Kiến thức nuôi dạy con

Ba mẹ cần làm gì để khích lệ con học hỏi tiếng Anh?
Ngày nay, xã hội công nghệ phát triển dẫn tới có vô số yếu tố gây nên sự mất tập trung của trẻ, khiến bé không còn nhiều yêu thích đối với việc học tập. Và chắc hẳn nhiều cha mẹ cũng đang “đánh vật” với suy nghĩ làm sao để khiến con có thể ham học mọi thứ nói chung và ham học tiếng Anh nói riêng hơn. Với bé học tiếng Anh online làm thế nào để bé cảm thấy thích thú.
 

 

Thấu hiểu con hơn

 
Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt, với những sở thích, phong cách học tập khác nhau. Có những bé thích học bằng việc nghe người khác giải thích, nhưng cũng có những bé thích học qua các hình ảnh sinh động, có những bé lại cần học bằng trải nghiệm thực tế,... Những đứa trẻ được hướng dẫn, giáo dục đúng trong những năm đầu đời sẽ có một nền tảng vững chắc cho việc phát triển sau này.
 
Khi trẻ còn nhỏ, thế giới xung quanh đối với bé đều thật mới lạ, bé tò mò về tất cả mọi thứ. Lúc này trẻ như một tờ giấy trắng vậy. Và đây chính là cơ hội tốt nhất để cha mẹ có thể xây dựng niềm yêu thích học tập cho con. 
 
Trẻ sẽ bắt chước những gì cha mẹ làm. Vậy nên việc đơn giản nhất mà cha mẹ nên làm là nêu gương, tạo thói quen cho trẻ. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ yêu thích việc học thì bé sẽ có hứng thú với học tập hơn. Nếu bé nhìn thấy cha mẹ đọc sách thường xuyên (tất nhiên là với một thái độ tích cực) thì bé cũng sẽ có niềm thích thú với việc đọc. Và thường thì những trẻ thích đọc sách cũng sẽ thích học tập. Đọc sách không chỉ giúp trẻ có vốn từ vựng phong phú mà còn giúp não bộ phát triển tốt hơn.
 
Khi nhắc đến việc học thì hầu hết các bé đều phải học theo kiểu học nhồi, học vẹt, học dưới sự kiểm soát của cha mẹ. Chính các việc này đã làm giảm sự hứng thú của trẻ đối với việc học, trẻ sẽ không còn thích thậm chí là ghét học. Hướng dẫn trẻ trong quá trình học là quan trọng nhưng cha mẹ nên cho con được đưa ra ý kiến, lựa chọn về việc học tập. Hãy khuyến khích con tự khám phá những chủ đề, môn học mà bé yêu thích.
 

Phương pháp giúp bé thích học tiếng Anh online hơn

 
Ba mẹ hãy áp dụng những phương pháp dưới đây cho bé học tiếng Anh online hào hứng hơn :
1. Học tập dựa trên các trò chơi, hoạt động cũng là một cách thú vị để cha mẹ dạy con những khái niệm, kiến thức mới, từ vựng mới. Khi trẻ tham gia vào một trò chơi, bé sẽ được trải nghiệm niềm vui thích khi được học điều mới, thúc đẩy bé muốn tìm hiểu thêm nữa và ham học hơn
 
2. Hãy khuyến khích con khám phá thế giới xung quanh bất cứ khi nào có thể. Cha mẹ chỉ cần đặt các câu hỏi đơn giản cho con, để con động não, suy nghĩ, phân tích về những gì mà bé đang được trải nghiệm. Biến mỗi ngày đều trở thành ngày học tập sẽ giúp bé phát triển được động lực để có thể học ở lớp, ở nhà hay bất cứ chỗ nào. Như vậy bé sẽ ghi nhớ rất nhanh các từ vựng và trau dồi thêm vốn từ cho mình.
 
3. Và cha mẹ hãy nhớ luôn dành những lời khen ngợi về sự nỗ lực của con, kiên nhẫn với kết quả con đạt được và không so sánh con với những trẻ khác, dù đạt được thành quả ít hay nhiều thì bé vẫn luôn cần lời động viên của cha mẹ. Chúng giống như là công cụ thúc đẩy bé học tập, vượt qua những thử thách tốt hơn đó. Tình yêu thương, sự quan tâm, chia sẻ của cha mẹ sẽ luôn là nguồn động lực tốt nhất dành cho con.
 

