Nghệ thuật thấu hiểu con

5 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC SỚM NỔI TIẾNG NHẤT TRÊN THẾ GIỚI

Ở trẻ nhỏ, những năm đầu đời đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nhân cách và sự phát triển năng lực cá nhân. Tuy nhiên có không ít ba mẹ lại bỏ qua cơ hội trong “giai đoạn vàng” ở mỗi đứa trẻ. Việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. Dưới đây là tổng hợp 5 phương pháp giáo dục sớm cho trẻ nổi tiếng nhất bà mẹ cần biêt:

Phương pháp giáo dục sớm của Mexico

Các bà mẹ Mexico hoàn toàn không có phương pháp gì cao siêu, nhưng cách dạy con của họ đáng để chúng ta suy ngẫm.

- Không tham khảo ý kiến của người khác để nuôi con

Các bà mẹ Mexico tin rằng, họ và con họ là những cá thể rất riêng, và không ai hiểu con hơn chính bản thân họ. Con được sinh ra trong 1 hoàn cảnh, môi trường, có ba mẹ, anh chị em,.. đều không giống với bất cứ ai. Vậy nên, khi con gặp vấn đề, họ không hỏi ý kiến của những người khác, họ tin vào cách họ giải quyết, họ sẽ tự điều chỉnh cho hài hòa, thích nghi với con hơn. Mọi sự việc đều được giải quyết bằng cách tự học tập.Và họ cũng không báo giờ phán xét, đề cập hoặc góp ý cách nuôi con của người khác.

- Con không phải là Cừu, con không cần ngoan ngoãn, nghe lời

Người mẹ Mexico muốn tạo điều để con họ nổi loạn, khác biệt, hay nói cách khác, họ sẽ tạo điều kiện để con bộc lộ được thật chất con là ai, con có thiên bẩm gì. Con cần có bản sắc riêng, luôn mạnh mẽ. Họ chấp nhận những sự phản kháng, ương bướng “ con không thích thế này, con không muốn làm thế kia” để nghe được con nói ra suy nghĩ của mình.

Người Mexico được đánh giá có khả năng thích nghi, sinh tồn, không dễ bị gục ngã cao nhất thế giới chính nhờ lối giáo dục tuyệt này.

>>> Mời xem thêm: Top 7 trang luyện nghe tiếng anh miễn phí online hiệu quả nhất

Phương pháp Montessori

Một phương pháp đang làm mưa làm gió tại Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên mà các trường mẫu giáo Việt Nam lựa chọn phương pháp này. Vì thế hệ 8x 9x đã lớn lên dưới sự áp đặt, định hướng, phải làm những điều ba mẹ mơ ước nhưng chưa làm được.

Trong khi đó, tuyên ngôn của Montessori là: tôn trọng sự duy nhất của con, không định hướng gò bó, giúp con hòa hợp với thiên nhiên và chú trọng phát triển về giác quan, cảm xúc. Có rất nhiều tài liệu và trường mẫu giáo đang theo phương pháp này, ba mẹ có thể dễ dàng tham khảo.

Phương pháp này đem lại một cuộc cách mạng đổi mới, góp phần thay đổi thói quen nuôi con theo bản năng “con phải nghe theo lời ba mẹ mới là tốt”.

Phương pháp Shichida

Không nổi tiếng như Montessori, tuy nhiên mình đánh giá khá cao phương pháp này.

Vì theo mình 1 phương pháp giáo dục không chỉ phát triển trí tuệ là đủ, mà phải phát triển toàn diện: vận động, dinh dưỡng, cảm xúc và trí tuệ. Nếu ngay từ nhỏ con chỉ được chú trọng phát triển trí não, mà ba mẹ ít đề cập hoặc ít giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của dinh dưỡng, vận động, và trí tuệ cảm xúc. Khi lớn lên con cũng sẽ xem nhẹ những yếu tố này, và xem đó như phần phụ của cuộc sống.

 

Phát triển toàn diện đem lại cho con cách cân bằng cuộc sống, biết cách thả lỏng, có 1 tâm hồn thư thái và tích cực hơn.

Tuy nhiên, phần lý thuyết, các cuốn sách viết về phương pháp này thường dễ gây hoang mang và nhàm chán. Vì 2 lí do, thứ nhất là văn chương không lôi cuốn, thứ 2 có nhiều yếu tố siêu năng lực, như:

- Trẻ em được thực hành năng lực tự chữa lành (đặc biệt tự chữa lành bệnh ung thư cho người khác, ở khoảng cách xa), bằng cách tưởng tượng mình là người tí hon đi vào trong cơ thể người bệnh để làm lành bộ phận nhiễm bệnh

- Khả năng dự đoán bằng trực giác, nhìn xuyên thấu bằng cách phát triển năng lực tư duy hình ảnh ở não phải.

