describe the culture of Korea?
    Bạn sẽ mô tả nền văn hoá của Hàn Quốc chứ?

 

  • Câu bị động

Câu bị động thì tương lai của cấu trúc Describe được trình bày như sau:

S + will be + described + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • The newest car will be described by Mr. Steve.
    Chiếc xe mới nhất sẽ được mô tả bởi ngài Steve.
  • The man who bullied Hannah will be described by her.
    Người đàn ông đã bắt nạt Hannah sẽ được mô tả bởi cô ấy.

 

  • Câu tiếp diễn

 

Cuối cùng, câu tiếp diễn thì tương lai của cấu trúc Describe là:

S + will be + describing + O (tân ngữ)

Ví dụ:

  • This time tomorrow, I will be describing my sketch to Ms. Adams.
    Giờ này ngày mai, tớ sẽ đang mô tả bản phác thảo cho cô Adams.
  • This time next month, we will be describing our plan to the boss.
    Giờ này tháng sau, chúng ta sẽ đang mô tả kế hoạch cho sếp.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp cấp tốc trực tuyến

Tìm hiểu bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh đầy đủ chi tiết nhất

Bạn đã bao giờ thắc mắc rằng chủ tịch nước tiếng Anh là gì chưa? Hãy cùng tìm hiểu những từ vựng về bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh qua bài viết dưới đây để có thêm kiến thức về lĩnh vực này nhé. 

 

Từ vựng về quốc hiệu, chức danh của Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch nước

 

 

  • Socialist Republic of Viet Nam (viết tắt: SRV): Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • President of the Socialist Republic of Viet Nam: Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
  • Vice President of the Socialist Republic of Viet Nam: Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

 

Từ vựng về Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang bộ

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Viết tắt

Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Government of the Socialist Republic of Viet Nam

GOV

Bộ Quốc phòng

Ministry of National Defence

MND

Bộ Công an

Ministry of Public Security

MPS

Bộ Ngoại giao

Ministry of Foreign Affairs

MOFA

Bộ Tư pháp

Ministry of Justice

MOJ

Bộ Tài chính

Ministry of Finance

MOF

Bộ Công Thương

Ministry of Industry and Trade

MOIT

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Ministry of Labour, War invalids and Social Affairs

MOLISA

Bộ Giao thông vận tải

Ministry of Transport

MOT

Bộ Xây dựng

Ministry of Construction

MOC

Bộ Thông tin và Truyền thông

Ministry of Information and Communications

MIC

Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ministry of Education and Training

MOET

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Ministry of Agriculture and Rural Development

MARD

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Ministry of Planning and Investment

MPI

Bộ Nội vụ

Ministry of Home Affairs

MOHA

Bộ Y tế

Ministry of Health

MOH

Bộ Khoa học và Công nghệ

Ministry of Science and Technology

MOST

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Ministry of Culture, Sports and Tourism

MOCST

Bộ Tài nguyên và Môi trường

Ministry of Natural Resources and Environment

MONRE

Thanh tra Chính phủ

Government Inspectorate

GI

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

The State Bank of Viet Nam

SBV

Ủy ban Dân tộc

Committee for Ethnic Affairs

CEMA

Văn phòng Chính phủ

Office of the Government

GO

 

 

 

>>> Mời xem thêm: Sự khác nhau giữa hanged và hung trong tiếng Anh chi tiết nhất 

 

Từ vựng về cơ quan thuộc chính phủ

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Phó Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Deputy Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

General Director of Viet Nam Social Security

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Social Security

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

General Director of Viet Nam News Agency

Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam News Agency

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

General Director of Voice of Viet Nam

Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Deputy General Director of Voice of Viet Nam

Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

General Director of Viet Nam Television

Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Television

Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Vice President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Social Sciences

Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Social Sciences

 

Từ vựng về chức danh Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan

 

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Prime Minister of the Socialist Republic of Viet Nam

Phó Thủ tướng Thường trực

Permanent Deputy Prime Minister

Phó Thủ tướng

Deputy Prime Minister

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng

Minister of National Defence

Bộ trưởng Bộ Công an

Minister of Public Security

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao

Minister of Foreign Affairs

Bộ trưởng Bộ Tư pháp

Minister of Justice

Bộ trưởng Bộ Tài chính

Minister of Finance

Bộ trưởng Bộ Công Thương

Minister of Industry and Trade

Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội

Minister of Labour, War Invalids and Social Affairs

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải

Minister of Transport

Bộ trưởng Bộ Xây dựng

Minister of Construction

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông

Minister of Information and Communications

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo

Minister of Education and Training

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Minister of Agriculture and Rural Development

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Minister of Planning and Investment

Bộ trưởng Bộ Nội vụ

Minister of Home Affairs

Bộ trưởng Bộ Y tế

Minister of Health

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ

Minister of Science and Technology

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Minister of Culture, Sports and Tourism

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường

Minister of Natural Resources and Environment

Tổng Thanh tra Chính phủ

Inspector

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Governor of the State Bank of Viet Nam

