Từ vựng thông dụng

Cách dùng cấu trúc waste time trong tiếng Anh dễ dàng nhất

Để nói về việc lãng phí thời gian trong tiếng Anh, chúng ta có cấu trúc waste time. Cùng tìm hiểu cách dùng cấu trúc waste time trong bài viết này nha!

 

 

Waste là gì?

 

Từ waste có thể là động từ, tính từ, hoặc danh từ. 

Waste là động từ

Động từ waste có nghĩa là “lãng phí, bỏ phí”.

Ví dụ:

  • You should stop wasting time playing video games all day.
    Em nên ngừng phí phạm thời gian để chơi trò chơi điện tử cả ngày đi.
  • Although he is not wealthy, he wastes lots of money on watches.
    Mặc dù cậu ấy không giàu có, cậu ấy lãng phí nhiều tiền vào đồng hồ đeo tay.
  • Tuan Anh is wasting time hanging out with his friends.
    Tuấn Anh đang phí thời gian để chơi với các bạn của cậu ấy.


 

Waste là tính từ

Tính từ waste có nghĩa là “hoang phí, bỏ đi”.

Ví dụ:

  • I just saw a piece of waste land.
    Tôi vừa nhìn thấy một mảnh đất hoang.
  • It’s just a waste building.
    Đó chỉ là một toà nhà bỏ đi.
  • My family would like to purchase this waste house.
    Gia đình tôi muốn mua lại ngôi nhà bỏ đi này.

 

Waste là danh từ

Waste : sự phí phạm hoặc chất thải. Ngoài ra, danh từ waste cũng có thể là “vùng đất hoang vu” (thường dùng số nhiều là wastes) hoặc “cảnh ảm đạm” (thường nói về khu bỏ hoang). Hai nghĩa này ít phổ biến hơn.

Ví dụ:

  • I spilt my cup of boba. What a waste!
    Tớ làm đổ cốc trà sữa trân châu của tớ rồi. Phí quá đi!
  • The janitor transfers all the waste from the building.
    Người lao công chuyển tất cả chất thải của tòa nhà đi.
  • It is sad to see them throwing waste in the ocean.
    Thật buồn khi thấy họ đổ chất thải xuống biển.

>>> Có thể bạn quan tâm: TOP 7 BỘ PHIM HOẠT HÌNH TIẾNG ANH TRUYỀN CHO CON NHIỀU ĐỘNG LỰC VÀ CẢM HỨNG

 

Cấu trúc waste time và cách dùng

 

 

Cấu trúc waste time 1

Cấu trúc waste time đầu tiên là waste time + on + danh từ để nói “ai lãng phí thời gian làm việc gì”. 

S + waste(s) time + on + N

Ví dụ:

  • We should stop wasting time on social media.
    Chúng ta nên ngừng lãng phí thời gian vào mạng xã hội.
  • You must stop wasting time on negative thoughts.
    Bạn phải ngừng lãng phí thời gian vào những suy nghĩ tiêu cực đi.
  • Sometimes I like to waste my time on manga.
    Đôi lúc tôi thích lãng phí thời gian vào truyện manga.

 

Cấu trúc waste time 2

Waste time + V-ing : ai đang lãng phí thời gian làm gì. 

Cách này thường được sử dụng khi một người thấy ai đang lãng phí thời gian vào thời điểm nói.

Ví dụ:

  • My little brother is wasting time doing nothing.
    Đứa em trai của tôi đang lãng phí thời gian không làm gì cả.
  • I have been wasting time playing chess.
    Tôi đang lãng phí thời gian chơi cờ vua.
  • Nhan is still wasting time going on dates.
    Nhàn vẫn còn lãng phí thời gian đi hẹn hò.

 

So sánh cấu trúc waste time và spend time

 

Cấu trúc waste time

Cấu trúc waste time nói về việc lãng phí thời gian vào chuyện không đáng, không có giá trị.

S + waste(s) time + on + N

S + waste(s) time + V-ing

Ví dụ:

  • I think you should not waste time on fake friends.
    Tớ nghĩ cậu không nên lãng phí thời gian vào những người bạn giả tạo.
  • He is wasting time trying to persuade Karen.
    Anh ta đang lãng phí thời gian cố gắng thuyết phục Karen.
  • We used to waste time fighting each other.
    Chúng ta từng hay lãng phí thời gian để cãi nhau.

 

Cấu trúc spend time

Khác với cấu trúc waste time thì cấu trúc spend time nói về “ai dành thời gian làm việc gì”.

S + spend(s) time + on + N

S + spend(s) time + V-ing

Ví dụ:

  • On Friday, I spend time watching TV.
    Vào thứ Sáu, tôi dành thời gian xem TV.
  • They spend lots of time on music.
    Họ dành nhiều thời gian vào âm nhạc.
  • He loves spending time playing soccer.
    Cậu ấy rất thích dành thời gian chơi bóng đá.

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp cấp tốc trực tuyến

TOP 7 BỘ PHIM HOẠT HÌNH TIẾNG ANH TRUYỀN CHO CON NHIỀU ĐỘNG LỰC VÀ CẢM HỨNG

Còn gì tuyệt vời hơn khi các bé vừa được học tiếng Anh vừa được xem phim hoạt hình phải không nào? Đây là phương pháp học khá hiệu quả được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Chúng ta cùng nhau điểm qua top 7 phim hoạt hình tiếng Anh truyền cho con nhiều động lực và cảm hừng nhất qua bài viết dưới đây và học tập cùng con ngay nhé.

1. Coco (Hội ngộ kỳ diệu)

Câu chuyện tập trung vào cậu bé 12 tuổi có tên Miguel. Miguel sinh ra trong một gia đình mà nghề truyền thống là làm giày. Tuy nhiên, cậu hoàn toàn không có hứng thú với nghề của gia đình. Tất cả những gì cậu muốn là âm nhạc, chơi nhạc. Điều này lại bị gia đình ngăn cấm.