Tìm hiểu khóa học tiếng Anh trực tuyến cho bé tại Pantado

Đây là hệ thống đào tạo tiếng Anh trực tuyến hàng đầu tại Việt Nam. Phù hợp với độ tuổi từ 5- 17 tuổi. PANTADO xây dựng chương trình đào tạo tiếng Anh trực tuyến theo chuẩn bản ngữ, giúp trẻ tiếp thu kiến thức và phát triển toàn diện nhất.

Đội ngũ giáo viên PANTADO đến từ 10 quốc gia sử dụng tiếng Anh là ngôn ngữ chính, qua đó tạo môi trường học tập tiếng Anh theo chuẩn người bản xứ, giúp trẻ có những trải nghiệm thực tiễn đáng nhớ, gia tăng hiểu biết không chỉ về ngôn ngữ mà cả các lĩnh vực khác trong cuộc sống như: Khoa học - vũ trụ, cuộc sống quanh ta, ẩm thực, âm nhạc, gia đình và bạn bè trên toàn thế giới.

Giáo trình tại đây được biên soạn theo các giáo trình chuẩn quốc tế. Với phong phú đa dạng các bài học. Sinh động từ hình ảnh đến âm thanh. Kết hợp phương pháp giảng dạy được đào tạo bài bản, thấu hiểu tâm lí trẻ nhỏ. Xây dựng phương pháp và giáo trình cho từng học viên. Giúp học viên hứng thú và đạt kết quả cao hơn trong học tập.

Hiện nay trung tâm đang có chương trinh học trải nghiệm miễn phí cha mẹ có thể đăng ký học thử cho bé tại đây: Đăng ký học trải nghiệm miễn phí

Điểm đặc biệt ở đây là các bài học của học sinh và giáo viên sẽ được ghi lại. Phụ huynh qua đó có có thể nắm được nội dung buổi học và hơn nữa học sinh có thể xem lại từ đó nắm chắc được lí thuyết hơn.

>>> Có thể bạn quan tâm: Tổng hợp các cách nhận biết trung tâm tiếng Anh online uy tín

Tiềm ẩn những nguy hại khi cho trẻ tiếp xúc sớm với thiết bị điện tử
Công nghệ phát triển nhiều cha mẹ sự dụng smartphone như một vật hữu dụng để ghị con trẻ ăn, chơi, dỗ bé khoc. Tuy nhiên chúng ta không thể lường trước được những mối nguy hiểm tiềm ẩn khi cho trẻ tiếp xúc với thiết bị điện tử sớm. Vậy cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử sớm sẽ ảnh hưởng đến trẻ như thế nào? Và cách nào để khắc phục nó?

Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Con người sẽ phát triển hoàn thiện cảm giác trước, sau đó mới phát triển hệ thống âm thanh, rồi mới phát triển hệ thống hình ảnh. Nếu bố mẹ cho con xem điện thoại/ thiết bị điện tử sớm con bị cuốn hút, tập trung vào màn hình thiết bị thông minh. Trong khi hệ thống cảm xúc, hệ thống tín hiệu âm thanh chưa được phát triển đầy đủ sẽ khiến ngôn ngữ giao tiếp cũng như trí tuệ của con bị chững lại.
Ngôn ngữ không chỉ để giao tiếp mà ngôn ngữ còn thể hiện năng lực tư duy của con người, ngôn ngữ là một trong những tín hiệu âm thanh, một trong những công cụ để giúp cho vỏ não phát triển. Trẻ em đang dành quá nhiều thời gian để giao tiếp thông qua các thiết bị công nghệ mà không phát triển kỹ năng giao tiếp cơ bản mà con người đã sử dụng từ trước đến nay. Chậm phát triển ngôn ngữ chính là tác hại đầu tiên của việc cho trẻ dùng thiết bị điện tử sớm và không đúng cách.

Dùng thiết bị điện tử sớm khiến trẻ biếng ăn

Khi cho trẻ vừa ăn vừa xem màn hình, cha mẹ nghĩ rằng làm như vậy là đang giúp con ăn nhanh hơn và tốt hơn. Tuy nhiên, thực tế nghiên cứu cho thấy khi cho bé ăn mà sử dụng thiết bị điện tử để dụ dỗ con thì sẽ khiến con ăn một cách không ý thức. Trong thời kỳ này, bé không học được cách ăn dặm và não bộ của bé cũng trì hoãn phát triển kỹ năng phân tích về màu sắc và độ cứng, lỏng của món ăn. Việc này hết sức nguy hiểm vì bé không học được cấu trúc thức ăn, cũng như mùi vị thức ăn. Các biểu hiện hành vi biếng ăn sau đó là điều tất yếu vì bé hoàn toàn mới lạ với việc ăn dặm, mùi vị các loại thức ăn bé đang ăn.

