Tin tức & Sự kiện

Cách dùng cấu trúc how often trong tiếng Anh 

Cấu trúc how often là cấu trúc thông dụng, chúng ta có thể bắt gặp thường xuyên trong giao tiếp hay trong những bài kiểm tra trên trường lớp. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cùng các bạn tìm hiểu về ý nghĩa và cách dùng của cấu trúc often chi tiết nhất.

 

How often là gì?

 

 

Cấu trúc often được dùng với nghĩa để hỏi về tần suất ai đó làm việc gì.

Ví dụ:

  • How often do you go to the zoo?
    Bạn có thường đến sở thú không?
  • How often do you go jogging with your friends?
    Bạn thường xuyên chạy bộ cùng bạn bè không?

 

Cách sử dụng cấu trúc How often trong tiếng Anh


 

Cấu trúc how often được sử dụng thường xuyên và nó cũng khá cơ bản.

Cấu trúc how often

Cấu trúc chung:

How often + trợ động từ + S + V +….

Ví dụ:

  • How often do you cook dinner?
    Tần suất bạn nấu bữa tối là bao nhiêu?
  • How often do you buy a new thing?
    Tần suất bạn mua một món đồ mới là như nào?

Cấu trúc how often không có nhiều nghĩa. Nó được sử dụng chủ yếu khi chúng ta muốn hỏi về sự thường xuyên làm việc gì của một ai đó.

 

Câu trả lời của cấu trúc 

Với cấu trúc how often, khi trả lời, các bạn sử dụng các từ hoặc cụm trạng từ chỉ tần suất.

 

 

Ví dụ:

  • Once a day: một lần một ngày
  • Once a week: một lần một tuần
  • Once a month: một lần một tháng
  • Twice a day: hai lần một ngày
  • Twice a week: hai lần một tuần

Khi bạn muốn nói rằng bạn làm gì đó với tần suất 3 lần trở lên thì chúng ta sẽ sử dụng “ số đếm + times”.

Ví dụ:

  • Three times: ba lần
  • Four times: bốn lần
  • Five times: 5 lần

 

Ngoài ra thì chúng mình cũng có thể sử dụng một số thành ngữ chỉ tần suất trong tiếng Anh dưới đây:

  • Once and for all: một lần duy nhất
  • Once in a blue moon: hiếm khi
  • From time to time: thỉnh thoảng
  • A couple of time a week: vài lần một tuần

>>> Mời tham khảo: Cách dùng cấu trúc how far trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

Một số cấu trúc với how

 

 

Ngoài cấu trúc how often thì còn có rất nhiều cấu trúc khác của how được sử dụng rộng rãi.

Cấu trúc how long

How + be + N

Cấu trúc này thường dùng để hỏi về một cái gì đó như thế nào.

Ví dụ:

  • How was your trip?
    Chuyến đi của bạn như thế nào?
  • How’s the new song?
    Bài hát mới thế nào?

 

How + adj + tobe + N

Cấu trúc này thường được dùng để hỏi về đặc điểm của một vật nào đó. 

Ví dụ:

  • How tall is this table?
    Chiếc bàn này cao bao nhiêu?
  • How wide is the school yard?
    Sân trường rộng bao nhiêu.

 

Ngoài ra thì cấu trúc này còn được dùng để hỏi tuổi:

Ví dụ:

  • How old is she?
    Cô ấy bao nhiêu tuổi?
  • How old is your father?
    Bố của bạn bao nhiêu tuổi?

 

 

Cấu trúc how much/how many

Cấu trúc này được sử dụng khi chúng ta muốn hỏi về số lượng

Cấu trúc how many được dùng với các danh từ đếm được

Cấu trúc how much được dùng để hỏi về số lượng của các danh từ không đếm được.

How many/ how much + N + trợ động từ  + S + V

Ví dụ:

  • How many tables did you buy?
    Bạn đã mua bao nhiêu cái bàn vậy?
  • How much milk do you drink a day?
    Bạn uống bao nhiêu sữa một ngày?

 

Ngoài ra, cấu trúc how much còn được sử dụng để hỏi về giá của một đồ vật.

How much + tobe + N

Ví dụ

  • How much is this house?
    Căn nhà này giá bao nhiêu?
  • How much is this shirt?
    Chiếc áo này giá bao nhiêu?

 

Cấu trúc how about

Cấu trúc: How about + V-ing

Còn về … thì sao?

Ví dụ:

  • How about the birthday party?
    Còn về bữa tiệc sinh nhật thì sao?
  • How about tonight’s football match?
    Còn về trận bóng chiều nay thì sao?

 

How + do + S + V

Cấu trúc này có nghĩa là : Như thế nào

Ví dụ:

  • How do you buy that shirt?
    Bạn mua chiếc áo đó như thế nào vậy.
  • How did you get here?
    Anh đến đây như thế nào vậy?

 

How do you do?

Đây thực chất là một câu chào xã giao.

Trong giao tiếp người ta thường dùng câu này để chào hỏi một cách lịch sự.

 

How + adj/ adv + S + V

Đây là một cấu trúc dùng để bày tỏ ý cảm thán.

Ví dụ:

  • How hot the weather is!
    Trời nóng quá.
  • How beautiful the shirt is!
    Chiếc váy này đẹp quá

 

 

Dưới đây là một số lưu ý nhỏ dành cho các bạn khi sử dụng cấu trúc how often nhé.

