Nghệ thuật thấu hiểu con

Điều tuyệt vời nhất là khi ba mẹ dạy con biết yêu thương
Yêu thương bản thân và những người xung quanh là điều ha mẹ luôn mong muốn con cái chủ động. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng thiên bẩm để có lòng trắc ẩn với thế giới xung quanh đo đó sự dạy dỗ, định hướng của cha mẹ đóng một vai trò rất quan trọng. Những phương pháp dưới đây em hy vọng sẽ giúp cho ba mẹ có thêm được phần nào những kinh nghiệm, bài học, quý báu về nuôi dạy con thành tài:

Bố mẹ hãy tạo nên một môi trường luôn được yêu thương cho trẻ

Hiệu quả nhất để một đứa trẻ cảm nhận được khái niệm trừu tượng như yêu thương là để trẻ được sống trong môi trường tràn ngập yêu thương thường xuyên. Việc thể hiện tình yêu thương với trẻ chỉ đơn giản là lắng nghe trẻ nói, cùng thực hiện một hoạt động chung, tôn trọng những hậu quả trẻ gây ra và kiên nhẫn cho trẻ cơ hội thay đổi… Từ những hành động nhỏ như vậy trẻ sẽ cảm nhận được tình yêu thương, ghi nhớ và sao chép lại để gửi yêu thương đến người khác.
Bố mẹ phải là gương cho trẻ noi theo
Đối với các bé, bố mẹ là những người thầy đầu tiên và lĩnh hội nhiều nhất, có thể nói gần như trẻ chính là bản sao của cha mẹ. Do đó cha mẹ hãy thể hiện sự kính trọng, tình yêu thương đối với ông bà, hãy chia sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh cơ nhỡ, thiếu thốn, đồng thời giúp đỡ những người gặp phải tình huống bất trắc… Đôi khi chỉ bằng những hành động nhỏ như vậy trẻ sẽ ghi nhớ, bắt chước và tái hiện lại ở hoàn cảnh khác.

Dạy bé yêu thương con người từ câu chuyện, bài hát

Không phải ngẫu nhiên mà những lời ru, những câu truyện cổ tích, truyện dân gian được lưu truyền từ xưa đến nay. Trong mỗi câu chuyện sẽ có những nhân vật thiện và ác, hành động đúng và sai… Cha mẹ hãy để cho trẻ tiếp cận với một số những câu chuyện kinh điển như Tấm Cám, Cây Khế, Tích Chu, Sự tích cây Vú Sữa… Khi kể chuyện hãy đặt câu hỏi cho con như: con thấy nhân vật ấy hành động như thế nào? Nếu là con thì con sẽ làm gì?... Đồng thời có câu nói chốt về nhân vật/hành động đó là đúng hay sai, tác dụng/tác hại của hành động đó như thế nào...để bồi đắp cho trẻ.
Dạy trẻ cách thể hiện tình yêu thương thường xuyên.
 
Nếu cha mẹ chỉ luôn nhắc trẻ phải biết yêu thương bản thân và người xung quanh sẽ rất khó để trẻ thể hiện bằng hành động. Cha mẹ hãy chỉ rõ những hành động thể hiện sự yêu thương như biết kính trọng người lớn tuổi, biết nhường nhịn cho em nhỏ, biết sẻ chia với bạn bè, biết giúp đỡ người gặp khó khăn, biết quan tâm, hỏi han người khác khi ốm đau, mệt nhọc,… Ngay cả việc bé luôn biết nghe lời, chăm ngoan, học giỏi cũng chính là biểu hiện của việc bé biết yêu thương bản thân, yêu thương gia đình.

Dạy bé cách yêu thương con người từ những tấm gương sáng

Cha mẹ hãy chỉ cho bé những câu chuyện thú vị về yêu thương con người trong các bài báo, bản tin mà cha mẹ đọc được. Hãy nói với bé về những tấm gương, số phận không may mắn nhưng lại nỗ lực, cống hiến cho xã hội, và những gì họ đã làm, kết quả ra sao, họ được xã hội trân trọng, yêu mến, giúp đỡ như thế nào để bé có thể biết cách tự nhủ mình phải cố gắng hơn, nỗ lực hơn, biết yêu thương con người hơn, biết sống vì người khác.

