Nghệ thuật thấu hiểu con

Vì sao la mắng không phải cách dạy con hiệu quả?
Khi bị quát mắng, trẻ sẽ xem bố mẹ như mối đe dọa, cảm thấy lo lắng, không có giá trị và không muốn tương tác. Dưới đây là 5 lý do mà ba mẹ không nên la mắng trẻ nhỏ.

Trẻ không thể học trong chế độ chống trả hay bỏ chạy

"Quát mắng là cách giải tỏa sự tức giận nhưng đó không phải cách hiệu quả để thay đổi hành vi", tiến sĩ Laura Markham, nhà tâm lý học lâm sàng kiêm tác giả cuốn Peaceful Parent, Happy Kids: How to Stop Yelling and Start Connecting, cho hay. Khi một đứa trẻ sợ hãi, chúng sẽ chuyển sang chế độ chống trả hoặc bỏ chạy và các vùng trung tâm học tập của não bộ sẽ đóng lại.
Phản ứng chống trả hay bỏ chạy xảy ra khi con người trải qua việc gì đó khiến bộ não hiểu rằng đó là sự hăm dọa. Chẳng hạn, trẻ không thể học khi bạn lớn tiếng do lúc này bộ não nói với chúng rằng người đang quát là mối đe dọa.
"Việc giao tiếp, truyền đạt bình tĩnh và nhẹ nhàng giúp trẻ cảm thấy an toàn, làm chúng tiếp nhận tốt hơn bài học mà bạn đang dạy", tiến sĩ Markham nói.

Quát mắng khiến trẻ cảm thấy không có giá trị

"Điểm chung kết nối mọi người với nhau là muốn cảm thấy có giá trị", tiến sĩ Shrand giải thích. Với hầu hết mọi người, cảm giác được ai đó trân trọng là cách chúng ta đo lòng tự trọng và quyết tâm. Khi bị quát mắng, chúng ta nhìn thấy bản thân không xứng đáng và nghi ngờ khả năng của mình.
"Quát mắng là một trong những cách nhanh nhất làm cho ai đó thấy không có giá trị", Shrand cho hay.
Đồng ý với quan điểm trên, tiến sĩ Markham phân tích: "Khi giận dữ và bắt đầu la mắng, chúng ta đang xem bản thân như một cái búa và mọi người xung quanh giống như cái đinh". Trong trường hợp này, trẻ bị xem như kẻ thù và không giống người mà chúng yêu quý.
 

Quát mắng phá vỡ các mối quan hệ

"Quát mắng phá vỡ sự kết nối của bạn với trẻ và đặt mối quan hệ này vào tình trạng báo động", tiến sĩ Markham cảnh báo. Lúc này trẻ sẽ cảm thấy bạn không cùng phe với chúng, không muốn tương tác khi cảm thấy sự thách thức, phòng thủ từ bạn. Chúng sẽ không cởi mở để thay đổi, tiếp thu và kết nối sâu hơn.
"Trong 40 năm làm nghề tư vấn tâm lý, tôi gặp hàng nghìn trẻ và chưa từng ai nói với tôi rằng cảm thấy gần gũi với bố mẹ sau khi bị mắng", nhà tâm lý học lâm sàng Bernstein chia sẻ.

Quát mắng gây ra sự tổn hại

Một nghiên cứu chứng minh quát mắng có hậu quả tương tự lên trẻ như một hình phạt về thân thể. Các công trình nghiên cứu khác rút ra rằng bạo hành ngôn từ và bị mắng thường xuyên thậm chí có thể làm thay đổi cách bộ não trẻ phát triển.

Quát mắng làm mẫu các kỹ năng truyền đạt nghèo nàn

"Trẻ gặp khó khăn khi học cách điều chỉnh cảm xúc nếu bố mẹ không chỉ cho chúng cách làm thế nào", tiến sĩ Markham cho biết. Những phụ huynh nổi giận bất chợt sẽ dạy cho con cái cách phản ứng tương tự khi đương đầu với tình huống không kiềm chế được cảm xúc.
Tiến sĩ Shrand giải thích rằng điều này xảy ra một phần là do khi mắng con, cha mẹ kích hoạt "các tế bào thần kinh gương" của chúng. Các tế bào thần kinh gương (mirror neurons) là một phần của bộ não, đảm nhiệm chức năng phản chiếu những gì chúng nghe, nhìn, ngửi, cảm giác.
"Sự giận dữ sinh ra sự giận dữ và việc la mắng con khiến chúng cũng muốn quát lại bạn", tiến sĩ Shrand nói.

Cần làm gì với cơn giận dữ thay vì chỉ biết la mắng?

