Tin tức & Sự kiện

Phân biệt cấu trúc “deny” và “refuse” trong tiếng Anh

Để từ chối và phủ nhận một vấn đề trong tiếng Anh người ta thường dùng “deny” và “refuse” với nghĩa phủ định. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách dùng của 2 từ này. Cùng tìm hiểu cách phân biệt “deny” và “refuse” ngay thôi nào!

Cấu trúc Deny

Deny gì?

Trong tiếng Anh, deny nghĩa là phủ nhận, từ chối. Thông tường, người ta sẽ sử dụng cấu trúc deny trong việc phủ nhận một cáo buộc hay một thông báo, thông tin nào đó.

Ví dụ:

No one can deny the fact that the Earth goes around the Sun. / (Không ai có thể phủ nhận sự thật là Trái đất quay quanh Mặt trời.)

Cách dùng cấu trúc Deny

Chúng ta sử dụng động từ Deny trong câu theo 3 cấu trúc sau.

Cấu trúc 1:

Deny + something

Cấu trúc này dùng để diễn tả việc ai đó phủ nhận điều gì đó. 

Ví dụ:

  • A lot of celebrities were swift to deny those rumours. / (Rất nhiều người nổi tiếng nhanh chóng phủ nhận những tin đồn đó.)
  • He was unable to deny the charges in the face of new evidence. / (Anh ta đã không thể phủ nhận những cáo buộc khi phải đối mặt với những bằng chứng mới.)

Cấu trúc 2:

Deny + Ving

Cấu trúc này dùng để diễn tả việc ai đó phủ nhận việc làm gì.

Ví dụ:

  • My son denied having broken my favorite cup. / (Con trai tôi đã phủ nhận việc làm vỡ chiếc cốc yêu thích của tôi.)
  • The company denied having polluted the environment. / (Công ty đã phủ nhận việc gây ra ô nhiễm môi trường.)

Cấu trúc 3:

Deny + that + S + V

Trong cấu trúc này, theo sau deny là một mệnh đề có đủ chủ ngữ và động từ. 

Ví dụ:

  • Susan denied that her husband had gone out the night before. / (Susan phủ nhận việc chồng cô ấy đã ra ngoài tối hôm trước đó.)
  • They denied that they had worked for the government. / (Họ phủ nhận họ làm việc cho chính phủ.)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh trực tuyến dành cho trẻ em

Các động từ liên quan đến cấu trúc deny

Cấu trúc deny được sử dụng trong các cuộc cãi vã, tranh biện như trong các phiên tòa xử án. Cùng tìm hiểu các động từ liên quan đến cấu trúc denny:

1. Động từ blame

Blame + O + for + V-ing: đổ lỗi cho ai về điều gì

2. Động từ accuse

Accuse + O + of + V-ing: buộc tội ai đã làm gì

3. Động từ admit

Admit + V-ing: thừa nhận đã làm gì

 

Cấu trúc Refuse

 

Refuse là gì?

Trong tiếng Anh, refuse mang nghĩa là khước từ, từ chối một yêu cầu hay đề nghị, lời mời nào đó.

Ví dụ: 

Ryan refused my offers. / (Ryan đã từ chối những lời đề nghị của tôi.)

Cách dùng cấu trúc Refuse

 

 

Đối với động từ Refuse, chúng ta có thể áp dụng một trong hai công thức dưới đây

Cấu trúc 1:

Refuse + something/somebody

Cấu trúc này dùng để diễn tả sự từ chối ai hoặc điều gì đó. 

Ví dụ:

  • We had to refuse your invitation because we were too busy. / (Chúng tôi buộc phải từ chối lời mời của bạn vì chúng tôi quá bận.)
  • His mother can’t refuse him anything. / (Mẹ anh ấy không thể từ chối anh ấy bất kì điều gì.)

Cấu trúc 2:

Refuse + to V

Với cấu trúc này, chúng ta sẽ sử dụng khi muốn nói về việc từ chối làm gì đó.

Ví dụ:

  • She refused to go to the movie theater with him. / (Cô ấy đã từ chối đi đến rạp chiếu phim cùng anh ấy.)
  • She refused to tell us why she was crying. / (Cô ấy từ chối việc nói cho chúng tôi nghe tại sao cô ấy lại khóc.)

 

Cấu trúc Decide

 

Decide : quyết định.

1, Decide to do something

Cấu trúc decide này được dùng để diễn tả khi quyết định việc gì đó.

Ví dụ: He has decided not to go away after all. (Anh ấy đã quyết định không đi xa sau tất cả.)

2. Decide (that) + mệnh đề

Cấu trúc decide này được cũng được dùng để diễn tả khi quyết định việc gì đó.

Ví dụ: He decided that he wanted to live in Germany. (Anh ấy quyết định rằng anh ấy muốn sống ở Đức.)

3. Decide against something/ decide against doing something

 Cấu trúc decide này được sử dụng khi quyết định chống lại điều gì đó.

Ví dụ:

She finally decided against the domestic violence. (Cuối cùng cô ấy quyết định chống lại bạo lực gia đình.)

He decided against taking legal action. (Anh ấy chống lại việc khởi kiện.)

4. Decide what, whether….

Cấu trúc decide này được dùng để diễn tả quyết định khi làm điều gì đó thì sẽ như thế nào.

Ví dụ:

She can’t decide what to wear. (Cô ấy không thể quyết định mặc gì.)