Luôn khen ngợi khi bé có hành động đúng

Một khi bé biết yêu thương, quan tâm người khác dù chỉ với một hành động nhỏ như chia sẻ đồ chơi, thức ăn với bạn, lễ phép chào hỏi người lớn, hỏi han bố mẹ đi làm có mệt không,… cha mẹ cần phải khen ngợi trẻ ngay và nói cho chúng hiểu những hành động đó chính là yêu thương con người để trẻ nhớ và tạo nên thói quen tốt. Khi được khen ngợi, ghi nhận trẻ sẽ cảm thấy rất vui và sẵn sàng lặp đi lặp lại hành động tốt đẹp ấy.
"5 PHÚT THỦ THỈ": CÁCH BỐ MẸ NHẬT "MƯA DẦM THẤM LÂU" TẠO NÊN MỘT ĐỨA TRẺ TỐT
Buổi tối, trước khi con đi ngủ là một thời điểm tuyệt vời để các bà mẹ, các ông bố thể hiện tình cảm với con, đặc biệt khi bạn đã xa con cả một ngày dài. Ở Nhật có nhiều ông bố bận rộn đi làm về muộn nhưng vẫn cố gắng dành thời gian buổi tối nằm ru con ngủ, đọc truyện cho con nghe, thì thầm với con những lời yêu thương hay kể chuyện, kể về ước mơ của mình cho con nghe.
Theo nghiên cứu khoa học, lúc trẻ chập chờn vào giấc ngủ, mọi thông tin trẻ nghe sẽ được lưu giữ hoàn toàn vô thức vào não bộ. Vì vậy, khi một đứa trẻ tiếp nhận những lời thủ thỉ lúc chúng vừa ngủ, những lời thủ thỉ này có thể êm ái đi vào tiềm thức của con. Các nhà giáo dục nổi tiếng của Nhật Bản như Shichida, Ibukai Masaru khuyên rằng cha mẹ hãy ru ngủ cho con bằng bài hát, đọc ehon, trò chuyện hay nói về những gì mình muốn khuyên con... sẽ có hiệu quả rất lớn.Mục đích của phương pháp này là dùng những lời lẽ yêu thương, những mong muốn tích cực bạn dành cho con, giúp điều chỉnh những nét tính cách không tốt ở con, đồng thời giúp cải thiện chức năng não bộ của con và cải thiện trí nhớ; thay đổi đứa trẻ nổi loạn thành đứa trẻ biết vâng lời, biến đứa trẻ thiếu tự tin thành đứa trẻ tự tin đầy nhiệt huyết.
Các bước mà bố mẹ cần thực hiện trong phương pháp này:
1. Thủ thỉ chính
[Tên của bé], bố/mẹ biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não con vẫn còn thức và lắng nghe những điều bố/mẹ đang nói với con. Và con sẽ nhớ tất cả mọi điều bố/mẹ nói.
2. Thủ thỉ về tình yêu thương
[Tên của bé], bố/mẹ thương con nhiều lắm. Con là một đứa trẻ rất ngoan.
Bởi vì con lúc nào cũng vui vẻ và lễ phép, bố/mẹ thương con rất nhiều.
3. Thủ thỉ về mối liên hệ giữa bố/mẹ và con
Bố/mẹ lúc nào cũng ở bên con nên con sẽ không bao giờ phải cảm thấy cô đơn và lo lắng điều gì hết.
4. Thủ thỉ về sự thay đổi mà bạn mong muốn ở con:
[Tên của bé], con là một thiên tài... Con sẽ có thể tự thay đổi…
5. Cuối cùng, hãy kết luận bằng nêu ra những lợi ích khi con tự thay đổi và nghe lời.
Ví dụ: Một người mẹ mong muốn con của mình sẽ ngoan ngoãn tự giác ngủ trưa. Thực hiện theo các bước của phương pháp trên, mỗi tối trong vòng 5 phút sau khi con vừa ngủ, mẹ sẽ nhẹ nhàng thì thầm vào tai của con mình:
“Su, con yêu của mẹ, con đã ngủ say chưa? Mẹ biết hiện giờ con đang ngủ rất ngon, nhưng một phần trong não con vẫn còn thức và lắng nghe những điều mẹ đang nói. Su là một đứa trẻ luôn vui vẻ, biết vâng lời, là một đứa trẻ ngoan nên bố và mẹ và tất cả mọi người đều rất yêu thương con. Mẹ tự hào về con, con gái yêu ạ. Bố mẹ lúc nào cũng ở bên con nên con sẽ không bao giờ phải cảm thấy cô đơn và lo lắng điều gì hết. Su à, con là một thiên tài nên mẹ tin con có thể tự thay đổi thói quen ngủ của chính con. Con sẽ cảm thấy buồn ngủ sau khi ăn trưa. Khi điều đó xảy ra, con hãy tự vào giường ngay lập tức và con sẽ ngủ rất ngon. Con sẽ thích ngủ trưa rất nhiều, mẹ chắc chắn đấy. Con sẽ cảm thấy thật thoải mái và tốt hơn khi con có một giấc ngủ trưa thật ngon đấy. Con hãy ngủ thật ngoan con nhé.”
Có một số ghi nhớ mà bố mẹ nên nằm lòng khi thực hiện phương pháp này. Trước hết, việc gì cũng cần thời gian, không thể nào ngày một ngày hai mà hiệu quả ngay được, bố mẹ cần kiên nhẫn làm theo đúng các bước trên một cách đều đặn và liên tục (mỗi đêm). Nên nhớ không nói nhiều hơn 4 lời thủ thỉ mỗi lần và mỗi lời thủ thỉ phải hợp lý, thực tế. Hãy kiên nhẫn và điều kì diệu sẽ xảy ra.
Tại sao con nói dối? Bạn nên làm gì khi phát hiện con nói dối?
Một trong những điều mà ba mẹ phiền lòng nhất đối với những đứa trẻ là khi chúng nói dối. Hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều cố gắng dạy con thành thật và trung thực. Khi một đứa trẻ nói dối, có có vẻ như một đánh giá tiêu cực cá nhân về khả năng làm cha mẹ của chúng ta. 3 bí quyết “Thần thánh” dưới đây sẽ giúp cho con không còn nói dối ba mẹ