Bước đầu tiên để hạ hỏa là nhận ra cơn giận. "Khi đó bạn hãy kích hoạt vùng vỏ não trước trán và ngắt những cảm xúc theo đường xoắn ốc. Hãy đưa bộ não của bạn từ chế độ cảm nhận tới chế độ suy nghĩ", tiến sĩ Shrand khuyên.
Để kiềm chế, các chuyên gia gợi ý bạn có thể hít thở sâu, đếm ngược, chạy tại chỗ, lắc hai bàn tay, nói càng ít càng tốt cho tới khi bình tĩnh, đặt hai bàn tay dưới vòi nước máy, thậm chí gượng cười cũng có thể gửi một thông điệp tới não của bạn rằng tình huống này không phải là trường hợp khẩn cấp.
Nguồn: vnexpress
Dạy bé học tiếng Anh qua con vật

Có rất nhiều phụ huynh lựa chọn  dạy bé học tiếng Anh qua con vật qua những chủ đề quen thuộc xung quanh, gần gũi hằng ngày với bé như đồ chơi, đồ ăn, dụng cụ học tập… Để định hướng, khơi nguồn cảm hứng và nâng cao khả năng tiếp thu từ vựng tiếng Anh, giúp con rèn luyện vốn từ ngay tại nhà.

Dạy các từ vựng tiếng Anh thông qua những con vật thực tế, gần gũi và có ảnh minh họa

Trẻ em thường rất thích thú nghiên cứu thế giới xung quanh, thích thú với các con vật, để kích thích trí nhớ của trẻ phụ huynh nên dạy các bé từ vựng tiếng Anh thông qua những con vật gần gũi, có hình ảnh minh họa thực tế thì càng tốt. Điều này sẽ kích thích thị giác của trẻ, giúp trẻ thích thú và nhớ lâu hơn.

Bố mẹ có thể sử dụng Flashcard để dạy bé bằng cách cầm những bức hình sinh động, màu sắc về những con vật và hỏi: “What is this?”, bé sẽ thích thú liên tưởng đến tên các con vật từ đó nhớ được rất lâu.

Ngoài ra, bạn có thể cùng bé xem các chương trình thế giới động vật. Trong quá trình xem, bạn hỏi trẻ tên tiếng Anh các con vật xuất hiện trên màn hình. Đây cũng là cách học lý thú, đầy bổ ích.

>>> Có thể bạn quan tâm: học tiếng anh 1 kèm 1 với người nước ngoài

Học tiếng Anh thiếu nhi về loài vật thông qua bài hát

Âm nhạc vốn là một phần của cuộc sống, chúng ta thường cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc từ khá sớm. Điều này không những giúp đầu óc trẻ thư giãn thông qua những giai điệu vui tươi mà còn kích thích cả phần nhìn bằng những hình ảnh bắt mắt.

Kỹ năng nghe là yếu tố cơ bản và cực kỳ quan trong khi để học giỏi bất kỳ ngôn ngữ nào. Những bài hát tiếng Anh vui nhộn giúp trẻ nghe nhiều và đều đặn. Từ đó sẽ hình thành phản xạ nghe với tiếng Anh.

Tạo môi trường thực hành nghe, nói khi học từ vựng tiếng Anh về loài vật

Bố mẹ nên tạo không gian học tiếng Anh gần gũi ngay cả khi ở nhà, trong cả giờ học và cả giờ sinh hoạt hàng ngày. Tương tự với các chủ đề khác, khi dạy về tên của các loài vật, hãy hỏi bé những câu đơn giản và nghe câu trả lời. Đó có thể là những câu phổ biến như: “Is it a pig?”, “What is it?” Bạn sẽ nghe và chỉnh cách phát âm chuẩn cho bé. Từ đó, bé sẽ dần hình thành phản xạ tự nhiên và tự tin hơn khi nói về chủ đề loài vật.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia cùng bé các hoạt động giúp tăng khả năng nhớ từ: diễn tả theo tiếng kêu của các con vật, vẽ hình con vật lên tập của bé, diễn tả hành động của con vật…

Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc trau dồi loại ngôn ngữ này cho bé!

>>> Có thể bạn quan tâm: Cần học bao nhiêu từ vựng tiếng Anh là đủ?

Học tiếng Anh qua hình ảnh và những tác dụng phụ

Chúng ta luôn yêu thích cái đẹp, thích quan sát và ngắm nhìn hình ảnh. Và não bộ chúng ta thường ưu tiên ghi nhớ hình ảnh trước chữ số. Vì vậy trong Tiếng Anh có một phương pháp học gọi là phương pháp học trực quan ( Visual learning ) qua hình ảnh.

Thế nhưng, liệu phương pháp học tiếng Anh qua hình ảnh liệu có giúp bạn có khả năng nói tiếng Anh tự tin và lưu loát hay không? Học tiếng Anh qua hình ảnh và những tác dụng phụ là gì?

Học tiếng Anh qua hình ảnh và phương pháp học trực quan là gì?

Phương pháp học trực quan được Neil D. Fleming, một giáo viên người New Zealand, phát minh vào những năm 1980.

Phương pháp dùng hình ảnh, đồ thị, hoặc các mô hình 3D… giúp học sinh dễ hình dung và dễ ghi nhớ kiến thức. Một ví dụ điển hình chúng ta thường thấy đó là các bộ flash card tiếng Anh.

Phương pháp này được đánh giá cao trong việc sử dụng hình ảnh để gây tạo các nốt liên kết, từ đó giúp não bộ dễ dàng truy xuất thông tin. Trợ giúp cho học viên tập cách suy nghĩ bằng tiếng Anh.

Tuy nhiên, việc thực hành Anh ngữ theo phương pháp học tiếng Anh qua hình ảnh rất dễ trở thành con dao hai lưỡi, lợi bất cập hại nếu chúng ta không biết cách.