Dùng thiết bị điện tử sớm tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư

Tổ chức y tế thế giới WHO đã xác nhận: Bức xạ từ điện thoại di động và các thiết bị máy tính bảng có thể gây ra ung thư.
Bộ não trẻ có nhiều dung dịch hơn người lớn cũng như hộp sọ mỏng hơn nên hấp thu sóng di động cao hơn tới 60% so với người lớn. Tỉ lệ mắc ung thư từ đó cũng lớn dần.
Theo thống kê, việc cho trẻ sử dụng điện thoại từ sớm khiến nguy cơ bị ung thư cao gấp 4 – 5 lần trẻ không sử dụng. Nguy cơ gây ung thư là một trong những tác hại nguy hiểm của việc cho bé dùng thiết bị thông minh sớm.

Tâm sinh lý bị ảnh hưởng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, màn hình smartphone và máy tính bảng chứa số lượng vi khuẩn thậm chí còn nhiều hơn nắp bồn cầu, và trong khi bồn cầu vẫn thường xuyên được tẩy rửa thì hầu như không ai có thói quen lau chùi màn hình smartphone.
Tác hại của việc cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử sớm làm tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%. Khi mắc các hội chứng này sẽ phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại,gây ra các bệnh tim mạch
Tác hại của việc cho trẻ sử dụng các thiết bị điện tử sớm làm tăng nguy cơ béo phì lên tới hơn 30%, tăng nguy cơ mất ngủ lên 55%. Khi mắc các hội chứng này sẽ phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe như sự suy giảm hệ thống miễn dịch do tiếp xúc với vi khuẩn trên điện thoại, gây ra các bệnh tim mạch cho trẻ, gia tăng tính bạo lực, giảm sự tập trung

Cách khắc phục

Thay vì cho con sử dụng thiết bị điện tử, ba mẹ nên dành thời gian và cho bé tiếp xúc sớm với sách vở sẽ tốt hơn!

1. Chúng ta không nên tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với thiết bị. Rèn thói quen từ khi con còn nhỏị. Khi cha mẹ chăm sóc con, cần để thiết bị ở thật xa. Khi con ít tiếp xúc sẽ ít có những nhu cầu chơi với thiết bị.

2. Cha mẹ cũng nên hạn chế sử dụng các thiết bị khi ở gần con. Nếu cần làm việc với máy tính, hãy vào phòng riêng và làm việc khi không có con ở bên cạnh.

3. Dạy con không được động vào máy tính và điện thoại, đồ vật của người khác, giúp con tránh xa thiết bị điện tử.

4.Cùng con chơi các trò chơi của con như chơi xếp hình, vẽ tranh, …. Tạo cho con sự hưng thú khám phá .Con có nhiều mối quan tâm thì thiết bị cũng ít ảnh hưởng đến con.

5. Cho con tham gia các hoạt động thể thao. Chọn lựa môn thể thao mà con yêu thích rồi khuyến khích con đi theo.

6. Cho con vui chơi với các bạn, tham gia các hoạt động tập thể.

7. Dạy con các kĩ năng sống và dạy con giúp đỡ việc nhà cùng gia đình.

8. Dành thời gian để chơi, chia sẻ tâm sự nhiều với con. Con càng gần gũi cha mẹ, nghe lời chia sẻ của cha mẹ nhiều thì càng trưởng thành và ngoan hơn. 

9. Lập thời gian biểu hoạt động của con. Giám sát con thực hiện theo thời gian biểu đó. Cố gắng tránh mọi khoảng thời gian trống.

10. Giải thích rõ cho con về tác hại của thiết bị và lý do tại sao con cần tránh xa nó. Điều này vô cùng quan trọng trẻ hiểu được lý do, chúng sẽ có thái độ tự động tránh xa. 