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc

Minister, Chairman/Chairwoman of the Committee for Ethnic Affairs

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ

Minister, Chairman/Chairwoman of the Office of the Government

Từ vựng về văn phòng Chủ tịch nước và chức danh Lãnh đạo Văn phòng

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng Chủ tịch nước

Office of the President

Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Chairman/Chairwoman of the Office of the President

Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước

Vice Chairman/Chairwoman of the Office of the President

Trợ lý Chủ tịch nước

Assistant to the President

 

Từ vựng về đơn vị thuộc Bộ

Dưới đây là từ vựng bộ máy nhà nước Việt Nam bằng tiếng Anh về các đơn vị thuộc Bộ:

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng Bộ

Ministry Office

Thanh tra Bộ

Ministry Inspectorate

Tổng cục

Directorate

Ủy ban

Committee/Commission

Cục

Department/Authority/Agency

Vụ

Department

Học viện

Academy

Viện

Institute

Trung tâm

Centre

Ban

Board

Phòng

Division

Vụ Tổ chức Cán bộ

Department of Personnel and Organisation

Vụ Pháp chế

Department of Legal Affairs

Vụ Hợp tác quốc tế

Department of International Cooperation

 

 

 

Từ vựng về chức danh từ cấp Thứ trưởng

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Thứ trưởng Thường trực

Permanent Deputy Minister

Thứ trưởng

Deputy Minister

Tổng Cục trưởng

Director General

Phó Tổng Cục trưởng

Deputy Director General

Phó Chủ nhiệm Thường trực

Permanent Vice Chairman/Chairwoman

Phó Chủ nhiệm

Vice Chairman/Chairwoman

Trợ lý Bộ trưởng

Assistant Minister

Chủ nhiệm Ủy ban

Chairman/Chairwoman of Committee

Phó Chủ nhiệm Ủy ban

Vice Chairman/Chairwoman of Committee

Chánh Văn phòng Bộ

Chief of the Ministry Office

Phó Chánh Văn phòng Bộ

Deputy Chief of the Ministry Office

Cục trưởng

Director General

Phó Cục trưởng

Deputy Director General

Vụ trưởng

Director General

Phó Vụ trưởng

Deputy Director General

Giám đốc Học viện

President of Academy

Phó Giám đốc Học viện

Vice President of Academy

Viện trưởng

Director of Institute

Phó Viện trưởng

Deputy Director of Institute

Giám đốc Trung tâm

Director of Centre

Phó giám đốc Trung tâm

Deputy Director of Centre

Trưởng phòng

Head of Division

Phó trưởng phòng

Deputy Head of Division

Chuyên viên cao cấp

Senior Official

Chuyên viên chính

Principal Official

Chuyên viên

Official

Thanh tra viên cao cấp

Senior Inspector

Thanh tra viên chính

Principal Inspector

Thanh tra viên

Inspector

 

Từ vựng về lãnh đạo các Cơ quan thuộc Chính phủ

 

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Phó Trưởng ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Deputy Director of Ho Chi Minh Mausoleum Management

Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

General Director of Viet Nam Social Security

Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Social Security

Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

General Director of Viet Nam News Agency

Phó Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam News Agency

Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

General Director of Voice of Viet Nam

Phó Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam

Deputy General Director of Voice of Viet Nam

Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

General Director of Viet Nam Television

Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam

Deputy General Director of Viet Nam Television

Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Phó Giám đốc Học viện Chính trị – Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh

Vice President of Ho Chi Minh National Academy of Politics and Public Administration

Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Phó Chủ tịch Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Science and Technology

Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

President of Viet Nam Academy of Social Sciences

Phó Chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Vice President of Viet Nam Academy of Social Sciences

 

Từ vựng về Lãnh đạo của các đơn vị cấp tổng cục

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Văn phòng

Office

Chánh Văn phòng

Chief of Office

Phó Chánh Văn phòng

Deputy Chief of Office

Cục

Department

Cục trưởng

Director

Phó Cục trưởng

Deputy Director

Vụ

Department

Vụ trưởng

Director

Phó Vụ trưởng

Deputy Director

Ban

Board

Trưởng Ban

Head

Phó Trưởng Ban

Deputy Head

Chi cục

Branch

Chi cục trưởng

Manager

Chi cục phó

Deputy Manager

Phòng

Division

Trưởng phòng

Head of Division

Phó Trưởng phòng

Deputy Head of Division

 

Từ vựng về cán bộ công chức chính quyền

 

Tên tiếng Việt

Tên tiếng Anh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân

Permanent Vice Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân

Vice Chairman/Chairwoman of the People’s Committee

Ủy viên Ủy ban nhân dân

Member of the People’s Committee

Giám đốc Sở

Director of Department

Phó Giám đốc Sở Deputy

Director of Department

Chánh Văn phòng

Chief of Office

Phó Chánh Văn phòng

Deputy Chief of Office

Chánh Thanh tra

Chief Inspector

Phó Chánh Thanh tra

Deputy Chief Inspector

Trưởng phòng

Head of Division

Phó Trưởng phòng

Deputy Head of Division

Chuyên viên cao cấp

Senior Official

Chuyên viên chính

Principal Official

Chuyên viên

Official

 >>> Có thể bạn quan tâm: ứng dụng học tiếng anh giao tiếp trực tuyến

 

Sự khác nhau giữa hanged và hung trong tiếng Anh chi tiết nhất

Hang – hung – hung mang nghĩa là treo cái gì lên. Đây có lẽ là những từ khá quen thuộc. Vậy bạn đã bao giờ bạn phân vân không biết “hung” hay “hanged” mới là đúng trong một trường hợp nào đó chưa? Cùng tìm hiểu cách phân biệt sự khác nhau giữa “hanged và hung” và cách dùng của chúng nhé.