 Tác dụng phụ của việc học tiếng Anh qua hình ảnh

Ngày nay công nghệ vô cùng phát triển chỉ cần tìm kiếm trên Google với từ khóa “học tiếng Anh qua hình ảnh”, kết quả thống kê sẽ trả về cho chúng ta với hàng triệu kết quả.

Theo nghiên cứu của tiến sĩ ngôn ngữ Arkady Zilberman, học tiếng Anh qua hình ảnh không đúng cách thì nó dễ đưa chúng ta tới hoàn cảnh trở thành người mất căn bản tiếng Anh.

Theo ông, nếu chỉ đơn thuần nhìn hình ảnh và liên tưởng tới từ vựng của tiếng Anh thì chắc chắn chúng ta sẽ vẫn duy trì thói quen dịch ngầm qua lại giữa tiếng Việt và tiếng Anh. Và thói quen dịch ngầm chính là một trong những nguyên nhân làm chúng ta nói tiếng Anh không lưu loát và tự nhiên.

Thêm nữa, nếu chúng ta chỉ học từ vựng theo danh sách, cho dù là học 500 từ tiếng Anh cơ bản hay 1.000 từ tiếng Anh phổ biến nhất thì những từ vựng này chỉ tồn tại trong não bộ chúng ta dưới dạng từ vựng đơn lẻ. Và chúng ta sẽ không thể sử dụng được chúng khi rơi vào tình huống cần thiết.

 

Cách học tiếng Anh qua hình ảnh hiệu quả nhất là gì?

Qua các nghiên cứu kết hợp với các nhà tâm lý giáo dục nổi tiếng của thế giới, tiến sĩ Arkady Zilberman cho rằng phương pháp học tiếng Anh qua hình ảnh chỉ hiệu quả khi nó được kết hợp của cả 3 giác quan trở lên.

Theo tiến sĩ Arkady Zilberman, việc cả 3 giác quan cùng hoạt động trở lên trong một tình huống sự kiện thì nó sẽ chấm dứt thói quen dịch ngầm qua lại giữa tiếng Việt và tiếng Anh.

Nghĩa là phương pháp học tiếng Anh qua hình ảnh phải có sự tham gia của ít nhất 3 yếu tố giác quan cùng một thời điểm:

(1) Mắt nhìn hình ảnh hiển thị lên màn hình;

(3) Tai nghe âm thanh của từ vựng;

(4) Miệng phát âm theo bản mẫu;

(5) Trí não tập trung hình dung về ý nghĩa của từ vựng;

Để có thể sử dụng từ vựng vào môi trường giao tiếp thực tế thì chúng ta chỉ nên học từ vựng từ trong ngữ cảnh, ưu tiên học cụm từ trước từ vựng và chỉ nên học những từ vựng cần thiết.

 

Phương pháp bổ sung để việc học tiếng Anh hiệu quả hơn

Để việc học tiếng Anh của học viên đạt được hiệu quả hơn, các phương pháp giáo dục Anh ngữ hiện đại liên tục được nghiên cứu và cải tiến. Và hiện tại, một trong những giải pháp học tiếng Anh hiện đại nhất, hiệu quả nhất được nhiều mô hình giáo dục theo đuổi là:

– Chấm dứt việc dịch ngầm qua lại giữa tiếng Anh và tiếng Việt; đồng thời dạy cho học viên cách suy nghĩ bằng tiếng Anh.

– Hạn chế học và làm các bài tập ngữ pháp; thay vào đó, thông qua việc sử dụng ngôn ngữ thường xuyên, ngữ pháp sẽ thẩm thấu tự nhiên giống như cách trẻ con học nói;

– Tập trung vào giáo dục cá nhân hóa, phát huy thế mạnh và khắc phục các yếu điểm cho học viên;

 

Để hiện thực hóa giải pháp giáo dục hiện đại này, trung tâm Anh ngữ Pantado xây dựng chương trình học chuẩn quốc tế với hình ảnh vô cùng sinh động. Với phương pháp dạy tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1

Học viên sẽ được tương tác trực tiếp và liên tục với giáo viên bằng tiếng Anh chuẩn người bản xứ. 

Với Pantado, chúng tôi sẽ giúp bạn học tiếng Anh theo một cách thức đơn giản và tự nhiên nhất. Bạn sẽ thành thạo tiếng Anh mà không cần cày ngữ pháp, không cần luyện vô số các bài tập tiếng Anh như các phương pháp cổ điển.

Với phương pháp giao tiếp phản xạ, ngữ pháp sẽ thẩm thấu vào trí não học viên tự nhiên giống như cách chúng ta từng học tiếng mẹ đẻ của mình.

* Cá nhân hóa quy trình giáo dục với mô hình dạy tiếng Anh 1 kèm 1

Với hình thức học này giáo viên sẽ nắm rõ được điểm yếu và mạnh của bạn để xây dựng một lộ trình cá nhân hóa cho từng học viên. Giúp học viên đạt được kết quả cao nhất.

