Tại sao con nói dối? Bạn nên làm gì khi phát hiện con nói dối?
Một trong những điều mà ba mẹ phiền lòng nhất đối với những đứa trẻ là khi chúng nói dối. Hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều cố gắng dạy con thành thật và trung thực. Khi một đứa trẻ nói dối, có có vẻ như một đánh giá tiêu cực cá nhân về khả năng làm cha mẹ của chúng ta. 3 bí quyết “Thần thánh” dưới đây sẽ giúp cho con không còn nói dối ba mẹ
Chấp nhận những lỗi sai của con
Khi con phạm sai lầm, chúng ta buông lời chì chiết, chê bai, trách phạt, la mắng, nhục mạ con... sẽ làm con bị tổn thương. Khi bị tổn thương, tiềm thức của con hình thành suy nghĩ là mình không được phép sai. Sai lầm là 1 điều gì đó không chấp nhận được, sai lầm sẽ bị ba mẹ la, bị đánh, bị mọi người xung quanh cười chê... làm cho con không dám thể hiện sai lầm. Khi có sai lầm con thường đổ lỗi cho hoàn cảnh, người khác,...
=> Thay vì la mắng, chì chiết con, chúng ta hãy lắng nghe, tìm hiểu vì sao con lại phạm sai lầm đó? Đồng thời hướng dẫn con cách rút ra bài học sau mỗi sai lầm. Có như vậy con mới tự tin với những hành động của mình và đây chính là tiền đề cho sự thành công của con sau này.
>>> Mời xem thêm: Cha mẹ đồng hành học tiếng Anh trực tuyến cùng bé lớp 1 tại Pantado
Ba mẹ hãy làm gương cho con
Nếu bạn muốn con mình không nói dối thì bản thân bạn không được nói dối
Có thể vô tình hay cố ý, trong cuộc sống của chúng ta phạm sai lầm nói dối 1 điều gì đó trước mặt con.
Ví dụ, vào 1 buổi tối nào đó, có người gọi điện thoại, rủ bạn đi xem phim hoặc uống cà phê. Thay vì nói rõ với người đó là bạn đang mệt, bạn muốn nghỉ ngơi, thì bạn lại trả lời rằng là hôm nay nhà có việc, rằng vợ/chồng không có ở nhà, nên không có ai trông con để đi...
Khi con của bạn nghe được điều này, trong đầu con sẽ nghĩ gì? Bạn đã làm cho con mình thật sự bối rối. Con không biết làm như nào là đúng? Ba mẹ dạy không được nói dối, nhưng có những lúc ba mẹ lại không trung thực!?
Vậy hãy kiểm tra lại những gì mình nói và những gì mình làm có ăn khớp với nhau hay không, bạn nhé!
Tôn trọng sự khác biệt ở mỗi đứa trẻ
Mỗi đứa trẻ là 1 cá thể khác biệt, suy nghĩ khác biệt. Hãy tôn trọng sự khác biệt đó.
Ví dụ, khi đối diện với 1 tình huống nào đó, giữa ba mẹ và con có thể có những nhận định khác biệt nhau. Ba mẹ không nên phê phán, chê bai nhận định của con, vì khi 1 nhận định được đưa ra không có đúng, cũng không có sai, chỉ là phù hợp với người này, nhưng có thể không phù hợp với người khác mà thôi.
Do vậy, để con không nói dối, để con dám đưa ra chính kiến của mình, ba mẹ cần tôn trọng sự khác biệt của con
>>> Có thể bạn quan tâm: Dạy con thành tài nhờ phương pháp STEM