  • Theo sau how often là một trợ động từ.
  • Trợ động từ được chia theo thì và chủ ngữ của câu.
  • Động từ chính trong câu ở dạng nguyên thể.

 

Bài tập về cấu trúc How often

 

Điền từ thích hợp vào chỗ trống.

  1. How often _____you read books?
  2. How often _____she go shopping?
  3. How often_____ you play guitar?
  4. How often _____he meet you?
  5. How often _____you go to school?

Đáp án

  1. Do
  2. Does
  3. Do
  4. Does
  5. Do

>>> Mời tham khảo: luyện tập tiếng anh online miễn phí

Cách dùng cấu trúc How far trong tiếng Anh chi tiết nhất

How far là cấu trúc câu được dùng để hỏi về khoảng cách. Đây là cấu trúc được sử dụng nhiều trong giao tiếp hàng ngày cũng như trong các bài tập về ngữ pháp. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để hiểu thêm về cấu trúc How far trong Tiếng Anh nhé!

 

 

How far nghĩa là gì?

 

How far: nghĩa là "bao xa", là cấu trúc thường được sử dụng để hỏi về khoảng cách giữa các vật, các vị trí.

Ví dụ:

  • How far is it from your house to here?
    Khoảng cách từ nhà bạn đến đây bao xa?
  • How far is the bus stop to the school?
    Bến xe buýt đến trường bao xa?

>>> Mời xem thêm: Trung tâm Tiếng Anh uy tín cho trẻ tại Hà Nội

 

Cách sử dụng cấu trúc How far trong tiếng Anh

Cấu trúc

How far is it from … to … ?

Từ… đến… bao xa?

Cấu trúc how far có một cách dùng duy nhất đó là dùng để hỏi khoảng cách. Do đó, nó ít khi gây nhầm lẫn. Khi câu có sử dụng how far, người đọc, người nghe sẽ biết ngay đây là câu hỏi về khoảng cách.

Ví dụ:

  • How far is it from the library to the supermarket?
    Từ thư viện đến siêu thị bao xa?
  • How far is it from the school to the zoo?
    Từ trường học đến sở thú bao xa?
  • How far is it from your house to the museum?
    Từ trường bạn đến việt bảo tàng bao xa?
  • How far is it from your house to the company?
    Từ nhà bạn đến công ty bao xa?
  • How far is it from the cafe to the cinema?
    Từ quán cà phê đến rạp chiếu phim bao xa?

 

How far + can + S + V?

Ai đó có thể… bao xa?

Ví dụ:

  • How far can we go?
    Chúng ta có thể đi bao xa?
  • How far can he run?
    Anh ta có thể chạy bao xa?

 

How far + will + S + V?

Ai đó sẽ… bao xa?

Ví dụ:

  • How far will we have to go?
    Chúng ta sẽ phải đi bao xa?

 

Lưu ý:

  • Khi sử dụng cấu trúc how far trong văn nói, chúng ta có thể lược bỏ “is it”.
  • Đừng quên giới từ from và to nhé.

Cấu trúc khá đơn giản nên các bạn chỉ cần thực hành nhiều thì sẽ có thể nhớ được ngay thôi.

 

Bài tập về cấu trúc How far trong Tiếng Anh

 

 

Điền từ còn thiếu vào chỗ trống:

  1. How far (be) _____the distance?
  2. How far can she (go)_____?
  3. How far will the expedition (go)_____?
  4. How far is it _____the company to the hospital?
  5. How far is it from Ho Chi Minh City _____Hanoi?

Đáp án

  1. Is
  2. Go
  3. Go
  4. From
  5. To

>>> Có thể bạn quan tâm: Cách dùng cấu trúc feel trong tiếng Anh chi tiết nhất

 

THAM GIA NHÓM ĐỂ NHẬN TÀI LIỆU TIẾNG ANH MIỄN PHÍ VỀ CÁC CHỦ ĐỀ TỪ VỰNG, FILE LUYỆN NGHE VÀ CÁC BÀI TẬP ÔN THI TỪ LỚP 1 ĐẾN LỚP 10 NHÉ!

Cách dùng cấu trúc feel trong tiếng Anh chi tiết nhất

Trong tiếng Anh, Feel được dùng để nêu lên cảm nhận của mình “ I feel so happy”. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cách dùng cấu trúc feel qua bài viết dưới đây nhé!

 

Feel là gì?

 

 

Feel được biết đến là một động từ trong tiếng Anh có nghĩa là “cảm thấy”.

Ví dụ:

  • I feel tired.
    Tôi cảm thấy mệt mỏi.
  • I feel something is wrong here.
    Tôi cảm thấy có gì đó không ổn ở đây.

>>>Mời xem thêm: Cấu trúc Bring trong tiếng Anh chuẩn xác nhất

 

Cách sử dụng cấu trúc Feel trong tiếng Anh

 

Cùng chúng mình tìm hiểu về cách sử dụng cấu trúc feel trong tiếng Anh nhé.

 

Feel like doing st

 

Feel được sử dụng khi người nói muốn ai, hoạc chính họ làm một việc gì đó.