Các bạn có thể đăng ký học thử (hoàn toàn miễn phí) theo link sau: https://pantado.edu.vn/dang-ky

 

 

Silver bullet là gì? Tuyệt chiêu dạy tốt tiếng Anh cho bé

“Viên đạn bạc” bạn đã bao giờ nghe thấy cụm từ này chưa? Chúng ta đều biết rằng phụ huynh chính là người bạn đồng hành tốt nhất giúp con trong việc học tiếng Anh cùng con. Tuy nhiên, để trở thành người bạn đồng hành trong việc học tiếng Anh cùng con, phụ huynh cần phải hiểu và tuân thủ một số nguyên tắc nhất định Silver bullet. Vậy Silver bullet là gì?

Thành ngữ “viên đạn bạc” (“silver bullet”) trong tiếng Anh xuất phát từ những câu chuyện và bộ phim về huyền thoại người sói. Để ngăn chặn và đối phó với loài sinh vật đáng sợ này con người đã tìm ra cách sử dụng những viên đạn làm bằng bạc. Đây là cách đơn giản nhất để ngăn chặn chúng. 

Tuy nhiên, việc tìm ra được “những viên đạn bạc” cho việc học tiếng Anh dường như nằm ngoài sức tưởng tượng. Việc tồn tại “ viên đạn bạc” cho việc học một ngôn ngữ sẽ chẳng có gì phức tạp. Các em sẽ có thể học chủ yếu tại nhà và sử dụng ngoại ngữ thành thạo chỉ sau một thời gian ngắn. Nhưng điều này cũng hoang đường như câu chuyện về người sói và những viên đạn bạc vậy. Thực tế việc học ngoại ngữ và luyện tập sử dụng ngôn ngữ một cách hiệu quả và có giá trị là một hành trình nhiều khó khăn.

>>> Mời xem thêm: địa điểm học chứng chỉ tiếng anh cho bé

Phụ huynh là những người giúp con học tiếng Anh tốt nhất.

Phụ huynh không nên để ngoại ngữ thành một nỗi sợ hãi của bé. Hãy tạo không gian học cho bé thật thoải mái và tạo được cảm hứng.

Theo chia sẻ của các bậc phụ huynh thường thì con họ sẽ phải thức dậy sớm mỗi sáng đề học ngữ pháp, buổi tối sẽ là làm những bài tập ngữ pháp hay các bài nghe từ đĩa CD. Nhưng rồi với lịch học dày đặc đó mà các em không tiến bộ thậm chí bé còn rất nhút nhát khi giao tiếp. Lý do rất rõ ràng: bởi với lịch học tiếng Anh quá căng thẳng như thế bé thật sự thấy chán ghét.. Sau các buổi học trên trường, không ai muốn tiếp tục phải làm quá nhiều bài tập về nhà. Do đó, giao cho các em một núi bài tập về nhà sẽ biến việc học tiếng Anh thành một hình phạt đáng sợ và hoàn toàn chán ngắt. Vốn dĩ việc học một ngôn ngữ mở ra một cánh cổng đến với thế giới của ngôn từ, ý tưởng, giải trí, du lịch và giáo dục.Các bà mẹ ép con mình làm nhiều bài tập bởi họ đều yêu con mình và mong các em thành công. Tuy nhiên, phương pháp đó chỉ đơn giản là phản tác dụng. Nếu trẻ không thích nói tiếng Anh thì chúng sẽ không bao giờ nói. Và nếu trẻ không nói tiếng Anh thì sẽ không bao giờ có thể tiến bộ.

>>> Mời tham khảo : Học tiếng Anh online cho bé hiệu quả nhất

Nên cho bé luyện tập nói nhiều hơn

Phụ huynh nên để các bé thực hành bằng cách tạo môi trường giao tiếp tốt hơn là ép các em làm bài tập trên giấy. Bài tập trên giấy có thể giúp củng cố cấu trúc ngữ pháp vừa học và một hoặc hai bài tập có thể giúp các em ghi nhớ ngữ pháp. Nhưng không thể thực sự luyện một ngôn ngữ theo cách đó. Ví dụ như khi bạn đã hoàn thành một lượng bài tập trên giấy về một cấu trúc mới học, tiếp tục làm thêm những bài tập lặp lại tương tự sẽ hầu như không còn tác dụng. Vì đó là lúc bạn cần vận dụng những cấu trúc đó trong giao tiếp, lắng nghe mọi người sử dụng chúng và sử dụng trong văn viết. 

Hiện nay có rất nhiều khóa học tiếng Anh trực tuyến 1 kèm 1 chính là chìa khóa cho vấn đề này. Với khóa học này bé được tương tác 100 % thời gian học với giáo viên. Giao tiếp trực tiếp với giáo viên bằng tiếng Anh, lắng nghe giáo viên nói và được sửa các lỗi phát âm kịp thời. Phương thức luyện tập này giúp kết nối não bộ của con người một cách hiệu quả và lâu dài hơn những cách luyện tập thụ động. Trẻ sẽ nhanh chóng nói tiếng Anh khi sống trong môi trường “thấm đẫm” ngôn ngữ này.

Ngoài ra các khóa học tiếng Anh trực tuyến rất chú trọng vào việc xây dựng một giáo trình chuẩn và vô cùng sinh động về hình ảnh và âm thanh. Giúp các bé vô cùng hào hứng khi học tập. 