Chấp nhận những lỗi sai của con

Khi con phạm sai lầm, chúng ta buông lời chì chiết, chê bai, trách phạt, la mắng, nhục mạ con... sẽ làm con bị tổn thương. Khi bị tổn thương, tiềm thức của con hình thành suy nghĩ là mình không được phép sai. Sai lầm là 1 điều gì đó không chấp nhận được, sai lầm sẽ bị ba mẹ la, bị đánh, bị mọi người xung quanh cười chê... làm cho con không dám thể hiện sai lầm. Khi có sai lầm con thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, người khác,...
=> Thay vì la mắng, chì chiết con, chúng ta hãy lắng nghe, tìm hiểu vì sao con lại phạm sai lầm đó? Đồng thời hướng dẫn con cách rút ra bài học sau mỗi sai lầm. Có như vậy con mới tự tin với những hành động của mình và đây chính là tiền đề cho sự thành công của con sau này.

Ba mẹ hãy làm gương cho con

Nếu bạn muốn con mình không nói dối thì bản thân bạn không được nói dối
Có thể vô tình hay cố ý, trong cuộc sống của chúng ta phạm sai lầm nói dối 1 điều gì đó trước mặt con.
Ví dụ, vào 1 buổi tối nào đó, có người gọi điện thoại, rủ bạn đi xem phim hoặc uống cà phê. Thay vì nói rõ với người đó là bạn đang mệt, bạn muốn nghỉ ngơi, thì bạn lại trả lời rằng là hôm nay nhà có việc, rằng vợ/chồng không có ở nhà, nên không có ai trông con để đi...
Khi con của bạn nghe được điều này, trong đầu con sẽ nghĩ gì? Bạn đã làm cho con mình thật sự bối rối. Con không biết làm như nào là đúng? Ba mẹ dạy không được nói dối, nhưng có những lúc ba mẹ lại không trung thực!?
Vậy hãy kiểm tra lại những gì mình nói và những gì mình làm có ăn khớp với nhau hay không, bạn nhé!