Đây là công trình nghiên cứu được công nhận, không phải thêu dệt. Tuy nhiên theo ý kiến chủ quan của mình thì, các bé ở độ tuổi 0 - 6 chỉ cần thực hành tốt các bài tập về phát triển trí tuệ, cảm xúc, dinh dưỡng, vận động là đủ. Chưa cần thiết luyện tập thêm năng lực tự chữa lành và dự đoán trực giác nêu trên.

>>> Mời tham khảo: Cha mẹ có nên cho trẻ học tiếng Anh online? 

Phương pháp giáo dục của Do Thái

Có một số điểm giống với phương pháp Montessori, cách giáo dục của người Do Thái là tập trung phát triển cách tư duy cho con trẻ, thay vì phát triển kiến thức ở lứa tuổi 0 – 6.

- Dạy con tự lập ngay từ nhỏ, con cần phải biết làm việc nhà. Đối với người Do Thái, một đứa trẻ nếu không biết giá trị của lao động khi còn nhỏ, thì sau này không thể làm những điều lớn lao hơn.

- Trẻ con sẽ được học cách chi tiêu, tiết kiệm như người lớn

- Cho con được tự do khám phá, không ngại bẩn, không ngại con phá hỏng. Con được quyền thử và sai

- Luôn tin tưởng con làm được, và khen ngợi mọi nỗ lực của con. Người Do Thái khen ngợi sự nỗi lực thay vì khen ngợi kết quả con đạt được, vì nỗ lực mới là thước đo đánh giá con người.

Phương pháp giáo dục Glenn Doman

Một phương pháp đang nổi lên tại Việt Nam. Và… mình không đánh giá cao phương pháp này. Vì:

- Đây là phương pháp ra đời trong hoàn cảnh: trị liệu cho em bé bị tổn thương não, bại não, Down, tự kỷ. Sau đó được nghiên cứu pháp triển thành phương pháp dạy cho trẻ em ở lứa tuổi 0 – 6 tuổi. Vậy liệu nó có thật sự tốt cho một đứa trẻ đang phát triển bình thường? PP này cũng chưa có công trình nghiên cứu nào công bố về tỷ lệ/ mức độ thành công, và vấp phải rất nhiều sự phủ nhận hơn là công nhận, viện Hàn Lâm Hoa Kỳ cũng khẳng định đến thời điểm này PP Glen Doman chưa đem lại kết quả gì đặc biệt.

- Cá nhân mình, không gọi đây là 1 PP GDS, vì đối với mình đã gọi là GDS thì phải là phát triển toàn diện: thể chất, cảm xúc, tính cách, tư duy.., chứ không chỉ phát triển việc gia tăng trí nhớ không là đủ. Mình muốn dùng từ “ Bộ môn Glen Doman” sẽ phù hợp hơn.

- Đã có rất nhiều ba mẹ VN thành công với Glen Doman, con ghi nhớ mọi thứ khi mới 3 tuổi. Điều này mình không phủ nhận, nhưng hãy áp dụng vừa đủ, vì có rất nhiều cách dạy con biết sự vật hiện tượng, thông qua lồng ghép câu chuyện, cầm, nắm, sờ, thấy thực tế, thay vì chỉ dạy qua Hình Ảnh.

 Mỗi đứa trẻ là một cá thể rất riêng. Không ai hiểu con bằng ba mẹ, hãy chắt lọc cái phù hợp của từng phương pháp và áp dụng với con - để con luôn là em bé hạnh phúc.

>>> Mời xem thêm: Top 8 Phần Mềm hệ thống Học Tiếng Anh online Cho Bé

 

Tâm thư về nội quy sử dụng điện thoại của một bà mẹ gửi cậu con trai 13 tuổi.
Điện thoại không phải là vật sống, cũng không phải là thứ mọc ra từ trên người con, phải học cách sống mà không có điện thoại. Đừng lúc nào cũng sợ rằng mình bỏ lỡ thứ gì đó, con phải khiến mình mạnh mẽ hơn ngay cả trong suy nghĩ nội tâm.
 
Con trai yêu quý, giờ đây con hoàn toàn có thể tự hào vì con đã là người sở hữu chiếc điện thoại thông minh.
 
Con là một cậu bé 13 tuổi giỏi giang và trách nhiệm nên con hoàn toàn xứng đáng với điều đó. Nhưng cùng với lúc có được món quà này, con cũng phải tuân thủ những nguyên tắc, quy định sau đây.
 
Mẹ hy vọng con hiểu được rằng, chức trách của mẹ là nuôi dưỡng con trở thành một đứa trẻ phát triển khỏe mạnh, toàn diện cả về vật chất lẫn tinh thần, một người có ích cho xã hội, có thể thích ứng với công nghệ kĩ thuật mới đồng thời không bị chúng lung lay, cám dỗ.
 
Nếu như con không tuân thủ những quy định dưới đây, mẹ buộc phải tước đi quyền sở hữu chiếc điện thoại của con.
 
Quy định 1: Đây là điện thoại của mẹ, mẹ bỏ tiền ra mua. Nay mẹ cho con mượn để sử dụng, mẹ rất vĩ đại đúng không? Bởi mẹ muốn con hiểu rằng: Không ai tốt với con một cách vô cớ cả, con phải hiểu được giá trị của lòng biết ơn.
 