Hàng triệu người học trên thế giới bắt đầu học tiếng Anh qua các thiết bị số bởi vì những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Học tiếng Anh online đang là xu hướng hiện nay, các nền tảng công nghệ cho phép người học kết nối và tương tác trực tiếp với giáo viên như tại lớp học. Mọi khoảng cách về không gian và thời gian dường như là không còn, giúp người học có nhiều sự lựa chọn hơn, linh động chọn giờ học và giáo viên cho mình.

Mời xem thêm: 5 bí quyết dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em tốt nhất

5 bí quyết dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em tốt nhất

Ngày nay việc học tiếng Anh trở nên cấp thiết và quan trọng hơn bao giờ hết. Các bé ngay từ khi 4, 5 tuổi đã được bố mẹ cho tiếp xúc với tiếng Anh. Điều này không chỉ giúp các bé có thể tiếp xúc với một ngôn ngữ mới, tạo nền tảng kiến thức cho tương lai mà còn giúp các bé phát triển tư duy tốt hơn. Tuy nhiên ở lứa tuổi này các bé lại vô cùng hiếu động và không tập trung lâu được vào sự vật sự việc gì. Điều này đòi hỏi cha mẹ phải có bí quyết giúp bé. Bài viết hôm nay Pantado xin chia sẻ đến bạn đọc 5 bí quyết về cách dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em tốt nhất.

 

Nguyên tắc Goldilocks: thử thách nhưng có giới hạn

Khi trẻ mới bắt đầu học tiếng Anh, việc bạn ép trẻ học quá nhiều sẽ gây cho trẻ áp lực và dần bé sẽ chán nản. Bạn chỉ nên dạy khoảng 7 – 10 từ mới/ buổi học. Và chỉ nên để bé học trong  15 – 20 phút đầu của mỗi buổi học. Bởi trẻ em thường rất dễ chán nên chỉ tập trung được khoảng 10 phút đầu mà thôi.

 

bí quyết dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em

 

>>> Mời xem thêm: học tiếng anh trực tuyến cho bé tiểu học

 

Sử dụng đồ vật và hình ảnh trực quan

Não bộ của con người thương ưu tiên tiếp nhận hình ảnh trước từ ngữ. Vì thế sử dụng đồ vật trực quan sẽ giúp trẻ ghi nhớ nhanh hơn. Chẳng hạn như khi học từ vựng về chủ đề vật dụng gia đình, bạn nên lấy trực tiếp từng đồ vật trong nhà như bàn, ghế, giường, tủ, sofa,… để dạy trẻ và cho trẻ thực hành bằng cách chỉ vào từng đồ vật. Với phương pháp này, trẻ sẽ được nhìn thấy chúng hàng ngày nên việc ghi nhớ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều.

Ngoài ra hiện này trẻ còn có thể học qua flashcard, hoặc một số khóa học tiếng Anh trực tuyến có xây dựng giáo trình học vô cùng sinh động qua hình ảnh và âm thanh.

 

bí quyết dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em

 

Với một số chủ đề bạn không thể tìm được đồ vật trực quan thì có thể dùng tranh ảnh nhiều màu sắc để dạy từ vựng. Bằng hình ảnh nhiều màu sắc, trẻ sẽ dễ dàng hình dung và dễ học hơn. Ngoài ra, việc dùng tranh ảnh có thể giúp trẻ tự mình ôn lại, nếu trẻ có phát âm sai, bạn có thể sửa nhanh chóng cho trẻ.

 

Chơi các trò chơi thú vị bằng tiếng Anh

Trẻ luôn yêu thích và hứng thú với các trò chơi. Tùy vào độ tuổi của trẻ mà bạn áp dụng các trò chơi khác nhau như: câu đố, hangman, bingo,… Ngoài ra, việc luyện từ vựng bằng trò chơi còn tạo bầu không khí vui vẻ, nâng cao tinh thần học tập của trẻ.

 

bí quyết dạy từ vựng tiếng Anh cho trẻ em

 

>>> Mời tham khảo: Tiếng anh trực tuyến 1 kèm 1 cho bé

 

Sử dụng từ vựng đang học trong các ngữ cảnh khác nhau 

Thông thường, trẻ phải nghe một từ vựng nào đó trong khoảng 4-12 lần thì não bộ của chúng mới tiếp nhận được vào kho lưu trữ của mình. Khi bạn dạy trẻ một từ vựng, hãy cố gắng đưa từ vựng đó vào cuộc sống càng nhiều càng tốt. Hãy đưa những từ vựng mà bạn đang dạy trẻ vào các cuộc hội thoại hàng ngày, vào các trò chơi cùng với trẻ để trẻ tiếp nhận một cách tự nhiên nhất. Việc sử dụng từ vựng đang học trong các ngữ cảnh khác nhau, ở bất kì thời điểm nào có thể, là cách tốt nhất giúp trẻ thực sự thông thạo từ vựng tiếng Anh.