 

Sự khác nhau giữa hanged và hung

 

Cách dùng Hanged

 

Hanged (có đuôi “ed”) – Động từ “hang” chia dạng này sẽ là hang – hanged – hanged.

Động từ “hanged” trong trường hợp này được sử dụng khá riêng biệt: dùng với người, mang nghĩa là treo cổ một ai hay người nào đó (hình thức phạt treo cổ).

Ví dụ:

  • He was hanged in 2005 for murder.

(Anh ta bị treo cổ năm 2005 vì tội giết người.)

  • The soldiers who died for the enemy had brutally hanged them.

(Những người lính chết vì kẻ thù đã treo cổ họ một cách dã man.) (Câu này ko hỉu)

  • Traitors will be punished by being hanged.

(Kẻ phản bội sẽ bị trừng phạt bằng cách treo cổ.)

  • The convicted was hanged at midnight yesterday.

(Kẻ bị kết án đã bị treo cổ vào nửa đêm hôm qua)

  • The penalty he received was being hanged for robbery and murder.

(Hình phạt mà anh ta phải nhận là bị treo cổ vì tội cướp của và giết người.)

>>> Mời xem thêm: web học tiếng anh online

Cách dùng Hung

Cách dùng Hung

Khi động từ “hang” mang nghĩa là treo một vật lên một vật nào đó khác thì ta sử dụng dạng quá khứ và quá khứ phân từ là “hung”. Động từ được chia dạng bất quy tắc là hang – hung – hung.

Ví dụ:

  • I hung all my clothes up in the rack.

(Tôi treo tất cả quần áo của mình lên mắc.)

  • I hung your raincoat at the correct place.

(Tôi đã treo áo mưa đúng nơi quy định.)

  • I can’t believe he hung my hat on a tree.

(Tôi không thể tin rằng anh ấy đã treo mũ của tôi trên cây.)

  • A billboard is hung right on the door.

(Biển quảng cáo được treo ngay trên cửa.)

  • I have hung a picture of my father on the wall.

(Tôi đã treo một bức ảnh của cha tôi trên tường.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách phân biệt Principle và Principal trong tiếng Anh đơn giản nhất

Cách phân biệt Principle và Principal trong tiếng Anh đơn giản nhất

Principle và Principal hai từ này còn có phiên âm giống nhau và cách viết cũng khá giống nhau phải không nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu cách phân biệt Principle và Principal nhé! 

 

Cách dùng Principle trong tiếng Anh

 

 

Principle: nguyên tắc, nguyên lý hay điều lệ, luật lệ.

Ví dụ:

  • Linh doesn’t have any principles.
    (Linh chẳng có nguyên tắc gì cả.) 
  • In plastic surgery, doctors have to carefully follow the principles.
    (Trong phẫu thuật thẩm mỹ, các bác sĩ phải tuân thủ cẩn thận các nguyên tắc.)
  • Have you learnt the principles of Newtonian physics?
    (Cậu đã học các nguyên lý Vật Lý Newton chưa?) 

 

Cách dùng 1: Principle được dùng để nói tới các nguyên tắc, quy tắc, điều lệ nói chung.

Ví dụ:

  • My country is run on socialist principles.
    (Quốc gia của tôi được điều hành trên các nguyên tắc xã hội chủ nghĩa.) 
  • The basic principle is that people working hard would be rewarded.
    (Nguyên tắc cơ bản đó là ai làm việc chăm chỉ sẽ được thưởng.) 
  • In principle, we approve that parents should spend much time with their children, but it isn’t easy.
    (Về nguyên tắc, chúng tôi đồng ý rằng cha mẹ nên dành nhiều thời gian cho con cái, nhưng nó không hề dễ dàng.) 

 

Cách dùng 2: Chúng ta có thể dùng Principle để nói tới những nguyên tắc, quy tắc thuộc về đạo đức.

Ví dụ:

  • I can’t deceive my best friend, it’s against all my principles.
    (Tôi không thể lừa dối bạn thân tôi được, nó đi ngược lại mọi nguyên tắc của tôi.)
  • Linh never asks to borrow money, on principle.
    (Linh chẳng bao giờ mượn tiền cả, vì nguyên tắc.) 
  • I will never cheat my girl, as a matter of principle (= I believe it’s wrong).
    (Tớ sẽ không bao giờ lừa dối bạn gái, đấy là trái với nguyên tắc (= Tớ tin đó là sai).)

