Trẻ giả vờ “ốm” nguyên nhân do đâu và những điều cha mẹ cần biết

Trẻ giả vờ “ốm” nguyên nhân do đâu và những điều cha mẹ cần biết

Có một phụ huynh băn khoăn chia sẻ rằng: "Bé nhà mình bị viêm ruột thừa mãn tính, lần trước khi phát hiện bệnh, bé phải nghỉ học một tuần nằm truyền dịch ở bệnh viện, cả ngày vất vả chăm sóc bé từng li từng tí. Sau lần đó, thỉnh thoảng bệnh cũ lại tái phát, lúc đầu cứ tưởng thật, nhưng khi đưa bé đi bệnh viện bác sĩ lại chẩn đoán là không sao thậm chí có lúc không cần đi bệnh viện, chỉ về nhà một lúc là thấy khỏe. Hơn nữa mình phát hiện chỉ có những hôm giờ vấn đáp, kiểm tra bài cũ thì bệnh mới tái phát. Đây rõ ràng là giả ốm rồi còn gì!
Thật sự mình không biết phải xử lý như thế nào? Lần sau bé lại giả ốm thì có nên kệ không? Có nên “lật tẩy” chiêu trò giả vờ đó của bé không?
Chắc chắn phải có điều gì đó khiến cho bé “giả ốm” như thế?"

Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ giả ốm

Thông thường, nguyên nhân khiến trẻ giả ốm thường có: Một là làm nũng cha mẹ để được quan tâm, chiều chuộng, hai là không thích làm một điều gì đó, ví dụ như đi học hoặc kiểm tra nên mới kiếm cớ bị bệnh, ba là giả vờ ốm để thu hút sự chú ý của ba mẹ.
Cha mẹ không để ý hoặc “lật tẩy” những trò giả vờ đó đều không phải là biện pháp thỏa đáng vì khi trẻ bị bệnh thật nếu cha mẹ không quan tâm khiến cho trẻ tủi thân, còn nếu như “lật tẩy” trò giả vờ này thì chẳng khác gì nói với trẻ rằng “chiêu này không hiệu quả” nếu vậy thì chiêu nào mới có tác dụng đây. Lần sau sau phải giả ốm hơn nữa hay là tìm những chiêu trò khác. Chính vì thế, ba mẹ bắt buộc phải tìm hiểu nhu cầu thật sự của trẻ để đưa ra những giải cụ thể và thích đáng.

Vậy liệu có cách nào giúp cho ba mẹ có những giải pháp khi con “giả ốm” không?

Quan tâm trẻ nhiều hơn
Có lẽ đứa trẻ nào nào cũng đã từng bị ốm và nhận thấy rằng khi ốm mọi người quan tâm đến mình nhiều hơn, ngay cả bố hằng ngày nghiêm khắc cũng trở lên hiền từ, lo lắng khi con bị ốm. Đặc biệt là trẻ có cha mẹ bận rộn ít có thời gian ở cùng con hay để cho ông bà .
Khi trẻ bị ốm, cha mẹ không được đáp ứng vô điều kiện mọi yêu cầu của trẻ
Ngoài yếu tố tình cảm, trẻ còn có động lực khác, đó là những “đặc quyền” được hưởng khi bị ốm. Ví dụ như không phải đi học, được thỏa sức xem phim hoạt hình…Càng nhiều đặc quyền giúp cho trẻ càng muốn giả bệnh. Do đó khi trẻ bị ốm, cha mẹ nên cân nhắc việc nào có thể buông lỏng, việc nào không thể. Khi trẻ bị ốm mệt, cần nghỉ ngơi, không nên cho trẻ xem phim hoạt hình quá nhiều hay nếu bị đau họng thì không được ăn kem, uống nước đá.
Quy định tình huống nào có thể nghỉ học
Khi trẻ cảm thấy khó chịu trong người ba mẹ không nên võ đoán cho rằng trẻ đang giả bệnh, hãy quan tâm và hỏi han thật kỹ. Ví dụ có thể nói với trẻ rằng nhiệt độ cơ thể phải trên 38 độ mới được nghỉ học.
Tìm hiểu áp lực và nhu cầu của trẻ
Khi trẻ giả ốm vì sợ kiểm tra hoặc áp lực học tập quá nặng thì ba mẹ cần quan tâm và uốn nắn. Một phần cũng xuất pháp từ những áp lực của ba mẹ về điểm số, con phải đạt điểm cao trong kỳ thi, bài kiểm tra nên ba mẹ chú ý hơn một chút.