>>> có thể bạn quan tâm: Các mẫu câu giao tiếp tiếng Anh cơ bản phổ biến trong lớp học

5 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM NỔI TIẾNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI KHÔNG PHẢI BA MẸ NÀO CŨNG BIẾT

Ở trẻ nhỏ, những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và sự phát triển năng lực cá nhân. Tuy nhiên có không ít ba mẹ lại bỏ qua cơ hội trong “giai đoạn vàng” ở mỗi đứa trẻ. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Dưới đây là tổng hợp 5 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ nổi tiếng nhất bà mẹ cần biêt:

Phương pháp giáo dục sớm của Mexico

Các bà mẹ Mexico hoàn toàn không có phương pháp gì cao siêu, nhưng cách dạy con của họ đáng để chúng ta suy ngẫm.

- Không tham khảo ý kiến của người khác để nuôi con

Các bà mẹ Mexico tin rằng, họ và con họ là những cá thể rất riêng, và không ai hiểu con hơn chính bản thân họ. Con được sinh ra trong 1 hoàn cảnh, môi trường, có ba mẹ, anh chị em,.. đều không giống với bất cứ ai. Vậy nên, khi con gặp vấn đề, họ không hỏi ý kiến của những người khác, họ tin vào cách họ giải quyết, họ sẽ tự điều chỉnh cho hài hòa, thích nghi với con hơn. Mọi sự việc đều được giải quyết bằng cách tự học tập.Và họ cũng không báo giờ phán xét, đề cập hoặc góp ý cách nuôi con của người khác.

- Con không phải là Cừu, con không cần ngoan ngoãn, nghe lời

Người mẹ Mexico muốn tạo điều để con họ nổi loạn, khác biệt, hay nói cách khác, họ sẽ tạo điều kiện để con bộc lộ được thật chất con là ai, con có thiên bẩm gì. Con cần có bản sắc riêng, luôn mạnh mẽ. Họ chấp nhận những sự phản kháng, ương bướng “ con không thích thế này, con không muốn làm thế kia” để nghe được con nói ra suy nghĩ của mình.

Người Mexico được đánh giá có khả năng thích nghi, sinh tồn, không dễ bị gục ngã cao nhất thế giới chính nhờ lối giáo dục tuyệt này.

>>> Mời xem thêm: Top 7 trang luyện nghe tiếng anh miễn phí online hiệu quả nhất

Phương pháp Montessori

Một phương pháp đang làm mưa làm gió tại Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà các trường mẫu giáo Việt Nam lựa chọn phương pháp này. Vì thế hệ 8x 9x đã lớn lên dưới sự áp đặt, định hướng, phải làm những điều ba mẹ mơ ước nhưng chưa làm được.

Trong khi đó, tuyên ngôn của Montessori là: tôn trọng sự duy nhất của con, không định hướng gò bó, giúp con hòa hợp với thiên nhiên và chú trọng phát triển về giác quan, cảm xúc. Có rất nhiều tài liệu và trường mẫu giáo đang theo phương pháp này, ba mẹ có thể dễ dàng tham khảo.

Phương pháp này đem lại một cuộc cách mạng đổi mới, góp phần thay đổi thói quen nuôi con theo bản năng “con phải nghe theo lời ba mẹ mới là tốt”.

Phương pháp Shichida

Không nổi tiếng như Montessori, tuy nhiên mình đánh giá khá cao phương pháp này.

Vì theo mình 1 phương pháp giáo dục không chỉ phát triển trí tuệ là đủ, mà phải phát triển toàn diện: vận động, dinh dưỡng, cảm xúc và trí tuệ. Nếu ngay từ nhỏ con chỉ được chú trọng phát triển trí não, mà ba mẹ ít đề cập hoặc ít giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng, vận động, và trí tuệ cảm xúc. Khi lớn lên con cũng sẽ xem nhẹ những yếu tố này, và xem đó như phần phụ của cuộc sống.

 

Phát triển toàn diện đem lại cho con cách cân bằng cuộc sống, biết cách thả lỏng, có 1 tâm hồn thư thái và tích cực hơn.

Tuy nhiên, phần lý thuyết, các cuốn sách viết về phương pháp này thường dễ gây hoang mang và nhàm chán. Vì 2 lí do, thứ nhất là văn chương không lôi cuốn, thứ 2 có nhiều yếu tố siêu năng lực, như:

- Trẻ em được thực hành năng lực tự chữa lành (đặc biệt tự chữa lành bệnh ung thư cho người khác, ở khoảng cách xa), bằng cách tưởng tượng mình là người tí hon đi vào trong cơ thể người bệnh để làm lành bộ phận nhiễm bệnh

- Khả năng dự đoán bằng trực giác, nhìn xuyên thấu bằng cách phát triển năng lực tư duy hình ảnh ở não phải.

Đây là công trình nghiên cứu được công nhận, không phải thêu dệt. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của mình thì, các bé ở độ tuổi 0 - 6 chỉ cần thực hành tốt các bài tập về phát triển trí tuệ, cảm xúc, dinh dưỡng, vận động là đủ. Chưa cần thiết luyện tập thêm năng lực tự chữa lành và dự đoán trực giác nêu trên.

>>> Mời tham khảo: Cha mẹ có nên cho trẻ học tiếng Anh online? 

Phương pháp giáo dục của Do Thái

Có một số điểm giống với phương pháp Montessori, cách giáo dục của người Do Thái là tập trung phát triển cách tư duy cho con trẻ, thay vì phát triển kiến thức ở lứa tuổi 0 – 6.

