Phương pháp Montessori và những điều ba mẹ cần biết khi nuôi dạy con thành tài
Những năm đầu đời của bé từ 0 - 6 tuổi, đây là thời kì quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ. Giáo dục con ngay từ giai đoạn này được rất nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Trong đó, phương pháp Montessori do tiến sỹ người Ý Maria Montessori nghiên cứu đã và đang là sự lựa chọn hàng đầu của các bậc phụ huynh trong việc nuôi dạy trẻ.
Montessori là phương pháp trẻ học tập thông qua các giáo cụ trực quan. Trẻ được học tập trong môi trường giáo dục thân thiện, cởi mở và đề cao sự phát triển của trẻ. Được tạo ra để giáo dục trẻ trong các trường học, tuy nhiên ba mẹ vẫn có thể áp dụng phương pháp này cho con ngay tại nhà.
Tuân thủ theo 9 nguyên tắc cơ bản
1. Tôn trọng con
2. Để con tự do di chuyển
3. Con được tự do lựa chọn
4. Dạy con cách tự lập
5. Giao tiếp cùng con
6. Ưu tiên những đồ chơi, vật liệu có nguồn gốc thiên nhiên
7. Hãy làm theo điều bạn thấy là đúng nhất cho con
8. Hãy kiên nhẫn với con
9. Hãy yêu thương và hỗ trợ con
Điểm nổi bật của phương pháp này là chấp nhận cá tính riêng biệt của trẻ. Đề cao tính tự lập, tự do có kỷ luật của trẻ. Tôn trọng sự phát triển tự nhiên, cũng như trang bị đầy đủ cho trẻ các kỹ năng cơ bản cần thiết.
Dù là ở trường học hay ở nhà, trẻ luôn được khuyến khích phát triển năng khiếu tự nhiên. Không phải tuân theo một khuôn mẫu sẵn có nào. Bởi vì trẻ chỉ có thể học tập và phát triển tốt nhất khi được tự do hoạt động.
Trẻ thỏa sức sáng tạo và khám phá mọi sự vật, hiện tượng. Qua đó dần hình thành tư duy logic, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện. Trẻ biết cách xử lý linh hoạt mọi tình huống một cách khéo léo.
Trẻ thỏa sức sáng tạo và khám phá mọi sự vật, hiện tượng. Qua đó dần hình thành tư duy logic, phát huy khả năng sáng tạo, phát triển toàn diện. Trẻ biết cách xử lý linh hoạt mọi tình huống một cách khéo léo.
Download tài liệu miễn phí
Ba mẹ có thể tham khảo tài liệu “Phương pháp Montessori” đây nhé!
Áp dụng phương pháp cho các be. Chúc các mẹ thành công!
>>Mời xem thêm: Cha mẹ làm gì khi trẻ hay quên trước quên sau?