BA MẸ CÓ THƯỜNG PHẠT CON ÚP MẶT VÀO TƯỜNG HOẶC Ở TRONG PHÒNG TỐI KHI CON MẮC LỖI?

BA MẸ CÓ THƯỜNG PHẠT CON ÚP MẶT VÀO TƯỜNG HOẶC Ở TRONG PHÒNG TỐI KHI CON MẮC LỖI?

Khi con mắc lỗi các mẹ thường dạy dỗ con bằng cách nào? Bằng đòn roi hay bằng hình phạt bắt con úp mặt vào tường? Xu hướng dạy con không đòn roi đang dần được đề cao, và thay vào đó là những hình phạt nguội, mềm mỏng hơn ví dụ như phạt con úp mặt vào tường hay để con ngồi trong phòng yên tĩnh để tự ngẫm về lỗi mình phạm phải.
Tuy nhiên, các mẹ dùng hình thức phạt này quá thường xuyên có thể gặp tác dụng phụ. Phạt con úp mặt vào tường có thể gây áp lực tâm lý hoặc khiến con suy nghĩ theo hướng khác chứ không phải nghĩ về lỗi lầm của mình.


Cho con ngồi trong phòng tối để con biết sợ

 
Có tình huống như sau: Một lần người mẹ thấy con lấy bút màu vẽ một bức tường, nhìn tường trắng tinh giờ có hình vẽ không đẹp, người mẹ tức giận bắt con nhận lỗi và xin lỗi. Nhưng con cứ trơ ra, mẹ càng nói càng làm tới, tiếp tục vẽ.
Lúc này người mẹ không chịu được nữa, liền cho con vào phòng chứa đồ tối: “Con ngồi trong này một mình đi, khi nào con nhận lỗi thì mẹ cho ra”. Chẳng được bao lâu con gái chị đã khóc và xin lỗi rối rít mà mẹ chẳng cần đáɴh roi nào. Từ đó người mẹ thấy con hư là cũng dùng chiêu này.
Tuy nhiên nếu nghĩ cho sâu xa hơn thì rõ ràng việc này không có hiệu quả lâu dài, đứa trẻ không hề nhận ra lỗi mình thực sự ở đâu mà chỉ xin lỗi mẹ vì sợ hãi do bị nhốt. Lâu dần, đứa bé sẽ có những vấn đề tâm lý nhất định.
 

Mặt trái của việc phạt con úp mặt vào tường vào tường hoặc nhốt vào phòng tối

 
Việc phạt con úp mặt vào tường hoặc nhốt con vào phòng một mình được xem là hiệu quả vì cho con có thời gian yên tĩnh tự suy nghĩ về lỗi sai của bản thân và đỡ phải dùng đến đòn roi, la mắng. Nhưng đó là suy nghĩ của phụ huynh chứ với trẻ con, chúng lại hoàn toàn nghĩ khác.
1. Trẻ phải thỏa hiệp với bố mẹ, chịu xin lỗi vì bị phạt úp mặt vào tường lâu khó chịu hoặc nhốt trong phòng làm con sợ, nhưng trẻ chưa hiểu sâu sắc về lỗi lầm của mình, việc trẻ nhận lỗi về mình đã trở thành sự thỏa hiệp bất lực, không xuất phát từ việc tự con biết lỗi.
2. Khi trẻ quay mặt vào tường, trẻ có thể không nghĩ gì cả, trẻ chỉ im lặng chờ bố mẹ bình tĩnh lại, đứng như một pho tượng trống rỗng hoặc con sẽ tự suy tưởng, nghĩ ngợi những thứ không liên quan trong đầu chứ không nghiền ngẫm lỗi sai như bố mẹ nghĩ.
3. Đối với một số trẻ, chúng sẽ bị gánh nặng tâm lý. Một số bố mẹ bắt con đứng yên nhìn vào tường và không được di chuyển, không nói chuyện gì đến con. Nhưng làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, bơ vơ và bị bố mẹ bỏ rơi, sẽ gây ra nỗi sợ hãi bên trong của trẻ.
Tâm lý học cũng đề cập rằng khi trẻ bị người lớn phớt lờ, trẻ sẽ có cảm giác khó hiểu hoặc tức giận, trẻ càng né tránh giao tiếp với người lớn để thể hiện sự phản kháng của mình.