Ví dụ:

  • Cool days, I feel like cycling around the lake.
    Những ngày mát mẻ, tôi muốn đạp xe quanh hồ.
  • I feel like listening to a gentle song.
    Tôi muốn nghe một bài hát nhẹ nhàng.
  • I feel like buying a new dress.
    Tôi muốn mua một chiếc váy mới.
  • I feel like a cup of coffee.
    Tôi muốn một ly cà phê.
  • I feel like going to the movies with you.
    Tôi muốn đi xem phim cùng bạn.
  • I feel like crying loudly to forget the sadness.
    Tôi muốn khóc thật to để quên đi nỗi buồn.

 

Feel like/as if/as though + clause

 

Cấu trúc này có nghĩa là : Có cảm giác như thế nào.

Ví dụ:

  • I feel like everything is not true.
    Tôi cảm thấy như mọi thứ không phải là sự thật.
  • I feel like he’s lying.
    Tôi cảm thấy như anh ta đang nói dối.
  • I feel like he doesn’t really love me.
    Tôi cảm thấy như anh ấy không thực sự yêu tôi.

 

Feel + That clause

 

Cấu trúc này có nghĩa : cảm thấy rằng.

Thông thường nó sẽ được sử dụng trong trường hợp bày tỏ ý kiến phản hồi.

  • She feels that there is something very suspicious about him.
    Cô ấy cảm thấy rằng anh ta có gì đó rất đáng nghi.
  • He felt that we were being watched.
    Anh ta cảm thấy rằng chúng tôi đang bị theo dõi.

 

Cấu trúc Feel khác

 

Ngoài các trường hợp kể trên thì theo sau feel còn có thể là một danh từ hoặc một tính từ :

Ví dụ:

  • I’m like an idiot for believing in her.
    Tôi như một tên ngốc khi cứ tin vào cô ta.
  • I feel very happy to be praised by the teacher.
    Tôi cảm thấy rất vui vì được cô giáo khen ngợi.

 

Feel được dùng với chủ ngữ chỉ người để diễn tả ý nghĩa ai đó cảm thấy như thế nào. Cấu trúc này có thể sử dụng ở cả thì hiện tại đơn hoặc hiện tại tiếp diễn. Giữa chúng không có sự khác biệt quá lớn.

Ví dụ:

  • I feel tired.
    Tôi cảm thấy mệt mỏi.
    I’m feeling tired.
    Tôi đang cảm thấy mệt mỏi.
  • I feel so sad.
    Tôi cảm thấy rất buồn.
    I’m feeling so sad.
    Tôi đang cảm thấy rất buồn.

 

Một số lưu ý nhỏ khi sử dụng cấu trúc feel trong tiếng Anh:

  • Trong các ngữ cảnh khác nhau thì cấu trúc feel có thể có những nghĩa khác nhau nên bạn cần chú ý hiểu câu trong đúng ngữ cảnh.
  • Feel đi cùng với chủ ngữ chỉ vật thì có nghĩa là “mạng lại cảm giác”.
  • Feel được chia theo thì và ngôi của chủ ngữ.

 

 

Bài tập về cấu trúc Feel trong tiếng Anh

 

Sắp xếp các từ dưới đây để tạo thành câu đúng.

  1. like/ sad./ feel/ she’s/ I
  2. headache./ He/ a/ feels
  3. shirt/ tight./ the/ feels/ quite/ She/ is
  4. I/ watching/ me./ feel/ is/ someone 
  5. I/ anime./ like/ feel/ watching 

Đáp án

  1. I feel like she’s sad.
  2. He feels a headache.
  3. She feels the shirt is quite tight.
  4. I feel someone is watching me.
  5. I feel like watching anime.

>>> Có thể bạn quan tâm: web học tiếng anh tốt

Làm thế nào để biết nếu bạn là người song ngữ

Định nghĩa về song ngữ do Real Academia Española đưa ra là một người “nói được hai ngôn ngữ”. Theo các nhà học thuật, đây là một cách giải thích rất đơn giản về khái niệm này. Đối với một số người, song ngữ có nghĩa là biết một ngôn ngữ như người bản xứ. Đối với những người khác, nó có nghĩa là người có thể giao tiếp bằng một ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của họ.

Theo quan điểm của chúng tôi, song ngữ nằm ở đâu đó. Một người nào đó có thể giao tiếp lẫn nhau giữa tiếng mẹ đẻ và tiếng nước ngoài mà không gặp vấn đề gì và có thể trao đổi chúng trong mọi tình huống.

Thật khó để biết bạn có thể thông thạo một ngôn ngữ vào thời điểm nào. Nhưng những gì chúng tôi biết là để đạt được trình độ này, chúng tôi khuyên bạn nên bắt đầu học nó từ khi còn trẻ.

Bạn có muốn biết thực sự là song ngữ là như thế nào không? Với những thủ thuật này, bạn sẽ có thể quyết định xem mình đã đạt đến điểm này chưa.

1. Mơ bằng ngôn ngữ khác

Một số người nghĩ rằng họ đã thành thạo một ngôn ngữ khi họ bắt đầu mơ bằng ngôn ngữ đã nói.

Điều này có thể liên quan đến một số khía cạnh nhất định. Bạn có thể nói tiếng Việt với tất cả đồng nghiệp của mình ngoại trừ một sinh viên trao đổi.

Nếu bạn đã mơ về người này, điều bình thường là các cuộc trò chuyện của bạn trong thế giới giấc mơ này bằng ngôn ngữ khác.