>>> Xem thêm: Có nên học tiếng Anh online không? Cách học tiếng Anh qua mạng hiệu quả

ĐỪNG KHIẾN CON CÔ ĐƠN NGAY TRONG CHÍNH GIA ĐÌNH MÌNH

Một hiện tượng đáng báo động đang diễn ra trong nhiều gia đình, đó là việc chúng ta chỉ quan tâm tới vấn đề chăm sóc đầy đủ cho con cái về mặt vật chất. Mà vô hình chung chúng ta quên mất rằng những đứa trẻ luôn cần sự yêu thương để được phát triển toàn diện. Đừng khiến con cô đơn ngay trong chính gia đình mình.

Nhiều bậc cha mẹ bị cuốn vào vòng xoáy cơm, áo, gạo, tiền với cuộc sống mưu sinh, những công việc bận rộn mà bỏ lỡ thời gian yêu thương và bên con.

Bên cạnh đó, cũng không thể phủ nhận được tầm quan trọng của INTERNET đối với đời sống con người. Công nghệ đã len lỏi vào từng ngóc ngách, từng gia đình mở mang kiến thức trí tuệi, nhưng cũng kèm theo đó là những hệ luỵ, trong đó có MỐI QUAN HỆ giữa CHA MẸ - CON CÁI.

>> có thể bạn quan tâm: Tổng hợp những kinh nghiệm lựa chọn các khóa học tiếng Anh online cho trẻ em

Chúng ta đã từng thấy những cảnh này chưa?

- Những đứa trẻ không chịu ăn, cha mẹ dí điện thoại vào cho xem, chúng thật ngoan há miệng nuốt thức ăn "như một cái máy".

- Những đứa trẻ mới tập bò, cha mẹ cho chúng xem điện thoại để chúng ngồi yên, ngừng phá phách, để người lớn tập trung làm việc.

- Cả nhà ngồi với nhau, nhưng mỗi người một chiếc điện thoại...

Cha mẹ dành nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử hơn là nhìn sâu vào đôi mắt con và lắng nghe con.

Nếu một ngày nào đó đi làm về, nhìn khuôn mặt đờ đẫn của đứa bé, chúng ta ngay lập tức hiểu rằng người lớn đã chọn chơi với trẻ bằng cách an nhàn nhất.

Chúng ta có thể mua rất nhiều sách hướng dẫn về cách nuôi dạy con. Nhưng sẽ đều lãng phí, không áp dụng được nếu chúng ta không DÀNH THỜI GIAN cho con.

Trong 6 năm đầu đời - cửa sổ vàng, con rất cần được bố mẹ dành thời gian bên cạnh, có thể chỉ khoảng 1 giờ mỗi ngày nhưng với 100% SỰ TẬP TRUNG chứ không phải bên con mà tâm trí lại ở một nơi khác.

>> Mời bạn xem thêm: Cách mẹ ‘thần đồng’ Đỗ Nhật Nam dạy tiếng Anh sớm cho con

Có thể công việc “DÀNH THỜI GIAN CHO CON” thật sự khó giữa bộn bề công việc. Nhưng nếu thật sự quan tâm, chúng ta sẽ có cách để tận dụng mọi cơ hội để chơi cùng con. Đưa đón con đi học, nấu ăn và cùng nhau dọn nhà, nuôi chó mèo, trồng cây cối, học về từng loại cây cỏ và loài vật,… Đừng coi đấy là chuyện nhỏ cha mẹ ạ. Bởi chính từ những câu chuyện nhỏ đó sẽ là cách để chúng ta làm bạn với con và ĐỊNH HÌNH được ĐỜI SỐNG TINH THẦN của con ngay từ khi còn bé.

Thời đại 4.0 kéo đến ồ ạt như một cơn bão, sự KẾT NỐI thật sự giữa cha mẹ và những đứa trẻ là một điều hoàn toàn cần thiết. Hãy tạo ra những ký ức hồn nhiên, sống động và vui vẻ trong thời thơ ấu của con bằng những trải nghiệm bình dị trong đời sống hằng ngày ba mẹ nhé.

>>> Mời xem thêm: Kỹ năng sống là gì? Tại sao phải cho bé học kỹ năng sống ngay từ nhỏ?

Kỹ năng sống là gì? Tại sao phải cho bé học kỹ năng sống ngay từ nhỏ?

Rèn kỹ năng sống cho trẻ là vô cùng quan trọng, bởi kỹ năng sống ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và phát triển nhân cách sau này của trẻ. Chính vì vậy, bé cần được học kỹ năng sống ngay từ nhỏ để định hướng phát triển cá nhân một cách tốt nhất.