Tôn trọng sự khác biệt ở mỗi đứa trẻ

Mỗi đứa trẻ là 1 cá thể khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Hãy tôn trọng sự khác biệt đó.
Ví dụ, khi đối diện với 1 tình huống nào đó, giữa ba mẹ và con có thể có những nhận định khác biệt nhau. Ba mẹ không nên phê phán, chê bai nhận định của con, vì khi 1 nhận định được đưa ra không có đúng, cũng không có sai, chỉ là phù hợp với người này, nhưng có thể không phù hợp với người khác mà thôi.
Do vậy, để con không nói dối, để con dám đưa ra chính kiến của mình, ba mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của con
NUÔI DẠY CON THÔNG MINH VỚI PHƯƠNG PHÁP SHICHIDA
Phương pháp Shichida Là một trong những phương pháp giáo dục sớm được ưa chuộng tại Nhật Bản, phương pháp Shichida hiện được rất nhiều bố mẹ Việt quan tâm và tìm hiểu. Tuy nhiên, không phải phụ huynh nào cũng nắm rõ phương pháp này và áp dụng hiệu quả. Vậy áp dụng phương pháp này như thế nào?
 
Phương pháp giáo dục Shichida nhấn mạnh vai trò của việc giáo dục trẻ trong 6 năm đầu đời. Nhờ vào những hiệu quả rõ rệt khi được áp dụng, phương pháp Shichida hiện đang được áp dụng trên 14 quốc gia và hơn 1 triệu trẻ em trên thế giới đang được rèn luyện theo phương pháp này.
 

 

Vậy phương pháp Shichida có lợi ích gì khi áp dụng cho trẻ nhỏ?

Phương pháp giáo dục Shichida hướng đến một sự phát triển toàn diện của trẻ. Bố mẹ lựa chọn phương pháp này sẽ được cung cấp một loạt các bài học giúp trẻ phát triển về mọi mặt từ trí óc, tinh thần đến thể chất, trong đó, đặc biệt chú ý đến sự phát triển trí não của trẻ.

 

Những lợi ích mà phương pháp Shichida đem đến:

1. Phát triển trí não: Phương pháp Shichida tập trung vào việc phát triển cân bằng hai bán cầu não vì cả hai đều có vai trò quan trọng như nhau. Nếu bán cầu trái giúp trẻ phát triển tư duy logic thì bán cầu phát giúp trẻ phát triển các tư duy liên quan đến cảm xúc. Vì vậy, việc giúp trẻ cân bằng được cả hai bán cầu não giúp trẻ có kiến thức rộng mở, khả năng xử lý linh hoạt, tăng cường khả năng tiếp thu thông tin cũng như yêu thích việc học.
 
2. Giáo dục tinh thần: Bố mẹ sẽ dạy trẻ các bài học liên quan đạo đức và tình người. Từ đó, giúp trẻ có ý thức đạo đức từ sớm.

3. Giáo dục thể chất: Không chỉ quan tâm đến việc phát triển não bộ, phương pháp Shichida còn quan tâm đến việc phát triển thể chất cho trẻ nữa. Bố mẹ sẽ được cung cấp một số bài tập để thực hành ở nhà cho trẻ hằng ngày.
 
4. Giáo dục dinh dưỡng: Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của trẻ, giúp trẻ phát triển lành và toàn diện nhưng dinh dưỡng vẫn bị nhiều phương pháp giáo dục sớm khác bỏ qua. Đó cũng là điểm khác biệt của phương pháp giáo dục sớm Shichida.
 
 
Trên đây là phương pháp dạy trẻ thông minh sớm Shichida. Ba mẹ có thể tải về và áp dụng phương pháp cho bé nhà mình. Chúc các mẹ thành công!
BA MẸ LÀM Gì ĐỂ XỬ LÝ KHI CON “THÔNG MINH GIẢ”
Thông minh giả” là sự lanh lẹ, sử dụng mẹo vặt nhất thời, các hành động không thể hiện ở chiều sâu hiểu biết, tư duy, về lâu dài không đem lại nền tảng tốt cho bé. Hay từ dân gian còn gọi là “Khôn lỏi”

Dấu hiệu Thông minh giả - Khôn lỏi:

- Con luôn có lý do để không làm một công việc nào đó như học bài, dọn đồ chơi.
- Đôi lúc con thường biện cho lỗi lầm hoặc tệ hơn là lí sự cùn với người đối diện.
- Thường xuyên đùn đẩy để tránh trách nhiệm của bản thân.
- Con đề cao lợi ích của mình như chỉ muốn giữ riêng đồ chơi đồ ăn nhưng tìm mọi cách để chơi hoặc ăn đồ của bạn
- Đôi khi con có hành động ăn hiếp những bạn yếu kém hơn mình.
- Lấy lòng, nịnh nọt những bạn, thầy cô hoặc người đem lại lợi ích cho mình
- Luôn cho mình là đúng, tỏ ra hiểu biết.

Biểu hiện thông minh thật sự ở trẻ:

- Trẻ biết đặt nhiều câu hỏi để làm sáng tỏ vấn đề đang thắc mắc như tại sao, nếu con…thì sẽ như thế nào ạ?...
- Trẻ có trí tưởng tượng phong phú trên hình ảnh hoặc câu chuyện nền tảng.
- Trẻ biết cách bảo vệ bản thân để không bị bắt nạt.
- Trẻ biết khen ngợi, ngưỡng mộ người khác thật lòng, lấy những điểm tốt của người khác để tích lũy kinh nghiệm cho mình và hoàn thiện.
- Trẻ không giấu dốt, thường sẽ đặt câu hỏi ngay khi chưa hiểu vấn đề.

Vậy cần làm gì khi con “thông minh giả”?