Làm thế nào để biết nếu bạn là người song ngữ

 

Điều này không có nghĩa là bạn là người song ngữ. Trong giấc mơ, bạn đang liên tưởng những ý tưởng, trong trường hợp này là ngoại ngữ này với người khác.

Tuy nhiên, nếu tất cả những giấc mơ của bạn dựa trên ngôn ngữ khác, điều này có thể có nghĩa là não của bạn có thể đồng hóa và nội dung tất cả các từ vựng.

2. Bày tỏ cảm xúc

Bạn là người song ngữ nếu bạn có thể nói về cảm xúc và cảm xúc của mình bằng một ngôn ngữ khác với ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.

Điều đó có nghĩa là gì? Ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn mà bạn đã học ở nhà. Và ngôn ngữ thứ hai thường được học trong bối cảnh học thuật.

Làm thế nào để biết nếu bạn là người song ngữ

 

Hai môi trường học tập rất khác biệt. Việc thông thạo một ngôn ngữ của bạn sẽ trở thành hiện thực khi sự khác biệt giữa hai ngôn ngữ này giảm dần.

Nếu bạn đã đạt đến mức bày tỏ cảm xúc của mình bằng ngôn ngữ thứ hai mà không gặp vấn đề gì, bạn là người nói được hai thứ tiếng.

3. Nói lời xúc phạm

Chúng tôi không muốn tỏ ra thô lỗ với điểm này. Nhưng nếu có một đặc điểm ngụ ý làm chủ một ngôn ngữ, thì đó là sử dụng những lời lăng mạ.

Điều tự nhiên và thoải mái nhất để làm là xúc phạm bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, vì đây là điều bạn đã làm từ khi còn nhỏ.

Nếu bạn sử dụng một ngôn ngữ khác, thông thường bạn sẽ cảm thấy rằng các từ không được phát ra với đủ ý định hoặc sức mạnh.

Do đó, việc sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn sẽ gây ra hiệu quả lớn mặc dù vẫn duy trì một cuộc trò chuyện bằng ngôn ngữ khác.

Nhưng nếu bạn đã xúc phạm ai đó bằng một ngôn ngữ khác mà không nhận ra, thì tốt quá: bạn đã thành thạo ngôn ngữ đó.

4. Suy nghĩ bằng ngôn ngữ khác

Một dấu hiệu rõ ràng cho thấy bạn đang trên con đường tiếp cận song ngữ là suy nghĩ của bạn. Việc suy nghĩ bằng ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn là điều tự nhiên.

Bạn có nhận thấy rằng bạn ngày càng thường xuyên nghĩ về những thứ bằng ngôn ngữ thứ hai của mình không?

Nếu vậy, bạn đã tiến rất gần đến việc thành thạo một ngoại ngữ.

5. Quên từ trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn

Nếu bạn đã bắt đầu quên các đặc điểm của ngôn ngữ mẹ đẻ của mình, điều này có nghĩa là bạn đã tiến rất gần đến việc thông thạo hai ngôn ngữ.

Bạn phải coi đây là một bước tự nhiên để hướng tới song ngữ. Bạn không nên xem xét điều đó bằng cách học một ngôn ngữ mà bạn quên ngôn ngữ khác.

Điều xảy ra là trong quá trình này, những từ mà bạn sử dụng nhiều nhất trong ngôn ngữ thứ hai của bạn bị trộn lẫn với những từ trong ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn.

Điều này không có nghĩa là bạn đang mất đi ngôn ngữ mẹ đẻ của mình. Trên thực tế, nếu bạn nói tiếng Anh, hãy nhớ rằng nó là một trong những ngôn ngữ được nói nhiều nhất trên thế giới.

Nếu bạn vẫn ở mức có thể hiểu một cuộc trò chuyện một cách hoàn hảo, nhưng bạn lại thất bại trong việc hiểu những điều văn hóa, đây là thời điểm để thăng tiến và có một năm du học ở nước ngoài.

Hoặc nếu thích, bạn có thể bắt đầu bằng cách tham dự một chương trình hòa nhập ngôn ngữ vào mùa hè tại một trong 3 điểm đến như: Anh, Ireland hoặc Scotland.

Văn hóa không được học, nó không được trải nghiệm. Và tại Pantado, chúng tôi giúp bạn thực hiện bước tiến này.

5 lý do bạn nên tham giá khóa học tiếng anh online vào mùa hè

Những ngày nghỉ lễ đang đến gần - một thời điểm hoàn hảo để bắt đầu lại nhiều công việc đã bị lãng quên. Nếu bạn sắp có nhiều thời gian rảnh và muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình, tại sao không tham gia một khóa học hè cấp tốc? Đây sẽ là thời điểm hoàn hảo để làm điều đó.

Hãy khám phá ngay dưới đây 5 lý do chính đáng để bạn tham gia một khóa học tiếng Anh cấp tốc vào mùa hè. Chúng tôi chắc chắn rằng họ sẽ thuyết phục bạn:

 

1. Tiến bộ nhiều trong một khoảng thời gian ngắn

Các khóa học liên quan đến việc đắm mình mạnh mẽ vào ngôn ngữ tiếng Anh . Bạn sẽ có thể thăng tiến trong quá trình học tập của mình trong một khoảng thời gian ngắn.