 

Cách dùng 3: Principle cũng được dùng để nói tới các nguyên lý khoa học. 

    • My professor used some basic scientific principles to explain his answer.
      (Giáo sư của tôi dùng một số nguyên lý khoa học để giải thích câu trả lời của ông ấy.)
    • Water, following the principle of gravity, will run downhill.
      (Nước, theo định luật hấp dẫn, sẽ chảy xuống dưới đồi.) 
    • Isaac Newton talked about his mathematical principles.
      (Isaac Newton đã nói về những định luật toán học của ông ấy.) 

>>> Mời xem thêm: các trang web học tiếng anh miễn phí

 

Cụm từ đi với Principle trong tiếng Anh


 

  • in/on principle: về nguyên tắc
  • as a matter of principle: điều trái với nguyên tắc
  • absolute principle: nguyên tắc tuyệt đối
  • abstract principle: nguyên tắc trừu tượng
  • accepted principle: nguyên tắc được chấp thuận
  • basic principle: nguyên tắc cơ bản
  • consistent principle: nguyên tắc nhất quán
  • ethical/moral principle: nguyên tắc đạo đức
  • principle of operation: nguyên tắc hoạt động
  • principle of management: nguyên tắc quản lý

 

Cách dùng Principal trong tiếng Anh

Principal vừa là một danh từ, vừa là một tính từ trong tiếng Anh.

Khi là danh từ, Principal mang nghĩa người đứng đầu của một trường học (nghĩa phổ biến nhất), người đại diện của một hợp đồng, người chịu trách nhiệm.

Ngoài ra thì danh từ Principal cũng mang nghĩa số tiền gốc trong một khoản vay trong một số ngữ cảnh.

 

Ví dụ:

  • The principal of my university is a great person.
    (Hiệu trưởng trường đại học của tớ là một người rất tuyệt vời.)
  • When the principal signs the agreement, the deal will be done.
    (Khi mà người đại diện ký vào hợp đồng, giao kèo sẽ được thiết lập.)
  • She pays the interest every month, trying to keep the principal intact.
    (Cô ấy trả tiền lãi mỗi tháng, cố gắng giữ nguyên tiền gốc.) 

Khi là tính từ, Principal mang nghĩa là quan trọng nhất, chính hoặc gốc (tiền vay nợ). 

Ví dụ:

  • Duc can’t quit his job, it’s his principal source of income.
    (Đức không bỏ việc được, đó là nguồn thu nhập chính của anh ấy.) 
  • Vietnam’s principal export is rice.
    (Mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam là gạo.)
  • She can lose the principal amount she invested.
    (Cô ấy có thể mất số tiền gốc mà cô ấy đầu tư.) 

 

Cách dùng 1: Ta dùng principal (danh từ) để nói tới người đứng đầu của một trường học, công ty hoặc hợp đồng.

Ví dụ:

  • The principal of New York University will leave the post.
    (Hiệu trưởng trường Đại học New York sẽ rời chức vụ.)
  • My dad is a principal at a law firm.
    (Bố tôi là người đại diện pháp lý cho một công ty luật.)

Cách dùng 2: Ta dùng principal (danh từ) để nói tới số tiền gốc ta vay hoặc cho mượn. 

Ví dụ:

  • Be careful in investing, you can lose both of your principal and interest.
    (Cẩn thận trong đầu tư nhé, cậu có thể mất cả gốc lẫn lãi.) 
  • She can’t pay me back my principal.
    (Cô ấy không thể trả lại tiền gốc cho tôi.)

 

Cách dùng 3: Principal (tính từ) được dùng để chỉ điều gì đó quan trọng nhất, chính, thiết yếu. 

Ví dụ:

  • Salary is not my principal reason for leaving the job.
    (Tiền lương không phải là lí do chính tôi bỏ việc đâu.)
  • This is the principal road leading to the beach.
    (Đây là con đường chính dẫn tới bờ biển.)

Cách dùng 4: Vẫn là tính từ, Principal được dùng để miêu tả khoản tiền gốc khi bạn cho vay/đi vay. 

Ví dụ:

  • Linh has given back to me the principal amount.
    (Linh đã trả tớ số tiền gốc rồi.)
  • The loss possibility of the principal amount invested is low.
    (Khả năng mất khoản tiền đầu tư gốc là thấp.) 

 

 

Cụm từ đi với Principal trong tiếng Anh

Dưới đây là một số từ thường đi với Principal trong tiếng Anh dành cho bạn:

  • principal of the school: hiệu trưởng
  • principal’s office: văn phòng hiệu trưởng
  • principal applicant: người nộp đơn chính
  • principal duties: nhiệm vụ chính
  • principal component: thành phần chủ yếu
  • principal clause: mệnh đề chính
  • principal axis: trục chính
  • principal residence: nơi ở chính
  • principal repayment: trả nợ gốc
  • principal amount: số tiền gốc
  • principal and interest: gốc và lãi
  • pay the principal: trả tiền gốc

 

Phân biệt Principle và Principal

 

 

Principle

Principal

Danh từ

nguyên tắc, nguyên lý

người đứng đầu

số tiền gốc

Tính từ

(không có)

quan trọng, thiết yếu, chính

gốc (của số tiền)

*Principal principle: nguyên tắc chính

Vì phát âm giống nhau nên chúng ta cần dựa vào ngữ cảnh để có thể xác định người nói đang nhắc tới Principle hay Principal nha. 