 

 

Đúng vào ngày Día de Muertos (Lễ hội Người chết) của Mexico, Miguel liều lĩnh trộm cây đàn guitar tại hầm mộ của Ernesto de la Cruz để tham gia một cuộc thi biểu diễn. Sự kiện khiến cậu bé dính phải lời nguyền và bước sang thế giới của người chết. Chuyến hành trình đồng thời là những bước trưởng thành của Miguel khi cậu nhận ra đâu mới là điều quan trọng nhất đối với mỗi con người.

2. Zootopia (Phi vụ động trời)

Câu chuyện xoay quanh cô thỏ Judy Hopps với ước mơ kì lạ là trở thành cảnh sát, một nghề tưởng chừng như chỉ dành cho các loài thú lớn. Dù có thành tích học tập xuất sắc ở học viện, cô vẫn chỉ được cảnh sát trưởng Bono giao công việc ghi giấy phạt. Trong lúc đó, sở cảnh sát đang đau đầu vì hàng loạt vụ mất tích của các loài thú ăn thịt. Judy tình cờ phát hiện ra manh mối của vụ án này, và cùng với chàng cáo Nick Wilde, cô dấn thân vào một cuộc phá án với kết cục đầy bất ngờ.

 

 

3. Ratatouille (Chú chuột đầu bếp)

Chú chuột đầu bếp đã trở thành một biểu tượng cho thông điệp “cho dù bạn là ai, bạn vẫn có thể đạt thành quả xứng đáng với tài năng và đam mê của mình”. Sinh ra là chuột đã khổ, sinh ra là chuột mà thích nấu nướng giữa một xã hội chỉ muốn tiêu-diệt-chuột thì còn khổ hơn thế nhiều. Remi là hiện thân của sự giằng xé, mâu thuẫn giữa việc theo đuổi ước mơ nấu nướng và nguy cơ có thể bị nguy hiểm đến chính mạng sống của mình. Sự vật lộn của đầu bếp bốn chân này chính là một chủ đề giàu sức nặng và hoàn toàn có thể khai thác một cách hiệu quả, nhân văn. Chuyến phiêu lưu của Remy tới kinh đô Paris hoa lệ không chỉ hàm chứa bài học về gia đình, sự trung thực, cái tôi hay nỗ lực theo đuổi đam mê mà còn đưa khán giả vào thế giới ẩm thực tuyệt diệu.

4. Moana (Cuộc hành trình của Moana)

Không chỉ dừng lại ở mức độ phim phiêu lưu, giải trí đơn thuần, Moana còn truyền tải không ít các mâu thuẫn khác. Đó là một người cha khư khư bảo vệ con gái, lo lắng quá mức về những mối nguy hiểm ngoài biển khơi. Đó là vị nữ thần kiến tạo thế giới bị đánh cắp trái tim và trở thành quỷ dữ. Và đó cũng là một cô gái 16 tuổi đầy dũng cảm, trách nhiệm, có cái “tôi” to lớn. Cô dám đánh đổi cuộc sống thanh bình, yên ổn bên gia đình để được một lần bước ra thế giới. Cô chấp nhận cãi lời cha để một lần được đi theo tiếng gọi của trái tim và đạt đến ước mơ. Nỗi trăn trở của Moana cũng chính là sự khắc khoải trong trái tim người trẻ tuổi. Họ có chấp nhận vứt bỏ thực tại để được sống đúng với bản thân, hay từ bỏ giấc mơ để tận hưởng cuộc sống yên bình?

5. Ballerina Leap (Vũ điệu thần tiên)

“Ballerina” được lên ý tưởng và dựng lại hình ảnh nước Pháp những năm 1879, kể về một đứa trẻ mồ côi nghèo tên là Felicie, một cô gái mồ côi nghèo 11 tuổi với mơ ước trở thành một nữ diễn viên múa ballet nhưng không được đào tạo một cách chính quy. Cô bé quyết định trốn khỏi trại trẻ mồ côi vùng nông thôn Brittany để đến với Paris hoa lệ cùng cậu bạn thân Victor. Không một chút kinh nghiệm và không một xu dính túi nhưng với sự giúp đỡ của Victor và Odette (cựu diễn viên múa ballet tài giỏi) cùng với sự quyết tâm cao độ, Félicie chấp nhận đương đầu với vô số thách thức để theo đuổi đam mê của mình.

 

 

6. The Good Dinosaur (Chú khủng long tốt bụng)

The Good Dinosaur đã thể hiện đôi khi tàn nhẫn nhưng rất cảm động và hấp dẫn về một tình bạn trong sáng, hết mình vì bạn bè, những điều xuất phát từ trái tim sẽ chạm đến trái tim, không thể không truyền cảm hứng cho các bạn thêm niềm tin vào cuộc sống, tình cảm gia đình, bạn bè xung quanh ta, sự mạnh mẽ vượt qua những khó khăn trong cuộc sống khi từ một chú khủng long nhút nhát, Arlo đã học được cách đối diện với nỗi sợ hãi của bản thân và khám phá ra những khả năng tiềm ẩn của chính mình.

Bộ phim đã gửi một thông điệp ý nghĩa về một tình bạn đẹp đẽ ở hai tâm hồn không thể giao tiếp qua lời nói, là sự động viên thôi thúc người xem để họ dũng cảm bước qua nỗi sợ hãi vì "đôi khi ta vượt qua nỗi sợ hãi để thấy được những điều tuyệt đẹp ở phía bên kia".

7. Finding Dory ( Đi Tìm Dory)

Câu chuyện bắt đầu khi vào một ngày đẹp trời, cô đi dã ngoại cùng Nemo xem cảnh những con cá đuối trên đường đi cư trở về nhà của chúng. Thấy cảnh về nhà của những chú cá đuối khiến Dory cảm thấy nhớ nhà ghê gớm cùng với những kí ức vụn vặt về khoảng thời gian sống cùng bố mẹ càng thôi thúc Dory tìm đường trở về. Trong hành trình tìm lại gia đình, Dory phải đấu tranh với sự đãng trí của bản thân cũng như làm quen với nhau

>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Chance và Opportunity trong tiếng Anh chi tiết nhất

Cách phân biệt Chance và Opportunity trong tiếng Anh chi tiết nhất

Cùng tìm hiểu cách phân biệt Chance và Opportunity qua bài viết dưới đây nhé.