She can’t decide whether to wear jeans of skirt. (Cô ấy không thể quyết định mặc quần bò hay váy.)

5. Decide between A and B

Cấu trúc decide này được sử dụng khi bạn cần đưa ra lựa chọn giữa việc gì, thứ gì hoặc ai đó.

Ví dụ: It was difficult to decide between the two cars. (Thật khó để quyết định giữa hai chiếc xe đó.)

Bài tập vận dụng cấu trúc Deny và Refuse

Bạn đã nắm rõ cách phân biệt hai cấu trúc DenyRefuse chưa? Hãy cùng làm bài tập nhỏ dưới đây để vận dụng những gì mình vừa học được nhé!

Đề bài: Chọn từ phù hợp để hoàn thiện câu.

  1. The whole matter is further complicated by the fact that Lisa and Lucy refuse  (to speak/ speaking/ speak) to each other.
  2. He denied ( to know/ know/ knowing) anything about their plans.
  3. I absolutely (refuse to take/ refuse taking/ deny to take) part in anything that’s illegal.
  4. You can’t (deny that/ refuse that/ denied that) it seems like a very attractive idea.
  5. Her brother (denies that/ denies/ refuses) to listen to anyone else’s point of view.
  6. Interestingly enough , Pearson made no attempt (to refuse/ to deny/ deny) the rumour.
  7. They made an offer which I couldn’t (refuse/ deny/ refused).
  8. He refused (to give/ giving/ give) the journalist any information about his private life
  9. He denied that (had cheating/ had he cheated/ he had cheated) in the last exam.
  10. She denied (to show/ showing/ to showing) favouritism to any of her students.

Đáp án:

  1. The whole matter is further complicated by the fact that Lisa and Lucy refuse  to speak to each other.
  2. He denied knowing anything about their plans.
  3. I absolutely refuse to take part in anything that’s illegal.
  4. You can’t deny that it seems like a very attractive idea.
  5. Her brother refuses to listen to anyone else’s point of view.
  6. Interestingly enough , Pearson made no attempt to deny the rumour.
  7. They made an offer which I couldn’t refuse.
  8. He refused to give the journalist any information about his private life
  9. He denied that he had cheated in the last exam.
  10. She denied showing favouritism to any of her students.

>>> Mời xem thêm: Cấu trúc Avoid đầy đủ và chi tiết nhất trong tiếng Anh

Cấu trúc Avoid đầy đủ và chi tiết nhất trong tiếng Anh

Trong tiếng Anh, avoid mang nghĩa là tránh xa, né tránh ai hoặc cái gì đó. Hãy cùng Pantado.edu.vn tìm hiểu cấu trúc avoid một cách chi tiết nhất.

Ví dụ: 

  • Josh moved to another city to avoid his ex-wife.. / (Josh đã chuyển đến một thành phố khác để tránh gặp lại vợ cũ của anh ấy. )
  • Sometime, she avoids my eyes. / (Đôi lúc cô ấy tránh ánh mắt của tôi.)

Ngoài ra, avoid còn mang nghĩa là tránh một điều có thể xảy ra. 

Ví dụ:

  • Communication plays a very important role in avoiding conflicts at work places. / (Giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc tránh những xung đột xảy ra ở nơi làm việc.)
  • I always try to avoid borrowing money from my friends./ (Tôi luôn tránh việc phải vay tiền của các bạn mình.)

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu cấu trúc “How many” - Cách phân biệt “How many” và “How much”

Cách sử dụng cấu trúc avoid trong tiếng Anh

Trong câu cụ thể, theo sau avoid sẽ là danh từ, đại từ hoặc danh động từ (Ving). Avoid không đi kèm với to V

Cấu trúc:

Avoid + Noun/ pronoun/ Ving

Ví dụ: 

  • There are plenty of things that you can do to help you avoid procrastination. / (Có rất nhiều thứ bạn có thể làm để giúp bản thân tránh khỏi sự trì hoãn.)
  • Nam had avoided me since our argument last week. / ( Nam đã tránh mặt tôi từ cuộc tranh luận của chúng tôi tuần trước.)
  • Lisa avoids going to the zoo on weekends because she doesn’t like children. / (Lisa tránh đi đến sở thú vào cuối tuần vì cô ấy không thích trẻ con.)

Mở rộng:

Ngoài cấu trúc avoid cơ bản, mình muốn giới thiệu đến bạn một số cấu trúc thú vị khác dưới đây.

Cấu trúc avoid thể bị động.

Với avoidđộng từ chính trong câu

S + tobe + avoided + …

Ví dụ:

Caffeine should be avoided during your pregnancy. / (Caffeine nên được tránh sử dụng trong thời kỳ mang thai của bạn. )

Với avoidbổ ngữ cho động từ chính. 

S + V + to avoid + being + Vpp(quá khứ phân từ)

Ví dụ:

Celebrities usually wear dark glasses to avoid being recognized in the streets. / (Những người nổi tiếng thường đeo kính râm để tránh bị nhận ra trên đường phố.)

Một số idioms với avoid

  • avoid somebody/something like the plague 

Plague khi đứng một mình nghĩa là tai ương, tai hoạ. Do vậy, cụm này mang nghĩa là cố gắng để tránh ai, hoặc điều gì đó như tránh tai hoạ xảy đến. Bạn có thể liên hệ nó với câu “tránh như tránh tà” hoặc “tránh như tránh hủi” trong tiếng Việt. 