Khi con lý sự cùn, đùn đẩy trách nhiệm.
Ba mẹ cố gắng không cười, hỏi xác nhận lại sự việc, và phớt lờ các lý do con đưa ra. Chẳng hạn “Có phải Bống vừa làm đổ cốc nước ra sàn không, đưa tay/chân mẹ xem nào” và phớt lờ đi việc con nói tại cái ghế vướng đường, tại con muốn đi nhanh tới chỗ mẹ… Về sau khi có mặt con, cũng không đem chuyện này ra kể vui cho mọi người nghe, làm con lầm tưởng điều đó là hay.
Khi con ích kỷ không muốn chia sẻ, nhưng lại luôn tìm cách dùng đồ của bạn bè.
Hãy hỏi con, nếu con bị đối xử như vậy, con sẽ buồn chứ? Nếu bé tự tin trả lời: “Con không bao giờ bị các bạn tranh đồ cả, chỉ có bạn đó ngốc mới bị thôi”. Bạn hãy tỏ vẻ ngạc nhiên: “Ồ, ra vậy, mẹ thì hay chia sẻ đồ ăn với các cô chú khác lắm, nhưng cô chú không nghĩ mẹ ngốc, mà còn chia lại cho mẹ đồ ăn. Nếu cô chú nghĩ mẹ ngốc thì mẹ sẽ rất buồn và sẽ ước rằng đừng ai đối xử với mẹ như vậy”. Cha mẹ cố gắng đừng phê phán bé, hãy để bé tự cảm nhận việc làm của mình bằng một câu chuyện tương tự.
Khi thấy con lấy lòng, nịnh những người mang lại lợi ích cho con.
Hãy hỏi con: “Con rất thích bạn ấy à, kể mẹ nghe về bạn ấy đi”. Sau khi con kể xong “Ồ, nghe có vẻ bạn ấy rất hay cho con quà vặt. Thế con có cho bạn ấy món gì của con chưa?”. Có thể bé sẽ nói: “Không, con không có gì để cho, mà bạn ấy cũng không cần”. Lúc này hãy giảng giải với con: “Con rất nhiều tài vặt biết kể chuyện, hát hay, múa giỏi... hãy dạy bạn cùng biết thay vì chỉ khen bạn vì khen nghe xong là biến mất. Con đâu có thua kém gì bạn, không cần xin bạn điều gì, đúng không con?”
Cách đối phó với các mánh khóe của bé.
Ví dụ bé không muốn ngủ trưa nên tới giờ thì quấn lấy ông bà, bảo con thương, con muốn chơi với ông bà hoặc giả ốm để khỏi đi học. Ở trường hợp này này thì đừng vội lật tẩy bé, bé cảm thấy xấu hổ, sẽ càng cứng đầu tỏ ra oan ức thì khó trị hơn. Hãy hỏi lại “Con rất thích đi học nhưng vì đau bụng mà con không đi được thôi phải ko?” – Tất nhiên bé sẽ Dạ – “Nếu thích như vậy thì sau khi con khỏe, mẹ sẽ chở con lên nhà cô giáo học lại bài hôm nay bù vô nhé. Mỗi ngày cũng sẽ đăng kí cho con học thêm ở nhà cô”. Lúc này bé sẽ mếu máo không biết làm sao, bạn hãy gợi ý bé nói thật “Nếu con không muốn đi học, con cứ nói với mẹ nhé. Mẹ và con sẽ cùng thương lượng. Có thể con sẽ ở nhà tự học 1 hôm thay vì đến lớp, con nhé. Nếu đau bụng rồi thì phải nằm mãi trên giường, cũng không được chơi đồ chơi rồi, mẹ cũng có thể đưa con đi bác sĩ để kiểm tra xem con có bị sao hay không nữa”… Hãy để con tự nhận ra bài học bằng sự góp ý nhẹ nhàng, tránh làm bé xấu hổ hay suy nghĩ tiêu cực.
Đôi khi với sự phản ứng nhanh của bé là tín hiệu đáng vui, nhưng ba mẹ hãy quan sát và chú ý để bé thật sự thông minh linh hoạt thay vì thông minh giả. Và để con không lặp lại việc đó, hãy là người gương mẫu cho bé noi theo ba mẹ nhé.
Nguồn: TK
Trẻ giả vờ “ốm” nguyên nhân do đâu và những điều cha mẹ cần biết
Có một phụ huynh băn khoăn chia sẻ rằng: "Bé nhà mình bị viêm ruột thừa mãn tính, lần trước khi phát hiện bệnh, bé phải nghỉ học một tuần nằm truyền dịch ở bệnh viện, cả ngày vất vả chăm sóc bé từng li từng tí. Sau lần đó, thỉnh thoảng bệnh cũ lại tái phát, lúc đầu cứ tưởng thật, nhưng khi đưa bé đi bệnh viện bác sĩ lại chẩn đoán là không sao thậm chí có lúc không cần đi bệnh viện, chỉ về nhà một lúc là thấy khỏe. Hơn nữa mình phát hiện chỉ có những hôm giờ vấn đáp, kiểm tra bài cũ thì bệnh mới tái phát. Đây rõ ràng là giả ốm rồi còn gì!
Thật sự mình không biết phải xử lý như thế nào? Lần sau bé lại giả ốm thì có nên kệ không? Có nên “lật tẩy” chiêu trò giả vờ đó của bé không?
Chắc chắn phải có điều gì đó khiến cho bé “giả ốm” như thế?"

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ giả ốm

Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ giả ốm thường có: Một là làm nũng cha mẹ để được quan tâm, chiều chuộng, hai là không thích làm một điều gì đó, ví dụ như đi học hoặc kiểm tra nên mới kiếm cớ bị bệnh, ba là giả vờ ốm để thu hút sự chú ý của ba mẹ.
Cha mẹ không để ý hoặc “lật tẩy” những trò giả vờ đó đều không phải là biện pháp thỏa đáng vì khi trẻ bị bệnh thật nếu cha mẹ không quan tâm khiến cho trẻ tủi thân, còn nếu như “lật tẩy” trò giả vờ này thì chẳng khác gì nói với trẻ rằng “chiêu này không hiệu quả” nếu vậy thì chiêu nào mới có tác dụng đây. Lần sau sau phải giả ốm hơn nữa hay là tìm những chiêu trò khác. Chính vì thế, ba mẹ bắt buộc phải tìm hiểu nhu cầu thật sự của trẻ để đưa ra những giải cụ thể và thích đáng.

Vậy liệu có cách nào giúp cho ba mẹ có những giải pháp khi con “giả ốm” không?