Cách dùng Chance trong tiếng Anh

 

 

Chance : cơ hội, cơ may, sự tình cờ.

Ví dụ:

  • Mike had his chance to solve it on his own.

(Mike đã có cơ hội để tự mình giải quyết nó.)

  • All Lisa wants is a chance to speak her piece.

(Tất cả những gì Lisa muốn là một cơ hội để nói tác phẩm của mình.)

 

Cách dùng 1: Nói về cơ hội, thời cơ, khả năng xảy ra điều gì đó, đặc biệt là điều gì đó mà bạn muốn.

Ví dụ:

  • There is no chance that she will change her mind.

(Không có cơ hội mà cô ấy sẽ thay đổi quyết định của mình.)

  • I believe this idea has a good chance for success.

(Tôi tin rằng ý tưởng này có một cơ hội tốt để thành công.)

 

Cách dùng 2: dùng với nghĩa là may rủi, vận. Đây là thời điểm hoặc tình huống thích hợp khi bạn có cơ hội làm điều gì đó.

Ví dụ:

  • This is her big chance.

(This is her big chance.)

  • You’ll have the chance to ask questions at the end.

(Bạn sẽ có cơ hội đặt câu hỏi ở phần cuối.)

Cách dùng 3: dùng để nói về một khả năng xấu hoặc nguy hiểm

Ví dụ:

  • When fixing electrical equipment don’t take any chances. A mistake could kill.

(Khi sửa chữa các thiết bị điện, không có bất kỳ cơ hội nào. Một sai lầm có thể giết chết.)

  • The car might break down but that is a chance we’ll have to take.

(Chiếc xe có thể bị hỏng nhưng đó là cơ hội mà chúng tôi phải thực hiện.)

Cách dùng 4: dùng để nói về các sự việc xảy ra mà bạn không thể đoán được hoặc ngoài tầm kiểm soát của bạn

Ví dụ:

  • I met Anna by chance at the stop bus.

(Tôi tình cờ gặp Anna ở bến xe buýt.)

  • Chess is not a game of chance.

(Cờ vua không phải là trò chơi may rủi.)

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về Phật giáo có thể bạn quan tâm

Cách dùng Opportunity trong tiếng Anh

 

 

Opportunity : thời cơ, cơ hội

Ví dụ:

  • Don’t miss this opportunity!

(Đừng bỏ lỡ cơ hội này!)

  • Mike is rude to his girlfriend at every opportunity.

(Mike thô lỗ với bạn gái của mình mỗi khi có cơ hội.)


 

Trong tiếng Anh, “Opportunity” được dùng để nói về một cơ hội để bạn làm điều gì đó.

Ví dụ:

  • There is no opportunity for the liar.

(Không có cơ hội cho kẻ nói dối.)

  • This is a good opportunity to run away.

(Đây là cơ hội tốt để chạy trốn.)

 

Cụm từ thông dụng với Opportunity

 

Dưới đây là một số cụm từ thông dụng với Opportunity:

Cụm từ

Dịch nghĩa

A golden opportunity

Cơ hội vàng

Cash in on opportunity

Kiếm chác được từ cơ hội

Growth opportunity

Cơ hội phát triển

Jump at the opportunity

Chớp lấy cơ hội

Opportunity knocks

Cơ hội tuyệt vời thường chỉ có một lần

Opportunity makes a thief

Cơ hội tạo ra kẻ trộm

Take the opportunity

Tận dụng/lợi dụng cơ hội có được.

Window of opportunity

Một thời gian ngắn cho bạn cơ hội làm gì

 

Phân biệt Chance và Opportunity trong tiếng Anh

 

Cả hai từ Chance và Opportunity đều mang nghĩa là “cơ hội”. Với ý nghĩa này, Chance và Opportunity hoàn toàn có thể thay thế cho nhau trong các trường hợp.

Ví dụ:

  • Mike gave me a good chance.

(Mike đã cho tôi một cơ hội tốt.)

  • I really appreciate the opportunity that Mike gave me.

(Tôi thực sự đánh giá cao cơ hội mà Mike đã trao cho tôi.)

 

Tìm hiểu khám phá bộ từ vựng tiếng Anh về tôn giáo cơ bản

Cùng tìm hiểu và khám phá bộ từ vựng tiếng Anh về tôn giáo phổ biến nhất qua bài viết dưới đây nhé!. 

 

Từ vựng tiếng Anh về tôn giáo

 

Từ vựng tiếng anh về tôn giáo

 

Từ vựng

Dịch nghĩa

Christianity

Cơ đốc giáo (Kitô giáo)

Christian 

đạo Thiên Chúa

Roman Catholicism

Thiên chúa giáo, công giáo Rôma

Buddhism

Phật giáo

Islam

Hồi giáo

Hinduism

Ấn-độ giáo, Hindu giáo

Judaism

Do thái giáo

Shintoism

Thần đạo

Atheism

Chủ nghĩa vô thần

Confucianism

Đạo Khổng

Taoism

Đạo Lão

Protestantism

đạo Tin lành

>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Desert và Dessert trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

Từ vựng tiếng Anh về tín ngưỡng tôn giáo

 

Từ vựng

Dịch nghĩa

Abbey

Tu viện

Ancient traditional

Truyền thống cổ xưa

Angel

Thiên thần

Apostle

Tín đồ, đồ đệ

Attachment

Sự ràng buộc, sự chấp trước

Awaken

Thức tỉnh

Being

Sinh mệnh

Belief

Tín ngưỡng

Bodhisattva

Bồ Tát

Buddha law

Phật Pháp

Causal law

Luật nhân quả

Chant

Tụng kinh

Christmas

Lễ Chúa giáng sinh

Church

Nhà thờ

Compassion

Lòng từ tâm, thiện lương

Confucianism

Đạo Khổng (Nho giáo)