Học kỹ năng sống

Vậy “Kỹ năng sống” là gì ? 

Chúng ta đã nghe cụm từ  “kỹ năng sống” và “giáo dục kỹ năng sống cho trẻ” rất nhiều. Nhưng để hiểu thì không phải ai cũng rõ. 

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kỹ năng sống chính là những kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp mà mỗi cá nhân cần có để tương tác với những người khác một cách hiệu quả hoặc ứng phó với những vấn đề hay những thách thức của cuộc sống hàng ngày. Theo UNICEF thì kỹ năng sống là kỹ năng tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển các kỹ năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có hiệu quả

Học kỹ năng sống tại pantado

Như vậy ,Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ là giúp trẻ có thể ứng phó với các tình huống, thách thức trong cuộc sống hàng ngày, trẻ có thể tự làm chủ bản thân, ứng xử phù hợp với cộng đồng và xã hội, thích nghi, học tập hiệu quả, nâng cao sức khỏe tinh thần và thể chất, ứng phó tích cực trong các tình huống của cuộc sống.

>> Mời xem thêm: Cha mẹ nên làm gì khi con luôn đòi hỏi vô lý?

Tại sao phải cho bé học kỹ năng sống cho bé ngay từ khi còn nhỏ?

Cung cấp những tri thức, kiến thức trong sách vở cho các bé là điều tất yếu, thế nhưng cha mẹ luôn muốn con mình được phát triển một cách toàn diện thì việc phát triển kỹ năng sống không thể thiếu. Việc rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ mầm non sẽ giúp cho trẻ biết cách làm việc với người khác, biết cách ứng xử đúng mực, biết cách xử lý các tình huống xảy ra bất ngờ một cách bình tĩnh, linh hoạt

Học kỹ năng sống tại pantado

– Rèn luyện kỹ năng sống từ khi còn nhỏ là cách tốt nhất giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực hơn, lành mạnh hơn và phát triển toàn diện sau này.

 – Học kỹ năng sống sẽ giúp bé hòa nhập vào tập thể, vào những môi trường mới và khẳng định vị trí của mình trong đó. 

– Khi gặp vấn đề khó khăn trong cuộc sống cũng như học tập trẻ sẽ tự tin và tìm được hướng giải quyết tích cực khi được trang bị kỹ năng sống

– Rèn kỹ năng sống là một cách giúp bé hoàn thiện nhân cách một cách tích cực hơn

Ba mẹ tham khảo video rèn luyện kỹ năng sống cho các con qua đây nhé:

https://drive.google.com/drive/folders/1siuyR3OjLN5TJ8tdo7NJpX1x5wwOlvqq?fbclid=IwAR1t1wJCTqUJTENv2qY8CGazUMxDhOrgC-jMdy1T45NBUJsOxxnoDSOaptI

>>> Có thể bạn quan tâm: Học tiếng Anh trực tuyến cho học sinh tiểu học

 

Cha mẹ nên làm gì khi con luôn đòi hỏi vô lý?
“Mẹ, con thích bộ đồ chơi đó!”, “Mẹ, con muốn ăn kem này cơ!”,“Mẹ không mua tối con không học bài nữa!”,... Hàng loạt câu lệnh này kèm với thái độ dùng dằng phát ra từ một cậu bé 5 tuổi đang nói chuyện với mẹ mình trong siêu thị. Càng lúc, cậu càng tỏ thái độ bất mãn và ương bướng hơn để đòi mua những điều mình muốn.
 
Mỗi khi đi ngang qua hàng quán, con đòi hết món này tới món khác nhưng lại ăn bỏ dở. Hay thậm chí ở nhà, con ra lệnh mẹ phải làm cái này, ba phải làm điều kia cho con.
Nhiều đứa trẻ đã đang dần trở thành “ông tướng”, “bà hoàng” trong chính ngôi nhà mình mà ba mẹ không hề cảm nhận được, thậm chí chỉ dạy trẻ qua loa mà không hiểu sâu xa tính cách đó sẽ ảnh hưởng đến tương lai con nhiều như thế nào.

>> Có thể bạn quan tâm: BA MẸ CÓ THƯỜNG PHẠT CON ÚP MẶT VÀO TƯỜNG HOẶC Ở TRONG PHÒNG TỐI KHI CON MẮC LỖI?

Do đâu trẻ hay đòi hỏi vô lý và ra lệnh cho ba mẹ mình như vậy?