Quy định 2: Con nhất định phải cho mẹ biết mật khẩu điện thoại. Con chưa đến tuổi trưởng thành nên mẹ có quyền giám hộ hợp pháp với con. Con hãy hiểu rằng, tinh thần sẽ chỉ bảo vệ quyền riêng tư của con mà thôi.
 
 
Quy định 3: Khi có điện thoại đến, con phải nhấc máy lên nói “xin chào”, phải lịch sự, lễ phép. Đừng có cố tình không nghe điện thoại khi người gọi điện đến hiện tên “bố” hay “mẹ”.
 
Quy định 4: Sau 7 giờ 30 tối từ thứ 2 đến thứ 6 và sau 9 giờ tối thứ 7, chủ nhật, con phải giao điện thoại lại cho bố mẹ. Bố mẹ sẽ tắt máy và mở lại vào 7h30 sáng ngày hôm sau.
Nếu con không muốn gọi vào máy bàn của nhà bạn vì sợ người nhấc máy là bố hoặc mẹ bạn ấy, vậy tốt nhất con đừng gọi, cũng đừng nhắn tin thoại. Phải nghe theo trực giác của mình, hãy tôn trọng người nhà của người khác, giống như bố mẹ cũng mong được người khác tôn trọng.
 
Quy định 5: Con không được mang điện thoại đến trường, hãy học cách nói chuyện trực tiếp với những người nói chuyện với con bằng tin nhắn, bởi đó là một kỹ năng sống."
 
Trích: Nguồn giasuhalong.
Bọn trẻ trong nhà suốt ngày cãi nhau - nguyên nhân và cách khắc phục
Khi một gia đình có các bé sàn sàn tuổi nhau chuyện các bé cãi vã và chành chọe là không tránh khỏi. Cha mẹ mặc dù rất đau đầu nhưng lại không tìm được cách giải quyết. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra giải pháp hợp lý cho vấn đề này qua bài viết sau nhé.
"Hôm nọ, ông bà nội con tôi sang nhà tôi chơi, ông đã hơn 80 tuổi rồi, trộm vía vẫn còn nhanh nhẹn lắm. Cũng như những người già khác, chúng ta thường thấy bố mẹ mình có nhiều hành động gọi chung là “lẩm cẩm”. Hôm đó ông sang chơi, đột nhiên cậu bé con tôi chạy ra nói thầm với bố mặt rất hể hả như phát hiện ra thêm 1 thói “lẩm cẩm” của ông: “Bố ơi, ông giặt cái khẩu trang dùng 1 lần lại kìa!”.
Tôi giật mình. Thực ra cu cậu không sai vì nhìn thấy ông đeo cái khẩu trang giặt lại xù cả lông lên cũng lẩm cẩm thật. Nhưng cái tôi giật mình là tôi nhận ra: thôi chết, con tôi bắt đầu “soi” ông nó y hệt bà nội. Tôi chợt nhận ra mỗi lần bà nội lôi tôi ra thì thầm mách tội ông lẩm cẩm thì vô tình lọt vào tai cậu bé và đó là cái nhân,
để bây giờ con tôi nhận cái quả là nó soi ông hệt như một “bà già khó tính” vậy.
 
 
Con cái là phiên bản copy của người lớn quả là không sai. Nhìn rộng hơn, tôi nhớ ra câu chuyện nhà tôi. Tôi có 2 con, hai chị em cách nhau 6 tuổi. Hai chị em ngày trước ăn nói với nhau rất tệ. Thường xuyên mắng nhiếc, đấu khẩu, cãi vã và không bao giờ thông cảm cho nhau. Vợ chồng tôi đã rất khổ vì mỗi ngày nghe các cuộc khẩu chiến, cãi vã của hai chị em… Không ít lần vợ chồng tôi mắng cô chị: “Nó là em con cơ mà!!!”. Và bó tay, vợ chồng tôi thường giải thích với nhau an ủi là: “Hai chị em khắc tuổi nhau nên vậy!”
Nhưng từ khi tôi bắt đầu biết dừng lại quan sát và được học, đọc sách về cách dạy con đúng đắn, tôi đã thay đổi được cách hai con giao tiếp với nhau. Tôi quyết tâm làm một cuộc cách mạng về giao tiếp trong gia đình. Và nó bắt đầu từ tôi.
Lắng nghe, tôn trọng, xin lỗi và cảm ơn là công cụ tôi sử dụng với hai con. Tôi ép mình áp dụng những công cụ này mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc với từng con. Khi gặp điều không hài lòng với con, tôi lắng nghe con giải thích trong sự tôn trọng. Nếu tôi sai, tôi chân thành xin lỗi con. Nếu con giúp đỡ tôi, dù chỉ là xới cơm cho bố trong bữa ăn tôi cũng nhận lấy với câu cảm ơn giản dị… Điều quan trọng là tôi không dạy các con các giao tiếp với nhau mà tôi dùng sự giao tiếp đúng đắn của mình với các con mỗi ngày để “độ” cho các con.
Thời gian trôi đi, chẳng biết từ bao giờ, hai con không còn cãi nhau nữa. Xung đột giữa hai con là rất hiếm. Hai con thương nhau, thông cảm và tôn trọng nhau hơn, hai con biết cảm ơn và xin lỗi nhau. Và không khí gia đình an bình và hạnh phúc trở lại.
Đôi khi vẫn có xung đột chị em nhưng chỉ cần tôi nhẹ nhàng hoà giải trong tôn trọng và cảm thông là êm ấm.
Đôi khi tôi cũng bị thói quen ùa về rồi mắng em trước mặt chị. Nhưng ngay lập tức tôi dừng ngay vì sợ chị em chúng lại copy hành xử đó với nhau và tôi sẽ lãnh hậu quả. Tôi đã phải tự điều chỉnh ngay."
 