Creator

Đấng tạo hóa, Đấng sáng thế

Easter

Lễ phục sinh

Evil

Cái ác

Fairy

Tiên

Forbearance

Sự nhẫn nại

God

Thần, Chúa

Heaven

Thiên đường, thiên quốc, thiên thượng

Hell

Địa ngục

Ignorance

Sự ngu muội

Islam

Đạo Hồi

Material

Vật chất

Meditation

Thiền định

Mercy

Lòng từ bi

Mind

Tư tưởng, tâm hồn

Monk

Thầy tu

Moral standard

Tiêu chuẩn đạo đức

Mosque

Nhà thờ của người Hồi giáo

Pagoda

Chùa

Pope

Giáo hoàng

Practice

Luyện, tu luyện

Pray

Cầu nguyện

Preach

Thuyết giảng

Priest

Linh mục

Prophecy

Lời tiên tri

Reincarnation

Luân hồi

Saint

Thánh nhân

Savior

Vị cứu tinh

Scripture

Kinh sách

Sincerity

Chân thành, thành khẩn

Spirit

Linh hồn, tinh thần

Superstition

Sự mê tín

Synagogue

Giáo đường của Do Thái Giáo

Temple

Đền

The Bible

Thánh kinh

Though

Ý niệm, ý nghĩ

Tribulation

Khổ nạn

Truthfulness

Sự chân thành, chân thực

Universe

Vũ trụ, toàn thể

Virtue

Đức hạnh, phẩm giá

Wisdom

Trí huệ, sự thông thái

 

Từ vựng tiếng Anh về đạo Thiên Chúa

 

Từ vựng tiếng anh về tôn giáo

 

Từ vựng

Dịch nghĩa

Altar 

Bàn thờ chúa

Angel 

Thiên thần

Apocalypse

Khải huyền

Baptism

Lễ thanh tẩy, lễ rửa tội, lễ báp-têm

Bishop 

Giám mục

Bless

Phù hộ

Blessed

Được phù hộ

Book of revelation

Sách khải huyền

Cardinal 

Hồng y

Carol

Thánh ca (có thể không được hát ở các nhà thờ)

Church 

Nhà thờ

Clergy 

Tăng lữ

Cross 

Cây thập giá

Devil 

Ác quỷ

Disciple 

Môn đồ

Easter

Lễ phục sinh

Heaven

Thiên đàng

Hell

Địa ngục

Holy see

Tòa thánh

Hymn 

Thánh ca

Icon 

Tác phẩm nghệ thuật thiên chúa được tôn thờ trong nhà thờ

Lamb of god

Chiên thiên chúa, hay con chiên của chúa

Last supper

Bữa tối cuối cùng

Lent

Mùa chay

Mission/duty

Sứ mệnh, nhiệm vụ

Nun 

Pope 

Giáo hoàng

Pray 

Cầu nguyện

Prayer 

Lời cầu nguyện

Preacher/missionary 

Người truyền đạo

Priest 

Tư tế

Renaissance

Phục hưng

Repentance

Sự hối cải

Sacred

Thiêng liêng, thần thánh

Saints’ days

Ngày thánh

Sin 

Tội lỗi

Vow

Lời thề

Worship 

Thờ phụng, sự thờ phụng

>>> Tham khảo thêm: Tổng hợp từ vựng tiếng Anh về Phật giáo có thể bạn quan tâm

 

Từ vựng tiếng Anh về đạo Phật

 

từ vựng tiếng anh về tôn giáo

 

Từ vựng

Dịch nghĩa

Amitabha Buddha

Đức Phật Di Đà

Avalokiteśvara bodhisattva

Quan Thế Âm Bồ Tát

Buddhist nun

Ni cô, sư cô

Charity

Từ thiện

Dharma

Giáo pháp

Dharma Master

Người giảng pháp

Dharma Talks

Thuyết pháp

Ego

Bản ngã

Emptiness

Tính Không

Enlightenment

Giác ngộ

Great Compassion Mantra

Thần chú Đại Bi

Greed – Hatred – Ignorance

Tham – Sân – Si

Incense sticks

Cây nha

Medicine Buddha

Đức Phật Dược Sư

Middle way

Trung đạo

Nirvana

Niết bàn

Noble Eightfold Path

Bát Chánh đạo

Pagoda

Chùa

Pure Land Buddhism

Tịnh Độ Tông

Take Refuge in the Three Jewels

Quy y Tam Bảo

The Buddha

Đức Phật, người đã giác ngộ

The Buddhist/ monk

Một Phật tử/ nhà tu hành.

The Fourth Noble Truths

Tứ Diệu Đế

Three Jewels

Tam bảo (Phật – Pháp – Tăng)

To give offerings

Dâng đồ cúng

Zen Buddhism

Thiền Tông

Zen Master

Thiền sư

>>> Có thể bạn quan tâm: chương trình học tiếng anh trực tuyến

Cách phân biệt Desert và Dessert trong tiếng Anh chi tiết nhất

Desert và Dessert là cặp từ thường bị nhầm lẫn ở cả cách đọc và cách viết. Vậy làm thế nào để phân biệt Desert và Dessert. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây nhé.

 

Cách dùng Desert trong tiếng Anh

 

Cách dùng desert

 

“Desert” là danh từ tiếng Anh, có nghĩa là “sa mạc”.

Ví dụ:

  • South Africa is mostly desert.

(Nam Phi hầu hết là sa mạc.)

  • The Sahara is the largest desert in the world.

(Sahara là sa mạc lớn nhất trên thế giới.)

Ngoài ra, “desert” còn là động từ mang nghĩa “rời khỏi, rời bỏ ai đó, bỏ hoang”.

Ví dụ:

  • This house was deserted.

(Ngôi nhà này đã bị bỏ hoang.)

  • Mike deserted me.

(Mike đã bỏ rơi tôi.)

 

Cách dùng 1: Trong tiếng Anh, Desert được sử dụng để nói về một vùng đất, khu vực thường bao phủ bởi cát hoặc đá, nơi có rất ít mưa rộng lớn có rất ít nước và rất ít cây cối mọc trên đó. 