- Dạy con tự lập ngay từ nhỏ, con cần phải biết làm việc nhà. Đối với người Do Thái, một đứa trẻ nếu không biết giá trị của lao động khi còn nhỏ, thì sau này không thể làm những điều lớn lao hơn.

- Trẻ con sẽ được học cách chi tiêu, tiết kiệm như người lớn

- Cho con được tự do khám phá, không ngại bẩn, không ngại con phá hỏng. Con được quyền thử và sai

- Luôn tin tưởng con làm được, và khen ngợi mọi nỗ lực của con. Người Do Thái khen ngợi sự nỗi lực thay vì khen ngợi kết quả con đạt được, vì nỗ lực mới là thước đo đánh giá con người.

Phương pháp giáo dục Glenn Doman

Một phương pháp đang nổi lên tại Việt Nam. Và… mình không đánh giá cao phương pháp này. Vì:

- Đây là phương pháp ra đời trong hoàn cảnh: trị liệu cho em bé bị tổn thương não, bại não, Down, tự kỷ. Sau đó được nghiên cứu pháp triển thành phương pháp dạy cho trẻ em ở lứa tuổi 0 – 6 tuổi. Vậy liệu nó có thật sự tốt cho một đứa trẻ đang phát triển bình thường? PP này cũng chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về tỷ lệ/ mức độ thành công, và vấp phải rất nhiều sự phủ nhận hơn là công nhận, viện Hàn Lâm Hoa Kỳ cũng khẳng định đến thời điểm này PP Glen Doman chưa đem lại kết quả gì đặc biệt.

- Cá nhân mình, không gọi đây là 1 PP GDS, vì đối với mình đã gọi là GDS thì phải là phát triển toàn diện: thể chất, cảm xúc, tính cách, tư duy.., chứ không chỉ phát triển việc gia tăng trí nhớ không là đủ. Mình muốn dùng từ “ Bộ môn Glen Doman” sẽ phù hợp hơn.

- Đã có rất nhiều ba mẹ VN thành công với Glen Doman, con ghi nhớ mọi thứ khi mới 3 tuổi. Điều này mình không phủ nhận, nhưng hãy áp dụng vừa đủ, vì có rất nhiều cách dạy con biết sự vật hiện tượng, thông qua lồng ghép câu chuyện, cầm, nắm, sờ, thấy thực tế, thay vì chỉ dạy qua Hình Ảnh.

 Mỗi đứa trẻ là một cá thể rất riêng. Không ai hiểu con bằng ba mẹ, hãy chắt lọc cái phù hợp của từng phương pháp và áp dụng với con - để con luôn là em bé hạnh phúc.

>>> Mời xem thêm: Top 8 Phần Mềm hệ thống Học Tiếng Anh online Cho Bé

 

Tâm thư về nội quy sử dụng điện thoại của một bà mẹ gửi cậu con trai 13 tuổi.
Điện thoại không phải là vật sống, cũng không phải là thứ mọc ra từ trên người con, phải học cách sống mà không có điện thoại. Đừng lúc nào cũng sợ rằng mình bỏ lỡ thứ gì đó, con phải khiến mình mạnh mẽ hơn ngay cả trong suy nghĩ nội tâm.
 
Con trai yêu quý, giờ đây con hoàn toàn có thể tự hào vì con đã là người sở hữu chiếc điện thoại thông minh.
 
Con là một cậu bé 13 tuổi giỏi giang và trách nhiệm nên con hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Nhưng cùng với lúc có được món quà này, con cũng phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định sau đây.
 
Mẹ hy vọng con hiểu được rằng, chức trách của mẹ là nuôi dưỡng con trở thành một đứa trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, một người có ích cho xã hội, có thể thích ứng với công nghệ kĩ thuật mới đồng thời không bị chúng lung lay, cám dỗ.
 
Nếu như con không tuân thủ những quy định dưới đây, mẹ buộc phải tước đi quyền sở hữu chiếc điện thoại của con.
 
Quy định 1: Đây là điện thoại của mẹ, mẹ bỏ tiền ra mua. Nay mẹ cho con mượn để sử dụng, mẹ rất vĩ đại đúng không? Bởi mẹ muốn con hiểu rằng: Không ai tốt với con một cách vô cớ cả, con phải hiểu được giá trị của lòng biết ơn.
 
Quy định 2: Con nhất định phải cho mẹ biết mật khẩu điện thoại. Con chưa đến tuổi trưởng thành nên mẹ có quyền giám hộ hợp pháp với con. Con hãy hiểu rằng, tinh thần sẽ chỉ bảo vệ quyền riêng tư của con mà thôi.
 
 
Quy định 3: Khi có điện thoại đến, con phải nhấc máy lên nói “xin chào”, phải lịch sự, lễ phép. Đừng có cố tình không nghe điện thoại khi người gọi điện đến hiện tên “bố” hay “mẹ”.
 