Ví dụ: 

After watching the movie IT, she hates clowns. She avoids them like the plague. / (Sau khi xem phim IT, cô ấy ghét những chú hề. Cô ấy tránh họ như tránh tà.)

  • avoid the trap of (doing something)

Cụm này mang nghĩa là tránh mắc bẫy, tránh khỏi cám dỗ của việc gì.

Ví dụ: 

She can not avoid the trap of comparing herself to other people. / (Cô ấy đã không thể tránh khỏi cái bẫy tự so sánh bản thân với người khác. )

Phân biệt cấu trúc Avoid và Prevent

Hai động từ Avoid và Prevent đều mang nghĩa là ngăn cản một điều xấu xảy ra. Cho nên, nhiều bạn sẽ lúng túng và dễ nhầm lẫn trong quá trình sử dụng chúng. Hãy theo dõi tiếp cách phân biệt 2 động từ này dưới đây nhé!

Về cách dùng:

Avoid : Diễn tả sự né tránh 1 sự việc đã và đang xảy ra rồi. (nói về quá khứ và hiện tại)

Prevent: Diễn tả sự ngăn chặn 1 sự việc chưa xảy ra (dự đoán tương lai)

Về cấu trúc:

  • Avoid + something
  • Prevent + someone + FROM something/Ving (cần có FROM)

           Prevent something

Ví dụ: 

Now is the rush hour, we should choose another way to avoid the traffic jam. / (Bây giờ đang là giờ cao điểm, chúng ta nên chọn một con đường khác để tránh bị tắc đường.)

They prevented Rose from drinking too much alcohol. / (Họ đã ngăn cản Rose khỏi việc uống quá nhiều bia rượu.) 

She eats a healthy diet to prevent cancer. / (Cô ấy ăn theo một chế độ lành mạnh để phòng 

Bài tập cấu trúc Avoid

Bạn đã nắm được hết những lý thuyết về cấu trúc mình vừa nêu ra ở trên chưa? Bây giờ hãy vận dụng chúng để làm bài tập nhỏ dưới đây nhé!

Đề bài: Chọn từ chính xác để hoàn thành câu

  1. The doctor advised him to avoid (smoking/ smoke/ to smoke) and follow a healthy diet. 
  2. She’s been taught (to prevent/ to avoid/ to like) strangers.
  3. Pierre turned away to avoid (to see/ seeing/ saw) what was going to happen.
  4. Why did he avoid (has answered/ had answered/ answering) her question?
  5. Laura did not speak to Jennifer again and (avoid/ avoided/ prevent) her.
  6. Mr Peter gave her a list of things that should (be avoided/be avoid/ be avoiding) during pregnancy. 
  7. His leg injury may (prevented him from/ prevent him from/ prevent from him) playing in tomorrow’s game.
  8. There are rumors that she was a witch. People in that town avoid her (like cats and dogs/ like chalk and cheese/ like plague.) 
  9. It is not easy for business owners to (avoid the trap of/ avoid like plague/ make use of)  overcomplicating their systems.
  10. Gilbert has tried many ways to avoid (being nervous/ be nervous/ has been nervous) during the job interviews. 

Bạn hãy so sánh với đáp án dưới đây để xem mình làm đúng hay chưa nhé!

Đáp án:

  1. The doctor advised him to avoid smoking and follow a healthy diet. 
  2. She’s been taught to avoid strangers.
  3. Pierre turned away to avoid seeing what was going to happen.
  4. Why did he avoid answering her question?
  5. Laura did not speak to Jennifer again and avoided her.
  6. Mr Peter gave her a list of things that should be avoided during pregnancy. 
  7. His leg injury may prevent him from playing in tomorrow’s game.
  8. There are rumors that she was a witch. People in that town avoid her like plague.
  9. It is not easy for business owners to avoid the trap of overcomplicating their systems.
  10. Gilbert has tried many ways to avoid being nervous during the job interviews. 

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh giao tiếp 1 kèm 1 online

Tìm hiểu cấu trúc “How many” - Cách phân biệt “How many” và “How much”

“How many” được biết đến với nghĩa là “bao nhiêu” và được sử dụng rất nhiều trong văn nói cũng như văn viết tiếng Anh. Tuy nhiên cũng còn một dạng cấu trúc khác với nghĩa tương đương là “How much”. Vậy hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu cách phân biệt “How many” và “How much” nhé!

Cấu trúc “How many” và cách dùng

Cách dùng của “How many”

“How many” mang nghĩa là “bao nhiêu”, được sử dụng để hỏi về số lượng của một vật nào đó.

“How many” chỉ áp dụng được cho danh từ đếm được, và theo sau How many phải là danh từ đếm được số nhiều Plural noun).

Ví dụ:

  • How many students are there in your class? / (Có bao nhiêu học sinh trong lớp học của bạn)
  • How many rulers do you have? / (Bạn có bao nhiêu cái thước kẻ)

Cấu trúc của “How many”

How many + danh từ đếm được số nhiều + are there?

→ There is/ There are + từ chỉ số lượng

Ví dụ: How many people are there in your office? (Có bao nhiêu người trong cơ quan của bạn)

There are 30 people (Có 30 người)

How many + danh từ đếm được số nhiều + do/does/did + S + have?