Ví dụ:

  • Camels are animals that live in deserts.

(Lạc đà là loài động vật sống trên sa mạc.)

  • There is almost no water in the desert.

(Hầu như không có nước trong sa mạc.)

 

Cách dùng 2: diễn tả hành động bỏ lại, rời bỏ một ai đó hoặc một cái gì đó mà không có sự giúp đỡ hoặc trong một tình huống khó khăn.

Ví dụ:

  • Jack deserted his wife and family for another woman.

(Jack đã bỏ rơi vợ và gia đình của mình để lấy một người phụ nữ khác.)

  • All Lisa’s confidence deserted her when she walked into the exam.

(Tất cả sự tự tin của Lisa đã bỏ rơi cô khi cô bước vào kỳ thi.)

>>> Mời xem thêm: Cách phân biệt Colleague và College trong tiếng Anh đơn giản nhất

 

Cụm từ đi với Desert trong tiếng Anh

 

Một số cụm từ đi với Desert trong tiếng Anh

  • Desert cherry: Anh đào sa mạc
  • Desert rheumatism: Bệnh nhiễm trùng do nấm coccidioides gây ra
  • Desert rose: Sứ sa mạc
  • Food desert: Sa mạc thực phẩm
  • Just deserts: Khái niệm của một ai đó “nhận được những gì đang đến với họ”
  • Painted desert: Sa mạc hội họa
  • Rats desert a sinking ship: Chuột bỏ thuyền chìm (ý chỉ những người rất nhanh chóng, vội vã rời bỏ một công ty hay một tổ chức vì nơi đó bắt đầu đi xuống hoặc thất bại)
  • Ships of the desert: Con lạc đà

 

Cách dùng Dessert trong tiếng Anh

 

Cách dùng dessert

 

Dessert : món tráng miệng.

Ví dụ:

  • What’s for dessert?

(Có gì cho món tráng miệng?)

  • What dessert do you like?

(Bạn thích món tráng miệng nào?)

Dessert được dùng để nói về đồ ăn ngọt được ăn vào cuối bữa ăn (sau bữa chính).

Ví dụ:

  • My mother cooks sweet soup for dessert.

(Mẹ tôi nấu chè cho món tráng miệng.)

  • I need a dessert wine for dinner.

(Tôi cần một loại rượu tráng miệng cho bữa tối.)

 

Cụm từ đi với Dessert trong tiếng Anh

 

Một số cụm từ đi với Dessert trong tiếng Anh

  • Dessert apple: Táo tráng miệng
  • Dessert cake: Bánh tráng miệng
  • Dessert fork: Nĩa tráng miệng
  • Dessert fruits: Trái cây tráng miệng
  • Dessert plate: Đĩa thức ăn tráng miệng
  • Dessert spoon: Thìa tráng miệng
  • Dessert wine: Rượu tráng miệng
  • Frozen dessert: Món tráng miệng đông lạnh
  • Gelatin dessert: Món tráng miệng gelatin

Phân biệt Desert và Dessert trong tiếng Anh

 

Phân biệt desert và dessert

 

Mặc dù Desert và Dessert đều là những danh từ có cách đọc giống nhau và một “ngoại hình” dễ nhầm lẫn nhưng bộ đôi này lại có ý nghĩa không hề liên quan. Cụ thể như sau:

  • Desert: Sa mạc
  • Dessert: món tráng miệng

Ví dụ:

  • I learned about the Sahara desert through Geography.

(Tôi biết đến sa mạc Sahara qua môn Địa lý.)

  • I want custard for dessert tonight.

(Tôi muốn bánh trứng cho món tráng miệng tối nay.)

Ngoài ra, Desert còn có  thể sử dụng với vai trò là một động từ tiếng Anh có nghĩa là “bỏ rơi, bỏ lại”.

  • Mike deserts his current job to start up.

(Mike từ bỏ công việc hiện tại của mình để khởi nghiệp.)

  • I choose to desert.

(Tôi chọn cách từ bỏ.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh online 1 kèm 1 giá rẻ

Cách phân biệt Colleague và College trong tiếng Anh đơn giản nhất

Colleague và College là gì? Làm thế nào để phân biệt được chúng? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé. 

 

Cách dùng Colleague trong tiếng Anh

 

Cách dùng Colleague

 

Colleague: đồng nghiệp.

Ví dụ:

  • Mike is my colleague.

(Mike là đồng nghiệp của tôi.)

  • I ran into my colleague in the mall.

(Tôi tình cờ gặp đồng nghiệp của mình trong trung tâm mua sắm.)

 

Trong tiếng Anh, Colleague được sử dụng để nói về một người mà bạn làm việc cùng, đặc biệt là trong một ngành nghề hoặc một doanh nghiệp.

Ví dụ:

  • She is described by her colleagues as a workaholic.

(Cô được đồng nghiệp mô tả là một người nghiện công việc.)

  • My colleagues help me a lot with my work.

(Các đồng nghiệp giúp đỡ tôi rất nhiều trong công việc.)

  • Jack and I were friends and colleagues for more than 10 years.

(Jack và tôi là bạn và đồng nghiệp trong hơn 10 năm.)

>>> Có thể bạn quan tâm: địa điểm học chứng chỉ tiếng anh cho bé

 

Cụm từ đi với Colleague trong tiếng Anh

 

Dưới đây là một số cụm từ đi với Colleague trong tiếng Anh:

  • Colleague relationship: Mối quan hệ đồng nghiệp
  • New colleague : Đồng nghiệp mới
  • Good colleague: Đồng nghiệp tốt
  • Work colleagues: Đồng nghiệp làm việc
  • Senior colleagues: Đồng nghiệp cao cấp
  • Male colleagues: Đồng nghiệp nam
  • Female colleagues: Đồng nghiệp nữ
  • Distinguished colleague: Đồng nghiệp xuất sắc
  • Experienced colleague: Đồng nghiệp có kinh nghiệm

 

Cách dùng College trong tiếng Anh

 

Cách dùng College

 

College : trường cao đẳng, đại học

Ví dụ:

  • Mike was the president of the IT club when he was in college. 