Tôi viết ra chia sẻ những điều này để giúp những bố mẹ đang loay hoay với cuộc chiến giữa những đứa trẻ trong nhà. Chúng chính là bản sao của chúng ta thôi.
Khi ta thay đổi, con cái ta thay đổi!
Sai lầm ba mẹ dễ mắc phải khiến con học tiếng Anh căn bản online mãi không tiến bộ

Dù cha mẹ đã dùng nhiều cách nhưng con học tiếng Anh mãi không tiến bộ. Nhiều cha mẹ lựa chọn phương pháp học tiếng Anh căn bản online miễn phí cho con. Phương pháp thì rất hay, nhiều cha mẹ áp dụng rất thành công nhưng con mình vẫn tệ. Hãy xem xét những sai lầm sau để thay đổi nhé!

Quan niệm học tiếng Anh từ nhỏ không cần thiết

Từ 0 – 3 tuổi, trẻ đã có thể tiếp nhận tiếng Anh qua việc nghe một cách vô thức. Lúc này não bộ của bé đang phát triển và dần hoàn thiện khả năng ngôn ngữ. Nếu cha  mẹ cho con học tiếng Anh quá muộn (sau 15 tuổi) sẽ khiến khả năng phát âm cũng như tiếp thu từ vựng của con giảm đáng kể.

Quan niệm con bị rối loạn ngôn ngữ khi học tiếng Anh sớm

Học tiếng Anh từ nhỏ không gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ, ngược lại còn giúp khả năng tư duy và học tiếng Việt của con tốt hơn.

Trên nguồn internet có khối lượng video đồ sộ. Các video giáo dục, nền tảng, có nhiều video phù hợp để dạy tiếng Anh cho trẻ…

>> Mời xem thêm: Tổng hợp các cách nhận biết trung tâm tiếng Anh online uy tín

 So sánh con với bạn cùng tuổi

Mỗi trẻ sẽ có thiên hướng thông minh và cách hấp thụ kiến thức khác nhau. Thay vì nóng vội thúc ép con học, đem con so sánh với các bạn, ba mẹ hãy thường xuyên tâm sự để nắm bắt tâm lý, giúp con tìm ra phương pháp học tập phù hợp.

 Cho con đi học thêm tiếng Anh là sẽ giỏi

Thời gian trẻ học tiếng Anh với thầy cô khoảng 4 – 6 tiếng mỗi tuần, chỉ đủ để làm quen với tiếng Anh. Để con thành thạo và làm chủ ngôn ngữ, ba mẹ cần khuyến khích và tạo một môi trường tiếp xúc thường xuyên. Phương pháp hoc tieng Anh mien phi online .sẽ giúp trẻ luyện tập thường xuyên và liên tục bất cứ lúc nào.

5 LỢI ÍCH KHI BA MẸ CHO BÉ HỌC TIẾNG ANH TỪ NHỎ

Cho con tiếp xúc với tiếng Anh sớm sẽ giúp trẻ tiếp thu ngôn ngữ một cách tự nhiên và dễ dàng nhất. 

  • Tiếp thu ngôn ngữ tự nhiên nhờ những "chiến lược" bẩm sinh.
  • Phát âm chuẩn xác khi được tiếp xúc với tài liệu nghe chuẩn, không “ghim” những cách phát âm sai vào trong trí nhớ gây ra tình trạng vừa học vừa sửa mất thời gian.
  • Tốt cho sự phát triển của não bộ.
  • Trẻ tự tin và dễ dàng giao tiếp.
  • Tìm hiểu nghề nghiệp tốt hơn trong tương lai.

>>>Mời bạn xem thêm: Ba mẹ cần làm gì để khích lệ con học hỏi tiếng Anh?

 

 

Ba mẹ cần làm gì để khích lệ con học hỏi tiếng Anh?
Ngày nay, xã hội công nghệ phát triển dẫn tới có vô số yếu tố gây nên sự mất tập trung của trẻ, khiến bé không còn nhiều yêu thích đối với việc học tập. Và chắc hẳn nhiều cha mẹ cũng đang “đánh vật” với suy nghĩ làm sao để khiến con có thể ham học mọi thứ nói chung và ham học tiếng Anh nói riêng hơn. Với bé học tiếng Anh online làm thế nào để bé cảm thấy thích thú.
 