→ S + V + từ chỉ số lượng

Ví dụ: How many books do you want to buy? (Bạn muốn mua bao nhiêu cuốn sách)

I want to buy two books (Tôi muốn mua 2 cuốn)

>>> Có thể bạn quan tâm: khóa học tiếng anh giao tiếp trực tuyến hiệu quả

Cấu trúc “How much” và cách dùng

Cách dùng của “How much”

Giống với How many, How much cũng mang nghĩa là “bao nhiêu” và được sử dụng để hỏi về số lượng. Nếu như trong tiếng Anh, How many chỉ đi với danh từ đếm được thì How much lại chỉ đi với danh từ không đếm được (Uncountable Noun).

Những danh từ không đếm được này thường có một đại lượng khác để đo lường chúng (lít, kilogam, cốc, bình,…)

Cấu trúc của “How much”

How much + danh từ không đếm được + is there?

→ There is/are + từ chỉ số lượng

Ví dụ: How much juice is there in the fridge? (Có bao nhiêu nước trái cây trong tủ lạnh)

About 2 bottle. (Khoảng 2 chai)

How much + danh từ không đếm được + do/does/did + S + V?

→ S + V + Từ chỉ số lượng

Ví dụ: How much water do you need? (Bạn cần bao nhiêu nước?)

I need about 2 liters (Tôi cần khoảng 2 lít)

Lưu ý: Muốn hỏi “bao nhiêu” thì bạn có thể dùng cả “How much” và “How many” nhưng để hỏi về giá tiền của một món đồ thì chỉ dùng cấu trúc How much mà thôi.

How much + do/does + S + cost? Hoặc How much + is/are + S? (có giá là bao nhiêu?)

→ S + cost/costs + giá tiền/ S + is/are + giá tiền

Ví dụ: How much does this bag cost? (Cái túi này giá bao nhiêu)

It is 5000.000 VND (Giá của nó là 500.000 đồng

How much is your mobile phone? (Cái điện thoại của bạn bao nhiêu tiền vậy?)

It is $1000 USD. (Nó có giá là 1000 đô la)

Bài tập

Dựa vào từ gợi ý để hoàn thành cách câu sau:

Ví dụ: e.g. coffee/in the cup? => How much coffee is there in the cup?

Sugar/she/have? => _____________________

lemons/ on the table? => _____________________

milk/ in the fridge? => _____________________

notebooks/ you? => _____________________

shoes/he? => _____________________

pencil/desk? => _____________________

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp cấu trúc và cách sử dụng của “want” đầy đủ nhất

Tổng hợp cấu trúc và cách sử dụng của “want” đầy đủ nhất

Want” là động từ được sử dụng rất phổ biến trong tiếng Anh ở cả văn nói và văn viết. Vì vậy nắm chắc cấu trúc “Want” và cách sử dụng là một điều vô cùng quan trọng. Trong bài viết dưới đây, Pantado.edu.vn xin chia sẻ với bạn về tất cả cấu trúc “WANT”.

Cách sử dụng “Want”

“Want” có nghĩa là “muốn”. Người ta sử dụng Want để diễn tả việc mong muốn, ý muốn về điều gì đó.

Ví dụ: I want to kiss her (Tôi muốn hôn cô ấy)

Cấu trúc Want

S + want(s) + N (danh từ): Ai đó muốn cái gì

Ví dụ: Voters want answers to these questions

(Những cử tri muốn câu trả lời cho những vấn đề này)

S + want(s) + to + V (động từ): Ai đó muốn làm gì

Ví dụ: I want to hang out with my close friends on the weekend

(Tôi muốn ra ngoài hẹn hò cùng với những người bạn thân của mình vào cuối tuần)

 S + want(s) + tên người/tân ngữ + to V: Muốn ai đó làm gì

Ví dụ: My mother wants me to study hard to pass the university entrance exams

(Mẹ tôi muốn tôi học hành chăm chỉ để thi đỗ đại học)

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp trực tuyến cho bé

Cách sử dụng cấu trúc want

Giống như tiếng Việt, một từ có thể mang nhiều ý nghĩa khác nhau tùy thuộc vào ngữ cảnh thì “Want” cũng vậy, “Want” có thể được dùng với nhiều ý nghĩa:

“Want” dùng để diễn tả mong muốn

Có lẽ là cách dùng phổ biến nhất của “Want”. Với ý nghĩa này “Want” giữ vai trò là một mệnh đề bổ ngữ và nó quyết định ý nghĩa của toàn bộ câu.

Ví dụ:

  • Do you want some coffee? It is very delicious.(Bạn có muốn một chút café không? Nó rất ngon.)
  • I’ve been wanting to thank you for helping me. (Tôi muốn cảm ơn bạn vì đã giúp tôi)

Trong những câu trả lời ngắn, chúng ta có thể lược bỏ động từ phía sau và chỉ dùng “want to”

Ví dụ: Elise didn’t go to the cinema with me because she didn’t want to. (Elise không đi xem phim cùng với tôi bởi vì cô ấy không muốn)

“Want” dùng để diễn tả sự cần thiết

Trong trường hợp này, chúng ta sử dụng cấu trúc “want” + V-ing thể hiện một việc gì đó rất cần thiết, nên được hoàn thành.