(Mike là chủ tịch câu lạc bộ CNTT khi anh còn học đại học. )

  • Jack met his wife when they were in college.

(Jack gặp vợ khi họ còn học đại học.)

 

Trong tiếng Anh, từ College được sử dụng để nói về nơi sinh viên đến học tập hoặc được đào tạo sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông.

Tuy nhiên, cách dùng “College” ở Việt Nam và nước ngoài có sự khác nhau. Cụ thể:

  • Ở Việt Nam: Dùng để nói về các trường cao đẳng
  • Nước ngoài: College nói dùng để chỉ về  trường trực thuộc đại học

 

Ví dụ:

  • He’s now in his first year of college.

(Bây giờ anh ấy đang học năm nhất đại học.)

  • She’s hoping to go to a famous college next year.

(Cô ấy hy vọng sẽ vào một trường đại học nổi tiếng vào năm tới.)

  • Their eldest daughter is just out of college.

(Con gái lớn của họ vừa tốt nghiệp đại học.)

 

Cụm từ đi với College trong tiếng Anh

 

Một số cụm từ đi với College trong tiếng Anh

  • College  education: Giáo dục cao đẳng
  • College administrator: Quản trị viên đại học
  • College athlete: Vận động viên đại học
  • College boy: Nam sinh đại học
  • College campus: Khuôn viên trường đại học
  • College degree: Bằng đại học
  • College girl: Nữ sinh đại học
  • College graduate : Tốt nghiệp cao đẳng
  • College professor: Giáo sư đại học
  • College student: Sinh viên

 

Phân biệt Colleague và College trong tiếng Anh

Cách phân biệt Colleague và College

 

Như vậy, ta có thể thấy, Colleague và College có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau:

  • Colleague: đồng nghiệp người làm cùng bạn
  • College: trường cao đẳng, đại học

Ví dụ:

  • Mike said that he had a secret crush on a colleague.

(Mike nói rằng anh ấy đã yêu thầm một đồng nghiệp.)

  • Mike hopes he will pass his favorite college.

(Mike hy vọng anh ấy sẽ đậu vào trường đại học yêu thích của mình.)

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp danh sách các nước nói tiếng Anh phổ biến trên thế giới

Danh sách các nước nói tiếng Anh phổ biến. Nên học Anh - Anh hay Anh - Mỹ?

Hiện nay tiếng Anh là một trong những ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Bài viết hôm nay Pantado sẽ giúp bạn tổng hợp danh sách các nước nói tiếng Anh và cách chọn học Tiếng Anh theo người nước nào chuẩn nhất nhé.

 

Danh sách các nước nói tiếng Anh trên thế giới

 

 

Dưới đây là danh sách các quốc gia sử dụng tiếng Anh trên thế giới.

STT

Tên các nước nói tiếng Anh trên thế giới

1

Anh

2

Mỹ

3

Hà Lan 

4

Thụy Điển 

5

Na Uy 

6

Đan mạch 

7

Singapore 

8

Nam Phi 

9

Phân Lan 

10

Úc 

11

Luxembourg

12

Đức

13

Ba Lan 

15

Bồ Đào Nha

16

Bỉ 

17

Croatia

18

Hungary

19

Romania

20

Serbia

21

Kenya

22

Thụy Sĩ

23

Philippines

24

Lithuania

25

Hy Lạp 

26

Cộng hòa Séc

27

Bulgaria

28

Slovakia

29

Malaysia

30

Argentina

31

Estonia 

32

Nigeria

33

Costa Rica

34

Pháp

35

Latvia

36

Hồng Kông

37

Ấn độ 

38

Tây Ban Nha

39

Ý

 

>> Xem thêm: 20 cách nói "xin chào" bằng các ngôn ngữ khác

Danh sách các nước nói tiếng Anh phổ biến

 

 

Dưới đây là 10 nước được đánh giá là có chất giọng và ngữ điệu nói tiếng Anh dễ nghe nhất.

 

STT

Tên nước nói tiếng Anh dễ nghe nhất

1

Mỹ

2

Anh

3

Úc

4

Hà Lan

5

Thụy Điển

6

Đan Mạch

7

Singapore

8

Phần Lan

9

Nam Phi

10

Đức

 

NÊN HỌC TIẾNG ANH - ANH HAY ANH - MỸ?

Theo như danh sách trên thì có rất nhiều các quốc gia đang sử dụng Tiếng Anh là ngôn ngữ giao tiếp chính. Tuy nhiên, có 2 giọng Tiếng Anh phổ biến và được sử dụng nhiều hơn cả đó là giọng Anh - Anh và Anh - Mỹ. Vậy trẻ nên học Tiếng Anh - Anh hay Anh - Mỹ? Ưu, nhược điểm của mỗi giọng như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay nhé!

 

 

Học Tiếng Anh theo giọng Anh (British English)

Ưu điểm khi học Tiếng Anh - Anh

  • Chuẩn mực quốc tế

Tiếng Anh - Anh (British English) được xem là chuẩn mực trong hầu hết các tài liệu học thuật và văn bản chính thức. Chúng ta có thể dễ dàng thấy các tài liệu nghiên cứu, sách giáo khoa hay các tiêu chuẩn quốc tế đều sử dụng Tiếng Anh - Anh. Do đó, khi trẻ học theo ngôn ngữ này sẽ giúp con dễ dàng tiếp cận và hiểu rõ hơn các tài liệu quan trọng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Phát âm rõ ràng

Phát âm giọng Anh - Anh luôn được đánh giá cao bởi sự rõ ràng và chính xác. Với các bạn nhỏ mới học Tiếng Anh thì lựa chọn giọng Anh Anh sẽ dễ nghe và nắm bắt được cách phát âm một từ vựng nào đó tốt hơn. Điều này sẽ rất hữu ích cho trẻ khi con muốn rèn luyện kỹ năng nghe và nói một cách chuẩn xác nhất.