>>> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt sự khác nhau giữa Shade và Shadow trong tiếng Anh

Phân biệt sự khác nhau giữa Shade và Shadow trong tiếng Anh

Shade và Shadow đều có nghĩa là “bóng” trong tiếng Việt. Tuy nhiên, cách dùng của chúng lại khác nhau. Mọi người thường nhầm lẫn giữa Shade và Shadow do không phân biệt được nghĩa cụ thể của từng từ. Vậy để phân biệt Shade và Shadow, chúng ta cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

 

Cách dùng Shade trong tiếng Anh

 

Phân biệt sự khác nhau giữa Shade và Shadow trong tiếng Anh

 

Shade : bóng râm, bóng mát.

Ví dụ:

  • The children played under the shade of trees.

(Các em nhỏ nô đùa dưới bóng cây.)

  • The temperature in the shade is lower than outside.

(Nhiệt độ trong bóng râm thấp hơn bên ngoài.)

 

Danh từ Shade trong tiếng Anh có cách dùng như sau:

Cách dùng 1: Dùng để nói về khu vực tối và mát ở  bên dưới hoặc phía sau một cái gì đó, ví dụ như một cái cây hoặc tòa nhà (vì ánh sáng mặt trời không chiếu tới được).

Ví dụ:

  • The children often play in the shade of tall buildings.

(Những đứa trẻ thường chơi dưới bóng râm của những ngôi nhà cao tầng.)

  • It’s very sunny. Let’s stand in the shade.

(Trời rất nắng. Hãy đứng trong bóng râm.)

Cách dùng 2: Dùng để nói về một vật mà bạn sử dụng để ngăn ánh sáng đi qua hoặc làm cho nó kém sáng hơn.

Ví dụ:

  • My mother bought me a new shade for the lamp.

(Mẹ tôi đã mua cho tôi một chiếc chụp mới cho chiếc đèn.)

  • I need an eyeshade to sleep easily.

(Tôi cần bịt mắt để dễ ngủ.)

 

Cách dùng 3: Dùng để nói về một loại hay mức độ màu sắc cụ thể (Ví dụ nó đậm hay nhạt như thế nào)

Ví dụ:

  • Her face turned an even deeper shade of red.

(Mặt cô ấy càng đỏ hơn.)

  • This hair coloring comes in several shades.

(Màu tóc này có nhiều tông khác nhau.)

>>> Xem thêm: Cách phân biệt Cloth và Clothes trong tiếng Anh

 

Cụm từ đi với Shade trong tiếng Anh

 

Một số cụm từ đi với Shade trong tiếng Anh:

  • A shade: Bóng râm
  • A shade (something): Một bóng râm
  • A shade of (something): Bóng râm của (cái gì đó)
  • In the shade: Trong bóng râm
  • Made in the shade: Làm trong bóng râm
  • Put (someone or something) in the shade: Đặt (ai đó hoặc cái gì đó) trong bóng râm
  • Shade tree: Bóng cây
  • Shades: Sắc thái

 

Cách dùng Shadow trong tiếng Anh

 

Phân biệt sự khác nhau giữa Shade và Shadow trong tiếng Anh

 

Shadow : bóng của người hoặc vật

Ví dụ:

  • The children like to play with their shadow.

(Những đứa trẻ thích chơi với cái bóng của chúng.)

  • I saw the thief’s shadow clearly.

(I saw the thief’s shadow clearly.)

 

Cách dùng 1: Dùng để nói về một hình dạng tối của ai hay thứ gì đó tạo ra trên bề mặt (ví dụ như trên mặt đất) khi chúng ở giữa ánh sáng và bề mặt.

Ví dụ:

  • I can see my shadow on the water.

(Tôi có thể nhìn thấy bóng của mình trên mặt nước.)

  • Mike said that he saw the shadow of a woman pass by.

(Mike nói rằng anh đã nhìn thấy bóng một người phụ nữ đi qua.)

 

Cách dùng 2: Dùng để nói về bóng tối ở một nơi hoặc trên một cái gì đó, đặc biệt là bạn không thể dễ dàng nhìn thấy ai hoặc cái gì ở đó.

Ví dụ:

  • A man emerged from the shadow.

(Một người đàn ông xuất hiện từ trong bóng tối.)

  • Anna shrank back into the shadows.

(Anna thu mình lại trong bóng tối.)

 

Cách dùng 3: Dùng để diễn tả về sự ảnh hưởng mạnh mẽ (thường là xấu) của ai hay cái gì.đó

Ví dụ:

  • I have been living for 5 years under the shadow of sadness left by my-ex.