Ví dụ:

  • I don’t want you coming home so late. (Mẹ không muốn con về nhà muộn như vậy)
  • The plants want watering daily. (Những cái cây này cần được tưới nước hằng ngày)

“Want” dùng để đưa ra lời cảnh báo, lời khuyên

Cách dùng này thường được sử dụng trong thì hiện tại đơn hoặc thì tương lai đơn (tương lai đơn ít sử dụng).

Ví dụ: 

  • What you’ll want to do, you’ll ask my permission first / (Con muốn làm gì thì cần phải hỏi ý kiến của mẹ trước)
  • You want to be careful when going out because the pandemic of coronavirus disease is very dangerous (Bạn nên cẩn thận khi ra ngoài bởi đại dịch bệnh vi rút corona rất nguy hiểm)

Chúng ta có thể sử dụng một số “wh-questions” như what, when, whatever, whenever, whoever,… trước “want”.

Ví dụ:

  • He will answer whatever question you want to ask (Anh ta sẽ trả lời bất cứ câu hỏi nào bạn muốn hỏi)
  • You can take whatever you want (Bạn có thể lấy bất cứ thứ gì bạn muốn)

Lưu ý:

“Want” là một động từ chỉ cảm giác, vì vậy chúng ta thường không dùng “Want” trong các thì tiếp diễn.

Không sử dụng “want” khi trong câu có “that”.

Ví dụ:

  • I want that she tells the truth – Câu sai.
  • I want her to tell the truth – Câu đúng.

(Tôi muốn cô ấy nói sự thật.)

>>> Mời xem thêm: Cách đọc giờ trong tiếng anh chuẩn xác nhất

Bí quyết học tiếng Anh mà không nhàm chán

 Tôi đã nhìn thấy rất nhiều người khi học bắt đầu nghe tiếng Anh, họ nghe rất nhiều và điều đó rất tuyệt vời. Nhưng sau đó thì họ cảm thấy buồn ngủ và đây cũng là điều đã xảy ra với tôi nó khá là phổ biến đối với những người học ngoại ngữ.

>> Xem thêm: Bí quyết học nghe hiểu tiếng Anh hiệu quả

Làm thế nào để tôi học tiếng Anh không bị buồn ngủ?

Bây giờ, nếu bạn nghĩ về nó là một vấn đề phổ biến thường xảy ra, đó là khi bạn đang ngồi bên trong một nơi nào đó, có thể bạn đang ở trong thư viện, có thể bạn đang ở trong phòng hoặc nhà của bạn. Có thể bạn đang ở trên xe taxi hoặc trên máy bay hoặc xe buýt gì đó. Và bạn đang nghe tiếng Anh, bạn tập trung trong một lúc nhưng sau đó năng lượng của bạn giảm xuống và giảm xuống  cuối cùng bạn bắt đầu buồn ngủ.

Và tất nhiên khi năng lượng của bạn giảm xuống bạn sẽ cảm thấy buồn ngủ, bạn đang không thực sự tập trung, bạn không thực sự lắng nghe. Do đó bạn khó có thể học tốt tiếng Anh. Vì vậy, đây là một vấn đề lớn và giải pháp của tôi rất đơn giản đó là: di chuyển cơ thể của bạn.

Tại sao lại cứ bắt buộc bản thân mình ngồi trên ghế và nghe tiếng Anh. Điều đó không cần thiết, hãy ra ngoài và đi bộ. Lấy ipod, lấy điện thoại thông minh của bạn hoặc bất cứ thứ gì có mở được các bài nghe tiếng Anh, sau đó bạn chỉ cần đeo một chiếc tai nghe và ra ngoài. Đi bộ, di chuyển cơ thể khi bạn đang nghe tiếng Anh.

>> Mời bạn tham khảo: Cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả

Điều này giúp ích rất nhiều vì khi bạn di chuyển cơ thể, bạn sẽ tạo ra năng lượng. Bạn tạo ra năng lượng vật chất trong cơ thể của bạn. Điều đó cũng giúp não bạn tỉnh táo, giữ tinh thần tỉnh táo vì bạn đang vận động. Cũng bởi vì bạn có thể nhìn vào rất nhiều thứ khác nhau, bạn có một phong cảnh thú vị để nhìn bạn có thể nhìn mọi người, bạn có thể nhìn các tòa nhà, bạn có thể nhìn vào bất cứ cái gì.

Vì vậy, đôi mắt của bạn đang nhận được một số kích thích, điều này cũng giúp bạn tỉnh táo. Khi bạn ngồi trong phòng nhìn vào cùng một bức tường hoặc cùng một chiếc bàn trong một thời gian dài, tâm trí của bạn sẽ đi vào giấc ngủ. Vì vậy, ra bên ngoài bạn di chuyển cơ thể của bạn tạo ra năng lượng này trong cơ thể của bạn. Nó đánh thức bộ não của bạn và giúp bạn tập trung tốt hơn. Bởi vì bạn có thể tập trung vì bạn có nhiều năng lượng thể chất hơn, bạn thực sự sẽ nghe nhiều hơn và bạn sẽ nghe lâu hơn.

Và do đó, bạn thực sự học được nhiều hơn và học tiếng Anh nhanh hơn. Vì vậy, đừng bao giờ ngồi xuống và ngồi im một chỗ để lắng nghe. Ví dụ, các giáo viên khi giảng dạy trên lớp học, và luôn có khoảng thời gian nghỉ giải lao để cơ thể được thư giãn và hoạt động, cơ thể thêm nhiều năng lượng và không buồn ngủ hay mệt mỏi.