 
#1: Phần nhiều do cách giáo dục, nuôi dạy của ba mẹ đã vô thức hình thành nên tính cách của một đứa trẻ. Con sinh ra như một trang giấy trắng, ba mẹ là người trực tiếp định hình tính cách cho con.
 
#2: Ngay từ lúc còn nhỏ, vì nghĩ bé không biết gì nên ba mẹ nuông chiều theo cảm xúc của con, làm mọi thứ cho con. Con muốn gì, đòi gì, ba mẹ đều cho, có thể do xót con, thương con thái quá hoặc do ba mẹ muốn tiết kiệm thời gian nên chiều theo ý trẻ cho nhanh chóng,... Mỗi lần đòi hỏi mà không bị phản đối, trẻ sẽ thấy việc này là bình thường và cứ thế dần tạo thành thói quen. Vì được chiều chuộng đã quen, con xem mình là nhất, điều gì cũng có thể đòi hỏi được từ ba mẹ nên trẻ sẽ trở thành những “ông tướng”, “bà hoàng” trong nhà.
 
#3: Và rồi ba mẹ phải đối mặt với những đòi hỏi vô lý của con, sự ngang bướng của những “ông tướng”, “bà hoàng” khi không đáp ứng được yêu cầu. Chúng ta sẽ không lạ gì cảnh đứa bé khóc lóc khi không được mua cho bánh kẹo, hay bỏ bữa ăn, nổi giận đùng đùng đóng cửa “ầm” vì mẹ nấu món không đúng ý,...
 
#4: Khi lớn lên và ra ngoài xã hội, con dễ bị cô lập, bị mọi người dần xa lánh vì luôn đặt cái Tôi lên hàng đầu, thích sai khiến người khác làm theo ý mình, luôn cho mình là người quan trọng nhất.
 

Vậy thì dạy con như thế nào để trẻ không trở thành những “ông tướng”, “bà hoàng”?

  1.  Không cấm ba mẹ nuông chiều theo cảm xúc của con, nhưng cần nuông chiều một cách hợp lý và đúng hoàn cảnh.
  2. Ba mẹ không nên nghĩ “Con nhỏ không biết gì”, “Chiều một chút có sao đâu” và đợi “Con lớn rồi dạy”. Thật ra, tính cách của con dần hình thành ngay từ lúc còn bé. Từ những việc nhỏ như xếp quần áo, gấp chăn, quét nhà, để giày dép ngăn nắp,... ba mẹ nên để con làm trong khả năng của mình để con quen dần. Mai sau, bé sẽ biết tự lo những việc cần thiết cho bản thân mà không phải việc gì cũng ba mẹ làm giúp.
  3. Ba mẹ nào cũng yêu thương con nhưng yêu thương không đồng nghĩa với chiều chuộng. Ba mẹ không cấm con, mà mỗi việc làm, mỗi đòi hỏi nên kèm theo một điều kiện nào đó.
  4. Ví dụ, mẹ cho con xem phim hoạt hình nhưng trước hết con phải làm bài tập về nhà xong đã. Có thể vài lần con trẻ sẽ khó chịu, thậm chí có thể từ chối, nhưng ba mẹ cần kiên trì và khéo léo giải thích cho con hiểu, vài lần con sẽ thích nghi.
  5. Khi ba mẹ mua gì cho con, cần dạy con biết quý trọng món quà đó. Mai này, nếu ai cho trẻ cái gì, con sẽ biết ơn chứ không phải xem là lẽ tất nhiên, rồi lần sau lại đòi hỏi.
Không đứa trẻ nào sinh ra đã trở thành “ông tướng”, “bà hoàng”, mà cách giáo dục của ba mẹ sẽ quyết định đứa trẻ là ai. Vì vậy, ba mẹ cần hiểu con và hiểu cả những kiến thức hay, bổ ích để đồng hành cùng con, nuôi dạy con trở thành người biết lẽ, cá tính nhưng văn minh lịch sự.
BA MẸ CÓ THƯỜNG PHẠT CON ÚP MẶT VÀO TƯỜNG HOẶC Ở TRONG PHÒNG TỐI KHI CON MẮC LỖI?
Khi con mắc lỗi các mẹ thường dạy dỗ con bằng cách nào? Bằng đòn roi hay bằng hình phạt bắt con úp mặt vào tường? Xu hướng dạy con không đòn roi đang dần được đề cao, và thay vào đó là những hình phạt nguội, mềm mỏng hơn ví dụ như phạt con úp mặt vào tường hay để con ngồi trong phòng yên tĩnh để tự ngẫm về lỗi mình phạm phải.
Tuy nhiên, các mẹ dùng hình thức phạt này quá thường xuyên có thể gặp tác dụng phụ. Phạt con úp mặt vào tường có thể gây áp lực tâm lý hoặc khiến con suy nghĩ theo hướng khác chứ không phải nghĩ về lỗi lầm của mình.