 

Thấu hiểu con hơn

 
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, với những sở thích, phong cách học tập khác nhau. Có những bé thích học bằng việc nghe người khác giải thích, nhưng cũng có những bé thích học qua các hình ảnh sinh động, có những bé lại cần học bằng trải nghiệm thực tế,... Những đứa trẻ được hướng dẫn, giáo dục đúng trong những năm đầu đời sẽ có một nền tảng vững chắc cho việc phát triển sau này.
 
Khi trẻ còn nhỏ, thế giới xung quanh đối với bé đều thật mới lạ, bé tò mò về tất cả mọi thứ. Lúc này trẻ như một tờ giấy trắng vậy. Và đây chính là cơ hội tốt nhất để cha mẹ có thể xây dựng niềm yêu thích học tập cho con. 
 
Trẻ sẽ bắt chước những gì cha mẹ làm. Vậy nên việc đơn giản nhất mà cha mẹ nên làm là nêu gương, tạo thói quen cho trẻ. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ yêu thích việc học thì bé sẽ có hứng thú với học tập hơn. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ đọc sách thường xuyên (tất nhiên là với một thái độ tích cực) thì bé cũng sẽ có niềm thích thú với việc đọc. Và thường thì những trẻ thích đọc sách cũng sẽ thích học tập. Đọc sách không chỉ giúp trẻ có vốn từ vựng phong phú mà còn giúp não bộ phát triển tốt hơn.
 
Khi nhắc đến việc học thì hầu hết các bé đều phải học theo kiểu học nhồi, học vẹt, học dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Chính các việc này đã làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với việc học, trẻ sẽ không còn thích thậm chí là ghét học. Hướng dẫn trẻ trong quá trình học là quan trọng nhưng cha mẹ nên cho con được đưa ra ý kiến, lựa chọn về việc học tập. Hãy khuyến khích con tự khám phá những chủ đề, môn học mà bé yêu thích.
 

Phương pháp giúp bé thích học tiếng Anh online hơn

 
Ba mẹ hãy áp dụng những phương pháp dưới đây cho bé học tiếng Anh online hào hứng hơn :
1. Học tập dựa trên các trò chơi, hoạt động cũng là một cách thú vị để cha mẹ dạy con những khái niệm, kiến thức mới, từ vựng mới. Khi trẻ tham gia vào một trò chơi, bé sẽ được trải nghiệm niềm vui thích khi được học điều mới, thúc đẩy bé muốn tìm hiểu thêm nữa và ham học hơn
 
2. Hãy khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh bất cứ khi nào có thể. Cha mẹ chỉ cần đặt các câu hỏi đơn giản cho con, để con động não, suy nghĩ, phân tích về những gì mà bé đang được trải nghiệm. Biến mỗi ngày đều trở thành ngày học tập sẽ giúp bé phát triển được động lực để có thể học ở lớp, ở nhà hay bất cứ chỗ nào. Như vậy bé sẽ ghi nhớ rất nhanh các từ vựng và trau dồi thêm vốn từ cho mình.
 
3. Và cha mẹ hãy nhớ luôn dành những lời khen ngợi về sự nỗ lực của con, kiên nhẫn với kết quả con đạt được và không so sánh con với những trẻ khác, dù đạt được thành quả ít hay nhiều thì bé vẫn luôn cần lời động viên của cha mẹ. Chúng giống như là công cụ thúc đẩy bé học tập, vượt qua những thử thách tốt hơn đó. Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của cha mẹ sẽ luôn là nguồn động lực tốt nhất dành cho con.
 

Tìm hiểu khóa học tiếng Anh trực tuyến cho bé tại Pantado

Đây là hệ thống đào tạo tiếng Anh trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Phù hợp với độ tuổi từ 5- 17 tuổi. PANTADO xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn bản ngữ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức và phát triển toàn diện nhất.

Đội ngũ giáo viên PANTADO đến từ 10 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, qua đó tạo môi trường học tập tiếng Anh theo chuẩn người bản xứ, giúp trẻ có những trải nghiệm thực tiễn đáng nhớ, gia tăng hiểu biết không chỉ về ngôn ngữ mà cả các lĩnh vực khác trong cuộc sống như: Khoa học - vũ trụ, cuộc sống quanh ta, ẩm thực, âm nhạc, gia đình và bạn bè trên toàn thế giới.