Bởi vì tôi biết điều đó giúp bạn tỉnh táo và sống động giúp não bộ của bạn học tiếng Anh nhanh hơn. Vì vậy, đừng ngồi trên ghế của bạn mọi lúc khi bạn nghe tiếng Anh mà hãy ra ngoài di chuyển và di chuyển khi bạn lắng nghe. Hy vọng với những lời khuyên này sẽ giúp bạn có thêm năng lượng để tiếp thu những kiến thức khi nghe tiếng Anh.

>> Mời bạn quan tâm: cách học tiếng anh trực tuyến hiệu quả

Tìm hiểu kỳ thi YLE - Cấu trúc bài thi YLE

Kỳ thi YLE (Young Learners English) là một kì thi tiếng Anh dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở được hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge tổ chức để đánh giá khả năng và trình độ tiếng Anh của các bé.

Đối tượng dự thi YLE

Kì thi tổ chức cho các bạn nhỏ trong độ tuổi 7-12.

Các bài thi trong kỳ thi YLE được thiết kế riêng cho lứa tuổi thiếu niên với nội dung thú vị, phù hợp với tư duy của trẻ nhỏ.

Kết quả của kỳ thi YLE

Thí sinh hoàn thành kỳ thi YLE sẽ nhận được chứng chỉ tiếng Anh Cambridge. Đây là chứng chỉ được công nhận tại hơn 150 quốc gia trên thế giới và có hiệu lực vĩnh viễn.

Kỳ thi YLE có bao nhiêu cấp độ? Ý nghĩa của từng cấp độ?

Kì thi YLE được chia làm 3 cấp độ:

  1. Cấp độ dễ nhất là Starters, dành cho thí sinh từ 7-8 tuổi. Đạt được cấp độ này nghĩa là bé đã có thể hiểu được những nội dung tiếng Anh đơn giản trên internet, sách báo, truyền hình và có thể bắt đầu kết bạn với bạn bè quốc tế.
  2. Cấp độ khó hơn là Movers, dành cho thí sinh từ 8-11 tuổi. Các bé đạt được chứng chỉ Movers có thể hiểu các hướng dẫn, thông báo cơ bản hoặc trò chuyện ngắn bằng tiếng Anh, có thể điền các thông tin cơ bản trong mẫu đơn.
  3. Cấp độ cao nhất là Flyers, dành cho thí sinh từ 9 -12 tuổi. Các bé đạt trình độ Flyers có thể hiểu những bài viết tiếng Anh đơn giản, nói tiếng Anh về các đề tài quen thuộc, thông hiểu và sử dụng các cụm từ, các lối diễn đạt cơ bản, tương tác với những người nói tiếng Anh khi họ nói chậm và rõ ràng.

Ý nghĩa

  • Đối với kỳ thi Cambridge YLE, không có “trượt” hay “đỗ”, tất cả các thí sinh đều sẽ nhận được chứng chỉ tiếng Anh Cambridge như một sự ghi nhận những nỗ lực của các con
  • Các bài thi có nội dung xoay quanh các tình huống gần gũi và thực tế hằng ngày để thí sinh dễ dàng liên tưởng
  • Các bài thi bao gồm nhiều ngữ điệu, dạng tiếng Anh khác nhau (Anh-Anh, Anh-Mỹ), giúp thí sinh được làm quen và áp dụng bài học vào thực tế
  • Các chứng chỉ của kỳ thi được công nhận bởi hơn 150 quốc gia trên thế giới và có hiệu lực vĩnh viễn, mở ra cho các bạn nhỏ cơ hội học tập và việc làm tốt hơn tại nước ngoài tiến bộ của thí sinh sau thời gian học tiếng Anh, từ đó giúp cha mẹ xây dựng lộ trình học tiếng Anh lâu dài cho con
  • Bài thi của YLE gồm bài thi 4 kĩ năng Nghe-Nói-Đọc-Viết, đánh giá khách quan sự
  • Kỳ thi là bước đệm cho các bạn nhỏ có thể tiếp tục theo đuổi chương trình tiếng Anh tăng cường của Cambridge, giành các chứng chỉ KET, PET, FCE,…

 

Tầm quan trọng của chứng chỉ tiếng Anh Cambridge tại Việt Nam

Hiện nay một số trường trung học cơ sở chuyên ngữ và quốc tế tại Việt Nam yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh Cambridge YLE như một điều kiện xét tuyển cần có. Ngoài ra, các bạn nhỏ cũng có thể trau dồi kiến thức qua kì thi này để có thể tự tin đăng kí vào chương trình song bằng Cambridge tại các trường top đầu. Như vậy, ngoài mục đích đánh giá khả năng tiếng Anh, các bạn nhỏ có thể đăng kí dự thi YLE để đạt điều kiện đầu vào các trường chất lượng cao. 