Quan tâm trẻ nhiều hơn
Có lẽ đứa trẻ nào nào cũng đã từng bị ốm và nhận thấy rằng khi ốm mọi người quan tâm đến mình nhiều hơn, ngay cả bố hằng ngày nghiêm khắc cũng trở lên hiền từ, lo lắng khi con bị ốm. Đặc biệt là trẻ có cha mẹ bận rộn ít có thời gian ở cùng con hay để cho ông bà .
Khi trẻ bị ốm, cha mẹ không được đáp ứng vô điều kiện mọi yêu cầu của trẻ
Ngoài yếu tố tình cảm, trẻ còn có động lực khác, đó là những “đặc quyền” được hưởng khi bị ốm. Ví dụ như không phải đi học, được thỏa sức xem phim hoạt hình…Càng nhiều đặc quyền giúp cho trẻ càng muốn giả bệnh. Do đó khi trẻ bị ốm, cha mẹ nên cân nhắc việc nào có thể buông lỏng, việc nào không thể. Khi trẻ bị ốm mệt, cần nghỉ ngơi, không nên cho trẻ xem phim hoạt hình quá nhiều hay nếu bị đau họng thì không được ăn kem, uống nước đá.
Quy định tình huống nào có thể nghỉ học
Khi trẻ cảm thấy khó chịu trong người ba mẹ không nên võ đoán cho rằng trẻ đang giả bệnh, hãy quan tâm và hỏi han thật kỹ. Ví dụ có thể nói với trẻ rằng nhiệt độ cơ thể phải trên 38 độ mới được nghỉ học.
Tìm hiểu áp lực và nhu cầu của trẻ
Khi trẻ giả ốm vì sợ kiểm tra hoặc áp lực học tập quá nặng thì ba mẹ cần quan tâm và uốn nắn. Một phần cũng xuất pháp từ những áp lực của ba mẹ về điểm số, con phải đạt điểm cao trong kỳ thi, bài kiểm tra nên ba mẹ chú ý hơn một chút.
Phương pháp Montessori và những điều ba mẹ cần biết khi nuôi dạy con thành tài
Những năm đầu đời của bé từ 0 - 6 tuổi, đây là thời kì quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Giáo dục con ngay từ giai đoạn này được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trong đó, phương pháp Montessori do tiến sỹ người Ý Maria Montessori nghiên cứu đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ.
Montessori là phương pháp trẻ học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Trẻ được học tập trong môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở và đề cao sự phát triển của trẻ. Được tạo ra để giáo dục trẻ trong các trường học, tuy nhiên ba mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này cho con ngay tại nhà.

Tuân thủ theo 9 nguyên tắc cơ bản
1. Tôn trọng con
2. Để con tự do di chuyển
3. Con được tự do lựa chọn
4. Dạy con cách tự lập
5. Giao tiếp cùng con
6. Ưu tiên những đồ chơi, vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên
7. Hãy làm theo điều bạn thấy là đúng nhất cho con
8. Hãy kiên nhẫn với con
9. Hãy yêu thương và hỗ trợ con
Điểm nổi bật của phương pháp này là chấp nhận cá tính riêng biệt của trẻ. Đề cao tính tự lập, tự do có kỷ luật của trẻ. Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kỹ năng cơ bản cần thiết.
Dù là ở trường học hay ở nhà, trẻ luôn được khuyến khích phát triển năng khiếu tự nhiên. Không phải tuân theo một khuôn mẫu sẵn có nào. Bởi vì trẻ chỉ có thể học tập và phát triển tốt nhất khi được tự do hoạt động.

Trẻ thỏa sức sáng tạo và khám phá mọi sự vật, hiện tượng. Qua đó dần hình thành tư duy logic, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện. Trẻ biết cách xử lý linh hoạt mọi tình huống một cách khéo léo.
Download tài liệu miễn phí
Ba mẹ có thể tham khảo tài liệu “Phương pháp Montessori” đây nhé!
Áp dụng phương pháp cho các be. Chúc các mẹ thành công!
 