 

Học tiếng anh chuyên sâu

 

>> Mời bạn quan tâm: học tiếng anh giao tiếp cấp tốc trực tuyến

Họ thường từ 15 đến 80 giờ một tháng, mặc dù điều này phụ thuộc vào học viện tiếng Anh mà bạn chọn. Bằng cách nói thường xuyên, tai của bạn sẽ nhanh chóng quen với ngôn ngữ. Bạn sẽ tiếp thu ngôn ngữ rất hiệu quả bằng cách luyện tập hàng ngày.

 

2. Làm mới những gì bạn đã biết

Nó là hoàn hảo cho những người có tiếng Anh của một chút gỉ và cần phải sửa đổi một chút. Trải nghiệm nhập vai sẽ giúp bạn điều này.

Trong một khóa học tiếng Anh cấp tốc, bạn sẽ có thể sửa lại tất cả các khía cạnh của ngôn ngữ mà bạn đã quên.

Đây là phương pháp lý tưởng để lấy lại liên lạc với ngôn ngữ mà bạn đã mất. Cải thiện khả năng phát âm của bạn, hoàn thiện bài viết của bạn hoặc luyện tập cách diễn đạt bằng miệng của bạn. Dù mục tiêu là gì thì mùa hè này bạn cũng có thể đạt được nó.

 

3. Cuộc gặp gỡ đầu tiên của ngôn ngữ

Một khóa học tiếng Anh cấp tốc là cơ hội hoàn hảo để bắt đầu học ngoại ngữ.

Đó có thể là lúc để học các khái niệm cơ bản của ngôn ngữ, và từng chút một, bạn sẽ đạt được nhiều mục tiêu khác nhau khi lên cấp độ.

 

4. Tăng cường học tập của bạn

Nếu bạn đang học tiếng Anh cả năm và bạn cần sự thúc đẩy cuối cùng để sửa đổi một khía cạnh nào đó hoặc để vượt qua một kỳ thi, thì một khóa học chuyên sâu được khuyến khích.

 

Học tiếng anh chuyên sâu

>> Mời bạn quan tâm: Từ đồng âm tiếng Anh rất hữu ích mà bạn phải biết

Bằng cách này, bạn sẽ củng cố kiến ​​thức của mình để cảm thấy chuẩn bị tốt hơn và đạt được mục tiêu mà bản thân đã đặt ra.

 

5. Đến sống ở một quốc gia khác

Nếu bạn định làm việc ở nước ngoài, bạn nên củng cố trình độ tiếng Anh của mình để có thể giao tiếp mà không gặp vấn đề gì.

Hãy bắt tay vào làm việc và chuẩn bị cho mình một khóa học tiếng Anh cấp tốc. Hãy nghĩ về thực tế là khả năng sống sót của bạn sẽ phụ thuộc vào khả năng nói tiếng Anh của bạn. Mặc dù nó sẽ không hoàn hảo, nhưng bạn sẽ đi với một cơ sở vững chắc hơn nhiều.

Một lời khuyên : hãy tận dụng thời gian của bạn cho một khóa học tiếng Anh cường độ cao.

Để việc học của bạn thực sự có lợi, bạn nên biết mức độ hiểu biết cũng như giới hạn của mình. Vì vậy, bạn sẽ đi với một mục tiêu được xác định rõ ràng và bạn sẽ đạt được một kết quả tốt hơn.

Điều quan trọng là cải thiện ngôn ngữ của bạn trong một khoảng thời gian ngắn; do đó, bạn nên nỗ lực thật nhiều để mọi thứ được hoàn thành một cách hiệu quả.

Khác với các khóa học hàng năm, trong đó bạn thường có nhiệm vụ ngoài giờ giảng dạy để duy trì việc học của mình, trong một khóa học cấp tốc, bạn sẽ làm việc hàng ngày trong lớp học.

Đây là những buổi học rất năng động, khuyến khích sự tham gia và có ít sinh viên để tối đa hóa kết quả của bạn. Quên những lớp học điển hình khi bạn chỉ nghe giáo viên giảng. Tất nhiên, đối với những loại này, học sinh phải nói và nghe bằng tiếng Anh.

Trong một tháng, bạn sẽ nhận thấy kết quả thực sự về sự tiến bộ của mình, chúng tôi khuyến khích bạn thử nghiệm kiến ​​thức và cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình.

Nếu bạn muốn dành mùa hè này để tham gia một khóa học tiếng Anh cường độ cao, chúng tôi khuyên bạn nên liên hệ với Pantado.

Chúng tôi cung cấp cho bạn một khóa đào tạo được cá nhân hóa với sự giảng dạy đặc biệt bao gồm các giáo viên bản ngữ và  cả các giáo viên người bản xứ, trong các nhóm nhỏ và với các hoạt động thú vị để thích nghi tốt hơn với ngôn ngữ.

Hãy tận hưởng một tháng học tập vô cùng đặc biệt và bạn sẽ thấy mình thăng tiến bao nhiêu.

Mục đích của chúng tôi là bạn có được sự tự tin hơn bằng cách luyện tập tiếng Anh và để bạn có một mùa hè tuyệt vời bên cạnh chúng tôi.

Cấu trúc Bring trong tiếng Anh chuẩn xác nhất

Đưa bạn gái về nhà ra mắt trong tiếng Anh viết như nào nhỉ? Câu trả lời là dùng cấu trúc Bring nhé! Bring có thể hiểu là mang theo, mang đến, đưa ai, cái gì tới đâu. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc Bring trong tiếng Anh cùng theo dõi bài viết sau đây nhé. 