  • Được sử dụng rộng rãi tại nhiều quốc gia

Tiếng Anh Anh là ngôn ngữ chính thức ở nhiều quốc gia như Pakistan, Ấn Độ và được sử dụng nhiều ở các nước thuộc châu Á và châu Phi. Việc học Tiếng Anh Anh ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ giao tiếp hiệu quả với nhiều bạn bè ở nhiều quốc gia khác nhau, đồng thời mở rộng cơ hội học tập và làm việc của trẻ trong tương lai.

Nhược điểm khi học Tiếng Anh - Anh

  • Giọng hơi khó nghe khi mới học

Có khá nhiều người lớn mới học Tiếng Anh đánh giá rằng giọng Anh Anh khá khó học do sự khác biệt về ngữ âm và từ vựng so với Tiếng Anh Mỹ. Những từ chứa âm /r/ thường khó phát âm chuẩn, hay cách nhấn trọng âm đều gây khó khăn cho người mới học. Chính vì vậy, nếu ba mẹ có ý định cho trẻ học Tiếng Anh Anh thì hãy cho con học ngay từ nhỏ để phát âm của con được rèn luyện chuẩn xác ngay từ đầu.

  • Khác biệt về từ vựng, ngữ pháp

Một số từ vựng và ngữ pháp của Tiếng Anh Anh có sự khác biệt so với Tiếng Anh Mỹ, đôi khi gây ra sự nhầm lẫn trong khi nói, phát âm. Ví dụ như: trong Tiếng Anh Anh sử dụng "flat" thay vì apartment, "lift" thay cho "elevator",...

Học Tiếng Anh theo giọng Mỹ (American English)

Ưu điểm của Tiếng Anh - Mỹ

  • Phổ biến trong nhiều lĩnh vực

Tiếng Anh Mỹ (Ammerican English) là dạng Tiếng Anh được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghệ và truyền thông, giải trí. 

  • Dễ nghe, dễ hiểu

Giọng Anh Mỹ thường được hầu hết mọi người đánh giá là dễ nghe và dễ hiểu hơn so với giọng  Anh Anh bởi cách phát âm đơn giản, không yêu cầu phát âm chuẩn các âm tiết phải uốn lưỡi như "r". Ngoài ra, do sức ảnh hưởng lớn từ các bộ phim, truyền hình của Mỹ giúp người học tiếp xúc giọng Anh Mỹ nhiều hơn. Chính vì vậy, việc thực hành Tiếng Anh Mỹ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhược điểm của Tiếng Anh - Mỹ

  • Không chuẩn mực học thuật

Một số người cho rằng Tiếng Anh Mỹ không trang trọng và chuẩn mực trong học thuật như Tiếng Anh Anh. Do đó, với những bạn học Tiếng Anh Mỹ sẽ có thể gặp chút khó khăn khi nghiên cứu hoặc làm các bài luận, nghiên cứu theo tiêu chuẩn học thuật quốc tế.

  • Khác biệt vùng miền

Mặc dù Tiếng Anh Mỹ được cho là dễ học nhưng trong nước Mỹ lại có sự khác nhau đáng kể giữa các vùng miền. Vì vậy, để giao tiếp được hiệu quả và tự nhiên với người Mỹ, bạn cũng cần học hỏi thêm khá nhiều từ vựng theo từng vùng miền của Mỹ.

Kết luận rằng, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi "Nên học Tiếng Anh Anh hay Tiếng Anh Mỹ?". Việc lựa chọn học theo dạng Tiếng Anh nào phụ thuộc vào sở thích, nhu cầu sử dụng và mục tiêu học tập của mỗi người. Dù bạn chọn học theo ngôn ngữ nào thì sự kiên trì trong học tập và thực hành vẫn là yếu tố quan trọng nhất.

Tiếng Anh là một ngôn ngữ vô cùng đa dạng và phong phú, mỗi phương ngữ đều mang những nét đẹp, giá trị và cơ hội riêng. Vậy nên, hãy cố gắng rèn luyện và trau dồi mỗi ngày để tự tin làm chủ được ngôn ngữ mà mình muốn học nhé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Tiếng Anh giao tiếp online 1 thầy 1 trò

 
Một số bài viết mẫu viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh hay nhất

Áo dài là trang phục truyền thống của Việt Nam. Mang nét đẹp truyền thống không thể phai mờ của người Việt. Trong từ điển tiếng Anh áo dài Việt Nam xuất hiện vẫn là “Áo dài”,đây là sự biểu trưng mạnh mẽ cho vẻ đẹp mang tính dân tộc của loại trang phục truyền thống này. Hãy cùng tìm hiểu một số bài viết mẫu viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh được chọn lọc dưới đây nhé.

 

viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

Từ vựng thường dùng để viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

Từ vựng

Phiên âm

Dịch nghĩa

Ao Dai

/ˈaʊˈdaɪ/

áo dài

flat

/flæt/

tà áo

button

/ˈbʌtən/

khuy

pant

/pænt/

quần

tunic

/ˈtunɪk/

phần áo dài

traditional costume

/trəˈdɪʃənəl/ /kɑˈstum/

trang phục truyền thống

waist

/weɪst/

đai thắt eo

collar

/ˈkɑlər/

cổ

sleeves

/slivz/

tay áo

pattern

/ˈpætərn/

họa tiết

style

/staɪl/

kiểu cách

symbol

/ˈsɪmbəl/

biểu tượng

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp cách dùng To trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

loose

/lus/

thụng

traditional

/trəˈdɪʃənəl/

truyền thống

innovative

/ˈɪnəˌveɪtɪv/

cách tân

fashionable

/ˈfæʃənəbəl/

thời trang

discreet

/dɪˈskrit/

kín đáo

light

/laɪt/

nhẹ nhàng

airy

/ˈɛri/

thông thoáng

feminine

/ˈfɛmənən/

nữ tính

cover

/ˈkʌvər/

che phủ

descend

/dɪˈsɛnd/

thả xuống

reflect

/rəˈflɛkt/

phản ánh

consist of

/kənˈsɪst/ /ʌv/

bao gồm

sew

/soʊ/

may

 

Đoạn văn mẫu miêu tả áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

Bạn có thể miêu tả kỹ về chiếc áo trong đoạn văn viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh. 