Quy định 4: Sau 7 giờ 30 tối từ thứ 2 đến thứ 6 và sau 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật, con phải giao điện thoại lại cho bố mẹ. Bố mẹ sẽ tắt máy và mở lại vào 7h30 sáng ngày hôm sau.
Nếu con không muốn gọi vào máy bàn của nhà bạn vì sợ người nhấc máy là bố hoặc mẹ bạn ấy, vậy tốt nhất con đừng gọi, cũng đừng nhắn tin thoại. Phải nghe theo trực giác của mình, hãy tôn trọng người nhà của người khác, giống như bố mẹ cũng mong được người khác tôn trọng.
 
Quy định 5: Con không được mang điện thoại đến trường, hãy học cách nói chuyện trực tiếp với những người nói chuyện với con bằng tin nhắn, bởi đó là một kỹ năng sống."
 
Trích: Nguồn giasuhalong.
Bọn trẻ trong nhà suốt ngày cãi nhau - nguyên nhân và cách khắc phục
Khi một gia đình có các bé sàn sàn tuổi nhau chuyện các bé cãi vã và chành chọe là không tránh khỏi. Cha mẹ mặc dù rất đau đầu nhưng lại không tìm được cách giải quyết. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này qua bài viết sau nhé.
"Hôm nọ, ông bà nội con tôi sang nhà tôi chơi, ông đã hơn 80 tuổi rồi, trộm vía vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Cũng như những người già khác, chúng ta thường thấy bố mẹ mình có nhiều hành động gọi chung là “lẩm cẩm”. Hôm đó ông sang chơi, đột nhiên cậu bé con tôi chạy ra nói thầm với bố mặt rất hể hả như phát hiện ra thêm 1 thói “lẩm cẩm” của ông: “Bố ơi, ông giặt cái khẩu trang dùng 1 lần lại kìa!”.
Tôi giật mình. Thực ra cu cậu không sai vì nhìn thấy ông đeo cái khẩu trang giặt lại xù cả lông lên cũng lẩm cẩm thật. Nhưng cái tôi giật mình là tôi nhận ra: thôi chết, con tôi bắt đầu “soi” ông nó y hệt bà nội. Tôi chợt nhận ra mỗi lần bà nội lôi tôi ra thì thầm mách tội ông lẩm cẩm thì vô tình lọt vào tai cậu bé và đó là cái nhân,
để bây giờ con tôi nhận cái quả là nó soi ông hệt như một “bà già khó tính” vậy.
 
 
Con cái là phiên bản copy của người lớn quả là không sai. Nhìn rộng hơn, tôi nhớ ra câu chuyện nhà tôi. Tôi có 2 con, hai chị em cách nhau 6 tuổi. Hai chị em ngày trước ăn nói với nhau rất tệ. Thường xuyên mắng nhiếc, đấu khẩu, cãi vã và không bao giờ thông cảm cho nhau. Vợ chồng tôi đã rất khổ vì mỗi ngày nghe các cuộc khẩu chiến, cãi vã của hai chị em… Không ít lần vợ chồng tôi mắng cô chị: “Nó là em con cơ mà!!!”. Và bó tay, vợ chồng tôi thường giải thích với nhau an ủi là: “Hai chị em khắc tuổi nhau nên vậy!”
Nhưng từ khi tôi bắt đầu biết dừng lại quan sát và được học, đọc sách về cách dạy con đúng đắn, tôi đã thay đổi được cách hai con giao tiếp với nhau. Tôi quyết tâm làm một cuộc cách mạng về giao tiếp trong gia đình. Và nó bắt đầu từ tôi.
Lắng nghe, tôn trọng, xin lỗi và cảm ơn là công cụ tôi sử dụng với hai con. Tôi ép mình áp dụng những công cụ này mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc với từng con. Khi gặp điều không hài lòng với con, tôi lắng nghe con giải thích trong sự tôn trọng. Nếu tôi sai, tôi chân thành xin lỗi con. Nếu con giúp đỡ tôi, dù chỉ là xới cơm cho bố trong bữa ăn tôi cũng nhận lấy với câu cảm ơn giản dị… Điều quan trọng là tôi không dạy các con các giao tiếp với nhau mà tôi dùng sự giao tiếp đúng đắn của mình với các con mỗi ngày để “độ” cho các con.
Thời gian trôi đi, chẳng biết từ bao giờ, hai con không còn cãi nhau nữa. Xung đột giữa hai con là rất hiếm. Hai con thương nhau, thông cảm và tôn trọng nhau hơn, hai con biết cảm ơn và xin lỗi nhau. Và không khí gia đình an bình và hạnh phúc trở lại.
Đôi khi vẫn có xung đột chị em nhưng chỉ cần tôi nhẹ nhàng hoà giải trong tôn trọng và cảm thông là êm ấm.
Đôi khi tôi cũng bị thói quen ùa về rồi mắng em trước mặt chị. Nhưng ngay lập tức tôi dừng ngay vì sợ chị em chúng lại copy hành xử đó với nhau và tôi sẽ lãnh hậu quả. Tôi đã phải tự điều chỉnh ngay."
 
Tôi viết ra chia sẻ những điều này để giúp những bố mẹ đang loay hoay với cuộc chiến giữa những đứa trẻ trong nhà. Chúng chính là bản sao của chúng ta thôi.
Khi ta thay đổi, con cái ta thay đổi!