 

 

Bring là gì?

 

Bring : đem/mang một đồ vật/ai đó đến một địa điểm hoặc cho một người. 

Trong nhiều trường hợp, ta có thể hiểu Bring có nghĩa là gây ra, đem lại điều gì đó. 

Ví dụ: 

  • Should I bring some wine to the party?
    Tôi có nên mang một chút rượu đến bữa tiệc không nhỉ?
  • Could someone bring me a sandwich?
    Ai đó có thể đem cho tôi một chiếc sandwich không. 
  • Our baby has brought us so much happiness.
    Đứa con của chúng tôi đã đem tới cho chúng tôi rất nhiều niềm vui. 
  • December will bring some snow showers.
    Tháng 12 sẽ đem tới những trận tuyết. 
  • It’s nice to bring a smile to your  face.
    Thật tốt khi có thể khiến bạn cười. 

>>> Mời xem thêm: Chi tiết về cấu trúc Arrange trong tiếng Anh 

 

Cách sử dụng cấu trúc Bring trong tiếng Anh

 

Bring somebody something

Bring + O + N

Ý nghĩa: Mang cho ai đó cái gì

Ví dụ:

  • Can you bring me the phone?
    Bạn có thể lấy cho tôi chiếc điện thoại không? 
  • I will bring Marry a cup of tea.
    Tôi sẽ mang cho Marry một tách trà. 
  • John has just brought me this letter.
    John vừa mang cho tôi bức thư này. 

 

Bring something to somewhere

Bring + N + to + place

Ý nghĩa: Mang cái gì/ai tới chỗ nào

Ví dụ:

  • I need to bring this book to the library.
    Tôi cần mang quyển sách này tới thư viện.
  • Did you bring any food to the party tonight?
    Cậu có mang đồ ăn gì đến bữa tiệc tối nay không? 
  • Don’t forget to bring your homework to school!
    Đừng quên mang bài tập đến lớp nhé!

 

Bring something to somebody 

Bring + N + to + O 

Ý nghĩa: Mang cái gì cho ai (thường là cho tôi)

Ví dụ:

  • Please bring that pen to me.
    Xin hãy đưa chiếc bút kia cho tôi. 
  • Bring that chair to me.
    Đem chiếc ghế kia cho tôi. 

 

Các cụm động từ thường đi với Bring trong tiếng Anh

 

 

Ngoài việc đứng 1 mình, Bring còn đi với các giới từ để tạo thành một cụm động từ. Dưới đây là những cụm động từ hay gặp nhất:

  • bring on: mang đến cái gì (thường là tiêu cực)
  • bring about: mang đến cái gì
  • bring up something: đề cập đến chủ đề nào đó hoặc nuôi nấng 
  • bring out something: tôn lên, làm nổi bật lên một điều gì đó
  • bring something away (from something): rút ra điều gì
  • bring something over: mang gì đó qua địa điểm đã đề cập 
  • bring sb/sth along: mang ai/cái gì theo mình
  • bring someone around: đưa ai đi chơi
  • bring attention to something = bring something to one’s attention = bring to one’s attention something: đem đến thông tin cho ai đó chú tâm

 

Ví dụ:

  • She always brings up her ​financial ​problems.
    Cô ấy luôn đề cập đến vấn đề tài chính của mình.
  • You bring out the best in me.
    Bạn đã gợi lên điều tuyệt nhất trong tôi.
  • We need to bring more attention to the issue of school violence.
    Chúng ta cần quan tâm đến vấn đề bạo lực học đường hơn.

 

Phân biệt cách dùng cấu trúc Bring và Take trong tiếng Anh

 

 

  • Bring là mang gì từ xa về phía người nói
  • Take là mang thứ gì từ người nói đi đến đâu

Ví dụ:

  • Can you bring me that book?
    Bạn có thể đưa mình quyển sách kia được không?
  • It’s cold, don’t forget to bring a jacket when you go out.
    Trời đang lạnh đấy, đừng quên mang theo áo khoác khi bạn ra ngoài
  • Bring your girlfriend with you tonight.
    Đưa cô ấy đi cùng bạn tối nay.

 

Đối với Take thì ngược lại:

  • Take this cake to the living room.
    Mang chiếc bánh này đến phòng khách nhé.
  • Take your dog away from me!
    Đưa con chó của bạn ra xa tôi đi! 

 

Lưu ý: Bring là một động từ bất quy tắc, nên bạn cũng nên ghi nhớ cách chia động từ của từ này đó là bring – brought – brought. 

 

Bài tập về cấu trúc Bring

 

Bài tập

Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống

  1. Mike will ______ her guitar to the party.
  2. bring
  3. brings
  4. brought
  5. ______ this gift to your dad. 
  6. Bring
  7. Take
  8. Bring up
  9. I’ll bring my holiday photos ______ when I come.
  10. up
  11. out
  12. over
  13. When the box arrives, can you ask Pam to ______ it to my room?
  14. bring
  15. take
  16. bring on
  17. I ______ him some sandwiches because I thought he might be hungry.
  18. bring
  19. brought 
  20. brought to

Đáp án

  1. B
  2. C
  3. A
  4. B

>>> Có thể bạn quan tâm: các trung tâm học tiếng Anh online uy tín

Chi tiết về cấu trúc Arrange trong tiếng Anh 

Cấu trúc Arrange là cấu trúc khá phổ biến trong tiếng Anh. Bài viết hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cấu trúc này và cách phân biệt giữa cấu trúc arrange và Organize nhé!