(Tôi đã sống 5 năm dưới cái bóng của nỗi buồn do người yêu cũ để lại.)

  • Don’t live and work in someone else’s shadow.

(Đừng sống và làm việc dưới cái bóng của người khác.)

 

Cụm từ đi với Shadow trong tiếng Anh

 

Một số cụm từ đi với Shadow trong tiếng Anh

  • Beyond a shadow of a doubt: Thoát khỏi cái bóng của sự nghi ngờ
  • Drop shadow: Đổ bóng
  • Eye shadow: Bóng mắt
  • Rain shadow: Bóng mưa
  • Shadow boxing: Đấm bốc
  • Shadow cabinet: Chính phủ lập sẵn
  • Shadow mask: Mặt nạ bóng, mạng che
  • Shadow play: Chơi rối bóng
  • Shadow puppet: Con rối bóng

 

Phân biệt Shade và Shadow 

 

Cả hai từ Shade và Shadow đều mang nghĩa là “Bóng”, tuy nhiên, nét nghĩa và cách dùng có sự khác nhau như sau:

  • Shade: bóng râm, bóng mát – Danh từ không đếm được
  • Shadow: Bogs của ai hay cái gì đó – Danh từ đếm được

Ví dụ:

  • I told the kids to play in the shade.

(Tôi bảo bọn trẻ chơi trong bóng râm.)

  • The shadow of the building stretched across the ground.

(Bóng của tòa nhà trải dài trên mặt đất.)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh miễn phí với người nước ngoài

Cách phân biệt Cloth và Clothes trong tiếng Anh

“My mom just bought cloth to make new clothes for me.” Cloth và Clothes có nghĩa giống nhau không nhỉ? Và có thể đổi chỗ hai từ này không. Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời về Cloth và Clothes trong bài viết dưới đây nhé

 

Cách phân biệt Cloth và Clothes

 

Cách dùng Cloth trong tiếng Anh

 

“Cloth” : vải, miếng vải 

Đây là danh từ không đếm được, vì vậy KHÔNG được sử dụng các mạo từ “a/an/the” ở phía trước.

Ví dụ:

  • Anna gave me a piece of cloth.

(Anna đưa cho tôi một mảnh vải.)

  • At present, the cloth industry is flourishing.

(Hiện nay, ngành công nghiệp vải đang phát triển mạnh mẽ.)

 

Trong tiếng Anh, Cloth được sử dụng như sau:

Cách dùng 1: Dùng để nói về vật liệu được làm bằng cách dệt hoặc đan bông, len, lụa,…

Ví dụ:

  • Please lay the cloth across the table.

(Vui lòng đặt tấm vải trên bàn.)

  • The fineness of the thread makes the cloth so soft.

(Độ mịn của sợi chỉ làm cho vải mềm mại.)

 

Cách dùng 2: Dùng để nói về một mảnh vải nhỏ, được dùng với mục đích là làm sạch hay loại bỏ bụi bẩn hoặc để trải lên bàn. 

Ví dụ:

  • Wipe the wardrobe with a damp cloth.

(Lau tủ quần áo bằng khăn ẩm.)

  • My mom gently cleaned my face with a wet cloth.

(Mẹ nhẹ nhàng lau mặt cho tôi bằng khăn ướt.)

>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Loose và Lose trong tiếng Anh dễ dàng nhất

 

Cụm từ đi với Cloth trong tiếng Anh

 

Dưới đây là các từ, cụm từ thông dụng đi với Cloth trong tiếng Anh:

  • Back-cloth star: Ngôi sao màn ảnh/sân khấu
  • Cut from the same cloth: Cắt từ một mảnh vải, nghĩa là rất giống nhau về tính cách và hành động
  • Cloth ears: Một người điếc, khó nghe
  • Cut your coat to suit your cloth : Mua sắm hoặc hành động phù hợp với giới hạn tài chính
  • Cut your coat according to your cloth: Liệu cơm gắp mắm
  • Man of the cloth: Giáo sĩ
  • Whole cloth: Vải nguyên tấm
  • Tablecloth: Khăn trải bàn

 

Cách dùng Clothes trong tiếng Anh

 

Cách phân biệt Cloth

 

“Clothes” : quần áo nói chung.

Ví dụ:

  • We will buy new clothes.

(Chúng tôi sẽ mua quần áo mới.)

  • Mike gave me a set of clothes for my birthday.

(Mike đã tặng tôi một bộ quần áo cho ngày sinh nhật của tôi.)

 

Danh từ Clothes được để nói về những thứ mà bạn mặc hàng ngày như quần, áo, váy,…

Ví dụ:

  • Lisa usually wears casual clothes.

(Lisa thường mặc trang phục giản dị.)

  • Bring a change of clothes with you.

(Mang theo một bộ quần áo thay đổi với bạn.)

  • I’m just putting my clothes on.

(Tôi chỉ đang mặc quần áo vào.)

  • My mom bought some new clothes for the party.

(Mẹ tôi đã mua một số quần áo mới cho bữa tiệc.)