Cho con ngồi trong phòng tối để con biết sợ

 
Có tình huống như sau: Một lần người mẹ thấy con lấy bút màu vẽ một bức tường, nhìn tường trắng tinh giờ có hình vẽ không đẹp, người mẹ tức giận bắt con nhận lỗi và xin lỗi. Nhưng con cứ trơ ra, mẹ càng nói càng làm tới, tiếp tục vẽ.
Lúc này người mẹ không chịu được nữa, liền cho con vào phòng chứa đồ tối: “Con ngồi trong này một mình đi, khi nào con nhận lỗi thì mẹ cho ra”. Chẳng được bao lâu con gái chị đã khóc và xin lỗi rối rít mà mẹ chẳng cần đáɴh roi nào. Từ đó người mẹ thấy con hư là cũng dùng chiêu này.
Tuy nhiên nếu nghĩ cho sâu xa hơn thì rõ ràng việc này không có hiệu quả lâu dài, đứa trẻ không hề nhận ra lỗi mình thực sự ở đâu mà chỉ xin lỗi mẹ vì sợ hãi do bị nhốt. Lâu dần, đứa bé sẽ có những vấn đề tâm lý nhất định.
 

Mặt trái của việc phạt con úp mặt vào tường vào tường hoặc nhốt vào phòng tối

 
Việc phạt con úp mặt vào tường hoặc nhốt con vào phòng một mình được xem là hiệu quả vì cho con có thời gian yên tĩnh tự suy nghĩ về lỗi sai của bản thân và đỡ phải dùng đến đòn roi, la mắng. Nhưng đó là suy nghĩ của phụ huynh chứ với trẻ con, chúng lại hoàn toàn nghĩ khác.
1. Trẻ phải thỏa hiệp với bố mẹ, chịu xin lỗi vì bị phạt úp mặt vào tường lâu khó chịu hoặc nhốt trong phòng làm con sợ, nhưng trẻ chưa hiểu sâu sắc về lỗi lầm của mình, việc trẻ nhận lỗi về mình đã trở thành sự thỏa hiệp bất lực, không xuất phát từ việc tự con biết lỗi.
2. Khi trẻ quay mặt vào tường, trẻ có thể không nghĩ gì cả, trẻ chỉ im lặng chờ bố mẹ bình tĩnh lại, đứng như một pho tượng trống rỗng hoặc con sẽ tự suy tưởng, nghĩ ngợi những thứ không liên quan trong đầu chứ không nghiền ngẫm lỗi sai như bố mẹ nghĩ.
3. Đối với một số trẻ, chúng sẽ bị gánh nặng tâm lý. Một số bố mẹ bắt con đứng yên nhìn vào tường và không được di chuyển, không nói chuyện gì đến con. Nhưng làm như vậy trẻ sẽ cảm thấy cô đơn, bơ vơ và bị bố mẹ bỏ rơi, sẽ gây ra nỗi sợ hãi bên trong của trẻ.
Tâm lý học cũng đề cập rằng khi trẻ bị người lớn phớt lờ, trẻ sẽ có cảm giác khó hiểu hoặc tức giận, trẻ càng né tránh giao tiếp với người lớn để thể hiện sự phản kháng của mình.
CON NÓI TRỐNG KHÔNG - ĐỪNG ĐỢI TRỞ THÀNH THÓI QUEN RỒI MỚI BẮT ĐẦU SỬA
Nói trống không là một hiện tượng bình thường ở trẻ, nhưng nếu thường xuyên nói trống không là điều đáng lo ngại. Điều này không chỉ làm cho người đối diện cảm thấy khó chịu vì không được tôn trọng mà còn ảnh hưởng đến khả năng diễn đạt, nhân cách của bé sau này. Con có thể dễ hình thành những tính xấu như thiếu kỷ luật, vô tâm, cộc cằn,... khi lớn lên.
 