Giáo trình tại đây được biên soạn theo các giáo trình chuẩn quốc tế. Với phong phú đa dạng các bài học. Sinh động từ hình ảnh đến âm thanh. Kết hợp phương pháp giảng dạy được đào tạo bài bản, thấu hiểu tâm lí trẻ nhỏ. Xây dựng phương pháp và giáo trình cho từng học viên. Giúp học viên hứng thú và đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Hiện nay trung tâm đang có chương trinh học trải nghiệm miễn phí cha mẹ có thể đăng ký học thử cho bé tại đây: Đăng ký học trải nghiệm miễn phí

Điểm đặc biệt ở đây là các bài học của học sinh và giáo viên sẽ được ghi lại. Phụ huynh qua đó có có thể nắm được nội dung buổi học và hơn nữa học sinh có thể xem lại từ đó nắm chắc được lí thuyết hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các cách nhận biết trung tâm tiếng Anh online uy tín

Tiềm ẩn những nguy hại khi cho trẻ tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử
Công nghệ phát triển nhiều cha mẹ sự dụng smartphone như một vật hữu dụng để ghị con trẻ ăn, chơi, dỗ bé khoc. Tuy nhiên chúng ta không thể lường trước được những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử sớm. Vậy cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử sớm sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Và cách nào để khắc phục nó?

Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Con người sẽ phát triển hoàn thiện cảm giác trước, sau đó mới phát triển hệ thống âm thanh, rồi mới phát triển hệ thống hình ảnh. Nếu bố mẹ cho con xem điện thoại/ thiết bị điện tử sớm con bị cuốn hút, tập trung vào màn hình thiết bị thông minh. Trong khi hệ thống cảm xúc, hệ thống tín hiệu âm thanh chưa được phát triển đầy đủ sẽ khiến ngôn ngữ giao tiếp cũng như trí tuệ của con bị chững lại.
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà ngôn ngữ còn thể hiện năng lực tư duy của con người, ngôn ngữ là một trong những tín hiệu âm thanh, một trong những công cụ để giúp cho vỏ não phát triển. Trẻ em đang dành quá nhiều thời gian để giao tiếp thông qua các thiết bị công nghệ mà không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ trước đến nay. Chậm phát triển ngôn ngữ chính là tác hại đầu tiên của việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử sớm và không đúng cách.

Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ biếng ăn

Khi cho trẻ vừa ăn vừa xem màn hình, cha mẹ nghĩ rằng làm như vậy là đang giúp con ăn nhanh hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy khi cho bé ăn mà sử dụng thiết bị điện tử để dụ dỗ con thì sẽ khiến con ăn một cách không ý thức. Trong thời kỳ này, bé không học được cách ăn dặm và não bộ của bé cũng trì hoãn phát triển kỹ năng phân tích về màu sắc và độ cứng, lỏng của món ăn. Việc này hết sức nguy hiểm vì bé không học được cấu trúc thức ăn, cũng như mùi vị thức ăn. Các biểu hiện hành vi biếng ăn sau đó là điều tất yếu vì bé hoàn toàn mới lạ với việc ăn dặm, mùi vị các loại thức ăn bé đang ăn.

Dùng thiết bị điện tử sớm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Tổ chức y tế thế giới WHO đã xác nhận: Bức xạ từ điện thoại di động và các thiết bị máy tính bảng có thể gây ra ung thư.
Bộ não trẻ có nhiều dung dịch hơn người lớn cũng như hộp sọ mỏng hơn nên hấp thu sóng di động cao hơn tới 60% so với người lớn. Tỉ lệ mắc ung thư từ đó cũng lớn dần.
Theo thống kê, việc cho trẻ sử dụng điện thoại từ sớm khiến nguy cơ bị ung thư cao gấp 4 – 5 lần trẻ không sử dụng. Nguy cơ gây ung thư là một trong những tác hại nguy hiểm của việc cho bé dùng thiết bị thông minh sớm.

Tâm sinh lý bị ảnh hưởng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone.
Tác hại của việc cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử sớm làm tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%. Khi mắc các hội chứng này sẽ phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại,gây ra các bệnh tim mạch
Tác hại của việc cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử sớm làm tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%. Khi mắc các hội chứng này sẽ phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại, gây ra các bệnh tim mạch cho trẻ, gia tăng tính bạo lực, giảm sự tập trung

Cách khắc phục

Thay vì cho con sử dụng thiết bị điện tử, ba mẹ nên dành thời gian và cho bé tiếp xúc sớm với sách vở sẽ tốt hơn!

1. Chúng ta không nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị. Rèn thói quen từ khi con còn nhỏị. Khi cha mẹ chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Khi con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.

2. Cha mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị khi ở gần con. Nếu cần làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng và làm việc khi không có con ở bên cạnh.

3. Dạy con không được động vào máy tính và điện thoại, đồ vật của người khác, giúp con tránh xa thiết bị điện tử.

4.Cùng con chơi các trò chơi của con như chơi xếp hình, vẽ tranh, …. Tạo cho con sự hưng thú khám phá .Con có nhiều mối quan tâm thì thiết bị cũng ít ảnh hưởng đến con.