 

Cụm từ đi với Clothes trong tiếng Anh

 

Một số từ, cụm từ thông dụng kết hợp với “Clothes” trong tiếng Anh:

  • Clothes does not make a man: Manh áo không làm nên thầy tu
  • Clothes basket: Giỏ đựng quần áo
  • Clothes dryer: Máy giặt
  • Clothes hanger: Mặc quần áo
  • Clothes horse: Giá phơi quần áo
  • Clothesline: Dây quần áo
  • Clothes tree: Cây quần áo
  • Clothespin: Kẹp quần áo
  • Cut your coat according your clothes: Liệu cơm gắp mắm
  • Street clothes: Quần áo đường phố

Phân biệt Cloth và Clothes trong tiếng Anh

 

Sự khác nhau cơ bản giữa Cloth và Clothes:

  • Cloth: Nói về vật liệu được tạo ra bằng cách dệt, ở đây là vải;
  • Clothes: quần áo nói chung được làm từ vải.

Có thể hiểu đơn giản là “Clothes” được làm từ “Cloth”.

Ví dụ:

  • This cloth is woven from high-quality silk.

(Loại vải này được dệt từ lụa cao cấp.)

  • I have opened a clothes shop for 2 months.

(Tôi mở shop quần áo được 2 tháng.)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến dành cho trẻ em

Cách phân biệt Loose và Lose trong tiếng Anh dễ dàng nhất

Loose và Lose là gì? Bạn đã bao giờ nhầm lẫn hai từ này chưa? Hãy cùng tìm hiểu cách dùng và cách phân biệt Loose và Lose chúng qua bài viết dưới đây nhé. 

 

Cách dùng Loose trong tiếng Anh

 

 

Loose (adj)  : “lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ”.

Loose (Verb) : “giải phóng”.

Ví dụ: 

  • I decided to set loose the bird, which I picked up yesterday.

(Tôi quyết định thả con chim mà tôi đã nhặt hôm qua.)

  • Be careful of thieves. Your locks are too loose.

(Hãy cẩn thận với những tên trộm. Ổ khóa của bạn quá lỏng lẻo.)

 

Cách dùng 1: Tính từ Loose được sử dụng để diễn tả một vật không cố định ở một vị trí chặt chẽ,chắc chắn; hoặc nói về sự không ràng buộc. 

Ví dụ: 

  • Mike likes to wear loose T-shirts.

(Mike thích mặc áo phông rộng rãi.)

  • The activities against epidemics are still loose, so the Covid-19 pandemic has not been controlled.

(Các hoạt động chống dịch còn lỏng lẻo nên chưa kiểm soát được đại dịch Covid-19.)

Cách dùng 2: Động từ Loose được sử dụng để  nó đề cập đến “thư giãn”, nhưng nó cũng có thể được sử dụng để có nghĩa là “được thả” hoặc “được tự do”, chẳng hạn như khi ai đó giận dữ với ai đó hoặc để mất chó bảo vệ của họ đối với khách. Tuy nhiên, không phổ biến khi thấy “loose” được sử dụng theo cách này, và nó thường xuất hiện như một tính từ. 

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh trực tuyến hiệu quả

 

Cụm từ đi với Loose trong tiếng Anh

 

Cụm từ với Loose phổ biến:

  • On the loose: Ngoài vòng pháp luật
  • A loose cannon: Người khó đoán
  • Break loose: Giải thoát
  • Let loose: Buông, thả lỏng
  • Loose lips sink ships: Vạ miệng hại thân – ý nói tin đồn có thể gây ra hậu quả tai hại
  • Loose-leaf: Sách, vở đóng theo cách có thể tháo từng tờ ra
  • To play fast and loose: Hành động liều lĩnh và bất cẩn
  • To tie up loose ends: Kết thúc một tình huống

 

Cách dùng Lose trong tiếng Anh

 

 

“Lose” : “thua, đánh mất, lạc đường”.

Ví dụ: 

  • I lost my gift Mike gave me.

(Tôi đã đánh mất món quà mà Mike đã tặng cho tôi.)

  • Jack lost the chess game last afternoon.

(Jack đã thua ván cờ chiều qua.)

 

Cách dùng 1: Dùng để nói về việc làm mất cái gì đó (không thấy/do ai lấy cắp) hoặc bỏ tra cái gì để làm việc gì đó (ví dụ như bỏ tiền mua gì đó).

Ví dụ: 

  • My father lost his wallet.

(Cha tôi bị mất ví.)

  • I lost 20 dollars to buy this book.

(Tôi đã mất 20 đô la để mua cuốn sách này.)

 

Cách dùng 2: Diễn tả sự thất bại trong các cuộc thi, chơi game,…

Ví dụ: 

  • You lost.

(Bạn đã thua.)

  • Hung lost the match last night.

(Hùng thua trận đêm qua.)