Ba mẹ nên làm gì?

 
Ở vấn đề này, ba mẹ không nên nghĩ “Trẻ chưa biết gì, đợi lớn rồi dạy” mà cần uốn nắn, định hướng, chỉnh sửa cho con ngay từ khi con nhỏ. Ba mẹ cần cho con hiểu rằng việc nói như vậy với người lớn là điều không nên, thiếu lễ phép, thiếu tôn trọng người lớn và có thể làm tổn thương họ, sau đó hướng dẫn con nói lại câu đúng để dần hình thành thói quen ở trẻ.

Bố mẹ hãy làm gương cho con và tôn trọng con

Những lời nói và hành động của bố mẹ rất ảnh hưởng đến con cái mình. Vì vậy cha mẹ hãy luôn để trẻ nhìn thấy những điều tích cực. Con sẽ học hỏi từ chính bố mẹ và bắt trước hành động của bố mẹ mình đầu tiên. Trẻ nhỏ sẽ không ngừng học hỏi bố mẹ về cách cư xử hành động và thái độ. Đó là lý do tại sao các hành vi ở nhà cha mẹ  cần phải làm gương đúng đắn. Khi bố mẹ hỏi con nói chuyện với con cũng nên hỏi có chủ ngữ vị ngữ: "Con có ăn gì không, mẹ lấy cho" thay vì "Ăn gì không?"

Đồng thời, ba mẹ nên dành một chút khen ngợi mỗi khi bé xưng hô đúng mực, nói lời hay ý đẹp. Có như vậy, con sẽ cảm thấy vui, được khích lệ và tiếp tục phát huy những hành vi ứng xử lễ phép. Đặc biệt, ba mẹ nên làm gương cho trẻ, bởi vì con sẽ học theo những gì ba mẹ thể hiện. Khi nói chuyện với con, ba mẹ nên dùng những câu từ đầy đủ như: “Con có mệt không?” thay vì nói trống không “Mệt không?”.
 
Việc ứng xử có văn hóa sẽ nói lên chúng ta là ai trong tương lai, gián tiếp đem đến cho con trẻ nhiều cơ hội, thành công và hạnh phúc hơn nếu biết cư xử đúng đắn, văn minh, lịch sự. Ba mẹ cần kiên trì đồng hành, uốn nắn con từ khi còn bé để con trở thành một người có ý thức, nhân cách tốt đẹp trong tương lai nhé!
Hãy rèn cho trẻ thói quen trách nhiệm với những việc chúng gây ra
Một ngày nọ, người con trai hai tuổi của tôi u đầu vì hậu đậu mà đâm vào bàn. Nó khóc ầm ĩ một hồi lâu. Tôi đã ra khỏi phòng và bước tới cạnh bàn, lớn tiếng hỏi:
- Này! Bàn, ai làm bạn bị thương và khóc nhiều quá vậy?
Nó ngừng khóc và nhìn tôi với những giọt nước mắt trên mặt. Tôi vuốt ve cái bàn và hỏi:
- Ai làm bạn đau thế?
Con trai nhìn tôi: “Ôi, là con đó bố“.
Tôi nói: “Thế con xin lỗi cái bàn chưa?“.
Nó nói: “Mình xin lỗi“, và cúi chào cái bàn.
Kể từ đó, nó đã học được cách chịu trách nhiệm.
 
 
 
Khi gặp phải tình huống tương tự như thế hầu hết các bà mẹ sẽ lại dỗ dành con và “đánh chừa” những cái mà làm con bị đau, dẫu biết cha mẹ nào mà chả thương con, nhưng hãy giải thích về việc chúng làm là đúng hay sai giúp trẻ nhìn nhận ra vấn đề. Và cứ vài lần như thế, ta vô tình tạo lên những thói quen trốn tránh những việc mà chúng gây ra.
 
Với câu chuyện trên có thể sẽ có nhiều ý kiến và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, việc để trẻ chịu trách nhiệm cho hành vi của mình là điều cần thiết để xây dựng lòng khiêm nhường, tôn trọng mình và tôn trọng người khác. Đồng thời, nó còn giúp mọi đứa trẻ trở nên dũng cảm hơn khi chúng biết đối diện với chính những nhược điểm của mình. Thành thật với bản thân và ngưng đổ lỗi sẽ khiến trẻ có nhiều niềm vui và hạnh phúc trong cuộc sống.