 

Arrange là gì?


 

 

Arrange : sắp xếp, bố trí một công việc hay một điều gì đó. 

Ví dụ: 

  • I’m trying to arrange my work so that I can go on a short holiday next week.
    Tôi đang cố sắp xếp công việc của mình để tôi có thể đi nghỉ ngắn ngày vào tuần sau. 
  • His secretary will call you to arrange (for) a meeting.
    Thư ký của ông ấy sẽ gọi cho bạn để sắp xếp một cuộc họp. 
  • The hotel will arrange to pick us up from the airport.
    Khách sạn sẽ bố trí để đón chúng ta từ sân bay. 

 

Ta còn có thể dùng Arrange để nói về việc sắp xếp các đồ vật vào đúng vị trí hay trình tự nào đó.

Ví dụ: 

  • Linh arranged her books along the shelf.
    Linh xếp những cuốn sách của cô ấy trên giá sách. 
  • The chairs were arranged in 5 rows.
    Những chiếc ghế được xếp thành 5 hàng ngang. 
  • I’ve arranged the names alphabetically.
    Tối đã sắp xếp tên theo bảng chữ cái rồi đó. 

>>> Mời xem thêm: Tổng quan về cấu trúc lead to trong tiếng Anh dễ hiểu nhất

 

Cách sử dụng cấu trúc Arrange trong tiếng Anh

 

arrange (for) + N 

N + be + arranged

Ý nghĩa: bố trí, sắp xếp điều gì/điều gì được bố trí 

Trong những trường hợp lịch sự thì chúng ta dùng thêm for. 

Ví dụ:

  • My company will arrange (for) transport for you to commute.
    Công ty chúng tôi sẽ bố trí phương tiện để bạn di chuyển. 
  • They tried to arrange (for) a small wedding ceremony at their house.
    Họ đã cố bố trí một lễ kỉ niệm ngày cưới nho nhỏ tại nhà.
  • The meeting has been arranged for Monday.
    Buổi họp đã được sắp xếp vào thứ hai. 

 

arrange + N

N + be + arranged

Ý nghĩa: sắp xếp đồ vật gì vào vị trí/đồ vật gì được sắp xếp

Ví dụ:

  • Who arranged these cups?
    Ai đã sắp xếp những chiếc cốc này vậy? 
  • The desks were arranged in rows of ten.
    Những chiếc bàn được sắp xếp thành mỗi hàng 10 chiếc. 
  • Can you arrange these files for me?
    Cậu có thể sắp xếp những tài liệu này cho tớ không?

 

arrange (+ for sb) + to V 

Ý nghĩa: bố trí (cho ai) làm gì. 

Ví dụ:

  • They arranged to have dinner together tonight.
    Họ đã sắp xếp để ăn tối cùng nhau tối nay. 
  • Lisa has arranged for her son to join a basketball club.
    Lisa đã sắp xếp cho con trai cô ấy tham gia câu lạc bộ bóng rổ. 
  • I’ve already arranged with him to meet at the cinema.
    Tớ đã hẹn gặp anh ấy ở rạp chiếu phim. 

 

Phân biệt cấu trúc Arrange và Organize trong tiếng Anh

 

 

Nếu Arrange mang nghĩa là sắp xếp, bố trí (gần giống lên kế hoạch) thì Organize được dịch là tổ chức. 

Trên thực tế thì hai cấu trúc này có thể dùng thay thế cho nhau trong một số trường hợp khi ta muốn nói đến sự chuẩn bị cho một công việc, sự kiện nào đó. 

Ví dụ:

  • Let’s arrange/organize the wedding!
    Hãy chuẩn bị cho lễ cưới nào! 
  • We’ve arranged/organized a surprising party for my grandma’s sixtieth birthday.
    Chúng tôi đã bố trí/tổ chức một bữa tiệc sinh nhật lần thứ 60 bất ngờ cho bà tôi.

Tuy nhiên, với nghĩa sắp xếp đồ đạc thì ta CHỈ DÙNG Arrange. 

 

Lưu ý khi sử dụng cấu trúc Arrange trong tiếng Anh

 

  • Arrange + for dùng trong trường hợp lịch sự ở nơi làm việc, văn phòng (với nghĩa sắp xếp bố trí một công việc gì đó) 

Khi dùng arrange for, điều được thực hiện có thể không phải do bạn làm, mà có thể bạn sẽ nhờ ai đó như thư ký/cấp dưới thực hiện. 

arrange = do something

arrange for = have something done (by anyone)

Ví dụ: 

I will arrange the meeting. (Tôi sẽ trực tiếp sắp xếp cuộc họp)

I will arrange for the meeting. (Tôi sẽ lo việc sắp xếp cuộc họp)

  • KHÔNG dùng Arrange for + N với nghĩa sắp xếp đồ đạc
  • KHÔNG dùng Organize với nghĩa sắp xếp đồ đạc
  • Khi đi với thời gian, sắp xếp điều gì vào ngày/dịp nào, ta dùng giới từ FOR (I’ve arranged meeting for Sunday) 

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh online có thực sự hiệu quả

Tổng quan về cấu trúc lead to trong tiếng Anh dễ hiểu nhất

Trong tiếng Anh, để nói về quan hệ nguyên nhân – kết quả có rất nhiều cấu trúc như cấu trúc result in, bring about hay give rise to. Trong đó có cấu trúc lead to. Hãy cùng tìm hiểu cấu trúc lead to và cách phân biệt nó với cấu trúc contribute to nhé.