 

Cụm từ đi với Lose trong tiếng Anh

 

Cụm từ với Lose:

  • To lose one’s head: Mất tự chủ
  • Lose your lunch: Không ăn trưa
  • Lose your tongue: Lỡ miệng
  • Lose your touch’: Không thể kết nối
  • Lose yourself: Mất kiểm soát
  • No time to lose: Không có thời gian
  • Lose face: Mất mặt

 

Phân biệt Loose và Lose trong tiếng Anh

 

Loose và Lose là cặp từ có cách đọc gần giống nhưng hoàn toàn khác nghĩa và không thể thay thế cho nhau. Cụ thể như sau:

  • Loose: tính từ – Lỏng lẻo
  • Lose: động từ: thua, làm mất

Ví dụ: 

  • The screw is screwed very loose.

(Vít được vặn rất lỏng lẻo.)

  • Don’t lose screws.

(Đừng làm mất ốc vít.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cách phân biệt Complementary và Complimentary trong tiếng Anh

Tìm hiểu cách phân biệt Complementary và Complimentary trong tiếng Anh

Complementary và Complimentary là cặp từ có cách phát âm giống nhau hoàn toàn. Và cách viết nếu không nhìn kĩ cũng khó nhìn ra sự khác biệt. Vậy cách phân biệt Complementary và Complimentary như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây để tránh nhầm lẫn nhé.

 

Cách dùng Complementary trong tiếng Anh

 

cách phân biệt Complementary và Complimentary

 

“Complementary” : “bổ sung, tương hỗ cho nhau”.

Ví dụ:

  • Mike has different but complementary skills.

(Mike có những kỹ năng khác nhau nhưng bổ sung cho nhau.)

  • My family and my job both fulfill separate but complementary needs.

(Gia đình và công việc của tôi đều đáp ứng những nhu cầu riêng biệt nhưng bổ sung cho nhau.)

Trong tiếng Anh, tính từ Complementary được dùng để diễn tả hai người hoặc những thứ bổ sung là khác nhau nhưng cùng nhau tạo thành sự kết hợp hữu ích hoặc hấp dẫn của các kỹ năng, phẩm chất hoặc đặc điểm thể chất.

Ví dụ:

  • Mike and I are complementary each other in work and study

(Tôi và Mike bổ trợ cho nhau trong công việc và học tập)

  • Theory and practice are complementary to each other.

(Lý thuyết và thực hành bổ sung cho nhau.)

>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Look up to và Admire trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

Cụm từ đi với Complementary trong tiếng Anh

 

cách phân biệt Complementary và Complimentary

 

Một số cụm từ đi với Complementary:

  • Complementary angles: 2 góc phụ nhau (tổng bằng 90 độ);
  • Complementary distribution: Phân phối;
  • Complementary color: Phối màu bổ sung;
  • Complementary dna: ADN bổ sung;
  • complementary medicine: Y học thay thế

 

Cách dùng Complimentary trong tiếng Anh

 

“Complimentary” là tính từ trong tiếng Anh, mang 2 nghĩa, đó là:

  • Nghĩa thứ 1: Ca ngợi, khen ngợi;
  • Nghĩa thứ 2: Miễn phí

Ví dụ:

  • Mike has received many complimentary remarks from his teacher and classmate.

(Mike đã nhận được nhiều lời khen ngợi từ giáo viên và bạn học của mình.)

  • The circus gives Complimentary tickets to children under 6 years old.

(Rạp xiếc cung cấp vé miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi.)

 

Cách dùng 1: Để nói về cái gì đó là miễn phí.

Ví dụ:

  • This cake is a promotional item. It is complimentary.

(Bánh này là hàng khuyến mãi. Nó là miễn phí.)

  • Is this a complimentary drink?

(Đây có phải là đồ uống miễn phí không?)

Cách dùng 2: Để thể hiện sự tán thành, khen ngợi .

Ví dụ:

  • My leader was extremely complimentary about my work.

(Lãnh đạo của tôi đã rất khen ngợi về công việc của tôi.)

  • Not all of her comments were complimentary.

(Không phải tất cả các bình luận của cô ấy đều khen ngợi.)

 

cách phân biệt Complementary và Complimentary

 

Cụm từ đi với Complimentary trong tiếng Anh

 

Một số cụm từ đi với Complimentary:

  • Complimentary close: Lời kết thư;
  • Complimentary shuttle bus: Xe bus miễn phí;
  • Complimentary room: Phòng miễn phí;
  • Complimentary meal: Bữa ăn miễn phí;
  • Complimentary breakfast: Bữa sáng miễn phí.

 

Phân biệt Complementary và Complimentary 

Tóm lại, Complementary và Complimentary có phát âm giống nhau nhưng ý nghĩa và cách dùng lại hoàn toàn khác nhau:

  • Complementary: bổ sung, hỗ trợ
  • Complimentary: khen ngợi, miễn phí

Ví dụ:

  • This cake is a promotional item. It is complimentary.

(Bánh này là hàng khuyến mãi. Nó là miễn phí.)

  • Is this a complimentary drink?

(Đây có phải là đồ uống miễn phí không?)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online 1 kèm 1 với người nước ngoài