Cấu trúc bài thi YLE:

Cấp độ Starters

Thời gian làm bài: 43 – 45 phút

  • Nghe: 20 phút (4 phần/20 câu hỏi)
  • Đọc và Viết: 20 phút (5 phần/25 câu hỏi)
  • Nói: 3-5 phút (4 phần)

Cấp độ Movers

Thời gian làm bài: 60 – 62 phút

  • Nghe: 25 phút (5 phần/25 câu hỏi)
  • Đọc và Viết: 35 phút (6 phần/35 câu hỏi)
  • Nói: 5-7 phút (4 phần)

Cấp độ Flyers

Thời gian làm bài: 72 – 74 phút

  • Nghe: 25 phút (5 phần/25 câu hỏi)
  • Đọc và Viết: 40 phút (7 phần/44 câu hỏi)
  • Nói: 7-9 phút (4 phần)

Cách tính điểm YLE

Cách tính điểm thi Cambridge English được thể hiện qua các biểu tượng hình khiên (Logo của Cambridge)

Điểm tối đa là 5 khiên cho mỗi kỹ năng. Trong đó:

  • 15 khiên: Xuất sắc
  • 10-14 khiên: Giỏi
  • 7-9 khiên: Khá
  • Dưới 6 khiên: Cần trau dồi thêm

>>> Mời xem thêm: Tổng hợp các câu chúc Tết tiếng Anh hay và ý nghĩa

Vì sao la mắng không phải cách dạy con hiệu quả?
Khi bị quát mắng, trẻ sẽ xem bố mẹ như mối đe dọa, cảm thấy lo lắng, không có giá trị và không muốn tương tác. Dưới đây là 5 lý do mà ba mẹ không nên la mắng trẻ nhỏ.

Trẻ không thể học trong chế độ chống trả hay bỏ chạy

"Quát mắng là cách giải tỏa sự tức giận nhưng đó không phải cách hiệu quả để thay đổi hành vi", tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Peaceful Parent, Happy Kids: How to Stop Yelling and Start Connecting, cho hay. Khi một đứa trẻ sợ hãi, chúng sẽ chuyển sang chế độ chống trả hoặc bỏ chạy và các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại.
Phản ứng chống trả hay bỏ chạy xảy ra khi con người trải qua việc gì đó khiến bộ não hiểu rằng đó là sự hăm dọa. Chẳng hạn, trẻ không thể học khi bạn lớn tiếng do lúc này bộ não nói với chúng rằng người đang quát là mối đe dọa.
"Việc giao tiếp, truyền đạt bình tĩnh và nhẹ nhàng giúp trẻ cảm thấy an toàn, làm chúng tiếp nhận tốt hơn bài học mà bạn đang dạy", tiến sĩ Markham nói.

Quát mắng khiến trẻ cảm thấy không có giá trị

"Điểm chung kết nối mọi người với nhau là muốn cảm thấy có giá trị", tiến sĩ Shrand giải thích. Với hầu hết mọi người, cảm giác được ai đó trân trọng là cách chúng ta đo lòng tự trọng và quyết tâm. Khi bị quát mắng, chúng ta nhìn thấy bản thân không xứng đáng và nghi ngờ khả năng của mình.
"Quát mắng là một trong những cách nhanh nhất làm cho ai đó thấy không có giá trị", Shrand cho hay.
Đồng ý với quan điểm trên, tiến sĩ Markham phân tích: "Khi giận dữ và bắt đầu la mắng, chúng ta đang xem bản thân như một cái búa và mọi người xung quanh giống như cái đinh". Trong trường hợp này, trẻ bị xem như kẻ thù và không giống người mà chúng yêu quý.
 

Quát mắng phá vỡ các mối quan hệ

"Quát mắng phá vỡ sự kết nối của bạn với trẻ và đặt mối quan hệ này vào tình trạng báo động", tiến sĩ Markham cảnh báo. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy bạn không cùng phe với chúng, không muốn tương tác khi cảm thấy sự thách thức, phòng thủ từ bạn. Chúng sẽ không cởi mở để thay đổi, tiếp thu và kết nối sâu hơn.
"Trong 40 năm làm nghề tư vấn tâm lý, tôi gặp hàng nghìn trẻ và chưa từng ai nói với tôi rằng cảm thấy gần gũi với bố mẹ sau khi bị mắng", nhà tâm lý học lâm sàng Bernstein chia sẻ.

Quát mắng gây ra sự tổn hại

Một nghiên cứu chứng minh quát mắng có hậu quả tương tự lên trẻ như một hình phạt về thân thể. Các công trình nghiên cứu khác rút ra rằng bạo hành ngôn từ và bị mắng thường xuyên thậm chí có thể làm thay đổi cách bộ não trẻ phát triển.

Quát mắng làm mẫu các kỹ năng truyền đạt nghèo nàn

"Trẻ gặp khó khăn khi học cách điều chỉnh cảm xúc nếu bố mẹ không chỉ cho chúng cách làm thế nào", tiến sĩ Markham cho biết. Những phụ huynh nổi giận bất chợt sẽ dạy cho con cái cách phản ứng tương tự khi đương đầu với tình huống không kiềm chế được cảm xúc.
Tiến sĩ Shrand giải thích rằng điều này xảy ra một phần là do khi mắng con, cha mẹ kích hoạt "các tế bào thần kinh gương" của chúng. Các tế bào thần kinh gương (mirror neurons) là một phần của bộ não, đảm nhiệm chức năng phản chiếu những gì chúng nghe, nhìn, ngửi, cảm giác.
"Sự giận dữ sinh ra sự giận dữ và việc la mắng con khiến chúng cũng muốn quát lại bạn", tiến sĩ Shrand nói.

Cần làm gì với cơn giận dữ thay vì chỉ biết la mắng?