Cha mẹ làm gì khi trẻ hay quên trước quên sau?
Quên là điều bình thường mà bất cứ ai cũng có thể trải qua. Bất kể trẻ em hay người lớn. Nếu con thỉnh thoảng quên quên nhớ nhớ thì điều này khá bình thường. Tuy nhiên, nếu con thường xuyên quên gây cản trở đến các hoạt động thường ngày ở nhà hoặc các hoạt động ở trường thì điều này vô cùng đáng ngai. Cha mẹ nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để giải quyết tình trạng đó.
“Bé nhà mình năm nay học lớp 3, nhưng mắc tật quên trước quên sau. Đi học về là quên hết những lời cô giáo dặn có khi lúc đi ngủ, nằm trên giường mới nhớ ra có bài tập làm văn mà cô giáo giao cho chưa làm, làm trang trước thì quên trang sau. Bình thường ở lớp cô dặn ba việc, nhớ được một việc đã là tốt lắm rồi. Mấy lần sai đi mua đồ, toàn dạy một đằng làm một nẻo. Mình rất lo lắng không biết phải làm gì để chữa được cái tật buông quăng vãi, cái tật nhớ nhớ quên quên của bé đây?”

>> Có thể bạn quan tâm: Những chứng chỉ tiếng Anh dành cho bé

Nguyên nhân do đâu mà bé lại hay nhớ nhớ quên quên như thế?

Thứ nhất, có thể do trẻ nhỏ còn ham chơi không biết rõ công việc và nhiệm vụ của mình. Khi trẻ quá tập trung vào một việc gì đó, tự nhiên chúng sẽ quên đi những việc mà chúng cho là không quan trọng. Dẫn đến ảnh hưởng đến lối sinh hoạt hàng ngày của con Một ví dụ rất rõ thấy như: “Nhà vật lý học Newton thường xuyên mải mê với công việc trong phòng thí nghiệm đến nỗi quên cả ăn cả ngủ”.

Thứ hai, có thể là do cha mẹ hoặc ông bà quá nuông chiều khiến trẻ không để tâm đến công việc xung quanh. Dù thế, trẻ vẫn không bị nhắc nhở hay được phân tích về vai trò và trách nhiệm của mình

Cha mẹ tháo vát đảm đang, làm hết mọi việc cho con thì trẻ càng thiếu tính tự lập . Cha mẹ luôn biết cách làm thế nào là đúng nhất, nhưng trẻ con không cần phải luôn đúng , việc trẻ được trải nghiệm mới là điều thật sự quan trọng, trong quá trình trải nghiệm trẻ sẽ rút ra được những bài học từ đó dần trưởng thành hơn.

Thứ ba, trẻ thiếu kinh nghiệm sống và thiếu năng lực trong việc từ xử lý công việc. Có những lúc không phải do trẻ ham chơi, không thích làm việc mà do khả năng sắp xếp tổng quát chưa được tốt hoặc chưa làm quen với môi trường.


Vậy có cách nào giúp cho con bỏ được thói quen hay nhớ hay quên không?

1. Dạy cho chúng học cách phân loại công việc quan trọng, khẩn cấp

Ở trẻ, chúng thường làm những thứ mà chúng “thích” chứ không phải là việc “nên” làm chính vì thế ba mẹ nên dạy trẻ cách phân biệt những việc quan trọng cần phải thực hiện trước tiên rồi mới đến công việc mà chúng muốn làm.

2. Dùng bảng ghi nhớ và thời gian biểu
Thời gian biểu thường được dùng để sắp xếp công việc hằng ngày, vì trẻ mải chơi quên bài tập có khi sắp đi ngủ rồi mới ra rằng mình có bài tập. Vì vậy ba mẹ hãy hướng dẫn chúng liệt kê toàn bộ những việc phải làm trong ngày và ghi chú vào thời gian biểu của chúng dán trên tường điều đó giúp con ghi nhớ và thực hiện những việc đã dán trên tường.

3. Hãy để trẻ làm chủ
Ba mẹ có thể giúp đỡ, chỉ bảo hướng dẫn chúng nhưng tuyệt tối không được làm thay chúng. Nhiều ba mẹ hãy có thói quen vì thương con nên là làm hết mọi việc cho chúng điều đó sẽ giúp chúng ỉ lại, dựa dẫm, không tự mình chủ động làm những việc nhỏ nhặt nhất. Khuyến khích ba mẹ có thể giúp đỡ tăng thêm niềm vui thích và tinh thần trách nhiệm khi đó trẻ mới tự tin thoải mái chuyên tâm làm việc và trân trọng những thành quả.