5. Cho con tham gia các hoạt động thể thao. Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo.

6. Cho con vui chơi với các bạn, tham gia các hoạt động tập thể.

7. Dạy con các kĩ năng sống và dạy con giúp đỡ việc nhà cùng gia đình.

8. Dành thời gian để chơi, chia sẻ tâm sự nhiều với con. Con càng gần gũi cha mẹ, nghe lời chia sẻ của cha mẹ nhiều thì càng trưởng thành và ngoan hơn. 

9. Lập thời gian biểu hoạt động của con. Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống.

10. Giải thích rõ cho con về tác hại của thiết bị và lý do tại sao con cần tránh xa nó. Điều này vô cùng quan trọng trẻ hiểu được lý do, chúng sẽ có thái độ tự động tránh xa. 

>>> Xem thêm: Có nên học tiếng Anh online không? Cách học tiếng Anh qua mạng hiệu quả

ĐỪNG KHIẾN CON CÔ ĐƠN NGAY TRONG CHÍNH GIA ĐÌNH MÌNH

Một hiện tượng đáng báo động đang diễn ra trong nhiều gia đình, đó là việc chúng ta chỉ quan tâm tới vấn đề chăm sóc đầy đủ cho con cái về mặt vật chất. Mà vô hình chung chúng ta quên mất rằng những đứa trẻ luôn cần sự yêu thương để được phát triển toàn diện. Đừng khiến con cô đơn ngay trong chính gia đình mình.

Nhiều bậc cha mẹ bị cuốn vào vòng xoáy cơm, áo, gạo, tiền với cuộc sống mưu sinh, những công việc bận rộn mà bỏ lỡ thời gian yêu thương và bên con.

Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của INTERNET đối với đời sống con người. Công nghệ đã len lỏi vào từng ngóc ngách, từng gia đình mở mang kiến thức trí tuệi, nhưng cũng kèm theo đó là những hệ luỵ, trong đó có MỐI QUAN HỆ giữa CHA MẸ - CON CÁI.

>> có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những kinh nghiệm lựa chọn các khóa học tiếng Anh online cho trẻ em

Chúng ta đã từng thấy những cảnh này chưa?

- Những đứa trẻ không chịu ăn, cha mẹ dí điện thoại vào cho xem, chúng thật ngoan há miệng nuốt thức ăn "như một cái máy".

- Những đứa trẻ mới tập bò, cha mẹ cho chúng xem điện thoại để chúng ngồi yên, ngừng phá phách, để người lớn tập trung làm việc.

- Cả nhà ngồi với nhau, nhưng mỗi người một chiếc điện thoại...

Cha mẹ dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử hơn là nhìn sâu vào đôi mắt con và lắng nghe con.

Nếu một ngày nào đó đi làm về, nhìn khuôn mặt đờ đẫn của đứa bé, chúng ta ngay lập tức hiểu rằng người lớn đã chọn chơi với trẻ bằng cách an nhàn nhất.

Chúng ta có thể mua rất nhiều sách hướng dẫn về cách nuôi dạy con. Nhưng sẽ đều lãng phí, không áp dụng được nếu chúng ta không DÀNH THỜI GIAN cho con.

Trong 6 năm đầu đời - cửa sổ vàng, con rất cần được bố mẹ dành thời gian bên cạnh, có thể chỉ khoảng 1 giờ mỗi ngày nhưng với 100% SỰ TẬP TRUNG chứ không phải bên con mà tâm trí lại ở một nơi khác.

>> Mời bạn xem thêm: Cách mẹ ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam dạy tiếng Anh sớm cho con

Có thể công việc “DÀNH THỜI GIAN CHO CON” thật sự khó giữa bộn bề công việc. Nhưng nếu thật sự quan tâm, chúng ta sẽ có cách để tận dụng mọi cơ hội để chơi cùng con. Đưa đón con đi học, nấu ăn và cùng nhau dọn nhà, nuôi chó mèo, trồng cây cối, học về từng loại cây cỏ và loài vật,… Đừng coi đấy là chuyện nhỏ cha mẹ ạ. Bởi chính từ những câu chuyện nhỏ đó sẽ là cách để chúng ta làm bạn với con và ĐỊNH HÌNH được ĐỜI SỐNG TINH THẦN của con ngay từ khi còn bé.

Thời đại 4.0 kéo đến ồ ạt như một cơn bão, sự KẾT NỐI thật sự giữa cha mẹ và những đứa trẻ là một điều hoàn toàn cần thiết. Hãy tạo ra những ký ức hồn nhiên, sống động và vui vẻ trong thời thơ ấu của con bằng những trải nghiệm bình dị trong đời sống hằng ngày ba mẹ nhé.

>>> Mời xem thêm: Kỹ năng sống là gì? Tại sao phải cho bé học kỹ năng sống ngay từ nhỏ?

Cha mẹ nên làm gì khi con luôn đòi hỏi vô lý?
“Mẹ, con thích bộ đồ chơi đó!”, “Mẹ, con muốn ăn kem này cơ!”,“Mẹ không mua tối con không học bài nữa!”,... Hàng loạt câu lệnh này kèm với thái độ dùng dằng phát ra từ một cậu bé 5 tuổi đang nói chuyện với mẹ mình trong siêu thị. Càng lúc, cậu càng tỏ thái độ bất mãn và ương bướng hơn để đòi mua những điều mình muốn.
 