 

 

Cấu trúc lead to là gì?


 

“Lead to” được định nghĩa là bắt đầu một quá trình dẫn tới điều gì đó hoặc khiến cho điều gì đó xảy ra. “Lead into” hoặc “lead on to” cũng mang ý nghĩa tương tự.

Ví dụ:

  • This road leads to my best friend Susie’s house.

(Con đường này dẫn đến nhà bạn thân nhất của mình, Susie.)

  • My stress may lead to physical illnesses, according to the doctor.

(Sự áp lực tôi chịu có thể dẫn tới những bệnh về thể chất, theo như lời bác sĩ.)

  • That I decided to go to university led to a whole new page of my life.

(Việc tôi quyết định đi học đại học đã mở ra một trang mới trong cuộc đời của tôi.)

 

Cách dùng cấu trúc lead to

 

Cấu trúc lead to có hai cách sử dụng chính. 

Khi muốn nói rằng điều gì đó gây ra, dẫn đến, là nguyên nhân cho điều gì được nhắc đến phía sau, ta dùng cấu trúc something lead to something.

Công thức chung:

        S + lead to + N

 

Ví dụ:

  • The pandemic will lead to staying at home more often.

(Đại dịch sẽ khiến việc ở nhà trở nên thường xuyên hơn.)

  • I think your decision led to a series of problems.

(Tôi nghĩ quyết định của bạn đã dẫn đến hàng loạt vấn đề.)

 

Cấu trúc lead to ở còn có nghĩa khiến cho ai đó tin tưởng, suy nghĩ theo hướng nào đó. 

Công thức chung:

        S + lead + O + to + N

Ví dụ:

  • This evidence leads the detective to a different suspect.

(Bằng chứng này khiến vị thám tử hướng đến một người bị tình nghi khác.)

  • He led me to believe his words but they were all lies.

(Anh ấy khiến tôi tin tưởng lời anh ấy nói nhưng chỉ toàn là nói dối mà thôi.)  

 

 

Phân biệt cấu trúc lead to và contribute to

 

Chúng ta có thể tìm hiểu qua ví dụ để thấy sự khác biệt của 2 cấu trúc này:

 

A good wife contributes to a happy marriage, but a good wife alone doesn’t lead to a happy marriage.

(Một người vợ tốt là yếu tố cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc, nhưng chỉ một người vợ tốt thì không dẫn đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc.)

Trong ví dụ trên, chúng ta có thể hiểu là có nhiều yếu tố khác ngoài yếu tố “một người vợ tốt” để có được kết quả là “một cuộc hôn nhân hạnh phúc”. Bản thân cấu trúc contribute to ngụ ý rằng có nhiều thành phần, yếu tố để đóng góp vào một cái gì đó. Trong khi đó, cấu trúc lead to thường được dùng với những nguyên nhân trực tiếp, thiết yếu, có thể chỉ một mình nguyên nhân đó cũng tạo ra được kết quả.

 

Do đó trong nhiều trường hợp, nếu thay thế “lead to” vào chỗ của “contribute to” trong câu, ý nghĩa của câu ít nhiều sẽ thay đổi.

Ví dụ:

  • Your irresponsible action contributed to this issue.

(Hành động thiếu trách nhiệm của bạn đã góp phần tạo nên vấn đề này.)

  • Your irresponsible action led to this issue.

(Hành động thiếu trách nhiệm của bạn đã tạo nên vấn đề này.)

Bạn có thể thấy rằng câu thứ hai thì lỗi của người đang được nhắc đến nặng hơn. Tuy nhiên, cả hai câu đều mang nghĩa buộc tội người đang được nhắc đến.

 

Bài tập cấu trúc lead to

 

Bài 1: Hoàn thành các câu dưới đây

  1. The fact that she stayed up all night to take care of her mother leads to ________
  2. If you don’t pay attention in class, this will lead to ____________
  3. Closing small businesses due to the pandemic led to ________________
  4. I’m afraid your underperformance will lead to ___________________
  5. My mother says it all the time that hard work leads to ___________________

 

Đáp án: (tham khảo)

  1. her exhaustion the next morning.
  2. not being able to understand the lesson.
  3. unemployment for thousands of workers.
  4. the fall of our team’s overall performance.
  5. success.

 

Bài 2: Điền từ attribute to hoặc lead to ở dạng thích hợp vào chỗ trống

  1. This is not my fault alone, his and her actions all ________ the problem.
  2. Don’t blame others for your mistakes, admit that what you did ________ the accident.
  3. Susie’s effort ___________ the team’s victory.
  4. I don’t want to admit that but his decision alone ________ our success in this deal.
  5. The boss realized that his employee’s ideas do not only _________ the company’s success but, in fact, ___________ it.

 

Đáp án:

  1. contribute to
  2. led to
  3. contributed to
  4. leads to
  5. contribute to/lead to

>>> Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu bài viết về kế hoạch cuối tuần bằng tiếng Anh hay nhất