Bước đầu tiên để hạ hỏa là nhận ra cơn giận. "Khi đó bạn hãy kích hoạt vùng vỏ não trước trán và ngắt những cảm xúc theo đường xoắn ốc. Hãy đưa bộ não của bạn từ chế độ cảm nhận tới chế độ suy nghĩ", tiến sĩ Shrand khuyên.
Để kiềm chế, các chuyên gia gợi ý bạn có thể hít thở sâu, đếm ngược, chạy tại chỗ, lắc hai bàn tay, nói càng ít càng tốt cho tới khi bình tĩnh, đặt hai bàn tay dưới vòi nước máy, thậm chí gượng cười cũng có thể gửi một thông điệp tới não của bạn rằng tình huống này không phải là trường hợp khẩn cấp.
Nguồn: vnexpress
Tại sao bạn cần học tốt phát âm tiếng anh?

Từ trước đến nay khi học tiếng Anh thường chúng ta sẽ tập trung nhiều vào học ngữ pháp, từ vựng mà không quan tâm nhiều đến phát âm. Phát âm là một phần quan trọng trong tiếng Anh. Vậy tại sao bạn cần học tốt phát âm tiếng Anh?

Phát âm là tiêu chuẩn đầu tiên đánh giá khả năng của bạn

Khi giao tiếp với người khác bên cạnh ngôn ngữ cơ thể, thanh âm mà bạn phát ra khi nói ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc hội thoại. Tùy theo chủ đề đang bàn luận mà âm sắc nên trầm hay bổng, âm lượng nên điều chỉnh lớn hay nhỏ cho phù hợp. Và điều cấm kỵ nhất có lẽ là phát âm không chuẩn hoặc có phần vùng miền sẽ cản trở đối phương lắng nghe. 

Khi bạn nói chuyện với một người, người nghe có thể sẽ không để ý đến hạn chế từ vựng hay những lỗi ngữ pháp bạn mắc phải. Nhưng họ sẽ nhận ra ngay lập tức rằng phát âm của bạn là tốt hay yếu. Nếu phát âm của bạn kém, họ sẽ nghĩ tiếng Anh của bạn không tốt.

Phát âm là phần quan trọng nhất của giao tiếp

Khi học giao tiếp tiếng Anh bạn nên học phát âm đầu tiên. Ban đầu bạn có thể sử dụng các từ đơn giản để nói những gì bạn muốn nói. Với phát âm thì lại không có khái niệm phát âm đơn giản, nếu bạn phát âm không tốt thì nó là không tốt. Và hậu quả của việc phát âm kém là không ai hiểu bạn nói gì cả.

Rất nhiều người có từ vựng và ngữ pháp tốt, nhưng khi giao tiếp với người nước ngoài vẫn là một thảm họa. Mỗi khi nói một câu người khác lại phải hỏi lại rất nhiều lần Gì? Gì? Gì? Rồi họ phải lặp lại câu đó để chắc chắn rằng người đối diện nói như vậy.

>>>Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh miễn phí với người nước ngoài

Bạn luôn mắc sai lầm khi nghĩ mình chỉ cần học giao tiếp tiếng Anh

Nhiều người khi học tiếng Anh thường hay nói: "Tôi không cần phải học cách phát âm. Tôi chỉ muốn giao tiếp bằng tiếng Anh". Bởi họ nghĩ rằng họ có thể học giao tiếp tiếng Anh ngay vì họ có thể giao tiếp với giáo viên và học viên khác.

Nhưng bạn đã mắc sai lầm! Bạn phải nhớ rằng:

  • Có thể giáo viên của bạn đã được nghe tiếng Anh không chuẩn trong nhiều năm. Họ có thể hiểu được nó dễ dàng so với người bản ngữ.
  • Các học viên khác trong lớp học sẽ nói tiếng Anh như bạn và họ làm cho những sai lầm tương tự. Vì vậy các học viên rất dễ dàng hiểu nhau.

Để đánh giá được chính xác khả năng phát âm của bạn đến đâu, hãy nói chuyện với người bản ngữ. Thật không may nếu như bạn cứ nghĩ rằng mình giao tiếp tốt chỉ từ việc có thể nói chuyện với giáo viên và bạn học, đến khi nói với người nước ngoài thì họ lại rất khó hiểu bạn.

Chỉ giao tiếp được vẫn là chưa đủ

Có thể bạn giao tiếp được với người nước ngoài, và đôi bên đều hiểu nhau. Nhưng có bao giờ bạn tự xem xét xem giọng của mình có dễ nghe, phát âm đã chuẩn. Giống như ta cứ dùng giọng địa phương, giọng bản địa để nói thì người nghe thực sự cũng phải cố gắng rất nhiều mới có thể hiểu được. Cuộc trò chuyện sẽ vô cùng căng thẳng khi người nghe phải cố hiểu bạn đang nói gì. Họ sẽ không có hứng thú khi nói chuyện với bạn. Bạn nghĩ sao nếu người nghe là đối tác kinh doanh bạn muốn hợp tác.?

 

Các bạn nên học về các phiên âm chuẩn quốc tế Tiếng Anh để phát âm càng chuẩn hơn nữa. Hi vọng với chia sẻ nhỏ này, các bạn sẽ có thêm lý do và động lực để chú tâm học phát âm Tiếng Anh

>>> Mời xem thêm: Cách học từ vựng tiếng Anh siêu tốc