Mỗi khi đi ngang qua hàng quán, con đòi hết món này tới món khác nhưng lại ăn bỏ dở. Hay thậm chí ở nhà, con ra lệnh mẹ phải làm cái này, ba phải làm điều kia cho con.
Nhiều đứa trẻ đã đang dần trở thành “ông tướng”, “bà hoàng” trong chính ngôi nhà mình mà ba mẹ không hề cảm nhận được, thậm chí chỉ dạy trẻ qua loa mà không hiểu sâu xa tính cách đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai con nhiều như thế nào.

>> Có thể bạn quan tâm: BA MẸ CÓ THƯỜNG PHẠT CON ÚP MẶT VÀO TƯỜNG HOẶC Ở TRONG PHÒNG TỐI KHI CON MẮC LỖI?

Do đâu trẻ hay đòi hỏi vô lý và ra lệnh cho ba mẹ mình như vậy?

 
#1: Phần nhiều do cách giáo dục, nuôi dạy của ba mẹ đã vô thức hình thành nên tính cách của một đứa trẻ. Con sinh ra như một trang giấy trắng, ba mẹ là người trực tiếp định hình tính cách cho con.
 
#2: Ngay từ lúc còn nhỏ, vì nghĩ bé không biết gì nên ba mẹ nuông chiều theo cảm xúc của con, làm mọi thứ cho con. Con muốn gì, đòi gì, ba mẹ đều cho, có thể do xót con, thương con thái quá hoặc do ba mẹ muốn tiết kiệm thời gian nên chiều theo ý trẻ cho nhanh chóng,... Mỗi lần đòi hỏi mà không bị phản đối, trẻ sẽ thấy việc này là bình thường và cứ thế dần tạo thành thói quen. Vì được chiều chuộng đã quen, con xem mình là nhất, điều gì cũng có thể đòi hỏi được từ ba mẹ nên trẻ sẽ trở thành những “ông tướng”, “bà hoàng” trong nhà.
 
#3: Và rồi ba mẹ phải đối mặt với những đòi hỏi vô lý của con, sự ngang bướng của những “ông tướng”, “bà hoàng” khi không đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta sẽ không lạ gì cảnh đứa bé khóc lóc khi không được mua cho bánh kẹo, hay bỏ bữa ăn, nổi giận đùng đùng đóng cửa “ầm” vì mẹ nấu món không đúng ý,...
 
#4: Khi lớn lên và ra ngoài xã hội, con dễ bị cô lập, bị mọi người dần xa lánh vì luôn đặt cái Tôi lên hàng đầu, thích sai khiến người khác làm theo ý mình, luôn cho mình là người quan trọng nhất.
 

Vậy thì dạy con như thế nào để trẻ không trở thành những “ông tướng”, “bà hoàng”?

  1.  Không cấm ba mẹ nuông chiều theo cảm xúc của con, nhưng cần nuông chiều một cách hợp lý và đúng hoàn cảnh.
  2. Ba mẹ không nên nghĩ “Con nhỏ không biết gì”, “Chiều một chút có sao đâu” và đợi “Con lớn rồi dạy”. Thật ra, tính cách của con dần hình thành ngay từ lúc còn bé. Từ những việc nhỏ như xếp quần áo, gấp chăn, quét nhà, để giày dép ngăn nắp,... ba mẹ nên để con làm trong khả năng của mình để con quen dần. Mai sau, bé sẽ biết tự lo những việc cần thiết cho bản thân mà không phải việc gì cũng ba mẹ làm giúp.
  3. Ba mẹ nào cũng yêu thương con nhưng yêu thương không đồng nghĩa với chiều chuộng. Ba mẹ không cấm con, mà mỗi việc làm, mỗi đòi hỏi nên kèm theo một điều kiện nào đó.
  4. Ví dụ, mẹ cho con xem phim hoạt hình nhưng trước hết con phải làm bài tập về nhà xong đã. Có thể vài lần con trẻ sẽ khó chịu, thậm chí có thể từ chối, nhưng ba mẹ cần kiên trì và khéo léo giải thích cho con hiểu, vài lần con sẽ thích nghi.
  5. Khi ba mẹ mua gì cho con, cần dạy con biết quý trọng món quà đó. Mai này, nếu ai cho trẻ cái gì, con sẽ biết ơn chứ không phải xem là lẽ tất nhiên, rồi lần sau lại đòi hỏi.
Không đứa trẻ nào sinh ra đã trở thành “ông tướng”, “bà hoàng”, mà cách giáo dục của ba mẹ sẽ quyết định đứa trẻ là ai. Vì vậy, ba mẹ cần hiểu con và hiểu cả những kiến thức hay, bổ ích để đồng hành cùng con, nuôi dạy con trở thành người biết lẽ, cá tính nhưng văn minh lịch sự.