Đoạn văn mẫu:

Every country in the world has a traditional costume, and Vietnam people are proud to own the Ao Dai. The Ao Dai has two main parts: the pants and the tunic. The loose pants with a high waist, are held by an elastic belt sewn at the top. The tunic covers the whole body, except the head, hands, and feet. It is made up of a Mao collar, two flaps that descend to above the ankles and long sleeves. The closure is done discreetly on the side by small buttons. The slit of the tunic generally rises a few two or three centimeters higher than the pants. Although the outfit is very discreet, it brings curves to the body. The most common color of Ao Dai for women is white. In other cases, it has many patterns and is made of different kinds of fabric, and all are flexible, light, and airy.

Dịch nghĩa:

Mỗi quốc gia trên thế giới đều có trang phục truyền thống và người Việt Nam tự hào khi sở hữu tà áo dài. Áo dài có hai phần chính là quần và áo. Chiếc quần thụng với phần cạp cao, được giữ bằng một chiếc thắt lưng thun được may ở phía trên. Phần áo dài che kín toàn bộ cơ thể, trừ đầu, tay và chân. Phần áo được tạo thành từ một cổ áo Mao (cổ đứng cao), hai tà dài xuống trên mắt cá chân và ống tay áo dài. Áo được cài một cách kín đáo ở bên cạnh bằng các khuy nhỏ. Khe của áo dài thường nhô lên cao hơn vài hai hoặc ba cm so với quần. Bộ trang phục dù rất kín đáo nhưng lại tôn lên những đường cong trên cơ thể. Màu sắc phổ biến nhất của áo dài dành cho nữ là màu trắng. Ngoài ra, áo dài có nhiều hoa văn và được làm bằng các loại vải khác nhau, và tất cả đều mềm mại, nhẹ và thoáng mát.

 

Đoạn văn mẫu giới thiệu áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

Đoạn văn mẫu:

The Ao Dai is a Vietnamese national garment worn by both sexes but most commonly by women. It is a long, split tunic dress worn over loose trousers. The tunic with long sleeves covers the whole body, except the head, hands, and feet. On some formal occasions like a wedding or a graduation ceremony, men and women also wear Ao Dai. The word “ao dai” was originally applied to the outfit worn at the court of the Nguyễn Lords at Huế in the 18th century. Ao Dai has overcome all challenges and innovations to become the national dress of Vietnam as well as a symbol of Vietnamese women. It has exposed both the bold cultures of humanity and the melting pot of Oriental (Vietnamese – Chinese) and the West (French). Nowadays, there are many innovative styles of Ao Dai, especially for women, making it more comfortable to wear. However, Ao Dai will always be beautiful and fashionable, reflecting on the elegance and grace of Vietnamese people. 

Dịch nghĩa:

Áo dài là quốc phục của Việt Nam dành cho cả hai giới nhưng phổ biến nhất với phụ nữ. Đó là một chiếc áo dài xẻ tà mặc bên ngoài quần ống rộng. Áo dài có tay che toàn thân, trừ đầu, tay và chân. Trong một số dịp trang trọng như đám cưới hay lễ tốt nghiệp, nam và nữ đều mặc áo dài. Từ “áo dài” ban đầu được áp dụng cho trang phục mặc trong triều đình của các chúa Nguyễn ở Huế vào thế kỷ 18. Áo dài đã vượt qua nhiều thử thách, sự cách tân để trở thành quốc phục của Việt Nam cũng như biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Áo dài thể hiện đậm nét và cũng hòa quyện hai nền văn hóa phương Đông (Việt – Hoa) và phương Tây (Pháp). Ngày nay, áo dài cách tân có rất nhiều kiểu dáng đặc biệt dành cho phái đẹp, tạo cảm giác thoải mái hơn khi mặc. Tuy nhiên, áo dài sẽ luôn đẹp và thời trang, tôn lên nét thanh lịch, duyên dáng của con người Việt Nam.

 

Đoạn văn mẫu viết về sở thích mặc áo dài bằng tiếng Anh

 

viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh

 

Ngoài ra, bạn có thể nhắc tới sở thích mặc áo dài của bản thân trong đoạn văn viết về áo dài Việt Nam bằng tiếng Anh.

Đoạn văn mẫu:

In Vietnamese, “ao dai “ means “long dress.” For years, the dress has become a symbol of the beauty of Vietnamese women. As a Vietnamese girl, I’m proud to wear Ao Dai on many occasions such as high school’s opening day, Teacher’s day, and other events. The Ao Dai consists of two main parts: the pants and the tunic. Although the outfit is very discreet, it brings curves to the body. Everytime I wear Ao Dai, my mother always compliments me that I look more beautiful and feminine. I have a traditional white ao dai, and two others in pink and blue with floral patterns. They are all sewed for me. In the future, if I have a chance to go abroad, I will definitely bring an Ao Dai with me and take photos with this traditional Vietnamese dress.

Dịch nghĩa: 

Trong tiếng Việt, “Ao Dai” có nghĩa là “áo dài”. Từ bao đời nay, tà áo dài đã trở thành biểu tượng cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Là một người con gái Việt Nam, tôi tự hào được mặc áo dài trong nhiều dịp như ngày khai trường, ngày nhà giáo và các sự kiện khác. Áo dài gồm hai phần chính là quần và áo. Bộ trang phục dù rất kín đáo nhưng lại tôn lên những đường cong trên cơ thể. Mỗi lần tôi mặc áo dài, mẹ tôi luôn khen tôi trông xinh đẹp và nữ tính hơn. Tôi có một chiếc áo dài trắng truyền thống, và hai chiếc áo dài khác màu hồng và xanh có họa tiết hoa. Tất cả chúng đều được may riêng cho tôi. Trong tương lai, nếu có dịp ra nước ngoài, tôi nhất định sẽ mang theo áo dài và chụp ảnh với trang phục truyền thống của Việt Nam này.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến ở đâu